Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 20

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                                         lÓNG KHẸ
Các bạn được ăn món Lóng Khẹ này bao giờ chưa? nếu có dịp về Hòa bình thì nhất định phải thử một lần cho biết nhé cả nhà. Cảm ơn các bạn đã xem Video của tôi, Chúc các bạn xem Video vui vẻ !

Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế

Vị chua của khế làm cho lòng bò mềm và dễ ăn hơn rất nhiều. Món ngon dân dã này ăn cùng cơm hoặc bún đều rất ngon miệng.

>> Bí quyết chiên hành phi giòn thơm hấp dẫn
>> Bí quyết làm món gà quay giòn da ngon tuyệt

Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 1
Nguyên liệu:
- 400g lòng bò

Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 2
- 250g măng
- 1 quả khế chua
- ½ muỗng cà phê bột nghệ
- ½ muỗng cà phê ớt bột
- 1 muỗng cà phê muối.
- 1 muỗng cà phê bột canh
- 1 muỗng nước mắm
- 1 muỗng cà phê đường
- Hành lá, hành khô
Cách làm:
- Lòng bò xát kỹ cùng chanh và muối sau đó rửa thật sạch, thái miếng vừa ăn, ướp lòng bò với ½ muỗng cà phê bột nghệ, ½ muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng cà phê muối.
Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 2
- Măng luộc kỹ, rửa qua nước lạnh, thái miếng, để ráo
Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 4
- Khế thái miếng mỏng vừa

Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 5
- Phi thơm hành tím băm nhỏ, cho lòng bò đã ướp vào xào sơ sau đó cho thêm nước vào ngập lòng, đậy nắp đun nhỏ lửa để lòng bò được mềm.
Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 6
- Cho măng vào xào sơ cùng ½ muỗng cà phê bột canh. Trút măng đã xào vào nồi đang nấu lòng bò cùng khế và 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng cà phê đường. Nấu thêm khoảng 20 phút nữa thì tắt bếp, múc ra chén, rải hành lá thái nhỏ lên trên, dùng nóng.

Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 7
Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 8
Ngon lạ miệng lòng bò nấu măng khế 9

Hằng MT (thực hiện)

“Độc chiêu” món lòng dê luộc gừng

authorBài, ảnh: Hoàng Lê Thứ Bảy, ngày 04/07/2015 14:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Ẩm thực Việt

(Dân Việt) Thịt dê tính lành, mát có thể chế biến thành nhiều món ăn. Trong các món từ dê thì lòng dê luộc gừng có lẽ là món ăn dễ làm, lại không tốn nhiều thời gian so với các món khác.


   
Từ lâu, con dê vốn đã quen thuộc với  làng quê miền Tây Nam bộ. Do đặc điểm dễ nuôi lại ăn thức ăn lấy từ cây cỏ vườn nhà nên dê thường được dân quê thả rong để nuôi bán lấy thịt.
Đa phần các món từ dê đều ngọt lành mang lại dư vị khó quên đối với người dùng. Tuy nhiên, trong cách chế biến cần phải có bí quyết để làm mất mùi hoi của dê, có như vậy thịt dê mới trở thành món ăn khoái khẩu. Dân nhậu miền Tây khoái cái lòng dê với tim, gan, cật… mang đi luộc gừng rồi nhâm nhi với ly rượu đế thì thật “trúng sách”. Những người “sành” ăn món này thường có một “độc chiêu” luộc lòng dê mà không phải ai cũng biết.
 “doc chieu” mon long de luoc gung hinh anh 1
Lòng dê luộc mang ra để ráo nước (ảnh: Hoàng Lê)
 “doc chieu” mon long de luoc gung hinh anh 2
“Độc chiêu” lòng dê luộc của dân nhậu miền Tây (ảnh: Hoàng Lê)
Nhận lời mời từ người bạn ở Bến Tre, tôi một mình đến đây với mục đích được tận miệng thưởng thức cái món lòng dê mà bạn tôi giới thiệu. Hôm ấy là một buổi tiệc hội tụ của dân nhậu xứ dừa vào một buổi chiều có mưa rào rả rích dưới bóng dừa mướt xanh. Sau khi ra thịt con dê mang đi bán, chúng tôi lấy bộ đồ lòng (nội tạng của dê) rồi cùng nhau tiến hành món lòng dê luộc. Người thì rửa lòng, người thì kiếm củi nhóm bếp, người bắc nồi nước lên cái bếp ông táo… Tất cả các công đoạn làm mồi đều được thực hiện nhanh chóng và “chuyên nghiệp” dưới bàn tay của các lão nông.

Theo lời của các “thợ nấu”, bí quyết để cho lòng dê bán mùi là phải băm hỗn hợp gừng, sả cho và nồi nước đang sôi hừng hực dưới ngọn lửa than hồng, mới bắt đầu cho lòng dê vào trong nồi để nấu. Kế đến, không thể quên cho nắm gạo tẻ khi nồi nước đã sôi, nếu thiếu gạo khi lòng chín sẽ không được ngọt lành, thơm mát. Lòng dê khi đang sôi, cần dùng muỗng hớt sạch bọt để cho nồi nước trong veo, lòng dê săn lại; lấy chiếc đũa ghim vào vừa mềm là có thể nhắc xuống, vớt ra để ráo.

Lòng dê sau khi chín, xắt ra từng miếng nhỏ sắp ra đĩa, món này có thể ăn kèm với chuối, khế hay rau sống vườn nhà thì thật là hấp dẫn. Chấm miếng lòng dê vào chén mắm ruốc, thêm chút rau xanh mới cảm nhận được hết mùi vị ngọt lành của con dê làng, ăn vào cứ gật đầu mà khen ngon tấm tắc.
Cuộc “đối ẩm” chiều hôm ấy diễn ra dưới bóng dừa, gần chục lão nông cởi trần, nước da ngâm đen sạm nắng mang đậm chất sông nước miền quê với cái món lòng dê luộc gừng “độc chiêu” khoái khẩu.
Giờ đây, giá thịt dê khá đắt, các món ăn được chế biến từ dê vẫn thường có mặt trong các nhà hàng hạng sang. Riêng tôi, mỗi lần được thưởng thức các món dê, tôi lại nhớ đến món lòng dê mà các bạn xứ dừa đã thiết đãi cho tôi năm ấy. Đúng là có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại khắc sâu thành dấu ấn khó thể phai mờ. Và cuộc nhậu nơi quê hương Đồng Khởi với món lòng dê luộc gừng dưới tán dừa rợp bóng năm xưa luôn để lại trong tôi dư vị khó quên.

Nhắm mắt bịt mũi thử nậm pịa

Nguyên liệu chính là tiết đông, đuôi, dạ dày, cuống tim, ruột non của bò hoặc dê được nấu sền sệt. Theo cách khác thì nậm pịa là món cứt non của con dê ăn kèm với ngũ tạng đã đun kỹ có mùi vị và màu sắc không dễ ăn chút nào.





Cửa hàng bán món nậm pịa nằm cạnh khu chợ của nông trường Mộc Châu, trong một ngõ nhỏ. Món chính là phở, nhưng ở đây vẫn phục vụ khách quen của thị trấn nậm pịa.
Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non con bò hay phân non. Món ăn truyền thống có từ lâu đời và rất được bà con dân tộc Thái yêu thích này chỉ có từ Mộc Châu đến Sơn La.
rbz1350054090-1376544336_500x0.jpg
Mắc khén - gia vị của vùng Tây Bắc.
Nguyên liệu để tạo nên món đặc biệt này gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non. Người ta chọn kỹ đoạn ruột non lấy pịa, đến khi nước ninh xương và lục phủ ngũ tạng sôi già mới đổ pịa vào, có nơi cho thêm mật bò vào pịa. Phần ruột non sau khi lấy ra phải được buộc chặt hai đầu, sau đó cắt khúc ngắn, trộn cùng lá rau thơm, bột mắc khén, rau mùi tàu, tỏi ớt... Tất cả được băm nhỏ, đun sôi khoảng một tiếng đồng hồ thành chất sệt sệt thì ra món nậm pịa.
Món nậm pịa được bưng ra, màu bên ngoài đặc một sắc nâu sền sệt không bắt mắt, hương vị cũng khá khó ngửi. Ăn thử miếng đầu tiên thấy vị đắng. Ăn miếng thứ hai, thứ ba thấy thơm mùi mắc khén (một loại hồ tiêu trên núi), vị ngọt của thịt, xương và vị đắng của pịa. Ai ăn được nậm pịa sẽ rất thích vì vị đắng dịu nơi cuống lưỡi. Hay nhất là bạn có yếu bụng đến đâu cũng không hề gì khi thử món ăn. Nậm pịa ăn kèm với thịt luộc, rau bạc hà, rau chuối và chút rượu nồng là nhất vị.
IMG-0004-JPG-1376544284_500x0.jpg
Món nậm pịa có màu sắc không bắt mắt được ăn nóng kèm rau sống.
Trong số những tinh hoa về ẩm thực của người Thái ở Sơn La, món nậm pịa độc đáo và khó ăn nhất nhưng có hương vị ấn tượng nhất. Lên vùng núi Tây Bắc, bạn nhớ thưởng thức thử hương vị của núi rừng để thấy vị ngọt ngào sau những vị đắng của món ăn lạ mà quen này.
 Bài và ảnh: Yutaka

20 món thịt dê ngon nức tiếng ở Ninh Bình

Ninh Bình không chỉ thu hút đông đảo du khách bởi sở hữu nhiều cảnh sắc thiên nhiên đẹp mà còn làm say lòng những tâm hồn yêu ẩm thực với thực đơn đa dạng các món dê núi trứ danh.





Thịt dê núi từ lâu đã trở thành đặc sản của đất Ninh Bình, được người địa phương chế biến thành hàng chục món ăn mà nghe qua đã thèm như dê tái chanh, xào lăn, nhúng mẻ, hấp, hầm, nướng ngũ vị, nấu cà ri…
1. Dê ủ trấu
Dê núi sau khi cắt tiết được cạo lông sạch sẽ, nhồi lá sả vào bụng. Phủ trấu lên toàn thân dê và đốt rơm để mồi lửa. Nhờ hơi nóng của trấu, thịt dê sẽ chín om, da vàng rộm, tạo ra món tái đúng nghĩa. Dê ủ trấu thành phẩm không chín hoàn toàn, không mất nước, khi thái thịt xoăn thành từng lọn nhỏ ăn mềm, ngọt.
2.  Chân dê hầm thuốc bắc
Chân dê cạo sạch, đem trần qua nước nóng rồi chặt miếng vừa ăn. Khi ninh cho gói đồ tiềm, hành tím và gia vị vào đun nhỏ lửa. Khi nước săm sắp mặt thịt là có thể đem ra dùng nóng. Nước hầm chấm rau và ăn kèm với bún rất hợp với tiết lạnh hoặc những ngày mưa.
3. Dê hấp
de-luoc-cham-tuong-3154-1415423745.jpg
Thịt dê có thể hấp cùng lá tía tô hoặc sả. Khi ăn chấm với nước tương bần có pha thêm chút đường, ăn kèm sau gia vị, sung muối, khế, chuối, dứa rất thanh mát, hợp với ngày hè oi ả.  Ảnh: Dulichninhbinh.
4.  Nầm dê nướng
Vú dê mua về xắt mỏng, rửa sạch, để ráo, ướp cùng chao, tiêu xay, dầu hào, tương ớt, sả băm, tỏi, bột ngũ vị hương… cho ngấm mới đem đi nướng. Món ăn được phái mạnh ưa dùng trong những buổi lai rai tiệc rượu cùng bạn bè.
5.  Dê nướng mọi
Thịt dê làm sạch, để ráo nước, thái miếng nhỏ vừa ăn. Trộn mè và thêm chút dầu ăn vào rồi đem nướng chín tới. Khi ăn lấy sa tế trộn chung với chao, ăn kèm tía tô, húng, quế… để cảm nhận hương vị mềm ngọt và thơm ngào ngạt của món ăn.
6.  Dê hầm ngũ vị
Dê xắt miếng vuông 3cm ướp cùng ngũ vị hương cho ngấm. Sau đó xào trên bếp cho thịt săn lại, đổ nước ninh nhừ cùng ít rượu trắng, khoai tây và cà rốt cho đến khi nước trong nồi còn sóng sánh là ăn được. Món ăn rất hợp với bánh mỳ, cơm nóng.
7.  Dê nướng ngũ vị
de-nuong-ngu-vi-Huynh-Thu-DUng-2644-1415
Thịt dê thái miếng vừa ăn, ướp với tỏi, sa tế, bột nêm, đường và ít dầu ăn. Để khoảng 15 phút cho ngấm sau đó xếp lên vỉ, nướng trên bếp than hoa. Ngày lạnh thưởng thức dê nướng ngũ vị xì xèo bên cạnh bàn nướng cùng gia đình thì không gì bằng.  Ảnh: Huỳnh Thu Dung.
8.  Canh sơn dược thịt dê
Là bài thuốc bổ dưỡng dành cho các mẹ bầu, người mới ốm dậy. Món canh được nấu từ thịt dê nạc, sơn dược, cà rốt cùng các vị thuốc bắc như đương quy, câu kỳ tử, xuyên khung, hoàng kỳ, gừng, táo đỏ, rượu…
9. Dê xào lăn
Đun sôi một nồi nước nhỏ có pha dấm, cho thịt dê đã thái lát mỏng vào chần qua. Vớt thịt dê ra, rửa sạch lại, để cho ráo nước rồi ướp với nước cốt dứa, bột cà ri, bột canh, hạt nêm và một ít tỏi, gừng, sả. Xào cùng hành tây, tía tô, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc ra đĩa, rắc hành phi và lạc rang lên trên rồi ăn nóng.
10. Dê xào sa tế
Thịt dê được ướp cùng sa tế, dầu hào, giấm, đường, sả, ớt, bột năng… Ướp khoảng 20 phút. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi, cho thịt vào xào nhanh trên lửa to. Nếu thích có thể xào cùng với hành tây, ớt ngọt. Món ăn dùng trong ngày lạnh rất tốn cơm.
11. Dê xào thập cẩm
Thịt dê, cần tây, củ cải đỏ, mộc nhĩ, giá đậu, hành, tỏi… tất cả nguyên liệu thái nhỏ dưới dạng hạt lựu, trộn thêm với bột năng, rượu trắng vừa đủ. Món ăn được xào trong lửa to, chín tới để thịt mềm, ngọt và các loại rau củ được giòn và đẹp mắt.
12. Dê xào sả ớt
Thịt dê chọn phần đùi trước hoặc đùi sau, thái miếng đẹp mắt và ướp cùng tỏi, sả, ớt, sau đó xào nhanh tay trong lửa to. Khi thịt còn tái thì cho ớt chuông vào xào cùng, ớt vừa chín tới là tắt bếp, lấy ra đĩa rắc thêm chút vừng rang và dùng nóng.
ninhbin360-de-7967-1415423746.jpg
Món ăn thường được các nhà hàng, quán ăn ở Ninh Bình sử dụng trong thực đơn mời khách.  Ảnh: Dulichninhbinh.
13. Dê né
Thịt dê thái hình quân cờ, to, không cần tẩm ướp gia vị. Miếng thịt sau khi chiên ngập trong dầu ăn sẽ giòn tan bên ngoài, tái hồng bên trong, kẹp cùng hương nhu, đinh lăng, húng, xả, chấm chao hoặc tương rất ngon.
14. Dê tái chanh
Nguyên liệu chủ yếu cho món dê này là thịt dê tươi, có phần nạc dày và phần da, dê xắt lát mỏng, nhúng qua nước sôi cho tái và bóp cùng nước cốt chanh, gừng, tỏi, ớt, tiêu, lá chanh thái sợi… khi ăn kẹp chuối xanh, sả, sung quả và chấm với tương bần rất hợp vị.
15. Cháo thịt dê
Thịt dê rửa sạch, để ráo, cắt mỏng, ướp muối, tiêu, mắm ngon, hành, gừng, phi thơm hành, xào chín tới. Gạo vo sạch, cho vào nồi đất ninh nhừ, gần được cho dê xào vào ninh cùng để thịt dê tiết ra vị ngọt. Khi ăn múc cháo ra tô, rắc thêm hành, rau thơm lên trên, ăn nóng. Món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.
16. Cháo gan dê
Gạo tẻ ninh nhừ cho gan dê xào mỡ hành vào ninh, khi cháo nhừ bắc ra ăn nóng cùng hành hoa. Món ăn có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh yếu sinh lý do đái tháo đường.
17. Tiết canh dê
vietnamchange-8011-1415423746.jpg
Tiết canh dê có vị ngọt, mát thường dùng để khai vị, thường được ăn kèm với rau húng quế, ngổ, tía tô, hạt tiêu, ớt tươi, rượu trắng. Tuy được khuyến cáo là chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại nhưng lại là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là phái mày râu.  Ảnh: vietnamchange.
18. Lẩu dê
Mùa lạnh, ngồi quây quần bên nồi lẩu dê cay cay, thơm mùi sả, hành và nước dùng đậm đà thì không gì bằng. Với món lẩu dê này, bạn có thể ăn kèm đậu phụ, các loại rau, váng đậu rán giòn… và nhâm nhi chén rượu Kim Sơn cay nồng.
19. Cà ri dê
Cà ri dê thơm lừng là món ăn hấp dẫn bất kỳ ai trong tiết trời lạnh giá. Không chỉ thơm mùi cà ri, món ăn còn chinh phục bạn bởi khoai và thịt mềm nhừ, thơm mùi cốt dừa và đậm đà vị dê.
20. Dê nhúng mẻ
Đầu tiên cho dầu ăn vào chảo nóng phi thơm hành tím, sả, cà chua, cho mẻ vào đun sôi, nêm gia vị vừa ăn. Khi ăn cho từng ít thịt dê vào nhúng tái, vớt ra đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó. Dê sau khi nhúng mẻ được ăn kèm với bún tươi, cuốn bánh tráng, khế, chuối xanh, dưa leo, rau sống và chấm mắm nêm rất đậm vị.
Lê Thương

 
Lạ mà ngon với món gỏi củ chuối miền Trung
Dùng củ chuối để làm món ăn Nham thì chỉ có người miền Trung. Nham được làm từ củ chuối, nhưng không phải củ chuối nào cũng chọn làm nham được, mà ngon nhất phải là củ chuối hột, bởi với các loại chuối thông thường phần củ 

Món ngon từ... củ chuối!

Thứ Sáu, 28/10/2011 14:00 GMT+7

Thực vậy, chát xin xít và hầu như không có dinh dưỡng, củ chuối thường được người dân vùng nông thôn dùng để cho lợn ăn. Con người chỉ ăn củ chuối khi đã đói đến cùng cực, không còn gì để ăn, như tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Tuy nhiên, với triết lý ẩm thực là… cái gì cũng ăn được, người dân tại nhiều địa phương đã chế biến củ chuối thành nhiều món đặc sản rất hấp dẫn.

Củ chuối om xương Đại Đồng

Đây là một món ăn khá nổi tiếng, không thể thiếu trong các dịp lễ lạt ở của vùng quê Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội). Nguyên liệu của nó là những củ chuối non, được gọt bỏ phần vỏ sần sùi, bên ngoài, thái lát mỏng và thái chỉ rồi ngâm vào chậu nước có pha dấm mẻ cho chuối trắng và mềm.



Củ chuối om xương. Ảnh: Luckystar_thienthan (Flickr).

Nguyên liệu này sẽ được rửa sạch, làm mềm bằng tay và trộn với tương, mẻ, mắm tôm, gia vị, xương, mỡ lợn. Khi tẩm ướp xong thì đổ nước luộc thịt hoặc nước lã vào cho lên bếp đun từ 45-60 phút, khi nếm thấy củ chuối mềm, ngọt là được. Trước khi bắc nồi xuống, cho vào nồi một ít tỏi đã dập nát, rau mùi tây thái nhỏ cho dậy mùi.

Món ăn này là tổng hỏa của cái bùi, cái béo, cái ngậy, cái ngọt, cái thơm, ăn với cơm hoặc nhắm với bia đều hợp.

Canh củ chuối Ðoan Hạ

Nếu củ chuối om xương là đặc sản của đất Đại Đồng thì canh củ chuối lại là món ngon không thể bỏ qua khi đến vùng quê Đoan Hạ, Phú Thọ. Cách chế biến hai món ăn này có khá nhiều điểm giống nhau.

Nguyên liệu của canh củ chuối Đoan Hạ là những củ chuối tơ mọc ở địa phương. Chúng được gọt sạch vỏ, rửa, bổ ra và thái rất mỏng như sợi miến. Những sợi củ chuối này sẽ được ngâm trong chậu nước có hòa mẻ để làm mất hết chất nhựa chuối.

Sợi củ chuối sẽ được trộn đều với xương sườn lợn băm nhỏ, mẻ, tương ngọt, mắm tôm đồng. Sau khi ngâm chừng 10- 15 phút đổ thêm một bát mỡ rồi bắc lên bếp đảo đều cho săn sợi. Tiếp đó đổ nước lã ngập chừng một đốt ngón tay, đun sôi chừng 10-15 phút thì bắc ra trộn đều với rau xương sông, lá lốt đã thái nhỏ. 

Hương vị ngon lạ của canh củ chuối sẽ gây một ấn tượng khó phai đối với những thực khách được thưởng thức món ăn này.

Gỏi củ chuối

Gỏi (nộm) củ chuối là một món ăn khá quen thuộc ở các tỉnh miền trung và đã được du nhập vào miền Nam. Đây là một món ăn dễ làm, có thể dùng trong bữa ăn hằng ngày cũng như  vào dịp lễ tiệc.

 



Một đĩa gỏi củ chuối. Ảnh: Thanh Niên.

Để làm món này, phần non của củ chuối hột sẽ được rửa sạch và thái sợi, thái xong ngâm ngay vào nước lã cho khỏi thâm, sau đó đem luộc chín, xả với nước lạnh rồi vắt khô. Sau đó, trộn phần sợi này với muối, mì chính, đường, mắm tôm, tôm luộc bỏ vỏ, thịt ba rọi luộc xắt mỏng, đậu phộng rang chín, đập dập, giá trần sơ. Cuối cùng rắc lên trên lá chanh thái sợi và hạt đậu tương rang chín, xay nhuyễn.

Dùng với nước mắm pha chua ngọt, gỏi củ chuối có mùi vị thanh, ăn không ngán, không chứa nhiều đường và dầu mỡ.

Lươn om củ chuối

Đây mà một món đặc sản của vùng đồng bằng Bắc bộ, đã đi vào câu ca dao "Cá rô quyện với nồi rang/Còn như củ chuối, lươn vàng quyện nhau" và xuất hiện tại nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng.
Lươn om củ chuối. Ảnh: Anh Trần.
Với món ăn này, củ chuối hột được rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành sợi nhỏ, đem ngâm với nước lã ngâm mẻ cho đỡ chát và đỡ thâm, sau đó trộn với những khúc lươn đồng nhỏ khoảng 3-5cm. Tiếp đó, bổ sung thêm một số gia vị như vỏ quýt (xắt nhuyễn), mắm tôm, ớt, hành, muối và đặc biệt không thể thiếu một chút mỡ nước cho tăng độ bùi, béo cho món om. Ngoài ra, có thể cho thêm một chút nước củ nghệ để tạo màu sắc, tăng phần hấp dẫn.
Hỗn hợp trên được đun sôi (tốt nhất là bằng nồi đất) cho đến khi nước sánh, lươn và chuối chín mềm là được. Ngoài ra, có thể rắc thêm hành, lá lốt, tía tô, rau thơm, ớt thái nhỏ trang trí lên trên.
Ốc bung củ chuối
Đây vừa là một món ăn khoái khẩu, vừa là một vị thuốc điều trị bệnh tiểu đường, theo lời khuyên của các chuyên gia đông y.
Để làm món ăn này, củ chuối phải thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa, cho vào nồi ninh nhừ, sau đó trộn với ốc bươu, thịt lợn ba chỉ ướp mẻ và nghệ, đậu phụ rán, dọc mùng, khế, mắm tôm và một số gia vị khác… Món ăn này có mùi vị đậm đà, có cứng có mềm, hơi chua hơi chát, hơi cay hơi nhạt, đem lại cảm giác thú vị khi thưởng thức.
Theo Đất Việt



Lươn om củ chuối: Bổ âm, bổ dương


Vào những mùa mưa, nước nổi cũng là lúc lươn vào vụ. Những con lươn to bằng ngón chân cái, vàng ươm trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc bộ. Một trong những món được ưa chuộng nhất là lươn om củ chuối.
Lươn om củ chuối: Bổ âm, bổ dương
"Cá rô quyện với nồi rang/Còn như củ chuối, lươn vàng quyện nhau". Đi vào câu cao dao xưa của người Việt, hương vị đậm đà, dân dã của món lươn om củ chuối còn in đậm trong lòng những người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Lươn đồng sau khi được làm sạch nhớt, mổ bụng, bỏ ruột, bỏ đuôi, chặt từng khúc nhỏ khoảng 3 -5 cm. Củ chuối rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành sợi nhỏ, đem ngâm với nước lã ngâm mẻ cho đỡ chát và đỡ thâm. Theo kinh nghiệm của người vùng Sơn Tây, Thạch Thất (Hà Nội), chọn củ chuối hạt sẽ khử được vị tanh của lươn cho ra vị thơm ngon rất riêng của món ăn.
Trộn lươn và củ chuối đã thái nhỏ, bóp cho quyện với nhau. Cũng có thể cho thêm quả chuối thái lát với mẻ. Tiếp đó, bổ sung thêm một số gia vị: vỏ quýt (xắt nhuyễn), mắm tôm, ớt, hành, muối và đặc biệt không thể thiếu một chút mỡ nước cho tăng độ bùi, béo cho món om. Ngoài ra, có thể cho thêm một chút nước củ nghệ để tạo màu sắc, tăng thêm phần hấp dẫn.
Để giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn, người vùng đồng bắng Bắc bộ thường đun bằng nồi đất nung. Đun đến khi sôi thì cho thêm một ít nước giữ lửa đến khi nước sánh, lươn và chuối chín mềm là được.
Lươn om củ chuối: Bổ âm, bổ dương
Khi món lươn om củ chuối đã xong, có thể rắc thêm hành, lá lốt, tía tô, rau thơm, ớt thái nhỏ trang trí lên trên. Món ăn đạt yêu cầu là khi lươn và thịt phải chín mềm, nguyên miếng. Chuối và củ chuối phải nhừ, nhưng cũng phải nguyên miếng. Nước phải sánh, ăn vừa miệng và có vị chua dịu của mẻ. Mùi thơm, không hề tanh.
Theo kinh nghiệm cổ truyền, lươn có tác dụng bổ âm mạch. Lươn nấu với củ chuối để trung hòa phần bổ âm của lươn với dương tính của củ chuối. Món này dễ ăn, dễ làm và có thể ăn kèm với bún hoặc cơm nên được nhiều người ưa thích. Ngày nay, món lươn om củ chuối đã trở thành món đặc sản có mặt ở nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng.
Theo Đất Việt

Ốc bươu vàng xào củ chuối

Dân trí Điểm tên các món ăn dân dã, vừa ngon miệng lại vừa cung cấp những chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể có lẽ không thể không kể đến món ốc bươu vàng xào củ chuối.

Ốc bươu vàng là loại thức ăn giàu đạm, khoáng và sinh tố... Còn củ chuối theo đông y có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Với các món ăn từ ốc bươu vàng thì công đoạn chọn và làm sạch ốc bao giờ cũng quan trọng nhất. Nên chọn những con ốc to béo, vẫn còn sống.
Ốc bươu vàng xào củ chuối
Ốc bươu vàng xào củ chuối

Ngâm ốc với nước vo gạo khoảng một đêm trước khi nấu. Nếu muốn ốc nhanh nhả hết đất có thể cho vào chậu ngâm ốc vài trái ớt đập dập, chỉ sau vài giờ ốc đã có thể đem ra chế biến.
Rửa lại cho sạch bùn đất bám ngoài vỏ ốc sau đó đem luộc sơ, dùng tăm để khều ruột ốc.
Ốc bươu vàng chỉ lấy phần đầu và đừng quên loại bỏ phần nhân tròn màu đen ở giữa đầu ốc rồi rửa sạch nhớt bằng cách xát với muối, dấm hoặc chanh sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch, cắt miếng vừa.
Ướp ốc với muối, hạt nêm, hạt tiêu, ớt trong khoảng 15 phút cho ngấm.
Lá lốt thái nhỏ. Ớt và lá lốt là gia vị giúp làm mất mùi tanh và làm cho món ốc khi ăn ấm bụng, bớt tính hàn.
         
Củ chuối hột rửa sạch, thái chỉ, ngâm trong nước sạch một lúc (vắt vài ba giọt chanh để chuối không bị bầm đen) vớt ra đem luộc, vắt sơ.
Ốc và củ chuối sau khi sơ chế thì đem xào. Phi hành thơm, cho ốc vào xào chín rồi cho củ chuối, lá lốt vào đảo đều, nêm thêm gia vị cho vừa rồi tắt bếp.
Ốc xào củ chuối ăn kèm với cơm nóng. Thịt ốc dai dai, sần sật, cay nồng. Vị thơm, béo của ốc ngấm vào chuối và lá lốt mang đến một hương vị rất ấn tượng và ngon miệng!
Xuyến Chi - Khánh Hồng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét