CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/e (Tàu chiến)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, hải quân Đức Quốc xã có 57 tàu ngầm, được mệnh danh là "Sói biển", nhưng trong đó chỉ có 39 chiếc là có thể đưa vào hoạt động ở Đại Tây Dương. Đây sẽ là chiến trường chính của Đức Quốc xã chống lại nước Anh và nguồn cung ứng cho nước Anh từ Mỹ. Nhưng với ưu thế ban đầu, tàu ngầm Đức được mệnh danh là "Những người đi săn", chuyên đi tìm, diệt những tàu chở hàng cung ứng cho nước Anh, có thời gian đã đẩy nước Anh tới bên lề của cuộc khủng hoảng trầm trọng vì thiếu hàng hóa.
Tư lệnh các đơn vị tàu ngầm Đức là Đại đô đốc Karl Doenitz. Doenitz hy vọng rằng với "Chiến thuật bày sói" (Wolfsrudeltaktik) cùng với những phương pháp thông tin vô tuyến mới sẽ có thể tiến hành một hình thức chiến tranh tàu ngầm mới chống lại những đoàn tàu thương mại có tàu hộ tống để cắt đứt con đường tiếp tế chủ yếu cho nước Anh, buộc nước này phải quỳ gối quy hàng. Theo chiến thuật của Doenitz, nhiều tàu ngầm sẽ cùng nhau quây lại để đi theo và tấn công một đoàn tàu có hộ tống. Để thực hiện chiến thuật này, những tàu ngầm hoạt động trên Đại Tây Dương phải có tầm hoạt động xa. Tàu ngầm Typ VII đáp ứng được những đòi hỏi này nên đã trở thành loại tàu ngầm chủ yếu được Đức sử dụng trong cuộc chiến tranh tàu ngầm.
Trên mọi chiến trường trên thế giới, tàu ngầm đã chứng tỏ là một loại vũ khí lợi hại. Hải quân Đức cũng như hải quân Mỹ sau này thường sử dụng tàu ngầm trong các cuộc chiến tranh thương mại nhằm làm tê liệt việc cung ứng hậu cần của đối phương. Sau khi Mỹ nhảy vào tham chiến, bộ chỉ huy tàu ngầm Đức đã sửa đổi mục tiêu chiến tranh từ phong tỏa nước Anh sang chiến lược đánh đắm nhiều tàu của đối phương hơn là họ có thể sản xuất ra. Như vậy, địa điểm tác chiến đã trở thành thứ yếu và tàu ngầm Đức được triển khai tác chiến khắp mọi nơi, chỉ phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật và cung ứng hậu cần. Thông qua những tiến bộ kỹ thuật của quân đồng minh như làm ra radar, máy định vị vô tuyến, việc giải được mật mã Enigma của Đức, việc thành lập những đoàn tàu hộ tống cũng như những ưu thế về vật chất, nên từ góc độ lịch sử, cuộc chiến tranh tàu ngầm của Đức đã bị coi là thất bại kể từ tháng 5/1943. Sau khi biết được những phát minh mới của phe đồng minh, các nước trong trục phát xít đã cố gắng thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển, nhưng đã quá muộn nên không đảo ngược được tình thế cuộc chiến, nhưng đã mang lại những thay đổi chiến lược trong hải quân, không quân và lục quân.
Các nước tiến hành chiến tranh là Anh, Pháp và Đức đã bắt đầu cuộc chiến ở nơi họ đã dừng lại trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Trong thời kỳ đầu, các tàu ngầm Đức nhận được mệnh lệnh tôn trọng Sắc lệnh Prisen trong cuộc chiến tranh thương mại, theo đó chỉ được phép đánh đắm tàu thương mại của những nước tham chiến, hoặc những tàu chở hàng đến và đi từ những nước tham chiến và chỉ sau khi đã lo cho sự an toàn của thủy thủ đoàn của tàu thương mại đó. Những trường hợp ngoại lệ là những tàu thương mại có vũ trang hoặc những tàu thương mại được tàu chiến hộ tống. Với mệnh lệnh này, phía Đức muốn tránh lôi kéo Mỹ tham gia vào cuộc chiến, một điều đã xảy ra trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất thông qua cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế. Vì vậy, các nước đồng minh phải trang bị vũ khí cho các tàu thương mại và tổ chức các đoàn tàu hộ tống.
Nhưng đối với các tàu chiến thì các tàu ngầm không bị hạn chế điều gì. Tháng 10/1939, Guenter Prien, Tư lệnh tàu ngầm U47 đã cùng với con tàu của mình thâm nhập vào căn cứ hải quân Anh Scapa Flow và đánh đắm chiếc tàu chiến HMS Royal Oak. Joe Instance, nguyên lính thủy tàu HMS Royal Oak nhớ lại: "Khi nghe tiếng nổ đầu tiên, ông vùng dậy và gọi mọi người, nhưng thuyền trưởng cũng coi là bình thường nên không ra lệnh báo động. Ông chạy lên boong, đúng lúc tàu ngầm U47 phóng tiếp 2 quả ngư lôi. Quả thứ hai bắn trúng kho đạn nên tàu phát nổ. Chỉ một số ít người có thể nhảy xuống biển bơi thoát, phần lớn bị chết trong lúc còn ngái ngủ".
Vì chiến tích này, Prien được đón chào tại Đức như một người hùng và được mệnh danh là "Mãnh thú của Scapa Flow". Đích thân Adolf Hitler đã đón tiếp trọng thể Prien. Đây là dịp để Đức Quốc xã tuyên truyền về ưu thế của tàu ngầm, khi một chiếc tàu ngầm chỉ với 44 thủy thủ đã đánh đắm được một tàu chiến lớn của hải quân Hoàng gia Anh danh tiếng. Vậy nếu có cả một hạm đội tàu ngầm thì Đức sẽ có ưu thế tới mức nào. Trước đó, chiếc tàu sân bay HMS Courageous của Anh cũng đã bị tàu ngầm U29 đánh đắm tháng 9/1939. Những chiến thắng ngoạn mục của tàu ngầm Đức trước những tàu chiến lớn của Anh trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã thuyết phục được cả những người hoài nghi trong giới chỉ huy hải quân Đức về giá trị quân sự của tàu ngầm. Ngay sau đó, Đức thúc đẩy nhanh chóng việc chế tạo tàu ngầm với kế hoạch Z, theo đó mỗi tháng đóng mới từ 20 tới 25 chiếc tàu ngầm liên tục trong vòng 21 tháng.
Vũ Long (Tổng hợp theo truyền hình và báo chí Đức)
Thông qua chiến dịch
Weseruebung, Đức đã thừa cơ chiếm lấy Na Uy và chiếm đóng cho tới khi hết chiến tranh, tuy nhiên họ cũng chịu nhiều tổn thất. Ngoài việc bị mất chiếc tàu tuần dương hạng nặng Bluecher do các đơn vị pháo của Na Uy và tàu tuần dương hạng nhẹ Koenigsberg do máy bay Anh và 10 tàu khu trục tại Narvik do các hạm đội Anh đánh đắm, hải quân Đức cũng chịu nhiều thiệt hại do tàu ngầm của quân đồng minh. Các tàu tuần dương Luetzow và Karlsruhe đã bị ngư lôi của các tàu ngầm Spearfish và Truant của Anh bắn trúng, làm hư hại nặng; tàu huấn luyện cao xạ Brummer bị tàu ngầm Sterlet đánh đắm.
Ngoài ra, nhiều tàu tiếp tế bị phá hủy. Trong cùng thời gian này, các
tàu ngầm Đức đã có nhiều cơ hội, vị trí rất tốt để phóng ngư lôi vào
tàu chiến Anh, nhưng đã không thành công, vì kim hỏa bằng nam châm trong
ngư lôi Đức có sự cố nên phát hỏa không chắc chắn, dẫn tới để mất thời
cơ.Sau khi hành quân đại thắng về phía tây, chiếm được Pháp, năm 1940,
hải quân Đức bắt đầu thiết lập những căn cứ lâm thời cho tàu ngầm ở vịnh
Biskaya tại Brest,
Lorient, St Nazaire và La Rochelle. Chúng cưỡng bức công nhân lao động nên công việc tiến triển rất nhanh, tạo thành những boongke cho nhiều tàu ngầm có thể tránh được máy bay oanh kích.
Nhờ những căn cứ mới ở vịnh Biskaya, tàu ngầm Đức có thể được triển khai nhanh hơn nhiều tới khu vực tác chiến trên tuyến đường phía tây để tới quốc đảo Anh. Các đoàn tàu của quân đồng minh thường yếu về công tác bảo vệ do thiếu tàu hộ tống. Nhiều tàu bị hỏng phải đưa đi sửa chữa sau khi tấn công Na Uy thất bại. Thời gian này được hải quân Đức gọi là "thời kỳ hạnh phúc đầu tiên" của tàu ngầm, trong đó họ đã đánh đắm được rất nhiều tàu của quân đồng minh mà chỉ bị thiệt hại không đáng kể. Thành công nhất là các Tư lệnh Otto Kretschmer của tàu ngầm U 99, Guenter Prien của tàu ngầm U 47 và Joachim Schepke của tàu ngầm U 100; họ được tuyên truyền ầm ĩ, coi như những vị anh hùng.
Ngày 17/8/1940, Đức đáp trả sự phong tỏa của Anh bằng tuyên bố phong
tỏa lại. Khu vực phong tỏa tương đối trùng với khu vực mà Tổng thống Mỹ
Roosevelt đã cấm tàu bè Mỹ qua lại từ 4/11/1939. Như vậy, các tàu ngầm
Đức được lệnh đánh đắm các tàu ở khu vực này mà không cần cảnh báo
trước, ngoại trừ những tàu cứu thương và tàu của những nước trung lập,
những tàu phải sử dụng những tuyến đường nhất định được thỏa thuận bằng
hiệp ước như "Con đường Thụy Điển".
Trong thời gian này, những con tàu của phe đồng minh với tổng thể tích khoảng 4,5 triệu BRT (mỗi BRT tương đương với 2,83 m3) đã bị đánh đắm.
Mùa đông 1940 - 1941, thời tiết xấu đã gây khó khăn cho việc tấn công các tàu trên mặt nước của tàu ngầm. Người Anh bắt đầu lắp radar và máy định vị sóng ngắn trên những con tàu hộ tống và số lượng tàu hộ tống đã tăng mạnh sau khi được tích cực chế tạo.
Với lợi thế của radar có thể dễ dàng phát hiện tàu địch, nên chỉ trong tháng 3/1941, hải quân Đức đã mất đi ba con "át chủ bài" là các tàu Kretschmer, Prien và Schepke do bị đánh đắm hoặc bắt sống. Từ mùa hè 1941, hải quân Đức tăng cường áp dụng "chiến thuật bầy đàn của chó sói", trong đó những tàu ngầm như "một bầy sói" xác định các đoàn tàu có hộ tống và phối hợp tấn công. Những tàu hộ tống với số lượng kém hơn thường tìm cách xua đuổi con tàu ngầm đầu tiên phát hiện được và như vậy tạo điều kiện cho những tàu ngầm khác trong "bầy đàn" rảnh tay tấn công các tàu thương mại.
Ngày 20/6/1941, tàu ngầm U 203 dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Rolf Muetzelburg thông báo nhìn thấy tàu chiến Mỹ USS Texas trong khu vực phong tỏa. Trong tình huống này, giới lãnh đạo Đức đã ra lệnh cho các tàu ngầm không tấn công các tàu hộ tống nữa. Tháng 7, Tổng thống Mỹ Roosevelt ra lệnh cho hải quân tấn công tàu ngầm Đức và nhắc lại mệnh lệnh này vào tháng 9/1941. Ngày 4/9/1941, tàu ngầm U 652 của Đức, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Fraatz, đã bị tàu khu trục Mỹ USS Greer tấn công bằng thủy lôi cách Reykjavik 180 hải lý về phía tây nam và đã phóng hai quả ngư lôi để chống trả. Việc chống trả đã được giới lãnh đạo Đức chính thức cho phép. Những cuộc tấn công tương tự đã lặp đi lặp lại ngày càng nhiều. Phía Mỹ đã chuyển sang thế thù địch với tàu ngầm Đức, mặc dù không tuyên chiến.
Trong thời gian này, tàu ngầm Đức đánh đắm tàu của đối phương với tổng thể tích khoảng 3 triệu BRT.
Vũ Long (Tổng hợp từ truyền hình và báo chí Đức)
Cuối cùng vào tháng 6/1941, người ta đã tìm ra chìa khóa mật mã của hải quân Đức. Đạt được tiến bộ có tính quyết định này là nhờ tàu khu trục HMS Bulldog của Anh đã trục vớt được tàu ngầm U 110 của Đức ngày 9/5/1941 và lấy được "Chìa khóa M" cùng với hai máy mật mã "VI" và "VII" mà chỉ hải quân Đức mới sử dụng và "Sổ tay vô tuyến trong lãnh hải Đức" cũng như "Bảng trao đổi chữ cái kép", chìa khóa đặc biệt cho sĩ quan và bản đồ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải sử dụng cho hải quân Đức. Với chìa khóa mật mã có được, Hải quân Hoàng gia Anh có thể theo dõi toàn bộ điện tín giữa Doenitz và các tàu ngầm. Từ tháng 11/1941, người Anh thường xuyên đọc được điện mật để biết được kế hoạch của Đức. Sau đó có một thời gian gián đoạn, khi Bộ chỉ huy hải quân Đức đưa vào sử dụng một chìa khóa mật mã hoàn toàn mới, được gọi là Triton và mở rộng máy mật mã thành máy Enigma-M4. Từ cuối năm 1942, Anh lại tìm ra chìa khóa mới cho loại mật mã này.
Với việc giải được mật mã điện tín của Đức, quân đồng minh đã có thể điều tàu hộ tống và tàu hàng tránh vị trí của tàu ngầm Đức, cũng như chủ động điều tàu khu trục, tàu sân bay hộ tống, trong cái gọi là "Nhóm tìm, diệt" tìm kiếm tàu ngầm Đức để phá hủy.
Thêm vào đó, từ năm 1943, quân đồng minh có thêm máy định vị sóng ngắn được gọi là "HF/DF", lần đầu tiên cho phép định vị những tàu ngầm có phát tín hiệu từ một con tàu duy nhất. Các "Nhóm tìm, diệt" sẽ tìm tới con tàu ngầm đã bị định vị, tìm cách phá hủy chúng bằng thủy lôi, hoặc buộc chúng phải nổi lên mặt nước do thiếu dưỡng khí hoặc ắc quy hết điện, để có thể tiêu diệt chúng trên mặt nước.
Một biện pháp phòng chống tàu ngầm nữa là sử dụng tàu sân bay đi hộ tống cho đoàn tàu buôn, nhất là từ năm 1942, khi Mỹ sản xuất hàng loạt tàu sân bay cỡ nhỏ lớp Bogue chuyên dùng cho việc săn đuổi tàu ngầm. Những máy bay hoạt động từ tàu sân bay hộ tống có nhiệm vụ trinh sát và tấn công những tàu ngầm phát hiện được. Từ năm 1940, máy bay đã được lắp radar và trong thời gian chiến tranh, radar luôn được cải tiến cho có hiệu quả hơn.
Từ giữa năm 1942, máy bay của quân đồng minh được lắp thêm đèn pha mạnh "Leigh Light", tạo điều kiện tấn công tàu ngầm một cách hiệu quả vào ban đêm. Trước đó, tàu ngầm luôn cảm thấy an toàn về đêm trước các cuộc không kích. Khi một chiếc tàu ngầm bị radar phát hiện và bị đèn pha chiếu sáng thì thông thường không còn thời gian lặn xuống sâu để tránh các cuộc tấn công nữa.
Ngày 11/12/1941, bốn ngày sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng,
Hitler tuyên chiến với Mỹ. Ngay sau đó, Đô đốc Doenitz sửa đổi mục tiêu
chiến tranh: Tàu ngầm Đức không tập trung vào việc phong tỏa nước Anh
nữa mà chuyển sang tiêu diệt tàu đối phương càng nhiều càng tốt, ưu tiên
cho những nơi có cơ hội đánh đắm tàu đối phương nhiều nhất. Những tàu
ngầm đường trường Typ IX được điều sang Mỹ để thực hiện chiến dịch Đánh
trống (Paukenschlag) và chúng sang tới nơi vào đầu tháng 1/1942. Do tổ
chức tồi, lực lượng phòng thủ bờ biển ban đầu đã bất lực trước các đòn
tấn công của tàu ngầm Đức vào các tàu thương mại. Trong thời gian này,
nhiều tàu bị đạn pháo của tàu ngầm Đức đánh đắm hơn bao giờ hết. Sau đó,
khi việc phòng thủ được tăng cường thì tàu ngầm Đức lại mở rộng phạm vi
hoạt động ra vùng biển Caribê và Nam Đại Tây Dương. Loại tàu ngầm Typ
VII có cự li ngắn hơn cũng đồng thời hoạt động theo chiến thuật "bầy
đàn" ở Bắc Đại Tây Dương và như vậy duy trì được áp lực đối với các đoàn
tàu chở hàng. Trong năm đó đã xảy ra nhiều trận hải chiến lớn với nhiều
đoàn tàu hộ tống.
Thông qua việc sử dụng tàu ngầm tiếp tế dầu và các nhu yếu phẩm khác, chẳng bao lâu sau, loại tàu ngầm Typ VII cũng có khả năng hoạt động ở ngoài khơi nước Mỹ.
Số lượng tàu ngầm Đức có khả năng hoạt động đường dài trong Đại Tây Dương ngày càng gia tăng. Vào thời điểm cuối năm 1942 có khoảng 210 chiếc và năm này đã trở thành năm thành công nhất của tàu ngầm Đức.
Năm 1943 là năm bước ngoặt trong cuộc chiến tàu ngầm. Vào đầu năm, tàu ngầm Đức đã giành được thành công lớn cuối cùng, khi vào giữa tháng 3, ba "đàn sói" gồm tổng cộng 43 chiếc tàu ngầm đã đánh đắm 22 chiếc tàu với tải trọng 142.000 tấn trong đoàn tàu SC-122 và HX-229 ở phía nam đảo Greenland và phóng ngư lôi vào 9 chiếc khác với tải trọng 45.000 tấn. Họ được hưởng lợi là ở khu vực này vẫn còn khoảng trống trong giám sát trên không của quân đồng minh.
Sau khi quân đồng minh khép lại khoảng trống ở phía nam đảo Greenland
với việc triển khai máy bay ném bom đường đài trên đảo Greenland và
Iceland, toàn bộ không phận trên Bắc Đại Tây Dương đã nằm trong sự kiểm
soát của quân đồng minh. Thêm vào đó là việc tăng cường bảo vệ các đoàn
tàu hàng. Đô đốc người Anh Max Horton, Tư lệnh cái gọi là Western
Approaches từ tháng 11/1942, một chỉ huy tàu ngầm thành công trong Thế
Chiến I đã đưa vào áp dụng một loạt sửa đổi chiến thuật trong việc bảo
vệ an toàn cho các đoàn tàu hàng khiến tàu ngầm Đức từ người đi săn trở
thành kẻ bị săn đuổi. Riêng trong tháng 5/1943 đã có 43 tàu ngầm Đức bị
đánh đắm. Sau đó, Doenitz đã phải tạm đình chỉ cuộc chiến tàu ngầm chống
lại các đoàn tàu hàng và rút về hầu hết các tàu ngầm từ các chiến dịch
tấn công này.
Mặc dù nhận thức được rằng tàu ngầm Đức hầu như không còn triển vọng giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Đại Tây Dương nữa, nhưng cho tới cuối cuộc chiến tranh, người Đức vẫn tiếp tục đưa tàu ngầm vào hoạt động để bắt buộc một số lượng lớn tàu chiến, máy bay và binh lính của quân đồng minh bị điều động vào hoạt động chống tàu ngầm. Sau khi quân đồng minh đổ bộ lên miền bắc nước Pháp, căn cứ tàu ngầm ở Pháp bị mất, Đức phải chuyển tàu ngầm sang đóng tại Na Uy. Nhằm đáp lại việc cải tiến kỹ thuật của quân đồng minh, Đức cũng nghiên cứu cải tiến một loạt vấn đề kỹ thuật như lắp đặt thêm ống thông hơi, ngư lôi tự tìm kiếm mục tiêu, máy gây nhiễu, máy định vị ngầm dưới nước và trên mặt nước cũng như nhiều loại tàu ngầm khác. Tuy nhiên, nhưng nỗ lực cải tiến này quá muộn, nên cuộc chiến tàu ngầm được coi là đã được quyết định: Riêng năm 1943 phía Đức đã mất đi 287 tàu ngầm, gần gấp đôi tổng số của ba năm trước đó, trong khi số lượng tàu hàng của quân đồng minh bị đánh đắm giảm xuống. Năm 1943, số lượng tàu bị đánh đắm chỉ có thể tích 3,5 triệu BRT, ít hơn số lượng tàu được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa và đưa vào sử dụng. Xu hướng này được tiếp tục cho tới khi chiến tranh kết thúc: Trong hai năm 1944 và 1945 chỉ có 1,5 triệu BRT thể tích tàu bị đánh đắm. Trong khi đó, năm 1944, phía Đức bị mất thêm 241 tàu ngầm và năm 1945 thêm 153 tàu ngầm nữa chỉ riêng từ tháng 1 tới tháng 5/1945.
Vũ Long (Tổng hợp từ truyền hình và báo chí Đức)
Tàu ngầm U-boat Type IA của Đức
Đội Hộ Tống Trận Chiến Đại Tây Dương
Trận chiến Đại Tây Dương
Cuộc chiến tàu ngầm trong Đại Tây Dương - Kỳ 1: Người đi săn
Cuộc chiến tàu ngầm trong Đại Tây Dương là một trong những cuộc kịch chiến của hải quân trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Sau này, trong hồi ký của mình, Thủ tướng Anh khi đó Winston Churchill cho biết, điều làm ông lo sợ thực sự trong Thế chiến Hai là tàu ngầm của Đức. Cuộc chiến tàu ngầm đã có thể quyết định vận mệnh của nước Anh. Nhiều sách báo đã viết và mới đây, Đài truyền hình Phoenix của Đức đã phát bộ phim tài liệu kỳ công của Andrew William dài 3 tập, trong đó phỏng vấn nhiều người còn sống sót ở cả hai bên, dựng lên một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến dữ dội này với những thiệt hại nặng nề.
Joe Instance, nguyên lính thủy tàu HMS Royal Oak.
|
Khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, hải quân Đức Quốc xã có 57 tàu ngầm, được mệnh danh là "Sói biển", nhưng trong đó chỉ có 39 chiếc là có thể đưa vào hoạt động ở Đại Tây Dương. Đây sẽ là chiến trường chính của Đức Quốc xã chống lại nước Anh và nguồn cung ứng cho nước Anh từ Mỹ. Nhưng với ưu thế ban đầu, tàu ngầm Đức được mệnh danh là "Những người đi săn", chuyên đi tìm, diệt những tàu chở hàng cung ứng cho nước Anh, có thời gian đã đẩy nước Anh tới bên lề của cuộc khủng hoảng trầm trọng vì thiếu hàng hóa.
Tư lệnh các đơn vị tàu ngầm Đức là Đại đô đốc Karl Doenitz. Doenitz hy vọng rằng với "Chiến thuật bày sói" (Wolfsrudeltaktik) cùng với những phương pháp thông tin vô tuyến mới sẽ có thể tiến hành một hình thức chiến tranh tàu ngầm mới chống lại những đoàn tàu thương mại có tàu hộ tống để cắt đứt con đường tiếp tế chủ yếu cho nước Anh, buộc nước này phải quỳ gối quy hàng. Theo chiến thuật của Doenitz, nhiều tàu ngầm sẽ cùng nhau quây lại để đi theo và tấn công một đoàn tàu có hộ tống. Để thực hiện chiến thuật này, những tàu ngầm hoạt động trên Đại Tây Dương phải có tầm hoạt động xa. Tàu ngầm Typ VII đáp ứng được những đòi hỏi này nên đã trở thành loại tàu ngầm chủ yếu được Đức sử dụng trong cuộc chiến tranh tàu ngầm.
Một chiếc tàu trong tầm ngắm.
|
Trên mọi chiến trường trên thế giới, tàu ngầm đã chứng tỏ là một loại vũ khí lợi hại. Hải quân Đức cũng như hải quân Mỹ sau này thường sử dụng tàu ngầm trong các cuộc chiến tranh thương mại nhằm làm tê liệt việc cung ứng hậu cần của đối phương. Sau khi Mỹ nhảy vào tham chiến, bộ chỉ huy tàu ngầm Đức đã sửa đổi mục tiêu chiến tranh từ phong tỏa nước Anh sang chiến lược đánh đắm nhiều tàu của đối phương hơn là họ có thể sản xuất ra. Như vậy, địa điểm tác chiến đã trở thành thứ yếu và tàu ngầm Đức được triển khai tác chiến khắp mọi nơi, chỉ phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật và cung ứng hậu cần. Thông qua những tiến bộ kỹ thuật của quân đồng minh như làm ra radar, máy định vị vô tuyến, việc giải được mật mã Enigma của Đức, việc thành lập những đoàn tàu hộ tống cũng như những ưu thế về vật chất, nên từ góc độ lịch sử, cuộc chiến tranh tàu ngầm của Đức đã bị coi là thất bại kể từ tháng 5/1943. Sau khi biết được những phát minh mới của phe đồng minh, các nước trong trục phát xít đã cố gắng thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển, nhưng đã quá muộn nên không đảo ngược được tình thế cuộc chiến, nhưng đã mang lại những thay đổi chiến lược trong hải quân, không quân và lục quân.
Các nước tiến hành chiến tranh là Anh, Pháp và Đức đã bắt đầu cuộc chiến ở nơi họ đã dừng lại trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Trong thời kỳ đầu, các tàu ngầm Đức nhận được mệnh lệnh tôn trọng Sắc lệnh Prisen trong cuộc chiến tranh thương mại, theo đó chỉ được phép đánh đắm tàu thương mại của những nước tham chiến, hoặc những tàu chở hàng đến và đi từ những nước tham chiến và chỉ sau khi đã lo cho sự an toàn của thủy thủ đoàn của tàu thương mại đó. Những trường hợp ngoại lệ là những tàu thương mại có vũ trang hoặc những tàu thương mại được tàu chiến hộ tống. Với mệnh lệnh này, phía Đức muốn tránh lôi kéo Mỹ tham gia vào cuộc chiến, một điều đã xảy ra trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất thông qua cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế. Vì vậy, các nước đồng minh phải trang bị vũ khí cho các tàu thương mại và tổ chức các đoàn tàu hộ tống.
Guenter Prien, Tư lệnh tàu ngầm U47 được đón tiếp linh đình tại Đức.
|
Nhưng đối với các tàu chiến thì các tàu ngầm không bị hạn chế điều gì. Tháng 10/1939, Guenter Prien, Tư lệnh tàu ngầm U47 đã cùng với con tàu của mình thâm nhập vào căn cứ hải quân Anh Scapa Flow và đánh đắm chiếc tàu chiến HMS Royal Oak. Joe Instance, nguyên lính thủy tàu HMS Royal Oak nhớ lại: "Khi nghe tiếng nổ đầu tiên, ông vùng dậy và gọi mọi người, nhưng thuyền trưởng cũng coi là bình thường nên không ra lệnh báo động. Ông chạy lên boong, đúng lúc tàu ngầm U47 phóng tiếp 2 quả ngư lôi. Quả thứ hai bắn trúng kho đạn nên tàu phát nổ. Chỉ một số ít người có thể nhảy xuống biển bơi thoát, phần lớn bị chết trong lúc còn ngái ngủ".
Vì chiến tích này, Prien được đón chào tại Đức như một người hùng và được mệnh danh là "Mãnh thú của Scapa Flow". Đích thân Adolf Hitler đã đón tiếp trọng thể Prien. Đây là dịp để Đức Quốc xã tuyên truyền về ưu thế của tàu ngầm, khi một chiếc tàu ngầm chỉ với 44 thủy thủ đã đánh đắm được một tàu chiến lớn của hải quân Hoàng gia Anh danh tiếng. Vậy nếu có cả một hạm đội tàu ngầm thì Đức sẽ có ưu thế tới mức nào. Trước đó, chiếc tàu sân bay HMS Courageous của Anh cũng đã bị tàu ngầm U29 đánh đắm tháng 9/1939. Những chiến thắng ngoạn mục của tàu ngầm Đức trước những tàu chiến lớn của Anh trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã thuyết phục được cả những người hoài nghi trong giới chỉ huy hải quân Đức về giá trị quân sự của tàu ngầm. Ngay sau đó, Đức thúc đẩy nhanh chóng việc chế tạo tàu ngầm với kế hoạch Z, theo đó mỗi tháng đóng mới từ 20 tới 25 chiếc tàu ngầm liên tục trong vòng 21 tháng.
Vũ Long (Tổng hợp theo truyền hình và báo chí Đức)
Cuộc chiến tàu ngầm trong Đại Tây Dương - Kỳ II: Tàu ngầm Đức hoành hành trên đại dương
Đầu năm 1940 đã xảy ra "Sự cố Altmark", trong đó tàu khu trục HMS Cossak
của Anh đã tấn công tàu Altmark, một tàu cung ứng cho hải quân Đức ngay
trong lãnh hải Na Uy, qua đó bị coi là không tôn trọng sự trung lập của
Na Uy. Vì vậy, Bộ chỉ huy hải quân Đức ra lệnh cho Karl Doenitz, Tư
lệnh các đơn vị tàu ngầm, điều động toàn bộ tàu ngầm, kể các tàu huấn
luyện, triển khai bảo vệ cánh cho các hạm đội Đức tham gia chiến dịch
Weseruebung
và bám sát đường đi của các hạm đội Anh giữa Xcốtlen và Na Uy. Trong
khi đó, Hải quân Hoàng gia Anh cũng triển khai tàu ngầm tới ngoài khơi
bờ biển Na Uy để bắt các đơn vị tàu Đức giữa các căn cứ của họ và Na Uy.
Thông qua chiến dịch
Weseruebung, Đức đã thừa cơ chiếm lấy Na Uy và chiếm đóng cho tới khi hết chiến tranh, tuy nhiên họ cũng chịu nhiều tổn thất. Ngoài việc bị mất chiếc tàu tuần dương hạng nặng Bluecher do các đơn vị pháo của Na Uy và tàu tuần dương hạng nhẹ Koenigsberg do máy bay Anh và 10 tàu khu trục tại Narvik do các hạm đội Anh đánh đắm, hải quân Đức cũng chịu nhiều thiệt hại do tàu ngầm của quân đồng minh. Các tàu tuần dương Luetzow và Karlsruhe đã bị ngư lôi của các tàu ngầm Spearfish và Truant của Anh bắn trúng, làm hư hại nặng; tàu huấn luyện cao xạ Brummer bị tàu ngầm Sterlet đánh đắm.
Boongke cho tàu ngầm Đức tại Brest (Pháp).
|
Lorient, St Nazaire và La Rochelle. Chúng cưỡng bức công nhân lao động nên công việc tiến triển rất nhanh, tạo thành những boongke cho nhiều tàu ngầm có thể tránh được máy bay oanh kích.
Nhờ những căn cứ mới ở vịnh Biskaya, tàu ngầm Đức có thể được triển khai nhanh hơn nhiều tới khu vực tác chiến trên tuyến đường phía tây để tới quốc đảo Anh. Các đoàn tàu của quân đồng minh thường yếu về công tác bảo vệ do thiếu tàu hộ tống. Nhiều tàu bị hỏng phải đưa đi sửa chữa sau khi tấn công Na Uy thất bại. Thời gian này được hải quân Đức gọi là "thời kỳ hạnh phúc đầu tiên" của tàu ngầm, trong đó họ đã đánh đắm được rất nhiều tàu của quân đồng minh mà chỉ bị thiệt hại không đáng kể. Thành công nhất là các Tư lệnh Otto Kretschmer của tàu ngầm U 99, Guenter Prien của tàu ngầm U 47 và Joachim Schepke của tàu ngầm U 100; họ được tuyên truyền ầm ĩ, coi như những vị anh hùng.
Tàu ngầm U 47 trên đường về căn cứ năm 1939.
|
Trong thời gian này, những con tàu của phe đồng minh với tổng thể tích khoảng 4,5 triệu BRT (mỗi BRT tương đương với 2,83 m3) đã bị đánh đắm.
Mùa đông 1940 - 1941, thời tiết xấu đã gây khó khăn cho việc tấn công các tàu trên mặt nước của tàu ngầm. Người Anh bắt đầu lắp radar và máy định vị sóng ngắn trên những con tàu hộ tống và số lượng tàu hộ tống đã tăng mạnh sau khi được tích cực chế tạo.
Với lợi thế của radar có thể dễ dàng phát hiện tàu địch, nên chỉ trong tháng 3/1941, hải quân Đức đã mất đi ba con "át chủ bài" là các tàu Kretschmer, Prien và Schepke do bị đánh đắm hoặc bắt sống. Từ mùa hè 1941, hải quân Đức tăng cường áp dụng "chiến thuật bầy đàn của chó sói", trong đó những tàu ngầm như "một bầy sói" xác định các đoàn tàu có hộ tống và phối hợp tấn công. Những tàu hộ tống với số lượng kém hơn thường tìm cách xua đuổi con tàu ngầm đầu tiên phát hiện được và như vậy tạo điều kiện cho những tàu ngầm khác trong "bầy đàn" rảnh tay tấn công các tàu thương mại.
Ngày 20/6/1941, tàu ngầm U 203 dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Rolf Muetzelburg thông báo nhìn thấy tàu chiến Mỹ USS Texas trong khu vực phong tỏa. Trong tình huống này, giới lãnh đạo Đức đã ra lệnh cho các tàu ngầm không tấn công các tàu hộ tống nữa. Tháng 7, Tổng thống Mỹ Roosevelt ra lệnh cho hải quân tấn công tàu ngầm Đức và nhắc lại mệnh lệnh này vào tháng 9/1941. Ngày 4/9/1941, tàu ngầm U 652 của Đức, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Fraatz, đã bị tàu khu trục Mỹ USS Greer tấn công bằng thủy lôi cách Reykjavik 180 hải lý về phía tây nam và đã phóng hai quả ngư lôi để chống trả. Việc chống trả đã được giới lãnh đạo Đức chính thức cho phép. Những cuộc tấn công tương tự đã lặp đi lặp lại ngày càng nhiều. Phía Mỹ đã chuyển sang thế thù địch với tàu ngầm Đức, mặc dù không tuyên chiến.
Trong thời gian này, tàu ngầm Đức đánh đắm tàu của đối phương với tổng thể tích khoảng 3 triệu BRT.
Vũ Long (Tổng hợp từ truyền hình và báo chí Đức)
Cuộc chiến tàu ngầm trong Đại Tây Dương - Kỳ III: Bước ngoặt
Việc hơn 12.000 chuyên gia Anh dưới sự lãnh đạo của nhà toán học Alan Turing giải được mật mã của hải quân Đức năm 1942 đã dẫn tới bước ngoặt trong cuộc chiến tàu ngầm ở Đại Tây Dương. Ngay từ năm 1934, các nhà toán học Ba Lan, thông qua việc kết nối 6 máy mật mã Enigma, đã giải được một phần mật mã và những kết quả bước đầu này được cung cấp cho cơ quan tình báo vô tuyến Anh. Dưới sự lãnh đạo của nhà toán học Anh Alan Turing, một máy giải mã cơ điện có tên là "Bom Turing" đã được chế tạo.
Shaun Wylie, chuyên gia góp phần phá mật mã của hải quân Đức.
|
Cuối cùng vào tháng 6/1941, người ta đã tìm ra chìa khóa mật mã của hải quân Đức. Đạt được tiến bộ có tính quyết định này là nhờ tàu khu trục HMS Bulldog của Anh đã trục vớt được tàu ngầm U 110 của Đức ngày 9/5/1941 và lấy được "Chìa khóa M" cùng với hai máy mật mã "VI" và "VII" mà chỉ hải quân Đức mới sử dụng và "Sổ tay vô tuyến trong lãnh hải Đức" cũng như "Bảng trao đổi chữ cái kép", chìa khóa đặc biệt cho sĩ quan và bản đồ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải sử dụng cho hải quân Đức. Với chìa khóa mật mã có được, Hải quân Hoàng gia Anh có thể theo dõi toàn bộ điện tín giữa Doenitz và các tàu ngầm. Từ tháng 11/1941, người Anh thường xuyên đọc được điện mật để biết được kế hoạch của Đức. Sau đó có một thời gian gián đoạn, khi Bộ chỉ huy hải quân Đức đưa vào sử dụng một chìa khóa mật mã hoàn toàn mới, được gọi là Triton và mở rộng máy mật mã thành máy Enigma-M4. Từ cuối năm 1942, Anh lại tìm ra chìa khóa mới cho loại mật mã này.
Với việc giải được mật mã điện tín của Đức, quân đồng minh đã có thể điều tàu hộ tống và tàu hàng tránh vị trí của tàu ngầm Đức, cũng như chủ động điều tàu khu trục, tàu sân bay hộ tống, trong cái gọi là "Nhóm tìm, diệt" tìm kiếm tàu ngầm Đức để phá hủy.
Thêm vào đó, từ năm 1943, quân đồng minh có thêm máy định vị sóng ngắn được gọi là "HF/DF", lần đầu tiên cho phép định vị những tàu ngầm có phát tín hiệu từ một con tàu duy nhất. Các "Nhóm tìm, diệt" sẽ tìm tới con tàu ngầm đã bị định vị, tìm cách phá hủy chúng bằng thủy lôi, hoặc buộc chúng phải nổi lên mặt nước do thiếu dưỡng khí hoặc ắc quy hết điện, để có thể tiêu diệt chúng trên mặt nước.
Một biện pháp phòng chống tàu ngầm nữa là sử dụng tàu sân bay đi hộ tống cho đoàn tàu buôn, nhất là từ năm 1942, khi Mỹ sản xuất hàng loạt tàu sân bay cỡ nhỏ lớp Bogue chuyên dùng cho việc săn đuổi tàu ngầm. Những máy bay hoạt động từ tàu sân bay hộ tống có nhiệm vụ trinh sát và tấn công những tàu ngầm phát hiện được. Từ năm 1940, máy bay đã được lắp radar và trong thời gian chiến tranh, radar luôn được cải tiến cho có hiệu quả hơn.
Từ giữa năm 1942, máy bay của quân đồng minh được lắp thêm đèn pha mạnh "Leigh Light", tạo điều kiện tấn công tàu ngầm một cách hiệu quả vào ban đêm. Trước đó, tàu ngầm luôn cảm thấy an toàn về đêm trước các cuộc không kích. Khi một chiếc tàu ngầm bị radar phát hiện và bị đèn pha chiếu sáng thì thông thường không còn thời gian lặn xuống sâu để tránh các cuộc tấn công nữa.
Tấn công tàu ngầm U 66 và U 177 năm 1943.
|
Thông qua việc sử dụng tàu ngầm tiếp tế dầu và các nhu yếu phẩm khác, chẳng bao lâu sau, loại tàu ngầm Typ VII cũng có khả năng hoạt động ở ngoài khơi nước Mỹ.
Số lượng tàu ngầm Đức có khả năng hoạt động đường dài trong Đại Tây Dương ngày càng gia tăng. Vào thời điểm cuối năm 1942 có khoảng 210 chiếc và năm này đã trở thành năm thành công nhất của tàu ngầm Đức.
Năm 1943 là năm bước ngoặt trong cuộc chiến tàu ngầm. Vào đầu năm, tàu ngầm Đức đã giành được thành công lớn cuối cùng, khi vào giữa tháng 3, ba "đàn sói" gồm tổng cộng 43 chiếc tàu ngầm đã đánh đắm 22 chiếc tàu với tải trọng 142.000 tấn trong đoàn tàu SC-122 và HX-229 ở phía nam đảo Greenland và phóng ngư lôi vào 9 chiếc khác với tải trọng 45.000 tấn. Họ được hưởng lợi là ở khu vực này vẫn còn khoảng trống trong giám sát trên không của quân đồng minh.
Đèn pha Leigh Light.
|
Mặc dù nhận thức được rằng tàu ngầm Đức hầu như không còn triển vọng giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Đại Tây Dương nữa, nhưng cho tới cuối cuộc chiến tranh, người Đức vẫn tiếp tục đưa tàu ngầm vào hoạt động để bắt buộc một số lượng lớn tàu chiến, máy bay và binh lính của quân đồng minh bị điều động vào hoạt động chống tàu ngầm. Sau khi quân đồng minh đổ bộ lên miền bắc nước Pháp, căn cứ tàu ngầm ở Pháp bị mất, Đức phải chuyển tàu ngầm sang đóng tại Na Uy. Nhằm đáp lại việc cải tiến kỹ thuật của quân đồng minh, Đức cũng nghiên cứu cải tiến một loạt vấn đề kỹ thuật như lắp đặt thêm ống thông hơi, ngư lôi tự tìm kiếm mục tiêu, máy gây nhiễu, máy định vị ngầm dưới nước và trên mặt nước cũng như nhiều loại tàu ngầm khác. Tuy nhiên, nhưng nỗ lực cải tiến này quá muộn, nên cuộc chiến tàu ngầm được coi là đã được quyết định: Riêng năm 1943 phía Đức đã mất đi 287 tàu ngầm, gần gấp đôi tổng số của ba năm trước đó, trong khi số lượng tàu hàng của quân đồng minh bị đánh đắm giảm xuống. Năm 1943, số lượng tàu bị đánh đắm chỉ có thể tích 3,5 triệu BRT, ít hơn số lượng tàu được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa và đưa vào sử dụng. Xu hướng này được tiếp tục cho tới khi chiến tranh kết thúc: Trong hai năm 1944 và 1945 chỉ có 1,5 triệu BRT thể tích tàu bị đánh đắm. Trong khi đó, năm 1944, phía Đức bị mất thêm 241 tàu ngầm và năm 1945 thêm 153 tàu ngầm nữa chỉ riêng từ tháng 1 tới tháng 5/1945.
Vũ Long (Tổng hợp từ truyền hình và báo chí Đức)
Cuộc chiến tàu ngầm trong Đại Tây Dương : Kỳ cuối: Những tổn thất nặng nề
Trái với tàu ngầm của Đức được nghiên cứu, chế
tạo để hoạt động trong cuộc chiến tranh thương mại ở đại dương, hầu hết
các tàu ngầm của quân đồng minh chỉ có tầm hoạt động ngắn. Chúng chủ yếu
được sử dụng để giám sát hải cảng và căn cứ hải quân dưới sự kiểm soát
của Đức. Bên cạnh những tàu ngầm Anh, các tàu ngầm Pháp, ví dụ như tàu
Doris, tàu Hà Lan như tàu O21 và thậm chí tàu Ba Lan như ORP Wilk đã đảm
nhận nhiệm vụ này, là những tàu đã rút về các căn cứ của Anh, sau khi
đất nước họ bị phát xít Đức chiếm đóng. Trong giai đoạn sau của cuộc
chiến, tàu ngầm Anh cũng được chuyển giao cho hải quân của các nước đồng
minh, nên thủy thủ đoàn tàu ngầm của Na Uy cũng được huy động tham
chiến.
Hoạt động có ý nghĩa nhất về mặt quân sự của tàu ngầm quân đồng minh
là những biện pháp trong khuôn khổ Đức đánh chiếm Na Uy. Tàu ngầm quân
đồng minh đã gây thiệt hại nặng nề cho các tàu chiến trên mặt nước của
hải quân Đức, trong đó đánh đắm tàu tuần dương hạng nhẹ Karlsruhe, tàu
huấn luyện cao xạ Brummer cũng như một loạt tàu thương mại và làm hư hại
tàu bọc thép Deutschland.
Ngoài ra, tàu ngầm của quân đồng minh cũng được sử dụng làm tàu hộ tống và tàu thả thủy lôi. Tàu ngầm có nhiều chiến tích nhất của quân đồng minh trong Thế chiến II là tàu ngầm thả thủy lôi Rubis của Pháp, chủ yếu hoạt động ngoài khơi Na Uy.
Sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, cũng có lúc tàu ngầm Anh và tàu ngầm Pháp lại quay sang đánh nhau, nhất là những tàu ngầm còn lại của chính phủ Vichy thân Đức. Trong khi những đơn vị hải quân khác tập hợp nhau lại mang cờ "Nước Pháp Tự do" hoặc liên kết với Hải quân Hoàng gia Anh. Mối quan hệ thù địch giữa chính phủ Vichy và nước Anh được thể hiện rõ nhất trong cuộc hải chiến từ 20 tới 25/9/1940, được biết đến dưới cái tên "Sự cố Đaca" với việc đổ bộ bất thành lên Đaca.
Trong chiến dịch Menace này, tàu chiến Anh đã bắn phá hải cảng Đaca, thủ đô của Xênêgan, sau khi lực lượng vũ trang Pháp tại Tây Phi đứng về phía chính phủ Vichy. Như vậy, những tàu chiến Pháp neo đậu tại cảng Đaca bị coi là mối đe dọa đối với tuyến đường giao thông của quân đồng minh ở Đại Tây Dương, vì vậy quân đồng minh đã quyết định một đòn đánh phủ đầu để phòng trước. Trong cuộc hải chiến, tàu ngầm Beveziers của Pháp đã phóng ngư lôi vào tàu chiến HMS Resolution. Chiếc tàu ngầm Pháp Ajax thì bị tàu khu trục HMS Fortune đánh đắm.
Ngày 4/5/1945, Đại đô đốc Doenitz ra lệnh cho toàn bộ tàu ngầm Đức đang trên biển ngừng chiến đấu. Trong chiến dịch "Cầu vồng" có 216 trong tổng số 376 tàu còn lại đã tự đánh đắm. Quân đồng minh chiếm được 154 tàu ngầm làm chiến lợi phẩm, trong đó họ tiếp quản một số cho mục đích nghiên cứu hoặc thay thế cho những chiếc tàu bị đắm. 115 chiếc đã bị đánh đắm ở Đại Tây Dương trong chiến dịch Deadlight. Một số tàu đang hoạt động ở Đông Á được bàn giao cho người Nhật. Hai tàu ngầm U 530 và U 977 đã quyết định ra đầu hàng ở nước Áchentina trung lập.
Trong cuộc chiến tàu ngầm, tổng cộng 863 trong 1.162 tàu ngầm do Đức chế tạo được đưa vào hoạt động, trong đó 784 chiếc bị đánh đắm. Trên 30.000 trong tổng số trên 40.000 lính thủy trên tàu ngầm Đức đã bỏ mạng. Cũng trên 55.000 người thiệt mạng trên 2.882 tàu thương mại và 175 tàu chiến của quân đồng minh bị tàu ngầm Đức đánh đắm.
Lothar - Guenter Buchheim, một phóng viên chiến tranh trên tàu ngầm U
96 sau này nhận xét: Các tàu ngầm được gọi là "Quan tài sắt". Nhiều
thủy thủ trên tàu vẫn còn là những đứa trẻ. Có đứa mới 16 tuổi. Khi
chiến tranh kết thúc có kỹ sư trưởng trên tàu mới 19 tuổi, tư lệnh mới
20 tuổi. Vì thiếu người, nên họ phải đào tạo gấp để đưa ra chiến trường,
tới chỗ chết. Ông cho biết vẫn luôn luôn phản đối khi tin tức về những
lính thủy bị chết trên tàu ngầm nói là họ "hy sinh". Ông cho rằng không
phải vậy, họ chết đuối một cách tang thương trong những con tàu đắm như
những con mèo hoang bị nhốt vào túi và ném xuống sông.
Peter Eustace, nguyên kỹ thuật viên radar tàu HMS Starling của Anh kể lại, sau khi đánh đắm tàu ngầm Đức, chỉ những lính thủy Đức chịu khai tên vị tự lệnh chỉ huy con tàu và số hiệu con tàu thì mới được cứu. Có lần, ông đã nắm lấy tay một lính thủy Đức trẻ măng, chắc chưa đầy 16 tuổi, nhưng khi hỏi, y không chịu trả lời nên ông đành tuân lệnh chỉ huy bỏ tay cho hắn rơi xuống biển. Hình ảnh đó còn ám ảnh ông cho tới ngày nay.
Vũ Long (Tổng hợp từ truyền hình và báo chí Đức)
Peter Eustace, nguyên kỹ thuật viên radar tàu "HMS Starling".
|
Ngoài ra, tàu ngầm của quân đồng minh cũng được sử dụng làm tàu hộ tống và tàu thả thủy lôi. Tàu ngầm có nhiều chiến tích nhất của quân đồng minh trong Thế chiến II là tàu ngầm thả thủy lôi Rubis của Pháp, chủ yếu hoạt động ngoài khơi Na Uy.
Sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, cũng có lúc tàu ngầm Anh và tàu ngầm Pháp lại quay sang đánh nhau, nhất là những tàu ngầm còn lại của chính phủ Vichy thân Đức. Trong khi những đơn vị hải quân khác tập hợp nhau lại mang cờ "Nước Pháp Tự do" hoặc liên kết với Hải quân Hoàng gia Anh. Mối quan hệ thù địch giữa chính phủ Vichy và nước Anh được thể hiện rõ nhất trong cuộc hải chiến từ 20 tới 25/9/1940, được biết đến dưới cái tên "Sự cố Đaca" với việc đổ bộ bất thành lên Đaca.
Một tàu bị đánh đắm.
|
Trong chiến dịch Menace này, tàu chiến Anh đã bắn phá hải cảng Đaca, thủ đô của Xênêgan, sau khi lực lượng vũ trang Pháp tại Tây Phi đứng về phía chính phủ Vichy. Như vậy, những tàu chiến Pháp neo đậu tại cảng Đaca bị coi là mối đe dọa đối với tuyến đường giao thông của quân đồng minh ở Đại Tây Dương, vì vậy quân đồng minh đã quyết định một đòn đánh phủ đầu để phòng trước. Trong cuộc hải chiến, tàu ngầm Beveziers của Pháp đã phóng ngư lôi vào tàu chiến HMS Resolution. Chiếc tàu ngầm Pháp Ajax thì bị tàu khu trục HMS Fortune đánh đắm.
Ngày 4/5/1945, Đại đô đốc Doenitz ra lệnh cho toàn bộ tàu ngầm Đức đang trên biển ngừng chiến đấu. Trong chiến dịch "Cầu vồng" có 216 trong tổng số 376 tàu còn lại đã tự đánh đắm. Quân đồng minh chiếm được 154 tàu ngầm làm chiến lợi phẩm, trong đó họ tiếp quản một số cho mục đích nghiên cứu hoặc thay thế cho những chiếc tàu bị đắm. 115 chiếc đã bị đánh đắm ở Đại Tây Dương trong chiến dịch Deadlight. Một số tàu đang hoạt động ở Đông Á được bàn giao cho người Nhật. Hai tàu ngầm U 530 và U 977 đã quyết định ra đầu hàng ở nước Áchentina trung lập.
Trong cuộc chiến tàu ngầm, tổng cộng 863 trong 1.162 tàu ngầm do Đức chế tạo được đưa vào hoạt động, trong đó 784 chiếc bị đánh đắm. Trên 30.000 trong tổng số trên 40.000 lính thủy trên tàu ngầm Đức đã bỏ mạng. Cũng trên 55.000 người thiệt mạng trên 2.882 tàu thương mại và 175 tàu chiến của quân đồng minh bị tàu ngầm Đức đánh đắm.
Lothar - Guenter Buchheim, phóng viên chiến tranh trên tàu ngầm U 96.
|
Peter Eustace, nguyên kỹ thuật viên radar tàu HMS Starling của Anh kể lại, sau khi đánh đắm tàu ngầm Đức, chỉ những lính thủy Đức chịu khai tên vị tự lệnh chỉ huy con tàu và số hiệu con tàu thì mới được cứu. Có lần, ông đã nắm lấy tay một lính thủy Đức trẻ măng, chắc chưa đầy 16 tuổi, nhưng khi hỏi, y không chịu trả lời nên ông đành tuân lệnh chỉ huy bỏ tay cho hắn rơi xuống biển. Hình ảnh đó còn ám ảnh ông cho tới ngày nay.
Vũ Long (Tổng hợp từ truyền hình và báo chí Đức)
Cuộc chiến tranh tàu ngầm không giới hạn: Con át chủ bài cuối cùng của Đức
Quân sự |
"Cuộc chiến tranh tàu ngầm không giới hạn" của Đức cho phép tàu ngầm Đức tùy ý đánh chìm bất cứ tàu buôn nào hướng về hải phận Anh mà không cần phát tín hiệu cảnh báo.
Năm 1914, sau khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, Đức
bắt đầu thực hiện chiến tranh tàu ngầm đối với các nước Hiệp ước, tấn
công vào các tàu buôn và chiến hạm của Anh. Sau này, Mỹ và các nước
trung lập phản đối kịch liệt, Đức buộc phải thực hiện "chiến tranh tàu
ngầm có giới hạn".
Đến thời kỳ cuối của Thế chiến thứ nhất, trong các chiến dịch đổ bộ tại Verdun, Đức đã bị tổn thất nặng nề, sự phong tỏa trên biển của người Anh lại càng làm cho tình hình kinh tế trong nước Đức khủng hoảng. Giới cầm quyền cấp cao của Đức cho rằng, tất cả vũ khí đều đã tận dụng triệt để, chỉ còn một thứ ngoại lệ, đó chính là tàu ngầm.
Nếu bỏ giới hạn về tàu ngầm thì có thể tấn công triệt để vào hạm đội Anh, buộc Anh đầu hàng. Tổng tham mưu trưởng của Đức nói: "Tàu ngầm là con át chủ bài cuối cùng".
Ngày 4/2/1917, Bộ Hải quân Đức chính thức công bố thực hiện "chiến tranh tàu ngầm không giới hạn". Đây là một kiểu chiến đấu bằng tàu ngầm, ở đó quân Đức có thể tùy ý đánh chìm bất cứ tàu buôn nào hướng về hải phận nước Anh mà không cần phát cảnh báo, mục tiêu là để phong tỏa Anh.
Bước đầu tiên Đức thực hiện phương án này là để tàu ngầm của mình tiến vào eo biển Anh đang bố trí ngư lôi dày đặc. Thủy lôi của người Anh chất lượng không cao, hành động mạo hiểm này của người Đức đã thành công.
Tàu ngầm của Đức ẩn mình dưới đáy biển, bắt đầu tấn công tất cả các tàu của Anh, số lượng tàu bị đánh chìm không ngừng tăng lên, tiềm lực kinh tế và quân sự của Anh nhanh chóng thu hẹp lại do sự tàn sát vô tình này.
Sau khi Đức thực hiện chiến tranh tàu ngầm không giới hạn, tổn thất tàu hàng của các nước Hiệp ước từ 300.000 tấn vào tháng 1 và đến 400.000 tấn vào tháng 2, rồi từ 500.000 tấn vào tháng 3, cho đến tháng 4 đã lên đến 850.000 tấn.
Trong số các tàu hàng của Anh ra biển, bình quân cứ 4 chiếc lại có 1 chiếc bị đánh chìm.
Để đánh bại tàu ngầm Đức, bảo vệ tuyến giao thông trên biển, hải quân Anh tiến hành "hệ thống bảo vệ hạm đội". Có nghĩa là, tập hợp 10 hay mấy chục chiếc tàu buôn lại thành một đội tàu, được hộ tống bởi tàu tuần dương hoặc tàu tuần tra đi lại giữa Anh và Mỹ.
Tàu hộ tống có trang bị máy dò sóng âm và khả năng bắn ở tầng nước sâu, có thể phản công tàu ngầm, do đó đã giảm thiểu đáng kể tổn thất của các tàu buôn. Đồng thời, Anh - Mỹ nhanh chóng phát triển chiến thuật chống tàu ngầm, khiến tổn thất của tàu ngầm Đức ngày một tăng.
Năm 1918, mặc dù tàu ngầm Đức đánh chìm 1.238 tàu hàng của các nước Hiệp ước, nhưng đây chỉ là một nửa số lượng tàu đánh chìm năm 1917. Sự phong tỏa của tàu ngầm Đức dần dần bị phá vỡ.
Trong Thế chiến thứ nhất, để phá vỡ chiến tranh tàu ngầm của Đức, các nước hiệp ước đã huy động 5.000 tàu bè để làm tàu hộ tống, ngoài ra còn có 3.000 máy bay tham gia vào chiến tranh chống lại tàu ngầm.
Các nước Hiệp ước đã đánh chìm tổng cộng 178 tàu ngầm đối phương, đánh bại hoàn toàn kế hoạch "chiến tranh tàu ngầm không giới hạn" của Đức.
(Bài viết sử dụng tư liệu từ cuốn "100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới" - NXB Thời Đại)
Đến thời kỳ cuối của Thế chiến thứ nhất, trong các chiến dịch đổ bộ tại Verdun, Đức đã bị tổn thất nặng nề, sự phong tỏa trên biển của người Anh lại càng làm cho tình hình kinh tế trong nước Đức khủng hoảng. Giới cầm quyền cấp cao của Đức cho rằng, tất cả vũ khí đều đã tận dụng triệt để, chỉ còn một thứ ngoại lệ, đó chính là tàu ngầm.
Nếu bỏ giới hạn về tàu ngầm thì có thể tấn công triệt để vào hạm đội Anh, buộc Anh đầu hàng. Tổng tham mưu trưởng của Đức nói: "Tàu ngầm là con át chủ bài cuối cùng".
Ngày 4/2/1917, Bộ Hải quân Đức chính thức công bố thực hiện "chiến tranh tàu ngầm không giới hạn". Đây là một kiểu chiến đấu bằng tàu ngầm, ở đó quân Đức có thể tùy ý đánh chìm bất cứ tàu buôn nào hướng về hải phận nước Anh mà không cần phát cảnh báo, mục tiêu là để phong tỏa Anh.
Bước đầu tiên Đức thực hiện phương án này là để tàu ngầm của mình tiến vào eo biển Anh đang bố trí ngư lôi dày đặc. Thủy lôi của người Anh chất lượng không cao, hành động mạo hiểm này của người Đức đã thành công.
Tàu ngầm của Đức ẩn mình dưới đáy biển, bắt đầu tấn công tất cả các tàu của Anh, số lượng tàu bị đánh chìm không ngừng tăng lên, tiềm lực kinh tế và quân sự của Anh nhanh chóng thu hẹp lại do sự tàn sát vô tình này.
Sau khi Đức thực hiện chiến tranh tàu ngầm không giới hạn, tổn thất tàu hàng của các nước Hiệp ước từ 300.000 tấn vào tháng 1 và đến 400.000 tấn vào tháng 2, rồi từ 500.000 tấn vào tháng 3, cho đến tháng 4 đã lên đến 850.000 tấn.
Trong số các tàu hàng của Anh ra biển, bình quân cứ 4 chiếc lại có 1 chiếc bị đánh chìm.
Để đánh bại tàu ngầm Đức, bảo vệ tuyến giao thông trên biển, hải quân Anh tiến hành "hệ thống bảo vệ hạm đội". Có nghĩa là, tập hợp 10 hay mấy chục chiếc tàu buôn lại thành một đội tàu, được hộ tống bởi tàu tuần dương hoặc tàu tuần tra đi lại giữa Anh và Mỹ.
Tàu hộ tống có trang bị máy dò sóng âm và khả năng bắn ở tầng nước sâu, có thể phản công tàu ngầm, do đó đã giảm thiểu đáng kể tổn thất của các tàu buôn. Đồng thời, Anh - Mỹ nhanh chóng phát triển chiến thuật chống tàu ngầm, khiến tổn thất của tàu ngầm Đức ngày một tăng.
Năm 1918, mặc dù tàu ngầm Đức đánh chìm 1.238 tàu hàng của các nước Hiệp ước, nhưng đây chỉ là một nửa số lượng tàu đánh chìm năm 1917. Sự phong tỏa của tàu ngầm Đức dần dần bị phá vỡ.
Trong Thế chiến thứ nhất, để phá vỡ chiến tranh tàu ngầm của Đức, các nước hiệp ước đã huy động 5.000 tàu bè để làm tàu hộ tống, ngoài ra còn có 3.000 máy bay tham gia vào chiến tranh chống lại tàu ngầm.
Các nước Hiệp ước đã đánh chìm tổng cộng 178 tàu ngầm đối phương, đánh bại hoàn toàn kế hoạch "chiến tranh tàu ngầm không giới hạn" của Đức.
(Bài viết sử dụng tư liệu từ cuốn "100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới" - NXB Thời Đại)
theo Thời đại
Sức mạnh sát thủ của hạm đội tàu ngầm Liên Xô trong Thế chiến 2
VOV.VN - Lúc đầu tàu ngầm
của Hồng quân Liên Xô chỉ đông về số lượng. Sau đó chúng đã được điều
chỉnh để đối đầu hiệu quả với tàu ngầm phát xít Đức.
Hạm
đội tàu ngầm hiện đại của Nga là một trong những hạm đội tàu ngầm mạnh
nhất thế giới - điều này đã được phô diễn phần nào trong chiến dịch tiến công IS
ở Syria vào năm 2015. Tuy nhiên, thành công đó có được là nhờ hàng thập
kỷ lao động cật lực bắt đầu từ cách đây rất lâu, trong tiến trình Thế
chiến thứ 2.
Số lượng lớn
Vào đêm trước Thế
chiến 2, hạm đội tàu ngầm của Liên Xô có quy mô lớn nhất thế giới. Về
mặt số lượng, hạm đội này lớn gấp đôi hạm đội của Mỹ và gấp 4 lớn hạm
đội tàu ngầm của Kriegsmarine (hải quân Đức Quốc xã). Tuy vậy, hải quân
Liên Xô có không ít thách thức.
Do vị trí địa lý
của mình mà Liên Xô không thể giành ưu thế trên các đại dương. Liên Xô
chỉ có 2 lối ra đại dương mở. Đã vậy 2 lối ra này – Cực Bắc và vùng Viễn
Đông lại không có điều kiện để thiết lập các cơ sở hạ tầng đầy đủ cho
hải quân.
Những gì còn lại thì chỉ là những vùng biển đóng: Biển Đen và Biển Baltic. Người ta cho rằng sau khi Thế chiến 2
bắt đầu, hải quân Xô viết chỉ có thể tấn công hệ thống liên lạc của
địch nằm gần 2 khu vực này. Đã thế các tàu ngầm Liên Xô không cạnh trạnh
nổi với các tàu ngầm của Đức trong khi quan điểm của Anh Quốc (nước có
hạm đội lớn nhất thế giới khi ấy) trong chiến tranh lại không rõ ràng.
Do đó quyết định
của Liên Xô đẩy mạnh phát triển hạm đội tàu ngầm là rất hợp logic: Chi
phí sản xuất tương đối thấp có thể giúp tạo ra một lực lượng hùng mạnh,
đóng vai trò quan trọng vào các trận hải chiến.
So găng một mất một còn với tàu ngầm Đức
Một sử gia người
Nga đương đại cho rằng về khía cạnh đánh đắm tàu ngầm phát xít Đức thì
hải quân Xô viết đã vượt qua các đồng minh phương Tây. Trong cuốn sách
năm 2004 nhan đề Asy Podvodnoi Voiny (“Các Ace của Chiến tranh ngầm dưới
nước”), tác giả Gennady Drozhzhin viết rằng trong tất cả 9 tàu ngầm
phát xít Đức bị đắm khi tác chiến, có 4 chiếc là do tàu ngầm Liên Xô
tiêu diệt. Và đấy là các cuộc đấu thứ thiệt theo đúng nghĩa – giữa thủy
thủ tàu ngầm đôi bên. Chiến trường là vùng biển lạnh giá ở biển Baltic
và biển Barents.
Trong cuộc chiến
dưới nước này, hải quân Liên Xô giành chiến thắng sát sao – họ tiêu diệt
được 4 tàu ngầm của địch còn bản thân thì mất 3 chiếc.
Ngay sau ngày Đức xâm lược Liên Xô,
một chiếc tàu ngầm U-144 của Đức với lớp giáp mạnh hơn hẳn đã đánh đắm
một chiếc tàu ngầm M-98 của Liên Xô. Nhưng chính chiếc tàu U-144 này gặp
phải số phận tương tự vào một tháng rưỡi sau đó. Ở ngoài khơi vùng biển
Estonia, một chiếc tàu ngầm Liên Xô lớp Schuka bắn hai quả ngư lôi và
xóa sổ chiếc tàu này.
Hai năm sau lại
diễn ra một trận “so gươm” nữa, lần này chiến thắng cũng thuộc về Liên
Xô: Ba quả ngư lôi Xô viết đánh trúng một tàu ngầm U-639 của Đức đang
rải thủy lôi trên bề mặt biển Barents.
Hiệu quả bất ngờ
Mặc dù tàu ngầm
Liên Xô rất nhanh và hiệu quả trong các trận hải chiến thời Thế chiến 2,
loạt tàu ngầm Malyutka vẫn không thực sự được coi là một vũ khí hiệu
quả. Dẫu tàu này gọn và có thể vận chuyển trên xe lửa, Malyutka vẫn
không phải là loại tàu tạo thoải mái cho thủy thủ đoàn cho dù các thủy
thủ có thể thích ứng được với điều kiện của tàu. Và quan trọng nhất là
các tàu này không an toàn. Tàu không đủ mạnh để lặn xuống độ sâu cần
thiết khi tham chiến và một cơn bão mạnh có thể xé con tàu làm đôi.
Thế nhưng điều
ngạc nhiên là, tàu Malyutka lại trở thành tàu ngầm Liên Xô hiệu quả nhất
trong Thế chiến 2. Chúng đã lập công phá hủy hơn 60 tàu chở hàng và 8
chiến hạm của đối phương. Công tác huấn luyện thủy thủ đoàn trên tàu này
đã bù lại những yếu kém về kỹ thuật, cho phép tàu có thể đạt được các
kết quả ấn tượng.
Tàu ngầm
Srednyaya của Liên Xô là một cải tiến thời đó. Tàu không phát huy hết
năng lực chiến đấu trong các bãi cạn đầy thủy lôi ở biển Baltic nhưng
những gì nó làm được là rất đáng kể.
Điều nghịch lý,
nguyên mẫu của các tàu ngầm Srednyaya lại tương đương với tàu Đức, nhưng
Liên Xô đã thay đổi đáng kể dự án ban đầu, và điều chỉnh tàu này cho
phù hợp với các thiết bị và lớp giáp của Liên Xô.
Kết quả của điều
chỉnh trên là sự ra đời một tàu ngầm phổ thông với sự thật khó tin: Một
chiếc tàu loại này bị tấn công hàng trăm lần bằng bom chìm nhưng chưa
một lần bị hư hại./.
Chiến lược giúp Mỹ đánh bại tàu ngầm Nhật ở Thế chiến II
Sử dụng tàu ngầm làm lực lượng đột kích mũi nhọn, chiến lược tàu ngầm
của Mỹ đã góp phần đánh bại hạm đội tàu ngầm khổng lồ của Đức và Nhật
Bản trong Thế chiến II.
Thế chiến II, cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại. Ngoài chiến
trường trên không, trên bộ, trên mặt nước, Thế chiến II còn chứng kiến
một cuộc chiến khác rất khốc liệt, cuộc chiến giữa các tàu ngầm dưới mặt
nước.
Tàu ngầm đã được sử dụng trong Thế chiến I, nhưng công nghệ tàu ngầm và chiến thuật tác chiến dưới nước chỉ thực sự bùng nổ trong Thế chiến II. Phe trục và Đồng minh đầu tư rất mạnh vào tàu ngầm nhằm chiếm lĩnh lòng đại dương.
Đức quốc xã là quốc gia xây dựng lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất thế giới với hơn 1.158 chiếc. Đế quốc Nhật Bản có hạm đội tàu ngầm hơn 300 chiếc, trong đó có những tàu ngầm lớn nhất thế giới, mang theo cả máy bay bên trong.
Ưu điểm của tàu ngầm là khả năng hoạt động bí mật, khó phát hiện từ xa. Tàu ngầm có thể tung đòn tấn công bất ngờ gây thiệt hại nặng cho đối phương, đặc biệt là lực lượng tàu vận tải. Bên cạnh đó, công nghệ định vị thủy âm ở thời điểm đó chưa phát triển nên rất khó phát hiện tàu ngầm.
Tàu ngầm có lợi thế là có thể tung ra đòn tấn công bất ngờ. Tuy nhiên, tàu ngầm có điểm yếu là gần như không có khả năng phòng vệ. Hải quân Mỹ đã vận dụng một chiến thuật hoàn toàn mới, họ sử dụng tàu ngầm như một lực lượng mũi nhọn nhằm tiến hành các hoạt động phá hoại chứ không coi đây là lực lượng tấn công chính.
Tàu ngầm Mỹ thường phục sẵn trên các tuyến vận tải chiến lược của
Nhật Bản và chờ thời điểm tấn công thích hợp. Hải quân Mỹ khai thác mạnh
vào các đoạn mã liên lạc giữa tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của Nhật.
Lực lượng tàu ngầm Mỹ luôn lựa chọn được thời điểm tung đòn tấn công hợp
lý nhất.
Theo Public.navy, chỉ trong năm 1943, lực lượng tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương đã đánh chìm 355 tàu thuyền các loại của Nhật, 1,5 triệu tấn hàng hóa bị nhấn chìm.
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ còn vận dụng "học thuyết Mahanian" trong chiến tranh hải quân, tức tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng tàu ngầm và tàu tuần dương hạm để bảo vệ những lợi ích chiến lược từ xa.
Trong chiến lược này, lực lượng tàu chiến mặt nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ cho tàu ngầm. Các tàu ngầm không ở quá xa so với các tàu chiến mặt nước. Mỗi khi tàu ngầm tấn công luôn có các đòn đánh nghi binh và phối hợp cùng các tàu chiến mặt nước để phân tán lực lượng của đối phương.
Với chiến thuật sử dụng tàu ngầm đột kích vào biên đội tàu chiến Nhật Bản của Mỹ đã phát huy tối đa tác dụng trong khi vừa giảm thiểu được tối đa thiệt hại. Trong số 288 tàu ngầm tham chiến, chỉ có 52 chiếc bị đánh chìm, trong đó có 48 chiếc ở Thái Bình Dương, nơi tham chiến chính với Hải quân Nhật Bản.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, lực lượng tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm 1.300 tàu thuyền các loại, trong đó có 8 tàu sân bay, 1 thiết giáp hạm, 11 tàu tuần dương của Hải quân Nhật Bản. Chiến lược tàu ngầm của Mỹ góp phần làm tê liệt khả năng chiến đấu của Hải quân Nhật Bản bằng cách cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của xứ sở mặt trời mọc.
Chiến lược tàu ngầm của Đức quốc xã chỉ phát huy tác dụng ở nửa đầu
Thế chiến II, phần lớn do yếu tố bất ngờ. Nhưng nửa sau Thế chiến II,
phe Đồng minh đã khai thác triệt để điểm yếu trong chiến lược và đánh
bại hạm đội tàu ngầm Đức.
Đức điều động các tàu ngầm thực hiện các chiến dịch tấn công rất xa mà không có sự hộ tống của tàu chiến mặt nước, nên tàu ngầm trở nên trơ trọi khi bị phát hiện. Bên cạnh đó, Đức không xây dựng được hạm đội tàu chiến mặt nước đủ mạnh để hỗ trợ cho tàu ngầm trong các chiến dịch.
Chiến lược tàu ngầm của Đức nhanh chóng bị đánh bại do thiếu sự hiệp đồng tác chiến giữa các tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và không quân. Hạm đội tàu ngầm đông đảo của Đức quốc xã luôn bị đánh hội đồng như “cá nằm trong lưới”.
Ngày nay, vũ khí trang bị đã thay đổi rất nhiều so với trước. Công nghệ định vị thủy âm phát triển mạnh, nhưng các tàu ngầm hiện đại cũng khó phát hiện hơn, vũ trang mạnh hơn. Tàu ngầm vẫn rất lợi hại khi áp dụng chiến thuật phục kích.
Tàu ngầm hiện đại có thể tấn công từ cự ly hàng trăm kilomet khiến đối phương không kịp trở tay. Chiến thuật sử dụng tàu ngầm làm lực lượng đột kích của Mỹ vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Tàu ngầm đã được sử dụng trong Thế chiến I, nhưng công nghệ tàu ngầm và chiến thuật tác chiến dưới nước chỉ thực sự bùng nổ trong Thế chiến II. Phe trục và Đồng minh đầu tư rất mạnh vào tàu ngầm nhằm chiếm lĩnh lòng đại dương.
Đức quốc xã là quốc gia xây dựng lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất thế giới với hơn 1.158 chiếc. Đế quốc Nhật Bản có hạm đội tàu ngầm hơn 300 chiếc, trong đó có những tàu ngầm lớn nhất thế giới, mang theo cả máy bay bên trong.
Ưu điểm của tàu ngầm là khả năng hoạt động bí mật, khó phát hiện từ xa. Tàu ngầm có thể tung đòn tấn công bất ngờ gây thiệt hại nặng cho đối phương, đặc biệt là lực lượng tàu vận tải. Bên cạnh đó, công nghệ định vị thủy âm ở thời điểm đó chưa phát triển nên rất khó phát hiện tàu ngầm.
Chiến thuật khéo léo của Mỹ
Theo Hiệp hội Lịch sử Tàu chiến Hải quân, tổ chức phi lợi nhuận về lịch sử hàng hải của Mỹ, trong suốt Thế chiến II, Hải quân Mỹ chỉ có tổng cộng 288 tàu ngầm trên khắp các mặt trận, số lượng rất khiêm tốn nếu so với hạm đội tàu ngầm Đức quốc xã. Tuy nhiên, số lượng tàu ngầm nhiều hay ít không quan trọng bằng chiến lược sử dụng.Tàu ngầm có lợi thế là có thể tung ra đòn tấn công bất ngờ. Tuy nhiên, tàu ngầm có điểm yếu là gần như không có khả năng phòng vệ. Hải quân Mỹ đã vận dụng một chiến thuật hoàn toàn mới, họ sử dụng tàu ngầm như một lực lượng mũi nhọn nhằm tiến hành các hoạt động phá hoại chứ không coi đây là lực lượng tấn công chính.
Một tàu ngầm của Mỹ trong Thế chiến II. Ảnh: Submarinebooks |
Theo Public.navy, chỉ trong năm 1943, lực lượng tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương đã đánh chìm 355 tàu thuyền các loại của Nhật, 1,5 triệu tấn hàng hóa bị nhấn chìm.
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ còn vận dụng "học thuyết Mahanian" trong chiến tranh hải quân, tức tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng tàu ngầm và tàu tuần dương hạm để bảo vệ những lợi ích chiến lược từ xa.
Trong chiến lược này, lực lượng tàu chiến mặt nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ cho tàu ngầm. Các tàu ngầm không ở quá xa so với các tàu chiến mặt nước. Mỗi khi tàu ngầm tấn công luôn có các đòn đánh nghi binh và phối hợp cùng các tàu chiến mặt nước để phân tán lực lượng của đối phương.
Với chiến thuật sử dụng tàu ngầm đột kích vào biên đội tàu chiến Nhật Bản của Mỹ đã phát huy tối đa tác dụng trong khi vừa giảm thiểu được tối đa thiệt hại. Trong số 288 tàu ngầm tham chiến, chỉ có 52 chiếc bị đánh chìm, trong đó có 48 chiếc ở Thái Bình Dương, nơi tham chiến chính với Hải quân Nhật Bản.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, lực lượng tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm 1.300 tàu thuyền các loại, trong đó có 8 tàu sân bay, 1 thiết giáp hạm, 11 tàu tuần dương của Hải quân Nhật Bản. Chiến lược tàu ngầm của Mỹ góp phần làm tê liệt khả năng chiến đấu của Hải quân Nhật Bản bằng cách cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của xứ sở mặt trời mọc.
Vẫn còn nguyên giá trị
Richard Pekelney, nhà phân tích lịch sử hải quân kỳ cựu nhận xét, Đức quốc xã sử dụng hạm đội tàu ngầm khổng lồ làm lực lượng tấn công chính trên biển. Các chỉ huy Hải quân Đức tin rằng, sử dụng tàu ngầm tấn công vào đội tàu buôn và tàu chiến mặt nước sẽ chia cô lập Anh khỏi sự trợ giúp của phe Đồng minh. Nhưng chiến lược này là một sai lầm.Một tàu chở dầu bị tàu ngầm đánh chìm trong Thế chiến II. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Đức điều động các tàu ngầm thực hiện các chiến dịch tấn công rất xa mà không có sự hộ tống của tàu chiến mặt nước, nên tàu ngầm trở nên trơ trọi khi bị phát hiện. Bên cạnh đó, Đức không xây dựng được hạm đội tàu chiến mặt nước đủ mạnh để hỗ trợ cho tàu ngầm trong các chiến dịch.
Chiến lược tàu ngầm của Đức nhanh chóng bị đánh bại do thiếu sự hiệp đồng tác chiến giữa các tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và không quân. Hạm đội tàu ngầm đông đảo của Đức quốc xã luôn bị đánh hội đồng như “cá nằm trong lưới”.
Ngày nay, vũ khí trang bị đã thay đổi rất nhiều so với trước. Công nghệ định vị thủy âm phát triển mạnh, nhưng các tàu ngầm hiện đại cũng khó phát hiện hơn, vũ trang mạnh hơn. Tàu ngầm vẫn rất lợi hại khi áp dụng chiến thuật phục kích.
Tàu ngầm hiện đại có thể tấn công từ cự ly hàng trăm kilomet khiến đối phương không kịp trở tay. Chiến thuật sử dụng tàu ngầm làm lực lượng đột kích của Mỹ vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Những trận hải chiến nổi tiếng thế giới: Hải chiến Đại Tây Dương
08:28 | 28/01/2013
(Petrotimes)
- Thời kỳ đại chiến thế giới thứ 2, Anh là một đảo đế quốc phụ thuộc
nhiều vào tài nguyên từ thuộc địa bên ngoài. Để tiếp tục chiến đấu chống
Đức, mỗi tuần Anh cần một triệu tấn nguyên vật liệu. Trận đánh trên Đại
Tây Dương thật ra đơn giản chỉ vì Anh cần tiếp vận và Đức ra sức đánh
chìm tàu bè để cắt tiếp vận này.
Chính từ nguyên nhân này mà các sử gia có thêm những trang mới viết về
trận hải chiến được xem là dài nhất trong lịch sử Thế chiến thứ II: Hải
chiến Đại Tây Dương...
Nền chính trị thế giới đang chao đảo bởi sóng gió ở các vùng biển
như: Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Nhật Bản và cả Vịnh Hormuz... “Chủ
nghĩa bá quyền trên biển” đang là mối đe dọa thực sự với hòa bình nhân
loại.
Trong lịch sử các cuộc chiến tranh, hải chiến luôn được xem là đỉnh
cao của nghệ thuật quân sự nhưng cũng là nơi thể hiện rõ nhất sự tàn
khốc của chiến tranh.
Chuyên mục Biển Đông của Petrotimes mở chuyên đề: "Những trận hải
chiến nổi tiếng thế giới" - góp một lời nhắc nhở nhân loại về sự tàn
khốc của chiến tranh trên biển - để loài người tỉnh táo hơn với những
nguy cơ đến từ đại dương.
|
Bài 3: Đại hải chiến Đại Tây Dương và những chiến hạm nổi tiếng
Trận chiến Đại Tây Dương được xem là trận chiến kéo dài nhất trong lịch
sử Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù có sử gia cho rằng đây không
phải là một trận duy nhất mà là gồm một chuỗi nhiều trận hải chiến hay
cuộc hành quân trên biển. Cuộc chiến bắt đầu ngày 3 tháng 9 năm 1939 cho
đến khi Đức Quốc Xã đầu hàng năm 1945. Cao điểm của trận chiến là những
năm 1940 - 1943 khi tàu ngầm (U-Boat) và các chiến hạm của hải quân Đức
(Kriegsmarine) tấn công và đánh chìm nhiều đoàn tàu buôn và chiến hạm
của Đồng Minh.
Những đoàn tàu này thường là từ Hoa Kỳ theo phía nam Đại Tây Dương chở
tiếp vận và vũ khí đến Anh Quốc và Liên Xô, được hộ tống bởi hải quân và
không quân Anh và Canada. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 9 năm 1941 có thêm
chiến hạm Hoa Kỳ tham gia hộ tống các đoàn tàu này. Hải quân Ý theo phe
Đức tham gia trận đánh từ ngày 10 tháng 6 năm 1940.
Trận chiến này (từ tiếng Anh "Battle of the Atlantic" do thủ tướng Anh
Winston Churchill nêu lên năm 1941) lan rộng khắp một vùng hải dương
rộng lớn, kéo dài 6 năm, với hàng nghìn thuyền bè tham gia, hơn 100 đoàn
tàu bị tấn công và đến cả ngàn trận đánh một chọi một giữa hai chiến
hạm.
Chiến thuật trên biển thay đổi liên tục, lúc bên này thắng thế, lúc bên
kia thắng thế. Đồng Minh dần dần chiếm được thế thượng phong và đánh
đuổi được chiến hạm địch ra khỏi chiến trường vào cuối năm 1942, và phá
được chiến lược tàu ngầm và tháng 3 - 5 năm 1943. Hải quân Đức cố gắng
trang bị thêm tàu ngầm hiện đại hơn vào năm 1945 nhưng đã quá trễ, không
phục hồi được cục diện của chiến trường Đại Tây Dương.
Từ tháng 8 năm 1940, hải quân Ý đưa tàu ngầm đến căn cứ Bordeaux tăng
cường lực lượng phe Trục tấn công hải quân Anh. Loại tàu ngầm Ý được
thiết kế cho hải chiến tại Địa Trung Hải, không thích hợp với chiến
trường Đại Tây Dương và yếu kém hơn loại của Đức. Tuy vậy, tàu ngầm Ý
cũng đạt đựoc thành tích đáng kể: 37 tàu ngầm Ý bắn chìm 109 chiến
thuyền và tàu buôn của Đồng Minh (tổng cộng 593.864 tấn tàu bè và hàng
tiếp vận). Hải quân Ý còn sử dụng loại tàu lặn nhỏ (ngư lôi người) làm
lung lay lực lượng hải quân Anh tại Gibralta.
Mặc dầu hải quân Ý đạt nhiều chiến tích, Đô đốc Đức vẫn coi thường lực
lượng này. Ông cho rằng lính Ý thiếu kỷ luật và dễ nao núng khi chạm
địch, không hoạt động theo chiến thuật bầy sói săn mồi, không giữ liên
lạc chặt chẽ với hải quân Đức. Chẳng bao lâu, lực lượng tàu ngầm Ý ngừng
hoạt động chung với lực lượng của Đức.
Sĩ quan hải quân Anh trên một chiếc khu trục hạm đang canh phòng tìm tàu ngầm địch, tháng 10/1941
Nói đến hải chiến Đại Tây Dương với “quy mô” khổng lồ của nó, không thể
nó đến những chiếc tàu chiến nổi tiếng trên chiến trường này.
Về phần mình, các sĩ quan hải quân Đức vẫn cho rằng chỉ có những chiến
thuyền lớn mới đem lại chiến thắng thực sự trên mặt biển.
Trong những tháng đầu năm 1940, các tàu chiến lớn của hải quân Đức được
tập trung vào chiến trường Bắc Âu và không chiếc nào có mặt tại Đại tây
Dương, ngoài chiếc tuần dương nhỏ Admiral Graf Spee lập nhiều thành
tích nhưng đã bị bắn hỏng. Sau chiến thắng tại Na Uy, hải quân Đức liên
tục đưa các chiến thuyền lớn ra Đại Tây Dương, bắt đầu cuộc công kích
tàu buôn của Đồng Minh.
Ngày 5/11/1940, đoàn tàu tiếp vận HX 84 của Anh bị tàu Admiral Scheer
chận bắn - 5 chiếc chìm tại chỗ và nhiều chiếc khác bị phá hủy làm tán
loạn đội hình. Quân Anh phải thí mạng chiếc HMS Jervis Bay và nhờ màn
đêm kéo xuống, số tàu còn lại mới chạy thoát. Sau tổn thất này, tư lệnh
hải quân Anh phải tạm ngưng các đoàn tàu tiếp vận và điều động chiến
thuyền ra săn đuổi tàu Scheer nhưng không thấy đâu nữa. Tháng sau, chiếc
Scheer lại lộ diện tại Ấn Độ Dương.
Ngày 25/12/1940, chiếc tuần dương Admiral Hipper của Đức chận đánh đoàn
tiếp vận WS 5A nhưng bị các chiếc hộ tống đẩy lùi. Ngày 12/02/1941,
Hipper chận đánh đoàn SLS 64 gồm 19 tàu và bắn chìm được 7 chiếc.
Tháng 1 năm 1941, hai chiến thuyền hạng nặng là Scharnhorst và
Gneisenau mở chiến dịch Berlin ra vùng biển phía bắc Đại tây Dương chận
đánh các đoàn tàu từ Canada sang Anh. Các đoàn tàu HX 106, HX 111 và SL
67 bị chận đánh nhưng may nhờ có tàu hộ tống đến kịp nên chỉ bị tổn thất
nhỏ. Trong hai tháng, hai chiếc Scharnhorst và Gneisenau chạy ngang dọc
18.000 dặm đường biển, bắn chìm 22 tàu của Anh.
Tháng 5, quân Đức táo bạo mở chiến dịch Rheinübung đưa chiếc Bismarck
mới xây xong và chiếc tuần dương Prinz Eugen ra tấn công các đoàn tàu
tiếp vận. Quân Anh bắt được thông tin này liền đem một lữ đoàn tàu chiến
ra ngoài hải phận Iceland chận đánh. Hai bên bắn nhau tại eo biển Đan
Mạch. Hải quân Anh thua to. Tàu chiến HMS Hood của Anh bị bắn chìm.
Trong số 1.418 thủy thủ chỉ có 3 sống sốt. Bên kia, chiếc Bismark bị ngư
lôi của Anh bắn trúng làm hỏng bánh lái không chạy nhanh được. Ba ngày
sau, Bismark bị hạm đội trung ương hải quân Anh bắt kịp và bắn chìm. Chỉ
110 trong số 2.300 thủy thủ của tàu Bismark sống sót. Sau mất mát quá
lớn này, hải quân Đức ngưng chiến lược chận đánh tàu buôn bằng chiến
thuyền trên mặt biển.
Tháng 2 năm 1942, hải quân Anh vô cùng xấu hổ vì không bắt được kịp các
chiến thuyền của Đức (Scharnhorst, Gneisenau và Prinz Eugen) trên tuyến
đường chạy thoát về Đức. Sau khi mất chiếc Bismark, cộng thêm lo ngại
cuộc tấn công của Đồng Minh theo ngã Na Uy, Hitler quyết định rút ra
khỏi chiến trường Đại Tây Dương.
Kế hoạch Z của hải quân Đức trong chiến trường Đại Tây Dương gồm thiết
bị lực lượng hải quân mạnh đủ để tiêu diệt tàu hộ tống đồng thời phá hủy
mọi tiếp vận đến Anh. Kế hoạch không thành công vì Đức chưa kịp xây
dựng đủ hỏa lực hải quân thì chiến tranh đã bùng nổ. Kết quả là số tàu
Anh bị Đức phá hủy không cao so với hao tổn của U-boot, mìn và máy bay.
Tuy vậy cuộc chận đánh các đoàn tàu buôn trên Đại Tây Dương cũng gây
nhiều chật vật khó khăn cho Anh, và làm mức nhập cảng vào Anh giảm xuống
rất nhiều.
Tóm lại, về mặt chiến thuật, các trận đánh trong chuỗi hải chiến Đại
Tây Dương thay đổi liên tục, lúc thì bên này thắng, lúc bên kia được.
Song chung quy, phe Đồng minh chiếm ưu thế và vào cuối năm 1942 đánh bại
âm mưu dùng tàu ngầm của Đức và làm thay đổi cục diện chiến trường
trên Đại Tây Dương.
H.M (Tổng hợp theo Wiki/CADN)
Nhận xét
Đăng nhận xét