HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 32
(ĐC sưu tầm trên NET)
Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ngày 21-3 cho biết đã ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can Bùi Ngọc Sơn (35 tuổi, công an viên xã Kỳ
Văn), Nguyễn Văn Thanh (46 tuổi) và Cao Ngọc Thảo (36 tuổi), công an cơ
động xã do bắt giữ người trái pháp luật.
Theo thiếu tá Nguyễn Phi Hải, phó trưởng Công an huyện Kỳ Anh, trước đó khoảng 4g sáng 28-2, tại nhà ông Nguyễn Văn Cảnh (43 tuổi, ở xã Kỳ Văn), tổ công tác của công an xã gồm ông Sơn, Thanh, Thảo bắt quả tang ông Cảnh và anh Nguyễn Văn Tình (39 tuổi, cùng xã) đang đánh bạc.
Trên chiếu bạc, công an xã thu giữ một bộ bài và 72.000 đồng.
Sau khi bị lập biên bản, ông Cảnh và anh Tình có biểu hiện say rượu đã la hét, chống đối và gây mất an ninh trật tự nên công an xã đã đưa hai người về trụ sở xã tạm giữ.
Đến 8g sáng cùng ngày, anh Tình có biểu hiện bất thường,
mặt mày xanh tái nên được công an xã đưa đến bệnh viện, nhưng anh đã
tử vong trên đường.
Sau đó, Công an huyện Kỳ Anh triệu tập ba công an nói trên để phục vụ công tác điều tra. Tại cơ quan điều tra, ông Sơn khai chỉ tát nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của anh Tình hoặc dẫn tới cái chết...
Trong ba người bị khởi tố trên, ông Sơn bị tạm giam ba tháng, còn ông Thanh và anh Thảo được tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cơ trú...
Theo cơ quan công an, kết quả giám định pháp y cho thấy anh Tình tử vong do bị xuất huyết não, phù nề phía trong não, không phải do tác động bên ngoài gây ra...
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, luật sư Nguyễn Quynh (Đoàn
Luật sư Hà Nội) cho rằng việc công ty tổ chức lực lượng đi “cưỡng chế”
đất là “hoàn toàn trái pháp luật”.
Theo luật sư Quynh, khi nhà nước giao đất cho doanh nghiệp, bao gồm cả phần đất bị người dân xâm canh thì nguyên tắc vẫn phải xem xét hỗ trợ, bồi thường tài sản trên đất.
Luật sư Quynh cho rằng, các tranh chấp đất đai tại hai xã Đắk Ngo và Quảng Trực hết sức phức tạp, dù vậy việc thu hồi đất cũng phải làm theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
“Theo quy định khoản 3, điều 70 Luật đất đai năm 2013, “chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế”. Đồng thời việc cưỡng chế để thực hiện quyết định thu hồi đất phải căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật đất đai 2013.
Người
dân cũng có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định cưỡng chế do chính
quyền địa phương ban hành và tòa sẽ phân xử. Trong mọi trường hợp, doanh
nghiệp không được tự ý tổ chức lực lượng với gậy gộc, dao rựa đi “cưỡng
chế”, làm thay việc chính quyền” - luật sư Quynh phân tích.
Ở diễn biến liên quan, chiều 25-10, ông Nguyễn Hữu Huân - phó chủ tịch UBND huyện Tuy Đức - cho rằng Công ty TNHH thương mại và đầu tư Long Sơn đưa lực lượng đi lấy lại đất nhưng không hề báo với chính quyền và người dân địa phương đã dẫn đến vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng hôm 22-10.
Theo phản ánh của người dân, nhiều lần để lấy lại đất được UBND tỉnh Đắk Nông giao, Công ty Long Sơn (được giao dự án tại đây) đã tổ chức “cưỡng chế” thu đất, của người dân, làm thay việc của chính quyền.
Trong khi đó, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu - phó giám đốc Công ty TNHH Long Sơn cho biết dù được UBND tỉnh Đắk Nông giao 1.091 ha từ năm 2006 nhưng cho tới cuối năm 2016 này công ty mới chỉ “thu hồi” chưa tới 500 ha, lí do chính là mỗi lần công ty “thu hồi” thì lại bị người dân ngăn chặn hết sức quyết liệt.
Riêng phần đất nơi xảy ra vụ việc ngày 22-10, công ty đã tổ chức “cưỡng chế” nhiều lần. Trước khi “cưỡng chế” công ty đều tổ chức thông báo, mời người dân tới đối thoại nhưng người dân vẫn không chịu hợp tác.
Ông Sửu cho biết khu vực mà công ty thực hiện dự án dân cư rất phức tạp, hầu hết người dân ở các nơi khác, có nhà cửa bề thế hẳn hoi, thậm chí có nhà xây dựng nhà bạc tỉ nhưng vẫn vô dựng lều để phát rẫy.
“Tất cả các công văn đi đến, họp dân thế nào, ý kiến tỉnh ra sao chúng tôi còn giữ đây hết. Chúng tôi cố gắng tìm cách đối thoại, giải quyết cho dân để lên phương án bồi thường nhưng dân không chịu thì phải làm thế nào? Như thế làm sao mà nói chúng tôi không hợp tác, không bồi thường theo yêu cầu của tỉnh được? Vấn đề là dân người ta không chịu, người ta không muốn bồi thường mà chỉ muốn giữ đất” - ông Sửu nói.
Công An vô cơ vào tận nhà để hỏi giấy tờ xe và cái kết bất ngờ
Công An đánh ngất người dân ở Quảng Ngãi để cướp đất gây xôn xao dư luận
Quảng Ngãi: Người dân tố cáo Công an xã đánh người nhập viện
Chiều 28/2, người nhà đã kéo đến trụ sở Công an xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng
Ngãi để yêu cầu làm rõ nguyên nhân ông Thành bị Công an xã đánh nhập
viện.
Theo gia đình nạn nhân cho biết, vào khoảng hơn 20h
tối 27/2, ông Nguyễn Xuân Thành (76 tuổi, trú tại phường Trương Quang
Trọng, TP Quảng Ngãi) đi một mình để đánh bắt cá trên sông Trà Khúc bằng
hình thức đánh lưới và chích điện.
Người nhà ông Thành kéo đến trụ sở Công an xã để yêu cầu làm rõ nguyên nhân.
Khoảng
một lúc sau, có 7 người là Công an xã Tịnh Ấn Tây phát hiện đã nhấn
chìm ghe của ông cũng như các ngư cụ, đồng thời kéo ông lên trên bờ đánh
gây thương tích. Sau đó, những người này đưa ông Thành về trụ sở Công
an xã để làm việc, rồi thông báo với người nhà.
“Khi
nhận được điện thoại, tôi liền chạy lên trụ sở Công an xã Tịnh Ấn Tây
để chở cha tôi về, lúc đó tôi thấy cha tôi đang ngồi, người mất bình
tĩnh và vẫn còn run. Tôi cứ nghĩ cha tôi sợ do bị Công an bắt dẫn đến
vậy chứ không nghĩ bị Công an xã đánh”, anh Thân con trai ông Thành cho
biết.
Hiện ông Thành đang điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh.
Khi
về đến nhà thấy trên mặt ông Thành có vết bầm tím và sưng, nhưng khi
người nhà hỏi thì ông Thành bảo do bị trượt té. Đến sáng 28/2, ông Thành
có biểu hiện mệt mỏi, mặt và miệng sưng hơn, không thể ăn được, lúc này
ông mới nói là do bị Công an xã đánh tại bờ sông.
Người
nhà đã đưa ông Thành đến Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh để cấp cứu và
điều trị, đồng thời kéo đến trụ sở Công an xã Tịnh Ấn Tây để yêu cầu
làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thương tích trên người ông Thành.
Minh Quân
[VIDEO] Trưởng công an xã đá văng hàng hóa người dân buôn bán khi dẹp vỉa hè
Ngày 3.10, trên mạng xã hội xôn
xao về clip quay cảnh một số người đàn ông đang xử lý nạn buôn bán dưới
lòng đường tại xã Quảng Điền, H.Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk).
Trong clip xuất hiện một người đàn ông mang dáng vẻ cán bộ mặc áo
trắng, đội mũ bảo hiểm liên tục quát tháo và dùng chân đá văng nhiều vật
dụng, dùng tay ném hàng hóa của người dân đang bày bán trên đường.
tin liên quan
'Siêu máy bơm' hút nước khi đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập 65cm: Ông chủ nói gì?
Mưa lớn chưa đầy 1 giờ đã biến đường Nguyễn
Hữu Cảnh (P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) ngập kéo dài như sông, hàng loạt
xe qua đây chết máy. Tuy nhiên, khi nước dâng đến 65 cm thì máy bơm
thông minh mới vận hành chống ngập.
Nhiều ý kiến tỏ ra bất bình, cho rằng việc thực hiện chủ trương lập
lại trật tự lòng lề đường là đúng, nhưng không nên hành xử theo cách
thiếu kiềm chế như vậy.
Phóng viên Thanh Niên đã liên hệ với ông Võ Vinh, Chủ tịch
UBND xã Quảng Điền và được ông cho biết cảnh dẹp trật tự trong clip này
được thực hiện tại chợ Quảng Điền vào sáng 3.10.
Theo ông Vinh, người mặc áo trắng, đội mũ trắng như trong clip mà người dân đăng tải là ông L.T.T, Trưởng Công an xã Quảng Điền.
tin liên quan
'Bẻ khóa' bắt gà Đông Tảo tiêu hủy: Không kỷ luật, rút kinh nghiệm sâu sắc cán bộ
Sáng 25.8, ông Lâm Việt Thảo, Chủ tịch UBND
P.15, Q.Tân Bình TP.HCM cho biết phường đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc
rút kinh nghiệm với đoàn kiểm tra ‘bẻ khóa’ nhà dân bắt gà Đông Tảo.
Ông Vinh giải thích việc ông T. có hành vi đá văng vật dụng, hàng
hóa của người dân là do bức xúc trước việc một số người chiếm dụng lòng
đường để kinh doanh buôn bán, dù xã đã nhiều lần nhắc nhở, giải tỏa
nhưng tình trạng đó vẫn tái diễn.
“Khu vực chợ xã có đường lớn đi qua, nhiều lần do họp chợ giữa
đường mà suýt xảy ra tai nạn giao thông nên chủ trương của xã là phải
giải tỏa để lập lại trật tự an toàn giao thông”, ông Vinh nói.
tin liên quan
Chủ 'siêu máy bơm' tuyên bố: 'Nước dâng miệng cống tôi sẽ cho nổ máy ngay'
'Từ bây giờ về sau, khi nước bắt đầu dâng đầy
miệng cống chuẩn bị tràn lên đường, tôi sẽ chỉ đạo nổ máy bơm ngay lập
tức, đảm bảo đường Nguyễn Hữu Cảnh không ngập', ông Nguyễn Tăng Cường
nói.
Ông Vinh cho rằng: “Trưởng công an xã làm việc nhiều lần quá mà bà
con không chấp hành nên nóng nảy, bức xúc dẫn đến hành động không
chuẩn”.
Ông Vinh cũng cho biết do sự việc mới xảy ra sáng nay (3.10) nên xã
chưa xem xét, đánh giá về hành vi khi thi hành công vụ của trưởng công
an xã.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Ngọc Hùng, Chánh văn phòng UBND
H.Krông Ana, cũng cho biết đã nắm được thông tin clip chia sẻ trên mạng
về sự việc tại xã Quảng Điền.
Theo ông Hùng, những ngày gần đây lực lượng chức năng địa phương đã
triển khai lập lại trật tự an toàn giao thông nhưng người dân không
chấp hành. “Mỗi lần lực lượng chức năng có mặt thì người dân thu dọn đồ
đạc nhưng khi đoàn rút đi thì người dân lại bày bán. Có thể lãnh đạo
công an xã nóng nảy trước việc người dân nhiều lần bày bán không đúng
quy định nên có hành vi hơi quá”, ông Hùng nói.
tin liên quan
Bí thư Quận 1 xin lỗi Cà Mau, U Minh về phát ngôn của ông Đoàn Ngọc Hải
** Hai chủ tịch phường bị đề nghị giáng chức vì để tái lấn chiếm vỉa hè
Ngày 28.9, Bí thư Quận ủy Q.1 (TP.HCM) Huỳnh Thanh Hải có thư xin
lỗi gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau, Huyện ủy U Minh (Cà Mau).
Trung Chuyên
Khởi tố 3 công an xã bắt giữ người trái pháp luật
TTO - Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can 3 công an xã Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Thanh và Cao Ngọc Thảo do bắt giữ người trái pháp luật.
Bàn thờ và di ảnh của anh Nguyễn Văn Tình tại nhà - Ảnh: Văn Định |
Theo thiếu tá Nguyễn Phi Hải, phó trưởng Công an huyện Kỳ Anh, trước đó khoảng 4g sáng 28-2, tại nhà ông Nguyễn Văn Cảnh (43 tuổi, ở xã Kỳ Văn), tổ công tác của công an xã gồm ông Sơn, Thanh, Thảo bắt quả tang ông Cảnh và anh Nguyễn Văn Tình (39 tuổi, cùng xã) đang đánh bạc.
Trên chiếu bạc, công an xã thu giữ một bộ bài và 72.000 đồng.
Sau khi bị lập biên bản, ông Cảnh và anh Tình có biểu hiện say rượu đã la hét, chống đối và gây mất an ninh trật tự nên công an xã đã đưa hai người về trụ sở xã tạm giữ.
Sau đó, Công an huyện Kỳ Anh triệu tập ba công an nói trên để phục vụ công tác điều tra. Tại cơ quan điều tra, ông Sơn khai chỉ tát nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của anh Tình hoặc dẫn tới cái chết...
Trong ba người bị khởi tố trên, ông Sơn bị tạm giam ba tháng, còn ông Thanh và anh Thảo được tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cơ trú...
Theo cơ quan công an, kết quả giám định pháp y cho thấy anh Tình tử vong do bị xuất huyết não, phù nề phía trong não, không phải do tác động bên ngoài gây ra...
Cưỡng chế thu hồi đất sai luật
Thứ Sáu, 07/10/2016, 15:07 (GMT+7)
.
(TN&MT) - Tháng
4/2016, UBND huyện thông báo 50m2 đất trong tổng diện tích 250m2 của gia
đình nhà tôi thuộc diện thu hồi để làm đường liên huyện. Tuy nhiên, mức
giá bồi thường huyện đưa ra rất thấp, gia đình tôi không đồng ý với mức
giá này. Hơn nữa, cán bộ huyện chưa đưa cho gia đình tôi quyết định thu
hồi đất. Trong khi hai bên đang thỏa thuận mức giá bồi thường, cuối
tuần vừa rồi, huyện đã cử người đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình
tôi. Mặc dù trước đó, gia đình tôi chưa hề nhận được quyết định thu hồi
đất và quyết định cưỡng chế thu hồi. Cho tôi hỏi, việc cưỡng chế đột
ngột như vậy của huyện có đúng pháp luật hay không? Quy trình cưỡng chế
được quy định ở đâu?
Trả lời
Câu hỏi của bạn Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau:
Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp cuối
cùng được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhằm buộc người dân có đất
bị thu hồi thực hiện quyết định thu hồi. Phương pháp này được thực hiện
khi các cơ quan nhà nước đã thuyết phục, thỏa thuận với người có đất bị
thu hồi nhưng không đạt được kết quả.
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi
đất là vấn đề hết sức nhạy cảm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của người đang sử dụng đất, có tài sản trên đất. Để đảm bảo thu hồi đất
hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi những người đang sử dụng đất, nhà
nước quy định nghiêm ngặt về cách thức và trình tự thực hiện cưỡng chế
thu hồi đất.
Cụ thể, theo Điều 71, Luật Đất đai 2013,
việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm
trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; Thời điểm bắt đầu tiến
hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Hơn nữa, cưỡng chế thực hiện quyết định
thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: Người có đất
thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân
cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết
phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm
yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt
chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện
quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; Người bị cưỡng chế đã
nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu
lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối
không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng
chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:
a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
b) Ban thực hiện cưỡng chế vận động,
thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế
chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp
hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày
lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc
người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất
cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực
hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng
chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Từ những quy định trên, có thể khẳng
định, việc huyện cưỡng chế thu hồi đất của gia đình bạn là trái pháp
luật bởi những lí do trên: Thứ nhất, huyện đã tiến hành cưỡng chế thu
hồi đất của người khi chưa ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định
cưỡng chế thu hồi. Thứ hai, huyện đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất
vào ngày cuối tuần.
Báo TN&MT
Doanh nghiệp 'cưỡng chế' thay chính quyền là trái luật
TTO - Vụ nổ súng khiến 3 người chết tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) là đỉnh điểm đụng độ trong tranh chấp đất giữa người dân và doanh nghiệp. Và, việc công ty đi tổ chức “cưỡng chế” đất là trái pháp luật”.
Hiện trường nơi xảy ra vụ xô xát giữa người dân và bảo vệ của Công ty Long Sơn tại tiểu khu 1535 thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - Ảnh: TIẾN THÀNH |
Theo luật sư Quynh, khi nhà nước giao đất cho doanh nghiệp, bao gồm cả phần đất bị người dân xâm canh thì nguyên tắc vẫn phải xem xét hỗ trợ, bồi thường tài sản trên đất.
Luật sư Quynh cho rằng, các tranh chấp đất đai tại hai xã Đắk Ngo và Quảng Trực hết sức phức tạp, dù vậy việc thu hồi đất cũng phải làm theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
“Theo quy định khoản 3, điều 70 Luật đất đai năm 2013, “chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế”. Đồng thời việc cưỡng chế để thực hiện quyết định thu hồi đất phải căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật đất đai 2013.
Ở diễn biến liên quan, chiều 25-10, ông Nguyễn Hữu Huân - phó chủ tịch UBND huyện Tuy Đức - cho rằng Công ty TNHH thương mại và đầu tư Long Sơn đưa lực lượng đi lấy lại đất nhưng không hề báo với chính quyền và người dân địa phương đã dẫn đến vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng hôm 22-10.
Theo phản ánh của người dân, nhiều lần để lấy lại đất được UBND tỉnh Đắk Nông giao, Công ty Long Sơn (được giao dự án tại đây) đã tổ chức “cưỡng chế” thu đất, của người dân, làm thay việc của chính quyền.
Trong khi đó, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu - phó giám đốc Công ty TNHH Long Sơn cho biết dù được UBND tỉnh Đắk Nông giao 1.091 ha từ năm 2006 nhưng cho tới cuối năm 2016 này công ty mới chỉ “thu hồi” chưa tới 500 ha, lí do chính là mỗi lần công ty “thu hồi” thì lại bị người dân ngăn chặn hết sức quyết liệt.
Riêng phần đất nơi xảy ra vụ việc ngày 22-10, công ty đã tổ chức “cưỡng chế” nhiều lần. Trước khi “cưỡng chế” công ty đều tổ chức thông báo, mời người dân tới đối thoại nhưng người dân vẫn không chịu hợp tác.
Ông Sửu cho biết khu vực mà công ty thực hiện dự án dân cư rất phức tạp, hầu hết người dân ở các nơi khác, có nhà cửa bề thế hẳn hoi, thậm chí có nhà xây dựng nhà bạc tỉ nhưng vẫn vô dựng lều để phát rẫy.
“Tất cả các công văn đi đến, họp dân thế nào, ý kiến tỉnh ra sao chúng tôi còn giữ đây hết. Chúng tôi cố gắng tìm cách đối thoại, giải quyết cho dân để lên phương án bồi thường nhưng dân không chịu thì phải làm thế nào? Như thế làm sao mà nói chúng tôi không hợp tác, không bồi thường theo yêu cầu của tỉnh được? Vấn đề là dân người ta không chịu, người ta không muốn bồi thường mà chỉ muốn giữ đất” - ông Sửu nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét