CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/l (Tàu chiến)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bóng ma trên biển
Tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 là vũ khí quân sự hiện đại của Hải Quân Việt nam
Tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block là vũ khí mới được trang bị trên Sigma 9814
Tên lửa phóng thẳng đứng sẽ là loại vũ khí mới nhất của quân đội Việt Nam
Sigma 9814 sẽ được trang bị với vũ khí hiện đại ngư lôi EuroTorp MU90 Impact
Dự án tàu chỉ huy mới của hải quân Mỹ, sẽ tiêu tốn ít nhất 4,4 tỷ USD, sẽ là
tàu khu trục lớn nhất được đóng.
Tàu mới USS Zumwalt dài 183m, nặng 15.000 tấn là "vũ khí" mới nhất trong kho
vũ khí của hải quân Mỹ. Súng máy trên tàu có thể bắn tên lửa với tốc độ gấp 7
lần tốc độ âm thanh.
Tàu chiến tàng hình có động cơ điện, radar và hệ thống định vị vật dưới nước
bằng âm mới, có tên lửa và súng mạnh, được thiết kế tàng hình.
Tàu được thiết kế góc cạnh sắc nét để làm chệch hướng tín hiệu radar của đối
phương trong khi ăng ten được giấu bên trong một căn phòng làm bằng vật liệu hỗn
hợp ở trên boong.
Hệ thống tự động hóa tối tân mà tàu được trang bị cho phép nó hoạt động với một đội thủy thủ ít hơn nhiều so với các tàu khu trục hiện thời, chỉ bằng 1/2 số thủy thủ trên các tàu thông thường.
Theo kế hoạch, sang năm, tàu này sẽ được đưa vào hoạt động, Express đưa tin.
Theo AP, khu trục hạm tối tân USS Zumwalt của Mỹ sau khi chạy thử đã có được khả năng tàng hình ngoài mong đợi, kích thước hiển thị trên màn hình radar chỉ tương đương một tàu cá cỡ nhỏ. Và điều này lại khiến con tàu này “khổ sở”: rất có khả năng nó sẽ bị các tàu khác đâm phải.
Trong chuyến thử nghiệm ngoài khơi bang Maine, ngư dân Lawrence Pye cho biết con tàu dài hơn 180m nhưng khi hiển thị trên màn hình radar đã co lại nhỏ như chiếc tàu cá dài khoảng 12-15m. Chỉ đến khi tới gần, cách con tàu khoảng 800m, ông Pye mới choáng váng.
Khả năng tàng hình của tàu Zumwalt gấp 50 lần so với các tàu khu trục hiện nay và điều này càng làm tăng nguy cơ tàu bị đâm trong điều kiện thời tiết xấu hoặc khi đi vào vùng biển có mật độ tàu cao. Chính vì thế mà hải quân Mỹ đã phải lắp thêm các gương phản xạ sóng khi tàu hoạt động tại vùng biển dân sự. Những tấm gương phản chiếu sẽ giúp tăng tiết diện radar của con tàu trên màn hình radar của các tàu cá dân sự. Khi tác chiến, những tấm gương này sẽ được tháo dỡ.
USS Zumwalt là tàu khu trục thế hệ mới của Hải quân Mỹ, được khởi đóng ngày 17/11/2011 và hạ thủy ngày 28/10/2013. Tàu dài 186m, nặng 15.000 tấn, chạy hoàn toàn bằng điện. Ngoài khả năng tàng hình siêu việt, tàu Zumwalt còn được tang bị các vũ khí tiên tiến như pháo cỡ nòng 155mm, 20 bệ phóng thẳng đứng đa năng MK 57 thế hệ mới với tổng cộng 80 ống phóng sử dụng cho tên lửa đánh chặn, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm VL ASROC… Tổng chi phí đóng tàu ước tính khoảng 4,3 tỷ USD, theo đài WCSH6 còn theo AP, con số này là 4,4 tỷ.
(Theo Tri Thức)
Tàu chiến tàng hình Mỹ phải bật định vị để tránh va chạm
Các tàu chiến Mỹ sẽ phải bật thiết bị báo vị trí khi đi qua vùng biển đông đúc để tránh xảy ra đâm va trong tương lai.
Tàu khu trục USS John s. McCain sau vụ va chạm gần Singapore. Ảnh: USNI.
|
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard V. Spencer và Tham mưu trưởng hải quân Mỹ
John Richardson hôm 20/9 đưa ra một giải pháp để hạn chế tai nạn va
chạm của tàu chiến nước này trong tương lai. Theo đó, mọi tàu chiến Mỹ
sẽ phải bật hệ thống nhận dạng tự động (AIS) khi hoạt động ở vùng biển
đông đúc, USNI đưa tin.
AIS là hệ thống định vị toàn cầu, cho phép tàu biển định vị và nhận
dạng các tàu khác ở khu vực xung quanh. AIS sẽ liên tục cập nhật thông
tin về vị trí, tốc độ và hướng di chuyển qua bộ phát tần số VHF theo
giãn cách hai đến 10 giây. Dữ liệu này được chia sẻ miễn phí khắp thế
giới và trên mạng Internet. Hệ thống AIS giúp hạn chế va chạm, hỗ trợ
hoạt động tìm kiếm cứu nạn và theo dõi các đoàn tàu đánh cá.
Giải pháp này được hải quân Mỹ đưa ra sau hai vụ tai nạn với tàu khu
trục USS Fitzgerald và USS John S. McCain trong tháng 6 và tháng 8. Cả
hai vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, nhưng nhận định ban đầu
cho biết các tàu liên quan đều không phát hiện nguy cơ va chạm cho tới
khi quá muộn.
Mọi tàu chiến Mỹ đều lắp AIS, nhưng chưa từng có quy định yêu cầu chúng
phải bật hệ thống này khi hoạt động. Bên cạnh đó, thiết kế tàng hình
khiến những chiến hạm lớp Arleigh Burke như USS Fitzgerald và USS John
S. McCain rất khó bị phát hiện trên radar. Điều này đặc biệt có ích
trong thời chiến, nhưng lại gây nguy hiểm trong thời bình.
Dữ liệu AIS của tàu hàng trong vụ đâm USS John S. McCain
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng quyết định mới của
hải quân Mỹ chỉ giải quyết được một nửa vấn đề. Sử dụng AIS có thể giúp
các tàu dân sự phát hiện chiến hạm tàng hình, nhưng trong cả hai vụ tai
nạn, khu trục hạm Mỹ cũng không xác định được tàu hàng, dù có radar
hiện đại và thủy thủ trực tiếp quan sát. Đây là một trong những vấn đề
được xem xét trong quá trình điều tra.
Việc bật AIS cũng khiến đối phương dễ dàng xác định tàu chiến Mỹ, nhằm
chuẩn bị cho các đợt tấn công bất ngờ. Mối đe dọa này có thể được giải
quyết bằng việc tắt AIS ở những vùng biển rộng lớn, xa những tuyến hàng
hải đông đúc. Ngoài ra, quy định bắt buộc sử dụng AIS cũng có thể được
gỡ bỏ khi hải quân Mỹ tìm ra hướng khắc phục nguy cơ va chạm.
Tử Quỳnh
Ớn lạnh sức mạnh chiến hạm tàng hình “siêu dị” của Pháp
B.T |
Tàu hộ tống tàng hình siêu dị C Sword 90 vừa được Pháp trình làng tại triển lãm Eurosatory 2014. Tàu được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu tại khu vực ven biển nhằm chống lại các mối đe dọa từ trên không, trên bề mặt và từ dưới mặt nước.
C Sword 90 được thiết kế với chiều dài 95 m, chiều rộng 15,7 m và mướn nước 4 m.
Tàu hộ tống tàng hình này có thể đạt tốc độ tối đa 28 hải lý và tầm hoạt động lên tới 7.000 dặm biển (ở tốc độ 12 hải lý).
Mũi
tàu có thiết kế xuôi về phía sau theo công nghệ “sóng xuyên thân”
Tumblehome tương tự như mũi tàu khu trục lớp Zumwalt của Mỹ.
Giải pháp này giúp tàu ít bị tác động bởi sóng biển và làm tăng khả năng tàng hình.
Thân tàu được làm từ thép, cấu trúc thượng tầng sử dụng vật liệu hỗn hợp thép và nhôm.
Đây là sản phẩm của nhà thiết kế Thierry Verhaaren, người đã thiết kế tàu tên lửa tàng hình lớp Baynunah cho Hải quân UAE.
Về
hệ thống vũ khí, tàu trang bị 8 tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block 3
được bố trí trong 2 bệ phóng với 4 container ống phóng/bệ.
Cùng
với đó là tên lửa phòng không Mica VL trong 16 ống phóng thẳng đứng,
pháo hạm 76mm, pháo điều khiển từ xa 20mm hoặc 30mm, 2 tổ hợp phóng ngư
lôi với 3 ống phóng/tổ hợp.
Bên cạnh đó, chiến hạm mới của Pháp có khả năng mang theo trực thăng và tàu tuần tra cỡ nhỏ RHIB trong nhà chứa.
Thủy thủ đoàn của con tàu gồm có 65 người và 20 sĩ quan.
C
Sword 90 chế tạo theo công nghệ module đa chức năng, tàu có thể thực
hiện nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, phòng không, chống tàu mặt nước và
chống ngầm, chiến tranh điện tử trên cùng một sứ mệnh.
Cảm
biến chính của tàu là một thế hệ radar mạng pha đa chức năng chưa xác
định. Nó có thể là một radar hoạt động theo từng giai đoạn với 4 mảng
an-ten gắn trên cấu trúc thượng tầng khác lạ.
Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu trên biển, tàu có thể thực hiện nhiệm vụ an ninh hàng hải và hỗ trợ cho các nhiệm vụ mặt đất.
Đuôi
tàu có sàn đáp có 1 trực thăng nhưng không có nhà chứa và 2 thuyền cứng
bơm hơi. Sàn đáp này cũng có thể triển khai hoạt động máy bay không
người lái hay dùng để triển khai tàu ngầm không người lái.
theo Lao động
Israel giới thiệu mẫu thiết kế tàu hộ tống hàng hình thế hệ mới
Bảo An |
(Soha.vn) - Israel vừa giới thiếu mẫu thiết kế tàu hộ tống tàng hình lớn nhất của nước này dự kiến sẽ hoạt động trong 2 năm nữa.
Tập đoàn tàu thủy Israel Shipyard đã giới thiệu tàu hộ tống tàng hình
thế hệ mới có tên là Saar S-72. Đây là tàu hộ tống lớn nhất của Israel.
Tàu hộ tống Saar S-72 được thiết kế với lượng giãn nước 800 tấn, có thể
cho theo một máy bay trực thăng.
Tàu hộ tống tàng hình Saar S-72 là phiên bản nâng cấp của tàu hộ tống
Saar 4.5. Chiều dài của tàu hộ tống mới là 72m và có lượng giãn nước gần
như gấp đôi so với phiên bản Saar 4.5 (từ 450 lên 800 tấn). Tăng kích
thước sẽ giúp việc triển khai trực thăng và vũ khí trên Saar S-72 dễ
dàng hơn.
Thiết kế tàu hộ tống tàng hình Saar S-72 của Israel.
Tàu hộ tống Saar S-72 có thể mang theo 8 tên lửa hạm đối đất và hạm đối
hạm, pháo 76 mm, hệ thông phóng tên lửa hạm đối không và hệ thống do
thám điện tử. Cột ănten được thiết kế hình tháp trên đỉnh trang bị radar
Elta EL/M-2258 do Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI chế
tạo.
Hệ thống động cơ của Saar S-72 cũng được nâng cấp đáng kể với 4 động cơ
diesel giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 55 kg/giờ.
Tàu hộ tống Saar S-72 có thể chơ theo một thủy đoàn gồm 50 thành viên
và có thể hoạt động liên tục 21 ngày trên biển trong tầm hoạt động
khoảng 5.500 km. Dự kiến, tàu hộ tống Saar S-72 đầu tiên sẽ được hoàn
thành và chạy thử nghiệm trong vòng 2 năm tới.
theo lenta / Trí Thức Trẻ
Lộ hình ảnh chiến hạm tàng hình của Triều Tiên
Thiên Hà |
Mới đây trang web NK Pro đã tiết lộ hình ảnh cho thấy Triều Tiên vừa đóng mới một hộ tống hạm có thiết kế tàng hình ở cảng Najin, thành phố Rason.
Hai hình ảnh được chụp vào 2 thời
điểm khác nhau trong năm 2016 cho thấy một tàu chiến dài 77 mét, có
thiết kế tàng hình, mang đầy đủ vũ khí và có bãi đáp trực thăng.
Con
tàu được trang bị hai hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Kumsong-3,
một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, ống phóng lôi và hệ thống
pháo 30 mm.
Dù có bãi đáp trực thăng nhưng tàu chiến mới của Triều Tiên lại không có nhà chứa máy bay, cho thấy nó sẽ không mang theo máy bay chống ngầm liên tục trên tàu.
Theo NK Pro
tiết lộ, ngoài con tàu tại Rason đã được phát hiện thì Triều Tiên còn
có hai tàu chiến mới khác tương tự chiếc này ở Nampo, điều đó cho thấy
Bình Nhưỡng đang tích cực tăng cường lực lượng hải quân của mình.
"Những
con tàu này là thành quả của hơn 2 thập niên thử nghiệm khái niệm chiến
tranh hải quân mới và là dấu hiệu rõ nhất về hướng đóng tàu chiến của
Triều Tiên trong tương lai", 2 chuyên gia Joost Oliemans và Stijn Mitzer
của NK Pro phân tích.
Cùng
với việc Triều Tiên gần đây công khai thử nghiệm tên lửa đạn đạo từ tàu
ngầm, một số tàu chiến cỡ nhỏ, thì hộ tống hạm này "mang lại một hình
ảnh mới, đe dọa các lực lượng hải quân trong khu vực", các nhà phân tích
của NK Pro cho biết.
Khả
năng của tàu chiến mới của Triều Tiên chưa được kiểm chứng, nhưng nó sẽ
là một đối thủ đáng gờm nếu được trang bị loại tên lửa chống hạm hiện
đại.
"Đây sẽ là một mối đe dọa lớn
với Mỹ và Hàn Quốc", Joe Bermudez, một chuyên gia về tình hình Triều
Tiên cũng như khả năng của quân đội nước này, nói với NK News.
Trong
năm qua, Triều Tiên đã liên tục có những hành động khiêu khích, làm gia
tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên như thử hạt nhân, thử tên lửa
đạn đạo từ tàu ngầm, thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Điều đó cũng
cho thấy các biện pháp trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc và Mỹ
gần như không có bất kỳ hiệu quả nào.
theo Một thế giới
Tàu chiến Gepard Việt Nam có khả năng tàng hình?
Câu trả lời là có, tàu chiến Gepard 3.9 hiện đại của Việt Nam có khả năng tàng hình trên mặt nước.
Kỹ thuật tàng hình được áp dụng trong công nghệ chế tạo máy bay
chiến đấu sau đó dần dần được ứng dụng lên các tàu chiến mặt nước. Tuy
nhiên, bản chất của kỹ thuật tàng hình trên máy bay chiến đấu và trên
tàu chiến mặt nước đều giống nhau đó là che giấu sự hiện diện trước các
radar trinh sát đối phương. Nhưng do đặc điểm tác chiến và môi trường
hoạt động khác nhau nên phương thức tàng hình trên tàu chiến mặt nước và
máy bay chiến đấu rất khác nhau.
Trong số các tàu chiến mặt nước của Hải quân nhân dân Việt Nam, 2 tàu Gepard HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ dành được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của truyền thông trong nước cũng như thế giới và nằm trong số những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất khu vực.
Tàu có chiều dài 102m, rộng 13,7m, lượng giãn nước 2.100 tấn, mớn nước 5,3m, vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 7.000 km, hoạt động liên tục 15 ngày, thủy thủ đoàn 98 người.
Các tài liệu nước ngoài cho rằng, tàu Gepard 3.9 được tàng hình theo các cách sau:
Tàng hình bằng khử từ
Định kỳ hàng năm, các tàu Gepard sẽ được khử từ bằng cách quấn quanh thân tàu những sợi cáp điện. Mục đích của quá trình này là triệt tiêu từ trường bên ngoài thân tàu, giảm độ bộc lộ trước các hệ thống trinh sát tầm xa của đối phương. Bên cạnh đó, vỏ thép của tàu được khử từ cũng khó kích nổ mìn cảm ứng, giúp các tàu chiến Gepard tăng khả năng sống sót tại các vùng biển bị rải mìn. Quá trình khử từ cho một tàu Gepard thường kéo dài từ 7 - 10 ngày liên tục tại cảng bảo dưỡng.
Hai bên sườn và thân tàu của chiến hạm Gepard được chế tạo từ thép, riêng phần đài chỉ huy và các khu vực phía trên được làm bằng hợp kim nhôm - magiê có khả năng hấp thụ sóng radar. Với thiết kế góc cạnh để tán xạ sóng rada và tháp radar với diện tích mặt cắt nhỏ, đồng thời các tấm hợp kim vỏ tàu tạo góc cạnh luân phiên, tránh tạo bề mặt phẳng lớn giúp chỉ số RCS ở mức thấp khiến radar của đối phương khó phát hiện. Bên cạnh đó, boong và cấu trúc các tầng nổi được thiết kế theo kiểu dốc nghiêng xuống với chất liệu là hợp kim cũng giúp hạn chế tối đa sự phản xạ của sóng radar thông thường.
Tàng hình bằng khử rung
Các tàu Gepard được trang bị hệ thống truyền động theo cấu hình CODOG 2 trục được cung cấp lực đẩy sự kết hợp giữa 2 động cơ diesel loại 61D (công suất 8.000 mã lực) sử dụng đi đường trường và 2 động cơ turbine khí (29.300 JP) cung cấp tốc độ cao trong chiến đấu lên đến 28 hải lý/giờ. Hệ thống điện được cung cấp bởi 3 máy phát điện diesel công suất 600 kW/giờ.
Tất cả các hệ thống động lực trên đều có thiết kế tối ưu cho tiếng ồn thấp do được đặt trên các giá giảm chấn và được đặt hoàn toàn bên trong thân tàu nên giảm thiểu tối đa tiếng ồn động cơ và bức xạ điện từ. Trong quá trình tàu di chuyển, nếu như bị rung lắc thì toàn bộ tiếng ồn từ các thiết bị phát ra sẽ được khử rung và dẫn động qua các kết cấu để lan tỏa vào phần vỏ chịu áp và truyền lan vào nước.
Cũng giống như máy bay, để giảm khả năng phản xạ lại sóng radar thăm dò của đối phương, các tàu chiến Gepard được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng âm. Trở kháng âm học tương đương của các lớp phủ cho phép tiếng động dễ dàng “bị nuốt” vào lớp phủ này để chúng có thể giảm tới mức tối đa cường độ tín hiệu phản hồi trở về radar đối phương. Thông thường, các lớp phủ có độ dày từ 1 - 3,5cm cho khả năng đối phó hiệu quả với các bước sóng lớn hơn mà các radar 2 trạm và đa trạm sử dụng.
Theo Lam Ngọc (Kiến Thức)Trong số các tàu chiến mặt nước của Hải quân nhân dân Việt Nam, 2 tàu Gepard HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ dành được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của truyền thông trong nước cũng như thế giới và nằm trong số những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất khu vực.
Tàu có chiều dài 102m, rộng 13,7m, lượng giãn nước 2.100 tấn, mớn nước 5,3m, vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 7.000 km, hoạt động liên tục 15 ngày, thủy thủ đoàn 98 người.
Hai tàu Gepard số hiệu 011 và 012 của Việt Nam. Ảnh: Haiquanvietnam
Giới chuyên gia quân sự đánh giá, các tàu này sẽ giúp Hải quân Việt
Nam nâng cao sức mạnh tác chiến trên biển qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại thì các
tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam được cho là có khả năng tàng hình trên mặt biển.Các tài liệu nước ngoài cho rằng, tàu Gepard 3.9 được tàng hình theo các cách sau:
Tàng hình bằng khử từ
Định kỳ hàng năm, các tàu Gepard sẽ được khử từ bằng cách quấn quanh thân tàu những sợi cáp điện. Mục đích của quá trình này là triệt tiêu từ trường bên ngoài thân tàu, giảm độ bộc lộ trước các hệ thống trinh sát tầm xa của đối phương. Bên cạnh đó, vỏ thép của tàu được khử từ cũng khó kích nổ mìn cảm ứng, giúp các tàu chiến Gepard tăng khả năng sống sót tại các vùng biển bị rải mìn. Quá trình khử từ cho một tàu Gepard thường kéo dài từ 7 - 10 ngày liên tục tại cảng bảo dưỡng.
Một tàu Gepard của Việt Nam đang được Nga khử từ. Ảnh: Livejournal
Tàng hình bằng cách tối ưu hóa thiết kếHai bên sườn và thân tàu của chiến hạm Gepard được chế tạo từ thép, riêng phần đài chỉ huy và các khu vực phía trên được làm bằng hợp kim nhôm - magiê có khả năng hấp thụ sóng radar. Với thiết kế góc cạnh để tán xạ sóng rada và tháp radar với diện tích mặt cắt nhỏ, đồng thời các tấm hợp kim vỏ tàu tạo góc cạnh luân phiên, tránh tạo bề mặt phẳng lớn giúp chỉ số RCS ở mức thấp khiến radar của đối phương khó phát hiện. Bên cạnh đó, boong và cấu trúc các tầng nổi được thiết kế theo kiểu dốc nghiêng xuống với chất liệu là hợp kim cũng giúp hạn chế tối đa sự phản xạ của sóng radar thông thường.
Tàng hình bằng khử rung
Các tàu Gepard được trang bị hệ thống truyền động theo cấu hình CODOG 2 trục được cung cấp lực đẩy sự kết hợp giữa 2 động cơ diesel loại 61D (công suất 8.000 mã lực) sử dụng đi đường trường và 2 động cơ turbine khí (29.300 JP) cung cấp tốc độ cao trong chiến đấu lên đến 28 hải lý/giờ. Hệ thống điện được cung cấp bởi 3 máy phát điện diesel công suất 600 kW/giờ.
Tất cả các hệ thống động lực trên đều có thiết kế tối ưu cho tiếng ồn thấp do được đặt trên các giá giảm chấn và được đặt hoàn toàn bên trong thân tàu nên giảm thiểu tối đa tiếng ồn động cơ và bức xạ điện từ. Trong quá trình tàu di chuyển, nếu như bị rung lắc thì toàn bộ tiếng ồn từ các thiết bị phát ra sẽ được khử rung và dẫn động qua các kết cấu để lan tỏa vào phần vỏ chịu áp và truyền lan vào nước.
Hai tàu Gepard số hiệu 011 và 012 của Việt Nam. Ảnh: Haiquanvietnam
Tàng hình bằng sơn phủ đặc biệtCũng giống như máy bay, để giảm khả năng phản xạ lại sóng radar thăm dò của đối phương, các tàu chiến Gepard được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng âm. Trở kháng âm học tương đương của các lớp phủ cho phép tiếng động dễ dàng “bị nuốt” vào lớp phủ này để chúng có thể giảm tới mức tối đa cường độ tín hiệu phản hồi trở về radar đối phương. Thông thường, các lớp phủ có độ dày từ 1 - 3,5cm cho khả năng đối phó hiệu quả với các bước sóng lớn hơn mà các radar 2 trạm và đa trạm sử dụng.
Nga thử nghiệm pháo tàng hình mới cho tàu chiến
Pháo hạm AK-176 thế hệ mới của Nga sẽ được trang bị lớp giáp tàng hình và có thể tự động theo dõi, ngắm bắn mục tiêu.
Hải quân Nga đang thử nghiệm tích hợp công nghệ tàng hình bằng vật
liệu đặc biệt trên pháo AK-176 76 mm được lắp đặt trên các tàu hộ vệ tên
lửa thế hệ mới của nước này, theo RBTH.
AK-176 MA mới được phát triển từ pháo bắn nhanh hải quân AK-176 thời Liên Xô, được áp dụng công nghệ tàng hình vốn đã được Nga sử dụng trên chiến đấu cơ và oanh tạc cơ nước này. Ngoài lớp giáp mới làm bằng vật liệu có khả năng làm giảm độ phản xạ radar, pháo có tốc độ bắn nhanh hơn và sử dụng được nhiều loại đạn hơn.
"Khẩu AK-176 MA mới nặng khoảng 10 tấn, có khả năng bắn 150 viên đạn 76 mm mỗi phút và tấn công các mục tiêu trên biển cũng như đất liền ở khoảng cách lên đến 15 km", chuyên gia quân sự Alexey Ramm nói.
Theo Ramm, AK-176 MA cũng được trang bị hệ thống dữ liệu số cho phép nó tự động theo dõi và ngắm bắn mục tiêu.
"Tuy nhiên, việc khai hỏa phải do một sĩ quan trên tàu thực hiện. Ngày nay, không quốc gia nào cho phép các hệ thống điện tử hoạt động độc lập hoàn toàn và tự động thực hiện những thao tác quan trọng", Ramm cho biết.
Các chuyên gia Nga hy vọng pháo AK-176 sẽ vượt qua giai đoạn thử nghiệm và sẵn sàng biên chế cho quân đội Nga vào cuối năm nay.
AK-176 MA mới được phát triển từ pháo bắn nhanh hải quân AK-176 thời Liên Xô, được áp dụng công nghệ tàng hình vốn đã được Nga sử dụng trên chiến đấu cơ và oanh tạc cơ nước này. Ngoài lớp giáp mới làm bằng vật liệu có khả năng làm giảm độ phản xạ radar, pháo có tốc độ bắn nhanh hơn và sử dụng được nhiều loại đạn hơn.
"Khẩu AK-176 MA mới nặng khoảng 10 tấn, có khả năng bắn 150 viên đạn 76 mm mỗi phút và tấn công các mục tiêu trên biển cũng như đất liền ở khoảng cách lên đến 15 km", chuyên gia quân sự Alexey Ramm nói.
Theo Ramm, AK-176 MA cũng được trang bị hệ thống dữ liệu số cho phép nó tự động theo dõi và ngắm bắn mục tiêu.
"Tuy nhiên, việc khai hỏa phải do một sĩ quan trên tàu thực hiện. Ngày nay, không quốc gia nào cho phép các hệ thống điện tử hoạt động độc lập hoàn toàn và tự động thực hiện những thao tác quan trọng", Ramm cho biết.
Các chuyên gia Nga hy vọng pháo AK-176 sẽ vượt qua giai đoạn thử nghiệm và sẵn sàng biên chế cho quân đội Nga vào cuối năm nay.
Theo Vnexpress
Tìm hiểu sức mạnh tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam
Tàu hộ vệ tàng hình
Sigma 9814 là vũ khí quân sự hiện đại dành cho Hải quân Việt Nam. Sigma
9814 được trang bị với hệ thống vũ khí châu Âu và hàng loạt tên lửa
mạnh.
Sức mạnh tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam
Sigma 9814 là thứ vũ khí quân sự được sản xuất tại nhà máy đóng tàu Damen Hà Lan. Tổng giá trị hợp đồng cho 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma 9814 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam khoảng 660 triệu USD.
Thiết kế
Theo báo chí Hà Lan, trong các biến thể của tàu hộ vệ lớp Sigma không có loại nào gọi là Sigma 9814. Điều đó có nghĩa đây là thiết kế hoàn toàn mới dành cho Việt Nam, phù hợp với các yêu cầu của vũ khí Việt Nam.
Tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 là vũ khí quân sự hiện đại của Hải Quân Việt nam
Sigma Việt Nam có độ dãn nước vào khoảng trên 2.000 tấn
(có thể là 2.100 tấn), mớn nước khoảng 3.7-3,8m. Sigma 9814 có chiều
dài 98m, rộng 14m, hai con số dài, rộng này tương ứng với số “9814”, đây
là cách định danh của Damen dành cho các biến thể thuộc lớp tàu Sigma.
Sở dĩ Damen có thể tùy ý biến đổi kích thước của con tàu theo yêu cầu
khách hàng nhờ một phần vào việc Sigma thiết kế đóng hoàn toàn theo công
nghệ module. Người ta có thể dễ dàng kéo dài nó thêm hoặc thu ngắn chiều dài tùy theo hợp đồng với khách hàng.
Vũ khí
Sigma 9814 Việt Nam đã được trang bị với 25 quả tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block.
Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới nhất của dòng tên lửa chống tàu
tiên tiến Exocet. Động cơ nhiên liệu rắn của Exocet Block 3 cho tốc độ
tối đa Mach 0,9, tầm bắn gia tăng đáng kể, lên tới 180 km so với 70 km
của phiên bản Block 2.
Tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block là vũ khí mới được trang bị trên Sigma 9814
Việt Nam cũng đã mua từ Pháp 2 hệ thống phóng thẳng đứng VL-MICA-M
cùng 40 tên lửa phòng không VL MICA để lắp đặt trên Sigma 9814. Tên lửa
MICA có trọng lượng 112 kg; trang bị đầu đạn nặng 12 kg; tầm bắn tối đa
lên tới 20 km; trần bay 11 km; tốc độ Mach 3; khả năng chịu quá tải
50G.
Tên lửa phóng thẳng đứng sẽ là loại vũ khí mới nhất của quân đội Việt Nam
Bên cạnh các loại tên lửa, Sigma 9814 còn được trang bị với ngư lôi hạng nhẹ EuroTorp MU90 Impact rất tiên tiến của châu Âu,
áp dụng công nghệ bắn và quên, có thể tác chiến trong mọi điều kiện đại
dương, được đánh giá là vũ khí chống ngầm hiệu quả trong chiến tranh
hải quân thế kỷ 21.
Tính năng ưu việt nhất của nó là khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29 - 50 hải lý/h
nhờ một động cơ phản lực - điện. Tầm bắn phụ thuộc vào tốc độ: với tốc
độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12 km; lên tới 25 km khi chạy ở vận tốc 29
hải lý/h.
Sigma 9814 sẽ được trang bị với vũ khí hiện đại ngư lôi EuroTorp MU90 Impact
Tính năng
Đối với hệ thống điện tử hàng không, các biến thể Sigma đều được trang bị hệ thống radar giám sát vùng trời, vùng biển SMART-S Mk2.
Hệ thống radar này có 2 chế độ hoạt động: nếu anten quay tốc độ 13,5
vòng/phút thì có tầm xa tới 200km; nếu quay tốc độ 27 vòng/phút thì có
tầm xa tới 150km với tổng số mục tiêu theo dõi là 500 (trên không và
trên biển).
Theo Thales, SMART-S Mk2 có thể phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 50km. Ngoài
ra, tàu còn trang bị hệ thống quản lý chiến đấu hiện đại Thales
TACTICOS cùng hệ thống radar định vị, điều khiển hỏa lực pháo, tên lửa
khác và hệ thống đối phó điện tử với mồi bẫy, pháo sáng…Nếu Việt Nam
quyết định lựa chọn hệ thống radar giám sát như SMART-S Mk2 thì thực sự
đây là tin rất vui đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam, khi mà các tàu
chiến sẽ có khả năng đối phó được cả máy bay tàng hình.
Hình ảnh tàu chiến tàng hình giá hàng tỷ đô
08/12/2015 10:17 GMT+7
Một tàu khu trục tàng hình mới theo thuyết vị lai được thiết kế để xuất hiện
như một tàu đánh cá nhỏ trên radar của kẻ thù, vừa được hạ thủy để thử nghiệm.
Ảnh AP |
Ảnh AP |
Ảnh Express |
Hệ thống tự động hóa tối tân mà tàu được trang bị cho phép nó hoạt động với một đội thủy thủ ít hơn nhiều so với các tàu khu trục hiện thời, chỉ bằng 1/2 số thủy thủ trên các tàu thông thường.
Ảnh AP |
Mỹ trang bị tàu chiến tàng hình cho lực lượng đặc nhiệm hải quân
QĐND Online - Ngày 6-6, theo nguồn tin từ Bộ Chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt (SOCOM) thuộc Lầu Năm góc, các đơn vị đặc nhiệm hải quân sẽ sớm được trang bị tàu cao tốc tàng hình Combatant Craft Heavy (CCH) thay thế cho xuồng cao su Mk 5 truyền thống. Đơn hàng đặt mua tàu cao tốc CCH mới đã được SOCOM chuyển tới công ty Vigor Works LLC, nơi phát triển dự án tàu cao tốc này.
Tàu
cao tốc CCH được phát triển theo khuôn khổ chương trình SEALION
(viết tắt của nhiệm vụ tác chiến đề ra cho dòng chiến hạm này là
Sea, Air and Land Insertion, Observation and Neutralization) được Quân
đội Mỹ đưa ra trong những năm 2000. Mục
tiêu của chương trình là phát triển các loại tàu cao tốc có khả năng
tàng hình đáp ứng khả năng triển khai nhanh của lực lượng đặc nhiệm hải
quân SEAL Team 6.
Năm 2003, nguyên mẫu tàu cao tốc
đầu tiên của SEALION đã được giới thiệu. Tuy nhiên, không hiểu lý do
tại sao, sau đó chương trình SEALION bị gián đoạn một thời gian dài và
tới tận thời gian gần đây mới được tái khởi động lại và kết quả của nó
là sự ra đời của CCH.
SOCOM dự kiến, các tàu CCH mới sẽ được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm hải quân Mỹ trong vòng 24 tháng tới.
Hiện, toàn bộ thông tin về CCH vẫn được giữ tuyệt mật. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin đánh giá, CCH sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của đặc nhiệm hải quân trong các nhiệm vụ: Chống khủng bố, trinh sát và các mối nguy cơ tương lai… với yêu cầu cao về tính bí mật và thầm lặng.
CCH có thể chở theo 20 binh sĩ với trang bị đầy đủ và phương tiện di chuyển cá nhân trên mặt nước. Để đảm bảo yêu cầu tàng hình, CCH không trang bị vũ khí, nhưng được trang bị các hệ thống viễn thám và trinh sát bằng ra-đa và quang học. Vận tốc cơ động của CCH vào khoảng 40 hải lý/giờ (74km/giờ), nhưng không rõ dự trữ hải trình của dòng tàu cao tốc này.
TUẤN SƠN (theo DefenseTalk)
Nguyên mẫu tàu cao tốc CCH.
Hình ảnh về kết cấu của tàu cao tốc CCH.
SOCOM dự kiến, các tàu CCH mới sẽ được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm hải quân Mỹ trong vòng 24 tháng tới.
Hiện, toàn bộ thông tin về CCH vẫn được giữ tuyệt mật. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin đánh giá, CCH sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của đặc nhiệm hải quân trong các nhiệm vụ: Chống khủng bố, trinh sát và các mối nguy cơ tương lai… với yêu cầu cao về tính bí mật và thầm lặng.
CCH có thể chở theo 20 binh sĩ với trang bị đầy đủ và phương tiện di chuyển cá nhân trên mặt nước. Để đảm bảo yêu cầu tàng hình, CCH không trang bị vũ khí, nhưng được trang bị các hệ thống viễn thám và trinh sát bằng ra-đa và quang học. Vận tốc cơ động của CCH vào khoảng 40 hải lý/giờ (74km/giờ), nhưng không rõ dự trữ hải trình của dòng tàu cao tốc này.
TUẤN SƠN (theo DefenseTalk)
Bí quyết giúp tàu ngầm hạt nhân Nga tàng hình trước radar
ANTD.VN - Theo tờ Izvestia, các tàu ngầm hạt nhân tương lai của Nga sẽ
biến mất trước radar của mọi đối thủ nhờ cơ chế làm việc cải tiến của hệ
thống bơm.
Thiết kế của tàu ngầm bao gồm hàng chục hệ thống bơm, còn được ví là
“trái tim” và hệ thống tuần hoàn của tàu. Nó có nhiệm vụ bơm chất lỏng
vào làm mát lò phản ứng hạt nhân, bơm nước đầy ống phóng thủy lôi trước
khi tấn công và còn là công cụ giúp tàu ngầm có thể lặn hoặc nổi trên
mặt nước.
Tuy nhiên, tiếng ồn mà hệ thống bơm này tạo ra lại thường là nguyên nhân khiến các tàu ngầm bị phát hiện ra bởi các đài dò tín hiệu.
Chính vì điều này mà Nga đã phát triển một loại máy bơm mới độc đáo, triệt tiêu hoàn toàn tiếng ồn. Các sĩ quan hải quân Nga cho biết, những máy bơm kiểu mới đã trải qua các cuộc thử nghiệm và được đưa vào trong dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân tương lai. Không có thông số cụ thể về hệ thống máy bơm này do việc tiết lộ thông tin trên giấy cũng đủ để khiến nó bị sao chép và lộ ra âm thanh đặc trưng của tàu.
Các kỹ sư đã nghiên cứu rất nhiều, và hệ thống chân vịt được làm giảm tiếng ồn dựa vào những cải tiến về cấu trúc thiết kế và vật liệu sử dụng. Trong khi, tiếng ồn của động cơ diesel được giảm bớt nhờ hệ thống treo. Duy có lò phản ứng hạt nhân là rất khó làm giảm thiểu tiếng ồn.
Theo ông Shcherbakov, thật tuyệt vời khi Nga tạo ra được hệ thống bơm hiện đại như vậy nhưng các trạm phát hiện âm thanh dưới nước không chỉ nghe tiếng động của máy bơm, do đó, các kĩ sư tiếp tục phải tập trung vào nhiều yếu tố khác.
Đến nay, 3 chiếc tàu ngầm lớp Borei của Nga, có trang bị hệ thống bơm mới, đã được hoàn thành và 3 chiếc khác đang trong giai đoạn chế tạo. Đến năm 2020, tổng cộng sẽ có 8 chiếc lớp tàu ngầm Borei trở thành nòng cốt của hải quân Nga. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Nga là lớp Yasen-M cũng sẽ có chiếc thứ 3 được hạ thủy vào năm 2019.
(Thế giới) - Do khả năng tàng hình quá tốt, khu trục hạm USS Zumwalt đang phải lo ứng phó với khả năng bị tàu khác đâm phải.Tuy nhiên, tiếng ồn mà hệ thống bơm này tạo ra lại thường là nguyên nhân khiến các tàu ngầm bị phát hiện ra bởi các đài dò tín hiệu.
Chính vì điều này mà Nga đã phát triển một loại máy bơm mới độc đáo, triệt tiêu hoàn toàn tiếng ồn. Các sĩ quan hải quân Nga cho biết, những máy bơm kiểu mới đã trải qua các cuộc thử nghiệm và được đưa vào trong dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân tương lai. Không có thông số cụ thể về hệ thống máy bơm này do việc tiết lộ thông tin trên giấy cũng đủ để khiến nó bị sao chép và lộ ra âm thanh đặc trưng của tàu.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Nga sẽ hoạt động rất yên tĩnh nhờ hệ thống bơm hiện đại
Chuyên gia về vũ khí hải quân, ông Vladimir Shcherbakov nhận định
rằng, việc làm giảm tiếng ồn là điều quyết định sự sống còn của tàu ngầm
hạt nhân. Ngoài hệ thống bơm, tiếng ồn của tàu ngầm còn phụ thuộc vào
rất nhiều bộ phận khác, như âm thanh của lò phản ứng hạt nhân, động cơ
diesel và chân vịt. Các kỹ sư đã nghiên cứu rất nhiều, và hệ thống chân vịt được làm giảm tiếng ồn dựa vào những cải tiến về cấu trúc thiết kế và vật liệu sử dụng. Trong khi, tiếng ồn của động cơ diesel được giảm bớt nhờ hệ thống treo. Duy có lò phản ứng hạt nhân là rất khó làm giảm thiểu tiếng ồn.
Theo ông Shcherbakov, thật tuyệt vời khi Nga tạo ra được hệ thống bơm hiện đại như vậy nhưng các trạm phát hiện âm thanh dưới nước không chỉ nghe tiếng động của máy bơm, do đó, các kĩ sư tiếp tục phải tập trung vào nhiều yếu tố khác.
Đến nay, 3 chiếc tàu ngầm lớp Borei của Nga, có trang bị hệ thống bơm mới, đã được hoàn thành và 3 chiếc khác đang trong giai đoạn chế tạo. Đến năm 2020, tổng cộng sẽ có 8 chiếc lớp tàu ngầm Borei trở thành nòng cốt của hải quân Nga. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Nga là lớp Yasen-M cũng sẽ có chiếc thứ 3 được hạ thủy vào năm 2019.
Theo AP, khu trục hạm tối tân USS Zumwalt của Mỹ sau khi chạy thử đã có được khả năng tàng hình ngoài mong đợi, kích thước hiển thị trên màn hình radar chỉ tương đương một tàu cá cỡ nhỏ. Và điều này lại khiến con tàu này “khổ sở”: rất có khả năng nó sẽ bị các tàu khác đâm phải.
Trong chuyến thử nghiệm ngoài khơi bang Maine, ngư dân Lawrence Pye cho biết con tàu dài hơn 180m nhưng khi hiển thị trên màn hình radar đã co lại nhỏ như chiếc tàu cá dài khoảng 12-15m. Chỉ đến khi tới gần, cách con tàu khoảng 800m, ông Pye mới choáng váng.
Khả năng tàng hình của tàu Zumwalt gấp 50 lần so với các tàu khu trục hiện nay và điều này càng làm tăng nguy cơ tàu bị đâm trong điều kiện thời tiết xấu hoặc khi đi vào vùng biển có mật độ tàu cao. Chính vì thế mà hải quân Mỹ đã phải lắp thêm các gương phản xạ sóng khi tàu hoạt động tại vùng biển dân sự. Những tấm gương phản chiếu sẽ giúp tăng tiết diện radar của con tàu trên màn hình radar của các tàu cá dân sự. Khi tác chiến, những tấm gương này sẽ được tháo dỡ.
USS Zumwalt là tàu khu trục thế hệ mới của Hải quân Mỹ, được khởi đóng ngày 17/11/2011 và hạ thủy ngày 28/10/2013. Tàu dài 186m, nặng 15.000 tấn, chạy hoàn toàn bằng điện. Ngoài khả năng tàng hình siêu việt, tàu Zumwalt còn được tang bị các vũ khí tiên tiến như pháo cỡ nòng 155mm, 20 bệ phóng thẳng đứng đa năng MK 57 thế hệ mới với tổng cộng 80 ống phóng sử dụng cho tên lửa đánh chặn, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm VL ASROC… Tổng chi phí đóng tàu ước tính khoảng 4,3 tỷ USD, theo đài WCSH6 còn theo AP, con số này là 4,4 tỷ.
(Theo Tri Thức)
Nhận xét
Đăng nhận xét