CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 85/6 (Máy bay)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lịch sử phát triển máy bay ném bom của Mỹ
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su
Bat ngo lich su

Máy bay ném bom chiến lược


Những chiếc máy bay ném bom mạnh nhất thế giới

VOV 3 đăng lại 1 liên quan

Trong danh sách này có những chiếc oanh tạc cơ tối tân như B-2 Spirit của Mỹ hay Thiên nga Trắng Tupolev Tu-160 của Nga.
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 1
B-2 Spirit là oanh tạc cơ tàng hình chiến lược tầm xa của Mỹ có khả năng vượt qua lưới phòng thủ dày đặc của đối phương để ném bom tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Không quân Mỹ
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 2
Thiên nga Trắng Tupolev Tu-160 là máy bay ném bom siêu thanh tầm xa của Nga có khả năng mang theo cả vũ khí hạt nhân và nhiều loại tên lửa khác nhau. Ảnh: Không quân Nga
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 3
B1-B Lancer là máy bay ném bom tầm xa chiến lược của Mỹ có khả năng mang theo nhiều loại bom truyền thống cùng tên lửa hạt nhân tầm ngắn. Ảnh: Không quân Mỹ
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 4
Pháo đài bay B-52 là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ và cũng là oanh tạc cơ có thời gian sử dụng dài nhất trong lịch sử Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 5
Tupolev Tu-22M là máy bay ném bom siêu thanh chiến lược tầm xa dùng cho cả Không quân và Hải quân Nga được trang bị cả các loại bom truyền thống cùng các loại tên lửa hạt nhân, tên lửa chống radar và tên lửa không đối đất. Ảnh: Không quân Nga
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 6
Gấu Nga Tupolev Tu-95 là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Nga và là oanh tạc cơ duy nhất trên thế giới hiện nay sử dụng động cơ phản lực cánh quạt. Ảnh: Không quân Nga
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 7
Xian H-6 là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Trung Quốc được phát triển từ chiếc Tupolev Tu-16 của Nga. Ảnh: Không quân Trung Quốc
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 8
Su-24M là máy bay ném bom ngoài mặt trận hiện đại của Nga được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển sử dụng các loại bom và tên lửa khác nhau. Ảnh: Không quân Nga
Nhung chiec may bay nem bom manh nhat the gioi - Anh 9
Sukhoi Su-34 là loại chiến đấu cơ đa nhiệm của Nga được trang bị nhiều loại bom khác nhau, trong đó có bom thông minh cùng các loại tên lửa không đối không và không đối đất. Ảnh: Không quân Nga./.
Trần Khánh/VOV.VN
 
                                       Siêu máy bay ném bom tàng hình của Quân đội Mỹ

Máy bay ném bom chiến lược Nga khiến kẻ thù không thể ngồi yên

10:50' 01/09/2017 (GMT+7)
|
(VnMedia) - Bộ Quốc phòng Nga vừa tiếp nhận thêm một chiếc máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tupolev Tu-160 sau khi được đại tu và nâng cấp. Đó là thông tin vừa được văn phòng báo chí của Công ty Máy bay Tupolev thuộc Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga đưa ra hôm 31/8.
“Công ty Tupolev đã bàn giao một chiếc Tu-160 cho Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/8. Máy bay ném bom mang tên lửa này vừa trải qua đợt đại tu nâng cấp”, văn phòng trên cho hay.
Trước đó, Tư lệnh Lực lượng Phòng không Vũ trụ Nga - ông Viktor Bondarev từng cho biết, phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom chiến lược Tupolev-160 của Nga có thể sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong năm 2019.
“Tôi tin rằng trong năm 2019, chiến đấu cơ nâng cấp này sẽ có chuyến bay đầu tiên”, ông cho biết khi được hỏi về viễn cảnh nối lại sản xuất máy bay ném bom Tupolev-160.
Năm ngoái, quyết định về việc nối lại sản xuất máy bay ném bom Tu-160 và hoãn phát triển máy bay ném bom thế hệ mới đã được đưa ra. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phiên bản Tu-160M2 nâng cấp của Tu-160 sẽ bắt đầu được chế tạo vào năm 2023.

Ảnh 1/12Xem slide
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga dự kiến sẽ đặt mua ít nhất 50 máy bay ném bom này.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga - ông Yuri Borisov từng cho biết, phiên bản nâng cấp mới nhất của máy bay ném bom Tu-160 sẽ có những tính năng vượt trội hơn hẳn so với các máy bay hiện đang trong biên chế. Ông thêm rằng, các nhà sản xuất đã bắt đầu công tác chuẩn bị để việc chế tạo lô máy bay ném bom nâng cấp này được thực hiện đúng theo dự kiến.
Trước đó, hồi giữa tháng 2 vừa qua, một mẫu nâng cấp hiện đại của máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-160 đã được bàn giao cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.
Thông báo không cho biết các tính năng mới của Tu-160 sau khi nâng cấp, nhưng theo Thượng tướng Viktor Bondarev, Tư lệnh Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, Tu-160 mới tiếp nhận được cải thiện với nhiều tính năng hiện đại cho phép thực hiện các nhiệm vụ trong nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau.
Hiện nay, trong biên chế của Quân đội Nga có 16 chiếc Tu-160, trong đó 12 chiếc trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và 4 chiếc dành cho huấn luyện.
Nga đã bắt đầu quá trình nâng cấp hiện đại hóa cho Tu-160 từ đầu những năm 2000.
Dự kiến, trong năm 2016, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sẽ nhận hai máy bay ném bom chiến lược nâng cấp là T-160M, Tu-95MS và dự kiến đến năm 2020, Nga sẽ tiến hành nâng cấp thêm được 10 chiếc Tu-160.
Máy bay Tu-160 Blackjack (Tupolev Tu-160) là một trong những phi cơ ném bom lớn nhất, nặng nhất thế giới từng được nghiên cứu và chế tạo.
Máy bay Tu-160 được giới quân sự phương Tây mệnh danh là "chiếc dùi cui". Đây là mẫu chiến đấu cơ siêu âm đa năng , được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Tu-160 là máy bay lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử máy bay quân sự siêu thanh và máy bay với biến cánh hình học, cũng là chiến đấu cơ nặng nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất trong số các máy bay ném bom hiện có.
Tu-160 còn là máy bay ném bom có tốc độ cao nhất.
Bề ngoài, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack có dáng gần giống với máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ.
Tuy nhiên, khả năng bay của Tu-160 Blackjack khác với B-1B Lancer. Tu-160 có thể bay tác chiến, thâm nhập ở tầm thấp và tầm cao với tốc độ 1,9 Mach (tương đương 2018 km/giờ).
Sức mạnh của Tu-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thuỷ lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn. Máy bay ném bom hạng nặng này có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa vì nó có thể tiếp nhận dầu trên không bằng loại máy bay chuyên dụng do Nga chế tạo IL-78 hay ZMS-2.
Được đưa vào biên chế năm 1987, Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược cuối cùng do Liên Xô cũ thiết kế và chế tạo. Máy bay ném bom này sau đó tiếp tục được Nga chế tạo và hiện còn ít nhất 16 chiếc đang phục vụ trong biên chế của Không lực Nga.
Đan Khanh (tổng hợp)

Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ bay 10 tiếng qua biển Đông

Kiệt Anh |
Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ bay 10 tiếng qua biển Đông

Ngày 8-6 vừa qua, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ đã thực hiện một chuyến bay diễn tập kéo dài 10 tiếng ngang qua biển Đông.

Theo trang tin The Aviationist, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer, thuộc biên chế Đội máy bay ném bom viễn chinh 9 đóng quân tại Căn cứ không quân Dyess (Texas), đã thực hiện chuyến bay diễn tập kéo dài 10 tiếng xuất phát từ Căn cứ không quân Andersen (Guam).
Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ bay 10 tiếng qua biển Đông - Ảnh 1.
Ảnh chụp ngày 8-6 hai chiếc B-1B Lancer bay qua biển Đông. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Hai máy bay đã bay qua biển Đông và phối hợp hoạt động cùng tàu khu trục USS Sterett lớp Arleigh Burke có trang bị tên lửa dẫn đường.
Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ bay 10 tiếng qua biển Đông - Ảnh 2.
Hai máy bay B-1B Lancers có chuyến bay kéo dài 10 tiếng. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Hoạt động phối hợp này "nhằm tăng cường sự tương thích giữa hai binh chủng; trau dồi các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình hoạt động chung; đồng thời củng cố khả năng tích hợp các hoạt động của hai bên" - thông báo của quân đội Mỹ cho biết.
Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ bay 10 tiếng qua biển Đông - Ảnh 3.
Các máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ phối hợp tương tác với tàu khu trục USS Sterett. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Những máy bay B-1B Lancer này được điều động tham gia chương trình Duy trì hiện diện máy bay ném bom (CBP) của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) từ ngày 6-8-2016 đến nay. Thay thế các máy bay B-52 tại căn cứ Andersen, đây là những máy bay ném bom dòng B-1 đầu tiên được triển khai đến Guam trong vòng một thập niên qua.
Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ bay 10 tiếng qua biển Đông - Ảnh 4.
Ảnh chụp trực diện của chiến B-1B Lancer. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Các máy bay B-52 được loại ra khỏi chương trình CBP tại căn cứ Andersen vì chúng không thể mang theo vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, việc triển khai B-1B Lancer đến khu vực mở ra cho PACOM một lựa chọn mới: Vũ khí ném bom chiến lược tầm xa hạng nặng đủ sức vươn đến bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh việc có thể đặt Triều Tiên trong tầm răn đe quân sự từ Guam, các máy bay B-1B Lancer này còn tham gia nhiều sứ mệnh khác trong khu vực. Vào tháng 11-2016, một chiếc Lancer đã tham gia hỗ trợ huấn luyện tầm gần (CAS) tại Úc.
theo Pháp luật TPHCM

Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô

Nguyễn Tiến |
Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô

Ilyushin Il-52 là dự án máy bay ném bom bí ẩn nhất của Liên Xô với thiết kế rất đặc biệt, tuy nhiên dự án này mới chỉ dừng lại ở những bản phác thảo sơ bộ.

Máy bay ném bom Ilyushin Il-52 có thiết kế lạ lùng và độc đáo ngay cả khi tính đến thời điểm này. Không có nhiều thông tin về chiếc máy bay này khi dự án Il-52 bị hoãn lại và chuyển vào trạng thái niêm cất.
Thiết kế của Ilyushin Il-52 có tính vượt thời đại đến mức dù đã hơn 60 năm trôi qua, thiết kế Ilyushin Il-52 vẫn rất hiện đại, trong khi đó nhiều mẫu máy bay ném bom sau này của Liên Xô và Nga lại sử dụng thiết kế truyền thống.
Chạy đua
Lịch sử ngành chế tạo máy bay ném bom đường dài tốc độ cao bắt đầu từ cuối những năm 1940. Khi thế chiến thứ 2 gần kết thúc, vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng bởi Không quân Mỹ tại Nhật Bản.
Loại vũ khí mới này đòi hỏi thiết bị chuyên chở phù hợp, do đó ngay sau chiến tranh, Mỹ và Anh bắt đầu triển khai những dự án nghiên cứu và phát triển quy mô lớn nhằm chế tạo những mẫu máy bay ném bom chiến lược hạng trung và hạng nặng.
Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô - Ảnh 1.
Ảnh đồ họa Ilyushin Il-52 với thiết kế flying-wing không có cánh đuôi. (Ảnh: Topwar)


Tại Mỹ, Convair và Boeing phát triển hai mẫu máy bay YB-60 và B-52 với tầm hoạt động liên lục địa, và B-52 được chọn lựa. Tới năm 1954, Không quân Mỹ bắt đầu được trang bị B-52.
Còn tại Anh, các mẫu máy bay ném bom chiến lược Vulcan của Avro, Valiant của Vickers và Victor của Handley Page cũng bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Về phía Liên Xô, vào thời điểm đó các dự án tương tự cũng đang được thực hiện. Lúc đầu, Liên Xô chọn Tu-4 - phiên bản sao chép hoàn chỉnh của B-29 làm máy bay ném bom chiến lược có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân nhưng ban lãnh đạo Liên Xô chỉ coi đó là giải pháp tàm thời.
Mặc dù Liên Xô hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất song Tu-4 chỉ là một mẫu máy bay ném bom truyền thống với tốc độ, tầm hoạt động và tải trọng hạn chế, không thể đáp ứng được yêu cầu đối với một chiếc máy bay ném bom chiến lược.

Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô - Ảnh 2.
Ảnh đồ họa mô phỏng Ilyushin Il-52 ném bom rải thảm. (Ảnh: Topwar)
Trong khi đó, vào thời điểm này động cơ phản lực đã được cải tiến rất nhiều. Máy bay ném bom sử dụng động cơ pít-tông truyền thống không còn đủ khả năng đối đầu với máy bay đánh chặn sử dụng động cơ phản lực.
Tuy nhiên, việc thiết kế một mẫu máy bay ném bom hạng nặng sử dụng động cơ phản lực khi ấy là một bài toán hóc búa.
Yêu cầu chế tạo một chiếc máy bay có tải trọng 150-200 tấn với tốc độ cận âm tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ cho ngành hàng không – nghiên cứu về khí động lực, nghiên cứu về sức bền và độ đàn hồi trong hàng không học, xây dựng thiết kế và chế tạo các loại vật liệu, trang thiết bị hoàn toàn mới.
Chết yểu
Động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô lúc bấy giờ có lực đẩy thấp, tiêu thụ nhiều nhiên liệu và không bền. Một số chuyên gia hàng không Liên Xô lúc bây giờ còn cho rằng việc chế tạo ra động cơ phản lực với tầm hoạt động liên lục địa là một điều ngớ ngẩn, một số khác khẳng định rằng không thể chế tạo được một chiếc máy bay như vậy trong thời gian ngắn.
Thậm chí, khi được hỏi rằng liệu có thể chế tạo máy bay ném bom liên lục địa dựa trên cơ sở tăng kích thước của Tu-16 cùng với bổ sung động cơ nhằm tăng tải trọng và tầm hoạt động không, Bộ trưởng công nghiệp hàng không Mikhail Khrunichev khẳng định yêu cầu đó là điều bất khả thi.
Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô - Ảnh 3.
Với tầm nhìn xa đặc biệt, Sergey Ilyushin bắt đầu thực hiện những tính toán cho dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược của riêng mình.
Ilyushin Il-52 là máy bay ném bom với thiết kế flying wing - kiểu máy bay không có cánh đuôi. Đây là thiết kế đột phát ở thời kỳ này bởi lẽ thiết kế flying wing mới chỉ được sử dụng trong thời gian gần đây trên một số mẫu máy bay tàng hình hiện đại.
Đáng tiếc yêu cầu cấp thiết đối với máy bay ném bom chiến thuật của Liên Xô lúc bấy giờ đã giết chết dự án Il-52 khi nó còn chưa thành hình, Myasishchev M-4 được lựa chọn và dự án Ilyushin Il-52 bị hoãn lại, chuyển vào trạng thái niêm cất.

Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô - Ảnh 4.
Tuy nhiên Myasishchev M-4 không hẳn là lý do duy nhất khiến dự án Il-52 chết yểu mà những yếu tố kỹ thuật lúc bấy giờ mới thực sự là nguyên nhân chính.
Mãi đến năm 1989, người Mỹ mới thực hiện thử nghiệm máy bay ném bom Northrop Grumman B-2 Spirit với thiết kế flying wing và sử dụng sợi các-bon composit – loại vật liệu không phổ biến vào những năm 1950.

Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô - Ảnh 5.
Ảnh đồ họa mô phỏng tiến trình hạ cánh của Ilyushin Il-52. (Ảnh: Topwar)
Chính thiết kế độc đáo của Ilyushin Il-52 đã giết chết mẫu máy bay này. Những gì còn sót lại của dự án chế tạo máy bay đầy sáng tạo của Sergey Ilyushin chỉ là vài bản vẽ nháp chưa hoàn thiện.
Sau này, một nhà thiết kế đồ họa đã vẽ vài bức hình đồ họa về chiếc máy bay này.
theo VTC News

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH