Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 87/3 (bộ não)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khám phá bộ não con người - Bộ não tham lam

8 sự thật thú vị về bộ não con người

by / / Bản tin đặc biệt


Nguyễn Hải Đăng

Chia sẻ tri thức- theo tôi là cách bạn thể hiện hiểu biết của bạn về thế giới xung quanh, nhận phản hồi, điều chỉnh và tích lũy thành kiến thức cho riêng mình. Việc chia sẻ kiến thức cho cộng đồng giúp tôi có thêm đam mê , hiểu biết hơn về lĩnh vực mình đang theo đuổi.
Nếu bạn có những phản hồi về những thông tin tôi chia sẻ, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua email: haidang.hup@gmail.com

Editor of NamudInsider
Cơ thể con người là một hệ thống vô cùng phức tạp và hoàn hảo, một kiệt tác vẫn đang ẩn chứa những câu hỏi lớn dành cho các bác sĩ và các nhà nghiên cứu dù cho kiến thức y học không ngừng phát triển trong suốt hàng ngàn năm qua. Kết quả là, các bộ phận cơ thể và chức năng của chúng có chứa những bí ẩn kỳ lạ và ý nghĩa của những bí ẩn đó luôn làm bất ngờ tất cả chúng ta. Trong số các bộ phận của cơ thể, não là bộ phận phức tạp nhất và khó hiểu nhất. Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết, nhưng sau đây là một vài sự thật thú vị mà khoa học đã khám phá được
  1. Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh?
Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh đến và đi từ não bộ vào khoảng hơn 270 km/h (nghĩa là chỉ mất chưa đến 2 phần trăm giây để truyền từ ngón chân lên đến não). Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào bạn có thể phản ứng rất nhanh với những tác động xung quanh bạn chưa, hay tại sao mà chân bạn cảm thấy đau gần như ngay lập tức sau khi bị dẫm phải? Đó là do sự chuyển động siêu tốc của xung thần kinh từ não đến các phần còn lại của cơ thể bạn và ngược lại, mang lại phản ứng với tốc độ của một chiếc xe thể thao đời mới nhất chạy với tốc độ cao.[1]
  1. Não có tỏa năng lượng?
Khi não hoạt động, nó tỏa ra cùng một lượng năng lượng với một chiếc bóng đèn 10 watt. Các hình ảnh quảng cáo mô tả một chiếc bóng đèn phát sáng trên đầu khi ai đó nghĩ ra một sáng kiến lớn thực chất mô tả đúng nghĩa đen của quá trình này. Và bởi não con người luôn hoạt động, nên nó luôn tạo ra năng lượng như một bóng đèn nhỏ không bao giờ tắt, ngay cả khi bạn đang ngủ.[2]
  1. Dung lượng bộ nhớ?
Theo bạn, con người có thể “nhớ” được lượng thông tin lớn bao nhiêu? Câu trả lời có thể sẽ khiến bạn bất ngờ. Các tế bào não của con người có thể nắm giữ lượng thông tin nhiều gấp 5 lần Bách khoa toàn thư Britannica (cuốn từ điển bách khoa toàn thư bằng tiếng Anh lâu đời nhất thế giới). Hoặc bất kỳ cuốn bách khoa toàn thư nào khác mà bạn biết. Các nhà khoa học vẫn chưa có một con số thống nhất, nhưng dung lượng lưu trữ của não bộ về mặt điện tử có thể lên đến 1.000 terabyte. Lưu trữ quốc gia của Anh, chứa hơn 900 năm lịch sử, chỉ chiếm 70 terabytes, một sự so sánh khiến bộ nhớ của bộ não thực sự ấn tượng.
  1. Bộ não thích “ăn” gì nhất?
Đố bạn, các cơ bắp tay, bắp chân hay bộ phận nào tiêu tốn nhiều oxy nhất trong cơ thể? Thật ra, câu trả lời lại là một đáp án khác. Bộ não của bạn sử dụng 20% lượng oxy đi vào máu.[3] Bộ não chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể của chúng ta, nhưng tiêu thụ oxy nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể, điều này khiến nó cực kỳ dễ bị tổn thương khi thiếu ôxy. Vì vậy, hít thở thật sâu sẽ giữ cho bộ não “hạnh phúc trong đại dương oxy”.
  1. Bộ não có ngủ không?
Theo bạn, ban đêm não có nghỉ ngơi như con người? Một cách hợp lý, đa phần chúng ta đều nghĩ rằng quá trình làm việc, suy nghĩ, tính toán phức tạp, tương tác chung của con người trong giờ làm việc sẽ tiêu tốn rất nhiều sức mạnh của bộ não hơn so với việc nằm trên giường. Thực ra, điều ngược lại mới đúng. Ban đêm não vẫn hoạt động và hoạt động nhiều hơn ban ngày. Tức là thời gian khi chúng ta đi ngủ mới là thời gian làm việc tích cực của bộ não. Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích cho điều này nhưng bạn có thể cảm ơn những công việc vất vả và thầm lặng của bộ não trong khi bạn ngủ đã mang lại cho chúng ta tất cả những giấc mơ dễ chịu.[4]
  1. Bí mật về giấc mơ?
Các nhà khoa học nói rằng chỉ số I.Q. của bạn càng cao, bạn càng có nhiều mơ ước. Điều này đúng, những đừng nghĩ rằng nếu bạn không thể nhớ những giấc mơ của mình nghĩa là bạn đang có dấu hiệu xuống tinh thần. Hầu hết chúng ta không nhớ nhiều về những giấc mơ của mình và thật bất ngờ khi biết rằng chiều dài của hầu hết những giấc mơ thường rất ngắn, đôi khi chỉ vào khoảng 2-3 giây.
  1. Làm gì khi bộ não “khát”?
Chúng ta đều quen với những mô hình và hình ảnh bộ não con người thể rắn, màu xám trên truyền hình. Thật ra không phải vậy. 80% trọng lượng của não bộ là nước. Mô não sống là một khối ướt, màu hồng và dạng giống như thạch nhờ vào vô số các máu và hàm lượng nước cao của mô. Vì vậy, lần sau khi bạn đang cảm thấy mất nước hãy uống thứ gì đó để bộ não của bạn đã “khát”.
  1. Não có bị “đau” không?
Nhiều người (trong đó có thể có bạn) vẫn tin rằng não là cơ quan dễ bị cảm giác đau nhất, thế nên loài người (và nhiều loài động vật khác) phải giấu bộ não trong hộp xương sọ dày chắc chắn. Điều này không hoàn toàn đúng. Như đã nói ở trên, bộ não ở dạng mềm giống như thạch và rất dễ bị tổn thương. Thế nhưng bộ não, tự nó không thể cảm thấy đau đớn. Trong khi não bộ là trung tâm tiếp nhận cảm đau đớn khi cơ thể bạn bị tổn thương, nhưng não tự nó không có thụ thể đau và không thể cảm thấy đau đớn. Bạn sẽ thắc mắc tại sao bạn hay bị đau đầu? Đó lại là một câu chuyện khác. Bộ não được bao quanh bởi vô số các mô, các dây thần kinh và mạch máu chứa nhiều các tế bào tiếp nhận đau đớn và đó là câu trả lời cho những cơn đau đầu như búa bổ của bạn.
Nguồn tham khảo:
  1. http://icantseeyou.typepad.com/my_weblog/2008/02/100-very-cool-f.html
  2. http://hypertextbook.com/facts/2002/DavidParizh.shtml
  3. https://prezi.com/grd5b4zys15g/the-human-brain-operates-on-the-same-amount-of-power-as-a-10/
  4. https://www.scientificamerican.com/article/why-does-the-brain-need-s/
  5. http://www.alearned.com/brain/

Não của chúng ta có thể chứa được bao nhiêu GB?


Đây là vấn đề làm điên đầu nhiều nhà khoa học hiện nay. Theo nhận định rằng, những gì chúng ta sử dụng chỉ chiếm chưa đến 10% não bộ, vậy nếu sử dụng 100% thì thật sự não chúng ta nặng bao nhiêu GB?
 
Lời giải đáp cho nghi vấn đầu tiên - khoảng trống bộ nhớ trung bình bên trong bộ não của một cá nhân - sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến bản thân họ. Thông thường, một cá nhân được nhận định là "còn dư" 1 TB bộ nhớ, tương đương khoảng 1.000 GB. Ngày nay, việc sở hữu trong tay một ổ cứng lưu trữ ngoài với dung lượng bộ nhớ gấp đôi như vậy chỉ tốn số tiền chưa đầy 100 USD.
Thế nhưng, có nhiều ý kiến trái chiều lại ủng hộ quan điểm rằng con số gắn liền với khả năng ghi nhớ của não bộ có thể lên đến 100 TB. Giải thích cho điều này, Forrest Wickman đến từ Slate cho biết:
"Trung bình não bộ được cấu tạo bởi xấp xỉ 100 tỉ neuron dẫn truyền thần kinh [Chú thích: thật ra là 86 tỉ, nhưng cứ coi như đó là một phép nói quá]. Mỗi neuron có khả năng tạo lập 1.000 liên kết xung quanh nó, đại diện cho 1.000 khớp thần kinh, làm nhiệm vụ chủ yếu là xử lý và lưu trữ dữ liệu. Thử cấp số nhân lượng dữ liệu đó lên 100 tỉ lần, kết quả sẽ là 1 trăm nghìn tỉ byte tiếp nhận thông tin, tương đương 100 TB".
Tất nhiên, vẫn có vài điểm không hợp lý đằng sau lập luận trên của Wickman. Theo nhận định của ông, mỗi khớp thần kinh có thể chứa đựng 1 byte dữ liệu. Nhưng trong thực tế, lượng thông tin có thể được dẫn truyền không hoàn toàn cố định theo tính chất đầy lý thuyết như vậy. Đơn giản là do hệ thống thần kinh không chỉ tồn tại ở hai hình thức bật/tắt như máy tính, mà còn rất nhiều trạng thái phức tạp khác. Cũng như khái niệm đã được đề cập đến trước đó:
"Khớp thần kinh là một sợi dây kết nối giữa hai neuron: một phần ở phía trước, và phần còn lại ở sau khớp nối. Neuron phía trước phát ra chất dẫn truyền thần kinh, tiếp nhận bởi cơ quan thụ giác tại neuron phía sau để rồi kích hoạt kênh thẩm thấu ion bên trong màng tế bào.
Cụ thể, kênh ion cũng giống như một màng bảo vệ cho neuron: chúng cho phép những nguyên tử điện phân như muối, kali và canxi hấp thụ vào bên trong tế bào, đóng một vai trò thiết yếu trong quy trình kiểm soát và hồi phục tính linh hoạt của khớp.
Tựu chung lại, tất cả những ý kiến trên đều bổ sung cho kết luận rằng khi các neuron kết nối và "giao tiếp" với nhau, đó là cả một quá trình tinh vi, phức tạp chứ không hề đơn giản như một công tắc đơn thuần trên máy tính".
Hầu hết những bộ vi xử lý máy tính được so sánh và mô phỏng lại hoạt động của não bộ dưới hình thức nhị phân - thế nhưng nhận định đó lại không có chiều ngược lại.
Để làm rõ hơn cho điều này, các khớp thần kinh vận hành theo cơ chế tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để có thể đạt được hiệu quả dẫn truyền tốt nhất. Theo như nhiều quan điểm khoa học trước đó, mạng lưới thần kinh vĩ đại của con người vốn sẽ ngày càng phát triển và cải thiện tốc độ xử lý theo thời gian, thế nhưng điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc khả năng lưu trữ cũng dần giảm xuống. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý học Paul Reber đến từ Đại học Northwestern đã ủng hộ quan điểm hoàn toàn ngược lại, với lý thuyết chứng minh vô cùng bất ngờ và sửng sốt:
"Các neuron liên kết với nhau để hỗ trợ xử lý, phân tích được nhiều ký ức và dữ liệu cùng một lúc, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố đáng kể khả năng lưu trữ của não bộ lên đến con số tương đương 2,5 PB (1 PB xấp xỉ 1000 TB). Minh họa cho điều này, giả sử bộ não có chức năng tương tự một đoạn băng video kỹ thuật số, thì 2,5 PB sẽ có thể bao gồm 3 tỉ giờ xem truyền hình liên tục. Chiếc TV "đáng thương" của bạn sẽ phải bật liên tục trong vòng hơn 300 năm để tận dụng hết thời gian đó".
Vậy cuối cùng thì đâu mới là con số chính xác nhất cho câu hỏi nêu ra trước đó? 1 TB? 100 TB? Hay 2.500 TB? Hoặc có lẽ nào toàn bộ ý thức của một người có thể được nhồi nhét vào vỏn vẹn 300 MB - dung lượng chỉ bằng 60 bài hát thông thường - như giả thuyết được đưa ra trong bộ tiền truyện Caprica?
Có lẽ trên đây chỉ là những thắc mắc chẳng liên quan chút nào đến vấn đề thực sự đang diễn ra. Chúng ta đã khẳng định rằng não bộ không hề hoạt động theo cơ chế giống như đầu đĩa ghi hình hay hầu hết hệ thống máy tính, để rồi lại quay cuồng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Một ký ức thường chiếm hữu bao nhiêu phần bộ nhớ của não?

Những ký ức chân thật và chi tiết hơn có "nặng" và nhiều dung lượng hơn hay không? Những kỷ niệm lãng quên thực ra đã bị xóa hay chỉ ẩn giấu bên dưới những thư mục nhỏ trong một ngóc ngách, xó xỉnh nào đó bên trong đầu bạn? Và thêm một câu hỏi nữa trong hằng hà sa số những ví dụ khác: Định dạng file GIF sẽ tương ứng là gì đối với hệ thần kinh?
Có lẽ tốt hơn cả là chúng ta tập trung tìm hiểu về một phạm trù chuyên sâu mà thôi, đặc biệt là khả năng lưu trữ của bộ não vốn được cho là có giới hạn nhất định, do đó chắc chắn sẽ xuất hiện phương pháp nào đó đủ hiệu quả để đo được con số trên.
Đó vẫn đã, đang và sẽ là cả một chặng đường dài, một nhiệm vụ quan trọng gắn liền với nhiều lĩnh vực phong phú và đa dạng như sinh học thần kinh, robot học và khoa học máy tính - đặc biệt là ở những phạm vi giao thoa giữa cả ba ngành nghiên cứu trên.
Câu chuyện khoa học này còn tiếp nối dài và những bí mật về bộ não người sẽ tìm được câu trả lời trong tương lai.
Theo khoahoc.tv

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
a)        Vai trò của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
b)        Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
Loigiaihay.com

Động vật cũng có ý thức?

24/10/2012 14:14 -
Con người không phải là động vật duy nhất sở hữu các chất nền tế bào thần kinh tạo ra ý thức, các loài động vật khác cũng có những chất nền tế bào này.
Động vật có ý thức không? Đây là câu hỏi muôn thuở và vẫn chưa có lời giải đáp.
Charles Darwin đã đặt câu hỏi này khi suy nghĩ về sự phát triển của ý thức. Quan điểm của ông về tính tiến hóa liên tục đã dẫn tới một kết luận rằng nếu chúng ta có cái gì thì các loài động vật khác cũng có cái đó.

Tháng 7 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học tham gia hội nghị tưởng niệm Francis Crick để cùng bàn bạc về câu hỏi còn gây tranh cãi này. Francis Crick là người đồng khám phá ra DNA, đã dành nửa cuối cuộc đời mình nghiên cứu về ý thức và đã xuất bản cuốn sách “Giả thuyết kinh ngạc: Nghiên cứu khoa học về tâm hồn”(The Astonishing Hypothesis: The scientific search for the soul) về đề tài này năm 1994.

Sau cuộc họp, ba nhà thần kinh học nổi tiếng: David Edelman thuộc Viện Khoa học thần kinh ở La Jolla, California; Philip Low thuộc Đại học Standford và Christof Koch ởViện Công nghệ California đã kết luận rằng động vật không phải là con người (non-human animals) đều có ý thức; con người không phải là động vật duy nhất sở hữu các chất nền tế bào thần kinh tạo ra ý thức. Các loài có vú, các loài chim và nhiều sinh vật khác, bao gồm cả bạch tuộc, cũng có những chất nền tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, kết luận này vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Các loài động vật được cho là có ý thức bao gồm các loài linh trưởng, các loài ăn thịt, động vật biển có vú, động vật gặm nhấm và các loài chim. Kết luận này không nói tới các loài cá.

Liệu với kết luận này, các loài động vật sẽ được bảo vệ khỏi những hành động đối xử thô bạo và vô nhân tính?

Hiện nay, pháp luật về quyền lợi động vật không tính đến nhận thức, cảm xúc, tri giác của. Ví dụ, chuột và gà cũng có ý thức nhưng vẫn bị đem ra làm thí nghiệm và các nghiên cứu về ý thức của chúng không mảy may tác động tới Đạo luật về Quyền lợi động vật ở Mỹ. Khoảng 25 triệu động vật được sử dụng trong các nghiên cứu mỗi năm, và 95% trong nghiên cứu này được thực hiện ở Mỹ.

Hiệp ước Lisbon của EU có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2009 đã công nhận rằng động vật cũng có tri giác và kêu gọi các nước thành viên phải “đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền lợi của động vật” trong nông nghiệp, thủy sản, nghiên cứu và phát triển các chính sách không gian.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn hoài nghi ý thức ở loài vật. Trong cuốn sách mới đây của mình, Marian Stamp Dawkins ở Đại học Oxford cho rằng vẫn chưa thể biết thực sự loài vật có ý thức hay không và vẫn nên tiếp tục đặt câu hỏi.

Tác giả bài viết:
Marc Bekoff là giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Colorado Boulder ở Mỹ. Ông đã viết nhiều bài luận và sách về cảm xúc, ý thức ở động vật và bảo vệ động vật.
Hoàng Nhu lược dịch theo Newscientist.com

Nhận thức lại bản chất của ý thức và tâm linh

Hồ Bá ThâmVăn hóa Nghệ An
08:18' SA - Thứ tư, 30/07/2014

Vấn đề đặt ra
Trước sự tác động của khoa học hiện đại cũng như các hiện tượng tâm linh đang tạo ra những nhận thức về ý thức, về bản chất của ý thức và tâm linh, thậm chí có thể dẫn tới thay đổi nhận thức khá quan trọng, có tính cơ bản về vấn đề này. Nhiều câu hỏi đặt ra, nhưng có bốn loại vần đề chính:1) Ý thức có tính vật chất không? có phải là một dạng tồn tại khác đặc biết của vật chất không? 2) Ý thức có phải không đơn thuần là sản phẩm của bộ não người? 3) linh hồn, hiện tượng chủ yếu về tâm linh có hay không, nó ở dạng gì, và có như ý thức người đang sống không? 4) Có hiện tượng đầu thai, luân hồi hay không?
Phải chăng kiên thức cũ về các vấn đề này không lỗi thời? Qủa thật đó là những vấn đề hóc búa nhất của khoa học và triết học xưa và nhất là ngày nay.
Sau đây tác giả bài viết xin trao đổi một số khiá cạnh của vấn đề vừa cơ bản vừa nóng này.
Đúng là, ở Việt Nam có công trình của triết gia Trần Đức Thảo đánh giá cao bằng giải thưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên bản chất của ý thức là gì thì đến nay vẫn còn là vấn đề tồn tại cần được làm sáng tỏ (HBT nhấn mạnh). Phải chăng tùy theo cách nhận thức vấn đề này mà các triết gia xếp thành hai chiến tuyến đối lập - duy tâm và duy vật?Tuy nhiên từ lâu, dù thuộc ý thức hệ nào người ta cũng sẵn sàng tin rằng ý thức, cảm xúc có sức mạnh vật chất to lớn. Sự khác nhau còn lại phải chăng là ở chỗ có người coi ý thức là phi vật chất, họ vạch đường ranh mơ hồ nhưng dứt khoát giữa hai thế giới vật chất và tinh thần? Có lẽ vấn đề nan giải này chưa thể làm sáng tỏ chừng nào khoa học chưa có khả năng khám phá đến cùng cấu trúc của vật chất[1].
Ngày nay dưới ánh sáng khoa học hiện đại về trường vật lý hạ nguyên tử, trường sinh học, trường tâm thần và thông tin cũng như lĩnh vực tâm linh học…, chúng ta thử đặt vấn đề nghiên cứu lại bản chất của ý thức, xem ở đây có gì phải đổi mới tư duy, làm rõ hơn hay không? Tiêu chuẩn xem xét là thực tiễn và hiện thực từ phát hiện mới về khoa học chứ trước hết chưa phải là các luận đề triết học có sẵn. Cần nêu ra giả thuyết. Nếu giả thuyết được chứng minh bằng thực tế và khoa học hiện đại, và giải thích được đa số các hiện tượng khó hiểu, bí hiểm thì nó sẽ có khả là đúng[2].
Theo các nhà khoa học thì từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay đã xảy ra những cuộc cách mạng vĩ đại trong các ngành khoa học cơ bản như Vật lý học, Sinh học và các ngành khoa học khác như Vật lý lượng tử, Cận tâm lý học, Tin học, Vi điện tử, Công nghệ sinh học cao... Trên cơ sở khoa học kỹ thuật phát triển ấy đã đến lúc có thể đặt ra tham vọng tìm hiểu bản chất và vai trò của những cấu trúc vô hình và khung năng lượng của cơ thể con người. Cùng với cơ thể vật lý chúng tạo nên ý thức, tính cách, các khả năng đặc biệt của con người ở trình độ tiến hóa ngày nay.
Ngành Sinh - Y học quan niệm rằng, ý thức là sản phẩm của não bộ, nói chi tiết hơn, ý thức là sản phẩm “cơ - hóa - điện” của “thân thể + não + hệ thần kinh” (Body + Brain + Nervous system, gọi tắt là BBNS). Nhưng chắc chắn không phải theo kiểu mật là sản phẩm của túi mật, tinh trùng là sản phẩm của tinh hoàn, khi người chết thì mật và tinh trùng đầu chết, BBNS chết thì ý thức cũng chết. Các công trình nghiên cứu khoa học Cận tâm lý đã chứng minh bằng thực chứng rằng sau khi thể xác chết phần ý thức - tinh thần vẫn tồn tại ở một dạng khác, ở một nơi khác[3]. Tuy nhiên, vẫn có những nhà khoa học (chẳng hạn TS. Đỗ Kiên Cường) phản đối điều này! Đây là điều rất phức tạp, hóc búa và khó khăn, nhưng không nên đứng ngoài cuộc, bó tay.com.
I- Ý THỨC LÀ KHÔNG PHẢI VẬT CHẤT, KHÔNG CÓ TÍNH VẤT CHẤT?
1- Quan niệm chính thống hiện nay cho rằng ý thức là không phải vật chất, không có tính vật chất. Rằng:“Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có tính vật chất (HBT nhấn mạnh), nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức à sự phản ánh thế giới bởi bộ não con người” (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ý_thức_(triết_học_Marx-Lenin). “Ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà chỉ là “thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người.[4]?
Vậy có mâu thuẫn lôgích chi nói ý thức, một hình thức cao nhất của phản ánh, là một đặc tính của dạng vật chất là óc người?
Phải chăng ý thức (“hình ảnh” chủ quan của thế giới khách quan) thực ra là “một dạng vật chất đặc biệt được sản sinh ra” trong thực tiễn. “Ý thức là dạng vật chất đặc biệt - cơ năng của não người”[5]. Ý thức là một dạng vật chất vô hình, “vật chất ảo”, hay nói chính xác hơn là một đặc tính vật chất đặc biệt, hay một dạng tồn tại khác của vật chất gắn liền với quá trình phản ánh mang tính sinh lý hóa, năng lượng và thông tin vật lý - sinh học, dù rằng nội dung, hình ảnh phản ánh[6]là cái có sau khách thể phản ánh thông qua thực tiễn - lịch sử xã hội.
Phải chăng “Lênin đã sai lầm khi ông tách rời vật chất và ý thức ngay trong giới hạn vẻn vẹn của nhận thức luận”(NHC)?. Không phải, Lênin đã cho răng ngoài sự đối lập vật chất và ý thức thì sự phân biệt giữa chúng chỉ có tính tương đối, nghĩa là thừa nhận sự đồng nhất giũa chúng. Nhưng hầu như sự đồng nhát này chỉ giới hạn ở nội dung, chứ chưa làm rõ tính vật chất giữa chúng. Việc chống chủ nghĩa duy tâm đã làm cho việc quá đề cao, quá nhấn mạnh sự khác biệt, đối lập mà làm mờ sự đồng nhất dẫn đến sự giáo điều về sau này.
Đúng là ngay trong giới hạn nhận thức luận, “vật chất vừa đối lập, vừa đồng nhất với ý thức” hay ý thức vừa đối lập, vừa đồng nhất với vật chất là đúng. Ý thức phải vừa khác biệt với vật chất (hình ảnh, ảo, so với thật), vừa mang tính vật chất (vừa ảo vừa thực - ở chiều sâu mang tính lượng tử). Khái niệm ý thức là vật chất ảo - “một dạng vật chất đặc biệt” là đúng chứ không phải “sai lầm”.
Muốn bàn lại ý thức, thì không thể không làm lại khái niệm vật chất. Vật chất dưới hai dạng: hữu hình và vô hình, cả hai đều khách quan với chủ thể phản ánh. Hình ảnh là dạng ảo. Như vậy có dạng vật chất thật và vật chất ảo. Khi xuất hiện ý thức - vật chát ảo này có tính chủ quan so với cái nó phản ánh. Nhưng từ chiều sâu lượng tử tạo hình ảnh lại là thật và khách quan, như một dạng vật chất dặc biệt. Như vậy ý thức vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan không chỉ xét về nội dung như thường thấy mà cả ở khía cạnh tồn tại. Như vậy, là đã đặt vật chất trong cấu trúc của Tồn tại thực của nó, chứ sao không?
Đó là góc nhìn bản thể luận giữa vật chất và ý thức bị bỏ quên khi một chiều luận về nhận thức luận, mà hiện nay cần phải làm sáng tỏ
Dù khái niệm[7], hình ảnh (A) về miếng thị bò không thể nhậu được, ăn được như miếng thịt bò thật, vì nó chỉ là hình ảnh như hình ảnh trên truyền hình vậy, nhưng khái niệm thịt bò, hình ảnh thịt bò trên ti vi hay trong não người (B) là một tồn tại dưới hình thức một dạng vật chất ảo, là sự kiến tạo bằng năng lượng - thông tin lượng tử (ánh sáng sinh học) gắn liền với quá trình sinh lý hóa. Hình ảnh thịt bò được mã hóa trong não bằng năng lượng - thông tin sao đó để sau đó tiếp tục nhận diện được màu, mùi, chất thịt bò…
Mác nói, “ý thức chẳng qua là vật chất được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó”. Sự di chuyển ấy là có tính năng lượng - thông tin vật lý thành năng lượng thông tin sinh học- ý thức, tuệ thức. Hình ảnh vật chất như vậy là vô hình, ảo, không có khối lượng, trọng lượng… Thật ra ở thế giới hạ nguyên tử khác với thế giới nguyên tử hạ trên nguyên tử (hữu hình), ở đây hạt – sóng là không có khối lượng, trọng lượng, phi thời gian, không gian.
Chúng ta mới chỉ thấy, hình ảnh ở mặt A, hình ảnh - ảo - nó là cảm giác - “ý thức”, khác với vật chất thực, nó có sau, và bị quyết định bởi cái vật chất thực. Thậm chí có khi chỉ dừng lại cái vật chất hữu hình, mà không thật sự chú ý mặt hình ảnh B và cũng bị hình ảnh A ám ảnh, “phi vật chất” mà không thấy hình ảnh mặt B là “có tính vật chất”, một dạng vật chất ảo (hình ảnh) với chính mình (năng lượng- thông tin) và lại diễn ra, không tách rời, thậm chí đồng nhất với vật chất thật - năng lượng - thông tin lượng tử, chứ không phải chỉ là cơ sở của ý thức, nhận thức như có người quan niệm[8].”Ý thức có bản chất vật lý là năng lượng sống[9] (Ý thức = A. B). Vật chất, do vậy không phải chỉ là nguồn gốc của ý thức mà còn là bản chất sâu xa của ý thức. Ý thức có nguồn gốc vật chất mà nói ý thức không có tính vật chất là phi lôgích, không biện chứng, phản duy vật.
Bởi vì thế giới vật chất là duy nhất, ngoài ra không có gì khác, ý thức là hình ảnh của nó, một tồn tại khác của vật chất, nên ý thức cũng thống nhất với thế giới, thống nhất ở tính vật chất của nó. Không thể bỏ qua mặt này của bản thể luận.
Nhà khoa học Toshiko Izutsu (Nhật) thì thừa nhận trong chiều sâu của ý thức, ở phía bên kia của sự vật, tồn tại một cơ sở căn bản phi hiện tượng, siêu hình... (xem SK&ĐS, Xuân Ất Dậu, tr.60). Chung quy sự sống được hiểu là sự tích lũy không ngừng các thông tin, mà nguồn tạo ra thông tin chính là ý thức. Thông tin được chuyển tải bằng năng lượng. Theo Viện nghiên cứu cơ khí chính xác quốc gia Nga ở St.Peterburg cơ sở của thông tin là “trường xoắn” (Torsional field). Bằng những công cụ tân kỳ các nhà khoa học Nga đã đo lường được “trường xoắn”, cũng như chứng minh được vai trò quyết định của nó trong khả năng ngoại cảm của con người. Các tính năng quan trọng của “trường xoắn” là tác động xa, với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng. Như vậy, “thông tin - ý thức”, “năng lượng - vật chất”, là những hòn đá tảng xây nên vũ trụ và đồng thời là những biểu hiện cơ bản của các tính năng của tạo hóa[10].
2- Nếu cứ nói chung chung ý thức không có tính vật chất sao nó có thể ảnh hưởng (hiệu ứng sinh học và hiệu ứng tâm linh[11]) đến các dạng vật chất khác. Chẳng hạn, điếu khiển vi tính bằng suy nghĩ của con người. Dùng suy nghĩ để điều khiển máy tính (xác định bằng thí nghiệm); dùng ý thức điều khiển năng lượng sống để bẻ cong cái thìa cầm trên tay; chữa bệnh từ xa[12]; … Hoặc tiếp nhận năng lượng vũ trụ và các tác nhân vũ trụ như năng lượng sóng hấp dẫn lại tác động đến suy nghĩ, sự thông minh, sáng suốt của con người. Nếu ý thức hoàn toàn phi vật chất (theo nghĩa vật thể thì đúng) sẽ rơi vào một thực tế không lý giải được ý thức xuất phát từ đâu và nó tác động đến hình thái vật chất khác như thế nào? Và như thế sẽ rơi vào nhị nguyên luận chứ không phải nhất nguyên luận duy vật.
Khi ta suy nghĩ (cải biến, chế biến hình ành, liên kết nó, ký hiệu hóa nó, chuyển hóa hinh ảnh, khái niệm) là khi hoạt động của hệ thần kinh TW, là quá trình sinh lý hóa và chuyển hóa năng lượng, truyền tin tác động đến cơ thể. “Hoạt động của ý thức là quá trình du nhập và phát xuất của hệ thần kinh[13]. Đó là quá trình có tính vật chất. Khi ta vui, khi ta buồn thì cơ thể thế ra sinh ra những chất buồn vui, khoái cảm tương ứng. Hình ảnh, khái niệm không có tính vật chất thì không thể lan truyền, nảy sinh các hiện tượng ấy. Hoặc các trường vũ trụ tác động đến óc người, nên trong tuần các ngày thông minh và kém văn minh hơn, hay bị kích động, hưng phấn ít hay nhiều.
3- Đúng là chúng ta chỉ phân biệt vật chất và ý thức trong nhận thức luận và có tính tương đối (A). Còn giữa vật chất và ý thức có sự đồng nhất nào đó từ chiều sâu bản thể vũ trụ, khi xem xét ở khía cạnh, góc nhìn khác (B). Cố nhiên, không thể nói chung chung rằng, ý thức là vật chất. Vì như thế sẽ sai về lôgích và xóa nhòa ranh giới đối lập vật chất - ý thức, xóa nhòa về mặt thế giới quan[14]. Có thể cho rằng, ý thức là hình ảnh chủ quan của chủ thể phản ánh khách thể. Nhưng người ta hay quên rằng, “ý thức chẳng qua là vật chất được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó”. Ý thức là một dạng vật chất vô hình, vật chất ảo được kiến tạo trong óc người. Ảo đối với vật chất bên ngoài nó mà nó phản ánh (được liên kết, ký hiệu hóa, mô hình hóa), nhưng với bản thân nó, với bộ óc thì là vật chất thật (và vật chất thật hóa)[15]. Thế giới khó có gì ngoài vật chất cả, không có gì là phi vật chất, kẻ cả hình ảnh - vật chất ảo (theo nghĩa triết học) cả (chỉ có phi vật thể, thì đã rõ). Luận điểm ấy triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác cũng đã xác nhận. Do vậy, thì với quan niệm mới nói trên chỉ có thể làm rõ hơn vấn đề mà hiện tại chúng ta còn lúng túng thôi.

II- PHẢI CHĂNG CÓ “TRÍ TUỆ VŨ TRỤ” VÀ, LINH HỒN- TÂM LINH
4- Có thể nói gì về quan niệm, “trí tuệ vũ trụ”? Ngày nay ta biết rằng thế giới vô hình sinh ra thế giới hữu hình và các dạng hay đặc tính vật chất chiều sâu (vật chất tối, mịn, dạng dây, bọng sóng, sóng - hạt…, các thông tin di truyền, thần giao cách cảm, năng lượng - thông tin tâm linh…). Các qui luật khách quan điều khiển vũ trụ vật chất. Và thế giới vừa có trật tự và phi trật tự (hỗn độn). thế giới, sự vật, hiện tưởng như có bàn tay vô hình chung điều khiển, bộ óc siêu nhân chỉ huy. “Chúa Trời”, “Đáng Tạo hóa” chăng?[16] Hay trí tuệ vũ trụ? Khi nghiên cứu thế giới lượng tử, gen di truyền, các dạng thông tin, mà thông tin thường gắn với năng lượng, thông tin là đặc tính hay cũng là một dạng vật chất vô hình, nhờ nó “vũ trụ”(Tạo hóa) được điều khiển, tức như có “trí tuệ vũ trụ “vậy[17], nhất là thế giới sự sống. Thực ra trí tuệ (duy lý, lý trí) chỉ gắn với bộ óc con người mà thôi. Nhưng ở con người còn có vô thức, ý thức khác, ở không gian khác, mà sau thời hậu Ánh sáng của Lý trí, thì càng hiểu rõ hơn thế giới vô thức (vô thức vật lý, vô thức sinh học, vô thức tinh thần của cá nhân, cộng đồng…, tức tâm linh nói chung), và siêu thức thì càng thấy ý niệm trí tuệ vũ trụ còn là theo nghĩa ấy nữa.
Ngay “Ý niệm tuyệt đối” của Hêghen, hiểu theo ý nghĩa hình ảnh ảo, “tinh thần vũ trụ” có trước sinh ra thế giới thật, thì ông duy tâm (khách quan) là đúng, nhưng nếu hiểu, nó là thế giới vô hình[18], tâm linh và hạ nguyên tử thì có mặt hợp lý của nó. Từ đó phải chăng ý thức không chỉ là sản phẩm của bộ não con người? Ý thức là sản phẩm của não bộ. Điều đó giờ đây có thể không còn chính xác nữa? Chúng ta sẽ theo dõi tiếp ở các phân tích sau.
5- Ta biết rằng, thế giới mà con người cảm giác, nhận thức được, nó sẽ hiện ra theo cảm quan đó, dù là có sau, ảo ảnh. Ngày nay khoa học vật lý hiện đại cho biết ánh sáng, sóng hay hạt ở cấp hạ nguyên tử ấy là gì là do chủ thể quan sát muốn nó thế (thế giới sóng - hạt là gì còn phụ thuộc vào quan sát của chủ thể). Còn ở cấp độ bình thường thì ý thức là hình chủ quan của thế giới khách quan, tức là hình ảnh do chủ thể tạo ra có thể đúng hay sai ít nhiều với thực tế (phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện). Cho nên nói thế giới, “tồn tại là do cảm biết” (duy tâm chủ quan) là đúng ở giới hạn ấy, còn nếu đẩy tới, ý thức (hình ảnh, bóng, ảo) có trước quyết định cái vật chất thật sẽ như thế (hình ảnh chủ quan) thì sai và rơi vào duy tâm chủ quan là đúng.
Còn triết lý Phật giáo thế giới và vạn vật là “duy tâm biến hiện”. Duy tâm biến hiện theo hàm nghĩa nào? Nếu Tâm là hình ảnh tinh thần (hình ảnh - ảo, không thật) sinh ra thế giới vạn vật thật thì là chủ nghĩa duy tâm triết học. Nhưng nêu Tâm là Không (sóng - hạt, vi tế) sinh Sắc, sinh thế giới, vạn vật thì là chủ nghĩa duy vật triết học. Theo ý nghĩa này thì triết lý Phật giáo phù hợp với khoa học vật lý hiện đại và ngược lại khoa học vật lý hiện đại phù hợp với triết lý ấy của Phật giáo[19]. Chính Ensten đã nhận ra điều này mà ngày nay thì khá rõ khi nhà khoa học bàn về vật lý học và đạo học.
6- Quan điểm nhị nguyên luận triết học là bản chất thế giới là do hai loại vật chất và ý thức, có bản chất độc lập với nhau, không cái nào quyết định cái nào tạo nên thế giới. Đó là sai. Vì ý thức chỉ là hình ảnh của cái vật chất, và nó cũng chỉ là một dạng vật chật ảo. Nên nhất nguyên luận duy vật là đúng. Nếu nói ý thức chung chung rằng, là phi vật chất, không có tính vật chất, nhất là khi xem xét mặt B, nói trên, và cả mặt A nữa, thì sẽ dẫn đến lôgích trong thế giới này có “cái phi vật chất”, sẽ là sai lầm lôgích, mập mờ về mặt thế giới quan. Xét đến cùng không có cái vật chất sinh là “cái phi vật chất” và ngược lại.
Cần chú ý là trong văn minh phương Đông, thì du có nói tới hồn - xác, tâm - thể, nhưng triết lỳ chung, cơ bản, bao trùm, xuyên suốt là “vạn vật đồng nhất thể”, “thiên địa nhân hợp nhất”, “con người là tiểu vũ trụ…”[20]. Điều đó phù hợp với khoa học hiện đại.
Hơn nữa, khoa học hiện đại ngày nay cho rằng, vũ trụ dù siêu vĩ mô hay siêu vi mô là thống nhất, hữu cơ như “cơ thể sống”. Con người là một phần vũ trụ toàn đồ, một phần của “trí tuệ vũ trụ” - thông tin vũ trụ, có tính liên thông.
III- PHẢI CHĂNG Ý THỨC CHỈ LÀ SẢN PHẨM CỦA NÃO BỘ? Ý THỨC LÀ MỘT PHA VẬN ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT? SỐNG - CHẾT VÀ LUÂN HỒI?
7- “Con người là một thành phần của vũ trụ và mang tính toàn đồ vũ trụ. Bất cứ sinh vật nào cũng được hợp thành từ 2 loại vật chất: năng lượng và thông tin. Bản thân con người gồm 2 cơ thể: thân thể (tế bào, mô, cơ quan) và cơ thể năng lượng bao quanh thân thể. Không phải ai cũng nhìn thấy được vầng hào quang trên một số vĩ nhân hoặc thánh nhân, nhưng bản thân nó vẫn tồn tại”.[21]
Về vấn đề “linh hồn” cũng là ý thức và “phi vật chất” cần lý giải thế nào? Các tế bào sống (ví như cái đài, ti vi sinh học, các trạm thu hát hiện đại…) có thể thu phát thông tin. Nhưng có thông tin vật lý và thông tin sinh học - tâm linh[22].
Ta biết rằng, nếu “linh hồn”[23] lìa khỏi xác khi chết và còn suy nghĩ, điều khiển thông tin, nhận biết được, như khi con người còn sống, mà theo cách giải thích triết học hiện nay thì không thể có. Không có ý thức (sống) như thế khi không gắn liền với não người sống. Năng lượng sống phải tồn tại trong môi trường - cơ thể sống.
Nhưng nếu linh hồn cũng là ý thức và có tính vật chất đặc biệt, như nói ở trên, thì linh hồn như một dạng năng lượng – trường- thông tin thoát khỏi cơ thể khi người ta chết. Linh hồn này, nó có thể xâm nhập, tác động vào não người sống (nhà ngoại cảm[24], …), thì có thể họ đọc được và phát thông tin ấy (nửa vô thức nửa ý thức), nên cảm thấy linh hồn còn “suy nghĩ” và nói về tương lai? Hiện tượng gọi là nhập hồn – “ma nhập”- “lên đồng” thì người bị nhập phát ngôn như (của) “hồn ma” (có thể là môt loại ảo ảnh ở chiều sâu vô thức của não - kiểu tưởng tri). Hoặc “linh hồn” ấy ở ngoài não người có thể phát thông tin, nhưng chỉ thông tin mặc định quá khứ - năng lượng - thông tin tàn dư chỉ mang tính vật lý[25] (và cũng phải được đọc bằng não nhà ngoại cảm - nhà ngoại cảm thật, chứ không phải giả danh)[26]. Hình ảnh truyền thanh, truyền hình là sự truyền âm thanh, hình ảnh, điệu bộ, màu sắc (thậm chí cả mùi vị) như thật nhưng đã mặc định, không thể diễn ra khác được, nhưng trong não người sống thì có sự biến hóa vô cùng[27].
Còn thần giao cách cảm là giao lưu thông tin vô thức giữa người thân với nhau khi có cùng tần số cảm ứng. Ngay các động vật nó cũng báo tin với nhau (cấp cứu hay cùng chia vui) và cảm ứng với nhau (thông tin vật lý - sinh học).
Bản chất hiện tượng đầu thai là gì?Chúng ta biết việc chia sẻ dữ liệu, chia sẻ chương trình(mà chương trình đó có khả năng tự cài đặt) giữa hai máy tính thông qua mạng không dây như thế nào? Nhưng quá trình đó đi kèm với quá trình sóng điện từ và năng lượng điện từ. Về phương diện vật lý hiện tượng đầu thai cũng tương tự như thế, đó là kết quả chia sẻ dữ liệu và chương trình tự cài đặt của một người chết đi và một người sắp được sinh ra. Quá trình này đi kèm theo quá trình sóng sự sống và năng lượng sống. Khi con người hay sinh vật chết đi sóng thông tin sự sống sẽ phát ra môi trường xung quanh, đi cùng với nó là quá trình năng lượng, gặp được nguồn thu thích hợp toàn bộ năng lượng này sẽ tập trung vào đó, quá trình này xảy ra rất nhanh[28]. Đây là một cách giải thích phù hợp với bản chất ý thức - tâm linh đã nói trên. Nhưng cần chú ý đây là năng lượng – thông tin vật lý. Do vậy, chúng tôi cho rằng, cần phân biệt trường vật lý - sinh thái (có sẵn trong vũ trụ, là trường cơ sở) này và trường ký ức (trường phái sinh) do hoạt động của con người làm nảy sinh và não bộ ghi nhận lại và “linh hồn” là sự kết hợp hai loại (mặt) trường này [29].
Linh hồn” thực ra còn là sự “nhân cách hóa” trong ký ức ở chiều sâu của não người mang tính vô thức sống động (kể cả khi não thu được năng lượng - thông tin từ người đã chết), như biểu hiện của những giấc mơ, chẳng hạn mà phần nào ta đã rõ. Còn năng lượng - thông tin “tàn dư” của người đã chết thì tự nó không có sự nhân cách hóa đó, nếu không qua óc người sống, nên không có linh hồn, như cơ thể sống, có buôn vui, suy nghĩ, phán đoán bất tử, ngoài cơ thể con người người[30]. Không thể cho rằng vong, linh hồn là “một vật” , hay “một vật sống”, tức có tính hữu hình (và còn suy nghĩ, cảm giác sai khiến, mách bảo), như có người lý giải. Chỉ có người sống mới đọc được thông tin của linh hồn chứ không phải ngược lại.
8- Thế giới nội tâm của con người là thế giới ký ức do vô thức và ý thức các loại tạo nên. Ký ức này tạo nên giấc mơ. Khi suy nghĩ, hoặc khi mơ là hoạt động mang tính sinh - lý - hóa[31], năng lượng và thông tin, phi thời gian và không gian, nó diễn ra tùy theo trạng thái sức khỏe và ký ức đã có, và cả thông tin vũ trụ tác động thế nào đó mang tính vô thức. Lý trí không điều khiển giấc mơ. Khi não có vấn đề thì sinh bệnh thì sinh sự huyên thiên của người điên, tâm thần, và bệnh hoang tưởng, chẳng hạn. Mơ không phài là linh hồn lìa khỏi xác. Mơ là ký ức sống dậy theo qui luật vô thức bản năng - tâm linh. Nhưng giấc mơ thường là một cơ sở mà người đời suy luận ra “linh hồn” (Ăngghen cũng có lý giải này).
Còn khi người chết thì năng lượng sống (sinh học- tâm linh) tắt, có thể chuyển về năng lượng vật lý thoát khỉ cơ thể ở mức nào?[32] (mồ mả người mới chết thường tiếp tục thoát ra năng lượng, “hồn ma” còn theo nghĩa đó). Giấc mơ, hay năng lực ngoại cảm có thể là năng lực “tưởng thức” (theo ông thượng tọa Thích Thông Lạc)[33]. Do vậy, theo quan niệm này là không có linh hồn, vong, thoát khỏi cơ thể tồn tại hoạt động như trong óc người sống[34], chứ không phải không có linh hồn (thông tin đã mặc định). “Là một nhà tu tập thiền định theo Phật giáo, tự bản thân chúng tôi đã trực tiếp truy tìm thế giới siêu hình[35] để thấy, nghe, hiểu biết, thì chúng tôi biết nó từ đâu xuất hiện những hiện tượng đó. Vì thế chúng tôi xác định quả quyết: “Thế giới siêu hình không có, chỉ là năng lực tưởng thức của mỗi con người còn đang sống tạo ra, chứ người chết rồi thì không còn lưu lại một vật gì cả”. Xưa, thái tử Sĩ Đạt Ta khi tu thành Phật, Ngài cũng xác định: “Thế giới siêu hình là thế giới của tưởng tri”.”Linh hồn là do tưởng tri của con người còn sống” (Thích Thông Lạc)[36]. Còn “Tâm linh chỉ được coi là một hiện tượng giống như hiện tượng điện trường, từ trường... chứ không được coi là thế giới. Hiện tượng tâm linh cũng phải tuân theo quy luật nguyên nhân có trước kết quả có sau không ai biết trước được tương lai xa”.[37] Quan niệm như vậy và câu nói rằng “Thế giới siêu hình không có, chỉ là năng lực tưởng thức của mỗi con người còn đang sống tạo ra, chứ người chết rồi thì không còn lưu lại một vật gì cả”, thì có lẽ chỉ đúng một nửa, vì người ta chết đi về thể xác nhưng vẫn còn lưu giữ “trường ký ức” kết hợp với “trường sinh thái”- trường lượng tử, như nói ở trên, chỉ có điều nó không giống như khi ở trong não người đang sống.
Pim van Lommel, bác sĩ chuyên khoa tim người Đan Mạch cũng đồng ý với quan điểm của Greyson. Lommel cho rằng con người không chỉ có một ý thức, trong khi họ đang ở trong tình trạng hấp hối thì những ý thức khác hoạt động và mở rộng phạm vi của nó nhiều hơn so với bất cứ thời điểm nào trước đó. Lúc đó họ có thể hồi tưởng lại những khoảng thời gian xa xôi nhất trong quá khứ và cảm nhận được một cách rõ ràng hơn bình thường sự vật và con người xung quanh. Trong khi đó, thần kinh trung ương của họ vẫn đang ngừng hoạt động. Những giả thiết trên đã đặt ra một sự nghi ngờ đối với kiến thức mà chúng ta đã biết và thừa nhận từ lâu: Ý thức là sản phẩm của não bộ. Điều đó giờ đây có thể không còn chính xác nữa. Bởi vì nếu như vậy, ý thức sẽ không thể tồn tại nếu não bộ ngừng hoạt động. Nhưng các thí nghiệm ở trên thì đều chứng minh cho điều ngược lại (HBT nhấn mạnh). Còn hai học giả của trường Oxford là Stuart Hameroff và Roger Penrose lại giải thích sự tồn tại của linh hồn bằng quá trình lượng tử (HBT nhấn mạnh). Theo hai ông, não bộ con người được chia ra làm hàng tỉ ô siêu nhỏ, các ô này liên kết với nhau thông qua một quá trình di chuyển của các lượng tử. Khi cơ thể một người ngừng hoạt động, máu sẽ không được chuyển đến các ô này, và chúng cũng ngừng hoạt động. Nhưng sự di chuyển của các lượng tử thì không mất đi. Chúng sẽ thoát ra bên ngoài não bộ và ghi nhận những gì tồn tại ở không gian xung quanh (HBT nhấn mạnh). Nếu người đó tỉnh lại, các lượng tử sẽ quay trở lại não và hoạt động với chức năng thông thường của chúng. Những gì chúng ghi lại được khi thoát ra bên ngoài cũng được não bộ tiếp nhận. Và đó là lý do tại sao một người hấp hối nhưng sau đó được cứu sống lại có thể biết được những sự kiện mà anh ta không hề tận mắt chứng kiến hoặc được nghe kể lại. Vậy nếu người đó không tỉnh lại được nữa thì các chuỗi lượng tử đó sẽ di chuyển đi đâu? Tiếp tục mở rộng giả thuyết của Hameroff và Penrose, bác sĩ Ian Stevenson đã nghiên cứu về khả năng các chuỗi lượng tử đó sẽ được tiếp nhận trong bộ não của trẻ sơ sinh, hay nói cách khác đó chính là sự tái sinh! Sau khi Ian Stevenson mất, con trai ông là Tucker tiếp tục theo đuổi giả thuyết này. Tucker tiến hành phỏng vấn rất nhiều trẻ em, trong số đó ông đã tập hợp được 1.400 em có khả năng biết được những sự kiện xảy ra trước khi chúng sinh. Thậm chí một vài em còn có thể kể rất rõ những sự kiện trong cả các giai đoạn phát triển rất sớm của lịch sử loài người (Bí mật của linh hồn)[38]
9-Từ phân tích nói trên, có thể thấy, ý thức hay tâm linh, linh hồn là một dạng/ pha tồn tại khác của vật chất, một dạng/ pha hoạt động khác của vật chất trong dòng chảy vật - năng lượng - thông tin - ý thức. Những hình thức hay hình thái vật - năng lượng - thông tin - ý thức, cả bốn hình thức/ dạng/ pha vận động này cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điểm nút/giới hạn nhất định.
Về các phân chia dạng tồn tại và hình thức vận động của vật chất, ta thường cho rằng có 5 hình thức vận động của vật chất: vận động cơ học (thay đổi vị trí), vận động vật lý (chuyển hóa vật chất- năng lượng), vận động sinh học (phân chia tế bào và trao đổi chất với môi trường), vận động xã hội (thay đổi hình thái kinh tế - xã hội). Nhưng tại sao lại không cho rằng, thông tin - ý thức cũng là một dạng thức. pha tồn tại, vận động nữa, tức thứ 6, của vật chất, dù rằng các hình thức/ pha vận độn cũng có thể bao hàm lẫn nhau? Thậm chí tách ý thức ra như một hình thức/ pha vận động riêng (hình thức/ pha vận động thứ 7 vì ý thức vận động có tính sáng tạo cao mà thông tin hay tiền ý thức (như trí khôn động vật - sinh thức) khó có được). Và ngày nay chúng ta cũng biết ý thức không chỉ do 5 giác quan (của cơ thể hữu hình) mang lại mà là đa giác quan, trong đó có giác quan của cơ thể vô hình - cơ thể năng lượng, điều này phù hợp với 9 thức của đạo Phật.
Theo chúng tôi, nếu dừng lại cách phân chia 5 hình thức vận động sẽ nghèo nàn và khó thấy được tính phong phú đa dạng - đa pha - đa hệ - đa chiều - đa cấp độ - đa nhịp độ - đa sắc màu…, nhất là ở chiều sâu của các dạng/ pha của vật chất, hơn nữa sẽ khó giải thích được sự huyền diệu, bí ẩn… của chúng.
Những cũng có thể có cách phân chia khác, do cách nhìn và tiêu chí khác, như vật chất vô hình và hữu hình, hạt và sóng, vật chất vĩ mô và vất chất vi mô, vật chất thô và vật chất tinh (vi tế), vật chất sống và vật chất không sống, vật chất tối và vật chất sáng, vật chất thật và vật chất ảo, tâm và vật, “vật chất” và quan hệ, “vật chất”- “ý thức” và tâm linh, hoặc vật - năng lượng và thông tin - ý thức, nhưng nhìn chung là “vạn vật đồng nhất thể”, hay “thế giới với các dạng/ pha… nói trên đều “thống nhất ở tính vật chất của nó”. Ta cũng thấy trong tương tác, tương khắc, tương đồng giữa con người và vũ trụ mà tương sinh, tương thành thì vật/ vật chất chuyển hóa thành năng lượng, năng lượng chuyển hóa thành thông tin và thông tin chuyển hóa thành ý thức, hoặc tâm linh - ý thức (ý thức-tâm linh). Mà ý thức cũng có nhiều dạng/ pha/ trình độ: sinh thức, vô thức, tâm thức, tuệ thức, siêu thức…
Theo chúng tôi, ý thức có thể nhìn từ hai cấp độ (nếu nhìn chỉ một cấp độ là thiếu sót lớn):(1) ý thức (vật chất ảo) có sau vật chất thật và do vật chất (thật) quyết định (hình ảnh được phản ánh thì có sau cái phản ánh, bị quyết định từ nó); (2) là hình thức tồn tại đồng thời giữa vật chất và ý thức - năng lượng và thông tin (vật - tâm, tâm - vật, như quan niệm Đạo Phật, hay vật - năng lượng và thông tin, như quan niệm vật lý học hiện đại gồm cả vật lý học sự sống[39]). Chính V.I.Lênin cho rằng ngoài sự đối lập giữa vật chất và ý thức (1), thì sự phân biệt giữa chúng (2), nhất là khi xem nó ở chiều sâu, bản chất là rất tương đối đó sao?
Khi con người chết đi thể xác biến thành tro đất, nhưng năng lượng - thông tin - ý thức lại biến thành cái mà ta gọi là “hồn” hay tâm linh (nghĩa hẹp). Còn khi sinh ra không chỉ là từ vật chất sống(tinh trùng) mà còn là từ năng lượng - thông tin (tức ý thức nguyên thủy- sinh thức) không chỉ từ cha mẹ mà còn từ môi trường vũ trụ - thiên địa. Nhận xét của nhà khoa học thực nghiệmn, như đã dẫn, cho thấy: “Khi cơ thể một người ngừng hoạt động, máu sẽ không được chuyển đến các ô này, và chúng cũng ngừng hoạt động. Nhưng sự di chuyển của các lượng tử thì không mất đi. Chúng sẽ thoát ra bên ngoài não bộ và ghi nhận những gì tồn tại ở không gian xung quanh”
Đúng là “Chung quy sự sống được hiểu là sự tích lũy không ngừng các thông tin, mà nguồn tạo ra thông tin chính là ý thức. Thông tin được chuyển tải bằng năng lượng”.”Linh hồn cũng là một loại từ trường, nhưng lại là một loại từ trường có ký ức, nó mang theo tất cả thông tin khi Thể Xác còn sống. Nói cách khác: Linh Hồn là một phức hợp của một loại Trường Sinh Thái + Trường Thông Tin”.
Ở đây vẫn có quy luật bảo tồn vật chất- năng lượng - thông tin - ý thức. Ý thức như là hình thức cao nhất của thông tin, nó là sự phức hợp thông tin sinh thái và thông tin ký ức và thông tun sáng tạo. Phản ánh là ghi chép lại. Thông tin là di chuyển, kiến tạo, tạo hệ hình, và chuyển hóa. Thông tin là kết quả của phản ánh và hình thức cao của phản ánh. Có người, GS Phạm Ngọc Quang (xem Tạp chí nghiên cứu tôn giáo) quan niệm rằng, với sự kiện trao đổi giữa “nhà ngoại cảm và người âm”… thì hình như lý thuyết phản ánh đã bất lực. Rõ ràng là cần cả lý thuyết thông tin, lý thuyết lượng từ, lý thuyết bản chất sự sống…mới làm rõ được hiện tượng tâm linh nói cung và “linh hồn” nói riêng, như chúng tôi đã phân tích nói trên (từ Vật lý học, Sinh học và các ngành khoa học khác như Vật lý lượng tử, Cận tâm lý học, Tin học, Vi điện tử, Công nghệ sinh học cao...)!
Tóm lại, ý thức hay vô thức - tâm linh cũng chỉ là hiện tưởng của thế giới vật chất duy nhất, xét đến cùng có bản chất vật chất[40]. Ngày nay, việc nghiên cứu tâm linh – trường sống đang làm rõ hơn vấn đề này. Triết học Mác ngày nay không thể đứng ngoài cuộc, để khắc phục, vượt qua những nhận thức có thể không còn đúng nữa, nếu không sẽ trở nên giản đơn, lạc hậu, giáo điều.
Với phát hiện vấn đề thực tiễn trong đời sống xã hội và nhận thức luận, triết học Mác đã hình thành nên chủ nghĩa duy vật thực tiễn (cũng có khi gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử). Nhưng với gian, chúng ta ít chú ý (thậm chí có mặt còn bài xích) chiều sâu của lý thuyết vật lý hạ nguyên tử với đạo học, nhất là lý thuyết sinh học, gen di truyền, coi thường góc độ năng lượng sự sống - tâm linh[41]. Nhưng hiện nay đang thay đổi tư duy và chú ý nghiên cứu các hiện tượng khó khăn này. Ngày nay, trên ý nghĩa đó, theo tôi, có thể nói đang hình thành “chủ nghĩa duy vật tâm linh”[42]! Đây phải là một phương diện mới của triết học Mác hiện đại, hoặc là một lý thuyết triết học mới cần xây dựng, giải thích các hiện tượng “tâm linh” nếu các nhà triết học và nhà khoa học hiện nay làm rỏ những điều này (mà ý kiến đang đối lập nhau). Bởi vì, với phát hiện mới, có ý nghĩa khoa học rất cơ bản, và có ý nghĩa thời đại thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thái của mình.
Trên đây, là một số vấn đề tôi muốn nêu lên, thử gợi mở để thảo luận (chưa hoàn chỉnh) góp phần vào kích thích suy nghĩ, đổi mới tư duy và phát triển triết học hiện nay. Có như thế chúng ta mới chống được sự giáo điều và lạc hậu về lý luận, trước hết là về mặt triết học. Sai lầm, hay chưa chuẩn xác có thể có, nhưng không có sai thì không có đúng, vậy mong các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu triết học chỉ ra và làm rõ hơn./.

[1] Theo: GS. Đoàn Xuân Mượu http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=140&boy=15&it8x=27&title=Tim-hieu-ban-chat-cua-y-thuc.html#.U5jyGXY0-zo
[2] Sự trình bày sau đây, là tiếp tục công việc thu hoạch, đọc, nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này hơn 30 năm nay. Nhưng dù sao cũng chỉ mang tính giả thuyết.
[3] Theo: GS. Đoàn Xuân Mượuhttp://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=140&boy=15&it8x=27&title=Tim-hieu-ban-chat-cua-y-thuc.html#.U5jyGXY0-zo
[4] (Giáo trình triết học Mác – Lênin. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. tr.344). Dừng lại cách lý giải còn đơn giản, có mặt lỗi thời này sẽ không thấy nghĩa được nhiều hiện tượng phức tạp của ý thức và tâm linh, như thực tế đã biết.
[5] Xem thêm Các nguyên lý triết học Mác (của tác giả Trung Quốc, Nxb CTQG ấn hành, 2006, tr.150, 151- 152.Tất nhiên, ở đây, không phải như cách hiểu biệt xưa “gan tiết ra mật”, hay là một dạng hạt.
[6] Có người cho rằng, hiện tượng tâm linh, vong đã vượt ra khỉ lý thuyết phản ánh của Lênin. Thực ra, nếu hiểu theo nghĩa rộng, gồm cả lý thuyết thông tin, năng lượng sống thì về cơ bản vẫn là phản ánh-thông tin, kiến tạo, sáng tạo hiện thực, tuy nhiên nếu chỉ là cấp độ vật lý thì không đủ… Nhưng, theo chúng tôi, HBT, vấn đế là ở chổ, phải hiểu rõ thuyết năng lượng sống – vật lý sự sống mới hiểu được bản chất chiều sâu của ý thức.
[7] Các khái niệm triết học hiện nay rất mù mờ, vì vậy một khái niệm được giải thích rất dài dòng, và để hiểu được các giải thích này được cặn kẽ lại phải phân tích giải thích sâu hơn nữa. Hiểu được cặn kẽ các khái niệm là điều không thể. Để bàn được với nhau, chúng ta đành phải đồng thuận với nhau một cách hết sức tương đối ở một mức độ nào đó (Đạo Trường, 00:25 Ngày 11 tháng 05 năm 2014).
[8] Nếu chúng ta quan niệm tri thức và ý thức như hiện tượng tinh thần không tồn tại lơ lửng ở bên ngoài và tách rời khỏi mọi dạng bất kỳ của vật chất, thì chúng ta buộc phải thừa nhận bộ óc người đang sống chỉ là một dạng và, phải chăng, chỉ là một dạng thô trong số các dạng tồn tại khác nhau của vật chất thực hiện chức năng làm tiền đề tự nhiên cho sự tồn tại và hoạt động của ý thức.
(http://vembacafe.com/newsdetail.aspx?cate1=152&cate2=153&msgId=2624).
[9] http://www.khoahoc.com.vn/cong-trinh/30858_Hoan-thanh-tac-pham-thong-nhat-tam-linh-va-khoa-hoc.aspx?pageid=2.
Sự tương quan của Linh Hồn và Thể Xác cũng như sự tương quan của làn sóng điện từ và chiếc máy radio. Linh hồn cũng là một loại từ trường, nhưng lại là một loại từ trường có ký ức, nó mang theo tất cả thông tin khi Thể Xác còn sống. Nói cách khác: Linh Hồn là một phức hợp của một loại Trường Sinh Thái + Trường Thông Tin …Thế giới là do vật chất tạo thành, trong đó bao gồm nhiều chiều không gian trong đó, và linh hồn; mà ma quỷ, linh hồn và không gian nhiều chiều cũng là một loại vật chất mà con người không thể trông thấy được; trong tương lai khi khoa học đã nhận biết và sử dụng được trường tổng hợp đặc biệt của linh hồn này, thì ngày đó lịch sử của thế giới nhân loại sẽ có một cuộc thay đổi cải cách to lớn .....(http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=362&boy=15&it8x=27&title=Su-ton-tai-cua-Linh-Hon.html#.U5jU7XY0-zo)
[10] http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=140&boy=15&it8x=27&title=Tim-hieu-ban-chat-cua-y-thuc.html#.U5jyGXY0-zo
[11] Và cũng có tác giả VN luận giải và đặt ra câu hỏi nghi ngờ này dưới góc nhìn khoa học hiện đại và triết học Phật giáo.
[12] Một số rất ít người trên thế giới có thể dùng ý thức điều khiển năng lượng sống để bẻ cong cái thìa cầm trên tay. Điều này có thể hiểu thông qua tính chất chuyển đổi năng lượng sống thành năng lượng cơ dưới sự điều khiển của ý thức.Một số nhà ngoại cảm có thể chữa bệnh cho người khác từ xa mà không cần thuốc. Giải thích điều này nhà ngoại cảm dùng sóng sự sống xác định tọa độ người bệnh sau đó là quá trình thu phát năng lượng sống giữa hai vật thể. Người tập yoga ít ăn, ít thở vì họ có khả năng hấp thụ trực tiếp năng lượng sống từ vũ trụ (http://www.khoahoc.com.vn/cong-trinh/30858_Hoan-thanh-tac-pham-thong-nhat-tam-linh-va-khoa-hoc.aspx?pageid=3).
[13] Các nguyên lý triết học Mác (của tác giả Trung Quốc, Nxb CTQG ấn hành, 2006, , tr. 151-152
[14] Có người cho rằng, “Các triết gia của mọi thời đại do bi hạn chế về lập trường nên đã chia rẽ thành 02 trường phái DUY TÂM & DUY VẬT, nhưng tất cả đã quên 01 điều "sự thống nhất giữa các mặt đối lập ". Tất cả các nhận định cua triết gia về thế giới đều đúng nhưng vì chúng ta chưa có cái nhin tổng thể nên ngộ nhận chúng mâu thuẫn với nhau. Thật ra chúng là 02 mặt đối lập trong 01 thể thống nhất " SIÊU DUY THỰC ".Vật chất và Ý thức cùng xuất hiện 01 lúc , không hề có cái này xuất hiện trước cái kia”(/nd/con-nguoi-1/tim_hieu_ban_chat_cua_y_thuc/default.aspx). Nói thư thế, rằng “Vật chất và Ý thức cùng xuất hiện 01 lúc , không hề có cái này xuất hiện trước cái kia”, theo chúng tôi chỉ đúng ở góc độ năng lượng- thông tin, năng lực phản ánh nói chung= “ý thức” (tự nhiên) thì cùng với vật chất là đồng thời, cấp 1, nền tảng. còn ý thức cấp độ 2 ở “hình ảnh” thì nó là cái có sau cái nó phản ánh. Ở ý thức con người có cả hai loại ý thức đó, mới đúng. (HBT)
[15] Theo triết Phật, đời không có gì thoát ra ngoài vật chất. Không có chuyện Phi vật chất, vì suy cho cùng Phi vật chất cũng chính là vật chất. Cũng không có gì thoát ra ngoài tinh thần, suy cho cùng phi tinh thần chính là tinh thần. Vật chất là vô cùng, nên bản chất của mọi sự vật hiện tượng đối với con người là vô định (không thể xác định, bản chất là Không). Bản chất Không của vật chất thể hiện (nói cách khác, vật chất tự thể hiện mình) trong ý thức người qua những tính chất .Có hai tính chất cơ bản: lọai tính chất con người có thể cảm nhận được, nhận thức được (tính chất Có - nói gọn là Tánh Có). Lọai tính chất mà con người Không thể cảm nhận được (Tánh Không)….Có lọai vật chất có tính chất con người không cảm nhận được hoàn toàn, đối với con người bình thường cái đó không tồn tại trong vũ trụ này, Với nhà triết học cái đó vẫn tồn tại và họ vẫn luôn bàn về cái đó. Lưu ý rằng ngay từ khái niệm cơ bản nhất của đức Phật về bản chất thế giới, đã có sự can dự của khái niệm về cảm nhận của ý thức trong đó. Tồn tại Ý thức và tồn tại ngoài ý thức (Vật chất- khái niệm mọi người hay sử dung) là hai tính chất như hình với bóng, không thể tách rời . Không có ý thức mọi chuyện đều vô nghĩa. Chúng ta tồn tại với tư cách là một người, chúng ta bàn luận với nhau..tất tần tật mọi chuyện đều có sự can dự của ý thức. Không có ý thức, không có các khái niệm bản chất, hình thức, sự vật hiện tượng không có ý nghĩa, sự vật hiện tượng có mà như không tồn tại. Nguồn gốc của ý thức trong đầu một người là tồn tại vật chất ngọai cảnh. Nhưng cấu tạo và diễn biến của ý thức trong đầu thì không phải là vật chất ngoại cảnh đó mà là vật chất khác. (Đạo Trường)
[16] Ngày nay vẫn có người, viết sách và xuất bản cho rằng, thế giới, vũ trụ bị điều khiển bới “Đấng Tạo hóa” (Chúa Trời), và 5 nền văn minh (4 nền văn minh đã bị hủy diệt) trong lịch sử trái đất và loài người là do “Đấng Tạo hóa”thí nghiệm, tạo ra.
[17] Đoàn Tuấn (sau khi đọc sách “Con người thoát thai từ đâu”) đã cảm nhận về các dòng thông tin như sau: Tôi rất thích giả thuyết "con người xuất hiện nhờ sự cô đặc của các dòng sóng mang thông tin, có năng lượng tâm linh" (“Con người thoát thai từ đâu”). Điều này kích thích cảm giác về sự tồn tại của nhiều kênh truyền tin khác nhau hay là các dạng thể hiện khác nhau của cùng một môi trường thông tin duy nhất. Lịch sử đã ghi nhận sự khám phá của nhân loại về các kênh truyền tin khác nhau. Trong số đó có những kênh truyền tin ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông được chúng ta khai thác thông qua các thiết bị viễn thông; có những kênh truyền tin được sử dụng trong lĩnh vực tâm linh mà chỉ một số nhà tâm linh có khả năng đặc biệt mới khai thác được. Tuy vậy, tôi chưa thể cảm nhận được mối liên hệ giữa "năng lượng tâm linh được sinh ra từ mạch ngầm" với năng lượng sinh học được chuyển hoá trong quá trình sinh trưởng của sinh vật hay tất cả được sinh ra từ một nguồn duy nhất. (Đoàn Tuấn).http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/chung_ta_thoat_thai_tu_dau/default.aspx
[18] Nhà vật lý vũ trụ nổi tiếng, chuyên viên khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ NASA Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trịnh Xuân Thuận cùng tiến sĩ Monmerle khi nghiên cứu độc sáng của các vì sao đã chứng minh rằng: với độ ánh sáng như thế thì lượng vật chất vũ trụ phải gấp 10 lần vật chất biết được. Như vậy, còn một lượng vật chất chưa biết nhiều gấp chin lần vật chất đã phát hiện. Họ đi đến kết luận : sự tìm hiểu bản chất của loại vật chất vô hình này là một thách đố khủng kiếp đối với trí tưởng tượng của chúng ta…Nhà vật lý thiên tài Einstein đã tiên đoán về sự tương đương giữa vật chất và năng lượng. vật chất là năng lượng cô đọng lại, còn năng lượng là vật chất bị phân tán ra. Khi nghiên cứu sự sống, chúng ta thấy rằng mọi cơ thể sống đều được cấu tạo bởi thành phần : năng lượng và thông tin. Trong khi đó vật chất vô sinh chỉ có năng lượng mà thôi.
(http://phongthuyminhnhat.com/tai-lieu-hoc-thuat/24/nang-luong-vu-tru-va-nang-luong-sinh-hoc.html).
[19] Biết được cấu tạo và cơ chế vận hành ý thức người ta có thể làm cho mình thấy được cụ thể một tồn tại không có thật trong tự nhiên, hoặc biến một tồn tại thành một ra một tồn tại khác. Phật nói muôn sự tại tâm một phần cũng là vì vậy. Sự thật chúng minh điều đó. Mấy đứa bị ngáo đá, không hiểu chất ma túy vào trong đầu người ta làm biến đổi môi trường ý thức như thế nào mà làm con người thấy được nhiều tồn tại không có trong thực tế (y khoa gọi là ảo giác, dị cảm). Có đứa chợt thấy người yêu của mình là con thú nguy hiểm, là kẻ thù, là quỷ liền rat ay sát hại. Nhiều thuốc trị bệnh gây ảo giác, uống vào tự nhiên làm người bệnh thấy đủ thứ quái lạ: cá giãy đành đạch trên vai mình, vàng miếng đầy trên sàn nhà, bản nhạc thân quen trỗi dậy, mùi này mùi kia, cảm giác ăn cả vốc ớt….vv, rất nhiều , và rất thực. Trong lúc ảo giác, ở mọi chuyện khác ý thức người ta vẫn hòan toàn bình thường và minh mẫn. Rõ ràng là khi ta tiếp xúc với ngọai cảnh, ngọai cảnh tác động làm biến đổi môi trường ý thức trong ta, định khuôn môi trường ý thức ở một dạng tương xứng đặc hiệu nào đó dẫn đến kết quả là ta thấy được, nhận thức được ngọai cảnh đó. Bây giờ các nhà khoa học muốn làm ngược lại: biến đổi môi trường ý thức để cho con người thấy được một cách sống động rất thực cái mà ngọai cảnh không có.Ta có thể thấy được mẹ mình hiện ra trước mắt, nói chuyện với mẹ mình một cách sống động dù rằng bà đã mất từ lâu. Đó cũng là lý do các nhà khoa học đang tìm tòi cách chế ra những viên thuốc ngôn ngữ, uống vào là khỏi cần học mà vẫn có thể nói lưu lóat một ngọai ngữ mình cần. .. Những câu chuyện Phật giáo kể về các nhà sư có thể chui vào đầu người khác xem họ suy nghĩ gì giống như đám hacker chui vào máy vi tính người khác, ngày xưa coi là chuyện hoang đường. Nhưng ngày nay thì không là hoang đường nữa. Các nhà khoa học chế ra những máy móc điều khiển bằng suy nghĩ. Như vậy các máy móc đó đã đọc được suy nghĩ của con người. Một người đương nhiên là cao cấp hơn các máy đó, con người có khả năng đọc được ý nghĩ người khác. Mỗi người đều sáng tạo ra một thế giới riêng của mình, chân lý này bị che lấp bởi cái chung có vẻ tương đối giống nhau. Vì cái chung chung đó người ta mới lầm tưởng có tồn tại khách quan ngoài ý thức (Đạo Trường).
[20] Tôi đã viết một số bài về chủ đề này, trong đó có bài “Con người tiểu vũ trụ - con người sinh thái, con người tâm linh” (xem Hồ Bá Thâm, Phương pháp luận duy vật nhân văn- nhận biết và ứng dụng, Nxb Văn hóa – Thông tn, 2005)…Hoặc xem http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=129&boy=15&it8x=27&title=Con-nguoi-sinh-thai--Con-nguoi-tam-linh.html#.U2NdAMGpx24
[21] http://phongthuyminhnhat.com/tai-lieu-hoc-thuat/25/nang-luong-sinh-hoc-va-luan-xa.html
[22] Hiểu rõ về ý thức, chúng ta sẽ hiểu rõ hiện tượng “ngọai cảm” đang rầm rộ ở Việt nam. Vì cơ thể con người cấu tạo bởi phần vật chất tánh có và phần vật chất tánh không. Khi chấm dứt tồn tại một kiếp người, phần tánh có phân rã chúng ta nhận thức được bằng các giác quan thông thường, cho đến khi chúng chuyển sang miền tánh không. Còn phần tánh không sẵn có từ lúc sinh ra thì không thể cảm nhận. Nhà ngọai cảm thật sự là người có thể có thêm một giác quan nào đó, cảm nhận được một phần vật chất tánh không nào đó. Dưới tác động của vật chất miền tánh không, môi trường ý thức bị biến đổi, bộ phận tưởng thức họat động làm ra những hình ảnh, những bộ phim như thật mà thực tế hòan toàn không phải vậy. Tức là hình ảnh thế giới linh hồn mà Phan Thị Bích Hằng kể ra là sản phẩm mà tưởng thức đã tưởng tượng, chế tác từ những thông tin tánh không đã nhận được phối hợp với kiến thức kinh nghiệm của bản thân lưu trữ trong miền nhớ. Tất cả chỉ là mộng tưởng và ảo tưởng. Hiện tượng lên đồng cũng vậy. Do đó có những điểm giống thật, nhưng phân tích kỹ thì đầy những sai lầm và mâu thuẫn. Cần phải phân định rạch ròi rằng có thể có ngọai cảm, có thêm giác quan ngoài ngũ quan thông thường nhưng không có thế giới linh hồn. Vấn đề này thì ngay cả đức Dạtlai latma cũng đã sai lầm, rất dễ phản bác. Nhiều người thấy đức Datlai Latma có khả năng chủ động luân hồi nên coi ông ấy như thánh như thần lại cũng sai nốt. Mục đích của Phật học không phải là luân hồi, đối với tôi tu học để có khả năng tự luân hồi là việc làm ít ý nghiã tốn thời gian, tôi không quan tâm (Đạo Trường).
[23] Về Hồn, không rõ các cụ ta xưa kia xác định ba hồn là những hồn nào? quỷ thần hai vai và trên đầu? Thuật ngữ ngày nay ta biết thì đó là Sinh hồn, Giác hồn, và Linh hồn. Có thể xem Sinh hồn tương ứng với phần nhỏ và thô nào đó của hệ thần kinh thực vật, Giác hồn với hệ thần kinh động vật, còn Linh hồn là nguyên lý tồn tại và động lực học của cả hai (http://www.chungta.com/nd/con-nguoi-1/tam_linh_la_gi/default.aspx).
[24] Ngoại cảm, tâm linh là gì?Theo quan niệm chính thức trong lĩnh vực dị thường học, ngoại cảm ESP (Extra-Sensory Perception) là sự cảm nhận không dùng năm giác quan quen thuộc. Nói cách khác, đó là giác quan thứ sáu. Ngoại cảm được chia thành bốn phạm trù: Thần giao cách cảm, thấu thị (hoặc thấu thính), tiên tri và hậu tri. Thần giao cách cảm (telepathy) là khả năng đọc ý nghĩ của người khác. Thấu thị hoặc thấu thính (clairvoyance hoặc clairaudience) là khả năng nhìn xuyên tường hoặc nghe được những âm thanh mà tai không nghe được. Tiên tri (precognition) là khả năng thấy một sự việc trước khi nó xẩy ra. Còn hậu tri (retrocognition) là khả năng giải đoán quá khứ, chẳng hạn biết “kiếp trước” của một người nào đó. Thuật ngữ tâm linh trong lĩnh vực dị thường học được chia thành ba nhóm chính: Ngoại cảm (như trên); viễn di tâm học (psychokinesis), tức sức mạnh tâm trí trên vật chất, như bẻ cong thìa bằng ý nghĩ; và liên lạc với người chết. Theo tâm linh luận, một quan điểm tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết, giới đồng cốt là những người có thể liên lạc với cõi âm. Chính vì vậy “ngoại cảm tìm mộ” là cách nói sai. Khi tìm mộ, Phan Thị Bích Hằng và các “nhà ngoại cảm” khác dùng mọi giác quan để tìm hiểu thông tin, nên đó không phải là ngoại cảm (giác quan thứ sáu). Chính xác hơn, họ là cô đồng hoặc cậu đồng, tức người có thể “gọi hồn” hoặc “áp vong”. Có thể làm sang cho họ bằng cách gọi là “nhà tâm linh”, chứ cách gọi “nhà ngoại cảm” thì hoàn toàn sai lạc so với bản chất của vấn đề. (theo Đỗ Kiên Cường,http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/ts-do-kien-cuong-tat-ca-ngoai-cam-tim-mo-deu-la-lua-dao-n20131030105442933.htm)
[25] Về hiện tượng xem bói của các nhà ngoại cảm chẳng hạn. Tạm giả thiết rằng những gì con người đã trải qua thông tin về nó sẽ được lưu giữ ở đâu đó trên bộ phận của con người (cơ chế phát thông tin và lưu trữ thông tin ở đâu hiện nay khoa học chưa chỉ rõ được) gặp những người có khả năng đặc biệt gọi là các nhà ngoại cảm người ta có thể đọc lại được thông tin trong quá khứ đó.Vì họ biết những vấn đề trong quá khứ, nhà ngoại cảm nói một số chuyện trong tương là người dân cũng tin vì người ta nghĩ rằng quá khứ mà đúng thì tương lai sẽ đúng. Nhưng thực tế là người ta không thể nói đúng được ngày mai bạn nhất định sẽ làm gì? Nếu họ bảo ngày mai nhất định bạn đi chợ thì bạn chỉ cần cố tình không đi chợ là lời nói của nhà ngoại cảm đó sẽ sai. Có nghĩa là sự thể hiện của con người như thế nào trong tương lai các nhà ngoại cảm cũng không thể biết được (http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/30529_mot-so-gia-thiet-khoa-hoc-lam-sang-to-hon-ve-the-gioi-tam-linh.aspx).
[26] Khi người đó chết thì ý thức vẫn còn (ý thức được tạo ra từ khi còn sống nhưng không phát triển thêm), và sóng sinh học vẫn còn vẫn lưu trữ trong xương cốt (hay đâu đó). Trong sự so sánh trên thì sinh lực ví như củi; mạng sống ví như lửa; ý thức ví như hơi ấm, sóng sinh học ví như tia hồng ngoại. Để lâu hơi ấm bị mất do đó để lâu thì những cơ quan bộ phận lưu trữ thông tin dưới dạng sóng sinh học cũng sẽ mất đi. Trong khi tìm hiểu về sóng vô tuyến ta biết nguồn thu bắt sóng được nguồn phát khi hai nguồn phải cùng tần số. Ta giả thiết trong việc cảm nhận sóng sinh học cũng có một số điều kiện nhất định…. Hiện nay khoa học trên lĩnh vực này chưa phát triển để có khả năng thu nhận và xử lý thông tin sự sống, thông tin ý thức. Cái thế giới gọi là thế giới tâm linh không phải là thế giới của ma quỷ thần linh, thế giới đó chỉ là bộ phận của thế giới vật chất mà chúng ta đang sống, nói đúng hơn nó chỉ là hiện tượng vật chất phát ra từ vật chất sống. Tổng quát mà nói mọi thế giới đều là một thế giới, chỉ có một thế giới vật chất mà chúng ta đang sống. Các hiện tượng bí ẩn không phải là hiện tượng ma quỷ, thần linh mà chỉ là hiện tượng vật chất. Kết luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn giữ nguyên giá trị: Không có lực lượng siêu nhiên nào tác động ảnh hưởng hay quyết định đến thế giới của chúng ta. Thế giới tâm linh chỉ là một hiện tượng vật chất do những vật thể có sự sống phát ra.(http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/30529_mot-so-gia-thiet-khoa-hoc-lam-sang-to-hon-ve-the-gioi-tam-linh.aspx).
[27] Hiểu rõ về ý thức, chúng ta sẽ hiểu rõ hiện tượng “ngọai cảm” đang rầm rộ ở Việt nam. Vì cơ thể con người cấu tạo bởi phần vật chất tánh có và phần vật chất tánh không. Khi chấm dứt tồn tại một kiếp người, phần tánh có phân rã chúng ta nhận thức được bằng các giác quan thông thường, cho đến khi chúng chuyển sang miền tánh không. Còn phần tánh không sẵn có từ lúc sinh ra thì không thể cảm nhận. Nhà ngọai cảm thật sự là người có thể có thêm một giác quan nào đó, cảm nhận được một phần vật chất tánh không nào đó. Dưới tác động của vật chất miền tánh không, môi trường ý thức bị biến đổi, bộ phận tưởng thức họat động làm ra những hình ảnh, những bộ phim như thật mà thực tế hòan tòan không phải vậy. Tức là hình ảnh thế giới linh hồn mà Phan Thị Bích Hằng kể ra là sản phẩm mà tưởng thức đã tưởng tượng, chế tác từ những thông tin tánh không đã nhận được phối hợp với kiến thức kinh nghiệm của bản thân lưu trữ trong miền nhớ. Tất cả chỉ là mộng tưởng và ảo tưởng. Hiện tượng lên đồng cũng vậy. Do đó có những điểm giống thật, nhưng phân tích kỹ thì đầy những sai lầm và mâu thuẫn. Cần phải phân định rạch ròi rằng có thể có ngọai cảm, có thêm giác quan ngòai ngũ quan thông thường nhưng không có thế giới linh hồn. Vấn đề này thì ngay cả đức Dạtlai latma cũng đã sai lầm, rất dễ phản bác. Nhiều người thấy đức Datlai Latma có khả năng chủ động luân hồi nên coi ông ấy như thánh như thần lại cũng sai nốt. Mục đích của Phật học không phải là luân hồi, đối với tôi tu học để có khả năng tự luân hồi là việc làm ít ý nghiã tốn thời gian, tôi không quan tâm (Đạo Trường).
[28] http://www.khoahoc.com.vn/cong-trinh/30858_Hoan-thanh-tac-pham-thong-nhat-tam-linh-va-khoa-hoc.aspx?pageid=3
[29] Linh Hồn không phải hoàn toàn dựa vào đại não để tồn tại, mà nó có một phương thức tồn tại độc lập riêng biệt của nó như hình thức của một trường sinh thái ký ức riêng…Ðối với tất cả các loại động vật sau khi chết đi, thì linh hồn của nó đều tồn tại, tức là những sinh vật có sự hoạt động của Ðiện Ly Tử bên…
Khi thân thể đứa bé dần dần trưởng thành, thì Linh hồn và Thể Xác được kết hợp lại một cách chặt chẽ; tất cả ký ức của con người là do Linh Hồn cất giữ, mà não bộ của con người chỉ đóng vai trò môi giới và nó bắt đầu có sự tác dụng, tương tự như bột từ trường của phần cứng (hard drive) của máy vi tính và những dữ liệu của thông tin (data) vậy; nhưng chúng hoàn toàn không giống nhau; trong thân thể, thì đều hình thành những dòng điện lưu trong đó, mà khi có những dòng điện chạy như thế trong thân thể của nó, thì sẽ có từ trường sản sinh ra…
Linh Hồn có sự hoạt động của nó; khi cơ thể của chúng ta nghỉ ngơi, thì linh hồn không có nghỉ ngơi, nó bay đi khắp nơi mà không cần sự giúp đỡ của thể xác, nhưng những sự kiện du hành này không được đại não của con người ghi nhận và lưu giữ một cách rõ ràng, nên nhiều khi con người đi đến một nơi nào đó, thì cảm thấy, hình như nơi này mình đã có đến qua rồi vậy .(http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=362&boy=15&it8x=27&title=Su-ton-tai-cua-Linh-Hon.html#.U5jU7XY0-zo). Hoặc cũng có thể vô thức nắm bắt được (nhiễm, nhập) các thông ttn trong vũ trụ, nên nó có thông tin mà không qua con đường lý trí, học tập mà có.
[30] Câu trả lời chính thức của khoa học là không có linh hồn như một tồn tại sau cái chết. Cặp phạm trù cấu trúc - chức năng trong sinh học khẳng định, một chức năng sống chỉ có thể do một cấu trúc sinh học đảm nhiệm. Chỉ tim mới bơm được máu đi nuôi cơ thể; chỉ não mới biết nhận thức, cảm xúc và chỉ đạo hành vi. Mọi đặc trưng tinh thần (cái mà dân gian gọi là hồn) chỉ có thể được thực thiện trong một bộ não đang sống. Khi chết, các quá trình sinh học trong não chấm dứt, và các đặc trưng tinh thần (hồn) cũng chấm dứt theo; giống như máy tính khi mất điện vậy (Đỗ Kiên Cường, http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/ts-do-kien-cuong-tat-ca-ngoai-cam-tim-mo-deu-la-lua-dao-n20131030105442933.htm). Có lẽ quan niệm này, không sai, nhưng cũng mới thấy một mặt của vấn đề (HBT).
[31] Suy nghĩ thực sự chỉ là những phản ứng điện - hoá học - nhưng số lượng và sự phức tạp của những phản ứng này khiến chúng ta rất khó hiểu đầy đủ về suy nghĩ…. Bộ não của con người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh (neuron), liên kết với nhau bởi hàng nghìn tỷ kết nối, gọi là các khớp thần kinh (synapse). Tính trung bình, mỗi một kết nối truyền tải khoảng một tín hiệu trong một giây. Một số kết nối chuyên hoá còn gửi đi tới 1.000 tín hiệu mỗi giây. "Và bằng cách nào đó… những kết nối này sản sinh ra suy nghĩ", (Charles Jennings, giám đốc khoa học thần kinh của Viện Nghiên cứu Bộ não Mc Govern, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT),. Những gì đang diễn ra trong đầu thực sự rất phức tạp, vì thế không dễ dàng gì để theo dõi được từ đầu đến cuối một ý nghĩ. "Điều đó cũng hơi giống như câu hỏi rừng bắt đầu từ đâu. Có phải nó bắt đầu từ chiếc lá đầu tiên, hay từ chiếc rễ cây đầu tiên?", (http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/51208_dieu-gi-san-sinh-ra-suy-nghi.aspx)
[32] Linh hồn sau khi rời khỏi thể xác nó vẫn tiếp tục tồn tại độc lập dưới một dạng năng lượng vi tế tổng hợp vô hình của trường sinh thái và trường mật mã thông tin ký ức cá thể của người đó trong không gian hay chiều không gian nào đó, và nếu khi một người nào có những cấu trúc cơ thể và đại não giống với cấu trúc thân thể và đại não của người đã chết trước đó, (hay gọi là hợp băng tần) thì người này sẽ bị nhiễm trường năng lượng tổng hợp đó, hay nói cách khác là trường năng lượng tổng hợp đó sẽ bị thân thể và đại não của người này hút vào; mà hiện tượng này người ta cho là người đó bị ma nhập; do đó những người bị ma nhập thường biết rất rõ ràng những bí mật của người đã bị chết trước đó, do ký ức của người này được linh hồn của họ lưu giữ, nay có dịp hiển hiện ra ở môi giới của cơ thể của người bị linh hồn này nhập vào.(http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=362&boy=15&it8x=27&title=Su-ton-tai-cua-Linh-Hon.html#.U5jU7XY0-zo). Nhưng không có sự hồn nhập toàn bộ mà chỉ trên những dòng thông tin nhất định và khi bị kích hoạt nó mới thể hiện ra như thế nào đó, hoạt động (hiện tượng thần đồng, nói được ngoại ngữ mà không cần học, rèn luyện). Linh hiồn, ý thức, trí tuệ, cảm xúc trẻ thê lớn lên theo thời gian qua giao tiếp học tập, rèn luyện mà có… không phải có sẵn hay nhờ đầu thai mà có. Còn xét về mặt gen di truyền (sinh học) thì “đầu thai” chinh là di truyền gen, lặn/ trội qua các thế hệ mà sinh ra thế hệ mới (đã sai lệch ít nhiều). Linh hồn hay trường ký ức cũng sẽ mất mát theo thời gian và sai lệch đi ít nhiều, nên không có sự lặp lại nguyên vẹn hay tuyệt đối ở cơ thể hay linh hồn sau (HBT).
[33] Một hiện tượng gần với tưởng thức (nhở lại ở chiều vô thức- HBT), như sau. “Cần phải phân tích cân nhắc nghiên cứu kỹ về các hình ảnh mà những con người vừa đặt chân vào bên kia thế giới trở về kể lại. Trường hợp của những người bị đánh thuốc mê giải phẫu thì phần lớn các hình ảnh họ thấy thường là khoảng không gian tối đen rồi xen lẫn những lóe sáng lạ lùng. Theo các nhà sinh tâm lý học thì có sự tác động của bộ não, nơi tầng sâu kín nhất tạo nên những hình ảnh kỳ lạ này. Ðiều cần lưu ý là lúc gây mê nhịp tim vẫn còn đập, khác với những người được xem như chết hẳn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nghiên cứu về vấn đề này vẫn cảm thấy có bất ổn trong việc nhận định như trên vì có thể các hình ảnh về đường hầm tối đen kia chính là biên giới, là con đường vào cõi chết và khi ánh sáng lóe tỏa ra chính là lúc người chết bắt đầu bước vào ven bìa của cõi chết hay thế giới bên kia. Nhưng sở dĩ người ấy chỉ thấy được chừng đó thôi là bởi nguyên nhân họ chưa thật sự chết hẳn. Bác sĩ chuyên về khoa tâm sinh lý học Patri Dewarin đã nghiên cứu rất nhiều trường hợp như đã kể trên và ông đã nêu ra một nghi vấn khá lạ lùng, lý thú đó là sự lập lại của chu kỳ của mỗi đời người. Lúc đứa bé lọt lòng mẹ, hình ảnh của nó là trôi qua một khoảng tối om, qua một đường hầm sâu thẳm để rồi khi hoàn toàn đã lọt lòng mẹ, bé lại cảm thấy như rơi vào một đường hầm tối đen khác để rồi lại thấy ánh sáng chan hòa, vậy có thể đây là một thế giới mới. Ðiều này đã khiến cho một số nhà nghiên cứu nghĩ đến vấn đề hậu kiếp, vấn đề đầu thai ở một kiếp khác v.v... (http://tamlinh.ucoz.com/publ/chuyn_tam_linh/ng_sau_c_a_s_ch_t_la_gi/1-1-0-92). Hay đó la sự nhở lại ở chiều vô thức,sinh thức!? Tưc quá trình sinh từ bào thai dến khi sinh hạ thì đều được ghi lại trong trí nhớ đứa bé ở dạng vô thức bản năng, sinh thức.. mà sau này khi chết lâm sáng nó mở lại qua trình ấy khi bị kích hoạt?!
[34] Nếu quan niệm thế giới khác là thế giới ảo trong tâm trí của chúng ta, nơi sản sinh ra tôn giáo, thiên đường và địa ngục, thần thánh và ma quỷ… thì câu trả lời là có. Nếu quan niệm thế giới khác là thế giới người âm, nơi linh hồn người chết cư ngụ, thì câu trả lời là không. Trên quan điểm khoa học, không có linh hồn bất tử". TS Đỗ Kiên Cường còn khẳng định, Phật giáo cũng cùng quan niệm như vậy (/vi-VN/DF813127C0CC44E8808B1137C152BEE4/View/Tu-lieu-Tra-cuu/Ngoai-cam-va-nhung-dau-hoi-lon/Print.aspx)
[35] Ở đây thế giới “siêu hình” theo nghĩa thế giới linh hồn, tâm linh, chứ phải theo nghĩa lượng tử, hạ nguyên tử.
[36] /vi-VN/DF813127C0CC44E8808B1137C152BEE4/View/Tu-lieu-Tra-cuu/Giai_thich_ve_cac_nha_ngoai_cam/Print.aspx
[37] Chỉ có một thế giới, các hiện tượng bí ẩn không phải là hiện tượng ma quỷ, thần linh mà chỉ là hiện tượng vật chất. Chúng ta nên gọi là hiện tượng tâm linh chứ không nên gọi là thế giới tâm linh, để tránh hiểu nhầm cho người dân (http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/30678_Lam-ro-tinh-dung-sai-cua-gia-thuyet-ve-truong-su-song-qua-hai-thi-nghiem.aspx?pageid=2-
Xem: www.khoahoc.com.vn).
[38] (http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=319&boy=15&it8x=27&title=Bi-an-cua-Linh-Hon-.html#.U5jqO3Y0-zo).
[39] Tôi có thể gọi có cả hính thức vật lý học - ý thức - tâm linh, mặc dù nó, ý thức tâm linh, là bản chát của sự sống… Trần Đức Thảo và các nhà khoa học còn dùng cả khái niệm năng lượng tinh thần hay tâm thần có lẽ cũng là với ý nghĩa ấy.
[40] Thế giới tâm linh không phải là thế giới của ma quỷ thần linh, thế giới đó chỉ là bộ phận của thế giới vật chất mà chúng ta đang sống, nói đúng hơn nó chỉ là hiện tượng vật chất phát ra từ vật chất sống (http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/30529_mot-so-gia-thiet-khoa-hoc-lam-sang-to-hon-ve-the-gioi-tam-linh.aspx).
[41] Hãy nhớ lại câu nói: "Khoa học của thế kỷ XXI phải là khoa học tâm linh, nếu không sẽ không làm gì còn khoa học nữa" (André Malraux).
[42]Điều này cũng như việc hình thành triết học sinh thái (chủ nghĩa duy vật sinh thái), hay triết học nhân văn mới (chủ nghĩa duy vật nhân văn). Hơn nữa chúng gần nhau và bao hàm lẫn nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét