Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/h (Tàu chiến)

(ĐC sưu tầm trên NET)
                              Điểm mặt những tàu ngầm hạt nhân tấn công mạnh nhất thế giới
 
Top 10 tàu ngầm to nhất hành tinh làm chấn động cả thế giới.

Bí mật lịch sử về chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới

  • 1 2 3 4 5 44
Nhìn những thế hệ tàu ngầm nguyên tử hiện nay, ít người biết được rằng việc chế tạo con tàu ngầm đầu tiên đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại. Cho đến nay, lịch sử ra đời của nó, gắn liền với cuộc vây hãm New York, chỉ vừa mới được được công bố ...

Lịch sử tàu ngầm thế giới

Chiếc tàu ngầm đầu tiên hình...quả trứng và chỉ có một người điều khiển!
Chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên trên Thế giới ra đời ở Mỹ vào Thế kỷ XVIII, trong thời gian nước này bị quân Anh chiếm đóng.
Vào mùa Hè năm 1775, Hải quân Anh phong tỏa rất chặt vịnh New York. Mọi hướng ra, vào cảng đều bị các tàu chiến Anh bịt kín.
Đã vài lần, người Mỹ tìm cách phá vòng vây. Vào những đêm khuya, tối trời, quân Mỹ bí mật dùng một số tàu và xuồng máy loại nhỏ vượt biển nhưng không thành công. Những tàu, xuồng này hoặc bị bắn chìm hoặc bị quân Anh bắt sống. Việc tiếp tế, thông thương với bên ngoài của cảng New York lúc ấy đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn gấp bội...
Đúng vào những lúc khó khăn nhất, kỹ sư hàng hải David Busnell - một học viên xuất sắc vừa tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Ielsk đã nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc tàu đặc biệt. Chiếc tàu này có thể đi ngầm dưới mặt nước, bí mật mang mìn tiếp cập và đánh chìm các tàu chiến to lớn của Hải quân Anh, giải phóng thành phố.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên có hình quả trứng và chỉ có một người điều khiển.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên có hình quả trứng và chỉ có một người điều khiển. (Ảnh: startribune)
Ý tưởng dù sao cũng chỉ là ý tưởng. Thực tế khi bắt tay vào thiết kế và chế tạo mới gặp nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn hơn nhiều.
Vào thời gian đó, khi khoa học-kỹ thuật công nghệ chưa phát triển thì việc chế tạo tàu ngầm đã gặp hàng loạt rắc rối lớn. Đầu tiên là phải làm sao chế tạo được các lớp vỏ tàu bằng thép dày, kín, chịu được áp lực cao. Kế đó là con tàu phải lặn xuống, nổi lên và bơi ngầm được dưới mặt nước biển. Rồi phải giải quyết sự cân bằng của con tàu khi vận hành dưới mặt nước, bảo đảm đủ dưỡng khí cho kíp chiến đấu, xác định đúng phương hướng khi di chuyển, phát hiện được mục tiêu, xác định chính xác vị trí và mang mìn gắn vào mục tiêu, hẹn giờ mìn nổ và rút lui bí mật và an toàn trước khi mìn phát nổ...
Công việc chế tạo chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên tiến hành rất bí mật và được bảo vệ hết sức nghiêm nghặt tại căn cứ Seibruk, bang Connecticut.
Dù gặp phải nhiều khó khăn chồng chất nhưng trong một thời gian ngắn, Busnell và người em trai của mình cũng là một kỹ sư hàng hải đã xuất sắc giải quyết thành công hàng loạt vấn đề kỹ thuật hóc búa.
Đến mùa Xuân năm 1776, chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên trên thế giới ra đời. Nó có hình ...quả trứng. Cao: 2 mét. Đường kính thân rộng: 0,9 mét. Kíp chiến đấu chỉ có đúng ...1 người. Nhân viên duy nhất kiêm nhiệm tất cả các nhiệm vụ, chức năng: Thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy và thủy thủ chiến đấu.
Thế nhưng cũng phải mất thêm vài lần thử nghiệm và hoàn thiện nữa, chiếc tàu ngầm này mới được coi là có thể sử dụng và thực thi nhiệm vụ chiến đấu. Chiếc tầu ngầm được bí mật vận chuyển bằng đường bộ từ bang Connecticut đến New York.

Trung sĩ Izra Lee đã định gắn quả mìn nặng 113 kg vào đáy tàu chiến Anh. (Ảnh: DânTrí)

Trận đánh đầu tiên trên của tàu ngầm

Vào đêm tối ngày 6 tháng 9 năm 1776, Trung sỹ Hải quân Mỹ Izra Lee - Một lính thủy can đảm và dũng cảm, quê ở bang Connecticut, đã nhận một nhiệm vụ hết sức đặc biệt : Điều khiển con tàu ngầm đầu tiên mang mìn, tiến công các tàu chiến của Hải quân Anh đang neo đậu ngoài khơi vịnh New York.
Lee đã điều khiển con tàu ngầm bí mật tiếp cận được mục tiêu là một chiếc tàu chiến Anh to lớn, kềnh càng. Thế nhưng, anh đã không thành công trong hành động tiếp theo: Lớp vỏ thép đáy tàu quá cứng và dày đã ngăn trở, không cho anh thực hiện việc khoan thủng để gắn mìn.
Mặc dù vậy, Lee không hề bối rối và nản lòng. Sau vài lần nổi lên để lấy thêm dưỡng khí, anh lại cho tàu ngầm lặn xuống để tiếp tục...khoan tàu chiến Anh!.
Sau nhiều lần trồi lên, lặn xuống và hoạt động quá mức, Lee mệt mỏi và kiệt sức đến nỗi không còn chú ý tới việc giữ gìn bí mật nữa. Chiếc tàu ngầm của Lee trồi lên, lộ hẳn 1/3, ngay cạnh tàu chiến Anh.

Tàu ngầm là một trong những loại vũ khí tiến công bí mật và đáng gờm nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu. (Ảnh: ticketsofrussia)
Cập nhật: 15/10/2015 Theo Dân Trí

Tàu ngầm

Simon Lake (1867 - 1945) Simon Lake, nhà phát minh tàu ngầm

Vào năm 1915, con tầu biển Lusitania của nước Anh bị tầu ngầm Đức đánh đắm bằng thủy lôi, đã mang theo 1,198 sinh mạng xuống đáy biển. Trong số nạn nhân kể trên, có 124 người Mỹ. Thảm cảnh này đã khiến Tổng Thống Woodrow Wilson từ bỏ chính sách trung lập và Hoa Kỳ tuyên chiến với nước Đức. Sự tham chiến của Hoa Kỳ đã là yếu tố quyết định cho cuộc Đại Chiến Thế Giới 1914 -18.
Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, nếu tầu ngầm được người Nga xử dụng sớm hơn vài năm thì chưa chắc Hạm Đội của Nga Hoàng đã chìm sâu trong lòng biển và dân tộc Phù Tang cũng khó lòng đoạt được các chiến công vẻ vang khiến cho cả thế giới phải ngạc nhiên, khâm phục.
Tầu ngầm, tên sát nhân của biển khơi, đã được Simon Lake sáng tạo ra, căn cứ vào các gợi ý của nhà văn người Pháp Jules Verne. Simon Lake được đọc cuốn truyện "20 Ngàn Dậm Dưới Đáy Biển" (Twenty Thousand Leagues under the Sea) của Jules Verne vào năm lên 10 tuổi. Lake đã mơ tưởng một ngày kia, sẽ chế tạo một chiếc tầu ngầm hoàn hảo hơn chiếc tầu giả tưởng Nautilus.
1/ Suy nghĩ về tầu ngầm
Simon Lake sinh trưởng trong một gia đình có tài về cơ khí. Gia đình này chưa hề mua một thứ máy móc nào mà họ có thể chế tạo ra được. Ông nội của Simon đã làm ra một máy gieo hạt giống và cha của Simon cũng phát minh được một thứ mành cửa sổ (cuốn sáo), còn các người khác trong gia đình đều có óc sáng tạo và đã cải tiến về máy đánh chữ, về máy điện thoại, về dụng cụ in màu.
Do đọc cuốn truyện giả tưởng của Jules Verne, Simon Lake thường mơ mộng về một chiếc tầu ngầm, cậu ngỏ ý tưởng này với cha. Simon đã được cha khuyên bảo nên học hành trước đã. Do sở thích, Simon theo học nghề thợ máy rồi trong các thời giờ nhàn rỗi, cậu tham dự các lớp kỹ thuật của Viện Franklin trong thành phố Philadelphia.
Vào năm 15 tuổi, Simon được đọc một cuốn sách chỉ dẫn cách chế tạo tầu thủy. Cậu đã suy từ đó ra cách làm một tầu ngầm và đã hoàn thành được một chiếc nhỏ. Nhưng điều làm Simon thắc mắc là cách dự trữ không khí cần thiết cho người thủy thủ. Simon làm thêm một dụng cụ cho phép cậu tìm hiểu thời gian ở dưới nước. Cậu đã ấn đầu dưới nước để thở nhưng cậu không làm thí nghiệm này được lâu vì một người hàng xóm tưởng cậu bị chết đuối, đã lôi đầu cậu lên. Mặc dù với các dụng cụ sơ sài, Simon tìm thấy cách làm dụng cụ cho phép cậu có thể thở dưới nước trong nửa giờ đồng hồ, rồi do nhiều thí nghiệm khác nhau, cậu tìm ra được thể tích không khí thở cần thiết trong một đơn vị thời gian.
Năm 1893, Simon Lake đã phác họa hình ảnh một chiếc tầu ngầm phóng thủy lôi vào một tầu chiến nhưng rồi ý tưởng xử dụng tầu ngầm vào phạm vi quân sự không hấp dẫn cậu được lâu dài. Simon cũng ý thức được công dụng của tầu ngầm trong các công tác mò ngọc trai, khai thác các mỏ dầu, các quặng mỏ và vớt các hàng hóa bị chìm dưới đáy biển.
Trong khi Simon Lake đang trù liệu về chiếc tầu ngầm của mình thì John Philip Holland cũng theo đuổi cùng một mục đích. Khi Simon 11 tuổi, Holland đã đóng chiếc tầu ngầm Fenian Ram cho các đồng chí người Ái Nhĩ Lan để đánh đắm các tầu chiến của nước Anh, nhưng rồi Holland đã gặp thất bại nhiều lần nên đành tạm bỏ dở công trình nghiên cứu.
Vào thời bấy giờ, Simon Lake thấy rằng các tầu ngầm đã được đóng theo một nguyên tắc sai lầm. Tầu đã chúi mũi lặn xuống như một con cá heo, điều này làm cho việc điều khiến trở nên khó khăn và tầu dễ bị cắm đầu xuống đáy biển. Simon liền nghĩ ra cách dùng các cánh nhỏ lắp tại mũi và đuôi, cho phép tầu lặn xuống mà vẫn giữ vị thế nằm ngang, phương pháp này ngày nay còn được mọi tầu ngầm trên thế giới xử dụng.
Simon Lake còn tìm ra một phương pháp cho phép thủy thủ trong tầu ngầm ra ngoài để vớt các đồ vật dưới đáy biển. Tầu ngầm của ông có một căn phòng gồm hai cửa thật kín nước, một cửa mở vào trong và một cửa mở ra biển. Khi người thủy thủ bước vào phòng, người đó đóng chặt chiếc cửa mở vào thân tầu rồi bơm không khí vào căn phòng cho đến khi áp suất không khí khá cao, đủ để giữ nước ở ngoài, rồi người đó mới mở chiếc cửa ăn thông ra biển. Ông còn phát minh ra một bộ phận an toàn, gắn vào cần trục, khiến cho bánh xe ở bộ máy trục không quay ngược chiều. Bộ phận này về sau được dùng tại tất cả các con tầu có cần trục.
2/ Tầu ngầm Argonaut
Vào một ngày trong năm 1892, Simon Lake được đọc một tờ báo trong đó Bộ Hải Quân Hoa Kỳ gọi đấu thầu việc chế tạo một chiếc tầu ngầm. Lake liền mang tất cả sơ đồ về chiếc tầu ngầm của mình tới Thủ Đô Washington, được các nhân vật có thẩm quyền hỏi han trong chốc lát rồi kế hoạch của ông không được quan tâm tới. Có thể vì Simon Lake chỉ là một người thợ máy bình thường, ăn mặc soàng sĩnh, không tiền bạc, không bạn bè giới thiệu, vì thế chiếc tầu ngầm của ông không được cơ xưởng đóng tầu chấp nhận và giao kèo đóng tầu 150 ngàn mỹ kim về tay địch thủ của ông là John Philip Holland. Thời bấy giờ, Holland đã trù tính đóng chiếc tầu ngầm Plunger có hình dáng giống như một điếu xì gà. Bực mình vì dự án chế tạo hoàn hảo hơn lại không được chấp nhận, Simon Lake tuyên bố rằng ông sẽ không trở lại Thủ Đô Washington cho đến khi nào Bộ Hải Quân phải mời ông tới.
Simon Lake bèn quyết định tự đóng một chiếc tầu ngầm. Ông tới Wall Street để tìm người ủng hộ công trình chế tạo nhưng thất bại. Lake đành quay về với gia đình và nhờ bà con trợ giúp. Vì thế, chiếc tầu ngầm Argonaut Jr. dài 4 thước được thực hiện. Tầu có các bể chứa để hút nước vào, lại có 3 bánh xe, bánh trước dùng để lái và hai bánh sau được chuyển vận bằng một tay quay do sức của người ngồi trong tầu. Lake đã để căn phòng mở ra biển ở dưới bụng tầu. Tầu được dẫn không khí xuống bằng một ống nối vào một chiếc phao nổi trên mặt nước.
Ngày hạ thủy con tầu ngầm Argonaut Jr. trên sông Shrewsbury được thực hiện một cách âm thầm. Lake và một người em họ đã dùng tầu ngầm này chạy qua lòng sông và trở về an toàn. Lake cũng quan sát được các sinh vật sống dưới nước. Với chiếc tầu ngầm này, Lake cho chạy tại Vịnh New York và đã mặc bộ quần áo lặn do ông chế tạo rồi xuống đáy biển thám hiểm. Sự thành công về chiếc Argonaut Jr. khiến cho Simon Lake càng vững niềm tin tưởng. Ông trù tính đóng một chiếc tầu ngầm thứ hai lớn hơn với tên gọi là Argonaut I theo đúng dự án đã trình lên Bộ Hải Quân.
Lúc bấy giờ, người chú của Simon Lake cũng mời được nhà tài chính người New York tên là Nathan Straus tới xem xét công dụng của tầu ngầm. Straus với gặp Lake vào một ngày nóng nực. Nhà phát minh Lake mang con tầu ngầm ra biểu diễn, nhưng chẳng may đúng vào lúc đó, có một chiếc tầu thủy rất lớn chạy qua, các làn sóng đã đập chiếc tầu ngầm vào cầu tầu khiến cho vài bộ phận trong con tầu bị hư hại. Straus bỏ ra về và Lake lại bị lỡ một dịp may mắn.
Do không đủ tiền theo đuổi công cuộc chế tạo, Simon Lake đành mang biểu diễn chiếc tầu ngầm của mình trước công chúng. Nhiều người đã nghi ngờ về khả năng của tầu ngầm. Họ cho rằng các đồ vật mà nhà phát minh vớt từ đáy biển lên chỉ là một trò bịp bợm. Nhiều người đã thử tài Simon Lake bằng cách buộc một miếng gỗ có viết tên vào một vật nặng rồi ném xuống biển. Lake đã vớt được đầy đủ các đồ vật đó lên để đập tan mối hoài nghi của mọi người, nhờ vậy Simon Lake đã bán được các cổ phần và Công Ty Lake Torpedo Boat bắt đầu chế tạo một chiếc tầu ngầm có khích thước lớn. Tầu ngầm này được đóng hoàn toàn bằng kim loại, dài 12 thước, có động cơ chạy săng, đã di chuyển dưới nước mà không bị ảnh hưởng của bão táp. Vì thế nhiều người đã phải quan tâm tới nó.
Simon Lake đã chở chiếc tầu ngầm lớn này tới thành phố Bridgeport thuộc tiểu bang Connecticut và mời viên thị trưởng, vài nhân vật danh tiếng cùng các nhà báo đi thử bằng tầu ngầm. Hai mươi tám quan khách này đã lần lượt cùng nhà phát minh lặn xuống đáy hải cảng và thăm căn phòng thợ lặn. Cuộc thăm viếng đã kéo dài quá lâu khiến cho một số đông dân chúng đứng trên bờ tưởng rằng tầu ngầm ngộ nạn nên đang lo lắng chờ xem chiếc tầu cấp cứu làm việc!
Khi xẩy ra cuộc nổi dậy của người Cuba chống lại quân Tây Ban Nha, các phần tử Cuba lưu vong đề nghị mua chiếc tầu ngầm Argonaut của Simon Lake với giá 3 triệu mỹ kim nhưng với hai điều kiện: tiền sẽ trả khi cuộc cách mạng thành công và phải để cho một sĩ quan hải quân Cuba thử tầu trước khi mua. Với hai điều kiện này, Simon Lake đều đồng ý nhưng không may cho nhà phát minh, trong cuộc thử tầu viên sĩ quan Cuba không quen với áp suất không khí cao bên trong tầu nên cuộc thương lượng bị gián đoạn.
Vào năm 1898, cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha bùng nổ. Simon Lake liền mang chiếc tầu ngầm của mình tới Hampton Roads thám hiểm lòng sông và ghi rõ vị trí của các quả thủy lôi. Rồi Lake trình bày cho các thẩm quyền Hải Quân Hoa Kỳ biết về khả năng của tầu ngầm trong việc cắt dây cáp, gỡ thủy lôi. Trước các chứng cớ hiển nhiên do Lake trưng ra, các sĩ quan Hải Quân đều phải kinh ngạc nhưng họ đã không ý thức được phát minh mới, lại cho rằng Lake là gián điệp và đe dọa nhà phát minh nếu còn làm các công việc tương tự.
Trong khi Simon Lake gặp khó khăn thì Philip Holland lại được Công Ty Electric Storage Battery tại thành phố Philadelphia trợ cấp và đã thành công về một thứ tầu ngầm khá hoàn hảo nên được Bộ Hải Quân chấp nhận vào năm 1900. Bộ Hải Quân còn đặt Holland đóng tiếp 6 chiếc tầu ngầm khác.
Mặc dù bị Holland bỏ xa, Simon Lake vẫn theo đuổi công cuộc nghiên cứu. Ông thấy rằng cần phải có một thứ dụng cụ cho phép thủy thủ ở dưới tầu ngầm quan sát được trên bờ khi tầu đang lặn. Lake nhờ các nhà quang cụ nhưng họ đều lắc đầu trước ý tưởng của nhà phát minh. Vì thế Lake đành phải tự mình nghiên cứu. Với sự trợ giúp của một nhà khoa học, Lake đã thành công trong việc chế tạo viễn kính toàn cảnh (periscope). Về sau này, Simon Lake được biết cũng có một nhà khoa học người Anh là Sir Howard Grubb đã phát minh ra được một dụng cụ tương tự.
Những cải tiến về tầu ngầm của Simon Lake đã khiến cho các sĩ quan Hải Quân cao cấp phải chú ý. Lake liền đóng chiếc tầu ngầm thứ ba dài 20 thước có tên là Protector với ý định dùng vào việc tuần phòng duyên hải. Lake đã viếng thăm Bộ Trưởng Chiến Tranh William Howard Taft và trình bày sáng kiến của mình. Ba sĩ quan vì thế được phái đến dự kiến cuộc thử tầu. Chiếc tầu ngầm Protector được nhà phát minh cho lặn xuống nước trong 10 giờ rồi di chuyển dưới các lớp băng và thực tập cả việc thả thủy lôi. Trước khả năng của tầu ngầm này, các nhân viên giám định đã làm một tờ trình đầy đủ chi tiết với nhiều lời ca tụng và Thượng Viện Hoa Kỳ dự định bỏ phiếu mua phát minh đó nhưng rồi trong một cuộc bàn cãi, việc mua tầu ngầm Protector bị bác bỏ.
3/ Tầu ngầm được nhiều quốc gia sử dụng
Khi cuộc chiến tranh Nga-Nhật xẩy ra vào năm 1904, cả hai quốc gia này đều phái người đến hỏi mua chiếc tầu ngầm của Simon Lake. Nhà phát minh không muốn bán thứ võ khí này cho bất cứ quốc gia nào nhưng đứng trước mối đe dọa bị phá sản, Lake đành phải chọn lựa nước Nga. Chiếc tầu ngầm Protector được trục lên một con tầu chở hàng rồi được phủ kín và chở sang nước Nga. Simon Lake cũng theo sang Nga với tên giả là Elwood Simon.
Tại nước Nga, chiếc tầu ngầm Protector được thử trong hồ Liepaja. Tầu phải bơi từ ngoài khơi, men theo con sông lượn khúc mà không để bị khám phá. Sau cuộc thử thách khó khăn, chiếc tầu ngầm Protector được chuyên chở bằng xe lửa tới hải cảng Vladivostock. Rồi Lake lại đóng cho nước Nga một chiếc tầu ngầm cùng kiểu. Rất tiếc là nước Nga đã dùng tới tầu ngầm quá chậm trễ, nên không thể làm thay đổi cục diện của chiến cuộc.
Việc xử dụng tầu ngầm tại nước Nga làm cho Hãng Krupp phải chú ý. Đây là một xưởng lớn chuyên chế tạo võ khí chiến tranh của nước Đức. Krupp định ký với Simon Lake một giao kèo để chế tạo tầu ngầm nhưng rồi giao kèo bị xé bỏ vì bằng phát minh của Lake không được bảo đảm tại nước Đức. Sau này Hãng Krupp đã cải tiến tầu ngầm của Simon Lake thành loại tầu ngầm kiểu U lừng danh.
Công dụng của tầu ngầm vào thời gian sau này mới được người Mỹ biết tới. Hải Quân Hoa Kỳ liền đặt mua chiếc tầu ngầm Seal của Simon Lake và đem xử dụng vào năm 1912. Simon Lake cũng được chính phủ Hoa Kỳ đặt đóng thêm 5 chiếc tầu ngầm nữa. Trong cuộc Đại Chiến Thứ Nhất, cơ xưởng của Simon Lake tại Bridgeport, Ct., và Long Beach, Ca., đã sản xuất hơn 40 tầu ngầm cho Hải Quân Hoa Kỳ.
Vào năm 1932, Simon Lake đã bỏ ra một món tiền để đóng chiếc tầu ngầm Explorer với mục đích tìm hiểu đại dương, tìm kiếm các mỏ dầu lửa và vớt các kho tàng bị chìm trong lòng biển nhưng công trình này gặp thất bại vì thiếu vốn.
Simon Lake luôn luôn mơ tưởng về các công dụng hòa bình của tầu ngầm. Ngay từ năm 1899, ông Lake đã bênh vực việc xử dụng tầu ngầm vào công cuộc thám hiểm Bắc Cực. Simon Lake tuyên bố rằng tầu ngầm là phương tiện cho phép các nhà thám hiểm đi luồn dưới các băng sơn để khám phá các vùng đất chưa được biết tới. Ý tưởng này của Simon Lake về sau được các tầu ngầm nguyên tử Hoa Kỳ thực hiện một cách hoàn hảo.

Sự thật kinh ngạc trong lịch sử tàu ngầm thế giới (1)


(Kiến Thức) - Trên con đường tìm kiếm mẫu tàu ngầm hoàn hảo nhất, con người vô tình tạo ra thiết kế lạ như tàu ngầm có buồm, tàu ngầm dùng mái chèo…

* Bài viết có tham khảo các cuốn sách Bách khoa tri thức toàn dân và Tri thức quân sự.
Tàu ngầm là một loại tàu đặc biệt có khả năng hoạt động dưới mặt nước, có thể dùng cho mục đích dân sự và quân sự. Dẫu vậy, trong lịch sử phát triển, tàu ngầm thường dùng nhiều nhất cho hoạt động chiến đấu trên biển hơn là nghiên cứu khoa học.
Su that kinh ngac trong lich su tau ngam the gioi (1)
 Tàu ngầm là vũ khí chiến tranh trên biển không thể thiếu ngày nay.
Tàu ngầm đầu tiên trên thế giới
Chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới do nhà vật lý người Hà Lan Cornelius Van Drebbel chế tạo vào thế kỷ 17.
Theo ghi chép, chiếc tàu ngầm do Drebbel chế tạo được làm bằng gỗ và vận hành bằng sức người. Bên ngoài kết cấu gỗ được bọc kín bằng da bò có quét sơn. Hai bên tàu có khoét lỗ cho mái chèo thò ra. Trong tàu có túi da dê dùng làm khoang nước ép tải. Người ta đổ đầy nước vào túi da dê làm cho tàu chìm xuống, khi muốn nổi lên thì hút nước từ túi da dê ra. Tàu ngầm này vận hành được nhờ sức chèo lái của thủy thủ. Độ lặn sâu của tàu từ 3,5m đến 4,5m.
Tàu ngầm có buồm đầu tiên trên thế giới
Tàu ngầm có buồm xuất hiện đầu tiên trên thế giới do một người Mỹ có tên là Robert Fulton chế tạo cho chính phủ Pháp năm 1801.
Tàu ngầm có buồm của Robert Fulton có hình dáng giống như điếu xì-gà, dài hơn 6m, khung làm bằng thép, vỏ tàu bằng đồng. Khi di chuyển trên mặt nước, tàu dùng cánh buồm để lợi dụng sức gió. Lúc không có gió hoặc di chuyển ngầm phải dùng sức người để làm quay chân vịt. Tàu có thể chạy với vận tốc 2 hải lý/h và có thể lặn sâu từ 9 đến 10m.
Su that kinh ngac trong lich su tau ngam the gioi (1)-Hinh-2
 Ảnh vẽ thiết kế tàu ngầm có buồm.
Tàu ngầm có buồm được trang bị vũ khí thủy lôi để chiến đấu dưới nước. Tàu này từng mang theo thủy lôi nặng 9kg tấn công một chiếc tàu nhỏ nhưng không thu được hiệu quả tác chiến, do đó nó không được chính phủ Pháp coi trọng. Sau đó, dưới sự ủng hộ của Anh, Robert Fulton đã chế tạo một chiếc tàu ngầm có mang thủy lôi và dùng nó tập kích đánh chìm một tàu ngầm 200 tấn của Đan Mạch. Nhưng sau này do chính quyền Anh thay đổi nên tàu ngầm của Robert Fulton bị Hải quân Anh tẩy chay. Từ đó, tàu ngầm có buồm đã biến mất khỏi vũ đài lịch sử.
Tàu ngầm vận tải đổ bộ đầu tiên trên thế giới
Tàu ngầm dùng để chuyên chở lực lượng đổ bộ gọi là tàu ngầm vận tải đổ bộ. Tàu ngầm vận tải đổ bộ đầu tiên là tàu “Sea Lion” do Mỹ chế tạo năm 1944, có lượng giãn nước 2.145 tấn, tốc độ chạy ngầm tối đa là 13 hải lý/h, có thể chuyên chở 160 binh lính.
Năm 1958, Mỹ lại chế tạo một chiếc tàu ngầm vận tải khác mang tên Gregback, có lượng giãn nước 2.670 tấn, tốc độ chạy ngầm tối đa đạt 20 hải lý/h, chuyên chở được nhiều binh lính hơn.
Tàu ngầm đầu tiên trên thế giới bắn chìm tàu khác
Đó là tàu ngầm Hanlay do Quân đoàn số 1 thuộc lực lượng miền Nam nước Mỹ thiết kế trong thời gian chiến tranh Nam – Bắc.
Tàu Hanlay dài khoảng 19,5m, trông giống như một điếu xì gà thuôn dài, vận hành dựa trên sức quay trụy khuỷu xuyên suốt thân tàu của 8 người làm chuyển động chân vịt. Không khí trong tàu cung cấp cho các thủy thủ hít thở trong khoảng thời gian ngắn, vì thế tàu Hanlay có thể hoàn thành nhiệm vụ đột kích ở cự ly ngắn.
Vào 9 giờ tối ngày 17/2/1864, dưới sự chỉ huy của trung úy bộ binh lựa lượng miền Nam Dixon, tàu Hanlay đã lặn và đột nhập vào cảng Charleston, áp sát tàu tuần dương kiểu mới Houston của lực lượng miền Bắc, sử dụng ngư lôi cán dài bắn thủng một bên mạn tàu Houston. Vụ nổ đã khiến chiếc tàu tuần dương này nhanh chóng bị chìm xuống biển.
Thế nhưng dòng nước biển ào ạt đổ vào tàu Hourton qua lỗ thủng bên mạn do ngư lôi của tàu ngầm Hanlay tạo ra đã hút luôn chiếc tàu này theo. Kết quả là cả hai tàu cùng chìm xuống biển.
Tàu ngầm có tiếng tăm lừng lẫy đầu tiên trên thế giới
Tàu ngầm có tiếng tăm lừng lẫy đầu tiên trên thế giới là tàu ngầm U-9 thế hệ thứ nhất của Đức. Tàu ngầm này đã lập chiến tích lẫy lừng là bắn chìm 3 chiếc tàu chiến 1.200 tấn chỉ trong vòng một giờ đồng hồ. Nó là chiếc tàu ngầm đầu tiên thể hiện uy lực tác chiến của tàu ngầm.
Su that kinh ngac trong lich su tau ngam the gioi (1)-Hinh-3
 Tranh vẽ chiến công của tàu ngầm U-9.
Vào rạng sáng ngày 22/9/1914, 3 tàu tuần dương kiểu cũ của Anh gồm HMS Aboukir, HMS Cressy và HMS Hogue đang nối đuôi nhau trong hành trình trên vùng biển Hà Lan khoảng 32km thì gặp một chiếc tàu ngầm U-9 của Đức đang nổi lên mặt biển chuẩn bị khởi động máy diezen để sạc ặc qui. Phát hiện mục tiêu, U-9 liền phóng ngư lôi về phía 3 tàu này của Anh, đánh chìm luôn cả 3 tàu chiến “gặp xui” xuống đáy biển sâu.
Tàu ngầm có động cơ đầu tiên trên thế giới
Thời kỳ đầu, tàu ngầm di chuyển dưới mặt nước chủ yếu dùng sức người để đẩy, phải tới năm 1860 tàu ngầm có động cơ mới ra đời – chiếc Diver (người nhái) do Pháp chế tạo.
Con tàu dài 42,7m, lượng giãn nước 420 tấn, trên tàu lắp đặt một động cơ khí nén công suất 80 mã lực, ngoài ra còn có bình khí nén sử dụng khí nén trong bình làm động lực. Đáng tiếc tàu ngầm Diver do có một số vấn đề về thiết kế nên chạy không ổn định, cuối cùng việc chế tạo tàu này đã thất bại.
Năm 1873, một người Mỹ tên là John Holland đã thiết kế một chiếc tàu ngầm có sử dụng động cơ. Phương án thiết kế của tàu này được gửi đến Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, khi đó Hải quân Mỹ không mấy mặn mà với việc chế tạo tàu ngầm.
Rất may, dưới sự tài trợ của một tổ chức dân sự chống Anh, Holland đã chế tạo ra tàu ngầm Holland-1 một người lái. Tiếp sau đó, Holland lại chế tạo ra chiếc tàu ngầm Holland-2, trên tàu lắp đặt một khẩu súng khí động dài 3,35m, cỡ nòn 228,6mm, vì thế con tàu này được gọi là tàu pháo ngầm. Nhưng sau khi hạ thủy, tàu không thể làm nhiệm vụ tác chiến. Mặc dù tàu ngầm của Holland không thành công, nhưng việc lắp đặt pháo trên tàu ngầm lại là một sự sáng tạo to lớn.
Tàu ngầm sử dụng bình ắc quy đầu tiên trên thế giới
Tàu ngầm sử dụng điện năng tích trữ để làm chuyển động chân vịt được gọi là tàu ngầm chạy bằng bình ắc quy.
Hiện nay, các tàu ngầm thông thường trên thế giới ngoài động cơ diesel còn dùng động cơ điện để phục vụ di chuyển dưới mặt nước. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, chiếc tàu ngầm tiên phong dùng điện năng tích trữ để làm quay chân vịt đã xuất hiện từ năm 1886/
Con tàu mang tên Nautilus do 2 người Anh thiết kế, trang bị 2 động cơ điện 46 mã lực, được cấp điện bởi bình ắc quy. Mỗi giờ tàu được 9,3 hải lý, hành trình tối đa 128,7km. Loại tàu ngầm chạy ắc quy này đã thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới, vì vậy nhiều nước đã đua nhau thiết kế chế tạo.
Năm 1893, Pháp cũng chế tạo một chiếc tàu ngầm chạy ắc quy mang tên Gymnote, do kỹ sư hải quân Pháp Gustav Zédéphụ trách chế tạo. Không lâu sau đó, hải quân Pháp lại chế tạo một chiếc tàu ngầm chạy ắc quy lớn hơn mang tên Gustav Zé”é nhằm kỷ niệm nhà phát minh tàu ngầm Pháp Gustav Zédé. Tàu này dài 45,7m, lượng giãn nước 266 tấn, lớn hơn nhiều so với mấy con tàu trước đó.
Năm 1899, Hải quân Pháp lại thiết kế chế tạ chiếc tàu ngầm chạy bằng ắc quy hoàn thiện hơn mang tên Navier. Chính những chiếc tàu này đã tạo tiền đề để phát triển tàu ngầm động cơ điện sau này.
Tàu ngầm rải thủy lôi đầu tiên trên thế giới
Thủy lôi còn gọi là mìn hải quân là một loại mìn được đặt xuống nước để tiêu diệt các loại tàu thuyền đối phương. Sau khi được gài chúng sẽ nằm chờ đến khi phát nổ do tàu thuyền tác động.
Năm 1904, một nhà phát minh người Nga đã thiết kế chế tạo ra chiếc tàu ngầm rải thủy lôi đầu tiên trên thế giới có tên là Crab. Loại tàu ngầm này được bắt đầu phục vụ trong quân đội vào năm 1915.
Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước Đức, Pháp, Italy cũng chế tạo tàu ngầm rải ngư lôi, nhưng tính năng không thể bằng tàu Crab. Về sau, lực lượng hải quân của các cường quốc quân sự đều có tàu ngầm rải ngư lôi, triển khai tại các vùng biển có chiến sự. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, do thủy lôi được rải bởi tàu chuyên dùng nên tàu ngầm rải ngư lôi không còn được chế tạo nữa.

Đại Dương

Sự thật kinh ngạc trong lịch sử tàu ngầm thế giới (2)

Kiến Thức 1 đăng lại

(Kiến Thức) - Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo, tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới của Pháp là sự thật gây ngạc nhiên.
Tàu ngầm có ngư lôi đầu tiên trên thế giới
Ngư lôi là đạn chính của tàu ngầm tấn công, có thể có điều khiển hoặc không, được bắn từ ống phóng lôi. Dù qua thời kỳ nào thì chúng vẫn có hình dạng tương tự nhau, hình trụ rất dài, có máy tự đẩy và mang theo đầu đạn chứa nhiều thuốc nổ. Ngư lôi mang đầu đạn từ vài chục, vài trăm kg đến nhiều tấn, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường.
Tàu ngầm có khả năng bắn ngư lôi đầu tiên trên thế giới.
Chiếc tàu ngầm có khả năng bắn ngư lôi đầu tiên trên thế giới do một người Thụy Điển và một người Anh hợp tác chế tạo. Nó mang tên Nordfeldt-1 được khởi công chế tạo năm 1881 và hoàn thành năm 1885. Tàu dài 19,51m, rộng 2,74m, lượng giãn nước 60 tấn, sử dụng động cơ hơi nước, có khả năng di chuyển ổn định dưới nước và phóng ngư lôi.
Chiếc tàu ngầm ngư lôi này đã thu hút sự chú ý cao độ của mọi người. Năm 1885, rất nhiều quan chức và chuyên gia hải quân các nước đã đến để tận mắt chứng kiến chuyến chạy thử của tàu ngầm Nordfeldt-1.
Nhiều nước đua nhau đặt mua loại tàu ngầm này, nhưng không được như mong đợi vì loại tàu ngầm này không hoạt động ổn định, không thể tham gia các hoạt động tác chiến. Từ đó, những chiếc tàu ngầm ngư lôi đầu tiên ấy đã dần biến mất trên vũ đài lịch sử hải dương. Nhưng với vai trò là một loại hình tàu ngầm, các loại tàu ngầm ngư lôi khác vẫn lần lượt ra đời và đạt mức hoàn thiện tới ngày hôm nay.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Rất ngạc nhiên khi không phải Liên Xô mà Mỹ mới là quốc gia đầu tiên đóng được tàu ngầm động cơ hạt nhân – chiếc Nautilus (ốc anh vũ) được khởi công chế tạo năm 1950, thử nghiệm từ tháng 1/1954.
Tàu có chiều dài 97,4m, rộng 8,4m, lượng giãn nước tối đa 4.040 tấn, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Nhờ động lực hạt nhân nên tàu có khả năng hành trình vài chục nghìn đến vài trăm nghìn hải lý tàu không phải tiếp nhiên liệu. Dẫu vậy, do hạn chế về lương thực, thực phẩm mà dự trữ hành trình của nó chỉ là 50 ngày với tốc độ 25 hải lý/h.
Tàu ngầm USS Nautilus.
Dẫu vậy, sự xuất hiện của nó đã mở ra một trang sử mới trong việc tàu ngầm có thể hoạt động ngầm lâu dài mà không cần nổi lên mặt nước, khiến cho tính cơ động, tính bí mật và khả năng tác chiến của loại tàu ngầm này được nâng lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Tháng 5/1979, chiếc tàu ngầm hạt nhân được chế tạo đầu tiên trên thế giới này đã bị “loại khỏi biên chế”.
Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới
Với lượng giãn nước lên tới 48.000 tấn, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula Projet 941 (NATO định danh là Typhoon) do Liên Xô phát triển từ những năm 1980 được xem là tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử thế giới .
Lớp Akula dài 175m, rộng 23m, được thiết kế với 2 lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, tốc độ khi lặn 50km/h, lặn sâu tối đa 400m.
Loại tàu ngầm này có khả năng mang số lượng vũ khí khổng lồ gồm: tên lửa đối không 9K38 Igla; ngư lôi 533mm; tên lửa chống ngầm RPK-7; thủy lôi và tên lửa đạn đạo liên lục địa R-39 Rif (20 quả chứa trong hệ thống phóng thẳng đứng D-19).
Tàu ngầm Typhoon.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm R-39 Rif nặng tới 84 tấn, được thiết kế với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn 8.300km. Tên lửa lắp phần chiến đấu kiểu MIRV chứa 10 đầu đạn hạt nhân công suất 100-200 kiloton/đầu đạn.
Có tất cả 5 chiếc Akula được hoàn thiện từ 1976-1988, do sự tan rã của Liên Xô đã khiến cho việc duy trì tàu ngầm khổng lồ này khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện nay, Hải quân Nga chỉ còn duy trì 1 chiếc tàu ngầm Akula mang tên TK-208 Dmitriy Donskoy làm nền tảng phóng thử nghiệm tên lửa liên lục địa Bulava.
Tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới
Đã có to nhất thế giới thì thường sẽ có nhỏ nhất thế giới, trong thế giới tàu ngầm hạt nhân thì nắm giữa vương vị nhỏ nhất là lớp tàu Rubis của Hải quân Pháp.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân này có lượng giãn nước khi nổi chỉ là 2.385 tấn, khi lặn là 2.670 tấn, dài 72,1m, rộng 7,6m, mớn nước 6,4m. Với kích thước này, Rubis được xem là tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới hiện nay.
Tàu ngầm Rubis.
Nhưng chính vì phải nhồi nhét động lực hạt nhân khiến nội thất tàu rất hẹp, nhưng lại có khả năng hoạt động ngầm liên tục 60 ngày trong điều kiện không được cung cấp về hậu cần. Thời gian tuần hàng của tàu này bị hạn chế bởi lương thực thực phẩm mang theo và khả năng chịu đựng của thủy thủ. Loại tàu này có tốc độ tối đa không dưới 25 hải lý/h, độ lặn sâu 500m, không kém mấy so với tàu ngầm của Anh và Mỹ.
Tàu ngầm Rubis được trang bị ngư lôi kiểu dây dẫn, tầm bắn hơn 20km, ngoài ra còn được trang bị tên lửa phóng ngầm chống hạm kiểu SM39, tầm bắn 45km.

Lược sử tàu ngầm quân sự thế giới

PV ,    4 năm trước
Bình luận 0

(GenK.vn) - Dưới biển sâu là những con bạch tuộc khổng lồ, những con cua không có mắt và cả sức mạnh nguyên tử hủy diệt của con người. Trong vòng hơn 100 năm qua, con người đã dần dần hoàn thiện khả năng che giấu sức mạnh khủng khiếp của mình dưới lòng đại dương.

lịch sử tàu ngầm thế giới
Tàu ngầm USS Florida thuộc lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Tháng 5/2013.
Tránh xa khỏi con mắt tò mò của người dân, thoát khỏi các vệ tinh và các máy bay do thám, biển sâu là nơi các quốc gia cất giữ một phần tiềm năng quân sự thực sự của mình. Thế nhưng, xuất phát điểm của tàu ngầm quân sự lại là rất khiêm tốn: Các mẫu tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử chỉ được thiết kế để tấn công các con tàu ở gần bờ hoặc đang ở trong cảng và có động cơ bằng... tay. Turtle - chiếc tàu ngầm điều khiển bằng tay do nhà sáng chế Bushnell phát minh vào thập niên 1770 đã không thể đánh đắm bất cứ một con thuyền nào cả.
lịch sử tàu ngầm thế giới
Mô hình tàu ngầm Turtle trong cuộc Cách mạng Mỹ được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Hải quân Hoa Kỳ, cùng mô hình nhà sáng chế David Bushnell.
Trong suốt một thời gian dài, tàu ngầm quân sự không hoạt động thành công. Đến khoảng 100 năm sau, trong cuộc nội chiến của nước Mỹ, tàu ngầm CSS H.L. Hunley của Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ trở thành chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử có thể đánh chìm thành công một chiếc tàu chiến. Nạn nhân đầu tiên của nó là tàu US Housatonic của quân đội miền Bắc. Tuy vậy, chính tàu Hunley cũng nhanh chóng bị chìm sau đó. Các cuộc khai quật sau này cho thấy rất có thể sau khi gắn thủy lôi vào tàu Housatonic, Hunley đã không di chuyển ra vị trí đủ xa và do đó bị ảnh hưởng bởi vụ nổ.
lịch sử tàu ngầm thế giới
Tranh vẽ tàu H.L. Hunley dựa trên một bức ảnh được chụp vào năm 1863.
Trong khoảng thời gian tiếp theo, tàu ngầm dần dần trở thành một trong các biện pháp chính để bảo vệ các bờ biển. Tư tưởng dùng tàu ngầm để phòng thủ được tiếp tục cho tới khi quân đội Đức dùng tàu ngầm để di chuyển từ bờ biển của họ tới Quần đảo Anh trong Thế Chiến Thứ Nhất. Thế Chiến Thứ Hai đánh dấu sự ra mắt của những chiếc tàu ngầm quân sự với khoảng cách tấn công dài hơn. Ngay cả khi đã sở hữu nhiều tiến bộ về công nghệ, tàu ngầm của Đức, Nhật và Mỹ vẫn dành nhiều thời gian di chuyển trên mặt nước hơn là dưới mặt nước. Tàu ngầm trong Thế Chiến Thứ Hai thường chỉ lặn xuống khi phát hiện máy bay hoặc tàu thủy tới gần.
Càng ngày, khả năng phát hiện tàu ngầm của các bên tham chiến càng trở nên tốt hơn, do đó Liên Xô và Mỹ đã đẩy mạnh nghiên cứu để phát triển ra các mẫu tàu ngầm có thể dành nhiều thời gian dưới nước hơn. Phần lớn các nghiên cứu này được dựa trên các đột phá mà quân đội Đức Quốc Xã phát triển trong giai đoạn sau của cuộc chiến.
lịch sử tàu ngầm thế giới
Mô hình vẽ tàu ngầm Type XXI của Đức do Hải quân Mỹ phác thảo.
Tàu ngầm Hạng XXI của Đức Quốc Xã, một chiếc tàu ngầm tân tiến hơn tất cả các mẫu tàu ngầm của quân đội Đồng Minh, đã được cả Nga và Mỹ nghiên cứu. Công nghệ từ XXI được áp dụng vào các mẫu tàu ngầm tiếp theo, ví dụ như ống thông hơi để tái tạo không khí và các loại cảm biến tân tiến, đã giúp tạo ra bước tiến lớn tiếp theo cho lĩnh vực phát triển tàu ngầm.
Đỉnh cao của các bước tiến này là vào năm 1955, khi tàu ngầm USS Nautilus được trang bị năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ lập kỷ lục mới về thời gian ẩn mình dưới nước trong một chuyến đi tới Puerto Rico. Chuyến đi này có 2 mục đích: Biểu dương sức mạnh quân sự đối với Liên Xô trong Chiến Tranh Lạnh, và thay đổi hoàn toàn cách nghĩ về tàu ngầm quân sự - với vai trò vũ khí chiến tranh. Hyman Rickover, đô đốc "bảo thủ và cứng rắn" nhất của Hải quân Hoa Kỳ, là người trực tiếp dẫn đầu dự án Nautilus.
lịch sử tàu ngầm thế giới
Tàu ngầm hạt nhân trở thành một hiện tượng văn hóa, sau chuyến đi của Nautilus.
Tàu ngầm có lò phản ứng hạt nhân có thể giúp tàu di chuyển trong hàng tuần liên tục, không cần nổi lên bờ. Bởi vậy, giới hạn duy nhất cho khả năng quân sự của các con tàu này là lượng thực phẩm cần thiết cho các thủy thủ.
Chuyến đi của Nautilus vào năm 1955 là một cú sốc lớn cho Liên Xô. 2 năm sau, Nga đáp trả với sự ra mắt của K3 Leninsky Komsomol. Trong khi tàu ngầm hạt nhân cho phép Mỹ và Nga có thể tấn công tàu thủy một cách bí mật, khả năng ở dưới nước hàng tuần lễ liền giúp tạo ra một vũ khí chiến lược mới: tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.
lịch sử tàu ngầm thế giới
Ảnh chụp tàu K3 Leninsky Komsomol.
Các mẫu tàu ngầm mới cùng với cuộc đua tên lửa không gian, các mối đe dọa hạt nhân và các nguy cơ tiềm ẩn trong Chiến tranh lạnh đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Bất cứ lúc nào, Mỹ hoặc Nga cũng phải đối mặt với nguy cơ một đầu đạn hạt nhân "bỗng dưng xuất hiện" từ những chiếc tàu ngầm nằm ngoài biển sâu – mối lo ngại này đã trở thành nội dung cho cuốn sách The Hunt for Red October và cũng có ảnh hưởng lớn tới văn hóa Mỹ thời điểm đó. Cả Mỹ và Nga đều sản xuất ra 2 loại tàu ngầm chính: Loại đi săn (tàu tấn công) và loại phá hoại/phòng ngự (tàu lớn).
Cuộc chiến giữa Mỹ và Nga trong Chiến tranh lạnh chủ yếu là thông qua quá trình theo dõi nhau. Cuộc chiến "lạnh" này đã chính thức kết thúc khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong những năm cuối của Chiến tranh lạnh, Mỹ đã phát triển ra dòng tàu ngầm Seawolf, đây là một trong những dòng tàu tấn công nhanh nhất, lặn sâu nhất và bền bỉ nhất trong lịch sử nhân loại.
lịch sử tàu ngầm thế giới
USS Seawolf. Ảnh của Hải quân Mỹ.
Seawolf được thiết kế với mục đích chính là săn đuổi các con tàu lớn của Liên Xô trên đại dương, song sau Chiến tranh lạnh, cục diện cuộc chơi lại một lần nữa thay đổi. Sau khi sản xuất ra 3 chiếc Seawolf, Mỹ phát triển một dòng tàu ngầm mới với nhiệm vụ phòng thủ gần bờ hơn là ngoài biển: Tàu ngầm lớp US Virginia.
Tàu ngầm lớp US Virginia là dòng tàu ngầm chuyên đi tàu ngoài bờ biển nhằm thu thập thông tin tình báo, và cũng để hỗ trợ các nhóm đặc nhiệm. Ngược lại, đội quân tàu ngầm của Nga bị lãng quên. Trong khi không thể phát triển một đội tàu ngầm tuần tiễu trong nhiều năm liền, Nga vẫn hiểu rất rõ về tàu ngầm hạt nhân và hiện cũng đang phát triển nhiều lớp tàu ngầm mới.
Trong khi cả Mỹ và Nga đều dựa dẫm vào tàu ngầm hạt nhân, các thế lực khác đang nghiên cứu phát triển các động cơ diesel. Công nghệ động lực không cần không khí AIP giúp tàu ngầm không cần tới các ống thông hơi mà vẫn có thể hoạt động tốt. Do cuộc đua tàu ngầm giữa Mỹ và Nga đã ngừng lại, các mẫu tàu ngầm mới chủ yếu được phát triển để hoạt động gần bờ. Hiện nay, Đức, Thụy Điển, Pháp, Nga và Tây Ban Nha cùng các quốc gia khác đang tham gia xuất khẩu cho một cuộc đua tàu ngầm mới đang diễn ra do các tranh chấp tại Biển Đông.
Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang tự phát triển các mẫu tàu ngầm nội địa. Đâu đó dưới mặt biển thầm lặng, cuộc đua vũ trang đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, từng phút từng giây.
Theo Popsci, VnReview

Lịch sử tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới

Cách đây 60 năm, chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo được hạ thủy, đánh dấu bước phát triển cách mạng trong lịch sử nền công nghiệp đóng tàu ngầm thế giới.

1-6723-1390366111.jpg
Lễ hạ thủy tàu ngầm Nautilus. Ảnh: US Navy
Lễ hạ thủy diễn ra vào ngày 21/1/1954, tại nhà máy đóng tàu Groton, bang Connecticut, với sự xuất hiện của tổng thống Dwight Eisenhower. Con tàu này được mang tên Nautilus, trùng tên với chiếc tàu trong tiểu thuyết viễn tưởng “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của nhà văn Pháp Gabriet Verne.
Ý tưởng đóng tàu ngầm đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Chiếc tàu ngầm đầu tiên do kỹ sư người Hà Lan Cornelius van Drebble thiết kế theo lệnh của vua nước Anh và được thử nghiệm thành công vào năm 1620. Tại Nga, Piot Đại đế cũng từng ra lệnh đóng những con tàu như vậy.
Nhưng hạm đội tàu ngầm đúng nghĩa chỉ thực sự được phát triển trong thời gian trước Thế chiến thứ nhất. Khi đó, tàu ngầm được sản xuất hàng loạt, được trang bị động cơ diesel cho hành trình trên mặt nước và động cơ điện khi lặn. Các động cơ diesel đều có một máy phát điện đi kèm để nạp điện cho các ắc quy của tàu.
Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, tàu ngầm thực sự là một loại vũ khí đáng gờm trên biển. Trong suốt cuộc chiến, 600 tàu ngầm của các nước tham chiến đã đánh chìm 55 tàu tuần dương và vận tải, 105 tàu khu trục cùng 33 tàu ngầm của đối phương.
Trong Thế chiến thứ hai, các hạm đội tàu ngầm phát triển mạnh và hoạt động ở tất cả các tuyến hàng hải trên thế giới. Sau chiến tranh, các tàu ngầm thế hệ mới xuất hiện, là mẫu tàu ngầm sử dụng năng lượng nguyên tử.
Mỹ là nước đi đầu trong cuộc chạy đua này. Dự án đóng tàu ngầm thế hệ mới được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Đô đốc Hyman Rickover, người được coi là cha đẻ của Hạm đội hạt nhân Mỹ. Sau lễ hạ thủy năm 1954, tàu Nautilus chính thức được đưa vào biên chế của Hải quân Mỹ 8 tháng sau đó.
Tính ưu việt của Nautilus
Tàu ngầm Nautilus có hình dáng bên ngoài giống các tàu ngầm lớp XXI của Đức, từ phần mũi hình tròn, hình dạng thân tàu đến chân vịt. Đường kính của tàu rộng 8,2 m, chiều dài đạt 97 m, nên không gian bên trong rất rộng. Tàu gồm có phần mũi, các khoang dành cho thủy thủ, nhà bếp, trung tâm điều khiển, khu chứa động cơ và bánh lái.
Khi lặn dưới nước, Nautilus có thể di chuyển với tốc độ 23 hải lý/h (42,5 km/h), tốc độ trên mặt nước đạt 20 hải lý/h (37 km/h). Đây đều là tốc độ kỷ lục vào thời điểm đó. Lượng giãn nước khi nổi  là 4.157 tấn, khi lặn là 4.222 tấn. Tổng công suất động cơ là 13.800 mã lực. Kíp thủy thủ của tàu gồm 105 người, trong đó có 13 sĩ quan và 92 thủy thủ.
Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 26 quả ngư lôi. Trong quá trình thiết kế, các kỹ sư đã tính tới khả năng bố trí trên tàu tên lửa RGM-6 Regulus, nhưng do quá phức tạp và không tìm ra giải pháp kỹ thuật để thực hiện nên họ đã không thể thực hiện được ý tưởng này.
Khác với tàu ngầm lớp điện - diesel , Nautilus sử dụng lò phản ứng nguyên tử, nên không cần thường xuyên nổi lên mặt biển để nạp không khí và không phải thường xuyên nạp nhiên liệu. Tàu có thể lặn dưới nước trong một thời gian rất dài và chạy với vận tốc cao trên một hải trình dài gần như không hạn chế. Nhưng đây chỉ là tính toán trên nguyên lý, còn trong thực tế vẫn có nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác bảo đảm cho kíp thủy thủ.
Ngay sau khi được đưa vào khai thác, các chuyên gia Hải quân Mỹ đã đi đến kết luận rằng, hệ thống radar và máy bay chống ngầm, vốn hoạt động rất hiệu quả trong Thế chiến thứ hai, gần như bất lực trước tàu ngầm thế hệ mới này. Khả năng nhanh chóng thay đổi độ sâu, cùng tốc độ cao, cũng như thời gian lặn sâu dưới nước của Nautilus buộc các nhà quân sự phải xem xét lại chiến thuật chiến tranh tàu ngầm trên thế giới.
Hạn chế kỹ thuật
Cũng giống như bất kỳ chiếc tàu đầu tiên của một thế hệ tàu ngầm mới nào khác, Nautilus cũng bộc lộ nhiều nhược điểm kỹ thuật. Hai nhược điểm lớn nhất là tiếng ồn lớn và độ rung mạnh. Khi tàu vận hành ở tốc độ 15 - 17 hải lý/h (27,7-31,4 km/h), các thủy thủ không thể nghe được tiếng nói của nhau do tiếng ồn quá lớn. Lúc này, dao động rung của các kết cấu tàu có tần số lên đến 180 Hz, làm ảnh hưởng đến độ bền, gây khó khăn cho việc phóng và điều khiển ngư lôi.
Một nhược điểm khác là nếu như tàu chạy với tốc độ 4 hải lý /h (7,4 km/h), thì thiết bị định vị sóng âm thanh của tàu đã gần như không hoạt động được. Các nhược điểm trên của Nautilus đều được tính tới khi thiết kế thế hệ tàu ngầm nguyên tử sau này.
Các kỷ lục của Nautilus
nautilus-4536-1390533502.jpg
Tàu ngầm Nautilus thực hiện nhiệm vụ trên biển. Ảnh: US Navy
Ngay sau khi được hạ thủy, Nautilus đã lập kỷ lục về thời gian lặn sâu liên tục dưới biển, đạt mức trên 90 giờ, với quãng đường 1.213 hải lý ( 2.250 km).
Ngày 3/8/1958, tàu này đã lập một kỷ lục mới, khi lần đầu tiên đến được đỉnh cực Bắc của trái đất. Nautilus vượt qua một quãng đường dài 3.400 km sau 100 giờ lặn ở độ sâu trung bình 100 m, dưới lớp băng dày của Bắc Băng Dương.
Để thực hiện chuyến đi này, cả kíp thủy thủ đã phải tiến hành chuẩn bị rất công phu và mãi đến lần thứ năm thì mới thành công. Khó khăn lớn nhất gặp phải trong công cuộc chinh phục Bắc cực là khi vượt qua eo biển Bering, với lớp băng dày đến 18 m. Lần đầu tiên khi đi qua eo biển này, các thủy thủ đã phải quay đầu lại, vì đáy lớp băng gần sát với đáy biển. Lần vượt eo biển thứ hai đã thành công, và Nautilus đã lặn dọc theo bờ Alaska đến Bắc cực, rồi quay lại bên bờ đảo Greenland.
Các cuộc thử nghiệm của Nautilus diễn ra trong khoảng thời gian đỉnh điểm của cuộc chạy đua công nghệ Liên Xô- Mỹ. Washington đã lạc hậu hơn so với Moscow trong lĩnh vực vũ trụ, khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957. Chính vì vậy, việc phải vượt trội Liên Xô trong một lĩnh vực nào đó trở thành vấn đề danh dự đối với nước Mỹ. 
Hiện nay, thế giới có 5 quốc gia sở hữu tàu ngầm nguyên tử tự sản xuất là Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, với tổng số lên đến hơn 100 tàu thuộc các lớp khác nhau. Trong đó, Mỹ là nước có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất, với hơn 70 chiếc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là một trong những nước sở hữu tàu ngầm nguyên tử đầu tiên. Đó là chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 971 Shuka-B, mà Ấn Độ thuê của Nga trong thời hạn 10 năm.
Tàu Nautilus có mặt trong biên chế tác chiến của Hải quân Mỹ đến năm 1972, sau đó chỉ để sử dụng cho mục đích huấn luyện. Ngày 6/6/1985, tàu này được chuyển giao cho Bảo tàng Hải quân Mỹ. Nautilus neo đậu vĩnh viễn tại cảng Groton, bang Connecticut, với hàng trăm nghìn khách du lịch đến đây mỗi năm, để chiêm ngưỡng thành tựu công nghệ một thời này.
Lê Hiếu (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét