CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 85/4 (Máy bay)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Máy bay và đại chiến thế giới - Phần 4

Xem các cuộc không chiến trong Chiến tranh Thế giới II qua ảnh

rong Chiến tranh thế giới II (WW II) đã có hơn 100 nhiếp ảnh gia tác nghiệp ở 13 chiến trường. Các bức ảnh dưới đây của họ cho chúng ta một cái nhìn cụ thể về sự ác liệt của các cuộc không chiến.

Trong Chiến tranh thế giới II, các cuộc không chiến xảy ra trên hầu hết các chiến trường, bao gồm cả ở Myanmar, phía nam Thái Bình Dương. Tại đây, không quân Mỹ đã tấn công vào các tuyến đường tiếp tế của Nhật Bản. Năm 1944, phi công Dicsk Lindsell (người Argentina gốc Anh) lái chiếc MkIIC dẫn đầu tấn công một cây cầu ở Myanmar.


Sau khi khẩu súng trên máy bay bị hóc đạn, phi công Parker Dupouy đã lái máy bay của mình lao thẳng vào đối phương là một chiếc máy bay chiến đấu của Nhật Bản trong cuộc không chiến diễn ra vào ngày 24/12/1941

Một chiếc Thunderbolt P47 bay qua biển Utah làm nhiệm vụ hộ tống năm 1944. Đây là một trong những loại máy bay chiến đấu phổ biến nhất trong Chiến tranh thế giới II, phục vụ trong các lực lượng không quân của Mỹ, Pháp, Anh , Liên Xô và Mexico.

ME- 163 'Komet' của Đức là một trong những chiếc máy bay có tốc độ bay nhanh nhất lúc bấy giờ... Bức ảnh trên cho thấy nó đang thực hiện động tác bay vọt lên trên chiếc máy bay ném bom thuộc lực lượng không quân số 8 của quân đồng minh để chuẩn bị thực hiện vụ tấn công chết người.


Máy bay Avro Lancaster của Anh có thể mang theo một quả bom lớn nặng hơn 5 tấn, được gọi là một “quả bom tấn”. Trong ảnh: máy bay Avro đang dội bom tấn công thiết giáp hạm Tirpizt của Đức.

Máy bay chiến đấu Fairey Swordfish cánh kép của Anh tấn công tàu chiến Đức trong chiến dịch Cerberus năm 1942.

Machi Veltro là máy bay chiến đấu tốt nhất của Italy lúc bấy giờ. Tốc độ tối đa của nó khoảng 640km/giờ và được trang bị một khẩu pháo 20 mm và 2 súng máy 12,7 mm. Năm 1943, một chiếc máy bay Veltro MC205 đã bắn hạ chiếc máy bay B-17G trên bầu trời Italy (Ảnh: B17G bị trúng đạn).


Bức ảnh miêu tả về cuộc chiến của Đại úy John Shaw với chiếc VMF-112 Wolfpack thuộc Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ gần kênh Guadal. Ngày 21/5/1943, Shaw đã bắn hạ 5 máy bay đối phương trong một ngày.

Trận Midway là một trong những trận quyết định nhất của cuộc chiến. Mặc dù Nhật Bản đông hơn người Mỹ với tỷ lệ 4 chọi 1,nhưng Mỹ đã đánh bại hải quân quân Nhật. Trận chiến Midway diễn ra vào ngày 4/6/1942 tại mặt trận Thái Bình Dương. Trong vòng 4 phút, máy bay ném bom bổ nhào Douglas Dauntless của Mỹ đã phá hủy các tàu sân bay Kaga, Akagi và Soryu của Nhật Bản.

Tàu ngầm lớp U là một trong những “huyền thoại của Đức" khiến một số nhà phân tích cho rằng Phát xít Đức có thể giành chiến thắng chung cuộc. Năm 1942, tàu ngầm U-552 Red Devil (Quỷ đỏ) của Đức trở lại căn cứ của mình tại St Nazaire sau trận chiến ở Đại Tây Dương. Nó được hộ tống bởi máy bay chiến đấu Fww200 Condor và 3 chiếc Ju88Ds.

Tháng 4/1945, phi công Beiga đã điều khiển máy bay ném bom B-25 tấn công tàu của Nhật ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.

Thiếu tá Greg Boyington cùng chiếc VMF-214 Black Sheep (Cừu đen) chiến đấu chống lại các máy bay chiến đấu Zero và Rabaul của Nhật Bản.

Đây là hình ảnh về chiếc máy bay trinh sát của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II, rất khác so với những chiếc máy bay tàng hình hiện nay. Trong ảnh: Chiếc máy bay trinh sát V-138 của Đức tấn công các tàu buôn của các nước quân đồng minh tại biển Norwegian năm 1942.

Những chiếc máy bay chiến đấu P-40 của quân đồng minh dội bom xe tăng Đức ở chiến trường Tunisia năm 1943.

Tháng 8/1944, chiếc Hawker Typhoon bay ở tầm thấp tấn công tiêu diệt xe tăng Panzer của Đức ở Normandy. Trong một ngày, các cuộc không kích đã phá hủy 175 xe tăng.

"Chiến dịch Bodenplatte " của Đức vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, là một nỗ lực tuyệt vọng nhằm gây tổn thất cho quân đồng minh. Mặc dù đã đạt được một số mục tiêu đề ra nhưng chiến dịch này cũng là “hồi chuông báo tử” đối với không quân Đức.
CT (Theo B.I)


Nga phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới

17:22 | 04/05/2017

Nga đã phát triển động cơ chính cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA (T-50) và một mô hình số của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK DA.

nga phat trien may bay chien dau the he moi Máy bay tàng hình của Mỹ diễn tập ở Hàn Quốc
nga phat trien may bay chien dau the he moi Nhật Bản tăng cường máy bay chiến đấu
Thông tin trên được Giám đốc Thiết kế kiêm Phó Chủ tịch Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất (UAC) của Nga Sergei Korotkov cho biết tại một cuộc họp báo hôm 3/5.
nga phat trien may bay chien dau the he moi
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA (T-50). (Nguồn: Sputnik)
T-50 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có chuyến bay đầu tiên vào năm 2010. Theo thông tin mới công bố, T-50 được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2017, sau đó sẽ được đưa vào biên chế Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
So với các thế hệ máy bay chiến đấu trước, T-50 mang những đặc tính riêng biệt, kết hợp chức năng của máy bay cường kích và máy bay tiêm kích. Được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp, các công nghệ tân tiến, được thiết kế bằng khí động học và với các chức năng tàng hình, máy bay T-50 đã giảm bớt mức độ phản xạ của radar và phản xạ hồng ngoại. Điều này cho phép máy bay đạt hiệu quả cao trong chiến đấu với các mục tiêu trên không và dưới mặt đất, bất kể ngày đêm, dưới mọi điều kiện thời tiết.
Trong khi đó, PAK DA là máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo của Nga do công ty thiết kế Tupolev phát triển. PAK DA có tốc độ siêu thanh và mang theo vũ khí bên trong thân máy bay. Ngoài ra, thiết kế của PAK DA sẽ sử dụng tối đa vật liệu tránh radar (công nghệ tàng hình).
Dự kiến, PAK DA sẽ bay thử nghiệm vào khoảng năm 2019 - 2020 và được đưa vào phiên chế quân đội Nga vào khoảng năm 2023 - 2025.
nga phat trien may bay chien dau the he moi Các máy bay chiến đấu của Anh sẽ bay qua Biển Đông Thông báo trên được Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch đưa ra ngày 1/12. Ông đồng thời cho biết, London sẽ đưa các tàu sân bay ...
nga phat trien may bay chien dau the he moi Trung Quốc ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20 Hôm nay (1/11), tại lễ khai mạc Triển lãm hàng không tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc đã lần đầu tiên cho bay trình ...
nga phat trien may bay chien dau the he moi Nga cung cấp thêm máy bay chiến đấu cho Syria Một nguồn tin từ quân đội Syria cho biết, nước này đã nhận một số chiến đấu cơ và máy bay do thám từ Nga ...
 

10 máy bay chiến đấu đắt giá nhất thế giới, số 10 có thể ‘tàng hình’

In Giải Trí


Tạp chí Time, Mỹ vừa bình chọn, công bố danh sách Top 10 máy bay quân sự có giá khủng nhất do Mỹ sản xuất (Top 10 Most Expensive Military Planes).
Chiến đấu cơ rẻ nhất cũng gần 100 triệu $ và cao nhất là 2,4 tỷ $.
1. F/A-18 Hornet (94 triệu $)
F/A-18 Hornet là máy bay phản lực chiến đấu hai động cơ hiện đại đa năng, được thiết kế để tấn công mục tiêu cả trên không lẫn mặt đất.
Nguyên thuỷ, được hãng McDonnell Douglas thiết kế để dùng cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ, sau được Boeing tiếp nhận và phát triển thêm để xuất khẩu.
10 chien dau co dat nhat the gioi xua nay
Nhiệm vụ chính của F/A-18 Hornet là hộ tống máy bay ném bom, bảo vệ hạm đội, tiêu diệt lực lượng phòng không của đối phương, ném bom, yểm trợ mặt đất lẫn trinh sát. F/A-18 Hornet cũng có những hạn chế, đặc biệt là tầm bay và tải trọng.
Nó từng được sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc và hiện nay được không quân các nước như Canada, Úc, Phần Lan, Cô-oét, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ sử dụng.
2. EA-18G Growler (102 triệu $)
Boeing EA-18G Growler là máy bay hai chỗ ngồi được phát triển từ F/A-18F Super Hornet. Bắt đầu chế tạo vào năm 2007 và đưa vào sử dụng 2009. EA-18G thay cho những chiếc EA-6B Growler của hải quân Mỹ.
10 chien dau co dat nhat the gioi xua nay
Growler giống tới 90% thiết kế của Super Hornet, được trang bị với 5 thiết bị gây nhiễu chiến thuật ALQ-99, 2 tên lửa để phòng vệ AIM-120 AMRAAM, hai tên lửa chống bức xạ cao tốc AGM-88 HARM để triệt hạ các đài radar của đối phương.
EA-18G còn được trang bị hệ khử nhiễu INCANS, cho phép truyền thông tin bằng giọng nói nội bộ, trong khi đó hệ thống thông tin của đối phương lại bị nhiễu.
3. V-22 Osprey (118 triệu $)
V-22 Osprey là máy bay tầm trung đa năng có thiết kế cánh quạt ở hai bên, sản phẩm hợp tác giữa Boeing và Bell Helicopters. Đặc biệt, V-22 có hệ thống cánh gập, có thể điều chỉnh hay song song với thân, giúp máy bay linh hoạt hơn trong việc hạ và cất cánh, kể cả trong điều kiện sức gió trên 100km/h.
10 chien dau co dat nhat the gioi xua nay
V-22 Osprey có thiết kế như một máy bay trực thăng, chở được 9.072 kg hàng hóa bên trong và 6.804 kg hàng hóa bên ngoài.
   4. F-35 Lightning II (122 triệu $)
F-35 Lightning II có thiết kế gần giống tiêm kích một chỗ ngồi X-35, có khả năng tàng hình, đa nhiệm như yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. Sản phẩm của tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin đứng đầu và đã đưa vào trình diễn thành công năm 2000.
10 chien dau co dat nhat the gioi xua nay
Hiện nay chương trình F-35 không được như mong đợi và đang gặp nhiều vấn đề cũng như tranh cãi vì giá ngày càng cao cũng như không đạt tiêu chuẩn của quân đội đề ra, và xuất hiện nhiều sự cố thử nghiệm.
Vì thế, Mỹ chỉ dùng F-35 để xuất khẩu và thử nghiệm chứ chưa trang bị cho quân đội. Thậm chí Bộ Quốc phòng Mỹ còn tiết lộ đã dời kế hoạch chế tạo hàng loạt đến năm 2019, chỉ mới thực hiện được 25% các cuộc bay thử nghiệm.
5. E-2D Advanced Hawkeye (232 triệu $)
E-2D là dòng máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW), trang bị cho tàu sân bay, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
10 chien dau co dat nhat the gioi xua nay
E-2D có hai động cơ turboprop, được thiết kế và phát triển cuối thập niên 50, đầu 60 bởi hãng Grumman Aircraft Company cho Hải quân Mỹ nhằm thay cho E-1 Tracer. E-2D có thể quét ra đa trong một khu vực rộng tới trên 300%, phát hiện nhanh mục tiêu, kể cả mục tiêu cực nhỏ.
6. VH-71 Kestrel (241 triệu $)
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Obama đã thông báo kế hoạch hủy dự án sản xuất máy bay này, nhưng sau hàng loạt tranh cãi, dự án lại tiếp tục được thực hiện.
10 chien dau co dat nhat the gioi xua nay
Đây là loại máy bay trực thăng lớn và hiện đại, được dùng riêng cho Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du thay cho máy bay thế hệ cũ. Dự án đã được Ủy ban Phân bổ Ngân sách Quốc hội (HAC) nhất trí thông qua gói ngân sách lên tới 485 triệu $ để phát triển.
7. P-8A Poseidon (290 triệu $)
Boeing P-8 Poseidon (tên cũ Multimission Maritime Aircraft hay MMA) là loại máy bay quân sự hiện đang được Boeing Defense, Space & Security phát triển dựa trên phiên bản của Boeing 737 nhằm trang bị cho Hải quân để chống tàu ngầm và thu thập thông tin tình báo. Nó có khả năng chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác.
10 chien dau co dat nhat the gioi xua nay
Cho tới thời điểm hiện tại, P-8A Poseidon được xếp ở vị trí thứ tư những chiếc máy bay đắt nhất thế giới, tính theo giá bán (290 triệu USD).
8. C17A Globemaster III (328 triệu $)
Dòng máy bay Boeing C-17 Globemaster III là phương tiện vận tải quân sự chiến thuật/chiến lược cỡ lớn, được McDonnell Douglas phát triển cho Không quân Mỹ (UAF) từ thập niên 80 tới đầu thập niên 90 ở thế kỷ trước.
10 chién dáu co dát nhát thé giói xua và nay
Riêng C17A Globemaster III được xếp vị trí thứ ba máy bay quân sự đắt tiền nhất (328 triệu USD). C17A dùng để chở binh lính tới các vùng chiến sự, thực hiện các sứ mệnh viện trợ hay thả dù.
C17A Globemaster III được trang bị 4 động cơ phản lực (cùng loại sử dụng cho Boeing 757 hai động cơ, có thể thả 102 lính dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, từng đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.
9. F-22 Raptor (350 triệu $)
F-22 Raptor là sản phẩm của Lockhead Martin, được ca ngợi là máy bay chiến đấu hoàn hảo nhất xưa và nay, từng là đối trọng với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Đặc biệt là tính năng tàng hình, tốc độ siêu thanh và khả năng tránh tất cả các loại radar của đối phương.
F-22 Raptor là tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4. Ban đầu, được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
10 chién dáu co dát nhát thé giói xua và nay
Với giai đoạn phát triển bị kéo dài, nguyên mẫu được định danh YF-22, sau đó là F/A-22 trong suốt ba năm trước khi chính thức phục vụ UAF vào tháng 12 năm 2005 với tên gọi F-22A.
Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.
Chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế cho UAF dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc. F-22 bị cắt giảm số lượng đặt hàng do gặp phải nhiều vấn đề về giá. Với 350 triệu USD/chiếc, F-22 Raptor được coi là phi cơ chiến đấu đắt tiền thứ hai trên thế giới hiện nay.
10. B-2 Spirit (2,4 tỷ $)
B-2 Spirit sản phẩm của Northrop Grumman, máy bay ném bom đa nhiệm vụ, sử dụng công nghệ tàng hình, ném được cả bom thông thường lẫn bom hạt nhân. Việc ra đời B-2 Spirit là mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Mỹ.
10 chién dáu co dát nhát thé giói xua và nay
Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc của đối phương mà máy bay chiến đấu trước đây không vượt qua được.
B-2 Spirit bắt đầu được sử dụng năm 1993, từng tham chiến tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 80.
Theo Time, B-2 Spirit xứng danh kỷ lục máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới xưa và nay, ước khoảng từ 1,16 tỷ tới 2,4 tỷ Mỹ kim.
Theo Baodatviet

VIDEO chiến tranh Triều Tiên 1950-1953: Cuộc không chiến đẫm máu (kỳ 1)

Thứ Tư, 19/04/2017 14:23 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Trong trận không chiến được cho là dữ dội nhất mọi thời đại, vào ngày 23/10/1951, 200 chiến đấu cơ của Mỹ và đồng minh đã đụng độ với lực lượng MiG của Nga, với số lượng không bằng một nửa. Tuy nhiên, đội MiG đã gần như tiến hành một cuộc “tắm máu” trên không với máy bay phương Tây.
Trong nhiều năm, màn sương mờ ảo của chiến tranh đã phủ lên tất cả các tuyên bố và phản ứng của các bên. Nhưng theo thời gian, các sử gia quân sự đã có thể tiếp cận được tài liệu giải mật từ tất cả các bên liên quan, nhờ thế ngày nay công chúng đã có một bức tranh thực tế hơn về những gì xảy ra trong những cuộc không chiến ác liệt thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 là cuộc chiến duy nhất mà hầu hết các trận không chiến đều diễn ra giữa các phi công Nga và Mỹ chứ không phải giữa chính các phi công hai miền Triều Tiên.

Một chiếc MiG 15B của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc xung đột cũng đánh dấu những tuyên bố phi lý của quân đội Mỹ. Trong những tài liệu từng được công bố vào thập niên 1960, người Mỹ khẳng định tỉ lệ máy bay bị bắn rơi giữa Mỹ và Nga trong trận chiến MiG Alley là 1:14, tức là với mỗi máy bay Mỹ, Anh và Australia bị bắn rơi thì người Nga tổn thất tới 14 chiếc MiG. Trong hai thập kỷ sau đó, tỉ lệ này dần dần giảm xuống còn 1:10 nhưng chưa bao giờ xuống dưới 1:8.
Khi người Nga giải mật kho tài liệu lưu trữ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và các cựu phi công Xô viết được thoải mái kể lại sự việc, thì tuyên bố của không lực Mỹ không còn đứng vững. Trong cuốn sách có tựa “Trận không chiến trên bầu trời tiền tuyến phương Đông và Triều Tiên”, cựu phi công Nga Sergei Kramarenko cho rằng, “tỉ lệ tổn thất của không quân hai phía là 1:1”.
Xem phim tư liệu về trận không chiến ác liệt MiG Alley:
Tỉ lệ mới này được các sử gia quân sự phương Tây chấp nhận, nhưng vẫn chưa gần với sự thật. Trên thực tế, cuộc không chiến MiG Alley là một cuộc "tắm máu" với không lực phương Tây. Đó là một câu chuyện đã được giấu bởi nhiều lý do, khi niềm kiêu hãnh và thanh danh đã khiến phương Tây không thể thừa nhận chiến thắng với cách biệt quá lớn của Nga.
Khi không quân Nga bí mật can dự vào Triều Tiên
Ban đầu nhà lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin không có ý định tham chiến tại Triều Tiên. Thế chiến Thứ hai vẫn còn là một ký ức quá mới mẻ và Moskva không muốn một cuộc xung đột với phương Tây có thể dẫn đến cuộc Đại chiến toàn cầu tiếp theo. Vì thế khi chiến tranh mới bắt đầu, Trung Quốc là lực lượng chính hỗ trợ CHDCND Triều Tiên. Nhưng khi các nước phương Tây – núp dưới danh nghĩa Liên hợp quốc - đe dọa kiểm soát toàn bộ bán đảo, mà năng lực của phi công Trung Quốc thì có hạn, Stalin đã quyết định đưa không quân Nga tham chiến.
Tuy vậy, nhằm giữ bí mật về sự can dự của Nga, Stalin áp đặt một số hạn chế với các phi công của ông. Điều đầu tiên, họ sẽ bay với logo của không quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc hoặc Không quân Nhân dân Bắc Triều Tiên. Thứ hai, khi đang trên không, các phi công sẽ chỉ được liên lạc bằng tiếng Trung Quốc hoặc Triều Tiên, cấm sử dụng tiếng Nga. Và cuối cùng, phi công Liên Xô không được phép tiếp cận kinh tuyến 38 (biên giới giữa hai miền Triều Tiên) hoặc đường bờ biển, để tránh bị quân Mỹ bắt giữ.
Hôm nay, Mỹ - Hàn - Nhật thảo luận phương án đối phó mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên

Hôm nay, Mỹ - Hàn - Nhật thảo luận phương án đối phó mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên

Thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 19/4 cho biết tại Tokyo sẽ diễn ra Hội nghị an ninh 3 nước Mỹ - Hàn - Nhật (DTT) lần thứ 9 nhằm cùng thảo luận về phương án đối phó với mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.
 
Hạn chế thứ ba này đồng nghĩa các phi công Liên Xô bị cấm rượt đuổi máy bay địch. Do máy bay là phương tiện tẩu thoát dễ tổn thương nhất (vì dễ hết đạn, hết nhiên liệu hoặc trục trặc kỹ thuật), điều cấm đoán cũng có nghĩa là các phi công Nga bị khước từ những kỹ năng đuổi bắt mà họ thành thục. Hàng trăm máy bay phương Tây khi đó đã kịp tẩu thoát về phía Hàn Quốc do phi công Nga buộc phải quay đầu khi họ tiến gần đường bờ biển hoặc biên giới.
Nhưng bất chấp những hạn chế đó, không quân Nga vẫn thể hiện sự vượt trội. Trong 32 tháng lực lượng Nga can dự ở Triều Tiên, họ đã bắn rơi 1.250 máy bay địch. (Trong số này, lực lượng pháo binh phòng không của Nga bắn rơi 153 máy bay còn các phi công tiêu diệt tới 1.097 chiếc”, cựu phi công Karamenko viết. Về phần mình, không quân Xô viết chỉ tổn thất tổng cộng 319 chiếc MiG và Lavochkin La-11.
Karamarenko bổ sung: “Chúng tôi khẳng định rằng các phi công của Liên Xô đã bắn hạ nhiều hơn con số 1.097 máy bay địch, nhưng nhiều chiếc đã rơi xuống biển khi ‘lết’ về Hàn Quốc. Nhiều chiếc khác trở về với thương tích nặng nề đến mức chỉ còn nước thải loại vì không thể sửa chữa”.
Đón xem kỳ sau: Ngày Thứ Ba đen tối
Theo Thu Hằng - Báo Tin Tức

Cuộc không chiến đẫm máu trên bầu trời Triều Tiên - Kỳ cuối

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã sản sinh ra những cuộc hỗn chiến gay cấn nhất trong lịch sử xung đột trên không. Hầu hết các cuộc không chiến này diễn ra tại “MiG Alley” (Hành lang MiG) – cái tên do phi công phương Tây đặt cho vùng phía tây bắc CHDCND Triều Tiên, nơi sông Yalu nhập vào biển Hoàng Hải.

Triều Tiên, chiến tranh Triều Tiên, Mỹ - Triều Tiên
Phi đội máy bay ném bom B-29 của Mỹ rải bom xuống Triều Tiên trong cuộc chiến tranh 1950-1953.
NGÀY THỨ BA ĐEN TỐI
MiG Alley trở thành chiến trường cho hàng loạt cuộc không chiến và cũng là nơi diễn ra các cuộc chiến trên không quy mô lớn đầu tiên của máy bay phản lực, giữa một bên là MiG-15 Nga và một bên là F-86 Sabres của Mỹ.
Thời điểm bước ngoặt của chiến tranh xảy ra vào tháng 10/1951. Máy bay trinh sát Mỹ phát hiện hoạt động xây dựng tại 18 sân bay của Triều Tiên. Sân bay lớn nhất trong số này là ở Naamsi, sở hữu các đường băng bê tông, có thể cho phép máy bay phản lực quân sự cất cánh.
Trong cuốn "MiG Menace Over Korea" (Mối đe dọa MiG trên bầu trời Triều Tiên), hai tác giả Yuri Sutiagin và Igor Seidov giải thích: “Các sân bay mới, nằm sâu trong lãnh thổ Triều Tiên, sẽ cho phép bổ sung các đơn vị MiG-15 mới nhằm mở rộng vùng hoạt động và ngăn chặn các chiến dịch của lực lượng Liên hợp quốc”.
Ngày 23/10/1951 – Ngày Thứ ba Đen tối – không quân phương Tây triển khai 200 chiếc phản lực (gồm các loại F-86 Sabres, F-84, F-80 và Gloster Meteor IV - máy bay phản lực đầu tiên của Anh) và trên hai chục chiếc máy bay ném bom Superfortress B-29 (loại đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản). Sứ mệnh của phi đội này là cắt đứt tuyến đường hậu cần cho lực lượng Triều Tiên và Trung Quốc, đồng thời triệt hạ các căn cứ không quân ở Naamsi và Taechon của Triều Tiên.
Để đối phó với mối đe dọa này, người Nga đã tổ chức hai sư đoàn không chiến. Sư đoàn 303 gồm 58 chiếc MiG-15 dàn quân theo hình bậc thang, có nhiệm vụ tấn công các nhóm chính của đội máy bay ném bom-chiến đấu hỗn hợp và máy bay ném bom địch. Sư đoàn số 324 gồm 26 chiếc MiG-15 tạo thành đội bay hình bậc thang thứ hai, chịu trách nhiệm yểm trợ và bọc hậu cho sư đoàn 303 thoát khỏi trận chiến.
Rượt thẳng "cá lớn"
Sự tập trung và kỷ luật là yếu tố sống còn trong đối phó với mối đe dọa từ máy bay ném bom. Chiến lược của người Nga là phớt lờ những chiến binh hộ tống và xông thẳng vào “thành trì” của phi đội Superfortresses (máy bay ném bom B-29), vốn bay tốc độ chậm hơn. Trong khi MiG trên đường xung chiến với B-29, thì nhóm này phát hiện một nhóm máy bay Meteor của Anh, bay chậm hơn. Một số phi công Nga định “xử” luôn các mục tiêu này, nhưng tư lệnh Nikolai Volkov đã hạ lệnh tập trung cho “nhóm cá lớn”.
Giống như những chú cá voi sát thủ đang xoay vòng, rồi hớp lấy con mồi, phi đội MiG xé toạc đội hình B-29 của Mỹ. Một số phi công Nga bắt đầu tấn công máy bay ném bom Mỹ từ bên dưới theo phương thẳng đứng, và chứng kiến những chiếc B-29 nổ tung ngay trước mắt. Giống như trò săn gà tây, phi đội máy bay ném bom của liên quân lần lượt bị bắn "rụng" từng chiếc.
Người Nga tuyên bố hạ 10 chiếc B-29 – chiếm tỉ lệ cao nhất máy bay ném bom Mỹ tổn thất trong một chiến dịch - trong khi họ chỉ mất đúng một chiếc MiG. Cựu phi công Kramarenko cho biết, một số phi công tuyên bố có tới 20 chiếc B-29 bị bắn rơi trong tuần lễ không chiến ác liệt từ 20-27/10/1951. Ngoài ra, không lực Mỹ còn mất thêm 4 chiếc F-84 hộ tống.
Phía Mỹ chỉ thừa nhận có 3 chiếc B-29 bị bắn rơi, 5 chiếc khác và 1 chiếc F-84 bị hư hại nặng.
Sau này, Tư lệnh Không quân Nga Lev Shchukin hồi tưởng về ngày "Thứ ba Đen tối": “Họ định hăm dọa chúng tôi. Có lẽ họ nghĩ chúng tôi sẽ hoảng sợ vì bị áp đảo bởi số lượng và sẽ bỏ chạy, nhưng thay vào đó, chúng tôi đã đối đầu”.
Sau trận MiG Alley, người Nga đã đặt biệt danh cho B-29 là “những chiếc lều bay”, bởi những chú chim sắt khổng lồ này đã trúng đạn và bốc cháy quá dễ dàng.
Cựu phi công Mỹ Earl McGill, người thoát chết trong MiG Alley, từng thừa nhận: “Tính theo tỉ lệ thì ngày Thứ ba Đen tối đánh dấu tổn thất lớn nhất của Mỹ trong bất cứ sứ mạng ném bom lớn nào, ở bất cứ cuộc chiến tranh nào mà nước Mỹ can dự. Và trận MiG Alley có lẽ là trận không chiến vĩ đại nhất mọi thời đại”.
Ảnh hưởng với danh tiếng Mỹ
Trận không chiến ngày "Thứ Ba Đen tối" đã mãi mãi thay đổi cách thức mà không lực Hoa Kỳ tiến hành một cuộc dội bom đường không chiến lược. B-29 sau đó không còn bay ban ngày qua MiG Alley nữa. Các thị trấn làng mạc của Triều Tiên cũng không còn bị rải thảm bom và napalm bởi người Mỹ nữa. Hàng chục ngàn dân thường thoát khỏi lửa đạn.
Nhưng quan trọng hơn, sự dũng cảm và kỹ năng của Nga trong sứ mạng can dự vào Triều Tiên có thể đã ngăn chặn một cuộc Đại chiến thế giới nữa. Ông Kramarenko giải thích: “B-29 là máy bay ném bom chiến lược, hay nói cách khách, là một ‘tàu chở bom hạt nhân’. Trong một cuộc Thế chiến thứ ba – mà chúng ta đã từng đứng bên bờ vực – những chiếc máy bay này sẽ thực hiện tấn công các thành phố của Liên Xô với bom hạt nhân. Nay thì hóa ra những chiếc phi cơ khổng lồ này trở nên vô dụng trước tiêm kích phản lực Nga, vốn kém hơn về trang bị”.
Rõ ràng không một chiếc B-29 nào đã có cơ hội bay được hơn 100 km để vào không phận mà Liên Xô đang kiểm soát mà trở về an toàn.
“Có thể tự tin nói rằng, các phi công Liên Xô chiến đấu tại Triều Tiên đã gây ra tổn thất lớn với lực lượng ném bom của kẻ thù, dập tắt nguy cơ Đại chiến thế giới thứ ba - một cuộc chiến tranh hạt nhân – trong suốt một thời gian dài”, cựu binh Mig Alley, Kramarenko nói.
Ít ngày sau "Thứ Ba Đen tối", viên phi công McGill ngồi lên ghế phụ của một chiếc B-29 trên đường băng căn cứ không quân Okinawa (Nhật Bản), chờ lệnh cất cánh trong sứ mạng đưa chiếc máy bay ném bom này vào sâu trong MiG Alley. Nhưng thay vì tếu táo trò chuyện như thường lệ, phi hành đoàn ngồi lặng yên, ủ rũ nghĩ tới việc phải quay trở lại nơi “chết chóc", và đúng lúc đó thì họ nhận lệnh hủy bỏ sứ mạng.
McGill giải thích về cảm giác hôm đó: “Vài phút chờ đợi ‘án tử’ dạy tôi ý nghĩa của sợ hãi, điều mà tôi chưa từng trải qua kể từ đó, kể cả bây giờ, khi cuộc đời không còn dài nữa”.
TTXVN/Báo Tin Tức

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH