CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/k (Tàu chiến)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đó là nhận định của ông Bryan Clark, chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích đánh giá chiến lược và ngân sách quốc phòng (CSBA).
(An ninh quốc phòng) -
Hải quân Mỹ cho rằng, phát triển công nghệ tàu không người lái (USV) sẽ
làm thay đổi phương thức và chiến thuật tác chiến hải quân trong tương
lai.
Hải quân Mỹ nỗ lực phát triển công nghệ USV
Ngày 5-10, hải quân Mỹ tuyên bố lĩnh vực nghiên cứu công nghệ tàu không người lái (USV) đã thu bước đột phá quan trọng, nó không chỉ có khả năng bảo vệ chiến hạm bên mình, mà còn có khả năng tự động tấn công tàu chiến của đối phương.
Tháng 8-2014, hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tác chiến theo kiểu “bầy ong” cho USV với tổng cộng có 13 chiếc tham gia, trong đó có 5 chiếc sử dụng điều khiển tự động, 8 chiếc còn lại sử dụng phương thức điều khiển từ xa.
Sau khi những tàu này nhận được cảnh báo đe dọa từ máy bay trực thăng, dựa vào radar và thiết bị cảm biến hồng ngoại để tìm kiếm mục tiêu, sau khi dùng phương thức tác chiến “bầy đàn” để hoàn thành một loạt các hành động di chuyển phức tạp, thực hiện bao vây và ngăn chặn các tàu thuyền khả nghi, bảo vệ an toàn cho tàu thuyền bên mình rời khỏi hiện trường, kết thúc nhiệm vụ tác chiến.
Ý nghĩa của tên gọi “chiến thuật bầy ong” tức là sử dụng nhiều tàu cao tốc cùng tấn công một tàu chiến cỡ lớn của đối phương, giống như ong tạo thành đàn rồi đồng loạt tấn công một mục tiêu. Tấn công kiểu này có đặc điểm nhanh chóng, cơ động và tập trung, khiến đối phương không thể đối phó được.
Để thực hiện chiến thuật tấn công “bầy ong”, yêu cầu tàu không người lái phải hoàn thành việc tấn công trong điều kiện thao tác tự động, tức là ngoài yếu tố thông tin hoá ra còn phải tăng thêm khả năng tự động hoá, bao gồm khả năng xử lý thông tin tự động tốc độ cao và khả năng lập trình tự động đường đi có độ chính xác cao.
Yêu cầu của chiến thuật này là các tàu không người lái phải được cung cấp yếu tố kiểm soát chỉ huy, nhận biết tình hình, khả năng chia sẻ thông tin và liên lạc cực nhanh trong khi hành động. Với những yêu cầu như trên, có thể thấy công nghệ điều khiển và tự động hóa các USV này khó đến mức nào.
Theo tiết lộ của hải quân Mỹ, tàu tuần tra bình thường cần 3 đến 4 người điều khiển, nhưng sau khi được lắp đặt hệ thống CARACaS và hệ thống bảo vệ sự cố tự động, một người có thể điều khiển được tới 20 chiếc USV.
Tàu không người lái khác với máy bay không người lái (UAV) ở chỗ, USV có tính chủ động nhất định, chứ không cần con người phải đưa ra câu lệnh cho từng hành động một.
Lật lại sự kiện tàu khu trục DDG-67 “USS Cole” bị khủng bố tấn công vào tháng 10 năm 2000. Một tàu cỡ nhỏ chất đầy thuốc nổ đột ngột đâm thẳng vào tàu khu trục này, khi nó đang neo đậu tại cảng Aden của Yemen khiến 17 người chết, 39 người bị thương.
Bắt đầu từ đó hải quân Mỹ đã tập trung sức lực để nghiên cứu và phát triển công nghệ tàu không người lái, nhằm trước hết là hỗ trợ cho việc bảo vệ an toàn cho các tàu chiến của Mỹ.
Hải quân Mỹ cho rằng, tàu không người lái dựa trên tự động hoá mạng lưới sẽ phát huy được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tàu chiến hải quân, cảng biển, và các công trình trên biển, tránh được các vụ tấn công tương tự như sự kiện tàu “USS Cole”.
Ngoài ra, nó còn có thể giúp cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ hải quân và trang bị tránh được các rủi ro tương tự, một mặt có thể tránh được thương vong cho nhân viên, mặt khác tạo điều kiện tốt hơn trong thực hiện các nhiệm vụ khác.
Xu hướng phát triển công nghệ USV của hải quân Mỹ
Hai mươi năm qua, trang bị không người lái, đặc biệt là ứng dụng không người lái trong lĩnh vực quân sự đã có bước phát triển mạnh và nhanh chóng, kinh phí đầu tư của các nước vào công nghệ tàu không người lái cũng tăng dần theo từng năm.
Trên toàn thế giới, nghiên cứu trong lĩnh tàu không người lái hiện nay chủ yếu tập trung vào hơn 10 quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Israel, Nhật Bản. Các USV có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, vẽ biểu đồ vật lý, chống thủy lôi, an ninh hàng hải và thử nghiệm huấn luyện.
Tính đến thời điểm hiện tại, thời gian mà hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm hệ thống CARACaS đã kéo dài 8 năm. Giai đoạn tiếp theo, họ sẽ phải tổ chức đồng loạt nhiều USV cùng tham gia thử nghiệm các hoạt động tác chiến hợp đồng phức tạp hơn.
Tóm lại, phương hướng phát triển trong tương lai của công nghệ tàu không người lái sẽ tập trung vào những mặt sau:
Thứ nhất là tiếp tục tăng cường tự động hoá về phối hợp tác chiến USV.
Nâng cao khả năng tự động hóa nhằm giảm thiểu số lượng kỹ thuật viên điều khiển, xây dựng mạng lưới tàu thuyền an toàn, có khả năng cơ động độc lập, sẵn sàng nhận lệnh và khả năng loại bỏ mọi trở ngại. Đây là lĩnh vực quan trọng trong ý tưởng xây dựng sức mạnh tàu không người lái tương lai của hải quân Mỹ.
Do tàu không người lái hoạt động ở môi trường trên mặt nước vô cùng phức tạp, không chỉ bao gồm các chướng ngại vật cố định, mà còn phải chịu ảnh hưởng của tình hình biển cả và sự lưu thông của các tàu thuyền khác, chính vì thế yêu cầu về điều khiển tự động hoá là rất cao.
So với hệ thống không người lái khác, ngoài vấn đề công nghệ mà mọi hệ thống không người lái chưa giải quyết được như thiết bị cảm biến, kết nối thống tin với số liệu và công nghệ động cơ, tự động hoá cao là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến phát triển của tàu không người lái trong tương lai.
Vấn đề thứ hai là nâng cao thêm một bước khả năng hành trình liên tục.
Cùng với việc phát triển theo hướng đa nhiệm như trinh sát theo dõi, chống thuỷ lôi, chống ngầm của tàu cao tốc không người lái, thì yêu cầu khả năng hành trình liên tục của nó đòi hỏi ngày một cao hơn. Tuy nhiên, do đòi hỏi phải cân bằng về mặt tốc độ, chống chịu sóng gió, tải trọng hữu hiệu và động cơ, nên đã hạn chế khả năng hành trình liên tục của loại tàu này.
Do đó, hải quân Mỹ sẽ lấy nâng cao tải trọng nhiên liệu hữu ích làm một trong những mục tiêu phát triển của loại công nghệ này, đồng thời họ cũng đang nghiên cứu phương thức chuyển hoá năng lượng mặt trời, năng lượng sóng để cung cấp năng lượng liên tục cho tàu không người lái.
Ngoài ra, vũ khí hoá cũng sẽ trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển tàu không người lái tương lai.
Giống như quá trình phát triển của máy bay không người lái (UAV) mấy năm trở lại đây, tàu không người lái rất có thể cũng sẽ được trang bị khả năng tấn công chống ngầm, có thể phóng ngư lôi hoặc vũ khí chống thủy lôi cỡ nhỏ.
Vai trò của USV trong chống thủy lôi sẽ tiếp tục được mở rộng, khiến nó có thể hoàn thành nhiệm vụ hiện đang do máy bay trực thăng có người lái và hệ thống chống thuỷ lôi đang đảm nhiệm. Tàu không người lái còn có thể ứng dụng vào lĩnh vực tác chiến điện tử, giúp đỡ tàu chiến thu hút hoặc đánh lừa đối phương.
(Theo Đất Việt)
Xu hướng của Hải quân Nga: Nhỏ nhưng có võ
Xu hướng phát triển công nghệ hải quân
Xu hướng phát triển của hải quân thế giới sẽ ra sao?(Kỳ 1)
Friday, 21/09/2012, 15:03:00 PM
Các xu hướng phát triển hải quân trên thế giới đang hiện rõ rệt.
Trận đánh
hải quân đích thực cuối cùng, trận hải chiến Philippines, đã diễn ra
gần 68 năm trước. Hải quân Mỹ hồi đó đã đánh gục hẳn hạm đội Nhật Bản.
Từ đó, các cuộc tấn công từ các tàu chiến hoàn toàn nhằm vào các mục
tiêu trên bờ hay thực hiện các cuộc đổ bộ lên bờ biển. Còn từ bờ, các
tàu chiến bị giáng trả bằng hỏa lực pháo binh, tên lửa hay các cuộc tập
kích đường không như trong cuộc chiến Falklands.
Trên đại
dương thế giới mênh mông chỉ xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ, không hề ảnh
hưởng đến kết cục các cuộc chiến liên quan (có lẽ chỉ ngoại trừ việc
đánh đắm tàu tuần dương Tướng Belgrano bởi một tàu ngầm nguyên tử Anh,
làm tê liệt hoàn toàn hạm đội Argentina). Hoàn toàn tự nhiên là hải quân
các quốc gia hàng đầu thế giới đang bắt đầu được xây dựng theo xu hướng
này, dĩ nhiên là mặc dù người ta vẫn tính đến cả khả năng tác chiến
trên biển.
Hai thành tố chủ yếu
Phương
tiện quan trọng nhất để tiến hành chiến tranh trên biển tất nhiên là các
tàu ngầm. Bất chấp tiến bộ lớn trong lĩnh vực phòng thủ chống ngầm, tàu
ngầm vẫn là lớp tàu chiến độc đáo và không thể thay thế, điều đó được
giải thích bởi hai đặc điểm cơ bản của chúng – đó là tính bí mật và khả
năng di chuyển trong không gian ba chiều. Ngoài ra, tàu ngầm sẽ luôn
phát hiện được tàu nổi trước khi tàu nổi phát hiện ra nó. Còn sự phát
triển nhanh chóng của tên lửa hành trình phóng từ biển làm cho tàu ngầm
còn trở thành phương tiện tác chiến đối bờ đích thực.
Tàu ngầm HMS Vanguard của Hải quân Anh
Những khả
năng mới của tàu ngầm xuất hiện cùng với việc chế tạo các động cơ không
cần không khí, nhờ chúng mà các tàu ngầm thông thường có thể liên tục
lặn dưới nước mà không cần nổi lên. Ngoài ra, đóng và khai thác tàu ngầm
thông thường lại đơn giản và rẻ tiền hơn, chúng có tính sinh thái tốt
hơn và ít ồn hơn, hợp túi tiền hơn với nhiều quốc gia hơn so với các tàu
ngầm nguyên tử.
Xu hướng
chủ yếu trong phát triển tàu ngầm sẽ là tiếp tục nâng cao tính bí mật.
Tuy nhiên, ở đây, người ta hầu như đã đạt đến giới hạn bởi vì không thể
giảm độ bộc lộ của các vật thể khá lớn như tàu ngầm xuống đến mức bằng
không. Thậm chí nếu như bằng cách nào đó có thể triệt tiêu hoàn toàn độ
bộc lộ âm thanh và từ tính của tàu ngầm thì cũng không thể loại bỏ được
trường trọng lực và vệt nước của chúng.
Tiềm năng
để tăng tốc độ tàu ngầm cũng hầu như đã hết. Quả thực là còn rất lâu
mới đạt đến giới hạn độ sâu lặn của tàu ngầm. Mục tiêu cuối cùng có thể
là cái mốc 1 km.
Đồng
thời, định hướng “đối bờ” của hải quân cũng làm giảm tỷ lệ tàu ngầm
trong hải quân và dịch chuyển trọng tâm sang các tàu mặt nước.
Việc Mỹ
có trong tay 11 tàu sân bay hạt nhân khiến các quốc gia khác hầu như
không thể ganh đua với người Mỹ về mặt đóng “sân bay nổi”. Tuy nhiên,
lợi dụng những khó khăn kinh tế của Washington, Trung Quốc sẽ cố tìm
cách lao vào cuộc đua này (ít ra là ở Thái Bình Dương). Nếu không có ý
định đó thì Trung Quốc đã không tiến hành các thử nghiệm với tàu sân bay
Varyag, vốn chẳng phải là một tàu sân bay thực thụ và chỉ có khả năng
làm tàu chở máy bay huấn luyện-thử nghiệm cho hải quân Trung Quốc. Nếu
như Trung Quốc bỏ công sức ra với nó, nghĩa là sau đó họ sẽ bắt đầu đóng
các tàu sân bay thực sự và dĩ nhiên họ sẽ tậu lấy không chỉ 1-2 tàu sân
bay.
Việc tiếp
tục gia tăng kích thước các tàu sân bay và cải tiến cơ bản chúng khó
lòng mà thực hiện được. Rõ ràng là người ta đã đạt được sự hoàn thiện
với sự xuất huận của tàu sân bay lớp Nimitz. Từ nay, chỉ có thể có những
cải tiến không đáng kể ở những bộ phận đơn lẻ. Liên quan đến các tàu
sân bay kiểu Anh, tức là các tàu sân bay nhỏ với các máy bay cất/hạ cánh
thẳng đứng, thì đây có thể là nhánh phát triển bế tắc, hơn nữa các máy
bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier đang bị loại khỏi trang bị, còn việc
thay thế chúng bằng các máy bay F-35В là chưa rõ ràng do những khó khăn
lớn của máy bay tiêm kích đa năng này.
Tàu sân bay USS của Hải Quân Hoa Kỳ
Phương án duy nhất để đem lại cho
các tàu sân bay một chất lượng mới là chế tạo các máy bay không người
lái (UAV) chiến đấu trên hạm. Bởi lẽ, chúng hiển nhiên sẽ có kích thước
nhỏ hơn (và không đắt như thế) so với các máy bay có người lái, điều đó
sẽ cho phép triển khai trên tàu sân bay nhiều UAV hơn so với các máy bay
có người lái hiện nay. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên điều khiển UAV
đơn giản và rẻ hơn nhiều đào tạo phi công tàu sân bay. Phương án hiện
thực nhất là lập ra các phi đoàn trên hạm hỗn hợp, bao gồm các máy bay
(tiêm kích) có người lái và các UAV (trinh sát và tiến công).
Những lựa chọn của phương Tây và phương Đông
Các tàu
mặt nước cỡ lớn – không chỉ là các tàu tuần dương mà cả các tàu khu trục
– đã từ “những con ngựa ô” biến hẳn thành “đồ xa xỉ”. Hơn nữa, hiện
nay, lớp tàu tuần dương, lặp lại số phận chủ lực hạm, đang kết thúc sự
tồn tại của mình. Có thể dự đoán rằng, vào năm 2040, trên thế giới sẽ
không còn lấy một tàu tuần dương.
Bên cạnh
đó, chính các tàu tuần dương lớp Ticonderoga (kể từ chiếc thứ 6 trong
loạt 27 chiếc) của Mỹ được coi là người đặt nền móng cho một xu hướng
mới trong phát triển tàu mặt nước phi tàu sân bay. Hệ thống Aegis và các
bệ phóng thẳng đứng Mk41 đã đem lại cho chúng những khả năng hoàn toàn
mới khi cho phép gần như phóng đồng thời 122 tên lửa thuộc ba loại và
nhiều biến thể.
Tiếp sau
các tàu Ticonderoga, các tàu khu trục Arleigh Burke mà Mỹ đã đưa vào sử
dụng 60 chiếc (tổng cộng sẽ có 65-99 chiếc) đã biến các lớp tàu này từ
“các tàu hộ vệ cho các tàu sân bay” trở thành một lực lượng chiến đấu đa
năng độc lập cực mạnh. Người Mỹ đang định phát huy xu hướng này bằng
các tàu khu trục tương lai lớp Zumwalt vốn định hướng hầu như chỉ để tác
chiến đối bờ, nhưng chúng lại quá đắt, vì vậy họ sẽ chỉ đóng 3 tàu, chứ
không phải 32 chiếc như dự định ban đầu.
Cũng đi
theo con đường của Mỹ là các quốc gia ở Đông Á (và cả Ấn Độ “ở sát đó”),
khu vực mà sức mạnh quân sự chủ yếu của Mỹ đang dịch chuyển đến từ
không gian châu Âu. Kết quả là tàu mặt nước không phải là tàu sân bay
đáng sợ nhất nay hoàn toàn không phải là tuần dương hạm Ticonderoga của
Mỹ, cũng như không phải tuần dương hạm Piotr Đại đế của Nga mà là khu
trục hạm Sejon Đại đế của Hàn Quốc.
Hàn Quốc
trong một khoảng thời gian rất ngắn đã đóng được cho hải quân của họ 12
tàu khu trục tối tân mà mạnh nhất trong đó là 3 tàu lớp KDX-3 (Sejon Đại
đế là tàu đầu tiên). Chúng được trang bị hệ thống Aegis, các bệ phóng
tên lửa thẳng đứng với 80 tên lửa phòng không có điều khiển Standart, 32
tên lửa hành trình Hyunmoo-3 (có tính năng tương đương Tomahawk, nhưng
tầm bắn ngắn hơn) và 16 tên lửa chống tàu ngầm có điều khiển Red Shark,
cũng như 4 bệ phóng (mỗi bệ) mang 4 tên lửa hành trình chống hạm Hae
Sung.
Cần lưu ý
rằng, tất cả những tên lửa này, trừ Standart, đều là tên lửa do Hàn
Quốc phát triển (tuy có ảnh hưởng của các loại tên lửa tương tự của Mỹ).
Như vậy, trên bệ phóng thẳng đứng vạn năng của tàu bố trí 128 tên lửa
cộng với 16 tên lửa chống hạm trong các bệ phóng dạng container.
Nhật Bản
sở hữu một đội tàu khu trục lớn (hơn 40 chiếc). Hiện đại nhất trong số
đó là 4 tàu lớp Kongo và 2 tàu lớp Asago được trang bị hệ thống Aegis và
hệ thống phóng thẳng đứng Мк41, cũng như 9 tàu lớp Murasame và 5 tàu
lớp Takanami.
Tuy
nhiên, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ vượt Nhật về số lượng tàu khu
trục. Trung Quốc đã hoàn thành các thử nghiệm với các phương án tàu khu
trục khác nhau. Hiện nay, Trung Quốc có 25 tàu khu trục thuộc 7 lớp khác
nhau và đã chuyển sang đóng ồ ạt các tàu chiến theo thiết kế cải tiến
của lớp 052С (có thể nó sẽ được gọi là 052D).
Hiện có
ít nhất 6 tàu khu trục lớp này đang nằm trên triền đà, còn sẽ có tổng
cộng bao nhiều tàu sẽ đưa vào sử dụng chỉ có thể đoán. Các tàu này được
trang bị tên lửa hành trình HN-2 và С-805, tên lửa chống hạm YJ-62, cũng
như hệ thống tên lửa phòng không HНQ-9.
Đáng chý ý
là 2 tàu khu trục lớp 052С đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa
phòng không Fort (S-300F) của Nga có các bệ phóng dạng ổ quay đặc trưng
cho các tàu của Hải quân Nga (vì thế, tại mỗi thời điểm, chỉ có 1 trong 8
quả tên lửa phòng không ở mỗi bệ phóng trong 6 bệ phóng ở tư thế sẵn
sàng phóng). Tất cả các tàu khu trục sau đó được trang bị hệ thống tên
lửa phòng không Trung Quốc với các tên lửa được bố trí trong bệ phóng
thẳng đứng thông thường (nghĩa là toàn bộ 48 tên lửa đồng thời ở tư thế
sẵn sàng phóng).
Cuối
cùng, Ấn Độ cũng đang tăng cường khả năng cho các tàu khu trục của họ,
ngoài ra, các tên lửa hành trình Nga-Ấn BrahMos còn được lắp cho cả 5
tàu khu trục cũ lớp Rajput. Các tàu lớp Delhi chỉ được trang bị tên lửa
chống hạm Uran, nhưng biến thể cải tiến của các tàu này là các tàu khu
trục lớp Calcuta (dự kiến đóng 7-11 chiếc) sẽ được trang bị BrahMos bố
trí trong hệ thống phóng thẳng đứng.
Như vậy, 4
quốc gia châu Á này hiện có tổng cộng gần 90 tàu khu trục, đồng thời,
số lượng tàu khu trục trong tương lai gần sẽ còn tăng hơn nữa.
Còn châu
Âu hiện chỉ còn vẻn vẹn 25 tàu khu trục, hơn nữa 12 chiếc trong số đó sẽ
bị loại bỏ. Thay thế cho các tàu đang bị giải nhiệm sẽ chỉ là 3 tàu khu
trục.
Nhưng
thậm chí trên các tàu khu trục được coi là hiện đại như các tàu khu trục
lớp Horizon của Pháp-Italia (Pháp và Italia mỗi nước có 2 chiếc), De
Zeven Provinciën của Hà Lan (4 chiếc), Daring của Anh (có 3 chiếc, đang
đóng 3 chiếc) thì thấy rất rõ khuynh hướng phòng thủ trong vũ khí
trang bị.
Điều đó
đặc biệt nổi bật ở các tàu lớp Daring khi chỉ được trang bị tên lửa
phòng không mà không có tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm (tuy có
dự phòng vị trí lắp đặt chúng). Nghĩa là, hiện tại, các tàu khu trục này
có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công từ bờ bằng hệ thống tên lửa
phòng không, nhưng chẳng có gì để thực hiện đòn đánh trả.
Các tàu
frigate đang nổi lên thay thế cho các tàu khu trục ở vai trò “ngựa ô”
trong các hạm đội tàu mặt nước của đa số các quốc gia. Cần lưu ý rằng,
các tàu khu trục của châu Á (các tàu lớp Giang Khải 054A của Trung Quốc,
lớp Incheon tương lai của Hàn Quốc, Talwar và Shivalik của Ấn Độ) đang
được đóng như “các tàu khu trục thu nhỏ”, nghĩa là các tàu chiến đa
nhiệm dành cho chiến tranh quy mô lớn. Cụ thể là để tác chiến đối bờ
bằng tên lửa hành trình (HN-2 trên lớp 054, Hyunmoo trên lớp Incheon,
BrahMos trên các tàu của Ấn Độ).
Cũng như
khu trục hạm, trên các frigate của châu Âu, người ta ưu tiên cho các
phương tiện phòng không. Theo triết lý đó, người ta đã đóng thậm chí
những frigate tốt nhất trang bị hệ thống Aegis như các tàu lớp Álvaro de
Bazán của Tây Ban Nha và Fridtjof Nansen của Nauy.
Vũ khí
tấn công hoàn toàn mới duy nhất của các lực lượng hải quân châu Âu sẽ là
tên lửa hành trình SCALP Navale, có thể triển khai trên các frigate lớp
Aquitaine và tàu ngầm tấn công lớp Barracuda của Hải quân Pháp.
Ngoài ra,
đang trở nên khá phổ biến ở cựu lục địa là việc đóng tàu tuần tra viễn
dương (đang tiến hành ở Hà Lan, Đan Mạch, Pháp). Với kích thước và lượng
giãn nước như một frigate, chúng chỉ được trang bị mấy khẩu pháo, mà
thường là cỡ nòng nhỏ, và khi đóng có ứng dụng nhiều công nghệ dân sự.
Trong
thập niên 1960-1980, lớp tàu corvette và xuồng (trước hết là xuồng tên
lửa) đã phát triển rất nhanh. Nhưng nay thì rõ ràng là chúng chỉ phù hợp
với hải quân các nước nhỏ hoặc các nước có bờ biển rất phức tạp (ví dụ
như khu vực Scandinavia hay biển Aegea). Các tàu corvette và xuồng chiến
đấu có hệ thống phòng không rất yếu và hầu như không có năng lực chống
ngầm, điều này làm giảm giá trị khả năng tấn công của chúng.
Cực kỳ không thành công là cả hai biến thể tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ mặc dù Mỹ đang tiếp tục đóng các tàu này.
Các xuồng
tên lửa (tàu tên lửa nhỏ) tuyệt đại đa số đã bị các nước châu Âu loại
bỏ. Tuy nhiên, xuồng tên lửa vẫn được sử dụng ở các nước có khả năng
kinh tế eo hẹp. Sở hữu hạm đội “tàu muỗi” đông đảo nhất vẫn là Trung
Quốc. Sau khi loại bỏ một số lượng lớn các xuồng tên lửa cũ, Trung Quốc
đang đóng 60-80 xuồng tên lửa 022 dựa trên thiết kế tàu hai thân cao tốc
của hãng Austal (Australia).
(Còn tiếp)
Xu hướng phát triển hải quân thế giới (2)
VietnamDefence -
Các xu hướng phát triển hải quân trên thế giới: tàu đổ bộ và vũ khí hạm tàu.
>> Xu hướng phát triển hải quân thế giới (1)
Tàu đổ bộ
Trong 20 năm gần đây, ở các nước châu Âu có sự gia tăng đáng kể số lượng tàu đổ bộ.
Anh đã đóng 1 tàu đổ bộ vạn năng HMS Ocean, 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Albion và 4 tàu đốc vận tải-đổ bộ lớp Bay.
Italia đã đóng nốt loạt tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp San Giorgio (đến 3 chiếc) vốn bắt đầu được đóng 1980, ngoài ra còn tàu sân bay hạng nhẹ Cavour mà về thực chất là tàu đổ bộ vạn năng.
Còn Tây Ban Nha thì đã đóng các tàu đổ bộ vạn năng lớp Juan Carlos và 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Galicia để thay thế các tàu đổ bộ cũ lạc hậu của Mỹ.
Hà Lan, quốc gia trong thời chiến tranh lạnh không hề có các tàu đổ bộ thì trong những năm 2000 đã mua sắm 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng Rotterdam và Johan de Witt.
Pháp hiện có 2 tàu đổ bộ vạn năng lớp Mistral và dự kiến sẽ đóng thêm 1 chiếc nữa.
Dự đoán, Đức sẽ đóng 2-3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng hoặc tàu đổ bộ vạn năng cho hải quân của họ.
Nếu như vào đầu thập niên 1990, cứ hơn 13 tàu hộ tống (tàu tuần dương, tàu khu trục, frigate) mới có 1 tàu đổ bộ cỡ lớn, thì này chỉ là hơn 5 tàu khu trục và frigate một chút.
Các tàu đổ bộ lớn của châu Âu có vũ khí cực yếu, thuần túy có tính tượng trưng và cũng có khả năng bảo vệ kết cấu tượng trưng như vậy.
Kết hợp với việc giảm số lượng tàu hộ tống, điều đó có nghĩa là người ta dự định sử dụng các tàu đổ bộ không phải trong các chiến dịch quân sự truyền thống mà là trong các chiến dịch cảnh sát-kiến tạo hòa bình, khi mà người ta trù tính là không hề có sự kháng cự thực sự nào của đối phương. Trong trường hợp đó, các tàu đổ bộ không phải đóng vai trò như các tàu “xung kích” mà là các căn cứ nổi (trong đó có căn cứ nổi để nghỉ ngơi) cho các lực lượng mặt đất và các sở chỉ huy tiềm năng cho toàn bộ chiến dịch kiến tạo hòa bình.
Dẫu sao, người ta cũng trù tính lực lượng bảo vệ với một số lượng nhỏ các tàu frigate có thiên hướng phòng không. Đan Mạch đã đưa khái niệm này đến mức hoàn thiện mà minh chứng là tàu HDMS Absalon, một loại tàu lai frigate và tàu đổ bộ.
Sự phát triển của lớp tàu đổ bộ ở Mỹ đi theo khái niệm “xung kích” truyền thống hơn. Tuy nhiên, ranh giới giữa các tàu sân bay và tàu đổ bộ vạn năng đang trở nên mờ nhạt, nhất là trong bối cảnh sự phát triển của máy bay không người lái trên hạm. Các tàu đó rõ ràng là sẽ được bổ trợ bằng các tàu đổ bộ cao tốc dạng hai thân (các tàu này sẽ thay thế cho các tàu đổ bộ tăng trước đây).
Các quốc gia châu Á tất nhiên cũng sẽ đi theo xu hướng này. Các tàu đổ bộ cỡ lớn đang được đóng ở Trung Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071), Nhật Bản (3 tàu đốc vận tải đổ bộ lớp Osumi) và Hàn Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo). Ấn Độ cũng đã mua từ Mỹ đốc đổ bộ chở trực thăng đầu tiên và hiện là duy nhất của họ.
Tàu đổ bộ
Trong 20 năm gần đây, ở các nước châu Âu có sự gia tăng đáng kể số lượng tàu đổ bộ.
Anh đã đóng 1 tàu đổ bộ vạn năng HMS Ocean, 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Albion và 4 tàu đốc vận tải-đổ bộ lớp Bay.
Italia đã đóng nốt loạt tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp San Giorgio (đến 3 chiếc) vốn bắt đầu được đóng 1980, ngoài ra còn tàu sân bay hạng nhẹ Cavour mà về thực chất là tàu đổ bộ vạn năng.
Còn Tây Ban Nha thì đã đóng các tàu đổ bộ vạn năng lớp Juan Carlos và 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Galicia để thay thế các tàu đổ bộ cũ lạc hậu của Mỹ.
Hà Lan, quốc gia trong thời chiến tranh lạnh không hề có các tàu đổ bộ thì trong những năm 2000 đã mua sắm 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng Rotterdam và Johan de Witt.
Pháp hiện có 2 tàu đổ bộ vạn năng lớp Mistral và dự kiến sẽ đóng thêm 1 chiếc nữa.
Dự đoán, Đức sẽ đóng 2-3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng hoặc tàu đổ bộ vạn năng cho hải quân của họ.
Nếu như vào đầu thập niên 1990, cứ hơn 13 tàu hộ tống (tàu tuần dương, tàu khu trục, frigate) mới có 1 tàu đổ bộ cỡ lớn, thì này chỉ là hơn 5 tàu khu trục và frigate một chút.
Các tàu đổ bộ lớn của châu Âu có vũ khí cực yếu, thuần túy có tính tượng trưng và cũng có khả năng bảo vệ kết cấu tượng trưng như vậy.
Kết hợp với việc giảm số lượng tàu hộ tống, điều đó có nghĩa là người ta dự định sử dụng các tàu đổ bộ không phải trong các chiến dịch quân sự truyền thống mà là trong các chiến dịch cảnh sát-kiến tạo hòa bình, khi mà người ta trù tính là không hề có sự kháng cự thực sự nào của đối phương. Trong trường hợp đó, các tàu đổ bộ không phải đóng vai trò như các tàu “xung kích” mà là các căn cứ nổi (trong đó có căn cứ nổi để nghỉ ngơi) cho các lực lượng mặt đất và các sở chỉ huy tiềm năng cho toàn bộ chiến dịch kiến tạo hòa bình.
Dẫu sao, người ta cũng trù tính lực lượng bảo vệ với một số lượng nhỏ các tàu frigate có thiên hướng phòng không. Đan Mạch đã đưa khái niệm này đến mức hoàn thiện mà minh chứng là tàu HDMS Absalon, một loại tàu lai frigate và tàu đổ bộ.
Sự phát triển của lớp tàu đổ bộ ở Mỹ đi theo khái niệm “xung kích” truyền thống hơn. Tuy nhiên, ranh giới giữa các tàu sân bay và tàu đổ bộ vạn năng đang trở nên mờ nhạt, nhất là trong bối cảnh sự phát triển của máy bay không người lái trên hạm. Các tàu đó rõ ràng là sẽ được bổ trợ bằng các tàu đổ bộ cao tốc dạng hai thân (các tàu này sẽ thay thế cho các tàu đổ bộ tăng trước đây).
Các quốc gia châu Á tất nhiên cũng sẽ đi theo xu hướng này. Các tàu đổ bộ cỡ lớn đang được đóng ở Trung Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071), Nhật Bản (3 tàu đốc vận tải đổ bộ lớp Osumi) và Hàn Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo). Ấn Độ cũng đã mua từ Mỹ đốc đổ bộ chở trực thăng đầu tiên và hiện là duy nhất của họ.
Vũ khí hạm tàu
Các dạng hệ thống vũ khí hải quân khá khác thường đang xuất hiện ở các nước châu Á. Ví dụ, tên lửa chiến dịch-chiến thuật Dhanush của Ấn Độ vốn là biến thể của tên lửa đường đạn Prithvi II, là tên lửa đường đạn duy nhất trên thế giới phóng từ tàu nổi, hơn nữa lại chỉ là tàu tuần tra. Hoàn toàn có khả năng Ấn Độ sẽ triển khai tên lửa đường đạn có tầm bắn khác nhau (từ tên lửa chiến thuật cho đến tên lửa tầm trung) trên cả các tàu ngầm lẫn tàu mặt nước.
Tên lửa hành trình, như đã nói ở trên, đang là “chủ lưu”. Các tên lửa chống hạm dưới âm truyền thống sẽ ngày càng bị thay thế bởi các tên lửa siêu âm và sau đó là siêu vượt âm, chính các tên lửa này sẽ trở thành khó khăn chủ yếu đối với hệ thống phòng không hạm tàu.
Cũng giống như trường hợp với phòng không mặt đất, một trong những phương án giải quyết nhiệm vụ này có thể là phát triển vũ khí laser.
Do tính không thể thay thế của tàu ngầm, nên cũng không có gì thay thế được ngư lôi, kể cả với tư cách vũ khí chống ngầm, các xu hướng phát triển chính của ngư lôi vẫn sẽ là tăng tốc độ và nâng cao uy lực chiến đấu của đầu đạn.
Pháo sẽ vẫn được duy trì trên tàu chiến với tư cách vũ khí phòng vệ. Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng, trong bối cảnh tiếp tục tăng tầm bắn, pháo sẽ lại trở thành vũ khí chủ lực trong hải chiến trong trường hợp tên lửa hành trình phóng từ hạm tàu dùng để tấn công mục tiêu mặt đất sẽ ngày càng đẩy tên lửa chống hạm khỏi trang bị của tàu chiến.
Ngoài ra, ta cũng không được phủ nhận khả năng pháo tàu lại được tăng cỡ nòng. Khi đó, đạn pháo (có thể là có điều khiển) sẽ là vũ khí thay thế rẻ hơn, nhưng rất hiệu quả cho tên lửa chống hạm, mà lại khó bị phòng không đối phương chặn đánh (nếu như không chế tạo vũ khí laser).
Liên quan các hệ thống không người lái thì chúng hiện đã được sử dụng làm phương tiện quét lôi và hiển nhiên là sẽ được hoàn thiện.
Một xu hướng phát triển khác của chúng là phát triển các tàu ngầm tự hoạt để tác chiến chống tàu ngầm. Các phương tiện như thế có khả năng hoạt động nhiều tháng trời và sẽ trở thành phương tiện chống ngầm thực sự hiệu quả trong lịch sử. Tuy nhiên, ở đây, cần giải quyết vấn đề nhận dạng tin cậy tàu ngầm vốn là một vấn đề cực kỳ phức tạp.
Sự khốn khó của Hải quân Nga
Hải quân Nga đáng tiếc là không hề ăn nhập vào xu hướng nào khi trở thành một tập hợp các đơn vị chiến đấu phân tán trên 5 chiến trường biển và đại dương (thậm chí là 6 nếu tính đến yếu tố các phân hạm đội Kamchatka và Primorie của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ buộc phải tác chiến tách rời nhau một khi chiến tranh thực sự nổ ra).
Quyết định quay lại với các thiết kế tàu chiến cũ (frigate lớp Projekt 11356, tàu ngầm Projekt 636) thật kỳ lạ lại là biện pháp nửa vời duy nhất hợp lý trong tình hình này, nếu không thì chỉ trong những năm sắp tới, Nga sẽ hoàn toàn không còn hải quân. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp nửa vời.
Vấn đề chủ yếu thậm chí không phải là ở chỗ các tàu thuộc các thiết kế mới có những vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng mà là ở tính không hệ thống trong phát triển Hải quân Nga. Ví dụ, hoàn toàn không thể hiểu, Nga cần các corvette lớp Projekt 20380 (hay thậm chí lớp cải tiến Projekt 20385) để làm gì, đó là chưa nói đến các tàu sân bay trực thăng Mistral.
Đáng tiếc là trong phần lớn lịch sử nước Nga, hạm đội luôn ở tình trạng “bị bỏ rơi” khi được cấp kinh phí và phát triển theo lối được chăng hay chớ. Và nay quá trình này đã đi đến kết cục logic của nó. Nếu như các quân chủng khác của quân đội dẫu sao vẫn còn cơ cơ may để hồi phục thì sự sụp đổ của hải quân lại là không tránh khỏi.
Dĩ nhiên, nó không biến mất hoàn toàn, nhưng nó sẽ không thể đối phó được bất kỳ đối phương thực sự nào ở bất kỳ chiến trường nào (có chăng là ở biển Caspie) ít nhất trong một thời gian rất dài.
Các dạng hệ thống vũ khí hải quân khá khác thường đang xuất hiện ở các nước châu Á. Ví dụ, tên lửa chiến dịch-chiến thuật Dhanush của Ấn Độ vốn là biến thể của tên lửa đường đạn Prithvi II, là tên lửa đường đạn duy nhất trên thế giới phóng từ tàu nổi, hơn nữa lại chỉ là tàu tuần tra. Hoàn toàn có khả năng Ấn Độ sẽ triển khai tên lửa đường đạn có tầm bắn khác nhau (từ tên lửa chiến thuật cho đến tên lửa tầm trung) trên cả các tàu ngầm lẫn tàu mặt nước.
Tên lửa hành trình, như đã nói ở trên, đang là “chủ lưu”. Các tên lửa chống hạm dưới âm truyền thống sẽ ngày càng bị thay thế bởi các tên lửa siêu âm và sau đó là siêu vượt âm, chính các tên lửa này sẽ trở thành khó khăn chủ yếu đối với hệ thống phòng không hạm tàu.
Cũng giống như trường hợp với phòng không mặt đất, một trong những phương án giải quyết nhiệm vụ này có thể là phát triển vũ khí laser.
Do tính không thể thay thế của tàu ngầm, nên cũng không có gì thay thế được ngư lôi, kể cả với tư cách vũ khí chống ngầm, các xu hướng phát triển chính của ngư lôi vẫn sẽ là tăng tốc độ và nâng cao uy lực chiến đấu của đầu đạn.
Pháo sẽ vẫn được duy trì trên tàu chiến với tư cách vũ khí phòng vệ. Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng, trong bối cảnh tiếp tục tăng tầm bắn, pháo sẽ lại trở thành vũ khí chủ lực trong hải chiến trong trường hợp tên lửa hành trình phóng từ hạm tàu dùng để tấn công mục tiêu mặt đất sẽ ngày càng đẩy tên lửa chống hạm khỏi trang bị của tàu chiến.
Ngoài ra, ta cũng không được phủ nhận khả năng pháo tàu lại được tăng cỡ nòng. Khi đó, đạn pháo (có thể là có điều khiển) sẽ là vũ khí thay thế rẻ hơn, nhưng rất hiệu quả cho tên lửa chống hạm, mà lại khó bị phòng không đối phương chặn đánh (nếu như không chế tạo vũ khí laser).
Liên quan các hệ thống không người lái thì chúng hiện đã được sử dụng làm phương tiện quét lôi và hiển nhiên là sẽ được hoàn thiện.
Một xu hướng phát triển khác của chúng là phát triển các tàu ngầm tự hoạt để tác chiến chống tàu ngầm. Các phương tiện như thế có khả năng hoạt động nhiều tháng trời và sẽ trở thành phương tiện chống ngầm thực sự hiệu quả trong lịch sử. Tuy nhiên, ở đây, cần giải quyết vấn đề nhận dạng tin cậy tàu ngầm vốn là một vấn đề cực kỳ phức tạp.
Sự khốn khó của Hải quân Nga
Hải quân Nga đáng tiếc là không hề ăn nhập vào xu hướng nào khi trở thành một tập hợp các đơn vị chiến đấu phân tán trên 5 chiến trường biển và đại dương (thậm chí là 6 nếu tính đến yếu tố các phân hạm đội Kamchatka và Primorie của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ buộc phải tác chiến tách rời nhau một khi chiến tranh thực sự nổ ra).
Quyết định quay lại với các thiết kế tàu chiến cũ (frigate lớp Projekt 11356, tàu ngầm Projekt 636) thật kỳ lạ lại là biện pháp nửa vời duy nhất hợp lý trong tình hình này, nếu không thì chỉ trong những năm sắp tới, Nga sẽ hoàn toàn không còn hải quân. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp nửa vời.
Vấn đề chủ yếu thậm chí không phải là ở chỗ các tàu thuộc các thiết kế mới có những vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng mà là ở tính không hệ thống trong phát triển Hải quân Nga. Ví dụ, hoàn toàn không thể hiểu, Nga cần các corvette lớp Projekt 20380 (hay thậm chí lớp cải tiến Projekt 20385) để làm gì, đó là chưa nói đến các tàu sân bay trực thăng Mistral.
Đáng tiếc là trong phần lớn lịch sử nước Nga, hạm đội luôn ở tình trạng “bị bỏ rơi” khi được cấp kinh phí và phát triển theo lối được chăng hay chớ. Và nay quá trình này đã đi đến kết cục logic của nó. Nếu như các quân chủng khác của quân đội dẫu sao vẫn còn cơ cơ may để hồi phục thì sự sụp đổ của hải quân lại là không tránh khỏi.
Dĩ nhiên, nó không biến mất hoàn toàn, nhưng nó sẽ không thể đối phó được bất kỳ đối phương thực sự nào ở bất kỳ chiến trường nào (có chăng là ở biển Caspie) ít nhất trong một thời gian rất dài.
Bước tiến lớn của Hải quân Việt Nam
Sáng 28.2, tại căn cứ quân
sự Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân tổ chức lễ thượng cờ cấp
quốc gia cho 2 tàu ngầm Kilo 636 mang số hiệu 186 Đà Nẵng và 187 Bà
Rịa-Vũng Tàu.
Đây là hai chiếc cuối cùng trong 6 tàu ngầm được Liên bang Nga đóng mới theo hợp đồng ký kết giữa hai nước từ năm 2009.
Sẵn sàng chiến đấu
Dự lễ có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các bộ, ngành trung
ương, các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân… Trước cán bộ chiến sĩ hải
quân, Thủ tướng nhấn mạnh: “Việc đưa đội tàu Kilo
636 vào biên chế của Quân chủng Hải quân khẳng định tầm nhìn chiến lược
của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tăng cường tiềm lực và thế trận quốc
phòng toàn dân trên biển, đưa Hải quân VN tiến gần hơn với trình độ
chung của hải quân các nước trong khu vực và thế giới”.
|
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thêm: “Những năm gần đây, Quân chủng
Hải quân đã phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức lực lượng và trang bị vũ
khí, trong đó có lực lượng tàu ngầm hiện đại, có uy lực tác chiến cao.
Từ năm 2014 đến nay, chúng ta đã đưa 6 tàu ngầm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu vào biên chế của Lữ
đoàn tàu ngầm 189 để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến
đấu. Với việc trang bị tàu ngầm hiện đại, Hải quân VN có thêm lực lượng
đặc biệt quan trọng cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, nâng
cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cho quân chủng, góp phần
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực”.
“Trong giai đoạn sắp tới, tình hình thế giới - khu vực nhất là Biển
Đông dự báo diễn biến phức tạp. Các hoạt động tranh chấp chủ quyền trên
biển, nhất là liên quan đến các vùng biển, hải đảo của chúng ta vẫn
tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, khó lường. Lực lượng tàu ngầm hiện
đại của chúng ta là nhân tố mới, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên
biển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc căn dặn thủy thủ 2 tàu ngầm 186, 187.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Đường lối quốc phòng của VN là hòa bình và tự
vệ. Việc hiện đại hóa quân đội, trong đó có phát triển lực lượng tàu
ngầm hiện đại là bình thường, không phải chạy đua vũ trang, không nhằm
vào quốc gia nào, mà để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục
địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống”…
Giây phút thiêng liêng nhất ở cảng tàu ngầm Lữ đoàn 189 là nghi lễ
Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân và Phó đô đốc Đinh Gia
Thật, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân trao Quốc kỳ và cờ hải quân cho
thuyền trưởng, chính trị viên 2 tàu. Thiếu tá Nguyễn Khánh Vinh, thuyền
trưởng tàu ngầm 186 Đà Nẵng và trung tá Lê Văn Long, thuyền trưởng tàu
ngầm 187 Bà Rịa-Vũng Tàu cùng 2 chính trị viên đón nhận cờ và cùng lên
tàu treo cờ, nghiêm trang giơ tay chào cờ trên nóc tàu, trong tiếng hát
Quốc ca cất lên từ đội ngũ hàng nghìn con người trong căn cứ Cam Ranh.
Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam nghiêm trang ra lệnh: “Cán bộ chiến sĩ
tàu ngầm phải lấy máu của mình bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc và
tô thắm thêm truyền thống anh hùng của Hải quân nhân dân VN” và lời đáp:
“Rõ” bật ra từ lồng ngực hàng trăm người lính, vang dội khắp căn cứ tàu
ngầm VN.
Năng lực vượt trội
Tàu ngầm Kilo được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu
nổi cũng như các phương tiện thủy của đối phương; nó có thể hoạt động
độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Tàu còn được gọi là
"lỗ đen" vì khả năng "biến mất", được cho là một trong những loại tàu
ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới. Nhờ tiếng ồn được
giảm đáng kể, tàu ngầm có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của
đối phương và dùng tên lửa 3M-54E Club-S tiêu diệt, trước khi bị phát
hiện. Tàu được trang bị hệ thống thông gió và điều hòa không khí mới,
được thiết kế để có thể hoạt động trong các môi trường biển khác nhau,
tạo thuận lợi trong sinh hoạt và chiến đấu của thủy thủ đoàn. Tàu dài
73,8 m, rộng 9,9 m; lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn; có thể di
chuyển với tốc độ 20 hải lý/giờ (khoảng 37 km/giờ), lặn sâu 300 m cho
nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, và hoạt động độc lập trong 45 ngày.
Theo thượng tá Nguyễn Hữu Minh, Chính ủy Lữ đoàn tàu ngầm 189, để
tiếp nhận, huấn luyện, khai thác, làm chủ nhanh hơn, sâu hơn, vững chắc
hơn, phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm hiện đại, phù
hợp với nghệ thuật quân sự VN, mỗi thủy thủ tàu ngầm phải học hành ôn
luyện.
Thượng tá Minh cũng cho biết, đơn vị có những cán bộ chiến sĩ giỏi,
vượt qua trình độ của hàng ngàn cán bộ tàu mặt nước, ở những môn thi
bao năm nay là thế mạnh của tàu mặt nước. Mới đây, trung tá Lê Hồng
Quang, Chủ nhiệm kỹ thuật lữ đoàn, đi thi ngoài Quân chủng Hải quân
đoạt giải xuất sắc trong hội thi kỹ thuật 2016; đại úy Hoàng Sơn,
trưởng ngành ra đa thông tin của tàu ngầm 182 Hà Nội cũng đoạt giải
nhất…
“Ba năm liên tục nhận tàu và hoàn thiện kỹ năng của từng vị trí, để
đưa toàn bộ 6 tàu ngầm hiện đại vào biên chế huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu là sự cố gắng vượt bậc. Từ chỗ chuyên gia chỉ bảo chi tiết cho đến
việc làm chủ con tàu, để chuyên gia Nga có đi cùng cũng chỉ ngồi xem, là
sự cố gắng rất lớn của từng con người”, trung tướng Trần Quang Khuê,
nguyên Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, chia sẻ và cho biết: “Ở nước
ngoài, thủy thủ tàu ngầm cứ khi cập cảng, không biết đi dài hay ngắn là
được xe bốc đi an điều dưỡng ngay. Nhưng ở ta, nhiều anh em từ chối việc
điều dưỡng để tập trung vào nhiệm vụ tiếp thu, huấn luyện là cực kỳ
đáng khâm phục”.
Thực phẩm đặc biệt cho lực lượng tàu ngầm
Ngay việc ăn uống cho bộ đội tàu ngầm, PGS-TS Nguyễn
Thanh Chò, Chủ nhiệm bộ môn dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 103, cũng thán
phục: “Môi trường, điều kiện làm việc chật chội, thiếu dưỡng khí và vất
vả rất đặc thù nên người thường có khi không ăn nổi cơm khi đi tàu mặt
nước, nhưng với bộ đội tàu ngầm thì có khi phải dùng viên nén thay bữa
ăn”.
Đầu năm 2012, Viện Công nghệ mới (Viện KH-CN quân sự)
bước đầu nghiên cứu ra viên nén thực phẩm chức năng sử dụng cho lực
lượng tàu ngầm từ các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên
và thiết kế theo tiêu chí thực phẩm cứu sinh (tối ưu về dinh dưỡng, tối
thiểu về trọng lượng). Mỗi viên nén có khối lượng từ 3 - 3,5 gr, năng
lượng từ 8 - 10 Kcal/viên, được đóng gói dạng tuýp dùng cho cá nhân và
nguyên hộp thiếc nếu cho tập thể. Cuối tháng 8.2016, Cục Hậu cần hải
quân, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học
quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức hội thảo Xây dựng khẩu phần ăn cho bộ
đội tàu ngầm hải quân, nhằm xây dựng khẩu phần ăn đặc biệt cho anh em
khi ở bến và đi biển.
|
Mai Thanh Hải - Độc Lập
Vì sao tàu ngầm trở thành chủ lực của hải quân thế giới
Phần nào bị xem thường sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm hiện đang trở thành một lực lượng chủ lực của hải quân nhiều nước trên thế giới.
Tàu ngầm Mỹ USS Florida.
|
Quân
đội Nga, Mỹ và nhiều nước châu Á đang nỗ lực đẩy nhanh phát triển, mua
và triển khai các tàu ngầm, bởi vì theo ông Clark, các nước này nay nhận
thấy rằng những tàu chiến mặt nước hay máy bay chiến đấu, dù tối tân
đến đâu cũng khó mà tránh được các tên lửa diệt hạm và tên lửa phòng
không. Cho nên, hải quân nhiều nước tăng cường lực lượng tàu ngầm để
tiến hành một số chiến dịch tấn công.
Khi xảy ra chiến sự, tàu ngầm có thể tiêu diệt cả một hạm đội, còn tàu ngầm có trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công những mục tiêu trên đất liền. Ngoài khả năng quân sự quan trọng, tàu ngầm còn có thể thu thập tin tình báo, tổng hợp dữ liệu về các hạm đội của đối phương, thậm chí có thể giám sát những gì đang diễn ra trên đất liền.
Xu hướng phát triển đội tàu ngầm thành lực lượng chủ lực nói trên càng rõ nét ở châu Á, bởi vì các nước trong khu vực phải đối phó với khả năng quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc. Bắc Kinh hiện có nhiều phương tiện phòng thủ trên biển và nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân để ngăn chặn các tàu của đối phương tiến gần bờ biển của họ. Bắc Kinh cũng đã nỗ lực xây dựng một đội tàu ngầm tấn công và hiện có 5 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel và 5 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trước tình hình đó, các nước châu Á buộc phải tăng cường lực lượng tàu ngầm. Australia gần đây đã ký hợp đồng mua 12 tàu ngầm tấn công Barracuda (loại không chạy bằng năng lượng nguyên tử) của Pháp. Về phần Việt Nam cũng mua 6 tàu ngầm của Nga và nay đã tiếp nhận 5 chiếc.
Nhật
Bản đang dự trù tăng số tàu ngầm từ 18 chiếc chạy bằng diesel lên 22
chiếc vào năm 2018. Indonesia và Malaysia cũng phát triển lực lượng tàu
ngầm của họ. Ấn Độ đang thúc đẩy đàm phán thuê thêm tàu ngầm hạt nhân
thứ hai từ Nga, đồng thời có kế hoạch sản xuất 6 tàu ngầm hiện đại. Giám
đốc điều hành Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ S.Khurana cho biết một phái
đoàn quan chức cấp cao Ấn Độ sắp đến Nga để ký thỏa thuận thuê thêm một
tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen cho hải quân Ấn Độ. Trước đó, Nga đã cho Ấn
Độ thuê một tàu ngầm lớp Akula, được biết đến với tên INS Chakra. Cũng
theo ông S.Khurana, kế hoạch sản xuất 6 chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân
thế hệ mới với chi phí khoảng 8,5 tỷ USD thuộc Dự án 75I có thể sẽ được
thông qua vào cuối năm nay
Hiện nay, ngay cả Mỹ cũng phải xem xét lại thực lực của họ về tàu ngầm. Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris gần đây đã cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự ở vùng Biển Đông và cho rằng Mỹ cần có thêm tàu ngầm tấn công ở khu vực này. Về phần Tướng Philip Breedlove, nguyên Tư lệnh lực lượng Mỹ ở châu Âu, cũng ra lời cảnh báo tương tự về việc Nga những năm gần đây đã phát triển trở lại đội tàu ngầm.
Mới đây tại Diễn đàn Quân sự - Công nghệ Quốc tế mang tên "Quân đội 2016" diễn ra ở Kubinka (Nga), Bộ Quốc phòng Nga và nhà sản xuất tàu ngầm Admiralty có trụ sở tại St. Petersburg đã ký hợp đồng đóng 6 tàu ngầm diesel - điện thuộc dực án 636 (lớp Varshavyanka) cho Hạm đội Thái Bình Dương của nước này. Hợp đồng trên được ký giữa Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov và Giám đốc điều hành Admiralty Alexander Buzakov. Nguồn tin từ diễn đàn trên cho biết theo dự kiến, 6 tàu ngầm trên được đóng trong giai đoạn từ năm 2018-2021.
Trước tình hình đó, hải quân Mỹ dự trù không tiếp tục cắt giảm số tàu ngầm tấn công nguyên tử. Đội tàu ngầm này từ 100 chiếc vào thập niên 1980 nay đã giảm xuống còn 53 chiếc và cứ theo đà này thì đến năm 2029 chỉ còn 40 chiếc. Tuy số tàu ngầm hạt nhân giảm, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về công nghệ, bảo đảm thế thượng phong cho đội tàu ngầm của họ. Hải quân Mỹ đang dự trù trang bị cho tàu ngầm lớp Virginia một module đặc biệt mới vào năm 2019 để tàu ngầm này có thể phóng và thu hồi các tàu ngầm không người lái, một phương tiện quân sự được dự báo là sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tương lai.
Khi xảy ra chiến sự, tàu ngầm có thể tiêu diệt cả một hạm đội, còn tàu ngầm có trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công những mục tiêu trên đất liền. Ngoài khả năng quân sự quan trọng, tàu ngầm còn có thể thu thập tin tình báo, tổng hợp dữ liệu về các hạm đội của đối phương, thậm chí có thể giám sát những gì đang diễn ra trên đất liền.
Xu hướng phát triển đội tàu ngầm thành lực lượng chủ lực nói trên càng rõ nét ở châu Á, bởi vì các nước trong khu vực phải đối phó với khả năng quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc. Bắc Kinh hiện có nhiều phương tiện phòng thủ trên biển và nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân để ngăn chặn các tàu của đối phương tiến gần bờ biển của họ. Bắc Kinh cũng đã nỗ lực xây dựng một đội tàu ngầm tấn công và hiện có 5 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel và 5 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trước tình hình đó, các nước châu Á buộc phải tăng cường lực lượng tàu ngầm. Australia gần đây đã ký hợp đồng mua 12 tàu ngầm tấn công Barracuda (loại không chạy bằng năng lượng nguyên tử) của Pháp. Về phần Việt Nam cũng mua 6 tàu ngầm của Nga và nay đã tiếp nhận 5 chiếc.
Tàu ngầm Barracuda, Pháp đóng cho Australia.
|
Hiện nay, ngay cả Mỹ cũng phải xem xét lại thực lực của họ về tàu ngầm. Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris gần đây đã cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự ở vùng Biển Đông và cho rằng Mỹ cần có thêm tàu ngầm tấn công ở khu vực này. Về phần Tướng Philip Breedlove, nguyên Tư lệnh lực lượng Mỹ ở châu Âu, cũng ra lời cảnh báo tương tự về việc Nga những năm gần đây đã phát triển trở lại đội tàu ngầm.
Mới đây tại Diễn đàn Quân sự - Công nghệ Quốc tế mang tên "Quân đội 2016" diễn ra ở Kubinka (Nga), Bộ Quốc phòng Nga và nhà sản xuất tàu ngầm Admiralty có trụ sở tại St. Petersburg đã ký hợp đồng đóng 6 tàu ngầm diesel - điện thuộc dực án 636 (lớp Varshavyanka) cho Hạm đội Thái Bình Dương của nước này. Hợp đồng trên được ký giữa Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov và Giám đốc điều hành Admiralty Alexander Buzakov. Nguồn tin từ diễn đàn trên cho biết theo dự kiến, 6 tàu ngầm trên được đóng trong giai đoạn từ năm 2018-2021.
Trước tình hình đó, hải quân Mỹ dự trù không tiếp tục cắt giảm số tàu ngầm tấn công nguyên tử. Đội tàu ngầm này từ 100 chiếc vào thập niên 1980 nay đã giảm xuống còn 53 chiếc và cứ theo đà này thì đến năm 2029 chỉ còn 40 chiếc. Tuy số tàu ngầm hạt nhân giảm, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về công nghệ, bảo đảm thế thượng phong cho đội tàu ngầm của họ. Hải quân Mỹ đang dự trù trang bị cho tàu ngầm lớp Virginia một module đặc biệt mới vào năm 2019 để tàu ngầm này có thể phóng và thu hồi các tàu ngầm không người lái, một phương tiện quân sự được dự báo là sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tương lai.
Hải quân Mỹ nỗ lực phát triển công nghệ USV
Ngày 5-10, hải quân Mỹ tuyên bố lĩnh vực nghiên cứu công nghệ tàu không người lái (USV) đã thu bước đột phá quan trọng, nó không chỉ có khả năng bảo vệ chiến hạm bên mình, mà còn có khả năng tự động tấn công tàu chiến của đối phương.
Tháng 8-2014, hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tác chiến theo kiểu “bầy ong” cho USV với tổng cộng có 13 chiếc tham gia, trong đó có 5 chiếc sử dụng điều khiển tự động, 8 chiếc còn lại sử dụng phương thức điều khiển từ xa.
Sau khi những tàu này nhận được cảnh báo đe dọa từ máy bay trực thăng, dựa vào radar và thiết bị cảm biến hồng ngoại để tìm kiếm mục tiêu, sau khi dùng phương thức tác chiến “bầy đàn” để hoàn thành một loạt các hành động di chuyển phức tạp, thực hiện bao vây và ngăn chặn các tàu thuyền khả nghi, bảo vệ an toàn cho tàu thuyền bên mình rời khỏi hiện trường, kết thúc nhiệm vụ tác chiến.
Ý nghĩa của tên gọi “chiến thuật bầy ong” tức là sử dụng nhiều tàu cao tốc cùng tấn công một tàu chiến cỡ lớn của đối phương, giống như ong tạo thành đàn rồi đồng loạt tấn công một mục tiêu. Tấn công kiểu này có đặc điểm nhanh chóng, cơ động và tập trung, khiến đối phương không thể đối phó được.
Để thực hiện chiến thuật tấn công “bầy ong”, yêu cầu tàu không người lái phải hoàn thành việc tấn công trong điều kiện thao tác tự động, tức là ngoài yếu tố thông tin hoá ra còn phải tăng thêm khả năng tự động hoá, bao gồm khả năng xử lý thông tin tự động tốc độ cao và khả năng lập trình tự động đường đi có độ chính xác cao.
Yêu cầu của chiến thuật này là các tàu không người lái phải được cung cấp yếu tố kiểm soát chỉ huy, nhận biết tình hình, khả năng chia sẻ thông tin và liên lạc cực nhanh trong khi hành động. Với những yêu cầu như trên, có thể thấy công nghệ điều khiển và tự động hóa các USV này khó đến mức nào.
Theo tiết lộ của hải quân Mỹ, tàu tuần tra bình thường cần 3 đến 4 người điều khiển, nhưng sau khi được lắp đặt hệ thống CARACaS và hệ thống bảo vệ sự cố tự động, một người có thể điều khiển được tới 20 chiếc USV.
Tàu không người lái khác với máy bay không người lái (UAV) ở chỗ, USV có tính chủ động nhất định, chứ không cần con người phải đưa ra câu lệnh cho từng hành động một.
Lật lại sự kiện tàu khu trục DDG-67 “USS Cole” bị khủng bố tấn công vào tháng 10 năm 2000. Một tàu cỡ nhỏ chất đầy thuốc nổ đột ngột đâm thẳng vào tàu khu trục này, khi nó đang neo đậu tại cảng Aden của Yemen khiến 17 người chết, 39 người bị thương.
Bắt đầu từ đó hải quân Mỹ đã tập trung sức lực để nghiên cứu và phát triển công nghệ tàu không người lái, nhằm trước hết là hỗ trợ cho việc bảo vệ an toàn cho các tàu chiến của Mỹ.
Hải quân Mỹ cho rằng, tàu không người lái dựa trên tự động hoá mạng lưới sẽ phát huy được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tàu chiến hải quân, cảng biển, và các công trình trên biển, tránh được các vụ tấn công tương tự như sự kiện tàu “USS Cole”.
Ngoài ra, nó còn có thể giúp cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ hải quân và trang bị tránh được các rủi ro tương tự, một mặt có thể tránh được thương vong cho nhân viên, mặt khác tạo điều kiện tốt hơn trong thực hiện các nhiệm vụ khác.
Xu hướng phát triển công nghệ USV của hải quân Mỹ
Hai mươi năm qua, trang bị không người lái, đặc biệt là ứng dụng không người lái trong lĩnh vực quân sự đã có bước phát triển mạnh và nhanh chóng, kinh phí đầu tư của các nước vào công nghệ tàu không người lái cũng tăng dần theo từng năm.
Trên toàn thế giới, nghiên cứu trong lĩnh tàu không người lái hiện nay chủ yếu tập trung vào hơn 10 quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Israel, Nhật Bản. Các USV có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, vẽ biểu đồ vật lý, chống thủy lôi, an ninh hàng hải và thử nghiệm huấn luyện.
Tính đến thời điểm hiện tại, thời gian mà hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm hệ thống CARACaS đã kéo dài 8 năm. Giai đoạn tiếp theo, họ sẽ phải tổ chức đồng loạt nhiều USV cùng tham gia thử nghiệm các hoạt động tác chiến hợp đồng phức tạp hơn.
Tóm lại, phương hướng phát triển trong tương lai của công nghệ tàu không người lái sẽ tập trung vào những mặt sau:
Thứ nhất là tiếp tục tăng cường tự động hoá về phối hợp tác chiến USV.
Nâng cao khả năng tự động hóa nhằm giảm thiểu số lượng kỹ thuật viên điều khiển, xây dựng mạng lưới tàu thuyền an toàn, có khả năng cơ động độc lập, sẵn sàng nhận lệnh và khả năng loại bỏ mọi trở ngại. Đây là lĩnh vực quan trọng trong ý tưởng xây dựng sức mạnh tàu không người lái tương lai của hải quân Mỹ.
Do tàu không người lái hoạt động ở môi trường trên mặt nước vô cùng phức tạp, không chỉ bao gồm các chướng ngại vật cố định, mà còn phải chịu ảnh hưởng của tình hình biển cả và sự lưu thông của các tàu thuyền khác, chính vì thế yêu cầu về điều khiển tự động hoá là rất cao.
So với hệ thống không người lái khác, ngoài vấn đề công nghệ mà mọi hệ thống không người lái chưa giải quyết được như thiết bị cảm biến, kết nối thống tin với số liệu và công nghệ động cơ, tự động hoá cao là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến phát triển của tàu không người lái trong tương lai.
Vấn đề thứ hai là nâng cao thêm một bước khả năng hành trình liên tục.
Cùng với việc phát triển theo hướng đa nhiệm như trinh sát theo dõi, chống thuỷ lôi, chống ngầm của tàu cao tốc không người lái, thì yêu cầu khả năng hành trình liên tục của nó đòi hỏi ngày một cao hơn. Tuy nhiên, do đòi hỏi phải cân bằng về mặt tốc độ, chống chịu sóng gió, tải trọng hữu hiệu và động cơ, nên đã hạn chế khả năng hành trình liên tục của loại tàu này.
Do đó, hải quân Mỹ sẽ lấy nâng cao tải trọng nhiên liệu hữu ích làm một trong những mục tiêu phát triển của loại công nghệ này, đồng thời họ cũng đang nghiên cứu phương thức chuyển hoá năng lượng mặt trời, năng lượng sóng để cung cấp năng lượng liên tục cho tàu không người lái.
Ngoài ra, vũ khí hoá cũng sẽ trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển tàu không người lái tương lai.
Giống như quá trình phát triển của máy bay không người lái (UAV) mấy năm trở lại đây, tàu không người lái rất có thể cũng sẽ được trang bị khả năng tấn công chống ngầm, có thể phóng ngư lôi hoặc vũ khí chống thủy lôi cỡ nhỏ.
Vai trò của USV trong chống thủy lôi sẽ tiếp tục được mở rộng, khiến nó có thể hoàn thành nhiệm vụ hiện đang do máy bay trực thăng có người lái và hệ thống chống thuỷ lôi đang đảm nhiệm. Tàu không người lái còn có thể ứng dụng vào lĩnh vực tác chiến điện tử, giúp đỡ tàu chiến thu hút hoặc đánh lừa đối phương.
(Theo Đất Việt)
Hải quân Việt Nam đang phát triển theo hướng nào?
Tàu khu trục Dự án 11356 và tàu hộ tống lớp Buyan là những minh chứng rõ
nhất cho xu hướng phát triển hiện nay của hải quân Nga: nhỏ, chi phí
thấp nhưng vẫn rất mạnh mẽ.
Hải
quân Nga gần đây đón chào sự tham gia của 2 tàu khu trục hải quân loại
mới- Tàu Đô đốc Grigorovich, đã xuất hiện tại Sevastopol, và tàu Đô đốc
Essen- dự kiến sẽ tham gia hạm đội trong thời gian sắp tới. Trong tổng
cộng 6 tàu khu trục của dự án 11356 được xây dựng cho Hạm đội Biển
Đen, 4 tàu : Đô đốc Makarov, Đô đốc Butakov, Đô đốc Istomin và Đô đốc
Kornilov, vẫn đang được xây dựng.
Các
tàu khu trục loại mới này tuy nhỏ nhưng lại rất nhanh và được trang bị
những vũ khí tốt nhất hiện nay. Mỗi tàu khu trục Dự án 11356 được trang
bị tám bệ phóng tên lửa nổi tiếng Kalibr-NK thiết kế để phá hủy mục
tiêu trên đất liền, mặt nước và dưới biển. Một tên lửa Kalibr-NK là đủ
đánh chìm một tàu tuần dương, thậm chí nhiều Kalibr sẽ đủ sức tiêu diệt
tiêu diệt một tàu sân bay. Điều này có nghĩa rằng một tàu khu trục duy
nhất là đủ để giải quyết hầu hết lực lượng của kẻ địch.
Tàu
Buyan-M cũng là 1 loại tàu hộ tống nhỏ nhưng “có võ”. Được trang bị 8
tên lửa hành trình Kalibr, các tàu Veliky Ustyug, Grad Sviyazhsk và
Uglich, cũng sở hữu pháo A-190 100 mm , 2 súng máy 14,5 mm và 3 súng
máy 7,62 mm. Một tàu hộ tống lớp Buyan có tốc độ tối đa 25 hải lý, di
chuyển được 2.500 hải lý, di chuyển liên tục trong 10 ngày và hạm đội
chỉ gồm 29-36 người.
Bốn tàu hộ tống lớp Buyan nữa được dự kiến sẽ gia nhập Hải quân Nga trước năm 2019.
Theo Sputniknews
Nhận xét
Đăng nhận xét