Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 50/a (Tàu chiến)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lịch sử tàu biển

Những tàu chiến thay đổi lịch sử hải quân

Thế giới từng chứng kiến sự ra đời của những chiếc tàu chiến thử nghiệm tạo được dấu ấn trong lịch sử vì tính chất đột phá và tiên phong của chúng.

Vào ngày 7/12 vừa qua, tàu khu trục USS Zumwalt (DDG-1000) bắt đầu các cuộc chạy thử trên biển. Zumwalt được xem là biểu tượng cho tương lai sức mạnh tác chiến trên biển của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên kế hoạch của Mỹ mua 32 chiếc tàu thuộc loại này giờ đây giảm xuống chỉ còn 3 chiếc cho mục đích thử nghiệm. 
nhung tau chien thay doi lich su hai quan hinh 1
 Tàu khu trục USS Zumwalt (DDG-1000). (ảnh: Hải quân Mỹ).
Zumwalt có chiều dài 182,9 m và độ giãn nước 14.564 tấn. Tàu sử dụng động cơ đẩy bằng điện, các hệ thống radar và dò tìm bằng sóng âm mới, các tên lửa và pháo cực mạnh. Đặc biệt, thiết kế tàng hình cho phép chiếc tàu “biến mất” trên màn hình radar. Nhờ vào các hệ thống tự động tối tân, tàu có thể hoạt động với số lượng thủy thủ đoàn ít hơn các tàu khu trục hiện hữu.

Zumwalt tượng trưng cho sự kỳ diệu của công nghệ, bao gồm những phát minh khiến nó trở nên khác biệt so với mọi tàu chiến trên thế giới. Giá trị của Zumwalt như một phương tiện thử nghiệm cho các khái niệm, thiết kế và công nghệ mới, qua thời gian, có thể vượt qua giá trị như một phương tiện quân sự. Theo nghĩa này, Zumwalt sẽ gia nhập hàng ngũ những tàu chiến thử nghiệm đã tạo ra bước đột phá về công nghệ.

Dưới đây là 5 tàu chiến thử nghiệm quan trọng nhất của thế giới trong thời hiện đại, theo đánh giá của chuyên san quân sự Mỹ The National Interest.

HMS Dreadnought

Vào năm 1905, hải quân Hoàng gia Anh đưa vào hoạt động HMS Dreadnought, tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị pháo hạm có cỡ nòng lớn. 
nhung tau chien thay doi lich su hai quan hinh 2
HMS Dreadnought năm 1906. (Ảnh: Wikipedia).
Các kiến trúc sư của Mỹ và Nhật Bản đã thăm dò tiềm năng của những chiếc tàu như thế, nhưng không ai tiến tới chế tạo nó với nhiệt huyết như Đô đốc Anh Jackie Fisher. Dreadnought ra đời từ sự kết hợp một loạt các giải pháp thiết kế mới, bao gồm cải thiện việc kiểm soát hỏa lực và trang bị hệ thống động lực ưu việt. Khi được biên chế, Dreadnought lập tức trở thành tàu chiến mạnh nhất thế giới, có tốc độ cao và được trang bị vũ khí nhiều hơn bất kỳ tàu chiến nào khác cùng thời điểm.

Dreadnought đã khơi mào cuộc đua tàu chiến cỡ lớn. Các cường quốc hải quân truyền thống lập tức đầu tư tài lực cho những đội tàu như Dreadnought, và các nước nhỏ hơn cũng sớm nối gót. Dreadnought phục vụ đến năm 1918 và trong thời gian đó đã từng đâm chìm một tàu ngầm Đức.

USS Monitor

Năm 1862, hải quân của liên bang miền bắc Mỹ đưa vào hoạt động tàu chiến USS Monitor. Đây không phải là chiếc tàu bọc sắt đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, con tàu được áp dụng nhiều ý tưởng đổi mới về công nghệ. 
nhung tau chien thay doi lich su hai quan hinh 3
Mô hình tàu USS Monitor.
Với một tháp pháo duy nhất bố trí trên chiếc bè kim loại dài, chiếc tàu trông rất khác biệt so với các tàu chiến khác lúc đó. Trong trận chiến Hampton Roads vào tháng 3.1862, Monitor của phe miền bắc đã đẩy lùi chiếc CSS Virginia của phe miền nam trong cuộc chiến đầu tiên giữa các tàu bọc sắt. Nhiều tháng sau đó, Monitor bị chìm trong một cơn bão khi đang trên đường đến North Carolina. Tuy nhiên, chiếc tàu đã tạo nền tảng cho sự phát triển của các tuần dương hạm bọc thép về sau.

HMS Furious

Vào năm 1915, hải quân Hoàng gia Anh hạ thủy chiến hạm HMS Furious. Furious giữ vai trò là tâm điểm của 2 cuộc thử nghiệm. Thử nghiệm đầu thất bại nhưng thử nghiệm thứ 2 thành công. Trong những ngày đầu của Thế chiến thứ nhất, Đô đốc Anh Jackie Fisher đã tìm kiếm những chiếc tàu chiến chuyên dùng để phục vụ việc chiếm bờ biển Baltic của Đức. 
nhung tau chien thay doi lich su hai quan hinh 4
Tàu HMS Furious. (Ảnh: Wikipedia).
Nỗ lực vận động của ông cuối cùng đã dẫn đến sự ra đời của Furious và hai “chị em” của nó. Furious, được gọi là một “tàu tuần dương hạng nhẹ”, có độ choán nước 20.000 tấn và được trang bị 2 pháo hạm 457 mm. Các kỹ sư sau đó đã sử dụng thân tàu để cải tạo thành tàu sân bay hạng nhẹ. Nỗ lực táo bạo này đã thành công khi chiếc tàu được “lên đời” có thể triển khai và thu hồi máy bay một cách hiệu quả. Quá trình thử nghiệm tiếp tục được xúc tiến trong và sau Thế chiến thứ hai, tạo ra một cuộc cách mạng về tác chiến trên biển.


USS Nautilus

Trong thời gian nổ ra Thế chiến thứ hai, hạm đội tàu ngầm điện - diesel của Mỹ đã chinh phục Thái Bình Dương và góp phần đánh bại hải quân đế chế Nhật Bản. Kinh nghiệm hoạt động trong chiến tranh cho thấy, các tàu ngầm điện - diesel có phạm vi hoạt động khá ngắn nên phải phụ thuộc vào các căn cứ hay tàu tiếp tế trong những hoạt động xa bờ. Bên cạnh đó, tàu rất dễ bị tấn công khi “nghỉ ngơi” trên mặt nước. 
nhung tau chien thay doi lich su hai quan hinh 5
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Mỹ, USS Nautilus. (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Giải pháp của Mỹ là năng lượng hạt nhân, các tàu ngầm sử dụng lò phản ứng hạt nhân để tạo năng lượng mà không cần nổi lên mặt nước, và có thể tuần tra liên tục khi dự trữ vũ khí và lương thực trên tàu còn đáp ứng được. Nautilus ra đời năm 1954 chủ yếu do tác động của Đô đốc Hyman Rickover. Chiếc tàu đã chứng tỏ được năng lực của một tàu ngầm hạt nhân và được xem là bước đột phá mới trong việc phát triển tàu ngầm. Sự xuất hiện của nó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của hạm đội tàu ngầm Mỹ.

Napoléon

Từ đầu thế kỷ 18, các hãng đóng tàu và nhà phát minh trên khắp thế giới bắt đầu thử nghiệm những chiếc tàu được trang bị động cơ hơi nước. Các tàu sử dụng động cơ hơi nước sau đó đã xuất hiện trong những thập niên đầu thế kỷ 19, nhưng gặp phải các vấn đề về bố trí thiết bị và vũ khí. 
nhung tau chien thay doi lich su hai quan hinh 6
Tàu Napoléon của nước Pháp. (Ảnh: Militaryfactory.com).
Vào giữa năm 1840, Anh và Pháp đã thử nghiệm giải pháp truyền động cho tàu bằng chân vịt thay cho các bánh guồng. Đến năm 1852, Pháp hạ thủy chiếc Napoléon, tàu chiến đầu tiên sử dụng chân vịt, đồng thời là tàu chiến hơi nước đầu tiên trên thế giới. Pháp đã điều chiến hạm Napoléon tham gia chiến tranh Crimea (1853 - 1856) trong thành phần của liên minh với Anh, đế chế Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) và vương quốc Sardinia (tiền thân nước Ý) chống lại nước Nga. Tàu Napoléon vẫn sử dụng kết hợp chân vịt và buồm để di chuyển trên biển, nhưng nó đánh dấu sự kết thúc của những tàu chiến chạy bằng buồm trên thế giới./.
Theo Trùng Quang/Thanh niên

Chiến hạm "tí hon" đánh chìm nhiều tàu ngầm nhất trong lịch sử

Đức Anh |
Chiến hạm "tí hon" đánh chìm nhiều tàu ngầm nhất trong lịch sử
Tàu khu trục hộ tống USS England

Trong Thế chiến II, tàu hộ tống không được đánh giá cao về sức mạnh nhưng USS England đã lập chiến công đánh chìm 6 tàu ngầm chỉ trong 12 ngày.

Những năm Thế chiến II, tàu khu trục hộ tống là một loại tàu chiến giá rẻ của Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế nhỏ hơn các tàu khu trục thông thường.
Thay vì chiến đấu quyết liệt trong hạm đội như những người anh em "to lớn" khác, tàu khu trục hộ tống được giao nhiệm vụ buồn tẻ hơn nhưng không kém phần quan trọng là hộ tống các tàu buôn chậm chạp chạy trên khắp các đại dương.
Tuy nhiên, kỷ lục đánh chìm tàu ngầm trên thế giới lại không thuộc về các chiến hạm, hay tàu sân bay mà thuộc về một tàu khu trục hộ tống nhỏ bé. Chiến công hiển hách đó thuộc về tàu khu trục hộ tống USS England (DE-635) của Mỹ, chỉ trong 12 ngày vào tháng 5/1944, nó đã đánh chìm 6 tàu ngầm Nhật Bản.
USS England được đặt theo tên thủy thủ John England thiệt mạng trong trận Trân Châu Cảng, thuộc lớp Buckley. Thoạt nhìn, đây không phải là một con tàu ấn tượng, nó có thủy thủ đoàn 186 người, lượng giãn nước khoảng 1.400 tấn.
Vũ khí trên tàu chỉ có 3 pháo hạm 76,2 mm, khiêm tốn hơn nhiều so với pháo 127 mm trên tàu khu trục chiến đấu, khoảng 12 khẩu pháo phòng không so với 20 trên tàu khu trục lớp Fletcher và 3 ống phóng ngư lôi so với 10 ống trên tàu khu trục.
Tuy nhiên, vũ khí chống ngầm trên tàu khá mạnh với 2 giá phóng mìn sâu ở đuôi tàu, cùng 8 pháo K bắn mìn sâu với tầm bắn khoảng 137 m. Tàu còn mang theo 24 quả mìn chống ngầm Hedgehog do Anh chế tạo. Nó phát nổ ở độ sâu định sẵn đem lại hiệu suất tác chiến cao hơn.
Chiến công không tưởng
Chiến hạm tí hon đánh chìm nhiều tàu ngầm nhất trong lịch sử - Ảnh 1.
Tàu hộ tông USS England chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Navsource
Ngày 18/5/1944, USS England cùng 2 tàu hộ tống khác nhận nhiệm vụ truy tìm một tàu ngầm Nhật Bản đang tiến về quần đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương. Chiều ngày 19/5, hệ thống định vị thủy âm (sonar) trên tàu England phát hiện tàu ngầm I-16 của Nhật.
Những gì xảy ra tiếp theo được thuyền trưởng John Williamson, khi đó là sĩ quan điều hành trên tàu England mô tả lại trong một bài báo đăng trên tạp chí Proceeding vào tháng 3/1980. Tàu hộ tống England đã bắn 4 đợt mìn chống ngầm Hedgehog nhưng không trúng đích. Tuy nhiên, trong đợt tấn công thứ 5, tàu ngầm Nhật đã không thể trốn thoát.
Đến cuối tháng 5, Hải quân Đế quốc Nhật Bản thực hiện chiến dịch A-Go, tập trung hạm đội tàu ngầm phục kích các tàu chiến Mỹ.
Kế hoạch bao gồm điều động 7 tàu ngầm phục sẵn ở đông bắc quần đảo Admiralty và New Guinea, trên tuyến đường tàu chiến Mỹ thường hành quân qua đây. Các tàu ngầm sẽ cảnh báo sớm cho quân Nhật, sau đó nhấn chìm một số chiến hạm Mỹ, đủ để gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ của hạm đội.
Tuy nhiên, tình báo Mỹ đã chặn và giải mã được chỉ thị từ bộ chỉ huy trung tâm Nhật Bản nên quyết định điều động USS England cùng 2 tàu khác ngăn chặn âm mưu này. Đêm 22/5, tàu hộ tống USS George (DE-697) phát hiện tàu ngầm RO-106 trên mặt nước.
Tàu ngầm Nhật cố lặn xuống để lẩn trốn nhưng không thoát được sau 3 loạt mìn sâu Hedgehog phóng ra từ tàu England.
Ngày 23/5, tàu ngầm RO-104 trở thành nạn nhân thứ 3 của tàu England và RO-116 bị đánh chìm vào ngày hôm sau.
Chiến hạm tí hon đánh chìm nhiều tàu ngầm nhất trong lịch sử - Ảnh 2.
Tranh vẽ tàu USS England phóng loạt mìn chống ngầm tiêu diệt tàu ngầm Nhật Bản.
Ngày 26/5, nhóm tàu săn ngầm hội quân cùng tàu sân bay hộ tống USS Hoggatt Bay (CVE-75) để tiến về cảng Manus tiếp nhiên liệu. Trên đường đi, USS England đánh chìm tiếp tàu ngầm RO-108. Sau khi tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm, nó cùng nhóm tàu trở lại khu vực để săn lùng các tàu ngầm Nhật còn lại.
Sáng ngày 30/5, tàu ngầm RO-105 tấn công nhóm tàu hộ tống cho tàu sân bay CVE-75. Nhóm tàu chiến Mỹ liên tục quần đảo săn lùng tàu ngầm Nhật Bản. Lúc đó, USS England được lệnh tuần tra khu vực riêng và không tham gia vào cuộc truy lùng tàu ngầm RO-105.
Trong gần 24 giờ, các tàu chiến Mỹ săn lùng RO-105 nhưng không thành công. Con tàu được chỉ huy bởi thuyền trưởng Ryonosuka, một trong những chỉ huy giàu kinh nghiệm nhất Hải quân Nhật. RO-105 đã khéo léo lẩn tránh các cuộc tấn công của tàu chiến Mỹ một cách tài tình.
Thuyền trưởng Williamson liên lạc trên radio với nhóm tàu chiến Mỹ đề nghị được giúp đỡ. Nhưng nhóm tàu chiến không cung cấp vị trí và yêu cầu USS England tránh xa khu vực để khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo, thuyền trưởng Williamson vẫn ra lệnh cho tàu tiến vào khu vực để cùng săn lùng tàu ngầm RO-105.
Sau khi vượt qua 21 đợt tấn công trong vòng 30 giờ, RO-105 bị đánh chìm bởi loạt mìn sâu bắn ra từ USS England. 2 trong 7 tàu ngầm được phải vội vã quay về cảng.
Tổng công, từ ngày 18 đến 30/5/1944, USS England đã nhấn chìm 6 tàu ngầm Nhật Bản mà không chịu bất kỳ tổn thất nào. Kỷ lục đánh chìm tàu ngầm của USS England đã tồn tại suốt 73 năm qua và còn rất lâu nữa kỷ lục này mới có thể bị xô đổ.
theo Trí Thức Trẻ

7 con tàu chiến huyền thoại từng hùng bá mọi vùng biển trong lịch sử Hải quân thế giới

Dink , Theo Trí Thức Trẻ 1 năm trước
Bình luận 0

Chiến tranh khốc liệt đi kèm với cuộc chạy đua vũ trang cũng khốc liệt không kém.

Cuộc chạy đua vũ trang trên biển cũng không hề kém khốc liệt với đầy những con tàu được trang bị những vũ khí hạng nặng để có thể đối đầu với những thế lực đối lập. Dưới đây là 7 con tàu đã từng hùng bá mọi vùng biển của các đơn vị Hải quân trên toàn thế giới.
Chiếm hạm Yamato
Danh hiệu: con tàu chiến có hỏa lực mạnh nhất từng được xây dựng.
Được chính thức hạ thủy vào năm 1940, con tàu Yamato đã dẫn đầu Hải quan Hoàng gia Nhật trong Thế chiến thứ Hai. Lúc ấy, bị lép vế về số lượng bởi hạm đội của Mỹ, người Nhật đã đáp trả bằng chiếc chiến hạm Yamato và tàu con Musashi, những chiếc tàu nặng nhất được trang bị hỏa lực mạnh nhất để cân bằng thế trận.
Tới ngày nay, chúng vẫn giữ được danh hiệu ấy của mình, dù rằng nhiều thập kỷ rồi không còn chiếc tàu chiến hạng nặng nào được người Nhật sản xuất.
Trong hoạt động quân sự hải quân cuối cùng của nước Nhật trong Thế chiến thứ Hai, chiếc Yamato cùng 9 tàu chiến khác đã ra khơi lần cuối trong đợt tấn công cảm tử vào quân Đồng Minh tại Okinawa. Không kịp triển khai tới được mục tiêu, Yamato cùng 5 tàu chiến khác đã bị đánh chìm bởi phi đội thả bom của Mỹ.
Con tàu Yamato và Musashi vẫn là biểu tưởng của người Nhật, rằng một khi họ còn sức chiến đầu thì Nhật Bản sẽ không bao giờ quỵ ngã. Tầm quan trọng trong văn hóa của con tàu này vẫn luôn luôn được tưởng nhớ.
Chiến hạm HMS Dreadnought
Danh hiệu: Cách mạng hóa sức mạnh của hải quân thế giới, đưa thủy chiến lên một tầng cao mới.
Trước khi đi tiếp, ta cần phải biết tới Hải quân Hoàng gia Anh đã thay đổi toàn bộ cục diện hải chiến mãi về sau. Họ cho ra mắt chiến hạm Dreadnought, một bước nhảy vọt về công nghệ vượt trội hơn hẳn bất kì một lớp tàu chiến nào trước đó. Dreadnought mang tính cách mạng đến mức tất cả những tàu đã có trước khi nó ra mắt đều được xếp chung vào một loại, đó là tàu “trước-dreadnought” (pre-dreadnought).
Chính thức được tiếp xúc với nước biển 1906, Dreadnought là con tàu chiến đầu tiên được sử dụng turbine hơi nước và điều đó biến nó thành chiếc tàu chiến nhanh nhất thế giới. Chính sự xuất hiện của nó đã làm dấy lên cuộc chạy đua vũ trang trước thềm Thế chiến thứ Nhất, dù rằng HMS Dreadnought không tham gia chiến đấu. Năm 1915, HSM Dreadnought đâm chìm một tàu U-boat của Đức đang nổi trên mặt biển, từ đó giữ danh hiệu tàu chiến đầu tiên và duy nhất đánh chìm một tàu ngầm.
Đáng buồn là nó bị bán phế liệu hồi năm 1919.
Chiến hạm USS Missouri (BB-63)
Danh hiệu: Con tàu chiến cuối cùng của nước Mỹ, góp mặt trong sự kiện đầu hàng của Nhật cuối Thế chiến thứ Hai.
Hạ thủy năm 1944, con tàu chiến biệt danh Mighty Mo là con tàu cuối cùng được giao nhiệm vụ bởi chính phủ Mỹ và đã đạt được 11 ngôi sau chiến đấu trong suốt sự nghiệp phục vụ của mình trong Thế chiến thứ Hai, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh vùng Vịnh.
Sau khi được bãi nhiệm năm 1955, Mighty Mo một lần nữa được tái hoạt động năm 1984, khi Mỹ đưa ra kế hoạch xây dựng lại hạm đội Hải quân.
Con tàu Missouri đã sống sót qua đợt đánh bom cảm tử chỉ với những hư hại bên ngoài, và sau đó trở thành một trong những công cụ chiếm đóng những vùng nước ngoài khơi nước Nhật khi bảo vệ máy bay ném bom tiến vào bờ biển Nhật. Thêm nữa, Might Mo đã tham gia và chứng kiến sự kiện đầu hàng vô điều kiện của Đế quốc Nhật, chính thức kết thúc cuộc chiến đẫm máu.
Hiện Missouri đang “dưỡng hưu” tại bảo tàng tàu chiến đặt ở Trân Châu Cảng, từ năm 1998 đến nay.
Chiến hạm USS Arizona (BB-39)
Danh hiệu (để tưởng nhớ): Bị đánh chìm trong trận chiến Trân Châu Cảng.
Nếu như chiến hạm Yamato là biểu tượng để người Nhật nhớ tới thiệt hại hải chiến lớn của Thế chiến thứ Hai, thì với người Mỹ, chiếc USS Arizona cũng vậy.
Hạ thủy năm 1915, chiếc Arizona được coi là một “super-dreadnought”, nặng cân hơn và được trang bị vũ khí tối tân hơn những lớp dreadnought trước đây. Năm 1913, khi mà chiếc chiến hãm này còn đang được lắp ráp, báo chí Mỹ đã khẳng định rằng “đây sẽ là con tàu lớn nhất và mạnh nhất thế giới, hoàn hảo cả về cả phòng thủ và tấn công”.
Một con tàu ấn tượng nhưng thời gian phục vụ của Arizona chỉ vỏn vẹn 15 phút. Năm 1940, được đưa tới Trân Châu Cảng, tụ họp cùng với phần còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương, Arizona dự kiến sẽ tham gia trong chiến dịch tiến đánh Nhật. Nhưng lịch sử về trận tấn công chớp nhoáng của người Nhật hẳn ai cũng biết, một quả bom may mắn đã đánh trúng vào khoang đạn đặt trên tàu và trong vụ nổ kinh hoàng ấy, 1.512 lính hải quân trên tàu thiệt mạng, Arizona bị đánh chìm.
Một vài khẩu đại pháo chìm cùng Arizona đã được trục vớt và lắp đặt lên tàu chiến Nevada, và cũng với chính những khẩu pháo ấy đã nã những phát đạn lên Okinawa và Iwo Jima ở thời điểm cuối Thế chiến thứ Hai.
Tới ngày nay, vẫn còn một khu tưởng niệm nằm bên trên xác tàu Arizona để người ta có thể nhớ tới một thất bại xương máu của nước Mỹ.
Chiến hạm USS Enterprise (CVN-65)
Danh hiệu: Con tàu hải quân dài nhất từng được sản xuất.
Chính thức được đưa vào sử dụng năm 1960, con tàu mang tên Big E là mẫu hạm đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng nguyên tử để vận hành, và cho tới thời điểm này, nó vẫn là hàng không mẫu hạm dài nhất thế giới. Với 51 năm phục vụ trong hải quân, đây là chiếc mẫu hạm già cỗi nhất từng phục vụ trong lịch sử quân sự Mỹ.
Hiện tại Enterprise đã nghỉ hưu, nó dừng nhận nhiệm vụ từ năm 2012.
Chiến hạm HMS Hood (51)

Tàu tuần dương cũng là một tàu lớn như tàu chiến thông thường nhưng có tốc độ nhanh hơn và ít được bọc giáp hơn.
Tàu tuần dương cũng là một tàu lớn như tàu chiến thông thường nhưng có tốc độ nhanh hơn và ít được bọc giáp hơn.
Danh hiệu: Niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh, có khả năng đương đầu được với con quái vật Bismarck.
Chính thức đi vào phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1918, chiếc tàu Hood là chiếc tàu chiến tuần dương lớn nhất từng được lắp ráp và cũng là chiếc cuối cùng mà Hải quân Hoàng gia sản xuất.
Vào tháng 5 năm 1941, Hood cùng chiếc tàu chiến Hoàng tử xứ Wales được lệnh tấn công con quái vật Bismarck, đang hộ tống tàu chuyên chở hạng nặng Prinz Eugen. Dù Hải quân Hoàng gia biết rõ rằng lớp giáp của Hood không thể bì được với tàu chiến thuộc thế hệ Thế chiến thứ Hai, nhưng chỉ Hood mới có một dàn hỏa lực cực mạnh, có thể đương đầu được với Bismarck.
Trong cuộc thủy chiến, Bismarck đã nã một phát đạn chí mạng trúng vào buồng đạn phía đuôi tàu của Hood, khiến nó chìm trong vỏn vẹn 3 phút sau khi trúng đạn. Trên tàu lúc ấy có 1.418 thủy thủ nhưng chỉ có duy nhất 3 người sống sót.
Bismarck
Danh hiệu: Mục tiêu bị săn đuổi của chiến dịch tìm và diệt lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh.
Hạ thủy năm 1939, con tàu Bismarck cùng với tàu chị em Tirpitz là những chiếc tàu chiến Đức lớn nhất từng được xây dựng, và là một trong 2 chiếc lớn nhất Châu Âu của mọi thời đại. Dù chỉ phục vụ nước Đức trong khoảng thời gian 8 tháng và chỉ góp mặt trong một cuộc tấn công, Bismarck đã bắn hạ được niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh cũng như sống sót trong một cuộc truy đuổi trên biển kéo dài hai ngày bởi hơn một chục tàu chiến Anh.
Trên đường từ Đức cho tới nước Pháp, Bismarck đã bị tấn công bởi một quả ngư lôi và mất lái trước khi tới được điểm tập kết. Trong buổi sáng cầm cự cuối cùng, Bismarck đã đương đầu với cả hạm đội truy đuổi của Anh cho tới khi nó bắn hết viên đạn cuối cùng. Mệnh lệnh chỉ huy là phá dời tàu và tiến hành cho tự phá hủy Bismarck, để tránh việc con quái vật này rơi vào tay quân Đồng Minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét