Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 81

(ĐC sưu tầm trên NET)
 Diễn biến trận đánh ác liệt nhất trong cuộc bảo vệ biên giới 1979 tướng Việt Nam trần tình diễn biến
Diễn biến trận đánh ác liệt nhất trong cuộc bảo vệ biên giới 1979 tướng Việt Nam trần tình diễn biến. Có một điều lạ là trong những mặt trận bảo vệ biên giới 1979 tại sao thông tin đại chúng lẫn sách giáo khoa Việt Nam rất ít đề cập đến...

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước

Chúng ta cần xem trận ngày 5-7.1.1987 tại mặt trận Hà Giang- Vị Xuyên như là trận chiến đấu khốc liệt cuối cùng trong cả chục năm chúng ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông ta ở địa đầu Tổ quốc.
Cuộc chiến đấu trên khắp dải biên giới phía Bắc của quân và dân ta nhằm chống lại lối hành xử kiểu nước lớn bằng vũ lực với "chiến thuật biển người" - một thứ tư tưởng bành trướng Đại Hán mà chúng ta quen gọi là "Chủ nghĩa bá quyền nước lớn" đối với các nước đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động chiến tranh với Việt Nam từ ngày 17.2.1979.
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước - Ảnh 1
Trung tướng Đặng Quân Thụy và tác giả đang trao đổi nội dung, tư liệu
Mấy ai ngờ, cái kế sách muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" để dằn mặt ấy của họ đã kéo dài cho đến tận 10 năm sau. Tức là vào năm 1989, chiến tranh biên giới Việt- Trung mới thực sự kết thúc.Nhiều người trong chúng ta, mỗi khi nghĩ về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc thường chỉ nhớ đến trận mở đầu vào 17.2.1979 trên toàn tuyến biên giới do nó nổ ra trên cả diện rộng suốt 6 tỉnh biên giới. Điều đó cũng không có gì lạ.
Song, nếu nói đến sự ác liệt của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới nói trên, có lẽ cuộc tấn công của đối phương vào ngày 5.1.1987 ở mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang có thể xem như là một trong vài ba trận chiến khốc liệt nhất, đáng nhớ nhất đối với những người lính chúng ta trong suốt 10 năm đó.
Chúng ta có thể kể ra như các trận chiến diễn ra từ tháng 4-7.1984 tại nhiều địa điểm trên toàn biên giới; tiếp theo là các trận trong tháng 9-10.1986 và cuối cùng, trận ngày 5 -7.1.1987 cùng tại Hà Giang như vừa đề cập, cần xem đây là những trận chiến đấu lớn không thể lãng quên, rất đáng ghi vào sử sách.
Vừa đấu lực vừa đấu trí
Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã hồi tưởng lại câu chuyện của chính ông đúng 30 năm về trước cho tôi nghe. Năm 1986, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đang là lúc có nhiều khó khăn, ông Thụy đảm trách cương vị Tư lệnh Binh chủng Hóa học thì được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm cương vị Phó Tư lệnh Quân khu 2.
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước - Ảnh 2
Tư lệnh tiền phương Đặng Quân Thụy kiểm tra hầm pháo ở Vị Xuyên
Ông được Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu giao kiêm nhiệm Tư lệnh Sở chỉ huy Mặt trận tiền phương thay thiếu tướng Lê Duy Mật, một vị tướng chỉ huy lâu năm trên mặt trận Vị Xuyên- Hà Giang do bị ốm phải đi viện.
Tướng Đặng Quân Thụy cho biết: "Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở hướng Vị Xuyên - Hà Giang có thể xem là cuộc chiến ác liệt nhất, kéo dài nhất, quy mô nhất mà cả ta và đối phương đều dùng lực lượng chủ lực quân, vừa đông đảo lại vừa tinh nhuệ nhập cuộc. Do đó, lực lượng quân sự chúng ta phải vừa đấu lực vừa đấu trí với họ kéo dài trong suốt cả chục năm này”.
Trước đó, để sẵn sàng đối phó với cuộc tấn công của Trung Quốc sang nước ta, Quân khu 2 đã phải giàn quân chuẩn bị chiến đấu trên cả 3 hướng: Lào Cai, Lai Châu và Hà Tuyên (hồi đó chưa tách tỉnh như sau này). Từ 1984, khi nắm được ý định của đối phương, Bộ Tư lệnh quân khu đã quyết định tập trung lực lượng vào hướng xung yếu là huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang ngày nay.
Ngoài Sư đoàn (F) 313 là sư đoàn phòng ngự tại chỗ, Quân khu 2 đã nhanh chóng điều động lực lượng tăng cường như F314, F356 và có lúc cả F316 của Quân đoàn 29 lên. Tiếp đó, khi Bộ tăng cường chi viện, mặt trận Hà Tuyên còn có các F 312,F328 , F325,F3, F31 cùng nhiều trung đoàn thuộc các quân khu bạn và nhiều binh chủng khác của Bộ tham gia.
Sau trận đánh tuy được coi là thắng lợi nhưng thực ra cũng không thật thành công vào tháng 7.1984, Bộ Tư lệnh QK đã xác định phải hình thành một thế trận vững chắc, đánh dài ngày và không được nóng vội, vừa đánh vừa phải tìm ra phương thức tác chiến hiệu quả. Phải biết lợi dụng địa hình, hang động hiểm trở làm các trận địa,các chốt kiên cố đánh trả các cuộc tấn công của đối phương, đồng thời, cần phải tính toán lực lượng ứng trực luân phiên lên chốt thì mới đủ sức chiến đấu lâu dài và đủ đảm bảo thế trận luôn luôn vững chắc.
Chính nhờ có quan điểm sáng suốt này của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, quân đội ta đã làm thất bại âm mưu thâm độc của phía Trung quốc có ý đồ đánh Vị Xuyên- Hà Tuyên để gây sức ép và làm suy yếu quân đội Việt Nam. Chúng ta, trong thực tế cũng đã làm cho quân chủ lực đối phương suy yếu nặng nề và phải rút lui, chấm dứt 10 năm gây chiến với chúng ta ở dọc biên giới phía Bắc".
Trận đánh 30 năm về trước
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước - Ảnh 3
Tư lệnh thăm các đơn vị ở Vị Xuyên trước khi nổ ra trận chiến khốc liệt 5.1.1987
Theo trung tướng Đặng Quân Thụy, trận đánh diễn ra vào ngày 5.1.1987. "Trước đó đã có những dấu hiệu của một cuộc chiến đấu lớn khi trinh sát ta phát hiện mỗi ngày có đến gần 300 xe cơ giới ra phía trước và những sự chuyển động bên kia biên giới một cách không bình thường...”.
Chúng ta cũng đã ứng phó kịp thời và bổ xung lực lượng sẵn sàng đáp trả. Các lực lượng trinh sát và đài quan sát được lệnh theo dõi mọi động tĩnh của địch rồi báo cáo cấp trên để nghiên cứu các tình huống có thể và phương án đối phó. Cơ quan chính trị thì chuẩn bị sẵn tư tưởng cho bộ đội sẽ tác chiến dài ngày.
Chỉ huy Mặt trận cùng các sư trưởng xuống đơn vị kiểm tra, bổ xung các phương án tác chiến và sẵn sàng chiến đấu. Công tác tăng cường củng cố công sự, trận địa bảo đảm hậu cần cho cuộc chiến như việc dự trữ súng đạn, lương thực, thực phẩm khô, thuốc men cho bộ đội ta ra sao, được quân đội ta chủ động khá tốt. Vì đánh nhau lâu dài trên các chốt ở núi cao, bộ đội bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, bệnh ngoài da rất phổ biến.
Ngành quân y ngày đó đã phải nghiên cứu để sáng tạo ra cả chiếc khăn sát trùng để "tắm khô" cho bộ đội sử dụng khi giữ chốt mà chưa hết phiên xuống núi. Đây là chuyện hết sức độc đáo của bộ đội ta khi giữ chốt.Từ ngày 5 đến 7.1.1987, Trung Quốc sử dụng một số lực lượng cấp sư đoàn, lại được pháo binh chi viện mở chiến dịch nhằm vào 13 điểm tựa của ta mà mục tiêu chủ yếu là đồi Đài, đồi Cô Ích, đồi 1100, Minh Tâm, Pa Hán...
Mặc dù đối phương bắn tới trên 150.000 quả đạn pháo trong 3 ngày để chi viện bộ binh liên tục tiến công (có ngày tới 7 đợt) nhưng đều bị bộ binh và pháo binh ta ngăn chặn ngay trước trận địa và buộc phải rút lui. Chỉ huy Mặt trận nhận định địch đã thất bại nặng nề.
Vào chính những ngày này, Đại hội VII Toàn quốc của Đảng ta đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Vậy xem ra họ có ý đồ phía sau rất rõ.
“Có đêm ta thấy hiện tượng lực lượng địch mặc áo trắng đi qua đi lại để nhặt xác đồng đội. Chỉ huy sư đoàn báo cáo lên trên và chỉ huy Mặt trận đã quyết định dừng nổ súng. Đồng thời, chúng ta gọi loa thông báo rõ, Việt Nam đang thực hiện chính sách nhân đạo nên không tấn công tiếp, tạo điều kiện cho họ đưa xác binh lính của mình ra khỏi vùng chiến sự an toàn" - Trung tướng Đặng Quân Thụy kể.
Cần ghi lại đầy đủ cho hậu thế
Các báo, đài và hãng thông tấn nước ngoài như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, AFP, Reuters... đều đưa rất đậm thông tin về chiến sự nói trên. Nó được xem là một trong những cuộc xung đột mạnh nhất kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 17.2.1979. Nhiều nguồn tin phương Tây cho hay phía Trung quốc bị thiệt hại đến hơn 4.000 quân trong 5 ngày đó và không phải như họ che dấu là chỉ bị thiệt hại gần 500 quân (!!!).Chỉ riêng mặt trận Vị Xuyên, Trung Quốc đã từng điều 17 sư đoàn thuộc 10 quân đoàn chủ lực thuộc 8 Đại Quân khu, một số sư đoàn của các quân khu khác cùng 5 sư, lữ đoàn pháo binh với quân số khoảng 50 vạn là đủ hiểu họ tung sức vào huyện Vị Xuyên chúng ta kiểu "lấy thịt đè người" ghê gớm mức nào.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau trận chiến cuối cùng này (từ 5-7.1.1987), chiến sự biên giới giảm dần. Chỉ còn những trận bắn pháo và những xung đột nhỏ và kéo dài thêm cho đến 1988. Sang đến 1989 thì các vị trí Trung Quốc chiếm đóng đã bị chúng ta cô lập và bị tổn thất nhiều khiến họ phải chia làm nhiều nhóm rồi lẳng lặng rút dần khỏi các vị trí trên đất Hà Giang về nước.
Theo số liệu điều tra, chỉ riêng trên mảnh đất Hà Giang từ 1984-1989, Trung Quốc đã bị thiệt hại trên 20 ngàn quân, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa…
Về phía chúng ta, chỉ riêng ở mặt trận Vị Xuyên trong suốt 5 năm gian khổ chiến đấu và giữ chốt bảo vệ biên cương, có khoảng 4.000 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cũng đã anh dũng hy sinh. Trong đó, có đến 2 ngàn người đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Có những trận địa bị pháo địch nã liên tục, trơ đá và trở thành những "lò vôi thế kỉ" (cụm từ được quen gọi hồi đó) giữa núi cao, rừng sâu...
"Trận chiến 5-7.1 này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cục diện chiến trường vì nó là cuộc chiến đấu then chốt gây cho địch thiệt hại nặng nề, làm giảm sút ý chí xâm lược của kẻ địch. Sau những cuộc chiến đấu ác liệt này, sức tấn công của địch suy giảm. Các vị trí chiếm giữ của đối phương tiếp tục bị bao vây chia cắt lực lượng bị tiêu hao, làm cho họ không thể thực hiện được ý đồ chiếm đất của ta lâu dài và buộc phải rút quân về nước..." – tướng Đặng Quân Thụy phân tích với tư cách là vị Tư lệnh trực tiếp của Sở Chỉ huy Mặt trận tiền phương hồi đó.
Sau trận trên, chúng ta chủ yếu đánh lực lượng thám báo, biệt kích thâm nhập biên giới và đánh trả pháo cối của đối phương ở Bắc Vị Xuyên cho đến khi chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến nói trên ở biên giới Việt -Trung.Cuộc chiến đấu bảo vệ mảnh đất Vị Xuyên - Hà Tuyên thấm đẫm biết bao máu xương của người chiến sĩ và dân quân, đồng bào địa phương chúng ta.
Chúng ta cần tính tới chuyện ghi lại các sự kiện đó một cách đầy đủ vào bộ quốc sử cho hậu thế lưu giữ và hiểu được các thế hệ cha anh đã kiên cường nhường nào, anh dũng hi sinh ra sao để bảo vệ và gìn giữ từng tấc đất của quê hương, tổ quốc.
Tháng 8.1945, ông Đặng Quân Thụy tham gia Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền tại Hà Nội khi đang là đoàn viên Thanh niên cứu quốc ở trường Bưởi( trường Chu Văn An , Hà Nội ). Tháng 9.1945, ông nhập ngũ vào chi đội Vi Dân và đi chiến đấu ở Tây Nguyên. Sau đó, ông tiếp tục tham gia kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, Nam Định và các chiến dịch ở các tỉnh phía Bắc và là phái viên tác chiến của Bộ Tổng tham mưu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).Trong kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1964 ông vào công tác tại cơ quan tham mưu của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam.
Ông tham gia cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 ở mặt trận Sài Gòn - Gia Định và các chiến dịch khác. Ông từng tham gia các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới ở cả 2 miền của đất nước.Ông đã giữ chức Tư lệnh Binh chủng Hóa học (quân hàm Thiếu tướng), Tư lệnh Quân khu 2 (quân hàm Trung tướng).Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X, được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII (1991-1996). Năm 2002, được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất và một số huân, huy chương cao quý khác.

Chiến tranh biên giới 1979: Bản lĩnh kiên cường, dũng mãnh của Việt Nam

Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 bằng sự lãnh đạo tài tình, ý chí kiên cường và chiến thuật hợp lý.
Sau 3 tuần chiến đấu, quân dân Việt Nam đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân vào ngày 5/3/1979, với thiệt hại tới 62.000 quân và hàng trăm xe tăng, xe cơ giới.
Chúng ta cùng tìm hiểu và đưa ra những đánh giá về nguyên nhân quân và dân Việt Nam có được chiến thắng trước đạo quân xâm lược 'biển người' của Trung Quốc.
Được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
Sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công Việt Nam, cộng đồng quốc tế - đặc biệt là các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ chúng ta, phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Ngày 19/2, Liên Xô đã ra Bản tuyên bố thứ nhất lên án hành động xâm lược của Trung Quốc, khẳng định sự ủng hộ và thực thi những cam kết của mình đối với Việt Nam, thông qua những điều khoản trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam.
Đồng thời, Liên Xô cũng tiến hành những hoạt động tích cực tại Liên Hiệp Quốc nhằm đòi Trung Quốc chấm dứt chiến tranh và yêu cầu đưa 'kẻ xâm lược' ra xét xử. Ngoài ra, nước bạn còn cử cố vấn sang giúp đỡ, tăng cường viện trợ hàng hóa và vũ khí cho Việt Nam.
Các nước Cuba, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Albania, Mông Cổ… cùng với nhiều quốc gia châu Á, châu Phi khác như Lào, Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique… đã đồng loạt lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh và bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam.
Ngày 23/2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án hành động xâm lược và đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân, đồng thời phải bồi thường chiến tranh cho Việt Nam và kêu gọi quốc tế cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Thậm chí, trước ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba đã cảnh báo rằng, nếu Bắc Kinh không chấm dứt hành động xâm lược, nước này có thể sẽ đưa quân đến giúp đỡ Việt Nam.
Ngoài Hoa Kỳ trước đó đã ngấm ngầm ủng hộ và bật đèn xanh cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì đa số các quốc gia phương tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao thời kỳ đầu mở cửa của Bắc Kinh.
Nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới cũng đã đứng về phía nhân dân ta, tổ chức nhiều phong trào đấu tranh đòi Trung Quốc rút quân. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đã được phát động ở khắp nơi trên thế giới.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều tài liệu cho thấy, việc mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không chỉ bị binh lính nước này nghi ngờ về tính chất phi nghĩa của nó, mà còn có nhiều nhân vật thuộc tầng lớp cấp cao trong quân đội Trung Quốc phản đối gay gắt.
Trong binh lính Trung Quốc thời đó đa phần không hiểu tại sao lại phải đánh Việt Nam, tâm lý đó đã dẫn đến tình trạng tự thương để trốn về tuyến sau, những người ở lại thì tinh thần chiến đấu sa sút, chỉ dựa vào số đông để ào ào tiến, lúc thua thì nhụt chí, bỏ chạy.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến quân ta mặc dù quân số ít hơn nhưng nhiều lần bẻ gẫy những đợt tấn công ồ ạt của quân địch.

Sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô
Về bản chất, phần này có thể đưa vào mục 'sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế' nhưng sự ủng hộ về tinh thần và vật chất, cùng với những động thái quân sự của Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là vô cùng to lớn, có tác động mang tính quyết định đến cuộc chiến năm 1979.
Chỉ đạo đúng đắn, quyết đoán của Đảng, Nhà nước và Quân đội
Cuộc tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 là nấc thang cao nhất, thể hiện thái độ thù địch của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta đã nhanh chóng đưa ra những lởi kêu gọi động viên tinh thần toàn dân tộc chống quân xâm lược.
Ngay trong ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố thể hiện sự tin tưởng sắt đá rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cùng với sự ủng hộ của bạn bè khắp năm châu, quân và dân Việt Nam nhất định sẽ đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Ngày 18/2/1979, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết 'kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, chặn đứng và đập tan cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác của bọn phản động Trung Quốc'.
Ngày 4/3/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi toàn Dân tộc Việt Nam nỗ lực thực hiện nghĩa vụ dân tộc vẻ vang là tiến hành cuộc kháng chiến, đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Ngày 5/3, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã công bố Lệnh Tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.
Quân Trung Quốc tràn qua biên giới
Quân Trung Quốc tràn qua biên giới
Về mặt chỉ đạo tư tưởng quân sự, ngày 1/3/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 67, Về việc phát động và tổ chức toàn dân chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, nêu bật nhiệm vụ 'xây dựng thế phòng thủ vững chắc của đất nước, tăng cường sức mạnh chiến đấu, đánh bại quân xâm lược Trung Quốc'.
Tiếp đó, ngày 3/3/1979, Bộ Chính trị ra Nghị quyết chuyên đề số 16 về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc.
Nghị quyết dự đoán chiến tranh có thể diễn biến theo 2 tình huống: Một là, địch bị chặn lại ở biên giới, bị tiêu diệt lớn, buộc phải rút quân về nước. Hai là, địch chiếm được một số thị xã và huyện biên giới, mở rộng chiến tranh.
Trong bất kỳ tình huống nào, cũng phải giữ vững tư tưởng chủ đạo: Vừa dốc sức giành thắng lợi trong thời gian ngắn, đồng thời phải chuẩn bị mọi điều kiện để đánh lâu dài, quyết đánh tan quân địch...
Song song với những chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, quân đội ta cũng bám sát thực tế chiến trường, định quyết sách đúng, giúp quân và dân ta cầm chân quân địch trên biên giới hơn 3 tuần, giúp chúng ta có thời gian và điều kiện chuyển chủ lực từ Campuchia về chuẩn bị tổng phản công tiêu diệt lớn quân địch, buộc địch phải tuyên bố rút quân ngày 5/3.
Ngày 6/3/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Chỉ thị số 69, nhận định về tình hình và đưa ra chủ trương mới, trong điều kiện Việt Nam thể hiện tinh thần đại nhân-đại nghĩa của cha ông hàng ngàn năm qua, cho phép quân xâm lược được rút quân về nước.
Chỉ thị của Ban Bí thư nhắc nhở quân và dân ta: '…trong khi chấp nhận cho địch rút quân, chúng ta luôn luôn phải nâng cao cảnh giác, tăng cường quốc phòng, sẵn sàng giáng trả địch đích đáng, nếu chúng lật lọng, trở lại xâm lược nước ta lần nữa'.
Chỉ thị nhấn mạnh thêm rằng, chúng ta không được một chút mơ hồ trước âm mưu lâu dài của Trung Quốc là thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta. Quân dân Việt Nam phải 'luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan bọn xâm lược'.
Về mặt quốc tế, 'cần giương cao chính nghĩa của ta, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và bảo vệ hòa bình, xúc tiến việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, bảo vệ Việt Nam'.
Những chàng trai tuổi đời đôi mươi lên đường bảo vệ biên cương đất nước, chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979
Những chàng trai tuổi đời đôi mươi lên đường bảo vệ biên cương đất nước, chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979
Trên tinh thần 'tất cả cho Tổ quốc quyết sinh', mặc dù lực lượng chênh lệch rất lớn nhưng quân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ từng mảnh đất biên cương của Tổ quốc.
Trên các mặt trận dọc tuyến biên giới phía Bắc, chiến thuật 'biển người' của Trung Quốc đã không thể phát huy tác dụng trước ý chí bảo vệ non sông, đất nước và lòng quả cảm của những người con đất Việt.
Máu của quân dân ta đã đổ trên dải đất biên cương nhưng quân xâm lược đã bị giáng trả thích đáng.
Tiến nhanh lúc đầu do yếu tố bất ngờ nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do do vấp phải tinh thần chiến đấu kiên cường và chiến thuật phòng ngự hiệu quả của bộ đội địa phương và dân quân du kích Việt Nam, khiến chúng tiến rất chậm và bị thương vong rất nặng nề.
Ở nhiều nơi, bộ đội phục viên đã tự động tụ họp lại tổ chức các nhóm vũ trang chống quân địch, nhiều nhóm lão dân quân, nữ dân quân cũng tổ chức đánh vào sau lưng địch, khiến quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải xé lẻ đội hình và thay đổi chiến thuật.
Ở hướng Cao Bằng, các cánh quân Trung Quốc đều bị bộ đội địa phương, dân quân tỉnh này cương quyết đánh chặn.
Giặc xâm lược đi đến đâu cũng gặp phải 'hỏa ngục', bị phản kích xé tan đội hình, phải bỏ chạy về bên kia biên giới, chờ tăng viện mới tiếp tục tấn công.
Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, dân quân, tự vệ cùng các lực lượng vũ trang địa phương ta đã đánh trả quyết liệt, khiến suốt 7 ngày, hai Tập đoàn quân Trung Quốc vẫn không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích.
Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ, hơn 1.000 tên xâm lược đã thiệt mạng ở Hà Tuyên, 2 trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui tại Quảng Ninh, tháo chạy sát về biên giới.
Những trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao giữa số ít bộ đội dân quân Việt Nam với biển người Trung Quốc, có những trận lực lượng phòng thủ của ta đánh đến người lính cuối cùng, bắn tới viên đạn cuối cùng mà quân của chúng vẫn ồ ạt kéo tới.
Có những lần giặc ném lựu đạn vào, chưa kịp nổ thì quân ta đã nhanh tay cầm lựu đạn ném trả lại, có những lúc những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng đã rút chốt lựu đạn lao vào cùng chết với giặc khi hết đạn, mà quân địch vẫn ùn ùn xông tới.
6 sư đoàn địch đánh vào Lạng Sơn, Pháo đài Đồng Đăng - nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất đã phòng thủ kiên cường cho đến ngày 22.
Ngày cuối cùng tại Pháo đài, địch liên tục bắc loa hù dọa, dụ dỗ, kêu gọi đầu hàng nhưng quân ta kiên quyết chống trả tới hơi thở cuối cùng.
Quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, dùng vũ khí hóa học bắn vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả những thương bệnh binh và nhân dân quanh vùng đến đây lánh nạn.
Những giọt máu của quân dân tuyến đầu biên giới đã nhỏ xuống tạo thành vành đai đỏ ngăn bước quân thù, khiến cho lực lượng tuyến sau có thời gian tổ chức lực lượng, củng cố trận địa công sự cầm chân địch để hậu phương có thời gian điều chuyển binh lực nhằm tiêu diệt sạch quân thù.
Với chiến thuật hợp lý, quân dân ta đã chặn đứng bước tiến của quân địch sau ngày đầu
Với chiến thuật hợp lý, quân dân ta đã chặn đứng bước tiến của quân địch sau ngày đầu
Với lợi thế bất ngờ, quân Trung Quốc ồ ạt tràn sang biên giới, hung hãn xua quân tấn công khắp nơi, kéo quân đánh mạnh vào những trọng điểm phòng ngự, thế tiến quân như chẻ tre trong thời gian đầu.
Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa, biển người và hỏa lực mạnh (tiền pháo hậu xung) của giặc đã gây không ít khó khăn cho ta, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và cướp phá một số thị trấn.
Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai.
Nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng bị hụt hẫng và phải chững lại, phải giảm tốc độ bởi hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào, hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ.
Cùng với những trở ngại về địa hình rừng núi hiểm trở và khí hậu Việt Nam, sức kháng cự mãnh liệt của ta khiến quân bành trướng Bắc Kinh phải chịu những tổn thất ban đầu rất lớn.
Ít nhất 4.000 lính Trung Quốc đã thiệt mạng chỉ trong 2 ngày đầu tiến công vào Việt Nam.
Sau 2 ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã vào được 11 làng mạc và thị trấn nhưng chúng cũng không thể sử dụng được tài nguyên trong những vùng tạm chiếm, để bù đắp cho lực lượng hậu cần yếu kém, do chúng ta thực hiện chiến lược 'vườn không nhà trống' hiệu quả.
Giai đoạn tiếp theo, để đối phó với sự vượt trội về quân số và hỏa lực của địch, quân dân Việt Nam áp dụng chiến thuật phòng ngự mềm dẻo, đánh tiêu hao, từng bước làm hao mòn sinh lực giặc, phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh du kích và hiệu quả chiến tranh nhân dân.
Quân đội Việt Nam phân tán thành những toán nhỏ và các đơn vị cỡ trung đội, ẩn trên núi non, rừng rậm và hang động, tận dụng địa thế hiểm trở, ưu thế về địa lợi, nhân hòa, phong thổ khắc nghiệt với quân thù và tiếp tục phát động các cuộc phản công.
Sự kháng cự không hề nao núng của quân dân Việt Nam buộc Trung Quốc phải thay đổi chiến thuật hoạt động bằng cách chia quân thành những đơn vị cỡ tiểu đoàn để đối phó.
Có nơi quân địch đã đi qua nhưng buộc phải quay trở lại chiến đấu vì bị đánh sau lưng quá mạnh.
Quân ta tận dụng yếu tố bất ngờ, thường xuyên tổ chức phục kích, tập kích, đánh úp, đánh tập hậu.
Có khu vực vừa đánh vừa lui chiến thuật, nhử địch vào sâu để tiêu diệt. Những khu vực lực lượng ít thì quân ta cố gắng cầm cự, giúp phía sau có thời gian củng cố lực lượng.
Tất cả những hoạt động này đã khiến sau 3 tuần phát động cuộc chiến tranh xâm lược với lực lượng và vũ khí áp đảo mà quân xâm lược mới tiến được vào sâu trong đất ta vài chục kilomet, trái ngược với tuyên bố huênh hoang của một số tướng lĩnh Trung Quốc là chỉ 1 tuần có thể chiếm 5 tỉnh thành của Việt Nam và đánh xuống đến Hà Nội.
Tinh thần chiến đấu không sợ hy sinh và chiến thuật hợp lý đã giúp chúng ta có thời gian xây dựng lực lượng, cơ động chủ lực từ Campuchia về và từ miền Nam ra, chuẩn bị hợp công quét sạch quân xâm lược, buộc Trung Quốc phải tuyên bố rút quân vào ngày 5/3/1979, sau khi thiệt hại tới 62.000 quân.
Theo Thiên Nam/Đất Việ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét