Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

HIỆN THỰC KỲ ẢO 80/5 (Huyền thoại UFO)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phát xít Đức và đĩa bay - Người ngoài hành tinh cổ đại

Đức quốc xã đã từng chế tạo ‘cỗ máy thời gian’


Đăng lúc 11:13 AM 09/05/2015 46 1

Nhiều ý kiến cho rằng vật thể hình cái chuông này là một mẫu máy bay, được nghiên cứu một cách tối mật và sẽ là thứ vũ khí giúp Đức quốc xã chiến thắng trong Thế chiến II.

đức quốc xã, Nazi Bell, Hitler, Die Glocke, cổ máy thời gian,
Tuy nhiên, cho đến nay, một số ý kiến lại cho rằng Nazi-Bell có thể là một cỗ máy thời gian, chứa đựng tham vọng thay đổi lịch sử nhân loại của quân phát-xít lúc bấy giờ.

Đĩa bay của người Đức

Bí ẩn về Nazi-Bell lần đầu tiên được thế giới biết đến vào năm 2000, khi tác giả người Ba Lan Igor Witkowski xuất bản cuốn sách mang tên “Sự thật về siêu vũ khí”, trong đó đề cập tới dự án của Đức quốc xã tại Ba Lan trong thời kỳ chiến tranh. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập tới việc ông đã tiếp cận được một số nguồn tin tối mật vào năm 1997, và sau đó lần ra được nhiều bản báo cáo về dự án nghiên cứu vũ khí bí mật mang tên Die Glocke.
Theo mô tả, Nazi-Bell mang hình trụ, cao khoảng 3m và chiều dài gần 5m. Sử dụng lực đẩy bằng năng lượng điện từ trường, Nazi-Bell có cấu tạo chính gồm 2 trục quay đối lập, bên trong chứa đầy một thứ vật chất lỏng giống thủy ngân, màu tím. Loại vật chất kim loại ở thể lỏng này được gọi dưới mật danh “Xerium 525” và được cất giữ cẩn thận trong một bình cách nhiệt vỏ chì.
Theo một số tác giả nghiên cứu về Nazi-Bell, nó phát ra phóng xạ cực mạnh khi hoạt động, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới cái chết bí ẩn của một số nhà khoa học và các vật thí nghiệm trong suốt quá trình hoạt động của dự án này. Tác giả Winkowski cho rằng, đống đổ nát của khu khai thác mỏ Wenceslas-Ba Lan chính là nơi Đức quốc xã đã thử nghiệm tính năng “phản trọng lực” của Nazi-Bell. Giờ đây, khu vực này không còn lại gì ngoài một kiến trúc hình tròn xây dựng bằng đá đầy bí ẩn.
Mô tả của Witkowski đặt ra sự liên hệ giữa cấu trúc đá hình tròn và Nazi-Bell. Theo ông, Nazi-Bell có hình dáng giống hệt một chiếc dĩa bay và cấu trúc đá đóng vai trò như một trường điện từ trường. Witkowski từng cho biết các bản thiết kế này được ông tìm thấy trong các tài liệu nghiên cứu của một tướng lĩnh Đức quốc xã tên Jakob Sporrenberg – quản lý dự án Nazi-Bell ở Ba Lan – năm 1997. Sau đó, một tác giả khác là Nick Cook cũng khai thác đề tài này, sau khi ông tìm thấy một số tài liệu mật kể về những người bước ra từ một vật thể bay hình tròn dẹt, từ năm 1956.
Tác giả Cook đã điều tra và nghiên cứu khu mỏ Wenceslas ở Ba Lan, nơi các nhà khoa học của Đức quốc xã tiến hành các thí nghiệm với Nazi-Bell và cấu trúc đá kỳ lạ. Sau này, Cook phát hiện ra rằng khu mỏ kéo dài tới vài km trong lòng núi, tạo nên một cơ sở nghiên cứu hết sức bí mật và an toàn trước bom đạn. Đến nay, cấu trúc đá vẫn tồn tại và được biết đến dưới cái tên Flytrap (Bẫy ruồi). Trước khi bỏ trốn vào năm 1945, Đức quốc xã đã niêm phong các đường hầm dưới lòng đất tại Wenceslas và giờ nó đã bị ngập trong nước. Điều khó lý giải nhất chính là số phận của Nazi-Bell: Nó đã được ai đó mang đi? Hay chỉ đơn giản là biến mất?

Nỗ lực tái hiện Nazi-Bell

Từ những bản sao chép về dự án Die Glocke của Jakob Sporrenburg, quan chức cấp cao của Đức quốc xã và là trưởng dự án Nazi-Bell lúc bấy giờ, một nhóm các nhà khoa học Mỹ từng xây dựng lại một bản sao của Nazi-Bell. Năm 2001, nhóm này đã cho ra mắt một phiên bản Nazi-Bell có kích thước lớn hơn để có thể sẵn sàng làm thí nghiệm. Tuy nhiên, không lâu sau đó, dự án này bị ngừng lại với một số lý do đơn giản như không đủ ngân sách và cỗ máy này cần một nguồn điện khổng lồ để vận hành…
Những ít nhất, các vật thể được xây dựng lại đã phần nào thể hiện được thứ công nghệ mà người Đức đã từng theo đuổi: một phương pháp thu về uranium phân tách để chế tạo vũ khí nguyên tử. Một phương pháp quang hóa đã được nhắc tới nhiều lần giữa một nhóm khoa học Đức quốc xã tại Farm Hall, gần Cambridge trong thời chiến. Một số nhà khoa học Đức bị bắt giữ tại đây liên tục nhắc tới việc thu được vật liệu phân tách từ các phản ứng quang hóa.
Nỗ lực tái tạo Nazi-Bell đã cho ra một số giả thiết về cách thức hoạt động của nó. Thủy ngân ở dạng lỏng được đưa vào trường từ tính để sản sinh các hạt electron dao động, và do tác động của điện từ trường, các hạt electron này sẽ bị tách khỏi nhân của chúng và bay quanh Nazi-Bell dưới dạng Plasma. Khi các hạt photon kết hợp với các electron tự do sẽ sản sinh ra tia X.
Vận tốc của các hạt electron này, trong môi trường nhỏ và áp suất thấp, sẽ ngày càng gia tăng…và sẽ ngày càng có nhiều electron được sản sinh từ thủy ngân lỏng, khiến quá trình ion-hóa tăng gấp 2-3 lần…và đó có thể là nguồn gốc của lực đẩy phản trọng trường của Nazi-Bell.

Giả thuyết về cỗ máy thời gian

Đáng chú ý, Hitler, người đã luôn tin rằng Nazi-Bell đóng vai trò hết sức quan trọng để giành chiến thắng trước quân đồng minh, thực tế đã phải hy sinh 60 nhà khoa học phục vụ dưới chướng cho dự án này.
Jim Marrs, một tác giả khác cũng viết về Nazi-Bell và cấu trúc Bẫy ruồi, nêu một giả thiết cho rằng cỗ máy này có khả năng tạo ra một Wormhole (hố giun), cho phép kết nối giữa các vũ trụ đóng và bởi vậy mở ra khả năng du hành xuyên thời gian.
Nghe có vẻ vô lý, nhưng những người quan tâm đã bắt đầu chú ý đến giả thiết này sau khi xảy ra một sự kiện. Tháng 12-1965, một chiếc UFO (vật thể bay không xác định) đã rơi xuống một khu rừng ở Kecksbrug, bang Pennsylvania nước Mỹ trước sự xác nhận của hàng nghìn nhân chứng. Chiếc UFO này được mô tả có hình dạng, kích thước giống như Nazi-Bell mà người Đức từng nghiên cứu trong siêu dự án của mình. Một số người cho rằng nó chính là Nazi-Bell và người Đức thực sự đã mở được cánh cửa xuyên không-thời gian.
Mặc dù không được chứng thực nhưng các nhà quan sát đều chấp nhận một thực tế rằng Nazi-Bell đã biến mất không để lại dấu vết kể từ năm 1945. Từ đây, nhiều giả thiết nữa được đưa ra: Một số lãnh đạo của Đức quốc xã đã bỏ trốn cùng Nazi-Bell…Đức quốc xã đã thành công trong các thí nghiệm vượt thời gian của mình…hoặc Mỹ đã thu được Nazi-Bell và biến nó thành một phần trong các nghiên cứu bí mật về dĩa bay của riêng mình. Có ý kiến cũng cho rằng một số lãnh đạo Đức quốc xã đã bỏ trốn trên Nazi-Bell và tới thời điểm năm 1965 một cách không mong muốn.
Lúc bấy giờ, một số nhà khoa học, trong đó có Tiến sỹ Brian Greene, cha đẻ của “lý thuyết dây” trong không gian-thời gian, đã lý giải rằng việc du hành xuyên thời gian trên lý thuyết là điều có thể. Trong cuốn sách “Kết cấu vũ trụ” của mình, Tiến sỹ Greene mô tả trục thời gian như một chiếc bánh mỳ, mỗi lát cắt tượng trưng cho một khoảng thời gian, và chúng ta có thể lấy bất kỳ lát cắt ở vị trí trước hoặc sau. Tuy nhiên, trên lý thuyết, lấy các lát cắt ở phía trước sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các lát cắt trước đó, bởi vậy, du hành tới tương lai có khả năng cao hơn là du hành ngược về quá khứ – theo phân tích của Tiến sỹ Greene. Theo lý thuyết này, con người không thể trở về quá khứ và tìm cách thay đổi một dòng chảy thời gian đã tồn tại…hoặc nếu có chuyện đó xảy ra, người ta sẽ ở một quá khứ thuộc không gian khác, tồn tại song song với thế giới hiện tại.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Đức quốc xã đã thành công với cỗ máy thời gian của mình? Với ý định trở về quá khứ và thay đổi cục diện cuộc chiến, Đức quốc xã có thể đang làm bá chủ thế giới ở một chiều không gian khác song song với thực tại hay không? Cho đến nay điều này vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, thực tế duy nhất mà chúng ta biết về dự án bí mật này là: Ngay trước lúc Thế chiến II kết thúc, Nazi-Bell, nhiều nhà khoa học và quan chức hàng đầu của Đức quốc xã đã biến mất mà không để lại dấu vết gì cho thấy họ từng tồn tại…
Theo báo Đại Đoàn Kết

Bí mật ở lục địa băng - Kỳ 1: Cuộc viễn chinh đến Nam Cực

Năm 1947, Đô đốc Richard E. Byrd chỉ huy 4.000 lính Mỹ, Anh và Ôxtrâylia thực hiện một cuộc viễn chinh đến Nam Cực trong một sứ mệnh có tên là Chiến dịch Highjump. Trên thực tế, có một phần của câu chuyện hiếm khi được người ta nhắc đến, đó là việc Byrd và đội quân của ông đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của các đĩa bay trong chuyến viễn chinh đến Nam Cực, buộc Byrd phải từ bỏ ý định xâm chiếm lục địa này. Và có nhiều bằng chứng cho thấy, tại vùng đất quanh năm phủ đầy băng giá này, phát xít Đức đã xây dựng một cơ sở quân sự, có liên quan đến những vật thể bay không xác định (UFO).
Kỳ 1: Cuộc viễn chinh đến Nam Cực
Câu chuyện này được đề cập lại vài năm trước đây khi một Thiếu tướng Hải quân, người đã từng tham gia vào cuộc viễn chinh này, phát biểu rằng ông cảm thấy bị sốc khi nghe các thông tin trong một cuốn phim tư liệu có tên “Bão lửa từ bầu trời”. Ông thừa nhận, trong hành trình đến vùng cực này, đã có nhiều máy bay và rốckét bị bắn rơi, nhưng tình hình không nghiêm trọng đến mức như bộ phim tư liệu phản ánh.

Tàu ngầm Sennet
Chiến dịch Highjump hay thực chất là một cuộc viễn chinh đến Nam Cực có sự tham gia của ba cụm tàu sân bay. Lực lượng này khởi hành từ thành phố Norfork, bang Virginia (Mỹ) vào ngày 2/12/1946. Dẫn đầu đoàn quân gồm 4.000 binh lính là tàu chỉ huy của Đô đốc Richard E. Byrd. Ngoài ra, còn có tàu phá băng Northwind, tàu khu trục Pine Island, tàu khu trục Brownsen và Henderson, tàu sân bay Phillipines Sea, tàu ngầm Sennet của Mỹ, hai tàu vận tải Yankee và Merrick, hai tàu chở dầu Canisted và Capacan và một thủy phi cơ Currituck.

Chuyến thám hiểm này được Hải quân Mỹ ghi hình và mang về Hollywood để dựng thành bộ phim có tên “Miền đất bí mật” .

Đô đốc Richard E. Byrd.
Một điều dường như không thể tin được là, ngay sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới II đã tàn phá hầu hết châu Âu và làm lụn bại các nền kinh tế trên toàn cầu, người Mỹ lại vội vàng tiến hành một chuyến thám hiểm Nam Cực với nhiều trang thiết bị chiến tranh đến như thế - trừ khi chiến dịch này là cực kỳ quan trọng đối với an ninh của nước Mỹ.

Vào thời điểm diễn ra chiến dịch, lực lượng hải quân Mỹ đang bị xé lẻ bởi nhiều hạm đội đã bị giải tán và các thủy thủ đã giải ngũ để trở về với cuộc sống đời thường. Những căng thẳng trên toàn cầu cũng leo lên đỉnh điểm khi mà Liên Xô và Mỹ đang ngấp nghé bên bờ của một cuộc chiến tranh lạnh. Bối cảnh này khiến việc đưa 4.000 lính thủy đến một nơi xa xôi của hành tinh đầy hiểm nguy ẩn chứa trong các núi băng, các trận bão tuyết và nhiệt độ dưới 0 độ C trở thành một câu hỏi không có lời đáp.

Các phương tiện truyền thông ít được cung cấp thông tin về sứ mệnh này. Đô đốc Ramsey ngày 26/8/1946 đưa ra tuyên bố rằng: “Người đứng đầu các chiến dịch hải quân sẽ chỉ làm việc với các cơ quan của chính phủ và không một quan sát viên nước ngoài nào được phép tham gia vào chiến dịch này”.

Tuy vậy, thông tin về cuộc viễn chinh này cũng đã bị rò rỉ. Có ba bộ phận tham gia chiến dịch: Một nhóm trên bộ được trang bị máy kéo, thuốc nổ, và nhiều trang thiết bị để tái dựng lại “một nước Mỹ thu nhỏ” và để xây dựng một đường băng cho sáu chiếc máy bay R4D (DC-3) và hai phi đội thủy phi cơ hạ cánh. Loại máy bay R4D được lắp thêm các ống phóng hỗ trợ phản lực (JATO) để có thể cất cánh từ đường băng ngắn trên tàu sân bay Philippines Sea. Chúng cũng được lắp các ván trượt để có thể hạ cánh xuống sân bay trên băng.

Các lực lượng tham gia chiến dịch Highjump.
Sau khi đến Nam Cực, lực lượng này bắt đầu tiến hành trinh sát lục địa băng. Các máy bay đã bay được 220 giờ trên không, vượt qua một quãng đường có tổng chiều dài hơn 40.000 km và chụp khoảng 70.000 bức ảnh. Sau đó, sứ mệnh, theo dự kiến sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tháng, đã sớm bị dừng đột ngột. Báo chí Chilê đưa tin rằng nguyên nhân là sứ mệnh này gặp phải các “trở ngại” và có nhiều người bị thương vong. Nhóm Trung tâm của Chiến dịch Highjump đã được tàu phá băng Burton Island đưa ra khỏi vịnh Whales vào ngày 22/2/1947; nhóm phía tây lên đường trở về nhà vào ngày 1/3/1947 và nhóm phía đông cũng có hành động tương tự vào ngày 4/3/1947, chỉ 8 tuần sau khi đặt chân đến Nam Cực.

Họ trở về mang theo nhiều số liệu thu được. Những thông tin này ngay lập tức đã được xếp vào hàng “tuyệt mật”. Sau khi nghỉ hưu, Tư lệnh Hải quân James Forrestal bắt đầu tiết lộ về chiến dịch Highjump, nhưng ngay sau khi những thông tin ban đầu về chiến dịch này được hé lộ, ông liền bị đưa vào Bệnh viện Bethesda của Hải quân để... điều trị bệnh tâm thần. Và cuối cùng, người ta thông báo rằng ông đã chết khi ngã ra bên ngoài cửa sổ trong lúc đang cố gắng tự tử bằng một tấm ga trải giường.

Ngày 3/5/1947, tờ báo El Mercurio của Chilê đăng một bài viết với tiêu đề: “Trên đỉnh Olympus ngoài biển khơi”. Bài báo trích dẫn bài phỏng vấn Byrd của phóng viên Lee Van Atta với nội dung: Đô đốc Byrd cho rằng nước Mỹ cần phải tiến hành các biện pháp phòng thủ ngay lập tức để đối phó với các khu vực thù địch. Trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh mới, nước Mỹ sẽ bị tấn công bằng các vật thể bay mà có thể bay từ cực này đến cực kia của Trái Đất với một tốc độ nhanh không thể tin được. Ông mất vào năm 1957. Nhiều người cho rằng, ông bị sát hại.

Vậy thế lực nào đã sở hữu hoặc điều khiển những vật thể bay có khả năng bay từ cực này đến cực kia Trái Đất với tốc độ không thể tin nổi?

Khánh Chi (Tổng hợp)

Bí mật ở lục địa băng - Kỳ 2: Sinh vật ngoài trái đất nói tiếng Đức

Sự kiện Roswell, Mỹ (đề cập đến sự xuất hiện của vật thể bay không xác định tại thị trấn Roswell với khá nhiều nhân chứng) đã được nhiều tờ báo đề cập đến. Tuy nhiên, sự kiện này nhanh chóng bị lắng xuống bởi dư luận bắt đầu quay sang tìm hiểu thông tin liên quan đến chiến dịch Highjump.
Người ta đồn đại rằng, mặc dù phát xít Đức đã bị đánh bại nhưng một nhóm sĩ quan quân đội và nhà khoa học đã bỏ chạy đến Nam Cực và thành lập một căn cứ ở vùng đất băng giá này. Tại đây, họ tiếp tục phát triển các loại máy bay tiên tiến dựa trên những công nghệ ngoài trái đất. Một chi tiết đáng chú ý là vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, phe Đồng minh tính toán rằng có khoảng 250.000 người Đức không rõ đang ở đâu. Số người này với trình độ cao đủ để xây dựng một nền tảng công nghiệp.

Chiến dịch Highjump và mối liên hệ với đĩa bay.

Nhiều nhà nghiên cứu về UFO đều đã được tiếp cận với hàng loạt các báo cáo liên quan đến những trường hợp trông thấy đĩa bay có in hình chữ thập hoặc huân chương chữ thập sắt (các biểu tượng của phát xít Đức), người ngoài hành tinh nói tiếng Đức... Hầu hết trong số họ cũng được nghe nhắc đến những trường hợp người trái đất bị bắt cóc sau đó được đưa đến những căn cứ ngầm.

Trên vách của những căn cứ này, người ta trông thấy những đồ vật có in hình chữ thập. Alex Christopher cũng đã từng bị UFO bắt cóc nhưng may mắn trốn thoát được, kể lại rằng anh đã trông thấy “sinh vật lạ” và những tên phát xít Đức làm việc cùng với nhau trên boong của những phi thuyền có khả năng chống lại được lực hút của trái đất hoặc trong những căn cứ ngầm. Barney Hill cũng đã từng nhắc đến cái gọi là sự liên hệ giữa “phát xít Đức” và những vụ con người bị các UFO bắt cóc.

Những đĩa bay có in hình chữ thập sắt.

Một trường hợp đáng chú ý khác là của Reinhold Schmidt, một người Mỹ có bố sinh ra ở Đức. Trong cuốn sách có tiêu đề “Sự cố ở Kearney”, Schmidt kể lại rằng mình đã bị đưa lên một đĩa bay vài lần. Anh nói: “Phi hành đoàn trên đĩa bay nói chuyện với nhau bằng tiếng Đức và cung cách làm việc của họ giống như những tên lính phát xít Đức”. Anh cũng nhắc đến việc bị đưa đến “vùng cực”. Sau khi trở về, Schmidt liên tục bị chính phủ Mỹ thẩm vấn. Trong phần khai báo của anh này, người ta phải công nhận rằng những miêu tả của anh về đĩa bay giống hệt như trong những bức ảnh thu được của người Đức trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Vào năm 1959, ba tờ báo lớn của Chilê cho đăng tải trên trang nhất những bài viết về những trường hợp trông thấy UFO. Trong những trường hợp đó, các thành viên của phi hành đoàn được kể lại trông giống như những lính Đức. Đến đầu những năm 1960, ở bang New York và bang New Jersey xuất hiện những báo cáo về “người ngoài hành tinh” trên đĩa bay nói tiếng Đức, hoặc nói tiếng Anh nhưng pha giọng Đức.

Có một nguồn tin khẳng định rằng, mục tiêu của chiến dịch Highjump là phải xác định vị trí của một căn cứ ngầm rất rộng lớn nằm sâu dưới lòng đất do người Đức xây dựng vào giai đoạn trước, trong và ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự trợ giúp của những sinh vật ngoài hành tinh, được nhắc đến là những “người Arian”.

Khu vực Neuschwabenland.
Căn cứ này được cho là được xây dựng ở Neuschwabenland, một khu vực thuộc Nam cực mà Đức đã phát hiện ra và tuyên bố chủ quyền trước khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thực tế, Đức đã tiến hành một nghiên cứu kỹ lưỡng về Nam cực và nước này đã tiến hành xây dựng một căn cứ ngầm dưới lòng đất trước khi diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai.

Vào thời điểm đó, ít nhất là cho đến năm 1947, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, một vài bộ phận của Hải quân Đức vẫn còn hoạt động mạnh ở Nam cực hoặc là ở khu vực Nam Mỹ. Vào năm 1947, một tàu ngầm của Đức đã chặn một tàu săn bắt cá voi của Aixơlen có tên là Juliana ở vùng biển Nam cực và đề nghị thuyền trưởng Hekla bán lại cho họ những thực phẩm dự trữ trên tàu.

Để đổi lại, ngoài việc thanh toán toàn bộ số hàng hóa trên bằng USD và kèm theo 10 USD tiền thưởng cho mỗi thủy thủ trên tàu Juliana, thuyền trưởng tàu ngầm đã chỉ cho tàu săn cá voi nơi có một đàn cá voi lớn. Tàu của Hekla sau này đã săn được nhiều cá voi ở vị trí mà thuyền trưởng tàu ngầm của Hải quân Đức đã chỉ.

Lúc này, người ta phải đặt câu hỏi tại sao Mỹ và các nước đồng minh lại nghi ngờ các hoạt động của Đức ở vùng cực vẫn được tiếp tục, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc và phát xít Đức bị thất bại?

Khánh Chi (tổng hợp)

Bí mật ở lục địa băng - Kỳ cuối: Một cuộc chạy trốn khỏi nước Đức?

Theo một tài liệu mật của Hải quân Mỹ, những chiếc tàu ngầm của Đức hoạt động tại vùng biển Nam Cực đều được đóng theo mẫu tàu ngầm loại XXI và loại XXIII. Mỗi tàu ngầm đều có một hệ thống thông hơi nên nhờ đó chúng có thể di chuyển ngầm dưới nước một mạch từ Đức mà không sợ bị phát hiện.

Một sự thật được thừa nhận là, khi phát xít Đức sắp bị tiêu diệt trong Thế chiến II, 10 tàu ngầm của nước này, đang thả neo ở các cảng Oslofjord, Hamburg và Flensburg, đều sẵn sàng chuyên chở vài trăm sĩ quan và quan chức Đức sang Áchentina để xây dựng một đế chế mới. Những sĩ quan này, chủ yếu có liên quan đến các dự án bí mật, và nhiều người trong số họ chính là các thành viên của lực lượng SS và Hải quân Đức, đang tìm cách trốn chạy khỏi sự trả thù của quân Đồng minh.

Bằng chứng về sự tồn tại của một căn cứ bí mật của phát xít Đức ở Nam Cực.

Các tàu ngầm Đức được chất đầy hành lý, tài liệu và rất có thể là các thỏi vàng. Tất cả các tàu ngầm rời khỏi các cảng ở Đức trong khoảng từ ngày 3 đến ngày 8/5/1945. Những con tàu này nhằm hướng Áchentina thẳng tiến với hy vọng sẽ nhận được sự chào đón của Tổng thống Áchentina Juan Peron. Bảy trong số 10 tàu ngầm này, vốn ở căn cứ giữa biên giới giữa Đức và Đan Mạch, đã khởi hành lên đường đi Áchentina qua vùng biển Kattegat và Skagerrak. Người ta chưa từng bao giờ thấy lại chúng. Tuy nhiên, các tài liệu tiết lộ rằng chỉ có ba con tàu đến được Áchentina. Đó là các tàu U-530, U-977 và U-1238. Còn số phận của bảy con tàu khác vẫn nằm trong vòng bí mật.

Những tài liệu do Hải quân Đức để lại mới được phát hiện gần đây cho thấy có tới hơn 40 tàu mà người ta không thể lý giải được hành tung của chúng. Tất cả những con tàu này đều được đóng với trình độ công nghệ cao bậc nhất thời ấy. Nhiều nhận định cho rằng, có thể số tàu này đã đi đến Áchentina hoặc Nam Cực. Các tàu ngầm di chuyển hoàn toàn dưới mặt nước nên công nghệ của các nước đồng minh lúc đó không thể phát hiện ra chúng trong suốt hành trình vượt biển.

Tất nhiên, người ta có thể đặt ra một câu hỏi là tại sao các thủy thủ Đức lại tiến hành một chuyến vượt biển mạo hiểm như thế. Đây chắc hẳn là một hành động liều lĩnh hoặc cuồng tín hoặc là cả hai. Điều khiển những con tàu chắc hẳn phải là các thủy thủ thuộc Lực lượng hải quân phát xít Đức, còn các nhà khoa học và sĩ quan quân đội là những hành khách.

Tàu ngầm phát xít Đức đang neo đậu trong cảng Hamburg.

Quay trở lại sự kiện xảy ra tại khu vực dãy núi Bavaria (Đức) vào mùa hè năm 1938, một vật thể bay không xác định do một người mang dáng vẻ của chủng tộc người Arian đã thực hiện một cuộc hạ cánh xuống đây, rất giống cuộc hạ cánh đã diễn ra khoảng 10 năm trước đó trên sa mạc gần với thị trấn Roswell, bang New Mexico, Mỹ. Trong khi những người trên hai chiếc đĩa bay này được xem là không có gì liên quan đến nhau nhưng công nghệ mà họ sử dụng lại cực kỳ giống nhau.

Tham vọng khôi phục lại chiếc UFO bị rơi ở vùng núi Bavaria được xem là động lực kích thích “cuộc di cư” của Hải quân Đức về phương Nam trong những ngày cuối của Thế chiến II. Nước Đức lúc đó đã bị tàn phá nặng nề, và công việc nghiên cứu này đối với những người trực tiếp tiến hành là đủ quan trọng để họ thu dọn lại tất những gì họ đã có và liều lĩnh vượt qua Đại Tây Dương để đến một căn cứ thử nghiệm và biệt lập ở lục địa băng.

Nhiều phỏng đoán cho rằng, ít nhất một trong những tàu ngầm của phát xít Đức đã mang theo phần thưởng lớn hơn hết thảy: Vài sinh vật còn tồn tại sau vụ rơi đĩa bay vào năm 1938. Cụ thể, đó là những người ngoài hành tinh. Nhiều nhận định cho rằng, những sinh vật này có lẽ vẫn đang làm việc cùng các nhà khoa học và kỹ sư người Đức, trong một nỗ lực nhằm phục hồi hoạt động của đĩa bay.

Đây không phải là “những người ngoài hành tinh màu xám” trong vụ Roswell. Những sinh vật này, về mặt sinh học, hoàn toàn như con người, được miêu tả là có dáng vẻ bề ngoài của chủng tộc người Arian, và hoàn toàn giống con người, cho dù trình độ phát triển của họ vượt con người trên Trái Đất từ hai đến ba thế hệ. Trong khi, về mặt lý thuyết, công nghệ của họ giống như công nghệ của những sinh vật màu xám nhưng có đôi chút khác biệt trong cách ứng dụng.

Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của một căn cứ của Đức và người ngoài hành tinh ở Nam Cực, nhưng rõ ràng có cái gì đó rất bất thường đang diễn ra ở lục địa băng.

Khánh Chi (tổng hợp)

Vật thể nghi tàu ngoài hành tinh ẩn trong hang động Nam Cực

Các thợ săn vật thể bay không xác định (UFO) phát hiện một vật thể nghi là phi thuyền của người ngoài hành tinh ở Nam Cực qua ảnh vệ tinh Google Earth.

 
Nhóm thợ săn UFO Secure Team chia sẻ hình ảnh vật thể hình chiếc đĩa nhô một nửa ra phía ngoài hang động trên YouTube hôm 23/1 khi phóng cận cảnh một vùng đồi núi ở Nam Cực, theo Sun. Phát hiện được xem là "bằng chứng mới nhất về công nghệ bí mật" trên lục địa băng.
"Đây là phát hiện quan trọng, một trong những công trình phi tự nhiên và bất thường nhất mà chúng tôi từng tìm thấy ở Nam Cực", nhóm Secure Team cho biết.
Trước đó, hình ảnh một vật thể giống kim tự tháp lớn ở Nam Cực trong ảnh vệ tinh Google Earth được chia sẻ rộng rãi, làm dấy lên suy đoán về nền văn minh thất lạc ẩn dưới lớp băng và giả thuyết người ngoài hành tinh xây dựng một căn cứ khổng lồ tại đây.
Phương Hoa

Dự án chế tạo đĩa bay của phát xít Đức


Các cuộc điều tra gần đây cho thấy, tại nước Đức quốc xã, GS Henrich Focke (cha đẻ của máy bay Focke-Wulf) đã thiết kế ra loại thiết bị bay hình đĩa từ năm 1939. Nó được trang bị một động cơ tuốcbin và cất cánh theo chiều thẳng đứng.

Du an che tao dia bay cua phat xit Duc
Mô hình Đĩa bay.
Một bộ phim tài liệu mới được phát trên kênh truyền hình Discovery cho biết, nước Đức phát xít theo chỉ thị của Hitler đã từng sản xuất những mẫu thiết bị bay thử nghiệm có hình dáng tương tự những chiếc đĩa bay.

Theo nhà sử học về hàng không người Anh Henry Stevens, 15 thiết bị bay kiểu như vậy đã được sản xuất vào năm 1943. Chúng được nghiên cứu chế tạo với mục đích sử dụng cho lực lượng SS và được mang mật danh V7.

Một nguồn thông tin khác mà Discovery có được từ cuốn hồi ký của viên kỹ sư Đức Andreas Epp, người đã chết cách đây 10 năm. Từ đầu những năm 40, Epp đã gửi tới giới lãnh đạo phát xít Đức một bức thư với nhiều chi tiết kỹ thuật chứng minh sự ưu việt về khả năng cơ động và tải trọng của các thiết bị bay hình đĩa so với những máy bay thông thường.

Tuy nhiên, kiến trúc sư trẻ này đã không nhận được một chút hồi âm. Về sau, anh ta mới nghe phong thanh về việc quân Đức đang chế tạo một thiết bị bay hình đĩa tại nhà máy Skod ở Praha. Epp đã bí mật tới đây để chính mắt nhìn thấy những chiếc đĩa bay được chế tạo theo bản vẽ thiết kế của mình.

Những thiết bị bay có hình dạng tròn được trang bị các động cơ phản lực, phần đáy được lắp các cánh quạt. Giữa “chiếc đĩa” được thiết kế một mái vòm là buồng lái của phi công. Những bước thử nghiệm đầu tiên của loại đĩa bay này vào năm 1944 đã đạt được những thành công bước đầu, khiến Hitler đã từng khoác lác trước đồng minh Mussolini về loại vũ khí kỳ quan mới của mình.

Luigi Romersa, 84 tuổi, từng là cố vấn quân sự của Mussolini, kể lại với kênh truyền hình Discovery: “Đó là một thiết bị rất khác thường. Nó có hình đĩa tròn, phía trên có một cabin với nắp vòm bằng nhựa thủy tinh. Từ mọi hướng có thể nhìn rõ những ống phun dùng cho động cơ phản lực”.

Cần nói thêm là vào năm 1950, một người Italia khác có tên Joseph Bellonze đã tuyên bố: Các kỹ sư Đức và Italia từ đầu năm 1942 đã nghiên cứu chế tạo những thiết bị bay hình đĩa có đường kính 23 25 mét, với nhiều loại ứng dụng khác nhau như trang bị vũ khí hạng nặng hay để vận tải.

Loại đĩa bay này có thể chứa tới 20 người, được dự tính dùng cho các chiến dịch tấn công phá hoại. Chúng còn được lắp đặt một thiết bị đặc biệt nhằm gây nhiễu cho hoạt động của các thiết bị trên máy bay đối phương.

Để minh chứng cho lời nói của mình, Bellonze còn đưa ra một số bản vẽ của những chiếc đĩa bay này. Tuy nhiên chỉ hai năm sau, viên kỹ sư này đã qua đời, mang theo tất cả những bí mật trên xuống mồ.

Những chiếc đĩa bay trên thực tế chưa được quân phát xít sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 do nhiều nguyên nhân khác nhau: sai sót trong thiết kế, thiếu nguyên liệu và cả sự tiến công nhanh chóng của phe đồng minh. Mùa xuân năm 1945, những chiếc đĩa bay kiểu này đã bị chính những nhà thiết kế ra chúng phá hủy vì lo ngại sẽ bị rơi vào tay Hồng quân.

Mãi đến năm 1989, tạp chí Flugzeug của Đức mới cho công bố cuốn nhật ký của một nhân vật từng làm việc tại sân bay Prag-Gbell (Praha) vào năm 1943. Chính anh ta đã tận mắt trông thấy trong nhà để máy bay một vật thể dạng đĩa có đường kính từ 5 đến 6 mét và chiều cao tương đương với con người, được đứng trên 4 chiếc chân trụ cao.

Nhân chứng này còn mô tả cách thiết bị trên được đưa ra khỏi nhà để máy bay. Mặt ngoài của “chiếc đĩa” bắt đầu xoay tít, trước khi thiết bị này di chuyển theo chiều ngang tới đầu cuối của đường băng. Sau đó, nó tự bay lên độ cao chỉ chừng 1 mét và bay ngang khoảng 300 mét trước khi hạ cánh.

Thật ra còn có một người Đức khác là Arthur Zak tại nhà máy MIMO ở Leipzig đã thiết kế một thiết bị bay dạng đĩa có tên gọi A-6.

Các cuộc thử nghiệm của thiết bị này bắt đầu từ năm 1944 nhưng không đạt được thành công, dù đã có một loạt các bước hoàn thiện về sau đó. Nhiều người cho biết, những chiếc đĩa bay tương tự như A-6 đã được nhìn thấy ở một sân bay ở ngoại ô Munich.

(Theo ANTG)

Người ngoài hành tinh từng giúp Đức quốc xã chế tạo đĩa bay?



Nhiều bằng chứng cho thấy Đức quốc xã đã đạt được những bước tiến xa đầy khó hiểu về vũ khí, khí tài và thậm chí cả… đĩa bay trong tình cảnh thua trận liên tiếp hồi cuối thế chiến 2. Phải chăng người ngoài hành tinh đã giúp họ?
Đĩa bay được cho là một trong số nhiều vũ khí tối mật của Đức quốc xã thuộc dự án Wunderwaffen (vũ khí kỳ diệu) nhằm tạo ra sức mạnh áp đảo, có thể giúp lật ngược tình thế chiến trường khi quân đội của Hitler liên tiếp thất bại trên nhiều mặt trận từ Stalingrad cho tới Bắc Phi.

Đĩa bay là một vũ khí trọng yếu thuộc dự án Wunderwaffen (vũ khí kỳ diệu) của Hitler.

Sự tồn tại của các nguyên mẫu là hoàn toàn có khả năng khi không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều binh lính phe Đồng Minh kể rằng từng nhìn thấy những chiếc đĩa bay có dấu thập ngoặc trong giai đoạn 1943-1945.
Nhiều nhân chứng kể đã từng được nhìn thấy chiếc đĩa bay có dấu chữ thập của quân Đức bay ở tầm thấp trên sông Thames vào năm 1944.
Vào năm 1960 tại Canada, một chuyên gia nghiên cứu về UFO đã tái tạo lại mô hình chiếc đĩa bay của Hitler và ông thực sự kinh ngạc khi “nó thực sự đã bay được”.

Một bản vẽ được cho là mô tả đĩa bay của Đức quốc xã (Ảnh: alien-ufo-sightings.com)

Luigi Romersa, 84 tuổi, từng là cố vấn quân sự của Mussolini, kể lại với kênh truyền hình Discovery: “Đó là một thiết bị rất khác thường. Nó có hình đĩa tròn, phía trên có một cabin với nắp vòm bằng nhựa thủy tinh.Từ mọi hướng có thể nhìn rõ những ống phun dùng cho động cơ phản lực”.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, một cuốn nhật ký của một kỹ thuật viên từng làm việc tại sân bay Prag-Gbell (Praha) vào năm 1943 cũng được tạp chí Flugzeug của Đức công bố với nhiều chi tiết quan trọng.
Theo đó, anh ta đã tận mắt trông thấy trong nhà chứa máy bay một vật thể dạng đĩa có đường kính từ 5 đến 6 mét và chiều cao tương đương một người trưởng thành, được đứng trên 4 chiếc trụ cao.

Đĩa bay của Đức quốc xã? (Ảnh: Urban Ghosts Media)

Theo nhà sử học về hàng không người Anh Henry Stevens, 15 thiết bị bay kiểu như vậy đã được sản xuất vào năm 1943. Chúng được nghiên cứu chế tạo với mục đích sử dụng cho lực lượng SS và được mang mật danh V7.
Những thiết bị bay có hình dạng tròn được trang bị các động cơ phản lực, phần đáy được lắp các cánh quạt. Giữa “chiếc đĩa” được thiết kế một mái vòm là buồng lái của phi công.

Khả năng Hitler từng ra lệnh chế tạo đĩa bay là rất lớn (Ảnh: Veterans Today)

Một số giả thuyết đưa ra cho rằng đã có một chiếc UFO rơi trong khu vực kiểm soát của quân đội Đức. Họ đã thu được các mảnh vỡ và bí mật đưa về nghiên cứu sao chép.
Hitler khi đó đã lập tức ra lệnh cho các chuyên gia hàng đầu phân tích các mảnh vỡ  đồng thời đích thân chiêu mộ hàng loạt các nhà vật lý hàng đầu và một số kỹ sư nổi tiếng khi đó như Ballenzo, Habermohl, Miethe và Schriever để phục vụ nghiên cứu.
Một nguồn tin khác cho rằng, người ngoài hành tinh đã chủ động bắt tay với Hitler để giúp quân đội Đức quốc xã đánh bại Đồng Minh và lập lên trật tự thế giới mới theo như họ mong muốn.

Ông trùm phát xít có thể đã nhận được sự hậu thuẫn từ người ngoài hành tinh (Ảnh: Daily Star)

Bằng chứng là năm 1947, Đô đốc Richard E. Byrd chỉ huy 4.000 lính Mỹ, Anh và Australia thực hiện một cuộc viễn chinh đến Nam Cực trong một sứ mệnh có tên là Chiến dịch Highjump.
Một người lính trong đoàn tên là Alex Christopher đã bị UFO bắt cóc nhưng may mắn trốn thoát được. Người này kể lại rằng anh đã trông thấy “sinh vật lạ” và những tên phát xít Đức làm việc cùng với nhau trên boong của những phi thuyền.
Những phi thuyền này có khả năng chống lại được lực hút của Trái Đất hoặc trong những căn cứ ngầm.

Các đĩa bay có logo chữ thập nhiều lần xuất hiện tại Nam Cực (Ảnh minh họa)

Byrd và đội quân của ông cũng bắt gặp những hình thập ngoặc tại nhiều nơi, đồng thời vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các đĩa bay bí ẩn buộc quân đoàn phải rút lui.
Thực hư chuyện Đức quốc xã nghiên cứu UFO để tạo ra một vũ khí mô phỏng hay được người ngoài hành tinh hướng dẫn cách chế tạo có lẽ sẽ không bao giờ được lý giải do những tập tài liệu mật  đã bị đốt hết trước khi Hồng quân tiến vào Berlin.
Tuy nhiên, trước những bằng chứng xác thực kể trên, cộng với các vũ khí khủng khiếp được sử dụng vào cuối thế chiến như tên lửa V2, bom thông minh Fritz X hay máy bay tàng hình Horten Ho 229 thì việc Đức quốc xã từng chế tạo được đĩa bay là hoàn toàn có cơ sở. Và nếu thế chiến II kết thúc chậm hơn, chúng có lẽ đã xuất hiện trên chiến trường và gây ra không ít thiệt hại cho quân Đồng Minh.
Hoài Anh

Thiết kế “siêu tưởng” của máy bay thời Phát xít Đức đã đi trước thời đại?

07:23 02/03/2016

BizLIVE - Trong những tháng cuối cùng trước khi Chiến tranh Thế Giới II kết thúc, Phát xít Đức thử nghiệm một loại máy bay chiến đấu có hình dạng giống tàu vũ trụ hơn một chiếc máy bay thông thường.

Thiết kế “siêu tưởng” của máy bay thời Phát xít Đức đã đi trước thời đại?
Michael Jorgensen
Trong những tháng cuối cùng trước khi Chiến tranh Thế Giới II kết thúc, Phát xít Đức thử nghiệm một loại máy bay chiến đấu có hình dạng giống tàu vũ trụ hơn một chiếc máy bay thông thường, tác giả Stephen Dowling đánh giá trên BBC.
Mãi cho đến giờ, người ta mới nhận ra thiết kế của chiếc Horten Ho 229 đó đã đi trước thời đại đến mức nào.
Vào tháng 12/2015, hãng chế tạo máy bay Hoa Kỳ Northrop Grumman công bố một mẫu thiết kế có tính cách mạng cho chiến đấu cơ trong tương lai.
Về mặt lý thuyết, phi cơ mới có khả năng tàng hình để bay qua các vùng chiến sự trong thế kỷ tới.
Về mặt ý tưởng, mẫu mới trông giống một chiếc đĩa bay hơn một máy bay chiến đấu - nó được các chuyên gia hàng không gọi là "flying wing", tức là phi cơ có thân cánh liền khối, hay máy bay không đuôi – với việc phần đuôi vốn có ở các máy bay hiện nay được cắt bỏ hoàn toàn.
Thiết kế này giúp giảm bớt kích cỡ, tạo ra hình dáng trơn tru ít góc cạnh hơn và vì thế khó bị radar phát hiện hơn.

Thiết kế máy bay của Northrop Grumman có nhiều điểm giống với chiếc Horten Ho 229 . Ảnh: Northrop Grumman  
Thiết kế mới hướng tới chiến đấu cơ cho tương lai, nhưng thực ra kiểu mẫu này đã có từ lâu rồi, sớm hơn ta tưởng nhiều.
Thực sự, mẫu chiến đấu cơ có tính đột phá đã được chế tạo và bay thử trong những ngày tàn của Phát xít ở giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới II.
Thiết kế khó tin
Chiếc phi cơ Horten Ho 229 của Đức có lẽ đã tạo ra một dấu ấn trong lịch sử ngành hàng không.
Là một bước tiến vượt bậc so với những kiến thức chung về ngành hàng không của con người thời đó, những bí mật về khí động học trong thiết kế của mẫu máy bay này hiện vẫn là điều chưa được người ta hoàn toàn nắm bắt, hiểu một cách cặn kẽ.
Một trưởng nghiên cứu gia tại Nasa hiện vẫn đang tìm hiểu xem làm cách nào mà những nhà chế tạo thời đó có thể vượt qua được những thách thức về khí động học, là những thứ lẽ ra phải khiến cho mẫu máy bay này không thể bay được.
Thiết kế thân cánh liền khối không thường thấy trên bầu trời bởi vì cực kỳ khó để có thể khiến nó bay được.
Khi loại bỏ phần đuôi, là bộ phận có chức năng duy trì độ ổn định và giúp máy bay không chao đảo từ bên này sang bên kia, máy bay sẽ trở nên khó điều khiển hơn nhiều.
Vậy người ta cố tạo ra một thứ cực kỳ khó bay như thế để làm gì?
Vấn đề là một thiết bị bay với cấu trúc như thế sẽ rất lợi hại. Nó sẽ cực kỳ khó bị radar phát hiện, một phần nhờ vào việc không có đuôi.
Hình khối nhiều cạnh, nhiều mặt của phần đuôi khiến máy bay dễ dàng cản sóng radar và gửi trả tín hiệu về hệ thống quét radar, qua đó bị phát hiện. Loại bỏ phần đuôi giúp tránh được điều này.
Hình dáng trơn tru ít góc cạnh cũng giúp máy bay ít bị lực cản hơn, do đó máy bay di chuyển nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, và thậm chí có thể là bay nhanh hơn so với một chiếc máy bay với thiết kế thông thường sử dụng cùng loại động cơ.
Về lý thuyết thì tất cả các ý tưởng này đều hoàn hảo, nhưng để đưa vào thực tế lại là điều khó khăn hơn nhiều.
Thiết kế loại phi cơ thân cánh liền khối quả là một bài toán đau đầu, khiến các kỹ sư phải quay lại tìm hiểu từ thời anh em nhà Wright làm ra máy bay lần đầu tiên. Chính vì thế, thiết kế của anh em người Đức Horten quả thực quá ấn tượng và vượt trội.

  Thiết kế của chiếc Horten Ho 229 ưu việt vượt xa thời đại- MalyszkzWikipedia
Hai anh em nhà Hortens - Walter và Reimar - bắt đầu thiết kế máy bay từ đầu thập niên 1930.
Đó là khi Đức chính thức bị cấm sở hữu không quân theo nội dung kiềm chế của Hiệp ước Versailles, được ký sau Đệ nhất Thế chiến.
Hai anh em Horten đã tham gia một câu lạc bộ thể thao hàng không để lách lệnh cấm, và đây cũng là nền tảng để thành lập lực lượng không quân của Phát xít Đức, Luftwaffe.
Rất nhiều phi công tay ngang sau đó trở thành phi công Luftwaffe đã thực hành bằng cách bay trên rất nhiều loại tàu lượn và dù lượn hoặc các thiết bị bay không có động cơ để học kiến thức cơ bản về bay.
Anh em nhà Horten đã kết hợp vừa tập bay vừa thiết kế máy bay - biến phòng khách của gia đình thành một xưởng thiết kế máy bay, website hàng không Aerostories viết.
Chiến đấu cơ ưu việt
Hai anh em nhà Horten đã theo đuổi một số ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế máy bay cấp tiến Alexander Lippisch, người tiên phong trong việc thiết kế máy bay tân tiến có hình mũi tên (delta). Thiết kế này về sau, trong thời kỳ phát triển mạnh của động cơ phản lực, đã trở thành một dòng máy bay riêng, phi cơ deltawing.
Anh em nhà Horten dần phát triển mẫu phi cơ thân cánh liền khối ngày càng đạt kết quả khả quan hơn, và cuối cùng cho ra loại tàu lượn Horten Ho IV.
Trên tàu lượn này, phi công nằm ngả người về phía trước, khiến cho vòm kính của buồng lái không cần phải nhô cao lên nhiều so với thân máy bay, giảm bớt lực cản nhờ cấu trúc khí động học.
Trước khi tàu lượn Ho IV được thử nghiệm, Walter Horten đã trở thành phi công chiến đấu của Luftwaffe, tham gia Cuộc Không chiến tại Anh quốc.
Russ Lee, người phụ trách Bảo tàng Không gian và Hàng không SmithSonian ở Washington DC, nói đó là bước ngoặt.
"Dĩ nhiên là người Đức thua trong Cuộc Không chiến tại Anh quốc, và Walter nhận ra nước Đức cần một loại chiến đấu cơ mới. Và một chiếc chiến đấu cơ với hình dạng thân cánh liền khối có lẽ sẽ là một chiến đấu cơ mới hoàn hảo".
Cùng thời điểm đó, Herman Goring, người đứng đầu lực lượng không quân Luftwaffe, yêu cầu thành lập dự án có tên gọi 3x1000, nhằm thiết kế ra một máy bay có thể mang theo 1.000kg bom và bay được 1.000 dặm (tức 1.600km) với vận tốc 1.000km/giờ.
Điều này đã thúc đẩy anh em nhà Horten phát triển mẫu máy bay Horten Ho 229.
Mẫu đầu tiên là một tàu lượn không gắn động cơ, được làm để thử nghiệm thiết kế khí động học.
Mẫu thứ hai gắn thêm các động cơ phản lực và bay thành công vào ngày 2/2/1945, mặc dù nó bị rơi do động cơ gặp trục trặc trong một chuyến bay thử nghiệm khác, khiến phi công lái thử thiệt mạng.
Tuy nhiên, ông Lee nói, các thử nghiệm cho thấy chiếc máy bay có thể cất cánh, bay và đáp xuống, và thiết kế cơ bản của máy bay là ổn.

Mẫu máy bay Horten Ho 229 đang được tái tạo lại để trưng bày. Ảnh: BrettC23/Wikipedia/CC BY-SA 4.0  
Lee có một lý do để nắm rõ câu chuyện đằng sau chiếc Ho 229; ông là người chịu trách nhiệm bảo tồn và tái tạo chiếc Ho 229 còn lại duy nhất đã được chế tạo, mẫu thiết kế thứ ba mới hoàn tất được một phần, được gọi tên Ho 229 V3.
Giống như nhiều mẫu thiết kế máy bay đột phá khác của người Đức, mẫu máy bay này đã được đưa tới Hoa Kỳ sau Đệ nhị Thế Chiến.
Trên đường đi, nó được đưa qua một trung tâm thử nghiệm của Anh tại Farnborough gần London.
"Cụm từ cách mạng vẫn chưa đầy đủ khi bạn nói về chiếc Ho 229," Lee nói. "Anh em nhà Horten đã đi xa hơn bất cứ ai trong lĩnh vực này trên thế giới."
Sáng tạo vượt thời đại
Northrop B-2, loại máy bay hàng đầu của Hoa Kỳ trong hoạt động ngăn chặn hạt nhân, nhìn thoáng qua sẽ thấy ngay là một kế thừa của mẫu thiết kế thiên tài mà anh em nhà Horten tạo ra.
Ở mức độ nào đó, một số nhà bình luận mô tả chiếc Ho 229 là "chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới" - mặc dù nhiệm vụ của nó là bắn hạ các máy bay ném bom của quân Đồng minh tấn công các mục tiêu công nghiệp và các thành phố của nước Đức.
"Để làm cho một trong những chiếc máy bay thế này bay được, bạn phải thiết kế để cánh máy bay làm mọi việc, và cuối cùng có một chiếc máy bay hoạt động tốt hệt như một chiếc máy bay truyền thống có đuôi."
Ngoài xu hướng bị chao đảo từ bên này sang bên kia ngay cả trong tình huống bay thuận lợi nhất, một chiếc máy bay không có đuôi có nguy cơ mất điều khiển khi động cơ bị ngắt.
"Một trong những vấn đề lớn nhất của chiếc máy bay này là sự ổn định khi bay. Khó khăn nhất là để chiếc máy bay không có đuôi vẫn có thể bay trong khi động cơ tạm ngừng, đó cũng là điều mà mọi chiếc máy bay đều phải làm được," Lee nói.
Anh em nhà Horten làm chiếc máy bay ổn định bằng cách sử dụng thiết kế cánh dài và mỏng. Tỷ lệ cánh này giúp dàn trải trọng lượng của máy bay trên một tiết diện lớn, đồng thời giảm lượng không khí tạo thành lốc xoáy xung quanh cánh máy bay vốn gây ra lực cản làm máy bay bay chậm lại.
Thiết kế “quả chuông"
Reimar Horten có lẽ đã không nhận ra rằng chính ông đã giải quyết được cả hai vấn đề khí động học cực kỳ cấp thiết cùng lúc, theo Al Bowers, trưởng khoa học gia tại Trung tâm Nghiên cứu bay Neil A Armstrong của Nasa tại California.
Bowers đã thử nghiệm các nguyên tắc thiết kế cơ bản của anh em nhà Hortens trong nhiều năm.
Ông nói khả năng thiên tài của Reimar Horten chính là sử dụng cánh máy bay có hình chuông, là thiết kế không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ bị chao đảo mà một chiếc máy bay không đuôi có thể gặp phải, mà còn giúp giảm lực cản tác động vào máy bay.
Cánh của phi cơ Ho 229 được thiết kế khác hẳn với cánh máy bay hình e-lip truyền thống, vốn được cho rằng giúp tạo ra lực nâng tốt nhất và giảm lực cản nhiều nhất.
Thiết kế cánh máy bay của Horten chịu ảnh hưởng của một trong những lý thuyết của nhà thiết kế tiên phong người Đức tên là Ludwig Prandtl, nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về khí động học theo đó nhấn mạnh hình dạng của đầu cánh máy bay có thể ảnh hưởng to lớn đến khả năng bay.
Ông cũng cho ra một thiết kế cánh máy bay hình chuông vào đầu thập niên 1930 nhưng chỉ với mục đích giảm lực cản mà không nhận ra thiết kế này cũng giải quyết được sự cố chao đảo của chiếc máy bay không đuôi.
Cánh máy bay bằng nhiều cách khác nhau đóng vai trò như cánh chim khi bay. Quá trình tiến hoá cho thấy rõ ràng là chưa hề có chú chim nào cần phải có thêm phần đuôi chữ thập dựng đứng lên như đuôi máy bay.
Bowers nói: "Chiếc Ho 229 đã đi trước thời đại hàng thập niên. Tôi tin là nó sẽ được coi như thiết kế đi đầu của tương lai ngành hàng không."
Thiết kế phi cơ thân cánh liền khối đã đạt được một số thành tựu vào thập niên 1950, chủ yếu là nhờ vào nỗ lực của Jack Northrop, người đã được tạo cảm hứng nhờ vào việc quan sát một số tàu lượn thể thao có từ thời thập niên 1930 của anh em nhà Horten.
Mẫu máy bay Ho 229 mà người Mỹ chiếm được sau Đại chiến Thế giới II có lẽ cũng khích lệ ông nhiều.
Northrop hồi cuối thập niên 1940 đã thất bại với thiết kế máy bay ném bom không đuôi YB-35. Chiếc máy bay gặp sự cố rung động quá lớn do động cơ cánh quạt gây ra.
Điều này chứng tỏ anh em nhà Hortens đã đúng khi sử dụng động cơ phản lực với chiếc Ho 229.
Thiết kế YB-49 mà Northrop đưa ra sau đó, được gắn động cơ phản lực, dẫu chưa bao giờ được đưa vào sử dụng nhưng đã mở đường cho việc chế tạo loại máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit hàng thập niên sau đó, một thiết kế có nhiều điểm giống với chiếc HO 229.
Từ thời Phát xít đến... sao Hoả
Bowers đã áp dụng nguyên tắc của chiếc Ho 229 và các kinh nghiệm rút ra được từ những thử nghiệm trước đó của Prandtl để cho ra một mẫu thiết kế cho Nasa, máy bay thân cánh liền khối không người lái, Prandtl - D, có thể được sử dụng để thăm dò Sao Hoả trong tương lai.
Chiếc máy bay Prandtl-D có thể sẽ được sử dụng trong các nhiệm vụ nghiên cứu Sao Hoả, có thể được phóng từ một tàu lượn trên cao, sử dụng năng lượng bay khoảng 10 phút trước khi lượn xuống bề mặt sao Hoả.
Chiếc Prandtl-D sẽ không có kích thước lớn như chiếc Ho 229 mà dự kiến chỉ có sải cánh chừng 2 feet ( khoảng 0,6m) và cân nặng chỉ 1,3kg.

Thiết kế của máy bay Horten Ho 229 đã tạo cảm hứng cho một số thiết kế của Nasa để khám phá Sao Hỏa. Ảnh: Tom Tschida/Nasa  
"Chúng tôi tin rằng giải pháp của Prandtl và Horten chính là câu trả lời chúng tôi đã tìm kiếm suốt thời gian dài," Bowers nói.
"Nó giải đáp được rất nhiều điều về khả năng bay của chim, về cách giảm thiểu lực cản, và về hiệu quả vượt trội của ngành hàng không trong tương lai."
"Tôi tin là chúng ta có thể cải tiến hiệu quả của máy bay ít nhất được thêm 70% nữa. Và công việc của tôi mới chỉ là những bước đầu tiên."
"Reimar Horten đã đi đúng đường. Ông chưa bao giờ thấy toàn bộ tiềm năng của ý tưởng ông đã tạo ra. Tôi cũng nghĩ nếu ông thấy chúng ta đang ở đâu thời bây giờ, có thể ông rất hài lòng. Có lẽ không quá hài lòng với bước tiến mà chúng ta đạt được, nhưng ít nhất là ông hài lòng vì chúng ta chịu lắng nghe.”
Vậy còn mẫu thiết kế tạo cảm hứng hiện đang để ở bảo tàng SmithSonian thì sao? Lee cho biết công việc bảo tồn thiết kế tiên phong này vẫn đang được thực hiện từ từ và cần mẫn, và khó có thể hoàn thành cho đến đầu những năm 2020.
Sau đó, thiết kế đầy cảm hứng và tiên phong này sẽ được đưa ra trưng bày cho công chúng - và khi đó sự thiên tài của anh em nhà Horten trong lĩnh vực khí động học có lẽ sẽ được đông đảo công chúng biết đến nhiều hơn.
CÔNG MINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét