Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/f (Tàu chiến)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cuộc sống và những nghi thức kỳ lạ của thủy thủ tàu ngầm

Tường tận chiến thuật tàu ngầm đáng sợ của phát xít Đức

Kiến Thức 1 liên quan

"Bầy sói" được coi là chiến thuật tàu ngầm nguy hiểm nhất chiến tranh thế giới thứ ha, được sáng tạo bởi đô đốc tàu ngầm Karl Donitz.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 1
Karl Donitz là tổng chỉ huy lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông đã từng phục vụ trên tàu ngầm UB-68 của Hải quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó bị Anh bắt làm tù binh cho tới tận năm 1920 mới được thả ra. Thời gian ngồi trong tù ở Anh, Donitz đã nghĩ ra chiến thuật tàu ngầm hiệu quả nhất trong lịch sử Hải quân thế giới. Nguồn ảnh: WWII.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 2
Chiến thuật được gọi đơn giản là "chiến thuật Bầy Sói", sử dụng một tốp tàu ngầm từ ba chiếc trở lên trong đó một chiếc sẽ làm nhiệm vụ mồi nhử, những chiếc còn lại sẽ phục kích để tiêu diệt mục tiêu sau khi đối phương "dính mồi". Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 3
Chiến thuật này tỏ ra cực kỳ hữu hiệu trong thời gian đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, mang lại cho lực lượng Đồng Minh nhiều cơn ác mộng trên biển và mãi tới khi Mỹ phát minh ra radar thì chiến thuật này của Karl Donitz mới bị hóa giải. Nguồn ảnh: Greatness.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 4
Chiến thuật khá đơn giản, một tàu ngầm đóng nhiệm vụ mồi nhử sẽ tiêu diệt chiếc đi đầu hoặc giữa đoàn vận tải, ngay khi tàu bị dính ngư lôi, các tàu khác lân cận sẽ giảm tốc độ, thu hẹp khoảng cách và bu vào chiếc tàu bị đánh dính đạn nhằm cứu vớt những người trên tàu. Ảnh: Đội hình di chuyển của một đoàn vận tải không có hộ tống trên biển trong CTTG 2. Nguồn ảnh: WWII.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 5
Việc đánh vào đầu hoặc vào giữa đoàn vận tải sẽ khiến cho cả đoàn phải di chuyển chậm lại và các tàu ở phía sau khi cố vượt qua con tàu bị đánh chìm sẽ khiến toàn bộ độ hình đoàn tàu vận tải bị ứ đọng lại ở đây, khi đó các tàu ngầm tấn công thực sự mới khai hỏa, phóng hàng loạt ngư lôi nhắm vào khu vực đội hình tàu vận tải đang "túm năm tụm ba" quanh chiếc tàu vừa bị đánh chìm đầu tiên. Nguồn ảnh: Keyword.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 6
Chiến thuật này của Karl Donitz đã trở thành nỗi ác mộng của phe Đồng Minh và đến giai đoạn giữa chiến tranh, nhiều trường hợp tàu vận tải bị dính ngư lôi đã không được ứng cứu do đồng đội của họ trên những tàu khác lo sợ rơi vào bẫy chiến thuật của tàu ngầm Đức mà đã "tăng hết ga hết số" chạy thoát thân bỏ rơi nhiều thủy thủ xấu số trên con tàu đang bị đánh đắm. Nguồn ảnh: Hunting.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 7
Nhiều chỉ huy tàu vận tải và thủy thủ trên tàu đã mắc phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi chứng kiến đồng đội của mình kêu cứu giữa đại dương mà... không dám cứu, chính đòn tâm lý này đã khiến các thủy thủ viễn dương của Hải quân Anh phải đứng ngồi không yên trong suốt thời gian đầu và giữa của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Tolyamy.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 8
Mãi tới khi Mỹ phát minh ra radar, sonar và trang bị cho các tàu chiến cũng như tàu hàng thì chiến thuật này của Karl Donitz mới bị hóa giải. Theo đó, các tàu được trang bị sonar sẽ xác định xem trong khu vực xung quanh có một hay nhiều tàu ngầm đối phương, nếu xác định được nhiều tàu ngầm U thì đích thị họ đang dính chiến thuật Bầy Sói, nếu ngược lại nghĩa là đối phương chỉ đơn độc một mình và khi đó có thể thoải mái cứu vớt người bị nạn trên con tàu đang chìm. Nguồn ảnh: Dailymail.
Tuong tan chien thuat tau ngam dang so cua phat xit Duc - Anh 9
Ngoài việc là một chỉ huy tài tình trong lực lượng tàu ngầm Đức, Karl Donitz còn được chọn làm người kế vị Hitler và trở thành Lãnh đạo cuối cùng của nước Đức Phát Xít trước khi đất nước này thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ông bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh do ra lệnh các
tàu ngầm Đứckhông được cứu vớt người bị nạn. Ông mất năm 1980 ở tuổi 89. Khác với những chỉ huy khác bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh, Karl Donitz vẫn được nhận đầy đủ tiền trợ cấp từ khi chiến tranh kết thúc cho tới lúc cuối đời. Nguồn ảnh: Historyonline.

7 tàu ngầm huyền thoại của Liên Xô

Quốc tế

Liên Xô và Nga ngày nay là những cường quốc hàng đầu thế giới về tàu ngầm. Họ đang giữ nhiều kỷ lục thế giới về chế tạo tàu ngầm.

Thời kỳ Liên Xô đánh dấu một loạt kỷ lục thế giới về tàu ngầm như: tàu ngầm lớn nhất - tàu ngầm đề án 941 Akula (nặng 48 nghìn tấn), tàu ngầm nhanh nhất - tàu ngầm thuộc đề án 661 Anchar (tốc độ đạt 44,7 hải lý/h), tàu ngầm lặn sâu nhất - tàu ngầm đề án 685 “Plavnhich” (lặn sâu 1250 mét).
Hiện nay, các tàu ngầm thuộc Hải quân Nga bao gồm 8 dự án, trong đó có 2 dự án quan trọng hàng đầu là “Yasen – 885” và “Borei-955”.
Dưới đây là 7 tàu ngầm huyền thoại của Liên Xô và Liên bang Nga qua các thời kỳ.
1. Tàu ngầm “Chiulen” – Hải cẩu
Tàu ngầm
Tàu ngầm "Hải cẩu" của Liên Xô (Ảnh: Topwar)
Đây là một trong những tàu ngầm thành công nhất của Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhiệm vụ chính của tàu ngầm Nga ở Biển Đen là phá hủy hệ thống thông tin liên lạc của đối phương và ngăn chặn tuyến đường hàng hóa chiến lược ở Istanbul.
Để tiêu diệt các tàu thuyền không được bảo vệ, tàu ngầm Hải cẩu sử dụng pháo hoặc mìn, còn đối với các tàu chiến và tàu hộ tống thì sử dụng ngư lôi.
Trong những năm 1915 – 1917, tàu ngầm Hải cẩu đã tiêu diệt 8 tàu hơi nước và 33 thuyền buồm khác nhau của đối phương. Năm 1920, trong cuộc di tản Crưm của quân Bạch vệ, những chiếc “Chiulen” này đã được tìm thấy ở Tunisia.
Năm 1924, một thảo thuận về việc thu hồi lại những tàu ngầm của Liên Xô đã được kí, nhưng vì nhiều lí do, những chiếc Hải cẩu này đã không được hoàn trả lại.
2. Tàu ngầm Crab – “Cua biển”
Tàu ngầm
Tàu ngầm "Cua biển" của Hải quân Liên Xô được thiết kế khá đặc biệt (Ảnh: Warfiles.ru)
Đây là tàu ngầm thả mìn đầu tiên trên thế giới. Tàu ngầm “Crab” có thể "kín đáo" thực hiện rải các bãi mìn trên đường di chuyển của tàu đối phương. Tàu mang theo 60 quả địa lôi và hoạt động như một tàu ngầm thông thường (có một ống ngư lôi).
“Crab” đã được đưa vào sử dụng năm 1915 và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tác chiến ở biển Đen. Loại tàu ngầm này đã thực hiện rải các bãi mìn thành công, gần khu vực Bosphorus. Một tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tiêu diệt tại khu vực này.
Năm 1918, tàu ngầm “Crab” đã bị phát hiện và bị đánh chìm ở khu vực Sevastopol. Năm 1923, nó đã được vớt lên, nhưng không thể sử dụng được nữa.
3. Tàu ngầm “Panther” – Báo đen
Ngày 31 tháng 5 năm 1919, chiếc “Panther” đã đánh chìm tàu khu trục “Victoria” của Hải quân Anh.(Ảnh: Warfiles.ru)
Ngày 31 tháng 5 năm 1919, chiếc “Panther” đã đánh chìm tàu khu trục “Victoria” của Hải quân Anh.(Ảnh: Warfiles.ru)
Tàu ngầm Báo đen, thuộc lớp “Bars”,  được đưa vào hoạt động cuối năm 1916, đã thực hiện nhiều chiến dịch trinh sát đối phương. Tàu ngầm này được sử dụng nhiều trong thời kỳ Nội chiến Xô Viết.
Ngày 31/5/1919, chiếc “Panther” đã đánh chìm tàu khu trục “Victoria” của Anh. Đây là chiến thắng đầu tiên của các thủy thủ tàu ngầm Nga và là chiếc tàu chiến lớn nhất bị đánh chìm bởi lực lượng tàu ngầm Nga. Chỉ huy của tàu ngầm Báo biển trên, A.N Bakhtin đã được trao Huân chương Sao Đỏ vào năm 1922.
Năm 1923, tàu ngầm “Panther” đã được đỏi tên thành “Kamissar” và vào năm 1934 tàu ngầm này đổi thành B-2. Kể từ năm 1940, nó được sử dụng như một trạm thu phí nổi và bị thải hồi vào năm 1955.
4. Tàu ngầm K-21
Tàu ngầm K-21 là lực lượng tấn công hàng đầu của Hạm đội Biển Bắc trong Thế chiến II.(Ảnh: Topwar)
Tàu ngầm K-21 là lực lượng tấn công hàng đầu của Hạm đội Biển Bắc trong Thế chiến II.(Ảnh: Topwar)
K-21 là một trong những tàu ngầm nổi tiếng nhất của Hạm đội Phương Bắc trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Một chiến tích nổi tiếng nhất của K-21 là nỗ lực tấn công con tàu lớn nhất của Đức – chiến hạm “Tirpitz” vào tháng 7/1942. Tuy nhiên, vì bám đuổi với khoảng cách rất lớn cho nên nỗ lực tiêu diệt chiến hạm Đức không thành công.
Tuy vậy, K-21 đã có 4 chiến công khác: tiêu diệt bằng  địa lôi một tàu chiến Na Uy “Besskheym” và một tàu săn ngầm lớn của Đức Uj 1110, sử dụng pháo hạ 2 và làm hỏng 3 chiếc thuyền máy của Na Uy.
Ngày 23/10/1942, K-21 được tặng Huân chương Sao Đỏ. Năm 1954, con tàu đã phải ngừng hoạt động. Từ năm 1983, nó được trưng bày tại Bảo tàng hải quân của hạm đội Biển Bắc ở Severomorsk.
5. Tàu ngầm K-162
K-162 được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay của Liên Xô . (Ảnh: Warfiles.ru)
K-162 được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay của Liên Xô . (Ảnh: Warfiles.ru)
K-162 là tàu ngầm duy nhất và đầu tiên trên thế giới được thiết kế than tàu bằng titanium. Chi phí để đóng con tàu này là rất lớn (hơn 2 triệu rúp). Biệt danh của K-162 là “Cá vàng”.
Năm 1969, K-162 đã được đưa vào biên chế của Hạm đội Biển Bắc. Năm 1971, K-162 đã thiết lập một kỷ lục về tốc độ di chuyển dưới nước. Ở độ sâu 100 mét, K-162 bơi với vận tốc 83km/h.
Vào những năm 70, “Cá vàng” ở tốc độ tối đa, có thể thoát khỏi bất cứ loại ngư lôi được thiết kế diệt tàu ngầm nào. Năm 1989, K-162 đã được loại ra khỏi biên chế Hải quân Liên Xô, trong năm 2010, thân tàu ngầm này được chuyển đi để tái sử dụng.
6. Tàu ngầm K-3
Tàu ngầm nguyên tử K-3 được sử dụng như một bảo tàng của Hải quân Nga (Ảnh: Topwar)
Tàu ngầm nguyên tử K-3 được sử dụng như một bảo tàng của Hải quân Nga (Ảnh: Topwar)
K-3 là tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Hải quân Liên Xô. Tàu ngầm này được đưa vào hoạt động từ năm 1958. Vào tháng 7/1962, K-3 đã thực hiện một chiến dịch dưới băng ở Bắc Cực. K-3 đã di chuyển 1300 dặm với 178 giờ dưới lớp băng và chỉ nổi lên 3 lần.
K-3 trở thành chiếc tàu đầu tiên của Liên Xô di chuyển qua Bắc Cực. Thuyền trưởng  tàu ngầm K-3, thiếu tướng A.I Petelin và chỉ huy trưởng R.A Timofeev đã được trao tặng danh hiệu Anh Hùng Liên Xô.
Trong tháng 10/1962, K-3 cũng nhận được danh hiệu danh dự “Leninski Komsomol”. Năm 1967, khi đang tác chiến tại khu vực bán đảo Faroe, một đám cháy lớn đã xảy ra trên K-3, làm thiệt mạng 38 thủy thủ.
Năm 1987, K-3 được đưa ra khỏi biên chế chiến đấu và chuyển thành tàu huấn luyện. Năm 2011, K-3 được sử dụng như một bảo tàng, tuy nhiên do thiếu kinh phí tu sửa, năm 2013, con tàu đã được đem vào tái chế.
7. Tàu ngầm “Akula”
Tàu ngầm lớn nhất thế giới
Tàu ngầm lớn nhất thế giới "Akula"  thuộc Dự án 941 của Nga.(Ảnh: Topwar)
“Akula” hay “Cá mập” là loạt 6 tàu ngầm có uy lực mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay. Tổng cộng Nga có 6 chiếc tàu ngầm loại “Akula” này. Trong đó, tàu ngầm lớn nhất là chiếc tàu ngầm đề án 941 Akula (trọng lượng ngập nước là 48 nghìn tấn), nặng gấp 3 lần so với các tàu ngầm Hoa Kỳ.
Vũ khí chính của tàu bao gồm 20 tên lửa đạn đạo R-39 với nhiều loại đầu đạn. Một tàu ngầm “Akula” có thể nhắm bắn 200 mục tiêu ở khoảng cách 900 km.
Tàu ngầm đề án 941 Akula là một phần của Hạm đội Biển Bắc, và hình thành cơ sở của hạm đội tàu ngầm Liên Xô thời kỳ những năm 80-90.
Sau khi thỏa thuận cắt giảm vũ khí SALT-2 được kí, 3 trong số 6 tàu ngầm “Akula” đã được loại khỏi biên chế. Số phận của những chiếc còn lại đang là một câu hỏi chưa có lời đáp.
Tân Tiến

10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới

Thứ Hai, ngày 07/12/2015 00:03 AM (GMT+7)

Danh sách 10 quốc gia có hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới sẽ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Cường quốc quân sự như Mỹ không sở hữu nhiều tàu ngầm nhất mà là một nước châu Á.

10. Hàn Quốc - 14 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 1
Hải quân Hàn Quốc (ROKN) hiện có 14 tàu ngầm diesel-điện. 12 trong số đó là tàu ngầm sản xuất theo nguyên mẫu lớp Type 209 và 214 của Đức và hai chiếc còn lại sản xuất trong nước. Hiện tại Hàn Quốc đang có kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm bằng việc đóng những mẫu tàu lớp Type 214 hiện đại, tối tân hơn. Tàu ngầm lớp Type 214 chứa 8 ống phóng ngư lôi có khả năng bắn tên lửa chống hạm và đặt mìn.
9. Thổ Nhĩ Kỳ –  14 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 2
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia vận hành nhiều tàu ngầm thiết kế tại Đức nhất thế giới. Tất cả các mẫu tàu ngầm diesel-điện của Thổ Nhĩ Kỳ đều xây dựng trên nguyên mẫu lớp Type 209 của Đức. Đây là một trong những mẫu thiết kế được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới và được thay đổi phù hợp từng điều kiện quốc gia.
Với chi phí mỗi chiếc khoảng 290 triệu USD, mẫu tàu ngầm lớp Type 209 (trong biên chế Thổ Nhĩ Kỳ mang tên gọi lớp Gur) có khả năng bắn tên lửa chống hạm Harpoon. Đầu năm sau, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế các mẫu Type 209 cũ bằng mẫu Type 214 cũng của Đức nhưng hiện đại và tối tân hơn.
8. Israel – 14 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 3
Khi nghĩ về sức mạnh hải quân, nhiều người không nghĩ về quốc gia nhỏ bé như Israel. Về lĩnh vực quân sự, Israel nổi tiếng với các vũ khí trên bộ hoặc trên không. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn sở hữu một lượng tàu tên lửa/tuần tra và tàu ngầm đáng kể. Các số liệu về quân sự của Israel rất khó thu thập. Theo trang globalfirepower, Hải quân Israel có 14 tàu ngầm.
Nguồn tin gần đây nhất khẳng định các tàu ngầm này đều thuộc lớp Dolphin. Tàu ngầm lớp Dolphin được sản xuất ở Đức từ năm 1998, chạy diesel-điện và cả khả năng mang vũ khí hạt nhân do Israel sản xuất. Các tàu ngầm mới nhất loại này có động cơ đẩy độc lập nên ít phải trồi lên mặt nước như hầu hết các tàu ngầm diesel-điện khác.
7.  Nhật Bản – 16 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 4
Sau Thế chiến II, quy định nghiêm ngặt áp đặt cho Nhật buộc họ chỉ được sở hữu lực lượng tự vệ chứ không được thành lập quân đội riêng. Sau này, Nhật Bản đã thành lập Lực lượng tự vệ hải quân (JMSDF) như một cách để xây dựng quân đội kiểu riêng của mình.
Hiện nay Nhật sở hữu một số tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel-điện. Tàu ngầm chia làm hai chủng loại với chiếc lâu đời nhất đóng từ năm 1994. Tàu ngầm mới nhất là lớp Soryu. Tàu trang bị công nghệ hiện đại, phạm vi hoạt động lớn và có thể trang bị tên lửa chống hạm Harpoon, ngư lôi Type 89 và mìn.
6. Ấn Độ – 17 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 5
Hiện nay phần lớn tàu ngầm Ấn Độ là tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel-điện do Nga và Đức đóng. Những chiếc tàu ngầm này giúp Ấn Độ làm chủ hải phận và biển Ấn Độ Dương trong suốt 25 năm qua. Gần đây, Ấn Độ đang mong muốn biến hạm đội tàu ngầm của mình thành một thế lực về hạt nhân.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula do Nga sản xuất được ra mắt cũng như tàu ngầm tên lửa đạn đạo do Ấn Độ tự sản xuất đã thể hiện ước vọng mở rộng hạm đội tàu của nước này. Với thời gian đóng mới tàu hạt nhân rất lâu, khả năng cao tàu ngầm chạy diesel-điện sẽ vẫn là xương sống của Hải quân Ấn Độ trong nhiều năm tới.
5. Iran – 31 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 6
Iran là nước sở hữu hạm đội tàu ngầm lớn thứ năm trên thế giới. Trước đây, Iran dồn hết ngân sách quốc phòng cho lực lượng bộ binh và không quân. Trong vài năm qua, Hải quân Iran đã bắt đầu phát triển các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Tàu ngầm của Iran chủ yếu hoạt động ở vùng ven biển và cự li ngắn quanh vịnh Ba Tư.
3 tàu ngầm Nga sản xuất lớp Kilo chạy diesel-điện là những chiếc tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay của Hải quân nước này. Đóng từ năm 1990, những tàu ngầm Kilo cho phép Iran kiểm soát phạm vi hơn 5.000km, đặt mìn và gây đe dọa bất kì lực lượng nào nhăm nhe xâm lấn bờ biển Iran. Ngoài ra trong biên chế Hải quân Iran còn có hạm đội tàu ngầm nhỏ hơn 1.200 tấn phục vụ cho các hoạt động ở vùng nước nông.
4. Nga – 63 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 7
Sau khi liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1990, Hải quân Liên Xô cũng chịu tổn thất không nhỏ vì thiếu vốn và duy tu thiết bị. Trong vài năm qua, Nga đã cố gắng thay đổi tình hình bằng các biện pháp đổi mới, hiện đại hóa dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Vladimir Putin. Hạm đội tàu ngầm của Nga là một trong những lực lượng được hưởng lợi từ sự quan tâm này của Putin.
Nga hiện duy trì hoạt động của hàng chục tàu ngầm tên lửa đạn đạo và 30 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Nga vẫn còn 20 tàu ngầm lớp Kilo chạy bằng diesel-điện. Với nhiều tàu mới đang được đóng để thay thế những tàu cũ đã lỗi thời, có vẻ Hải quân Nga sẽ sớm cải thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng.
3. Trung Quốc – 69 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 8
Trong 30 năm qua, lực lượng quân đội Trung Quốc đã trải qua một chương trình mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa rất mạnh mẽ. Ngoài bộ binh và không quân, Hạm đội tàu ngầm thuộc Hải quân Quân giải phóng nhân dân (PLAN) đã cho thấy bước chuyển mình để gia tăng tầm ảnh hưởng ngoài nội địa. Trung Quốc sở hữu một số tàu ngầm hạt nhân và khoảng 50 tàu diesel-điện.
Khả năng ngăn chặn hạt nhân của nước này được giao phó cho một số tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược. Dù không có được thiết kế và tính năng ưu việt như tàu ngầm Nga hoặc Mỹ, nhưng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc vẫn có thể bắn những tên lửa hạt nhân tầm xa.
2. Mỹ – 72 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 9
Á quân trong danh sách là Hải quân Mỹ. Dù chỉ là lực lượng xếp thứ hai về số lượng tàu ngầm nhưng Mỹ vẫn được coi là nước sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh nhất toàn cầu. Kể từ chiếc tàu ngầm đầu tiên mang tên USS Holland ra khơi năm 1900, Mỹ đã phát triển công nghệ đóng tàu của mình lên một tầm cao mới. Tàu ngầm Mỹ hiện nay tất cả đều chạy bằng nhiên liệu hạt nhân nên vấn đề di chuyển bao lâu trên biển không phải là vấn đề. Thứ duy nhất cần lo là lương thực đáp ứng trong bao nhiêu ngày mà thôi.
Số lượng đông đảo nhất hiện nay thuộc về tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles với số lượng 40 chiếc. Được đóng từ khoảng thập niên 70-90 của thế kỷ trước, tàu ngầm lớp Los Angeles có giá trị khoảng 1 tỉ USD theo thời giá hiện nay, lượng giãn nước 7.000 tấn, lặn sâu 275m và trang bị 4 ống phóng ngư lôi. Hiện tại, Mỹ đang  đóng mới tàu ngầm lớp Virginia trị giá 2,7 tỉ USD để thay thế những tàu ngầm cũ kĩ từ thời Chiến tranh Lạnh.
1. Triều Tiên – 78 tàu
10 hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới - 10
Hải quân Quân giải phóng nhân dân Triều Tiên (KPANF) nắm vị trí đầu bảng trong danh sách với 78 tàu ngầm. Tất cả tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên đều chạy diesel-điện và không có tàu ngầm nào lượng giãn nước lớn hơn 1.800 tấn. Sự nguy hiểm của hạm đội tàu này được minh chứng khi chiếc tàu nhỏ 130 tấn lớp Yono bắn gục tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, tàu ngầm Triều Tiên vẫn được coi là “loại hai” vì hầu hết đóng từ cách đây rất lâu và chỉ thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ bờ biển. Tàu ngầm Triều Tiên được cho là có khả năng hoạt động tốt ở vùng nước nông khi có thể đặt mìn, cung cấp tin tức tình báo và vận chuyển lực lượng đặc nhiệm tới bờ biển quân địch. Nếu Hải quân nước này tiếp tục phát triển hạm đội tàu ngầm cỡ nhỏ của mình thì chắc chắn Triều Tiên sẽ còn ở trong danh sách này một thời gian dài.
Theo Quang Minh - TR (danviet.vn)

Tàu ngầm K-27 - 'thảm họa Chernobyl dưới biển' của Liên Xô

Tàu ngầm K-27 bị Liên Xô đánh đắm với lò phản ứng không được tháo dỡ, có thể gây nguy cơ rò rỉ phóng xạ không kém thảm họa Chernobyl.

 Xác tàu ngầm K-27 dưới biển Kara
Ở thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh vào năm 1968, 144 thủy thủ Liên Xô trên tàu ngầm K-27 lên đường đến Bắc Cực thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin về căn cứ của NATO. Họ không hề biết rằng mình sắp đối mặt với một thảm họa phóng xạ trong lòng biển, theo BBC.
K-27 là tàu ngầm tấn công duy nhất thuộc Đề án 645, được phát triển từ Đề án 627 (NATO định danh: November). Tương tự Mỹ, Liên Xô thường thử nghiệm các công nghệ tiên tiến đi trước thời đại. K-27 được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân VT-1 làm mát bằng kim loại lỏng. Đây là thiết kế chưa từng xuất hiện trên tàu ngầm Liên Xô, khiến K-27 giống một dự án khoa học hơn là tàu ngầm tấn công.
Khi hạ thủy ngày 15/6/1958, K-27 là tàu ngầm Liên Xô đầu tiên sở hữu lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng hỗn hợp kim loại lỏng gồm chì và bismuth. Lò phản ứng loại này có kích thước nhỏ và công suất lớn hơn thiết kế làm mát bằng nước truyền thống. Nó giúp tàu ngầm ẩn mình nhiều tuần trong lòng biển mà không cần nổi lên hoặc tiếp liệu. K-27 đã lập kỷ lục ấn tượng trong hải quân Liên Xô, khi trở thành tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên lặn liên tục trong 50 ngày.
Bất chấp công nghệ và thông số ấn tượng, K-27 có tuổi thọ vận hành ngắn ngủi do gặp sự cố lò phản ứng hạt nhân. Ngày 24/5/1968, trong chuyến do thám Bắc Cực, một trong hai lò phản ứng VT-1 gặp sự cố, khiến nguồn điện năng cung cấp cho tàu giảm đột ngột từ 87% xuống 7%. Cùng thời điểm đó, bức xạ gamma tăng vọt trong khoang chứa lò phản ứng. Khí độc và hơi nước cũng rò rỉ từ lò phản ứng sang các khoang khác.
tau-ngam-k-27-tham-hoa-chernobyl-duoi-bien-cua-lien-xo
K-27 trong một chuyến tập trận gần lực lượng NATO. Ảnh: The Lean Submariner.
"Sau 5 ngày hành trình, mọi thứ diễn ra bình thường. Tôi đang trò chuyện với những người khác ở khoang số 5, cạnh khoang số 4 chứa hai lò phản ứng hạt nhân, thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng ai đó đang chạy. Chúng tôi có thiết bị phát hiện bức xạ nhưng không bật máy, chẳng ai quan tâm đến thông số cho đến khi kỹ thuật viên bật máy đo bức xạ. Mặt anh ấy sửng sốt và đầy lo lắng", sĩ quan tàu ngầm Vyacheslav Mazurenko nhớ lại.
Thủy thủ đoàn không hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề cho đến khi quá muộn, bởi khí nhiễm phóng xạ không có mùi vị. Hai giờ sau đợt báo động ban đầu, những người trong khoang số 4 phải được khiêng ra bằng cáng do bị nhiễm phóng xạ quá nặng. Thủy thủ đoàn tìm cách cho tàu nổi lên, sau đó mất tới 5 giờ để đưa tàu về căn cứ trên bán đảo Kola.
"Khi tàu nổi lên mặt nước, cấp trên ra lệnh tắt động cơ và chờ chỉ thị đặc biệt. Tuy nhiên, thuyền trưởng Pavel Leonov quyết định tiếp tục hành trình. Nếu dừng lại thêm vài giờ, không ai có thể sống sót để đưa K-27 về căn cứ", Mazurenko nói.
Tất cả 144 thủy thủ trên tàu đều bị nhiễm phóng xạ, trong đó 9 người thiệt mạng. Tuy vậy, Liên Xô vẫn tiếp tục cho tàu K-27 ra khơi sau đó một tháng và tiến hành nhiều thí nghiệm đến tận năm 1973.
Đến tháng 2/1979, quân đội Liên Xô quyết định loại biên K-27, nhưng phải đau đầu tìm phương án xử lý lò phản ứng hạt nhân trên tàu. Cuối cùng họ quyết định đánh đắm K-27 tại vùng nước sâu 30 m trên biển Kara ngày 6/9/1982.
Khoang tàu K-27 được đổ đầy bê tông và nhựa đường để bọc kín hai lò phản ứng và 90 kg nhiên liệu urani-235 bên trong, nhưng lớp bảo vệ này dự kiến chỉ có tác dụng trong vòng 50 năm. Đến giữa năm nay, lớp vỏ bê tông và nhựa đường trên tàu chỉ còn hạn sử dụng khoảng 15 năm. Điều đó khiến K-27 được ví như một thảm họa Chernobyl dưới biển chực chờ xảy ra.
tau-ngam-k-27-tham-hoa-chernobyl-duoi-bien-cua-lien-xo-1
Tàu K-27 trong quá trình bị đánh đắm. Ảnh: Barents Observer.
"Sớm hay muộn, rò rỉ phóng xạ sẽ diễn ra nếu để tàu K-27 nằm đó. Con tàu đã ở yên trong lòng biển hơn 30 năm qua trong tình trạng hoen gỉ. Thách thức hiện nay là tìm cách đưa tàu lên mà không làm các lò phản ứng bị rung lắc nhiều. Nếu điều đó xảy ra, chuỗi phản ứng không kiểm soát có thể bị kích hoạt, gây rò rỉ lượng lớn vật liệu phóng xạ ra môi trường biển Bắc Cực. Loại ô nhiễm này không thể tẩy sạch khỏi đáy biển", Thomas Nilsen, tổng biên tập tờ Barents Observer, nói.
Dù gặp sự cố trên tàu K-27, lò phản ứng làm mát bằng kim loại lỏng vẫn được hoàn thiện và trang bị cho tàu ngầm Đề án 705 "Lira" (NATO định danh: Alfa). Chúng có tốc độ nhanh chưa từng thấy và khả năng lặn sâu đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, cả 7 chiếc tàu ngầm Lira đều bị loại biên sớm do chi phí bảo dưỡng tốn kém.
Mỹ cũng trang bị lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng trên tàu ngầm USS Seawolf (SSN-575) trong thập niên 1950, nhưng nước này nhanh chóng loại bỏ chúng để quay lại với lò phản ứng bằng nước cao áp.
Duy Sơn

Tàu ngầm hạt nhân K-279 đâm vào núi băng: Ngày 13 đen đủi -Thêm thảm họa Titanic?

Hoàng Anh |
Tàu ngầm hạt nhân K-279 đâm vào núi băng: Ngày 13 đen đủi -Thêm thảm họa Titanic?
Một tàu ngầm thuộc đề án 667B. Ảnh minh họa.

Va rồi! Sàn tàu dưới chân hẫng mạnh, tàu ngầm hạt nhân K-279 chúc thẳng phía mũi xuống dưới... tiếng rít giận dữ vỡ tung như thể tiếng nước siết... "Họ cũng chết như vậy đấy!".

LTS: Trong Chiến tranh Lạnh, đã xảy ra những cuộc đối đầu tuy âm thầm nhưng cũng hết sức khốc liệt giữa các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô và Mỹ, có thời điểm suýt chút nữa đã đẩy thế giới đến bờ vực của sự hủy diệt. Thật may là điều tồi tệ nhất đã không xảy ra. Các nhà lãnh đạo của cả 2 phe đã giữ được "những cái đầu lạnh".
Tuy nhiên, có rất nhiều bí mật mãi tới gần đây mới dần dần được hé lộ. Qua hồi ký mang tên "Những người khuấy động biển sâu" của Đại tá Hải quân Liên Xô Nikolai Andreyevich Cherkashin, chúng ta phần nào sẽ hiểu được tình hình lúc đó căng thẳng đến mức nào. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
---
Kỳ 1: Quyết đấu tay đôi giữa tầu ngầm nguyên tử Liên Xô và Mỹ: Bí mật tàn khốc được hé lộ!
Kỳ 2: Tàu ngầm hạt nhân Liên Xô bị Mỹ đánh dấu bằng sơn đặc biệt: Sự thật không ngờ
Kỳ 3: Tiếng sét giữa trời quang: Tàu ngầm hạt nhân K-219 bị chìm, số hiệu của thảm kịch
Kỳ 4: Khẩn cấp đưa tàu ngầm K-240 mang tên lửa hạt nhân dọa Mỹ: "Cho biết tay"
Kỳ 5: Gọng kìm tên lửa từ hai phía đại dương: Trong nháy mắt nước Mỹ biến thành tro bụi
Kỳ 6: Chưa từng có, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô chìm: Thuyền trưởng được Mỹ đón tiếp như anh hùng!
---
Ngày 13 đen đủi!
Người ta sẽ bàn tán về con tàu này cho đến cuối thế kỷ, như về một tàu ngầm "Titanic" Xô Viết hay như về một bí ẩn nghiệt ngã của đại dương, chuyện có thật không hay chỉ trò đùa – một tàu ngầm hạt nhân khổng lồ mang theo mười sáu tên lửa đạn đạo biến mất hoàn toàn không dấu vết, và quan trọng nhất, với một trăm ba mươi con người còn sống trong các khoang?
Và tên của người thuyền trưởng, Đại tá hải quân Viktor Zhuravlev, cũng như tên của tất cả các thủy thủ cùng đi biển với ông, bao bọc trong bức màn bí ẩn của những người phát nguyện lặng im vĩnh cửu.
Và những huyền thoại và truyền thuyết về vụ mất tích của họ trong tầng sâu Bắc Đại Tây Dương sẽ được sinh ra...
May mắn thay, họ còn sống sót và bây giờ - sau khi tất cả các thời hạn bảo mật chấm dứt – bản thân họ có thể kể lại những gì xảy ra với họ, và tôi (Đại tá Hải quân Liên Xô Nikolai Andreyevich Cherkashin) dám nói điều ấy gây ấn tượng không ít hơn một trí tưởng tượng táo bạo nhất.
Như vậy, ngày 13 (!) tháng 9 năm 1983, chiếc tàu ngầm hạt nhân tuần dương chiến lược hạng nặng K-279 đưa chiếc trán hùng mạnh rẽ nước đại dương dưới sức ép dày 250 mét nước. Độ sâu lớn nén ép không chỉ vỏ thép thân bền, mà còn đè nặng tâm hồn.
Tàu ngầm hạt nhân K-279 đâm vào núi băng: Ngày 13 đen đủi -Thêm thảm họa Titanic? - Ảnh 1.
Tàu ngầm hạt nhân K-279 đề án 667B tại Biển Trắng,.
Dường như mọi thứ trong các khoang đều ổn, các lò phản ứng đang hoạt động ở chế độ đã định, tuabin đang cho những vòng quay đúng quy trình, cánh quạt trục chân vịt đang nhịp nhàng cuộn, dồn nước lạnh thành những tia phụt thẳng căng.
Nhưng đôi tai cẩn thận nắm bắt mọi âm thanh "phi tiêu chuẩn": có vòng chắn trục nào bị bục, có đường ống dẫn nào của phụ tùng ngoài mạn tàu bị nổ?
Những gì có thể xảy ra ở độ sâu đó là nhiều hay ít bạn có biết không? Ở đây, bất kỳ sự thất bại nào cũng có thể đáng giá cuộc sống của toàn bộ thủy thủ đoàn.
Như thể trêu ngươi, còn thêm cả những suy nghĩ đen tối len lỏi về chiếc tàu ngầm nguyên tử Mỹ xấu số lớp "Thresher", đang nằm trong khoảng cùng khu vực, tại cùng một độ sâu rồi đột nhiên chìm xuống lõm sâu 2km Wilkins, nằm ở đấy tính đến nay là năm thứ hai mươi.
Và tất cả là vì một đường ống hàn kém bị bục và chiếc tàu ngầm bị ngập nước trong chớp mắt và bị đè gí bởi áp lực kinh hoàng của vực thẳm khổng lồ.
Không ai trong số 129 người trên tàu kịp hắt hơi - chấn động thủy lực ép bẹp các vách ngăn hình cầu vào với nhau giống như một chồng bát nhôm ... Tất cả những chi tiết làm đông cứng máu mà ký ức trợ giúp không đúng chỗ ấy đưa ra là từ cái nhìn đầu tiên vào máy đo độ sâu.
Tất nhiên, bạn có thể đi ở độ sâu một trăm mét, và năm mươi, nơi cơ hội được cứu thoát và nổi lên nhiều hơn, nhưng thực tế là ở các độ sâu như vậy nguy cơ đụng núi băng trôi tăng mạnh. Mà tại khu vực này của Đại Tây Dương thì có, theo lời của hoa tiêu như kê trên một cái xẻng.
Đại tá Cherkashin: Nhưng các anh có thể bật sonar trong chế độ dò mìn. - Tôi nhận xét với thuyền trưởng đúp khi đó của K-279, Đại tá hải quân Vladimir Fursov. - Và lúc ấy toàn bộ các điểm dừng tàu ngầm sẽ mở ra trong nháy mắt?
Đại tá Fursov: Vấn đề là ở chỗ chúng tôi phải giữ bí mật tuyệt đối. Xung âm thanh của sonar dễ dàng bị các tàu chống ngầm giao hội. Chiến tranh Lạnh đang diễn ra, và chúng tôi phải tuần tiễu càng gần bờ biển Mỹ càng tốt.
Đó là những "biện pháp thích hợp" mà Brezhnev đề ra để đáp trả việc triển khai các tên lửa "Pershing" của Mỹ ở châu Âu. Chúng tôi, do đó, cũng phải tìm cách giảm thời gian bay tới đích cho các quả đạn tên lửa của mình.
Đại tá Cherkashin: Vậy là các anh đi mù hoàn toàn? Như chiếc xe tải xuyên qua rừng đêm, sợ không chỉ việc bật đèn pha mà còn cả các đèn phụ?
Đại tá Fursov: Đúng thế. Có thể nói chúng tôi đi kết hợp nghe ngóng ... Trên thực tế những tảng băng trôi nhỏ thì các đội viên thủy âm của chúng tôi nghe được trong chế độ tầm phương thủy âm thông thường. sóng biển đập vào khối băng, nước trút xuống từ tảng băng như những dòng suối, và tiếng rì rầm này với thính giác đủ tinh tế có thể định hướng được người hàng xóm nguy hiểm.
Những tảng lớn – lớn như nhà ăn - là không nghe được. Trong cabin sinh hoạt chung vào bữa tối đã diễn ra cuộc trao đổi về chúng. Ai đó đọc trong Cẩm nang hướng dẫn bơi ở Bắc Cực nói rằng các núi băng trôi có thể đạt kích thước năm trăm mét.
Tranh cãi nổ ra. Tác giả của Cẩm nang bị chế nhạo. Chúng tôi cho rằng độ sâu 250 mét là khá an toàn để tránh các núi băng trôi theo phương đứng. Sau đó, một người nhớ ra "Titanic" huyền thoại đã bị giết chết ở những nơi thế này...
Tàu ngầm hạt nhân K-279 đâm vào núi băng: Ngày 13 đen đủi -Thêm thảm họa Titanic? - Ảnh 2.
Một tàu ngầm hạt nhân Nga (Liên Xô) đi giữa băng giá.
Nói chung, bữa ăn tối kết thúc với cảnh vui nhộn thông thường kiểu hải quân, còn tôi đi sang khoang ở, về cabin của mình. Ngồi xuống chiếc ghế dài, tôi nhặt đại một cuốn sách ... Đến giờ tôi vẫn còn nhớ, đó là cuốn sử thi thuyền buồm của vợ chồng Papazov. Đâu đó có tiếng chơi guitar, ai đó hát:
Đại dương tan sau chân vịt tàu ngầm,
Lòng biển sâu chỉ một màu ảm đạm.
Tháng thứ ba cuộc "độc hành" đằng đẵng
Dưới thảm băng Bắc Cực nặng trên đầu...
Bất thần, cuốn sách bay vèo khỏi tay tôi, tiếp đến chiếc bình cổ đựng nước từ hốc sâu đặt nó cũng văng ra, rồi tất cả mọi thứ, cả tôi cả chúng - bay về phía trước.
Va rồi! Sàn tàu dưới chân hẫng mạnh, tàu ngầm chúc thẳng phía mũi xuống dưới ... tiếng rít giận dữ vỡ tung như thể tiếng nước siết... "Họ cũng chết như vậy đấy!" – đó thứ đầu tiên lóe lên trong đầu tôi. Tôi vội vàng phóng đến phòng điều khiển trung tâm...
Trực chỉ huy tại phòng trung tâm là trợ lý chính – Trung tá hải quân Yuri Pastushenko. Chúng tôi đã gặp ông tại Gatchina, nơi ông sống hiện nay.
- Tất cả yên tĩnh và thanh bình, - Yuri Ivanovich kể - tàu ngầm đang đi tốc độ 7 knot. Dưới sống tàu là hai cây số độ sâu, trên đầu - 270 mét. Tôi ngồi viết kế hoạch hàng ngày cho ngày hôm sau. Đột nhiên - một cú giáng mạnh và một tiếng gầm nặng nề, như có ai đó đâm sầm vào một trụ sắt.
Tôi bay khỏi ghế về phía trước, kịp tóm lấy dây cáp của thiết bị kéo xếp di động. Độ chúi dọc đằng mũi tăng mạnh, chúng tôi thất tốc, kim chỉ thị máy đo độ sâu chĩa thẳng xuống dưới – tàu lặn bổ nhào.
Mắt thủy thủ trưởng đang đứng bên bánh lái – tròn xoe, mồm há hốc hớp hơi... kỹ sư máy tàu trực ca bò cạnh bàn điều khiển xa bánh lái. Khó khăn lắm tôi mới len được đến microphone truyền thanh nội bộ giữa các khoang. "Báo động tập! Tra soát trong khoang! "
Tiếng rống qua đi, kỹ sư máy trực ca bắt đầu thổi sitec dằn, song chỉ phí công, bởi vì dưới độ sâu như vậy việc thổi khí lúc đó vô ích... Nói tóm lại, chúng tôi đã chui xuống dưới tảng băng trôi và đang nổi lên.
Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đâm vào cánh một núi băng trôi khổng lồ đường kính quãng chục mét - và nhiều khả năng, đã tông vỡ nó, vì trong khoang mũi sau khi va chạm nghe thấy có tiếng gầm của khối nặng sụp đổ xuống thân tàu.
Có thể giả định, chuyện này dễ tưởng tượng: toàn bộ bầu nón đằng mũi với tất cả các nhân sonar bên trong bị vò nhàu.
Vấn đề khó chịu nhất – nắp trước của một trong những ống phóng ngư lôi bị ép nát. Ông bắt đầu bị rò rỉ, mà trong ống là ngư lôi đặc biệt gắn đầu đạn hạt nhân, phải kéo nó ra khỏi ống phóng đặt trực tiếp trong khoang và sơ tán toàn bộ thủy thủ khỏi khoang. Chúng tôi đã kiểm tra bằng phương pháp "ca trực lưu động".
Và việc này được thực hiện đúng lúc, bởi vì ống phóng của máy phóng ngư lôi nhanh chóng chứa đầy nước. Nắp bịt mặt sau ống phóng được chúng tôi gia cố bằng một trụ chống mở gập được. Nhưng cũng chỉ để yên tâm hơn là thực chất.
Bởi lẽ áp lực nước ngoài tàu đã không còn đè trên nắp trước bị nén, mà đè lên nắp sau, nghĩa là ép nó với một sức mạnh ghê gớm bên trong khoang. Và chỉ còn hy vọng vào danh dự của bộ ba chúng tôi chưa biết Ivanov - Petrov - Sidorov đang nỗ lực làm việc, những đôi tay của họ như những vấu gài của thanh răng khóa chốt.
Ở độ sâu 250 mét chúng có thể bị bật tung bất cứ lúc nào... Họ đã bơi như thế gần cả tháng. Và bạn có thể làm gì được? Không thể rời vị trí chiến đấu - Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào.
Khi trở về căn cứ, không ai tin chúng tôi, rằng chúng tôi đã lặn ở độ sâu như vậy. "Các anh đã viết lại nhật ký trực ca!" Vớ vẩn! Tất cả mọi thứ vẫn như là nó có... Cuộc va chạm xảy ra ngày 13 tháng 9 năm 1983 hồi 21 giờ 13 phút.
Tàu ngầm hạt nhân K-279 đâm vào núi băng: Ngày 13 đen đủi -Thêm thảm họa Titanic? - Ảnh 3.
Tàu ngầm hạt nhân K-279 đề án 667B may mắn thoát nạn sau khi đâm vào núi băng.
Thay lời bạt
Người ta cho rằng biển Baffin là bình yên, bởi vì tại đó không đặt hệ thống chống tàu ngầm. Nhưng còn các tảng băng trôi... Ngay cả khi tầm nhìn thấp vẫn có thể quan sát qua kính tiềm vọng đến 40 tảng băng trôi trong vùng biển này. Greenland – chính là nhà cung cấp các tảng băng trôi cho toàn cầu.
Biển, mà hơn thế nữa đại dương sâu thẳm – một thế giới tự nhiên huyền bí. Trong cuộc phiêu lưu của K-279 có rất nhiều trùng hợp bí ẩn. Đấy là chưa nói đến ngày định mệnh -13 tháng Chín. Điều này là chuyện dĩ nhiên.
Chúng ta hãy chú ý đến số hiệu của tàu ngầm nguyên tử - K-279. Tàu ngầm "Komsomolets" khét tiếng được đánh số một cách đáng buồn trong các tài liệu tham mưu là K-278. Khác biệt trong các số hiệu chỉ là một. Tuy nhiên, số 279 là bội của ba, và Thiên Chúa, như ta biết, yêu quý ba ngôi. Số luận là chỗ cho lý luận.
Điều này nữa cũng thật thú vị: tảng băng trôi mà "Titanic" va phải, cũng lở ra từ vùng băng Greenland, suýt nữa đặt dấu chấm định mệnh cho chiếc tàu ngầm tuần dương.
Nó làm ta nghĩ rằng, chung cuộc, chiếc tàu ngầm đã đâm vào một núi băng gần nơi con tàu chở khách khổng lồ và bất hạnh yên nghỉ. Nhưng may mắn thay, Chúa và cả số phận, đã không lặp lại thảm kịch hai lần tại cùng một nơi.
theo Trí Thức Trẻ

Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô

Trang Ly |
Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô
Hình ảnh mang tính chất minh họa.

Thảm họa tàu ngầm Komsomolets không chỉ khiến 42 thủy thủ chết thảm mà còn làm nó chìm sâu dưới đáy biển hoang lạnh và có nguy cơ gây rò rỉ phóng xạ.

Trong cuộc đua giữa "kẻ tám lạng, người nửa cân" suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ liên tục lập những kỷ lục "đầu tiên" về tàu ngầm, bao gồm:
Xuất xưởng chiếc tàu ngầm USS Nautilus (SSN 571) chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới năm 1954; và chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược đầu tiên USS George Washington (SSBN 598) năm 1960 thì Liên Xô đang vô cùng lo lắng và sốt sắng.
Sau khi chế tạo thành công tàu ngầm K-19 năm 1959 (thế hệ tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô) để bắt kịp Mỹ, năm 1966 Liên Xô bắt tay ngay vào việc chế tạo chiếc tàu ngầm quân sự lặn sâu nhất thế giới.
8 năm sau, vào năm 1974, sau một thời gian dài tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, cuối cùng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Komsomolets có khả năng lặn sâu nhất thế giới của Liên Xô cũng hoàn thành.
Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô - Ảnh 1.
Tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới Komsomolets, trở thành niềm tự hào lớn lao của Hải quân Liên Xô.
Komsomolets trở thành niềm tự hào lớn lao của Hải quân Liên Xô khi nắm giữa kỷ lục mà nhiều quốc gia trên thế giới phải thèm muốn: Với lớp vỏ thiết kế bằng titan có khả năng chịu lực cao, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets có thể lặn ở độ sâu mà chưa một chiếc tàu ngầm nào tính đến đầu thế kỷ 21 đạt đến: 1.000 mét.
Vào ngày 4/8/1984, tàu ngầm Komsomolets lập kỷ lục thực tế khi lặn được ở độ sâu 1.020 mét tại biển Na Uy. Từ đó, Komsomolets bắt đầu thực hiện các chuyến tuần tra dưới biển sâu.
Tàu ngầm Komsomolets ký hiệu K.278 có tổng chiều dài 122 mét, rộng 11,5 mét, thuộc lớp 685 Plavnik-class. Tàu có sức chứa khoảng gần 100 thủy thủ.
Nhờ khả năng lặn sâu vô địch và được trang bị 22 tên lửa hành trình và hai ống phóng ngư lôi, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets được mệnh danh là "bất khả xâm phạm" vì không 1 tàu ngầm nào có khả năng địch lại nó.
Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô - Ảnh 2.
Komsomolets được mệnh danh là "bất khả xâm phạm".
Việc Komsomolets ra đời đã khiến Liên Xô đứng ở thế thượng phong so với Mỹ trong cuộc đua không ngừng nghỉ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Thế nhưng, một thảm họa đã xảy ra. Nếu như kỷ lục mà Komsomolets đạt được khiến nó nổi tiếng bao nhiêu thì thảm họa mà nó phải hứng chịu cũng khiến nó nổi tiếng không kém bấy nhiêu.
Thảm họa biến Komsomolets trở thành "cỗ quan tài sắt" chìm dưới biển sâu
Việc Liên Xô gặp các thảm họa hạt nhân và phi hạt nhân là điều không hiếm trong hồ sơ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên, thảm họa xảy ra vào năm 1989 này của tàu ngầm hạt nhân lặn sâu nhất thế giới khiến Liên Xô một phen chao đảo.
15 năm sau ngày ra đời, Komsomolets phải hứng chịu một thảm họa biến nó trở thành "cỗ quan tài sắt" khổng lồ chìm dưới biển sâu.
Ngày 7/4/1989, khi đang tuần tra tại vùng biển Barents (thuộc Bắc Băng Dương, ở phía bắc Na Uy và Nga) ở độ sâu 381 mét, một sự cố kỹ thuật đã chấm dứt hoàn toàn "đế chế" tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới của Liên Xô.
Ngày 7/4/1989 trở thành ngày định mệnh của con tàu và toàn bộ thủy thủ đoàn:
Sau khi kết thúc cuộc tuần tra, Komsomolets trở về căn cứ như dự kiến. Vào lúc 11 giờ trưa, báo cáo của sĩ quan trực tàu cho biết các khoang của tàu vẫn hoạt động bình thường.
Thế nhưng, chỉ 3 phút sau, hệ thống báo động hú vang khi nhiệt độ ở khoang 7 của tàu (gần đuôi tàu) cao bất thường ở nhiệt độ 70 độ C.
Bằng cách nào, một tia dầu đã xịt lên bề mặt nóng trong khoang làm bùng lên ngọn lửa lớn. Sĩ quan đang trực tại khoang 7 liên lạc với thuyền trưởng nhưng không được.
Sau khi được báo cáo xảy ra hỏa hoạn ở khoang số 7 và liên tục liên lạc với thủy thủ khoang 7 nhưng không có tín hiệu, thuyền trưởng tàu quyết định xả khí freon nhằm dập tắt đám cháy trước khi nó lan rộng ra các khoang khác, gây nguy hiểm cho toàn bộ con tàu và 69 thủy thủ.
Freon là một loại khí làm lạnh không màu, không mùi, không cháy nhưng lại gây tử vong cho người nếu tiếp xúc phải.
Kể từ giây phút đó, sĩ quan trực tàu chẳng còn cơ may sống sót. Tai họa không ngừng lại khi khí freon chẳng đủ sức dập tắt ngọn lửa đang càng ngày càng bùng lên dữ dội, khiến khoang 7 trở thành lò nung nóng rẫy.
Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô - Ảnh 3.
Lúc xảy ra hỏa hoạn, tàu ngầm Komsomolets đang ở độ sâu 152 mét.
Áp suất khổng lồ tại khoang 7 đã đẩy dầu sang các khoang 6 khiến lửa cháy lan sang các khoang bên cạnh. Ngọn lửa khủng khiếp tới mức, các thủy thủ khoang 6 không kịp đeo mặt nạ khí và đồ bảo hộ. Họ nhanh chóng tử vong trong biển lửa và khí độc freon.
Lúc này, lo sợ lò phản ứng tan chảy, thủy thủ đoàn buộc phải dừng máy phát điện còn lại trong khi máy phát điện trước đã bị hỏng, con tàu dừng lại đột ngột ở độ sâu 152 mét và bắt đầu mất sức nâng.
10 phút sau, lúc 11h13, hệ thống bơm dầu trên tàu bị ngắt, tàu bị mất hệ thống kiếm soát hệ thống áp suất thủy lực để nổi lên mặt nước.
Thuyền trưởng tàu buộc phải ra lệnh quá trình nổi khẩn cấp bằng cách cho nổ các bể nước dằn để tạo phản lực đẩy tàu lên. Sau những cố gắng ban đầu, tàu nổi lên được 91 mét rồi dần dần cũng nổi lên mặt nước.
Tuy nhiên, thảm họa bây giờ mới thực sự bắt đầu. Lúc này, lúc 11h21, toàn bộ các khoang tàu đã chìm trong biển lửa khiến nhiệt độ ở một khoang tàu tăng lên 1.000 độ C.
Khí CO ở khoang 7 phát tán khiến các thủy thủ còn lại mặc dù đã đeo mặt nạ dưỡng khí bắt đầu thấy nôn nao, chóng mặt.
Thuyền trưởng liên tục đánh điện về căn cứ, nhưng sở chỉ huy chỉ nhận được những tín hiệu rời rạc, báo rằng 1 tàu ngầm Liên Xô đang bị mắc kẹt ngoài vùng biển Barents.
Hạm đội phương Bắc lập tức lên đường cứu trợ sau khi xác định rõ tọa độ của tàu Komsomolets. Đến 14h40, máy bay đã tiếp cận được tàu ngầm. Khá nhiều thủy thủ đã được cứu khi bên trong tàu là ngọn lửa nóng hơn 1.000 độ C và bên ngoài là nhiệt độ biển ở mức 2 độ C.
Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô - Ảnh 4.
Vị trí tàu Komsomolets chìm (chấm đen).
Con tàu dường như chìm dần khi số thủy thủ trên tàu chưa được cứu hết, thuyền trưởng hạ lệnh tiếp tục cho nổ 2 bể dằn để giữ cho tàu nổi tiếp. Vị thuyền trưởng không lên trực thăng cứu hộ mà tiếp tục xuống dưới để cứu các thủy thủ mắc kẹt.
Komsomolets lúc này chìm rất nhanh, buộc những thủy thủ còn lại phải đóng nắp tháp để không cho nước tràn vào. Những người còn mắc kẹt trong tàu còn tia hi vọng cuối cùng vào những kén thoát hiểm.
Sau tiếng nổ, những chiếc kén vọt lên mặt biển rồi nhanh chóng chìm sâu dưới dòng biển lạnh dò nước tràn vào nắp kén bị bung trước đó.
Kết quả, thuyền trưởng và 4 thủy thủ khác đã vĩnh viễn chìm sâu dưới đáy biển hoang lạnh cùng con tàu Komsomolets xấu số. Cuối cùng, 42 người trong tổng số 69 thủy thủ đã hi sinh.
Thảm họa chìm tàu ngầm Komsomolets ngày 7/4/1989 trở thành thảm họa kinh hoàng nhất trong thế giới tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô.
Không chỉ kết thúc "đế chế" tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới, thảm họa Komsomolets còn tạo ra "nguy cơ Tchernobyl" cho vùng biển Bắc Âu khi lò phản ứng và 2 đầu đạn hạt nhân vẫn đang chìm ở độ sâu 1.677 mét.
Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô - Ảnh 5.
Nga đã liên tục thực hiện các kế hoạch trục vớt tàu ngầm Komsomolets.
Đến nay, Nga đã liên tục thực hiện các kế hoạch trục vớt tàu ngầm Komsomolets nhằm ngăn chặn thảm họa rò rỉ phóng xạ khi tàu bị nước biển mặn ăn mòn.
Để tránh nguy cơ rò rỉ, Nga đã dùng các biện pháp đặc biệt để vây kín con tàu, biến nó trở thành "nấm mồ chôn titan" khổng lồ ở độ sâu hơn 1.600 mét.
theo Trí Thức Trẻ

Sự thật khó tin về thảm kịch tàu ngầm Kursk của Nga

Kiến Thức 1 liên quan

17 năm trước, thảm kịch tàu ngầm Kursk xảy ra là một trong những tai nạn nghiêm trọng nhất của Hải quân Nga.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 1
Được hạ thủy năm 1994, tàu ngầm Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga. Nó là tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ của Nga. Tuy nhiên, vào ngày 12/8/2000, hai vụ nổ lớn liên tiếp trên tàu ngầm hạt nhân Kursk khiến thế giới chấn động.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 2
Vụ tai nạn kinh hoàng này xảy ra khi chiếc tàu ngầm này luyện tập bắn thủy lôi giả vào một tàu tuẫn tiễu tại biển Barents. Hậu quả của hai vụ nổ lớn liên tiếp trên tàu ngầm hạt nhân Kursk đã khiến toàn bộ 118 thủy thủ thiệt mạng.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 3
Phần lớn thủy thủ thiệt mạng trong sự cố kinh hoàng trên đều khoảng 30 tuổi.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 4
Không phải toàn bộ thủy thủ thiệt mạng ngay lập tức sau 2 vụ nổ trên
tàu ngầmKursk. Cụ thể, sau 2 vụ nổ kinh hoàng trên, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn còn sống. Họ đã cố gắng tìm cách thoát ra bên ngoài nhưng không thành.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 5
Do vậy, 23 thủy thủ trên về sau thiệt mạng do ngạt, ngộ độc khí và một số nguyên nhân khác.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 6
Sau khi xảy ra vụ nổ tàu ngầm Kursk, Nga đã nghề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ. Phải mất 14 tháng Nga mới trục vớt thành công xác tàu ngầm trên, với chi phí lên đến hơn 115 triệu USD.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 7
Theo một số báo cáo, nguyên nhân xảy ra vụ nổ tàu ngầm Kursk là do một trong những ngư lôi chứa hóa chất hydrogen peroxide (HTP) trên mũi tàu gặp sự cố dẫn đến phát nổ và làm chìm tàu.
Su that kho tin ve tham kich tau ngam Kursk cua Nga - Anh 8
Cũng có giả thuyết cho rằng tàu ngầm của Nga bị hải quân nước khác đánh chìm. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết, không có bằng chứng xác thực chứng minh.

5 thảm họa tàu ngầm hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới

VOV.VN - Kể từ sau Thế chiến thứ 2, cả Mỹ và Nga đều phải hứng chịu những tổn thất to lớn sau các vụ chìm tàu ngầm hạt nhân của Hải quân 2 nước.
Theo National Interest, vụ tàu ngầm hạt nhân của Triều Tiên mất tích mới đây là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng, việc đưa tàu ngầm vào hoạt động luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Theo đó, việc vận hành các tàu ngầm, dù trong những điều kiện thuận lợi nhất cũng luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Ngay cả những tàu ngầm hạt nhân được trang bị những công nghệ hiện đại nhất vẫn có thể nằm lại dưới đáy đại dương do sơ suất của binh sĩ trên tàu hoặc do lỗi kỹ thuật.
Tạp chí National Interest đã liệt kê 5 thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2:
Tàu Kursk năm 2000 
Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất và cũng là gần đây nhất của Nga. Tàu K-141Kursk lớp Antey (NATO gọi là Oscar II) thuộc Dự án 949A là tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa dẫn đường.
Con tàu có khối lượng lên đến 16.000 tấn này đã bị phá hủy hòa toàn sau vụ nổ lớn ngày 12/8/2000 khiến toàn bộ 118 thành viên trên tàu thiệt mạng.
5 tham hoa tau ngam hat nhan toi te nhat tren the gioi hinh 1
Tàu ngầm hạt nhân Kursk. Ảnh Express
Xác của tàu Kursk sau đó đã được trục vớt và nguyên nhân khiến tàu gặp nạn được được cho là do quả ngư lôi Type-65-76A bên trong tàu phát nổ. Quả ngư lôi này có sức công phá rất lớn, đủ để tiêu diệt một tàu sân bay chỉ với một quả duy nhất.
Ngư lôi Type-65-76A được Liên Xô chế tạo sử dụng hydrogen peroxide làm nhiên liệu. Hydrogen peroxide là loại nhiên liệu rất dễ gây nổ và phải được sử dụng một cách rất cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều khả năng các thành viên trên tàu Kursk đã không có kinh nghiệm hoặc chưa được đào tạo để xử lý loại vũ khí này.
Sau vụ nổ tàu Kursk, Hải quân Nga đã không sử dụng hydrogen peroxide làm nhiên liệu cho các ngư lôi của mình nữa.
Tàu Komsomolets năm 1989 
K-278 Komsomolets là tàu lớp Plavnik (NATO gọi là Mike) thuộc Dự án 865 của Nga được hoàn thiện. Tàu được thiết kế để thử nghiệm các công nghệ mới nhất ở sâu dưới nước.
Con tàu có khối lượng lên đến 8.000 tấn này là một trong những tàu ngầm có hiệu suất hoạt động cao nhất từng được chế tạo và có thể lặn sâu xuống hơn 900m.
5 tham hoa tau ngam hat nhan toi te nhat tren the gioi hinh 2
Tàu Komsomolets. Ảnh tư liệu Hải quân Nga
Giống như các tàu lớp Papa, con tàu lớp Plavnik thuộc Dự án 685 được thiết kế để thử nghiệm các công nghệ tự động hóa và hoàn thiện khả năng chế tạo tàu với thân chịu lực bằng titanium của Liên Xô.
Tàu Komsomolets bị chìm vào ngày 7/4/1989 sau khi khoang lái của tàu bốc cháy. Đám cháy là nguyên nhân gây ra một loạt những sự cố sau đó khiến tàu bị chìm. Dù các thành viên trên tàu đã rất nỗ lực nhưng họ không thể ngăn chặn nổi thảm họa xảy ra và 42 trên tổng số 69 thành viên đã thiệt mạng.
Đến nay, lò phản ứng hạt nhân cùng hai đầu đạn hạt nhân trên tàu Komsomolets vẫn nằm lại bên trong thân tàu ở độ sâu 1,6km dưới đáy biển Barents. Điều này làm nảy sinh lo ngại một thảm họa nữa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Tàu K-8 năm 1970
K-8 là tàu ngầm lớp Kit (NATO gọi là November) thuộc dự án 627A và là tàu ngầm hạt nhân tấn công. Con tàu này bị chìm vào ngày 12/4/1970 sau khi lửa bốc cháy trong khoang tàu 4 ngày trước đó.
Đám cháy này được cho là do dầu tràn vào hệ thống máy tạo không khí. Sau khi đám cháy lan khắp tàu qua hệ thống điều hòa không khí dẫn tới việc các lò phản ứng ngừng hoạt động, thuyền trưởng của tàu đã ra lệnh cho các thành viên rời khỏi tàu.
5 tham hoa tau ngam hat nhan toi te nhat tren the gioi hinh 3
Tàu K-8. Ảnh tư liệu Hải quân Nga
Sau khi được một tàu cứu hộ giải cứu, các thành viên trên tàu lại quyết định quay lại tàu ngầm K-9. Tuy nhiên, con tàu này đã bị chìm do bị sóng cuốn khi biển động dữ dội mang theo 52 thành viên trên tàu.
Trước đó, Nga đã từng gặp phải nhiều sự cố với các tàu ngầm của mình do lửa bùng lên trong khoang lái. Hồi tháng 9/1967, tàu K-3 Leninsky Komsomol – chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên của Nga đã gần như bị phá hủy do bị bắt lửa trong quá trình sửa chữa.
Tàu USS Scorpion (SSN-589) năm 1969 
Giống như Liên Xô và Nga sau này, Mỹ cũng phải hứng chịu 2 thảm họa tàu ngầm hạt nhân lớn. Vụ gần đây nhất của Mỹ xảy ra ngày 22/5/1969 với tàu USS Scorpion, một tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Skipjack, khi tàu này bị chìm cùng toàn bộ 99 thành viên trên tàu cách đảo Azores khoảng 650km về phía Tây Nam.
5 tham hoa tau ngam hat nhan toi te nhat tren the gioi hinh 4
Tàu USS Scorpion. Ảnh tư liệu Hải quân Mỹ
Nguyên nhân khiến tàu Scorpion bị chìm vẫn còn là bí ẩn. Phía Mỹ chỉ biết rằng con tàu này không về bến vào ngày 27/5/1969. Hải quân Mỹ sau đó đã tiến hành tìm kiếm nhưng cuối cùng cũng phải tuyên bố con tàu này mất tích vào ngày 5/6. Cuối cùng, một tàu nghiên cứu của Hải quân Mỹ đã tình cờ phát hiện ra tàu Scorpion đang nằm ở độ sâu hơn 3.000m dưới biển.
Hầu hết các nguồn tin đều cho rằng, chiếc tàu này bị chìm là do các quả ngư lôi Mark 37 vô tình bị kích hoạt gây nổ.
Tàu USS Thresher (SSN-593) năm 1963 
Tàu USS Thresher là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới bị chìm vào ngày 10/4/1963 cùng toàn bộ 129 thành viên trên tàu. Đây cũng là vụ chìm tàu ngầm có số người thiệt mạng nhiều nhất từ trước đến nay.
Không như vụ chìm tàu Scorpion, Hải quân Mỹ có lời giải thích rất rõ ràng về nguyên nhân tàu USS Thresher bị chìm- đó là do việc kiểm soát chất lượng tàu quá yếu kém.
5 tham hoa tau ngam hat nhan toi te nhat tren the gioi hinh 5
Tàu USS Thresher. Ảnh tư liệu Hải quân Mỹ
Chiếc tàu USS Thresher bị chìm khi đang lặn xuống độ sâu khoảng 400m. 5 phút trước khi mất liên lạc với tàu USS Thresher, tàu ngầm cứu hộ Skylark đã nhận được một tín hiệu UQC (tín hiệu vô tuyến điện) từ tàu USS Thresher báo rằng tàu USS Thresher đang gặp lỗi kỹ thuật nhỏ. Sau đó, tàu Skylark tiếp tục nhận được thêm một vài tín hiệu UQC trước khi tàu USS Thresher phát nổ.
Hải quân Mỹ cho biết, chiếc tàu này có thể gặp nạn do hệ thống ống nước dằn tàu bị hỏng khiến nước tràn vào tàu. Các thành viên trên tàu cũng không có thời gian để lấy các trang thiết bị ngăn nước tràn vào. Điều này khiến buồng máy của tàu ngập nước và lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngừng hoạt động.
Sau thảm họa tàu Thresher, Hải quân Mỹ đã triển khai chương trình SUBSAFE để đảm bảo rằng, tất cả các bộ phận quan trọng của tàu ngầm đều được kiểm tra nhiều lần và rất kỹ lưỡng. Toàn bộ chi tiết của các cuộc kiểm tra này đều được ghi lại là lưu trữ đầy đủ./.
Trần Khánh/VOV.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét