Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

THIÊN ĐƯỜNG Ở ĐÂU? 1/a (Trên đất Mỹ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Người lao động Việt ở Mỹ sống khổ gấp 10 lần Việt Nam

Vài câu chuyện về người Việt ở Mỹ

Vài câu chuyện về người Việt ở Mỹ

Thứ Hai, 13/12/2010 14:30 (GMT+7)

Doanh nhân Sài Gòn Chúng ta vẫn quen với việc Việt kiều ở nước ngoài nói chung, ở Mỹ nói riêng, gửi tiền cho thân nhân, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai… Chính vì vậy, có người nghĩ rằng hẳn đời sống của kiều bào bên ấy rất thoải mái, sung sướng.
Thực tế, cuộc sống của một người Việt bình thường ở Mỹ không hề dễ dàng. Có những khó khăn, vất vả, phấn đấu. Có những đồng tiền gửi về quê nhà thấm đẫm những giọt mồ hôi…
Vất vả của những người Việt lớn tuổi
Điểm chung của những người này là không rành tiếng Anh để tiếp xúc với người bản xứ, dù khi ở Việt Nam có nhiều người học ngoại ngữ, có bằng cấp đàng hoàng.
Nếu không có bằng cấp và giỏi tiếng Anh, người Việt tại Mỹ chỉ có thể làm những công việc tay chân, lương thấp
Lý do đơn giản là họ học nhưng ít có dịp thực hành, nói chuyện với người nước ngoài. Mà không người bản xứ nào nói chậm, rõ ràng để họ tiếp thu, phản ứng.Người ta nói ào ào như nước chảy hoa trôi. Ai xem phim mà hiểu được, chỉ mang máng thôi, những lời đối đáp của các nhân vật là xem như khá rồi. Có hiểu người ta nói gì mình mới trả lời được. Trả lời được bằng một câu dài vài chục từ thì càng giỏi hơn.
Trước khi qua Mỹ, có người tưởng tượng thân nhân mình bên đó thật là sung sướng. Thế nên họ nghĩ rằng qua bên đó mình cũng sẽ được như thế. Chỉ thấy hào nhoáng qua hình có nhà lầu, xe hơi, vườn hoa, cây cảnh, trong nhà bài trí sang trọng… đã sướng rồi. Lại còn đi du lịch, nhà hàng, dự tiệc cưới, sinh nhật, khiêu vũ... Đúng là thiên đường!
Chưa kể còn nghe mấy ông bà Việt kiều về thăm quê hương nói toàn chuyện giàu sang, kiếm tiền dễ như lượm lá rụng ngoài đường. Đến khi bước xuống máy bay, được thân nhân đón về nhà, chỉ hôm sau là “người mới” hiểu hết mọi sự.
Nhà to rộng nhiều phòng như thế nhưng không có chỗ cho người ngoài trú ngụ. Bởi khi mua hay thuê nhà, họ đều tính xem trong gia đình có bao nhiêu người, cần bao nhiêu phòng. Ít khi nào hai người ngủ chung một phòng (trừ vợ chồng).
Mỗi đứa con, dù nhỏ cũng có phòng riêng. May ra, người thân sẽ được ở tạm phòng đứa nhỏ nào đó đi học xa, thỉnh thoảng mới về.
Thế nên dù cha mẹ, anh em ruột thịt bảo lãnh qua, ai cũng phải lo kiếm một chỗ ở riêng. Nhưng muốn vậy phải có tiền, phải tìm việc làm. Nếu không thạo tiếng Anh, phải kiếm việc nào có chủ là người Việt hoặc việc đơn giản mà người chủ chỉ cần ra dấu là hiểu.
Đó là các việc làm vệ sinh các building (hút bụi, lau bàn ghế, chùi phòng vệ sinh...), cắt cỏ, làm vệ sinh trường học, quét dọn nhà hàng, giữ trẻ (nếu là phụ nữ)... Trước đây, nghề làm móng tay có thể sống được, nhưng bây giờ cũng ế ẩm vì kinh tế suy thoái.
Ở California còn có nghề lắp ráp máy móc điện tử, nhưng các hãng đã đưa việc này qua các nước có giá nhân công rẻ khiến cho số người thất nghiệp ở vùng thung lũng Hoa Vàng (Bắc California) đã tăng lên rất nhiều.
Hiện nay lương tối thiểu được Chính phủ quy định là gần 7 USD một giờ, nếu mỗi tuần làm 40 giờ, mỗi tháng sẽ kiếm được từ 1.000 - 1.200 USD, sau khi trừ thuế và an sinh xã hội. Mà muốn đi làm phải có xe và tự lái đi (sau khi thi lấy bằng). Vậy là phải có ít nhất vài nghìn USD để mua một chiếc xe cũ tạm dùng được.
Khi có việc làm, có thu nhập thì việc nghĩ đến là tìm nhà để mướn. Trung bình một căn hộ hai phòng có giá trên 1.500 USD. Rồi thì áo quần, ăn uống, các chi tiêu bắt buộc khác (tiền điện (gần 100 USD), gas (gần 200 USD), điện thoại, nước, rác, bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, thuế xe…).
Thử lấy mức thu nhập trên trừ cho chi tiêu, rõ ràng là không đủ. Vậy nên hai vợ chồng đều phải có việc làm, các con lớn tuổi phải vừa đến trường vừa đi làm cuối tuần để phụ giúp cha mẹ.
Cũng có những triệu phú người Việt, nhưng số này ít. Những người lớn tuổi qua Mỹ với gia đình, con cái, phải làm “tối tăm mặt mũi”, không biết ngày lễ tết, cuối tuần là gì. Mà làm những việc chân tay, lương thấp.
Có người làm đến 60, 70 giờ một tuần (làm hai, ba chỗ, từ sáng sớm đến khuya).Ở Âu - Mỹ, không riêng người Việt mà người bản xứ cũng vậy, bị cho nghỉ việc là xanh mặt.
Cũng may là đa số người Việt biết lo xa, không giống người Mỹ da màu, có nhiêu xài nhiêu, đến khi kẹt thì kêu réo Sở Xã hội.Kinh tế suy thoái, thất nghiệp nhiều nhưng rất ít người Việt ở Mỹ bị tịch thu nhà, phải ra ngủ đường hoặc nhờ đến cứu trợ của chính phủ vì họ biết tiết kiệm và tự trọng.
Chuyện thực tế ở hải ngoại, người nào hiểu được thì không ham đi, trừ những người có con còn nhỏ (qua Mỹ để tiện việc học hành) hoặc các gia đình khá giả đem tiền qua Mỹ kinh doanh như mở tiệm buôn, nhà hàng.
Thế hệ người Việt sinh trên đất Mỹ: sống tốt nếu cố gắng
Những đứa trẻ theo gia đình qua Mỹ hoặc sinh trưởng ở Mỹ, được đến trường từ khi còn nhỏ, nói tiếng Mỹ như người bản xứ. Nếu cha mẹ không dạy con nói tiếng Việt trong gia đình hoặc cho đến trường học tiếng Việt thì thế hệ này đúng là dân Mỹ da vàng mũi tẹt.
Đa số họ học giỏi nên có bằng cấp, nghề nghiệp vững vàng, lương tối thiểu 50 nghìn USD/năm. Họ thường lập gia đình với người Việt hoặc người gốc châu Á. Nghề thông dụng họ chọn là công nghệ thông tin, nha sĩ, bác sĩ - những nghề tự do, nhiều tiền.
Nếu hai vợ chồng đều tốt nghiệp đại học, sau khi cưới nhau, họ thường mua nhà mới, giá từ nửa triệu USD trở lên, với năm bảy phòng ngủ, nhưng lại không muốn ai ở chung, kể cả cha mẹ, anh em.
Mục đích của việc mua nhà mắc tiền là để được chính phủ trừ thuế (ví dụ một năm, lương thu nhập hai vợ chồng là 100.000 USD, thuế nhà 5.000 USD, tiền lãi vay mua nhà (trả góp) 5.000 USD; năm đó sở thuế chỉ đánh thuế thu nhập 90.000 USD).
Thuế thu nhập tính theo lũy tiến, lương càng cao, thuế càng cao, thế nên nếu không biết tiết kiệm, cũng chẳng dư dả bao nhiêu. Vì thế hệ này lớn lên ở Mỹ, có tâm lý và lối sống như người bản xứ, nên cha mẹ đừng hy vọng nhờ vả hay được để ý thăm viếng, săn sóc.
Lớp người trẻ này được lớn lên ở xứ người, học hành thành tài, có công ăn việc làm, hội nhập vững vàng vào xã hội bản xứ, nhưng muốn tiến lên tầng lớp đó, họ phải học hành rất vất vả.
Ở Việt Nam, học sinh, sinh viên còn có thời gian giải trí sau giờ học chứ ở Mỹ thì không. Cô cậu nào ham chơi, không chịu học là coi như tương lai không còn.
Từ tiểu học, trung học cho đến đại học, lúc nào cũng tối tăm mặt mũi vì bài vở. Lên đại học phải đọc rất nhiều sách do giáo sư chỉ định, không đọc không thể làm bài.
Có thể nói, để kiếm được đồng tiền để gửi về cho người thân trong nước không đơn giản. Ở California, Texas, vẫn có những người già đến các thùng rác bươi móc vỏ chai, lon nhôm... bán lấy tiền, dành dụm gửi về thân nhân nghèo chút quà tết.
Những dịp quyên góp cứu trợ thiên tai, đóng góp nhiều nhất là những người lao động chân tay. Đồng bạc nào cũng ướt đẫm mồ hôi. Tuy tiền đóng góp không bao nhiêu nhưng gói ghém trong đó là cả một tấm lòng yêu thương đồng bào, quê hương.

PHẠM THÀNH CHÂU

Sống ở nước ngoài thua xa Việt Nam

Tôi từng du học ở châu Âu, đã đi qua nhiều nước, chứng kiến cuộc sống của người mình bên đó. Và tôi đi đến kết luận: cuộc sống của người mình ở nước ngoài nói chung thua xa cuộc sống trong nước, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Người gửi: Mai Vy
Gửi tới: Ban Thế giới
Tiêu đề: Cuộc sống ở nước ngoài thua xa ở Việt Nam!
Về vật chất, thì đúng là Việt Nam còn rất nghèo so với các nước Âu Mỹ, nhưng không có nghĩa là người sống ở Việt Nam được hưởng thụ kém hơn. Trái lại là đằng khác. Đó là nhờ mọi thứ hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam đều rất rẻ.
Một người đi làm bình thường ở Việt Nam với lương 3 triệu/tháng, thì lúc nào cũng có thể mời bạn bè đi ăn nhà hàng, xem phim, mát-xa, tắm trắng, làm móng tay, gội đầu mà không cần đắn đo. Hứng lên thì cuối tuần đi biển chơi. Cần gì chỉ gọi một tiếng là có người mang đến tận nhà, phục vụ đâu ra đấy. Sống ở nước ngoài làm sao có được những cái đó! Nhà cửa ở Việt Nam cũng không chật chội hơn, vật dụng chẳng thua kém: thì cũng chỉ tivi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại thôi chứ gì!

Tôi hay quan sát cuộc sống của người dân thành phố và thấy ít người có vẻ lo âu, căng thẳng với cuộc sống. Họ cũng không thực sự vất vả nếu so với cuộc sống của người sống ở nước ngoài. Này nhé, bà bán cháo huyết đầu hẻm chỉ bán độ hai tiếng buổi sáng, sau đó là đi chơi, hay ngả người đọc báo Phụ nữ trong khi cô bé làm móng chân phục vụ bà. Cô bé làm móng chân đó cũng chẳng có vẻ gì lo âu, mỗi ngày cô phục vụ vài người là đủ tiền ăn, tiền nhà, tiền đi làm đầu, shopping đồ sida. Anh thợ cắt tóc bên kia đường vừa cắt tóc cho ông xe ôm vừa bình luận về trận đấu giữa AC Milan và Lyon ở cúp C1, cả hai đều nhất trí là Pipo Inzaghi đá không thua gì Văn Quyến. Anh ngoắc tay một cái, 2 phút sau cô bé ở quán cà phê bên cạnh mang tới cho anh ly cà phê đúng điệu ... xóm Gà! Mọi người cứ loanh quanh phục vụ lẫn nhau, với giá rất rẻ, và tất cả đều đủ sống một cách lương thiện, chẳng mấy lo lắng về khả năng mất việc làm, phải sống nhờ trợ cấp xã hội, hay là bị cảnh sát bắt trục xuất về nước.

Với những người có thu nhập cao, độ 5 triệu đồng/tháng trở lên, chưa nói những người thu nhập mười mấy, mấy chục triệu, thì cuộc sống còn sung túc hơn nữa, mà ngay cả những người có công ăn việc làm đàng hoàng bên Âu, Mỹ, lương cả chục ngàn đô la, cũng chưa chắc bằng. Ví dụ đơn giản nhất: có bao nhiêu gia đình Việt kiều có được người giúp việc?

Về vật chất đã thế, về tinh thần lại càng khác biệt. Người Việt ở nước ngoài luôn là công dân hạng 2, 3, 4 gì đó, và chỉ biết hùng hục kiếm sống, ngoài ra chẳng còn mối quan tâm gì lớn về chính trị, văn hóa, xã hội. Những người sống bất hợp pháp thì lại càng khổ.
Trong khi đó ở Việt Nam kể cả người dân bình thường nhất cũng có quyền lên tiếng trên báo chí về vấn đề này vấn đề khác của cuộc sống, của chính quyền, coi như một cách tham gia điều hành xã hội.
Thỉnh thoảng chán đời vì cãi cọ với người yêu tôi lại mò tới tiệm gội đầu, gọi thêm cô bé làm móng chân đến, coi như một kiểu thư giãn không tốn kém lắm, và trong câu chuyện giữa đám phụ nữ với nhau tôi khuyến khích họ gửi ý kiến cho báo chí, về chuyện gì cũng được. Nhờ làm trong ngành PR nên tôi giúp họ đăng các ý kiến đó, và mỗi lần như thế khu phố tôi ở như có một Big Bang thực sự!
Các bạn có hình dung được nỗi vui sướng của những người phụ nữ nhỏ bé đó khi thấy tên mình trên báo không? Họ như trẻ lại đến mười tuổi, và cảm thấy yêu đời hơn bao giờ hết khi thấy mình không phải là loại vớ vẩn đâu nhé, báo đưa tin cơ mà!
Thử hỏi người Việt ở nước ngoài có thể làm được điều đó không? Ở bên kia ai thèm nghe họ nói, và họ biết gì mà nói, mà đòi góp ý với chính quyền sở tại? Bất quá họ chỉ có thể lên những tờ báo điện tử như VnExpress để tham gia ý kiến về những vấn đề ở... Việt Nam mà thôi!

Tóm lại, tuy nhiều người ở Việt Nam vẫn còn khá cực khổ, thu nhập thấp, nhất là ở vùng nông thôn, nhưng vẫn có cuộc sống phong phú, ý nghĩa hơn nhiều so với cuộc sống của đại đa số người mình ở nước ngoài, nhất là ở những nước Đông Âu. Với đà phát triển của đất nước thì sự khác biệt đó sẽ càng lớn hơn nữa.
Có lẽ những người đang vất vả mưu sinh ở nước ngoài nên nghĩ đến việc hồi hương đi là vừa.

Báo Đất Việt: Việt kiều ở Mỹ là ‘tù khổ sai’!

Ác mộng giấc mơ Mỹ. Ảnh  internet
Ác mộng giấc mơ Mỹ. Ảnh internet
HM Blog. Thấy trên Facebook có ông Lê Dũng Vova tag mình một phát và ra bài này. Đăng lại cho bà con đừng bỏ thiên đường tìm cách sang Mỹ.  Đó là ác mộng ở âm ty.  Nghe tin có cô bạn đang trên đường sang Mỹ đưa con du học. Nếu đọc bài này xong, có khi nàng mua vé return luôn.
Bài này hợp với thứ 6 cuối tuần, bà con đọc cho vui, hiểu thêm về nước Mỹ.
                                    
(Đời sống) – Hàng ngày, trên khắp đất nước Việt Nam, vẫn có rất nhiều người mòn mỏi chờ đợi được đến với vùng đất hứa: nước Mỹ
Để có thể chạm đến “giấc mơ Mỹ”, nhiều người có thể chờ đợi hơn 10 năm theo diện đoàn tụ, có người thậm chí còn chấp nhận kết hôn giả, du học giả… Nhưng, với những người Việt hiện đang ở Mỹ, thì nước Mỹ không phải là thiên đường như mọi người lầm tưởng. Để hưởng thụ cuộc sống được cho là “chất lượng cao” ở nước Mỹ, họ phải nai lưng ra làm việc, vất vả như một con trâu, chẳng khác gì “tù khổ sai”.
Nhìn bề ngoài, bạn có tất cả, nhưng thật ra bạn chẳng có gì cả. Tất cả đều là nợ, bạn phải trả cho chính phủ cả đời. Qua bài viết của Danny Nguyen, trên một tờ báo về du học, chúng ta có thể thấy rõ ràng khuôn mặt thật của nước Mỹ cũng như cuộc sống đầu tắt, mặt tối của hầu hết Việt kiều ở đó.
Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái… thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết.
Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.”Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ. Việc tìm được một công việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, vì vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu.
Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.
Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.
Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lại bệnh viện 48 giờ. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12 giờ/ngày.
Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.
Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ, bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?
Có nhà nhưng không sở hữu nhà. Ảnh: HM
Có nhà nhưng không sở hữu nhà. Ảnh: HM
Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu…Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.
Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gửi về.
Mua nhà trả góp ở Mỹ rất dễ dàng. Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho “tiền môi giới”, mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả.
Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.
Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại, có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vẫn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.
Sẵn sàng thịt lẫn nhau. Ảnh internet
Sẵn sàng thịt lẫn nhau. Ảnh internet
Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia.
Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.
Thật ra thì còn nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình”.
Quỳnh Như. Bài trên báo Đất Việt
 
Cuộc sống Mỹ: NGHỀ SỬA XE Ở MỸ "HÁI RA TIỀN"?



Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 1: Làm nails hay làm hãng?


Khách Mỹ đến tiệm nails của người Việt /// Nguyễn Hữu Tài


Khách Mỹ đến tiệm nails của người ViệtNguyễn Hữu Tài



Nhiều người Việt ở Mỹ, có thói quen lo cuộc sống bên này thì ít, mà lo bên Việt Nam thì… nhiều. 
Chắc do Mỹ là đất nước có nhiều cơ hội. Người có sức làm nhiều, sẽ kiếm được nhiều tiền. Người ít sức làm ít, sẽ có ít tiền. Nên ai cũng nghĩ nghĩ sang tới Mỹ rồi, có việc là kiếm được tiền, bên Việt Nam còn khó khăn, vất vả nên ít nhiều mình phải giúp.
Khổ vì cái "mác Việt kiều"
Mà cũng đúng, lúc chưa đi Mỹ, mỗi lần thấy Việt kiều về nước áo lụa quần là, xài tiền như nước nên nghĩ bên này sướng lắm. Viết thư qua lại với bạn bè, tôi cũng nghĩ bên đó không cần làm gì hết, tiền trên trời rớt xuống kịnh kịnh để xài, cứ như lá trên cây, ra nhón gót hái sẽ có cả rổ để xài. Bạn tôi cười như điên, bảo qua đây thì biết.
Mười mấy năm lặn ngụp xứ Mỹ. Rốt cục rồi cũng sáng mắt ra. Mỗi tháng mở mắt, bạn sẽ thấy đủ thứ các loại "bill" (hóa đơn) bọng. Từ hóa đơn nhà, tới xe, bảo hiểm, điện thoại, thức ăn, credit card, chi tiêu lặt vặt. Nợ nần tự lo, chứ chẳng mấy ai kí trả giùm, kể cả họ hàng, ruột thịt.
Sống xứ này mọi người đều ý thức cái sự thật hiển nhiên đó. Vì thế, đa số đều cố làm việc, lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng nếu không muốn vỡ nợ, ra đường mà ở.
Hồi ba tôi còn sống, cứ mỗi tháng anh chị lãnh lương, ba đều thầm thì, ráng nhín nhịn một ít gửi về bên nhà giúp đỡ anh chị tụi bây nhen. Mới qua mà, cuộc sống còn nhiều khó khăn, khốn khó trăm bề, đủ thứ phải chi tiêu.
Anh chị tôi đi làm gục mặt trong hãng không thấy mặt trời, nên nhiều bữa nghe ba nói hoài cũng bực, bảo, bộ chỉ có mấy người bên đó là con, bên này hổng phải, nên ba lo cho bên đó hơn heng.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 1: Làm nails hay làm hãng? - ảnh 1
Bên trong một tiệm nails do Thành Hưng, bạn tôi làm chủ, ở thành phố Greensburg, bang Pennsylvania.
Thương nhất là cô chú chủ nhà, gốc Bến Tre. Gần sáu mươi rồi, mà sáng nào cũng dậy thiệt sớm nấu ăn cho cả nhà, để con cái có đồ ăn mới tươi ngon mang theo tới chỗ làm. Cô chú “cày” dữ lắm, tới hai ba job (công việc).
Thứ bảy, chủ nhật cô chú cũng không chẳng chịu ở nhà nghỉ ngơi. Hỏi nhà nhỏ xíu, trả gần hết rồi, cô chú đâu cần gì phải làm cho dữ? Cô chúm chím cười, làm để lo cho lũ nhỏ còn ở lại bên quê. Với lại để dành mua thêm đất, cất nhà, mai sau về dưỡng già chứ hổng chịu nổi mùa đông lạnh lẽo xứ này nữa.
Mười sáu năm sau gặp lại, cô chú đã bảy mấy, con cái mang qua đây gần hết, nhà cửa gì cũng cất xong, lương hưu cũng có rồi, mà hổng thấy về Việt Nam dưỡng già. Ngày ngày vẫn phải xách xe đi làm cho hãng mỹ phẩm.
Tối lãnh việc dọn dẹp, lau chùi mấy cái văn phòng. Hỏi sao cô chú không nghỉ ngơi cho khỏe, sao cứ cực khổ hoài. Cô cười móm mém, vẫn còn hai đứa bên đó, chưa qua được. Với lại cả đống bên này còn khó khăn. Thôi còn sức thì còn làm, lo cho tụi nó.
Đôi khi nghĩ lại, chính tính thởi lởi, bao đồng, ham lo của bà con bên này, tạo cho người thân và gia đình bên Việt Nam bản tính dựa dẫm và ỷ lại.
Nhiều gia đình tôi biết, có con gái lấy chồng Mỹ, vất vả làm nails kiếm tiền. Còn bên đó, cả nhà ba bốn thế hệ hổng chịu đi làm, cứ kéo về ở hết trong nhà, đợi mỗi tháng con gái gửi về ít trăm bạc tiêu xài, phè phởn.
Người Việt làm nails như thương hiệu
Có một sự mặc định trong nghề nghiệp hầu như ở Mỹ ai cũng biết.
- Người Mexico và các nước Nam Mỹ chuyên làm cầu đường, xây dựng và phụ bếp.
- Người Hoa buôn bán và mở nhà hàng trong các Chinatown.
- Người Việt làm nails và hớt tóc.
- Người Ấn Độ, Pakistan và các nước Nam Á làm chủ cây xăng, cửa hàng tiện lợi.
- Người Hàn làm giặt ủi và mở nhà hàng trong các Koreantown.
- Người Philippines và các nước gốc châu Phi làm y tá và giúp việc nhà…
Thỉnh thoảng ra ngoài, gặp người Việt, sau mấy câu xã giao kiểu: Tên gì? Ở đâu? Chạy xe gì? Mua nhà chưa? Lấy vợ chưa? Mấy cháu rồi? Thì sẽ nghe tiếp hai câu quen thuộc: Qua Mỹ lâu chưa? Làm neo hay làm hãng?
Lúc đầu tôi cũng hơi bực mình với mấy câu hỏi có phần soi mói, vô duyên kiểu này và nghĩ thầm trong bụng, bộ người Việt không biết làm gì khác hơn ngoài neo với hãng? Mà thôi riết cũng quen, có bực cũng chẳng được gì. Vì trong đầu họ đã có một sự mặc định như vậy rồi.
Vả lại nghề nào làm ra tiền bằng bàn tay với khối óc để nuôi sống bản thân và gia đình thì đều đáng được tôn trọng.
Nói vậy thôi chứ nhiều khi tôi cũng thấy tức anh ách trong bụng.
(còn tiếp)
Nguyễn Hữu Tài


 
Cuộc Sống Mỹ - TÌM HIỂU NGHỀ HỚT TÓC Ở MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT RA SAO?

Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 2: Tỉ phú, thiếu nợ bởi nails


Nhắc tới những nghề mưu sinh của người Việt ở Mỹ, đầu tiên phải kể đến nghề nails /// Nguyễn Hữu Tài


Nhắc tới những nghề mưu sinh của người Việt ở Mỹ, đầu tiên phải kể đến nghề nailsNguyễn Hữu Tài
Từ 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.

Người Việt không chỉ làm nails
Đi nhiều nơi mới thấy, chẳng hiểu sao người dân gốc Huế và Quảng Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng) làm bác sĩ nhiều vô kể. Đi tới các phòng khám nào, cũng nghe tiếng Huế, tiếng Quảng thân thương.
Đặc biệt là dân Quảng Đà, lúc nào cũng có hội đoàn, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau. Chứ các nhóm khác, hôm trước hôm sau là… cãi lộn rồi tan đàng xẻ nghé.
Nhắc tới những nghề mưu sinh của người Việt ở Mỹ, đầu tiên phải kể đến nghề nails. Theo nhiều nguồn báo chí trên mạng, ngôi sao Hollywood Tippi Hedren, nữ chính của bộ phim The Birds, là người khởi xướng cho nghề nails trong cộng đồng người Việt.


Vào khoảng thập niên 1970s, khi còn là một nhân viên cứu trợ quốc tế, trong chuyến tới thăm làng Hy Vọng ở thành phố Sacramento, thủ phủ bang California, bà gặp khoảng 20 phụ nữ Việt Nam tỏ vẻ yêu thích bộ móng tay của bà.
Hedren bèn giúp họ học nghề làm móng bằng cách mỗi tuần đưa thợ tới dạy nghề và thuyết phục trường Citrus Heights Beauty nhận 20 phụ nữ gốc Việt làm sinh viên để được hành nghề một cách chính thức.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 2: Tỉ phú, thiếu nợ bởi nails - ảnh 2
Một gian hàng thẩm mỹ của người Việt trong khu thương mại Eden ở Virginia (vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn) Ảnh: Nguyễn Hữu Tài

Và trong vòng 40 năm, từ 20 người phụ nữ đầu tiên đó, nails đã trở thành một đế chế quyền lực của người Việt trên đất Mỹ.


Người Việt thường sống co cụm
Hầu hết cư dân Việt Nam định cư ở California (40%) và Texas (12%). Tiếp theo là Washington (4%), Florida (4%) và Virginia (3%). Ba county (quận hay hạt) có nhiều cư dân Việt nhất ở California là Orange, Los Angeles, và Santa Clara. Mười metropolitan (siêu đô thị) có đông cư dân Việt nhất là: Los Angeles, San Jose, Houston, San Francisco, Dallas, Washington D.C., Seattle, San Diego, New York và Atlanta.

Người Việt sở hữu tiệm nails khắp mọi nơi trên đất nước này, từ miền Florida, Houston nắng ấm, tới tiểu bang California trù phú, băng ngang Midwest đầy bão tố, lên miền Bắc lạnh lẽo của Minnesota, Wisconsin hay sang khu vực Washington D.C. ắp đầy lịch sử.
Đâu đâu cũng thấy người Việt mở tiệm và làm thợ, đánh bạt những tiệm nails của người Mỹ chính gốc bởi sự khéo tay, nhã nhặn và cần cù của mình.
Thời điểm cực thịnh nhất của nghề nails là những năm 1980 tới trước năm 2008.
Nhà nhà làm nails, người người làm nails, bất kì khu Mỹ đen hay trắng, đâu đâu cũng thấy tiệm nails do người Việt làm chủ.
Một bộ full-set ngày đó tới $50. Tiệm nào cũng đông nườm nượp khách. Để trở thành thợ nails khá dễ. Không đòi hỏi bằng cấp đại học hay nói tiếng Anh trôi chảy. Chỉ cần kiên nhẫn và khéo léo, học vài trăm giờ, thi đậu hai phần lý thuyết và thực hành, sẽ được cấp bằng.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 2: Tỉ phú, thiếu nợ bởi nails - ảnh 3
Nhắc tới những nghề mưu sinh của người Việt ở Mỹ, đầu tiên phải kể đến nghề nails Nguyễn Hữu Tài
Mỗi một hoặc hai năm phải đóng tiền đăng kí mới lại. Nếu chuyển sang tiểu bang khác, phải đổi bằng hoặc thi lấy bằng mới tùy theo luật của từng bang.
Hồi đó, thứ Bảy hay Chủ nhật nào qua Eden, khu thương mại của người Việt nằm ở thành phố Falls Church (Virginia), tìm đỏ con mắt cũng không có chỗ đậu xe khi bà con Việt Nam tụ tập ăn hàng, mua sắm đông đúc quá.


Nhiều khi chạy lòng vòng cả tiếng trong vô vọng nhưng cũng không nỡ bỏ về vì thèm đồ Việt. Cuối cùng bạo gan nhét xe vô một chỗ bất kì rồi đi mua đồ mà cứ nơm nớp lo nó bị kéo đi. Hễ vô tiệm nào, thấy bà con xài tiền mặt nhiều (chủ yếu là tiền lẻ), mua đồ cả xe không ngần ngại, thì đoán chắc là dân làm nails. Không sai một tí.
Đó là nghề nuôi lớn không biết bao nhiêu sinh viên (trong đó có tôi) tốt nghiệp ra trường và đạt được giấc mơ Mỹ.
Nếu dân văn phòng kiếm mỗi tháng hai, ba ngàn, thì người làm nails vào mùa hè, có thể dễ dàng kiếm hơn $1.500/tuần, chưa tính tiền cò (tiền bo, tiền típ) lên tới vài trăm đô. Rủng rỉnh tiêu xài. Nhiều người trong số họ tiết kiệm, để dành vài năm, vay thêm ngân hàng, sang tiệm để làm chủ cho đỡ vất vả.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 2: Tỉ phú, thiếu nợ bởi nails - ảnh 5
Đó là nghề nuôi lớn không biết bao nhiêu sinh viên (trong đó có tôi) tốt nghiệp ra trường và đạt được giấc mơ Mỹ.
Từ cực thịnh... đến thiếu nợ nhà băng
Nhưng bắt đầu từ năm 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.
Các chủ tiệm cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá xuống cực thấp, để hút khách về mình. Bộ full-set giảm xuống còn $30, có nơi chỉ $20. Nhiều người làm nails thường mua nhà to, xe đẹp, đâm ra thiếu nợ lớn ở ngân hàng. Tới khủng hoảng, trả không nổi nên bị nhà bank (ngân hàng) kéo nhà, kéo xe tùm lum hết.


Nổi tiếng nhất trong “đế chế nails” là tỉ phú Charlie Tôn Quý, ông chủ của hệ thống Regal Nails với hơn 1.100 tiệm trên khắp nước Mỹ, trong lòng các siêu thị của gã khổng lồ Walmart. Với doanh thu mỗi năm lên tới 450 triệu USD, trong tổng số 8,5 tỷ USD của ngành nails, (theo số liệu của tạp chí Nails vào năm 2014), chỉ từ việc sơn sửa móng tay chân đã khẳng định ưu thế tuyệt đối của người Việt trong lĩnh vực này.

Phần lớn thợ nails thường được chủ trả bằng tiền mặt (hoặc nửa tiền mặt, nửa ngân phiếu) nên họ (và chủ tiệm) không đóng hay đóng rất ít thuế thu nhập cá nhân và phúc lợi xã hội. Bảo hiểm với họ là một điều xa lạ.
Tất nhiên sau này, họ sẽ không được lãnh (hoặc lãnh rất thấp) social security (tiền hưu trí). Bị tai nạn hay bệnh tật (nhất là dị ứng với các loại hóa chất), sẽ không có bảo hiểm chữa trị và thất nghiệp sẽ không được lãnh trợ cấp.
Làm việc trong tiệm nails cũng rất phức tạp bởi tiền “tươi” trước mắt, bà con tranh giành khách lẫn nhau, dẫn tới việc bất đồng, thù ghét. Rồi nhiều tiệm nằm trong các khu tội phạm, an toàn cho thợ lẫn khách cứ lơ lửng trên đầu.
Gần đây, ở một số tiểu bang, chính quyền bắt đầu siết chặt các tiệm nails về vệ sinh, luật lao động, nhận người không bằng cấp, trả lương bằng tiền mặt, không đóng thuế đủ đầy… Cho nên việc kiếm tiền từ nghề nails cũng không dễ dàng như vài mươi năm trước.
Những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Houston… tiệm và thợ quá đông, cạnh tranh dữ dội, hạ giá sát đáy. Muốn kiếm nhiều tiền, phải chấp nhận “hy sinh” đi tới những tiểu bang ít người Việt, lạnh lẽo ở miền Bắc hay khỉ ho cò gáy vùng Midwest.
Lan, bạn tôi, sống ở Los Angeles, đầu năm 2016 nhận được lời mời đi làm tận thành phố Wausau, tiểu bang Wisconsin với lời hứa lương mỗi tháng nếu ít hơn $5,000 thì sẽ bao lương, còn nhiều hơn thì ăn chia 4/6 (chủ 40%, thợ 60%).
Trong vòng một tháng, thu nhập của cô hơn $7,000, chưa tính tiền tip. Chỉ có điều, tiệm nằm giữa vùng hẻo lánh. Thành phố buồn hắt hiu, ngoài việc đi làm xong cũng chả đi đâu ngoài về phòng trọ, chui vào mền cho bớt lạnh.
Có người từ California quen với cuộc sống sôi động, đông đúc, bay qua vì lời mời quá ư hấp dẫn, làm đúng một buổi, chịu không nổi cái lạnh và buồn, lật đật nhờ người chở ra phi trường bay về lại nhà liền, chứ ở lâu, chắc chết vì tự kỷ. Sau một tháng làm ở Wausau, nhớ con quá, Lan cũng bay về lại Los Angeles. Cô gọi đó là thành phố “Quá sầu”. Chưa kịp quen hơi, béng tiếng, thì đã vội vã bỏ đi.
Nhưng dù sao đi nữa, tới bây giờ nails vẫn là nghề mặc định nuôi sống cho rất nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ. Nó giúp nhiều người Việt mới tới Mỹ không rành tiếng Anh ổn định được cuộc sống, kiếm đủ tiền nuôi nấng thế hệ thứ hai, thứ ba giỏi tiếng Anh, vô đại học, có bằng cấp, tìm công việc tốt hơn, thoát khỏi cái kiếp “ôm chân Mỹ đen” như nhiều người ác miệng vẫn hay nói.
Chả trách, đi đến đâu, nhìn mặt tôi, sau mấy lời xã giao bâng quơ, người ta cũng hỏi: "làm nails hay làm hãng?".
160.000 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp

Theo thống kê dân số năm 2010 (thống kê 10 năm một lần) của U.S Census Bureau (cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ), có tổng cộng 40.738.224 người nhập cư (U.S Census Bureau định nghĩa người nhập cư - hay cư dân là những người khi sinh ra không mang quốc tịch Mỹ) đang sống trên đất Mỹ.

Đông nhất là từ Mexico (11.489.387 người), kế tới là Ấn Độ (1.974.305), Phillipines (1.861.996), Trung Quốc (1.719.819), Việt Nam (1.264.188), El Salvador (1.254.501), Cuba (1.114.864), Hàn Quốc (1.105.653)…

Đến nay, hầu hết cư dân Việt Nam đến Hoa Kỳ là những người thuộc diện thường trú hợp pháp qua các chương trình ra đi có trật tự như HO, ODP, diện đoàn tụ, hoặc được gia đình bảo lãnh.

Có rất ít cư dân Việt Nam sang Mỹ bằng đường tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, tính đến tháng 1.2012, uớc tính khoảng 160.000 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 1% trong tổng số 11,4 triệu người, đứng thứ mười ở Mỹ.

Họ chủ yếu là những sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, OPT (Optional Practical Training, một dạng giấy phép lao động dành cho sinh viên quốc tế) hết hạn, hay người du lịch tìm cách trốn ở lại luôn không về nữa.

Theo thống kê, khoảng 23% cư dân Việt Nam trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên đã có bằng cử nhân hoặc cao hơn (so với 37% của cư dân gốc Đông Nam Á và 28% của tổng số cư dân Mỹ). Bình quân thu nhập của mỗi gia đình cư dân Việt Nam là 55.736 USD, thấp hơn đáng kể so với thu nhập bình quân của cư dân gốc Đông Nam Á (65.488 USD), nhưng cao hơn so với bình quân cư dân tại Mỹ (46.983 USD) và người Mỹ gốc (51.975 USD). 


Mặc định là thế, nhưng theo thống kê của U.S Census Bureau, có tới 28% cư dân Việt làm trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, khoa học và nghệ thuật (so với 30% toàn bộ cư dân), 32% trong lĩnh vực dịch vụ, 14% làm ở lĩnh vực liên quan tới bán hàng và văn phòng, 5% trong lĩnh vực khai khoáng, cầu đường, bảo dưỡng, và 20% làm ở lĩnh vực sản xuất, vận tải và vận chuyển hàng hóa.

Suy ra, nghề nails (làm móng), hãng hay phục vụ chỉ chiếm một phần không lớn trong cộng đồng cư dân Việt.

Nhiều người (trong đó có tôi) với tấm bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cũng bon chen làm quản lý, kinh doanh, khoa học, luật sư, hay bác sĩ, làm rạng danh hai chữ Việt Nam trên xứ người.
Nguyễn Hữu Tài


 
VIỆT KIỀU CỰC KHỔ NHƯ TRÂU NGỰA Ở HẢI NGOẠI? Cuộc sống Mỹ

Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 3: Cày như Trâu


Nhà hàng nem nướng Ninh Hòa của người Việt tại Mỹ /// Nguyễn Hữu Tài
Nhà hàng nem nướng Ninh Hòa của người Việt tại Mỹ
Người Việt ở Mỹ thường hay nói đùa, ở Việt Nam thì tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thân, Dậu, Tuất, Hợi này nọ, chứ qua đây rồi thì ai cũng chỉ có mỗi tuổi con… Trâu.
Bởi đi cày quanh năm suốt tháng lo trả bill và lo cho thế hệ mai sau của mình.
Làm hãng được chuộng vì khéo tay
Năm 2000, khi gia đình đến Mỹ, anh chị tôi bắt đầu kiếm sống bằng nghề công nhân trong hãng chế tạo và lắp ráp thiết bị điện tử, vũ khí sát thương hay các bộ phận của máy bay. Lương $7/giờ.
So với làm nails, thì làm hãng ít tiền hơn nhưng họ được chủ mua bảo hiểm y tế, đóng thuế đầy đủ, nghỉ lễ, bệnh hay phép cũng được trả lương đàng hoàng.
Hãng gần hai trăm người, chủ yếu là người Việt từ phòng thiết kế (machine shop) tới dây chuyền lắp ráp (assembly) và test hàng này nọ. Chủ rất chuộng người Việt vì tính chịu thương, chịu khó, không nề hà gian khổ, và đặc biệt là rất khéo tay.
Những dây chuyền lắp ráp các thiết bị đòi hỏi tính nhẫn nại và chi tiết rất cao, vô tay người Mễ, Đông Âu, hay Mỹ da màu, trước sau gì cũng hư bột hư đường. Chứ Việt Nam thì khỏi lo, đào tạo vài ngày là làm việc ngon ơ, vô máy test chất lượng không ai bì kịp.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 3: Cày như Trâu - ảnh 1
Gian hàng thuốc Đông y... Ảnh: Nguyễn Hữu Tài
Không tránh khỏi tư duy nhược tiểu
Có điều người Việt quá đông, đụng mặt nhau mỗi ngày, trước sau gì cũng sinh ra đủ chuyện nội bộ mất đoàn kết.
Kiểu người này được tăng ca mà người kia không được. Ghét. Lương đứa này cao hơn đứa kia. Ghét. (Chuyện bí mật lương bổng là vấn đề vô cùng tối kỵ với người Mỹ. Nhưng với nhiều người Việt thì vô tư, làm bao nhiêu thiên hạ biết hết). Nhỏ đó thuộc phe này, không chơi với phe kia. Ghét. Con đó mỗi năm về Việt Nam cả tháng trời, riêng mình hổng được đi. Ghét.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 3: Cày như Trâu - ảnh 2
 ... cây cối của người Việt trong khu thương mại Eden ở Virginia (Mỹ)
Trời ơi! Ngày nào ngồi nghe anh chị tôi kể chuyện công ty, tôi cũng vừa cười vừa mếu.
Nhưng cũng do phải trả những benefits (quyền lợi) hợp pháp, đã góp phần đẩy chi phí đầu vào tăng đáng kể, kéo theo giá thành sản phẩm không có tính cạnh tranh và tất nhiên lợi nhuận giảm.


Khoảng năm 2004, công ty của anh chị tôi và rất nhiều hãng xưởng khác đã chuyển phần lớn các bộ phận chế tạo không cần công nhân có tay nghề cao ra nước ngoài như Mexico hay Philippines - những nơi có giá công nhân cực rẻ, không nhiều benefit hay thuế thu nhập thấp nhằm tăng lợi nhuận.
Nhiều người trong hãng đã chuyển qua làm nails hay hớt tóc, hoặc dọn đi các tiểu bang khác vì cuộc sống sinh nhai. Công ty đóng cửa. Một người anh của tôi đi làm thợ hớt tóc, anh và chị còn lại chuyển qua làm nails, tuy hơi vất vả nhưng cũng giúp đỡ gia đình ở Việt Nam lẫn Mỹ qua giai đoạn đầu chập chững khó khăn.
Vào năm 2012, trong chương trình cải tổ kinh tế, tổng thống Obama đã kêu gọi các công ty “Bring jobs back to America – Mang việc làm về lại Mỹ” để tạo công ăn việc làm cho người Mỹ. Hay mới đây, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, Donald Trump luôn miệng la làng sẽ “nghỉ chơi” với Trung Quốc để lôi kéo các công ty về lại Mỹ. Nhưng mãi tới giờ chả thấy công ty nào chịu quay về trong nước để sụt giảm lợi nhuận. Coi bộ lời kêu gọi đó cũng khá gian nan.
Ở Việt Nam "ăn trên, ngồi trước", qua Mỹ lao động chân tay

Cuối năm 2015, trong một lần cùng bạn vào khu chợ Việt ở Dorchester (ngoại ô Boston) để mua thức ăn. Chúng tôi nhờ chú đứng quầy hải sản làm giùm con cá bò (cá ngừ) thật to. Hai chú cháu nói chuyện được vài câu, thế là nhận đồng hương ngay, vì chất giọng Khánh Hòa không lẫn vào đâu được.

Chú dân Vạn Ninh, tôi Ninh Hòa, cách nhau vài mươi cây số. Chú sang Mỹ gần hai năm, cũng ngần ấy thời gian làm ở chỗ này. Chú ngậm ngùi, hồi ở Việt Nam tao toàn ăn trên ngồi trước. Một tay bả lo hết việc nhà. Có bao giờ đụng tới mấy chuyện dơ dáy này. Giờ bỏ hết. Qua đây chỉ vì con.

Tôi cầm bịch cá được làm sạch sẽ ra về mà nghẹn ngào rồi chạnh lòng tự hỏi. Liệu những đứa con sau này trưởng thành, ra đời, làm ông này bà nọ, rủng rỉnh bạc tiền, có mấy đứa hiểu và nhớ đến sự hy sinh lặng thầm của ba má chúng?
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 3: Cày như Trâu - ảnh 4
Một nhà hàng nem nướng Ninh Hòa của người Việt


Nguyễn Hữu Tài


 
Chất dân dã Việt trên đất Mỹ

Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 4: Lăn lóc bưng bê, chợ búa


Các gian hàng của người Việt trong khu thương mại Eden ở Virginia (vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn) /// Nguyễn Hữu Tài


Các gian hàng của người Việt trong khu thương mại Eden ở Virginia (vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn)Nguyễn Hữu Tài
“Phi thương bất phú”, đi sau người Hoa, có rất nhiều người Việt sang đây cũng mở siêu thị, nhà hàng nhộn nhịp. Đó không phải là nghề duy nhất ở Mỹ. Miễn kiếm được tiền, người Việt làm ở chợ, bưng bê, trông trẻ lậu...
Từ chợ...
Nếu California có Little Saigon, Houston có nguyên khu Bellaire sầm uất, Boston có Dorchester nhộn nhịp, thì vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn có trung tâm thương mại Eden (Falls Church, Virginia) mô phỏng theo chợ Bến Thành với rất nhiều tiệm hớt tóc, tiệm vàng, nhà hàng, đồ lưu niệm hay thức ăn nhanh.
Là nơi để gần chục ngàn người Việt vùng thủ đô tụ tập về tìm chút hương vị quê hương của ngày tháng cũ.


Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 4: Lăn lóc bưng bê, chợ búa - ảnh 2
Cách nhà tôi không xa là khu chợ Angkor (gọi nôm na là chợ Miên) do người Cambodia mở. Chợ nhỏ xíu, dơ hầy, chật chội, nhưng lúc nào cũng đông nghẹt khách, mà chủ yếu là người Việt tới mua sắm mới ghê.
Hơn hai mươi năm nay, bao nhiêu khu chợ chung quanh mở ra, rồi dẹp tiệm, nhưng chợ Miên vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” mãi tới tận bây giờ.
Tuần nào, hầu như tôi cũng ghé chợ ít nhất hai lần (ở Mỹ có thói quen cuối tuần đi chợ về bỏ tủ lạnh ăn một lèo cho hết rồi đi mua tiếp). Lúc thì mua tí rau, tí giá, lúc thì mua con cá, miếng thịt ba chỉ tươi rói.


Chị bạn tôi thì giỏi hơn, ghé… mỗi ngày. Cứ hết đồ là xách xe chạy đi mua cho tươi, cho sống. Đi nhiều, nên cũng quen mặt với các dì, các cô trong chợ. Nhiều bữa (chắc do bực chủ), họ than, phải đứng lựa rau, xắt thịt, ướp cá, chiên bánh mỗi ngày suốt 12 tiếng đồng hồ không ngơi tay.
Theo lý giải của họ bởi chợ nhỏ, người chủ ngồi chần dần đó, hễ thấy họ đứng không là liếc, là nhìn. Nên tránh ánh mắt soi moi, họ phải làm hết chuyện này, chuyển qua chuyện khác. Hết lặt rau tới xắt khổ qua, lượm giá, họ lại bó hành, gói ớt, rồi đi lòng vòng lau chùi, dọn dẹp.
Làm nhiều vậy mà lương đâu có cao, lại trả nửa tiền mặt, nửa ngân phiếu. Cực thí mồ. Nhưng ai cũng ráng làm. "Làm để gửi ít tiền (lại gửi!) về cho tụi nhỏ. Giấy tờ apply mấy năm rồi, chắc tụi nó cũng sắp sang đây", một người cho biết.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ 4: Lăn lóc bưng bê, chợ búa - ảnh 4
Chợ là nơi để gần chục ngàn người Việt vùng thủ đô tụ tập về tìm chút hương vị quê hương của ngày tháng cũ.
Bưng bê nhà hàng...
Nghề phục vụ nhà hàng thu hút khá nhiều người trẻ, chủ yếu là sinh viên kiếm thêm hay các du học sinh đi làm chui (sau vụ 11.9, chính phủ cấm sinh viên quốc tế đi làm thêm ở ngoài. Họ cho phép sinh viên quốc tế mang F-1 visa được làm thêm trong trường không quá 20 tiếng trong kì học và 40 tiếng khi nghỉ hè hoặc đông).
Nhân viên phục vụ nhà hàng ở Mỹ sống chủ yếu bằng tiền tip. Bởi lương chỉ khoảng $2/giờ. Mặc dù không có luật lệ cố định là bao nhiêu phần trăm cho mỗi bữa ăn, nhưng khi đi các nhà hàng Mỹ, khách thường trả thêm ít nhất là 15% - 20% tổng tiền bữa ăn cho người phục vụ (có nhà hàng quy định, nếu bàn ăn có trên 6 khách, họ sẽ tính thẳng 18% tiền tip vào hóa đơn).


Sống bằng tiền tip
Mặc dù không có luật lệ cố định là bao nhiêu phần trăm cho mỗi bữa ăn, nhưng khi đi các nhà hàng Mỹ, khách thường trả thêm ít nhất là 15% - 20% tổng tiền bữa ăn cho người phục vụ 

Nhà hàng Việt thì không có quy định rõ ràng, khách để tiền tip theo… cảm hứng. Nếu phục vụ tận tình, chu đáo thì họ cho nhiều; qua loa thì cho ít; ghét thì không cho một xu teng. Nhiều lúc gặp khách trời ơi đất hỡi, ăn cả trăm đô, tip có… hai đồng (2 USD). Đành ngậm đắng nuốt cay, chửi thầm trong bụng. Chứ chẳng dám phàn nàn này nọ.
Có nhà hàng tiền tip của bàn nào, thì nhân viên đấy lãnh (sau khi chia một phần cho nhân viên phụ bếp, rửa chén). Có chỗ cứ cộng hết rồi chia đều. Minh, bạn tôi, lúc mới ra trường, trong khi chờ gọi phỏng vấn ở các công ty tài chính, cũng đi làm phục vụ trong một nhà hàng Việt (nhưng chủ yếu là khách Mỹ).
Minh khoe, có tháng kiếm được gần $4,000, đã lắm. Nhưng bù lại, phải làm ngày làm đêm. Chạy lên chạy xuống, bưng dọn không biết bao bận. Nhiều bữa đi làm về, hai chân tê cứng vì phải đứng quá nhiều. Nhưng thôi ráng chứ biết sao giờ. Lúc lãnh lương, mắt sáng rỡ, quên hết đi mệt nhọc.
... tới trông trẻ
Ở Mỹ, các chị, các dì còn có thể kiếm tiền bằng nghề babysit (đọc rút gọn từ babysitter – giữ trẻ) nữa.
Đặc biệt là các chị có một hai con. Chồng thương hổng cho đi làm, bắt ở nhà giữ con. Hay các dì, các bà được con cái bảo lãnh sang, một mặt để gần con cái, mặt khác giữ cháu giùm.
Sẵn tiện, các dì các chị mở một “trung tâm” nho nhỏ, rồi bà con truyền miệng nhau, mang tới giữ kiếm thêm. Tất nhiên là làm bất hợp pháp. Vì để mở một cơ sở giữ trẻ em ở Mỹ, phải nói là nhiêu khê.
Cơ sở phải có đủ các loại permit, license (giấy phép), rồi vượt qua rất nhiều công đoạn inspection (kiểm tra) của quận, của Fire department (sở chữa cháy). Rồi các cô giáo cũng phải có bằng cấp đàng hoàng mới được trông trẻ.
Nhưng thôi, cứ cầu trời cho đứa trẻ không có chuyện gì xảy ra. Lỡ té ngã này nọ, dân Mỹ kiện ra tòa, chứ Việt Nam thì du di, tha thứ cho nhau. Cực thì có cực, nhưng cũng kiếm được rất nhiều tiền.
Còn không mua báo về đọc mấy mẩu quảng cáo cần người trông trẻ, giúp việc, bao ăn, bao ở, mỗi tháng cũng kiếm hơn hai ngàn bạc. Ở Việt Nam tuổi đó, làm sao kiếm được số tiền lớn như vậy.
Thôi thì ai cũng tâm niệm cứ chịu cực, chịu khổ, khỏi vướng bận con cháu, kiếm một số vốn kha khá, rồi vài năm nữa về Việt Nam dưỡng già cho yên thân.


Nguyễn Hữu Tài
 
Chợ chồm hổm Houston

Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ cuối: Đừng mơ lãnh tiền trợ cấp

Nhiều người bên nhà vẫn bảo, ở Việt Nam, sếp là trời, nói một là một, hai là hai, nhân viên răm rắp nghe theo. Còn ở Mỹ thì sếp và nhân viên ngang hàng, mặc sức tranh cãi.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ cuối: Đừng mơ lãnh tiền trợ cấp - Ảnh 1
Nhà cửa của người Việt, ở New Orleans, Louisiana.Nguyễn Hữu Tài
Đó chỉ là trên lý thuyết và trong phim Hollywood thôi. Chứ ngoài đời thì hiếm.
Chớ dại vác đơn đi kiện
Sau lưng không biết người ta nói xấu cái gì, chứ trước mặt, nhân viên sợ sếp ra phép. Không nghe lời, chọc giận, sẽ mất nhiều cơ hội tiến thân, thậm chí bị đì rồi mất việc như chơi. Mỹ mà, có việc làm là có tất cả.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ cuối: Đừng mơ lãnh tiền trợ cấp - Ảnh 2
Ở Mỹ có việc làm là có tất cả Nguyễn Hữu Tài
Có tiền trả góp nhà, xe, điện thoại, shopping, du lịch, để dành cho mai hậu về sau. Khi mất việc, cũng đồng nghĩa bạn không có tiền, nghĩa là bạn sẽ nợ tiền nhà lẫn tiền xe, nghĩa là không có tiền mua áo quần, thức ăn hay nước uống, nghĩa là trước sau gì bạn cũng sẽ ra đường mà ở rồi "ngủm củ tỏi" cũng chẳng ai hay.
Cũng có nhiều người sống nhờ vào trợ cấp của chính phủ, nhưng những khoản này chẳng là bao, không mấy ai có thể sống suốt đời bằng số tiền ít ỏi ấy.
Nhiều người mới qua còn quen kiểu Việt Nam. Chán việc: nghỉ. Không ưa sếp: nghỉ. Ghét đồng nghiệp: nghỉ. Làm nhiều mà lương ít: nghỉ. Thích là nghỉ thôi, mà không cần phải tìm việc khác phòng thân. Nếu bạn tự ý nghỉ việc, thì ngồi mơ lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp đi nhen. Bạn xung phong mà, không ai bắt biểu.
Còn lỡ bị đuổi, cũng không hẳn bạn sẽ có tiền trợ cấp liền, mà phải qua nhiều công đoạn. Văn phòng thất nghiệp sẽ phỏng vấn hai bên, tìm ra nguyên nhân bị đuổi. Nếu lỗi thuộc về bạn nhưng không đến mức quá đáng, bạn sẽ nhận được trợ cấp trong vòng vài tháng, dựa vào số tiền đã đóng khi đi làm. Còn nếu lỗi hoàn toàn thuộc về bạn, kiểu chơi ma túy, đi trễ về sớm nhiều lần ảnh hưởng tới công việc, thì yên tâm đi nhé, một xu cũng không có.
Con kiến kiện... củ khoai
Để theo đuổi một vụ kiện sẽ vô cùng tốn thời gian và tiền bạc nhưng chưa chắc thắng. Rồi mai mốt nộp đơn qua công ty khác, họ kiểm tra lịch sử làm việc của bạn. Ít ai muốn mướn một nhân viên hay đi kiện cáo công ty.
Dù bạn có làm năm năm, mười năm, cũng chả khác gì nhau.
Khác với châu Âu, Mỹ không mạnh lắm về công đoàn, nên nhân viên không được bảo vệ một cách triệt để.
Không đồng ý với quyết định của họ, bạn có thể mướn luật sư đi kiện, kiểu phân biệt chủng tộc, giới tính, bị đe dọa khi làm việc, môi trường không phù hợp, hay bất kì một lý do trời ơi đất hỡi nào đó. Mỹ mà, xứ tự do, ai cũng có quyền kiện người khác ra tòa.
Và người bị kiện phải bỏ ra một đống tiền để mướn luật sư bào chữa nếu không muốn bị thua và có hồ sơ xấu. Nhưng để theo đuổi một vụ kiện sẽ vô cùng tốn thời gian và tiền bạc nhưng chưa chắc thắng. Rồi mai mốt nộp đơn qua công ty khác, họ kiểm tra lịch sử làm việc của bạn.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ cuối: Đừng mơ lãnh tiền trợ cấp - Ảnh 3
Một khu phố toàn người Việt ở New Orleans Nguyễn Hữu Tài
Dù pháp luật không cho phép chối, nhưng đời mà, ai biết được chữ ngờ. Ít ai muốn mướn một nhân viên hay đi kiện cáo công ty. Người ta không nói ra, sao bạn biết.
Không có bữa trưa miễn phí
Những ngày vào Sài Gòn làm giấy tờ xuất cảnh, gia đình chúng tôi có ở trọ nhà cô chú người quen của ba ở quận 1. Nhà cửa chật chội, nhưng của ít, lòng nhiều, cô chú đã đùm bọc gia đình chúng tôi rất nhiều. Khi sang Mỹ, những năm đầu tiên, chúng tôi cũng thư từ, quà cáp, liên lạc hỏi thăm cô chú mỗi năm.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ cuối: Đừng mơ lãnh tiền trợ cấp - Ảnh 4
Để sống được và tồn tại trên đất nước này, chúng tôi phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba dân bản xứ Nguyễn Hữu Tài
Rồi chuyện đời, chuyện làm cứ cuốn chúng tôi vào cái vòng lẩn quẩn. Thư từ, điện thoại, tin tức cũng thưa dần. Nghe kể lại, cô chú cũng giận dỗi, trách hờn này nọ, là giờ giàu sang quên đi tình nghĩa thuở xưa. Độ đâu vài năm trước, tôi nhận được điện thoại của cô. Cô thỏ thẻ, tao qua đây được mấy tháng, thấy cảnh mấy đứa con tao nó quay cuồng với cuộc sống, quần quật kiếm tiền, chẳng có thời gian ngủ nghỉ, thấy mình bậy ghê.
Nếu như ông bà ta có câu: “Có làm thì mới có ăn / Không dưng ai dễ đem phần tới cho”, thì người Mỹ cũng thường hay nói “There is no such thing as a free lunch in America” (Không có cái gọi là bữa trưa miễn phí ở Mỹ).
Sống ở đâu cũng thế, ai cũng phải làm việc mới mong tồn tại. Nhưng để sống được và tồn tại trên đất nước này, chúng tôi phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba dân bản xứ, phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, những cú sốc văn hóa, vượt qua sự mặc cảm, kỳ thị về màu da, sắc tộc, chịu đựng mùa đông, mùa hè khắc nghiệt, và sự thiếu thốn tình cảm gia đình.
Bọn trẻ chúng tôi còn phải chật vật để hòa nhập, thì những người sang đây khi không còn trẻ nữa, việc đó hầu như bất khả thi.
Để có được những kỹ sư, cử nhân, tiến sỹ, thạc sỹ, những tiệm nails, tiệm phở, nhà hàng chi chít chữ Việt, hoặc những văn phòng bác sỹ, luật sư nằm co cụm hay rải rác từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, từ miền gió tuyết đến sa mạc khô khan trên đất nước rộng lớn này, đã được đánh đổi bằng nước mắt, mồi hôi và cả những sự hy sinh lặng thầm của những người mẹ, người cha và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bao người trẻ tuổi.
Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về - Kỳ cuối: Đừng mơ lãnh tiền trợ cấp - Ảnh 5
Một góc nhà thờ của người Việt Nguyễn Hữu Tài
Nhưng không phải ai đến Mỹ cũng thành công.
Những khu nhiều người Việt cũng sinh ra đủ thứ tệ nạn kinh hoàng như ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, bảo kê, vay nặng lãi, đổ nợ, lang thang ăn xin để sống, rồi đâm thuê, chém mướn, bắn giết, băng đảng tùm lum.
Chả trách, nhiều gia đình người Việt thích yên ổn làm ăn, muốn con cái chú tâm học hành để mai sau làm ông nọ bà kia, chấp nhận dọn về những vùng quê hẻo lánh, ít người Việt.
Giấc mơ Mỹ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống. Và kiếm được đồng tiền trên đất nước Hoa Kỳ, không phải là chuyện dễ dàng. Đó cũng là câu chuyện mà chúng tôi đã kể với các bạn trong suốt 5 kỳ báo vừa qua.
Cái gì, cũng có cái giá xứng đáng của nó!
Nguyễn Hữu Tài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét