Chuyển đến nội dung chính

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 85/8 (Máy bay)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Xu hướng phát triển công nghệ không quân

Máy bay không người lái UAV Việt Nam và xu hướng thế giới

Infonet 1 đăng lại

Đến năm 2005, số lượng UAV của các nước khối quân sự NATO là 75 310 chiếc, trong đó 60 nghìn UAV đến năm 2006 đã có trong biên chế của Lực lượng quân sự liên minh NATO. Việt Nam cũng đang chú trọng phát triển UAV.
Trong giai đoạn từ năm 2000—2010 số lượng UAV trong biên chế của lực lượng vũ trang Mỹ tăng vọt 136 lần, từ 50 đến 6800 chiếc. Dự báo, khoảng 30 năm tới số lượng các UAV quân sự của Mỹ sẽ tăng thêm 4 lần. Đến năm 2005, số lượng UAV của các nước khối quân sự NATO là 75 310 chiếc, trong đó 60 nghìn UAV đến năm 2006 đã có trong biên chế của Lực lượng quân sự liên minh NATO. Đến năm 2008 Mỹ và NATO đã tích cực triển khai khoảng 300 chương trình nghiên cứu, chế tạo các UAV.
UAV Aerostar của Israel
Những mẫu UAV nổi tiếng trên thị trường quân sự thế giới do có những tính năng kỹ chiến thuật nổi bật như khối lượng hữu ích lớn, tầm bay xa và thời gian bay dài là: Euro Hawk (chấu Âu/Mỹ), RQ-4 Global Hawk (Mỹ), RQ-7A Shadow 200/400/600 (Mỹ), Chacal-2 (Pháp), Dassault nEUROn (Pháp), Eagle Eye (США), RQ-8A/MQ-8 Fire Scout (Mỹ), A160 Hummingbird (Mỹ), Elbit Hermes 180/450/900/1500 (Mỹ), MQ-1 Predator (Mỹ), IAI Searcher II (Israel), MQ-9 Reaper (Mỹ), Sperwer Mk.II (Pháp), Patroller (Pháp), Barracuda-2 (Liên bang Đức), X-47B Pegasus (Mỹ), Aerostar (Israel), Zephyr (Anh), Avenger (Mỹ) và Falco (Ý).
Theo chương trình Long-Range Strike triển khai năm 2012. Mỹ đang nỗ lực phát triển UAV tốc độ siêu thanh, tương lai sẽ trở thành máy bay ném bom chiến lược không người lái thế hệ mới. Song song cùng với chương trình nay, các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu thiết kế nguyên mẫu UAV cơ bản, từ đó phát triển các UAV có những tính năng kỹ chiến thuật khác nhau như tiêm kích đánh chặn, cường kích, trinh sát, AWACS, vận tải, tác chiến điện tử, thông tin liên lạc và tiếp dầu trên không.
Sự phát triển UAV của Nga có phần chậm hơn so với Trung Quốc và Mỹ, năm 2007 Bộ quốc phòng Nga đã chi 5 tỷ rúp phát triển UAV, những đến tháng 4.2009 các dự án phát triển UAV vẫn đang nằm ở dạng model và văn bản thiết kế. Bộ quốc phòng Nga ký hợp đồng mua và lắp ráp bản địa 12 chiếc UAV Israel BirdEye-400, I-View Mk150 và Searcher II với tổng chi phí 53 triệu đô la. Năm 2010 Hợp đồng với Israel Aerospace Industries được mở rộng đến 400 triệu đô la. Các UAV Israel sẽ lắp đặt tại nhà máy trực thăng Kazal. Cùng thời gian này, Nga cũng đưa vào biên chế UAV trinh sát và chỉ thị mục tiêu, điều khiển hỏa lực pháo binh "Tipchak", phát triển bởi Trung tâm Thiết kế “Luch”.
Máy bay trinh sát pháo binh "Tipchak" Nga
Tại Việt Nam, sáng ngày 03.05, nhóm nghiên cứu chế tạo UAV phục vụ nghiên cứu khoa học Viện Công nghệ không gian – HTI đã chính thức bay thử nghiệm 5 mẫu máy bay không người lái tại bãi thử Viện Công nghệ với sự có mặt của lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. 5 loại máy bay đều được thiết kế chế độ điều khiển bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. UAV được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp trong cả ban ngày và ban đêm cùng các trang bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác. Các AV.UAV.S3; AV.UAV.S4 có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng GPS hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất.
UAV Việt Nam, sản phẩm của HTI.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, Trung tâm khí cụ bay đã phát triển mẫu VT-Patrol sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26kg, UAV VT-Patrol bay với vận tốc từ 100 đến 150km/giờ, cự ly hoạt động 50km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD nhận dạng và phân biệt mục tiêu binh lính trên cự ly 600m.Định hướng sản phẩm của Viettel là chế tạo những máy bay không người lái tầm trung có thời gian bay 15-24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược... Hơn nữa là các thiết bị bay tối tân khác có trần bay cao để tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước.
Các UAV trong quân sự theo yêu cầu nhiệm vụ được phân theo cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, chế tạo theo nhu cầu của Lục quân, Không quân, hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát vũ trang…..
Theo tính năng kỹ chiến thuật, các UAV được phân loại theo khối lượng: UAV thu nhỏ, siêu nhỏ, nhỏ, hạng trung và hạng nặng. Các UAV thường có hình dáng tương tự như máy bay, máy bay trực thăng hoặc lai ghép hai loại như tiltrotor (động cơ quay theo yêu cầu hoạt động). Ngoại trừ các UAV trinh sát tấn công phản lực theo mô hình máy bay tiêm kích, các UAV thông thường sử dụng động cơ đốt trong, động cơ điện hoặc kết hợp. Các UAV có nhiều phương pháp cất hạ cánh khác nhau, bao gồm cất cánh chay đà hoặc thẳng đứng, đẩy hoặc phóng, hạ cánh thông thường, hạ cánh bằng dù hoặc được thu lại bằng lưới. Có nhiều phương pháp điều khiển UAV, các trắc thủ có thể điều khiển thông qua bàn điều khiển, khí tài điều khiển hoặc điện thoại di động smart phone, UAV có thể tự bay theo chương trình hoặc kết hợp cả hai phương pháp điều khiển.
Các UAV nhỏ đơn giản thường được lắp các thiết bị quan sát, trinh sát quang điện tử như máy chụp ảnh, máy quay video thông thường, radar trinh sát, thiết bị quang ảnh nhiệt, đầu thu hồng ngoại hoặc âm thanh, thiết bị trinh sát vật chất vũ khí hủy diệt lớn, các thiết bị cảm biến âm thanh, siêu âm, cảm biến thông tin thời tiết, khi hậu, thủy văn, nhiệt độ và các trường vật lý khác. Các UAV có tải trọng lớn mang theo vũ khí tấn công các loại thường là các UAV trinh sát - tấn công. Các UAV có các cự ly bay khác nhau (siêu gần, tầm gần, tầm trung và tầm xa), thời gian hoạt động trên không có thể là: rất ngắn, ít thời gian, thời gian trung bình và thời gian dài. Các UAV sử dụng trong mục đích chiến thuật bao gồm các loại như:
Nano UAV — cự ly hoạt động nhỏ hơn 1 km, khối lượng nhỏ hơn 0,025 dùng trong các mục đích đặc biệt như tình báo, trinh sát đặc công; Micro μ UAV — cự ly hoạt động 10 km, tải trọng đến 5 kg; Mini UAV — cự ly hoạt động 10 km, khối lượng 20—150; UAV cự ly cận gần (CR, Close Range) — bán kính hoạt động 10—30 km, tải trọng 25—150 kg; UAV tầm gần (SR, Short Range) — cự ly hoạt động 30—70 km, tải trọng 50—250; UAV tầm trung (MR, Medium Range) — cự ly hoạt động 70—200 km, tài trọng 150—500 kg; UAV tầm trung, thời gian hoạt động dài (MRE, Medium Range Endurance) — cự ly đến 500 km, tải trọng 500—1500 kg;
Các drones cấp chiến thuật cũng được phân loại theo độ cao hoạt động: UAV độ cao thấp tiềm nhập sâu (LADP, Low Altitude Deep Penetration) — có cự ly hoạt động 250 km, tải trọng 250—2500 kg; UAV độ cao thấp, thời gian dài (LALE, Low Altitude Long Endurance) — cự ly hoạt động 500 km, khối lượng 15—25 kg; UAV độ cao trung bình, thời gian dài (MALE, Medium Altitude Long Endurance) — cự ly hoạt động 500 km, khối lượng 1000—1500 kg.
Các drones cấp chiến dịch - chiến lược là các UAV hạng nặng có cấu hình tương tự như các máy bay chiến đấu có tầm bay rất cao, hoạt động trên không gian rộng (HALE, High Altitude Long Endurance) — cự ly hoạt động đến 2000 km, tải trọng 2500—5000 kg.
Tiến trình phát triển UAV quân sự bao hàm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu là sự hình thành và phát triển các tập hợp UAV với những ứng dụng và nhiệm vụ khác nhau. Giai đoạn hai sẽ là tiến trình phát triển các hệ thống vũ khí trên UAV hiện đại và giai đoạn thứ ba là xây dựng các siêu hệ thống vũ khí UAV bằng các hệ thống hàng không điều khiển từ xa (các phương tiện mang đường không và các UAV – vũ khí tấn công đường không). Chuyên gia hàng không John Warden dự kiến đến năm 2025 90% máy bay chiến đấu sẽ là không người lái do tính hiệu quả rất cao của các phương thức tác chiến tầm xa, giá thành chế tạo vũ khí thấp và không tổn thất phi công. Các UAV tấn công có thể mang theo một khối lượng vũ khí không hạn chế, khả năng chịu tải lớn hơn 9g (mức chịu đựng của phi công) và khả năng siêu cơ động, cũng như có thể phát triển không giới hạn về thời gian và tốc độ bay, môi trường hoạt động và không gian tác chiến.
UAV "Talarion" của liên doanh Đức, Pháp và Tây Ban Nha như máy bay trinh sát - tấn công
Nhận định được xu hướng phát triển các máy bay không người lái quân sự, từ năm 1978, Viện Kỹ thuật Không quân đã có chương trình TL-1 định hướng nghiên cứu thiết kế và chế tạo các UAV thông tin quân sự theo mô hình máy bayRaely 220 của Pháp, phát triển thành UAV HL- 1, do khó khăn tài chính HL-1 chỉ hoàn thành được 1 phần chương trình. Hiện nay, các chương trình phát triển UAV dưới nhiều hình thức đang được phát triển mạnh ở Việt Nam. Từ năm 2010 Viện Công nghệ không gian HTI đã hợp tác với tập đoàn Irkut Nga nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế chế tạo các UAV đa dụng, Trung tâm khí cụ bay Tập đoàn Viettel cũng đang có những nghiên cứu phát triển các UAV quân sự.
Đất nước ta có đường biên giới rất dài và không gian biển rộng lớn, công tác quản lý, cảnh giới bảo vệ biên cương và vùng biển, hải đảo và sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm hại chủ quyền, lợi ích của quốc gia đòi hỏi phải có một lực lượng UAV rất lớn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
QĐNDVN với các loại vũ khí, trang bị hiện nay cần có các UAV kiểm soát, trinh sát và cảnh báo sớm, quản lý chặt chẽ vùng biển, vùng trời, hải đảo và các khu vực kinh tế biển trọng yếu. Trong tình hình hiện nay, UAV cho lực lượng thường trực chiến đấu, Bộ đội Biên phòng sẽ là các máy bay trinh sát, thông tin đa dụng công nghệ “stealth” lắp đặt các trang thiết bị hiện đại như radar thụ động và chủ động, hệ thống quang điện tử, camera kỹ thuật số ngày /đêm, camera quang ảnh nhiệt, thiết bị quét laser và truyền thông vệ tinh. Các UAV này sẽ hoạt động liên tục trên biển và khu vực vùng biên giới, hải đảo, trong điều kiện xảy ra khiêu khích, xung đột vũ trang hoặc tai nạn, các UAV sẽ là các phương tiện chỉ thị mục tiêu, dẫn đường và thực hiện nhiệm vụ thông tin liên lạc.
Một lựa chọn tương đối khả quan là chiếc UAV Irkut -200 của Tập đoàn hàng không Irkur. UAV có tải trọng cất cánh 200 kg, tải trọng hữu ích 50 kg, trần bay hoạt động hiệu quả, 500 m, trần bay cao nhất trên mặt biển 5000 m, thời gian bay liên tục 12 giờ, bán kính hoạt động đến 200 m, tốc độ cực đại 210 km/h, kíp trắc thủ và đội kỹ thuật 4-5 người.
UAV Irkut -200 Nga
Một lựa chọn thứ 2 là UAV Searcher của tập đoàn Israel Aerospace Industries, đây cũng là một UAV có khả năng bay biển. UAV có khối lượng 500 kg, tốc độ cực đại 200 km/h, thời gian bay liên tục lên đến 18 giờ, trần bay hiệu quả là 6100 m. Kíp điều khiển 2 người.
UAV IAI Searcher. Israel
Các tập đoàn phát triển Irkur 200 và IAI Searcher đều có quan điểm chung là sẵn sàng phát triển thị trường dựa trên cơ sở cung cấp các bộ phận và lắp ráp tại nước sử dụng, điều này sẽ giúp cho các nước có điều kiện nghiên cứu phát triển hạ tầng công nghệ chế tạo và sản xuất các UAV phục vụ cho quốc phòng và các ứng dụng khác. Việt Nam có lợi thế về lực lượng cán bộ khoa học tự động hóa từ các trường trong và ngoài quân đội, đây cũng là giải pháp khởi đầu nền công nghiệp mũi nhọn mới, công nghiệp chế tạo UAV quốc phòng trong tiến trình hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo Trịnh Thái Bằng (quocphonganninh.edu.vn) 
 
Những Dự Án Máy Bay Khổng Lồ, Độc Đáo Và Tốn Kém Nhất Thế Giới

Không quân Mỹ tập trung phát triển vũ khí dạng mô-đun và kết cấu mở

Ngày 1-8, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược phát triển lực lượng không quân trong 30 năm tới. Theo Tạp chí quân sự Janes, xu hướng phát triển chính của Không quân Mỹ trong tương lai sẽ là áp dụng sâu công nghệ vũ khí dạng mô-đun và kết cấu mở. Điều này cho phép đơn giản hóa và giảm giá thành nâng cấp trang bị vũ khí trong tương lai.

Lãnh đạo Không quân Mỹ tuyên bố, việc phát triển vũ khí dạng mô-đun cho phép nâng cấp hoặc sửa chữa trang bị cũ không cần phải can thiệp sâu vào kết cấu phương tiện bay (yếu tố liên quan tới vòng đời sử dụng). Trong khi đó, kết cấu mở cho phép nhiều công ty cùng tham gia phát triển trang bị mới để kết hợp trong một kết cấu vũ khí, trang bị hoàn chỉnh (đơn giản hóa quá trình phát triển mới).
 Không quân Mỹ tập trung phát triển vũ khí dạng mô-đun và kết cấu mở  - ảnh 1

Ảnh minh họa.
Hiện tại, Mỹ đang áp dụng quy trình phát triển vũ khí dạng mô-đun và kết cấu mở trong dự án phát triển máy bay chỉ huy và chỉ thị mục tiêu trên không mới thay thế loại E-8 JSTARS. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong chương trình phát triển máy bay huấn luyện thế hệ mới TX thay thế T-38 Talon.
Đánh giá về chiến lược trên, Tư lệnh Không quân Mỹ, Mark Welsh III nhấn mạnh, các công ty tham gia phát triển công nghệ hàng không mới nên cân nhắc ứng dụng cộng nghệ mới vào các phương tiện hàng không sẵn có để giảm chi phí vận hành. Ông M. Welsh III  lấy chương trình phát triển động cơ phản lực AETD có khả năng thay đổi chu kỳ hoạt động làm ví dụ minh họa. Cụ thể, AETD thuộc dòng động cơ phản lực thế hệ thứ 6 của Mỹ. Khi được ứng dụng trên các máy bay quân sự hiện có của Không quân, nó giúp giảm 30-40% chi phí nhiên liệu khi máy bay ở tốc độ cận âm và siêu âm toàn phần. AETD đã minh chứng cho khả năng giảm chi phí hoạt động khi áp dụng công nghệ mô-đun và kết cấu mở.
Cùng với chiến lược phát triển không quân mới, Mỹ trong tương lai sẽ tiếp tục tăng cường vai trò và số lượng máy bay không người lái. Năm 2010, giới chức Lầu Năm góc từng tuyên bố sẽ tăng gấp 4 lần số lượng máy bay không người lái hiện có. "Nó (máy bay không người lái) sẽ không hoàn toàn thay thế vai trò của máy bay có người điều khiển. Nó chỉ đơn thuần giúp nhiệm vụ chiến đấu trở nên an toàn và hiệu quả hơn", ông M. Welsh III tuyên bố.
Theo Tuấn Sơn (QĐND / Lenta)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH