Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

THIÊN ĐƯỜNG Ở ĐÂU? 1/b (Trên đất Mỹ)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 Cuộc Sống Mỹ CẨN THẬN VÌ XEM XONG VIDEO NÀY BẠN MUỐN ĐI MỸ SỐNG NGAY!

ĐỊNH CƯ Ở MỸ VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN THẬT….

ĐỊNH CƯ Ở MỸ

NHỮNG CÂU CHUYỆN THẬT….

 

          “Ước mơ Mỹ” không thể gọi là mới đối với những người Việt, đó là ước vọng đổi đời dẫu rằng bỏ xứ của số thuyền nhân vượt biên những năm 1975, của số tàn quân lính VNCH (diện HO…)… hay số “dân chủ miệng” đình đám (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Chính Kết…). Đủ kiểu, đủ dạng, đủ trò…và cũng đủ cách để định cư Mỹ; ấy vậy mà trong số họ có mấy ai biết đến thế nào là xã hội Mỹ???????
Từ lâu tôi rất muồn nói về đề tài này nhưng ngại đụng chạm, ném đá và…làm “mất mối”! Nay có dịp ngồi cũng chiến hữu – made in USA 100%, xin đôi lời ngỏ về cuộc sống của người Việt định cư Mỹ.!


 (muôn màu cuộc sống).
Có thể nói, ở Mỹ thì một người Việt mới sang định cư có thế gọi là “người mù” – bởi lẽ bạn không rành tiếng Anh (rất hạn chế khi giao tiếp), bạn không biết lái ôtô (đa phần người Việt, hạn chế việc đi lại), bạn không có việc làm (không thể tự kiếm tiền, sống trợ cấp)…. Bởi thế, việc tìm được một công việc phù hợp như khi ở Việt Nam sẽ là điều không thể và khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này hiển nhiên bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay, đó là điều tất yếu.
Vấn đề khó khăn ở Mỹ? (Tham khảo)
Thứ nhất!  Phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày. Tất nhiên, không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.
Thứ hai,  Thèm khác bữa ăn gia đình!. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền.
          Thứ ba, Tài chính và những cái bẫy tài chính. Sống không thể không có nhà, không có xe, không có tiện nghi sinh hoạt;….thiếu thì ….chắt chết. Sang thiên đường thi phải cho sướng tấm thân và lệnh bài mà Hoàng đế Obama thân tặng sẽ là câu trả lời cho tất cả: Bạn có thể mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho đã; mua một chiếc xe 40-50.000 USD; tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh…
Ấy…ấy..! đừng nghĩ bạn không bao giờ thiếu cái gì nghen…bạn đang….”thiếu nợ” đó! Tại sao vậy? Vì ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", chịu lãi suất thế chấp 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người và phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở … và sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD. Còn thẻ tín dụng quẹt sướng tay thì sao nhỉ?! xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ, với lãi suất 14,99-24,99 % năm. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi; ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.
Thứ tư,  quyết định cuối cùng……làm nail! Đó hiển nhiên là sự chọn lựa của những người Việt định cư trên mảnh đất thiên đường này và cũng là con đường giải quyết cho mọi khó khăn trước mắt trong cuộc sống. Và cũng là nỗi khổ tâm của bao người đàn ông Việt vốn dĩ đề cao ….”sỉ diện”. Tờ Miami Herald từng đánh giá ở Mỹ người Việt là No1, kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này


Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép; lỡ lớn tiếng rồi… zờ sao về Việt Nam. Đó là tâm trạng của không ít Việt kiều lúc này và thay là lời kết thử hỏi bạn… anh Hải Điếu cày, chị Thu Trân, chị Tân… làm gì để kiếm sống… để đóng góp cho nền dân chủ nhân quyền của thế giới này!?
      
Xin chia sẻ độc giả bài thơ của nhân vật tha hương nơi xứ người

   NỖI BUỒN THA HƯƠNG
Thương thay cô chú Việt kiều
Tha phương cầu thực chịu nhiều gian truân.
Sang đây tuổi ngoại tứ tuần
Cô thì bưng phở chú khuân vác đồ.
Cậu hai cắt cỏ phụ hồ
Chị hai vất vả với đồ nghề nail.
Tha hương thoát được kiếp nghèo?
Ai hay thân phận bọt bèo mà thôi
Nhưng nay cơ sự lỡ rồi

Bây giờ chẳng nhẽ lại ngồi khóc than.
Đường về xa cách ngút ngàn
Ở lại thì chịu muôn vàn đắng cay
Biết rằng đất nước giang tay
Nhưng mà thể diện mặt mày còn đâu?
Tóc xanh nay đã bạc màu
Nếp nhăn như đã khắc sâu nỗi buồn.
Âm thầm thấm lệ trào tuôn
 
Thôi đành chấp nhận nỗi buồn tha hương. 

Nguồn: Blog Thakhongnoi.blogspot.com
 
Định cư nước ngoài qua lời kể của 1 Việt kiều Mỹ lâu năm

Tôi làm giàu ở Mỹ như thế nào?

Tôi sinh ra trong một gia đình có bố là luật sư, mẹ là bác sĩ. Do may mắn, gia đình tôi mua được bất động sản trước khi giá nhà đất bùng lên.
Trước khi sang Mỹ, tôi từng học tại một trường đại học nổi tiếng. Do có chút nhan sắc và tham gia một số hoạt động văn hóa trong trường nên tôi quen biết rất nhiều người nổi tiếng và giới thượng lưu. Cuộc sống của tôi lúc đó khá sung sướng. Tôi ngồi uống cà phê hằng ngày ở các khách sạn hay nhà hàng nổi tiếng.

toi-lam-giau-o-my-nhu-the-nao-2

Đến năm 2000, cha mẹ bán nhà, cố gắng cho tôi đi học thạc sĩ ở Mỹ. Sang tới đây, buổi sáng tôi đi học, buổi tối tôi đi làm thêm. Bất cứ việc gì tôi cũng làm từ chăm sóc người già, lau nhà, rửa bát ở quán ăn. Tôi không ngại, không xấu hổ, miễn là có tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình mặc dù bố mẹ tôi cũng có thể nuôi tôi ăn học đàng hoàng. Nhiều lúc tôi tủi thân vì trình độ văn hóa cao mà bị chủ nhà hàng chửi mắng nhưng tôi cam chịu vì còn hơn là không có việc làm.

Tôi vừa học vừa làm, ra khỏi nhà từ 6h sáng tới 10h đêm mới về đến nhà. Một tuần 7 ngày như vậy, mà tôi lại là con gái. Chắc ít người có thể lao động cật lực như tôi nhưng chưa bao giờ tôi hối hận vì đã từ bỏ cuộc sống xa hoa ở Việt Nam để đi tìm giấc mơ Mỹ. Tôi nghĩ, làm việc chăm chỉ rồi có một ngày tôi sẽ thành công.

Tôi tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ, có việc làm tại một ngân hàng Mỹ, rồi lấy chồng Mỹ cũng là thạc sĩ. Sau 10 năm ở đây, tôi có một cô con gái xinh xắn và sắp đón chào bé gái thứ hai. Vợ chồng tôi thu nhập hơn 250.000 USD một năm. Mới hơn 30 tuổi nhưng hai vợ chồng tôi đã làm chủ 3 căn nhà và 13 căn hộ tập thể. Tất nhiên, 50% là do vay ngân hàng. Lúc lấy nhau, chúng tôi chẳng có tài sản gì, chỉ do chăm chỉ làm việc mà có thành quả hôm nay.

Hai vợ chồng tôi đều đi làm 60 giờ một tuần. Về nhà còn phải chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng. Ai cũng nói sao không về Việt Nam sống sung sướng, có người giúp việc. Nhưng tôi thiết nghĩ, ở đâu có tiền, có việc làm là nơi đấy mang lại hạnh phúc. Tất nhiên, quê hương vẫn là quê hương, nơi có cha mẹ, anh chị em, họ hàng, nhưng tôi không còn quen cuộc sống ở Việt Nam nữa.

toi-lam-giau-o-my-nhu-the-nao-1

Tôi về Việt Nam chơi, thấy người Việt Nam mua sắm còn tốn kém hơn ở Mỹ. Có những người bạn hai vợ chồng đi làm 8 tiếng mà vẫn thuê người giúp việc, còn than thở vất vả. Thiết nghĩ nước Mỹ giáo dục tôi làm việc chăm chỉ hơn. Vợ chồng tôi đi làm, còn kinh doanh mà vẫn chăm sóc con nhỏ. Dù chúng tôi không ai giúp đỡ nhưng thấy lúc nào cũng vui vẻ, tuy có bận rộn nhưng vẫn còn thời gian rảnh để đi chơi, du lịch hay ăn nhà hàng. Nhìn người Việt Nam bỏ ra vài trăm đôla mua điện thoại di động, tôi cũng thấy ngạc nhiên. Tôi ở Mỹ dù gọi là có thu nhập cao nhưng bao giờ tôi cũng dùng điện thoại miễn phí.

Ở Mỹ hay ở Việt Nam mỗi nơi đều có một cái sướng hay khổ khác nhau. Ở Mỹ, những người Việt Nam như tôi cảm thấy trống trải, cô đơn nhưng nhiều cơ hội làm giàu. Còn ở Việt Nam, ăn uống, sung sướng, tinh thần thoải mái nhưng không phải ai cũng có cơ hội mua nhà, mua xe nếu không có gia đình hỗ trợ. Rất nhiều các bạn tôi ở Việt Nam làm 20 triệu đồng một tháng nhưng vẫn không có khả năng mua nhà chung cư nếu không có bố mẹ cho tiền. Đấy là hai sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam.

Theo Vnexpress
Ảnh sưu tầm



 
Vì sao Người Việt ở Mỹ Vô Gia Cư? Homeless gốc Việt Hoa Kì

Cuộc sống Việt kiều Mỹ muốn có nhiều tiền phải “cực khổ như trâu ngựa”


837




Việt kiều Mỹ muốn có thu nhập khá thường làm việc một ngày từ 12-16 tiếng
Các vị đừng lấy làm lạ. Ở Mỹ, việc ăn ngủ trên xe khá là bình thường. Xe hơi vừa là chỗ ngủ, cũng vừa là chỗ để ăn đối với những con người bận rộn mải mê kiếm tiền.
Ở Mỹ, xe hơi không giống như Việt Nam, nó như một cái nhà di động mà có khi thời gian ở trên xe còn nhiều hơn ở trong nhà.
Một ngày tôi làm hai công việc, chỉ tranh thủ những lúc giải lao, ra xe ăn uống cho lại sức và nghỉ ngơi một chút rồi lại bắt tay vào công việc tiếp theo. Một tháng sinh hoạt là bao nhiêu thứ chi phí cần phải trả: hết tiền điện, tiền nước, tiền ga, rồi cả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe. Vì thế, càng có cơ hội kiếm tiền, tôi lại càng ham làm việc.
Đồ ăn chuẩn bị chẳng có gì nhiều. Đôi khi là những món nấu từ hôm qua, hâm nóng lại ăn trong giờ nghỉ chút rồi lại qua làm.
Ca làm việc khá linh hoạt, được chia thành ca 8 tiếng và 12 tiếng. Ngày trước tôi thường nhận hai ca 8 tiếng để dễ dàng luân phiên và sắp xếp thời gian làm việc. Giữa hai công việc sẽ có từ 1-2 tiếng nghỉ ngơi, lúc này chỉ ra xe nằm nghỉ chút thôi, đồ ăn thức uống trên xe luôn sẵn có, thậm chí cả hộp quẹt, màn, gối,..



Việt kiều Mỹ muốn có thu nhập khá thường làm việc một ngày từ 12-16 tiếng
Qua Mỹ, sướng đâu không thấy chỉ thấy cày như trâu. Thế nên tôi mới hay nói đùa rằng, ở Việt Nam còn có mười hai con giáp, chứ ở Mỹ chỉ có mỗi trâu và ngựa mà thôi.
Nhưng sự thật là đâu có ai bắt được mình hao tốn sức lực nhiều như vậy, là do mình chọn như thế. Vì làm việc ở Mỹ kiếm được nhiều quá, kiếm được nhiều nên mới ham làm. Tính ra làm một giờ ở Mỹ được khoảng 10 đô, công việc cũng chẳng mấy nặng nhọc, một ngày làm mười hai tiếng là được 120 đô, quy ra tiền Việt làm một ngày đã được gần 3 triệu rồi, mình làm một ngày ở Mỹ bằng họ làm cả tháng ở Việt Nam, nghĩ thôi càng có động lực để “cày”.
Có tiền thì sướng cái thân, đó là tư tưởng của những người mới qua đây là như vậy.
Sang Mỹ rồi thì cũng muốn kiếm tiền, rồi mua nhà mua cửa, mua điện thoại, mua xe. Ai mà chẳng có những nhu cầu vật chất như thế.
Mà muốn mua được nhà, mua được xe thì phải chăm chỉ làm việc. Mua nhà mua xe ở đây cũng dễ lắm, vì họ cho mình trả góp với điều kiện có ít nhất hai năm khai thuế và thu nhập ổn định. Cộng thêm nữa là bên Mỹ họ cần tiền hợp pháp và chứng minh thu nhập rõ ràng.
Tôi tính trung bình một tháng, làm hai công việc đồng thời kiếm được khoảng 2000 USD, trừ phí sinh hoạt chi tiêu rồi dành ra một khoản tiết kiệm cỡ 1000 USD, hai năm được khoảng 24.000 USD, đó vừa là tiền hợp pháp, vừa đủ để trả góp tiền nhà kèm lãi phát sinh.
Nghĩ đến Mỹ cũng buồn lắm, không có gì ăn chơi, không có ai nhậu nhẹt, không được sung sướng như ở Việt Nam.
Ở Mỹ, ăn uống tụ họp ngoài đường là cảnh sát canh rồi bắt luôn.
Chuyện trai gái cũng không hề đơn giản. Nếu có chẳng may quan hệ để lại hậu quả nghiêm trọng mà bị tố thì sẽ phải lo toan tính khoản tiền chăm lo cho em bé (child support), chi phí trừ thẳng vào tài khoản của mình, nghĩ đi làm vất vả cũng tiếc chứ nên tốt nhất là không nên để bị dính dáng đến những chuyện như vậy.
Bên đây, người ta mê cờ bạc. Mà mê cờ bạc thì nguy hiểm, “cờ bạc là bác thằng bần” mà. Có nhiều người phải ngủ trong xe vì hoàn cảnh, vì công việc, nhưng cũng có nhiêu người cả đời phải ngủ trong xe. Cờ bạc quá nên nợ, nhà mất, vợ con li dị, chỉ còn có thể sống nhờ chiếc xe của mình thôi.
Có qua đây moi người mới thấy được cảnh đó, mới thấu hiểu được nỗi khổ này. Bên Mỹ đồ ăn rẻ lắm, hàng hóa khắp nơi, nên sang đây không lo đói mà chỉ sợ bị buồn rầu.
Tôi cũng khuyên chân thành, nếu ai chịu cực khổ được, qua định cư rồi tu chí làm ăn thì sẽ mau khá lắm.
Nhiều người qua Mỹ, mặc dù trang trải đủ cho bản thân, nhưng vì thương gia đình nơi quê nhà nên cố làm thêm giờ, làm thêm việc để gửi tiền về nuôi cha mẹ, anh em, họ hàng.
Đặc biệt là các chị, các mẹ, họ vô cùng chịu khó làm việc gửi tiền về giúp gia đình. Họ kiếm tiền giúp cha mẹ xây dựng lại nhà cửa để nở mày nở mặt với hàng xóm, thì đó cũng là một phần lý do dễ hiểu vì sao người Việt qua định cư lại làm việc hăng đến như vậy.
Là người con xa nhà, các bạn biết đấy, nhớ lắm, làm lúc nào cũng chỉ nghĩ về quê hương mình. Đôi khi chỉ dám bỏ chút tiền mua đồ ăn quê để cho đỡ nhớ, chứ đồ Việt bên này đắt lắm. Ai chẳng muốn sung sướng, nhưng mà dẫu gì thì việc cũng là do mình chọn, chỉ còn cách tự động viên bản thân cố gắng làm lụng, cố gắng hoàn thành mục tiêu mình đề ra mà thôi.
Nguồn: Youtube Dương Trung Hiếu
Hải Vân/Tinnuocmy.com



 
Bụi Đời Sướng Lắm - Đời Sống Mỹ

Cuộc Sống Mỹ : Phụ nữ không hề sướng như các bạn nghĩ!


Chị em phụ nữ mình ở Mỹ không sung sướng lắm đâu, vừa cày kiếm tiền, vừa lo cho gia đình, xem như làm 2 job full time đấy!



Anh Dương Trung Hiếu, tác giả bài viết của trang Youtube Cuộc sống Mỹ.
Khi nói về phụ nữ ở Mỹ, mọi người hay có quan niệm rằng họ sướng lắm, vì mình quen câu cửa miệng “Lady first” mà. Nhưng thực chất không có đâu các bạn à.
Tôi nói chung cả phụ nữ Mỹ bản địa và phụ nữ Việt Nam mình định cư bên đây, ở Mỹ họ khổ lắm.
Ở Mỹ, nam nữ bình đẳng, vậy nên công việc của phụ nữ hay đàn ông là tương đương nhau cả. Nhiều trường hợp trông vậy thôi nhưng có khi phụ nữ còn cực hơn nam giới nhiều.
Ngoài chuyện đi làm, khi về nhà, phụ nữ họ còn phải trông con, nấu nướng, lau dọn nhà cửa. Như vậy coi như họ làm hai công việc full-time song song luôn à.
Và có như vậy, tôi mới thấy được đàn ông bên Mỹ giỏi thật sự, giỏi hơn Việt Nam nhiều. Tại vì sao? Đàn ông Mỹ họ không gia trưởng, ngược lại họ còn biết chăm lo, đỡ đần, phụ giúp công việc nội trợ với người phụ nữ của mình.
Bản thân tôi cũng vậy, từ khi qua đây tính cách của tôi cũng thay đổi nhiều lắm. Mình không thể nói đó là chuyện “của các bà” và cứ thế bơ đi được.
Tôi cũng xin thưa với anh em người Việt, nếu qua đây mà không làm quen được với sự chia sẻ, đỡ đần công việc với vợ con thì sớm muộn gì họ cũng bỏ mình thôi. Vì họ cực quá mà!
Thế nên các anh mà muốn gia đình yên ấm thì phải tập dần cách nấu nướng đi, học cách làm việc nhà, học cách chăm lo cho con cái thì mới đảm bảo giữ được hạnh phúc của gia đình.
Nguồn Youtube Dương Trung Hiếu https://www.youtube.com/watch?v=8hkE8l-iwzg
Loading…
 
Chuyện người vô gia cư gốc Việt ở Little Saigon

Qua Mỹ có sướng không?

(THE BOX) - Nỗi ám ảnh mang tên “nước Mỹ”

Vẫy tay chào Việt Nam, Huy (23 tuổi, Hà Nội) rời xa quê hương để quyết định định cư bên Mỹ dưới sự bảo lãnh của họ hàng. Ngay từ nhỏ, Huy vẫn mơ trở thành người Mỹ, sống trong nước Mỹ và tự do ăn những món Tây u mà anh yêu thích. Bố mẹ Huy cố gắng làm lụng kiếm tiền để thực hiện giấc mơ con trẻ.
Là một người vô tư, Huy không suy nghĩ nhiều khi bỏ lại gia đình ruột thịt để qua chân trời mới. Thậm chí, Huy còn chấp nhận đánh đổi điều đó để tận hưởng niềm vui Mỹ đang réo gọi. Những giọt nước mắt ngoài sân bay của người thân cũng chẳng làm anh nao lòng…
Những ngày đầu, mọi thứ mới lạ khiến lòng Huy vui như mở hội nhưng sau khi trải nghiệm chán chê, anh bỗng quay quắt nhớ Việt Nam, nơi mà anh từng chối bỏ. Dù vốn tiếng Anh rất khá, anh cũng không thể kết bạn dễ dàng. Anh bảo kết bạn khó nhất là du học sinh Việt Nam bên này, họ giàu nên rất “chảnh” và coi thường chính người Việt mình.
Mỗi nhà cách xa nhau nên không có tình làng nghĩa xóm như Việt Nam
Ngay cả họ hàng đã bảo lãnh Huy qua cũng suốt ngày mắng chửi anh khiến anh buồn chán. Huy xin bố mẹ thuê một căn phòng để sống riêng, từ đó anh phải tự tay nấu ăn, giặt giũ và cân đối chi tiêu cho mọi sinh hoạt cá nhân. Nhiều khi Huy bị bệnh, sốt cao nhưng chẳng có ai bên cạnh để chăm sóc như ở nhà.
Huy đã ngán ăn món Tây nhiều dầu mỡ, anh bỗng thèm những món bình dị đậm chất Việt Nam của mẹ. Thế là anh tự tay nấu những món quen thuộc dù trước giờ anh chẳng bao giờ vào bếp phụ mẹ. Huy than giá cả bên Mỹ đắt đỏ, đặc biệt là các loại rau và những dịch vụ có công sức con người như cắt tóc cũng tốn hết 30 đô.
Cắt tóc bên Mỹ là 30 đô, hơn 600 ngàn Việt Nam đồng
Cuộc sống đơn điệu cứ lặp đi lặp lại, ngày qua ngày như một cỗ máy vận hành sẵn: sáng đi học, chiều đi về ngủ, tối làm bài tập rồi sáng đi học. Sau 1 năm sinh sống bên Mỹ, Huy không chịu được đành xin bố mẹ về Việt Nam với lý do “không đâu bằng Việt Nam”.
Việt Nam mãi là nhà
Nhớ có một thời vlogger An Ngụy bỗng “nổi đình nổi đám” với vlog đầu tay: “Du học sinh” bởi cô chia sẻ những sự thật đằng sau vẻ hào nhoáng của “giấc mơ Mỹ”. Cô chia sẻ: “Giờ chỉ muốn về nhà thôi, không muốn làm gì cả”. Cô còn kể những điều “không sướng” ở Mỹ như chẳng có bạn bè, chẳng có nơi để đi chơi, bất đồng ngôn ngữ với người Mỹ và cả người Việt Nam, cuộc sống nhàm chán… Từ khi nổi tiếng và có nhiều bạn bè, cô nàng thường xuyên về Việt Nam để thỏa lòng nhớ thương.
Hot Vlogger An Ngụy
Sinh ra và lớn lên hơn 26 năm tại Việt Nam, Hương (Tp.HCM) quyết định theo chị định cư bên Mỹ vì lý do cá nhân. Dù đã có sự chuẩn bị về tinh thần nhưng khi đến cận ngày ra đi, Hương càng phải ép mình mạnh mẽ vì không chịu nổi sự mất mát quá lớn vì xa cách những người thân yêu.
Hôm lên máy bay cũng là ngày trời mưa như trút nước, Hương chia sẻ cô đã khóc như mưa trên máy bay, mưa ngoài trời lúc đó thế nào thì cô khóc y như vậy. Qua bên Mỹ, dù đó là đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, cũng khiến cô lạ lẫm vô cùng. “Tôi không cần biết thế giới rộng lớn ra sao, không cần biết nước Mỹ như thế nào, nếu cần biết thì chỉ cần kiếm tiền du lịch là được rồi”, Hương trải lòng.
Hưong nhớ những ngày tháng còn ở Việt Nam tụ tập bạn bè từ sáng đến tối, lê la từ quán này đến quán khác để thưởng thúc các món ngon ở Việt Nam. Cô còn nhớ day dứt không khí ồn ào náo nhiệt ở Sài Gòn, nhớ những người sát bên nhà; còn ở bên Mỹ, có mấy người hàng xóm biết mặt nhau? Hương chia sẻ: “Nếu có cơ hội, tôi chỉ muốn trở lại Việt Nam với gia đình và bạn bè”.
“Nếu có cơ hội, tôi chỉ muốn trở lại Việt Nam với gia đình và bạn bè” (Ảnh minh họa)
Ngày nay, càng ngày càng có nhiều du học sinh và cả những người định cư ở Mỹ muốn về Việt Nam để sinh sống không phải Việt Nam đã phát triển hơn hay hậu đãi tốt hơn mà bởi ở đây, có những tình người không thể nào phai nhạt. Việt Nam vẫn mãi mãi là nhà.
Gia Hoàng
 
Cuộc sống Mỹ ở Cali, bán ve chai có được nhiều tiền???

Sự thật đắng chát cuộc sống người Việt làm nail ở Mỹ


Không như nhiều người tưởng tượng về một công việc hái ra tiền, những người Việt làm nail ở Mỹ có cuộc sống cơ cực hơn rất nhiều.

Bóc lột sức lao động
Người Việt làm nail ở Mỹ là công việc khá thịnh hành. Mỗi sáng, chưa tới 8h, đám người phụ nữ, chủ yếu là người châu Á, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đã tụ tập dọc những con phố chính ở Flushing (Queens, Mỹ) để lên xe tới khắp các salon ở những bang lân cận với nghề làm móng... Đó là khởi đầu ngày làm việc của hội thợ làm móng thành phố New York. Họ sẽ chỉ trở về nhà lúc tối muộn, sau 10 -12 tiếng làm việc.
Một buổi sáng giữa tháng 5.2015, cô gái Trung Quốc 20 tuổi tên Jing Ren lần đầu gia nhập hội thợ. Cô gói ghém theo mình bữa trưa và bộ dụng cụ chuyên dùng của thợ làm móng. Trong túi cô là 100USD, phí để xin vào làm nhân viên ở salon. Cũng như những người khác, cô sẽ làm việc không công cho đến khi người chủ cho rằng cô đã đủ trình độ và xứng đáng nhận lương. Jing sẽ mất khoảng 3 tháng để nhận được đồng lương đầu tiên, là 30USD mỗi ngày.
Cắt sửa móng tay đang trờ thành dịch vụ được ưa chuộng ở Mỹ. Cả nước này hiện có trên 17.000 tiệm làm móng. Con số này chỉ tính riêng ở New York là 2.000, tăng gấp 3 trong 15 năm qua.
Tuy nhiên, vấn nạn ít người biết đến, là việc những người thợ làm móng thường xuyên bị bóc lột sức lao động. Theo điều tra của tờ New York Times, phần lớn thợ làm móng phải nhận dưới mức lương tối thiểu, thậm chí là không lương. Họ bị ngược đãi theo nhiều cách, như cắt bớt tiền boa do những lỗi vụn vặt, liên tục bị theo dõi qua camera hay thậm chí là lạm dụng thể chất. Nhưng chủ salon lại không hề phải chịu trách nhiệm cho những hành động này.
Không khó để bắt gặp các mẩu quảng cáo tuyển nhân viên làm móng với mức lương ít ỏi đầy rẫy trên các tờ báo châu Á. Tòa án New York thường xuyên phải tiếp nhận các vụ kiện về vi phạm quyền lao động, như chỉ được trả 1,5USD mỗi giờ, tuần làm việc 66 tiếng, bị tính tiền khi uống nước, ngày ế khách không được trả tiền hay bị chửi mắng và bạo hành khi đang làm việc. Trong số 100 nhân viên được phỏng vấn bởi New York Times, chỉ 25% cho biết họ nhận mức lương tương đương với mức tối thiểu ở New York, và hầu hết họ thừa nhận bị cắt tiền lương một cách bất hợp pháp.
Su that dang chat ve cuoc song nguoi Viet lam nail o My
 Góc khuất cơ cực nghề làm móng trên đất Mỹ (Ảnh: minh họa).
Điều kiện sống của những người thợ làm móng cũng vô cùng tệ hại. Họ tiếp xúc cả ngày với những quý bà sang trọng, tại những khu phố đắt đỏ bậc nhất New York. Nhưng khi rời khỏi vị trí làm việc, họ lại quay về với khu trọ lụp xụp, chật ních người.
Ren làm việc tại một salon cao cấp ở Hicksville, New York. Giống như nhưng thợ làm móng khác, cô có một bảng tên trên ngực với cái tên giả do chủ salon đặt cho là "Sherry". Cả ngày cô chỉ cặm cụi làm việc trong yên lặng, tẩy da chết hay loại bỏ vết chai quanh móng của khách hàng. Đêm xuống, cô trở về căn trọ chật chội, sống với bố con người chị họ và ba người lạ khác. Những chiếc giường chiếm trọn phòng khách và căn bếp tối tăm đầy gián.
Các chủ salon luôn viện cớ cho việc ngược đãi nhân viên. Họ luôn ý thức được mức lương bèo bọt mà nhân viên của mình nhận được. Chủ của Ren, ông Lian Sheng Shun, ban đầu phủ nhận những việc làm sai trái của mình, nhưng sau đó lại đưa ra lý do rằng đó là cách làm kinh doanh riêng của họ. “Chúng tôi phả làm theo cách riêng của mình để tồn tại buổi khó khăn này", ông bào chữa.
Mặt bằng giá cho dịch vụ cắt sửa móng phần nào giải thích cho mức lương ít ỏi của thợ sửa móng. Giá trung bình chỉ vào khoảng 10,5USD. "Nếu bạn tới chỗ nào đó và sử dụng dịch vụ với giá hời, chắc chắn lương công nhân ở đó đã bị cắt xén", Nicole Hallett, giảng viên Trường Luật Yale cho biết, "Chính thợ làm móng cho bạn là người phải chịu những chi phí đó".
Phân biệt đối xử
Dù vậy, một số chủ salon còn tuyên bố rằng chính mình đang giúp đỡ dân nhập cư bằng cách cho họ việc làm. "Tôi muốn thay đổi số phận của dân nhập cư khỏi việc bị kỳ thị và sỉ nhục", Roger Liu, 28 tuổi, chủ salon Relaxing Town Nails Ở Huntington Station, New York cho biết. Cạnh đó, một nhân viên trên 50 tuổi đang đi đi lại lại trong cửa tiệm, lẩm nhẩm học thuộc các bước sửa móng chân được viết trong một mẩu giấy. Đó là tuần làm việc đầu tiên của bà ở đây, và Liu không trả cho bà một đồng nào.
Hầu hết thợ làm móng, giống như Ren, đều là dân nhập cư bất hợp pháp và chỉ biết bập bõm tiếng Anh. Điều này khiến họ luôn ở thế yếu. Một số nhân viên còn phải chịu cảnh cực khổ hơn, khi salon họ làm việc bị điều khiển bởi luật lệ riêng. Sau những ô kính lấp lánh đó là một xã hội phân chia giai cấp và phân biệt chủng tộc sâu sắc, ngay giữa lòng New York phồn hoa.
Thợ làm móng Hàn Quốc kiếm được gấp đôi so vói các đồng nghiệp, bởi chủ các salon hầu hết là người Hàn Quốc. Tiếp đến là thợ Trung Quốc, còn thợ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước không thuộc châu Á khác luôn ở tầng đáy.
Thợ làm móng Hàn Quốc, đặc biệt nếu còn trẻ và xinh đẹp, thường kiếm được công việc mơ ước ở các salon cao quanh đại lộ Madison và những dân cư giàu có khác. Thợ làm móng từ các nước khác thường phải làm việc ở bên ngoài Manhattan, hay thậm chí là ngoại ô thành phố, những nơi luôn vắng khách và tiền boa ít ỏi.
Các chủ salon không ngại thể hiện sự thiên vị ra mặt. "Nhân viên người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường không thông minh và sạch sẽ như người Hàn Quốc", Mal Sung Noh, 68 tuổi, chủ tiệm làm móng Rose Nails ở phía đông thành phố cho biết. Cửa tiệm của bà Noh nằm ngay cạnh tuyến tàu điện ngầm đang thi công ở đại lộ Second. Có lẽ đó là lý do bà thuê nhiều nhân viên người Tây Ban Nha. Bà Noh thừa nhận mình luôn trả mức lương thấp nhất cho những nhân viên này vì "Họ chẳng bao giờ chịu học hỏi cả".
Sự phân biệt chủng tộc còn được thể hiện ở cách mà các thợ làm móng được đối xử. Một số khách hàng thậm chí còn không chịu để cho một nhân viên không phải là người Hàn Quốc phục vụ.
Lhamo Dolma, 39 tuổi, thợ làm móng người Tây Tạng, kể lại khoảng thời gian cô còn làm cho một salon ở Tây Tạng. Nhân viên Hàn Quốc thì được ngồi ăn ở bàn, trong khi cô và các đồng nghiệp khác phải đứng ăn trong bếp. "Tại sao họ lại phân biệt đối xử giữa chúng tôi như vậy? Mọi người phải có quyền bình đẳng chứ", Dolma nhớ lại.
Phải làm việc nhiều giờ liền, cuộc sống của những người thợ làm móng gần như bị bó buộc sau bốn bức tường của các salon. Vì thế, vào các ngày trong tuần, sẽ có những người phụ nữ đi tới từng nhà và đưa con cái của những người thợ làm móng tới trường. Thợ làm móng phải trả cho những người này nửa số tiền lương để họ đưa đón và chăm sóc lũ trẻ, khi họ quá bận rộn vì phải làm việc liên tục, kể cả vào ban đêm.
Ren phải ngủ trên một chiếc giường đơn chật hẹp. Cách đó vài bước chân là giường của chị họ cô, cũng là một thợ làm móng. Công việc bận rộn khiến Ren thậm chí còn không có thời gian để kết bạn.
Ren vừa bắt đầu học một lớp tiếng Anh, với hi vọng sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng cô luôn lo sẽ không dứt ra được. "Tôi thấy như chẳng còn chút sức sống nào vậy. Tôi e rằng mình sẽ phải làm công việc này suốt quãng đời còn lại mất”, cô nói.



 
Thầy giáo bán bánh giò ở Little Saigon, California

Đừng mộng đòi đi nước ngoài định cư nữa, Việt kiều Mỹ đang muốn về VN vì 4 lý do

0
8

Nhiều người đang ôm giấc mộng sang Mỹ để lập nghiệp còn trong khi đó có vô vàn người đang tích cực để về VN lập nghiệp. Đúng là “trong chán ngoài thèm” mà. Tại sao sống ở VN nhiều điều tốt thế mà chúng ta cứ mộng mơ nhỉ. Hãy đọc bài này và tỉnh ngộ đi các bạn trẻ à:
IMG 0134 Đừng mộng đòi đi nước ngoài định cư nữa, Việt kiều Mỹ đang muốn về VN vì 4 lý do
Ảnh minh họa
Lý do khiến nhiều Việt Kiều Mỹ không muốn phát triển sự nghiệp trên đất Mỹ:
Có rất nhiều lý do, có thể bạn cho là “trong chán ngoài thèm” hoặc có thể là “tuổi trẻ bồng bột”. Nhưng không, họ suy nghĩ cực kỳ chín chắn đấy.
1. Cuộc sống không hoàn hảo như cúng ta tưởng
Mấy hôm nay em thấy báo chí đưa tin bên Houston đang có bão Harvey lớn lắm, nước dâng cao, cá sấu, rắn lên bờ mà đường dây 911 lại quá tải vì có quá nhiều người cần giúp đỡ. Theo em được biết thành phố Houston là nơi cư ngụ của rất nhiều người Việt Nam.
Cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu đã gây ra “ngập lụt thảm họa” ở thành phố Houston, Texas làm ít nhất 5 người thiệt mạng, 14 người bị thương, và khoảng 240.000 người phải sống trong tình trạng không có điện. Người Việt Nam mình sinh sống ở bang Texas, đặc biệt là thành phố Houston đang phải gồng mình chống chọi. Có nơi nước ngập qua nóc ôtô, lốc xoáy vòi rồng đi qua khiến nhiều nhà bị thiệt hại về tài sản, rồi sét đánh cháy nhà, nhưng ra ngoài đường lại nguy hiểm, vì rắn và cá sấu có thể ở đâu đó trong nước, …và tình trạng lũ lụt nghiêm trọng do siêu bão đã làm tăng nguy cơ dịch bệnh ở nước này.
=> Rút ra được kinh nghiệm: Ai bảo xứ thiên đường, xứ gì cũng có những điểm yếu của nó thôi. Điển hình là địa bàn cư trú nhiều bà con người Việt mình đang bị nạn đấy. Thiết nghĩ họ đang rất đau buồn, giá như được ở Việt Nam lúc này. Người ta thường có câu “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù cho là người Mỹ rất nhiệt tình, sẽ giúp đỡ người hoạn nạn khá tốt, nhưng làm sao bằng người Việt mình giúp nhau, bà con dòng họ giúp vẫn nhiều hơn.
2. Cuộc sống vất vả khiến nhiều người Việt muốn về lại VN
Nếu bạn có đọc 1 bài viết trên webtretho trước đó thì bạn sẽ thấy điều này:
Chỉ kể thêm là:
– Phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày. Tất nhiên, không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ.
– Một gia đình, ba là kế toán và mẹ có hàng quán nhỏ nhưng rất đông khách. Không giàu sang nhưng cũng thuộc khá giả, không phải bận lòng với đồng tiền. Và họ qua đây, mở tiệm nail, nghe giàu thật, nhưng có ai biết đằng sau đó là mồ hôi nước mắt. Mọi công đoạn đều phải tự họ mày mò làm: trang trí lại nội thất, quảng bá cho thương hiệu, v.v… Có những khi làm không đủ, vài tháng số tiền đi vào lại ít hơn số tiền đi ra.
– Một gia đình, gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu với biệt thự ở ngoại thành. Sang đến Mỹ, ba mẹ phải đi chất hàng lên toa xe lửa với mức lương khoảng 1.200 đến 1.500 USD một tháng. Họ cố ngậm đắng nuốt cay cho hai đứa con gái ăn học thành tài trước lời dè bỉu từ họ hàng.
=> Rút ra: Thật ra thì có những điều tốt đẹp khi sang bên này lắm, nhưng không biết sống cho phù hợp với nền VH bên ấy thì bị sốc cho cả gia đình. Bài viết đó khá là phiến diện, chỉ nêu lên những góc khó khăn để mọi người hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, nhưng tôi muốn các bạn đọc để hiểu thêm.Vùng đất được cho là đẹp nhất để sống và làm việc vẫn có chấm đen trong mắt vài người đấy, biết đâu bạn cũng là người thấy chấm đen đó y chang vậy.
3. Thật ra VN là miền đất hứa của nhiều người
Tờ Nikkei của Nhật Bản mới đây có bài viết về xu hướng những người Mỹ gốc Việt trẻ tìm đường về Việt Nam – nơi được họ xem là một miền đất hứa mới – để tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp.Ví dụ như trường hợp của Esther Nguyễn, mẹ cô ấy còn ngạc nhiên với quyết định của cô ấy: “Chúng ta đã làm mọi cách để gia đình đến được Mỹ mà bây giờ con lại đòi quay trở lại?”.
Esther được sinh ra ở bang Michigan và lớn lên ở Vùng Vịnh. Cha mẹ của cô đã đến Mỹ vào năm 1975. Tại Mỹ, họ mở một cây xăng và một khu chợ mini. Như vậy đã gọi là sống thành công và ổn định nhưng cô ấy vẫn muốn quay trở lại Việt Nam để mở một tiệm buôn bán ở quê hương cũ. Cô đã trở về thật và thành công trở thành Giám đốc điều hành một công ty phân phối và quản lý nội dung âm nhạc có trụ sở tại TP.HCM. Cô chia sẻ: “Tôi đến từ Thung lũng Silicon, nơi mọi thứ dịch chuyển rất nhanh. Việt Nam thì không như vậy. Mọi thứ mất nhiều thời gian hơn, thậm chí là rất nhiều thời gian. Và mức độ kinh nghiệm cũng rất khác”=>Bài học rút ra: Đất Việt hay đất Mỹ đều ngập tràn cơ hội để chúng ta phát triển. Tùy quan điểm của mỗi người và chí hướng cũng như con đường mà chúng ta lựa chọn. Nếu là ba mẹ cô thì họ nhìn ra Mỹ là vùng đất thánh địa để họ sinh sống phóng khoáng và tạo điều kiện cho con cái học hành. Còn đối với người thích được cơ hội khởi nghiệp thì chọn về những nơi đang phát triển như VN.
Mỹ tốt thật nhưng không phải ai cũng hợp với nó. Phải biết mình đang ở đâu, giỏi gì, thiếu sót gì và lựa chọn cơ hội cho phù hợp. Đừng mơ rằng thiên đường chỉ có ở Mỹ. bạn có biết rằng, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Rich Dad, Poor Dad (Cha giàu, Cha nghèo) -ông Robert Kiyosaki cũng từng đề cập ông từng đến VN để làm việc mà. Sao có hàng trăm nơi mà không đi hết lại lựa chọn VN? Vì ông nhận ra VN có cái để ông học hỏi và phát triển.
4. VN là nơi đáng sống
Theo kết quả công bố của InterNations Expat Insider – một khảo sát được thực hiện trên 14.000 người tại 191 nước từ khắp nơi trên thế giới về chất lượng sống, tình trạng tài chính cá nhân và cân bằng giữa công việc với cuộc sống thì Đài Loan được xem là nơi đáng sống nhất và Việt Nam là nơi xếp thứ 11.
Người ta nói, ở Mỹ là có tương lai, là có tiền, cứ như “everything is money”, nhưng đâu ai biết rằng ở xứ này “money is everything”. Đúng là lương hằng năm của người Việt có thể xấp xỉ từ 20.000 đến 40.000 USD tùy theo hộ gia đình có bao nhiêu người. Những người qua càng lâu, sẽ có mức lương càng cao; lương trung bình của mỗi người Việt mới qua là dưới 20.000 USD một năm trong suốt gần ba năm đầu tiên, còn sau đó có khả quan hơn hay không là tùy 30% cố gắng và 70% vận may. Và xét cho cùng, ở mức lương nào thì cũng vật lộn với cuộc sống cay nghiệt ở xứ người là khôn xuể.
=> Bài học: Việt Nam không tệ đâu cả nhà ạ, không cao không thấp mà nó luôn cho ta cảm giác cân bằng đấy, cái mà các nước phát triển hok có đâu.Ở Việt Nam, ngoài tiền điện, nước, chợ và mức sống như thế nào thì tùy từng người, xài sang thì hết nhanh, tiết kiệm thì có dư do mỗi người tự lựa chọn. Ở xứ Mỹ này thì khác, cứ mỗi tháng là những hóa đơn (bills) cứ tràn ngập trong hộp mail. Nào tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm xe, tiền xe trả góp,…không phải mình muốn sống không chi tiêu là không được.
Nhật cũng vậy á, Chính phủ muốn dân làm và xài nên còn tính lãi âm cho những người gửi Ngân hàng kìa.
 
MC VIET THAO- AIRCRAFT CARRIER PHO- PHỞ HÀNG KHÔNG MẪU HẠM.

Tan 'giấc mơ Mỹ' nông dân ôm hận bỏ đi biệt xứ

Nghĩ người nông dân chân lấm tay bùn thiếu thấu đáo trong suy nghĩ, tay chân kẻ mang mác “đại gia” Việt kiều Mỹ vạch ra những cú lừa ngoạn mục. Việt kiều ủy thác cho kẻ lừa đảo tên Lộc thu tiền, gieo mộng đổi đời bất chấp sự nghèo khó đến cùng cực của người nông dân. Khi người dân “sập bẫy”, chúng lặn biệt tăm với số tiền “khủng”.
Kế hoạch lừa đảo nghìn đô
Những ngày qua, cơ quan chức năng xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) liên tiếp nhận đơn thư tố cáo cùng một nội dung lừa đảo từ nhiều hộ dân nghèo trên địa bàn. Theo đó, gã tên Lộc đưa ra mức lương tháng hàng ngàn USD để người dân bỏ tiền “chạy” việc đi Mỹ rồi “hốt” trọn hàng trăm triệu đồng và mất tích. Điều đặc biệt, khi Công an xã Đại Ân 2 xác minh từ phía người dân lại phát hiện thêm nhiều nạn nhân.
Ngoài 15 người tại địa phương tố cáo bị lừa, còn có 22 trường hợp khác ở huyện và các tỉnh khác. Trong đó, người bị lừa ít nhất khoảng 500 USD, nhiều nhất lên đến 5.000 USD. Sở dĩ, người dân xã Đại Ân 2 và các khu vực lân cận tin lời kẻ lừa đảo và mất tiền là bởi vô tình rơi vào kế hoạch “khai sáng” của chúng. Theo cơ quan công an, kế hoạch lừa đảo trên bắt nguồn từ việc nhóm Việt kiều Mỹ (quê xã Đại Ân 2) gồm: Sơn Minh Hòa, Trần Thị Ngọc, Triệu Vên về nước “mở rộng lòng từ bi”. Nhóm người này mang danh Việt kiều Mỹ, ăn mặc sang trọng đến thăm nhiều hộ dân nghèo tại địa phương và lôi kéo họ đi lao động nước ngoài với giấc mơ đổi đời.
Tan 'giấc mơ Mỹ' nông dân ôm hận bỏ đi biệt xứ - Ảnh 1
Nhiều nông dân tin lời kẻ lừa đảo đưa đi Mỹ. Ảnh minh họa.
Nhóm Việt kiều giao cho Lộc làm hướng dẫn, nhận hồ sơ của các hộ nghèo để “chạy” việc bên Mỹ với lời hứa, gia đình Ngọc bên Mỹ sẽ đứng ra bảo lãnh. Để hoàn thành giấc mơ đổi đời, những hộ dân này phải đóng tiền để làm thủ tục với chi phí từ 1.500 – 5.000 USD mỗi trường hợp. Theo tìm hiểu của PV, nhóm Việt kiều đã tính toán đến việc bị người dân nghi ngại nên đã giao cho những “tay chân” thân tín tại địa phương lo việc mồi chài, thu tiền. Do đó, người dân rất tin tưởng vì nghĩ rằng kẻ thuyết giáo, thu tiền sẽ chẳng trốn đi đâu được bởi gia đình gã ở tại địa phương. Đến khi người dân biết mình bị lừa cũng là lúc kẻ lừa đảo đã “cao chạy xa bay”. Người dân bị lừa chỉ còn biết bám víu, mắng nhiếc người nhà kẻ lừa đảo mà không nhận lại được một đồng nào từ số tiền mình đã bỏ ra. Với thủ đoạn ma mãnh, từ trước Tết Nguyên đán đến tháng 3/2017, những “tay chân” của “đại gia” Việt kiều Mỹ đã vận động, hướng dẫn làm hồ sơ cho 106 trường hợp có nhu cầu đổi đời. Trong số này, có 30 trường hợp nộp tiền trực tiếp cho người có tên Lâm Lên với số tiền lên đến 57.000 USD. Tuy vậy, tất cả những người mà Lâm Lên thu tiền đều không thể xuất cảnh đi lao động ở nước ngoài. Một số địa phương có hộ dân bị lừa như các huyện: Mỹ Tú, Long Phú, Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) và địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Vỡ mộng đổi đời
Dù bán tín bán nghi nhưng trước miệng lưỡi của kẻ lừa đảo, nhiều người vẫn bị mê muội. Một trong những trường hợp bị lừa là anh S.S.Đ. (SN 1978, ngụ ấp Lâm Hồ, xã Đại Ân 2) với số tiền lên đến 3.000 USD. Nguyên cớ khiến anh Đ. tin và mất tiền cho kẻ lừa đảo là bởi gã ở cùng xã thuộc ấp Tú Điềm. “Lâm Lên ăn nói rất khéo và dễ lấy lòng tin của mọi người. Chúng tôi là dân lao động chân tay thì biết gì nhiều đâu. Cuối năm rồi, gia đình khó khăn quá nên vợ chồng tôi mong muốn có cuộc sống ổn định hơn, không phải làm nông cực nhọc. Ngay lúc túng quẫn thì gặp Lâm Lên.
Khi mới tiếp cận gia đình, anh ta ăn mặc sang trọng, mặt mày sáng sủa, đáng tin nên gia đình cũng niềm nở tiếp đón”, anh Đ. cho biết. Cũng theo anh Đ., Lâm Lên rất hiểu tâm lý của những người nông dân vùng quê nên lân la hỏi han chuyện cuộc sống chứ chưa vội nói chuyện đi Mỹ đổi đời. Sau đó, Lâm Lên chê công việc chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối cả đời chẳng ngóc lên được. Ngay khi gia đình anh Đ. đang ngậm ngùi với thân phận thì Lâm Lên đề cập đến kế sinh nhai thu nhập “nghìn đô” nhằm mục đích “khai sáng” tư tưởng cho họ. “Lâm Lên nói có người quen đang định cư bên Mỹ. Người quen này vừa về Việt Nam, thấy dân mình nhiều người còn khổ quá nên muốn giúp đỡ đưa qua Mỹ làm việc để đổi đời. Anh ta nói nếu qua đó làm việc thì đảm bảo thu nhập không dưới 1.000 USD/tháng. Với người nông dân như chúng tôi, có khi phải cả năm mới dành dụm được chừng đó chứ đừng nói một tháng”, chị T.T.T. (vợ anh Đ.) phân bua.
Tan 'giấc mơ Mỹ' nông dân ôm hận bỏ đi biệt xứ - Ảnh 2
Vợ chồng anh Đ. là nạn nhân bị lừa đau đớn.
Cũng theo anh Đ., mặc dù anh và vợ đều ngỡ ngàng khi nghe đến số tiền lương “trong mơ” nhưng vẫn nảy sinh ham muốn. Tuy vậy, con số mà Lộc đưa ra để làm thủ tục quá cao so với điều kiện gia đình anh Đ. có thể thu xếp nên 2 vợ chồng tỏ ra lưỡng lự. Biết gia đình có nhu cầu thực nhưng còn lưỡng lự nên Lâm Lên thường xuyên lui tới hỏi han, đưa ra nhiều “tấm gương” vượt khó ở nước ngoài và đã thành công. Lâm Lên bàn với gia đình anh Đ. cầm cố đất đai vì “đi rồi thì cũng không ai làm, sau này có tiền về chuộc lại cũng không sao”.
Nghĩ có lý, vợ chồng anh Đ. bàn nhau cầm cố 1.000m2 đất lấy 1 lượng vàng đưa cho Lâm Lên lo thủ tục giấy tờ “đi Mỹ”. Không dừng lại ở đó, sau khi lấy tiền, Lâm Lên nhiều lần quay lại yêu cầu gia đình anh Đ. đưa thêm tiền lo chi phí. Nghĩ đã “đâm lao phải theo lao”, anh Đ. chạy vạy, vay mượn ngân hàng số tiền lớn để đưa cho Lâm Lên với cái giá mà đối tượng này đưa ra lên đến 3.000 USD. Nhưng sau khi nhận tiền, Lâm Lên đã biệt tăm. Đại diện chính quyền địa phương cho biết, nhiều tháng qua có những gia đình bị lừa đến trắng tay. Đa số các gia đình này đều vay mượn tiền, cầm cố tài sản với giấc mơ đổi đời từ công việc có thu nhập ngàn đô mà các đối tượng lừa đảo rêu rao. Nhiều gia đình phải bỏ xứ, trốn nợ đi nơi khác mưu sinh.
Trao đổi với PV, ông Triệu Nhỏ, Trưởng ban Nhân dân ấp Lâm Hồ, xã Đại Ân 2 cho biết: “Nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó, cùng cực, nợ nần chồng chất vì tin lời kẻ lừa đảo muốn xuất khẩu lao động sang Mỹ nhưng không thành. Có những người khi bị lừa, lâm vào đường cùng, phải bỏ xứ đi làm thuê ở Đồng Nai, Bình Dương. Họ không thể chi trả số nợ và không thể biết tung tích cũng như bằng cách nào lấy lại tiền từ kẻ lừa đảo”.
Ngọc Bé

Thiên đường định cư Mỹ từ một góc nhìn rất khác

Gần 2 năm định cư Mỹ – nơi mà đối với một số người có lẽ là thiên đường, là nơi sống chết gì họ cũng phải qua – Vân muốn chia sẻ từ những kinh nghiệm thật sự của mình cho những người đang và sẽ hay có mơ ước qua Mỹ sống.
Mỹ có là thiên đường không, còn tuỳ thuôc vào cách suy nghĩ và cách sống của mỗi người. Phần lớn những bạn chưa bao giờ qua Mỹ sẽ biết về nó qua báo đài (mà nhà báo là chúa nói thêm) hay những người VK. Nước Mỹ rộng lắm.
Giấc mơ định cư Mỹ – Đúng hay Sai
Các bạn có tin định cư Mỹ có những nơi không có nước nóng để tắm, các bạn có tin ỡ Mỹ có những thành phố chỉ có 3 cái nhà hảng, các bạn có biết, ở Mỹ cũng đầy rẫy những người ăn xin, các bạn có biết, ở Mỹ bạn cũng sẽ nơm nớp lo sợ ra đường buồn buồn gặp anh nào đẹp trai cướp của rồi bắn bạn 1 phát bẳng khẩu súng mà bất cứ ai cũng có thể mua 1 cách dễ dàng.



Các bạn có tin định cư Mỹ có những nơi không có nước nóng để tắm, các bạn có tin ỡ Mỹ có những thành phố chỉ có 3 cái nhà hảng, các bạn có biết, ở Mỹ cũng đầy rẫy những người ăn xin
Những việc này, cũng xảy ra ở VN chúng ta. Những gì Vân nói, không phải vì Vân đọc báo, đó là những viêc Vân đã chứng kiến, đã được nghe và đã trải nghiêm. Không biết là may mắn hay giỏi giang, mà 3 cộng động VN minh ở Mỹ lại tập trung vào các thành phố lớn. Hai trong đó là khu Quận Cam – nơi gần Los Angeles và San Jose – nơi gần các ông lớn Google, Facebook.. ở thung lũng Silicon.
Cả hai nơi này đều ở Cali. Cali có thể được xem la tiểu bang mạnh vể kinh tế nhất nước Mỹ. Chỉ tính riêng Cali, nó được xếp là nền kinh tế lớn thứ 6 TG. Điều đó cũng phần nào làm mọi người lầm tưởng, nước Mỹ thiên đường lắm. Đôi khi, vì vài lý do, kiều bào bên này, họ chỉ chia sẻ những điều tốt đẹp, còn những điều không tốt, đâu ai muốn nói ra.
Cũng như SG hay HN, ở những thành phố lớn của 1 quốc gia, cơ hội viêc làm luôn rộng mở cho những người siêng năng, nhưng cạnh tranh không dễ. Vân qua Mỹ khi tốt nghiệp trường đại học ở VN, và có 1 công việc ổn định. Có thể nói, ở lứa tuổi đó, quyết ra đi và ở lại là SỰ ĐÁNH ĐỔI VÀ HI SINH của bất cứ ai như Vân. Bạn nghĩ rằng, bạn có thể cạnh tranh với chính những người bản địa để giành lấy 1 việc làm tốt uh?
Vâng, điều đó có thể, nhưng không có nghĩa nó sẽ xảy ra với bất cứ ai. Bạn có biết, bao nhiêu con người qua Mỹ họ phải làm nail, phai đi bưng bê, phai làm thợ hồ dưới cái thời tiết giá lanh. Ở đây, Vân không chê bai hay nói xấu nghề nào, vì nghề nào cũng thiêng liêng, cũng giúp chúng ta tồn tại cả.
Nhưng nếu bạn là kỹ sư, là bác sĩ, là giáo viên, hay chỉ là nhân viên văn phòng quèn như Vân. Đó là sự đánh đổi. Ngày đầu tiên làm phục vụ ở nhà hàng Thái tại San Francisco, Vân tan ca lúc 10g tối, Vân đã khóc, khóc như mưa ở góc đường, khóc như 1 đứa trẻ chưa từng khóc.
Vân khóc vì thương cho số phận mình, khóc vì nghĩ, có lẽ nào mình đã chọn sai. Tại sao, mình lại phải hi sinh như vậy. Ở Vn, được ăn diện quần này áo nọ, sáng đi làm, tối la cà đi chơi. Mình không bằng ai nhưng cũng chẳng ai bằng mình. 6 tháng đầu định cư Mỹ là 6 tháng Vân bị stress nặng nề. Không gia đình, không người thân, không ai chia sẽ. Bạn chỉ có 1 thứ duy nhất, đó là Ý CHÍ.



6 tháng đầu định cư Mỹ là 6 tháng bị stress nặng nề. Không gia đình, không người thân, không ai chia sẽ. Bạn chỉ có 1 thứ duy nhất, đó là Ý CHÍ.
Thứ duy nhất bạn có là ý chí…
Một số bạn sẽ báo rằng: “ôi thì hi sinh đời bố, củng cố đời con. Làm cực đó, mà có tiền. Có tiền thì hưởng thụ”. Bạn có thấy 1 thực tế là 100 VK về nước thì có 99 người bảo ăn chơi, hưởng thụ ở VN hơn Mỹ ah. Vì sao, vì bên này, bạn làm bán mạng.
Nếu bạn làm nghề tay chân, để trả được cái hoá đơn hằng tháng, ít nhất bạn phải làm 40-60 tiếng/ tuần. Sức người có hạn, bạn nghĩ, bạn làm được đến bao nhiêu tuổi. Vậy định cư Mỹ có thiên đường không? Có 1 điều đúng là với những công việc tay chân để định cư Mỹ, bạn có thể kiếm nhiều tiền bằng, thậm chí nhiều hơn viêc văn phòng, nhờ vào tiền tip. Điều mà ở VN không thể có.



Nếu bạn làm nghề tay chân, để trả được cái hoá đơn hằng tháng, ít nhất bạn phải làm 40-60 tiếng/ tuần. Sức người có hạn, bạn nghĩ, bạn làm được đến bao nhiêu tuổi. Vậy định cư Mỹ có thiên đường không?
Nhưng, những người làm nghề tay chân hoặc làm cho tư nhân, doanh nghiêp, họ thường không có bảo hiểm. Một là họ tự mua bảo hiểm cho mình, hai là họ chấp nhận hên xui. Mả viện phí là 1 trong những cái phí có thể giết chết bạn còn hơn cả bệnh. Vì vậy, mà bạn có dịp ghé thăm nha khoa Lan Anh ở SG, sẽ thấy phần đông VK về nước đi làm răng ở đó. Công việc có vẻ nhàn hạ hơn là làm nhà nước.
Cũng như VN chúng ta, nhà nước thì lương thấp, nhưng được cái có phúc lợi, bạn không phải lo về bảo hiểm cho cả nhà. Còn 1 loại công việc nữa là bạn được làm cho các hãng lớn như Google, Apple, Nike…. Tất nhiên, như Vân nói, nước Mỹ lớn lắm, nếu thành phố bạn ở không có trụ sở của nó thì sao.
Thì có thể nói, làm cho chính phủ là công việc đáng mơ ước cùa nhiều người. Mà cho dù có, tỷ lệ chọi và đào thải rất cao. Họ thường ký hợp đồng 6 tháng, có nghĩ là bạn cũng không biết, bạn sẽ bị mất việc vào 1 ngày đẹp trời nào. Một số phụ huynh cho rằng, Mỹ là thiên đường cho con nhỏ, các con sẽ được hưởng nền giáo dục free.
Thế bạn có biết, học sinh đại học Mỹ thà đi du học Canada đóng học phí kiểu du học sinh vẫn còn rẻ hơn phải đóng học phí để định cư Mỹ không? Bạn có biết, hơn 70% doanh thu của trường đại học là từ tiền học phí của học sinh. Và mặc dù học sinh đóng học phí nhưng đến tờ giấy làm kiểm tra trắc nghiệm học sinh cũng phải tự đi mua chứ chẳng được phát free như chúng ta.
Thiên đường định cư Mỹ đối với 1 số người vì bạn có thể mua nhà và xe dễ dàng. Oh, nói tới đây mới thấy, ở cái xứ tư bản này, cái gì cũng là tiền. Ở Mỹ, bạn có thể vay tiền để mua nhà trong vòng 30 năm, điều này VN cũng có. Nhưng 1 việc bạn không biết là, vd bạn trả nợ được 29 năm.
Năm cuối cùng mất việc, không trả được tiền hằng tháng, thì cả căn nhà và tiền trả trong 29 sẽ cuốn theo chiều gió. Ngân hàng sẽ tịch thu nhà và bán lại cho người khác. Vì mình mua nhà trong trường hợp này nên mình biết. Chưa kể, có nhà không hạnh phúc như bạn nghĩ. Sáng sớm, mở mắt ra là tiền: điện, nước, rác…VÀ tiền sữa chữa. Ở VN, bạn hư hỏng gì, phì sửa chữa không mắc lắm (cái này Vân đoán, tại trước giờ toàn baba sửa không ah, coi như free). Còn ở Mỹ, bạn có muốn tự sửa cũng không được. Thứ nhất, họ đòi hỏi thợ có bằng cấp, thứ 2: bạn mua nhà định cư Mỹ hầu hết là nhà nhà nước xây rồi bán lại. Như nhà Vân mua, xây từ thời 1952, cũng chả biết nó chạy đường ống nước, ống gas sao luôn để mà sửa. Gọi thợ thì lại tiền. Để thấy được mặt đẹp trai của anh thợ, bạn phải tra từ 75 – 100 $(già này ở vùng Vân đang ở), rồi sau đó tính theo giờ và tiền phụ tùng. Mà chưa chắc là có sửa được không hay phai thay mới.



Năm cuối cùng mất việc, không trả được tiền hằng tháng, thì cả căn nhà và tiền trả trong 29 sẽ cuốn theo chiều gió. Ngân hàng sẽ tịch thu nhà và bán lại cho người khác. Vì mình mua nhà trong trường hợp này nên mình biết.
Có thể nói, nước Mỹ giúp con người khám phá tính thông minh tiềm ẩn của mình. Bạn sẽ phài biết tất tần tật nếu không muốn nhìn tiền ra đi mãi không quay trở về.Thiên đường Mỹ là nơi có nền y tế tốt. bạn không phải sợ con cháu bạn khi vào bệnh viện như VN. Cái gì nó cũng có giá của nó hết bạn. Chi phí y tế ở Mỹ là chi phí giết người cho những người không có bảo hiểm. Bạn trả cao, đương nhiên, bạn được hưởng nhiều. Vân thấy mọi người chia sẻ nhiều những trường hợp ở VN bác sĩ tất trách. Nhưng bạn có biết, ở VN cũng có những người bác sĩ tận tâm với bênh nhân và còn phải chạy làm thêm việc ngoài vì lương bác sĩ không đủ sống.
Tất nhiên, Vn chúng ta là nước đang phát triển. Nếu đem so sánh với Mỹ thì quá khập khiểng. Ý Vân ở đây là cái gì nó cũng có giá của nó. Có người từng nói rằng: “thà nghèo ở Mỹ, còn sướng hơn nghèo ở VN”, Với Vân, khi bạn đã nghèo, thì ở đâu cũng khổ như nhau thôi. Và khi cuộc sống bạn không hạnh phúc hay không như bạn mong đợi, thì hãy đổ lỗi tại bạn. Đùng đổ lỗi tại Việt Nam vì nếu chính chúng ta không thay đổi suy nghĩ và hành động thi ở đâu, chúng ta cũng nư vậy. Hi vọng những chia sẻ của Vân, phần nào giúp những người mong muốn qua Mỹ có được góc nhìn khác khi định cư Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét