Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

BÍ ẨN KHẢO CỔ 24

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí ẩn 48 bộ xương người niên đại 7000 năm

Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở "hố đen tử thần"

Hoa Hướng Dương |
Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở "hố đen tử thần"
Ảnh: Youtube/KNKX Public Radio. .

Tại buổi họp báo ngày 26/08 mới đây, nhà cổ sinh vật học Blaine Schubert đã công bố những kết quả sau thời gian dài nghiên cứu.

Năm 2007, các thợ lặn đã phát hiện ra một hang động ngầm (được gọi là Hoyo Negro - Hố đen) rộng tới 60 m bên dưới khu vực phía bắc thành phố Tulum, phía đông bán đảo Yucatan (Mexico).
Bộ xương tổ tiên của người châu Mỹ
Tại đó nhóm thợ lặn đã phát hiện ra một bộ xương của một cô gái (được đặt tên là Naia, tên nữ thần nước trong thần thoại Hy Lạp) và rất nhiều xương hóa thạch của động vật kỷ Băng hà.
Sau đó, Viện Nhân chủng và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã tổ chức họp báo và công bố hóa thạch phát hiện có niên đại trên 12.000 năm và là hóa thạch cổ nhất được phát hiện ở châu Mỹ..
Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở hố đen tử thần - Ảnh 1.
Vị trí phát hiện bộ xương. Ảnh Archaeology magazine.
Bộ xương cô gái được xác định là khoảng 15 đến 16 tuổi, cao khoảng 1,5 m, nặng khoảng 50 kg, gốc châu Á và nguyên nhân cái chết được cho là bị đói và khát với một chân bị gãy.
Hang động này khi đó được giả thuyết rằng chưa bị nước bao phủ do băng tan, động vật thời kỷ Băng hà và cả con người có thể đã bị mắc kẹt tại hang động này, tạo nên một nghĩa địa của các sinh vật thời kỷ Băng hà.
Nhà nhân chủng học Deborah Bolnick đến từ Đại học Texas sau khi phân tích DNA từ hóa thạch đã cho rằng cô gái chính là tổ tiên của người châu Mỹ hiện nay nhờ đặc điểm di truyền đặc trưng nhóm haplogroup D1.
Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở hố đen tử thần - Ảnh 2.
Bộ xương cô gái được tìm thấy. Ảnh Calit2.
Từ đó, giải thích về sự xuất hiện của người châu Mỹ tại Tân thế giới và xác nhận giả thuyết di cư từ vùng Siberia sang châu Mỹ qua eo biển Bering.
Bên cạnh bộ xương của cô gái là những bộ xương của hơn 15 loài động vật đã tuyệt chủng sống từ Thế Canh Tân Pleistocen như hổ răng kiếm, lười đât khổng lồ, sư tử núi, heo vòi, gấu mặt ngắn, voi răng mấu...
Việc khám phá lại hang động dưới nước và các kết quả mới
Tại buổi họp mặt thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật học về Động vật có xương sống tổ chức tại Calgary, Alberta (Canada) ngày 26/08/2017.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là tiến sĩ Blaine Schubert đã công bố những phát hiện sau nhiều năm nghiên cứu và khám phá những gì còn sót lại tại hang động này.
Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở hố đen tử thần - Ảnh 3.
Nhóm thợ lặn khám phá "hố đen tử thần". Ảnh Earth Chronicles.
Ông cho biết nguồn nước nghèo oxy đã giúp những bộ xương này được bảo quản rất hoàn hảo sau 13.000 năm, thậm chí nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra 28 bộ xương gần như nguyên vẹn.
Ngoài việc phát hiện bộ xương Naia được cho là tổ tiên của người châu Mỹ ngày nay thì Schubert cho rằng khám phá ra bộ xương gấu mặt ngắn cũng là điều quan trọng không kém vì đây là bộ xương hoàn hảo nhất tại hang động này, từ đó cho phép phục dựng một cách chính xác nhất.
Hơn nữa, việc phát hiện ra loài gấu mặt ngắn (vốn được xem là sinh vật chỉ có ở Nam Mỹ) tại đây còn là bằng chứng quan trọng chỉ ra sự di cư của các động vật tiền sử qua eo đất hẹp để từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ.
Ngoài ra, còn có những loài mới như Arctotherium wingei (có quan hệ với gấu mặt ngắn Andes ngày nay) hay xương của một sinh vật giống với sói đồng cỏ hiện đại.
"Những hóa thạch gìn giữ thì rất nhiều, cho phép chúng tôi có thể tái dựng lại nhiều khía cạnh về mặt giải phẫu học, quan hệ tiến hóa và cả tập tính". Tiến sĩ Blaine Schubert của đại học bang East Tennessee cho hay.
"Mật độ của chúng đưa lại cho chúng tôi một bức tranh mới lạ về khu vực này vào giữa thời kỳ thay đổi khí hậu và môi trường diễn ra rất nhanh".
Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail.co.uk, Sciencedaily.com, Nationalgeographic.com, Earth-chronicles.com
theo Trí Thức Trẻ

Bí ẩn 2 bộ xương hóa thạch của người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực

Sự xuất hiện của 2 bộ xương này chứng tỏ những người tí hon này là có thật chứ không phải chỉ có trong truyền thuyết
Gần đây, 2 hài cốt được cho là của người tí hon đã được phát hiện ở dãy núi Whitmore, Nam Cực, một vùng đất xa xôi, lạnh giá không có con người cư trú trong khoảng thời gian rất lâu. Điều đáng ngạc nhiên là theo các nhà nghiên cứu, chúng có niên đại lên đến 600 triệu năm tuổi.
Bí ẩn 2 bộ xương hóa thạch của người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực - Ảnh 1
Xương người tí hon đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Sinh vật này từng là một phần trong những câu chuyện thần thoại. Tuy nhiên giờ đây, các bằng chứng mới được tìm thấy dẫn đến một khám phá có thể thay đổi lịch sử thế giới.
Cụ thể, những bộ xương nhỏ này được phát hiện ở dãy núi Whitmore, Nam Cực, nơi được cho là không có khả năng sinh sống do nhiệt độ quá thấp.
Tuy nhiên, điều khó hiểu nhất về các hóa thạch này là chúng tồn tại trước cả khủng long, cách đây hàng trăm triệu năm, trước khi bất cứ thứ gì giống với con người xuất hiện trên Trái đất.
Hai bộ xương được bảo tồn hoàn hảo được cho là có niên đại 600 triệu năm tuổi, cổ hơn bất kỳ động vật có xương sống nào đã phát hiện trước đây. Hình dạng của xương cũng chỉ ra chúng là người chứ không phải linh trưởng và tính đầy đủ của hài cốt cũng cho thấy chúng là người lớn hơn là trẻ sơ sinh.
Bí ẩn 2 bộ xương hóa thạch của người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực - Ảnh 2
Khám phá trong lỗ sâu nhất thế giới trong khi bộ xương được phát hiện cũng cho thấy chúng không phải có nguồn gốc ngoài Trái đất. Có lẽ đã từng có nền văn minh tiên tiến tồn tại cách đây rất lâu, từ trước thời kỳ của khủng long.
Bảo tàng cổ sinh vật học California từng mô tả về giai đoạn này: 'Lịch sử các hóa thạch của sự sống trên Trái đất đã bị đẩy lùi về 3,5 tỷ năm trước. Hầu hết các hóa thạch khi đó là vi khuẩn và tảo vi lượng.
Tuy nhiên, trong cuối thời kỳ đại Nguyên Sinh, cách đây khoảng 635 đến 542 triệu năm trước, theo thuyết Darwin thì chỉ có thể tồn tại một số động vật thân mềm ở một vài địa phương trên thế giới'.
Bí ẩn 2 bộ xương hóa thạch của người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực - Ảnh 3
Nơi phát hiện ra bộ xương hóa thạch tí hon ở Nam Cực
Có nhiều thứ đã được giữ kín theo thời gian vì lý do nào đó. Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đang dần được đưa ra ánh sáng để chúng ta hiểu thế giới bí ẩn này theo một cách mới. Nhiều nghiên cứu sẽ sớm được tiến hành tại Washington, D.C.
Nếu dựa trên thuyết tiến hóa của Darwin, người tí hon kia hẳn phải là những sinh vật siêu nhiên chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng thực tế cho thấy chúng đã từng tồn tại.
Vậy có lẽ chúng ta sẽ phải chấp nhận rằng, những sinh vật siêu nhiên khác mà chúng ta từng nghĩ chỉ có trong trí tưởng tượng có thể hoàn toàn là có thật.

Nhôm đã được người cổ đại chế tạo từ 7000 năm trước

Nhôm đã được khai thác và sử dụng ít nhất 7.000 năm trước, từ rất lâu trước khi khoa học hiện đại chính thức “tìm ra” vào thế kỷ 19. Nói cách khác, chúng ta chỉ đang lặp lại khám phá của cổ nhân.
Theo lịch sử khoa học hiện đại, nguyên tố nhôm được nhà vật lí người Đan Mạch Hans Christian Oersted tìm ra vào năm 1825 thông qua việc chiết xuất từ oxit nhôm (AL2O3). Và khoảng hơn nửa thế kỷ sau, sự ra đời của kỹ thuật điện phân nhôm vào năm 1889 mới giúp việc sản xuất nhôm trở nên dễ dàng.
Tuy nhiên, điều nhiều người không biết là Oersted không phải là người đầu tiên tìm ra kim loại này.
Cư dân vùng Lưỡng Hà đã quen thuộc với nhôm từ hàng ngàn năm trước.
Trong quá trình khai quật ở Iraq, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều món đồ gốm có niên đại khoảng 5.300 năm trước Công nguyên. Những hiện vật này được làm bằng đất sét có chứa nhôm.
Một số bằng chứng khảo cổ khác cho thấy người Ai Cập và Babylon cổ đại đã sử dụng hợp chất chứa nhôm trong nhiều loại thuốc và hóa chất gần 4.000 năm trước.
Trong các tác phẩm của mình, Pliny già – nhà sử học người La mã (23 – 79 sau Công nguyên) – đã mô tả một nguyên tố mà ông gọi là alumen. Ngày nay nó được gọi là phèn, một hợp chất nhôm được sử dụng rộng rãi vào thời cổ đại và thời Trung cổ để cố định màu nhuộm lên vải dệt.
Năm 1959, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện nhiều khóa dây lưng độc đáo và tinh xảo, một minh chứng cho thấy tổ tiên chúng ta sở hữu vốn kiến thức uyên thâm về ngành luyện kim.
Những mẫu khóa dây lưng cổ của người Trung Quốc, được chế tạo từ các hợp kim nhôm.
Năm 1961, các nhà khoa học Pháp phân tích các khóa dây lưng này và kết luận rằng người Trung Quốc cổ đại đã tạo ra nhôm bằng một kỹ thuật nào đó.
Trong một sự kiện khác, vào năm 1974 người ta đã tìm thấy một vật thể bí ẩn bên bờ sông Mures ở Romani. Vật thể này dày 1 mm và được phủ một lớp oxit nhôm. Người ta tìm thấy nó ở độ sâu 11 mét, gần bộ xương con voi khổng lồ Mastodon, một loài động vật đã tuyệt chủng. Do đó, người ta ước tính vật thể này có niên đại không dưới 10.000 năm tuổi.
Vật thể chứa nhôm trong thành phần có niên đại hơn 10.000 năm tuổi ở Rumani. (Ảnh: Internet)
Chúng ta không nên quên một điều rất thú vị. Nhôm là kim loại phong phú nhất trên hành tinh, nhưng cần điện năng để tạo ra một kim loại dưới dạng thức có thể sử dụng được. Nếu tổ tiên chúng ta có thể sản xuất nhôm thì nhiều khả năng họ có kiến thức về điện – một khái niệm mới xuất hiện cách đây chỉ khoảng 400 năm.

Rõ ràng công nghệ của những người cổ đại không hề thô sơ như chúng ta vẫn nghĩ. Trong quá khứ, trên hành tinh này đã có những nền văn minh tồn tại với trình độ công nghệ rất cao. Nhiều khám phá gần đây đã chỉ ra rằng những nền văn minh đó đã làm chủ thiên văn học, luyện kim, y học, kỹ thuật và các lĩnh vực khoa học khác ở trình độ rất cao. Không ít các nhà khoa học đã dũng cảm thừa nhận rằng, hầu hết những cái gọi là phát minh của chúng ta ngày nay chỉ đang lặp lại những điều cổ nhân đã từng biết đến.
Hoài Anh

Ai Cập cổ đại từng được chiếu sáng bằng điện?

Dưới: Một vật thể giống bóng đèn điện được khắc trong hầm mộ dưới đền thờ thần Hathor ở Ai Cập. (Lasse Jensen/Wikimedia Commons) Trên: Các kim tự tháp Ai Cập (Shutterstock) Phông nền: Minh họa điện. (Shutterstock)
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Ngày nay, chúng ta thấy rất đỗi bình thường với những đường chân trời thành phố về đêm, các ánh đèn phố, và nguồn năng lượng thúc đẩy những tiện ích hiện đại của chúng ta. Nhưng, phải chăng những người thông thái ở Ai Cập và Lưỡng Hà thời cổ đại cũng sở hữu kiến thức về điện, không chỉ để thắp sáng mà còn có các công nghệ vận hành bằng điện năng? Trong khuôn khổ của các bằng chứng khảo cổ khai quật được, câu trả lời dường như đã được khẳng định.
Hình khắc nổi bên dưới Đền thờ thần Hathor ở Dendera, Ai Cập là bằng chứng được nhắc đến nhiều nhất, cho chúng ta thấy những người Ai Cập cổ đại đã từng sử dụng điện. Trên đó miêu tả các hình người đang đứng xung quanh một vật thể giống bóng đèn cỡ lớn.
Bóng đèn thời cổ đại?

Vật thể giống bóng đèn được chạm khắc trong một hầm mộ bên dưới Đền thờ Hathor ở Ai Cập. (Lasse Jensen/Wikimedia Commons)
Đui đèn được tượng trưng bằng một vật trông giống như bông hoa sen với thân như dây cáp chạy dọc theo phần dưới của “thiết bị”. Bên trong “bóng đèn” là một sợi dây như con rắn uốn khúc ra bên ngoài “đui đèn” hình hoa sen. Theo những người ủng hộ giả thuyết rằng hình vẽ này miêu tả ánh sáng đèn điện, như Erich Von Däniken đã từng viết cuốn “Chariot of the Gods” (tạm dịch: Xe ngựa của Thần), thì con rắn này biểu thị cho dây tóc bóng đèn.
Von Däniken đã tạo ra một mô hình bóng đèn này trong phòng thí nghiệm và nó đã hoạt động, phát ra ánh sáng tím kỳ dị.
Ông đã sử dụng cùng loại thông số về kích thước, bao gồm hai chùm kim loại giống như cánh tay kéo dài đến đầu to của bóng đèn, và một sợi dây kết nối những chùm đó với “đui đèn” ở đầu bên kia.
Nhưng lấy đâu ra nguồn năng lượng để thắp sáng bóng đèn vào thời Ai Cập cổ đại?
Pin cổ đại?

Phải: Hình minh họa cục pin Bát-Đa từ ảnh cổ vật ở bảo tàng. (Ironie/Wikimedia Commons) Nền: Bản đồ khu vực bao quanh thành phố Bát Đa, I-rắc ngày nay. (Cmcderm1/iStock/Thinkstock)
Một món cổ vật được phát hiện ngoài Ai Cập, bên ngoài thành phố Bát-đa ngày nay, cho thấy rằng hoạt động sản xuất điện đã từng được tiến hành ở khu vực Trung Đông hàng nghìn năm về trước. Cổ vật này được gọi là Pin Bát-đa.
Pin Bát-đa khá là thô sơ so với các loại pin của chúng ta ngày nay. Nó gồm một bình đất sét nung với nắp làm từ nhựa đường. Một thanh sắt xuyên qua nắp bình được bao quanh bởi trụ đồng. Người ta tin rằng chiếc bình này đã được đổ đầy một chất có tính axit như dấm, giúp nó sản sinh ra một nguồn điện khoảng 1,1 vôn. Mô hình phỏng chế của loại pin này cho thấy nó thật sự có thể hoạt động.
1,1 vôn có thể không nhiều lắm, nhưng nếu buộc một vài pin loại này với nhau, thì điện áp sẽ gia tăng. Chiếc pin này có niên đại từ 250 TCN đến 250 SCN. Hiện nay, người ta cho rằng những cái pin này đã được sử dụng trong kỹ thuật mạ điện thời xưa (mạ một lớp kim loại lên trên bề mặt một kim loại khác).
Những chiếc pin này không chỉ là nguồn năng lượng trên lý thuyết.
Một số người tuyên bố rằng một trong những công trình biểu tượng nhất của Ai Cập trên thực tế lại bị hiểu lầm nhiều nhất. Cụ thể, những người ủng hộ giả thuyết tồn tại điện ở Ai Cập cổ đại nói rằng Đại Kim tự tháp Giza trên thực tế đã được sử dụng như một nhà máy điện.
Nhà máy điện cổ đại?

(Shutterstock*; hiệu ứng thêm bởi Epoch Times)
Ý tưởng này đã được khởi xướng bởi tác giả và nhà nghiên cứu Christopher Dunn trong quyển sách “The Giza Power Plant” (tạm dịch: Nhà máy điện Giza) và “Lost Technologies of Ancient Eqypt” (Những công nghệ bị lãng quên của Ai Cập cổ đại).
Dunn nói rằng King Chambers-tức “Căn phòng của vua” nằm ngay trung tâm của Đại Kim tự tháp thực chất chính là bộ máy phát điện trung tâm của siêu công trình này. Nó được xây dựng chủ yếu bằng đá granit hồng, một chất liệu giàu hàm lượng thạch anh vi tinh thể.
Trên thực tế, Đại kim tự tháp chủ yếu làm từ đá granit, và đá granit được cấu thành từ rất nhiều tinh thể thạch anh cỡ nhỏ, mà khi áp lực và/hoặc dao động năng lượng, thì sẽ sản sinh ra điện năng. Trong giới khoa học điều này được biết đến là hiệu ứng áp điện. Hiệu ứng này được ứng dụng trong rất nhiều công nghệ hiện đại, như loa phóng thanh, máy biến năng, bộ chuyển đổi tín hiệu, và một số ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô.
Theo Dunn và những người khác cũng ủng hộ lý thuyết này, quan tài bằng đá granit trong Phòng Vua (cũng được chạm khắc một cách tinh vi trên đá granit cứng màu hồng) cũng có thể là phương tiện chuyến đổi các rung động tần số thấp được Trái Đất phát ra thành nguồn năng lượng điện. Hơn nữa, Dunn nói, những xà chống đỡ trên trần phòng Vua có vẻ như đều được điều chỉnh một cách chính xác, hay cắt theo kích cỡ để cộng hưởng hoàn hảo với tần số này.
Paul Darin, Epoch Times
Quý Khải biên dịch

Giả thuyết mới: Đại kim tự tháp Giza là trạm phát điện tiên tiến thời cổ đại

Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập không chỉ là lăng mộ của Pha-ra-ông, mà còn có thể là một trạm phát điện không dây tiên tiến thời cổ đại.
Mục đích thực sự của Đại kim tự tháp Giza là gì? Nó được tạo ra chỉ để làm nơi yên nghỉ cho các Pha-ra-ông? Nó được xây bởi người Ai Cập cổ đại để cất giữ hạt giống? Hay, có một giả thuyết thứ ba, một giả thuyết cực kỳ hấp dẫn có thể giải thích một lần và mãi mãi mục đích thực sự của một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại này?
Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Internet)

Theo nhiều người, nhà bác học thiên tài Nikola Tesla có thể đã khám phá ra mục đích thực sự của Đại kim tự tháp Giza. Người Ai Cập cổ đại có thể đã đặt nền móng cho một công nghệ mà phải đến hàng ngàn năm sau mới được biết đến, chỉ ít một phần, bởi Nikola Tesla.
Ngoài vẻ hùng vĩ tuyệt vời của nó, Kim tự tháp Giza có thể ẩn chứa nhiều bí mật hơn chúng ta tưởng tượng.
Từ lâu, một luận điểm đã được công nhận rộng rãi là những nền văn minh cổ đại sở hữu một trình độ công nghệ vô cùng tiên tiến, ví như trong điện hóa học, điện từ, luyện kim, hóa học, vật lý, toán học, … từ hàng ngàn năm trước khi chúng được xã hội hiện đại “tái phát hiện”.
Bằng chứng về những công nghệ này hiện hữu ở Ai Cập cổ đại cũng như Sumer và các nền văn minh cổ xưa khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Đại kim tự tháp Giza có lẽ là một trong những “công nghệ” vĩ đại nhất từng được tổ tiên chúng ta phát minh ra từ hàng ngàn năm trước.
Nhưng công nghệ này cụ thể là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thành phần cấu tạo rất đặc thù của Đại kim tự tháp.
Lớp bên ngoài của kim tự tháp được cấu thành từ đá vôi trắng tufa, không chứa hàm lượng magie khiến nó có đặc tính cách điện tốt, từ đó ngăn chặn nguồn điện năng bên trong hao hụt ra bên ngoài. Hơn nữa, các khối đá được xếp khít đến nỗi thậm chí một lưỡi dao lam cũng không thể chui lọt. Người ta tin rằng chính tính chất cách điện tinh vi này cho phép người Ai Cập cổ đại hoàn toàn kiểm soát được việc phát điện ra từ bên trong.
Bề mặt kim tự tháp Giza ngày nay. (Ảnh: Internet)
Kim tự tháp Giza từng được phủ bên ngoài bằng các khối đá vôi trắng. (Ảnh: Internet)
Kim tự tháp Giza trong quá khứ. (Ảnh: Internet)
Không chỉ vậy, các khối đá cấu tạo nên phần bên trong kim tự tháp được làm từ một loại đá vôi khác, chứa lượng nhỏ tinh thể và kim loại, hai thành phần quan trọng giúp tối ưu hóa việc truyền tải điện năng.
Ngoài ra, các ống thông khí được xây bên trong Kim tự tháp được làm từ đá granit có tính phóng xạ nhẹ, cho phép ion hóa không khí bên trong. Đặc điểm này giống với dây cáp điện, với lõi bên trong dẫn điện và vỏ bên ngoài cách điện.
Dựa trên các đặc điểm trên, giả thuyết được đưa ra là Đại Kim tự tháp Giza chính là một nhà máy điện khổng lồ có khả năng sản sinh một nguồn điện năng tự do không dây. Tuy giả thuyết này đã bị nhiều học giả phủ nhận, nhưng nó có thể giải thích nhiều điều bí ẩn về Kim tự tháp và xã hội tiên tiến định cư bên bờ sông Nin vào hàng ngàn năm về trước.
Quần thể kim tự tháp trên cao nguyên Giza được dựng lập bên trên các lớp đá vôi nằm bên dưới (lớp đá ngậm nước), và khoảng trống giữa chúng chứa một lượng nước lớn. Những lớp đá ngậm nước này có khả năng truyền dẫn điện năng lên phía trên khi chúng đẩy lượng nước ngầm lên bề mặt. Cụ thể, lưu lượng lớn của dòng sông Nin khi đi xuyên qua các hốc đá này sẽ có khả năng tạo ra dòng điện, gọi là dòng điện vật lý.
Điều thú vị là, công nghệ cổ đại này đã thất lạc trong lịch sử, và chỉ mới được tái phát hiện gần đây bởi nhà bác học thiên tài Nikola Tesla. Tesla đã xây dựng tháp Wardenclyffe trong khoảng 1901-1917, trong đó ông ứng dụng một loại công nghệ gần như tương tự. Tháp của Tesla được cho là cũng được xây dựng trên các lớp đá ngậm nước, nghĩa là công nghệ tạo điện năng của Tesla gần như tương đồng với của Đại Kim tự tháp. Cả Đại Kim tự tháp Giza lẫn tháp Wardenclyffe của Tesla đều là các hệ thống sản sinh ion âm và có khả năng truyền tải chúng không cần dây điện, một nguồn năng lượng hoàn toàn không dây và miễn phí, cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện khác qua khoảng cách xa.
kim tự tháp Trái: Kim tự tháp Giza; Phải: Tháp Wardenclyffe của Tesla. (Ảnh: Internet)
Liệu Ai Cập có phải là xã hội duy nhất sử dụng công nghệ điện không dây? Di tích của người Maya và Assyria cũng chứa hình ảnh về loại hình công nghệ tương tự mà họ áp dụng cho kim tự tháp của họ. Một xã hội tồn tại cách đây hàng ngàn năm đã sở hữu những công nghệ tiên tiến ngang bằng, thậm chí vượt quá con người hiện đại trong thế kỷ 20.
Ngự Yên

Bí ẩn 80 hài cốt đeo còng sắt trong cổ mộ

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Hơn 80 bộ hài cốt đeo còng sắt trong nghĩa trang cổ đại đã được các nhà khảo cổ học phát hiện. Tuy nhiên, họ chưa thể làm rõ thân thế và lý do những nạn nhân này bị chôn ở nghĩa trang.
Phát hiện hơn 80 hài cốt đeo còng sắt trong cổ mộ
Phát hiện hơn 80 hài cốt đeo còng sắt trong cổ mộ
Mới đây, các nhà khảo cổ tìm thấy ít nhất 80 bộ xương tại một nghĩa trang Hy Lạp cổ có niên đại từ thế kỷ 5 đến 8 trước Công nguyên. Điều đặc biệt cổ tay của những bộ hài cốt đều đeo còng sắt.
Cách chôn cất các nạn nhân cho thấy sự tôn kính nhất định. Một số nạn nhân nằm theo hàng dài ngay ngắn, trong khi những người khác được xếp chồng lên nhau, với tay chân gập lại và hàm răng há to.
Căn cứ vào hai bình hoa tìm thấy bên trong mộ, các nhà khảo cổ dự đoán, những cỗ xương này được chôn từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, cách đây hơn 3.000 năm. Ngoài ra, hàm răng của các bộ xương đều còn nguyên vẹn, cho thấy trước khi chết họ vẫn là những người đàn ông khỏe mạnh.
Tiến sĩ Stella Chryssoulaki, người chỉ đạo khai quật, cho biết tất cả nạn nhân đều bị hành quyết theo cách giống nhau, và phần lớn còn rất trẻ. Nhiều khả năng họ là những binh lính ủng hộ nhà quý tộc Cylon ở Athens, Hy Lạp lật đổ chính quyền. Do đó, họ bị bắt và bị chôn sống tập thể.

Kim tự tháp bí ẩn ở Peru khiến các nhà khảo cổ "điên đầu"

16:27 | 22/06/2017

Các nhà khảo cổ học từ lâu đã đau đầu đi tìm lời giải cho một kim tự tháp bí ẩn có cấu trúc kỳ quái được xây dựng từ hàng trăm năm trước ở Peru.

kim tu thap bi an o peru khien cac nha khao co dien dau Ai Cập: Phát hiện di tích kim tự tháp 3.700 năm tuổi
kim tu thap bi an o peru khien cac nha khao co dien dau Phát hiện lăng mộ 3.300 năm tuổi với dấu vết kim tự tháp
Nằm ở Thung lũng Nepeña, không có bất kỳ núi lửa hay bất kỳ cấu trúc nhân tạo tương tự nào ở khu vực này có hình dạng như kiến trúc của kim tự tháp cổ đại này.Trong cuộc điều tra mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cầu thang bị sập trong lòng đất dẫn đến một lớp bùn trát, một lò sưởi chứa than củi và vỏ sò.
Và phương pháp đo carbon phóng xạ đã cho thấy sự xuất hiện bất thường của 4 lần nhật thực toàn phần tại địa điểm này trong khoảng thời gian chỉ 110 năm, cho thấy công trình này có thể đã được sử dụng để "ăn mừng" chiến thắng của Mặt Trăng với Mặt Trời.
kim tu thap bi an o peru khien cac nha khao co dien dau
Kim tự tháp El Volcan chụp từ trên cao, thấy rõ "miệng núi lửa" .
Kim tự tháp kỳ lạ, còn gọi là gò đất này, được tìm thấy lần đầu tiên vào những năm 1960.
Theo phân tích của các nhà khoa học trong một nghiên cứu mới được xuất bản trên Tạp chí Antiquity, mặc dù chưa biết chính xác thời điểm xây dựng, nhưng công trình này ở gần với trung tâm văn hóa Late Formative (900-200 năm TCN) của vùng San Isidrio cho thấy nó có thể có liên quan đến giai đoạn này.
Công trình có chiều cao khoảng 15,5 mét, có cấu trúc giống như một miệng núi lửa kỳ lạ được đào phía trên đỉnh. Kể từ khi được phát hiện, các nhà khoa học đã tốn rất nhiều thời gian công sức để đi tìm lời giải cho cấu trúc kỳ lạ của kim tự tháp này.
kim tu thap bi an o peru khien cac nha khao co dien dau
Vị trí kim tự tháp El Volcan trên bản đồ.
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lý giải, trong đó đưa ra hai giả thuyết. Một giả thuyết cho rằng miệng núi lửa là kết quả của sự xói mòn, và một giả thuyết khác cho thấy nó được xây dựng giống như một núi lửa hình nón và có thể bị ràng buộc với các sự kiện thiên văn.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu lập luận rằng các hoạt động hoặc quá trình tự nhiên tiếp theo không có khả năng tạo ra cấu trúc này.
kim tu thap bi an o peru khien cac nha khao co dien dau Ai Cập: Thêm bằng chứng về lăng mộ của Nữ hoàng Nefertiti Đất nước của các kim tự tháp vừa cung cấp bằng chứng cho thấy, có hai căn phòng bí mật đằng sau những bức tường ...
kim tu thap bi an o peru khien cac nha khao co dien dau Những nữ vệ sĩ ở đất nước Kim Tự Tháp Thông minh, xinh đẹp, can đảm, bản lĩnh, đầy sức mạnh và đặc biệt giỏi võ – đó là những đặc trưng dễ nhận thấy ...
kim tu thap bi an o peru khien cac nha khao co dien dau Giải mã bí ẩn hình thành các núi lửa lớn nhất ở Hawaii Các nhà khoa học trường Đại học Quốc gia Australia (ANU) vừa tiến hành một nghiên cứu, giúp giải mã bí ẩn tồn tại suốt ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét