CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/g (Tàu chiến)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chiến tích đầu tiên của U-505 là đánh chìm chiếc tàu của Anh mang tên Benmohr ngày 5/3/1942 và ngày hôm sau là chiếc tàu Nauy Sydhav. Trong tháng 4, U-505 đã đánh chìm 3 chiếc tàu của Mỹ - đầu tiên là chiếc West Immo bị đánh đắm và ngày hôm sau là chiếc tàu Hà Lan Alphacca. 2 chiếc tàu Mỹ bị đánh đắm tiếp theo ngày 28 và 29/6/1942. Ngày 22/7/1942 tới lượt chiếc tàu Colombia Urius bị hạ và chiến tích cuối cùng của U-505 là con tàu Anh mang tên Ocean Justice bị hạ ngày 7/11/1942.
Việt Nam đưa 300 chiếc Tàu Ngầm tự sản xuất có v.ũ k.hí khủng bảo vệ ngư dân trên Biển Đông
Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)
Sức mạnh tàu ngầm hạt nhân mĩ
Giải mã vũ khí Nga : Tàu ngầm hạt nhân
Điều chưa biết về tàu ngầm U-505 Đức bị Mỹ “tóm sống“
(Kiến Thức) - Tưởng như tàu sẽ chìm xuống
đáy đại dương, hạm trưởng tàu ngầm U-505 Đức phát xít đã tự sát, dù vậy
U-505 vẫn nổi cho tới khi kết thúc chiến tranh.
U-505
là một chiếc tàu ngầm phục vụ trong hạm đội Hải quân Đức phát xít trong
Thế chiến thứ 2. Nó được nhắc tới bởi những điều đặc biệt trong lịch sử
tàu ngầm như chỉ huy của U-505 tự sát (?) ngay trong phòng chỉ huy hay
bị hải quân Đồng minh bắt giữ một cách nguyên vẹn.
U-505 nằm trong lớp tàu Type 9 của
phát xít Đức được thiết kế cho mục đích tác chiến tại vùng biển sâu, nổi
tiếng với sự nhanh nhẹn và thời gian lặn lâu.
Tàu ngầm lớp Type 9 gồm 4 phiên bản
chính với tổng cộng 283 chiếc được chế tạo, gồm: mẫu nguyên bản Type 9A;
Type 9B cải tiến; Type 9C và Type 9C40 cải tiến mạnh và mẫu cuối cùng
là Type 9D.
Thế hệ tàu ngầm Type 9 được sản xuất
từ năm 1937 đến năm 1944 với tổng số 283 chiếc, nó đã tham gia các cuộc
chiến từ năm 1938 đến 1945.
U-505 là phiên bản tàu ngầm diesel-điện, nghĩa là nó sử dụng động cơ
diesel khi nổi trên mặt nước và sử dụng động cơ điện khi lặn. Khi nổi, 2
động cơ diesel tăng áp 6 xi-lanh MANM9V40/46 công suất 4.000 mã lực sẽ
được sử dụng. Khi bơi ngầm dưới mặt nước, nó sẽ dùng tới 2 động cơ điện
SSW GY345/34 1.000 mã lực.
Với những động cơ trên, U-505 có thể
đạt vận tốc tối đa 18 hải lý/giờ khi nổi và 7 hải lý/giờ khi lặn với tầm
hành trình lên tới 11,000 hải lý. Kíp tàu có 59 người và dự trữ trên
tàu cho phép hoạt động tối đa 3 tháng trên biển.
Cũng như các tàu ngầm diesel-điện thời
đó, U-505 cần phải nổi định kì để xả khí CO2 độc, lấy oxy và sạc pin –
đó là điều hạn chế nhất của công nghệ tàu ngầm thời đó (và cho đến nay
cũng vậy). Và đây cũng chính là thời điểm tàu ngầm dễ bị phát hiện, tấn
công nhất.
U-505 là loại tàu ngầm ngầm tấn công
với 4 ống phóng ngư lôi phía trước và 2 ống phía sau. Nó sử dụng ngư lôi
là loại 533mm và khi cần có thể thay thế bằng thủy lôi nếu cần thiết.
Ngoài ra trên mạn tàu còn có một khẩu
pháo 105mm SK C/32 lẫn các loại pháo phòng không 20mm, 30mm. U-505 chính
thức nhận nhiệm vụ từ ngày 26/8/1941. Nhiệm vụ ban đầu của U-505 là
huấn luyện và tuần tra trước khi tham gia vào các trận đánh đúng nghĩa.
Chiến tích đầu tiên của U-505 là đánh chìm chiếc tàu của Anh mang tên Benmohr ngày 5/3/1942 và ngày hôm sau là chiếc tàu Nauy Sydhav. Trong tháng 4, U-505 đã đánh chìm 3 chiếc tàu của Mỹ - đầu tiên là chiếc West Immo bị đánh đắm và ngày hôm sau là chiếc tàu Hà Lan Alphacca. 2 chiếc tàu Mỹ bị đánh đắm tiếp theo ngày 28 và 29/6/1942. Ngày 22/7/1942 tới lượt chiếc tàu Colombia Urius bị hạ và chiến tích cuối cùng của U-505 là con tàu Anh mang tên Ocean Justice bị hạ ngày 7/11/1942.
"Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma", ngày
24/10/1943, U-505 bị tàu chiến Hải quân Anh phát hiện và tấn công dữ
dội bằng bom chìm. Tưởng như hành trình của con tàu đến đây là kết thúc,
viên hạm trưởng Đại úy Peter Zschech tự sát trong phòng chỉ huy của tàu
U-505. Tuy nhiên, tàu ngầm U-505 đã không bị đánh chìm trong trận
chiến.
Trung úy Harald Lange nhận quyền chỉ
huy con tàu và trở thành sĩ quan chỉ huy cuối cùng của U-505 - sau này
ông ta đã trở thành thuyền trưởng U-505 và nắm quyền tới khi bị người Mỹ
bắt sống năm 1944.
Mãi đến chuyến hải trình thứ 12 thì
U-505 mới chấm dứt cuộc đời tung hoành trên đại dương của nó khi quân
Đồng Minh giải mã được hệ thống cho phép họ dò tìm và xác định hoạt động
của tàu ngầm Đức trên Đại Tây Dương.
Biên đội tàu Hải quân Mỹ, dưới sự chỉ
huy của thuyền trưởng Danial Gallery được phái đến khu vực Cape Verde,
Nam Đại Tây Dương để quyết đấu với tàu ngầm lớp U của Đức. Tàu U-505 bị
phát hiện ngày 4/6/1944 và tham gia vào trò chơi "mèo vờn chuột" với tàu
chiến Mỹ, vốn sử dụng bom chìm và máy bay trinh sát phóng từ tàu USS
Guadalcanal. Rốt cuộc là U-505 bị hư hại ở bánh lái khiến nó xoay vòng
và mất kiểm soát. Những đòn đánh bồi thêm khiến con tàu bị hư hại và
buộc phải nổi lên theo lệnh của thuyền trưởng Lange.
Khi đã ở trên mặt nước, các sĩ quan (bao gồm cả Lange) tìm đường đến
tháp chỉ huy để đánh giá và đã được chào đón bởi hàng loạt hỏa lực hạng
nặng từ các tàu chiến Đồng minh vây quanh khiến một người thiệt mạng,
đây là tổn thất sinh mạng duy nhất của U-505.
Sau đó, thuyền trưởng Lange đã ra lệnh
hủy tàu và sơ tán thủy thủ, vốn sẽ bị người Mỹ bắt ngay sau đó. Một tàu
Mỹ đã tiếp cận và vô hiệu hóa các khối thuốc nổ lẫn bịt các vị trí vốn
được quân Đức mở ra cho nước tràn vào để hủy tàu. Khoang cuối cùng được
kiểm tra là khoang ngư lôi sau để chắc chắn rằng không dính bẫy mìn của
Đức.
Khi đã thoát khỏi các mối nguy hiểm,
U-505 được Hải quân Mỹ điều khiển về Bermuda để họ có thể nghiên cứu con
tàu. Chiếc tàu này có giá trị hàng ngàn trang tài liệu lẫn thông tin
tình báo cực kì có giá trị cũng như một cỗ máy Enigma với những loại mật
mã mới nhất. Các kĩ sư Hải quân Mỹ còn "mổ xẻ" được loại ngư lôi dò mục
tiêu theo tín hiệu thủy âm cực kì hiện đại vào thời điểm đó. Việc lấy
U-505 còn có ý nghĩa quan trọng khi thiết kế của nó ảnh hưởng đến việc
phát triển các tàu ngầm Mỹ sau chiến tranh thế giới 2.
Sau khi sử dụng hết giá trị của U-505, lúc đầu người ta định dùng nó làm
bia tập bắn nhưng Gallery - Phó Đô đốc hải quân đã chuyển nó về Bảo
tàng Khoa học và Công nghiệp ở Chicago, bang Ilinois. U-505 vẫn còn lại
cho đến ngày nay cho du khách tham quan và là một chứng nhân cho cuộc
chiến tranh tàu ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ 2.Giải mã "lạnh người" hai tàu ngầm Đức đầu hàng cuối cùng
(Kiến Thức) - Không ít sử gia tin rằng
hai tàu ngầm U-boat cuối cùng của phát xít Đức đầu hàng đã đưa Hitler và
người tình đào thoát tới Argentina.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tàu ngầm U-boat của
Đức là nỗi ám ảnh với tất cả mọi quốc gia Đồng Minh, nhất là nước Anh.
Thậm chí Thủ tướng Winston Churchill còn phải thốt nên rằng ông không sợ
bất cứ thứ gì mang quốc tịch Đức trừ những chiếc tàu ngầm.
Đến khi nước Đức chính thức đầu hàng
vào ngày 15/5/1945 thì ngoài biển khơi bao la vẫn còn hàng chục tàu ngầm
Đức đang tiếp tục hoạt động. Do đặc thù hoạt động của tàu ngầm thời bấy
giờ, các tàu ngầm U-boat sẽ rất hạn chế bật radio nhận tin vì mỗi lần
bật radio là một lần tàu có nguy cơ bị đối phương xác định chính xác vị
trí.
Chính vì vậy, đã có những tàu ngầm Đức
hoạt động đến cả tuần lễ sau chiến tranh thế giới thứ hai và thậm chí
còn đánh chìm được nhiều tàu hàng của Đồng Minh trước khi chính thức
nhận được lệnh đầu hàng. Tuy nhiên, hai tàu ngầm U-boat cuối cùng của
Đức Quốc Xã lại hoạt động cho tới tận tháng 7 mới chịu đầu hàng khiến
người ta không khỏi nghi ngờ về hành tung bí ẩn của chúng.
Số phận tàu U-530
Là một trong những chiếc tàu ngầm cuối cùng
của của Phát Xít Đức đầu hàng vào tháng 7/1945. Tàu ngầm U-530 thuộc
loại Type IXC/40, là phiên bản nhỏ gọn, hiện đại hơn các loại tàu ngầm
trước đó.
U-530 có khả năng mang theo tới 22 ngư
lôi, trên boong tàu có một khẩu pháo 10,5 cm cùng cơ số đạn dự trữ 180
viên và có tổng cộng 48 thành viên bao gồm cả thủy thủ đoàn và sỹ quan.
Trong toàn bộ cuộc chiến, U-530 đã đánh chìm 2 tàu vận tải của phía Đồng
Minh và làm bị thương hàng chục tàu khác.
Vị thuyền trưởng cuối cùng trên tàu
U-530 là Đô đốc Karl Donitz. Lộ trình của tàu này cực kỳ đáng nghi và
rất nhiều sử gia tin rằng U-530 đã giúp Hitler đào thoát sang Nam Mỹ an
toàn.
Cụ thể, U-530 dưới sự chỉ huy của Đô
đốc Donitz đã có một chuyến hành trình từ đại bản doanh của mình tại một
căn cứ tàu ngầm từ Đức vào tuần cuối cùng trước khi cuộc chiến kết thúc
sau đó di chuyển tới Argentina.
Nhiều sử gia cho rằng, Hitler đã hóa
trang thành một thủy thủ đoàn trên tàu và di chuyển tới Argentina an
toàn, tuy nhiên lập luận này có khá nhiều lỗ hổng do khi ấy Hitler vẫn
còn người tình Eva Braun và bà ta không thể hóa trang thành thủy thủ
đoàn được. Lời khai của các thủy thủ đoàn sau khi bị bắt giữ không cho
thấy có sự xuất hiện của một người phụ nữ trên tàu.
Sau khi bị Hải quân Mỹ bắt giữ, toàn
bộ các thủy thủ đoàn trên tàu được đưa về Đức, bản thân tàu U-530 bị Hải
quân Mỹ tịch thu và sau đó được sử dụng làm mục tiêu tập bắn.
Số phận tàu U-977
Tàu U-530 là chiếc đầu hàng rất muộn
nhưng nó không phải là con tàu đầu hàng muộn nhất, U-997 mới là con tàu
cuối cùng của Hải quân Đức chịu “nổi” lên mặt nước đầu hàng Quân Đồng
Minh.
U-977 là tàu ngầm thuộc lớp Type V11C,
nó có độ giãn nước khi lặn là 769 tấn. U-997 không được trang bị nhiều
ngư lôi như U-530, nó chỉ mang theo được tối đa 19 ngư lôi, tuy nhiên
U-977 lại mang theo tối đa được tới 220 viên đạn pháo.
Giống với vị thuyền trưởng trên chiếc
U-530, chiếc U-997 cũng nhắm tới Argentina với hy vọng được cộng đồng
phát xít tại đây che chở cho những thủy thủ đoàn trên tàu lẩn trốn. Tuy
nhiên nó đã bị từ chối.
Theo nhật ký hải trình, U-997 đã trải
qua hành trình kéo dài 66 ngày dưới mặt nước, đây là một kỷ lục vô tiền
khoáng hậu vào thời kỳ đó. Cụ thể, thuyền trưởng tàu U-977 quyết định
cho tàu di chuyển vào ban ngày ở dưới mặt nước và nổi lên vào ban đêm để
chạy động cơ diesel sạc ác quy. Khi nổi vào ban đêm tàu sẽ không di
chuyển mà chỉ chạy động cơ điện hết công suất để sạc càng nhiều ác quy
càng tốt.
Tổng cộng tàu U-977 đã di chạy trốn
trong vòng 99 ngày trong đó có 66 ngày lặn liên tục. Giống với số phận
của U-530, thuyền trưởng cùng các thủy thủ đoàn trên tàu U-977 cũng bị
cáo buộc có liên quan tới việc Hitler chạy trốn sang Nam Mỹ dù chưa có
bất cứ bằng chứng thuyết phục nào khẳng định điều này.
U-977 đầu hàng vào ngày 17/8/1945, 2
tháng sau khi nước Đức chính thức đầu hàng. Sau khi bị Hải quân Mỹ tịch
thu, U-997 cũng được mang ra làm bia tập bắn.
Tại sao cả hai con tàu đều tìm đến Argentina?
Không chỉ hai tàu ngầm này của Đức mà
rất nhiều các tướng tá, sỹ quan cao cấp khác của Đức cũng tìm tới đất
nước này để lẩn trốn sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nam
Mỹ vốn là khu vực không bị chiến tranh thế giới thứ hai tác động đến,
Argentina lại có một cộng đồng thân phát xít rất lớn, sẵn sàng bao che
cho những sỹ quan Đức sang đây chạy trốn, đặc biệt là những sỹ quan
trong lực lượng SS và những kẻ nổi tiếng với tội ác diệt chủng.
Tuy nhiên, có thể do lo ngại việc Mỹ
và các nước Đồng Minh phát hiện ra những chiếc tàu ngầm của Đức trong
lãnh hải của mình mà Argentina đã từ chối cho phép những chiếc tàu ngầm
cuối cùng của Đức kia được tá túc sau chiến tranh.
Một điểm gây chú ý với các nhà sử học
nữa đó là cả hai tàu ngầm U-530 và U-977 khi được tìm thấy đều không có
đủ lượng thủy thủ như trong biên chế, điều này chứng tỏ đã có nhiều
thành viên trong thủy thủ đoàn đào thoát vào Nam Mỹ thành công hoặc cũng
có thể là ngay từ đầu, thành viên thủy thủ đoàn đã bị cắt giảm số lượng
để nhường chỗ cho những người khác.
10 tàu ngầm khủng nhất Thế Giới thật không thể tin nổi
U-boat: Sức mạnh kinh hoàng của Đức quốc xã trên các đại dương
ANTĐ Trong
Thế chiến thứ nhất và thứ hai, hàng nghìn tàu ngầm U-boat của hải quân Đức quốc
xã đã gieo rắc sự chết chóc cho các tàu chiếc và thương thuyền các nước đồng
minh trên khắp các đại dương của thế giới.
Trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất và thứ hai, Đức có lực lượng hải
quân cực kỳ hùng mạnh, trong đó, lực lượng tàu ngầm (Unterseeboot - đồng
nghĩa với underseeboat trong tiếng Anh, viết tắt là U-boat) có những
tàu ngầm hiện đại nhất và cũng là mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các tàu ngầm của Đế quốc Áo-Hung cũng được gọi là U-boat.
Các tàu ngầm U-boat có thể được sử dụng hiệu quả chống lại tàu chiến đối phương, nhưng trên thực tế, chúng được sử dụng hữu hiệu nhất trong chiến tranh kinh tế, phong tỏa bờ biển, cắt đứt các tuyến vận tải biển, (săn bắt tàu hàng).
Mục tiêu chính của các chiến dịch sử dụng U-boat trong cả hai cuộc đại chiến là các chuyến tàu vận tải từ Hoa Kỳ tới các đảo thuộc quần đảo Anh và ngược lại.
Hoạt động của U-boat trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số tàu ngầm các nước đã ném vào chiến tranh là hơn 640 chiếc, trong đó của Đức là hơn 300 chiếc. Các tàu ngầm U-boat có tính năng cơ động rất cao và khả năng chiến đấu áp đảo tàu ngầm của đối thủ, nên đã lập rất nhiều chiến tích huy hoàng.
Khởi đầu Thế chiến chiến thứ nhất, Đức chỉ có 29 U-boat hoạt động nhưng số lượng của chúng đã gia tăng với tốc độ chóng mặt và gây cho quân Đồng minh những thiệt hại hết sức năng nề.
Kể từ khi thế chiến thứ nhất bùng phát ngày 29/07/1914 cho đến khi kết thúc ngày 11/11/1918, có 178 trong tổng số 360 tàu ngầm Đức được đóng đã bị đánh chìm, tuy nhiên những thiệt hại mà chúng gây ra cho quân đồng minh thật là khủng khiếp.
Số lượng tàu chiến bị U-boat bắn chìm lên tới 395 chiếc, trong đó có 3 thiết giáp hạm, 17 hàng không mẫu hạm, 32 tuần dương hạm, 122 khu trục hạm và hơn 30 tàu ngầm. Ngoài ra, các tàu ngầm Đức còn đánh đắm hơn 5000 tàu vận tải, nhấn chìm hơn 20 triệu tấn hàng hóa xuống đáy biển.
Bằng chiến thuật dùng tàu ngầm phong tỏa, chi phối toàn bộ bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, Đức Quốc xã gây rất nhiều thiệt hại cho hải quân và thương thuyền của phe Đồng Minh, ngăn chặn các tuyến tiếp tế xuyên châu lục, góp phần kéo dài thời gian cuộc chiến.
Do đó, mặc dù Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng lực lượng tàu ngầm của họ đã gây ra nỗi kinh hoàng cho hải quân đồng minh và các thương thuyền trên thế giới.
Hoạt động của U-boat trong Chiến tranh Thế giới thứ 2
Vào thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu nổ ra, phát xít Đức có 65 U-boat, 21 tàu trong số đó luôn thường trực chiến đấu. Chỉ huy của hạm đội tàu ngầm Đức là Karl Donitz từng nói, nếu ông ta có 300 tàu U-boat thì sẽ “có thể bóp chết Anh ngay lập tức và chiến thắng toàn cục”.
Thế nhưng trong suốt Thế chiến 2, nước Đức phát xít đã ồ ạt đóng tới hơn 1000 tàu ngầm loại này, chỉ tính riêng U-boat Type VII đã có đến 691 chiếc. Theo thống kê không chính thức, cho đến Thế chiến 2 kết thúc, Hải quân Phát xít Đức đã có trong tay 1.162 tàu ngầm U-boat.
Các tàu ngầm U-boat phát xít tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho hải quân Đồng minh trong giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ 2.
Trước những tổn thất quá lớn do lực lượng tàu ngầm của Phát-xít Đức gây ra, đến năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu mở chiến dịch tìm diệt U-boat trên biển, bằng tất cả các phương tiện tác chiến lúc đó là tàu ngầm, tàu nổi và máy bay ném bom.
Tuy nhiên, cái giá phải trả của phe Đồng minh cũng không hề nhỏ. Tính tổng số trong chiến tranh Thế giới thứ 2, các tàu ngầm U-boat của Đức đã đánh chìm 3.500 tàu đồng minh (chủ yếu là tàu vận tải), khiến hơn 30.000 thủy thủ quân sự và dân sự thiệt mạng.
Các nước Đồng minh phải chi số tiền khổng lồ lúc đó là 26,4 tỷ USD để chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm U-boat. Trong khi đó, chiến dịch tàu ngầm của Đức chỉ tiêu tốn 2,86 tỷ USD.
Tuy nước Đức phát xít đã bại trận và sụp đổ nhưng xét ở góc độ kinh tế, chiến lược phát triển ồ ạt các tàu ngầm U-boat là một thành công lớn của Đức, đưa loại tàu ngầm này trở thành một trong những vũ khí có ảnh hưởng nhất trong Thế chiến thứ 2.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các tàu ngầm của Đế quốc Áo-Hung cũng được gọi là U-boat.
Các tàu ngầm U-boat có thể được sử dụng hiệu quả chống lại tàu chiến đối phương, nhưng trên thực tế, chúng được sử dụng hữu hiệu nhất trong chiến tranh kinh tế, phong tỏa bờ biển, cắt đứt các tuyến vận tải biển, (săn bắt tàu hàng).
Mục tiêu chính của các chiến dịch sử dụng U-boat trong cả hai cuộc đại chiến là các chuyến tàu vận tải từ Hoa Kỳ tới các đảo thuộc quần đảo Anh và ngược lại.
Hoạt động của U-boat trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số tàu ngầm các nước đã ném vào chiến tranh là hơn 640 chiếc, trong đó của Đức là hơn 300 chiếc. Các tàu ngầm U-boat có tính năng cơ động rất cao và khả năng chiến đấu áp đảo tàu ngầm của đối thủ, nên đã lập rất nhiều chiến tích huy hoàng.
Khởi đầu Thế chiến chiến thứ nhất, Đức chỉ có 29 U-boat hoạt động nhưng số lượng của chúng đã gia tăng với tốc độ chóng mặt và gây cho quân Đồng minh những thiệt hại hết sức năng nề.
Tàu ngầm U-boat của Đức đã gây rất nhiều thiệt hại cho quân đồng minh
Chỉ trong vòng 10 tuần đầu của cuộc chiến, U-boat đã đánh chìm 5 tuần
dương hạm của Anh. Thậm chí, chỉ trong tháng 10/1914, chiếc tàu ngầm
U-9 của Đức đã đánh chìm 3 chiến hạm của Anh là HMS Aboukir, Cressy và
Hogue chỉ trong có một giờ.Kể từ khi thế chiến thứ nhất bùng phát ngày 29/07/1914 cho đến khi kết thúc ngày 11/11/1918, có 178 trong tổng số 360 tàu ngầm Đức được đóng đã bị đánh chìm, tuy nhiên những thiệt hại mà chúng gây ra cho quân đồng minh thật là khủng khiếp.
Số lượng tàu chiến bị U-boat bắn chìm lên tới 395 chiếc, trong đó có 3 thiết giáp hạm, 17 hàng không mẫu hạm, 32 tuần dương hạm, 122 khu trục hạm và hơn 30 tàu ngầm. Ngoài ra, các tàu ngầm Đức còn đánh đắm hơn 5000 tàu vận tải, nhấn chìm hơn 20 triệu tấn hàng hóa xuống đáy biển.
Bằng chiến thuật dùng tàu ngầm phong tỏa, chi phối toàn bộ bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, Đức Quốc xã gây rất nhiều thiệt hại cho hải quân và thương thuyền của phe Đồng Minh, ngăn chặn các tuyến tiếp tế xuyên châu lục, góp phần kéo dài thời gian cuộc chiến.
Do đó, mặc dù Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng lực lượng tàu ngầm của họ đã gây ra nỗi kinh hoàng cho hải quân đồng minh và các thương thuyền trên thế giới.
Máy bay Đồng minh tấn công một tàu ngầm U-boat của Đức
Sau khi bại trận trong Thế chiến thứ nhất, Đức tiếp tục phát triển
lực lượng tàu ngầm hùng mạnh đạt đến đỉnh cao dưới thời Hittle. Thủ
tướng Anh thời đó là ông Winston Churchill đã từng phải thốt lên: “Thứ
duy nhất có thể khiến tôi thực sự lo sợ trong cuộc chiến là các tàu ngầm
U-boat của Đức”.Hoạt động của U-boat trong Chiến tranh Thế giới thứ 2
Vào thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu nổ ra, phát xít Đức có 65 U-boat, 21 tàu trong số đó luôn thường trực chiến đấu. Chỉ huy của hạm đội tàu ngầm Đức là Karl Donitz từng nói, nếu ông ta có 300 tàu U-boat thì sẽ “có thể bóp chết Anh ngay lập tức và chiến thắng toàn cục”.
Thế nhưng trong suốt Thế chiến 2, nước Đức phát xít đã ồ ạt đóng tới hơn 1000 tàu ngầm loại này, chỉ tính riêng U-boat Type VII đã có đến 691 chiếc. Theo thống kê không chính thức, cho đến Thế chiến 2 kết thúc, Hải quân Phát xít Đức đã có trong tay 1.162 tàu ngầm U-boat.
Các tàu ngầm U-boat phát xít tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho hải quân Đồng minh trong giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ 2.
Trước những tổn thất quá lớn do lực lượng tàu ngầm của Phát-xít Đức gây ra, đến năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu mở chiến dịch tìm diệt U-boat trên biển, bằng tất cả các phương tiện tác chiến lúc đó là tàu ngầm, tàu nổi và máy bay ném bom.
Tàu chở dầu Dixie Arrow bị tàu ngầm U-71 bắn chìm ngoài khơi Bắc Carolina vào ngày 26-3-1942
Đến cuối cuộc chiến, hạm đội U-boat chịu tổn thất nặng với 793 chiếc
bị mất và hơn 28.000 người trong tổng số 40.900 thủy thủy U-boat thiệt
mạng (chiếm khoảng 75% lực lượng), khiến thực lực Hải quân Đức suy yếu
nghiêm trọng, không ngăn nổi lính thủy đánh bộ Mỹ và quân đội Anh tràn
vào Pháp, Bắc Phi và bờ Địa Trung Hải những năm 1944-1945.Tuy nhiên, cái giá phải trả của phe Đồng minh cũng không hề nhỏ. Tính tổng số trong chiến tranh Thế giới thứ 2, các tàu ngầm U-boat của Đức đã đánh chìm 3.500 tàu đồng minh (chủ yếu là tàu vận tải), khiến hơn 30.000 thủy thủ quân sự và dân sự thiệt mạng.
Các nước Đồng minh phải chi số tiền khổng lồ lúc đó là 26,4 tỷ USD để chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm U-boat. Trong khi đó, chiến dịch tàu ngầm của Đức chỉ tiêu tốn 2,86 tỷ USD.
Tuy nước Đức phát xít đã bại trận và sụp đổ nhưng xét ở góc độ kinh tế, chiến lược phát triển ồ ạt các tàu ngầm U-boat là một thành công lớn của Đức, đưa loại tàu ngầm này trở thành một trong những vũ khí có ảnh hưởng nhất trong Thế chiến thứ 2.
Hải quân Đức Quốc xã
Trận thắng không tưởng của tàu ngầm Đức hơn một thế kỷ trước
Một tàu ngầm U-9 của Đức trọng lượng chỉ 500 tấn đã đánh chìm 3 tuần
dương hạm của Hải quân Hoàng gia Anh với tổng lượng choán nước tới
36.000 tấn.
Theo Arms Expo, ngày 22/9/1914 tại mặt trận biển Bắc trong
Thế chiến I, một tàu ngầm U-boat của Đức số hiệu U-9 bất ngờ chạm trán
với 3 tuần dương hạm của Hải quân Hoàng gia Anh ở khu vực gần lối vào
phía đông eo biển Anh.
Xét về tương quan lực lượng, tàu ngầm Đức ở thế rất bất lợi. Tuy nhiên, U-9 có lợi thế lớn là khả năng ẩn mình trong lòng đại dương. Lực lượng của Hải quân Hoàng gia Anh gồm tuần dương hạm bọc thép HMS Aboukir, HMS Cressy và HMS Hogue, mỗi tàu có lượng choán nước 12.000 tấn.
Khoảng 6h ngày 22/9/1914, tàu ngầm U-9 do trung úy thuyền trưởng Otto Weddigen phát hiện tuần dương hạm của Anh đang hướng về bờ biển Hà Lan. Chiến hạm Anh cách khoảng 2 hải lý so với tàu ngầm U-9. Khoảng 6h25, U-9 bắn ngư lôi về phía HMS Aboukir và tạo ra vụ nổ ngay trung tâm của tàu.
Nước tràn vào phòng động cơ khiến con tàu không thể tiếp tục di chuyển. Thuyền trưởng John Edmund Drummond cho rằng tàu của ông trúng phải thủy lôi nên yêu cầu 2 tàu còn lại tiến gần tới để trợ giúp. Việc các tàu chiến của Anh co cụm lại gần nhau tạo thuận lợi cho tàu ngầm Đức công kích mục tiêu.
6h55, U-9 bắn tiếp 2 ngư lôi về phía HMS Hogue. Thuyền trưởng Wilmot
Nicholson ra lệnh bỏ tàu và 10 phút sau, Hogue lật úp và chìm gần như
cùng lúc với Aboukir. Thuyền trưởng Robert Warren Johnson của tàu HMS
Cressy nhìn thấy tàu ngầm Đức và ra lệnh nổ súng tấn công đáp trả nhưng
không hiệu quả.
Ở thời điểm Thế chiến I, vũ khí dùng cho tác chiến chống ngầm rất hạn chế và hiệu quả không cao. Đến 7h20, U-9 bắn 2 ngư lôi về phía HMS Cressy, quả ngư lôi đầu tiên trượt mục tiêu nhưng quả thứ 2 đánh trúng tàu và gây hư hại nhẹ.
Lúc đó, trên tàu ngầm U-9 chỉ còn lại hai ngư lôi duy nhất. Thuyền trưởng Weddigen ra lệnh cho tàu ngầm tăng tốc vượt lên phía trước chiến hạm Anh và vòng ngược trở lại theo hình bán nguyệt để tấn công vào phía mạn tàu.
7h35 phút, U-9 phóng ngư lôi đánh trúng phần mũi tuần dương hạm
Cressy. Con tàu lật úp về mạn phải và trôi theo dòng hải lưu. Hai tàu
đánh cá của Hà Lan ở gần đó từ chối giúp đỡ vì sợ vướng phải thủy lôi.
Chiến hạm thứ 3 chìm vào lúc 8h35.
Trận đánh diễn ra chỉ trong hơn 2 giờ nhưng gây thiệt hại nặng cho Hải quân Hoàng gia Anh. 1.450 thủy thủ thiệt mạng. Uy phong của Hải quân Hoàng gia Anh sụt giảm nghiêm trọng sau trận thua “muối mặt” này.
3 chiến hạm với tổng lượng choán nước tới 36.000 tấn bị một tàu ngầm có trọng lượng chỉ 500 tấn đánh chìm dễ dàng. Tàu ngầm U-9 trở về cảng an toàn vào ngày hôm sau. Thuyền trưởng Otto Weddigen được phong tặng danh hiệu Anh hùng dân tộc.
Trận đánh 102 năm trước cho thấy tàu ngầm là vũ khí cực kỳ nguy hiểm đối với tàu chiến mặt nước. Ngày nay, vũ khí chống ngầm đã phát triển mạnh mẽ hơn nhưng tàu ngầm cũng trở nên rất tinh vi và khó phát hiện.
Tàu ngầm hiện đại không chỉ tấn công bằng ngư lôi như trước mà còn có thể phóng tên lửa chống hạm từ khoảng cách hàng trăm kilomet.
Xét về tương quan lực lượng, tàu ngầm Đức ở thế rất bất lợi. Tuy nhiên, U-9 có lợi thế lớn là khả năng ẩn mình trong lòng đại dương. Lực lượng của Hải quân Hoàng gia Anh gồm tuần dương hạm bọc thép HMS Aboukir, HMS Cressy và HMS Hogue, mỗi tàu có lượng choán nước 12.000 tấn.
Khoảng 6h ngày 22/9/1914, tàu ngầm U-9 do trung úy thuyền trưởng Otto Weddigen phát hiện tuần dương hạm của Anh đang hướng về bờ biển Hà Lan. Chiến hạm Anh cách khoảng 2 hải lý so với tàu ngầm U-9. Khoảng 6h25, U-9 bắn ngư lôi về phía HMS Aboukir và tạo ra vụ nổ ngay trung tâm của tàu.
Nước tràn vào phòng động cơ khiến con tàu không thể tiếp tục di chuyển. Thuyền trưởng John Edmund Drummond cho rằng tàu của ông trúng phải thủy lôi nên yêu cầu 2 tàu còn lại tiến gần tới để trợ giúp. Việc các tàu chiến của Anh co cụm lại gần nhau tạo thuận lợi cho tàu ngầm Đức công kích mục tiêu.
Tuần dương hạm HMS Aboukir, nạn nhân đầu tiên của U-9 trong trận đánh ngày 22/9/1914. Ảnh: Warspot |
Ở thời điểm Thế chiến I, vũ khí dùng cho tác chiến chống ngầm rất hạn chế và hiệu quả không cao. Đến 7h20, U-9 bắn 2 ngư lôi về phía HMS Cressy, quả ngư lôi đầu tiên trượt mục tiêu nhưng quả thứ 2 đánh trúng tàu và gây hư hại nhẹ.
Lúc đó, trên tàu ngầm U-9 chỉ còn lại hai ngư lôi duy nhất. Thuyền trưởng Weddigen ra lệnh cho tàu ngầm tăng tốc vượt lên phía trước chiến hạm Anh và vòng ngược trở lại theo hình bán nguyệt để tấn công vào phía mạn tàu.
Hải trình của các chiến hạm Anh (màu đỏ), tuyến phục kích của tàu ngầm Đức (màu đen). Đồ họa: Wikipedia |
Trận đánh diễn ra chỉ trong hơn 2 giờ nhưng gây thiệt hại nặng cho Hải quân Hoàng gia Anh. 1.450 thủy thủ thiệt mạng. Uy phong của Hải quân Hoàng gia Anh sụt giảm nghiêm trọng sau trận thua “muối mặt” này.
3 chiến hạm với tổng lượng choán nước tới 36.000 tấn bị một tàu ngầm có trọng lượng chỉ 500 tấn đánh chìm dễ dàng. Tàu ngầm U-9 trở về cảng an toàn vào ngày hôm sau. Thuyền trưởng Otto Weddigen được phong tặng danh hiệu Anh hùng dân tộc.
Trận đánh 102 năm trước cho thấy tàu ngầm là vũ khí cực kỳ nguy hiểm đối với tàu chiến mặt nước. Ngày nay, vũ khí chống ngầm đã phát triển mạnh mẽ hơn nhưng tàu ngầm cũng trở nên rất tinh vi và khó phát hiện.
Tàu ngầm hiện đại không chỉ tấn công bằng ngư lôi như trước mà còn có thể phóng tên lửa chống hạm từ khoảng cách hàng trăm kilomet.
Dự án tàu ngầm góp phần đẩy phát xít Đức đến bờ vực sụp đổ
Phát xít Đức chế tạo tàu ngầm tối tân Type XXI để xoay chuyển tình thế, nhưng đây lại là thất bại lớn nhất góp phần khiến họ sụp đổ.
Chiếc U-3008 trong một chuyến hành trình trên biển. Ảnh: Wikipedia.
|
Ngày 4/5/1945, chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thế giới của phát xít Đức
bí mật tiếp cận một tuần dương hạm của Hải quân Hoàng gia Anh. Lúc này,
thông tin về lệnh ngừng bắn ở châu Âu đã được truyền đến thủy thủ đoàn,
nên chiếc tàu ngầm không phóng ngư lôi mà chỉ thực hành tấn công mô
phỏng.
Đó là U-2511, một trong hai tàu ngầm lớp Type XXI mới được phát xít Đức
chế tạo với mục tiêu giúp xoay chuyển cục diện chiến trường. Tuy nhiên,
dự án này lại bị coi là một trong những thất bại lớn nhất của phát xít
Đức, theo War Is Boring.
Dự án tầu ngầm Type XXI khởi công năm 1943, thời điểm phát xít Đức tham
gia sâu vào cuộc chiến tranh tàu ngầm trên Đại Tây Dương nhằm mục đích
bao vây cô lập nước Anh. Quân đội Đức đã dùng hàng trăm tàu ngầm U-boat
lớp Type VII bao vây các hòn đảo của Anh nhằm ngăn chặn tàu bè qua lại, đánh chìm 56 tàu thuyền của Đồng minh chỉ trong tháng 10/1942.
Tuy nhiên, đến năm 1943, kế hoạch này bị phá sản khi phe Đồng minh sử dụng máy bay tuần tra trang bị radar săn ngầm để hộ
tống tàu bè tới Anh. Tàu ngầm Type VII của Đức dễ dàng bị máy bay săn
ngầm phát hiện và đánh chìm với số lượng lớn, do chúng phải nổi lên
trong thời gian dài để nạp điện cho pin.
Ngoài ra, tốc độ chậm của Type VII không đủ để bắt kịp đội tàu hộ tống
phe Đồng minh. Chỉ tính riêng tháng 5/1943, quân Đồng minh đã diệt 43
chiếc U-boat, tương đương 25% hạm đội tàu ngầm Đức.
Trước tình cảnh đó, trùm phát xít Adolf Hitler và các chỉ huy quân sự
cấp cao Đức muốn chế tạo ra một loại tàu ngầm mới, có khả năng làm thay
đổi bản chất cuộc chiến trên biển. Dự án chế tạo tàu ngầm Type XXI ra
đời, với thiết kế trong khoang hình số 8 độc đáo để mang theo khối pin
điện khổng lồ, giúp nó giảm thời gian nổi lên mặt nước để sạc điện.
Tàu có thể lặn liên tục trong 60 giờ với vận tốc hành trình 9 km/h,
hoặc duy trì tốc độ tối đa trên 33 km/h trong vòng một tiếng rưỡi, đủ
nhanh để đuổi kịp các tàu hộ tống. Trong khi đó, tàu ngầm Type-VII chỉ
có thể duy trì vận tốc tối đa gần 15 km/h trong thời gian rất ngắn.
Dài hơn 76 m với lượng giãn nước 1.620 tấn, tàu ngầm Type XXI được
trang bị 6 ống phóng ngư lôi sử dụng cơ cấu nạp đạn thủy lực. Tàu mang
theo 23 quả ngư lôi, đủ sức đánh chìm một biên đội tàu hộ tống của quân
Đồng minh.
Marcus Jones, phó giáo sư tại Học viện Hải quân Mỹ, cho rằng Type XXI
còn được trang bị các thiết bị cảm biến hiện đại như radar và sonar chủ
động, cùng một sonar thụ động để thu âm thanh từ tàu địch. Với các công nghệ này, Type XXI có thể coi là tàu ngầm hiện đại và nhanh nhất thế giới thời điểm đó.
Ba tàu ngầm lớp Type XXI và một chiếc Type VII. Ảnh: Film Inspector.
|
Sau khi biên chế hai tàu ngầm lớp Type XXI là U-2511 và U-3008, hải quân Đức kỳ vọng chúng sẽ giúp nước này lật ngược thế cờ trên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra không như kế hoạch, khiến Type XXI trở thành gánh nặng thúc đẩy sự sụp đổ nhanh chóng của phát xít Đức.
Hai tàu ngầm lớp Type XXI gặp hàng loạt vấn đề kỹ thuật khiến các kỹ sư
Đức đau đầu. Hệ thống nạp ngư lôi bằng thủy lực không hoạt động hiệu
quả, động cơ và hệ thống lái gặp lỗi khiến Type XXI không trở nên nguy
hiểm với tàu bè Đồng minh như dự tính.
Dù các vấn đề này sau đó đã được khắc phục triệt để, Type XXI cũng khó
lòng giúp Đức xoay chuyển cục diện chiến trường, bởi sai lầm đến từ
chiến lược sử dụng tàu ngầm của quân đội nước này.
Hải quân Đức muốn các tàu ngầm hoạt động độc lập, nhưng một nhiệm vụ
lớn như ngăn chặn tàu bè Đồng minh trên Đại Tây Dương cần nhiều tàu ngầm
phối hợp tác chiến, bởi Đức thiếu hụt trầm trọng các máy bay tuần tra
biển và căn cứ không quân hỗ trợ. Trong điều kiện thời tiết xấu, chỉ huy
Đức chỉ có thể nghe ngóng và quan sát từ các tàu ngầm U-boat, trong khi
chúng bị các máy bay phe Đồng minh săn lùng.
Trong Thế chiến II, tàu ngầm có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ bờ biển,
quấy rối tàu chiến và ngăn chặn tàu hộ tống địch. Thế nhưng, ba nhiệm vụ
này của tàu ngầm Đức đều thất bại.
Vùng bờ biển Đức thường xuyên bị máy bay phe Đồng minh tấn công, bộ
binh đối phương áp sát sông Rhine, trong khi các tàu hộ tống Đồng minh
nhiều đến mức Đức phải đóng tới hàng trăm tàu ngầm mới để đối phó. Đây
là nhiệm vụ bất khả thi, cảng biển Đức không được bảo vệ khiến các kỹ sư
rất khó đóng tàu hay khắc phục lỗi của mẫu Type XXI.
Việc quá chú trọng vào chế tạo vũ khí tối tân thay vì các dự án mang
tính thiết thực khiến Đức nhanh chóng thất bại ở Mặt trận phía Đông
trước khi bị đánh bại hoàn toàn vào năm 1945.
Sau chiến tranh, chiếc tàu ngầm Type XXI duy nhất còn sót lại tới nay
là Wilhelm Bauer (U-2540) được Đức hoán cải thành tàu nghiên cứu vào năm
1957. Hiện nó là một bảo tàng nổi ở thành phố Bremerhaven.
"Tàu ngầm Type XXI là ví dụ điển hình cho niềm tin mù quáng vào công
nghệ của phát xít Đức trong các tình huống khẩn cấp, phức tạp ở cấp
chiến dịch và chiến lược", phó giáo sư Marcus Jones nhấn mạnh.
Chiếc U-2540 giờ là bảo tàng ở phía tây nước Đức. Ảnh: Wikipedia.
|
Duy Sơn
72 năm sau CTTG 2, hạm đội tàu ngầm Đức nay còn gì?
Nhắc đến tàu ngầm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 không thể không nói đến hạm đội tàu ngầm U-Boat của Đức quốc xã - những "Con sói" Biển Đại Tây Dương.
Trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai, lực lượng tàu ngầm của Đức quốc xã được
biên chế tổng cộng tới 1250 chiếc. Mặc dù trong số đó có tới hơn 700
chiếc bị Đồng Minh đánh đắm nhưng không thể phủ nhận được rằng lực lượng
tàu ngầm này đã reo rắc nỗi sợ hãi cực kỳ lớn cho các nước Đồng Minh
tham chiến đặc biệt là Mỹ và Anh. Nguồn ảnh: Huffington Post.
Tổng cộng trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ hai, các tàu ngầm U-Boat của
Đức đã tiêu diệt được 3500 tàu chở hàng của Đồng Minh, 175 tàu chiến và
741 tàu tuần tiễu. Kèm theo đó là khoảng 72.000 thủy thủ Đồng Minh phải
thiệt mạng trên những tàu chiến này. Nguồn ảnh: Daily Mail.
Sau chiến
tranh, việc nước Đức bị chia đôi và với các điều khoản thỏa thuận gắt
gao trong hiệp ước đầu hàng Đồng Minh đã không cho phép Đức được sở hữu
một lực lượng tàu ngầm “khủng” như thời trước chiến tranh. Và tới nay,
"Con sói" Biển Đại Tây Dương chỉ sở hữu một loại tàu ngầm duy nhất với
số lượng không thấm vào đâu so với số lượng tàu ngầm Đức đã từng sở hữu
trong quá khứ. Nguồn ảnh: Wikimedia
Loại tàu
ngầm duy nhất của Hải quân Đức hiện tại là tàu ngầm điện-diesel Type 212
được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là tốt nhất thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, Hải quân Đức hiện chỉ có 6 tàu ngầm loại này trong biên chế
của mình và trong tương lai, cụ thể là tới năm 2030 phía Đức có dự kiến
sẽ bổ sung thêm 2 tàu nữa. Nguồn ảnh: Sino Defence.
Type 212
là thiết kế tàu ngầm điện-diesel do hãng đóng tàu danh tiếng HDW (viết
tắt của Howaldtswerke-Deutsche Werft GmbH), Đức nghiên cứu phát triển
cho Hải quân Đức và Italy từ cuối những năm 1990. Chiếc đầu tiên chính
thức được đưa vào phục vụ năm 2005, kế hoạch sản xuất được đưa ra là 12
chiếc, tới nay đã hoàn thành 10 chiếc, trang bị phục vụ chính thức 8
chiếc trong cả Hải quân Đức và Italy. Nguồn ảnh: Pinterest
Chiếc tàu
ngầm này có tổng trị giá lên tới 414 triệu USD này được trang bị hàng
loạt công nghệ quân sự nhất NATO. Đặc biệt nhất là hệ thống đẩy không
khí độc lập AIP giúp tàu ngầm Type 212 có lặn với thời
gian lâu hơn, vượt xa thời gian lặn tối đa của lớp tàu ngầm Kilo 636 của
Nga hay Scorpene của Pháp. Nguồn ảnh: Mer et Marine.
Theo một
số nguồn tin rò rỉ, tàu ngầm Type 212 được thiết kế thủy động lực học
độc đáo cho phép tàu ngầm này hoạt động ở những vùng nước sâu chỉ 17 m.
Điều đó cho phép nó tiếp cận bờ biển gần hơn so với bất kỳ loại tàu ngầm
nào trên thế giới. Nguồn ảnh: jeffhead.com.
Ngoài ra,
Type 212 được chế tạo từ loại thép không tạo ra từ tính giúp nó vô hình
hoàn toàn với các thiết bị phát hiện từ tính (MAD) lắp trên tàu ngầm,
máy bay săn ngầm và trực thăng săn ngầm. Hay nói cách khác, nó miễn
nhiễm hoàn toàn trước các thiết bị MAD của cả Mỹ, NATO hay là Nga. Nguồn
ảnh: Wikipedia.
Type 212
có độ giãn nước chỉ 1830 tấn khi lặn và 1500 tấn khi nổi. Tàu có khả
năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 12 hải lý trên giờ tương đương
với 22 km/h khi nổi và lên tới 20 hải lý trên giờ tương đương với 37
km/h. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.
Tầm hoạt
động tối đa của Type 212 lên tới 15.000 km ở tốc độ khoảng 9 hải lý trên
giờ (15 km/h). Tàu ngầm này có thể hoạt động dưới nước tối đa lên tới 3
tuần liền. Độ sâu tối đa mà tàu ngầm Type 212 có thể đạt được vào
khoảng 250 mét, tuy nhiên nhiều người tỏ ra hoài nghi về độ sâu tối đa
này và cho rằng Type 212 còn có thể lặn sâu hơn nữa nhưng thông số đó
không được công bố. Nguồn ảnh: pixnet.net.
Tàu ngầm
Đức Type 212 có biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ chỉ 22 người và 5 sĩ quan
chỉ huy. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và khả năng
mang được tối đa 13 ngư lôi cùng 24 thủy lôi. Nguồn ảnh: twitter.
So với lực
lượng tàu ngầm 1250 chiếc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai của Đức
thì rõ ràng, lực lượng tàu ngầm dù hiện đại nhất thế giới nhưng chỉ có
số lượng 6 chiếc rõ ràng là “không thấm vào đâu” so với lực lượng Hải
quân Đức quốc xã trước đây. Nguồn ảnh: Naval Today.
Nhận xét
Đăng nhận xét