MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 863

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tin Tức 24h Mới Nhất Hôm Nay Ngày 22/11/2017
  
TIN TỨC ĐÔNG TÂY - 21/11/2017
 
                                       60 Giây Chiều - Ngày 21/11/2017 - Tin Tức Mới Nhất
                                                    An ninh ngày mới ngày 21.11.2017
Cuộc sống 24h ngày 22/11/2017 | VTC1
                                                       Thời sự quốc tế sáng 22/11/2017
                                                                         tin quân sự
 
Chó còn nhớ mặt chủ, cớ sao CCCĐ chối bỏ quê hương mình?
  

Thủ tướng ký quyết định cảnh cáo Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Ông Huỳnh Đức Thơ được xác định chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị của Đà Nẵng...


Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
21/11/2017 21:00
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2016 - 2021, do bị kỷ luật về Đảng hôm 4/10 vừa qua của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm khuyết điểm: Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020; với trách nhiệm đứng đầu UBND thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
Ông Thơ cũng được xác định chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
Sau khi xem xét, cân nhắc nhiều mặt; căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW và Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ.
Ông Huỳnh Đức Thơ (55 tuổi), có trình độ thạc sĩ chuyên ngành khoa học quan hệ công chúng. Trước khi giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng từ đầu 2015, ông là Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Trước đó, đầu tháng 10 vừa qua, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị cũng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chứ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Anh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền.

Cái kết cho cuộc khủng hoảng “kì lạ” ở Zimbabwe

VOV.VN-Chuyện lạ nhất mà thế giới nói về Zimbabwe giờ đây không phải là việc dùng tiền tỉ mua bánh mì nữa mà là cuộc động binh không đầu rơi máu chảy vừa qua.
Điểm lại lịch sử, những lần “sao đổi ngôi” trên chính trường châu Phi thường nhuốm màu bạo lực, nhưng giờ đây, các bên dường như dè chừng với sự đánh giá của dư luận quốc tế hơn trước.

cai ket cho cuoc khung hoang "ki la" o zimbabwe hinh 1
Các nghị sỹ Zimbabwe ăn mừng khi Tổng thống Mugabe tuyên bố từ chức đêm 21/11 (giờ Việt Nam). Ảnh; AFP

Tình hình tại Zimbabwe tuần qua giống như là một cuộc đảo chính xảy ra trong phim, khi hàng đoàn xe quân sự nối đuôi nhau trên phố, Tổng thống bị giam lỏng tại gia và một vị tướng lĩnh hàng đầu xuất hiện trên truyền hình tuyên bố lập lại ổn định. Tất cả diễn ra chỉ trong một buổi sáng.
Nhưng những gì diễn ra sau đó lại không giống “kịch bản” thường thấy. Tổng thống Robert Mugabe không hề bị nguy hại, thậm chí vẫn tiếp tục nắm quyền dù có thể chỉ là về mặt lý thuyết, và quân đội thì vẫn gọi ông là “Tổng tư lệnh”.
Đảo chính không máu và nước mắt
Ngay cả khi Tổng thống Mugabe trốn tránh việc phải từ chức bằng cách thay đổi bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình tối 19/11 khiến bao nhiêu người thất vọng thì ông cũng chưa phải chịu bất cứ một hậu quả nghiêm trọng nào. Để tước quyền Tổng thống của ông Mugabe, Quốc hội Zimbabwe đã thúc đẩy một quá trình luận tội.
Tất cả những gì diễn ra ở Zimbabwe là một bức tranh đối nghịch hoàn toàn với nhiều cuộc đảo chính diễn ra ở châu Phi những năm gần đây, vốn thường nhuốm màu bạo lực, xung đột vũ trang để tranh giành quyền lực mà đôi khi kết cục là cái chết của nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm.
“Tôi nghĩ nguyên nhân của sự khác biệt đó một phần là vì đặc trưng tình hình ở đây, mà chủ yếu là do tính cách của ông Mugabe”, chính trị gia đối lập Zimbabwe David Coltart cho biết.
Ông Coltart nhận định: “Ông ấy [Mugabe – ND] được biết tới như là anh hùng giải phóng dân tộc và được tôn sùng ở hầu hết các nước châu Phi láng giềng bất chấp những tổn thất ghê gớm mà ông ấy đã gây ra cho đất nước này. Quân đội biết rằng việc làm tổn hại đến ông ấy có thể kích động sự giận dữ trên khắp châu Phi”.


Bài học lịch sử cho quân đội Zimbabwe
Đã có hơn 200 cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi kể từ năm 1960 đến nay và rất nhiều trong số đó dẫn tới những thay đổi chấn động trong lịch sử của các nước cũng như cả khu vực, đồng thời luôn kèm theo cảnh “đầu rơi, máu chảy”.
Chẳng hạn như việc Tướng Idi Amin chiếm quyền ở Uganda từ tay Tổng thống Milton Obote năm 1971 đã khơi mào chuỗi ngày khủng bố bạo lực kinh hoàng mà đến nay vẫn ám ảnh đất nước này.
Hay mới đây là cuộc đảo chính ở Mali năm 2012 dẫn tới tình trạng bất ổn, tạo điều kiện cho phiến quân Hồi giáo chiếm đến một nửa vùng lãnh thổ phía Bắc cho tới khi quân đội Pháp can thiệp và lập lại trật tự.
Trong khi đó, Nigeria cũng đã trải qua đến 8 lần đảo chính trong hơn nửa thế kỷ qua.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Phi cũng đã bị ám sát khi đang nắm quyền, trong đó có Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Laurent Kaila bị bắn chết năm 2001. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh được cho là chứng kiến các cuộc đảo chính ở châu Phi xảy ra “như cơm bữa” và hầu hết đều vô cùng bạo lực.
Theo Nic Cheeseman, Giáo sư về dân chủ tại Đại học Birmingham (Anh), có lẽ chính vì thế mà trong vòng ít nhất 15 năm trở lại đây, “thái độ chống đảo chính quyết liệt” xuất hiện và lan rộng ở châu Phi.
Ông nêu rõ: “Các nhà lãnh đạo [ở châu Phi – ND] không thích hay không khích lệ các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho lắm, nhưng đảo chính lại là hành động đe dọa tất cả mọi người. Vì thế sẽ dễ dàng hơn khi họ thỏa hiệp về các chuẩn mực chống lại đảo chính hơn là về các quy tắc dân chủ. Họ đang ngày càng khôn ngoan hơn để tránh bị chỉ trích khi tiến hành đảo chính”.


Điều đó cũng có nghĩa rằng, so với trước đây, các nhà lãnh đạo chiếm quyền cũng cẩn trọng hơn trong việc kiểm soát tình hình trong nước và phản ứng với dư luận quốc tế. Bởi nếu một cuộc chuyển giao quyền lực bị coi là vi hiến thì nó có thể dẫn đến việc quốc gia đó bị đình chỉ tư cách thành viên của Liên minh châu Phi (AU) và chịu những hậu quả nặng nề về nhận viện trợ và đầu tư nước ngoài.
Kịch bản nào cho Zimbabwe?
“Đất nước này đã thay đổi chỉ qua một đêm”, phóng viên McKenzie của kênh CNN (Mỹ) bình luận trên Twitter khi hòa vào dòng người ở thủ đô Harare ăn mừng việc Tổng thống Mugabe tuyên bố từ chức đêm 21/11 (giờ Việt Nam), ngay trước phiên họp đặc biệt của Quốc hội dự kiến để luận tội ông.
Thế nhưng, tương lai của Zimbabwe vẫn còn bất định.
Bởi Hiến pháp nước này quy định rằng Phó Tổng thống sẽ tiếp quản quyền lực trong vòng 90 ngày. Như vậy, người nắm quyền sẽ là ông Phelekezela Mphoko, 77 tuổi, được cho là thân cận với Đệ nhất Phu nhân Grace Mugabe, người phụ nữ có tham vọng kế nghiệp chồng và bị nhiều người đổ lỗi về tình trạng khủng hoảng chính trị hiện nay. Tuy nhiên, cả 2 nhân vật này đều đang yếu thế sau khi bị đảng cầm quyền ZANU-PF cách chức hôm 19/11.
Cánh cửa dinh Tổng thống Zimbabwe được cho là rộng mở nhất cho ông Emmerson Mnangagwa, Phó Tổng thống bị ông Mugabe cách chức 13 ngày trước nhưng vừa được đảng cầm quyền ZANU-PF chỉ định làm lãnh đạo lâm thời trong cuộc họp hôm 19/11 vừa qua.
Và về lâu dài, vấn đề lớn nhất ở Zimbabwe thực chất là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế nước này. Do đó nhiệm vụ của một chính phủ mới, khi được thành lập, là phải nhanh chóng kêu gọi được tài trợ nước ngoài để vực dậy nền kinh tế. Nhưng điều đó sẽ khó có thể xảy ra nếu cộng đồng quốc tế nhận định rằng diễn biến vừa qua tại Zimbabwe là một cuộc đảo chính, điều mà quân đội nước này bác bỏ.
Cả AU và Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) đều cẩn trọng trong việc đưa ra phản ứng trước tình hình ở Zimbabwe cũng như từ chối xác nhận có sự tiếp quản quyền lực tại nước này. Chính vì thế, giới chức quân đội ở Harare vô cùng hồi hộp dõi theo cuộc họp của SADC ở Angola để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Zimbabwe./.

Diệu Hương/VOV.VN

Đại biểu Quốc hội đề xuất 'tịch thu tài sản không có nguồn gốc hợp pháp'

Theo bà Nguyễn Thị Thuỷ, hơn 40 nước trên thế giới quy định xử lý đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp.


Sáng 21/11, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất quy định cơ chế để xử lý khối tài sản của cán bộ, công chức không giải trình được nguồn gốc hợp pháp.
Dẫn số liệu từ báo cáo của Chính phủ, bà Nguyễn Thị Thủy - Thường trực Uỷ ban Tư pháp, cho hay trong 10 năm qua thiệt hại do tham nhũng gây ra là trên 59.700 tỷ đồng và 400 ha đất, nhưng số thu hồi chỉ hơn 4.600 tỷ đồng và 219 ha đất, tức là khoảng 10%.
"Việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là pháp luật chưa có cơ chế để xử lý sớm đối với loại tài sản này", bà Thuỷ nói.
dai-bieu-quoc-hoi-de-xuat-tich-thu-tai-san-khong-co-nguon-goc-hop-phap
Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tư pháp. Ảnh: QH
Nữ đại biểu phân tích, thực tiễn vừa qua có một số trường hợp kê khai tài sản không đúng nhưng họ chỉ nhận kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức. Và cơ quan chức năng "không thể đụng được vào khối tài sản mà họ đã không giải trình được nguồn gốc hợp pháp".
Trong khi đó, dự thảo Luật vẫn quy định theo hướng xử lý đối với người kê khai không đúng bằng các chế tài hành chính như cách chức hoặc giáng chức, còn khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp thì tiếp tục để ngỏ.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bà Thủy cho hay hơn 40 quốc gia trên thế giới quy định xử lý đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Trong đó nhiều nước có điểm giống Việt Nam như hệ thống kiểm soát thu nhập xã hội chưa tốt, thói quen chi tiêu tiền mặt phổ biến.
Đơn cử, Bộ luật hình sự của Trung Quốc quy định, bất kỳ công chức nào có tài sản hoặc chi tiêu vượt quá thu nhập hợp pháp, nếu có sự khác biệt lớn thì đều có thể bị yêu cầu giải trình về nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó. Nếu công chức không giải trình được, phần tài sản vượt quá thu nhập hợp pháp sẽ bị coi là tài sản bất hợp pháp và bị tịch thu; ngoài ra còn có thể bị phạt tù đến 5 năm.
Theo bà Thuỷ, việc thu hồi tài sản tham nhũng ở Trung Quốc được thực hiện rất triệt để, "khi thu là thu cả đồng hồ, bút máy đắt tiền".
"Chúng tôi rất mong Ban soạn thảo sẽ tiếp thu để đưa vấn đề này ra thảo luận thấu đáo trên nhiều khía cạnh trong thời gian tới", bà Thuỷ đề nghị.
"Truy lùng đến cùng nguồn gốc của các loại tài sản"
Chung quan điểm với đại biểu Thuỷ, ông Nguyễn Bá Sơn - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho rằng cần phải bổ sung quy định về tài sản bất minh, qua đó trao thẩm quyền cho cơ quan chức năng "truy lùng đến cùng nguồn gốc của các loại tài sản".
"Việc chuyển dịch quyền sở hữu, xác lập quyền sở hữu cho những khối tài sản lớn nhưng không bị kiểm soát, đã trở thành nơi trú ẩn để cất giấu tài sản tham nhũng", ông Sơn nói. 
Vị đại biểu này cũng cho rằng, "nếu anh không chứng minh được tài sản đó là hợp pháp thì nhà nước có quyền nhân danh xã hội để tịch thu".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng tán thành với các ý kiến nêu trên. "Mọi công dân có quyền sở hữu tài sản hợp pháp và tài sản mọi công dân đều phải minh bạch, chứ không phải chỉ quan chức mới cần minh bạch", ông Nghĩa nói.
Theo ông, ở nhiều nước, người dân bình thường phải chứng minh tài sản của mình có nguồn gốc rõ ràng, "nếu không cục thuế nhảy vào mà anh không giải thích được thì người ta xử lý liền".
Trước các đề xuất trên, đại biểu Nguyễn Chiến nêu quan ngại, "nếu chỉ cần người ta không giải trình được nguồn gốc tài sản thì tịch thu ngay, tôi e rằng không phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền tài sản của người dân".
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Võ Hải - Hoài Thu

Dấu ấn đồng chí Võ Văn Kiệt ở Sài Gòn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh

SGGP
Sài Gòn - TPHCM, nơi dấu ấn Võ Văn Kiệt để lại cho đời, cho dân hết sức sâu sắc, sáng ngời.
                 Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại công trình đường dây 500kV Bắc - Nam              Ảnh: T.L.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại công trình đường dây 500kV Bắc - Nam Ảnh: T.L.

Cuộc đời hoạt động cách mạng, từ một thanh niên hăng hái nhiệt tình trong phong trào Thanh niên phản đế, đến người cán bộ lãnh đạo dày dặn trải qua bao thử thách đầy khốc liệt trong 2 cuộc kháng chiến ở chiến trường trọng điểm đến cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thể hiện là một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một người cộng sản chân chính, suốt đời vì nước, vì dân. Trong đó, Sài Gòn - TPHCM, nơi ông có thời gian làm Bí thư Đảng bộ TP nhiều nhất, dấu ấn Võ Văn Kiệt để lại cho đời, cho dân hết sức sâu sắc, sáng ngời.

Tham gia cách mạng lúc 16 tuổi, nhanh chóng trở thành “người lãnh đạo” các cấp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long gần 20 năm. Năm 1959, lúc cách mạng miền Nam gặp vô vàn khó khăn, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Dấu ấn Võ Văn Kiệt đầu tiên ở Sài Gòn - Gia Định là với tầm nhìn chiến lược, với kinh nghiệm qua bao năm lăn lộn với dân, đồng chí nhận thấy nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn không thể tách rời vùng nông thôn ngoại thành vốn là địa bàn thuộc tỉnh Gia Định. Cơ quan lãnh đạo thành phố phải có căn cứ ở nông thôn, làm chỗ “đứng chân”. Do đó đồng chí đã kiến nghị với Xứ ủy sáp nhập hai Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Đảng bộ Gia Định thành một Đảng bộ thống nhất, lấy tên là Đảng bộ Khu Sài Gòn - Gia Định và hiện nay là Đảng bộ TPHCM.
Sau khi sáp nhập, đồng chí Võ Văn Kiệt đã cùng Khu ủy nhanh chóng vạch ra và lãnh đạo kế hoạch Đồng khởi ở Gia Định. Qua hai đợt Đồng Khởi, đến mùa xuân năm 1961, Sài Gòn - Gia Định đã có 30 xã được giải phóng nối liền với vùng giải phóng rộng lớn của Tây Ninh, Bình Dương, tạo ra vùng căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Ngoài ra còn có nhiều lõm xen kẽ ở vùng ven như ở Gò Vấp, Hóc Môn. Đây cũng là bàn đạp để tiến công vào các mục tiêu của nội thành. Lực lượng võ trang của Sài Gòn - Gia Định được hình thành từ những ngày Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời với việc mở rộng vùng giải phóng ở ngoại thành, Khu ủy đã tiến hành khôi phục cơ sở, đẩy mạnh phong trào chính trị kết hợp võ trang ở nội thành.
Qua thực tiễn phong trào, đồng chí Võ Văn Kiệt cùng với các đồng sự phụ trách quân sự của Sài Gòn - Gia Định mới được bổ sung từ Đoàn Phương Đông về đã hoàn thiện tư duy về tổ chức lực lượng võ trang đô thị. Theo chủ trương của Khu ủy, ở chiến trường Sài Gòn - Gia Định phải tổ chức lực lượng võ trang đa dạng, như ở vùng Củ Chi ngoại thành thì tổ chức các đơn vị tập trung, ở sát nách Sài Gòn thì tổ chức du kích, tự vệ thích hợp như du kích mật, tự vệ mật, hoạt động theo phương châm: đánh đau, đánh hiểm nhưng không lộ mặt, vẫn “công khai” trong vùng tạm chiếm. Chính nhờ đó mà phong trào chiến tranh du kích bằng lực lượng du kích, tự vệ công khai và bí mật kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng các giới, các đoàn thể, tạo nên ngọn đòn tấn công mạnh mẽ của cách mạng ngay sào huyệt của kẻ thù. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã có dấu ấn rõ rệt trong việc phát triển lực lượng võ trang thành phố.

Sau Đại hội III của Đảng, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo Sài Gòn - Gia Định tổ chức phát triển lực lượng võ trang và đấu tranh võ trang để hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng. Ngày 19-3-1961, Quân khu Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Hệ thống tổ chức quân sự được xây dựng hoàn thiện từ quân khu đến các huyện, xã. Ở nội thành, theo từng cánh, từng đoàn thể cũng có lực lượng võ trang, đồng thời có các đội trinh sát chiến đấu của quân báo, dần dần hình thành các đội biệt động thành và biệt động của các đoàn thể. Trên cơ sở phong trào cách mạng càng phát triển, lực lượng võ trang TP đã không ngừng lớn mạnh. Nhờ đó, mà trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt” và thời kỳ đầu của “chiến tranh cục bộ”, Sài Gòn - Gia Định là nơi tiêu diệt nhiều quân xâm lược nhất qua các trận đánh xuất quỷ nhập thần… Và, đến Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Sài Gòn - Gia Định vào cuộc bằng đòn giáng phủ đầu của lực lượng biệt động thành, gây nên cú “choáng đột ngột” cho kẻ xâm lược…

Gần 12 năm (1959-1970) giữ vị trí đứng đầu Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định trong một thời kỳ vô cùng cam go khốc liệt nhưng cũng đầy chiến công hào hùng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng của TP, chiến trường trọng điểm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tên tuổi và công lao của đồng chí gắn liền với những trang sử vẻ vang và hào hùng của quân dân, Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định, trong đó dấu ấn Võ Văn Kiệt in rõ rệt ở sự hình thành Đảng bộ Khu Sài Gòn - Gia Định và sự trưởng thành của lực lượng võ trang TP với những chiến dịch, chiến công lừng lẫy.

Sau hơn một năm giải phóng, khi nguồn nguyên liệu dự trữ cạn dần, lại thực hiện lối sản xuất kinh doanh khác với trước đó, nên tình hình kinh tế TP ngày càng xuống dốc và bước vào sự khủng hoảng trầm trọng. Nhân dân Sài Gòn lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn hạt bo bo, khoai, sắn. Là người con của vựa lúa Nam bộ, ông không cam tâm để người dân TP đói. Cả Thành ủy, đứng đầu là Bí thư Võ Văn Kiệt đều phải lo “chạy gạo” cho dân. Ông đã mời giám đốc Ngân hàng (ông Lữ Minh Châu), Công ty lương thực (bà Ba Thi - Nguyễn Thị Ráo), Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải đến giao nhiệm vụ cụ thể để xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua lúa theo giá sát thị trường (gấp 3 lần giá nhà nước). Làm như vậy là sai nguyên tắc, sai chủ trương và bị Ủy ban Vật giá “kiện” lên Trung ương. Sai nguyên tắc, sai chủ trương nhưng lại cứu đói cho dân TP sau ngày giải phóng. Rõ ràng, ông đã thẩm thấu sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: người dân chỉ biết giá trị của độc lập, tự do khi được ăn no, mặc ấm.

Cứu đói là “chữa cháy”, cơ bản phải phát triển công nghiệp, thương mại vốn là thế mạnh của thành phố. Trong tình trạng các xí nghiệp quốc doanh đều ngắc ngoải, tưởng như không có đường ra, nhiều giám đốc xí nghiệp có rất nhiều trăn trở muốn đề đạt ý kiến với Nhà nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thành lập “Câu lạc bộ giám đốc”, quy tụ các giám đốc, Bí thư tổ chức Đảng, phụ trách công đoàn các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh. Câu lạc bộ này còn hoạt động kéo dài sau khi đồng chí Võ Văn Kiệt ra Trung ương nhận nhiệm vụ mới, đã đóng góp những cơ sở thực tiễn quan trọng để hình thành tư duy đổi mới. Bản thân đồng chí Võ Văn Kiệt thường xuyên đi sâu tìm hiểu thực tiễn các xí nghiệp, cùng trao đổi với công nhân, người trực tiếp lao động, cụ thể như ở Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, dệt Phước Long, dệt Thành Công, bột giặt Viso… Ông đã trực tiếp chỉ đạo cho phép làm theo những sáng kiến, sáng tạo của công nhân, giám đốc. Người ta thường cho việc đó là “xé rào”. Nhưng cuối cùng, khi tổng kết đã được coi đó là “bước đột phá” về cách làm ăn mới, cần phải chuyển biến mạnh trong nhận thức, tức là phải đổi mới tư duy.

Song song với việc khảo sát, trực tiếp chỉ đạo thực tiễn hoạt động của các xí nghiệp, nhà máy, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thành lập Văn phòng Công tác nghiên cứu kinh tế trực thuộc Thành ủy, tập hợp trí thức từ các nguồn, trong đó có những chuyên gia kinh tế đã từng giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền Sài Gòn trước 1975. Trên cơ sở những nghiên cứu của Văn phòng về tư duy kinh tế, ngân hàng - tài chính, đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, ngoại thương và quan hệ quốc tế, Thành ủy đã có những chủ trương tìm ngoại tệ để mua nguyên liệu sản xuất, nhất là những ngành có sản phẩm xuất khẩu…
Chính những chủ trương, chính sách do đồng chí Võ Văn Kiệt tổ chức nghiên cứu từ thực tiễn TPHCM, rồi đưa ra thi hành thí điểm, tiến hành tổng kết đã trở thành những bước đột phá, những căn cứ thực tiễn quan trọng, góp phần hình thành tư duy và đường lối đổi mới sau này.
Long trọng kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 21-11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23-11-1922 - 23-11-2017) và 77 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 - 23-11-2017). Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long. Cùng tham dự còn có đoàn đại biểu TPHCM do đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; các mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo người dân huyện Vũng Liêm.

Các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người con ưu tú của quê hương Vũng Liêm, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, hết lòng tận tụy phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, đã ôn lại lịch sử đấu tranh hào hùng của quân và dân Vũng Liêm, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm; đồng chí Phan Văn Hòa (tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) và một số đồng chí khác, đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến. Đồng chí Võ Văn Kiệt còn được biết đến như một vị lãnh đạo của hành động và sáng tạo, đã có những dấu ấn công trình to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.

Về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long, đồng chí Nguyễn Văn Quang nhấn mạnh đó là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân tỉnh Vĩnh Long, tạo tiền đề để cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. “Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đánh dấu bước trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân tỉnh. Đây là lần đầu tiên quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã nhất tề đứng lên làm cuộc khởi nghĩa có vũ trang, đánh thẳng vào bộ máy chính quyền địch. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu nhưng tinh thần quật khởi chiến đấu của nhân dân Vĩnh Long vẫn luôn sáng ngời trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam”, đồng chí Nguyễn Văn Quang phát biểu ôn lại truyền thống.

Trước đó, các đại biểu đã dâng hương tại tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao, bia Nam kỳ khởi nghĩa, di tích hồ Vũng Linh và Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; cùng tham dự khai mạc triển lãm ảnh chủ đề: “Yêu quê hương qua góc nhìn Võ Văn Kiệt” do đồng chí Võ Văn Kiệt sáng tác lúc sinh thời. Dịp này, tỉnh Đồng Nai tặng khu tưởng niệm bộ lục bình và TPHCM tặng 100 triệu đồng.

Cùng đó, tỉnh Vĩnh Long còn có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và 77 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa, như thi vẽ tranh về đồng chí Võ Văn Kiệt; thi ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long; triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa; triển lãm sách, báo và các hoạt động thể dục thể thao khác… 
DŨNG QUỐC
PGS-TS Phan Xuân Biên, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương

Va vào đá, tàu khách SE4 trật bánh, tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt nhiều giờ

Vào khoảng 11 giờ ngày 21/11, tàu khách SE4 chạy từ Sài Gòn ra Hà Nội, khi đến địa phận H.Đức Phổ (Quảng Ngãi) thì bị trật bánh khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt nhiều giờ.

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, khi đoàn tàu khách SE4 chạy đến địa phận giáp ranh giữa xã Phổ Cường và Phổ Hòa (H.Đức Phổ) thì tông vào tảng đá trên vách núi rơi xuống đường ray làm đầu máy mang số hiệu D19E-913 bị trật bánh và bị hư hỏng nặng.
Mặc dù lái tàu đã hãm phanh khẩn cấp nhưng đầu máy vẫn kéo trượt tảng đá khá lớn đi hàng chục mét mới dừng lại. Rất may, sự cố này không xảy ra thương vong về người, các toa tàu và toàn bộ hành khách trên tàu an toàn.
Hiện trường tàu khách SE4 bị trật bánh (Ảnh: Hiển Cừ)
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, ngành đường sắt điều động một đầu máy khác đến kéo những toa khách quay trở lại ga Thủy Thạch (xã Phổ Cường), đồng thời tập trung nhân lực sửa chữa đường ray bị hư hỏng, nâng đầu máy bị trật bánh khỏi đường ray và kéo đi nơi khác.
Vụ tai nạn làm tuyến đường sắt bắc - nam tê liệt nhiều giờ nhiều giờ liền, đến 16 giờ cùng ngày vẫn chưa thông tuyến.
Nguồn: Hiển Cừ/TNO

Cuộc đua xe đạp NKKN 2017: “Áo chấm đỏ – vua leo núi đã có chủ”

(VOH) - Trưa nay ngày 21/11, cuộc đua xe đạp Nam Kỳ Khởi lần thứ 20 năm 2017 tranh cúp phát thanh VOH đã khép lại chặng đua thứ 5 từ Thành phố Nha Trang – tinh Khánh Hòa đi TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng.

Với việc xuất sắc chinh phục hai đỉnh đèo Khánh Lê và Giang Ly trước tiên, danh hiệu áo đỏ-vua leo núi của cuộc đua năm nay gần như đã có chủ khi thuộc về tay đua Phan Hoàng Thái (Dược Domesco Đồng Tháp), và cua rơ Nguyễn Tấn Hoài (Dược Domesco ĐT) đã về đích đến một mình với thành tích 3h 22’20”.
Chặng đua sáng nay được xem là lợi thế cho ê kíp Đồng Tháp khi họ có thế mạnh về leo đèo, theo đó họ đã quyết tâm giành giải áo đỏ và nới rộng về thời gian của chức vô địch đồng đội so với đội đua Anh Văn Hội Việt Mỹ TPHCM khi tay đua mạnh về leo đèo là Phan Hoàng Thái đã tấn công vào đèo trước.
Với sự bền bỉ và dẻo dai, tay đua của Đồng Tháp dần tạo được cách biệt 2 phút so với hai tay đua bám sát phía sau khi leo đèo Khánh Lê là Nguyễn Tấn Hoài của Đồng Tháp và Trần Thanh Điềm của đội Anh Văn Hội Việt Mỹ TPHCM khi leo lên được hơn 20 km, và Phan Hoàng Thái đã cán đỉnh đèo trước tiên để giành 14 điểm ở giải áo đỏ.
Ở tốp hai đi vào chân đèo khi cách top đầu là tay đua Phan Hoàng Thái 2 phút, tay đua áo vàng Trần Thanh Điền (VUS-TPHCM) đã đeo theo sát Nguyễn Tấn Hoài (Dược Domesco ĐT) để bảo toàn tổng thời gian chiếc áo vàng.
Trong khi đó, tay đua Phan Hoàng Thái tiếp tục thể hiện sở trường leo đèo của mình với những guồng quay mạnh mẽ với tốc độ cao và bỏ xa tốp thứ hai đến gần 3’ sau khi đi được thêm 12 km để chinh phục đỉnh đèo Giang Ly khi phải leo 9 km.
Tại đây, tay đua Phan Hoàng Thái tiếp tục cán đỉnh đèo trước tiên và chắc chắn bảo vệ thành công danh hiệu vua leo núi với 20 điểm, khi giải chỉ còn tính điểm leo núi cho ba tay đua đầu tiên cán đỉnh đèo Phú Hiệp ở chặng 6.
Nói về sự thành công của đội Dược Domesco Đồng Tháp thì phải kể đến sự cố gắng của các cua rơ VUS TPHCM, với việc sau khi tốp hai vượt qua đèo Giang Ly, tay đua Mai Nguyễn Hưng đã thay phiên nhau kéo tốp này để bắt lại các cuộc tấn công của tay đua Trần Lê Minh Tuấn cả đội QK7 – Đồng Tâm nhằm đưa đồng đội Trần Thanh Điền đi trong tốp này để bảo vệ cho áo vàng.
Tại đích đến đầu dốc đường Hồ Tùng Mậu – TP.Đà Lạt, tay đua Nguyễn Tấn Hoài (Dược Domesco ĐT) đã về đích đến một mình với thành tích 3h 22’20” – tốc độ trung bình 30, 544 km/h.
Về đích sau Nguyễn tấn Hoài chỉ có cách biệt 36”, tay đua Mai Nguyễn Hưng đã rút thắng trước Phan Hoàng Thái để giành hạng nhì chặng, xếp tiếp theo là Trần Lê Minh Tuấn của đội QK7 – Đồng Tâm.
Ông Ngô Quang Vinh – Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn xe đạp mô tô thể thao Việt Nam đánh giá: Với việc cả hai tay đua về đích trong 3 hạng đầu, đội Dược Domesco ĐT đã thành công với mục tiêu đề ra ở chặng đua quyết định này khi tiếp tục kéo dài khoảng cách thời gian so với đội Anh văn Hội Việt Mỹ TPHCM để dẫn đầu ở giải đồng đội sau 54h37’43”, xếp tiếp theo là VUS-TPHCM và Quân Khu 7 – Đồng Tâm.
Tay đua Trần Thanh Điền tiếp tục giữ áo vàng sau 18h 10’02”, xếp tiếp theo Trần Lê Minh Tuấn (hơn 2”), và nguyễn Nhật Nam của Dược Domeso Đồng Tháp (hơn 5”).
Trong khi đó, dù về đích trong top đông cuối đoàn đua, nhưng tay đua Lê Nguyệt Minh đã cố gắng về đích đến thành công và tiếp tục giữ vững danh hiệu áo xanh với 42 điểm.
Sáng 22/11, các tay đua thi đấu chặng 6 từ TP.Đà Lạt đi TP.Bảo Lộc dài 97 km.
Công Phán

Phó Chủ tịch Sơn La giải thích 17 cán bộ bị khởi tố vì… thương dân (?)

Phó Chủ tịch Sơn La giải thích 17 cán bộ bị khởi tố vì… thương dân (?)
Một điểm tái định cư phục vụ việc di dân làm thuỷ điện Sơn La tại huyện Mường La
Trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 20/11, Đại biểu Quốc hội Tráng Thị Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La - cho biết, gần 20 cán bộ tỉnh này bị khởi tố liên quan đến việc tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La… không liên quan đến chuyện tiền nong, “tư túi” mà chỉ vì… thương dân, làm lợi cho dân mà chưa chuẩn về thủ tục.
Như thông tin đưa ra tại cuộc họp báo ngày 19/11 của các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La thì ngày 15/11 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 17 đối tượng (có 15 đảng viên) về các tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong số 4 bị can bị khởi tố tội thiếu trách nhiệm về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Triệu Ngọc Hoan.
Trong số 14 bị can bị bắt tạm giam về tội cố ý làm trái có ông Phó Giám đốc Sở Tài chính Trương Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Phan Tiến Diện; Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Mường La Phan Đức Chính.
Sự việc hàng chục cán bộ, trong đó có cả các Giám đốc, Phó Giám đốc Sở đồng loạt bị khởi tố này được xem là một diễn biến khá bất ngờ khi suốt thời gian qua, các báo cáo về dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho dự án thuỷ điện Sơn La thường niên được gửi tới các đại biểu Quốc hội luôn rất tích cực, khả quan. Chưa có báo cáo nào thể hiện thông tin về việc có sai phạm trong quá trình thu hồi đất, tổ chức tái định cư cho người dân.
Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân cho biết, việc khởi tố hàng loạt đối tượng, trong đó không ít lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh "không phải do các cán bộ làm không tốt mà chính vì anh em làm có lợi cho người dân”.
“Ví dụ, một số hồ sơ để giải quyết việc bồi thường, đền bù thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chưa đầy đủ nhưng anh em vì thương dân nên vẫn làm hoàn thiện sớm hồ sơ giúp dân nên người dân được lợi. Nhưng chính vì thế giờ cán bộ giải quyết lại phải chịu trách nhiệm chứ họ không tư túi gì, không đút một xu nào vào túi cá nhân” – bà Xuân quả quyết.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh một lần nữa khẳng định, sai phạm của các cán bộ chỉ là về quy trình, thủ tục chưa đúng, chưa đủ, không liên quan gì đến tiền nong. Với câu hỏi, nhà nước có thiệt hại, tài sản nhà nước có bị thất thoát, Phó Chủ tịch Tráng Thị Xuân cũng… lắc đầu.
Tuy nhiên, đại diện Công an tỉnh Sơn La tại cuộc họp báo diễn ra 2 ngày trước lại nhận định, trong quá trình thực hiện công tác đền bù, tái định cư dự án thủy điện Sơn La (từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015), một số cán bộ đã làm trái công vụ. Các sai phạm này thể hiện qua việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, thẩm định, thu hồi và bồi thường không đúng quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Cuối ngày 20/11, thông tin cũng từ Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của bị can Đèo Văn Ban - nguyên cán bộ UBND huyện Mường La, 1 trong 17 cán bộ của tỉnh đã bị khởi tố để điều tra về các hành vi sai phạm trong việc thực hiện chủ trương đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án thủy điện Sơn La tại huyện Mường La.
Theo cơ quan thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của bị can, năm 2014, tỉnh Sơn La có chủ trương giao UBND huyện Mường La rà soát, đo đạc đất đai trong vùng ảnh hưởng dự án thủy điện Sơn La để lập phương án trình đền bù tái định cư. Lợi dụng vào việc này, ông Ban đã móc nối với một nhóm cán bộ kê khống diện tích đất đai và hợp thức hóa nhiều giấy tờ, thủ tục để nhận tiền đền bù.
Cụ thể, diện tích đất nhà ông Ban khoảng 4,5 ha, tại thời điểm năm 2014, nhiều phần đất đã bị ngập nước không thể đo đạc được nhưng vẫn được lập hồ sơ đo đạc và nâng khống lên thành hơn 17 ha để nhận tiền đền bù.
Theo dantri

Tổng thống Syria bất ngờ tới Nga, gặp ông Putin

Xuân Mai |
Tổng thống Syria bất ngờ tới Nga, gặp ông Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với người đồng cấp Syria Bashar al-Assad tại TP Sochi. Ảnh: Sputnik

Điệm Kremlin hôm 21-11 cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bất ngờ với người đồng cấp Syria Bashar al-Assad để thảo luận về tình hình tại Syria.



Trong cuộc gặp ngày 20-11, nhà lãnh đạo Nga chúc mừng ông Assad về chiến thắng trong cuộc chiến chống các tay súng nổi dậy và cho rằng người dân Syria đang trải qua các thử thách khó khăn và tiến gần đến việc đánh bại khủng bố.
"Nga đang tích cực làm việc với các quốc gia khác như Iraq, Mỹ, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Jordan. Chúng tôi thường xuyên liên lạc với các nước này" - Tổng thống Putin nói trong cuộc gặp với ông Assad. Tổng thống Putin cũng bày tỏ hy vọng cuộc chiến chống khủng bố ở Syria sẽ kết thúc trong tương lai gần.
Đáp lại, Tổng thống Assad cho rằng sự hỗ trợ của các lực lượng Không quân Nga là chìa khóa để giải quyết cuộc xung đột ở Syria. Ông Assad cũng nói thêm Damascus sẵn sàng đối thoại với bất cứ bên nào quan tâm về thỏa thuận chính trị tại Syria.
Cũng trong cuộc gặp, Tổng thống Nga Putin đã giới thiệu ông Assad với các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga và Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, những người có mặt tại Sochi để tham dự các cuộc họp về quốc phòng.
Chuyến thăm của ông Assad, chỉ được công khai một ngày sau cuộc gặp, tương tự lần ông tới Nga sau khi ông Putin phát động chiến dịch trên không và mặt đất, đảo chiều cuộc chiến có lợi cho tổng thống Syria.
Trong cuộc hội đàm ngày 20-11, Tổng thống Putin nói Nga sắp chấm dứt hoạt động quân sự ở Syria.
Tổng thống Syria bất ngờ tới Nga, gặp ông Putin - Ảnh 1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay người đồng cấp Syria Bashar al-Assad hôm 20-11. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Putin đã có vai trò nổi bật trong nỗ lực giải quyết cuộc xung đột. Chiến dịch quân sự kéo dài hai năm của Nga đã giúp chính quyền ông Assad chống lại các phe đối lập, trong đó có cả lực lượng do Mỹ hậu thuẫn.
Trong khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gần như bị đánh bại tại Syria, Điện Kremlin đang hướng tới việc tập hợp các lực lượng trong khu vực và toàn cầu nhằm khôi phục những nỗ lực bị trì hoãn lâu nay để đạt được một thỏa thuận hòa bình tại Syria.
Tổng thống Putin dự kiến gặp các lãnh đạo Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tại TP Sochi trong ngày 22-11 để thảo luận về thỏa thuận. Điện Kremlin cho hay ông Putin cũng đã thảo luận với Quốc vương Qatar hôm 20-11.
Hãng tin Interfax trích lời Điện Kremlin cho hay Tổng thống Putin sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ngày 21-11 về tình hình tại Syria.
theo Người Lao động

Hộp sọ tìm thấy ở TQ có thể viết lại lịch sử loài người

Thứ Ba, ngày 21/11/2017 20:00 PM (GMT+7)

Phát hiện mới của các nhà khoa học từ một hộp sọ Trung Quốc có thể phản bác giả thuyết về lịch sử loài người.

Hộp sọ tìm thấy ở TQ có thể viết lại lịch sử loài người - 1
Hộp sọ Đại Lý được xác định niên đại 260.000 năm trước.
Theo Independent, đa số các nhà nhân chủng học đều cho rằng, con người có nguồn gốc từ châu Phi, cách đây khoảng 200.000 năm trước. Nhóm người đầu tiên rời châu Phi đến những nơi khác trên thế giới sau đó 80.000 năm.
Nhưng thay vì nhân loại chỉ có nguồn gốc từ châu Phi, nghiên cứu mới chỉ ra khả năng còn 1 tộc người khác hình thành ở khu vực Đông Á.
Nhóm nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Texas A&M (Mỹ) và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc mới đây đã công bố nghiên cứu chi tiết, xác định niên đại của chiếc hộp sọ Đại Lý nổi tiếng từng được khai quật ở Trung Quốc 40 năm trước.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu xác định được tuổi đời của hộp sọ Trung Quốc lên tới 260.000 năm, tức xưa hơn những gì phát hiện ở Châu Phi đến 60.000 năm. Đó cũng là hộp sọ của người Homo erectus.
Hộp sọ tìm thấy ở TQ có thể viết lại lịch sử loài người - 2
Giả thuyết mới cho rằng Trung Quốc cũng là nơi thủy tổ của loài người hình thành.
Các nhà nghiên cứu không khỏi bất ngờ và tự hào khi có cơ hội phác họa lại khuôn mặt, hộp sọ của một người từng sống cách đây 260.000 năm trước.
Trong quá khứ, giả thuyết con người xuất hiện từ Trung Quốc thường bị bác bỏ bởi đây có thể chỉ nhằm nâng cao tầm quan trọng của Trung Quốc. Nhưng nghiên cứ mới có thể đã chứng minh giả thuyết này là đúng.
Tuy nhiên, điều này chưa thể chứng minh con người đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc thay vì Châu Phi. Homo erectus hoàn toàn có thể hiện diện ở hai hoặc nhiều hơn hai nơi trên Trái đất. Con người hiện đại rất có thể là sự pha trộn ADN giữa hai chủng người cổ tại Châu Á và Châu Phi, thay vì có nguồn gốc độc nhất, Xinzhi Wu, chuyên gia đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói.
Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục dự án nghiên cứu bằng cách so sánh chi tiết hộp sọ Đại Lý với các hộp sọ, xương khác được khai quật ở Châu Phi. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể xác định liệu người tồn tại ở Trung Quốc có tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của người hiện đại.
Thiên tài vật lý đưa giải pháp cuối cùng cho loài người
Nhà vật lý lừng danh từ đại học Cambridge nói rằng sự sống của con người trên Trái đất chưa bao giờ mong manh như lúc...
Theo Đăng Nguyễn - Independent (Dân Việt)

Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m

Thứ Ba, ngày 21/11/2017 21:35 PM (GMT+7)

Chùa Huệ Nghiêm bị ngập gần 20 năm nay buộc nhà chùa phải nhờ "thần đèn" nâng Đại giảng đường lên 3m để thoát ngập.

Sau khi chứng kiến 2 công trình của nhà chùa được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư nâng lên an toàn, các sư thầy chùa Huệ Nghiêm trên đường Đỗ Năng Tế (phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP HCM) tiếp tục nhờ nâng Đại giảng đường vốn bị ngập nhiều năm qua.
Gần 20 năm sống chung với ngập
Một sư thầy cho biết chùa Huệ Nghiêm được xây dựng thời điểm 1989-1990. Khi mới xây xung quanh chùa là đất ruộng chứ chưa có nhiều nhà cửa như bây giờ. Đến những năm 1998-2000, quá trình đô thị hóa lan tới Bình Tân, Bình Chánh thì đất ruộng thành nhà phố, các hộ dân đổ đất làm nền cao nên chùa bị ngập. Gần 20 năm qua chùa đã bị ngập, cứ mưa 10 phút là ngập, nhà chùa lại phải dùng máy bơm để bơm nước ra ngoài.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 1
Đại giảng đường chùa Huệ Nghiêm bị ngập nhiều năm nay sẽ được nâng lên
Vì ngập, chùa Huệ Nghiêm quyết xây Chánh điện mới nhưng vẫn giữ Chánh điện cũ lại làm kỷ niệm và chuyển đổi công năng thành Đại giảng đường.
"Sau khi kích đại giảng đường lên 3m, phần dưới sẽ làm nhà khách cho phật tử đến tu có chỗ nghỉ ngơi, hoặc có khách đến chùa thì có thể mời vô đây ngồi nghỉ", đại diện nhà chùa cho hay.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 2
Khoảng 20 công nhân cùng với máy móc sẽ đảm nhiệm đưa công trình nặng hơn 2.000 tấn này cao 3m
Theo ghi nhận chiều 21-11, khoảng 20 công nhân vẫn đang làm các công đoạn chuẩn bị cho việc kích nền. Hiện đơn vị thi công có nhiều loại kích, có loại được 20 cm nhưng có loại chỉ được 9 cm rồi dừng lại. Công trường ngổn ngang các loại ống dẫn đến các ben thủy lực. Hiện Đại giảng đường đã nâng được 1,5 m, đơn vị thi công sẽ đổ bê tông làm cột cho vững rồi sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 nâng 1,5 m còn lại.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 3
Hệ thống khung bên trong Đại giảng đường
Nâng chùa lên 3m trong 40 ngày
Thần đèn Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư, cho biết năm 2015, đơn vị này đã thực hiện nâng cổng chùa lên 1,2 m để ngăn nước từ ngoài tràn vào nhưng sau đó sân chùa thường xuyên bị ngập nước. Cách đây vài tháng các vị sư trong chùa cũng mời ông đến để lên phương án nâng tượng quan âm lên 1,5 m.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 4
Trạm vận hành ben thủy lực chính được vận hành bởi 2 người
Tiếp đó, các thầy lại mời "thần đèn" đến khảo sát và đặt vấn đề đơn vị của ông nâng đại giảng đường lên 2 m. "Khi đó, tôi nói với các thầy nếu nâng 2m thì phải trải qua 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1 m. Một tuần sau thì các thầy muốn nâng lên 2,4 m và cuối cùng là đặt vấn đề nâng lên 3 m thì có làm được không. Tôi trả lời là được" – ông Cư kể về các giới hạn mà nhà chùa đặt ra.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 5
Sau mỗi lần kích khoảng 9 cm, các công nhân lại kê thêm khối bê tông làm trụ chống đỡ
Nếu nâng 3m mà chia 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1m thì thời gian thi công quá lâu khoảng 60 ngày. Cuối cùng, ông Cư quyết định sẽ rút ngắn thời gian còn khoảng 40 ngày với 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn nâng 1,5m.
Sau khi nhận nâng công trình nặng hơn 2.000 tấn này lên 3m, "thần đèn" phải mất 2 tháng nghiên cứu các phương án cũng như đầu tư thêm máy móc, thiết bị để chuẩn bị bắt tay vào công việc chống ngập cho Đại giảng đường. Trong đợt đầu sẽ nâng Đại giảng đường lên 1,5 m sau đó gia cố cột, đà cho vững vàng để tiếp tục nâng đợt 2.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 6
Thần đèn Nguyễn Văn Cư trực tiếp chỉ đạo mỗi lần kích nền để công trình an toàn
"Trước đây nâng 1 nhà phố 20-30 cột, cùng lắm là 40 cột như ngôi chùa dưới Tân An mà chúng tôi đã di dời mới đây. Tuy nhiên, Đại giảng đường mà trước đây là chánh điện lên tới 60 cột mà phải nâng đều chứ không thể nâng từng góc. Nếu kích từng góc thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ nứt, gãy cột nên tôi phải mua thêm máy móc" – thần đèn Nguyễn Văn Cư chỉ ra những trở ngại.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 7
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 8
Các công nhân vận hành kích thủy lực và các con đội, mỗi người phải nhanh tay điều chỉnh cho 3-4 cột
Một điểm đáng chú ý là công trình này chỉ sử dụng 20 công nhân, mỗi người chịu trách nhiệm xử lý 3-4 con đội để đảm bảo an toàn. "Nếu kích nhà phố hoặc biệt thự thì cần dùng đến một trạm vận hành để kích nâng 10-12 ben thủy lực. Riêng đối với chánh điện cũ phải này dùng 3 trạm với tổng số 100 ben thủy lực (gồm một trạm 40 ben và 2 trạm 30 ben). Việc nâng nhà phải bảo đảm nâng đều để nhà không bị nghiêng lắc khi thi công cũng như khi đưa vào sử dụng.
Hồi hộp theo dõi "thần đèn" nâng chùa nặng hơn 2.000 tấn lên 3m - 9
4 cột sắt sẽ chống đỡ phần mái để mái võng xuống trong quá trình nâng nền
Theo đơn vị kích nền, việc nâng công trình này chỉ khó lúc ban đầu khi còn nằm dưới dưới rất khó kiểm soát. Nhưng khi lên khoảng 1m thì tầm nhìn thoáng có thể kiểm soát được tất cả. Mặc dù vậy, "thần đèn" vẫn thận trọng vì càng lên cao thì càng phải kiểm tra kỹ, khi thấy an toàn mới chỉ đạo kích nâng.
Tự tin vào kinh nghiệm
Chúng tôi hỏi quy mô của Đại giảng đường "khủng" như vậy nhưng vì sao ông vẫn nhận? Thần đèn Nguyễn Văn Cư cho biết ông tự tin vào kinh nghiệm của bản thân cũng như các cộng sự của mình và sự chuẩn bị kỹ càng khi đầu tư thêm máy móc, thiết bị. "Tôi đứng chỉ huy trực tiếp từ đầu tới cuối, cố gắng kiểm soát mọi việc để việc nâng nền được an toàn" – ông Cư nói.
Ngoài việc kích nền lên 3m, đơn vị cũng làm thêm một số đà để nhà chùa làm sàn khi đưa công trình vào sử dụng. Phần mái cũng được chống đỡ bằng bốn cây cột để tránh tình trạng mái bị võng xuống. Đại giảng đường có kích thước rộng 17m và dài 31 m với trọng lượng lên tới hơn 2.000 tấn.
”Thần đèn” Nghệ An đẩy nhà 800 tấn dịch chuyển 40m
Để di chuyển được ngôi nhà, các “thần đèn“ đã phải chuẩn bị trong 3 tháng.
Theo Sỹ Đông (Người lao động

Tòa nhà cũ trên miếng đất vàng: Đại gia 10 năm thèm muốn

Trong hơn 10 năm qua, do còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, không ít đại gia bất động sản muốn nhảy vào những khu đất vàng này cũng phải ái ngại, dẫn đến việc Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo chung cư cũ, đạt chưa đầy 1%.
“Đặc sản khó ăn” của Hà Nội
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố đã rà soát xong 1.600 chung cư. Riêng trong năm 2017, có 165 tòa chung cư tại Hà Nội được rà soát qua 2 đợt. Dựa trên kết quả rà soát, cơ quan quản lý phân loại ra các hạng các chung cư cũ theo 4 mức độ cấp thiết cần cải tạo. Trong đó, 4 chung cư cũ thuộc nhóm cấp độ D, gồm cả chung cư được xây dựng từ thời Pháp, tập trung ở phường Thành Công, Ngọc Khánh và tập thể Bộ Tư pháp.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ví chung cư cũ như ‘đặc sản khó ăn' của Hà Nội do khó tìm phương án cải tạo trong giai đoạn hiện nay.
Giai đoạn 2005-2015, Hà Nội mới chỉ cải tạo được 14 chung cư cũ, hiện triển khai cải tạo 5 chung cư. Còn hàng trăm chung cư cũ trên khắp địa bàn vẫn chưa tìm cách tháo gỡ.

Chung cư cũ khó cải tạo do nhiều vướng mắc
Vị Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc bố trí tạm cư là một trong những trở ngại lớn nhất của công tác cải tạo chung cư cũ. Theo ông, thành phố đã bố trí nhà tạm khang trang, tiêu chuẩn cao tại khu vực Yên Hòa, vốn là khu nhà dành cho công vụ.
Tuy nhiên, Hà Nội phải mất tới 10 năm để vận động 50 hộ dân tại một khu chung cư cũ cấp độ D - cấp cần cải tạo khẩn cấp đến nơi tạm cư, trong tổng số 150 gia đình. Số còn lại vẫn đang tiếp tục vận động.
“Việc vận động di dời đến nơi tạm cư đã là khó khăn, chứ chưa nói đến việc cải tạo chung cư", ông Dũng nhấn mạnh.
Liên quan đến công tác cải tạo chung cư cũ trên cả nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho hay, theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có trên 2.500 nhà chung cư cũ (tương đương khoảng trên 3 triệu m2) được xây dựng từ trước năm 1994 với hơn 100.000 hộ dân sinh sống.
Trong đó, Hà Nội có hơn 1.500 tòa, TP.HCM có hơn 500 tòa, Hải Phòng có 205 tòa... Các tỉnh thành khác khoảng 20-60 tòa. Qua rà soát chưa đầy đủ, hiện có trên 600 nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng (chiếm khoảng 25% tổng số nhà chung cư cũ) cần phải kiểm định để có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại, chủ yếu tập trung tại một số địa phương như: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An,...
Đại gia xếp hàng
Thực tế cuối năm ngoái, UBND TP. Hà Nội đã hoàn tất việc giao 19 doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo các khu chung cư cũ có chiều cao từ 2-6 tầng.
Trong số các doanh nghiệp được giao triển khai, bên cạnh trường hợp gây chú ý gần đây của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) với Khu tập thể Thành Công, còn có nhiều tên tuổi lớn khác như các Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, UDIC, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Vinaconex,...
Bên cạnh những đại gia bất động sản này, các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành lớn như Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát,... cũng được giao lập quy hoạch một số dự án.
Gần đây nhất, UBND TP. Hà Nội thống nhất giao tập đoàn FLC lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho dự án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Kim Giang, Hoàng Mai.

Nhiều đại gia BDDS muốn tham gia cải tạo chung cư cũ
Do các quy định hiện nay nên các doanh nghiệp tham gia cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đều “lắc đầu ngao ngán”. Có những khu nhà được liệt vào danh sách nguy hiểm phải khẩn cấp sửa chữa như G6 A-B Thành Công, C8 Giảng Võ, nhà A Ngọc Khánh,... vẫn rơi vào ngõ cụt do chưa nhận được sự đồng thuận.
Dự án cải tạo chung cư cũ Thành Công từng xôn xao với đề xuất của chủ đầu tư lấp 1ha hồ Thành Công, đào hoàn trả đủ diện tích. Dự án dự kiến hoán đổi toàn bộ diện tích khoảng 1ha đất trong phạm vi công viên và hồ Thành Công để xây dựng nhà tái định cư tại chỗ cho người dân và hoàn lại bằng cách điều chỉnh mở rộng ranh giới hồ vào trong khu dân cư mới, lấy ra được khoảng 1ha từ quỹ đất của công viên và hồ Thành Công.
Tuy nhiên, đề xuất này đã bị dư luận phản ứng nên đã tạm thời dừng lại.
Nhiều năm nay, dự án cải tạo chung cư cũ B6 Giảng Võ (Hà Nội) vẫn “dậm chân tại chỗ”, UBND TP Hà Nội chỉ đạo quyết liệt, chậm nhất chủ đầu tư phải hoàn thành, giao nhà cho người dân vào tháng 12/2017.
Theo lý giải của các chủ đầu tư, hầu hết các dự án cải tạo xây dựng chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội các năm qua gặp bế tắc chủ yếu ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng, vấn đề tạm cư cho người dân,...
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc có nhà đầu tư thôi chưa đủ, mà còn tồn tại nhiều vấn đề để làm thế nào cải tạo được chung cư một cách hiệu quả. Một trong những nguyên nhân gây khó khăn lớn nhất đến việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội chính là vướng phải một số quy định khống chế về chiều cao và quy mô dân số.
Theo đó, khi cải tạo chung cư cũ, Nhà nước không có tiền, nếu huy động nguồn lực doanh nghiệp thì bị khống chế về mật độ dân số. Nhà đầu tư sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính để có thể cải tạo chung cư.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, giải pháp là chúng ta cần minh bạch tài chính trong cải tạo chung cư cũ. "Cần trả lời các câu hỏi như: cư dân được hưởng bao nhiêu, người dân được hưởng thế nào, nhà nước được hưởng ra sao. Tôi cho rằng câu chuyện vẫn là hồ nghi về lợi ích. Đó là bất lợi nhất. Hai bên phải tin nhau, cộng đồng phải tin nhau”, ông Võ lưu ý.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai, cho rằng phải xuất phát từ việc nghiêm túc và minh bạch, và người dân được hưởng, doanh nghiệp cũng được hưởng.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội tiết lộ, UBND đang xây dựng cơ chế riêng để cải tạo chung cư cũ. Dự kiến đầu 2018, cơ chế này sẽ xây dựng xong.
Theo Duy Anh/Vietnamnet.vn

12 cầu thủ, trọng tài và quan chức bóng đá Thái Lan bị bắt giữ

VOV.VN -Cảnh sát Thái Lan bắt giữ 12 quan chức, trọng tài và cầu thủ vì liên quan đến dàn xếp tỉ số.
Chiều 21/11, truyền thông Thái Lan đưa tin, cảnh sát nước này đã bắt giữ 12 người, trong đó có 4 quan chức bóng đá, 2 trọng tài và 5 cầu thủ, vì có liên quan tới các vụ dàn xếp tỉ số bóng đá.
Đáng lưu ý, trọng tài Pummarin Khamruen, người cầm còi trận Hà Nội gặp Quảng Nam ở vòng 25 V-League, đã bị bắt ngay sau khi ông này về nước.

12 cau thu trong tai va quan chuc bong da thai lan bi bat giu hinh 1
Trọng tài Thái Lan Khamruen (thứ 3 từ trái sang) điều khiến trận đấu CLB Hà Nội vs Quảng Nam trên sân Hàng Đẫy chiều 19/11. (Ảnh: Zing)

Trong cuộc họp báo tối qua tại Thái Lan, truyền thông nước này dẫn lời Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan, Somyot, và Thiếu tướng Chakthip xác nhận việc cảnh sát nước này đã bắt giữ 12 người, liên quan đến hành vi dàn xếp tỉ số tại giải Thai League.
Ngoài trọng tài Khamruen, thì một trọng tài khác cũng bị bắt giữ là ông Teerachit Sithsuka.
Bên cạnh đó, 5 cầu thủ bị bắt giữ gồm: Sutipong, Narong Wongtong, Suwittaya Sinchai, Seksan Thongthang và Veerapong Pudsa cùng 4 quan chức.
12 người kể trên liên quan đến dàn xếp tỉ số 4 trận đấu trong khuôn khổ Thai League diễn ra vào các ngày 20, 26/7, 10 và 17/9 với tổng số tiền lên tới hơn 2 triệu baht (khoảng 1,4 tỉ đồng).
Trước khi bị cảnh sát bắt giữ, trọng tài Thái Lan Khamruen là nhiều lần sang Việt Nam điều khiển các trận đấu bóng đá. Ngoài bắt chính ở V-League, ông cũng điều hành chính trận giao hữu giữa U22 Việt Nam và U20 Argentina vào tháng 4.
Thiếu tướng Chakthip Chanchinda cho biết, 12 người bị bắt giữ kể trên chưa phải là con số cuối cùng, vì cơ quan an ninh vẫn tiếp tục mở rộng điều tra.
Ông cho biết với các trọng tài nhận tài sản, tiền hoặc quyền lợi để dàn xếp tỉ số sẽ bị tù giam từ 1 đến 10 năm, hoặc phạt tiền từ 300.000 – 600.000 baht hoặc cả hai./.

VOV.VN - VPF hợp tác với Sportradar (Thụy Sĩ) - một tổ chức chuyên nghiên cứu phân tích dữ liệu thể thao và nội dung số để chống tiêu cực ở mùa giải 2016.
Thành Lương/VOV-Trung tâm Tin

Angela Merkel sắp hết thời?

  • 8 giờ trước
Chính trị Đức đang ở trong khủng hoảng, sau khi đàm phán thành lập chính phủ liên minh của bà Angela Merkel đổ vỡ.


Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption
Angela Merkel thắng cử hồi tháng Chín nhưng vị trí lãnh đạo trong CDU bị yếu điAngela Merkel thắng cử hồi tháng Chín nhưng vị trí lãnh đạo trong CDU bị yếu đi
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier sẽ phải tìm cách thuyết phục các đảng quay lại đàm phán.
Đảng FDP đã từ chối tiếp tục họp với bà Angela Merkel, sau một tháng thương thảo, khiến chính trường rúng động.
Đức chuyển biến và người Việt cần lên tiếng
Thủ tướng VN gặp Đại sứ Đức
Đức trục xuất thêm một nhà ngoại giao VN
Sau cuộc bầu cử tháng Chín, khối CDU/CSU của Angela Merkel thắng cử nhưng bà Merkel vẫn phải tìm lập chính phủ liên minh để có đa số trong quốc hội.
Bà Merkel hôm 20/11 tuyên bố bà có thể vẫn sẽ ra tranh cử, nếu phải tiến hành bầu cử lại.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn nhà báo Lê Mạnh Hùng, cư trú tại Berlin, Đức.
Lê Mạnh Hùng: Ít nhất cũng có thể nói thời "vàng son, dễ chịu" khi lãnh đạo đất nước của bà Merkel đã qua và thách thức lớn nhất và có thể nói cách khác là cuộc đấu cuối cùng của bà Merkel đang ở trước mặt.
Những nhiệm kỳ vừa rồi bà Merkel đã có nhiều thành công rất ấn tượng. Cùng các cộng sự của mình, bà đã lèo lái con thuyền Đức và EU vượt qua nhiều thử thách: khủng hoảng kinh tế châu Âu, vấn nạn người di cư...

Bên cạnh tài năng của bà cũng không thể không nhìn nhận những thuận lợi khách quan đưa lại, đó sự thống nhất giữa Phương Tây và Hoa Kỳ dưới các triều đại của các Tổng thống Mỹ như Bush, Obama và các chính khách Phương Tây khác.
Trong nước đó là đại liên minh giữa CDU, CSU của bà và đảng SPD hay FDP một thời, tạo ra đa số trong Quốc hội, dễ dàng cho việc thông qua những quyết sách quan trọng. Những đảng phái, lực lượng đối lập nay đang khá mạnh thì khi đó hoặc còn rất yếu, hoặc chưa ra đời.

Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption
Christian Lindner Christian Lindner của FDP rút khỏi đàm phán
Sự lo lắng ái ngại của xã hội trước những đe doạ tới những thành quả, những giá trị mà Đức đã có hay đã đạt được gần đây... ngày càng lớn.
BBC:Kinh tế Đức vẫn vững nhất EU vậy vì sao chính trị bị chia rẽ?
Bức tranh chính trị thế giới đã thay đổi hoàn toàn so với chỉ hơn một năm trước đây. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, mong muốn khẳng định vai trò của mình trong sinh hoạt chính trị thế giới của Nga, sự thay đổi đến chóng mặt chính sách đối ngoại của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, tất thảy dường như đã mở ra điều kiện thuận lợi chưa từng có cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phong trào dân tuý và các lực lượng đối lập mang xu hướng cực đoan ở châu Âu nói chung và đặc biệt ở Đức nói riêng có đất sinh sôi, phát triển mạnh.
Điển hình như Đảng AfD rất cực đoan ở Đức, ra đời chưa bao lâu đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị mạnh thứ ba trong Quốc hội Đức. Vai trò đầu tàu EU của Đức là thách thức đối với các cường quốc kinh tế, các khối kinh tế khác và họ sẽ không thương tiếc gì mà không tìm cách tác động và chính trường Đức, vào nội bộ của EU.
Trong xã hội Đức vì thế nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau về việc làm sao bảo vệ được quyền lợi của Đức, vai trò của Đức đối với EU, với chính trị thế giới ở đâu, đến đâu là phù hợp...
Những điểm này đã được các đảng, các lực lượng chính trị đối lập của bà Merkel lợi dụng triệt để khi tranh cử và có thể nói họ đã thành công ít nhiều.
Vận mệnh chính trị của bà Merkel ra sao?
Bầu cử Đức: Merkel giành thắng lợi
BBC: Có ý kiến nói các chính trị gia cao cấp nhất của CDU, CSU đều đã cao tuổi? Vậy thế hệ trẻ hơn của họ đang ở đâu?

Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption
Angela Merkel Angela Merkel-Kasner (trong vòng tròn ở giữa) hồi đi thi học sinh giỏi toán ở Teterow, Đông Đức năm 1971. Bà sau học ngành hóa tại Leizig và chỉ tham gia chính trị sau khi nước Đức thống nhất
Đó là một ngạc nhiên không nhỏ. Người ta có cảm giác như không có lực lượng kế cận trong các đảng này cho thời kỳ sau Merkel.
Thực tế việc đào tạo, bồi dưỡng những chính trị gia kế tiếp của các đảng truyền thống ở Đức được làm rất tốt, nhưng đúng là trong thời của bà Merkel người ta dường như thấy vắng bóng những gương mặt nổi trội, đáng thu hút, ít ra như cựu Bộ trưởng quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg (đảng CSU, từ chức năm 2011 vì bê bối bằng cấp).

Bà Merkel trong những năm qua quá toả sáng nổi trội, hay đó là một sự không may mắn của nước Đức? Theo tôi đó cũng là điều cần các chuyên gia phân tích, đánh giá.
BBC:Tâm lý dân chúng, dư luận Đức nghĩ gì, thưa ông?
Người Đức khá điềm tĩnh (như đặc tính vốn có của họ) trước những biến động chính trị này. Các cuộc trao đổi trên truyền thông mấy hôm nay sôi nổi bao nhiêu thì cũng không hề được nhận thấy trên đường phố, trong các quán ăn.
Tôi tin là phần lớn người Đức (bao gồm cả những người gốc nước ngoài mang quốc tịch Đức như tôi) đang suy nghĩ rất nghiêm túc lại quyết định của mình khi đã từng đầu phiếu cho ai và sẵng sàng bỏ phiếu cho ai trong kỳ bầu cử lại tới đây, một khi nó cần thiết phải diễn ra.
Những diễn biến gần đây sau kỳ bầu cử quốc hội Đức hồi tháng 9/2017 vừa qua, đã là những bài học đắt giá cho không những các chính trị gia, các đảng phái của Đức mà còn cho tất cả những cử tri đã bầu cho họ.
Tất cả đều đã sẵn sàng cho một cuộc bầu cử mới, bởi vận mệnh của đất nước này được qui định rõ trong Hiến pháp Đức là nằm trong tay những người dân như chúng tôi, thông qua lá phiếu bầu của mình chứ không phải do một ai đó từ bên ngoài nước Đức.

Clip: Đang đi chơi thì gặp cướp, viên cảnh sát một tay bế con vẫn hạ gục đối phương

Tuyết Nhung, Theo Trí Thức Trẻ 06:00 22/11/2017

Một tay bế con, một tay cầm súng, viên cảnh sát dũng cảm vẫn có thể hạ gục một tên cướp trong khi tên còn lại thì tháo chạy thục mạng.

Mới đây đoạn video ghi lại khoảnh khắc một nhân viên cảnh sát một mình chiến đấu chống lại bọn cướp trong lúc vẫn bế trên tay một đứa bé đã được đăng tải thu hút rất đông sự quan tâm của dư luận.
Theo đó, hôm thứ bảy 18/11, trung sĩ Rafael Souza thuộc tiểu đoàn 49 Metropolitan của Brazil đã tận dụng khoảng thời gian nghỉ phép đưa vợ và con trai đến một trung tâm thương mại ở thành phố Campo Paulista, bang São Paulo, Brazil để mua sắm.
Thế nhưng trong lúc cả gia đình đang dừng chân tại một quầy thuốc thì bất ngờ hai tên cướp đội mũ trùm đầu, tay cầm súng xông vào cửa hàng ăn cướp.
Theo những hình ảnh được camera an ninh ghi nhận lại cho thấy, một trong hai nghi phạm tham gia vào vụ cướp là Jefferson Alves – 24 tuổi hiện sinh sống tại Campo Limpo đã chĩa súng vào đầu Souza với ý định thủ tiêu khi nhận ra anh chính là cảnh sát.
Clip: Đang đi chơi thì gặp cướp, viên cảnh sát một tay bế con vẫn hạ gục đối phương - Ảnh 1.
Cảnh sát Souza một tay ôm con, một tay cầm súng tiêu diệt tên cướp có vũ trang tại một hiệu thuốc ở Brazil.
Để tự vệ, Souza đã rút súng bắn hạ một tên đang đứng tại khu vực trống sau đó nhanh chân truy đuổi tên cướp còn lại. Cả quá trình đều được Souza thực hiện chỉ với một tay vì lúc này tay còn lại của anh đang phải bế đứa con trai của mình.
Trong lúc này, vợ của Souza dù rất hoảng sợ nhưng vẫn cố gắng nấp người sau những kệ thuốc, tìm đến chỗ chồng, bồng lấy con để chồng rảnh tay chiến đấu. Đoạn video kết thúc với hình ảnh Souza trao lại con cho vợ rồi tiếp túc truy tìm tên cướp còn lại.
Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ. Mọi thông tin liên quan vẫn chưa được công bố rộng rãi.

Trận đối đầu tàu ngầm dưới lòng biển duy nhất trong lịch sử

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Tàu ngầm HMS Venturer của Anh và U-864 Đức đối đầu nhau năm 1945, tạo nên trận đánh duy nhất giữa hai tàu ngầm dưới lòng biển trong lịch sử.
Tàu ngầm HMS Venturer trước khi ra khơi. Ảnh: Wikipedia.
Tàu ngầm HMS Venturer trước khi ra khơi. Ảnh: Wikipedia.
Trong hai cuộc thế chiến, đã có hàng chục trận giao tranh ác liệt giữa các tàu ngầm diesel - điện, nhưng hầu hết các tàu đều bị tiêu diệt khi nổi lên mặt biển do ắc quy hết điện. Tuy nhiên, trận chiến giữa tàu ngầm HMS Venturer của Anh và U-864 Đức vào năm 1945 là lần giao chiến duy nhất trong lịch sử khi cả hai đối thủ đều đang lặn dưới nước, theo National Interest.
Để giúp phát xít Nhật duy trì sức chiến đấu và chia cắt quân Đồng minh, ngày 5/2/1945, Đức triển khai tàu ngầm U-864 mang theo bản thiết kế động cơ phản lực Jumo 004 cùng hai kỹ sư nhà máy Messerchmitt tới Nhật nhằm giúp nước này phát triển tiêm kích phản lực nội địa. Trên tàu ngầm cũng có tài liệu hướng dẫn phát triển tên lửa đạn đạo V-2 và hai chuyên gia kỹ thuật Nhật Bản.
Ngoài ra, tàu ngầm U-864 còn chở theo hơn 67 tấn thủy ngân lỏng đựng trong 1.857 bình thép để phục vụ chế tạo ngòi nổ. Nhiệm vụ của thuyền trưởng Ralf-Reimar Wolfram là cho tàu U-864 di chuyển về phía bắc, đi vòng qua Na Uy và xuyên qua vùng Bắc Cực thuộc Liên Xô để bàn giao các tài liệu, vật tư này cho Nhật.
Chiếc U-864 thuộc lớp tàu ngầm tuần dương Type IXD2, lớn hơn tàu ngầm Type VII thông thường. Tàu được thiết kế để thực hiện các chuyến tuần tra dài ngày xuyên đại dương, đồng thời sở hữu những khoang chứa hàng lớn. Trước khi lên đường, U-864 được lắp thêm ống thông hơi cho động cơ, yếu tố chưa từng xuất hiện trên tàu ngầm cùng thời, giúp nó lấy không khí mà không cần nổi lên mặt biển.
Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm Đức gặp sự cố ngay khi khởi hành. Sau khi rời Kiel ngày 5/12/1944, tàu bị mắc cạn và buộc phải sửa chữa ở Bergen, Na Uy. Tại cảng này, U-864 chịu thiệt hại nặng hơn do trúng quả bom nặng 5,5 tấn từ oanh tạc cơ Anh.
Không may cho thuyền trưởng Wolfram, hải quân Anh từ lâu đã nắm được phương thức liên lạc giữa các tàu ngầm với bộ chỉ huy Đức. Đến tháng 2/1945, hải quân Anh giải mã được thông tin liên lạc về nhiệm vụ của U-864 và quyết định giăng bẫy.
London quyết định triển khai tàu ngầm HMS Venturer, chiếc đầu tiên thuộc lớp V mới của nước này, nhằm săn lùng và tiêu diệt U-864 ngoài khơi Na Uy. Tàu ngầm Anh chỉ được trang bị 8 ngư lôi so với 20 quả trên tàu U-864, nhưng lại có tốc độ di chuyển 16 km/h khi lặn, nhanh gấp rưỡi đối thủ. Đại úy James S. Launders, chỉ huy HMS Venturer, là người từng đánh chìm 12 tàu mặt nước của phe Trục và tiêu diệt tàu ngầm U-711 của Đức trong tháng 11/1944.

Tàu ngầm Type IXD2, cùng loại với U-864. Ảnh: Wikipedia.
Launders quyết định sử dụng thiết bị định vị thủy âm (sonar) thụ động tầm ngắn thay vì hệ thống sonar chủ động tầm xa ASDIC nhằm bảo đảm yếu tố bí mật, tránh để đối thủ phát hiện tín hiệu từ ASDIC. Tuy nhiên, chỉ huy người Anh không hề biết chiếc U-864 đã bỏ xa ông.
Tàu ngầm Đức may mắn không bị HMS Venturer phát hiện khi động cơ diesel của nó gặp trục trặc và gây tiếng ồn lớn, đe dọa tới khả năng ẩn mình dưới lòng biển. Tuy nhiên, thuyền trưởng Wolfram không biết rằng quyết định quay lại cảng Bergen sửa chữa sẽ đẩy tàu ngầm của ông vào vòng nguy hiểm.
Ngày 9/2, sĩ quan vận hành sonar thụ động trên HMS Venturer thu được tín hiệu âm thanh được cho là từ động cơ diesel của một tàu đánh cá. Launders cho tàu của mình tiếp cận vị trí phát ra âm thanh, sau đó dùng kính tiềm vọng quan sát và phát hiện một vật giống kính tiềm vọng từ xa. Trên thực tế, đây có thể chính là ống thông hơi của tàu U-864. Launders cho tàu HMS Venturer duy trì tình trạng lặn dưới nước, bí mật tiếp cận và bám đuôi tàu ngầm Đức.
Launders dự định đợi tàu ngầm U-864 nổi lên rồi mới phóng ngư lôi tấn công. Tuy nhiên, ống thông hơi cho phép tàu ngầm Đức lặn trong thời gian lâu hơn dự kiến. U-864 bắt đầu di chuyển lắt léo, nhiều khả năng là đã phát hiện ra tàu ngầm Anh. Sau ba giờ truy đuổi, ắc quy trên HMS Venturer bắt đầu hết điện và nó sẽ sớm phải nổi lên mặt biển. Lúc này, chỉ huy Launders quyết định  tấn công tàu ngầm U-864 khi vẫn đang lặn.
Ước lượng độ sâu của tàu ngầm Đức dựa trên độ cao ống thông hơi nhô khỏi mặt nước, Launders tính toán tham số mục tiêu để phóng ngư lôi. Chỉ huy người Anh cho rằng đối phương sẽ phát hiện việc phóng ngư lôi, nên đã tính tới phương án khai hỏa khi đối phương cơ động vòng tránh.
Tàu ngầm HMS Venturer phóng cả 4 ngư lôi mang theo với giãn cách giữa mỗi quả là 17,5 giây, sau đó lặn xuống để tránh bị đối phương phản công. Chiếc U-864 cũng ngay lập tức lặn xuống và cơ động để tránh ngư lôi. Sau 4 phút, nó tránh được ba trong 4 quả ngư lôi.
Tuy nhiên, quả ngư lôi thứ 4 được phóng xuống độ sâu lớn nhất, đánh trúng U-864 và khiến nó gãy làm ba phần. Âm thanh khủng khiếp của tiếng kim loại vỡ và đinh ốc bắn ra tràn ngập hệ thống sonar của HMS Venturer. Tàu ngầm Đức chìm xuống đáy biển ở độ sâu 150 m cùng 73 thủy thủ, kết thúc hoàn toàn chiến dịch tiếp viện cho Nhật của Đức.

Phần đầu và đuôi tàu U-864 dưới đáy biển. Ảnh: Wikipedia.

Theo chuyên gia quân sự Sebastien Roblin, tàu ngầm diesel - điện trong Thế chiến II dành phần lớn thời gian nổi lên mặt nước để chạy động cơ diesel, giúp tạo ra điện nạp ắc quy. Nguồn năng lượng dự trữ từ các bình ắc quy chỉ đủ dùng trong vài giờ, giới hạn khả năng ẩn mình trên biển. Tốc độ khi lặn thời đó cũng chỉ bằng 1/3 tốc độ lúc nổi, nên tàu ngầm chỉ lặn khi phục kích hoặc lẩn tránh tàu địch.
Việc săn lùng tàu ngầm đối phương thời đó cũng gặp nhiều khó khăn khi chưa xuất hiện ngư lôi tự dẫn và các hệ thống cảm biến tối tân. Những tổ hợp sonar bắt đầu trở nên phổ biến, nhưng sonar thụ động có tầm quá ngắn, trong khi sonar chủ động chỉ có thể xác định tham số hướng và cự ly tới tàu ngầm đối phương, không thể xác định độ sâu để tấn công hiệu quả. Bên cạnh đó, sonar chủ động cũng dễ để lộ vị trí và đánh động tàu ngầm đối phương.
Ngư lôi trong Thế chiến II được thiết kế để nổi gần mặt biển, giúp tấn công vào phần sống tàu đối phương. Nó khó có thể điều chỉnh để tấn công mục tiêu ở dưới lòng biển, nhất là khi chỉ huy không có tham số chính xác của đối phương. Bởi vậy, việc HMS Venturer đánh chìm U-864 khi cả hai tàu đang lặn trong lòng biển là một kỳ tích phi thường.
Năm 2003, hải quân Na Uy tìm thấy xác tàu U-864 ở vị trí cách đảo Fedje ba km, khi lượng thủy ngân độc hại đang rò rỉ ra môi trường xung quanh. Sau 15 năm đánh giá rủi ro của việc trục vớt tàu, tới tháng 2/2017, chính phủ Na Uy quyết định phủ lớp cát dày 0,5 m và 160.000 tấn đá lên U-864 để ngăn ô nhiễm.
đăng bởi: v.n.e.x.p.r.e.s.s...n.e.t.

Chỉ còn 48h chạy đua với tử thần: Cách duy nhất để cứu 44 thủy thủ trên tàu ngầm Argentina mất tích

QS |
Chỉ còn 48h chạy đua với tử thần: Cách duy nhất để cứu 44 thủy thủ trên tàu ngầm Argentina mất tích
Tàu ngầm San Juan (Ảnh chụp ngày 2/6/2014)

Các lực lượng cứu hộ chỉ còn lại 2 ngày để tìm kiếm tàu ngầm San Juan trước khi lượng oxy trên tàu cạn kiệt.

Tàu ngầm ARA San Juan của hải quân Argentina đã mất tích trên Đại Tây Dương khi di chuyển từ căn cứ Ushuaia đến thành phố Mar del Plata với 44 thủy thủ. Nước này đã ngay lập tức triển khai chiến dịch tìm kiếm với sự hỗ trợ từ Anh, Mỹ, Brazil, Chile và Uruguay.
Hôm qua, hãng tin Sputnik (Nga) cho biết, Hải quân Mỹ đã triển khai các thiết bị ngầm hoạt động độc lập để tăng cường tìm kiếm tàu ngầm San Juan. Cụ thể, đó là thiết bị Bluefin 12D (Deep) UUV có thể tìm kiếm ở độ sâu 1,5 km trong 30 giờ với tốc độ 5,6 km/giờ.
Ngoài ra, họ sẽ sử dụng 3 thiết bị không người lái Iver 580 UUV, có thể hoạt động trong 14 giờ ở độ sâu khoảng 100 mét. Mỹ cũng đã gửi các thiết bị ngầm đặc biệt khác và 1 máy bay tìm kiếm tới hỗ trợ.
Chỉ còn 48h chạy đua với tử thần: Cách duy nhất để cứu 44 thủy thủ trên tàu ngầm Argentina mất tích - Ảnh 1.
Các sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh trên tàu tuần tra HMS Protector đang hỗ trợ Argentina tìm kiếm tàu San Juan mất tích. (Ảnh: News.com.au)
Theo Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov, thành viên Học viện nghiên cứu và pháo binh Nga, việc sử dụng các loại thiết bị tự hành dưới nước sẽ làm tăng đáng kể cơ hội để tìm ra tàu ngầm.
"Khi chiếc tàu ngầm bị chìm, tất cả thành viên trên tàu đều hi sinh, tất cả các cơ chế đều ngừng hoạt động, việc tìm kiếm tàu ngầm bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm truyền thống trở nên vô dụng. Nếu nó nằm trên mặt đất, các sonar hoạt động cũng khó có khả năng đem lại lợi ích bởi phản hồi của mặt đáy biển không bằng phẳng sẽ giấu kín tàu ngầm.
Vì vậy, cách duy nhất còn lại là phương pháp tìm kiếm thị giác hoặc tìm kiếm thủy âm (hydroacoustic). Đây là những khả năng hiện có của những thiết bị ngầm không người lái, chỉ có những thiết bị này mới làm tăng đáng kể cơ hội tìm ra chiếc tàu ​​ngầm Argentina" - ông Konstantin Sivkov nói.
Theo ông Enrique Balbi, người phát ngôn hải quân Argentina, chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm San Juan đã kéo dài 5 ngày và đang bước vào "giai đoạn quyết định", do lượng oxy trên tàu San Juan có thể sắp hết.
Ông Balbi cho biết, trên tàu ngầm có lượng thực phẩm và nhiên liệu đủ dùng cho 90 ngày, cũng như lượng oxy đủ cho 30 ngày hoạt động nếu nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi tàu ngầm lặn liên tục thì lượng oxy chỉ đủ cho các thành viên thủy thủ đoàn sống sót trong vòng 7 ngày.
Do 5 ngày đã trôi qua kể từ khi tàu ngầm San Juan mất tích nên lực lượng cứu hộ chỉ còn lại 2 ngày để tìm kiếm con tàu này.
San Juan là một trong 3 tàu ngầm của Hải quân Argentina. Tàu ngầm này dài 65 m, rộng 7 m do Đức sản xuất và được nâng cấp từ năm 2007-2014 để có thể kéo dài thời gian hoạt động thêm 30 năm.
Vị trí cuối cùng của tàu San Juan trước khi mất tích được xác nhận là ở cách bờ biển phía nam của Argentina khoảng 432 km vào sáng sớm ngày 15/11.
Bộ Quốc phòng Argentina cho biết cơ quan này đã nhận được 7 cuộc gọi vệ tinh thất bại vào cuối buổi sáng và đầu buổi chiều ngày 18/11 với thời lượng kéo dài từ 4-36 giây và nghi rằng đây có thể là tín hiệu phát đi từ tàu ngầm San Juan.
Tuy nhiên, hy vọng về cơ hội sống sót của 44 người trên tàu ngầm San Juan ngày càng ít đi khi giới chức hải quân Argentina thông báo, các cuộc gọi vệ tinh mà Bộ Quốc phòng nước này nhận được có thể không phải từ tàu ngầm mất tích.
Tới ngày 20/11, hệ thống định vị sóng âm (sonar) trên hai tàu tìm kiếm phát hiện các âm thanh như dùng đồ vật đập vào thân tàu ngầm. Vị trí thu tiếng ồn là ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 360 km, ở độ sâu 200 m.
Song, mới đây, kết quả phân tích cho thấy những âm thanh này không đến từ tàu ngầm San Juan
"Tiếng ồn được các chuyên gia phân tích và kết luận không bắt nguồn từ việc dùng đồ vật đập vào thân tàu ngầm như truyền thông đưa tin. Tiếng ồn dường như bắt nguồn từ một "sinh vật sống" - Hãng tin AP dẫn lời Enrique Balbi, người phát ngôn hải quân Argentina cho hay.

theo Trí Thức Trẻ

Nga kết thúc giai đoạn tích cực hoạt động quân sự ở Syria

Ngày 21/11, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Valery Gerasimov, khẳng định giai đoạn Moskva hoạt động quân sự tích cực ở Syria đã kết thúc, sau khi giúp đảm bảo chủ quyền của Syria và khôi phục cuộc sống hòa bình tại quốc gia này.

Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga,  Tướng Valery Gerasimov (trái). Ảnh: EPA/TTXVN
Theo hãng tin Sputnik, phát biểu tại một cuộc họp 3 bên với Chỉ huy Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang các nước Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại thành phố Sochi, Tướng Gerasimov nhấn mạnh nhờ những nỗ lực chung, Nga và các bên đã đạt được nhiều thành quả ở Syria, dù vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết. 

Bên cạnh đó, ông Gerasimov cho rằng "điều quan trọng là duy trì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, chấm dứt cuộc nội chiến, tạo điều kiện cho việc khôi phục hòa bình và tạo điều kiện cho những người tị nạn quay trở về nước".  

Cũng trong khuôn khổ cuộc họp trên, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu ba nước Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí các biện pháp nâng cao phối hợp hành động ở khu vực giảm căng thẳng ở Idlib (Ít-líp) của Syria, đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tiêu diệt hoàn toàn các nhóm khủng bố còn sót lại trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.   

* Trong một diễn biến cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng Washington thường xuyên lợi dụng các nhóm khủng bố tại Syria để phục vụ cho mục tiêu của mình.   

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, hiện Moskva và Washington đã xúc tiến việc hợp tác khá bền vững trong vấn đề Syria, song còn có trở ngại lớn liên quan đến lập trường đối với các tay súng khủng bố và cực đoan. 

Ông Lavrov khẳng định có luồng thông tin cho rằng Mỹ lợi dụng các nhóm cực đoan phục vụ cho mục tiêu của mình thay vì cô lập và tiêu diệt chúng. 

Ngoại trưởng Nga cũng thông báo kế hoạch tiến hành các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ trong một vài ngày tới để thảo luận về tình hình Syria.

TTXVN/Báo Tin tức

Indonesia bắt giữ Chủ tịch Hạ viện trong đại án tham nhũng 170 triệu USD

Chủ tịch Hạ viện Indonesia Setya Novanto đã bị Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của quốc gia này bắt giữ để điều tra về cáo buộc đã biển thủ tới 170 triệu USD công quỹ.
 >> Indonesia truy bắt Chủ tịch Quốc hội vì nghi tham nhũng 170 triệu USD


Chủ tịch Hạ viện Indonesia Setya Novanto bị bắt với cáo buộc liên quan tới việc biển thủ công quỹ 170 triệu USD
Chủ tịch Hạ viện Indonesia Setya Novanto bị bắt với cáo buộc liên quan tới việc biển thủ công quỹ 170 triệu USD
Việc bắt giữ Chủ tịch Hạ viện Indonesia Setya Novanto diễn ra vào đêm ngày 19-11 và do lực lượng của Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng là Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia (KPK) tiến hành. Lệnh bắt giữ ông Setya Novanto được phát đi từ ngày 17-11, song do ông này nhập viện vào ngày 16-11 với lý do “tai nạn xe hơi” nên chưa được tiến hành. Tuy nhiên, ngay sau khi bác sĩ xác nhận ông Setya Novanto “không cần điều trị tại bệnh viện nữa”, lực lượng KPK đã lập tức tiến hành bắt giữ vị Chủ tịch Hạ viện trong trạng thái sức khỏe bình thường.
Trước khi bắt giữ ông Setya Novanto, các nhân viên KPK đã khám xét đột xuất nhà riêng của ông ở phía Nam Thủ đô Jakarta. Các nguồn tin cho biết, nhân viên KPK đã tịch thu một vali gồm tài liệu, các hồ sơ và hình ảnh của hệ thống camera giám sát ngôi nhà của ông Setya Novanto.
Vụ bê bối tham nhũng liên quan tới ông Setya Novanto vỡ lở từ khá lâu sau thời gian dài điều tra, Chủ nhiệm KPK Agus Rahardjo hồi trung tuần tháng 7 vừa qua đã tuyên bố, KPK đã có đủ bằng chứng cho thấy ông Setya Novanto tham gia vào vụ biển thủ tới 1/3 số tiền thực hiện dự án chứng minh nhân dân điện tử (e-ID) trong thời gian từ năm 2011 đến 2012. Dự án này có tổng chi phí khoảng 440 triệu USD và 1/3 số tiền, tức khoảng 170 triệu USD, đã bị các quan chức như ông Setya Novanto biển thủ.
Dự án e-ID là chương trình thẻ chứng minh nhân dân điện tử quốc gia triển khai ở Indonesia để thay thế cho các giấy tờ liên quan tới quản lý dân cư kiểu cũ. Các khoản tiền trị giá từ 5.000 USD đến 5,5 triệu USD phát sinh từ việc đội giá chi phí làm thủ tục đã bị giới chức Quốc hội biển thủ và chia nhau.
Hiện KPK đang khẩn trương điều tra đại án tham nhũng liên quan đến một mạng lưới gồm khoảng 80 đối tượng và một số công ty lợi dụng việc đưa hệ thống căn cước điện tử trị giá 440 triệu USD để biển thủ số tiền ngân sách rất lớn. Nhiều nhân vật chủ chốt trong liên minh cầm quyền bị cáo buộc dính líu vào vụ bê bối biển thủ công quỹ hơn 170 triệu USD này, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Novanto cùng khoảng 40 thành viên và cựu thành viên của Ủy ban Phụ trách vấn đề nhà ở. Trong số các “VIP” bị tố “dính chàm” có cả Bộ trưởng Tư pháp Yasonna Laoly và cựu Bộ trưởng Nội vụ.
Ông Setya Novanto từ trước tới nay vẫn lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc nhằm vào mình cũng như không trình diện theo lệnh triệu tập để thẩm vấn trong vài tháng gần đây với các lý do như ốm, phẫu thuật tim… và mới đây là bị “tai nạn ô tô”. Trước khi ông Setya Novanto bị bắt vài ngày, luật sư riêng của ông cũng đã gửi đơn kháng án trước phiên xét xử cáo buộc tham nhũng đối với ông, dự kiến sẽ diễn ra ngày 30-11 tới tại Tòa án quận Nam Jakarta.
Trước cáo buộc biển thủ công quỹ trong dự án e-ID, ông Setya Novanto từng xin từ chức vào tháng 12-2015 sau khi thừa nhận việc đòi chia cổ phần của chi nhánh Tập đoàn Khai khoáng Mỹ Freeport-McMoRan tại nước này.
Ông Setya Novanto bị tố cáo đã đòi Freeport-McMoRan phải “chia chác” số tiền lên tới hàng chục triệu USD, song do không bị truy tố sau đó nên ông đã được tái bổ nhiệm làm Chủ tịch Hạ viện. Tuy nhiên, theo giới quan sát tại Indonesia, Setya Novanto lần này không còn gặp may bởi đã có những bằng chứng về việc ông đóng vai trò then chốt trong đại án tham nhũng 170 triệu USD.
Theo Hoàng Tuấn
An ninh thủ đô

Lộ diện vũ khí ‘quái thú tăng biển’ vượt mặt cả 'ông trùm' vũ khí thế giới

author 21:00 21/11/2017

(VietQ.vn) - Xe tăng VN18 được mệnh danh là "quái thú tăng biển" mạnh nhất thế giới hiện nay do Trung Quốc chế tạo. Vũ khí này vừa có thể chạy đường bộ vừa có thể lướt trên mặt nước nhanh nhất thế giới.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã công bố loại xe tăng lưỡng dụng mạnh nhất thế giới của nước này, có khả năng di chuyển với tốc độ cao cả trên mặt đất và mặt nước. 
Theo CCTV, với tốc độ tối đa 65 km/giờ trên mặt đất và 30km/giờ trên mặt nước, thiết giáp mang tên VN18 này là loại xe tăng nhanh nhất thế giới.
Vũ khí này nặng 26,5 tấn trang bị một súng thần công 30mm, một súng máy 7,62mm và một tên lửa chống tăng cùng nhiều lựu đạn khói, có khả năng chở 3 người lái và 11 binh sĩ. Đây là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp binh khí Trung Quốc (Norinco).
Xe tăng VN18- vũ khí ‘quái thú tăng biển’ mạnh nhất thế giới vừa lộ diện - ảnh 1

Xe tăng VN18 là vũ khí do Trung Quốc chế tạo vượt mặt cả ông chùm vũ khí thế giới. Ảnh: ANTĐ 

Trả lời phỏng vấn của CCTV, ông Trương Văn Huy - Phó Tổng quản lý của Tập đoàn Norinco đánh giá: "Chỉ có Trung Quốc và Mỹ mới sở hữu các phương tiện tấn công lưỡng dụng mạnh như VN18. Mặc dù Mỹ có những phương tiện này song họ không trang bị cho quân đội. Họ đã tìm cách phát triển các phương tiện nhanh hơn của chúng tôi song đã thất bại".
Quảng cáo về phương tiện này, một quan chức khác của Norinco cho rằng “ở trên mặt nước, xe tăng VN18 giống như một chiếc ô tô chạy với tốc độ 120km/giờ trên đường cao tốc”. Ngoài ra, phương tiện này còn có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và chống lại sức gió lên tới 6m/s.
VN18 là phiên bản sửa đổi của ZTD05 Light Tank, được phát triển từ năm 2000 đến năm 2005. Được biết Norinco là một trong những tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc, chuyên sản xuất phương tiện như xe tăng, thiết giáp, thiết bị quang - điện tử, chất nổ và súng, đạn.
Tập đoàn này đã cho ra đời nhiều sản phẩm như vũ khí có độ chính xác cao, hệ thống phòng không và chống tên lửa, cũng như vũ khí bộ binh, các loại khí tài hạng nặng như xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, pháo phản lực phóng loạt, tên lửa chống tăng có điều khiển, trực thăng tấn công, pháo hạm và cả máy bay không người lái mang tên lửa thông minh.

Xe tăng VN18- vũ khí ‘quái thú tăng biển’ mạnh nhất thế giới vừa lộ diện - ảnh 2Tàu ngầm dù đã chiến đấu 30 năm nhưng vẫn mạnh 'chết khiếp' nhờ vũ khí bất bại(VietQ.vn) - Tàu ngầm San Juan là vũ khí của Argentina vừa bị mất tích ngoài khơi Đại Tây Dương. Đây là vũ khí đã hoạt động được 30 năm có lượng giãn nước đi nổi là 2140 tấn.
Việc công bố loại vũ khí này đúng vào thời điểm Trung Quốc đang tăng cường đầu tư cho quân đội hướng tới xây dựng Quân đội Trung Quốc mang tầm cỡ thế giới, nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ quân sự với phương Tây.
Theo các chuyên gia quân sự, ngoài việc khoe tiềm lực quốc phòng, đoạn băng ghi hình của còn nhằm mục đích tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mua các loại vũ khí Trung Quốc và tất nhiên không phải xe tăng VN18.
An Dương (T/h)

Mỹ: Cháy nhà ở San Jose, 3 người gốc Việt chết, 1 người nguy kịch

SGGPO
Tờ Mercury News ngày 20-11 cho biết một vụ hỏa hoạn chưa rõ nguyên nhân đã xảy ra tại một gia đình gốc Việt ở thành phố San Jose, bang California (Mỹ) vào rạng sáng 18-11, làm 3 người chết và 1 người nguy kịch.
Mỹ: Cháy nhà ở San Jose, 3 người gốc Việt chết, 1 người nguy kịch

Sở Cứu hỏa San Jose đã được gọi báo về vụ cháy ở khu nhà 2 tầng loại “fourplex” ở ngoại ô thành phố lúc 4 giờ 57 phút sáng 18-11.
Chỉ huy Sở Cứu hỏa Mike Van Elgort cho biết gần 100 lính cứu hỏa đã có mặt tại ngôi nhà chìm trong khói lửa ở tầng 2 với nhiều người đang bị mắc kẹt bên trong. Lính cứu hỏa đã lao vào trong căn nhà đang cháy để đưa 4 người ra. Trong đó có 3 người ở cùng 1 phòng. Tuy nhiên, 2 người đã tử vong tại chỗ và 1 người qua đời tại bệnh viện.
Ba người thiệt mạng gồm bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, 49 tuổi; người con trai cả là Tưởng Lê, 21 tuổi, đang học năm thứ 3 ngành kỹ sư cơ khí tại Đại học San Jose và con gái Yvone Lê, 14 tuổi, đang học lớp 10.
Theo điều tra ban đầu, ngọn lửa bắt nguồn từ nhà bếp nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân cháy.
Theo đại diện cảnh sát thì ngôi nhà này có gắn báo cháy nhưng chưa biết chắc là hệ thống này có hoạt động hay không.
Các nhân chứng cho biết người duy nhất sống sót trong vụ cháy là ông Khoa Lê bị bỏng rất nặng và hiện vẫn hôn mê. Y tá cho biết ông Khoa đã có tín hiệu tốt và có thể nghe được những gì họ nói, dù chưa thể trả lời. Gia đình ông Khoa Lê có 4 người gồm 2 vợ chồng và 2 con.
NGUYÊN KHANG

Trung Quốc quật ngã "hổ lớn" đầu tiên sau Đại hội 19

Thủy Thu |
Trung Quốc quật ngã "hổ lớn" đầu tiên sau Đại hội 19
Ông Lỗ Vĩ (cà vạt đỏ) vừa bị bắt giữ điều tra do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Ông Lỗ Vĩ, cựu Phó trưởng Ban tuyên truyền trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị điều tra do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Cụ thể, Tân Hoa Xã thông báo, cựu Phó trưởng Ban tuyên truyền trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Lỗ Vĩ (sinh năm 1960, người gốc An Huy) vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, hiện đang chịu sự điều tra của tổ chức. Vi phạm kỷ luật là cụm từ để chỉ hành vi tham nhũng tại Trung Quốc.
Với động thái này, Lỗ Vĩ trở thành quan chức cấp bộ đầu tiên "ngã ngựa" sau Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc CCDI tiết lộ, có đến hơn 6.000 quan chức bị kỷ luật do vi phạm quy định về chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Hồi cuối tháng 10, phát biểu trong lễ khai mạc Đại hội ĐCSTQ khóa 19 tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, cuộc chiến chống tham nhũng đã tạo ra thế và lực để phát triển.
Ông Tập cũng khẳng định sẽ nỗ lực "giành lấy thắng lợi áp đảo trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng" dù tình hình thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

theo Trí Thức Trẻ

Học sinh Hà Nội đoạt 4 giải quốc tế về thiên văn học

0 Duy Anh
ANTD.VN - Thiên văn học và vật lý thiên văn là môn học không nằm trong chương trình giáo dục của Việt Nam nhưng học sinh Hà Nội vẫn đoạt 4 giải Olympic quốc tế ngày 21-11.
Ngày 21-11, tin vui từ đội tuyển học sinh Hà Nội đang có mặt tại Thái Lan tham dự Olympic quốc tế thiên văn học và vật lý thiên văn năm 2017 báo về cho biết, đội tuyển đã xuất sắc giành được 4 giải.

Hai học sinh đoạt Huy chương Bạc gồm Trần Đức Huy, Nguyễn Tiến Nhân; hai học sinh giành giải khuyến khích gồm Lê Hồng Long và Trần Quang Thành. Cả 4 em đều là học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
ảnh 1
Đoàn học sinh Hà Nội xuất sắc đoạt 4 giải bộ môn chưa được học trong chương trình giáo dục Việt Nam
Thành tích của học sinh Hà Nội thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các thành viên trong đội tuyển, bởi đây là môn học không có trong chương trình giáo dục của học sinh Việt Nam từ trước tới nay.
Hầu hết học sinh chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực thiên văn học và vật lý thiên văn. Vì vậy, kết quả này sẽ tạo động lực rất lớn cho các em học sinh tìm hiểu lĩnh vực này.
Được biết, đây là năm thứ hai học sinh Việt Nam đăng ký tham dự Olympic quốc tế thiên văn học và vật lý thiên văn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức đoàn học sinh gồm 5 em đăng ký tham dự cuộc thi này. Thạc sĩ vật lý Dương Công Thịnh, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) là trưởng đoàn.
Olympic quốc tế thiên văn học và vật lý thiên văn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại Thái Lan với sự tham gia của 21 quốc gia. Năm nay là năm thứ 9 cuộc thi này được tổ chức, thu hút 44 quốc gia tham dự.
Năm 2016 - năm đầu tiên tham dự cuộc thi này, học sinh Hà Nội cũng đã xuất sắc giành 1 Huy chương Bạc và 4 giải khuyến khích. Đáng chú ý, cả 5 thành viên năm trước cũng là học sinh của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và đều học lớp 11. 
Các thành viên của đội tuyển sẽ về tới Hà Nội vào tối mai, 22-11-2017.

Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo "mũm mĩm"

Y.J, Theo Trí Thức Trẻ 00:03 22/11/2017

Xuất hiện trong Bạn muốn hẹn hò số 330, cặp đôi của thầy giáo Vật lý Bảo Long cùng cô giáo tiểu học Phương Dung đã khiến nhiều người chú ý vì sự dễ thương và những tình huống hơi khó xử xuất hiện ngay từ phút đầu.

Bạn muốn hẹn hò là một chương trình mai mối trên sóng truyền hình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ khán giả. Mỗi tập sẽ có những cặp đôi được chương trình ghép đôi và họ sẽ cùng nhau chuyện trò, hỏi han trên sân khấu trước khi bấm nút quyết định hẹn hò. Bên cạnh những cặp đôi đã tay trong tay hạnh phúc ra về thì cũng có những cặp đôi vì nhiều khác biệt mà một trong hai từ chối bấm nút.
Trong tập phát sóng mới nhất tối hôm qua (20/1), cư dân mạng đã dành nhiều sự chú ý cho một cặp đôi mà cả chàng trai lẫn cô gái đều là giáo viên. Đặc biệt, trong đoạn teaser được tung lên trước đó, chàng trai đã chia sẻ vì mình mập nên muốn tìm bạn gái thon thả một chút, trong khi đó cô gái cũng khá mũm mĩm. Tình huống hơi "tréo ngoe" này khiến khán giả vô cùng tò mò kết quả cuối cùng của cuộc mai mối sẽ ra sao.
Cụ thể hơn một chút, xuất hiện trong tập này là chàng trai tên Quí Bảo Long, sinh năm 1988 hiện đang sống tại TP.HCM. Bảo Long là giáo viên dạy Lý ở một trung tâm. Ấn tượng đầu tiên về anh chàng 29 tuổi này là một nụ cười rất hiền và phúc hậu. Về ưu điểm thì Bảo Long biết làm việc nhà, ngăn nắp gọn gàng và trầm tĩnh, biết thông cảm với mọi người. Còn khuyết điểm của Bảo Long chính là có phần hơi khô khan, hay quên nữa.
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 2.
Bảo Long là một thầy giáo 29 tuổi đến từ TP.HCM
Cuộc tình cuối cùng của Bảo Long đã diễn ra cách đây hơn 3 năm, và kể từ đó anh chàng cũng chưa yêu thêm ai vì môi trường làm việc nữ thì ít mà nam thì nhiều. Đến với chương trình, Bảo Long chia sẻ vì bản thân anh khá mập nên muốn tìm một người bạn thon thả một chút.
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 3.
Và đây chính là lúc một tình huống "tréo ngoe" xảy ra khi Phương Dung - người được ghép đôi với anh lại là một cô gái "không được thon thả cho lắm".
Phương Dung năm nay 25 tuổi, hiện đang là một cô giáo tiểu học, sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Ngay từ khi nghe người bạn trai ngồi bên kia tấm màn chia sẻ về hình mẫu lý tưởng của anh, Phương Dung đã phải che mặt ngại ngùng vì cô nàng sở hữu một ngoại hình hơi mũm mĩm. Thế nhưng, bên cạnh sự "hơi tròn một tí" ấy, Phương Dung lại là một cô gái vô cùng dễ thương.
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 4.
Phương Dung - cô giáo tiểu học 25 tuổi có ngoại hình "hơi tròn một tí"
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 5.
Ngay khi nghe Bảo Long chia sẻ về hình mẫu "thon thả", Phương Dung đã che mặt ngại ngùng
Phương Dung tự nhận tính cách của cô rất nhiệt tình, hết mình vì bạn bè, hiếu thảo với bố mẹ và chung thủy. Trong khi đó, nhược điểm của cô lại là suy nghĩ hơi đơn giản và rất thẳng tính. Cũng đã 2 năm rồi Phương Dung chưa yêu ai do thời gian đi làm và dạy thêm nhiều, hơn nữa không tìm hiểu được ai thích hợp để tiến tới. Hình mẫu của cô giáo 25 tuổi này không phải ai khác mà chính là bố của cô. Cô cũng đã đưa bố đến trường quay để chọn con rể tương lai.
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 6.
Bố mẹ của Phương Dung
Mặc dù không phù hợp với khoản hình mẫu lý tưởng nhưng Bảo Long và Phương Dung lại có vô số sở thích cũng như suy nghĩ chung. Cả hai cùng thích đọc sách, cùng thích nghe nhạc nhẹ, cùng thẳng tính và đặc biệt là rất thích nghề nghiệp của nhau. Hai người đã có những giây phút trò chuyện thân mật và dường như đã tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn.
Thậm chí cả hai cũng đã vượt qua được vòng nhận xét của phụ huynh luôn khi bố mẹ của Phương Dung tỏ ra rất ưng ý với chàng trai thật thà, phúc hậu này, còn chú thím của Bảo Long cũng cho rằng cả hai đều là giáo viên thì sẽ chia sẻ được nhiều điều với nhau.
Video tạm dừng
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 8.
Kết quả cuối cùng tất nhiên là một happy-ending khi cả hai cùng quyết định bấm nút đồng ý. Một sự cố kỹ thuật nho nhỏ khiến đèn đỏ của Phương Dung không sáng thậm chí còn khiến cô hốt hoảng nói ngay: "Em có bấm mà!". Rất may là cuối cùng mọi chuyện đã được giải quyết, một trái tim to đùng trên sân khấu như lời chúc phúc đầu tiên dành cho Phương Dung và Bảo Long vậy.
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 9.
Một vấn đề nho nhỏ xảy ra khiến nhiều người cho rằng cả hai đã không tìm được tiếng nói chung...
Bạn muốn hẹn hò: Thầy giáo muốn tìm bạn gái thon thả gặp đúng cô giáo mũm mĩm - Ảnh 10.
Nhưng thật may, tất cả chỉ là sự cố kỹ thuật mà thôi!
Câu chuyện hơi "éo le" nhưng cực dễ thương của cặp đôi giáo viên này đã nhận được rất nhiều bình luận thú vị từ cư dân mạng. Tất cả đều dành lời khen cho sự đáng yêu của cả hai và cho rằng hai người rất dễ thương. Dù là tính cách thật thà, hiền lành của thầy giáo Bảo Long hay vẻ ngoài mũm mĩm mà xinh xắn của cô giáo Phương Dung đều gây ấn tượng tốt. Nhiều người còn cho rằng có lẽ đây chính là minh chứng tốt nhất cho câu "ghét của nào trời trao của ấy" trong truyền thuyết!

‘Tấn công sóng âm’ chỉ là chuyện hoang đường’

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Kết thúc phiên thảo luận trực tuyến đầu tiên liên quan đến cái gọi là các "cuộc tấn công sóng âm" mà Mỹ cho là ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao làm việc tại La Habana, ngày 15/11, các nhà khoa học Cuba và nước ngoài đã đưa ra bằng chứng khoa học khẳng định không thể có loại sóng âm nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như Washington cáo buộc.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez
Theo các nhà khoa học Cuba và quốc tế, việc tiến hành các cuộc "tấn công sóng âm" nhằm vào một số đối tượng cụ thể như giả định của phía Mỹ mà không bị phát hiện hay gây ảnh hưởng đến nhóm người quy mô lớn hơn là điều không thể.
Khác thường
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng 24 nhân viên ngoại giao nước này cùng gia đình họ tại Cuba có triệu chứng buồn nôn, đau đầu, mất thăng bằng, mất thính lực, đau mặt và bụng, suy giảm trí nhớ và tổn thương não sau khi bị ảnh hưởng bởi các "vụ tấn công sóng âm".
Giáo sư, nhà thính học Colleen LePrell thuộc Đại học Texas cho biết ông chưa từng biết về vụ tấn công bằng "sóng âm" như vậy và việc một người đột ngột mất thính lực mà nguyên nhân là do "sóng âm" là điều khác thường.
Liên quan đến 14 mẫu ghi âm âm thanh mà giới chức Mỹ cung cấp, các nhà khoa học cho rằng những mẫu âm thanh này tương tự như âm thanh do con dế hay ve sầu phát ra. Giáo sư, nhà vật lý học Carlos Barcelo thuộc Ủy ban các chuyên gia Cuba, đơn vị có nhiệm vụ điều tra vụ việc trên, cho rằng cường độ âm thanh của những mẫu này không đủ mạnh để gây mất thính lực bởi chúng chưa tới 90 decibel trong khi âm thanh phải có cường độ lớn hơn 100 decibel mới gây tác động tiêu cực.  Đồng quan điểm trên,  Giáo sư Jose Manuel Villar  cho rằng cả 14 mẫu âm thanh này không đủ cường độ để gây tổn hại tới sức khỏe con người như phía Mỹ cáo buộc. Trong khi đó, nhà tâm lý học Andrew Oxenham thuộc Đại học Minnesota khẳng định một thiết bị sóng âm không thể gây hại bởi không đủ cường độ để tác động đến tai con người dẫn tới mất thính lực.

Đại sứ quán Mỹ tại Cuba
Cáo buộc xấu
Phiên thảo luận trực tuyến trên nằm trong khuôn khổ diễn đàn trực tuyến kéo dài hai ngày 15-16/11 do Ủy ban các chuyên gia Cuba tổ chức. Ủy ban này đã mời các nhà khoa học tham gia nhằm trao đổi những thông tin và ý kiến của cộng đồng khoa học quốc tế hay những người quan tâm liên quan về cái gọi là các “cuộc tấn công sóng âm” mà Mỹ giả định đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe các nhà ngoại giao nước này làm việc tại La Habana.
Vụ việc đã khiến quan hệ ngoại giao trở nên căng thẳng. Tới tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Cuba tại Mỹ, cho dù tới tháng 6, phía Mỹ mới cử đoàn phối hợp điều tra đầu tiên tới Cuba. Washington cho đến nay chưa hề công bố bất kỳ bằng chứng nào, song đã chính thức gọi vụ việc trên là các cuộc “tấn công sóng âm” và tiến hành hàng loạt biện pháp làm leo thang căng thẳng song phương, bao gồm cả việc rút 60% số nhân viên tại Đại sứ quán của mình ở La Habana về nước và trục xuất tổng cộng 15 nhân viên của Đại sứ quán Cuba tại Mỹ. Washington còn đưa ra cảnh báo đi lại tới Cuba đối với công dân Mỹ.
đăng bởi: b.a.o.p.h.a.p.l.u.a.t...v.n.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH