CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 85/7 (Máy bay)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phi Công Máy Bay Chiến Đấu
  
10 máy bay chiến đấu khủng nhất Thế Giới

Máy bay chiến đấu đâm trúng thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ

Dân trí Một thủy thủ Mỹ đã phải nhập viện do bị thương nặng sau khi va quệt với một máy bay chiến đấu đang được kéo trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson, hãng tin RT cho biết.
 >> Không khí 'sẵn sàng' trên siêu tàu sân bay Mỹ tiến vào cửa ngõ Triều Tiên
 >> 3 tàu sân bay Mỹ đồng loạt tập trận khi Tổng thống Trump thăm châu Á
 >> Vì sao tàu sân bay Mỹ luôn có 2 đường băng chéo góc?



Trên boong tàu sân bay Mỹ (Ảnh minh họa: Military)
Trên boong tàu sân bay Mỹ (Ảnh minh họa: Military)

Theo RT, vụ việc xảy ra hồi cuối tuần trước buộc tàu USS Carl Vinson phải hoãn mọi hoạt động của máy bay chiến đấu, và cũng làm trì hoãn nhiều hoạt động khác của con tàu.
Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Steve Fiebing cho biết, vụ va chạm khiến một thủy thủ bị thương nặng và thủy thủ này đã được trực thăng chuyển tới bệnh viện ở San Diego, California. Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Vụ việc xảy ra vào thời điểm tàu sân bay USS Carl Vinson tiến hành các hoạt động huấn luyện được gọi là SUSTEX ngoài khơi nam California. Hoạt động huấn luyện này cho phép biên đội tàu sân bay đánh giá mức độ sẵn sàng tác chiến của mình.
Minh Phương
Theo RT

Phân loại máy bay chiến đấu

Social Sciences
 

Phân loại




Máy bay tiêm kích Me-109 của Đức Quốc Xã trong thế chiến II

Theo hình thức tác chiến máy bay chiến đấu thường được chia ra làm ba loại chính là:
* máy bay tiêm kích (tiếng Anh: fighter aircraft, tiếng Nga: истребитель) tên cũ là máy bay khu trục: là loại máy bay chuyên để đấu tranh chống lại các lực lượng không quân của đối phương thông qua hình thức không chiến. Máy bay tiêm kích lại phân nhỏ thành các lớp theo chức năng như sau:
* Máy bay tiêm kích mặt trận: để không chiến trong các trận đánh giáp mặt với máy bay địch ở tầm quan sát của phi công, đối với loại máy bay này độ cơ động cao là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm thắng lợi. Loại này thường trang bị vũ khí là pháo, tên lửa không đối không tầm ngắn, ở thời thế chiến I và thế chiến II vũ khí chính của loại máy bay này đầu tiên là súng máy sau đó súng máy bị thay thế bằng pháo. Tất cả các loại tiêm kích của thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai đều là tiêm kích mặt trận.



Máy bay tiêm kích đánh chặn MIG-25 của Liên Xô

* Máy bay tiêm kích đánh chặn (tiếng Anh- Interceptor, tiếng Nga- истребитель- перехватчик): ra đời để đáp ứng nhu cầu bảo vệ mục tiêu mặt đất khỏi các đòn đánh của vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Là loại máy bay tiêm kích chuyên dụng trang bị radar tầm xa rất hiện đại mang tên lửa không đối không tầm xa để chặn đánh các máy bay và tên lửa của đối phương không cho phép vũ khí huỷ diệt hàng loạt đến được khu vực được bảo vệ. Loại máy bay này có tốc độ rất cao, tầm bay xa nhưng độ cơ động kém vì thường chiến đấu bằng cách phóng tên lửa từ xa, không chiến thường diễn ra ngoài tầm quan sát của phi công. Loại máy bay này nổi tiếng nhất là MiG-23, MiG-25 của Liên Xô và F-4, F-14,F-15, F-16, F-18, F-22 của Hoa Kỳ



Máy bay đa năng F-16 của Hoa Kỳ

* Máy bay tiêm kích đa năng: là loại phổ biến nhất hiện nay vừa có khả năng không chiến như một máy bay tiêm kích vừa có thể mang các loại vũ khí khác như bom, rocket để tác chiến như máy bay tấn công để chống các lực lượng mặt đất của đối phương. Loại này đáp ứng được hai nhiệm vụ gần như trái ngược nhau vì vũ khí tên lửa ngày càng trở thành vũ khí không chiến chính nó cho phép máy bay tiêm kích không cần phải có các tính năng cơ động chuyên biệt như thời kỳ áp sát không chiến bằng súng máy và pháo. Hiện nay hầu hết các nước đều phát triển không quân tiêm kích theo hướng này. Hiện nay các mẫu máy bay loại này rất nổi tiếng là F/A-22 Raptor của Hoa Kỳ, Su của Nga, Mirage 2000 của Pháp
Trong quân đội Hoa Kỳ các máy bay tiêm kích luôn có tên bắt đầu bằng chữ F (fighter: chiến đấu) ví dụ: F-100, F-105 (thần sấm), F-4, F-15, F-16 trong đó nổi tiếng nhất và phục vụ được lâu nhất là các máy bay F-4 Phantom (con ma) và F-16 fighting Falcon. Các loại tiêm kích nổi tiếng của các nước khác như Me-109 Messerschmitt BF-109 của Đức, Yak-3,9, MiG-15,17,19 của Liên Xô; Spitfire của Anh.



Máy bay ném bom B-52.

* Máy bay ném bom (tiếng Anh- bomber, tiếng Nga- бомбардировщик): là loại máy bay chiến đấu chuyên để đánh phá tiêu diệt các mục tiêu lớn trên mặt đất hoặc trên biển của đối phương bằng cách thả bom toạ độ diện rộng hoặc phóng tên lửa từ xa để tiêu diệt mục tiêu. Đây là lực lượng nòng cốt của không quân để hủy diệt tiềm lực kinh tế quân sự của đối phương. Trong quân đội Hoa Kỳ tên các máy bay ném bom bao giờ cũng có chữ B (bomber: ném bom) ở phía trước ví dụ B-24, B-29, B-52, B-1, B-2. Liên Xô có các loại Tu-160, Tu-22M, Tu-16, Tu-95. Về loại máy bay ném bom lực lượng không quân Hoa Kỳ không có đối thủ cả về số lượng lẫn chất lượng.



Máy bay tấn công A-10 thunderbolt

* máy bay cường kích (tiếng Anh- (ground) attack aircraft, tiếng Nga- штурмовик): là loại máy bay chuyên để tấn công các mục tiêu nhỏ, di động của đối phương trên mặt đất thường là để yểm trợ cho các lực lượng quân đội mình trên mặt đất hoặc để truy đuổi độc lập đánh phá các đoàn xe quân sự của địch. Loại máy bay này tốc độ không cao nhưng có thể bay rất lâu trên chiến trường thường mang vài quả bom thông thường hoặc rất nhiều bom chùm loại nhẹ chống tăng, chống thiết giáp và chống xe cơ giới; hệ thống pháo, súng máy uy lực lớn và các ống phóng rocket không điều khiển của pháo binh phản lực. Trong quân đội Hoa Kỳ loại máy bay cường kích này có tên là chữ A (Attacker": tấn công) như A-4, A-6, A-10, A-37... Trong lịch sử thế chiến II có các loại máy bay cường kích hiệu quả của Đức là Henschel Hs-129 và đặc biệt là loại Il-2 của Liên Xô được mệnh danh là "xe tăng bay". Hiện nay mẫu máy bay cường kích được coi là hiệu quả nhất thế giới đã được thực tế các cuộc chiến tranh hiện đại kiểm nghiệm là loại A-10 Thunderbolt của Hoa Kỳ.
                Cận cảnh máy bay tiêm kích AV 8B Harrier II hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay

20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay

  • 1 2 3 4 5 338
Hãng Lockheed Martin đã nhận được đơn đặt hàng sản xuất trên 3.100 chiếc chiến đấu cơ F-35, nghĩa là trên bầu trời thế giới sắp sửa xuất hiện rất nhiều biến thể của loại chiến cơ tiên tiến này.

Những chiến cơ tốt nhất và "hổ báo" nhất trên bầu trời hiện nay

Nhưng không chỉ có F-35 mà thế giới hiện có rất nhiều máy bay quân sự tân tiến với những đặc tính như tàng hình, hoạt động tầm xa và được trang bị vũ khí chiến lược...
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Chiếc Sukhoi Su-35 do Nga sản xuất là một trong những loài chim cơ động nhất trên bầu trời.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Chengdu J20 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc. Đây là mẫu máy bay tàng hình và trông nó như một con tàu vũ trụ trên bầu trời.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Chi phí sản xuất rất đắt đỏ và có nhiều chức năng, chiến cơ F-35 có thể cất cánh, hạ cánh thẳng đứng, có khả năng tàng hình và nhắm vào mục tiêu rất hiện đại.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Eurofighter Typhoon được cho là một trong những "con chim" tốt nhất hiện nay, nó đang cạnh tranh với mẫu máy bay F-18 Super Hornet về doanh thu trên toàn thế giới.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
F-16 đã bay trên bầu trời của trên 25 quốc gia trên thế giới
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Sukhoi PAK FA T-50 là niềm hy vọng lớn nhất của Nga cho đến nay, nhằm cạnh tranh với các máy bay F-22 và F-35 của Mỹ. Nhưng có rất ít máy bay Sukhoi PAK FA T-50 đã xuất xưởng và bay trên bầu trời.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Saab Gripen, chiến đấu cơ do BAE thiết kế, vừa là chiếc máy bay có người lái vừa là máy bay không người lái.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Cobra là giấc mơ của mọi cơ quan quân đội: nhanh nhạy, được vũ trang đến tận răng và chính xác một cách tuyệt đối.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Osprey là có lẽ "con chim cánh xoay" tuyệt vời nhất trong số các máy bay hiện nay. Nó có khả năng vừa là máy bay trực thăng vừa là máy bay cánh cố định.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Chiếc trực thăng võ trang AC-130 được trang bị mọi thứ từ súng máy 60 mm đến pháo 105 mm.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Mikoyan MiG-35 được thiết kế để thay thế cho dòng chiến cơ MiG-29 với hy vọng sẽ thâm nhập thị trường quốc tế.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Máy bay Tejas của Ấn Độ được thiết kế với "khả năng ổn định tĩnh" nhằm tạo sự cơ động cực ổn định.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Máy bay Kowasaki Ninja của Nhật Bản: Bất cứ loại máy bay tên lửa nào có tên "ninja" đều nằm trong danh sách máy bay chiến nhất trên thế giới
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Chiến cơ Mi-24 của Nga là "cánh chim quay" khỏe nhất trên toàn thế giới.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Chengdu J-10 của Trung Quốc là loại phi cơ "chim săn mồi" một động cơ, một chỗ ngồi.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Chiến cơ B-2 Spirit là loại máy bay hạt nhân, có khả năng tránh bị radar phát hiện.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Rafale của Pháp là loại máy bay hai động cơ
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
F-18 Super Hornet là một trong những máy bay đáng tin cậy nhất trên bầu trời, cạnh tranh với những đối thủ như Typhoon và Saab Gripen.
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Shenyang J-31 là nỗ lực lớn nhất của Trung Quốc để xây dựng một cái gì đó giống như F-22 và F-35 của Mỹ
20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
Tupolev Tu-160 là phiên bản máy bay ném bom tầm xa tiên tiến của Nga
Cập nhật: 16/03/2015 Theo VnReview
Nhìn từ trên xuống



Máy bay chiến đấu tàng hình huyền thoại: Lockheed Martin F-22 Raptor


Với mục đích thay thế những chiếc máy bay F-15 và F-16 đang lão hóa và tạo ra đối trọng với máy bay đời mới Liên Xô, dự án F-22 Raptor của hãng Lockheed Martin đã được khởi đầu từ những năm 1980.
Lịch sử của máy bay chiến đấu tàng hình tàng hình hai động cơ thế hệ thứ năm này đã bắt đầu từ đó.
F-22 chủ yếu là máy bay tiêm kích trên không, mặc dù vẫn có khả năng cường kích tấn công trên mặt đất.
Hệ thống vũ khí và khung máy bay, cũng như lắp ráp hoàn chỉnh được giao cho hãng Lockheed Martin.



Chiếc F-22 bên bầu trời
Chiếc F-22 bên bầu trời
Còn hệ thống điện tử, thân đuôi và cánh là kết quả của sự hợp tác giữa Lockheed Martin và Boeing để tích hợp hệ thống điện tử, thân đuôi và cánh.
Lịch sử F-22
Năm 1981, Chiến tranh Lạnh đã thu hút sự chú ý rất lớn của cộng đồng tình báo Mỹ.
Các báo cáo về máy bay SU-27 Flanker và máy bay MiG-29 của Liên Xô đã thuyết phục Không lực Hoa Kỳ rằng các máy bay chiến đấu hiện tại, F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon, sẽ không thể theo kịp các công nghệ mới của Liên Xô.



Nguyên mẫu
Nguyên mẫu
Năm 1986, các yêu cầu đề xuất đã được đưa ra, và nhóm nhà thầu Lockheed Martin / Boeing / General Dynamics đã được lựa chọn để hoàn thành các thế hệ máy bay tiêm kích tiếp theo.
Năm 1991, các nhà thầu đưa ra hai nguyên mẫu máy bay. YF-22 được chọn là máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Hoa Kỳ. Sau một vài thay đổi, tên chính thức của máy bay đã trở thành F-22.
Do lo ngại gián điệp, F-22 đã bị cấm xuất khẩu.
Triển khai F-22
Những chiếc F-22 của Không lực Hoa Kỳ thường được triển khai tới căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản.
Mặc dù sẵn sàng chiến đấu trong năm 2007, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates ban đầu đã quyết định không sử dụng máy bayF-22 ở Trung Đông vào thời điểm đó.
Năm 2012, căn cứ không quân Al Dhafra, có vị trí cách biên giới Iran 200 dặm, đã trở thành căn cứ triển khai mới của F – 22. Bộ trưởng Quốc phòng Iran coi những chiếc F-22 như một mối đe dọa về an ninh.



Hai động cơ chính
Hai động cơ chính
Trong năm 2014 và 2015, những chiếc F-22 đã tham gia chiến đấu khi Mỹ can thiệp vào Syria. Mặc dù khả năng nổi bật tấn công mục tiêu cũng được sử dụng trong các nhiệm vụ này, vai trò chính của nó vẫn là trinh sát và tình báo.
Trong quá trình thực hiện chương trình F-22, người ta đã chế tạo 8 máy bay thử nghiệm và 187 máy bay hoạt động, bàn giao chiếc máy bay cuối cùng vào năm 2012.
Mối lo ngại về chiếc F-22 Raptor
Kể từ khi các phi công chiến đấu bắt đầu bay F-22 Raptors, các lo ngại về hiệu ứng của máy bay tác động lên phổi của phi công bắt đầu xuất hiện.



Nhìn từ trên xuống
Nhìn từ trên xuống
Trong những chuyến bay đầu tiên, phi công đã mất ý thức hoặc bị thay đổi trạng thái tinh thần trong các cuộc diễn tập. Lockheed Martin đã nghiên cứu và tìm ra tác động đến đường hô hấp, cũng những một số vấn đề tiềm ẩn khác.
Bộ lọc không khí cacbon đã làm phát tán những vật liệu siêu nhỏ mà phi công có thể đã hít phải. Bộ điều áp có khiếm khuyết, và hệ thống mặt nạ oxy của phi công bị lỗi.
Một số quan điểm cho rằng các phi công lái F-22 Raptor thở bằng khí oxy nồng độ cao trong suốt chuyến bay và phải chịu tải trọng trường lớn. Điều này ảnh hưởng tới lượng ô xy mà cơ thể phi công có thể tiếp nhận. Lượng oxy hít vào quá nhiều có thể làm cho thành phổi bị chèn ép và gây ra triệu chứng ho tự nhiên.
Vào năm 2013, Không lực Hoa Kỳ thừa nhận rằng không có phương pháp chữa được chứng ho Raptor.
Kết thúc Chương trình F-22
Đến năm 2006, Tổng thanh tra của Hoa Kỳ, David Walker, tuyên bố rằng Bộ Quốc phòng đã không chứng minh được nhu cầu cần đầu tư bổ sung cho chương trình F-22.



Nghiêng cánh
Nghiêng cánh
Trong vài năm sau, Bộ Quốc phòng và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đều tuyên bố sẽ ngừng chương trình F-22, trong khi Thượng viện tiếp tục đấu tranh bảo vệ.
Trong năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đưa ra đề ra đề xuất chính thức tiếp tục chương trình. Nhưng Tổng thống Barack Obama đe doạ Thượng viện đưa ra quyền phủ quyết dự luật ngân sách quốc phòng khiến họ phải từ bỏ chương trình sản xuất F22.
Chương trình F-22 chính thức diễn ra từ năm 1996 đến năm 2011. Trong thời gian đó chi phí của chương trình là 66,7 tỷ đô la, với chi phí sản xuất của mỗi chiếc máy bay là 150 triệu đô la.



Không thể tin nổi với ‘sức mạnh’ máy bay chiến đấu của Triều Tiên


27

Nhìn chung lực lượng Không quân Triều Tiên rất bí ẩn. Tuy nhiên những chiếc tiêm kích phản lực của đất nước này khiến nhiều người bất ngờ.


Báo An ninh Thủ đô đưa tin, điều ngạc nhiên là Triều Tiên hiện vẫn duy trì đến 200 chiếc tiêm kích phản lực F-5 và J-6 cực kỳ lạc hậu. Trong khi F-5 hoạt động hạn chế thì J-6 do Trung Quốc sản xuất dựa trên MiG-19 của Liên Xô.
Đây là loại máy bay được Trung Quốc sản xuất dựa trên MiG-19 của Liên Xô, Loại máy bay này trang bị vũ khí chủ yếu là pháo và một vài loại tên lửa rất lạc hậu và được coi là không thể đáp ứng trong chiến tranh hiện đại. Chưa kể tuổi thọ của những loại máy bay này cũng khá lớn do chúng sản xuất từ lâu.

Chiến đấu cơ J-6 của không quân Triều Tiên
Tin tức trên báo Kiến Thức, lực lượng Không quân Triều Tiên được trang bị khoảng 940 máy bay các loại (chiếm hơn một nửa là chiến đấu cơ), hầu hết là đời cũ do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp giai đoạn 1960-1990, hầu như sau đó cho tới ngày nay thì không có hợp đồng mua sắm nào mới hơn.
Nhìn chung lực lượng Không quân Triều Tiên rất bí ẩn, các con số chủ yếu mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, có một điều gần như chắc chắn rằng chất lượng các máy bay chiến đấu của nước này kém xa so với Hàn Quốc về mức độ hiện đại, khả năng tác chiến…
Triều Tiên được cho là sở hữu đến 4 phiên bản lớn của dòng MiG-21 gồm: MiG-21F-13 (thế hệ đầu); MiG-21PFM; MiG-21MF và MiG-21bis. Trong đó, mẫu F-13 và PFM chỉ có hai giá treo vũ khí, còn MF và bis có 4 giá treo.
“Báu vật quý giá” nhất của Không quân tiêm kích Triều Tiên là 35 chiếc MiG-29A và 56 chiếc MiG-23ML. Đây là những tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất của nước này.
Nguồn: Vietq
Thảo luận

11 máy bay chiến đấu sẽ làm thay đổi cách thức chiến tranh tương lai

Trong vài năm tới đây, những thiết bị drone, máy bay chiến đấu với công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ giới hạn ở Mỹ và các nước châu Âu, mà còn là cuộc chơi của Nga, Trung Quốc và Iran.
Những chiếc máy bay hiện nay đều được trang bị những công nghệ tinh vi - điều mà cách đây ít năm thôi chúng ta vẫn nghĩ chúng chỉ là khoa học viễn tưởng. Trong vài năm tới đây, những chiếc máy bay có thể nằm gọn trong bàn tay (hay còn gọi là drones - thiết bị bay không người lái), cho tới những chiếc phi cơ khổng lồ có khả năng phóng vệ tinh vào không gian, được áp dụng vào thực tế. Đồng thời, những thiết bị drone, máy bay chiến đấu với công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ giới hạn ở Mỹ và các nước châu Âu, mà còn là cuộc chơi của Nga, Trung Quốc và Iran. Sau đây là 11 loại máy bay có thể làm thay đổi cục diện quân sự thế giới trong tương lai gần:
1. Lockheed Martin F-35 Lightning II:
F-35 được coi là khí tài quân sự đắt đỏ nhất từ trước tới nay của quân đội Mỹ. Tổng chi phí vận hành và sử dụng trong vòng đời của một chiếc F-35 có thể lên tới 1,5 tỉ USD. Đây là thế hệ máy bay chiến đấu mang trong mình những công nghệ tiên tiến nhất của quân sự. Chiếc máy bay này là dòng chiến đấu cơ với nhiều biến thể khác nhau. Chúng có thể đảm nhận nhiệm vụ không chiến, hỗ trợ trên không, thực hiện các vụ đánh bom. Tất cả các biến thể F-35 đều có khả năng tàng hình, có thể cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng vô cùng cơ động.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
F-35 là khí tài quân sự đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ hiện nay
Một vài sự cố liên quan đến hệ thống phần mềm và động cơ phản lực nên dự án F-35 bị trì hoãn ít nhiều và chi phí cho dự án này có chiều hướng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã đặt tổng cộng 2443 chiếc F-35. Dù muốn hay không thì Lockheed Martin F-35 sẽ là máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.
2. Lockheed Martin F-22 Raptor:
F-22 Raptor thực chất hiện đang là máy bay chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ. Nói một cách khác nó chính là người tiền nhiệm của F-35 đã kể trên. Đây vẫn là một trong những chiếc tiêm kích hiện đại và có sức mạnh đáng sợ nhất. F-22 có 2 động cơ phản lực và một chỗ ngồi duy nhất. F-22 thật sự là một đứa "con cưng" của quân đội nước này, vì luật liên bang Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
F-22 thật sự là một đứa "con cưng" của quân đội nước này, vì luật liên bang Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này
195 chiếc F-22 Raptor cuối cùng được Lockheed Martin bàn giao cho quân đội Mỹ vào tháng 5 năm 2012. Lần xuất hiện chiến đấu gần đây nhất của những chiếc F-22 là chúng đã tham gia ném bom nhà nước hồi giáo IS. Mặc dù sẽ được thay thế dần bởi F-35 nhưng chắc chắn thế hệ máy bay chiến đấu F-22 này sẽ tiếp tục là con bài chủ lực của quân đội Mỹ trong một vài năm tới.
3. Su-50 (T-50):
Máy bay chiến đấu của Nga, Su-50, còn được biết đến dưới cái tên nguyên mẫu T-50 PAK-FA. Đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của điện Kremlin, và là phản ứng của Nga đối với F-35. Mặc dù vẫn còn là nguyên mẫu, Moscow cho rằng Su-50 sẽ có thể làm tốt hơn F-35 ở các số liệu quan trọng như tốc độ và khả năng cơ động. Tuy nhiên khả năng tàng hình của máy bay Su-50 được cho là thấp hơn so với F-22 và F-35.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Su-50 (T-50) là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của điện Kremlin, và là phản ứng của Nga đối với F-35 của Mỹ
Điện Kremlin có kế hoạch đưa Su-50 vào phục vụ chính thức từ năm 2016. Sau khi dòng máy bay này sẵn sàng chiến đấu, nó sẽ phục vụ như là một mô hình cơ sở cho việc xây dựng các biến thể dành cho xuất khẩu. Ấn Độ đã nhận được bản thiết kể của một biến thể Su-50 từ Nga. Iran và Hàn Quốc cũng là những ứng cử viên có thể mua các mô hình tương lai của loại máy bay chiến đấu này.
4. Chengdu J-20:
Chengdu J-20 là máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự việc phát triển, với tham vọng thay đổi cuộc chơi trong khu vực Đông Nam Á. Thiết kế J-20 khá giống với F-35, nguyên nhân có thể do có cáo buộc cho rằng Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu về F-35 trước đây.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Thiết kế J-20 khá giống với F-35, nguyên nhân có thể do có cáo buộc cho rằng Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu về F-35 trước đây
J-20 được cho là có khả năng tàng hình, cùng khả năng hoạt động trong phạm vi tới Nhật Bản, Philippines, và Việt Nam từ Trung Quốc đại lục. Tính đến tháng Giêng vừa qua, Bắc Kinh đã phát triển tổng cộng 6 nguyên mẫu chức năng của máy bay J-20. Các nguyên mẫu mới được tung ra với tốc độ ngày càng nhanh. Thế hệ máy bay này dự kiến sẽ được vào biên chế quân đội nhân dân Trung Hoa và sẵn sàng chiến đấu vào khoảng năm 2018.
5. Eurofighter Typhoon:
Eurofighter Typhoon là dòng máy bay chiến đấu đa chức năng 2 động cơ. Chúng ban đầu được phát triển để trở thành máy bay chiến đấu chính của châu Âu và NATO. Eurofighter Typhoon là chương trình quân sự lớn nhất của châu Âu, được thành lập bởi 4 quốc gia cốt lõi: Đức, Tây Ban Nha, Ý, và Anh.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Eurofighter còn được gọi là phiên bản châu Âu của F-35 Lightning II
Năm 2011, Eurofighter đã được triển khai nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của mình - thực thi một vùng cấm bay ở Libya trong chiến dịch ném bom của NATO. Ngoài ra, có tổng cộng 402 máy bay phản lực Eurofighter được thiết kế cho Áo, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Oman, và Ả Rập Saudi. Eurofighter còn được gọi là phiên bản châu Âu của F-35 Lightning II - hệ thống vũ khí đắt nhất của Mỹ.
6. MH-X Silent Hawk:
Chương trình chế tạo và phát triển trực thăng MH-X Silent Hawk chỉ được tiết lộ công khai chỉ sau khi một trong những máy bay trực thăng bị rơi trong cuộc đột kích của SEAL, trong vụ truy quét trùm khủng bố Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, vào ngày 01 tháng 5 năm 2011.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Trực thăng tàng hình MH-X Silent HawkChương nằm trong chương trình chế tạo và phát triển bí mật của quân đội Mỹ
Vẫn chưa có thông tin cụ thể khi nào chương trình trực thăng tối mật này của quân đội Mỹ sẽ đưa vào sử dụng và có tổng số bao nhiêu máy bay trực thăng tàng hình này. MH-X Silent Hawk dường như là một phiên bản sửa đổi của UH-60 Black Hawk đã được biết đến trước đây. Hiện không có chi tiết phân loại nào về máy bay trực thăng bí mật này.
7. X-47B:
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
X-47B là một máy bay tiêm kích chiến đấu không người lái, có khả năng thay đổi cục diện chiến đấu trên không
Máy bay chiến đấu thuộc hải quân Mỹ, X-47B là một máy bay tiêm kích chiến đấu không người lái, với khả năng thay đổi cục diện chiến đấu trên không.Máy bay không người lái X-47B, do hãng Northrop Grumman chế tạo, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và triển khai vũ khí tấn công. Nó thực hiện việc tự động tiếp nhiên liệu trên không - lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử hàng không thế giới. X-47B bay với tốc độ đạt một nửa tốc độ của âm thanh, nó có sải cánh dài 20m - cũng như tầm hoạt động gần 4000km.
8. Stratolaunch:
Stratolaunch sẽ là một trong những chiếc máy bay vận tải đáng kinh ngạc nhất từng được chế tạo nhất từ trước tới nay. Bây giờ Stratolaunch mới đang trong giai đoạn phát triển. Dòng máy bay này sẽ phục vụ như là một nền tảng khởi động trên không cho các phương tiện có khả năng mang theo vệ tinh vào quỹ đạo. Stratolaunch có sải cánh dài khoảng 35m - kích thước lớn hơn bất kỳ chiếc máy bay nào từng được xây dựng trước đây. Chúng sẽ bay lên độ cao hơn 9000m, sau đó sẽ hướng mũi lên để phóng vệ tinh vào không gian.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Stratolaunch sẽ là một trong những chiếc máy bay vận tải đáng kinh ngạc nhất từng được chế tạo nhất từ trước tới nay
Máy bay Stratolaunch sẽ là bệ phóng tương đối rẻ nếu so sánh với cách dùng tên lửa đẩy truyền thống do khả năng tái sử dụng. Đây sẽ là một cuộc cách mạng hóa về cách thức đưa vệ tinh lên không gian, và có thể thậm chí con người có thể bay vào không gian theo cách này trong tương lai. Stratolaunch có thể bay vào đầu năm 2016. Video cách cách vận hành của Stratolaunch:
9. X-37B:
X-37B là máy bay không gian,không người lái trong một dự án bí mật của quân đội Mỹ. Một chiếc X-37B đã trở về từ một nhiệm vụ kéo dài trong 2 năm vào tháng 10 năm ngoái. Hiện chưa rõ chính xác những gì X-37B đã làm trên quỹ đạo, nhưng nó đã cho thấy khả năng hoạt động trên 20 tháng liên tục ngoài không gian.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Thực chất về cơ bản, không quân gọi X-37B là một vệ tinh có thể tái sử dụng
Thực chất về cơ bản, không quân gọi X-37B là một vệ tinh có thể tái sử dụng - có thể kiểm soát và gọi trở lại trái đất bất kỳ khi nào. X-37B chứng minh khả năng tái trang bị một nền tảng quỹ đạo cho các loại nhiệm vụ cụ thể - sự linh hoạt chưa từng có trong quân đội Mỹ. X-37B có thể hoạt động thời gian dài trong quỹ đạo và nó được gọi là kỳ công kỹ thuật ấn tượng để áp dụng trong tương lai không xa.
10. Nano Hummingbird:
Nano Hummingbird là những chiếc máy bay giám sát siêu nhỏ (drone) do trung tâm Darpa của quân đội Mỹ phát triển, có thể trở thành thiết bị hỗ trợ quân sự chủ lực trong tương lai. Nó đủ nhỏ để tránh sự phát hiện của địch. Nano Hummingbird có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và khả năng ghi lại hình ảnh.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Kích thước siêu nhỏ của máy bay không người lái Nano Hummingbird
Hầu hết các máy bay giám sát quân đội hiện nay, chẳng hạn như Global Hawk RQ-4, là máy bay lớn, bay ở độ cao 18000m và việc điều khiển cũng rất phức tạp. Do đó, máy bay tàng hình kích thước nhỏ như Nano Hummingbird ra đời, chúng dễ dàng để khởi động và điều khiển, có thể là một phần của trang bị dành cho một người lính chiến đấu trong tương lai.
11. Hệ thống máy bay không người lái của Iran:
Iran đang chịu lệnh trừng phạt và cấm vận vũ khí của phương Tây. Đây là lí do Tehran bị từ chối những cơ hội để mua được những khí tài của Châu Âu hoặc Mỹ. Nhưng đây cũng là cơ hội buộc Iran xây dựng khí tài quân sự bằng năng lực trong nước của chính mình. Năm 2013, Iran đã ra mắt một chiếc drone được vũ trang, nó giống đến kỳ lạ chiếc drone Reaper của Mỹ. Người Iran gọi drone quân sự của họ là Fotros và Ababil-3. Chưa rõ liệu các Fotros đã sẵn sàng tham gia chiến đấu hay chưa, nhưng Iran và Hezbollah, dân quân Tehran tại Lebanon - cùng với quân đội Sudan - đã sử dụng Ababil-3 cho các nhiệm vụ giám sát.
11 may bay chien dau se lam thay doi cach thuc chien tranh tuong lai
Máy bay không người lái của Iran không chỉ chứng minh được sự ổn định và chất lượng cao, mà còn đại diện cho ý chí quốc gia của họ
Máy bay không người lái của Iran không chỉ chứng minh được sự ổn định và chất lượng cao, mà còn đại diện cho ý chí quốc gia của họ. Họ vẫn có thể phát triển những công nghệ không người lái của riêng mình dù bị lệnh trừng phạt và cấm vận của phương Tây. Các Fotros và Ababil-3 cho thấy một kỷ nguyên của việc phổ biến rộng rãi bay không người lái không chỉ là cuộc chơi của riêng Mỹ hay các nước Châu Âu.
Theo Tri Thức trẻ


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH