BÍ ẨN LỊCH SỬ 76 (Vua Solomon)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Solomon là vị vua nổi tiếng của người Do Thái với những kho báu chứa đầy bí mật..
Chuyện kể rằng, một lần nữ hoàng Sheba, khi đó đang trị
vì tại miền nam bán đảo Ả Rập, đến thành phố Jerusalem và
mang theo rất nhiều hương liệu cùng vàng và đá quý làm quà
trao đổi cách thức làm ăn với vua Solomon, đồng thời bà cũng
chuẩn bị sẵn nhiều câu hỏi khó để nhử đức vua. Nhưng vị vua
này đã trả lời tất cả một cách dễ dàng.
Những câu chuyện mang dấu ấn của vua Solomon
Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?". Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui".
Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
Dù là người rất tài giỏi nhưng vị quan cảm thấy rất lo âu vì làm sao có thể tìm ra chiếc vòng vừa làm cho người ta hạnh phúc và đau buồn được! Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế. Ngày qua ngày, vị cận thần này càng hiểu rằng mạng sống của mình sắp bị lấy đi vì không thể tìm cho nhà vua chiếc vòng thần kỳ được.
Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?".
Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
Đêm đó, toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua".
Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi". Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi...
Kể từ đó, vua Solomon thường đeo chiếc vòng đó trên tay. Những lúc khó khăn, đau khổ, ông thường nhìn dòng chữ “điều đó rồi cũng qua đi” được khắc trên chiếc vòng để lấy lại bình tâm. Có lần do quá giận dữ về một chuyện, ông tháo chiếc vòng ra và quẳng nó xuống sàn nhà. Nhưng rồi khi thấy dòng chữ ở mặt trong, ông đã mỉm cười cay đắng và đeo lại chiếc vòng. Rồi mỗi khi có chuyện vui, dòng chữ trên chiếc vòng cũng nhắc ông không nên ngủ quên trên chiến thắng.
Lại có một câu chuyện về tài xử kiện của ông. Chuyện kể rằng một hôm có hai người phụ nữ kéo nhau tới nhà vua Solomon để mong ông giải quyết chuyện giúp họ.
Người phụ nữ thứ nhất mau mồm kể: “Thưa đức vua. Tôi và người phụ nữ kia sống chung một nhà. Tôi sinh được một đứa con trai. Ba ngày sau cô ta cũng sinh một đứa con trai, nhưng con trai của cô ta đến đêm thì chết. Cô ta đem tráo con, đặt đứa trẻ chết bên tôi, còn đứa trẻ sống thì ôm lấy trong lòng. Đến sáng, khi tôi muốn cho con bú thì thấy nó đã chết. Tôi nhận thấy nó không phải là con tôi”.
Người phụ nữ thứ hai phủ nhận việc đó: “Không phải vậy. Con bà chết rồi. Đứa trẻ còn sống là con của tôi”. Cứ như thế hai người phụ nữ lời qua tiếng lại trước mặt đức vua, ai cũng khăng khăng đứa trẻ còn sống là con mình.
Bấy giờ nhà vua mới lên tiếng bảo: “Cả hai người đều khẳng định đứa trẻ còn sống là con của mình, còn đứa trẻ đã chết là con của người kia. Vậy hãy mang gươm cho ta”. Khi lính mang thanh gươm đến cho nhà vua, nhà vua yêu cầu: “Gươm đây, hãy chặt đứa bé làm đôi. Mỗi người hãy nhận lấy một nửa, như thế là công bằng”.
Người phụ nữ thứ nhất thản nhiên nói: “Ừ thế vậy, tôi một nửa, cô một nửa”. Người phụ nữ thứ hai hoảng hốt nói: “Không! Tốt hơn hết hãy đưa nó cho cô ta, chỉ cốt làm sao nó được sống”. Khi người phụ nữ thứ hai vừa dứt lời, vua Solomon phán không chút chần chừ: “Hãy trao đứa bé cho người phụ nữ hoảng sợ. Cô ta mới là mẹ đích thực của đứa bé”.
Cho đến ngày nay, bất kỳ ai từng tiếp xúc với người Do Thái dường như đều có nhận xét họ đúng là con cháu dòng giống Solomon bởi họ luôn định hướng và tìm ra được cốt lõi của vấn đề, tìm cách giải quyết nó để tháo gỡ được mối bòng bong trăm mối của cuộc đời.
Bí mật Vua Solomon
Vị vua nào giàu nhất lịch sử nhân loại?
Là vị vua nổi tiếng của người Do Thái với những kho báu chứa đầy bí mật.
Là vị vua được người đời nhắc đến với trí tuệ và sự thông minh hơn
người. Những câu chuyện mang đầy tính triết lý cuộc sống của vua
Solomon.
Vị vua thông minh và giàu có
Được
người đời nhắc đến là vị vua giàu nhất lịch sử nhân loại và là người
được Thiên Chúa ban cho sự khôn ngoan đặc biệt, đó là vua Solomon, vị
vua thứ 3 của đất nước Israel và là vị vua nổi tiếng của người Do Thái.
Ông không chỉ nổi tiếng bởi trí tuệ sắc sảo, bởi các phán đoán độc đáo
mà còn nổi tiếng bởi những kho báu nhiều vàng chứa đựng đầy bí mật.
Nhiều
người nhớ tới ông bởi giai thoại ông giải quyết thông minh nghi án tìm
ra mẹ ruột của đứa trẻ bằng cách dọa chặt đôi đứa bé. Nhiều người nhớ
tới Solomon còn bởi ông là người xây đền thờ Jerusalem đầu tiên và đã
đưa đất nước Do Thái vào một thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử.
Chuyện
kể rằng vào năm 12 tuổi, Solomon được vua cha David truyền lại ngôi báu
bởi lúc này vua David đã già yếu và cảm thấy mình không còn đủ sức gánh
vác công việc nước. Khi được truyền ngôi báu, Solomon lo sợ rằng mình
sẽ không đủ khôn ngoan để trị vì đất nước.
Khi
đó, Đức Chúa trời đã xuất hiện và phán với Solomon: “Hãy xin điều người
muốn ta ban cho ngươi”. Solomon đã thưa: “Xin Chúa ban cho con sự khôn
ngoan và hiểu biết để con lãnh đạo muôn dân”. Đức Chúa trời phán rằng:
“Vì nhà ngươi có lòng như vậy, không xin giàu có, của cải, danh vọng,
mạng sống của những kẻ thù và cả tuổi thọ cho mình, mà xin sự khôn ngoan
và hiểu biết để cai trị muôn dân của mình nên ta sẽ ban cho ngươi. Ta
cũng sẽ ban cho ngươi của cải, sự giàu có, danh vọng mà không một vị vua
nào được như vậy”.
Những lời của Đức Chúa trời
đã khiến Solomon yên tâm hơn và từ đó ông vững tin lãnh đạo đất nước của
mình ngày một phồn thịnh. Trí tuệ của ông vượt xa so với các danh nhân
khác trong thời đại của ông và điều đó khiến ông trở thành vị vua thông
minh nhất trong lịch sử Do Thái. Ông không những là một thẩm phán tài ba
mà còn xuất sắc về hành chính, ngoại giao, mậu dịch, kiến trúc và nhiều
lĩnh vực khác.
Có tài buôn bán, ông đi vào
ngành hải thương với một đoàn tàu và kiếm được rất nhiều lợi tức. Về của
cải, nếu đổi ra mệnh giá đô la ngày nay thì vị vua này đã trở thành
“nghìn tỷ phú”. Ngoài số vàng dự trữ trị giá hàng trăm tỷ đô la theo giá
thị trường ngày nay, ông còn sở hữu 4.000 chuồng ngựa, xe ngựa và thuê
đến 12.000 người giữ ngựa.
Những người trị vì
các quốc gia trên thế giới thường tìm kiếm các lời khuyên của ông và trả
thù lao hậu hĩnh. Tuy nhiên ông cũng làm “phật lòng” một số người khi
sự thông minh trong cách làm ăn của ông phát huy tác dụng. Một trong
những người đó có Hoàng hậu Shabe, chính những đoàn tàu làm phương tiện
chuyên chở của Solomon đã khiến hoàng hậu Shabe cùng những bộ lạc chuyên
dùng lạc đà để chở hàng hóa bằng đường bộ lúc bấy giờ bực bội.
Chuyện
kể rằng một lần Hoàng hậu Shabe khi đó đang trị vì tại miền nam bán đảo
Ả Rập đã đến thành phố Jerusalem và mang theo rất nhiều hương liệu cùng
vàng và đá quý làm quà trao đổi cách thức làm ăn với vua Solomon, đồng
thời bà cũng chuẩn bị sẵn nhiều câu hỏi khó để thử Solomon, nhưng vị vua
này đã trả lời tất cả một cách dễ dàng.
Những câu chuyện mang đầy tính triết lý cuộc sống của vua Solomon
Hoàng
hậu Sheba vô cùng ngạc nhiên trước trí tuệ thông suốt của vua Solomon
và rất lấy làm cảm phục. Chuyện kể rằng cũng chính vì sự khâm phục này
mà Hoàng hậu Sheba đã đem lòng yêu vua Solomon. Tình yêu của bà lớn đến
nỗi khi Solomon lâm nguy thì hoàng hậu đã cầu xin Thiên Chúa cứu
Solomon, đổi lại bà sẽ từ bỏ hết các thần linh của mình để chỉ thờ một
mình Thiên chúa.
Từ đó Solomon đã trở thành một
vị vua nổi tiếng bởi sự khôn ngoan, trí tuệ và hiểu rộng biết nhiều. Ông
cai trị quốc gia giỏi và tin tưởng tuyệt đối vào Thượng Đế. Để giữ sự
bang giao tốt đẹp với các láng giềng, Solomon đã thiết lập đồng minh
bằng cách kết hôn với nhiều vợ nước ngoài. Theo Kinh Thánh thì trong số
những người vợ nước ngoài này ông đã có 700 công chúa và 300 vợ bé.
Tuy
nhiên cũng chính vì điều này mà tấm lòng cống hiến của Solomon đối với
Thượng đế dần suy giảm bởi các bà vợ thường giới thiệu cho ông những vị
thần và lễ nghi khác. Kể từ đó đất nước Do Thái cũng bắt đầu bị suy sụp,
quan quân và những người tin vào Thượng Đế dần rời bỏ Solomon khiến đất
nước lâm vào tình trạng nguy kịch. Do đó những thành công và hạnh phúc
mà vị vua này đã đạt được bỗng chốc tan thành mây khói. Tuy nhiên những
câu chuyện về vua Solomon đã để lại cho chúng ta nhiều bài học, quy tắc
sống quý giá.
Những câu chuyện mang dấu ấn của vua Solomon
Truyền
thuyết người Do Thái có kể câu chuyện về vua Solomon như sau: Benaiah
là một cận thần vốn thường hãnh diện cho rằng ông sẽ chu toàn mọi nhiệm
vụ mà nhà vua giao phó. Một ngày nọ, vua Solomon muốn làm bẽ mặt
Benaiah, vua bèn nói với ông ta: “Benaiah này, ta muốn ông mang về cho
ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông thời gian sáu tháng
để tìm chiếc vòng ấy”.
Benaiah trả lời: “Nếu có
một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và
mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có điều gì đặc
biệt?”. Nhà vua đáp: “Đúng vậy, nó có một sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào
đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ
thấy vui”. Vua Solomon biết rằng trên đời này chẳng có chiếc vòng nào
như thế, nhưng ông vẫn muốn thử tài của Benaiah mà đúng ra muốn cận thần
này bẽ mặt.
Dù là người rất tài giỏi nhưng
Benaiah cảm thấy rất lo âu vì làm sao có thể tìm ra chiếc vòng vừa làm
cho người ta hạnh phúc và đau buồn được! Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến
nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như
thế. Ngày qua ngày, vị cận thần này càng hiểu rằng mạng sống của mình
sắp bị lấy đi vì không thể tìm cho nhà vua chiếc vòng thần kỳ được.
Rồi
vào một đêm sắp hết thời hạn tìm kiếm, Benaiah quyết định lang thang
đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một
người bán hàng rong đang bày bán những món hàng trên một tấm bạt tồi
tàn.
Benaiah dừng chân lại hỏi: “Có bao giờ ông
nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu có thể làm cho người hạnh phúc đeo nó
thì quên đi niềm vui, song người đau khổ khi đeo nó lại quên đi nỗi
buồn không?” Người bán hàng không nói gì chỉ lấy từ tấm bạt lên một
chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên
chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng lên một nụ cười.
Sáng
hôm sau cũng là lúc thời hạn tìm kiếm chiếc vòng thần kỳ đã hết. “Nào
ông bạn của ta, ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?” - vua Solomon hỏi
Benaiah rồi cười lớn, tất cả những cận thần có mặt cũng đều cười. Nhưng
rồi họ ngạc nhiên đầy tò mò khi Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: “Nó
đây thưa đức vua”.
Cầm chiếc vòng trên tay, niềm
vui hiện rõ trên khuôn mặt của nhà vua, nhưng khi đeo chiếc vòng vào
tay, đọc được dòng chữ “điều đó rồi cũng qua đi” đã khiến nhà vua buồn
vô hạn. Ngay lúc đó vua Solomon hiểu rằng tất thảy sự khôn ngoan, vương
giả, quyền uy và địa vị của mình đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó
nó cũng sẽ qua đi, một ngày nào đó ông cũng sẽ trở về với cát bụi.
Kể
từ đó vua Solomon thường đeo chiếc vòng đó trên tay. Những lúc khó khăn
đau khổ ông thường nhìn dòng chữ “điều đó rồi cũng qua đi” được khắc
trên chiếc vòng để lấy lại bình tâm. Có lần do quá giận dữ về một
chuyện, ông tháo chiếc vòng ra và quẳng nó xuống sàn nhà. Nhưng rồi khi
thấy dòng chữ ở mặt trong, ông đã mỉm cười cay đắng và đeo lại chiếc
vòng. Rồi mỗi khi có chuyện vui, dòng chữ trên chiếc vòng cũng nhắc ông
không nên ngủ quên trên chiến thắng.
Lại có một
câu chuyện về tài xử kiện của vua Solomon. Chuyện kể rằng một hôm có hai
người phụ nữ kéo nhau đến trước mặt vua Solomon mong ông giải quyết
chuyện giúp họ. Khi nhà vua yêu cầu lần lượt từng người một trình bày,
người phụ nữ thứ nhất mau mồm kể: “Thưa đức vua. Tôi và người phụ nữ này
ở chung một nhà.
Tôi sinh được một đứa con
trai. Ba ngày sau bà ta cũng sinh một đứa con trai, nhưng con trai của
bà ta đến đêm thì chết. Bà ta đem tráo con, đặt đứa trẻ đã chết bên cạnh
tôi, còn đứa trẻ còn sống thì ôm trong lòng. Đến sáng, khi tôi định cho
con bú thì thấy nó đã chết. Nhưng tôi nhận thấy đứa trẻ đã chết không
phải là con tôi”. Người phụ nữ thứ hai phủ nhận điều đó: “Không phải
vậy.
Con bà chết rồi. Đứa trẻ còn sống là con
của tôi”. Cứ như thế hai người phụ nữa lời qua tiếng lại trước mặt vua
Solomon, ai cũng khăng khăng đứa trẻ còn sống là con của mình. Bấy giờ
nhà vua mới lên tiếng bảo: “Cả hai người đều khẳng định đứa trẻ còn sống
là con mình, còn đứa trẻ đã chết là con của người kia. Vậy hãy mang
gươm cho ta”.
Khi lính mang thanh gươm đến cho
nhà vua, nhà vua yêu cầu: “Gươm đây, hãy chặt đứa trẻ làm đôi. Mỗi người
hãy nhận lấy một nửa, như thế sẽ công bằng”. Nghe lời nhà vua, người
phụ nữ thứ nhất thản nhiên nói: “Đành thế vậy, tôi một nửa, bà ta một
nửa”. Trong khi đó người phụ nữ thứ hai hoảng hốt vừa khóc vừa nói:
“Không, tốt hơn hết là hãy đưa đứa bé cho bà ta, chỉ cốt sao nó được
sống thôi”. Khi người phụ nữ thứ hai vừa dứt lời, vua Solomon không chút
chần chừ ra phán quyết: “Hãy trao đứa trẻ kia cho người phụ nữ đang
hoảng sợ, vì bà ta mới là mẹ đích thực của đứa bé”.
Cho
đến ngày nay, bất kỳ ai từng tiếp xúc với người Do Thái dường như đều
có nhận xét họ đúng là con cháu dòng giống Solomon bởi họ luôn định
hướng và tìm ra được cốt lõi của vấn đề, tìm cách giải quyết nó để tháo
gỡ được mối bòng bong trăm mối của cuộc đời.
Theo SBĐ
Truyền Thuyết 72 Con Quỷ Của Vua Solomon
Bí mật của ông vua giàu nhất lịch sử nhân loại
Solomon là vị vua nổi tiếng của người Do Thái với những kho báu chứa đầy bí mật..
-
-
Vị vua thông minh và giàu có
Được người đời nhắc đến là vị
vua giàu nhất lịch sử nhân loại và là người được thiên chúa
ban cho sự khôn ngoan đặc biệt, đó là Solomon, vị vua thứ 3 của
Israel. Ông không chỉ nổi tiếng bởi trí tuệ sắc sảo, các phán
đoán độc đáo, mà còn nổi tiếng bởi những kho báu nhiều vàng
chứa đựng đầy bí mật.
Nhiều người nhớ tới ông bởi giai
thoại ông giải quyết thông minh nghi án tìm mẹ ruột cho đứa trẻ
bằng cách chặt đôi đứa bé. Ông là người xây dựng Ngôi đền Đầu tiên
của người Do Thái ở Jerusalem và đã đưa đất nước Do Thái vào
thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử.
Chuyện kể rằng, năm 12 tuổi, ông
được cha - vua David − truyền lại ngôi báu. Solomon lo sợ rằng mình
không đủ khôn ngoan để trị vì đất nước Do Thái. Khi đó, Đức Chúa Trời
xuất hiện và phán với Solomon: “Hãy xin điều ngươi muốn ta ban cho
ngươi”.
Solomon thưa: “Xin Chúa ban cho con sự
khôn ngoan và hiểu biết để con lãnh đạo muôn dân”. Đức Chúa Trời phán
rằng: “Vì ngươi có lòng như vậy, không xin giàu có, của cải, danh vọng,
mạng sống của những kẻ thù, và cả tuổi thọ cho mình, mà xin sự khôn
ngoan và hiểu biết để cai trị muôn dân dưới mình nên ta sẽ ban cho
ngươi. Ta cũng sẽ ban cho ngươi của cải, giàu có, danh vọng mà không một
vị vua nào trước hay sau ngươi được như vậy”.
Những lời hứa của Đức Chúa Trời đã
được thực hiện. Sự khôn ngoan, thành công và của cải của Solomon tăng
lên ngoài sức tưởng tượng. Về của cải, nếu đổi ra đồng đô la ngày nay
thì vị vua này đã trở thành "nghìn tỷ phú", thực sự ông là người giàu
nhất thế gian. Ngoài số vàng dự trữ trị giá hàng trăm tỷ đô la theo giá
thị trường ngày nay, ông còn sở hữu 4.000 chuồng ngựa, xe ngựa và thuê
đến 12.000 người giữ ngựa.
Những người trị vì các quốc gia trên
khắp thế giới tìm kiếm các lời khuyên của ông và trả thù lao hậu hĩnh.
Tuy nhiên, ông cũng làm phật lòng một số người khi sự thông minh
trong cách làm ăn của ông phát huy tác dụng. Một trong những
người đó là nữ hoàng hậu Sheba. Chính những đoàn tàu làm
phương tiện chuyên chở của vua Solomon đã khiến bà hoàng cùng
những bộ lac chuyên dùng lạc đà để chở hàng hóa bằng đường
bộ lúc bấy giờ bực bội.
Bức họa về chuyến thăm vua Solomon của nữ hoàng Sheba. |
Nữ hoàng vô cùng ngạc nhiên trước
trí tuệ thông suốt của ông và rất lấy làm cảm phục. Cũng
chính vì thế mà bà đem lòng yêu vua Solomon. Tình yêu của bà
lớn đến nỗi khi vua Solomon lâm nguy thì bà đã cầu xin Thiên chúa
cứu ông, đổi lại bà sẽ từ bỏ hết các thần linh của mình để
chỉ thờ một mình Thiên chúa.
Solomon cai trị quốc gia giỏi và
tin tưởng tuyệt đối vào thiên chúa. Để giữ sự bang giao tốt
đẹp với các láng giềng, ông đã thiết lập đồng minh bằng cách
kết hôn với nhiều vợ nước ngoài. Tuy nhiên cũng vì điều này
mà tấm lòng cống hiên của ông đối với thiên chúa dần suy giảm
bởi các bà vợ thường giới thiệu cho ông những vị thần và nghi
lễ khác.
Theo Kinh Thánh, kể từ đó, nước Do
Thái cũng bắt đầu bị suy sụp, quan quân và những người tin
vào Chúa dần rời bỏ ông khiến đất nước lâm vào tình trạng nguy
kịch. Do đó, thành công và hạnh phúc ông đạt được đã tan thành mây
khói. Tuy nhiên những câu chuyện về ông đã để lại cho chúng ta
nhiều bài học, quy tắc sống quý giá.
Những câu chuyện mang dấu ấn của vua Solomon
Truyền thuyết người Do Thái có
kể câu chuyện về vua Solomon như sau: Benaiah là một cận thần vốn
thường hãnh diện cho rằng ông sẽ chu toàn mọi nhiệm vụ mà
nhà vua giao phó. Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt
Benaiah, bèn nói: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc
vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".
Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?". Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui".
Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
Dù là người rất tài giỏi nhưng vị quan cảm thấy rất lo âu vì làm sao có thể tìm ra chiếc vòng vừa làm cho người ta hạnh phúc và đau buồn được! Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế. Ngày qua ngày, vị cận thần này càng hiểu rằng mạng sống của mình sắp bị lấy đi vì không thể tìm cho nhà vua chiếc vòng thần kỳ được.
Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?".
Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
Đêm đó, toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua".
Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi". Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi...
Kể từ đó, vua Solomon thường đeo chiếc vòng đó trên tay. Những lúc khó khăn, đau khổ, ông thường nhìn dòng chữ “điều đó rồi cũng qua đi” được khắc trên chiếc vòng để lấy lại bình tâm. Có lần do quá giận dữ về một chuyện, ông tháo chiếc vòng ra và quẳng nó xuống sàn nhà. Nhưng rồi khi thấy dòng chữ ở mặt trong, ông đã mỉm cười cay đắng và đeo lại chiếc vòng. Rồi mỗi khi có chuyện vui, dòng chữ trên chiếc vòng cũng nhắc ông không nên ngủ quên trên chiến thắng.
Lại có một câu chuyện về tài xử kiện của ông. Chuyện kể rằng một hôm có hai người phụ nữ kéo nhau tới nhà vua Solomon để mong ông giải quyết chuyện giúp họ.
Người phụ nữ thứ nhất mau mồm kể: “Thưa đức vua. Tôi và người phụ nữ kia sống chung một nhà. Tôi sinh được một đứa con trai. Ba ngày sau cô ta cũng sinh một đứa con trai, nhưng con trai của cô ta đến đêm thì chết. Cô ta đem tráo con, đặt đứa trẻ chết bên tôi, còn đứa trẻ sống thì ôm lấy trong lòng. Đến sáng, khi tôi muốn cho con bú thì thấy nó đã chết. Tôi nhận thấy nó không phải là con tôi”.
Người phụ nữ thứ hai phủ nhận việc đó: “Không phải vậy. Con bà chết rồi. Đứa trẻ còn sống là con của tôi”. Cứ như thế hai người phụ nữ lời qua tiếng lại trước mặt đức vua, ai cũng khăng khăng đứa trẻ còn sống là con mình.
Bấy giờ nhà vua mới lên tiếng bảo: “Cả hai người đều khẳng định đứa trẻ còn sống là con của mình, còn đứa trẻ đã chết là con của người kia. Vậy hãy mang gươm cho ta”. Khi lính mang thanh gươm đến cho nhà vua, nhà vua yêu cầu: “Gươm đây, hãy chặt đứa bé làm đôi. Mỗi người hãy nhận lấy một nửa, như thế là công bằng”.
Người phụ nữ thứ nhất thản nhiên nói: “Ừ thế vậy, tôi một nửa, cô một nửa”. Người phụ nữ thứ hai hoảng hốt nói: “Không! Tốt hơn hết hãy đưa nó cho cô ta, chỉ cốt làm sao nó được sống”. Khi người phụ nữ thứ hai vừa dứt lời, vua Solomon phán không chút chần chừ: “Hãy trao đứa bé cho người phụ nữ hoảng sợ. Cô ta mới là mẹ đích thực của đứa bé”.
Cho đến ngày nay, bất kỳ ai từng tiếp xúc với người Do Thái dường như đều có nhận xét họ đúng là con cháu dòng giống Solomon bởi họ luôn định hướng và tìm ra được cốt lõi của vấn đề, tìm cách giải quyết nó để tháo gỡ được mối bòng bong trăm mối của cuộc đời.
Vua Solomon
Sách kể chuyện Kinh Thánh
CHUYỆN SỐ 63
Vua Sa-lô-môn khôn ngoan
SA-LÔ-MÔN
còn là thiếu niên khi lên làm vua. Ông yêu mến Đức Giê-hô-va, và ông
làm theo lời khuyên tốt của cha là Đa-vít. Đức Giê-hô-va hài lòng về
Sa-lô-môn, và vì vậy một đêm nọ Ngài phán cùng ông trong giấc mơ: ‘Hỡi
Sa-lô-môn, ngươi thích ta cho ngươi điều gì?’
Sa-lô-môn
trả lời: ‘Thưa Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con, con còn trẻ quá và con
không biết cách cai trị. Vậy xin Ngài ban cho con sự khôn ngoan để cai
trị dân Ngài đúng cách’.
Đức
Giê-hô-va hài lòng về điều mà Sa-lô-môn xin. Vậy Ngài phán: ‘Bởi vì
ngươi xin sự khôn ngoan chứ không xin được sống lâu hoặc có nhiều của
cải, ta sẽ ban cho ngươi nhiều sự khôn ngoan hơn bất cứ người nào đã
sống từ trước tới nay. Nhưng ta cũng cho ngươi điều mà ngươi không cầu
xin, cả sự giàu sang lẫn sự vinh hiển nữa’.
Ít
lâu sau hai người đàn bà tới tìm Sa-lô-môn nhờ giải quyết một chuyện
khó xử. Một người trong họ giải thích: ‘Bà này với tôi sống chung một
nhà. Tôi sinh được một con trai, và hai ngày sau bà này cũng sinh được
một con trai. Rồi một đêm nọ con bà chết. Nhưng khi tôi đang ngủ bà bồng
đứa con chết bỏ xuống bên cạnh tôi và bồng con tôi đi. Khi tôi thức dậy
và nhìn đứa con chết thì thấy nó không phải là con tôi’.
Nghe
tới đây người đàn bà kia nói: ‘Không phải vậy! Đứa con sống là con tôi,
và đứa chết là con bà ấy!’ Người đàn bà thứ nhất đáp: ‘Không phải vậy!
Đứa con chết là con bà, đứa sống là con tôi!’ Hai người đàn bà cứ cãi
nhau như vậy. Sa-lô-môn sẽ làm gì đây?
Ông
bảo đem lại một thanh gươm, và khi người ta đem gươm lại thì ông nói:
‘Hãy xẻ đứa bé sống này ra làm hai, và giao cho mỗi bà một nửa!’
Người
mẹ thật la lên: ‘Khoan, khoan! Xin đừng giết đứa nhỏ. Hãy giao nó cho
bà kia!’ Nhưng người đàn bà kia nói: ‘Đừng giao nó cho bà này hay tôi gì
cả; cứ việc xẻ nó ra làm hai đi’.
Cuối
cùng Sa-lô-môn nói: ‘Chớ giết đứa bé! Hãy giao nó cho bà thứ nhất. Bà
ấy mới là mẹ thật của nó’. Sa-lô-môn biết được điều này vì người mẹ thật
yêu đứa bé đến nỗi sẵn sàng nhường nó lại cho người đàn bà kia miễn là
nó khỏi bị giết. Khi dân sự nghe cách Sa-lô-môn phân giải vụ khó xử này,
họ vui mừng có được một vị vua khôn ngoan như thế.
Dưới
thời Vua Sa-lô-môn, Đức Chúa Trời ban phước dân sự bằng cách khiến cho
đất đai sản xuất đầy dẫy lúa mì, lúa mạch, nho và trái vả cùng những thứ
đồ ăn khác. Dân sự mặc quần áo tốt và sống trong nhà đẹp đẽ. Mỗi người
đều có dư dật mọi thứ tốt đẹp.
72 Con Quỷ Của Vua Solomon
1. Vua Solomon ( 974 – 931 TCN)
Solomon sinh vào khoảng năm 974 trước Công nguyên. Solomon là vị vua
thứ 3 của Israel. Là con trai của vua David, Solomon đã thống trị đế chế
trải dài từ Euphrates tới mỏm Bắc của Vịnh Aqaba. Vua Solomon thành lập
vương quốc Edom và được mệnh danh là “nhà thống trị vĩ đại nhất của
Israel”. Ông là người xây dựng ngôi đền đầu tiên của người Do Thái ở
Jerusalem, sở hữu một lượng vàng lớn và là tác giả của cuốn Book of
Proverbs, Ecclesiastes và The Song of Songs. Solomon trị vì Israel trong
gần 40 năm trước khi băng hà vào năm 931 trước Công nguyên.
Năm 12 tuổi, ông được cha, vua David, truyền lại ngôi báu. Theo kinh
Cựu Ước, Đức Chúa Trời xuất hiện và phán với Solomon: “Hãy xin điều
ngươi muốn ta ban cho ngươi!”. Solomon thưa: “Xin Chúa ban cho con sự
khôn ngoan và hiểu biết để con lãnh đạo muôn dân vì ai có thể cai trị
dân tộc lớn lao này của Chúa”. Đức Chúa Trời phán rằng: “Vì ngươi có
lòng như vậy, không xin giàu có, của cải, danh vọng, mạng sống của những
kẻ thù, và cả tuổi thọ cho mình, mà xin sự khôn ngoan và hiểu biết để
cai trị muôn dân dưới mình nên ta sẽ ban cho ngươi. Ta cũng sẽ ban cho
ngươi của cải, giàu có, danh vọng mà không một vị vua nào trước hay sau
ngươi được như vậy”.
Những lời hứa của Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Sự khôn ngoan, thành
công và của cải của Solomon tăng lên ngoài sức tưởng tượng. Về của cải,
nếu đổi ra đồng đôla ngày nay thì vị vua này đã trở thành “nghìn tỷ
phú”, thực sự ông là người giàu nhất thế gian. Ngoài số vàng dự trữ trị
giá hàng trăm tỷ đô la theo giá thị trường ngày nay, ông còn sở hữu
4.000 chuồng ngựa, xe ngựa và thuê đến 12.000 người giữ ngựa. Những
người trị vì các quốc gia trên khắp thế giới tìm kiếm các lời khuyên của
ông và trả thù lao hậu hĩnh. Tuy nhiên, khi vào tuổi trung niên, ông
bắt đầu vi phạm những quy luật, nguyên tắc và chiến lược ông đã thu nhận
được một cách khôn ngoan trong sách Châm Ngôn. Do đó, thành công và
hạnh phúc ông đạt được đã tan thành mây khói. May thay, ông đã sao chép
lại phần lớn những quy tắc sống quý giá của mình trong sách Châm Ngôn
đó.
2. Cuốn sách “The Lesser Key of Solomon: Goetia”
Cuốn sách The Lesser Key of Solomon: Goetia là cuốn sách của Aleister
Crowley viết năm 1994. nói về cách triệu hồi và điều khiển 72 con quỷ mà
năm xưa vua Salomon đã từng triệu hồi và điều khiển. Người đọc sẽ không
chỉ biết cách triệu hồi chúng mà còn biết được hình dáng, tính cách,
đặc điểm và khả năng của chúng. Cách triệu hồi chúng lên rất quan trọng,
nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để điều khiển chúng, bắt chúng làm
theo ý muốn của mình. Tôi chưa nghe rằng bất cứ một ai, ngoại trừ vua
Salomon có thể hoàn toàn điều khiển được chúng. Vì vậy đây không phải
một trò chơi dành cho bạn. Hãy nhớ: Đừng làm thử ở nhà.
Goetia, hay Nghệ Thuật của Solomon, đã kể lại rằng khi còn sống, vua
Salomon có khả năng triệu hồi và sai khiến 72 con quỷ mạnh mẽ tài phép.
Thế nhưng, do quá sợ hãi sức mạnh của chúng, vua Solomon đã yểm bùa để
lôi kéo và phong ấn chúng và trong những hòm bằng đồng và ném xuống một
hồ nước lớn và sâu. Khi người Babylon tìm thấy những cái thùng đấy, họ
tưởng rằng bên trong chứa kho báu nên đã mở ra xem và đã giải phóng cho
72 con quỷ cùng với tay sai của chúng. Tương truyền những con quỷ này đã
trở lại nơi của chúng trước kia, ngoại trừ Belial ở lại với thế giới
loài người.
Sau đây là tên và khả năng cùng một sô thông tin khác về 72 con quỷ.
Chú ý là tước vụ của những con quỷ (Vua, Lãnh chúa, Bá tước, Hầu tước…)
là tước vụ dưới Địa Ngục chứ không phải là trên thế giới loài người.
Bấm vào tên để xem thêm hình ảnh và thông tin chi tiết.
Author: Stela Todjeras
Photos: since-web.com
Nhận xét
Đăng nhận xét