CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 85/8 (Máy bay)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Vụ bắn hạ máy bay trên là lần tiêu diệt "không đối không" đầu tiên của quân Mỹ từ năm 1999 và là lần đầu của hải quân Mỹ từ năm 1991, Sputnik đưa tin.
Bốn
phi công tham gia vụ bắn hạ chiến cơ của Syria mới đây đã tham dự hội
nghị chuyên đề Tailhook 2017 - sự kiện nhằm khuyến khích tình thân giữa
các phi công của hải quân Mỹ. Tại đây, họ đã mô tả chi tiết trận không
chiến giữa một máy bay chiến đấu Mỹ F/A-18E Super Hornet và Su-22 Fitter
của không quân Syria trên bầu trời Raqqa, Syria.
Các phi công xuất phát từ tàu sân bay George W.Bush, vốn có mặt tại biển Địa Trung Hải vài ngày trước đó. Phi công Michael "MOB" Tremel cho hay, ông và phi công yểm trợ Jo Jo Krueger thực hiện sứ mệnh đơn giản là hỗ trợ trên không cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) - đồng minh của Mỹ.
"Chúng tôi tới Raqqa, vào thời điểm đó, khu vực này khá nóng và có rất nhiều phi công khác đang thả bom", Tremel kể.
Tremel và Krueger phối hợp với hai chiến đấu cơ Hornet khác cũng xuất phát từ tàu sân bay Bush. Sau đó, họ phát hiện một chiếc Su-22 đang lượn vòng phía trên. Theo Tremel, ban đầu, họ nghĩ máy bay đó là của không quân Nga - hình ảnh không hiếm trên bầu trời Syria.
Ban đầu, Tremel quyết định giám sát các hoạt động của
Su-24. Trong khi Tremel cố tìm ID của máy bay thì Krueger tập trung vào
việc liên lạc với máy bay. Không lâu sau, nhóm phi công Super Hornet
nhận thấy, máy bay đó không phải của Nga mà là của Syria.
Ngay sau khi nhận diện được, Tremel phát đi hàng loạt thông điệp tới chiếc Su-22. Tuy nhiên, chiếc Su-22 vẫn cứ tiến gần bộ binh Syria đang ở trên mặt đất.
Tremel cho hay, ông và phi công yểm trợ Krueger đã thực hiện hàng loạt lượt bay sát phía trên chiếc Su-22 cùng lúc đưa ra cảnh báo. Hành động này nhằm đe dọa để chiếc Su-22 phải quay đầu, song họ lại nhận được kết quả trái ngược.
Sau khi chiếc Su-22 lao lên, Tremel quyết định bắn một tên lửa AIM-9X Sidewinder được dẫn đường bằng tia hồng ngoại, nhưng không trúng. Ngay sau đó, Tremel lại phóng tên lửa thứ hai: tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 được dẫn đường bằng radar. Lần này, tên lửa bắn trúng đích và chiếc Su-22 lao xuống, phi công của nó bật ra ngoài.
Sau đó, Tremel và Kruegger quyết định quay về tàu George W Bush.
Những cánh "én bạc" MiG-21 đã trở thành nỗi khiếp sợ của Không quân Mỹ.
Bài 1: Nỗi khiếp sợ MiG-21 Việt Nam và cuộc thử nghiệm tối mật ở Vùng 51
Bài 2: Vụ đánh cắp MiG-21 và bàn tay Mossad giúp Mỹ trong chiến tranh VN
Bài 3: Những phát hiện bất ngờ của Mỹ về MiG-21 ở Vùng 51
Bài 4: Từ thử nghiệm ở Vùng 51, phi công Mỹ được dạy gì về MiG-21?
Nỗi khiếp sợ trước MiG-21 của Không quân Việt Nam đã thúc đẩy Mỹ tìm mọi cách có được chiếc máy bay này để tiến hành những thử nghiệm ở Vùng tuyệt mật 51 trên sa mạc Nevada.
Sau các cuộc thử nghiệm này, Mỹ đã rút ra nhiều bài học về các điểm yếu, mạnh của MiG-21, bổ sung cho chương trình huấn luyện nâng cao để đối phó với MiG trên chiến trường Việt Nam.
Tuy nhiên, dù đã đưa ra từng chiến lược cụ thể dành cho từng loại máy bay chiến đấu để đối phó với MiG-21, Không quân Mỹ vẫn không tránh khỏi thất bại đau đớn trước những "cánh én bạc" Việt Nam.
Phải nói rằng, những phi đội máy bay tiêm kích MiG-21 do Liên Xô viện trợ đã tăng thêm một nguồn sức mạnh rất lớn cho lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam, vốn chỉ có những chiếc MiG-17 từ thời chiến tranh Triều Tiên năm 1953.
Các phi công MiG-21 Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô. Khi về nước, họ được biên chế trong trung đoàn không quân 921 hay còn gọi là đoàn không quân Sao đỏ - trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Việt Nam.
Theo báo Tuổi Trẻ, chiếc MiG-21 đầu tiên về Việt Nam tháng 12-1965 và tham gia chiến trận đầu tiên ngày 4-3-1966.
Trong chiến tranh Việt Nam, các phi công MiG đã bắn rơi 174 máy bay Mỹ các loại, trong đó có cả B-52, đã có 56 phi công MiG Việt Nam bắn rơi máy bay Mỹ, 18 người bắn rơi 4 chiếc trở lên, trong đó phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 9 chiếc.
Trong thời kỳ này, có những trận không chiến giữa MiG-21 và máy bay Mỹ xứng đáng được xem là kỳ tích.
“Én bạc” hạ đo ván 14 máy bay Mỹ
Chỉ trong năm 1967, 9 phi công của Trung đoàn không quân 921 đã thay nhau trực ban chiến đấu và lần lượt cùng chiếc MiG-21, số hiệu 4324 xuất kích chiến đấu, bắn rơi 14 máy bay các loại của đế quốc Mỹ.
MiG-21 số hiệu 4324 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam năm 1967. Ngày 9-1-1967, chiếc máy bay này được trang bị cho Trung đoàn không quân 921, Sư đoàn không quân 371, Quân chủng PK-KQ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, MiG-21 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần.
Người đầu tiên lập công cùng “én bạc” 4324 là phi công Lê Trọng Huyên.
Ngày 30-4-1967, phi công Lê Trọng Huyên xuất kích chiến đấu, bắn rơi 1 chiếc “thần sấm” F-105 trên bầu trời Bắc Thái. Chiến công này được thể hiện bằng ngôi sao đỏ đầu tiên trên máy bay.
Trong các tháng 5, 6, 7, 9, 11, 12 của năm 1967, MiG-21 số hiệu 4324 liên tiếp lập công.
Chiến công thứ 14 của "én bạc" được hoàn thành vào sáng 19-12-1967.
Sáng hôm đó, biên đội 4 chiếc MiG-17 (Trung đoàn không quân 923) và 2 chiếc MiG-21 (Trung đoàn không quân 921) tổ chức đánh hiệp đồng trên vùng trời Tam Đảo, nhằm cản phá 1 đợt máy bay của không quân Mỹ vào đánh phá Hà Nội.
Máy bay 4324, do phi công Nguyễn Đăng Kính điều khiển, đã bắn hạ 1 chiếc F-4.
Chiếc MiG-21 4324 hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
MiG-21 một mình đấu với 36 máy bay địch
Đầu năm 1968, số máy bay mới được lắp ráp của trung đoàn 921 đã hao hụt rất nhiều do bị địch bắn rơi và bị bom địch phá hủy khi đỗ ở sân bay.
Một số máy bay hỏng hóc chưa kịp sửa chữa vì thiếu phụ tùng thay thế. Vì vậy, số máy bay trực chiến, nhất là máy bay MiG-21 còn rất ít.
Giai đoạn đầu tháng 1/1968, có thời điểm lực lượng máy bay đủ điều kiện tham gia trực chiến chỉ có 2 chiếc MiG-21.
Chính trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn đó đã diễn ra trận không chiến lịch sử của phi công Hà Văn Chúc.
Ngày 3-1-1968, ngay từ sáng sớm, Không quân Mỹ đã sử dụng một lực lượng lớn máy bay, khoảng 80 lần/chiếc F-105 và F-4 bay vào Hà Nội.
Nhận mệnh lệnh của trên, cả hai trung đoàn 921 và 923 đều xuất kích, hiệp đồng đánh địch, trong đó trung đoàn 921 có biên đội 2 chiếc MiG-21.
Sau trận đánh ác liệt sáng 3-1, do 1 chiếc bị lao ra ngoài đường băng khi hạ cánh, lực lượng trực chiến chỉ còn 1 chiếc MiG-21.
Trung đoàn 921 đang ở tình thế thiếu máy bay thì lúc 15 giờ ngày 3-1-1968, giặc Mỹ lại sử dụng 36 máy bay cường kích và tiêm kích từ hướng Sơn La vào đánh Hà Nội.
Được phép của Bộ Tư lệnh, trung đoàn hạ quyết tâm cho máy bay MiG-21 cất cánh, dù một chiếc cũng đánh.
Với tinh thần gương mẫu của người đảng viên, thượng úy-Đại đội phó Hà Văn Chúc xung phong nhận nhiệm vụ.
Tới vùng trời Yên Châu, Hà Văn Chúc phát hiện ba tốp địch đang bay ở phía trước, đồng thời một tốp F-4 đã lướt qua trên đầu.
Một tốp F-4 từ phía khác phát hiện ra máy bay ta liền lao tới đón đầu. Máy bay của Hà Văn Chúc và máy bay địch quần lượn, bám đuổi và kéo nhau về tới vùng trời Tam Đảo.
Tốp F-105 của địch vòng lại đón đầu. Hà Văn Chúc cho máy bay vọt lên. Nhìn sang trái, thấy một tốp F-105 khác, anh lập tức cho máy bay bổ nhào.
Do động tác quá mạnh, máy bay không bám được mục tiêu, anh phát hiện được 8 chiếc F-105 đang chuẩn bị ném bom.
Được lệnh, Hà Văn Chúc cho máy bay hướng thẳng vào chiếc F-105 bay chính giữa và phóng tên lửa. Chiếc máy bay địch trúng đạn bốc cháy. Đội hình máy bay địch bị rối loạn, không thực hiện được ý đồ vào đánh phá khu vực Hà Nội.
Được lệnh từ sở chỉ huy, Hà Văn Chúc lái máy bay luồn lách tránh tên lửa của địch bắn ra, hạ cánh an toàn. Nhằm đúng lúc đội hình địch bị tan vỡ, bộ đội tên lửa chớp thời cơ, bắn rơi thêm hai chiếc F-105
Ngày 14-1-1968, Hà Văn Chúc lại cùng đồng đội bắn rơi một máy bay F-105 của không quân Mỹ trên vùng trời huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.
Nhưng không may, trong trận chiến đấu này, máy bay bị trúng đạn, Hà Văn Chúc bị thương nặng buộc phải nhảy dù.
Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, ngày 19-1-1968, anh đã hy sinh tại Quân y viện 108.
Chiến thắng oanh liệt trước B-52
B-52 là con bài chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và đây cũng là một loại máy bay rất khó tiêu diệt.
Chỉ những phi công giỏi nhất của Việt Nam được lựa chọn để đánh B52 và số này chỉ có khoảng hơn 10 người.
Đây cũng là những người quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Họ là một phần của huyền thoại 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội năm 1972.
Trên máy bay MiG-21, chỉ có 2 đến 4 quả tên lửa. Khi đó, mệnh lệnh
được đưa ra là tên lửa chỉ được dùng để bắn B-52, chứ không được dùng để
bắn máy bay tiêm kích đối phương. Như vậy, khả năng hy sinh của phi
công sẽ cao hơn…
Khi đó, việc sử dụng MiG-21 để đánh B-52 là chưa có tiền lệ. Giới quân sự quốc tế, vào thời điểm đó, cũng không dám chắc chắn về hiệu quả của nó.
Phương án tác chiến chống B-52 được xây dựng tỷ mỉ từ việc phát hiện B-52, cách mở radar, tiếp cận, cách tránh máy bay tiêm kích hộ tống của địch, cho đến cự ly phóng tên lửa và thoát ly…
Đêm 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B-52 của địch. Trận đánh này khẳng định, MiG-21 có thể tiêu diệt B52.
Việc nghiên cứu quy luật hoạt động và tính năng của máy bay B-52 đã được tiến hành từ trước đó, nhưng khi những loạt bom đầu tiên được thả xuống Hà Nội, cán bộ chiến sĩ bộ đội không quân đã trải qua một cảm giác hết sức nặng nề.
Sau những trận đầu tiên MiG-21 xuất kích, không quân Mỹ tập trung đánh phá các sân bay lớn.
Các máy bay tiêm kích của ta được lệnh chia nhỏ ra và di chuyển đến
các sân bay dã chiến, được bố trí ở nhiều nơi, như Hà Nội, Thanh Hóa,
Yên Bái...
Hệ thống dẫn đường cũng được thiết lập rộng khắp, có thể dẫn dắt cho máy bay của ta cất cánh từ các sân bay dã chiến khác nhau.
Đây là một yếu tố chiến thuật, đảm bảo cho lực lượng không quân tác chiến vì khi đó, quân đội Mỹ có khả năng phát hiện ra những máy bay của ta khi cất cánh từ các sân bay lớn.
Trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, hai phi công Phạm
Tuân và Vũ Xuân Thiều đã bắn rơi 2 chiếc B-52. Phi công Vũ Đình Rạng bắn
bị thương một chiếc khác, khiến nó phải hạ cánh ở Thái Lan.
Mặc dù thiếu radar tầm xa, mang ít tên lửa so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm cùng thời của Mỹ nhưng trong tay những phi công lão luyện của Việt Nam, với cách tác chiến sáng tạo, MiG-21 trở nên một sức mạnh trên bầu trời.
Có tới 50 quốc gia đã và đang sử dụng MiG-21, nhưng cho đến thời điểm này, không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng không quân duy nhất đã sử dụng MiG-21 để tấn công trực tiếp B52 và bắn hạ được B52.
khám phá khoa học tìm hiểu về máy bay
Sự ra đời của máy bay trực thăng
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 4)
09:52 | 03/05/2016
(PetroTimes)
- Ngày 27/6/1972 là ngày đánh lớn của Không quân nhân dân Việt Nam. Các
biên đội MiG-21 của cả hai Trung đoàn 921 và 927 đều cất cánh, hiệp
đồng chiến đấu và lập công lớn, bắn rơi 5 chiếc máy bay Mỹ, cản phá
thành công các đợt đánh phá của Không quân Mỹ, bảo vệ mục tiêu.
II - TRẬN KHÔNG CHIẾN NGÀY 27-6-1972
(Trong vòng 5 phút - Hai biên đội MiG-21 bắn rơi 4 chiếc F-4)
Trong 2 ngày trước đó (ngày 25 và
26/6/1972), Không quân Mỹ tổ chức đánh phá các mục tiêu khu vực Việt
Trì, các mục tiêu giao thông trên Đường số 2, khu vực Sở chỉ huy Bạch
Mai, Hà Nội. Quân Mỹ tập trung đánh phía Tây Nam Hà Nội (cầu Diễn, Xuân
Mai) và khu vực Hải Phòng, Hòn Gai. Tin tình báo chiến lược cho biết,
khoảng 10 giờ đến 11 giờ ngày 27/6 sẽ có 60 lần/chiếc Không quân và hải
quân đánh phá sâu vào khu vực Hà Nội, ven biển Hải Phòng, Nam Định.
Trước khả năng sẽ có đánh lớn, Bộ Tư
lệnh Không quân giao nhiệm vụ chiến đấu cho hai Trung đoàn MiG-21 cất
cánh chặn đánh từ xa đội hình tấn công từ hai hướng của Không quân và
Hải quân Mỹ, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm. Hướng đánh chính được xác
định là hướng Tây. Đồng thời sẵn sàng phương án đánh các tốp máy bay Mỹ
vào làm nhiệm vụ tìm cứu phi công (Rescap). Chủ trì kíp chỉ huy tại Sở
chỉ huy Không quân là Phó tư lệnh Trần Hanh, trực ban dẫn đường Phạm
Minh Cậy, trực ban ra đa hiện hình Lê Thiết Hùng.
Những chiếc "én bạc" MiG-21 đã trở thành nỗi khiếp sợ của Không quân Mỹ. |
Tại Trung đoàn Không quân 927, ngày
27/6/1972, chủ trì kíp trực là Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị, hai
biên đội trực chiến là Bùi Đức Nhu - Hạ Vĩnh Thành và Nguyễn Đức Soát -
Ngô Duy Thư. Trung đoàn Không quân 921 phân công biên đội 2 chiếc Phạm
Phú Thái máy bay số 33 (thợ máy Bùi Văn Kha) - Bùi Thanh Liêm máy bay số
66 (thợ máy Trần Hải) trực ban chiến đấu.
Trên thực tế, sáng sớm ngày 27/6/1972,
từ 8 giờ 40 phút đến 9 giờ 40 phút, Không quân Mỹ sử dụng 44 lượt/chiếc
(24 máy bay cường kích, 20 máy bay tiêm kích yểm hộ) đánh phá khu Sở chỉ
huy Bạch Mai, khu Kim Liên và nhiều mục tiêu dân sự khác. Lực lượng
tiêm kích Mỹ bay nhiệm vụ hộ tống khá đông (20 chiếc) và bay chờ trên 3
khu vực Đông Nam sân bay Nội Bài, Đông Nam sân bay Gia Lâm và khu vực
Nghĩa Lộ - Yên Lập - Thanh Ba. Đặc biệt trận này có sự quay trở lại khá
nhiều F-105 (phiên bản mới F-105G xuất hiện từ đầu năm 1972) làm nhiệm
vụ áp chế Phòng không và ra đa.
Sau khi 1 chiếc F-4 làm nhiệm vụ gây
nhiễu bị tên lửa SAM bắn hạ, biên đội 4 chiếc F-4 làm nhiệm vụ MIGGAP,
nhận được tín hiệu báo động có SAM-2 đang phóng về phía đội hình F-4.
Nhưng trên thực tế không có quả SAM nào đang phóng mà đây là “ví dụ điển
hình” về cách đánh phối hợp giữa MiG và SAM của miền Bắc Việt Nam. Lúc 8
giờ 42 phút, biên đội Nhu số 1 - Thành số 2 cất cánh. Sau đó, Sở chỉ
huy cho hướng 290 độ, lên độ cao 8.000m. Khi số 1 Nhu phát hiện 2 chiếc
bên trái 90 độ cự ly 20km, đang bay theo đội hình kéo dài, Sở chỉ huy
Trung đoàn lệnh vứt thùng dầu phụ và xin vào đánh, nhưng Bộ Tư lệnh
Không quân không cho vì ở trong vùng hỏa lực Phòng không. Sở chỉ huy cho
đi tiếp hướng 280 độ, độ cao 4.000m, phía xa là một chiếc đi lẻ. Khi 4
chiếc F-4 vòng trái về hướng 180 độ, số 1 Nhu vòng xuống theo và lệnh
cho số 2 Thành tăng cường cảnh giới.
Số 1 quyết định bám theo 2 chiếc phía
sau đang cơ động đan chéo. Anh bám theo chiếc F-4 số 4, nhưng thấy chiếc
này cơ động quá xa, anh quyết định bám theo chiếc F-4 số 3. Khi các
điều kiện xạ kích ổn định, cự ly 1.300m, tốc độ đạt 1.200km/h, anh ấn
nút phóng tên lửa. Quả R-3S lao thẳng vào máy bay Mỹ, khi tắt điểm nổ
thì cũng là lúc chiếc F-4 nổ tung, bùng cháy, rơi lả tả xuống đất. Số 1
nhanh chóng kéo thoát ly, giảm độ cao về sân bay Nội Bài hạ cánh lúc 9
giờ 02 phút.
Phi công số 2 Thành bám theo cảnh giới
cho số 1. Anh thấy số 1 vào công kích và thấy máy bay đối phương trúng
đạn bốc cháy. Khi thấy thời cơ thuận lợi, số 1 lao lên để chuẩn bị công
kích, nhưng do các máy bay F-4 cơ động mạnh, vòng gấp xuống, thấy bám
theo không có lợi, nên anh quyết định thoát ly về sân bay Nội Bài hạ
cánh lúc 9 giờ 02 phút.
Sau đó khoảng gần 3 giờ, Không quân Mỹ
quyết định triển khai các biên đội F-4 (mật danh liên lạc Memphis) cho
chiến dịch tìm cứu phi công rất tích cực. Đoán trước được ý đồ của Không
quân Mỹ, Bộ Tư lệnh Không quân lệnh triển khai phương án tìm diệt các
máy bay làm nhiệm vụ tìm cứu. Tại sân bay Nội Bài, sau khi biên đội Nhu -
Thành thắng lợi trở về, Sở chỉ huy quyết định điều 2 phi công Soát -
Thư ra tiếp thu, nhận trực ban chiến đấu thay đôi Nhu – Thành. Lúc này
tại khu vực không chiến lúc buổi sáng, nhiều tốp máy bay Mỹ bay vào
liên tục quần đảo để tìm cứu phi công. Sở chỉ huy nhận định đây là thời
cơ tốt để đánh tốp máy bay Mỹ bay nhiệm vụ tìm cứu.
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân giai đoạn 1964 - 1973 |
Bộ Tư lệnh hạ quyết tâm cho biên đội
Nguyễn Đức Soát - Ngô Duy Thư từ Vĩnh Phúc chọc thẳng ra khu vực Tây Hòa
Bình – Vạn Yên đánh tốp máy bay Mỹ làm nhiệm vụ tìm cứu. Đồng thời dẫn
biên đội 2 chiếc Thái – Liêm của Trung đoàn 921 bay từ Yên Bái - Tây
Nghĩa Lộ đánh xuống. Tạo thành hai gọng kìm đánh vào tốp máy bay Mỹ đang
bay nhiệm vụ yểm trợ cho tốp tìm cứu phi công.
Tại Trung đoàn Không quân 921, lúc 8 giờ
50 phút, biên đội Thái - Liêm được lệnh cất cánh vào khu chờ Vạn Yên,
nhưng do tốp máy bay Mỹ quá xa, không có điều kiện đuổi theo, đã quay về
Yên Bái hạ cánh. Vào lúc 9 giờ 18 phút và 10 giờ 02 phút, biên đội 4
chiếc MiG-19 (Phạm Ngọc Tâm, Nguyễn Mạnh Tùng, Vũ Công Thuyết và Vũ Viết
Tản) và 2 chiếc MiG-21 (Nguyễn Tiến Sâm và Lê Văn Kiền) cất cánh bay
vào khu chờ ở đỉnh sân bay Gia Lâm và Nhã Nam - Tuyên Quang, nhưng không
gặp địch đã quay về hạ cánh. Khi biên đội MiG-19 đang vào hạ cánh thì
phát hiện F-4 đang bám theo, số 1 Tâm vội kéo lên, bị thất tốc, nhảy dù
không thành công. Các số còn lại hạ cánh an toàn ở Gia Lâm.
Thực hiện mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tư
lệnh, biên đội Soát – Thư của Trung đoàn 927 cất cánh lúc 11h giờ 53
phút, sau đó đi hướng 210 độ, độ cao 500m. Mạng ra đa của Sở chỉ huy bắt
được một tốp đang bay ra và một tốp đang bay vào khu vực Suối Rút. Theo
lệnh Sở chỉ huy, biên đội Soát-Thư vòng vào để đánh tốp đang bay vào
biên giới Việt Nam, nhưng bất ngờ tốp này lại quay ra. Sở chỉ huy lệnh
cho biên đội lên độ cao 5.000m và thông báo, mục tiêu bên trái 30 độ, cự
ly 15-20km. Ngay lúc đó, số 1 Soát phát hiện 2 chiếc đang cơ động bên
trái hướng 30 độ, cự ly 15km. Đây là tốp làm nhiệm vụ gây nhiễu cho đội
hình cường kích, sau đó quay sang làm nhiệm vụ tìm cứu phi công. Số 1
Soát lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực bám theo, tốp F-4 thấy bị bám đuổi
cũng tăng lực chạy ra ngoài biên giới. Sở chỉ huy thông báo, mục tiêu
đang bay ra, nếu thuận lợi thì công kích, nếu không thì thoát ly.
Khi thấy tốp F-4 đã bay sang phía bên
kia biên giới, Sở chỉ huy hô thoát ly! Số 1 trả lời nghe tốt, nhưng số 2
nhìn thấy mục tiêu ở vị trí quá thuận lợi đã động viên số 1: “Ngon ăn
lắm, xin cứ đánh tiếp đi, tôi yểm hộ”. Số 1 yên tâm, tiếp tục chỉnh để
ổn định điểm ngắm vào chiếc F-4 số 2. Khi đến cự ly 1.500m, anh ấn nút
phóng tên lửa, quả tên lửa lao rất căng về phía mục tiêu, anh quan sát
thấy điểm nổ bên trái mục tiêu, có khói bốc ra từ cánh máy bay, nhưng để
chắc chắn là tiêu diệt, anh quyết định bắn luôn quả tên lửa thứ hai,
tên lửa lao thẳng vào máy bay Mỹ, khiến nó nổ tung, bùng cháy. Anh nhanh
chóng thoát ly, bay hướng 90 độ về sân bay Nội Bài hạ cánh an toàn lúc
12 giờ 20 phút.
Căn cứ theo các tình tiết trận không
chiến thì chiếc F-4E bị trúng tên lửa của Nguyễn Đức Soát do tổ bay gồm
Đại úy John P.Cerak và Đại úy David B. Dingee, Phi đoàn 308, Không đoàn
31 TFW (tăng cường cho Không đoàn 432 TFW) điều khiển. Cả 2 phi công đều
nhảy dù và bị bắt ở 60km phía Tây Hà Nội (ngoài vòng hỏa lực Phòng
không Hà Nội). Đây là 2 phi công kỳ cựu của Không quân Mỹ, với tổng số
hơn 600 phi vụ xuất kích.
Phi công Nguyễn Văn Bảy, Anh hùng LLVT với cựu phi công Mỹ (ngày 13/4/2016) |
Theo sự phân công của số 1, số 2 Thư bám
theo công kích chiếc F-4 số 1. Nhưng khi bám vào đến cự ly 3.000m thì
phát hiện bên trái 45 độ có 2 chiếc khác, ở vị trí thuận lợi hơn, anh
quyết định bám theo 2 chiếc này. Khi đến cự ly 2.000m, thì 2 chiếc F-4
tách đội, 1 chiếc vòng về bên phải, chiếc kia vòng về bên trái. Số 2
quyết định bám theo chiếc F-4 số 1, đến cự ly 1.600m, điểm ngắm ổn định,
anh ấn nút phóng tên lửa. Quan sát không thấy điểm nổ, số 2 điều chỉnh
tiếp điểm ngắm và phóng tiếp quả thứ hai ở cự ly 1.200m. Quả tên lửa lao
thẳng về phía chiếc F-4, khiến nó bốc cháy, các mảnh vỡ rơi lả tả xuống
đất.
Số 2 nhanh chóng thoát ly, bay hướng 90
độ và hạ thấp độ cao, do dầu còn ít xin về hạ cánh Hòa Lạc lúc 12 giờ 18
phút. Chiếc F-4E bị bắn hạ là chiếc F-4E do Trung tá Farell Junior
Sullivan và Đại úy Richard Logan Francis thuộc Phi đoàn 308, Không đoàn
31 FTW điều khiển. Viên Trung tá Sullivan được coi là đã chết trận, Đại
úy Francis bị bắt (cùng đơn vị với chiếc F-4E bị Soát bắn rơi).
Lúc 11 giờ 59 phút, đôi bay MiG-21 Phạm
Phú Thái số 1 – Bùi Thanh Liêm số 2 cất cánh từ sân bay Yên Bái, sau đó
được dẫn ra Nghĩa Lộ - Vạn Yên, lên độ cao 6.000m và đi hướng 120 độ.
Lúc 12 giờ 08 phút, biên đội phát hiện tốp 4 chiếc F-4 đang bay đối đầu,
có ý chui xuống dưới đám mây Cu. Số 1 quyết định không bám theo vào mây
vì không có lợi. Trong lúc đang định đón đánh tốp F-4 phía sau đám mây,
số 1 lại phát hiện tốp 2 chiếc khác bên trái 30 độ, nhưng ngay lập tức 2
chiếc F-4 này cũng tăng tốc bay mất. Chỉ sau đó 1 phút, biên đội phát
hiện tốp F-4 ở phía trước 15 độ, cự ly 15km. Bốn chiếc F-4 (biên đội
Tampa), khi biết có MiG lập tức tách tốp, 2 chiếc F-4 số 1 và 2 vòng
trái rồi bay mất hút. Biên đội quyết định bám theo 2 chiếc F-4 số 3 và
số 4.
Khi biên đội Thái-Liêm tiếp cận đến cự
ly 4km, 2 chiếc F-4 bắt đầu cơ động đan chéo. Sau khi lệnh cho số 2 cảnh
giới 2 chiếc vòng trái lúc trước, và nhận được báo cáo của số 2 không
phát hiện đối phương, số 1 lệnh số 2 bay lên ngang hàng để thực hiện
chiến thuật đồng thời công kích. Số 1 phân công số 2 đánh chiếc bay bên
trái, còn mình đánh chiếc bên phải. Hai chiếc MiG-21 màu én bạc, với
hình ngôi sao đỏ trên cánh, bật tăng lực toàn phần, dàn hàng ngang dũng
mãnh lao về phía 2 chiếc F-4. Tiếng động cơ ầm vang, vọng đến tận dãy
núi Hoàng Liên Sơn. Đến cự ly 1.200-1.300m, sau khi ổn định điểm ngắm,
số 1 phóng quả tên lửa bên trái ở tốc độ 1.200km/h, ngay sau khi ấn nút
phóng tên lửa, số 1 kéo thoát ly, khi lật lại để quan sát, anh thấy
chiếc F-4 mục tiêu đang bốc cháy.
Căn cứ theo các tình tiết của trận không
chiến, chiếc F-4E bị trúng tên lửa của Thái do Đại úy Lynn A. Aikman và
Đại úy Thomas J. Hanton của Không đoàn số 366TFW, căn cứ Takhli điều
khiển. Cả 2 phi công nhảy dù, Đại úy Aikman được cứu thoát, nhưng viên
phi công ngồi buồng sau bị bắt (Không đoàn 366 TFW vốn đóng tại Đà Nẵng,
nhưng do lo ngại an ninh đã di chuyển đến căn cứ Takhli – Thái Lan).
Trong khi đó, số 2 Liêm, cũng đồng thời
bám theo chiếc F-4 bên trái, đến cự ly 1.500m, tốc độ đạt 1.200km/h, anh
ấn nút phóng quả tên lửa bên trái, anh quan sát thấy quả tên lửa rời bệ
phóng đi thẳng vào chiếc F-4, khiến nó bốc cháy. Chiếc F-4E nhiều khả
năng do Thiếu tá R.C Miller và Trung úy nhất Richard H. McDow - thuộc
Không đoàn 366 TFW điều khiển. Hai phi công nhảy dù, viên phi công buồn
trước được cứu thoát, viên sĩ quan dẫn đường ngồi buồng sau bị bắt.
Khi thoát ly, để bám theo số 1 về hạ
cánh, số 2 quay lại nhìn thấy 2 chiếc F-4 như hai đám lửa bùng cháy giữa
bầu trời tháng 6 trong xanh, dưới cánh bay của biên đội, phía xa là
thảo nguyên Mộc Châu trải dài đến các lô ruộng bậc thang ở chân dãy
Hoàng Liên Sơn. Khi bắn rơi chiếc F-4E đầu tiên, chàng học sinh Hà Nội,
phi công Bùi Thanh Liêm còn chưa đầy 22 tuổi. Biên đội Thái - Liêm hạ
cánh tại sân bay Yên Bái lúc 12 giờ 28 phút.
Kết quả biên đội Thái – Liêm mỗi phi
công bắn rơi 1 chiếc F-4 của Không đoàn 366 TFW, cất cánh từ căn cứ
Takhli, Thái Lan. Các máy bay trực thăng HH-53 của Phi đoàn tìm cứu
ARRS-40 đã cứu thoát hai viên phi công bị Phạm Phú Thái và Bùi Thanh
Liêm bắn rơi, nhưng hai viên phi công Hoa tiêu ngồi buồng sau đều bị
bắt.
(Còn tiếp)
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ cuối)
07:00 | 04/05/2016
(PetroTimes)
- Như vậy là kết thúc một trong những ngày không chiến “đen tối” của
Không quân Mỹ, khi bị mất đến 5 chiếc máy bay, 5 phi công nhảy dù bị
bắt, 1 bị chết, mà không bắt hạ được chiếc MiG nào. Đồng thời đây là
ngày hiệp đồng chiến đấu thắng lợi, đạt hiệu quả cao nhất của hai Trung
đoàn Không quân tiêm kích.
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 4) |
Ghi theo lời kể của phi công Phạm Phú Thái:
Phi công Phạm Phú Thái |
“Trận ngày 27/6/1972 là trận hiệp đồng
chiến đấu của MiG-21 hai Trung đoàn 921 và 927, cất cánh từ hai sân bay
khác nhau chặn đánh đội hình tìm kiếm phi công Mỹ nhảy dù. Biên đội cất
cánh từ sân bay Yên Bái, bay về Nghĩa Lộ - Vạn Yên.
Thời tiết ở khu chiến có mây nhưng tầm
nhìn tốt. Khi đến gần khu chiến chúng tôi phát hiện các máy bay F-4 đang
yểm trợ cho các máy bay tìm kiếm phi công. Khi thấy MiG xuất hiện, các
máy bay F-4 tách đội cơ động đan chéo rất gấp, tôi quyết định bám theo 2
chiếc bay sau.
Khi xác định phía sau không có F-4 bám
theo, tôi lệnh số 2 Liêm 1 phi công trẻ, chưa có nhiều cơ hội lập công,
tăng tốc độ, chiếm vị trí để tiến hành đồng thời công kích. Sau đó khi
tôi phóng tên lửa bắn rơi 1 chiếc F-4, số 2 cũng lao lên phóng tên lửa
trúng chiếc F-4 bên trái…”.
Như vậy là kết thúc một trong những ngày
không chiến “đen tối” của Không quân Mỹ, khi bị mất đến 5 chiếc máy
bay, 5 phi công nhảy dù bị bắt, 1 bị chết, mà không bắt hạ được chiếc
MiG nào. Đồng thời đây là ngày hiệp đồng chiến đấu thắng lợi, đạt hiệu
quả cao nhất của hai Trung đoàn Không quân tiêm kích dùng máy bay MiG-21
bắn rơi 5 chiếc F-4E hiện đại mới được cải tiến của Không quân Mỹ.
Trận thắng này cũng chứng minh khả năng
“đọc được” tình huống chiến dịch và điều hành chiến thuật của Bộ Tư lệnh
Không quân, khi nhận định Không quân Mỹ bay vào tìm cứu phi công, sẽ
không đề phòng đối phó với sự xuất hiện bất ngờ của 2 biên đội MiG-21,
đây sẽ là thời cơ tốt để tiêu diệt đối phương.
Và thực tế đã chứng minh sự đúng đắn
trong ý định tác chiến của Bộ Tư lệnh Không quân. 6 phi công MiG-21 trẻ
tuổi (có tuổi đời bình quân chưa quá 24, người nhiều nhất chưa quá 26
tuổi), giờ bay bình quân trên MiG-21 chưa quá 250 giờ, đã chiến đấu dũng
cảm, với kỹ năng không chiến và xạ kích tuyệt vời, bắn rơi 5 máy bay do
5 phi công lão luyện của Không quân Mỹ điều khiển, lập nên một trong
những trận thắng đẹp nhất của MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam.
Xin nói thêm, chỉ trong 3 trận không
chiến trong ngày 23/5/1972, ngày 24 và 27/6/1972, biên đội Nguyễn Đức
Soát và Ngô Duy Thư đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ (1 chiếc A-7 và 4 chiếc
F-4), riêng phi công Ngô Duy Thư bắn rơi 2 chiếc F-4.
Một số thông tin về phi công tham gia trận không chiến
Thiếu tá, phi công Bùi Thanh Liêm sinh
năm 1950 tại Hà Nội, nhập ngũ tháng 1/1966, là học viên đoàn học bay
MiG-21 khóa 4 tại Liên Xô, tốt nghiệp về nước năm 1970. Trong trận không
chiến ngày 27/6/1972, phi công Bùi Thanh Liêm bắn rơi chiếc F-4E đầu
tiên. Trong chiến tranh Việt Nam, Thiếu tá Bùi Thanh Liêm bắn rơi 2
chiếc máy bay Mỹ.
Sau chiến tranh, Bùi Thanh Liêm đã tốt
nghiệp Học viện Chỉ huy – Tham mưu Không quân Liên Xô mang tên nhà du
hành vũ trụ Yury Gagarin năm 1978. Năm 1980, Bùi Thanh Liêm được chọn là
phi công Vũ trụ số 2 của Việt Nam, anh cùng nhà du hành vũ trụ Phạm
Tuân dự khóa huấn luyện phi công vũ trụ tại thành phố Ngôi Sao, ngoại ô
thủ đô Mát-xcơ-va. Thiếu tá Bùi Thanh Liêm là Phó Trung đoàn trưởng
Trung đoàn 921 khi hy sinh trong bay nhiệm vụ huấn luyện năm 1981.
Một số nhận xét về chiến thuật của hai bên trong Chiến dịch Linebacker I
1.Căn cứ các thông tin tình báo chiến
lược và phân tích của Sở chỉ huy Quân chủng cũng như các Sở chỉ huy
Không quân và các Trung đoàn, các cán bộ chỉ huy - dẫn đường và các phi
công MiG nhận thấy, sau một thời gian ngừng bắn và đánh hạn chế khá dài
(1968-1971), Không quân và Hải quân Mỹ đã có nhiều nghiên cứu, tăng
cường huấn luyện phi công.
Về máy bay và vũ khí, giai đoạn này
Không quân Mỹ rất ít dùng F-105 mà tất cả các hoạt động tiêm kích và
cường kích bom đều do F-4 thực hiện.
Hai biên đội MiG-21 sau chiến thắng trận ngày 27/6/1972. |
2. Về chiến thuật, sau nhiều trận thất
bại trước MiG, đội hình tấn công của Không quân và Hải quân Mỹ đã tăng
số lượng tiêm kích bay nhiệm vụ yểm trợ.
Thủ đoạn mới là tiêm kích thường bay vào
trước 7-15 phút, bay chờ trên đỉnh các sân bay hoặc tại khu chờ, đón
trước tại những đường bay lên của MiG để khống chế, trước khi MiG tiếp
cận tốp cường kích. Một thủ đoạn hay gặp là khi bị bắn trượt, các máy
bay Mỹ lập tức, chúi xuống, giả như bị trúng đạn, rồi bay đi mất, làm
cho MiG tưởng đã bị bắn rơi đối phương, không đuổi theo nữa.
3. Ngoài thủ đoạn cũ là phân tốp, bay
đan chéo, bay về hai hướng ngược chiều nhau, các máy bay F-4 giai đoạn
này còn có thủ đoạn lợi dụng tính năng vòng gấp trên mặt phẳng ngang tốt
hơn để vòng gấp vào phía bụng MiG-21 khiến MiG không chiếm được vị trí
tốt ở bán cầu sau để công kích.
4. Một số tác giả Mỹ công nhận từ 16/4
đến tháng 6/1972, Không quân và Hải quân Mỹ hoạt động không hiệu quả.
Trong tháng 6/1972, tỷ số chiến công/tổn thất của Không quân Mỹ là 3-7
nghiêng về MiG. Riêng trong tuần cuối tháng 6, có 5 chiếc F-4 bị MiG bắn
rơi mà không hạ được chiếc MiG nào.
Chính Tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7
của Mỹ, Tướng J. Vogt đã phải thừa nhận, tính thiện chiến gia tăng của
MiG, kết hợp với sự dẫn dắt của các đài chỉ huy mặt đất và đổi mới chiến
thuật đã đưa tình hình quay trở lại như thời kỳ mà Chiến dịch Rolling
Thunder kết thúc. Thậm chí, có phi công Mỹ, khi nói về tính cơ động và
khả năng xuất hiện bất ngờ của MiG-21 đã phải thốt lên, nếu bạn (phi
công Mỹ) bị mất dấu một chiếc MiG-21, thì chỉ trong 15 giây khi quay lại
hướng 6 giờ phía sau, bạn đã thấy không phải là chiếc MiG, mà là làn
khói của quả tên lửa không đối không đang bay với tốc độ M2 về phía bạn
từ cự ly 1,5 dặm.
Trong khi đó, giai đoạn này các trận
giao chiến giữa MiG và máy bay F-4 của Hải quân Mỹ rất ít diễn ra, có vẻ
là các phi công MiG rất chủ động, chỉ giao chiến khi chắc thắng.
Những cải tiến của máy bay tiêm kích F-4E
Sau những nghiên cứu nhiều năm, qua kinh
nghiệm thực tiễn chiến trường Việt Nam, các nhà sản xuất máy bay F-4 đã
triển khai chương trình nghiên cứu với tên gọi “Rivet Haste”, mà mục
đích là cải tiến các tính năng khí động học của F-4 để tăng tính không
chiến với MiG. Một cải tiến rất quan trọng là lắp thêm cánh tà trước. Bộ
cánh tà trước lắp thêm này không chỉ cho phép F-4 cơ động ngang, cắt
bán kính tốt hơn, mà quan trọng là nó hầu như loại trừ được tình trạng
dễ rơi vào xoáy ốc ngược (adverse yaw problem), khi cơ động đột ngột.
Tuy cải tiến này làm cho động tác hạ cánh khó hơn một chút, nhưng nói
chung cải tiến này là một bước tiến quan trọng nâng cao hiệu quả trong
không chiến, đặc biệt là các trận không chiến đánh quần với MiG ở cự ly
gần, trên độ cao trung bình.
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân tham gia chiến đấu giai đoạn 1964-1973 |
Ngoài ra các cải tiến về khí động học,
các máy bay F-4E thế hệ mới còn được cải tiến về trạng bị vũ khí. Xuất
phát từ những đánh giá về hiệu quả không cao của tên lửa AIM-7. Với hy
vọng tăng thêm tính hiệu quả trong sử dụng tên lửa, Không quân Mỹ đã đặt
hàng cải tiến loại AIM-7E thành AIM-7E-2 (dogfight Sparrow). Loại lên
lửa AIM-7E-2 có tầm bắn xa hơn, phạm vị sát thương lớn hơn, có thể phóng
với gia tốc lớn (AIM-7E chỉ phóng gia tốc hạn chế G-2).
Tuy nhiên, theo kết quả thực tế, loại
tên lửa AIM-7E-2 đưa vào sử dụng vẫn không tăng được tỷ lệ bắn rơi (chỉ
đạt khoảng 13%). Không quân Mỹ tiếp tục triển khai cải tiến tên lửa
AIM-9J. Mặc dù tên lửa này có nhiều tính năng tốt hơn, nhưng chương
trình thử nghiệm không được tiếp tục vì có ý kiến cho rằng việc thử
nghiệm, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên sau đó vẫn thấy loại tên lửa
này xuất hiện trên chiến trường Việt Nam.
Ngoài ra, qua các thông tin tình báo và
nghiên cứu của các kỹ sư Không quân cho thấy, giai đoạn này trên các máy
bay F-4E thế hệ mới còn được lắp thêm hệ thống điện tử mới APX-80-Tree
Combat cho phép thu và giải mã được tần số của hệ thống phân biệt địch
ta (IFF-Identifies Foes-Friend) của MiG.
Các máy bay F-4E phiên bản mới được
trang bị cho các biên đội làm nhiệm vụ MIGCAP của Không đoàn tiêm kích
chiến thuật số 432, đóng tại Udorn, sau đó trang bị cho các Không đoàn
khác đóng tại Thái Lan. Tuy nhiên thực tế chiến đấu cho thấy, sau giai
đoạn chiến dịch có lúng túng, các phi công MiG đã nhanh chóng rút kinh
nghiệm, tìm ra cách đối phó với các cải tiến mới về vũ khí và chiến
thuật của Không quân Mỹ.
P.V
Trận không chiến định mệnh dài 8 phút của phi công Mỹ
19/09/2017 14:34 GMT+7
Nhóm
phi công lái máy bay chiến đấu của hải quân Mỹ bắn hạ một chiến đấu cơ
của không quân Syria hôm 18/6 đã tường thuật chi tiết trận không chiến
định mệnh kéo dài 8 phút.
Vụ bắn hạ máy bay trên là lần tiêu diệt "không đối không" đầu tiên của quân Mỹ từ năm 1999 và là lần đầu của hải quân Mỹ từ năm 1991, Sputnik đưa tin.
Các phi công xuất phát từ tàu sân bay George W.Bush, vốn có mặt tại biển Địa Trung Hải vài ngày trước đó. Phi công Michael "MOB" Tremel cho hay, ông và phi công yểm trợ Jo Jo Krueger thực hiện sứ mệnh đơn giản là hỗ trợ trên không cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) - đồng minh của Mỹ.
"Chúng tôi tới Raqqa, vào thời điểm đó, khu vực này khá nóng và có rất nhiều phi công khác đang thả bom", Tremel kể.
Tremel và Krueger phối hợp với hai chiến đấu cơ Hornet khác cũng xuất phát từ tàu sân bay Bush. Sau đó, họ phát hiện một chiếc Su-22 đang lượn vòng phía trên. Theo Tremel, ban đầu, họ nghĩ máy bay đó là của không quân Nga - hình ảnh không hiếm trên bầu trời Syria.
Ngay sau khi nhận diện được, Tremel phát đi hàng loạt thông điệp tới chiếc Su-22. Tuy nhiên, chiếc Su-22 vẫn cứ tiến gần bộ binh Syria đang ở trên mặt đất.
Tremel cho hay, ông và phi công yểm trợ Krueger đã thực hiện hàng loạt lượt bay sát phía trên chiếc Su-22 cùng lúc đưa ra cảnh báo. Hành động này nhằm đe dọa để chiếc Su-22 phải quay đầu, song họ lại nhận được kết quả trái ngược.
Sau khi chiếc Su-22 lao lên, Tremel quyết định bắn một tên lửa AIM-9X Sidewinder được dẫn đường bằng tia hồng ngoại, nhưng không trúng. Ngay sau đó, Tremel lại phóng tên lửa thứ hai: tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 được dẫn đường bằng radar. Lần này, tên lửa bắn trúng đích và chiếc Su-22 lao xuống, phi công của nó bật ra ngoài.
Sau đó, Tremel và Kruegger quyết định quay về tàu George W Bush.
- Hoài Linh
Phi công Mỹ sững sờ vì những điều "chưa có tiền lệ" của MiG-21
Thiên Minh |
Dù thiếu radar tầm xa, mang ít tên lửa so với chiến đấu cơ cùng thời của Mỹ nhưng trong tay phi công VN, với cách tác chiến sáng tạo, MiG-21 đã khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Bài 1: Nỗi khiếp sợ MiG-21 Việt Nam và cuộc thử nghiệm tối mật ở Vùng 51
Bài 2: Vụ đánh cắp MiG-21 và bàn tay Mossad giúp Mỹ trong chiến tranh VN
Bài 3: Những phát hiện bất ngờ của Mỹ về MiG-21 ở Vùng 51
Bài 4: Từ thử nghiệm ở Vùng 51, phi công Mỹ được dạy gì về MiG-21?
Nỗi khiếp sợ trước MiG-21 của Không quân Việt Nam đã thúc đẩy Mỹ tìm mọi cách có được chiếc máy bay này để tiến hành những thử nghiệm ở Vùng tuyệt mật 51 trên sa mạc Nevada.
Sau các cuộc thử nghiệm này, Mỹ đã rút ra nhiều bài học về các điểm yếu, mạnh của MiG-21, bổ sung cho chương trình huấn luyện nâng cao để đối phó với MiG trên chiến trường Việt Nam.
Tuy nhiên, dù đã đưa ra từng chiến lược cụ thể dành cho từng loại máy bay chiến đấu để đối phó với MiG-21, Không quân Mỹ vẫn không tránh khỏi thất bại đau đớn trước những "cánh én bạc" Việt Nam.
Phải nói rằng, những phi đội máy bay tiêm kích MiG-21 do Liên Xô viện trợ đã tăng thêm một nguồn sức mạnh rất lớn cho lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam, vốn chỉ có những chiếc MiG-17 từ thời chiến tranh Triều Tiên năm 1953.
Các phi công MiG-21 Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô. Khi về nước, họ được biên chế trong trung đoàn không quân 921 hay còn gọi là đoàn không quân Sao đỏ - trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Việt Nam.
Các phi công MiG-21 trao đổi
kinh nghiệm chiến đấu (Ảnh: Cuốn "Những trận không chiến trên bầu trời
Việt Nam (1965-1975) nhìn từ 2 phía)
Trong chiến tranh Việt Nam, các phi công MiG đã bắn rơi 174 máy bay Mỹ các loại, trong đó có cả B-52, đã có 56 phi công MiG Việt Nam bắn rơi máy bay Mỹ, 18 người bắn rơi 4 chiếc trở lên, trong đó phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 9 chiếc.
Trong thời kỳ này, có những trận không chiến giữa MiG-21 và máy bay Mỹ xứng đáng được xem là kỳ tích.
“Én bạc” hạ đo ván 14 máy bay Mỹ
Chỉ trong năm 1967, 9 phi công của Trung đoàn không quân 921 đã thay nhau trực ban chiến đấu và lần lượt cùng chiếc MiG-21, số hiệu 4324 xuất kích chiến đấu, bắn rơi 14 máy bay các loại của đế quốc Mỹ.
MiG-21 số hiệu 4324 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam năm 1967. Ngày 9-1-1967, chiếc máy bay này được trang bị cho Trung đoàn không quân 921, Sư đoàn không quân 371, Quân chủng PK-KQ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, MiG-21 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần.
Người đầu tiên lập công cùng “én bạc” 4324 là phi công Lê Trọng Huyên.
Ngày 30-4-1967, phi công Lê Trọng Huyên xuất kích chiến đấu, bắn rơi 1 chiếc “thần sấm” F-105 trên bầu trời Bắc Thái. Chiến công này được thể hiện bằng ngôi sao đỏ đầu tiên trên máy bay.
Trong các tháng 5, 6, 7, 9, 11, 12 của năm 1967, MiG-21 số hiệu 4324 liên tiếp lập công.
Chiến công thứ 14 của "én bạc" được hoàn thành vào sáng 19-12-1967.
Sáng hôm đó, biên đội 4 chiếc MiG-17 (Trung đoàn không quân 923) và 2 chiếc MiG-21 (Trung đoàn không quân 921) tổ chức đánh hiệp đồng trên vùng trời Tam Đảo, nhằm cản phá 1 đợt máy bay của không quân Mỹ vào đánh phá Hà Nội.
Máy bay 4324, do phi công Nguyễn Đăng Kính điều khiển, đã bắn hạ 1 chiếc F-4.
Chiếc MiG-21 4324 hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
MiG-21 một mình đấu với 36 máy bay địch
Đầu năm 1968, số máy bay mới được lắp ráp của trung đoàn 921 đã hao hụt rất nhiều do bị địch bắn rơi và bị bom địch phá hủy khi đỗ ở sân bay.
Một số máy bay hỏng hóc chưa kịp sửa chữa vì thiếu phụ tùng thay thế. Vì vậy, số máy bay trực chiến, nhất là máy bay MiG-21 còn rất ít.
Giai đoạn đầu tháng 1/1968, có thời điểm lực lượng máy bay đủ điều kiện tham gia trực chiến chỉ có 2 chiếc MiG-21.
Chính trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn đó đã diễn ra trận không chiến lịch sử của phi công Hà Văn Chúc.
Ngày 3-1-1968, ngay từ sáng sớm, Không quân Mỹ đã sử dụng một lực lượng lớn máy bay, khoảng 80 lần/chiếc F-105 và F-4 bay vào Hà Nội.
Nhận mệnh lệnh của trên, cả hai trung đoàn 921 và 923 đều xuất kích, hiệp đồng đánh địch, trong đó trung đoàn 921 có biên đội 2 chiếc MiG-21.
Sau trận đánh ác liệt sáng 3-1, do 1 chiếc bị lao ra ngoài đường băng khi hạ cánh, lực lượng trực chiến chỉ còn 1 chiếc MiG-21.
Trung đoàn 921 đang ở tình thế thiếu máy bay thì lúc 15 giờ ngày 3-1-1968, giặc Mỹ lại sử dụng 36 máy bay cường kích và tiêm kích từ hướng Sơn La vào đánh Hà Nội.
Được phép của Bộ Tư lệnh, trung đoàn hạ quyết tâm cho máy bay MiG-21 cất cánh, dù một chiếc cũng đánh.
Với tinh thần gương mẫu của người đảng viên, thượng úy-Đại đội phó Hà Văn Chúc xung phong nhận nhiệm vụ.
Thượng úy - Liệt sĩ Hà Văn Chúc (Ảnh: Cuốn "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) nhìn từ 2 phía)
Một tốp F-4 từ phía khác phát hiện ra máy bay ta liền lao tới đón đầu. Máy bay của Hà Văn Chúc và máy bay địch quần lượn, bám đuổi và kéo nhau về tới vùng trời Tam Đảo.
Tốp F-105 của địch vòng lại đón đầu. Hà Văn Chúc cho máy bay vọt lên. Nhìn sang trái, thấy một tốp F-105 khác, anh lập tức cho máy bay bổ nhào.
Do động tác quá mạnh, máy bay không bám được mục tiêu, anh phát hiện được 8 chiếc F-105 đang chuẩn bị ném bom.
Được lệnh, Hà Văn Chúc cho máy bay hướng thẳng vào chiếc F-105 bay chính giữa và phóng tên lửa. Chiếc máy bay địch trúng đạn bốc cháy. Đội hình máy bay địch bị rối loạn, không thực hiện được ý đồ vào đánh phá khu vực Hà Nội.
Được lệnh từ sở chỉ huy, Hà Văn Chúc lái máy bay luồn lách tránh tên lửa của địch bắn ra, hạ cánh an toàn. Nhằm đúng lúc đội hình địch bị tan vỡ, bộ đội tên lửa chớp thời cơ, bắn rơi thêm hai chiếc F-105
Ngày 14-1-1968, Hà Văn Chúc lại cùng đồng đội bắn rơi một máy bay F-105 của không quân Mỹ trên vùng trời huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.
Nhưng không may, trong trận chiến đấu này, máy bay bị trúng đạn, Hà Văn Chúc bị thương nặng buộc phải nhảy dù.
Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, ngày 19-1-1968, anh đã hy sinh tại Quân y viện 108.
Chiến thắng oanh liệt trước B-52
B-52 là con bài chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và đây cũng là một loại máy bay rất khó tiêu diệt.
Chỉ những phi công giỏi nhất của Việt Nam được lựa chọn để đánh B52 và số này chỉ có khoảng hơn 10 người.
Đây cũng là những người quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Họ là một phần của huyền thoại 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội năm 1972.
Hai biên đội MiG-21 sau
chiến thắng trận ngày 27-6-1972. (Ảnh: Cuốn "Những trận không chiến trên
bầu trời Việt Nam (1965-1975) nhìn từ 2 phía)
Khi đó, việc sử dụng MiG-21 để đánh B-52 là chưa có tiền lệ. Giới quân sự quốc tế, vào thời điểm đó, cũng không dám chắc chắn về hiệu quả của nó.
Phương án tác chiến chống B-52 được xây dựng tỷ mỉ từ việc phát hiện B-52, cách mở radar, tiếp cận, cách tránh máy bay tiêm kích hộ tống của địch, cho đến cự ly phóng tên lửa và thoát ly…
Đêm 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B-52 của địch. Trận đánh này khẳng định, MiG-21 có thể tiêu diệt B52.
Việc nghiên cứu quy luật hoạt động và tính năng của máy bay B-52 đã được tiến hành từ trước đó, nhưng khi những loạt bom đầu tiên được thả xuống Hà Nội, cán bộ chiến sĩ bộ đội không quân đã trải qua một cảm giác hết sức nặng nề.
Sau những trận đầu tiên MiG-21 xuất kích, không quân Mỹ tập trung đánh phá các sân bay lớn.
Đón mùa xuân chiến thắng bên
xác máy bay B52 của Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi trong trận Điện
Biên Phủ trên không, tháng 12 năm 1972. (Ảnh: Sở văn hóa và thể thao
thành phố HCM)
Hệ thống dẫn đường cũng được thiết lập rộng khắp, có thể dẫn dắt cho máy bay của ta cất cánh từ các sân bay dã chiến khác nhau.
Đây là một yếu tố chiến thuật, đảm bảo cho lực lượng không quân tác chiến vì khi đó, quân đội Mỹ có khả năng phát hiện ra những máy bay của ta khi cất cánh từ các sân bay lớn.
Tháng 12/1972, phi công Phạm
Tuân đã cùng chiếc MiG-21 số hiệu 5121 xuất kích, tiêu diệt một “siêu
pháo đài bay” B-52 cùng toàn bộ kíp “giặc lái” Mỹ. Ảnh: QĐND
Mặc dù thiếu radar tầm xa, mang ít tên lửa so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm cùng thời của Mỹ nhưng trong tay những phi công lão luyện của Việt Nam, với cách tác chiến sáng tạo, MiG-21 trở nên một sức mạnh trên bầu trời.
Có tới 50 quốc gia đã và đang sử dụng MiG-21, nhưng cho đến thời điểm này, không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng không quân duy nhất đã sử dụng MiG-21 để tấn công trực tiếp B52 và bắn hạ được B52.
MiG-21 Mikoyan-Gurevich là máy bay tiêm kích phản lực được thiết
kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô Viết.
Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa từng sử dụng loại máy bay này và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân của một số quốc gia.
MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không:
- Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất lịch sử hàng không.
- Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Thế chiến 2.
- Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
(Tổng hợp)Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa từng sử dụng loại máy bay này và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân của một số quốc gia.
MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không:
- Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất lịch sử hàng không.
- Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Thế chiến 2.
- Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
theo Đại Lộ
Trận không chiến chớp nhoáng giữa tiêm kích Mỹ và Libya
Trong chiến dịch Tự do Hàng hải ngoài khơi Libya năm 1981, biên đội tiêm kích F-14 Mỹ chỉ mất chưa đầy 45 giây để bắn hạ hai máy bay Su-22.
Tiêm kích F-14 Tomcat của Mỹ. Ảnh: Playbuzz.
|
Ngày 19/8/1981 là mốc quan trọng với dòng tiêm kích F-14 Tomcat của Mỹ.
Đó là lần đầu tiên nó thực hiện nhiệm vụ tác chiến đối không và bắn hạ
chiến đấu cơ đối phương, theo Aviationist.
Năm 1974, Đại tá Gaddafi, lãnh đạo Libya lúc đó, tuyên bố lãnh hải nước
này kéo dài tới vĩ tuyến 32°30’. Điều này được cho là không phù hợp với
luật pháp quốc tế, nhưng Mỹ không có phản ứng nào. Ngay cả khi máy bay
trinh sát Mỹ bị tấn công trong khu vực này, tổng thống Jimmy Carter vẫn
ra lệnh cho Hạm đội 6 tránh xa khu vực.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền, mọi thứ đã thay
đổi. Ông ra lệnh cho hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch Tự do Hàng hải
(FON), đỉnh điểm là cuộc tập trận phóng tên lửa trên vùng biển mà Libya
coi là lãnh hải của mình.
Tháng 8/1981, hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch FON với sự tham gia của
tàu sân bay USS Forrestal và USS Nimitz, nhằm mục đích chứng tỏ cho
Tripoli thấy Washington nghiêm túc về quyền triển khai sức mạnh hải quân
trên vùng biển quốc tế.
Quy tắc tham chiến trong chiến dịch FON cho phép chỉ huy tại thực địa
tiến hành bất cứ hành động nào cần thiết mà không cần chỉ thị của cấp
cao hơn, nhưng các phi công chiến đấu không được khai hỏa trừ khi bị tấn
công.
Để đối phó hải quân Mỹ, Libya triển khai các chiến đấu cơ và tiêm kích
bom như Su-22, Mig-23 và Mig-25 do Liên Xô chế tạo, cùng tiêm kích
Mirage F-1 và Mirage 5D của Pháp.
Khi chiến dịch FON bắt đầu vào ngày 18/8/1981, một biên đội MiG-25 đã
tiếp cận cụm tàu sân bay Mỹ, nhưng nhanh chóng bị tiêm kích F-4J trên
tàu sân bay USS Forrestal và các tiêm kích F-14 trên USS Nimitz xuất
kích ngăn chặn.
Trong ngày đầu tiên, máy bay Lybia xuất kích khoảng 35 lần để do thám
tàu sân bay Mỹ. Dù không nổ ra giao tranh, các tiêm kích Mỹ và không
quân Lybia vẫn thực hiện nhiều động tác cơ động nguy hiểm.
Không quân Libya chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao hơn
trong ngày thứ hai. Sáng 19/8, hai tiêm kích F-14 Mỹ do trung tá Henry
Kleemann và trung úy Larry Muczynski điều khiển đang tuần tra chiến đấu
ngoài khơi Libya thì phát hiện biên đội tiêm kích Su-22 tiếp cận.
"Rõ ràng họ tiến về phía chúng tôi và bay lên độ cao 6 km ngang chúng
tôi, rồi tăng tốc lên 1.000 km/h. Máy bay của Kleemann dẫn đầu và tôi ở
vị trí góc 3 giờ cách khoảng 1,6 đến 3,2 km so với anh ấy . Khi đến gần
máy bay Libya, chúng tôi thấy họ có lực lượng dẫn đường mặt đất rất tốt.
Mỗi khi chúng tôi ngoặt hướng để chiếm ưu thế thì họ cũng ngoặt theo để
vô hiệu hóa", Muczynski nhớ lại.
Hai chiếc F-14 không thể giành được lợi thế ban đầu trước biên đội
Su-22. Phi công Mỹ quyết định bật chế độ tăng lực tối đa và tăng tốc lên
926 km/h. .
Máy bay Su-22 của không quân Libya. Ảnh: Photobucket.
|
Khi máy bay của Kleemann ở cách đối phương hơn 300 m, anh ta nghiêng
sang trái để vượt qua và nhận dạng đối phương. Nhưng lúc này, phía trái
máy bay dẫn đầu của Libya xuất hiện quầng lửa khi động cơ tên lửa kích
hoạt. Vệt sáng màu vàng lớn cùng khói lao khỏi máy bay và bay hướng tới
Kleemann. Sau đó, nó bay vòng lên phía máy bay của Muczynski nhưng không
chiếc nào bị bắn trúng.
Sau khi khai hỏa tên lửa vào biên đội F-14 Mỹ, hai chiếc Su-22 Libya bị coi là đã tuyên chiến và phi công Mỹ có quyền bắn trả.
Kleemann đuổi theo chiếc Su-22 dẫn đầu nhưng khi thấy máy bay của
Muczynski đang tiếp cận mục tiêu, anh ta vòng lại để nhắm vào máy bay
phía sau. Khi cách đối phương khoảng 1,2 km, Kleemann phóng tên lửa
AIM-9L, bắn trúng đuôi chiếc Su-22, khiến nó lộn nhào. Phi công Libya
nhanh chóng bật ghế phóng dù để thoát hiểm.
Sau đó, Muczynski phóng tên lửa bắn hạ máy bay Su-22 còn lại. Phi công
đối phương cũng bật ghế phóng khỏi máy bay, nhưng Muczynski không thấy
dù mở. Hai chiếc F-14 sau đó trở về tàu sân bay an toàn, trong khi phía
Libya bắt đầu tiến hành chiến dịch tìm kiếm cứu nạn các phi công.
Một giờ sau, hai tiêm kích MiG-25 bay ở tốc độ Mach 1.5 hướng về tàu
sân bay USS Nimitz. Nhưng các tiêm kích F-14 xuất kích đánh chặn, buộc
họ phải quay đầu trở về.
Trận không chiến giữa F-14 và Su-22 đánh dấu lần đầu thực chiến của
F-14, cũng là trận không chiến đầu tiên giữa các tiêm kích cánh cụp cánh
xòe. Trận đánh diễn ra trong vòng chưa đến 45 giây, kể từ khi máy bay
Libya phóng tên lửa cho đến khi chiếc Su-22 thứ hai bị bắn rơi.
Duy Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét