CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 85/5 (Máy bay)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo Quốc Việt (Trí thức trẻ)
Máy bay và đại chiến thế giới - Phần 5
Ngày thứ năm đen tối của không quân Mỹ
Hơn 50 năm trước, trong Chiến tranh Triều Tiên, vùng trời giữa sông Áp Lục và sông Thanh Xuyên (Ch'ongch'on) là hành lang của những chiếc máy bay Mig. Không quân Mỹ chỉ dám lượn lờ ở bên ngoài mà không dám xâm phạm bởi “ngày thứ 5 đen tối” đã cho họ những bài học không thể quên.
Nhớ về một thời đã qua,
gần đây, cựu chiến binh Boris Abakumov của Nga đã cho ra đời cuốn “Một
cuộc chiến tranh ít người biết đến”, hé lộ về quá trình tham chiến bí
mật của không quân Liên Xô ở bán đảo Triều Tiên. Theo ông Boris, sau khi
Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, dựa vào ưu thế không quân, đội quân đa
quốc gia khoác chiếc áo Liên hợp quốc, do Mỹ đứng đầu đã thổi được ngọn
lửa chiến tranh về phía biên giới Trung-Triều. Nhận được yêu cầu của Bắc
Kinh và Bình Nhưỡng, Mátxcơva quyết định phái lực lượng không quân tiêm
kích và pháo phòng không tham chiến. Tháng 11/1950, sau khi được lựa
chọn, những phi công ưu tú của Liên Xô khoác trên mình bộ đồ Tôn Trung
Sơn xanh hoặc xám đi tầu sang khu vực đông bắc Trung Quốc dưới danh
nghĩa khách du lịch. Tại đây, vào cuối tháng 11/1950, Liên Xô đã cho
thành lập khẩn cấp đơn vị tiêm kích số 64.
F-86, loại máy bay của Mỹ từng tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên
Cho dù đã cử lực lượng
tham chiến, nhưng Mátxcơva vẫn tìm mọi cách tránh nảy sinh xung đột công
khai với Oasinhtơn. Do đó, tất cả binh lính, sỹ quan Liên Xô tham gia
vào Chiến tranh Triều Tiên đều phải mặc bộ đồ, đeo huy hiệu của quân chí
nguyện Trung Quốc. Đơn vị tiêm kích số 64 cũng đặt ra không ít quy định
đặc biệt. Các phi công Liên Xô được lựa chọn đều mang một tấm thẻ, bên
trên in tên Trung Quốc của mình cũng như những từ ngữ chuyên dùng khi
bay bằng tiếng Hán và tiếng Triều Tiên. Trước khi qua biên giới sang đất
Trung Quốc, họ đều được nhân viên KGB kiểm tra kĩ càng, giữ lại những
vật dụng do Liên Xô sản xuất hay mang đặc trưng của Liên Xô, kể cả kèn
ắcmônica, loại nhạc cụ binh sĩ Liên Xô rất thích mang theo bên mình để
giải khuây. Ngoài ra, nhằm tránh bị lộ chân tướng, trong quá trình tác
chiến, khi liên lạc qua vô tuyến điện, các phi công Liên Xô phải dùng
tiếng Hán hoặc tiếng Triều Tiên. Ban đầu, phòng trường hợp máy bay Liên
Xô bị bắn rơi, phi công bị bắt làm tù binh, đơn vị tiêm kích số 64 chỉ
được giao nhiệm vụ bảo vệ các khu hành chính, trung tâm công nghiệp,
kinh tế, đầu mối giao thông, cầu đường, trạm điện và những nơi bộ đội
tập kết ở khu vực đông bắc Trung Quốc như: Thẩm Dương, Yên Sơn và An
Đông (nay là Đan Đông). Sau đó, do sự phát triển của chiến tranh, phạm
vi tác chiến của các phi công Liên Xô được mở rộng sang cả vùng trời
Triều Tiên.
Mig-15,
loại máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị pháo 37 mm, tốc độ
bắn cao, khả năng xuyên phá lớn, có thể xuyên thủng lớp vỏ dày của chiếc
B-29 do Mỹ sản xuất.
Ngày 8/11/1950, lần đầu
tiên không quân Liên Xô tác chiến trên chiến trường Triều Tiên. Phi
công Shegorev lái chiếc máy bay phản lực Mig-15 bắn rơi một chiếc máy
bay trinh sát P-51 của Mỹ trên bầu trời An Đông. Một ngày sau, cũng ở An
Đông, họ lại hạ thêm 1 chiếc F-80 và 1 chiếc F-47 của Mỹ. Ngày 10/11,
B-29, chiếc máy bay ném bom được mệnh danh là “pháo đài trên không” của
không quân Mỹ cũng trở thành mồi ngon cho những chiếc Mig-15 của Liên
Xô. Lo lắng, Lầu Năm Góc đã cho đình chỉ tất cả những chuyến bay chiến
đấu dọc tuyến sông Áp Lục.
Tuy nhiên, những cuộc
đụng độ giữa không quân hai nước Mỹ và Liên Xô vẫn tiếp tục và kịch liệt
nhất là vào ngày 12/4/1951. Hôm đó, Mỹ phái 72 chiếc B-29 thực hiện
nhiệm vụ ném bom chiến lược xuống những chiếc cầu sắt bắc qua sông Áp
Lục và nhiều mục tiêu gần đó. Công tác bảo đảm hành lang an toàn cho
những chiếc B-29 được giao cho 32 chiếc F-80. Để đối phó, không quân
Liên Xô ra lệnh cho 60 chiếc máy bay thuộc 3 trung đoàn không quân xuất
kích. Cuộc không chiến kéo dài 40 phút. Phía Liên Xô không phải chịu bất
cứ tổn thất nào. Phía Mỹ mất 16 chiếc B-29 và 10 chiếc F-80. Bầu trời
sông Áp Lục hôm đó, chưa bao giờ người ta thấy nhiều phi công Mỹ nhảy dù
thoát thân đến thế. Ngày 12/4/1951 trở thành “thứ 5 đen tối” trong lịch
sử không quân Mỹ.
Không quân chí nguyện trong cuộc Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều
Đứng trước sự lớn mạnh
không ngừng của “hành lang Mig”, từ tháng 12/1950, Mỹ quyết định điều
liên đội F-86 số 4 từ Nhật Bản sang tăng cường cho chiến trường Triều
Tiên, quyết tâm giành lại ưu thế trên không. Ban đầu, do chưa nắm được
những tính năng ưu việt của F-86, các phi công Liên Xô vẫn vận dụng cách
đánh F-80 để đối phó với F-86, nên hiệu quả rất thấp, thắng ít thua
nhiều. Vấn đề đặt ra là phải có trong tay xác một chiếc F-86 hoặc chí ít
là bắt sống được một viên phi công lái chiếc F-86 để lấy thông tin về
chiếc máy bay. Nhiệm vụ khó khăn đó được giao cho Thượng tá Pepelyayev,
Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân tiêm kích số 196.
Ngày 11/7/1951, được
tin F-86 xuất hiện, Pepelyayev được lệnh cất cánh nghênh chiến. Bằng
kinh nghiệm lão luyện, Pepelyayev đã điều khiển chiếc Mig-15 nhanh chóng
áp sát mục tiêu, nhấn nút. Một chiếc F-86 như một bó đuốc bùng lên, nổ
tung thành trăm ngàn mảnh. Viên phi công bị quân chí nguyện bắt sống.
Qua thẩm vấn, viên phi công Mỹ đã tiết lộ những điểm yếu của F-86 như:
tăng độ cao chậm, nếu bay cao hơn 10 km, thì lực đẩy của động cơ và tính
năng thao tác giảm… Ngày 6/10/1951, Pepelyayev chỉ huy 10 chiếc Mig-15
lên giao chiến cùng 16 chiếc F-86 ở độ cao 8.000 m. Sau khi bố trí xong
đội hình, Pepelyayev lập tức nhấn nút khai hỏa nhằm vào chiếc F-86 phía
trước. Do đã có chủ định, nên ở cự li chỉ khoảng 550 m, Pepelyayev đã
đưa được viên đạn vào đúng nơi nó cần tới: khoang lái. Phi công điều
khiển chiếc F-86, Thượng úy không quân Mỹ, Garrett, không còn lựa chọn
nào khác ngoài việc bỏ máy bay để chiếc F-86 lao xuống bờ biển phía đông
Triều Tiên. Nhanh như cắt, một chiếc SA-16 lướt tới cứu Garrett mang
đi. Nhưng đối với phía Liên Xô, xác chiếc F-86 kia mới thực sự là món
quà quý giá. Không thể chậm trễ, đội kĩ thuật lập tức tới hiện trường xẻ
xác F-86 chất lên xe về nghiên cứu. Trên đường trở về, đoàn xe bị một
tốp B-26 tấn công, may mắn không bị tổn thất gì. Qua nghiên cứu tỉ mỉ,
không quân Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên đã nắm được hết những đặc
tính, tính năng của F-86, loại máy bay tân tiến nhất của không quân Mỹ
lúc bấy giờ, góp phần quan trọng giảm thiểu tổn thất trên chiến trường.
Theo thống kê của Bộ
Tổng tham mưu Liên Xô, trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên, Mát xcơva
mất 335 máy bay cùng 126 phi công. Các máy bay của đơn vị tiêm kích số
64 xuất kích 64.300 lần, tham gia vào 1.872 lượt không chiến, bắn rơi
1.106 chiếc máy bay của Mỹ, trong đó có 651 chiếc F-86. Điều đáng chú ý
là trong cuộc chiến tranh này, Mỹ mất tới 170 chiếc máy bay ném bom
B-29, làm tê liệt khả năng tác chiến của lực lượng tấn công hạt nhân của
Mỹ ở Viễn Đông, buộc chính phủ Eisenhower phải từ bỏ ý định thả bom
nguyên tử xuống Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên.
Một vấn đề đặt ra là
người Mỹ có biết quân đội Liên Xô đã tham gia vào Chiến tranh Triều
Tiên? Câu trả lời là có. Ngay từ cuối năm 1950, qua các nguồn tin tình
báo, Lầu Năm Góc đã kết luận quân Liên Xô đã tham chiến. Các đài chặn
thu sóng vô tuyến điện của Mỹ đã ghi lại được nhiều đoạn đối thoại bằng
tiếng Nga của các phi công Liên Xô khi tác chiến trên chiến trường Triều
Tiên. Phi công Mỹ cũng nhiều lần nhìn thấy những khuôn mặt da trắng
trong buồng lái của máy bay quân chí nguyện. Tuy nhiên, Oasinhtơn không
một lần đề cập tới việc tham chiến của Liên Xô. Bởi Nhà Trắng biết rằng
nếu công bố, nhân dân Mỹ sẽ yêu cầu họ phải có hành động, trong khi họ
không muốn đẩy những cuộc đụng độ với Cremli tới bờ vực nguy hiểm của
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3. Hơn nữa, lúc đó trọng điểm chiến
lược của Mỹ nằm ở châu Âu, nơi Lầu Năm Góc mới bố trí được 150 chiếc máy
bay. Theo đánh giá của giới tình báo, nếu muốn đối kháng toàn diện với
Liên Xô, Mỹ phải chuẩn bị ít nhất hai, ba năm. Đó chính là lý do khiến
Nhà Trắng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” trước hành động tham chiến của
Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên.
Theo Ngọc Khánh
Báo Tin tứcHành lang MiG
Trận đối đầu ác liệt giữa MIG -21 Việt Nam với không lực Mỹ
Với những chiến thuật mới, MiG-21 của không
quân Việt Nam dần làm chủ bầu trời đẩy những chiếc F-4 và F-105 vào thế
trận phải loay hoay chống đỡ trên cả hai mặt trận.
Cuộc chạm trán vô cùng ác liệt với “Con Ma”
Sau chiến công bắn hạ các máy bay không
người lái của Mỹ, trong tháng 04/1966 các tiêm kích MiG-21 đã vài lần
xuất quân đánh chặn các tiêm kích của Không quân Mỹ nhưng thành công đã
không đến với các phi công Bắc Việt.
Trận không chiến với tiêm kích Mỹ đầu
tiên diễn ra vào ngày 23/04/1966, lúc đó biên đội 2 MiG-21 đã tấn công
phi đội tiêm kích chiến thuật F-4 Phantom (biệt danh Con ma). Mặc dù nắm
được yếu tố bất ngờ song các phi công MiG-21 đã không thể chiếm được vị
trí thuận lợi để phóng tên lửa.
Liên tiếp trong 2 tháng 04 và 05/1966 đã
có không dưới 14 lần các phi công MiG-21 phóng tên lửa về phía các tiêm
kích Mỹ nhưng không một tên lửa nào trúng mục tiêu. Trong khi chưa diệt
được tiêm kích nào của Mỹ, Trung đoàn 921 đã phải chịu những tổn thất
đầu tiên, một số phi công MiG-21 đã buộc phải nhảy dù do máy bay hết
nhiên liệu không kịp hạ cánh.
Ngày 26/04/1966, Không quân Mỹ xác nhận
việc bắn rơi 1 chiếc MiG-21 được ghi nhận cho một chiếc tiêm kích F-4
Phantom phi đội 480 thuộc đơn vị Không quân chiến thuật số 35. Trước
những tổn thất nói trên, Bộ chỉ huy Quân chủng Phòng không-Không quân đã
tiến hành họp khẩn cấp để phân tích các trận không chiến vừa qua để rút
kinh nghiệm.
Kết quả phân tích đã chỉ ra những hạn
chế lớn của MiG-21 trong việc tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu. Ban đầu các
phi công sẽ sử dụng radar để phát hiện mục tiêu, sau khi mục tiêu được
xác định các phi công phải chuyển sang dùng hệ thống quang học để khóa
mục tiêu và xác định cự ly bắn.
Ngay khi vào trận không chiến với các
tiêm kích Mỹ, MiG-21 đã bộc lộ khá nhiều hạn chế song đã được Việt Nam
khắc phục qua từng trận đánh.
Việc chuyển từ radar sang hệ thống quang
học tạo ra một độ trễ nhất định về thời gian, trong quãng thời gian đó,
các phi công đối phương sẽ tìm mọi cách cơ động để thoát khỏi tầm ngắm
của hệ thống quang học. Mặt khác, hệ thống quang học trên MiG-21 có phạm
vi hoạt động tương đối hẹp, đòi hỏi phi công phải điều khiển máy bay
một cách chính xác để duy trì mục tiêu trong phạm vi hoạt động của nó.
Với thời gian sử dụng MiG-21 vỏn vẹn
có vài tháng của các phi công Việt Nam thì việc duy trì mục tiêu trong
phạm vi của hệ thống quang học không phải là điều đơn giản trong năm
1966. Bên cạnh đó những chiếc tiêm kích MiG-21PF chuyển giao cho Việt
Nam không được trang bị pháo GP-9 làm giảm hiệu quả tác chiến. Từ kết
quả phân tích điểm yếu của MiG-21, Quân chủng Phòng không-Không quân đã
đề ra chiến thuật mới cho biên đội MiG-21.
Theo đó, biên đội MiG-21 làm nhiệm vụ
đánh chặn sẽ được trang bị vũ khí hỗn hợp. Một chiếc được trang bị tên
lửa không đối không tầm ngắn K-13 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, chiếc còn
lại lắp 2 khối phóng rocket không điều khiển S-5M để tấn công mục tiêu
trong trường hợp hệ thống quang học không thể khóa mục tiêu.
Với chiến thuật mới, thành công đã đến
với các tiêm kích MiG-21 của Việt Nam. Biên đội MiG-21 trang bị vũ khí
hỗn hợp đã dành chiến thắng đầu tiên trước tiêm kích của Mỹ vào ngày
07/06/1966, 2 chiếc MiG-21PF xuất kích đã tiêu diệt thành công một chiếc
tiêm kích-ném bom F-105 Thunderchief (Việt Nam gọi là Thần Sấm). Tuy
nhiên, việc bắn hạ chiếc F-105 trong ngày hôm đó không được phía Mỹ xác
nhận.
Nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu cho
các tiêm kích MiG-21, Quân chủng PK-KQ đã chỉ thị cho các phi công hoạt
động chiến đấu trong trình tự tương đối chặt chẽ. Cự ly giữa các máy bay
theo chính diện là 50 mét, theo chiều sâu là 200 mét, trong trường hợp
hoạt động theo biên chế phi đội, cự ly giữa các cặp MiG-21 là từ 300 đến
700 mét. Sau đó, các cự ly giữa các máy bay trong cặp sẽ tăng lên từ
500- 800 mét và 800 mét giữa các cặp. Thông thường, các máy bay MiG-21
hoạt động trên độ cao hơn 2.500 mét.
Những chiếc MiG-21PF chuyển giao cho Việt Nam không được trang bị pháo làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tác chiến.
Trong tháng 06/1966 có thêm 13 phi công
Việt Nam hoàn tất quá trình chuyển loại sang sử dụng tiêm kích MiG-21
tại Liên Xô về nước bổ sung đáng kể cho lực lượng phi công lái tiêm kích
MiG-21. Ngày 09/06/1966, biên đội 2 chiếc MiG-21 đã lập chiến công bắn
hạ 2 chiếc tiêm kích F-4 Phantom, nhưng phía Mỹ không công nhận tổn thất
này.
Từ nửa cuối năm 1966, thành tích chiến
đấu của Không quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tục gia tăng. Tuy vậy,
sự gia tăng thành tích này chủ yếu từ sự đóng góp của MiG-17. Các tiêm
kích MiG-21 của Trung đoàn 921 đã xuất quân không chiến vài lần nhưng
không bắn hạ được máy bay nào của Mỹ.
Quân chủng PK-KQ tiếp tục tổ chức những
cuộc họp để tìm hiểu nguyên nhân chưa thành công của MiG-21 trên chiến
trường Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy các phi công lái MiG-21 vẫn
sử dụng chiến thuật vận động không chiến như những gì mà họ tập luyện
thành thục với MiG-17 trong khi MiG-21 khác xa về tốc độ và khả năng cơ
động.
Rõ ràng các phi công Việt Nam nắm giữ
hai lợi thế lớn so với Không quân Mỹ là nắm rõ địa hình địa vật khu vực
tác chiến và có sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống dẫn đường mặt đất rộng
khắp. Quân chủng PK-KQ đã cho điều chỉnh căn bản chiến thuật chiến đấu
của không quân tiêm kích. Sử dụng hiệp đồng biên đội chiến đấu giữa
MiG-21 và MiG-17 nhằm bổ trợ cho nhau.
F-4 và F-105 bị đẩy vào thế trận loay hoay chống đỡ những chiếc MiG-21 nhanh nhẹn cũng như hỏa lực phòng không mặt đất.
Theo đó MiG-17 sẽ đảm nhận việc chiến
đấu ở độ cao dưới 1.500 mét, MiG-21 đảm nhận hoạt động chiến đấu ở độ
cao từ 2.500 mét trở lên, khoảng độ cao từ 1.500-2.500 mét là vùng phối
hợp không chiến chung. Với chiến thuật mới trong 2 ngày 07 và 11/07/1966
MiG-21 đã bắn hạ 2 chiếc F-105 Thunderchief.
Ngày 21/09/1966, MiG-21 tiếp tục bắn hạ
thêm 1 chiếc F-105D khác của Không quân Mỹ. Đến ngày 09/10/1966, các phi
công MiG-21 đã dành chiến thắng đầu tiên trước các tiêm kích của Hải
quân Mỹ khi bắn hạ đến 2 chiếc F-4B thuộc phi đội tiêm kích VF-154 hoạt
động chiến đấu trên tàu sân bay USS- Coral Sea hộ tống cho phi đội cường
kích A-4 Skyhawk ném bom khu vực nhà ga Phả Lại, Quảng Ninh.
Đến cuối năm 1966, các tiêm kích MiG-21
đã lập chiến công bắn hạ thêm 2 chiếc F-4 Phantom và 5 chiếc F-105
Thunderchief. Bên cạnh đó, dưới sự cố vấn của các chuyên gia Liên Xô,
MiG-21 đã chuyển sang sử dụng chiến thuật đánh chặn từ xa thay vì chỉ
cất cánh nghênh chiến khi máy bay địch đã vào không phận như trước.
Với những chiến thuật mới cùng với việc
tự rút kinh nghiệm sau mỗi trận đánh của các phi công, tiêm kích MiG-21
dần làm chủ bầu trời đẩy những chiếc F-4 và F-105 vào thế trận phải loay
hoay chống đỡ những chiếc MiG-21 nhanh nhẹn cùng nỗi lo nơm nớp từ hỏa
lực phòng không mặt đất.
Bài viết có sử dụng tư liệu trong
cuốn "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) nhìn từ
hai phía" - NXB Quân đội Nhân dân, 2013.
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 1)
13:15 | 28/04/2016
(PetroTimes)
- Ngày 13/4/2016, tại Hà Nội đã diễn ra một cuộc gặp gỡ lịch sử giữa
một số phi công tiêm kích lừng danh của Việt Nam và một số phi công Mỹ
đã từng tham chiến ở Việt Nam từ những năm 1965-1972.
Tại cuộc gặp
này, một số phi công Mỹ đã từng tham chiến ở chiến tranh Triều Tiên, đã
đối đầu với phi công Liên Xô cũ, Trung Quốc, Triều Tiên đã phải công
nhận rằng, phi công tiêm kích Việt Nam là những người xuất sắc nhất
trong những người xuất sắc.
PetroTimes xin giới thiệu
với bạn đọc hai trận đánh nổi tiếng của Không quân Việt Nam trong cuộc
chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc trước cuộc chiến tranh phá hoại bằng
Không quân của Mỹ.
I - CÁC TRẬN KHÔNG CHIẾN NGÀY 10/5/1972
(Một trong những ngày không chiến dài nhất trong chiến tranh trên không ở Việt Nam)
Ngày 10/5/1972 (ngày đầu tiên của chiến
dịch) phía Mỹ tiến hành đồng thời hai chiến dịch Linebacker I và
Operation Custom Tailor trên quy mô lớn, với 414 lần/chuyến cất cánh của
lực lượng máy bay chiến đấu thuộc Bộ tư lệnh không quân số 7 và Bộ tư
lệnh đặc nhiệm 77 của hải quân Mỹ. Phía Mỹ huy động lực lượng lớn các
máy bay A-6 (Intruder), A-7 (Corsair) và F-4 (Phantom) từ các tàu sân
bay trên biển Đông cất cánh bay vào đánh phá các mục tiêu quanh khu vực
Hải Phòng và các mục tiêu phía đông nam Hà Nội. Lúc 8 giờ sáng, các phi
đội tấn công đầu tiên cất cánh từ tàu USS Constellation và USS Kitty
Hawk hướng về Hải Phòng, sau đó 20 phút là các biên đội từ hai tàu USS
Coral Sea và USS Okinawa cất cánh để tiến hành chiến dịch tấn công mang
mật danh Alpha Strike. Trong trận này các máy bay Mỹ đeo bom hạng nặng
để ném bom sân bay Kiến An và các trận địa tên lửa phòng không.
Ngày 10/5/1972, lần đầu tiên Không quân Việt Nam tiến hành xuất kích đánh hiệp đồng cả 4 trung đoàn không quân. |
Trong khi đó tại các căn cứ không quân ở
Thái Lan, các phi đoàn không quân chiến thuật Mỹ đã chuẩn bị cất cánh
từ sáng sớm để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt
Nam. Trong ngày 10/5/1972, không quân Mỹ huy động 120 máy bay tham gia
tấn công, trong đó 16 máy bay F-4 và 5 chiếc F-105 bay vào trước để chế
áp lực lượng phòng không và máy bay MiG, 20 chiếc F-4 và năm chiếc F-105
khác làm nhiệm vụ đánh cầu Long Biên, 24 chiếc F-4 và 5 chiếc F-105
tham gia đánh nhà ga Yên Viên, ngoài ra còn có 88 chiếc máy bay các loại
làm nhiệm vụ hỗ trợ. Một trong những nhiệm vụ của không quân và hải
quân Mỹ trong ngày 10/5/1972 là phải đánh sập cầu Long Biên bắc qua sông
Hồng mà trước đó, trong suốt bảy năm trời không quân Mỹ chưa đánh sập
được.
Lúc 4 giờ sáng tại khách sạn Metropol,
một nhóm các nhà báo quốc tế được đánh thức dậy để di chuyển xuống Hải
Phòng, nơi dự kiến có thể ghi nhận các hình ảnh về các trận đánh phá của
hải quân Mỹ xuống Hải Phòng và tham dự buổi họp báo về việc tố cáo Mỹ
thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng. Trong số các nhà báo quốc tế có hai
nhà báo Pháp Theodore Ronco và Claude Julien của tờ L’Humanité và tờ Le
Monde. Đây sẽ là các nhân chứng sống chứng kiến các máy bay Mỹ đánh phá
các mục tiêu dân sự.
Trước ý đồ của Không quân và Hải quân
Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định tổ chức
đánh hiệp đồng cả ba loại MiG của bốn trung đoàn Không quân tiêm kích
với lực lượng tên lửa, pháo Phòng không. Ý định tác chiến của Bộ Tư lệnh
là triển khai theo phương án đánh các tốp máy bay cường kích của Hải
quân và Không quân Mỹ ở cả ba hướng: hướng Đông bảo vệ Hải Phòng, hướng
Đông Bắc bảo vệ cầu Long Biên, các mục tiêu Đường 1 Bắc và hướng Tây,
bảo vệ đập Bái Thượng, sân bay Yên Bái.
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân giai đoạn 1964 - 1973 |
Chủ trì kíp trực chỉ huy tại Sở chỉ huy
Không quân là Tư lệnh Đào Đình Luyện, cùng có mặt gồm các Phó Tư lệnh
Trần Mạnh, Trần Hanh, phó Chính ủy Hồ Luật, trực ban dẫn đường Lê Thành
Chơn, Khổng Đức Thi, Đỗ Cát Lâm, Lê Viết Diện. Trung đoàn 921 sử dụng
các biên đội 2 chiếc Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Ngãi, Nguyễn Công Huy
và Cao Sơn Khảo; Trung đoàn 927 là biên đội 2 chiếc Lê Thanh Đạo và Vũ
Văn Hợp; Trung đoàn 923 sử dụng ba biên đội 4 chiếc và hai biên đội 2
chiếc MiG-17 trực ban chiến đấu tại sân bay Kép. Trung đoàn 925 tổ chức
hai biên đội 4 chiếc trực ở hai đầu sân bay Yên Bái gồm: Hoàng Cao Bổng,
Phạm Cao Hà, Nguyễn Văn Cương, Lê Văn Tưởng và Phạm Ngọc Tâm, Phạm Hùng
Sơn C, Nguyễn Văn Phúc, Lê Đức Oánh. Trong ngày 10/5, phía Không quân
Việt Nam xuất kích 64 lần/chiếc (số lượng lớn nhất trong các trận không
chiến giai đoạn hai).
Tại Trung đoàn Không quân 923: Lúc 7 giờ
53 phút, Bộ Tư lệnh cho trạm ra đa C-53 mở máy và phát hiện máy bay Mỹ
hoạt động quanh khu vực Hải Phòng. Lúc 8 giờ 40 phút biên đội Mig-17 gồm
Vũ Văn Đang, Nguyễn Công Ngũ, Trịnh Văn Quy, Nguyễn Văn Lâm cất cánh từ
sân bay Kép, vào khu chờ Phả Lại, không gặp đối phương đã quay về hạ
cánh. Đến 8 giờ 55 phút Sở chỉ huy Trung đoàn 923 cho biên đội MiG-17 Đỗ
Hạng và Nguyễn Xuân Hiển cất cánh từ Kép, nhưng do không gặp đối phương
đã quay về hạ cánh. Sau đó, từ 9 giờ 05 phút đến 17 giờ 08 phút chiều,
đã có thêm 10 tốp Mig-17 với 32 lần/chiếc của Trung đoàn 923 cất cánh
làm nhiệm vụ (trong đó có nhiều biên đội cất cánh hai lần, riêng các phi
công Vũ Văn Đang, Nguyễn Xuân Hiển cất cánh ba lần).
Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Anh hùng LLVT trò chuyện với một cựu phi công Mỹ (ngày 13/4/2016) |
Tại Trung đoàn Không quan 921, lúc 8 giờ
52 phút, Sở chỉ huy lệnh biên đội MiG-21 Ngự - Ngãi cất cánh từ sân bay
Kép. Khi biên đội mới rời đất và thu càng thì hai chiếc F-4J (Silver
Kite) phát hiện, xông vào công kích. Đây là hai chiếc F-4J do Đại úy
Austin Hawkins thuộc Phi đoàn VF-92, tàu sân bay USS Constellation dẫn
đầu đang bay tuần tiễu trên độ cao 5.000m. Khi bay ngang qua sân bay
Kép, hai chiếc F-4 này đã phát hiện MiG của Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn
Ngãi cất cánh. Chiếc F-4 số 2 do Đại úy Curt Dose và thiếu tá James
McDevitt điều khiển bám theo, phóng hai quả tên lửa AIM-9G, quả thứ hai
đã trúng chiếc MiG số hai của Ngãi. Lúc đó anh mới lên độ cao 150-200m,
Ngãi không kịp nhảy dù nên đã hy sinh.
Trong khi đó, Đặng Ngọc Ngự đã lên độ
cao 600m, tốc độ 750-800km/h, phát hiện 2 chiếc F-4 phía sau đang phóng
tên lửa về phía mình, anh nhanh chóng cơ động tránh tên lửa, ngay lúc đó
anh phát hiện thêm 2 chiếc F-4 khác đang đối đầu cự ly 4-6km, anh nhanh
chóng vứt thùng dầu phụ, bật tăng lực, tăng tốc độ lên 900km/h và cô
động gấp. Lúc đó 2 chiếc F-4 cũng phát hiện chiếc MiG-21 nên cơ động
vòng gấp bên trái bám theo anh.
Hai chiếc F-4 cơ động, theo chiến thuật
tách đội hình, đan chéo, một chiếc trên cao, một chiếc dưới thấp. Phi
công Đặng Ngọc Ngự rơi vào thế một mình đối đầu 2 chiếc F-4. Anh làm
động tác giả định bám theo chiếc F-4 bên dưới, lúc đó chiếc F-4 trên cao
liền đổi hướng bám theo, anh lập tức vòng gấp bám theo chiếc này, tức
thì chiếc bên dưới quay lại bám theo anh. Phi công Đặng Ngọc Ngự quyết
định đổi hướng, nhanh chóng bám theo chiếc F-4 bên dưới, đưa mục tiêu
vào vòng ngắm, khi cự ly là 1.200m, tốc độ đạt 1.100km/h, độ cao 1.500m,
anh ấn nút phóng quả tên lửa R-3S bên trái, sau đó anh nhanh chóng
thoát ly, chuyển sang bám chiếc F-4 còn lại, đến cự ly 1.200m anh ấn nút
phóng quả tên lửa thứ hai, nhưng rất may cho viên phi công F-4, quả tên
lửa bên phải không đi. Phi công Đặng Ngọc Ngự nhanh chóng thoát ly về
Nội Bài hạ cánh, lúc 9 giờ 12 phút.
Như vậy trong trận không chiến ngày
10/5/1972, biên đội MiG-21, Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Ngãi của Trung
đoàn 921, đã bắn rơi 1 chiếc F-4. Trong khi phi công Nguyễn Văn Ngãi số 2
đã hy sinh, tỷ số của trận không chiến là 1/1.
Ghi theo lời kể của phi công Lê Thanh Đạo:
Phi công Lê Thanh Đạo |
“Lúc đó biên đội chúng tôi (Đạo -
Hợp) đang ngồi trong buồng lái chờ cất cánh ở đầu đường băng sân bay,
nên chứng kiến từ khi biên đội Ngự - Ngãi cất cánh, thấy rõ khi máy bay
số 2 mới rời đất đang thu càng đã bị tên lửa Mỹ bắn trúng, lúc đó chúng
tôi rất căm thù và quyết tâm nếu cất cánh phải đánh tốt trả thù cho đồng
đội.
Cũng lúc ấy chúng tôi đã dùng liên
lạc đối không thông báo cho số 1 Ngự biết có F-4 đang đuổi theo. Nhờ
được Đạo-Hợp cảnh báo, Ngự đã cơ động với tốc độ lớn trên độ cao thấp
nên tránh được tên lửa của F-4(F-4 số 1 bắn liên tiếp 3 quả AIM-9G, F-4
số 2 bắn 1 quả nhưng Ngự đều tránh được). Hai chiếc F-4 chỉ còn lại tên
lửa điều khiển AIM-7 và không kịp sử dụng pháo, nên không làm gì được
Ngự, mặc dù ở vị trí rất có lợi…”.
Sau đó chưa đầy một tiếng, ở hướng Tây
Bắc, 84 chiếc F-4 và 5 chiếc F-105 với đội hình có cả máy bay ném bom,
máy bay làm nhiệm vụ yểm trợ, tìm diệt MiG trinh sát, cứu nguy, trực
thăng, thông qua phía Bắc Lào và Thái Lan bay vào miền Bắc Việt Nam. Do
nắm trước được ý đồ không quân Mỹ sẽ đánh đập Bái Thượng và sân bay Yên
Bái, Sở chỉ huy Không quân đã chuẩn bị phương án và quyết định sử dụng
biên đội MiG-21 (Nguyễn Công Huy số 1 và Cao Sơn Khảo số 2) làm nhiệm vụ
nghi binh và yểm trợ cho MiG-19 đánh bảo vệ các mục tiêu ở khu chiến
Yên Bái - Tuyên Quang.
Lúc 9 giờ 39 phút, chiến dịch bắt đầu,
khi biên đội MiG-21 (Huy và Khảo) cất cánh, theo ghi chép nhật ký chiến
đấu của Không quân Việt Nam, thì 2 chiếc MiG-21 của Trung đoàn 921 cũng
cất cánh từ Nội Bài, hướng về Tuyên Quang (theo báo cáo của phi công Mỹ
có đến 4 chiếc MiG-21).
Biên đội Huy số 1 - Khảo số 2, sau khi
cất cánh bay hướng 320 độ, giữ độ cao 2.000m. Đến 9 giờ 53 phút, Sở chỉ
huy cho lên 6.000m. Do bị nhiễu nặng không liên lạc đối không được, sở
chỉ huy cho chuyển sang rãnh liên lạc số 5. Lúc này biên đội 4 chiếc
F-4D (mật danh Oyster) của Mỹ do thiếu tá Robert A. Lodge và Đại úy
Roger C. Locher dẫn đầu, bay số 3 là Đại úy S.Rittchie và Đại úy
DeBellevue (2 phi công sau này sẽ trở thành các phi công Aces đầu tiên
của Không quân Mỹ) làm nhiệm vụ chế áp MiG trên vùng trời Tuyên Quang
yểm trợ đội hình cường kích tấn công cầu Long Biên, Hà Nội và ga Yên
Viên.
Theo các tin tức tình báo thì máy bay
F-4D này là thế hệ F-4 cải tiến, được lắp thêm cánh tà trước, và là
những chiếc F-4D đầu tiên được trang bị hệ thống tác chiến điện tử - chỉ
dẫn tập trung APX-80 Combat Tree IFF Interrogator, biên chế tại căn cứ
Udorn, Thái Lan với thiết bị QRC-248 có khả năng thu và giải mã tần số
(integrated) vào hệ thống phân biệt địch ta SRO-2 và SRZO-2 của MiG. Vì
vậy mà biên đội F-4 tiếp cận các máy bay MiG trong khi biên đội MiG
không hề hay biết.
Lúc 8 giờ 23 phút, nhiều khả năng, hệ
thống cảnh báo sớm trên tàu USS Chicago đã cảnh báo cho đội hình F-4 có
MiG xuất hiện, các máy bay F-4 đã tiếp cận từ độ cao thấp ở thế đối đầu
và phóng 2 quả tên lửa AIM-7E-2 về phía biên đội MiG. Số 1 Huy, trong
khi quan sát, tìm kiếm mục tiêu đã phát hiện 2 tên lửa từ bên trái phía
sau lao đến, anh lệnh vòng phải gấp! Nhưng không thấy số 2 trả lời.
Chiếc F-4 đã phóng tên lửa về phía chiếc MiG của Khảo do Trung úy nhất
John D.Markle và Đại úy Steven D.Eaves thuộc Phi đoàn 555 Không đoàn 432
FFW điều khiển.
Ngay lúc đó số 1 phát hiện 4 chiếc F-4 ở
phía sau hướng 160 độ bay theo từng đôi một, đang vòng phải bám theo
anh. Sau khi 2 chiếc F-4 và MiG số 1 Huy vòng bám nhau một vòng không có
kết quả, cả hai phía để mất mục tiêu. Số 1 Huy ngay lúc đó lại phát
hiện 1 chiếc F-4 đang bay từ trái sang phải, kéo lên ở độ cao cao hơn
anh khoảng 1.000m. Anh lập tức tăng lực, bám theo, đến cự ly 3.000m, tốc
độ 850km/h, anh đưa mục tiêu vào vòng ngắm và khi ổn định, ấn nút phóng
quả tên lửa bên trái, anh nhanh chóng lật úp máy bay, kéo xuống thoát
ly.
Sau khi nghe Sở chỉ huy cảnh báo: “Chú ý
cảnh giới bên ngoài phải”, số 1 Huy phát hiện từ phía bên phải, phía
sau khoảng 4km, 2 chiếc F-4 khác đang phóng tên lửa về phía mình. Anh
nhanh chóng lật úp, vòng lại đối đầu với 2 chiếc F-4, rồi bay vút ngang
qua 2 chiếc F-4 này và thoát ly. Số 1 Huy hạ thấp độ cao, bay men theo
triền dãy Tam Đảo quen thuộc, về sân bay Kép hạ cánh lúc 10 giờ 28 phút,
khi máy bay lăn vào anh nhìn thấy đồng hồ báo lượng dầu chỉ 300 lít,
và sau đó các thợ máy đã đếm được 16 lỗ thủng trên thân máy bay.
Riêng về số 2 Cao Sơn Khảo, kể từ khi số
1 hô vòng phải gấp, không có liên lạc gì từ lúc 9 giờ 57 phút. Do vậy
các thông tin chính xác về động tác trên không của số 2 cũng không có
điều kiện dựng lại. Tuy nhiên, theo phản ánh, xác nhận của địa phương,
những người chứng kiến hành động chiến đấu trên không của số 2 và công
nhận của Quân chủng thì phi công Cao Sơn Khảo, trong trận này đã bắn rơi
1 chiếc F-4, trước khi bị trúng tên lửa địch và rơi ở Trấn Yên, Yên
Bái, Cao Sơn Khảo nhảy dù nhưng không thành công. Anh hy sinh sau khi
tiếp đất.
Trích từ cuốn “Tôi từng là phi công tiêm kích”:
“Biên đội chúng tôi (Huy - Khảo)
xuất kích từ sân bay Đa Phúc, bay nhiệm vụ nghi binh yểm trợ cho biên
đội MiG-19. Khi chúng tôi bay về phía Tuyên Quang và lên độ cao 6.000m
thì được Sở Chỉ huy thông báo có mục tiêu phía trước. Ngay lúc đó tôi
phát hiện các máy bay F-4 phía trước đang bay đối đầu, khi nhìn thấy
dưới cánh tóe lửa màu xanh, tôi hiểu ngay là các máy bay F-4 đang phóng
tên lửa uy hiếp về phía biên đội MiG. Tôi hô cho số 2 cơ động, rồi hô
tiếp vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng phải gấp.
Đúng lúc đó, tôi thấy 1 quả tên lửa
bay vút về phía trước, ngay trên đầu mình và lao về phía chiếc máy bay
phía trước. Do ở xa nên tôi không phân biệt rõ đó là MiG-21 hay F-4. Để
chắc chắn, tôi hô số 2 “Cơ động gấp!”, nhưng không thấy phản ứng gì, quả
tên lửa lao thẳng vào chiếc máy bay, bốc cháy bùng lên. Tôi lại hô:
“Nhảy dù” nhưng cũng không thấy động tĩnh gì. Ngay lúc đó lai thấy chiếc
máy bay vừa bắn rơi chiếc phía trước cũng trúng tên lửa bốc cháy, tôi
lại hô: “Nhảy dù” lần nữa nhưng cũng không thấy động tĩnh gì. Tôi đoán,
số 2 Khảo đã bắn rơi 1 chiếc F-4, nhưng ngay sau đó, do không động cơ
kịp thời đã bị chiếc F-4 phía sau bắn rơi.
Khi thấy 1 chiếc F-4 phía trước, tôi
nhanh chóng bám theo, đặt điểm ngắm rồi phóng 1 quả tên lửa. Cũng không
kịp quan sát kết quả, tôi lập tức lật úp máy bay, kéo xuống thoát ly,
tôi kéo máy bay ra ở độ cao thấp, rồi bay sát ngọn cây rừng Tam Đảo, ép
sát dãy núi để tận dụng núi che chở một bên, chỉ phải quan sát, cảnh
giới một bên. Khi về đến ngang hồ Đại Lải thì nghe thông báo có một tốp
F-4 bay từ Hòa Lạc sang đang bay phong tỏa chế áp sân bay Nội Bài, tôi
quyết định chuyển hướng về sân bay Kép hạ cánh.
Khi kéo máy bay về ụ cất giấu, các
đồng chí thợ máy bất ngờ và kinh ngạc phát hiện ra hàng chục lỗ thủng
trên thân chiếc MiG-21 của tôi. Tất cả có hơn 30 lỗ to nhỏ khác nhau
chạy suốt từ đuôi lên thân và cánh, kể cả chóp nón cũng bị, riêng buồng
lái không có vết nào…”.
(Còn tiếp)
P.V
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 2)
07:30 | 30/04/2016
(PetroTimes)
- Tối ngày 10/5/1972, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã trực tiếp nghe Tư lệnh Không quân Đào Đình Luyện báo cáo về trận
không chiến ác liệt và dài nhất trong ngày 10/5/1972.
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 1) |
Trận không chiến giữa 8 chiếc MIG-19 và các máy bay F-4D trên trời Yên Bái
Gần như cùng lúc với biên đội MiG-21 bay
nhiệm vụ nghi binh cất cánh, Sở chỉ huy Trung đoàn 925 (chủ trì là Phó
Trung đoàn trưởng Hồ Văn Quỳ, trực dẫn đường là Lưu Văn Cộng, Triệu Sỹ
Việt) đã quyết định cho biên đội trực ban cất cánh. Lúc 9 giờ 44 phút, 4
chiếc MiG-19 ở đầu nam sân bay Yên Bái gồm các phi công Tâm, Sơn, Phúc
và Oánh cất cánh, bay chờ trên đỉnh sân bay. 20 phút sau, bốn chiếc
MiG-19 ở đầu bắc sân bay Yên Bái gồm các phi công Bổng, Hà, Cương và
Tưởng cất cánh, cũng bay chờ trên đỉnh sân bay Yên Bái chuẩn bị đánh tốp
cường kích của Không quân Mỹ.
Ngày 10/5/1972 ghi nhận kỷ lục về số lần xuất kích của các máy bay Mỹ. |
Sau khi rời đất, biên đội vòng trên đỉnh
sân ba vòng, đến vòng thứ ba thì phát hiện mục tiêu bay từ phía Tây Nam
lên. Đây là đội hình gồm 32 chiếc F-4 của Không đoàn tiêm kích chiến
thuật số 432 của Mỹ với đường bay theo hướng sẽ đánh phá cầu Long Biên,
ga xe lửa Yên Viên. Chiếc F-4 do Thiếu tá Robert Alfred Lodge và Đại úy
Roger C. Locher điều khiển làm đội trưởng, dẫn đầu biên đội bay nhiệm vụ
chế áp MiG. Chắc lúc này đài ra đa “Red Crown” của Hải quân đã cảnh báo
cho biên đội F-4 về sự xuất hiện của MiG.
Có thể lúc này biên đội F-4 đang tìm
kiếm sự xuất hiện của 2 chiếc MiG-21 bay nghi binh (Huy - Khảo) trên độ
cao 5.000m, thì bị 4 chiếc MiG-19 lao vào tấn công. Biên đội F-4 quay
lại đối đầu với đội hình MiG-19, sau khi liên tục phóng tên lửa AIM-7 về
phía biên đội MiG, các máy bay F-4 tách thành 2 tốp bay vượt qua các
máy bay MiG. Thiếu tá Lodge (Oyster 01) quyết định vòng gắt lại, bám
theo chiếc MiG số 1 và thông báo cho chiếc F-4 số 3 do Đại úy S. Ritchie
và Đại úy DeBellevue điều khiển biết. Khi cách chiếc MiG-19 khoảng 8km,
Lodge tăng tốc bám theo và phóng liên tiếp 2 quả tên lửa Sparrow vào
MiG số 1.
Khi phát hiện đội hình máy bay Mỹ, biên
đội MiG-19 lao về phía mục tiêu, do cự ly quá gần, góc vào lớn, nên số 1
Tâm bắn 45 viên đạn nhưng không trúng mục tiêu. Khia phát hiện dầu còn
ít, anh quyết định quay về hạ cánh. Lúc này hai chiếc F-4 đang mải bám
theo chiếc MiG-21 số 1 bay nhiệm vụ nghi binh trên độ cao 6.000m, nên
không phát hiện hai chiếc MiG-19 (số 3 và số 4) đang lao đến với tốc độ
rất lớn, thậm chí xông lên ngang với chiếc F-4 mà viên phi công vẫn
không biết. Hai chiếc F-4 vẫn đang cố bám theo chiếc MiG-21 bay phía
trước thì MiG-19 số 3 Nguyễn Văn Phúc bám sát được 2 chiếc F-4D, và nổ 2
loạt đạn pháo vào chiếc F-4D số 1 của Thiếu tá Lodge.
Tuy đã được chiếc F-4 số 2 cảnh báo,
nhưng Lodge không kịp cơ động tránh đạn, chiếc F-4D số 1 trúng đạn,
chững lại rồi đổ vào xoáy ốc, chiếc MiG-19 số 3 lao vào bồi tiếp loạt
đạn thứ ba, chiếc F-4D gãy đôi và bốc cháy. Phi công trên chiếc F-4D bị
bắn rơi này gồm thiếu tá Robert A. Lodge, chủ nhiệm về vũ khí chiến
thuật (chủ nhiệm xạ kích) của Không đoàn 432 TFW, đây là viên phi công
đầy triển vọng trở thành phi công Ace đầu tiên (vì trước đó đã tuyên bố
bắn rơi 3 chiếc MiG), và phi công ngồi buồng sau là đại úy Roger C.
Locher. Thiếu tá Lodge được coi là chết trận, riêng đại úy C. Locher
nhảy dù và lang thang trong rừng 23 ngày trước khi được cứu thoát.
Locher trở thành phi công Mỹ có thời gian sau khi bị bắn rơi đến khi
được giải cứu dài nhất, với một chiến dịch giải cứu cũng dài nhất.
Số 3 Nguyễn Văn Phúc về hạ cánh lúc 10 giờ 19 phút tại sân bay Yên Bái.
Số 4 Oánh, trong khi yểm hộ cho số 3 đã
phát hiện một tốp phía sau, anh quyết định quay lại phản kích, bắn gần
hết cơ số đạn nhưng không trúng mục tiêu. Cùng lúc đó 2 chiếc F-4 phía
sau đã phóng tên lửa trúng máy bay của anh. Oánh nhảy dù nhưng bị tuột
mất dù, rơi tự do ở chân núi Là, Tuyên Quang và hy sinh.
Trận đánh kéo dài 20 phút, các máy bay
MiG-19 đã gần cạn dầu nhưng máy bay Mỹ tiếp tục vào. Lúc này Sở chỉ huy
lệnh cho biên đội số 2 từ đầu bắc sân bay cất cánh yểm trợ cho biên đội
số 1 về hạ cánh. Số 1 và số 3 biên đội 1 lúc quay về hạ cánh phải quay
lại phản kích, nhưng sau khi máy bay Mỹ bỏ chạy đã hạ cánh an toàn. Số 2
khi về hạ cánh thì hết dầu, động cơ chết máy, từ độ cao 1.600m, anh lao
xuống hạ cánh, tiếp đất 2/3 đường băng, máy bay lao ra ngoài, nhưng phi
công an toàn.
Biên đội thứ 2 cất cánh từ đầu bắc lúc
10 giờ 2 phút, gồm các phi công Hoàng Cao Bổng số 1, Phạm Cao Hà số 2,
Nguyễn Văn Cương số 3, Lê Văn Tưởng số 4 cũng đã gặp tốp máy bay F-4 của
Không quân Mỹ. Đó là biên đội F-4E làm nhiệm vụ yểm hộ tốp cường kích
ném bom laser (mật danh là Cleveland). Bốn chiếc MiG-19 tiếp cận đối
phương với góc gần như 90 độ. Cả biên đội vòng gắt để cắt vào sau đội
hình F-4.
Riêng số 4, do bay phía sau có cự ly đủ
xa hơn, đã vòng cắt một cách đáng kinh ngạc và bám được phía sau chiếc
F-4E số 4, anh nhanh chóng đặt điểm ngắm và bắn ra hai loạt đạn, trúng
ngay cánh bên phải của chiếc F-4E. Chiếc F-4E rơi xuống phía Tây Nam sân
bay. Tổ bay chiếc F-4E này gồm Đại úy Jeffrey Lyndon Harris và Đại úy
Dennis Edward Wilkinson không nhảy dù được và đều coi đã chết. (Các
thành viên trong biên đội và nhân chứng dưới đất đều nhìn thấy chiếc
MiG-19 số 4 bắn cháy 1 chiếc F-4).
Trong lúc số 4 Tưởng bám theo công kích
chiếc F-4E số 4 thì các F-4 khác vẫn bám theo phía sau anh. Khi gần hết
dầu, anh quay về hạ cánh, từ trên độ cao 1.400m, động cơ chết máy, anh
lao xuống hạ cánh, nhưng khi tiếp đất cao, xử lý chưa tốt máy bay xông
ra ngoài, vượt qua đê sông Hồng, phi công Lê Văn Tưởng đã hi sinh. Số 1
Bổng và số 2 Hà quần nhau với F-4 nhưng không có điều kiện nổ súng. Số 3
Cương bắn hết 201 viên nhưng không trúng mục tiêu.
Trận đánh của biên đội MiG-19 thứ 2 đã
kéo dài 18 phút, Sở chỉ huy lệnh cho biên đội thoát ly về hạ cánh. Số 1
và số 3 hạ cánh tốt, số 2 khi hạ cánh nghe Sở chỉ huy thông báo có F-4
phía sau đã quay lại phản kích, sau đó hạ cánh an toàn lúc 10 giờ 47
phút.
Mặt trận hướng Đông, chiều ngày 10/5/1972
Từ 12 giờ 15 phút chiều ngày 10/5/1972,
Hải quân Mỹ huy động lực lượng lớn máy bay với khoảng 66 lần/chiếc, bao
gồm cả F-4B, A-6, A-7 tổ chức các đợt tấn công (Alpha Strike) vào các
mục tiêu khu vực Hải Phòng, Hải Dương, đặc biệt là các cây cầu Lai Vu và
Phú Lương trên trục Đường số 5. Các máy bay của Hải quân Mỹ bay vào với
các thiết bị gây nhiễu mới chế áp các trạm ra đa mặt đất của phía Việt
Nam, khiến hệ thống chỉ huy mặt đất trợ giúp phi công MiG rất khó khăn,
đồng thời giai đoạn này hệ thống APX-80 Combat Tree vẫn có khả năng xâm
nhập vào hệ thống liên lạc trên không và hệ thống phân biệt địch-ta của
MiG, đã thông báo cho các phi công F-4 về sự xuất hiện của MiG trên
không.
Bộ Tư lệnh không quân giao cho Trung
đoàn 923 sử dụng MiG-17 cất cánh từ sân bay Kép, hiện đồng theo độ cao
với MiG-21 của Trung đoàn 927 để đánh chặn tốp cường kích của Hải quân
Mỹ bay vào từ hướng Đông. Chủ trì kíp trực tại Sở chỉ huy Trung đoàn 923
là Phó Trung đoàn trưởng Lâm Văn Lích, trực ban dẫn đường Phạm Từ Tịnh
và Đặng Văn Hảo A.
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân tham gia chiến đấu giai đoạn 1964 - 1973 |
Trong kế hoạch hiệp đồng với MiG-21 của
Trung đoàn 927, biên đội 4 chiếc MiG-17 bao gồm Nguyễn Văn Thọ - máy bay
2036, Tạ Đông Trung - máy bay 2056, Đỗ Hạng - máy bay 2069, Trà Văn
Kiếm - máy bay 2012 được lệnh cất cánh lúc 12 giờ 56 phút từ sân bay
Kép. Sau khi rời đất, vòng trái theo hướng 160 độ, giữ độ cao 500m bay
về khu vực Bắc Giang. Sở chỉ huy liên tục thông báo tin về đối phương,
và nhắc chỉ công tác trên độ cao thấp (để phối hợp với biên đội MiG-12).
Khi bay gần đến Phả Lại, cự ly 20km, chú ý cảnh giới.
Lúc 12 giờ 58 phút, khi biên đội bay qua
Phả Lại, và đang tăng lực kéo lên 1.000m thì số 1 Thọ phát hiện 4 máy
bay Mỹ ở hướng Đông Nam đang bay vào. Anh lệnh biên đội vứt thùng dầu
phụ, tăng tốc độ lên 850-900km/h, độ cao 1.500m. Số 1 nhìn rõ 4 chiếc
A-7 tách thành 2 tốp đang kéo cao sau khi cắt bom. Anh quyết định cắt
vào bám chiếc A-7 số 3, nhưng do tốc độ của chiếc A-7 lớn, anh quyết
định chuyển sang bám theo chiếc số 4.
Khi viên phi công chiếc A-7 số 4 vừa kịp
cải bằng, số 1 nhanh chóng bao vòng quang điểm sáng về trước 30mm giác,
góc vào 20-25 độ, anh bóp cò, thấy đạn pháo trùm lên đầu chiếc A-7,
chiêc A-7 lật ngửa, chúi xuống. Số 1 nhanh chóng vòng phải, thì phát
hiện 8 chiếc F-4 đang bay từ phía biển vào, anh quyết định xông thẳng
vào đội hình F-4, nhưng 8 chiếc F-4 này không hiểu sao không tham chiến
mà quay thẳng ra biển.
Anh quay lại quan sát thấy 4 chiếc F-4
khác nhau đang bám sau tốp 2 chiếc MiG-17 của Hạng và Kiếm và phóng tên
lửa, anh hô to: “Cơ động!” nhưng chỉ có số 4 cơ động kịp, số 3 không kịp
cơ động, chiếc MiG-17 số 3 trúng tên lửa, phi công Hạng nhảy dù, dù mở
tốt, nhưng ngay sau đó F-4 lao đến dùng súng 20mm vào dù của Hạng. Phi
công Đỗ Hạng hy sinh tại Toại An, Đông Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương. Sau này có
một số tài liệu phía Mỹ cho rằng, do máy bay F-4 của Mỹ không có súng
20mm nên không thể bắn vào dù của Hạng, nhưng thực tế từ tháng 5-1967,
một số máy bay F-4 đã được trang bị súng MK61 Vulcan 20mm để không chiến
cự ly gần với MiG.
Số 2 Tạ Đông Trung, khi yểm hộ số 1,
thấy số 1 chuyển sang bám chiếc số 4, anh đã quyết định vọt lên bám
chiếc số 3 của tốp A-7. Chiếc A-7 số 3 hạ thấp độ cao chạy thẳng ra
biển. Trung cố bám theo vừa đuổi vừa bắn, đến bờ biển thì anh quyết định
quay lai, bay dọc theo sông Thái Bình về Kép hạ cánh lúc 13 giờ 23
phút.
Sau khi số 3 Đỗ Hạng hy sinh, số 1 Thọ
đã quay lại yểm trợ cho số 4 Trà Văn Kiếm. Hai chiếc MiG-17 quần nhau
với các máy bay F-4. Số 1 Thọ bám theo một chiếc, do cự ly với góc đón
66 ly giác, bóp cò, đạn rơi phía trước, anh tiếp tục bám theo nổ súng
hai loạt nữa, nhưng hết đạn. Ngay lúc đó, anh nhận thấy máy bay rung
mạnh, không điều khiển được, anh quyết định nhảy dù ở độ cao 1.000m, đề
phòng F-4 bắn dù, xuống đến 500m anh mới bật dù. Khi bay lơ lửng trên
dù anh vẫn thấy Kiếm đang quần nhau với F-4. Thọ tiếp đất ở Ngọc Kỳ, Tứ
Kỳ, Hải Dương.
Trong khi đó, phi công trẻ số 4 Trà Văn
Kiếm, tiếp tục quần nhau với các máy bay tiêm kích của Hải quân Mỹ. Do
số lượng máy bay Mỹ rất nhiều, một mình Kiếm quần nhau, anh liên tục
tránh tên lửa do máy bay Mỹ phóng ra. Số 4 Kiếm mất liên lạc, sau này tổ
cấp cứu đi tìm, đến hiện trường, thấy máy bay của Kiếm rơi ở Tây Nam
Thanh Hà, phi công Trà Văn Kiếm bị trúng tên lửa của máy bay Mỹ, anh
không nhảy dù được, đã anh dũng hy sinh.
Một số tác giả Mỹ mô tả trận không chiến
chiều ngày 10/5/1972 giữa Hải quân Mỹ và các máy bay MiG-17, MiG-19 rất
ác liệt. (Nhưng thực ra tại thời điểm đó, tại khu chiến chỉ có 4 chiếc
MiG-17 đụng độ với máy bay của Hải quân Mỹ). Theo thống kê của một số
tác giả Mỹ, chiếc F-4J làm nhiệm vụ tiêm kích, hộ tống đã bắn rơi 1
chiếc MiG-17, 1 chiếc F-4J khác làm nhiệm vụ chế áp MiG (mật danh
Showtime 100) do Đại úy Randal H. Cunningham và Trung úy William P.
Driscoll thuộc Phi đoàn VF-96 tàu USS Constellation điều khiển đã tuyên
bố bắn rơi 3 chiếc MiG-17. Ngoài ra chiếc F-4J mật danh Showtime 106 do
Đại úy Matthew J. Connelly và Đại úy Thomas J.J. Blonski thuộc Phi đoàn
VF-96, tàu USS Constellation điều khiển cũng tuyên bố bắn rơi 2 chiếc
MiG-17.
Chiếc F-4J của Đại úy Cunningham sau khi
thoát ly, đang trên đường rút về thì gặp 1 chiếc MiG-17 bay lẻ ở hướng
đối đầu (đây có thể là Thiếu úy, phi công Trà Văn Kiếm), Cunningham áp
sát chiếc MiG-17, định nổ súng uy hiếp thì MiG-17 đã nổ súng trước.
Chiếc F-4 bị bất ngờ vội kéo lên thẳng đứng, hy vọng MiG-17 sẽ không
theo kịp. Nhưng Trà Văn Kiếm tỏ ra có kỹ thuật không chiến rất điêu
luyện, anh đã bám sát và cơ động trên mặt thẳng đứng cùng với chiếc F-4.
Có những thời điểm, hai máy bay và hai buồng lái gần như áp sát nhau,
cả 2 phi công nhìn rõ khuôn mặt của đối phương.
Hai chiếc quần nhau trên mặt phẳng đứng,
phi công MiG-17 (Trà Văn Kiếm) nhiều lần bám được phía sau và nổ súng
rất mãnh liệt. Viên Đại úy Cunningham áp dụng kỹ thuật “Feather Duster”
kéo lên thẳng đứng rồi đột ngột thả giảm tốc, khiến máy bay MiG xông lên
trước, lập tức chiếc F-4 bám theo phóng ra quả tên lửa AIM-9G, MiG-17
bị thương nhẹ, nhưng do thất tốc đã lao xuống đất. (Đã có một thời gian,
truyền thông Mỹ tuyên truyền rằng đây chính là chiếc MiG Đại tá Nguyễn
Tom (phi công huyền thoại bắn rơi đến 13 máy bay Mỹ). Nhưng thực tế, đây
lại là Thiếu úy, phi công trẻ Trà Văn Kiếm. Dù lần đầu xuất kích gặp
đối phương nhưng anh cũng có thể thực hiện các động tác cơ động tài
chính khiến Cunningham tưởng rằng mình đang đối đầu với Đại tá Nguyễn
Tom!). Sau khi không chiến với các máy bay MiG-17, trên đường trở về tàu
sân bay, chiếc F-4J của Cunningham đã bị tên lửa SAM bắn rơi, 2 phi
công nhảy dù và được cứu thoát.
Tại phía Đông Bắc, theo tình hình báo từ
12 giờ 40 phút đến 13 giờ 40 phút sẽ có đợt hoạt động lớn của Hải quân
Mỹ đánh vào khu vực cầu Lai Vu và Phú Lương trên Đường số 5. Bộ Tư lệnh
Không quân giao cho Trung đoàn 927 tổ chức hiệp đồng chiến đấu với
MiG-17 đánh tốp cường kích tấn công hai cây cầu này.
Chủ trì kíp trực tại Sở chỉ huy Trung
đoàn là Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị, các trực ban dẫn đường là Vũ
Đức Bình, Nguyễn Văn Được, trực ban ra đa hiện sóng là Lê Thiết Hùng,
Trung đoàn 927 phân công biên đội MiG-21 gồm Lê Thanh Đạo và Vũ Văn Hợp
sẵn sàng cất cánh, đánh cường kích và tiêm kích đối phương trên tầng
cao, phối hợp với biên đội MiG-17 đánh ở tầng thấp, bảo vệ cầu Lai Vu và
cầu Phú Lương.
Lúc 12 giờ 47 phút, mạng ra đa phát hiện
một tốp 24 chiếc máy bay đang bay vào từ phía Đông Thanh Hóa. Trước đó,
lúc 9 giờ 53 phút sáng, Trung đoàn 927 đã cho biên đội Nguyễn Đức Soát,
Ngô Duy Thư, Nguyễn Văn Nghĩa và Hạ Vĩnh Thành cất cánh từ Nội Bài lên
Đại Từ để bảo vệ sân bay, nhưng không gặp đối phương đã quay về hạ cánh.
Các cựu phi công Mỹ đang xem lại bản đồ tường thuật một trận đánh |
Lúc 12 giờ 56 phút, Sở chỉ huy Không
quân cho 4 chiếc MiG-17 cất cánh, bay về khu vực cầu Lai Vu. Lúc 12 giờ
57 phút, biên đội MiG-21 Đạo – Hợp cất cánh, bay hướng 360 độ, độ cao
2.000m, rồi vòng phải hướng 180 độ. Khi biên đội MiG-21 đang bay hướng
200 độ, nghe thông báo địch bên trái 30 độ cự ly 30km, đối đầu, Đạo số 1
lập tức thả thùng dầu phụ, tăng cường quan sát. Ngay sau đó cả 2 phi
công MiG đều phát hiện mục tiêu đang bay đối đầu ở độ cao 5.000m. Biên
đội đã nghiên cứu và nắm vững thủ đoạn chiến thuật mới của F-4, đó là
thủ đoạn 2 chiếc tách ra, một dưới thấp, một trên cao, bay đan chéo,
buộc biên đội MiG cũng phải tách ra, F-4 sẽ lợi dụng ưu thế độ cao và
tốc độ để quay lại bám theo chiếc MiG lúc này đã không còn sự yểm trợ
của đồng đội.
Nắm vững thủ đoạn của đối phương, số 1
Đạo vẫn quyết định chớp thời cơ bám theo chiếc số 1, lệnh cho số 2 Hợp
đánh chiếc số 2. Số 2 Hợp ép độ nghiêng cắt và bám theo chiếc F-4 số 2.
Khi cự ly đến 1.800m, tốc độ là 1.200km/h, âm lượng đầu tên lửa nghe
tốt, anh ấn nút phóng quả R-3S, quan sát thấy quả tên lửa hơi lệch về
phía bên phải, anh quyết định tiếp tục ổn định vòng ngắm để phóng nốt
quả thứ hai, nhưng ngay lúc đó, anh thấy chiếc F-4 đã bốc cháy. Hợp hô
to: “Cháy rồi!” và thoát ly bên trái, về hạ cánh ở sân bay Kép lúc 13
giờ 18 phút.
Số 1 Lê Thanh Đạo khi nghe thấy số 2 hô:
“Cháy rồi!” anh lập tức quan sát, thấy chiếc F-4 bị số 2 bắn trúng đang
bốc cháy. Anh tiếp tục tăng tốc độ đuổi theo chiếc F-4 số 1. Ở độ cao
5.000m, anh bám sát mục tiêu, khi chiếc F-4 vừa kịp cải bằng độ nghiêng,
anh nhanh chóng ổn định điểm ngắm và ấn nút phóng quả tên lửa thứ nhất ở
độ cao 5.000m, tốc độ 1.100-1.200km/h, cự ly 1.800m. Cũng như Hợp, khi
thấy quả tên lửa thứ nhất của mình hơi lệch phải, anh quyết định tiếp
tục ổn định điểm ngắm để bắn quả thứ hai, nhưng ngay sau lúc đó anh đã
thấy chiếc F-4 số 1 bốc cháy. Phi công Lê Thanh Đạo báo cáo: “Cháy rồi!”
và nhanh chóng hạ thấp độ cao về hạ cánh ở sân bay Kép lúc 13 giờ 18
phút.
Chiếc F-4J bị Lê Thanh Đạo bắn rơi do
Trung tá Harry Lee Blackburn và Trung úy Stephen Anthony Rudlof thuộc
Phi đoàn VF-92, tàu USS Constellation điều khiển, cả 2 phi công bị bắt
(sau đó Trung tá Blackburn đã chết). Khi biên đội Đạo - Hợp thoát ly,
biên đội 2 chiếc MiG-21 Dũng - Liêm cất cánh yểm trợ. Đến 16 giờ 49
phút, Sở chỉ huy Trung đoàn 927 lệnh biên đội MiG-21 Nguyễn Đức Soát -
Ngô Duy Thư cất cánh từ Nội Bài vào khu chờ Ân Thi, nhưng không gặp mục
tiêu đã quay về Nội Bài hạ cánh.
Như vậy, ngày 10/5/1972, những trận
không chiến ác liệt đã kết thúc với kết quả phía Không quân Việt Nam bắn
hạ 6 máy bay Mỹ (MiG-21 bắn rơi 4 chiếc, MiG-19 bắn rơi 2 chiếc), 3 phi
công Mỹ bị chết. Trong khi đó, phía Không quân Việt Nam có 6 chiếc MiG
bị rơi, bao gồm 2 chiếc MiG-21 (Ngãi, Khảo), 3 chiếc MiG-17 (Thọ, Hạng,
Kiếm) và 1 chiếc MiG-19 (Oánh), 5 phi công hy sinh.
Tối ngày 10/5/1972, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp nghe Tư lệnh Không quân Đào
Đình Luyện báo cáo về trận không chiến ác liệt và dài nhất trong ngày
10/5/1972. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi tinh thần dũng cảm và
chiến đấu mưu trí của các phi công MiG và chỉ đạo: “Bộ đội Không quân
cần tiếp tục chủ động tấn công, bí mật bất ngờ, đánh chắc thắng và phê
phán tư tưởng: “một đổi một” mới nảy sinh là không đúng đắn, cần loại
trừ ngay.
Như vậy kết thúc một ngày mà các tài
liệu Mỹ gọi là “một ngày trong cuộc chiến kéo dài”, ngày 10/5/1972 cuộc
chiến tranh trên không ở miền Bắc Việt Nam (One day in long war - 10
May, 1972, Air War, North Vietnam - tác giả Jeffrey Ethell và Afred
Price). Ngoài ra, tháng 12/2007, kênh Truyền hình TV History Channel
kênh chuyên về đề tài Lịch sử đã chiếu một loạt phim về các trận không
chiến ngày 10/5/1972, với tiêu đề Ngày đẫm máu (The Bloodiest Day).
(Còn tiếp)
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 3)
06:45 | 02/05/2016
(PetroTimes)
- Những trận không chiến ngày 10/5/1972 chứng minh sự lớn mạnh của
Không quân Việt Nam, khi trong các trận không chiến đã có hiệp đồng tác
chiến giữa các loại MiG với nhau và giữa MiG với tên lửa, hỏa lực Phòng
không.
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 2) |
Một vài nhận xét về chiến thuật của Không quân Mỹ và Việt Nam trong các trận không chiến ngày 10/5/1972
1. Những trận không chiến ngày 10/5/1972
chứng minh sự lớn mạnh của Không quân Việt Nam, khi trong các trận
không chiến đã có hiệp đồng tác chiến giữa các loại MiG với nhau và giữa
MiG với tên lửa, hỏa lực Phòng không. Ngày 10/5/1972 được ghi nhận là
ngày có tần suất cất cánh cao nhất của MiG (22 tốp với 64 lượt MiG xuất
kích), trong đó có 6 tốp gặp đối phương và tiến hành không chiến với các
máy bay Mỹ. Các phi công MiG-21 và MiG-19 bắn rơi 6 máy bay F-4. Trong
khi đó, các phi công MiG-17 gặp khó khăn, không bắn rơi được chiếc máy
bay Mỹ nào, mà bị tổn thất lớn.
2. Đây là trận thứ hai mà MiG-19 đụng độ
với không quân Mỹ, với đội hình lớn (2 biên đội, 8 chiếc). Sau những
trận đầu ra quân đầu năm 1972, các phi công MiG-19 trẻ tuổi đã rút ra
nhiều kinh nghiệm, tiến hành chuẩn bị công phu cho trận ngày 10/5. Các
phi công MiG-19 đã phát huy được tính năng ưu việt của MiG-19 khi cơ
động mặt bằng ở độ cao 3.000m trở xuống, kể cả cắt bán kính và tăng tốc
độ cũng nhanh hơn F-4. Tuy nhiên khi chiến đấu có sử dụng tăng lực ở độ
cao thấp, lượng tiêu hao nhiên liệu rất lớn, nên đa số các máy bay
MiG-19 tiêu hao dầu rất nhanh, khi về hạ cánh chỉ còn rất ít dầu.
Các phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệm chiến đấu |
Trong trận không chiến với các máy bay
MiG-19 mới xuất hiện, phía Không quân Mỹ sử dụng chiến thuật bay từng
đôi chờ sẵn trên đỉnh hai đầu sân bay, khi phát hiện MiG lập tức lao vào
bắn đối đầu để uy hiếp buộc MiG-19 phải tác tốp, không có yểm hộ, lúc
đó các đôi F-4 đang chờ sẵn trên cao sẽ lao vào công kích với số lượng
tên lửa lớn. Các biên đội MiG-19 đã áp dụng chiến thuật đánh chặn tại
khu vực, tạo thế buộc đối phương phải vòng trong khu vực để sử dụng hiệu
quả 3 khẩu pháo. Trong trận này 2 phi công Phúc và Tưởng đã bắn rơi 2
chiếc F-4 bằng đạn pháo ở cự ly sở trường.
3. Những thay đổi về vũ khí và chiến thuật của Không quân Mỹ
Trận ngày 10/5/1972 là trận đầu tiên các
biên đội của Hải quân và Không quân Mỹ tham gia Chiến dịch Linebacker
I. Giai đoạn này, các phi công của Hải quân Mỹ rất muốn kiểm nghiệm kết
quả của chương trình Top Gun. Ngoài ra về máy bay và vũ khí, trận không
chiến ngày 10/5/1972 cũng chứng kiến sự xuất hiện của các máy bay F-4
mới được cải tiến, với các tính năng khí động học tốt hơn (do lắp thêm
cánh tà trước). Đặc biệt là vũ khí đã được trang bị loại tên lửa mới,
một số máy bay có lắp thêm súng Cannon 20mm để không chiến cự ly gần với
MiG.
Thay đổi lớn nhất về vũ khí của Không
quân Mỹ chính là những cải tiến, nâng cấp các thiết bị tác chiến điện
tử. Trận ngày 10/5/1972, một số máy bay F-4 làm nhiệm vụ áp chế MiG đã
được trang bị thiết bị điện tử thuộc hệ thống AXP-80 Combat Tree, có khả
năng xâm phạm vào hệ thống liên lạc trên không và hệ thống phân biệt
địch ta SRO-2 và SRZO-2 của MiG, đồng thời hệ thống nhiễu được rải ra
với cường độ mạnh hơn, gây khó khăn cho hệ thống ra đa phát hiện và
thiết bị vô tuyến điện chỉ huy của Không quân Việt Nam.
Ngoài ra về chiến thuật, các máy bay tấn
công của Không quân và Hải quân Mỹ cũng rút ra nhiều kinh nghiệm từ các
trận không chiến của những năm trước đó, bố trí số lượng lớn tiêm kích
trong đội hình tấn công. Khi gặp MiG, các máy bay tiêm kích làm nhiệm vụ
yểm trợ sẽ thực hiện thủ đoạn tách lốp cả theo hướng và theo độ cao.
Ngoài các máy bay yểm trợ bay theo đội hình tấn công, một số lượng lớn
máy bay tiêm kích sẽ bay chờ tại một số khu vực, đặc biệt là các đầu sân
bay để đón đánh MiG khi cất cánh cũng như khi thoát ly về hạ cánh, khi
dầu đã cạn.
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân tham gia chiến đấu giai đoạn 1964 - 1973 |
4. Ngày 10/5/1972 là ghi nhận nhiều kỷ
lục nhất trong không chiến ở Việt Nam: ngày có nhiều trận không chiến
nhất và kéo dài nhất; kỷ lục về số lần xuất kích của hai phía lớn nhất;
ngày mà theo thống kê cả hai bên rơi nhiều máy bay nhất; phía Không quân
Mỹ triển khai tấn công đồng loạt nhiều mục tiêu nhất; phía Không quân
Việt Nam lần đầu tiên sử dụng cả bốn Trung đoàn hiệp đồng chiến đấu,
xuất kích với số lượt nhiều nhất.
Về số lượng máy bay tham chiến, trong
trận ngày 10/5/1972, Không quân và Hải quân Mỹ đã huy động hàng trăm máy
bay gồm 22 loại máy bay (tiêm kích, cường kích, tác chiến điện tử, trực
thăng, trinh sát, tiếp dầu trên không) tham gia ngày không chiến dài
nhất và quy mô nhất trong chiến tranh Việt Nam. Phía Mỹ thống kê được
414 lần/chiếc xuất kích, trong đó oanh kích miền Bắc Việt Nam là 338
lượt (88lần/chiếc của Không quân, 250 lần chiếc của Hải quân) bao gồm cả
các phi đội cất cánh từ 4 tàu sân bay của Mỹ ngoài khơi Việt Nam. Riêng
Không đoàn Tiêm kích chiến thuật số 8 đã xuất kích 40 chiếc (10 biên
đội) do Đại tá Carl Miller và Đại tá Richard Horne - Không đoàn trưởng
và Phó không đoàn trưởng dẫn đầu tốp F-4 bay vào đánh phá cầu Long Biên;
Đây cũng là ngày có cuộc tìm cứu phi công Mỹ với thời gian dài nhất (23
ngày mới tìm Đại úy, phi công Roger C. Locher); và cũng là ngày có
nhiều phi công tham chiến sau này trở thành phi công Ace nhất (2 phi
công Việt Nam, 2 phi công Mỹ).
Về phía Việt Nam, theo thống kê có 64
lượt chiếc xuất kích, gồm 3 loại máy bay tiêm kích của bốn Trung đoàn
Không quân tiêm kích (38 lần/chiếc MiG-17; 8 lần/chiếc MiG-19; 18
lần/chiếc MiG-21), trong đó có 46 lần/chiếc trực tiếp tham chiến.
Một số khác biệt trong đánh giá kết quả trận không chiến ngày 10/5/1972
1. Các tài liệu, ghi chép của các đơn vị
Không quân Việt Nam ghi nhận, trong các trận không chiến ngày
10/5/1972, các biên đội MiG của bốn Trung đoàn đã bắn rơi 6 chiếc máy
bay F-4 của Không quân và Hải quân Mỹ. Trong khi đó cũng công nhận có 6
chiếc MiG bị rơi (2 chiếc MiG-21, 3 chiếc MiG-17, 1 chiếc MiG-19), 5 phi
công hy sinh (riêng phi công MiG-19 Lê Văn Tưởng hy sinh khi hạ cánh).
2. Trong khi đó, theo một số tác giả Mỹ
ngày 10/5/1972, các phi công Mỹ bắn rơi 11 chiếc MiG (7 chiếc-17 và 4
chiếc MiG-21). Bản thân phía Mỹ thừa nhận ngày 10/5 mất 10 chiếc máy bay
(7 chiếc F-4, 1 chiếc A-6A, 1 chiếc RA-5C và 1 chiếc RF-4C), nhưng chỉ
công nhận có 4 chiếc bị rơi, số còn lại chỉ bị thương.
Hai cựu phi công Việt - Mỹ trong buổi gặp mặt ngày 13/4/2016 |
Khi tra cứu các tài liệu lưu trữ của
Việt Nam và phỏng vấn các phi công Việt Nam trực tiếp tham chiến ngày
hôm đó, thì trên thực tế chỉ có 4 chiếc MiG-17 đụng độ với Không quân Mỹ
(phía Việt Nam còn có 34 lần/chiếc MiG-17 khác cất cánh nhưng không
đụng độ với Không quân Mỹ và tất cả đều trở về hạ cánh an toàn), phía
Việt Nam ghi nhận 3 chiếc MiG-17 bị bắn rơi, 1 chiếc về hạ cánh an toàn
(phi công Trung bay số 2). Như vậy, có thể suy luận rằng, 4 chiếc còn
lại trong số lượng 7 chiếc MiG-17 phía Mỹ ghi nhận bắn rơi là không có
cơ sở. Các phi công Mỹ báo cáo bắn rơi 4 chiếc MiG-21, trong khi ngày
hôm đó 6 chiếc MiG-21 cất cánh thì 4 chiếc hạ cánh an toàn (chỉ có 2 phi
công Ngãi và Khảo bị bắn rơi như thống kê của Việt Nam).
3. Ngược lại, trong khi phía Mỹ không
thống kê chiếc MiG-19 nào bị bắn rơi, thì bản thân Trung đoàn Không quân
925 đã thừa nhận 1 chiếc MiG-19 (phi công Lê Văn Oánh) bị bắn rơi và
một chiếc khác gặp tai nạn khi hạ cánh (phi công Tưởng hy sinh).
4. Tình tiết Đại úy, phi công Randy
Cunningham và viên sĩ quan dẫn đường Trung úy William Driscoll báo cáo
bắn rơi 3 chiếc MiG-17 trong trận không chiến ngày 10/5/1972 (do vậy trở
thành các phi công Ace đầu tiên của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt
Nam) cho đến bây giờ vẫn là một câu hỏi lớn! Trong ngày 10/5/1972 có 38
lần/chiếc MiG-17 cất cánh, nhưng chỉ có một biên đội 4 chiếc gồm Thọ,
Trung, Hạng, Kiếm là gặp và không chiến với các máy bay của Hải quân Mỹ,
các biên đội còn lại có cất cánh nhưng không đụng độ với Hải quân Mỹ và
đều trở về hạ cánh an toàn.
Biên đội MiG-17 đụng độ với các máy bay
của Hải quân Mỹ, có 3 chiếc bị bắn rơi, nhưng khả năng cả 3 chiếc đều do
một mình Cunningham bắn rơi ở nhiều vị trí và thời điểm khác nhau là
rất khó diễn ra, vì tại thời điểm đó, phía Mỹ có 12 chiếc F-4 tham chiến
và 2 phi công là Đại úy Matthew J. Connelly và Đại úy Thomas J
J.Blonski thuộc Phi đoàn VF-96, tàu USS Constellation (mật danh Showtime
106) đã nhận bắn rơi 2 chiếc MiG-17, chỉ còn 1 chiếc có thể do Đại úy
Randy Cunningham bắn hạ mà thôi! Đây là chưa kể hai tổ bay F-4B khác gồm
Đại úy Kenneth L. Cannon và Đại úy Roy A. Morris, Phi đoàn VF-51 (mật
danh liên lạc Screaming Eagle 111) và Đại úy Steven S. Shoemaker, cùng
Đại úy Keith V. Crenshaw, Phi đoàn VF-96 (mật danh Showtime 111) cũng
tuyên bố mỗi tổ bay bắn rơi 1 chiếc MiG-17.
Nếu việc Đại úy R. Cunningham trong trận
ngày 10/5/1972 không bắn rơi đủ 3 chiếc MiG-17 như đã báo cáo, thì việc
Cunningham được ghi nhận bắn rơi 5 chiếc (trước đó đã công bố bắn rơi 2
chiếc MiG) để trở thành phi công Ace đầu tiên của Hải quân là một câu
hỏi (đó là chưa kể trong hai trận trước đó mà Cunningham ghi nhận “lập
công” thì trận ngày 19/1/1972, phía Không quân Việt Nam không ghi nhận
bất cứ tổn thất nào, còn trận ngày 8/5/1972 Cunningham được ghi nhận bắn
rơi 1 chiếc MiG-17, nhưng thực ra ngày 8/5/1972, 3 biên đội MiG-17 của
Việt Nam xuất kích đều hạ cánh an toàn, đầy đủ, không có bất kỳ chiếc
MiG-17 nào bị bắn hạ trong ngày 8/5/1972).
5. Việc Đại úy Cunningham đã đụng độ và
bắn rơi Đại tá huyền thoại “Nguyễn Tom” của Không quân Việt Nam trong
trận ngày 10/5/1972 là không có thực. Trong lịch sử của mình, Không quân
nhân dân Việt Nam không có ai là Đại tá Nguyễn Tom, và cũng không có ai
bắn rơi 13 chiếc máy bay Mỹ, chiếc MiG-17 đi lẻ mà Cunningham gặp và
tiến hành không chiến ngày 10/5/1972 là chiếc MiG của Thiếu úy trẻ tuổi
Trà Văn Kiếm, người lúc đó mới chỉ có hơn 200 giờ bay và mới xuất kích
trận đầu. Khi được hỏi tại sao biết chiếc MiG-17 bị bắn rơi chính là Đại
tá Tom, Cunningham trả lời rằng, chính hệ thống thông tin – truyền
thông xác định, và họ tin rằng, đó chính là Tom.
Thực ra tại thời điểm diễn ra không
chiến, người phi công không thể biết viên phi công trong buồng lái của
đối phương là ai. Trên thực tế, trong đội ngũ phi công Aces của Việt Nam
không có ai là Đại tá Nguyễn Tom, người bắn rơi đến 13 máy bay Mỹ! Có
lẽ đó chính là nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho sức mạnh, tài năng
của phi công Việt Nam, nỗi ác mộng của các phi công Mỹ khi tham chiến
trên bầu trời Bắc Việt Nam. (Giống như nỗi ác mộng, mà quân Mỹ nói về nữ
phát thanh viên Hà Nội Hannah-madam của Đài Tiếng nói Việt Nam).
Một số thông tin về các phi công tham gia trận không chiến và các sĩ quan dẫn đường ngày 10/5/1972
1. Đại tá, phi công MiG-21 Lê Thanh Đạo
sinh năm 1944 tại Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Anh là học viên đoàn học
MiG-21 số 3 tại Liên Xô, tốt nghiệp về nước năm 1968. Lê Thanh Đạo trực
chiến lần đầu tiên vào ngày 9/6/1968. Trong chiến tranh Việt Nam, anh
xuất kích 82 lần, bắn rơi 6 máy bay Mỹ. Anh được Nhà nước phong tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 1/1973. Sau trận
không chiến ngày 15/10/1972, Lê Thanh Đạo nhảy dù và được bà con dân tộc
Dao cứu sống. Sau thời gian dài điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108, Lê Thanh Đạo lại trở về Trung đoàn bay hồi phục trên MiG-21.
Sau chiến tranh, phi công Lê Thanh Đạo
chuyển sang công tác tại Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và được bầu vào chức Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Việt
Nam, rồi sau đó được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao,
rồi Phó ban Dân vận Trung ương. Đại tá, phi công Lê Thanh Đạo về hưu
năm 2006, hiện nay đang sống tại Hà Nội.
2. Sĩ quan dẫn đường Đỗ Cát Lâm sinh năm
1943 tại xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định, nhập ngũ năm 1961
tại Trường Không quân Việt Nam, năm 1963 được chọn đi học dẫn đường Sở
chỉ huy tại Trường Hàng không Nam Uyển, Bắc Kinh, Trung Quốc. Đỗ Cát Lâm
dẫn đường trận không chiến đầu tiên là ngày 29/9/1966, phi công Nguyễn
Văn Biên bắn rơi 1 chiếc máy bay không người lái. Trong chiến tranh Việt
Nam, Đỗ Cát Lâm tham gia dẫn khoảng 30 trận, tạo điều kiện cho các phi
công MiG bắn rơi 27 máy bay Mỹ các loai. Sau chiến tranh, Đỗ Cát Lâm tốt
nghiệp khoa dẫn đường Học viện Chỉ huy - Tham mưu mang tên nhà du hành
vũ trụ Gagarin, Liên Xô. Năm 1981 ông được bổ nhiệm là Phó Tham mưu
trưởng - Trưởng ban dẫn đường Sư đoàn 370, sau đó là Sư đoàn 372.
Đỗ Cát Lâm chuyển ngành sang Hàng không
dân dụng năm 1990 và được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm Quản lý bay
miền Trung, ông nghỉ hưu năm 2004, hiện sống tại thành phố Đà Nẵng.
3. Đại úy Roger Clinton Locher, sinh
ngày 13/9/1946, tại Sabetha, bang Kansas, Mỹ. Locher gia nhập lực lượng
Không quân năm 1969, sau khi tốt nghiệp Trường đào tạo phi công - hoa
tiêu trên máy bay F-4 Phantom tại căn cứ Davis Monthan ở Arizona, Locher
được điều đến Phi đoàn 555, Không đoàn 432 TFW. Tổ bay của Thiếu tá
Lodge và Đại úy Locher trước đó đã tuyên bố bắn rơi 3 chiếc MiG.
Trong trận ngày 10/5/1972, chiếc F-4 do
Thiếu tá Lodge và Đại úy Locher điều khiển dẫn đầu biên đội làm nhiệm
vụ chế áp MiG (Oyster). Mặc dù đã được hệ thống cảnh báo trên không
Disco trên máy bay EC-121 bay trên đất Lào cảnh báo, nhưng chiếc F-4 vẫn
bị MiG-19 bắn rơi. Viên Thiếu tá, phi công Lodge bị chết, còn Đại úy
Locher nhảy dù xuống khu rừng quanh sân bay Yên Bái và lẩn trốn trong
rừng, Locher đi lang thang trong rừng, ăn lá cây, củ rừng và uống nước
suối suốt 23 ngày, lập kỷ lục được cứu thoát sau thời gian dài nhất cho
đến khi được lực lượng giải cứu của Không quân Mỹ (SAR) cứu thoát.
Đại úy Locher đã thực hiện phi vụ thứ
407 trong chiến tranh, và cùng Thiếu tá Lodge báo cáo bắn rơi 3 chiếc
MiG. Không hiểu Đại úy Locher có phải dòng dõi “hoàng tộc” hay có vai
trò gì quan trọng mà sau khi chiếc F-4 của Locher bị rơi, đích thân
Tướng John Vogt tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7, ra lệnh ngừng toàn bộ
các kế hoạch tác chiến đã chuẩn bị để đánh phá Hà Nội, và tập trung mọi
lực lượng có trong tay bao gồm 150 máy bay (có 119 chiếc trực tiếp tham
gia) cho chiến dịch “giải cứu Đại úy Locher”. Buổi trưa ngày 2/6/1972,
các máy bay trực thăng HH-53 đã tìm được Đại úy Locher ở gần sân bay Yên
Bái, được chở về sân bay Udorn. Tại đây, đích thân Tướng J. Vogt bay
bằng T-39 từ Sài Gòn sang để đón Đại úy Locher.
(Còn tiếp)
P.V
Nhận xét
Đăng nhận xét