CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/c (Tàu chiến)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cuộc sống trên tàu sân bay USS Ronald Reagan (TM) - The live in USS Ronald Reagan Carriers - KHKT QS


Những vụ va chạm giữa tàu chiến và tàu dân sự trong lịch sử


Va chạm giữa tàu chiến và tàu dân sinh hiếm xảy ra nhưng lịch sử đã chứng kiến một số vụ đụng độ gây thương vong, đặc biệt là tại Nhật Bản.
Hôm 17/6, tàu khu trục USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ va chạm với một tàu chở hàng của Philippines trên biển Nhật Bản, khiến ít nhất 7 thủy thủ mất tích. Tàu chiến Mỹ bị hư hại ở phía trên mạn phải, nước tràn vào và không thể tiếp tục tự vận hành.
Trong quá khứ, việc tàu chiến va chạm với tàu buôn hay tàu đánh cá đã được ghi nhận nhiều lần.
Ngày 18/2/2008, tàu khu trục Atago 7.750 tấn của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) va chạm với một tàu đánh cá ngừ ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiba. Tai nạn khiến tàu đánh cá bị vỡ làm đôi và hai cha con ngư dân thiệt mạng.
Nhung vu va cham giua tau chien va tau dan su trong lich su hinh anh 1
Tàu khu trục Atago của Nhật (trên cùng) đâm vỡ tàu đánh cá (phần nhỏ màu đỏ) khiến 2 ngư dân thiệt mạng vào năm 2008. Ảnh: Reuters.
Atago là một trong vài tàu chiến của Nhật Bản được trang bị hệ thống theo dõi radar Aegis tân tiến. Tai nạn xảy ra khi tàu đang trên đường trở về căn cứ ở Yokosuka sau khi tham gia huấn luyện ở Hawaii.
Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Shigeru Ishiba nói đây là sự cố "vô cùng đáng tiếc". Theo Kyodo, đây là tai nạn nghiêm trọng nhất giữa tàu chiến và tàu dân sinh tại Nhật Bản kể từ năm 1988, khi một tàu ngầm va chạm với một tàu đánh cá ở vịnh Tokyo khiến 30 người chết.
Cùng với những ồn ào xung quanh bê bối làm lộ thông tin tình báo của Bộ Quốc phòng Nhật trước đó, vụ việc khiến công chúng nước này giận dữ. Lãnh đạo JMSDF Eiji Yoshikawa bị cách chức, 87 quan chức quốc phòng nhận các mức phạt khác nhau trong khi Bộ trưởng Ishiba phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức.
Tháng 10/2009, sự cố lại xảy ra với JMSDF khi tàu khu trục Kurama tông vào tàu container Carina Star của Hàn Quốc tại eo biển Kanmon, khiến cả 2 bốc cháy. 3 trong 360 thủy thủ của tàu Kurama bị thương còn 16 người trên tàu Hàn Quốc đều an toàn.
Nhung vu va cham giua tau chien va tau dan su trong lich su hinh anh 2
Tàu khu trục Kurama của Nhật bị thủng bốc cháy sau khi va chạm với một tàu container Hàn Quốc vào năm 2009. Ảnh: Reuters.
Tàu khu trục 4.500 tấn bị thủng một lỗ lớn ở mũi tàu và bốc cháy. Lính cứu hỏa mất nhiều giờ mới dập tắt được ngọn lửa mà Daily Mail mô tả như cảnh trong "Hỏa ngục". Giao thông hàng hải qua khu vực bị gián đoạn sau tai nạn.
Đến năm 2014, hai ngư dân Nhật Bản thiệt mạng sau khi tàu của họ va chạm với tàu đổ bộ chở tăng Osumi của JMSDF ở biển Seto. Theo Japan Times, 4 người trên tàu cá đều bị hất văng xuống biển nhưng chỉ 2 người may mắn sống sót.
Tháng 4 năm nay, một tàu chiến của Nga va chạm với một tàu chở hàng mang cờ Togo trên Biển Đen, khiến tàu Nga chìm. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tàu trinh sát Liman bị thủng một lỗ lớn nhưng 78 thủy thủ trên tàu đều an toàn.
Nhung vu va cham giua tau chien va tau dan su trong lich su hinh anh 3
Tàu trinh sát Liman của Nga đi qua eo biển Bophorus. Ảnh: Reuters.
Vụ tai nạn xảy ra ngay trước giờ trưa tại eo biển Bophorus chia cách phần châu Âu và phần châu Á của thành phố Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Tàu Liman 1.560 tấn được cải tiến từ tàu nghiên cứu thành tàu trinh sát với thiết bị phát hiện tàu ngầm và là một phần trong hạm đội Biển Đen của Nga.
Vụ va chạm không gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu chở hàng Youzarsif H. GAC, một hãng vận chuyển đường biển của Thổ Nhĩ Kỳ, nói sương mù và tầm nhìn xa giảm là nguyên nhân gây ra tai nạn.
Tháng 5/2017, tàu USS Lake Champlain của Hải quân Mỹ va chạm với một tàu đánh cá của Hàn Quốc ở vùng biển châu Á nhưng không gây thiệt hại lớn. Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga vẫn tự di chuyển được sau cú đâm.




Khu trục hạm Mỹ bị đâm móp ở mạn phải Mạn phải tàu khu trục USS Fitzgerald, phần ngay phía trước tháp điều khiển, bị hư hỏng nặng sau khi tàu va chạm với một tàu thương mại ở ngoài khơi biển Nhật Bản ngày 17/6.


Khu trục hạm Mỹ bị đâm móp nằm chờ giải cứu giữa biển


Chỉ huy chiến hạm Mỹ bị thương sau vụ đâm thủng tàu

Đông Phong (tổng hợp)


5 thiết giáp hạm 'khủng' nhất trong lịch sử thế giới

Dân Việt 1 liên quan

Thiết giáp hạm từng là biểu tượng hùng mạnh của hải quân các quốc gia trong thế kỷ 20 cho đến giai đoạn cuối Thế chiến 2.
5 thiet giap ham 'khung' nhat trong lich su the gioi - Anh 1
Thiết giáp hạm xuất hiện nổi bật nhất trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Theo National Interest, thiết giáp hạm là những chiến hạm lớn nhất từng được chế tạo trên thế giới. Ngoài lớp giáp giày, chúng còn được trang bị những khẩu pháo cỡ nòng lớn, tầm bắn xa hàng chục km. Một loạt đạn chính xác là đủ để đánh chìm bất cứ tàu chiến nào trong tầm ngắm.
Tuy nhiên dù mạnh mẽ đến mức nào thì thiết giáp hạm vẫn chỉ là một cỗ máy, cần đến sự vận hành của con người. Những thủy thủ và sĩ quan trên tàu mới là người đề ra chiến thuật, khai hỏa vũ khí để ghi dấu ấn thiết giáp hạm trong lịch sử.
Có thể nói, thiết giáp hạm là một phần không thể thiếu giúp làm nên lịch sử. Dưới đây là 5 thiết giáp hạm hùng mạnh nhất theo đánh giá của James Holmes, Giáo sư về chiến lược tại Học viện Hải chiến Mỹ.
Bismarck
5 thiet giap ham 'khung' nhat trong lich su the gioi - Anh 2
Thiết giáp hạm Bismarck.
Thiết giáp hạm Bismarck là niềm kiêu hãnh của hải quân Đức trong Thế chiến 2. Chiến hạm này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn là chủ đề bàn luận cho đến ngày nay.
Được đánh giá là thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất hoạt động ở Đại Tây Dương, Bismarck đánh chìm chiến hạm HMS Hood, tàu chiến mang tính biểu tượng của Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ sau một loạt đạn.
Con tàu cho đến nay vẫn là chiến hạm lớn nhất từng phục vụ trong hải quân Đức. Bismarck có lượng giãn nước lớn hơn mọi tàu chiến của châu Âu, ngoại trừ HMS Vanguard, thiết giáp hạm cuối cùng được chế tạo trên thế giới.
Bismarck được trang bị hỏa lực mạnh mẽ gồm 8 khẩu pháo cỡ nòng 380 mm, 12 khẩu 150 mm cùng 16 pháo phòng không SK-C/33.
Năm 1939, Đô đốc hải quân phát xít Đức, Erich Raeder đã dự đoán rằng, hạm đội tàu chiến Đức không tránh khỏi số phận “chết trong danh dự”, và Bismarck cũng không phải ngoại lệ.
Trong quá trình phục vụ vỏn vẹn 8 tháng và dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Ernst Lindemann, Bismarck tham gia chiến dịch duy nhất mang tên Rheinübung.
Sau khi đánh chìm tàu tuần dương hạng nặng HMS Hood, Bismarck đã bị hàng chục máy bay, tàu chiến Anh truy đuổi suốt nhiều ngày.
Ngày 27.5.1941, các tàu chiến Anh đã nã hàng trăm viên đạn cùng ngư lôi cho đến khi niềm kiêu hãnh của hải quân Đức chìm xuống biển, kéo theo hàng nghìn thủy thủ.
Yamato
5 thiet giap ham 'khung' nhat trong lich su the gioi - Anh 3
Thiết giáp hạm Yamato trong một lần chạy thử nghiệm.
Thiết giáp hạm Yamato là tàu chiến lớn nhất từng phục vụ trong hải quân Nhật Bản. Yamato được hạ thủy vào ngày 8.8.1940. Tàu có lượng giãn nước lớn hơn bất kỳ thiết giáp hạm nào khác trong lịch sử.
Thiết kế của Yamato thiên về sức mạnh tấn công và phòng thủ thay vì tốc độ. Thiết giáp hạm Nhật Bản được trang bị 9 khẩu pháo lớn, cỡ nòng lên đến 460 mm, tầm bắn tối đa 46km. Cho đến năm 1944, Yamato còn sở hữu 6 khẩu pháo 155mm, 24 khẩu 127mm và 162 súng phòng không 25mm.
Con tàu có thể di chuyển với tốc độ tối đa 50 km/giờ, thấp hơn so với các thiết giáp hạm Mỹ. Giống như Bismarck, Yamato được ghi nhớ bởi quãng thời gian tồn tại khá ngắn.
Trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử năm 1944, Yamato nằm trong hạm đội Nhật Bản chống lại đợt tấn công quy mô của hải quân Mỹ ở vịnh Leyte. Đây cũng là lần duy nhất con tàu có cơ hội giao chiến với tàu nổi của đối phương. Yamato bắn trúng một tàu sân bay hộ tống, một tàu khu trục và một tàu khu trục hộ tống của Mỹ.
Trong khi giao chiến trên biển Sibuyan, Yamato trúng 3 quả bom xuyên thép từ máy bay của tàu sân bay Essex của Hải quân Mỹ. Con tàu buộc phải rút chạy trước sự truy đuổi từ các máy bay phóng ngư lôi.
Ngày 7.4.1945, thủy thủ trên tàu Yamato nhận nhiệm vụ tự sát, khi hành quân ra khơi mà không có các máy bay yểm trợ. Kết quả là siêu thiết giáp hạm Nhật hứng chịu đợt tấn công của 280 máy bay Mỹ.
Con tàu trúng 10 quả ngư lôi, 7 quả bom khiến cho hầm đạn phát nổ. Đám khói bốc lên từ vụ nổ cao đến 6,4 km. Thiết giáp hạm đáng sợ nhất thế giới vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
Missouri
5 thiet giap ham 'khung' nhat trong lich su the gioi - Anh 4
Thiết giáp hạm Missouri là chiến hạm chủ lực của hải quân Mỹ trong Thế chiến 2.
USS Missouri là chiến hạm thuộc lớp Iowa của hải quân Mỹ và cũng là thiết giáp hạm cuối cùng mà Mỹ chế tạo.
Con tàu tham gia pháo kích yểm trợ trong nhiều chiến dịch đổ bộ của Mỹ ở Thái Bình Dương trong Thế chiến 2.
Với hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, con tàu từng được coi là pháo đài trên biển. chiến hạm Missouri gồm 9 pháo hạng nặng cỡ nòng 406 mm, 20 pháo hạm 127 mm, 80 khẩu pháo phòng không 40 mm, 49 pháo phòng không 20 mm.
USS Missouri là thiết giáp hạm chủ lực của Hải quân Mỹ trong Thế chiến 2. Con tàu tham gia các trận đánh Iwo Jima và Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và cuộc chiến vùng Vịnh.
Con tàu được ghi nhớ chủ yếu vì mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là chiến đấu. Thiết giáp hạm lớp Iowa là nơi Đế quốc Nhật ký văn kiện đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
Sau Thế chiến 2, con tàu tiếp tục đóng vai trò sứ giả ngoại giao. Hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian dài, USS Missouri là lời cảnh báo mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Harry Truman với Liên Xô. Con tàu ngừng hoạt động vào ngày 31.3.1992.
Mikasa
5 thiet giap ham 'khung' nhat trong lich su the gioi - Anh 5
Trải qua nhiều lần phục chế, Mikasa trở thành bảo tàng nổi ở Yokohama, Nhật Bản.
Mikasa là thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật được chế tạo tại Anh vào đầu thế kỷ 20. Nó từng tham gia các trận chiến Hoàng Hải ngày 10.8.1904 và trận Tsushima ngày 27.5.1905 trong chiến tranh Nga-Nhật. Tên của nó được đặt theo núi Mikasa tại Nara, Nhật Bản. Mikasa có trọng tải 15,140 tấn, chiều dài 131,67 mét, rộng 23,23 mét. Con tàu được coi là chiến hạm tốt nhất trong những thập niên cuối của thế kỷ 19, nhờ sự cân bằng giữa hỏa lực, tốc độ và khả năng phòng vệ.
Các khẩu pháo chính được bố trí thành nhóm tháp pháo bọc thép ở vị trí trung tâm, cho phép phần còn lại của con tàu được bảo vệ bằng những tấm thép giáp Krupp hạng nặng.
Nhờ thiết kế này, Mikasa đã chịu được một lượng lớn phát bắn trúng trực tiếp. Tháng 9.1905, con tàu bị chìm bởi một đám cháy và vụ nổ hầm đạn. Sự cố cướp đi sinh mạng của 339 thủy thủ, gấp ba lần số người hy sinh trong chiến đấu.
Một năm sau, con tàu được trục vớt và sửa chữa nhưng không tham gia thêm một trận chiến nào nữa. Mikasa ngày nay đã trở thành bảo tàng nổi, phục vụ khách du lịch.
Victory
5 thiet giap ham 'khung' nhat trong lich su the gioi - Anh 6
HMS Victory là chiến hạm cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay.
HMS Victory là tàu chiến được trang bị 104 khẩu pháo của Hải quân Hoàng gia Anh, hạ thủy từ thế kỷ 18.
HMS Victory nổi tiếng trong trong trận đại chiến chống hạm đội Pháp-Tây Ban Nha ở ngoài khơi Trafalgar năm 1805 dưới sự chỉ huy của Đô đốc Nelson.
Con tàu từng chinh chiến trong 3 thập kỷ và trải qua nhiều cuộc chiến như cách mạng Pháp, các trận đánh của Napoleon. Năm 1922, Hải quân Hoàng gia Anh chuyển HMS Victory tới một bến tàu ở Portsmouth, đóng vai trò như một bảo tàng.
HMS Victory là tàu hải quân cổ nhất thế giới còn tồn tại. Đáng chú ý, con tàu vẫn nằm trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh.
Các thủy thủ và sĩ quan không làm việc trên tàu mà được giao công việc khác, trong khi vẫn được ghi nhận là thành viên của HMS Victory. Con tàu thu hút khoảng 350.000 khách du lịch đến tham quan mỗi năm.

Điều chưa biết trong lịch sử thế giới tàu chiến (1)


(Kiến Thức) - Người Trung Quốc nắm giữ khá nhiều phát minh được xem là đầu tiên trong thế giới quân sự, với tàu chiến cũng vậy.

* Bài viết có tham khảo các cuốn sách Bách khoa tri thức toàn dân và Tri thức quân sự.
Tàu chiến hay chiến hạm, chiến thuyền, là loại tàu được đóng để dùng cho chiến đấu. Tàu chiến thường được đóng theo cách hoàn toàn khác với tàu chở hàng. Ngoài việc được trang bị vũ khí, tàu chiến được thiết kế để chịu thiệt hại và thường chạy nhanh hơn và di chuyển linh động hơn tàu chở hàng. Không như tàu chờ hàng, tàu chiến thường chỉ chở vũ khí, đạn dược và quân nhu cho thủ thủy đoàn của chính nó.
Dieu chua biet trong lich su the gioi tau chien (1)
 Thiết giáp hạm Iowa - một trong những tàu chiến lớn nhất trong lịch sử khai hỏa 9 khẩu đại pháo.
Trong lịch sử nhiều thế kỷ phát triển, con người đã tạo ra vô số tàu chiến đủ kiểu loại, bên cạnh đó xác lập nhiều kỷ lục:
Tàu bánh xe đầu tiên trên thế giới
Tàu bánh xe là tàu di chuyển bằng các bánh xe guồng đạp nước cỡ lớn lắp ở hai bên thân tàu (hoặc đầu hay đuôi), để đẩy con tàu đi trước khi chân vịt ra đời. Loại tàu kiểu này được ghi nhận là sáng chế tại Mỹ những năm 1800. Tuy nhiên, đấy không phải là chiếc tàu bánh xe đầu tiên trên thế giới.
Theo các ghi chép, “Tàu ngàn dặm” do Tổ Xung đóng vào thời Nam Tề - Trung Quốc và “thủy xa” do một người Trung Quốc tên là Từ Thế Phổ đóng vào thế kỷ thứ 6 được cho là những ghi chép đầu tiên liên quan đến tàu bánh xe. Trên thực tế, tàu bánh xe được được ghi chép rõ ràng đầu tiên là tàu chiến do Lý Cao thời Đường – Trung Quốc chế tạo.
Còn cuốn “Cựu Đường Thư – Lý Cao truyện” cho biết, loại tàu chiến này “có hai bánh, lướt cùng sóng gió như được căng buồm”. Đến thời nhà Tống, tàu bánh xe xuất hiện nhiều hơn, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến “tàu bánh xe Dương Ma”.
Tàu bánh xe là nguyên mẫu của tàu cơ khí thời nhà Minh, loại tàu có thiết bị đẩy bán cơ giới hóa. Mãi đến thế kỷ 16, ở châu Âu mới xuất hiện tàu bánh xe thực sự.
Tàu mái chèo đầu tiên trên thế giới
Tàu mái chèo là một loại tàu quân dụng làm bằng gỗ. Loại tàu này xuất hiện lần đầu tiên tại Venice vào thế kỷ thứ 7. Tàu có chiều dài 60m, rộng 7,5m, độ choàng nước khoảng 2m, tàu di chuyển chủ yếu bằng mai chèo.
Giữa thế kỷ 14 trở về trước, vũ khí chủ yếu trên tàu chính là mũi nhọn đầu tàu và cung nỏ, về sau tàu được trang bị hỏa pháo.
Tàu chiến bọc thép đầu tiên trên thế giới
Theo ghi chép trong cuốn “Tống hội yếu tập cảo – Thực hóa”, năm 1203, Tần Thế Phô đã chủ trì thiết kế đóng một con tàu vách thép, mũi tàu hình lưỡi cày, dài 9,2 trượng, rộng 1,5 trượng, sâu 5 thước, đáy rộng 8,5 thước. Tàu có kết cấu vững chắc, tấm đáy dày 9 tấc, thành tàu dày 3 tấc, khung đáy dày 9 tấc. Trên tàu có tấm bảo vệ làm bằng thép, mũi tàu thiết kế hình mũi cày sắc nhọn. Đội thủy thủ gồm 20 người, ngoài ra tàu có thể chuyên chở 70 binh lính.
Vì vậy, đó là một loại tàu chiến đường sông tốc độ cao có khả năng tự vệ và sức chiến đấu mạnh mẽ, đồng thời cũng là tàu chiến có vỏ thép bảo vệ đầu tiên trên thế giới.
Tàu đệm khí đầu tiên trên thế giới
Tàu đệm khí đầu tiên trên thế giới SRN-1 do kỹ sư người Anh Cockrell phát minh. Dưới sự tài trợ của Chính phủ Anh, chương trình chế tạo tàu đệm khí “SRN-1” được bắt đầu khởi công vào tháng 10/1958 và hoàn tất vào tháng 5/1959. Tàu dài 9,15m, rộng 7,32m, nặng 3,85 tấn; thân tàu thuôn dài hình bầu dục, có thể bay trên bộ và trên mặt nước.
Dieu chua biet trong lich su the gioi tau chien (1)-Hinh-2
 Tàu đệm khí SRN-1.
Ngày 25/7/1959, tàu đệm khí “SRN-1” dễ dàng vượt qua eo biển Anh với tốc độ 96km/h, trở thành tàu đệm khí chở người đầu tiên trên thế giới, tuyên bố sự ra đời của tàu đệm khí kiểu mới.
Tàu đệm khí được ứng dụng rất rộng rãi trong quân sự, ví dụ như dùng để thiết kế tàu đổ bộ tốc độ cao, tàu chiến tên lửa tốc độ cao. Một trong những tàu đệm khí đổ bộ “khủng” nhất thế giới hiện nay là lớp Zubr của Hải quân Nga.
Tàu đo đạc vệ tinh đạn đạo đầu tiên trên thế giới
Đây là một loại tàu trợ giúp cho hải quân dùng trong các hoạt động hàng không vũ trụ và thử nghiệm đạn đạo, đo đạc đạn đạo, tàu vũ trụ. Tàu đo đạc đạn đạo đầu tiên được cải tạo từ tàu vận tải như tàu chở dầu, tàu chở hàng...
Các tài liệu ghi nhận, tàu đo đạc đạn đạo đầu tiên trên thế giới được trang bị cho Hải quân Mỹ. Những loại tàu này được cải tạo từ tàu vận tải đầu những năm 1960, dài 140m, rộng 19m, lượng giãn nước 10.600 tấn, thiết bị trên tàu khá đơn giản, chỉ có thể thu được một cách bị động tín hiệu số liệu phát ra từ tên lửa đạn đạo.
Tàu tuần dương đầu tiên
Tàu tuần dương đầu tiên trên thế giới xuất hiện trong chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc nước Mỹ. Quân miền Bắc đã dày công thiết kế, chế tạo ra một con tàu bọc thép kiểu mới, thân tàu chủ yếu chìm dưới mặt nước, phần nổi trên mặt nước được bao bọc bởi 5 lớp vỏ thép dày 2,5mm. Trên boong cũng bọc thép, tháp pháo xoay tròn nằm ở trung tâm boong tàu được bọc 8 lớp thép dày 2,5mm, khiến các tàu chiến cỡ lớn của quân miền Nam không tài nào đối phó được. Nó là tàu tuần dương bọc thép tiền thân của tàu tuần dương hiện đại.
Tàu tuần dương đầu tiên đã có trọng tải lớn, càng về sau, tàu tuần dương của các nước chế tạo ngày càng có tải trọng lớn hơn. Ví dụ như tàu Baltimore có lượng giãn nước 17.000 tấn, Cheveland lượng giãn nước 14.000 tấn của Mỹ và Sverdlov của Liên Xô cũ là những con tàu tuần dương khá nổi tiếng thời kỳ đầu.
Tàu tuần dương hạt nhân đầu tiên
Tàu tuần dương lớp Long Beach của Mỹ được đưa vào biên chế năm 1961 là chiếc tàu mặt nước động cơ hạt nhân đầu tiên trên thế giới và cũng là chiếc tàu tuần dương đầu tiên có vũ khí chủ yếu là tên lửa.
Dieu chua biet trong lich su the gioi tau chien (1)-Hinh-3
 Tuần dương hạm động lực hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
Tàu có lượng giãn nước tối đa là 17.525 tấn, được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng nước nén C1W, 2 tua bin khí 80.000 mã lực cho tốc độ khoảng 55km/h.
Vũ khí, trang bị trên tàu gồm: 2 bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon mỗi dàn 4 quả; 2 bệ phóng tên lửa đối không tầm trung kiểu Beagle hoặc Standard mỗi dàn 2 quả; 2 khẩu pháo đơn nòng 127mm; 1 bệ phóng tên lửa chống ngầm ASROC mỗi dàn 8 quả; 2 bệ phóng ngư lôi chống ngầm mỗi dàn 3 quả. Phần boong phía đuôi tàu có thể làm sân bay trực thăng.
Tàu tuần dương hạt nhân lớn nhất thế giới
Trong lịch sử tàu chiến thì danh hiệu tàu tuần dương lớn nhất thế giới thuộc về Hải quân Liên Xô, đó là lớp tàu Kirov có lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn, lớn gấp khoảng 3 lần so với tàu tuần dương đạn đạo hiện đại Ticonderoga do Mỹ chế tạo cùng thời điểm.
Đây là tàu chiến cấp 1 sử dụng động cơ đẩy hạt nhân duy nhất trong lịch sử Hải quân Liên Xô và cũng là con tàu đầu tiên trên thế giới đi đầu trong việc sử dụng thiết bị phóng đạn đạo theo phương thẳng đứng.
Dieu chua biet trong lich su the gioi tau chien (1)-Hinh-4
 Tuần dương hạm hạt nhân lớn nhất thế giới.
Theo đó, trên tàu được trang bị 20 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-700 Granit (tầm bắn 700km), 96 tên lửa phòng không tầm cao S-300F; 128 tên lửa phòng không 3K95 đều được đặt trong các ống phóng thẳng đứng. Ngoài ra còn có 40 tên lửa phòng không tầm thấp Osa-MA đặt ở các bệ phóng 2 ray. Đó là chưa kể các tổ hợp pháo hạng nặng AK-130, pháo phòng không AK-630 và tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Kashtan. Có thể nói, đây được xem là một trong những tàu chiến có hỏa lực mạnh nhất hiện nay.


Video: Tuyệt chiêu “hô biến” hộp phấn vỡ thành nguyên lành như mới 



Đại Dương



Điều chưa biết trong lịch sử thế giới tàu chiến (2)

Kiến Thức

(Kiến Thức) - Cùng tìm hiểu những điều ít biết về tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu sân bay…trong lịch sử phát triển tàu chiến thế giới.
* Bài viết có tham khảo các cuốn sách Bách khoa tri thức toàn dân và Tri thức quân sự.
Tàu khu trục đầu tiên trên thế giới
Tàu khu trục (hay còn gọi là khu trục hạm) là một kiểu tàu chiến chạy nhanh và cơ động, có khả năng hoạt động lâu dài bền bỉ dùng cho mục đích hộ tống các tàu chiến lớn hơn trong một hạm đội, đoàn tàu vận tải hoặc một chiến đoàn, và bảo vệ chúng chống lại những đối thủ nhỏ tầm gần nhưng mạnh mẽ (ví dụ như tàu phóng lôi).
Tàu khu trục đầu tiên trên thế giới mang tên Hancock và Havock do Anh chế tạo năm 1893. Khi đó, sự xuất hiện của tàu ngư lôi trở thành mối đe dọa đối với các loại tàu thuyền trên mặt nước. Để đối phó với các loại tàu thuyền ngư lôi có kích thước nhỏ, nhưng lại có uy lực tác chiến lớn này,Loại tàu này được trang bị pháo hạm có cỡ nòng nhỏ, tốc độ bắn cao, dùng để đánh chặn và diệt các tàu ngư lôi của địch. Đây được xem là tiền thân của tàu khu trục hiện đại, vừa có thể đối phó với tàu ngư lôi, lại có thể tấn công tàu cỡ lớn.
Lượng giãn nước của tàu khu trục đầu tiên trên thế giới chỉ là 240 tấn, nhưng lại được trang bị 3 bệ phóng ngư lôi và 4 khẩu pháo. Tàu có tốc độ 27 hải lý/h, là loại tàu chiến có tốc độ bắn nhanh nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Khi đó, tên đầy đủ của chúng là “tàu khu trục ngư lôi” và gọi tắt là “tàu khu trục”.
Tàu khu trục lớn nhất thế giới
Lớp Arleigh Burke của Mỹ được xem là tàu khu trục lớn nhất thế giới. Tàu có lượng giãn nước tối đa là 8.300 tấn, chở 1 máy bay, thủy thủ 300 người. Loại tàu này được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân tích hợp toàn bộ hệ thống cảm biến trên tàu vào thể thống nhất.
Tàu khu trục Arleigh Burke.
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị gần 100 ống phóng thẳng đứng Mk41 đa năng cho phép bắn tên lửa phòng không SM-2/3, tên lửa hành trình đối đất Tomahawk, tên lửa chống ngầm.
Nửa đầu năm 1985, Hải quân Mỹ chế tạo chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke đầu tiên (dự kiến chế tạo tổng cộng 79 chiếc). Phương án thiết kế của lớp tàu này đã thể hiện thành quả mới nhất trong lĩnh vực đóng tàu của Mỹ, lần đầu tiên nước này áp dụng thiết kế thân tàu rộng. Loại tàu này vừa có thể phối hợp hành động với cụm tàu sân bay, cụm chiến hạm chủ lực, biên đội tàu lưỡng thể và đội tàu hậu cần cơ động, lại vừa có thể thích ứng với yêu cầu tác chiến biển trong thế kỷ 21.
Tàu khu trục đầu tiên dùng tuabin khí đốt
Tàu chiến lớp Kashin do Liên Xô cũ chế tạo và hoàn thành vào năm 1973 được xem là tàu khu trục đầu tiên trên thế giới dùng động cơ tuabin khí đốt, công suất động cơ 94.000 mã lực cho tốc độ 37 hải lý/h.
Lớp tàu được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm biển xa, hộ tống biên đội tàu hoặc tàu sân bay. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 4.500 tấn, trang bị 8 tên lửa chống ngầm RPK-2, 2 bệ tên lửa đối không tầm ngắn và tầm trung.
Tàu hộ vệ đầu tiên trên thế giới
Trong Chiến tranh thế giới lần 2, để bảo vệ các con tàu vận tải trên biển cũng như để đảm bảo an ninh cho các tuyến vận tải biển, các nước đã đua nhau chế tạo nhiều tàu hộ vệ (hoặc cũng có thể gọi là tàu hộ tống, trong tiếng Anh là frigate).
Tàu hộ vệ được chế tạo đầu tiên trên thế giới xuất hiện trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Con tàu này có lượng giãn nước nhỏ, chỉ khoảng 400 đến 600 tấn, tốc độ chậm, hỏa lực yếu, chỉ có thể sử dụng được vào các hoạt động tác chiến ven biển.
Tàu hộ vệ lớn nhất thế giới
Tàu hộ vệ lớn nhất trên thế giới được ghi nhận là lớp Knox do Mỹ chế tạo, tổng cộng 48 chiếc. Chiếc tàu hộ vệ lớp Knox đầu tiên được khởi đóng tại Công ty đóng tàu Shipyards – Todd Pacific tháng 10/1965, hạ thủy tháng 11/1966. Tháng 4/1969, con tàu này chính thức được đưa vào phục vụ Hải quân Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của loại tàu này là tuần tra chống ngầm và hộ vệ.
Tàu hộ vệ lớp Knox.
Theo thiết kế, lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu hộ vệ lớp Knox là 3.011 tấn, tối đa 4.200 tấn, dài 133,5m, rộng 14,3m, mớn nước 7,8m. Tàu chạy bằng động cơ tua bin hơi nước 35.000 mã lực, tốc độ tối đa 27 hải lý/h. Khi chạy với tốc độ 20 hải lý/h thì hành trình xa nhất của tàu là 4.000 hải lý.
Vũ khí trang bị trên tàu này hộ vệ khá mạnh, gồm: 1 bệ phóng tên lửa hạm đối không Sparrow; 2 bệ phóng tên lửa hạm đối hạm Harpoon; 1 bệ phóng tên lửa chống ngầm ASROC và 4 ống phóng ngư lôi chống ngầm, ngoài ra còn có một máy bay trực thăng SH-2D.
Tàu sân bay đầu tiên trên thế giới
Tàu sân bay là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay - trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển . Vì vậy các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay.
Trong lịch sử, ý tưởng tàu sân bay được nhen nhóm cùng với cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Khi đó, nhận ra hiệu quả của máy bay trên chiến trường, hải quân các nước bắt đầu tìm cách nghiên cứu đưa máy bay vào sử dụng trong tác chiến biển.
Năm 1918, giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hải quân Anh đã đi đầu trong cuộc cách mạng tác chiến biển này. Họ dỡ bỏ tháp pháo chính trên phía đầu và cuối boong của một chiếc tàu tuần dương và lát lên đó đường băng bằng gỗ. Họ lấy phần kiến trúc giữa boong làm ranh giới cho đường băng phía trước và đường băng phía sau. Đường băng phía trước dành cho máy bay cất cánh, đường băng phía sau dùng cho máy bay hạ cánh. Như vậy, máy bay có thể cùng lúc cất, hạ cánh.
Chiếc tàu tuần dương sau khi được cải tạo đó được gọi là “tàu chuyên chở máy bay” và trở thành tàu sân bay được cải tạo từ tàu quân sự cũ xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Con tàu này có thể chuyên chở 20 máy bay. Tháng 7/1918, máy bay cất cánh từ con tàu này đã tiến hành ném bom xuống một căn cứ không quân của quân Đức.
Tàu sân bay được thiết kế chế tạo chuyên dùng đầu tiên
Tàu sân bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế, chế tạo theo yêu cầu của một tàu sân bay thực sự là chiếc Hosyo, được Hải quân Nhật Bản bắt đầu thiết kế, chế tạo năm 1919. Con tàu này được hoàn thành và hạ thủy thành công năm 1923.
Tàu có lượng giãn nước 7.470 tấn, chở 550 người, tốc độ 25 hải lý/h, chuyên chở 21 máy bay. Kích thước bên ngoài của Hosyo gần giống như tàu sân bay HMS Hermes do Hải quân Hoàng gia Anh thiết kế chế tạo.
Tàu sân bay được thiết kế chuyên dùng đầu tiên.
Tàu sân bay HMS Hermes được thiết kế từ tháng 4/1917. Tháng 1/1918 thì khởi công đóng và năm 1923 thì hoàn thành. Tàu có lượng giãn nước 10.950 tấn, dài hơn 169m, tốc độ 25 hải lý/h, chở 20 máy bay.
Phần boong bên phải của tàu sân bay Hosyo được lắp đặt 3 ống khói nhỏ, trên ống khói có bản lề, khi máy bay cất cánh có thể hạ xuống, sử dụng kiến trúc bên trên kiểu hòn đảo, có hai bộ thiết bị nâng hạ trung tuyến, trang bị hỏa pháo không nhiều.
Năm 1923, sau khi chạy thử nghiệm, để có được mặt boong bằng phẳng, phần kiến trúc kiểu hòn đảo phía bên trên tàu đã bị phá bỏ theo thiết kế của chiến hạm Colossus của Hải quân Anh. Hosyo được hạ thủy sớm hơn mấy tháng so với HMS Hermes, vì thế mà người ta gọi nó là tàu sân bay thực sự đầu tiên trên thế giới.
Tàu sân bay cỡ lớn có tuổi thọ ngắn nhất
Chiếc Shinaono của Nhật Bản là tàu sân bay cỡ lớn có tuổi thọ nhắn ngủi nhất. Shinaono được khởi công đóng ngày 4/5/1940. Ngày 8/10/1940, tàu sân bay Shinaono được hạ thủy tại cảng quân sự Yokosuka. Đến ngày 9/11/1940, con tàu này được đưa vào đội hình biên chế của Hải quân Nhật Bản một cách vội vàng.
Shinaono có lượng giãn nước tối đa 72.000 tấn, dài 266,58m, rộng 36,3m, có khả năng phòng hộ cực mạnh, có thể chống chọi được bom nặng tới 500kg.
Tàu sân bay Shinaono chỉ sống vẻn vẹn 50 ngày.
Năm 1944, Mỹ bắt đầu tiến hành ném bom quy mô lớn xuống Nhật Bản. Khoảng 3 giờ sáng ngày 29/11/1944, Shinaono bất ngờ bị tàu ngầm Archerfish của Mỹ tấn công bằng ngư lôi, bốc cháy ngùn ngụt. Do tàu mới, quan quân trên tàu không được huấn luyện kỹ lưỡng, lại không biết sử dụng các thiết bị phòng cháy trên tàu nên cả con tàu trở lên hỗn loạn. 10 giờ 56 phút cùng ngày, Shinaono lật nghiêng rồi chìm xuống đáy biển sâu. Hơn 600 trong tổng số 2.600 quan quân trên tàu thiệt mạng. Như vậy, từ khi hạ thủy đến khi chìm, tàu sân bay Shinaono chỉ tồn tại vẻn vẹn có 50 ngày và trải qua cuộc đời binh nghiệp có 20 ngày. Đây là tàu sân bay duy nhất trong lịch sử tác chiến biển có tuổi đời ngắn ngủi đến như vậy.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên
Chiếc USS Enterprise của Mỹ là tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Ngày 14/12/1958, tàu Enterprise bắt đầu được khởi công đóng. Sau 3 năm, ngày 25/11/1961 con tàu này được hoàn tất và đưa vào biên chế.
Tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
Tàu sân bay Enterprise dài 341m (đường băng rộng 76,8m), rộng 40,5m, giãn nước 90.970 tấn, phụ tải trong tác chiến 89.600 tấn.
Trên tàu được trang bị 8 lò phản ứng hạt nhân (mỗi lần nạp thanh nhiên liệu dùng tới 13 năm), 4 tuabin khí và công suất 280.000 mã lực cho khả năng chạy liên tục 400.000 hải lý, tương đương 18 vòng trái đất. Con tàu có khả năng chở tới 90 máy bay, gần như không có con tàu nào hiện nay ngoài Mỹ có sức mạnh tương tự.

Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm

Thứ Hai, ngày 19/06/2017 15:00 PM (GMT+7)

Loại tàu chiến này của Mỹ dù rất to lớn và kềnh càng nhưng sở hữu những tính năng kĩ chiến thuật ưu việt đảm bảo nó sẽ không bao giờ bị chìm trước bất kì vũ khí nào.

Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm - 1
Ngày 17.6, tàu khu trục USS Fitzgerald trị giá 1,5 tỉ USD của Mỹ bất ngờ đâm phải tàu hàng ở ngoài khơi Nhật Bản, khiến 7 thủy thủ thiệt mạng. Đây là vụ việc rất nghiêm trọng trong lịch sử hải quân Mỹ. Tàu chiến Mỹ đã được đưa về cảng Nhật Bản sửa chữa và đánh giá nguyên nhân vụ việc.
Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm - 2
Rủi ro với các tàu chiến hiện đại khi lênh đênh trên biển là rất lớn, trong đó có trúng phải mìn, ngư lôi hoặc thậm chí là va phải tàu chở hàng cỡ lớn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể tự hào vì sở hữu một loại tàu chiến được xem là “không thể chìm”: tàu sân bay.
Tàu sân bay của Mỹ được xem là mục tiêu rất lí tưởng để tấn công vì trên tàu luôn túc trực ít nhất 5.000 thủy thủ và hàng chục máy bay chiến đấu đắt tiền. Chỉ cần công phá được mục tiêu này, đối phương sẽ có lợi thế rất lớn và khiến quân đội Mỹ thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, khả năng để một tàu sân bay Mỹ chìm, dù là bởi yếu tố bên ngoài do một cuộc tấn công, hay do va chạm với tàu hàng khác như vụ việc tàu USS Fitzgerald, là gần như bằng 0. Sau đây là 5 lí do chủ chốt để hàng không mẫu hạm Mỹ không thể chìm:
Tàu sân bay rất nhanh và cơ động
Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm - 3
Hiện nay, tàu sân bay lớp Nimitz đang làm chủ hạm đội hàng không mẫu hạm hơn 10 chiếc của Mỹ và trong tương lai, tàu lớp Ford sẽ thay thế. Tàu sân bay Nimitz có 25 khoang, cao 70 mét, độ giãn nước 100.000 tấn. Với hàng trăm khoang kín nước và hàng ngàn tấn thiết bị vũ khí, không một quả ngư lôi hoặc mìn truyền thống nào có thể hạ gục tàu sân bay.
Ngoài ra, tàu sân bay luôn di chuyển với vận tốc trên 45km/giờ (đủ nhanh để vượt mặt tàu ngầm) nên việc bắn hạ hàng không mẫu hạm là rất khó khăn. Trong vòng 30 phút sau khi đối phương phát hiện ra tàu sân bay, khu vực tàu sân bay có thể hoạt động đã lên tới 700 dặm vuông và sau 90 phút là 6.000 dặm vuông.
Hệ thống phòng thủ bất khả xâm phạm
Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm - 4
Tàu sân bay Mỹ được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động và bị động để tiêu diệt mọi mối đe dọa từ tên lửa hành trình tầm thấp tới tàu ngầm. Với cảm biến công suất cao, tên lửa dẫn đường bằng radar và pháo Gatling 20mm bắn 50 viên/giây, mọi phương tiện bén mảng gần tàu sân bay sẽ bị hạ gục trong tích tắc.
Tàu sân bay chở theo 60 máy bay chiến đấu cùng hàng loạt máy bay cảnh báo sớm quần thảo trên đầu có thể phát hiện mọi nguy hiểm trên một phạm vi rộng lớn. Máy bay trực thăng đậu trên tàu sân bay có tên lửa chống ngầm, tên lửa mặt đất và hệ thống chống mìn tiên tiến. Mọi cảm biến của tàu sân bay đều kết nối với nhau và tạo ra hệ thống điều khiển chung phối hợp mọi hoạt động.
Tàu sân bay không hoạt động đơn lẻ
Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm - 5
Tàu sân bay được gọi là “nhóm tàu tấn công” do nó luôn được hỗ trợ bởi một số tàu tên lửa dẫn đường, trang bị hệ thống phòng thủ Aegis tiên tiến. Hệ thống này được đánh giá là tân tiến và hiện đại nhất thế giới hiện nay, có thể tiêu diệt hầu như mọi nguy hiểm trên không, kể cả tên lửa đạn đạo. Hệ thống Aegis kết nối với hệ thống phòng thủ trên tàu giúp bắn hạ tàu ngầm, tàu mặt nước, mìn nổi hoặc cảm biến của đối phương. Ngoài ra, tàu sân bay thường được sự trợ giúp của tàu ngầm để gia tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu dưới biển.
Chiến thuật hải quân gia tăng khả năng sống sót
Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm - 6
Mặc dù tàu sân bay Mỹ được bảo vệ bởi nhiều lớp, hải quân Mỹ vẫn phát triển các chiến thuật đa dạng nhằm giảm tới mức tối thiểu nguy cơ gặp nạn. Chẳng hạn, tàu sân bay sẽ không tới vùng biển được xác định là có mìn hoặc ngư lôi cho tới khi “bãi chiến trường” đó được dọn sạch. Tàu sân bay thường neo đậu ở đại dương thay vì vùng biển hẹp vì lo ngại tàu dân dụng giả trang tấn công. Tàu sân bay cũng được lệnh phải di chuyển không ngừng nghỉ để tránh trở thành mục tiêu tấn công của đối phương.
Công nghệ phòng thủ mới hiện đại
Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm - 7
Hải quân Mỹ liên tục đầu tư tiền của vào công nghệ mới nhằm bảo vệ tàu sân bay trong mọi tình huống. Một trong những tiến bộ quan trọng nhất đạt được thời gian qua là kết nối mọi cảm biến và vũ khí trên tàu sân bay thành một khối để gia tăng tính hiệu quả. Kết quả là một mạng lưới vũ khí và cảm biến gắn kết, thông suốt từ tự vệ tới phản công trên tàu sân bay được hình thành.
Thế giới chỉ có một “đối thủ“ của tàu sân bay Mỹ
Trên thế giới, chỉ có một quốc gia duy nhất sở hữu tàu sân bay lớn đủ đọ sức với tàu sân bay Mỹ, và đó không phải...
Theo Quang Minh - NI (Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH