Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 80

(ĐC sưu tầm trên NET)

               Vì sao lính Mỹ hết hồn khi lần đầu tiên chạm trán xe tăng Việt Nam trên chiến trường?

Đặng Minh Nhuận, người tham gia chỉ huy trận Ấp Bắc (1)

Trận Ấp Bắc đã có tiếng vang cả nước và trên thế giới. Theo dòng lịch sử, có người hỏi, người chỉ huy trận đánh nổi tiếng đó là ai, nhất là thế hệ trẻ tìm hiểu tên, họ quê quán người anh hùng để tri ân người đã làm rạng danh truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Trong bài này chỉ đề cập một phần của một mũi chiến đấu của Đại đội 1, do Đặng Minh Nhuận chỉ huy, phản ánh từ hai phía để suy nghĩ và “quyển nhật ký” của người Đại đội trưởng để lại là một di sản quý, tuổi trẻ yêu nước với lý tưởng hoài bão lớn không thể không biết đến.
Trận Ấp Bắc
Với phương tiện tạo sức cơ động nhanh, sức tấn công ác liệt, hai năm 1961 – 1962, Mỹ – ngụy đã giành thế chủ động một số chiến trường. Mỹ đã huênh hoang với những chiến thuật tân kỳ “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, “bủa lưới phóng lao”, “phượng hoàng vồ mồi”… Chúng sẽ làm chủ mặt đất, mặt nước và trên không. Từ “uy lực vô biên” này đã gây chiến tranh tâm lý. Không ít người quan tâm đến thời cuộc với tư tưởng “băn khoăn, lo lắng”. Câu hỏi đặt ra : “Làm sao đối đầu với Mỹ – ngụy và đánh thắng Mỹ – ngụy với thiết bị và vũ khí trang bị đến tận răng như thế?”.
Suốt năm 1962, Mỹ – ngụy gấp rút triển khai kế hoạch Staley – Taylor nhằm giành toàn thắng trong vòng 18 tháng với hai biện pháp chủ yếu : một là lập ấp chiến lược dồn dân, vừa thanh lọc tiêu diệt người yêu nước, hai là dùng vũ khí tối tân ra sức càn quét tiêu diệt lực lượng quân sự, đặc biệt là bóp chết du kích chiến, sẵn sàng lập nhà tù “thà tù đày lầm hơn thả lầm”. Ý đồ chúng giành toàn thắng vào năm 1963.
Từ âm mưu đó của địch, ta cũng kịp thời qua thực tế rút ra một số kinh nghiệm : muốn tiêu diệt địch thì phải giữ mình. Muốn tấn công thì phải biết cách phòng ngự. Ở bất cứ địa hình nào, để tồn tại trước hỏa lực địch phải có công sự chiến đấu : hố cá nhân và hào tập thể. Địa hình trống trải, chiến đấu không thoát ly công sự, không để lộ đội hình, dũng cảm đánh địch ban ngày và cơ động ban đêm, linh hoạt sáng tạo, bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Kết luận : Lòng dũng cảm, mưu trí, thông minh, ý chí cách mạng của con người quyết định chứ không phải vũ khí, phương tiện quyết định (như đế quốc Mỹ lầm tưởng).
Trận Ấp Bắc là nơi đối đầu lịch sử. Cả hai bên gặp nhau tại điểm hẹn nhưng lực lượng không cân xứng.
Bên địch có 3 tiểu đoàn – Sư 7 bộ binh – Vùng 4 chiến thuật, do Tư lệnh Sư đoàn – Đại tá Bùi Đình Đạm – chỉ huy, Chiến đoàn Bảo an do Thiếu tá Tỉnh trưởng Định Tường Lâm Quang Thơ chỉ huy. Một tiểu đoàn dù thuộc Bộ Tổng Tham mưu ngụy, hai trung đội biệt kích, 3 tàu chiến, một chi đoàn xe thiết giáp M.113 chở quân đột phá, 15 máy bay trực thăng đổ quân, 7 máy bay vận tải quân dù (C.123), 5 trực thăng vũ trang, 8 máy bay ném bom, 4 trinh sát L.19, hàng chục pháo 105 ly yểm trợ hành quân.
Chỉ huy tổng hợp cấp Sư đoàn có Đại tá Bùi Đình Đạm, cố vấn cao cấp Sư đoàn – Trung tá John Paul Vann và nhiều cố vấn chuyên môn khác. Sau còn có thêm Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao – Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật, Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm – Tham mưu trưởng Liên quân ngụy đến tham chiến.
Bên ta, tương đương một tiểu đoàn ghép hoàn chỉnh, gồm một đại đội chủ lực Quân khu 8 do Đặng Minh Nhuận – Trung úy, Đại đội trưởng – chỉ huy, một đại đội địa phương quân Mỹ Tho, một trung đội địa phương quận Châu Thành, một trung đội công binh tỉnh và du kích 3 xã Tân Phú, Tân Hội, Điềm Hy.
Trong Ban chỉ huy, Chỉ huy trưởng là đồng chí Hai Hoàng – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 261, Quân khu 8, Đặng Minh Nhuận – Đại đội trưởng Đại đội 1 (của D.261), Phạm Văn Thư – CTV Đại đội 1 và một số đồng chí khác.
Nhật ký của Đặng Minh Nhuận ghi lại : Sáng ngày 2/1/1963, mặt trận tại Ấp Bắc (xã Tân Phú – Mỹ Tho) diễn ra trận đánh suốt từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, chiến đấu suốt 14 tiếng đồng hồ, phải chủ động mở 5 đợt tiến công.
Ở mũi Đại đội 1, Đặng Minh Nhuận chỉ huy. Nhật ký ghi :
6 giờ sáng, địch đổ quân với 15 trực thăng ngay đội hình Trung đội 3. Trung đội 3 nổ súng. Địch ngoài đồng cố bám bờ ruộng kháng cự, địch nằm chết dí. Lại đổ quân cánh đồng phía sau lưng Trung đội 3. Pháo bắn bừa bãi vào chân vườn.
Tin tức động viên sẵn sàng tiếp tục chiến đấu.
9 giờ, địch củng cố đội ngũ, tấn công tập trung vào Trung đội 3. Tôi đến bên đồng chí bắn khẩu đại liên, lệnh truyền kiên quyết hạ trực thăng. Vì sương mù, trực thăng phải bay vòng rồi mới đáp.
- Bắn!
Tất cả các loại súng đều ngắm đoàn “Phụng Hoàng” (trực thăng) nhả đạn : một chiếc CH21 nhào liền tại chỗ. Cả đoàn trực thăng như ong vỡ tổ, 5 chiếc HU1A trúng đạn. Địch trút 2 trung đội xuống cánh đồng. Vừa lúc ấy, ở xóm Bàn Rô – đồng Cà Dăm, máy bay trực thăng bốc cháy, khói mù mịt. Súng cối ta bắn vào đội hình địch vừa đổ quân, lớp chết lớp bị thương. Chúng cố bám bờ ruộng. Chiếc L.19 quan sát chỉ điểm, 2 khu trục, 5 HU1A bay xối đạn đại liên hỏa tiễn vào trận địa. Có một tân binh súng bị kẹt đạn. Tôi lấy khẩu trường Mas chỉ cách bắn tỉa cho đồng chí ấy. Tôi nhả đạn. Một chiếc HU1A chúc đầu xuống. Nó xịt khói, bốc cháy. Đồng chí tân binh cười rất tươi.
Trên trời, 2 khu trục, một L.19 công kích hướng đại liên bắn cháy hai chiếc trực thăng. Pháo địch từ Long Định, Cai Lậy dội vào như mưa.
Khẩu cối hết đạn, rút về phía sau, súng trường ở lại. Điều Tiểu đội 1 lên xung phong bắn trực thăng. Địch rút lui ra giữa đồng.
10 giờ. Sau hồi bắn tỉa, ta tổ chức tập trung diệt hai ổ đại liên địch. Trung đội 2, 3 bị địch đánh bom ác liệt. Khẩu trung liên hết đạn. Tôi lệnh cho đạn tiếp tế. Đồng chí Hưởng – CTV Trung đội 3, Hải – Tiểu đội trưởng, Dũng – trinh sát bị thương.
- Động viên trạm cứu thương. Đưa số bị thương ra tuyến sau tránh phi pháo.
Mặt đất rung chuyển như thuyền trên sóng. Lửa napal cháy. Các dân công đến hỏi thăm, tiếp đạn.
- Chúng tôi kiên quyết chặn địch suốt ngày, không để chúng mở mũi vào – Các mẹ, các chị tiếp tế lương thực trong bom đạn.
Một L.19, hai khu trục, hai B26 cùng pháo liên tiếp trút bom đạn.
Địch củng cố một trung đội, thấy tôi, bắn tỉa, may kịp thời tránh khỏi. “Phải diệt chúng nó!”. Tôi lấy khẩu garant kê lên bệ tỳ. Súng bốc khói. Tên giặc đi đầu ngã lăn. Phát đạn có tác dụng “một viên đạn, một quân thù!”.
11 giờ 30, xe lội nước M113 lấp ló trong trận địa.
Trung đội 2, Trung đội 3 chưa về kịp. Ba lần phái trinh sát kêu, nhưng bị địch đánh bom chia cắt, chưa về được.
Tiểu đội 1 bám công sự, chuẩn bị trom long, thủ pháo đánh xe lội nước M113.
Khẩu lệnh : “Kiên quyết giữ vững trận địa! Chết nằm tại chỗ, không lùi bước! Có chết cũng phải ngoảnh mặt về phía quân thù!”.
Khẩu lệnh truyền động viên tinh thần quyết chiến quyết thắng.
Lúc mưa bom bão đạn, cứ qua mỗi đợt, các đồng chí hỏi anh Bảy đâu rồi, anh Bảy có sao không? Thực ra, tôi không có công sự, chạy tới chạy lui động viên anh em. Nếu đứng một chỗ chắc bị lìa đời.
12 giờ, Trung đội 2 về tới trận địa, tiếp tục chiến đấu. Trung đội địa phương quân, trước ác liệt, tên Đức hèn nhát bỏ đội hình chạy mất.
Lực lượng trong tay tôi chỉ còn một nửa. Củng cố đội ngũ. Cho trinh sát báo cáo với Tiểu đoàn trưởng quyết tâm Đại đội 1 : “Còn một người cũng giữ vững trận địa!”.
Với lực lượng còn lại, củng cố, nơi nào bị uy hiếp nặng, điều nơi khác đến bổ sung. Có khi một khẩu súng trường cũng tận dụng hết sức quý giá!
Nguyễn Long Hồ - Theo sách Những người con trung hiếu

Đặng Minh Nhuận, người tham gia chỉ huy trận Ấp Bắc (2)

2 giờ 30 phút, kèn địch từ bên ngoài thúc quân nổi lên. Đoán chúng bị bắn tỉa chết, bị thương nên lực yếu. Hô xung phong mà nằm chết dí một chỗ.
Khẩu trung liên của ta bị kẹt đạn, một khẩu khác bị trúng đạn nên không bắn được. “Ai bảo vệ trung liên?” – đồng chí Nguyễn Văn Đừng – Tiểu đội trưởng – hỏi.
- Có tôi! – Như một thiên thần, với khẩu garant trong tay, Hùng Cảo – Tiểu đội phó – bắn bạc cú vào đầu bọn xạ thủ đại liên ngồi trên xe lội nước.
Hết đạn, tiết kiệm từng viên một.
Đồng chí Đừng ném quả thủ pháo vào chiếc M.113 đi đầu, nổ tung dưới lườn xe. Các chiếc còn lại ào ạt tràn lên.
Đồng chí Chiến, tân binh, chĩa thẳng trom long vào xe. Đạn nổ bốc khói. Đừng lại nhô lên, còn trái thủ pháo cuối cùng ném thẳng vào chiếc M.113 nổ tung.
“Tiểu đội gang thép” tấn công đợt thứ tư, đánh tan xác 4 chiếc M.113. Đừng, Hùng, Công hy sinh. Minh, Thùy, Dương bị thương.
Trời sắp tối. Địch dạt ra đồng. Dự đoán địch củng cố lực lượng đánh vét cú chót. Lúc này, Trung đội 3 về tới, củng cố lực lượng. Trong tay chỉ còn một đại liên, 3 trung liên, 15 súng cá nhân.
Hình như còn bao nhiêu bom đạn, địch trút hết xuống Ấp Bắc.
7 chiếc C.47 bay vòng qua trận địa.
- Chuẩn bị đánh quân dù và bẻ đầu xe lội nước! Thời gian lúc này đã thuộc về chúng ta!
Các chiến sĩ chuyền nhau động viên phấn khởi với khẩu lệnh “Sẵn sàng!”.
4 giờ 30, Tiểu đoàn 8 – Lữ đoàn dù thuộc quân dự bị Bộ trưởng Tham mưu đổ quân trắng cả cánh đồng phía trước trận địa, phía bên phải.
Xe lội nước ùn ùn nhả đạn, vừa bắn hỗ trợ bọn dù xông vào.
Các tay súng của ta đợi chúng vô gần tới chân vườn tập trung nhả đạn. Cuộc giao tranh, địch chỉ cách 30 thước, 20 thước, ta mới nổ súng.
Đồng chí Sơn hạ một xe M.113. Tiểu đoàn dù, con cưng của địch, chủ quan bị đánh tơi tả khi vừa đổ quân lò dò sắp gần tới chân vườn.
6 giờ, địch gom thương binh dạt ra ngoài. Thiết xa vận quay đầu trở lại.
Mấy chiếc trực thăng bay tạch tạch định cứu mấy thằng Mỹ. Đại liên ta nổ giòn, bốc cháy, buộc phải hạ tại xóm Bàn Rô.
Trận tấn công thứ 5 kéo dài ngót một tiếng. 6 giờ 30, anh em chiến sĩ dự kiến tập kích vào ban đêm. Song cả ngày, anh em chiến sĩ mệt nên được lệnh rút quân”.
Đặng Minh Nhuận đêm hôm qua hành quân đến một giờ sáng. Phần mệt, khuya ăn cơm chưa được nửa chén thì trinh sát báo trực thăng đổ quân trước trận địa không đầy một cây số. Tinh thần chiến đấu sôi sục. Cả ngày đội bom đạn. Chiến công giục giã qua cơn mệt. Dù ăn không đầy chén cơm nhưng Đặng Minh Nhuận quần với địch suốt ngày vẫn thấy no lòng.
Đánh giá từ hai phía
Trận Ấp Bắc đã gây tiếng vang từ hai phía : bọn địch đánh giá ‘thắng trận” bằng nhiều kiểu cách khác nhau, thậm chí chửi bới lẫn nhau.
Phóng viên Mỹ Neil Sheehan viết ở mũi Đại đội 1 do Đặng Minh Nhuận chỉ huy : Đại đội trưởng ở Ấp Bắc (tức Đặng Minh Nhuận) chỉ huy Đại đội số 1 – đại đội cơ động mạnh của Tiểu đoàn 261, còn tăng cường thêm hai tiểu đội súng máy, một trung đội có đại liên và cối 60 ly. Tiểu đội trưởng đã kiểm soát chiến sĩ bằng cách sử dụng rạch nước sông vào khoảng hai thước, phía sau con đập là giao thông hào. Họ bám sát bờ nước sâu tới bụng để tránh tầm quan sát của máy bay.
Họ từ hố cá nhân này cho đến hố cá nhân khác nhắc nhở mỗi chiến sĩ về những yếu điểm của xe thiết giáp. Họ thuyết phục chiến sĩ rằng : Nếu biết sử dụng cái đầu cũng như sử dụng vũ khí thì sẽ đánh thắng xe thiết giáp. Họ nói : Nếu phải chết thì chọn cái chết cho đàng hoàng, phải chiến đấu còn hơn là trốn chạy, bị đốn ngã như con trâu. “Họ kiểm tra vũ khí chiến sĩ để khỏi bị trở ngại lúc tác chiến”.
Máy bay trực thăng H.21
Khi đại đội Ấp Bắc bắn hạ được mấy chiếc trực thăng, tin “chiến thắng” loan đi khắp đại đội, nâng cao lòng tin của họ, sẵn sàng đối phó trên chiến trận đánh với thiết xa vận M.113.
“Bình thường, chỉ cần một đợt oanh tạc của Huey (trực thăng cá chép) cũng đủ đè bẹp hỏa lực ở mặt đất, nhưng lần này thì không. Việt cộng đã ăn miếng trả miếng. Đạn vạch sáng của đại liên và trung liên Bar bắn lên khi chiếc Huey chúi mũi xuống oanh tạc. Các phi công không thể nhắm mục tiêu chính xác được vì tất cả các hố cá nhân đều ẩn dưới tán lá cây. Họ (Mỹ) run lên vì gặp đối thủ quá bất ngờ. Họ dồn hỏa lực xuống phía hàng cây. Tất cả các chiếc H.21 đều bị ăn đạn. Chiếc sau ăn đạn nặng hơn chiếc trước”.
“Đang ngồi trên chiếc L.19, Vann tức giận về hành động chỉ huy (cố vấn) liều lĩnh thiếu cân nhắc này. Chiếc Huey của Phi đội trưởng quay trở lại, nghiêng mình để tìm chỗ đáp, được che chở sau hai chiếc H.21. Nhưng khi vừa đến nơi thì ăn đạn của du kích. Họ bắn liên hồi cho đến khi cánh quạt bị trúng đạn. Chiếc Huey bị lật sang bên phải và đâm sầm xuống ruộng lúa phía sau hai chiếc H.21 độ 50 thước. Việt cộng lập thành tích mới trong trận chiến. Chỉ trong 5 phút, họ bắn hạ 4 chiếc trực thăng. Việt cộng đã bắn trúng 15 trực thăng, duy nhất chỉ 2 chiếc Huey không bị thương.
Arould Bowers, 29 tuổi, từ công nhân viên bò sữa Minosota tình nguyện vào Sư đoàn 101 không quân Mỹ, thuộc loại hiệp sĩ, hiếu chiến, chưa từng ra trận, mới đến Việt Nam 8 tháng rưỡi, chẳng có kinh nghiệm gì ngoài sách vở thuộc lòng ở trường huấn luyện. Chiếc trực thăng thực hiện phi xuất thứ hai, đổ quân xuống ruộng lúa. Cánh đồng đất sình nước ngập mắt cá với một tiểu đội bộ binh, có viên Thiếu úy Việt Nam chỉ huy đại đội đó. Viên sĩ quan Việt Nam này hồi chưa lên máy bay nói tiếng Anh rất rành vì được đào tạo tại khóa sĩ quan bộ binh ở Jort Benning, nhưng giờ đây, cố vấn Bowers kêu y thúc quân đánh vào chân vườn thì y lắc đầu nói không hiểu tiếng Anh nhiều nên không chấp hành. “Bowes thúc giục viên Thiếu úy một lần nữa. Anh ta nhìn bằng đôi mắt sợ hãi và ép mình xuống nước!”.
“Sau khi bị Việt công bắn tỉa, cuộc thúc quân tiến vào không kết quả!”. Bowers chồm dậy, chạy về phía chiếc trực thăng Huey. Động cơ còn nổ, do không còn sức cánh quạt nên động cơ rú lên như điên. Bowers sợ hơi nóng chuyển sang bốc cháy bình xăng. Viên phi công bỏ chạy ra ngoài, trốn sau mô đất để tránh đạn, Bowers kêu không lên tiếng. Cạnh đó, chiếc máy bay khác bị lật nghiêng. Bowers đến mở cửa kéo viên phi công ra. Anh ta bị thương chân, tay choàng qua cổ Bowers khập khễng theo anh đến mô đất tránh đạn.
Bowers trở lại cứu viên Trưởng đoàn là William Deal (1), Trung sĩ, người cao lớn đang kẹt trong máy bay ở ghế sau. Đạn chĩa về phía chiếc máy bay. Bowers đạp cửa kính, mở sợi dây dưới cằm để lột nón phi công bằng nhựa. Đang lúc hì hục lôi Deal ra khỏi cửa máy bay thì Deal đã chết vì viên đạn xuyên qua đầu. Động cơ bị cháy. Bowers nghe tiếng nổ, hốt hoảng “Lạy Chúa! Lạy Chúa!”.
Bài báo Niel Sheehan viết : “Đứa con trai 7 tuổi của Deal ở tại Marys Landing New Jersey, xem truyền hình về trận Ấp Bắc, thấy được cha nó trên chiến trường vào đúng cái ngày cha nó tử trận. Khi cả nhà xem bản tin, có đoạn phim ngắn chiếc trực thăng vừa mới rơi trong cuộc hành quân, em đã la toáng lên : “Mẹ ơi! Xem kìa, cha kìa!” thì 6 giờ sau, gia đình Deal nhận điện báo tang từ Lầu Năm góc”.
Bowers bò qua chiếc trực thăng khác, gặp một lính Nam Việt Nam (ngụy), binh nhất, ngồi nấp dưới cánh quạt trực thăng và Donald Braman. Braman là cố vấn Trưởng toán chuyên viên bậc 4, đang bị thương trong máy bay. Bowers cố kéo Braman ra, nhưng 10 lần chồm vô kéo đều bị du kích bắn tỉa. Sau một lúc, không còn tiếng súng.
Lấy nước bình-ton cho Braman uống, băng vết thương, Braman lấy tấm ảnh của vợ được bọc nhựa đặt trên ngực. Bowers động viên : “Đừng bận tâm, vết thương nhẹ, không sao!”
————————-
(1) 3 cố vấn Mỹ chết : Trung sĩ Dael – 36 tuổi, Braman – phi công, tử thương sau 3 giờ, không trực thăng đến cứu và Đại úy Kewneth Good – 32 tuổi
Nguyễn Long Hồ - Theo sách Những người con trung hiếu

Đặng Minh Nhuận, người tham gia chỉ huy trận Ấp Bắc (3)

Qua thử lửa chiến trường, Bowers mới thấy được thực tế : Khi nhắc quân Việt Nam tiến quân thì viên chỉ huy nói không rõ tiếng Anh “lắc đầu”. Khi mượn máy truyền tin điện về cấp trên, họ sợ bày vẽ kiểu này kiểu khác đưa họ chết nên họ không cho mượn, nói đang để tần số nghe truyền lệnh cấp trên. Còn khi mượn truyền tin gọi cấp trên cho máy bay oanh tạc, cho pháo bắn yểm trợ thì họ sẵn sàng. Nhưng kêu chi viện yểm trợ đâu phải dễ dàng, nên họ thiếu tin. Ngay cả máy bay dội bom lân tinh (napal), thúc họ tiến quân thì họ nói hơi lân tinh làm cho họ ngạt thở nên không tiến quân được. Thế mà quân Việt cộng vừa đội bom vừa đi chiến đấu, “Bowers cảm thấy khâm phục Việt công !”.
Hai người lính đứng cạnh Bowers bỗng nhiên bị té nhào chết. Bowers tìm không phải đạn bắn tỉa từ bên phải, bên trái, mà đối phương leo lên ngọn cây bắn tỉa xuống nên trúng phóc. Loại bắn kiểu này “sách vở Mỹ” và “binh thơ yếu lược” không có nên Bowers rất ngạc nhiên.
Điều rất đau lòng của cố vấn Bowers là khi gay gắt ra lệnh, viên Trung úy Việt Nam (ngụy) không chấp hành, lại cắn càn : “Ông là cố vấn, ông không có quyền chỉ huy. Cuộc chiến tranh này là của ai?”, hoặc : “Ông là cấp thấp hơn tôi, không có quyền ra lệnh!”. “Còn khi họ cần, họ yêu cầu thì cấp nào nói, họ cũng nghe”.
Trước tình thế nguy khốn, Vann – Trung tá cố vấn Ban Tham mưu tác chiến Mỹ – ngồi trên L.19 suốt 10 tiếng đồng hồ lại gọi đến Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao – Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật – xin cho Tiểu đoàn dù Bộ Tổng dự bị đến chữa cháy. Đúng 4 giờ 30 đổ quân : “19 quân dù bị chết, 32 bị thương, trong đó có 2 cố vấn Mỹ, một Đại úy và một Trung sĩ. Vừa mới đổ quân đợt đầu”.
Bài báo PV Neil Sheehan còn ghi nhận một cách đầy đủ : “Qua thử lửa, Diệm đổ lỗi cho Tướng Huỳnh Văn Cao. Cao thì đổ lỗi cho Đại tá Bùi Đình Đạm. Cao phát cáu với Vann và Đạm vì hai ông này đẩy Cao vào tình trạng nguy hiểm”.
Cao nhận xét về Vann : “Chỉ tăng cường chi viện bằng sự thất bại”. Còn Vann thì mạt sát Cao : “Mẹ kiếp, ông muốn để cho họ thoát, ông sợ chiến đấu!”. Vì khi đoàn dù nhảy xuống, bao vây quân giải phóng không cho rút quân, Vann thì đòi bắn pháo sáng suốt đêm để ngăn chặn quân giải phóng rút quân, còn Cao thì nói bắn pháo sáng, quân dù để làm mồi cho quân giải phóng tập kích. Cuối cùng, Cao giành thế thắng là như Cao nói đưa Vann vào thế bí : “Ông là một Trung tá, tôi là Tướng, tôi chỉ huy. Đây là quyết định của tôi!”.
“Vann gần như mất hết tinh thần vì những thất bại”.
Kết quả, PV Neil Sheehan đã diễn tả : “350 quân du kích đã đứng thẳng trên mặt đất chế nhạo quân đội tân tiến đông hơn họ gấp 4 lần với thiết giáp, pháo binh, được yểm trợ bằng trực thăng, máy bay ném bom. Họ (quân giải phóng và du kích) chỉ chết 18 người, 39 người bị thương. Còn về phía Mỹ và Sài Gòn, bắn 8.400 viên đạn súng máy, hơn 100 hỏa tiễn, 80 người bị trúng đạn chết, hơn 100 người bị thương thuộc Quân lực Sài Gòn, 3 cố vấn Mỹ, 5 trực thăng bị hạ. Sau, phía Sài Gòn đính chính chỉ có 63 chết, 109 bị thương. Quân du kích tiết kiệm đạn, chỉ tốn khoảng 5.000 viên, trong đó có hàng ngàn viên đạn chiến lợi phẩm thu từ quân Sài Gòn. Viên đạn đầu tiên bắn vào quân bảo an, viên cuối cùng bắn vào quân nhảy dù.
Mỗi quyết định của họ (người chỉ huy Đặng Minh Nhuận) có ảnh hưởng đến số phận mọi người. Vì vậy, một người có kinh nghiệm và óc phán đoán mới có thể có những quyết định một cách có nhận thức liên quan đến sinh mạng chiến sĩ để đi đến chiến thắng. Họ thành công trong trận đánh theo cách thức của tổ tiên họ, một chiến thắng lạ kỳ”.
Theo bản tổng kết của trận Ấp Bắc (1) : Đại úy Tiểu đoàn ghép của Hai Hoàng về đây tối 31/12/1962, có nhiệm vụ phối hợp để phá ấp chiến lược và sẵn sàng ở lại chống càn. Trận Ấp Bắc có trên 2.000 quân Sài Gòn, có cả Tiểu đoàn dù, 3 tiểu đoàn của Sư đoàn 7 và quân bảo an ngụy bao vây, định sáng 3/1/1963 siết chặt vòng vây, bóp chết quân giải phóng và du kích, nhưng trong đêm, Ban Chỉ huy Hai Hoàng, Đặng Minh Nhuận cùng đoàn quân rút khỏi Ấp Bắc một cách bí mật. Có 21 người hy sinh, trong đó có 4 dân công, 39 bị thương, kể cả 8 người dân tại chỗ lo cơm nước cho bộ đội, 7 trực thăng bị rơi và bị cháy, 12 xe M.113 bị hỏng, có một số chiếc bị cháy bỏ tại chỗ, một tàu chìm. Tốn khoảng 5.000 viên đạn đáng giá.
Đồng chí Trần Văn Trà (3) nói : “Hiểu chỗ mạnh chỗ yếu của kẻ thù, hiểu được chỗ mạnh chỗ yếu của ta thì mới có được chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng, đưa đến thành công”.
“Vụ thất bại này (tức Ấp Bắc) là một đau đớn nhưng cần thiết để giảm bớt cái tư tưởng lạc quan do những lời tuyên bố của Hoa Thạnh Đốn (theo Thời báo New York 5/1/1963).
Nguyễn Minh Tua, người chiến sĩ tham gia chiến đấu trong trận Ấp Bắc, sau này được tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” nói về người Đại đội trưởng của mình : “Suốt ngày chiến đấu trận Ấp Bắc, Bảy Đen vẫn mặc bộ đồ ka-ki mùa thu (màu xanh) không ướt, không dính sình. Chỉ huy tác chiến ngoài mặt trận, anh luôn thể hiện tài năng, xử lý tình huống bình tĩnh, gan dạ, đặc biệt là bắn tỉa rất giỏi… ”
Quyển nhật ký người Đại đội trưởng
Đặng Minh Nhuận (bí danh Đoàn Triết Minh, Nguyễn Bảy, Bảy Đen) sinh năm 1932 ở xã Long Châu (nay là Phường 3 – TPVL), con của ông Đặng Văn Tỉnh và bà Nguyễn Thị Bảy, gia đình sống nghề công thương. Được người chú ruột Đặng Văn Thiềng giáo dục, năm 16 tuổi, Đặng Minh Nhuận sớm rời khỏi nhà trường tham gia lực lượng võ trang (3) chống Pháp. Năm 1954 tập kết ra Bắc, được học tập nhiều khóa quân sự cơ bản trong nước và dự khóa huấn luyện Trường lục quân Khóa I ở Trung Quốc, qua các cương vị từ chiến sĩ đến cán bộ đại đội. Trong quyển nhật ký cho thấy rõ Đặng Minh Nhuận là một trong những người tình nguyện sớm nhất với nguyện vọng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, dù gian khổ nhưng tinh thần lạc quan cách mạng. Đặng Minh Nhuận có lòng căm thù Mỹ – Diệm sâu sắc, hết lòng thương yêu, thông cảm đồng bào nghèo khó trong hoàn cảnh chiến tranh. Chính điều đó là động lực thúc đẩy tinh thần dũng cảm chiến đấu. Suốt gần một năm đi bộ từ Bắc vào Nam, về đến miền Nam, chưa móc nối thăm được người thân, cha mẹ trong gia đình do địch bao vây, đánh phá ác liệt. Trong đoạn nhật ký, đồng chí ghi : “Phải san bằng mọi bất công, phải xây dựng cuộc sống mới, dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng!” như lời tuyên ngôn của người chiến sĩ – anh bộ đội cụ Hồ, tất cả vì mục tiêu lý tưởng giải phóng miền Nam, xây dựng nước nhà đi lên CNXH.
Đối với gia đình, người vợ Lưu Thị Nguyệt đang công tác hậu cần (Hà Nội), các con Nguyệt Hồng, Nguyệt Ánh còn nhỏ, anh dành tình thương yêu sâu đậm. Anh viết cho các con :
“Bên ngoài thì nói cười cho khuây khỏa để chiến đấu, chớ nhiều đêm nhớ con,  ba rơi nước mắt! (4)
Ba hứa với các con sẽ làm tròn nhiệm vụ đảng viên, một cán bộ quân đội không bao giờ để các con phải nhục vì có một người cha không xứng đáng.
Ba mong sau này các con khôn lớn, nếu ba có hy sinh rồi, các con nhớ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đất nước quê hương. Gởi các con nhiều cái hôn!”.
Trong trận đánh tại Ấp Bắc, Đặng Minh Nhuận suốt ngày đội bom đạn, đánh giặc không bao giờ “lấm mình”. Nhưng rồi 8 tháng sau, ngày 30/8/1963, trong một trận đánh đồn Nhựt Thạnh (Mỹ Tho), ta thắng lớn, nhưng Đặng Minh Nhuận bị trọng thương. Trước khi tử thương, đ/c còn động viên đồng đội chiến đấu, còn nhắc đến Bác Hồ.
Đại hội Chiến sĩ thi đua Quân ủy Miền đánh giá về Đặng Minh Nhuận : “Trong trận Ấp Bắc, dưới sự chỉ huy của Đặng Minh Nhuận, Đại đội 1 cùng với quân dân Ấp Bắc đã đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận trên chiến trường ĐBSCL, tạo nên khí thế mới trong phong trào thi đua diệt máy bay trực thăng và xe bọc thép của địch trong toàn quân khu. Với cương vị chỉ huy, Đặng Minh Nhuận đã thể hiện tư tưởng tiến công kiên quyết, linh hoạt táo bạo và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” (5).
Ngày 20/12/1994, Đặng Minh Nhuận được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên tuổi Đặng Minh Nhuận – người con ưu tú – sống mãi với nhân dân Vĩnh Long anh hùng.
Nguyễn Long Hồ - Theo sách Những người con trung hiếu

Lá cờ giải phóng thấm máu đào trở về từ bên kia chiến tuyến

Dân trí Lá cờ được Denver Shannon sử dụng để băng bó vết thương cho người lính giải phóng Lê Văn Tánh rồi đưa về Mỹ cùng với nhiều kỷ vật khác. Sau gần 50 năm sau, những kỷ vật của liệt sỹ Tánh và lá cờ giải phóng được Denver tìm cách trao trả về Việt Nam.

Mới đây, Thượng tá Nguyễn Thị Tiến (nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4) đã chuyển đến Bảo tàng quân khu 4 lá cờ giải phóng do một cựu binh Mỹ trao trả. Lá cờ giải phóng hai màu xanh, đỏ và ngôi sao vàng đã nhạt màu, loang lổ vết máu khô. Đằng sau lá cờ ấy là cả một câu chuyện dài với những day dứt của người lính từ bên kia chiến tuyến gần 50 năm qua.
Denver Shannon trao lá cờ giải phóng vẫn còn nguyên vết máu cho Thượng tá Nguyễn Thị Tiến sau gần 50 năm cất giữ ở nước Mỹ.
Denver Shannon trao lá cờ giải phóng vẫn còn nguyên vết máu cho Thượng tá Nguyễn Thị Tiến sau gần 50 năm cất giữ ở nước Mỹ.
“Mùa hè 2015, tôi rất bất ngờ khi nhận được thư của Denver Shannon. Ông bảo, ông biết tôi là người luôn tìm kiếm những kỷ vật của các liệt sỹ, ông tin tưởng tôi và muốn nhờ tôi kết nối, cùng với 1 tổ chức ở Mỹ, tìm kiếm và trao trả lại những kỷ vật của một người lính giải phóng mà ông đã cất giữ 47 năm qua”, Thượng tá Nguyễn Thị Tiến kể.
Câu chuyện về lá cờ giải phóng thấm máu đào
Câu chuyện được tái hiện qua email trao đổi giữa ông Denver Shannon và Thượng tá Tiến, thông qua phiên dịch. Denver Shannon từng là một tay lướt ván ở trường trung học, sau đó vào quân đội và được đưa sang Việt Nam tham chiến. “Tôi có thể đã chỉ là một con người bình thường, yêu thích môn lướt ván. Nhưng sau đó, theo cách nào đó, tôi trở thành một tên hung bạo thời chiến… không có lý do gì phải tử tế với tôi hoặc những kẻ như tôi”, Denver Shannon viết cho bà Tiến.
Đầu tháng 4/1969, đội biệt kích của Denver Shannon đi qua khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang, cách làng Tri Tôn vài dặm. Đích đến của đội biệt kích là núi Cô Tô. Tuy nhiên, tại đây, họ chạm trán với một đại đội quân giải phóng đang cố gắng tiến sâu về hướng U Minh. Với sự chi viện của một vài nhóm quân cộng hòa và lính Mỹ yểm trợ, đội biệt kích Mỹ đã có một trận đối đầu với quân đội giải phóng.
Những kỉ vật chiến tranh được Denver Shannon đưa về nước Mỹ sau thời gian tham chiến tại Việt Nam.
Những kỉ vật chiến tranh được Denver Shannon đưa về nước Mỹ sau thời gian tham chiến tại Việt Nam.
Khi Denver Shannon định rút đi cùng với đội biệt kích của mình thì nghe thấy tiếng rên của một người lính giải phóng bị thương. Thường thì việc “giải quyết” người bị thương của đối phương là trách nhiệm của lính cộng hòa, lính Mỹ không can dự. Nhưng tiếng rên của người lính giải phóng níu bước chân của Denver Shannon, khi đó là dược tá của đơn vị.
“Lúc đó, nhìn thấy hình chữ thập trên áo ông ấy, tôi hiểu ông ấy là lính quân y hoặc là y sỹ, dược tá giống tôi. Tôi tiến lại, thấy ông Lê Văn Tánh (tôi thấy giấy tờ của ông ấy ghi như thế) bị thương rất nặng, rất đau đớn. Tôi tiêm cho ông ấy một liều mooc phin rồi tìm cách băng bó vết thương. Hết băng gạc, tôi thấy lá cờ giải phóng ở gần đó nên lấy để băng. Máu ra nhiều quá, thấm cả lá cờ. Ông Tánh tỉnh táo đôi chút, tôi châm cho ông ấy 1 điếu thuốc lá vị bạc hà.
Chúng tôi trò chuyện với nhau, không nhiều lắm nhưng quãng thời gian ngắn ngủi ấy đã tác động đến tôi rất nhiều. Ông ấy đưa cho tôi một chiếc túi, nhờ đưa cho đồng đội hoặc gia đình ông ấy nhưng đó là thứ “bất khả xâm phạm”, dặn tôi không được mở ra. Không hiểu sao lúc ấy ông Tánh lại tin và giao cho tôi những thứ đó. Tôi đồng ý giúp ông Tánh. Ông ấy yếu dần rồi trút hơi thở cuối cùng.
Cuốn sổ ghi lại các kiến thức y khoa của liệt sỹ Lê Văn Tánh là một trong những kỷ vật được Denver Shannon cất giữ và trao trả lại Việt Nam.
Cuốn sổ ghi lại các kiến thức y khoa của liệt sỹ Lê Văn Tánh là một trong những kỷ vật được Denver Shannon cất giữ và trao trả lại Việt Nam.
Tôi được lệnh lên đường, cầm theo chiếc túi của người lính giải phóng. Không hiểu điều gì xui khiến, tôi tháo lá cờ dùng băng vết thương của ông Tánh, mang đi…”, Denver Shannon kể với Thượng tá Nguyễn Thị Tiến.
Mối tình đơn phương của người lính Mỹ và cô giải phóng quân
Mang theo tâm nguyện của liệt sỹ Lê Văn Tánh, Denver Shannon đưa toàn bộ kỉ vật của người lính về Sài Gòn. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và trao trả kỷ vật của Tánh gặp rất nhiều khó khăn, do hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. Sau đó, Denver Shannon bị kỷ luật vì đã tiết lộ bí mật quân sự cho một người con gái – là chỉ huy của một đơn vị vũ trang địa phương.
Lần đó, đơn vị của Denver Shannon đánh chiếm một điểm chốt ở Cần Thơ, bắt được một số tù binh, trong đó có 2 cô gái còn rất trẻ. “Cô gái ấy tên Minh, trẻ và rất đẹp. Tôi được biết cô ấy là một chỉ huy. Không hiểu sao, tôi yêu cô ấy ngay cái nhìn đầu tiên, dù lúc đó cô vừa được đưa từ phòng giam lên”, Denver kể với Thượng tá Tiến nhân lần sang Việt Nam, trao trả kỷ vật của liệt sỹ Tánh cho gia đình.
Denver Shannon mang một mối tình đơn phương với một nữ chiến sỹ cộng sản đã từng là tù binh của đơn vị. Vì tình yêu đó, Denver Shannon đã tiết lộ bí mật quân sự nhằm giúp người yêu tránh bị tra tấn và rồi chính ông đã bị kỷ luật.
Denver Shannon mang một mối tình đơn phương với một nữ chiến sỹ cộng sản đã từng là tù binh của đơn vị. Vì tình yêu đó, Denver Shannon đã tiết lộ bí mật quân sự nhằm giúp "người yêu" tránh bị tra tấn và rồi chính ông đã bị kỷ luật.
Bằng mối quan hệ của mình, Denver tìm cách đưa Minh đến “giam lỏng” ở một bệnh viện. Ngày thường chỉ có Denver được phép đến thăm. Denver quả quyết, Minh có yêu mình. “Tại sao ông dám quả quyết điều đó?” – Thượng tá Tiến hỏi. “Tôi thấy ánh mắt cô ấy nhìn tôi không căm thù như nhìn những người lính Mỹ khác. Tôi nghĩ, cô ấy có tình cảm với tôi”, Denver nói.
Cũng vì quá yêu cô tù binh giải phóng tên Minh này, sợ cô bị đánh đập, tra khảo nên Denver tiết lộ cho Minh một bí mật quân sự của đơn vị, để cô làm “bùa hộ mệnh” khi bị tra tấn. Sự việc bị bại lộ, Denver bị kỷ luật và đưa về nước.
“Trước khi về, tôi được đưa tới một nhà thờ ở Cần Thơ và chứng kiến Minh bị xử tử. Còn gì đau đớn hơn khi chứng kiến người con gái mình yêu bị giết chết bằng một cách tàn khốc. Lúc đó, tôi ước ao giá mình có một kỷ vật nào đó của Minh, chiếc cặp tóc hay chiếc lược chẳng hạn để có thể ôm ấp nó mỗi khi nhớ về cô ấy. Từ bản thân, tôi nghĩ, bất kỳ người Việt Nam nào đều mong muốn được lưu giữ những kỷ vật về người thân họ - đã ngã xuống trong các trận chiến”, người đàn ông gần nửa thế kỷ ôm mối tình đơn phương bật khóc.
Tìm cách trả kỷ vật về Việt Nam
Cái chết chấn động của “người yêu” khiến Denver thay đổi rất nhiều suy nghĩ của mình về cuộc chiến tranh Việt Nam. Bị đưa về nước, Denver mang theo lá cờ giải phóng, chiếc túi của liệt sỹ Tánh và nỗi đau về tình yêu không thành với người nữ chiến sỹ quả cảm bên kia chiến tuyến.
Giấy chứng nhận y tá của liệt sỹ Lê Văn Tánh được Denver Shannon trao trả cho gia đình cùng nhiều kỷ vật khác.
Giấy chứng nhận y tá của liệt sỹ Lê Văn Tánh được Denver Shannon trao trả cho gia đình cùng nhiều kỷ vật khác.
Lá cờ được Denver bảo quản trong một chiếc túi bóng, riêng những kỷ vật của liệt sỹ Tánh được ông thực hiện đúng lời căn dặn “bất khả xâm phạm” trước khi ông Tánh hi sinh. Mãi sau này, Denver mới mở chiếc túi ấy ra và phát hiện đó là 1 cuốn sổ, có thể là cuốn nhật ký hoặc tài liệu học tập y thuật của Lê Văn Tánh và một giấy chứng nhận y tá.
Năm 2015, một đoàn nhà văn Mỹ quyết định làm một bộ phim tài liệu về mối tình của Denver với cô giải phóng quân tên Minh. Trong một thời gian dài, Denver đã nhiều lần đến Việt Nam để tìm kiếm người thân của nữ chiến sỹ tên Minh nhưng có thể, để bảo đảm bí mật cho đơn vị và bản thân, Minh đã không cung cấp cho Denver những thông tin đúng về mình. Bởi vậy, dù nhiều lần tìm kiếm, Denver vẫn không tìm thấy manh mối nào.
Nữ nhà văn Lady Borton, rất thông thạo tiếng Việt, tình cờ đọc được cuốn nhật ký của liệt sỹ Lê Văn Tánh trong lần đến nhà Denver. Với sự kết nối của bà Lady Borton cùng với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức khác, cuối cùng những kỷ vật của liệt sỹ Lê Văn Tánh đã được trao trả lại cho gia đình vào những ngày cuối cùng của năm 2015.

Lá cờ giải phóng của Denver Shannon trao trả cho phía Việt Nam được Thượng tá Nguyễn Thị Tiến chuyển đến Bảo tàng Quân khu 4 để bảo quản và trưng bày, phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đất nước.
Lá cờ giải phóng của Denver Shannon trao trả cho phía Việt Nam được Thượng tá Nguyễn Thị Tiến chuyển đến Bảo tàng Quân khu 4 để bảo quản và trưng bày, phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đất nước.
Riêng lá cờ giải phóng nhuốm máu ấy được ông Denver Shannon chuyển cho bà Tiến để “tìm một nơi phù hợp lưu giữ nó”. Và Bảo tàng Quân khu 4 – nơi lưu giữ nhiều kỷ vật chiến tranh và nơi duy nhất trưng bày 2.000 kỷ vật được sưu tầm thông qua các cuộc quy tập và hiện vật được các cựu chiến binh Mỹ trao trả cho phía Việt Nam để tìm kiếm những chủ nhân đích thực của nó – được chọn là điểm dừng chân cuối cùng, kết thúc hành trình gần nửa thế kỷ lưu lạc ở nước Mỹ xa xôi.
Lá cờ đã được Bảo tàng Quân khu 4 tiếp nhận, bảo quản và lên kế hoạch trưng bày, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho khách tham quan.
Hoàng Lam

Trận thắng đầu tiên của Binh chủng Tăng Thiết giáp Việt Nam

© Ảnh: QPVN
Vũ khí
URL rút ngắn
0 212 0 0
Vinh dự tham gia trận này là Tiểu đoàn 198 thuộc Trung đoàn 203 gồm Đại đội 3 và Đại đội 9 trang bị xe tăng PT-76 và đến giờ, có nhiều chuyện không phải ai cũng biết về đơn vị này.
Thành lập từ năm 1959 nhưng phải gần 10 năm sau- tháng 2 năm 1968, binh chủng Tăng Thiết giáp (TTG) mới chính thức tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Trận đánh đầu tiên của binh chủng là trận đánh hiệp đồng binh chủng tiến công cứ điểm Làng Vây (Hướng Hóa, Quảng Trị)- một cứ điểm mạnh trong hệ thống phòng thủ nam khu phi quân sự của Mỹ và Quân lực Việt Nam cộng hòa.
Trận đánh đã thắng lợi giòn giã, đạt hiệu suất cao và mở ra truyền thống "Đã ra quân là chiến thắng" của binh chủng Tăng Thiết giáp.
Đơn vị xe tăng có vinh dự tham gia trận đánh này là Tiểu đoàn xe tăng 198 thuộc Trung đoàn xe tăng 203 gồm 2 đại đội: Đại đội xe tăng 3 và Đại đội xe tăng 9 trang bị xe tăng bơi nước PT-76. Và cho đến giờ, có nhiều chuyện không phải ai cũng biết về đơn vị này.
Tại sao lại là PT-76 mà không phải là T-34 hay T-54?
Năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang đi vào giai đoạn ác liệt, căng thẳng nhất. Sau khi đưa quân vào trực tiếp tham chiến, Mỹ cũng đổ vào miền Nam một khối lượng phương tiện chiến tranh rất lớn, trong đó có nhiều loại rất hiện đại và đã gây ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn. Về phía ta, Bộ thống soái tối cao quyết định mở cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 vào một loạt các thành phố, thị xã nhằm tạo đà cho cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Một trong những kế sách quan trọng là kéo địch ra khỏi các thành phố, thị xã và chiến dịch Khe Sanh được mở nhằm mục đích đó.
Để tăng cường lực lượng cho chiến trường, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc sử dụng xe tăng ở miền Nam, Bộ cũng quyết định sẽ cho phép Binh chủng Tăng Thiết giáp đưa một đơn vị vào tham chiến tại khu vực đó.
Lúc này, được sự giúp đỡ của các nước anh em, trong trang bị của binh chủng TTG đã có khá nhiều chủng loại xe, trong đó phổ biến là xe tăng hạng trung T-34, T-54 và xe tăng hạng nhẹ PT-76. Mỗi loại xe trên đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Sau một vài cuộc họp của Bộ Tư lệnh binh chủng, xe tăng bơi PT76 là loại xe được chọn lĩnh ấn tiên phong đi chiến trường.
Được phát triển trong những năm 1949-1951, PT-76 là loại xe tăng hạng nhẹ, có khả năng bơi nước với nhiệm vụ chủ yếu là xe tăng trinh sát trong quân đội Liên Xô. Xe có biên chế 3 người- trong đó trưởng xe kiêm pháo thủ, hỏa lực chính gồm pháo 76,2 mm, súng máy 7,62 mm.
Xe tăng PT-76 mang số hiệu 268 tham gia trận đánh giờ là tượng đài chiến thắng Làng Vây.
© Ảnh: thoidai
Xe tăng PT-76 mang số hiệu 268 tham gia trận đánh giờ là tượng đài chiến thắng Làng Vây.
Xe tăng PT-76 được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ bộ binh tại những nơi có địa hình lầy lội, nhiều sông ngòi đầm lầy.
Do đó nó có ưu điểm lội nước tốt,sức cơ động cao trên nhiều địa hình nhưng điểm yếu của nó chỉ có vỏ giáp mỏng, khả năng tự bảo vệ thấp hơn so với các xe tăng hạng trung như T-34, T-54. Về hỏa lực cũng yếu hơn vì cỡ pháo chỉ có 76 mm và pháo thủ lại do trưởng xe kiêm nhiệm.
Vậy tại sao nó lại được lựa chọn? Đó không phải là một quyết định dễ dàng!
Để đi đến quyết định này đã có những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi, thậm chí căng thẳng trong nội bộ chỉ huy binh chủng cũng như giữa binh chủng với cơ quan cấp trên.
Cơ sở của quyết định này là những phân tích hợp tình, hợp lý một cách toàn diện về tình hình ta, tình hình địch, đặc biệt là tình hình đường sá, địa hình, thời tiết kết hợp với những kinh nghiệm khi đưa Tiểu đoàn xe tăng 177 vào Vĩnh Linh. Vào thời điểm đó, con đường huyết mạch cho nhiệm vụ tiếp vận vào Nam vẫn chủ yếu là các con đường dã chiến. Đường thường xấu, nhỏ hẹp và đặc biệt là có nhiều con sông lớn cắt ngang như sông Mã, sông Chu, sông Son, sông Đại v.v…
Tại các điểm giao cắt này, cầu phà của lực lượng bảo đảm thường có trọng tải nhẹ- thường là dưới 10 tấn. Nếu đưa xe tăng hạng trung đi thì công tác bảo đảm hết sức khó khăn. Còn nếu đưa PT76 đi, xe có thể tự mình vượt qua các vật cản này nhờ khả năng bơi của mình.
Về khả năng phòng hộ, nói cho công bằng nếu đã trúng đạn chống tăng thì ngay cả xe tăng hạng trung cũng sẽ bị xuyên thủng. Ngoài ra, còn một nguyên lý nữa đã được bộ đội ta tổng kết: "Bắn chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết". Nếu đạn xuyên thủng vỏ giáp mà không trúng chỗ hiểm thì cũng không ảnh hưởng đến sức chiến đấu.
Về hỏa lực hoàn toàn có thể bù lại phần nào bằng việc tăng cường huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo các loại vũ khí, có khả năng bắn nhanh, bắn chính xác, tiêu diệt mục tiêu trong thời gian ngắn nhất với số đạn tiêu hao ít nhất. Để tăng cường hỏa lực cho xe có thể lắp thêm một khẩu trọng liên 12, 7 mm trên tháp pháo.
Ngoài ra, thực tiễn chiến tranh Việt Nam đã chứng minh: trang bị vũ khí tuy rất quan trọng nhưng yếu tố con người sử dụng trang bị vũ khí đó mới giữ vai trò quyết định.
Với những lý lẽ đó, PT-76 đã giành phần thắng trong cuộc đua lĩnh ấn tiên phong. Và thực tế sau này đã chứng tỏ đó là một lựa chọn chính xác.
Xe tăng T54 sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn xe tăng 203
© Ảnh: QPVN
Xe tăng T54 sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn xe tăng 203
Đã có 1, 2, 3. Tại sao không phải là 4 mà lại là 198?
Ngày 5.8.1967 là ngày mà Bộ thông báo đồng ý với phương án đưa 1 tiểu đoàn (thiếu) xe tăng bơi PT76 đi chiến đấu tại chiến trường miền Nam của Bộ Tư lệnh TTG đã trình lên. Công cuộc chuẩn bị cho nhiệm vụ này bắt đầu được khởi động.
Lúc này, trong biên chế của Trung đoàn xe tăng 203 có 3 tiểu đoàn: 1, 2 và 3 với các đại đội mang phiên hiệu từ 1 đên 9. Trong đó các đại đội trang bị PT76 là 3, 6 và 9 nằm ở 3 tiểu đoàn khác nhau. Và thế là một tiểu đoàn mới được thành lập bằng cách gom các đơn vị trang bị PT76 lại (lúc đầu chỉ gồm 2 đại đội là Đại đội 3 và Đại đội 9).
Thông thường, khi đã có 3 tiểu đoàn 1, 2 và 3 thì khi thành lập thêm một tiểu đoàn nữa nó sẽ mang phiên hiệu Tiểu đoàn 4. Nhưng không phải như vậy! Thực ra, khi làm quyết định thành lập đơn vị cơ quan Quân lực Bộ Tư lệnh cũng đã đề nghị như vậy. Song các đồng chí trong Bộ Tư lệnh không đồng ý mà muốn chọn cho nó một cái tên nào đó có ý nghĩa hơn.
Một ý kiến được đưa ra: Đơn vị được thành lập giữa mùa thu tháng Tám- tháng có cuộc khởi nghĩa long trời lở đất 22 năm về trước- Cách mạng tháng Tám. Cuộc cách mạng đó đã đem lại độc lập cho đất nước ta, tự do cho nhân dân ta và ngày 19 tháng 8 đã đi vào lịch sử như một dấu son không bao giờ phai mờ.
Vậy nên chọn ngày đó để đặt tên cho đơn vị đầu tiên của binh chủng lên đường vào Nam đánh giặc.
Ý kiến đó ngay lập tức được thông qua và Tiểu đoàn xe tăng đầu tiên đi chiến đấu đã được mang phiên hiệu Tiểu đoàn 198. Đó là niềm vinh dự, đồng thời cũng là nguồn động viên cổ vũ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn.
Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, đầu tháng 10 năm 1967, Tiểu đoàn 198 bắt đầu cuộc hành quân trên dưới 1000 km vào khu vực Đường Chín. Và ngày 6.2.1968, Tiểu đoàn đã lập công vang dội tại trận Làng Vây, mở ra tuyền thống vẻ vang "Đã ra quân là đánh thắng" của binh chủng TTG anh hùng.
Bài viết của Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt
Nguồn: Thời Đại

Chiến công hiển hách của bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam

Ngày 5/10/1959, Bộ Quốc Phòng quyết định thành lập Trung đoàn xe tăng 202. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, đánh dấu bước trưởng thành mới của quân đội ta, là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của Binh chủng Tăng thiết giáp. Từ trung đoàn này, lực lượng Tăng thiết giáp đã ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp phần cùng toàn quân, toàn dân cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.   
      

Lực lượng Tăng thiết giáp góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Lịch sử ra đời


Ngày 5/10/1959, theo Nghị định số 449/NĐ của Bộ Quốc phòng, trung đoàn xe tăng đầu tiên của quân đội Việt Nam mang phiên hiệu Trung đoàn xe tăng 202, được thành lập  với quân số ban đầu là 202 cán bộ và chiến sỹ.

Ngày 22/6/1965, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 100/QĐ-QP thành lập Trung đoàn xe tăng 203 và ra Quyết định số 101/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp. Sự ra đời của Binh chủng Tăng thiết giáp đã đánh dấu bước phát triển mới của Bộ đội Tăng thiết giáp và sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là bước phát triển tất yếu của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới.

Ra quân đánh thắng trận đầu

Ngay sau khi thành lập, để thực nghiệm cách đánh của xe tăng trong điều kiện Việt Nam, Binh chủng Tăng thiết giáp đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập chiến thuật với bộ binh và các đơn vị khác trên các loại địa hình rừng núi, trung du, đồng bằng. Đồng thời với xây dựng lực lượng và huấn luyện, Binh chủng tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Các đơn vị được Binh chủng giao nhiệm vụ lao động, chiến đấu với thành tích bắn rơi 5 máy bay Mỹ, góp phần cùng đơn vị bạn bắn rơi 10 chiếc khác.

Ngày 5/8/1967, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã chỉ đạo Trung đoàn xe tăng 203 thành lập Tiểu đoàn xe tăng 198 (thiếu 1 đại đội), trang bị 22 xe tăng PT-76, hành quân vượt chặng đường 1350 km vào chiến trường miền Nam.

Tháng 1/1968, lần đầu tiên lực lượng xe tăng của quân ta được tham gia cùng binh chủng hợp thành, đánh thắng hai trận then chốt ở Tà Mây và Làng Vây, trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh (Quảng Trị), ngày 27/1/1968 và ngày 7/2/1968.

Trận đánh Tà Mây - Làng Vây là chiến thắng đầu tiên của bộ đội Tăng thiết giáp, khẳng định sức mạnh của bộ đội xe tăng trong chiến đấu hợp đồng binh chủng. Sau chiến thắng Tà Mây - Làng Vây, đến hết năm 1971, trên chiến trường Lào, lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam tham gia nhiều chiến dịch, cùng binh chủng hợp thành đánh 29 trận và giành thắng lợi.

Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, với lực lượng khoảng 10 tiểu đoàn, trang bị 322 xe tăng, xe thiết giáp các loại, lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam đã cùng binh chủng hợp thành tham gia nhiều chiến dịch, đánh 82 trận, vận dụng nhiều hình thức chiến thuật, phương pháp tác chiến và giành nhiều thắng lợi.

Lực lượng đột kích quan trọng trong Lục quân

Sau hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, đầu năm 1973, quân viễn chinh Mỹ và chư hầu rút hết về nước. Tuy vậy, Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, ra sức phá hoại hiệp định Paris, tiến hành viện trợ cho quân đội Sài Gòn thực hiện  chiến lược “lấn chiếm và bình định”. Trong bối cảnh đó, từ năm 1973 đến năm 1974, trên chiến trường Nam Bộ, bộ đội Tăng thiết giáp cùng binh chủng hợp thành đã tham gia 26 trận chiến đấu, bảo vệ vùng giải phóng và tuyến đường vận tải chiến lược 559…

Cuối năm 1974 đến năm 1975, tình hình chiến trường miền Nam có bước phát triển mạnh mẽ, Bộ Chính trị đã quyết định “tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam".

Mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, lực lượng Tăng thiết giáp tham gia chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 25/3/1975) với 16 trận chiến đấu, cùng binh chủng hợp thành đánh đòn điểm huyệt mở đầu, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, góp phần giải phóng Tây Nguyên.

Trong chiến dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, lực lượng Tăng thiết giáp với 168 xe tăng thiết giáp các loại cùng binh chủng hợp thành đánh 20 trận; phối hợp với lực lượng tại chỗ giải phóng các tỉnh miền Trung, tập trung lực lượng cơ động “Thần tốc đánh địch mà đi, mở đường để tiến mà kịp”.  

Xe tăng mang số 843 dẫn đầu đội hình, húc tung các cánh cổng sắt tiến thẳng vào Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn vào hồi 10h45 phút ngày 30/4/1975.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, Bộ đội Tăng thiết giáp đã dẫn đầu năm cánh quân trên cả năm hướng đồng loạt tiến công thần tốc giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, hai xe tăng mang số 843 và 390 dẫn đầu đội hình, húc tung các cánh cổng sắt tiến thẳng vào Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Đại đội trưởng đại đội xe tăng 4 Trung úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập. Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng là người thay mặt Quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh.

 Ngày 20/10/1976, Binh chủng Tăng thiết giáp được Quốc hội và chính phủ tuyên dương là Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Qua 8 năm chiến đấu chống Mỹ, từ trận mở đầu ở Tà Mây - Làng Vây cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến công Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, bộ đội Tăng thiết giáp tham gia 14 chiến dịch, 211 trận chiến đấu. Với ý chí quyết tâm cao, tinh thần chiến đấu dũng cảm, đoàn kết hiệp đồng, bộ đội Tăng thiết giáp đã lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của cả dân tộc.

Trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, cùng sự đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu của các đơn vị bạn; sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Tăng thiết giáp đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, xây dựng và trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng, viết nên truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng”.

Trong giai đoạn mới của cách mạng, trước yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc, bộ đội Tăng thiết giáp đã luôn phấn đấu, phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, thống nhất, xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và quân đội giao.


Trung tâm Thông tin tư liệu/TTXVN

"Đã ra quân là đánh thắng" - Truyền thống oai hùng của bộ đội Tăng Thiết giáp VN

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt |
"Đã ra quân là đánh thắng" - Truyền thống oai hùng của bộ đội Tăng Thiết giáp VN
Bộ đội Tăng thiết giáp huấn luyện chiến đấu.

Những tổng kết rất ngắn gọn, dễ nhớ, song đã truyền tải được những truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã dựng xây nên bằng mồ hôi, xương máu và trí tuệ của mình.

Truyền thống, hiểu một cách ngắn gọn là những giá trị đặc sắc, nổi bật của một cộng đồng đã được truyền từ những thế hệ đi trước sang các thế hệ hiện tại và tương lai. Với ý nghĩa như vậy, truyền thống rất có giá trị trong việc giáo dục thế hệ trẻ trong các cộng đồng đó. Và cũng vì vậy, tất cả các cộng đồng đều rất chú ý đến việc tạo lập và truyền bá truyền thống của cộng đồng mình.
Tuy nhiên, như tấm huy chương nào cũng có hai mặt, các giá trị đặc sắc, nổi bật của một cộng đồng nào đó cũng có thể có cả mặt tốt và mặt xấu. Nhưng dù tốt hay xấu nó đều có tác dụng giáo dục: biết xấu hổ vì cái xấu để tránh xa cái xấu và ngược lại biết trân trọng, tự hào những cái tốt đẹp để vươn tới cái tốt đẹp đó.
Thông thường, truyền thống của mỗi cộng đồng thường được tổng kết một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp cận nhất các giá trị đặc sắc, nổi bật, riêng có của cộng đồng đó. Có trường hợp do bản thân cộng đồng đó đúc kết lên. Có trường hợp do dân gian tổng kết và lưu truyền. Cũng có những trường hợp do cấp trên, người nổi tiếng khen tặng...
Chẳng hạn, đối với phụ nữ Việt Nam có truyền thống "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" do Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng. Còn vùng quê Văn Lang, Hạ Hòa, Phú Thọ lại có truyền thống được lưu truyền trong dân gian: "Văn Lang cả làng nói khoác"...
Đã ra quân là đánh thắng - Truyền thống oai hùng của bộ đội Tăng Thiết giáp VN - Ảnh 1.
Phương tiện kỹ thuật và vũ khí của Binh chủng Tăng - thiết giáp.
Truyền thống các binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam
Đối với các đơn vị quân đội, do đặc điểm nhiệm vụ là loại lao động đặc biệt, đòi hỏi quân nhân sẵn sàng hy sinh tất cả những thứ cao quý nhất cuộc đời mình để hoàn thành nhiệm vụ, là loại lao động đặc thù hết sức gian khổ, khó khăn, ác liệt... thì việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào của một quân nhân, sẵn sàng xả thân vì đất nước... là hết sức cần thiết.
Để làm được điều đó thì xây dựng truyền thống và giáo dục truyền thống là một giải pháp hết sức hiệu quả.
Đặc biệt, các binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam có những nét đặc thù rất khác nhau: trang bị vũ khí khác nhau, nhiệm vụ khác nhau, cách đánh khác nhau... nên cũng có truyền thống rất khác nhau. Đó thường là những nét truyền thống được đúc kết từ lịch sử xây dựng và chiến đấu lâu dài của binh chủng đó.
Chỉ là những tổng kết rất ngắn gọn, dễ nhớ song đã đặc tả được đặc điểm và những những truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ của binh chủng đó đã dựng xây nên bằng mồ hôi, xương máu và trí tuệ của mình.
Lần giở các trang lịch sử của từng binh chủng, chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó.
Đối với binh chủng Pháo Binh, trải qua mấy chục năm xây dựng, trưởng thành và chiến đấu, từ khởi đầu là các loại pháo cối mang vác cho đến những trang bị hiện nay đã xây dựng lên truyền thống: "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng".
Đã ra quân là đánh thắng - Truyền thống oai hùng của bộ đội Tăng Thiết giáp VN - Ảnh 2.
Binh chủng Tăng thiết giáp ngày càng lớn mạnh.
Với nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc cho quân đội, các thế hệ cán bộ chiến sĩ binh chủng Thông Tin liên lạc đã xây dựng lên truyền thống: "Kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn".
Là binh chủng có nhiệm vụ bảo đảm công binh, công trình phục vụ chiến đấu, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm cơ động, binh chủng Công Binh có truyền thống: "Mở đường thắng lợi".
Với binh chủng Đặc Công- một binh chủng khá non trẻ nhưng có lối đánh hiểm hóc, tinh nhuệ, dùng ít đánh nhiều... đã xây dựng lên truyền thống: "Đặc biệt tinh nhuệ; Anh dũng tuyệt vời; Mưu trí, táo bạo; Đánh hiểm thắng lớn".
Còn binh chủng Hóa học với nhiệm vụ phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, đảm bảo an toàn cho nhân dân và các lực lượng khác trước các loại vũ khí hủy diệt lớn thì có truyền thống là: "Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi".v.v...
Đã ra quân là đánh thắng - Truyền thống oai hùng của bộ đội Tăng Thiết giáp VN - Ảnh 3.
Xe tăng PT-76 số hiệu 268 tại Đài tưởng niệm Chiến thắng Làng Vây.
"Đã ra quân là chiến thắng"- Truyền thống của binh chủng Tăng Thiết Giáp
Thành lập ngày 5.10.1959 nhưng phải đến gần 10 năm sau bộ đội Tăng Thiết Giáp mới chính thức tham chiến tại chiến trường miền Nam trong trận đánh cứ điểm Làng Vây đêm 06 rạng ngày 07.02.1968.
Trận đánh đã giành thắng lợi với hiệu suất rất cao, chứng tỏ chúng ta hoàn toàn có khả năng sử dụng một cách hiệu quả tăng thiết giáp ở chiến trường miền Nam và được Bộ Thống soái tối cao rất chú ý.
Chính vì vậy, ngay buổi trưa ngày 07.02.1968, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi nhận tin chiến thắng, Bộ Tổng Tư lệnh đã có điện khen ngợi gửi Bộ Tư lệnh Thiết giáp. Nguyên văn bức điện như sau:
"Bộ Tổng tư lệnh gửi Bộ Tư lệnh Thiết giáp!
Các đồng chí thân mến!
Trong trận tiến công Làng Vây các đồng chí đã nêu cao tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo, vượt mọi khó khăn gian khổ, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn xung phong thọc sâu chia cắt địch, tiêu diệt hoàn toàn vị trí then chốt của giặc Mỹ và tay sai trên tuyến phòng ngự đường số Chín, bắt tù binh, thu vũ khí, làm cho kẻ thù khiếp sợ.
Với chiến công vang dội đó các đồng chí đã góp phần xứng đáng cùng quân và dân miền Nam anh hùng, liên tục tiến công và đồng loạt nổi dậy trong cao trào cách mạng mới, giành thắng lợi to lớn và toàn diện trên khắp các chiến trường.
Bộ Tổng tư lệnh nhiệt liệt biểu dương các đồng chí đã đánh thắng trận đầu oanh liệt, góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của bộ đội thiết giáp nhân dân Việt Nam nói riêng và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói chung.
"Hễ ra quân là đánh thắng, đã nổ súng là tiêu diệt địch giòn giã"
Các đồng chí hãy phát huy khí thế chiến thắng, kịp thời rút kinh nghiệm trận chiến đấu vừa qua, ra sức giữ gìn tốt vũ khí, khí tài, không ngừng nâng cao sức mạnh hơn nữa, quyết cùng toàn dân thừa thắng xông lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược".
Ngay sau đó, bức điện đã được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, chiến sĩ trong binh chủng và câu "Hễ ra quân là đánh thắng, đã nổ súng là tiêu diệt địch giòn giã" trong bức điện được mặc nhiên xem là truyền thống của bộ đội Tăng Thiết giáp.
Mặc dù có hơi dài và về câu chữ có phần nào đó chưa được thật hoàn mỹ song truyền thống đó đã là niềm tự hào, là nguồn cổ vũ lớn lao khích lệ lớp lớp cán bộ, chiến sĩ xe tăng vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong những năm tiếp theo mà đỉnh điểm là những chiến công vang dội trong cuộc Tổng Tiến công nổi dậy Mùa Xuân năm 1975.
Đã ra quân là đánh thắng - Truyền thống oai hùng của bộ đội Tăng Thiết giáp VN - Ảnh 4.
Với những thành tích nổi bật đó, ngày 20.10.1976, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết số 22/QĐ/QH/K6 và Chủ tịch nước ký lệnh tuyên dương Anh hùng LLVTND cho binh chủng Tăng Thiết giáp. Trong quyết định có đoạn viết:
"... Phát huy truyền thống anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ đội thiết giáp đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu anh dũng, mưu trí, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, phát huy mạnh mẽ sức đột kích của mình, ngay từ trận đầu đã đánh thắng giòn giã, xây dựng nên truyền thống vẻ vang của binh chủng: "Đã ra quân là đánh thắng"..."
Từ thời điểm đó, "Đã ra quân là đánh thắng" chính thức trở thành truyền thống của Bộ đội Tăng Thiết giáp Việt Nam!

 

 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét