Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 87/4 (bộ não)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trí Nhớ hoạt động ntn? Bí ẩn lớn của khoa học

Khái quát về trí nhớ

Khái niệm chung về trí nhớ1.Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua. Cũng như cảm giác và tri giác, trí nhớ cũng là một quá trình tâm lí, song cảm giác và tri giác phản ánh những sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta, còn trí nhớ là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Nói cách khác, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người. Kinh nghiệm này có thể là những hình ảnh cụ thể, có thể là những trải nghiệm hay rung động, những cảm xúc, ý nghĩ, tư tưởng. Sản phẩm được tạo ra trong quá trình ghi nhớ là các biểu tượng. Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh trong óc ta khi không có sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào các giác quan ta. Biểu tượng chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hóa các hình ảnh của tri giác trước đây. Không có tri giác thì không thể có các biểu tượng được. Biểu tượng khác với hình tượng của tri giác ở chỗ: biểu tượng phản ánh sự vật một cách khái quát hơn. Nó phản ánh những dấu hiệu đặc trưng trực quan của sự vật hiện tượng. Như vậy biểu tượng vừa mang tính chất trực quan, vừa mang tính chất khái quát. Nó giống hình ảnh của cảm giác và tri giác ở tính trực quan, nhưng nó cao hơn ở tính khái quát. Mức độ đúng đắn, sâu sắc và bền vững của trí nhớ một phần phụ thuộc vào nội dung, tính chất của sự vật hiện tượng, tài liệu cần nhớ. Mặt khác còn phụ thuộc vào chủ thể của hoạt động nhớ. Những sự vật hiện tượng, tài liệu có liên quan nhiều đến nhu cầu, hứng thú, tình cảm của con người, được ghi lại, gìn giữ và nhớ lại sâu sắc, đầy đủ hơn. Từ định nghĩa về trí nhớ cũng cho thấy trí nhớ là một hoạt động tâm lí phức tạp bao gồm nhiều hành động: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại. Các hành động nói trên có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể, tạo nên kho tàng trí nhớ của con người. 2. Vai trò của trí nhớ Trong cuộc sống của con người trí nhớ có vai trò rất quan trọng. Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình thường và ổn định. Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm và đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Như vậy không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hành động nào, không thể phát triển tâm lí, nhân cách con người. I.M. Xêtrenốp cho rằng: “Trí nhớ là điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lí” là “cơ sở của sự phát triển tâm lí”, “nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”. Đối với hoạt động nhận thức của con người, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng) và làm cho quá trình này đạt kết quả hợp lí. Ở đậy trí nhớ đã cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ. Như vậy trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người trong mọi lĩnh vực: nhận thức, tình cảm và hành vi, do đó trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lí con người, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Ở những người bị bệnh hỏng trí nhớ, ta thấy cuộc sống hàng ngày của học bị rối loạn, không bình thường, họ không có khả nắng suy nghĩ, sáng tạo hay dự kiến tương lai trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm đã có. 3. Cơ sở sinh lí của trí nhớ Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong vỏ não và dưới vỏ. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố. Khi ta nhớ lại, nhận lại một sự vật, hiện tượng nào đó cũng có nghĩa là ta đã phục hồi những đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được thành lập trước đây. Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắt và làm sống lại chúng chính là cơ sở sinh lí của các liên tưởng, của trí nhớ. I.P. Paplốp đã viết: “Đường liên hệ thần kinh tạm thời là một hiện tượng tâm lí phổ cập trong thế giới động vật và cả trong bản thân chúng ta. Đồng thời nó cũng là hiện tượng tâm lí cái mà các nhà tâm lí gọi là liên tưởng (I.P. Paplốp toàn tập - trang 325). Trí nhớ là một quá trình phức tạp, cho đến nay chưa có một lí thuyết thống nhất về cơ chế trí nhớ, trong đó thuyết tế bào thần kinh được nhiều nhà khoa học quan tâm. Thuyết này cho rằng các tế bào thần kinh tạo thành những chuỗi và theo những chuỗi đó các luồng điện sinh học chạy tuần hoàn. Do ảnh hưởng của các luồng điện sinh học này mà xảy ra những biến đổi trong các xináp (nơi tiếp giáp giữa các tế bào thần kinh), điều này làm dễ dàng cho sự đi qua tiếp theo của những luồng điện sinh học theo các con đường đó. Tính chất khác biệt của các chuỗi tế bào thần kinh (nơtron) tương ứng với các thông tin được củng cố. (Theo “Tâm lí học đại cương” _Nguyễn Xuân Thức) Để hiểu thêm về trí nhớ chúng ta sẽ đi sâu vào nó hơn


Trí nhớ là gì? cấu tạo, quá trình và phân loại

Chúng ta liên tục bàn luận và nhắc đến trí nhớ, luôn muốn bản thân có được “trí nhớ tốt” nhưng rốt cuộc bạn có biết trí nhớ là gì không? Trước tiên hãy cùng hoaivong.com tìm hiểu về khái niệm này nhé.

Khái niệm trí nhớ

Trí nhớ có thể hiểu đơn giản là khả năng lưu trữ thông tin, nó không chỉ là đặc quyền của con người mà tồn tại ở tất cả các loài động vật. Tùy theo độ phức tạp của bộ não mà ở mỗi loài vật khác nhau có những cấp độ trí nhớ khác nhau. Các cấp độ này được biểu hiện qua các hành động, tập tính hay thói quen.

Ví dụ như các loài chim hàng năm vẫn vượt hàng ngàn cây số bay từ phương Bắc về phương Nam tránh rét, đàn voi khi sống trong môi trường hạn hán vẫn nhớ và tìm tới nơi dồi dào thức ăn và nước uống,…

Cấu tạo của trí nhớ

Trí nhớ được tạo thành từ những liên kết nơ-ron phức tạp trong não bộ với khả năng lưu trữ hàng triệu dữ liệu. Việc lưu trữ và sắp xếp những sự kiện trong quá khứ một cách có khoa học sẽ giúp bạn học hỏi và sáng tạo tốt hơn. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ là khởi điểm của những thành tựu ngày hôm nay và tương lai. Đồng thời, chúng hướng dẫn và bảo vệ bạn khỏi việc lặp lại những sai lầm trong quá khứ của chính bạn, và của cả người khác, bằng cách ghi nhớ những bài học quý giá.
Nỏ ron thần kinh cấu tạo nên trí nhớ
Ước tính có 100 tỷ nơron thần kinh trong não người
Không kể những trường hợp do bệnh tật gây ra, một trí nhớ kém thường là do việc thiếu tập trung, thiếu kỹ năng thu thập thông tin hiệu quả và những thói quen xấu cố hữu khác. May mắn thay, những thói quen xấu có thể được thay thế bằng những thói quen tốt sau khi được trui rèn và phát triển bằng những phương pháp hiệu quả.
Nhiều người tin rằng trí nhớ sẽ suy giảm khi con người già đi. Điều này chỉ đúng với những người không biết tận dụng trí nhớ của mình một cách đúng đắn. Trí nhớ giống như cơ bắp vậy – bạn càng sử dụng nó bao nhiêu, nó càng phát triển bấy nhiêu. Ngược lại, trí nhớ sẽ suy giảm ngày càng nhiều nếu bị bạn bỏ quên ở một xó.
Đây là lý do tại sao những người lớn tuổi gặp khó khăn trong việc ghi nhớ hơn so với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, họ có thể vượt qua tình trạng này và tăng cường trí nhớ của họ bằng cách tiếp tục con đường học vấn, phát triển não bộ, luôn đón nhận những thông tin mới, và luôn để trí tưởng tượng bay bổng.
Việc ghi nhớ và lưu trữ thông tin hoạt động bằng cách “tải” những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác và lưu trữ tất cả vào não bộ của chúng ta.

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Khác với loài vật, trí nhớ của con người phức tạp và đa dạng hơn. Bởi nó luôn đi kèm với nhận thức. Thực tế, trí nhớ gồm ba quá trình chính sau:
Quá trình ghi nhận: Là khả năng ghi lại thông tin nhờ quá trình hưng phấn ở những vùng tương ứng của bộ não trước các kích thích thực tại: càng chú ý và thích thú với kích thích bao nhiêu, quá trình ghi nhận càng chắc chắn, rõ ràng bấy nhiêu. Quá trình ghi nhận có thể chủ động, tích cực, có thể không chủ động, vô thức.
Quá trình lưu trữ (bảo tồn): Là quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào não. Kích thích càng mạnh, càng lặp lại nhiều lần thì quá trình lưu trữ càng bền vững.
Quá trình tái hiện (nhớ lại): Là quá trình khôi phục lại những thông tin đã được lưu trữ. Sự tái hiện xuất hiện dưới hai hình thức:
+ Nhận lại: Thông qua các giác quan, nhận ra những đối tượng đã kích thích trước kia, nay đang trực tiếp tác động vào các giác quan, ví dụ: Nhận ra một người quen trong đám đông.
+ Hiện lại: Kinh nghiệm và tri thức cũ, không cần thông qua tri giác đối tượng kích thích trước kia vẫn có thể hiện ra trong óc, không cần sự có mặt trực tiếp của chúng, ví dụ: Hiện lại khuôn mặt của ba mẹ mỗi lúc nhớ nhung.
Chính vì vậy, trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của con người bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.

Các loại trí nhớ

Có 3 loại trí nhớ.
Trí nhớ giác quan: là nơi các thông tin nhất thời được lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Hình ảnh minh họa trong tạp chí, họa tiết trên quần áo người đi đường, v.v… được lưu lại tức thời vào trí nhớ giác quan của bạn và sẽ được thay thế nhanh chóng bởi những thông tin nhất thời khác trừ phi bạn cố ý ghi nhớ chúng.
Trí nhớ ngắn hạn: lưu trữ những lượng thông tin nhỏ trong khoảng 20-30 giây, cần thiết cho quá trình xử lý sự kiện và thu thập những dữ liệu thông thường. Ví dụ: khi người khác đọc cho bạn một số điện thoại lạ để bạn gọi ngay, bạn sẽ ghi nhớ rất nhanh và bấm số một cách chính xác. Ngay sau đó, số điện thoại đó thường sẽ được tự động xóa khỏi trí nhớ ngắn hạn của bạn để bạn có thể tiếp thu những thông tin khác.
Trí nhớ dài hạn: Bao gồm việc tổng hợp và sắp xếp các kiến thức phức tạp giúp cho việc xử lý thông tin có nhận thức, ví dụ như áp dụng những thông tin đã học vào việc thực hành một cách hiệu quả, hay những thông tin quan trọng khác như ngày sinh nhật của bạn, tên ba mẹ của bạn, hình dáng, vị trí ngôi nhà của bạn.
Trí nhớ ngắn hạn và Trí nhớ dài hạn liên quan đến cách bạn liên tục sắp xếp dữ liệu và lưu trữ chúng não bộ. Để tăng cường trí nhớ của bạn trong mọi lĩnh vực, bạn cần lưu ý đến những cách thức giúp phát triển trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin ngày càng hiệu quả và sắc bén.
Kết luận
Trí nhớ phản ánh bản thân hiện thực được con người tích lũy thông qua kinh nghiệm và biến chúng trở thành vốn riêng của mình. Tóm lại, trí nhớ là sự tổng hòa của nhiều yếu tố phức tạp. Nếu như nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới, từ đó tìm ra cách phù hợp để tác động vào thế giới nhằm đem lại hiệu quả cao nhất thì trí nhớ là công cụ để những nhận biết đó được lưu trữ, từ đó tiếp tục phát triển hoàn chỉnh hơn trong những giai
đoạn sau này. Và cũng chính trong quá trình ghi nhớ, nhờ nhận thức, chúng ta biết lựa chọn, tập trung vào một khía cạnh nào đó, bỏ qua tất cả những điều còn lại, thúc đẩy quá trình chọn lọc hiệu quả và kích thích mong muốn ghi nhớ trong mỗi con người.

Trí nhớ được lưu trữ và truy xuất như thế nào?

  • 1 2 3 4 5 35
  • 5.258
Hiện nay, tất cả những gì chúng ta biết về não bộ là một khối chất thần kinh nằm giữa đôi tai. Khối chất này chứa đựng những hiểu biết về thế giới, về lịch sử nhân loại, tất cả những kỹ năng mà chúng ta đã học được - từ việc đi xe đạp cho đến việc thuyết phục một người đang yêu từ bỏ mối tình của họ. Trí nhớ làm cho mỗi con người là một cá thể duy nhất và tạo ra một dòng chảy liên tục cho cuộc sống của chúng ta. Sự hiểu biết về cách mà ký ức được lưu trữ trong não bộ là một bước quyết định đến quá trình khám phá bản thân con người.
Các neuron trong não
Các neuron trong não (Ảnh: transformedpuppet)
Các nhà thần kinh học đã tiến được những bước dài, đó là xác định được những vùng não chủ chốt và những cơ chế phân tử đầy tiềm năng. Tuy vậy, rất nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa được giải đáp và còn có một vực sâu ngăn cách giữa những nghiên cứu ở cấp độ phân tử với sự hoạt động của cả bộ não.
Năm 1957, công bố về ca bệnh thần kinh của bệnh nhân H.M đã khai sinh một kỷ nguyên mới trong nghiên cứu trí nhớ. Ở tuổi 27 H.M bị phẫu thuật cắt bỏ những khoanh thuỳ thái dương lớn trong một nỗ lực nhằm chữa trị chứng động kinh mãn tính cho bệnh nhân này. Ca mổ thành công nhưng sau đó H.M không thể nhớ được những gì đã xảy ra cũng như những người anh gặp. Trường hợp này đã chứng minh các thuỳ thái dương trung gian (MTL) mà trong đó có chứa các đồi cá ngựa đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành trí nhớ. Ca bệnh của H.M cũng đưa ra bằng chứng sát thực hơn rằng trí nhớ không phải là một khối cứng nhắc. Trong 3 ngày liên tục họ giao cho H.M ba bài tập vẽ tranh dạng “đánh lừa” với ba đề bài giống hệt nhau. Kết quả là khả năng làm bài của H.M đã tăng lên nhanh chóng và rõ rệt sau mỗi lần làm bài mặc dù anh không hề có chút ký ức nào về bài tập đã làm hôm trước. Trường hợp của H.M đã chứng tỏ ghi nhớ “như thế nào” không giống với ghi nhớ “cái gì”.
Từ những thí nghiệm trên động vật và những tiến bộ trong mô tả não bộ người, các nhà khoa học hiện nay có những hiểu biết thực nghiệm về các dạng trí nhớ tương ứng với các khu vực trong não bộ. Tuy vậy các nhà khoa học vẫn chưa lấp đầy đ
Santiago Ramón y Cajal
Nhà giải phẫu thần kinh vĩ đại người Tây Ban Nha  Santiago Ramón y Cajal (Ảnh: bio)
ược những lỗ hổng nhận thức vốn đeo bám dai dẳng từ rất lâu. Mặc dù các thuỳ thái dương trung gian đã được chứng minh là thiết yếu đối với “trí nhớ tường thuật” – là sự thu thập lại các sự kiện thực tế - nhưng ngay chính trong khu vực này vẫn còn những điểm chưa sáng tỏ. Làm thế nào mà các thành phần khác nhau tương tác với nhau trong quá trình mã hoá và truy xuất trí nhớ vẫn còn là một ẩn số. Hơn nữa, các thùy thái dương trung gian không phải là nơi lưu trữ cuối cùng của “trí nhớ tường thuật”. Những trí nhớ tường thuật này dường như được sắp xếp trong vỏ não với mục đích lưu trữ lâu dài, thế nhưng việc này diễn ra như thế nào và trí nhớ được trình bày trong vỏ não ra sao vẫn chưa sáng tỏ.
Hơn một thế kỷ trước nhà giải phẫu thần kinh vĩ đại người Tây Ban Nha Santiago Ramón y Cajal đã cho rằng việc hình thành trí nhớ cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các neuron thần kinh với nhau. Tại thời điểm đó người ta vẫn tin rằng các neuron thần kinh không được sinh ra trong não trưởng thành, do vậy Ramón y Cajal đưa ra một giả định khá hợp lý rằng phải có những thay đổi xảy ra giữa cac neuron đang tồn tại. Mãi đến gần đây các nhà khoa học mới có được một vài manh mối để giải thích hiện tượng này có thể diễn ra như thế nào.
Tuy nhiên, từ thập kỷ 70, nghiên cứu trên các phần riêng biệt của hệ mô thần kinh đã xác định được “chủ nhà” trong số các phân tử có liên quan đến sự hình thành trí nhớ. Ở nhiều loài sinh vật khác nhau cùng có rất nhiều các phân tử giống nhau liên quan đến cả hai dạng trí nhớ tường thuật và trí nhớ không tường thuật. Điều này là một bằng chứng nói lên rằng các cơ chế phân tử của trí nhớ có tính bảo thủ trên nhiều đối tượng sinh vật. Cũng từ những nghiên cứu này, một điều rất quan trọng là dạng trí nhớ ngắn (tính bằng phút) bao gồm những biến đổi hoá học có tác dụng làm tăng cường sự chặt chẽ giữa các liên kết đang tồn tại (synapse) của các neuron, trong khi dạng trí nhớ dài (tính bằng ngày và tuần) cần có sự tổng hợp protein và có thể là cả sự tạo thành các synapse mới.
Neuron
Neuron thần kinh (Ảnh: turbosquid)
Thách thức lớn hiện nay là làm sao áp dụng những nghiên cứu này cho cả bộ não. Một cầu nối có triển vọng là quá trình với tên gọi LTP - một dạng tăng cường synapse đã được nghiên cứu rất kỹ trên vùng đồi cá ngựa của động vật gặm nhấm. LTP được nhiều người tin rằng là nền tảng sinh lý của trí nhớ. Sẽ là một bước đột phá lớn nếu ai đó có thể minh hoạ mang tính kết luận rằng LTP thực sự là nền tảng cho việc hình thành trí nhớ in vivo.
Trong lúc này các câu hỏi vẫn liên tục xuất hiện. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện một điều là mô hình vận hành thần kinh được ghi nhận khi một con vật học một kỹ năng mới được lặp lại khi con vật này đang ngủ. Liệu điều này có đóng vai trò làm hằn sâu các ký ức? Những nghiên cứu khác lại cho thấy trí nhớ của chúng ta không đáng tin cậy như chúng ta vẫn thường hình dung. Tại sao trí nhớ lại không bền như vậy? Một gợi ý có thể đến từ những nghiên cứu gần đây đã làm sống lại quan điểm gây tranh cãi rằng trí nhớ rất dễ bị tổn thương mỗi khi chúng được tái truy xuất. Sau cùng, vào những năm 1990 người ta ủng hộ mạnh mẽ học thuyết "không có neuron mới". Theo đó, trong số tất cả các vị trí, vùng đồi cá ngựa (hippocampus) là vườn ươm ảo của neuron trong suốt cuộc đời. Làm thế nào các tế bào mới sinh ra tham gia vào việc học tập và ghi nhớ vẫn còn chưa được giải đáp.
Dương Văn Cường
Cập nhật: 18/05/2006 Theo Science, Sinh học Việt Nam


Tìm hiểu chung

Mất trí nhớ là bệnh gì ?

Mất trí nhớ, hay còn được gọi là hội chứng mất trí nhớ, là một tình trạng gây ra sự mất đi trí nhớ bao gồm sự mất đi của thông tin, sự kiện và những trải nghiệm cá nhân. Có rất nhiều tình trạng bệnh lý gây ra mất trí nhớ như suy giảm trí tuệ, đột quỵ hay chấn thương sọ não.
Mất trí nhớ là một dạng nặng hơn của mất ký ức, bệnh này làm giảm khả năng ghi nhớ thêm ký ức của bệnh nhân. Mất trí nhớ có thể chỉ là tạm thời hoặc cũng có thể là tình trạng vĩnh viễn. Điều quan trọng là bạn nên đến bác sĩ để điều trị những nguyên nhân cơ bản của bệnh này

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ là gì?

Triệu chứng chính của mất trí nhớ là sự mất đi ký ức hay không có khả năng ghi nhớ những ký ức mới. Kỹ năng nhận thức hay kỹ năng vận động của bạn thường sẽ không bị ảnh hưởng, điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn vẫn có thể nhớ cách bước đi và nói thành thạo ngôn ngữ vốn có của mình. Có rất nhiều dạng mất trí nhớ khác nhau, bao gồm:
  • Chứng quên về trước: chứng quên về trước xảy ra khi bạn mất đi khả năng nhớ lại những ký ức đã được hình thành và ký ức thời thơ ấu. Bệnh thường ảnh hưởng từ từ. Có những tình trạng bệnh lý gây ra chứng quên về trước như sa sút trí tuệ;
  • Chứng quên về sau: chứng quên về sau xảy ra khi bạn không thể hình thành những ký ức mới. Ảnh hưởng thường chỉ là tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Việc tiêu thụ quá nhiều bia rượu có thể gây ra tối sầm mặt mũi và sau đó là chứng mất trí nhớ về sau. Nguyên nhân khác có thể là tổn thương hồi hải mã của bạn, vùng não giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ký ức;
  • Chứng mất trí nhớ thoáng qua: chứng mất trí nhớ thoáng qua xảy ra khi bạn đang bị mất ký ức ngay trước khi một trải nghiệm đau thương xảy ra, gây bối rối và nhầm lẫn. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Một số chuyên gia cho rằng, một hoạt động giống co giật hay tắc nghẽn mạch máu tạm thời có thể có khả năng là nguyên nhân gây ra. Bệnh thường gặp ở trung niên và người cao tuổi.
Mất trí nhớ khác với sa sút trí tuệ. Mất trí nhớ chỉ ảnh hưởng lên sự mất ký ức của bạn chứ không gây nên sự suy giảm nhận thức, điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể nhớ được mình là ai cũng như nhớ được thời gian và ngày tháng. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như: nhớ sai ký ức, nhầm lẫn hay lạc phương hướng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần phải liên lạc với bác sĩ nếu gặp bất kỳ điều gì sau đây:
  • Trải qua sự mất ký ức mà không thể giải thích được, chấn thương sọ não, nhầm lẫn hay mất phương hướng;
  • Bạn không có khả năng nhận biết không gian.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên hay thắc mắc gì, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mất trí nhớ có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng, do đó việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp ngay lập tức là điều vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh mất trí nhớ?

Mất trí nhớ có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm tình trạng sức khỏe và tổn thương não. Ngoài ra còn có các tác nhân khác như lạm dụng rượu bia và tổn thương do stress. Sau đây là một số nguyên nhân:
  • Đột quỵ;
  • Viêm não gây ra bởi sự nhiễm trùng như do virus herpes gây ra;
  • Viêm não gây ra bởi một phản ứng tự miễn với bệnh ung thư;
  • Thiếu hụt oxy trong não gây ra bởi các tình trạng như nhồi máu cơ tim, suy hô hấp hoặc nhiễm độc khí CO;
  • Lạm dụng bia rượu trong thời gian dài dẫn đến thiếu hụt vitamin B1 (hội chứng  Wernicke-Korsakoff );
  • Khối u ở những vùng não bộ có chức năng điều khiển ký ức như Hồi hải mã;
  • Thoái hóa não, như bệnh Alzheimer và một số dạng sa sút trí tuệ khác;
  • Động kinh;
  • Một số loại thuốc như: Benzodiazepines được dùng để điều trị rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh mất trí nhớ?

Mất trí nhớ là một tình trạng phổ biến, thường là hậu quả của những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như chấn thương sọ não, đột quỵ hay sa sút trí tuệ. Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị mất trí nhớ, có thể là lạm dụng bia rượu, động kinh hoặc phẫu thuật não. Mất trí nhớ có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ nhưng thường gặp ở nữ hơn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ?

Có rất nhiều tác nhân nguy cơ gây bệnh mất trí nhớ, đặc biệt khi  bạn đã từng:
  • Phẫu thuật não;
  • Chấn thương sọ não;
  • Đột quỵ;
  • Lạm dụng bia rượu;
  • Sự kiện gây tổn thương tinh thần và căng thẳng;
  • Động kinh.
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ bị mất trí nhớ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mất trí nhớ?

Để chẩn đoán chính xác bệnh mất trí nhớ, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân có khả năng gây mất đi ký ức như: bệnh Alzheimer, trầm cảm hay u não. Những xét nghiệm đó bao gồm:
  • Xem xét bệnh sử: việc này bao gồm hỏi các câu hỏi để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ký ức và các tác nhân khác;
  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ, chức năng cảm giác, thăng bằng và các phản ứng sinh lý khác để đảm bảo chính xác các chức năng của não và hệ thần kinh;
  • Kiểm tra nhận thức: những bài kiểm tra này sẽ kiểm tra suy nghĩ, đánh giá của bạn cũng như ký ức ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra bài kiểm tra còn giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ký ức của bạn;
  • Xét nghiệm chẩn đoán: những bài xét nghiệm này có thể bao gồm cả chụp hình cộng hưởng từ (MRI) và chụp CT để phát hiện bất kỳ tổn thương hay bất thường nào trong não.
Tất cả thành viên trong gia đình và bạn bè của bệnh nhân đều nên đến gặp bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ có được chẩn đoán tốt hơn khi bệnh nhân không có khả năng trả lời tất cả các câu hỏi cần thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mất trí nhớ?

Không có phương pháp hay thuốc điều trị cụ thể cho bệnh mất trí nhớ, nhưng bạn vẫn có thể đối phó với chúng bằng cách:
  • Làm việc với chuyên gia trị liệu để học những kỹ năng khác nhau cho việc rèn luyện trí nhớ. Chuyên gia trị liệu của bạn có thể sử dụng hình ảnh, mùi hương thân thuộc và âm nhạc để kích hoạt trí nhớ của bạn;
  • Nếu bạn mắc Hội chứng Wernicke-Korsakoff, cách điều trị thường bao gồm sự thay đổi lượng vitamin và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hội chứng Wernicke-Korsakoff thường được gây ra bởi việc sử dụng chất có cồn quá nhiều dẫn đến thiếu hụt Thiamin (Vitamin B1). Bạn cũng sẽ cần thanh lọc hoàn toàn lượng cồn ra khỏi cơ thể;
  • Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng trên máy tính, smartphone hay máy tính bảng để nhắc nhở bản thân về những ngày tháng quan trọng hoặc uống thuốc đúng giờ. Cách này rất hiệu quả trong việc liệt kê hoạt động hàng ngày.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mất trí nhớ?

Bạn có thể áp dụng các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây để đối phó với bệnh mất trí nhớ:
  • Viết ra bất kỳ triệu chứng bất thường mà bạn đang gặp phải;
  • Ghi lại những thông tin cá nhân chính bao gồm bất kỳ sự căng thẳng  hoặc thay đổi trong cuộc sống gần đây mà bạn có thể nhớ lại. Hãy hỏi các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cho sự trợ giúp, để đảm bảo danh sách của bạn hoàn tất;
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm vitamin và các loại thuốc khác;
  • Hãy nhờ một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cùng đến gặp bác sĩ với bạn;
  • Mang theo một cuốn sổ tay nhỏ và bút bi hoặc bút chì để ghi lại những điểm bạn muốn chắc chắn để nhớ sau này;
  • Viết ra những câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ;
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.


Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer

BS. Hồ Ngọc Minh


(Hình minh họa: John Moore/Getty Images)
LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.
Hiện tượng mất trí nhớ thật ra không phải là một chứng bệnh, nhưng phải hiểu là một hội chứng bao gồm các vấn đề khó khăn trong việc nhớ và suy nghĩ. Có nhiều nguyên do hay bệnh trạng đưa đến tình trạng mất trí nhớ (dementia), mà bệnh Alzheimer chỉ là một trong những nguyên nhân ấy. Người bị tai biến não hay bị tiểu đường không kiểm soát cũng làm cho mất trí nhớ. Sự mất trí nhớ có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra cho người già nhiều hơn, gây khó khăn cho chính đương sự và người thân khi phải săn sóc họ.
Hội chứng mất trí nhớ cũng khác với sự lãng trí, nhưng lại bắt đầu từ những dấu hiệu của sự lãng trí. Khi chúng ta làm nhiều việc cùng một lúc, không tập trung trí óc, lãng trí có thể xảy ra. Lâu lâu bị lãng trí như bỏ quên đồ vật trong nhà không tìm được là chuyện thường, nhưng là một vấn đề nếu những triệu chứng đó tiến dần đến việc không còn nhận biết thời gian ví dụ như năm 1975 và năm 2015, hay không phân biệt được không gian như đang ở Việt Nam hay đang ở Mỹ, hoặc không còn nhớ được những đồ vật hay người quen.
Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ. Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy. Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỉ số là 1/3. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.
Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”. Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân. Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.
Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?
Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết. Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện. Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.
Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó. Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy! Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen tư duy của người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay tánh vẫn thế!”
Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã. Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”. Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu!
Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt. Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.
Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.
Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi. Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.
Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vẩy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vẩy đóng trong mạch máu. Khác với vẩy cholesterol trong máu, những vẩy trong não này được tạo thành bởi chất protein. Những vẩy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh nầy đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”. Ngoài việc cách ly sóng điện, những vẩy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.
Hiện tượng đóng vẩy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vẩy trong não chút đỉnh khi… già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.
Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng. Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì. Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản. Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian. Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bĩnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ. Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.
Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng sớm thì chất lượng đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.
Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:
Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày. Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.
1. Học khiêu vũ:
Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước. Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.
2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:
Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.
3. Học một ngôn ngữ khác:
Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.
4. Học đánh cờ hay chơi video game:
Một nhiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… ( nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé ), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.
5. Đọc sách:
Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện. Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!
6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:
Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.
7. Học đan, may vá, hay làm vườn:
Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.
8. Sống có mục đích: 
Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.
9. Tập viết:
Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.
10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:
Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”.
Nói chung là phải tích cực động não. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!

Hiện tượng “Mặt trời lặn” ở người mất trí nhớ là gì?



Vợ chồng tôi đang ở những năm đầu của tuổi 80. Thỉnh thoảng vào chiều tối, chồng tôi lại bị kích động, lẫn lộn, và có một chút khó kiểm soát. Bác sĩ nói rằng ông ấy mắc phải hiện tượng “mặt trời lặn” (sundowning). Vậy tình trạng “mặt trời lặn” là gì và có giải pháp nào đối phó? (brend***@gmail.com).
TS Anthony Komaroff - Tốt nghiệp Trường Y Harvard trả lời:
Chào bạn,
Một vài người cao tuổi có vấn đề về khả năng tập trung, trở nên kích động và thậm chí là bị lẫn lộn, và đặc biệt trở nên mệt mỏi vào cuối ngày. Hiện tượng này gọi là “mặt trời lặn” vì ảnh hưởng của nó có xu hướng xuất hiện khi hoàng hôn.
Biểu hiện của “mặt trời lặn” là khá phổ biến với người bị chứng mất trí, đặc biệt như Alzheimer. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra với người cao tuổi không bị chứng mất trí.
“Mặt trời lặn” thường xảy ra ở môi trường không quen thuộc ở những nơi tối và hay xuất hiện ở những bệnh nhân phải nằm viện.
“Mặt trời lặn” cần được phát hiện sớm, vì nó có dẫn tới việc ngã và gãy xương khi một người bước xuống giường nhưng lại nhầm lẫn là mình đang bước qua một cái gì đó.
“Mặt trời lặn” không phải là một bệnh, nó là một tình trạng nhất thời, và chúng ta vẫn chưa hiểu trọn vẹn cái gì gây ra nó. Nhưng chúng ta có thể biết một vài cách mà bạn và chồng bạn có thể thay đổi ảnh hưởng của nó:
- Lập một nhật ký hàng ngày và ghi lại các sự kiện mà được cho là kích hoạt các triệu chứng. Ví dụ, quá ồn ào hoặc công việc chuẩn bị bữa tối có thể là lí do gây ra tình trạng này. Một khi vợ chồng bạn nhận ra những yếu tố kích hoạt này, bạn có thể có được biện pháp tránh được hiện tượng “mặt trời lặn”.
- Thực hiện lịch trình hàng ngày một cách nghiêm ngặt. Đi dạo hoặc tập thể dục vào một thời gian nhất định trong ngày, có thể là vào sáng sớm. Ăn tối sớm hơn và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối.
- Các cuộc hẹn, chuyến du lịch và các hoạt động nên được đặt lịch vào buổi sáng. Hạn chế thực hiện vào thời điểm chiều muộn.
- Nghỉ ngơi, thư giãn vào chiều muộn. Chỉ với việc nằm gác chân lên cao và nhắm mắt lại một chút cũng có thể giúp duy trì năng lượng cho chồng bạn và ngăn ngừa mệt mỏi cuối ngày.
- Ngăn ngừa các kích thích quá độ bởi việc giảm âm lượng ti vi hoặc loa đài.
- Hạn chế các thức ăn và đồ uống chứa caffeine, hoặc nghiêm cấm dùng các thực phẩm đó vào buổi sáng. Caffeine có thể duy trì trong cơ thể khoảng 16 tiếng và gây khó khăn cho giấc ngủ. Chất lượng ngủ kém có thể dẫn đến hiện tượng “mặt trời lặn”.
- Khi chồng bạn bắt đầu cảm thấy các triệu chứng, ông ấy có thể nghỉ ngơi hoặc làm một vài việc quen thuộc để thư giãn, như đọc báo.
Hien tuong �SMat troi lan� o nguoi mat tri nho la gi?Vài biện pháp ngăn đơn giản cũng giúp bạn thoải mái hơn với hiện tượng "mặt trời lặn" May mắn là hiện tượng “mặt trời lặn” không thường là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng vì nó có thể dẫn đến ngã và gãy xương, hãy thử một vài điều mà bạn và chồng bạn có thể tự làm. Nếu điều đó không giúp ích gì, hãy hỏi bác sĩ của ông ấy liệu có cần phải làm các kiểm tra về vận dụng trí óc cho ông ấy hay không. Nhưng tôi nghĩ điều đó là sẽ không cần thiết cho lắm.
Chúc bạn và chồng bạn mạnh khỏe!
Theo Giang - Tạp chí Thực phẩm chức năng Health+
Khám bệnh, tư vấn sức khỏe miễn phí
VietBao.vn (Theo_Alobacsi >>>)

Trí nhớ được tạo thành và tái hiện như thế nào?

  • 1 2 3 4 5 52
  • 3.488
Trí nhớ được tạo nên từ cái gì? Có một điều chắc chắn đó chính là các tế bào trong não bộ.

Lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc đại học UCLA, Viện khoa học Weizman tại Israel đã ghi lại được hoạt động tái hiện trí nhớ của các tế bào não đơn lẻ, từ đó tiết lộ vị trí lưu trữ ký ức cụ thể trong não đồng thời giải thích tại sao não có thể tái hiện ký ức.

Công bố trực tuyến trên tờ Science, tiến sĩ Itzhak Fried, tác giả của nghiên cứu kiêm giáo sư khoa giải phẫu thần kinh thuộc đại học UCLA, cùng các cộng sự đã ghi lại hoạt động của hàng trăm nơron thần kinh khác nhau tạo nên trí nhớ trong não bộ của 13 bệnh nhân mắc chức động kinh đang được phẫu thuật điều trị tại Trung tâm y tế UCLA.

Các bác sỹ phẫu thuật đặt điện cực trong não bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật. Fried cũng đã tận dụng điện cực để ghi lại hoạt động của các nơron khi ký ức đang được hình thành.

Bệnh nhân được cho xem một vài đoạn viđeo ngắn, trong đó bao gồm hình ảnh về mốc ranh giới và con người, cùng với những đoạn clip về Jerry Seinfeld, Tom Cruise, nhân vật Homer Simpsons trong bộ phim “Gia đình Simpsons” và các nhân vật khác. Khi bệnh nhân xem, các nhà nghiên cứu đã ghi lại hoạt động của rất nhiều nơron trong vùng mã ngư (hippocampus) và một vùng gần đó được biết đến với cái tên vỏ não nội khứu (entorhinal cortex) có thể phản ứng mạnh mẽ với các đoạn clip nhỏ.

Chỉ một vài phút sau khi thực hiện hoạt động xen giữa, bệnh nhân được đề nghị tái hiện bất cứ đoạn clip nào xuất hiện trong đầu họ.

Fried cho biết: “Họ không bị ép buộc phải nhớ lại một đoạn clip cụ thể mà họ được tự do lựa chọn, đó là bất cứ đoạn clip nào hiện ra trong đầu họ”.
Hình ảnh biểu diễn hoạt động của nơron thần kinh. Các nhà khoa học đã ghi lại hoạt động của hàng trăm nơron thần kinh tạo thành trí nhớ. (Ảnh: iStockphoto/ Sebastian Kaulitzki)
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những nơron có phản ứng với một đoạn clip cụ thể trong giai đoạn trước cũg đồng thời phát sáng một hoặc hai giây trước khi bệnh nhân thuật lại đoạn clip mà họ nhớ được. Tuy nhiên, các nơron đó không sáng khi các đoạn clip khác được nhớ lại. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu có thể biết được đoạn clip nào bệnh nhân tái hiện được trước khi bệnh nhân nói ra.

Fried nhấn mạnh rằng các nơron đơn lẻ được ghi lại khi chúng phát sáng, chúng không hoạt động một mình mà chúng là thành phần của một chu trình ký ức lớn hơn nhiều bao gồm hàng trăm ngàn tế bào tham gia vào hoạt động phản ứng với đoạn clip.

Theo ông, nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn bởi nó lần đầu tiên khẳng định rằng trí nhớ tự phát nảy sinh qua hoạt động của cùng các nơron phát sáng khi ký ức được tạo thành lần đầu. Đôi khi các nhà khoa học đã nghi ngờ và thiết lập giả thuyết về mối liên hệ giữa việc tái kích hoạt các nơron trong vùng mã ngư và việc tái hiện có ý thức của các kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng nghiên cứu này giờ đây đã cung cấp bằng chứng trực tiếp cho sự tồn tại của mối liên hệ đó.

Fried cho biết: “Theo đó, việc hồi tưởng lại các kinh nghiệm quá khứ trong trí nhớ của chúng ta chính là việc làm sống lại hoạt động nơron trong quá khứ”.

Các tác giả khác của nghiên cứu bao gồm Hagar Gelbard – Sagiv, Michal Haral và Rafael Malach thuộc Viện Weizmann, học giả bậc hậu tiến sĩ Roy Mukamel thuộc đại học UCLA. Nghiên cứu được Viện các chứng rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ khoa học Israel và Quỹ khoa học Hoa Kỳ - Israel tài trợ.

Tham khảo:

Hagar Gelbard-Sagiv, Roy Mukamel, Michal Harel, Rafael Malach, and Itzhak Fried. Internally Generated Reactivation of Single Neurons in Human Hippocampus During Free Recall. Science, 2008; DOI: 10.1126/science.1164685
Cập nhật: 19/09/2008 Trà Mi (Theo ScienceDaily)

 

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là các quá trình: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại.

2.1. Quá trình ghi nhớ

Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết "ấn tượng" của đối tượng mà ta đang tri giác (tức là tài liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Điều này làm cho ghi nhớ khác với tri giác, mặc dù ghi nhớ khởi đầu đồng thời với quá trình tri giác tài liệu. Có nhiều hình thức ghi nhớ khác nhau. Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ có thể chia thành hai loại là: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định

a. Ghi nhớ không chủ định

Ghi nhở không chủ định là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước; nó không đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nào, mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên. Nhưng không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều được ghi nhớ một cách không chủ định như nhau. Trước hết, độ bền vững và độ lâu dài của ghi nhớ không chủ định phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và các đặc điểm khác của đối tượng. Ghi nhớ không chủ định đặc biệt có hiệu quả khi nó được gắn với những cảm xúc rõ ràng và mạnh mẽ. Hứng thú có vai trò to lớn đối với ghi nhớ không chủ định.
Ghi nhớ không chủ định có ý nghĩa to lớn trong đời sống, nó mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm sống của con người mà không đòi hỏi một sự nỗ lực đặc biệt nào.
Các công trình nghiên cứu về tâm lý học sư phạm đã chỉ ra rằng: việc đặt ra nhiệm vụ phải ghi nhớ tài liệu học tập một cách quá sớm thường ảnh hưởng xấu đến sự thông hiểu tài liệu. Trong trường hợp này nhiệm vụ cơ bản của học sinh là suy nghĩ về tài liệu mới, còn việc ghi nhớ tài liệu mới đó diễn ra một cách không chủ định, trong chính quá trình suy nghĩ. Cái gì có liên quan với mục đích của hoạt động, với nội dung cơ bản của hoạt động thì sẽ ghi nhớ một cách không chủ định.

b. Ghi nhớ có chủ định

Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước; nó đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nhất định, cũng như những thủ thuật và các biện pháp ghi nhớ. Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc nhiều vào động cơ, mục đích của sự ghi nhớ. Hoạt động học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên chủ yếu được dựa trên loại ghi nhớ có chủ định. Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định sau: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa.
- Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách giản đơn. Sự học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này Nói chung, học sinh nhớ máy móc trong những trường hợp sau: a) Không thể hiểu hoặc lười không chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu; b) Các phần tài liệu rời rạc, không có quan hệ lôgíc với nhau; c) Giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng câu từng chữ trong sách giáo khoa. Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhiều thời gian. Tuy vậy ghi nhớ máy móc trở nên hữu ích trong trường hợp ta phai ghi nhớ những tài liệu không có nội dung khái quát, ví dụ như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, ngày tháng năm sinh, v.v...
- Ghi nhớ có ý nghĩa là loại ghi nhở dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgíc giữa các bộ phận của tài liệu đó. Loại ghi nhớ này gắn liền với quá trình tư duy. Một hình thức điển hình của loại ghi nhớ này trong hoạt động học tập là phương pháp ghi nhớ theo điểm tựa. Ghi nhớ có ý nghĩa là loại ghi nhở chủ yếu trong hoạt động học tập của học sinh, nó bảo đảm lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững và nếu quên thì cũng dễ nhớ lại hơn. Nó tốn ít thời gian hơn so với ghi nhớ máy móc, nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.

c. Học thuộc lòng và thuật nhớ

Có nhiều trường hợp ta phải học thuộc lòng một tài liệu nào đó, ví dụ học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các bài khoá, các từ nước ngoài, hay giáo án, v.v... Học thuộc lòng là sự kết hợp ghi nhớ có ý nghĩa với ghi nhớ máy móc, nghĩa là ghi nhớ máy móc trên cơ sở thông hiểu tài liệu ghi nhớ. Nó hoàn toàn khác với học vẹt. Thuật nhớ là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra mối liên hệ bề ngoài, giả tạo để dễ nhớ, ví dụ ta đặt các từ cần nhớ thành một câu có vần điệu để dễ nhớ.

2.2. Quá trình gìn giữ

Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Có hai hình thức gìn giữ: tiêu cực và tích cực. Gìn giữ tiêu cực là sự gìn giữ được dựa trên sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách giản đơn. Còn gìn giữ tích cực là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách nhớ lại (tái hiện) trong óc tài liệu đã ghi nhớ, mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
Trong hoạt động học tập của học sinh, quá trình gìn giữ được gọi là ôn tập. Kinh nghiệm "đi truy về trao" của học sinh chính là một cách ôn tập tích cực.

2.3. Quá trình nhận lại và nhớ lại

Kết quả của quá trình ghi nhớ và gìn giữ được thực hiện trong quá trình nhận lại và nhớ lại. Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó. Nhận lại diễn ra là do cái được tri giác trong lúc này giống với cái đã tri giác trước đây Khi tri giác lại cái đã tri giác trước đây, ở ta sẽ xuất hiện một cảm giác "quen thuộc" đặc biệt, chính cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại. Nhớ lại là biểu hiện cao của trí nhớ tốt, là khả năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây mà không cần dựa vào sự tri giác lại những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.
Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định hoặc chủ định.
Khi nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những khó khăn nhất định, phải có sự nỗ lực ý chí thì gọi là sự hồi tưởng. Khi nhớ lại các hình ảnh cũ được khu trú trong không gian và thời gian thì gọi là hồi ức. Trong hồi ức, Chúng ta không chỉ nhớ lại các đối tượng đã qua, mà còn đặt chúng vào một thời gian và địa điểm nhất định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét