CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 119
(ĐC sưu tầm trên NET)
11/10/2017 15:46
18/08/2017 08:40
14/09/2017 10:28
15/08/2017 10:44
07/08/2017 08:46
Bí ẩn “trâu ma” bị “nhập hồn” tố kẻ sát nhân buôn người
Nạn nhân và Giàng A Pao là bạn làm ăn (buôn người), nhưng vì mâu thuẫn
trong lúc hành sự mà hắn đã dùng búa đập chết Chang A Sinh. Không chỉ
dừng lại ở đó, đối tượng Pao còn kéo xác nạn nhân quăng xuống vực phi
tang và cướp luôn số tiền 100 triệu đồng. Điều bí ẩn là vụ án được làm
rõ nhờ… một con trâu
Sau hơn 2 thập kỷ, vụ án 37 nhát dao oan nghiệt giết chết bé gái 7 tuổi đã có những hy vọng mới
Tưởng chừng vụ án đau lòng này mãi mãi vẫn là một ẩn số, thì tuần vừa qua, bố của nạn nhân đã chính thức lên tiếng sau những chứng cứ ADN mới của cảnh sát được công bố.
Tháng 10 năm 1992, cô bé Nikki
Allan, 7 tuổi, trong một lần đến nhà ông bà ở Wear Garth, Sunderland
chơi thì đột nhiên bị mất tích. Một ngày sau đó, đôi giày đi học của
Nikki được tìm thấy bên ngoài một tòa nhà cách đó không xa. Một người
dân địa phương đã phát hiện thi thể của của cô bé trong một vũng máu lớn
bên trong tòa nhà. Cô bé đáng thương đã bị đâm đến 37 nhát dao và bị
dùng gạch đập vào đầu.
Nạn nhân nhỏ tuổi bị đâm đến 37 nhát dao (Ảnh: Internet)
Mặc dù đã có rất nhiều kháng cáo của
Cảnh sát Northumbria và mẹ của Nikki, bà Sharon Henderson, 51 tuổi, thế
nhưng vụ giết người này trong một phần tư thế kỷ qua vẫn chưa từng tìm
đi đến hồi kết.
Bố của nạn nhân, ông David Allan, hồi
đầu tuần rồi đã chính thức lên tiếng sau khi lực lượng cảnh sát đã công
bố họ tìm được một số bằng chứng pháp lý mới có thể giúp lần ra hung
thủ, trả lại công bằng cho cái chết tức tưởi của nạn nhân.
Suốt 25 năm qua, hung thủ gây án vẫn chưa được đưa ra pháp luật (Ảnh: Internet)
Theo đó, các nhân viên cảnh sát cho biết
họ thu thập được một mẫu ADN của nam giới tại hiện trường và kêu gọi
tất cả các thành viên nam giới trong gia đình Allan, bạn bè, hoặc bất kỳ
ai từng có tiếp xúc với cô bé hãy nhanh chóng đến làm kiểm tra ADN. Họ
cũng cho biết, mục đích của cuộc kiểm tra này không phải để kết tội ai
cả mà để có thể loại bỏ những người không liên quan ra khỏi quá trình
điều tra, vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa hỗ trợ cho vụ án có thể tiến
hành thuận lợi hơn.
Nhiều người thương tiếc đến đặt hoa tại hiện trường nơi Nikki bị giết (Ảnh: Internet)
"Tôi vẫn im lặng về cái chết của Nikki
trong suốt 25 năm qua nhưng bây giờ là lúc tôi cần lên tiếng. Thật sự,
tôi không thể diễn tả được cuộc sống khó khăn và kinh khủng đến thế nào
khi không có con bé bên cạnh. Tôi cũng hy vọng không có bất cứ phụ huynh
nào phải trải qua sự đau đớn như gia đình tôi. Là bố của Nikki, tôi đã
đi xét nghiệm ADN đầu tiên, quy trình rất nhanh chóng và đơn giản. Tôi
cầu xin bất kỳ ai từng tiếp xúc với con bé trước khi chết hãy đến làm
xét nghiệm này”, ông David nói.
Đám tang của Nikki nhận được đông đảo sự quan tâm của dư luận (Ảnh: Internet)
Thanh tra Paul Waugh, người đang điều
tra vụ án mạng nhiều uẩn khúc này cho biết: “Để đảm bảo có thể xem xét
đầy đủ các chứng cứ khoa học mới, chúng tôi đã lấy mẫu DNA từ những
người có thể đã ở trong khu vực vào thời điểm đó. Quy trình này hoàn
toàn rất bình thường chúng tôi khẩn khoản yêu cầu tất cả mọi người hãy
tham gia để đảm bảo rằng họ có thể bị loại khỏi cuộc điều tra ngay từ
giai đoạn đầu”.
Tìm lại công lý cho Nikki (Ảnh: Internet)
“Nghiên cứu khoa học vẫn đang được tiến
hành và chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để tối đa hoá
việc sử dụng khoa học pháp y trong việc tiến hành cuộc điều tra này. Mặc
dù vụ giết người đã xảy ra cách đây 25 năm, nhưng nó vẫn là trường hợp
mà cảnh sát Northumbria luôn quan tâm. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra
cho đến khi kẻ giết Nikki được đưa ra công lý”.
Gia đình của Nikki vẫn luôn theo đuổi vụ án chưa từng bỏ cuộc (Ảnh: Internet)
Năm 1993, George Heron, 24 tuổi, bị truy
tố về tội giết Nikki, tuy nhiên sau đó bồi thẩm đoàn tuyên bố George
trắng án. Thẩm phán đã từ chối sử dụng đoạn băng ghi âm của cảnh sát
Northumbria ghi lại lời nói của George thừa nhận giết Nikki, ông ta cho
rằng cảnh sát đã sử dụng hình thức bức cung ép buộc bị cáo nhận tội
nhưng phía cảnh sát hoàn toàn phủ nhận chuyện này.
Năm 2014, cảnh sát Northumbria bắt giữ
Steven Grieveson, 47 tuổi, lúc ấy cũng đang thụ án trong tù vì đã sát
hại bốn thiếu niên. Hắn ta cũng là hung thủ tình nghi trong vụ giết
Nikki. Steven đã bị thẩm vấn và bảo lãnh và vụ án sau đó cũng đi vào ngõ
cụt.
Nguồn: Thoidai.com.vn
5 vụ án mạng gây chấn động nhất trong lịch sử Hong Kong: Từ sát thủ Hello Kitty cho tới kẻ giết người đêm mưa
Chúng từng là những hung thần, gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân Hong Kong.
Hong Kong nổi tiếng là một trong những
thành phố an toàn nhất thế giới. Tuy nhiên, những vụ án nghiêm trọng
từng xảy ra tại đây khiến người dân Hong Kong không khỏi bàng hoàng khi
hồi tưởng lại. Kể từ những năm 1980 tới nay, có 5 vụ án kinh hoàng từng
xảy ra và gây chấn động thành phố Hương cảng.
"Jars Killer"
Jars Killer, hay còn được biết đến với cái
tên khác như kẻ sát nhân đêm mưa là tài xế taxi theo ca tại Hong Kong
vào những năm 1980. Tên thật của hắn ta là Lam Kor-wan. Trong khoảng
thời gian chỉ trong vòng hai năm, hắn đã sát hại 4 phụ nữ, thường là các
hành khách bắt taxi vào những đêm mưa gió.
Thủ đoạn của hắn khá giống nhau với tất cả
các nạn nhân: thắt cổ, chụp lại bức hình khỏa thân của từng người, chia
xác ra làm nhiều phần rồi trữ trong các thùng đựng tại nhà.
Đến năm 1982, khi một người tráng phim
phát hiện ra một cái gì đó như ngực phụ nữ trong bức hình Lam gửi đến
tráng, anh ta liền báo cảnh sát và Lam Kor-wan đã bị bắt giữ. Ban đầu,
kẻ sát nhân bị kết án tử hình nhưng sau đó được giảm án xuống còn tù
chung thân.
Tên sát nhân Lam Kor-wan bị cảnh sát áp giải.
Vụ giết người trên đồi Braemar
Hai học sinh từ trường Island đã bị tra
tấn và sát hại tại công viên Tai Tam vào năm 1985 khi một nhóm người cố
gắng trấn lột nhưng phát hiện ra họ không mang tiền.
Theo hồ sơ của cảnh sát ghi lại, 5 gã đàn
ông đã xông vào hiếp dâm và đánh đập cô gái Nicola Myers, đập phần xương
hàm. Khám nghiệm tử thi cho thấy thi thể của Nicola có khoảng 500 vết
cắt. Còn bạn trai cô, Kenneth McBride cũng có hơn 100 vết thương trên cơ
thể và bị bóp cổ.
3 trong số 5 kẻ tấn công đã bị tuyên án chung thân; 2 người còn lại thi hành án tù 10 năm và đã được thả ra.
Nicola Myers và bạn trai Kenneth McBride.
Những vụ bắt cóc của Big Spender
Được thả vào năm 1994 sau khi bị kết tội
cho vụ cướp xe tải chở 167 triệu đô la Hong Kong, Cheung Tsz-keung, hay
còn có biệt danh Big Spender, đã thực hiện nhiều vụ bắt cóc khác sau đó.
Vào năm 1996, gã thanh niên này đã bắt cóc
con trai lớn Victor Li Tzar-kuoi của Lý Gia Thành - một tỷ phú nổi
tiếng tại Hong Kong. Cuối cùng, hắn đã dàn xếp vụ việc trót lọt với số
tiền chuộc lên tới 1,38 tỷ đô la Hong Kong. Năm sau, tên bắt cóc tiếp
tục bắt cóc Walter Kwok Ping-sheung, cựu chủ tịch tập đoàn Sun Hung Kai
Properties. Sau khi nhận được khoản tiền 600 triệu đô la Hong Kong, hắn
ta cũng mới phóng thích con tin.
Cheung bị bắt giữ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và bị xử tử vào năm 1998.
Con trai của tỷ phú Hong Kong.
Kẻ sát nhân "Hello Kitty"
Năm 1999, vụ án bắt cóc, tra tấn và giết hại dã man một cô gái 23 tuổi đã gây chấn động toàn bộ đặc khu Hong Kong, Trung Quốc.
Vụ án được vén màn khi một cô gái 14 tuổi
tên A Fang, bạn gái của một trong 3 kẻ giết người đã kể với nhân viên xã
hội về việc cô hay gặp ác mộng với những hình ảnh lặp đi lặp lại về một
cô gái đòi lại đầu.
Ngày 24/5/1999, vụ việc được các nhân viên
xã hội báo cho cảnh sát nhưng cảnh sát cho rằng đó là một câu chuyện
hoang đường. Tuy nhiên, trước sự quyết liệt của A Fang, cảnh sát Hong
Kong cũng thử đến hiện trường và những chi tiết kinh hoàng về vụ giết
người đã được hé lộ.
Hình ảnh từ vụ giết người Hello Kitty.
Ngày 17/3/1999, một nhóm 3 người đàn ông
đã bắt cóc Fan Man-Yee, hay còn được biết đến với cái tên Ah Map. Cô gái
23 tuổi này làm nghề gái mại dâm và là mẹ của cậu con trai 1 tuổi.
Ah Map bị đánh đập bằng gậy sắt và ống
nước. Thỉnh thoảng chúng còn sử dụng dây điện để trói cô lại, sau đó
treo lên trần, đánh đập. Có khi Ah Map bị giữ như vậy suốt đêm. Nhiều
trò tra tấn vô nhân đạo đã được thực hiện. Sau khi bị tra tấn trong một
thời gian dài với nhiều vết thương trên cơ thể, Ah Map đã qua đời vào
cuối tháng Tư.
Những kẻ giết người nhồi phần đầu của Ah
Map vào trong một con thú nhồi bông Hello Kitty trong nhà còn những phần
cơ thể khác bị vứt đi.
Tên sát nhân không nể tình thân
Henry Chau Hoi-leung đã sát hại cha mẹ
mình trong căn hộ tại Tai Kok Tsui vào năm 2013. Tuy nhiên, điều kinh
khủng hơn là những gì kẻ sát nhân đã làm với cha mẹ, như trong bộ phim
"Sự im lặng của bầy cừu".
Chau đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi hắn ta
gửi tin nhắn cho một người bạn thú nhận vụ giết người. Tên nghịch tử đã
phải nhận bản án tù chung thân vào tháng 3/2013.
Kẻ sát nhân giết hại cha mẹ mình Henry Chau Hoi-leung.
Nguồn: thoidai.com.vn
Uất hận vì bị kỳ thị, người đàn ông bệnh tật trở thành hình tượng sát nhân gây ám ảnh nhất nước Nhật
Cho đến hôm nay, người ta vẫn nhắc về vụ thảm sát Tsuyama như một trong những sự kiện đẫm máu tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại, được gây ra bởi duy nhất một hung thủ.
Năm 1917, Mutsuo Toi được sinh
ra trong một gia đình khá giả tại ngôi làng nhỏ gần thành phố Tsuyama,
quận Okayama, Nhật Bản. Ít lâu sau, cả bố và mẹ Mutsuo đều lần lượt qua
đời vì mắc phải căn bệnh lao, hai chị em Mutsuo được người bà nuôi dưỡng
cho đến lớn.
Mutsuo căm phẫn vì mắc bệnh lao nên phải chịu sự ghẻ lạnh, hắt
hủi của dân làng (Ảnh: Internet)
hủi của dân làng (Ảnh: Internet)
Thuở thiếu thời, Mutsuo cũng được xem là
một cậu bé rất sinh động, cởi mở. Tuy nhiên, đến năm 17 tuổi, khi người
chị xuất giá, Mutsuo bỗng trở nên trầm tính hẳn, thu mình lại với thế
giới bên ngoài.
Đầu thế kỷ 20, bệnh lao vẫn còn là một
bệnh dịch chết người không có thuốc chữa. Nhất là ở những ngôi làng
nghèo hẻo lánh, điều kiện vệ sinh kém, cuộc sống lạc hậu, khi một người
bị bệnh lao sẽ phải chịu sự ghẻ lạnh, hắt hủi của tất cả mọi người xung
quanh. Mutsuo không may mắn cũng đã mắc phải chính căn bệnh đã giết chết
bố mẹ anh.
Cánh cửa tương lai như đóng sầm lại
trước mắt. Mutsuo không chỉ bị dân làng xa lánh mà tất cả mọi cô gái
trong làng cũng đều không chấp nhận một người mang căn bệnh truyền nhiễm
kinh khủng như anh.
Thảm sát Tsuyama là một trong các vụ án kinh hoàng, đẫm máu nhất
của Nhật Bản (Ảnh: Internet)
của Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Có người kể lại, ngôi làng nơi Mutsuo
sinh sống lúc bấy giờ vẫn còn áp dụng hủ tục Yobai - một tục lệ cổ cho
phép đàn ông độc thân lẻn vào giường phụ nữ độc thân lúc nửa đêm để
“hành sự”, đây chính là cách để họ tìm kiếm đối tượng kết hôn. Và cũng
vì căn bệnh của mình, Mutsuo liên tục bị các cô gái xua đuổi, miệt thị.
Cô đơn, chán nản cùng cực dần dà biến
thành một nỗi căm phẫn to lớn trong lòng cậu thanh niên Mutsuo. Hắn
quyết tâm phải trả thù đời, những người từng chê bai, chửi mắng anh, tất
cả đều phải chết.
Vào khoảng 1 giờ 30 sáng ngày 20 tháng 8
năm 1938, Mutsuo lặng lẽ thực hiện kế hoạch tàn độc của mình. Anh cắt
dây điện, khiến cho toàn bộ khu vực trong làng đều chìm vào bóng tối.
Mutsuo lấy hai cây đèn pin, dùng dây quấn vào hai bên đầu để chiếu sáng.
Trên tay lăm lăm cây rìu sắc lẻm, Mutsuo đi vào phòng giết chết người
bà 76 tuổi của mình một cách lạnh lùng.
Mutsuo còn trang bị trên người cả một
khẩu súng ngắn và một thanh kiếm katana. Trong đêm đen tĩnh mịch, Mutsuo
di chuyển qua từng nhà, gặp người nào giết chết người ấy không chút do
dự. Một vài người may mắn còn sống kể lại, Mutsuo bình tĩnh một cách
đáng sợ.
Một bài báo đăng toàn cảnh vụ thảm sát (Ảnh: Internet)
Khi vào một căn nhà nọ, trước sự van xin của người phụ nữ hắn ta nói: “Tôi không hề bất công, nhưng các người đã không cho tôi cơ hội để kết hôn, các người không thể không chết!”, rồi hắn dùng súng bắn vào ngực nạn nhân.
Khi đột nhập vào một căn nhà khác, người trong nhà ra sức xin tha mạng “Chúng tôi sẽ không hó hé lời nào cả, xin đừng giết chúng tôi”. Và Mutsuo chỉ cười khẩy: “Yêu cuộc sống đến thế sao? Vậy thì càng phải chết”, trước khi vung kiếm sát hại lần lượt từng người.
Hiện trường gây ám ảnh, từ trẻ con đến người già đều bị
giết (Ảnh: Internet)
giết (Ảnh: Internet)
Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn,
Mutsuo đã xâm nhập vào được 11 ngôi nhà, giết tổng cộng 30 người, làm
trọng thương 3 người, trong đó có 5 nạn nhân dưới 16 tuổi. Đến khoảng 5
giờ sáng, Mutsuo dùng súng bắn vào đầu tự tử sau khi viết một bức thư
tuyệt mệnh giải thích về sự thù hận và hành động của mình.
Hung thủ sau khi để lại lá thư tuyệt mệnh thì dùng súng bắn vào
đầu tự tử (Ảnh: Internet)
đầu tự tử (Ảnh: Internet)
Trong thư, Mutsuo cho biết, hắn thật sự
vô cùng căm phẫn khi phải chịu ánh mắt và sự miệt thị, xa lánh của mọi
người trong làng, tất cả các cô gái đều không muốn kết hôn với hắn.
Mutsuo bày tỏ sự tiếc nuối khi có những người hắn muốn giết nhưng không
kịp giết và một số người không đáng chết nhưng buộc phải ra tay vì họ là
vật cản trên hành trình giết người của hắn. Mutsuo cũng viết rằng, hắn
phải giết bà mình đầu tiên vì không muốn bà sống trong dằn vặt và nhục
nhã khi có đứa cháu là kẻ sát nhân.
Nghĩa trang nơi các nạn nhân yên nghỉ (Ảnh: Internet)
Vụ thảm sát Tsuyama đã gây chấn động
toàn xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Cho đến nay đó vẫn là một trong những
vụ án đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại, một tên hung thủ có thể giết
chết đến 30 người trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, vì Mutsuo đã tự kết liễu
trước khi cảnh sát có thể điều tra sâu hơn, nhân chứng còn sống cũng chỉ
có vài người cộng thêm nhiều tin đồn được thêu dệt lên sau vụ tấn công
kinh hoàng, chính vì vậy mà trong vụ án này, một vài tình tiết có thể là
không xác thực.
Mutsuo trở thành nhân vật trong rất nhiều bộ truyện và phim kinh
dị sau này (Ảnh: Internet)
dị sau này (Ảnh: Internet)
Dựa trên tình tiết của vụ thảm sát, năm 1983, một bộ phim Nhật mang tên Village of Doomđã
lột tả tại toàn diện diễn biến tâm lý của hung thủ và vụ án khiến khán
giả thực sự khiếp sợ. Năm 2010, một tựa game kinh dị với tên gọi Siren: Blood Curse
cũng đã sử dụng tư liệu từ vụ án này để xây dựng nên các tình tiết đẫm
máu trong game. Mutsuo cũng trở thành một hình tượng sát nhân gây ám ảnh
nhất, được khá nhiều tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Nguồn: thoidai.com.vn
Kẻ sát nhân hàng loạt ám ảnh cả nước Mỹ
40 năm trước, ngày 10/8/1977, David Berkowitz hay còn được biết là "Son of Sam" đã bị cảnh sát New York tóm gọn sau một năm truy lùng ráo riết.
Cái tên "Son of Sam" đã trở thành
nỗi ám ảnh kinh hoàng của nước Mỹ trong khoảng thời gian 1976 - 1977.
Đây là một trong những kẻ sát nhân hàng loạt gieo rắc nỗi sợ cho người
dân New York với những vụ giết người không ghê tay và khó lường.
"Son of Sam" bị cảnh sát New York bắt giữ ngày 10/8/1977 (Ảnh: Associated Press)
Cơn ác mộng New York mang tên "Kẻ giết người điên loạn"
"Son of Sam" tên thật là David Richard
Berkowitz (1953) bắt đầu thực hiện hành vi man rợ của mình vào cuối
tháng 7/1976. Trong suốt một năm lộng hành, tên sát nhân máu lạnh này đã
sát hại 6 người vô tội.
Nạn nhân đầu tiên của hắn là Donna Lauria,
18 tuổi thiệt mạng khi bị David tấn công bằng súng lúc ngồi trong xe
với cô bạn Jody Valenti, 19 tuổi ở Pelham Bay ngày 29/7/1976. May thay,
Jody chỉ bị thương ở đùi và đã cố gắng lết ra khỏi xe để kêu cứu.
Cha của Lauria nghe thấy tiếng súng đã
chạy xuống. Trước tình huống kinh hãi ấy, ông đã nhanh trí lái xe thật
nhanh tới bệnh viện để mong cứu sống con gái nhưng Lauria đã tử vong
ngay sau phát đạn tử thần.
Sau đó, họ báo cho lực lượng chức năng
nhưng cảnh sát không thể tìm ra manh mối hay động cơ gây án nào. Lời kể
của Jody Valenti cũng không giúp ích được gì vì khi đó, cô ngồi trong xe
và không thể nhận diện được tên sát nhân. Ngoài ra, tâm trạng bất ổn
của Jody sau vụ tấn công khiến lời khai của cô càng thêm rối rắm.
Ba tháng sau đó, một vụ xả súng khác lại
khiến giới chức trách Mỹ đau đầu. Nạn nhân là Carl Denaro, 20 tuổi bị
"Son of Sam" bắn vào đầu rạng sáng ngày 23/10/1976 khi trở về nhà cùng
bạn gái sau một buổi tiệc. Sau khi sự việc xảy ra, bạn gái Carl đã nhanh
chóng lái xe đưa anh tới bệnh viện. May mắn là Carl Denaro không thiệt
mạng nhưng vết thương ở đầu đã ám ảnh anh suốt cuộc đời. Một phần hộp sọ
của Carl bị hỏng nên các bác sĩ đã phải thay thế bằng một miếng kim
loại.
Một tháng sau, ngày 26/11/1976, tên sát
nhân lại ra tay với hai cô gái trẻ: Donna DeMasi, 16 tuổi và Joanne
Lomino, 18 tuổi khi họ trên đường trở về nhà sau khi xem phim. Ngay khi
chiếc xe buýt dừng lại, hai cô gái bước xuống xe và nhận thấy có một
người đàn ông lạ mặt đang đi theo mình.
Họ rảo bước nhanh hơn thì kẻ lạ mắt bước nhanh tới và nói với họ một câu lấp lửng rằng: "Các cô có biết..."
trước khi nổ súng vào cả hai. Phát đạn không giết chết hai cô gái trẻ,
nhưng Jonnne bị liệt vĩnh viễn do viên đạn găm trúng xương sống của cô.
Donna may mắn hơn vì viên đạn đã đi lệch xương sống.
Sau 3 vụ tấn công ở New York, cảnh sát
không tìm được gì khả quan ngoài một viên đạn còn nguyên vẹn tại hiện
trường. Một điểm chung duy nhất mà họ xác định được là vũ khí mà hung
thủ đều sử dụng súng 44 li.
Ngày 30/1/1977, Christine Freund, 26 tuổi
trở thành nạn nhân thứ 2 thiệt mạng dưới họng súng của "Son of Sam". Cô
và vị hôn phu John Diel, 30 tuổi bị tấn công khi đang ngồi trong ô tô
gần một ga tàu ở Forest Hills. Lúc đó, hai người dự định đi khiêu vũ sau
khi xem bộ phim Rocky.
David bắn 2 phát súng liên hoàn vào xe,
phá nát tấm kính chắn trước và đều găm vào đầu Christine. John nhanh
chóng lái xe đưa cô tới bệnh viện nhưng nạn nhân đã không thể qua khỏi.
Trung sĩ Joe Coffey, người trực tiếp điều
tra vụ án đặt ra hai giả thuyết: hung thủ có thù oán cá nhân với
Christine hoặc đây là một kẻ giết người tâm thần. Thế nhưng, vụ án vẫn
bế tắc ở đó.
2 tháng sau, ngày 8/3/1977, Virginia
Voskerichian là nạn nhân tiếp theo chết dưới tay của "Son of Sam" ở phố
Dartmouth. Buổi tối định mệnh đó, Virginia đi bộ về nhà sau giờ tan học
và bị một người đàn ông lạ mặt đi ngược chiều bắn thẳng vào mặt với khẩu
súng 44 li khiến cô nữ sinh trẻ thiệt mạng tại chỗ.
Vụ án mạng này một lần nữa khiến cảnh sát New York đau đầu. Họ không thể tìm ra được manh mối nào của kẻ sát nhân bí hiểm này.
Các nạn nhân thiệt mạng bởi tên sát nhân điên cuồng "Son of Sam"
Đại úy Joe Borrelli nói: "Trong vụ án
Virginia, khuôn mặt xinh đẹp của cô gái đã bị biến dạng. Xác cô trên vỉa
hè, dưới tấm vải liệm khiến cảnh sát nhìn vào đều đau lòng. Họ thậm chí
còn phải quay mặt đi, không dám nhìn vào nạn nhân".
Sau khi điều tra, cơ quan chức năng phát
hiện viên đạn sát hại Virginia được bắn ra từ khẩu súng của kẻ đã giết
Donna Lauria vào tháng 7 năm ngoái. Điều này khiến cảnh sát tin rằng họ
phải đối mặt với một tên sát nhân tâm thần, và hắn có thể ra tay bất cứ
lúc nào mà không thể đoán trước. Giới chức trách lo lắng thêm sẽ có
nhiều người vô tội thiệt mạng nếu họ không nhanh chóng tìm ra và bắt giữ
được kẻ điên khùng này.
Chưa đầy một tháng sau, rạng sáng ngày
17/4/1977, cặp tình nhân trẻ khác lại thiệt mạng ngay trong xe sau khi
bị David Berkowitz tấn công bằng súng. Nạn nhân là Alexander Esau, 20
tuổi và Valentina Suriani, 18 tuổi. Valentina chết ngay trên xe còn
Alexander tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện.
Ở vụ tấn công này, kẻ giết người hàng loạt
đã để lại một bức thư gửi tới đại úy Joe Borrelli - người khi đó đang
chỉ huy lực lượng truy lùng tên sát nhân bí ẩn.
Nội dung bức thư ám chỉ việc cảnh sát đang
truy lùng hắn và bên dưới có chữ ký "Son of Sam". Sau khi tìm được bức
thư, hàng chục chuyên gia tâm lý đã được huy động tham gia phân tích lá
thư. Họ đều nhận định kẻ giết người có dấu hiệu tâm thần và ghét phụ nữ.
Tuy nhiên, lá thư không giúp cảnh sát tìm được tung tích của thủ phạm
bởi bức thư không hề có dấu vân tay trên đó.
Ngày 26/7/1977, Judy Placido, nạn nhân may mắn sống sót sau 3 phát đạn của "Son of Sam" khi đi cùng với người bạn Sal Lupo.
Cô kể lại: "Đột nhiên, tôi nghe có
tiếng động lạ. Tôi không cảm thấy đau đớn mà chỉ nghe thấy âm thanh chói
tai. Tôi đưa mắt sang Sal và thấy anh ấy nhìn tôi một cách hoảng
loạn... Nhìn vào gương xe, tôi thấy người mình đầy máu, tay phải không
cử động được. Sau đó tôi ngất đi".
Còn Sal cho hay sự việc xảy ra quá nhanh.
Ban đầu, anh ngỡ ai đó ném đá vào xe mình. Khi nhìn Judy, anh phát hiện
ra người cô đang chảy máu, rồi cô ngất lịm đi. Cả hai người may mắn sống
sót, nhưng họ không thể cung cấp thông tin gì về kẻ đã tấn công mình.
Ngày 31/7/1977, Stacy Moskowitz trở thành
nạn nhân xấu số cuối cùng của David Berkowitz. Stacy và bạn trai Robert
Vilolante bị bắn khi ngồi trong xe ô tô ở Gravesend Bay. Robert bị hỏng
mắt trái còn Stacy thiệt mạng sau khi được đưa vào viện do vết thương
quá nặng. "Tôi nghe thấy tiếng động và thấy các mảnh kính vỡ. Sau đó
Stacy ngã vào vòng tay tôi. Tôi không rõ tôi trúng đạn trước hay là cô
ấy", Robert hoang mang kể lại.
Vạch mặt tên sát nhân bí ẩn
Trong khi nhiều vụ tấn công bằng súng đang
khiến cảnh sát New York đau đầu vì tên giết người hàng loạt không để
lại bất cứ sơ hở nào để họ lần ra; thì manh mối lại đến từ điều không
ngờ.
Gia đình ông Sam Carr sống ở Yonkers, New
York đã trình báo với cảnh sát gia đình ông nhận được thư đe doạ nạc
danh 2 lần. Nội dung thư than vãn việc con chó Harvey của ông sủa quá
nhiều. Sau đó một tuần, ông Sam nghe thấy tiếng súng nổ trong sân nhà và
phát hiện chú chó yêu quý của mình bị bắn. May mắn là chú chó đã được
cứu sống.
Đầu tháng 6/1977, một người đàn ông ở New Rochelle tên Jack Cassara cũng trình báo nhận được bức thư kỳ lạ có ký tên là "Sam và Francis Car" - người ông chưa bao giờ quen biết. Sau đó, gia đình Sam và Jack gặp nhau, họ cho hay đều nhận được thư nạc danh.
Khi cảnh sát vào cuộc và lấy lời khai của
từng thành viên trong nhà hai người, con trai của Jack là Stephen, 19
tuổi cho biết anh nhớ ra một người đàn ông kỳ lạ tên David Berkowitz
từng thuê một phòng trong căn hộ của họ vào đầu năm 1976 và không bao
giờ quay lại để lấy số tiền 200 USD (khoảng hơn 4 triệu đồng) đã đặt cọc
tiền nhà.
Căn phòng trọ bừa bộn của "Son of Sam"
Từ hai bức thư lạ và lời kể của Stephen
Cassara, cảnh sát đã không phớt lờ hai sự việc không mấy liên quan đến
nhau, mà vẫn lần theo dấu vết của người đàn ông tên David Berkowitz. Sau
hơn một tháng điều tra, ngày 10/8/1977 David Berkowitz bị cơ quan chức
năng tóm sống gần nhà trọ của hắn ở 35 phố Pine. Khi bị cảnh sát ập đến
bất ngờ, kẻ sát nhân hàng loạt thản nhiên hỏi cảnh sát rằng: "Sao các ông đến lâu vậy?".
Sau khi khám xét ô tô của David Berkowitz,
cảnh sát tìm thấy khẩu súng 44 li hiệu Bulldog cùng những tấm sơ đồ
hiện trường tội ác hắn đã gây ra.
Tại phiên tòa xét xử năm 1978, David Berkowitz thừa nhận hoàn toàn hành vi man rợ của mình. Hắn bị kết án 365 năm tù.
Nguồn: Vietnamnet.vn
Những ngày cuối đời của tên sát nhân trong nhà tù nhiều án tử nhất nước Mỹ
Hắn ra đi trong sự cô độc, chấm dứt chuỗi ngày sống trong sợ hãi, buồn chán của cái chết được báo trước.
Tử tù Lawrence Russell Brewer.
Cứ vài tiếng đồng hồ, người dân sống
xung quanh nhà tù Huntsville, bang Texas (Mỹ) lại nghe thấy những tiếng
còi báo hiệu chát chúa vang lên. Ban đầu là những âm thanh ngắt quãng,
30 phút sau thì liên tục. Đó là lúc một vụ hành quyết bắt đầu.
Được mệnh danh là “Thành phố Trừng phạt”
(Punishment City), Huntsvillenổi bật với mái màu bạc, bao bọc bằng rào
kẽm gai nhiều lớp có nhiễu điện.
Là một trong những nhà tù hình sự khét
tiếng ở bang Texas nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung, đây cũng là nơi ở
những năm tháng cuối đời của Lawrence Russell Brewer, 44 tuổi, một kẻ
sát nhân khét tiếng nước Mỹ.
Năm 1998, một vụ sát hại mà Lawrence
Russell Brewer là chủ mưu đã gây chú ý của dư luận quốc tế và dẫn tới
việc chính phủ liên bang cùng chính quyền Texas phải tăng cường các đạo
luật chống phân biệt chủng tộc.
Hắn và 2 tên đồng phạm đãgiết hại dã man
một người da đen có tên James Byrd Jr (49 tuổi), người vùng Jasper,
Đông Texas bằng cách đánh bất tỉnh và buộc nạn nhân vào sau chiếc xe hơi
của hắn và kéo lê khắp thị trấn Jasper, khiến anh này thiệt mạng.
Brewer sau đó đã phải chờ đợi ngày thi hành án tử hình tại trại giam Huntsville.
Nhà tù Huntsville được mệnh danh là “Thành phố Trừng phạt”.
Ða số phạm nhân bị giam ở Huntsville đều
mang tội nặng, phải bóc lịch lâu dài, hoặc chờ ngày xử tử. Từ năm 1819
đến nay, tổng cộng có 1,228 tử tù bị hành quyết. Giai đoạn xử tử nhiều
nhất từ năm 1982 đến 2010, có 500 vụ thi hành án. Lý do là thời gian này
luật cho dùng thuốc độc Lethal để mang đến cái chết nhẹ nhàng hơn đối
với tử tù.
Brewer phải sống trong phòng biệt giam
được thiết kế riêng cho các tử tù. Trong hình dung của nhiều người thì
buồng giam tử tù là nơi ẩm thấp, tối tăm nhưng ở đây thì khá sạch sẽ,
gọn gàng.
Hằng ngày, những tử tù như Brewer thường đọc sách, tập thể dục, gọi điện thoại cho người thân, chơi cờ hay thậm chí viết sách.
Tuy nhiên, trước cái chết được báo
trước, các quản ngục cho biết Brewer thường tỏ ra buồn chán, đêm thường
không ngủ, hoặc ngủ rất ít.
Trước ngày đền tội, tử tù Lawrence
Brewer đã yêu cầu bữa ăn cuối đời vô cùng thịnh soạn gồm: 2 phần gà rán
cỡ lớn chan nước sốt ngon và hành tây cắt lát; bánh kẹp với pho mát và
thịt nguội; trứng rán phô mai và thịt bò xay ăn kèm với cà chua, hành
tây, ớt chuông và tiêu jalapenos Mexico; một bát đậu bắp okra rang trộn
sốt cà chua; nửa cân thịt nướng barbecue và nửa ổ bánh mỳ trắng; ba suất
thịt nướng fajitas kiểu Mexico; một chiếc pizza nhiều nhân thịt; một ly
kem Blue Bell loại hảo hạng; một thanh kẹo mềm phết bơ lạc; ba ly bia
cỡ lớn.
Tuy vậy, đến phút chót hắn không được ăn
do bang Texas (Mỹ) đã chính thức bãi bỏ việc cung cấp một bữa ăn cuối
cùng theo sở thích của tử tù trước giờ hành hình Brewer.
Lawrence Russell Brewer bị hành quyết vào ngày 21/9/2011.
Nguồn: Danviet.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét