CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 212
(ĐC sưu tầm trên NET)
Năm 1964, Nhà tình báo Tư
Cang từ miền Bắc vào đến miền Nam, được giao nhiệm vụ làm cụm trưởng cụm
tình báo H63 thay cho ông Mười Nho phải ra Bắc chữa bệnh. Kể từ đây,
Phạm Xuân Ẩn, Tư Cang và tiểu thư Mỹ Nhung cùng sát cánh hoạt động bên
nhau trong nội thành, cùng trải qua những nguy hiểm, những giờ phút cận
kề sinh tử. Là người phụ nữ bản lĩnh hiếm thấy, tiểu thư Mỹ Nhung đã âm
thầm thi tuyển vào Bộ Tư lệnh Hải quân địch và hoạt động tình báo ngay
trong cơ quan đầu não này.
Vỏ bọc hoàn hảo của nữ tình báo trong lòng địch
Sau khi từ chiến khu trở về năm 1953, Mỹ Nhung (Tám Thảo) đã bắt đầu đi học tiếng Anh, để chuẩn bị cho nhiệm vụ cách mạng sau này. Thời cơ đến khi cụm trưởng cụm tình báo H63 là Tư Cang chính thức vào thành hoạt động, trực tiếp chỉ đạo lưới điệp viên Phạm Xuân Ẩn, Tám Thảo và một vài đầu mối quan trọng khác, nhưng Phạm Xuân Ẩn vẫn là điệp viên quan trọng nhất.
Ngày đó, cô tiểu thư Mỹ Nhung là một mắt xích quan trọng trong cụm tình báo H63. Gia đình Mỹ Nhung chính là nơi trú ẩn an toàn cho cụm trưởng Tư Cang.
Lợi thế của Mỹ Nhung là ngoại ngữ rất khá, lại xinh đẹp, con nhà giàu có. Với một bản lý lịch “sạch” như thế, cụm trưởng Tư Cang đã gợi ý cho Mỹ Nhung thi vào làm việc ở Bộ Tư lệnh Hải quân của địch. Mỹ Nhung đã phải mất mấy chục ngàn đồng – một số tiền lớn lúc đó, để nhờ người giới thiệu vào Bộ Tư lệnh Hải quân.
Vài hôm sau đó, cô đến phỏng vấn. Người phỏng vấn cô là một tay Thiếu tá người Mỹ mới ngoài 30 tuổi, nhưng rất sắc sảo. Cả hai trò chuyện về phim ảnh, về hội họa, về nghệ thuật, về địa lý, về các vấn đề thời sự, xã hội…
Sau 30
phút nói chuyện, Mỹ Nhung được nhận làm thư ký dịch tài liệu ở Bộ Tư
lệnh Hải quân của địch – một vị trí trong mơ mà chính cô cũng không dám
nghĩ tới. Nhờ vị trí này, Mỹ Nhung có thể tiếp cận với nhiều nguồn tài
liệu mật của địch.
Làm việc ở Bộ Tư lệnh Hải quân – một trong những cơ quan đầu não quan trọng của chính quyền địch, Mỹ Nhung đã có cả một chiến lược để xây dựng cho mình một vỏ bọc hoàn hảo.
Tiểu thư Mỹ Nhung luôn nói với đồng nghiệp: nhà tôi rất giàu. Tôi đi làm vì vui, vì muốn được giao tiếp và học theo phong thái của người Mỹ. Lấy lý do nhà giàu, nên Mỹ Nhung luôn thể hiện sự đài các, cao sang trong từng hành động. Khi cấp trên của Mỹ Nhung đề nghị cô làm thêm giờ, cô từ chối vì…không cần tiền.
Nhưng thực chất là vì cô muốn dành thời gian cho những hoạt động khác của cách mạng. Chính vỏ bọc tiểu thư cũng giúp cô rất nhiều trong việc che giấu thân phận mình.
Năm 1969, khi Bác Hồ mất, 1 tháng trời Mỹ Nhung chỉ mặc đồ trắng, như một cách cô – một người dân miền Nam, để tang vị cha già của dân tộc. Tên Thiếu tá chỉ huy của cô thấy thế vô cùng thắc mắc. Cô liền trả lời:
“Nhà tôi kinh doanh vải. Má tôi may cho tôi rất nhiều áo váy. Tôi mặc hết màu trắng rồi sẽ mặc sang màu khác” . Tên Thiếu tá Mỹ nghe vậy chỉ biết lắc đầu lè lưỡi về sự “chịu chơi” của cô tiểu thư Sài Gòn.
Ở Bộ Tư lệnh Hải quân, Mỹ Nhung là một cô gái rất duyên dáng, xinh đẹp, nên rất được tên Thiếu tá Mỹ nâng niu, chiều chuộng. Khi đi đâu dự tiệc, hắn thường rủ cô đi cùng. Buổi chiều sau khi tan giờ làm, hắn cũng sẵn sang lái xe về nhà.
Buổi sáng cô đi làm, có cụm trưởng Tư Cang đưa đi, buổi chiều về nhà, có Thiếu tá Mỹ đưa về. Có lần khi ngồi sau xe cụm trưởng Tư Cang, cô nói đùa: “Đời em kể cũng hay! Sáng Thiếu tá Tình báo Việt cộng chở đi làm. Chiều Thiếu tá tình báo Mỹ đưa về.
Thiếu
tá Việt cộng chở bằng honda. Thiếu tá Mỹ đưa về bằng xe Jeep”. Ông
“Thiếu tá Việt cộng” nghe câu nói vui vẻ, thản nhiên của người đồng chí,
mà thấy lòng mình nhói lên. Ông biết sau câu nói đùa tưởng như vô tư
ấy, là những áp lực không nhỏ mà tiểu thư Mỹ Nhung đã phải chịu đựng.
Đại tá tình báo Tư Cang kể rằng, trong thời gian Tiểu thư Mỹ Nhung làm việc ở Bộ Tư lệnh Hải quân, cô đã đưa về rất nhiều tài liệu quý, xếp vào hàng tuyệt mật của địch, cung cấp những thong tin quý giá cho kháng chiến.
Có lần, cô nghe ngóng được một sĩ quan tình báo của mình cài vào lòng địch bị lộ, địch đang chuẩn bị lên kế hoạch bắt, cô đã báo cho cụm trưởng Tư Cang. Người sĩ quan đó ngay lập tức được đưa vào chiến khu.
Có lần khác, được tổ chức yêu cầu phải lấy được sơ đồ và hình ảnh về Bộ Tư lệnh Hải quân, cô đã khôn khéo nhờ viên Thiếu tá Mỹ chỉ huy của mình bấm cho mình vài kiểu ảnh “kỷ niệm” ở các góc trong khu Bộ Tư lệnh Hải quân. Tội nghiệp tên Thiếu tá, không hề biết rằng những việc mình làm đang tiếp tay cho “Việt cộng”.
Công việc chính của tiểu thư Mỹ Nhung ở văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân là dịch tài liệu, bao gồm cả những tài liệu mật. Những buổi trưa, cô thường lấy cớ về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi, để tranh thủ đem theo những tài liệu mật về nhà cho cụm trưởng Tư Cang chụp ảnh hoặc ghi lại, đến đầu giờ chiều lại mang vào Bộ Tư lệnh Hải quân, coi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Bao nhiêu tài liệu đã được Mỹ Nhung cung cấp cho Tư Cang theo cách đó. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ.
Có hôm buổi trưa ở lại Bộ Tư lệnh Hải quân, thấy tài liệu mình dịch có nhiều thông tin quý, có thể giúp ích cho cách mạng, Mỹ Nhung đã bỏ cả giờ cơm trưa, cặm cụi ngồi dịch trong văn phòng. Đúng lúc đó Mỹ Hồng- một phiên dịch khác bước vào.
Cô ta tỏ vẻ nghi ngờ: “bồ làm việc thế này cũng đâu được trả tiền ngoài giờ? Hay bồ lấy tài liệu cho Việt cộng”. Mỹ Nhung cười tươi:
“Bồ đa nghi quá. Có mấy chữ này, mình dịch mãi vẫn không thoát ý, nên đang cố ngồi dịch cho bằng được mới thôi” – nói rồi cô vò nát tờ giấy, vứt luôn vào sọt rác. Người bạn đồng nghiệp không còn lý do gì để nghi ngờ cô.
Thường mỗi khi ra khỏi Bộ Tư lệnh Hải quân, các nhân viên đều phải để bảo vệ ở cổng kiểm tra đồ đạc. Có lần Mỹ Nhung đã khóc lóc, nói với tên Thiếu tá Mỹ rằng: “Việc kiểm tra đó khiến tôi cảm thấy mình như tội phạm”.
Sợ làm người đẹp buồn, viên Thiếu tá Mỹ ra lệnh cho bọn lính canh: “Không được kiểm tra tiểu thư Mỹ Nhung”. Nhờ đó mà nhiều tài liệu đã được cô đưa ra khỏi Bộ Tư lệnh một cách êm ả.
Viên Thiếu tá Mỹ đặc biệt tin tưởng Mỹ Nhung. Hắn tin đến nỗi có người thấy hắn chiều Mỹ Nhung quá bèn nói: “Không sợ cô nàng là Việt cộng hay sao”. Hắn cười: “Tiểu thư Mỹ Nhung mà là V.C thì tất cả nhân viên ở Bộ Tư lệnh Hải quân đều là V.C’.
Nhờ sự khôn khéo của mình, Mỹ Nhung đã tạo được một vỏ bọc hoàn hảo.
Cuộc đấu trí với cái máy phát hiện nói dối
Nhưng không phải lúc nào Mỹ Nhung cũng yên ổn ở Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ. Có một hôm, tên Thiếu tá tình báo Mỹ lái xe đưa Mỹ Nhung đến một biệt thự vắng vẻ rồi bảo cô vào đó, gặp người của hắn. Linh cảm có điều không lành, Mỹ Nhung vừa bước vào biệt thự, vừa thấy chân mình run run.
Ở giữa phòng khách của căn biệt thự, có đặt một cái máy vuông vuông như cái tivi, bên cạnh là mấy tay sĩ quan, bác sĩ, đang đứng đó. Ngay khi nhìn cái máy, Mỹ Nhung đã nghĩ ngay đó là cái máy nói dối. Trước đó không lâu, nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn đã kể với Mỹ Nhung về cái máy nói dối. Phạm Xuân Ẩn nói:
“Không cái máy nào phát hiện ra mình nói thật hay nói dối. Chúng chỉ căn cứ vào nhịp tim của chúng ta để xem chúng ta có nói thật hay không. Vì vậy nếu bị “thử” bằng máy nói dối, điều duy nhất phải làm là phải giữ bình tĩnh, thật sự bình tĩnh”.
Tên sĩ quan Mỹ kiểm tra cô trước khi bắt đầu còn gằn giọng dọa cô: “Cô chỉ được nói yes, or no. Trả lời dài dòng, là tôi coi như cô là Việt cộng”. Nhưng lời đe dọa của hắn không làm Mỹ Nhung mất bình tĩnh.
Tin tưởng vào những gì Phạm Xuân Ẩn nói, nên trong suốt quá trình bị kiểm tra bằng cái máy nói dối, Mỹ Nhung hướng ý nghĩ của mình đến bộ phim “Cuốn theo chiều gió” – một bộ phim vô cùng được yêu thích lúc đó. Cô vượt qua những câu hỏi kiểm tra của chúng 100%.
Ngày hôm sau, khi lên Bộ Tư lệnh Hải quân làm việc, Mỹ Nhung cầm theo cái đơn xin nghỉ việc, rơm rớm nước mắt nói với tên Thiếu tá Mỹ: “Gia đình tôi giàu có. Tôi đi làm không phải vì tiền mà là vì muốn học văn minh của các anh. Không ngờ các anh xúc phạm tôi. Tôi thật thất vọng về cách cư xử của các anh với phụ nữ”.
Tên Thiếu tá Mỹ thấy người đẹp khóc đã rối rít: “Xin tiểu thư đừng giận. Chúng ta làm trong ngành tình báo, việc kiểm tra là tất yếu. Cả tôi cũng đã từng bị kiểm tra. Tôi vừa nhận được kết quả là tiểu thư đã vượt qua được kỳ kiểm tra đó xuất sắc. Tiểu thư hoàn toàn trong sạch”.
Sau lần kiểm tra đó, tên Thiếu tá Mỹ đã hoàn toàn tin cậy Mỹ Nhung. Hắn không ngờ rằng, cả hắn, cả cái máy phát hiện nói dối và cả hệ thống tình báo của CIA ở Sài Gòn đã bị cô tiểu thư giàu có qua mặt. Đó chính là lý do khiến nhiều thông tin của Bộ Tư lệnh Hải quân bị lộ mà chúng không thể lý giải được là do ai.
Năm 1970, Mỹ Nhung được rút ra chiến khu, dù khi đó cô vẫn chưa bị lộ. Lúc đó cô đã nhiều tuổi mà chưa có chồng. Tổ chức thấy vậy đã giới thiệu cô với một sĩ quan thông tin của ta.
Năm 40 tuổi, cô kết hôn với người sĩ quan này. Nhưng vì kết hôn quá muộn, cô không bao giờ có thể có con. Giờ đây, khi người bạn đời của mình đã qua đời, nữ tình báo Mỹ Nhung – Tám Thảo sống trong căn nhà xinh xắn trên đường Nguyễn Trọng Tuyển.
Niềm vui của cô là những buổi gặp gỡ, trò chuyện với những người bạn thân, những người đồng đội cũ như cụm trưởng Tư Cang.
PV
Những "Bóng Hồng" Tình Báo VN Siêu Đẳng Làm Điên Đảo Nội Các VNCH
Những nữ tình báo tài sắc lừng danh của Việt Nam
GiadinhNet - Xinh đẹp, thông minh, bản lĩnh… đó chính là những yếu tố đã tạo nên chiến công của các nữ tình báo.
Những tư liệu, hình ảnh còn lại đến hôm
nay là một minh chứng cho cuộc đời hoạt động cách mạng của những “bông
hồng” được cài cắm trong lòng địch.
Bà chính là nguyên mẫu được nhà văn Trầm
Hương viết thành tiểu thuyết "Người đẹp Tây Đô" và đạo diễn Lê Cung
Bắc chuyển thể thành phim truyện cùng tên.
Lâm Thị Phấn là con gái của điền chủ trí
thức Lâm Văn Phận. Theo những tài liệu còn lưu giữ tại ngôi nhà truyền
thống của dòng họ Lâm ở thành phố Cần Thơ, thời bấy giờ bà không chỉ đẹp
mà còn là một thiếu nữ có học thức rất cao. Bởi vậy, Lâm Thị Phấn sớm
lọt vào mắt xanh của nhiều công tử giàu có trong vùng, trong số đó có
người nhà Công tử Bạc Liêu.
Nét đôn hậu của "Người đẹp Tây Đô"
Trong số những nữ tình báo Việt Nam, Lâm
Thị Phấn nổi tiếng vì đã hoạt động xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Những năm 1950, bà được giao một nhiệm vụ đặc biệt là
trở lại nội thành Cần Thơ xây dựng đội ngũ điệp báo miền Tây (hoạt động
trong lòng địch).
Diễn viên Việt Trinh đã thành công khi khắc họa nguyên mẫu Lâm Thị Phấn
Tháng 10/1962, cùng với việc xây dựng
Trung Ương Cục miền Nam, “Người đẹp Tây Đô” lại được giao nhiệm vụ phụ
trách hoạt động tình báo trong đội ngũ đầu não cao cấp nhất trong chính
quyền Sài Gòn.
Sau khi miền Nam được giải phóng, Lâm
Thị Phấn được điều về Quân Khu 9. Bà về hưu năm 1984 và mất tại căn nhà
Bà đã sinh ra và lớn lên tại thành phố Cần Thơ vào ngày 15/04/2010, thọ
92 tuổi.
Đặng Hoàng Ánh
Sinh ra trong một gia đình “danh gia
vọng tộc”, theo nhiều tài liệu lịch sử, Đặng Hoàng Ánh (tên khai sinh là
Nguyễn Phúc Ngọc Diệp) là “con bác con chú ruột”, chung một người ông
với vua Bảo Đại và là cháu ruột của Thái hậu Từ Dũ (mẹ của vua Tự Đức).
Nữ tình báo mang dòng dõi hoàng tộc
Con đường tình báo của Quận chúa Ngọc
Diệp bắt đầu từ biến cố trong bối cảnh đất nước bị xâm lăng, nhiều người
thân trong gia đình thiệt mạng, chỉ duy nhất Ngọc Diệp được cán bộ cách
mạng là đồng chí Phạm Hùng cứu thoát. Khi ấy, bà chỉ khoảng 11 tuổi.
Dung nhan của Quận chúa Ngọc Diệp
Tham gia vào trong lực lượng Cảm tử quân
của Trung ương Cục miền Nam và Biệt động thành Sài Gòn, do yêu cầu công
tác bí mật, để che mắt địch, Ngọc Diệp phải thay tên, đổi họ liên tục.
Trong thời gian hoạt động cách mạng, nữ
tình báo này từng gây chấn động khi tham gia vào nhiều sự kiện như: Trận
đánh vào Đại sứ quán Mỹ xảy ra lúc 10 giờ 45 phút ngày 29/ 5/ 1965,
đánh cảm tử rạp chiếu bóng Ngọc Lan (Đà Lạt) ngày 28/9/1969…
Nữ tình báo và Thiếu tướng Lê Ngọc Nam tại buổi ra mắt sách "Quận chúa biệt động"
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đã đổi họ tên mới là
Đặng Hoàng Ánh. Với họ tên này, bà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng cấp
Giấy chứng minh nhân dân số 250272236, ngày 19/10/1984.
Nguyễn Thị Mỹ Nhung
Vốn là tiểu thư “lá ngọc cành vàng” được
sinh ra, lớn lên trong một gia đình bán tơ lụa nổi tiếng (gốc làng Nội
Duệ Bao, huyện Tiên Du, Bắc Ninh sau này chuyển vào Nam sinh sống),
Nguyễn Thị Mỹ Nhung nổi tiếng bởi vẻ đẹp trời phú được tô điểm, chăm
chút trong cảnh nhung lụa, giàu sang. Cha mẹ Mỹ Nhung còn phóng khoáng
cho con gái đi học khiêu vũ, ngoại ngữ.
Chân dung nữ tình báo Tám Thảo
Khi hoạt động tình báo, người đẹp thường
lấy tên Yên Thảo (Tám Thảo). Năm 1964, bà thuộc mạng lưới tình báo
H.63) với vẻ đẹp sang trọng, thông minh đã xin vào vị trí phiên dịch
trong Bộ tư lệnh Hải quân của Quân đội Sài Gòn.
Nhờ sắc đẹp, sự khéo léo trong ứng xử,
Tám Thảo có được mối quan hệ tốt với các sĩ quan tình báo Mỹ giúp bà thu
thập được nhiều tài liệu quan trọng, phục vụ cho nhiều trận đánh của
quân dân ta.
Tám Thảo bên bàn làm việc ngày 7/6/1966
Được ngợi ca bởi nhiều chiến công lẫy
lừng trong cuộc đời hoạt động tình báo nhưng đời sống riêng tư của nữ
tình báo “sắc nước hương trời” như Mỹ Nhung lại đẫm nước mắt vì những éo
le, trắc trở trong hạnh phúc gia đình.
Khi kết hôn, nữ tình báo năm nào đã gần
40 tuổi, lại sống trong chiến khu, không dễ dàng có được cơ hội làm mẹ.
Bà có nhiều con nuôi nhưng thường sống một mình trong căn nhà nhỏ với
niềm cô độc tuổi già.
Thùy Phương
Chuyện ít biết về người đẹp Tây Đô ngoài đời thực
Boho |
"Người đẹp Tây Đô" là bộ phim nổi tiếng dựa trên câu chuyện có thật về bà Lâm Thị Phấn, nữ chiến sĩ tình báo ở Cần Thơ thời Pháp thuộc.
Chúng ta biết đến diễn viên Việt Trinh đã khắc họa thành công nhân vật Bạch Cúc trong phim "Người đẹp Tây Đô", nhưng không mấy ai biết đến nhân vật Bạch Cúc ngoài đời thực.
Bộ phim nổi tiếng này được xây dựng trên cuộc đời của bà Lâm Thị Elise, hay còn được gọi là Lâm Thị Phấn (1918-2010), người con gái xuất sắc của dòng họ Lâm danh giá ở Cần Thơ thời bấy giờ.
Cha bà là Lâm Văn Phận, hiệu trưởng trường Taberd, nay là trường Châu Văn Liêm. Theo nhiều tài liệu sử ghi lại, bà Lâm Thị Phấn nổi tiếng là người con gái tài sắc vẹn toàn, được người dân vùng đất Tây Đô gọi bằng cái tên trìu mến "Người đẹp Tây Đô".
Cuộc sống làm dâu tủi khổ của người đẹp Tây Đô
Năm 17 tuổi, bà được gả cho người anh con cô cậu ruột với công tử Bạc Liêu, đồng thời là cháu đích tôn của bá hộ, người được mệnh danh là Vua lúa gạo Nam Kỳ bấy giờ. Chồng bà nổi tiếng là một công tử giàu có, thường xuyên mải mê ăn chơi.
Việc gia đình công tử Bạc Liêu nhắm tới Lâm Thị Phấn làm con dâu nhằm mục đích mong muốn một người đẹp và sắc sảo như bà sẽ kìm bớt tính chơi bời của chồng và lo toan được việc nhà.
Mặc dù bà rất giỏi giang và khéo léo quán xuyến mọi việc trong gia đình khi về làm dâu, nhưng tính ăn chơi và chỉ biết hưởng thụ của chồng bà không thay đổi.
Kể từ khi cha chồng giao ngân sách cho bà quản lý, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng bà Phấn ngày càng gia tăng do chồng bà thường xuyên bòn rút tiền của gia đình để chơi bời.
Dù có với nhau hai đứa con trai nhưng tình cảm giữa vợ chồng bà ngày càng xa cách. Để giữ trọn nghĩa vợ chồng và đạo hiếu, bà phải cắn răng chịu đựng những trận đòn và lời đay nghiến của chồng mỗi khi hai người xảy ra mâu thuẫn.
Tự giải phóng bản thân và trở thành nữ anh hùng cách mạng
Sinh trưởng trong một gia đình trí thức, bà Lâm Thị Phấn từ nhỏ đã mang trong mình tư tưởng tiên tiến của phương Tây.
Việc bà đồng ý kết hôn năm 17 tuổi chỉ để vừa lòng cha mẹ. Mặc dù ông giáo Phận hiểu rõ con gái mình là người có chí hướng và tư tưởng tự do mà phải sống trong một gia đình địa chủ cổ hủ như vậy rất khổ, nhưng ông không có lựa chọn nào khác.
Kể từ khi gánh vác những trọng trách quan trọng trong thu chi của gia đình và đảm nhiệm công việc thu thuế, bà Phấn bắt đầu nhận ra những cơ cực của người nông dân trong vùng, đặc biệt là phụ nữ.
Nỗi thống khổ của họ và mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gia tăng đã thôi thúc bà đấu tranh cho những người cùng khổ.
Bà quyết định thoát ly ra khỏi gia đình chồng và tham gia hoạt động phong trào cho Hội Phụ nữ Cứu Quốc.
Năm 1950, bà được kết nạp vào Đảng. Sau đó, bà trở thành nữ tình báo nổi tiếng trong suốt hai cuộc Cách mạng chống Pháp và chống Mỹ của nước nhà.
Với tấm bằng tú tài Pháp cùng ngoại hình đẹp, bà được giao nhiệm vụ vô cùng đặc biệt ngay trong lòng địch: xây dựng đội ngũ điệp báo miền Tây ngay tại Cần Thơ (nơi địch đóng quân).
Chính trong thời gian này, bà đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình là ông Trần Hiến.
Ông là con lai Pháp, được người Pháp rất tin tưởng và giao trọng trách làm quan phiên dịch cho quân đội Pháp. Bà Phấn chính là người đã cảm hóa lòng yêu nước Việt trong ông.
Cuối cùng, ông Trần Hiến quyết động tham gia Cách mạng. Họ nên duyên vợ chồng.
Tình cảm đó đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc. Họ cùng nhau lập nên những chiến công thầm lặng cho tổ tình báo miền Tây, góp phần vào thành công của Cách mạng Việt Nam. Bà được quân đội Pháp ưu ái đặt cho cái tên "Thần Vệ Nữ phương Đông".
Cuối năm 1954, hai vợ chồng bà Phấn tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tại đây, bà đã hạ sinh một cô con gái xinh xắn là Trần Hồng Hạnh.
Tháng 10/1962, bà trở lại miền Nam hoạt động tình báo và gửi cô con gái cho ông Phận chăm sóc.
Sau khi miền Nam giải phóng, bà được điều về Quân khu 9 công tác và về hưu năm 1984. Tháng 4/2010, người đẹp Tây Đô qua đời ở độ tuổi 92 tại căn nhà nơi bà sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ.
Bà Lâm Thị Phấn, người đẹp Tây Đô đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam tự giải phóng bản thân với phương châm: "Việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được".
Bộ phim nổi tiếng này được xây dựng trên cuộc đời của bà Lâm Thị Elise, hay còn được gọi là Lâm Thị Phấn (1918-2010), người con gái xuất sắc của dòng họ Lâm danh giá ở Cần Thơ thời bấy giờ.
Cha bà là Lâm Văn Phận, hiệu trưởng trường Taberd, nay là trường Châu Văn Liêm. Theo nhiều tài liệu sử ghi lại, bà Lâm Thị Phấn nổi tiếng là người con gái tài sắc vẹn toàn, được người dân vùng đất Tây Đô gọi bằng cái tên trìu mến "Người đẹp Tây Đô".
Cuộc sống làm dâu tủi khổ của người đẹp Tây Đô
Năm 17 tuổi, bà được gả cho người anh con cô cậu ruột với công tử Bạc Liêu, đồng thời là cháu đích tôn của bá hộ, người được mệnh danh là Vua lúa gạo Nam Kỳ bấy giờ. Chồng bà nổi tiếng là một công tử giàu có, thường xuyên mải mê ăn chơi.
Việc gia đình công tử Bạc Liêu nhắm tới Lâm Thị Phấn làm con dâu nhằm mục đích mong muốn một người đẹp và sắc sảo như bà sẽ kìm bớt tính chơi bời của chồng và lo toan được việc nhà.
Mặc dù bà rất giỏi giang và khéo léo quán xuyến mọi việc trong gia đình khi về làm dâu, nhưng tính ăn chơi và chỉ biết hưởng thụ của chồng bà không thay đổi.
Kể từ khi cha chồng giao ngân sách cho bà quản lý, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng bà Phấn ngày càng gia tăng do chồng bà thường xuyên bòn rút tiền của gia đình để chơi bời.
Dù có với nhau hai đứa con trai nhưng tình cảm giữa vợ chồng bà ngày càng xa cách. Để giữ trọn nghĩa vợ chồng và đạo hiếu, bà phải cắn răng chịu đựng những trận đòn và lời đay nghiến của chồng mỗi khi hai người xảy ra mâu thuẫn.
Tự giải phóng bản thân và trở thành nữ anh hùng cách mạng
Sinh trưởng trong một gia đình trí thức, bà Lâm Thị Phấn từ nhỏ đã mang trong mình tư tưởng tiên tiến của phương Tây.
Việc bà đồng ý kết hôn năm 17 tuổi chỉ để vừa lòng cha mẹ. Mặc dù ông giáo Phận hiểu rõ con gái mình là người có chí hướng và tư tưởng tự do mà phải sống trong một gia đình địa chủ cổ hủ như vậy rất khổ, nhưng ông không có lựa chọn nào khác.
Kể từ khi gánh vác những trọng trách quan trọng trong thu chi của gia đình và đảm nhiệm công việc thu thuế, bà Phấn bắt đầu nhận ra những cơ cực của người nông dân trong vùng, đặc biệt là phụ nữ.
Nỗi thống khổ của họ và mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gia tăng đã thôi thúc bà đấu tranh cho những người cùng khổ.
Bà quyết định thoát ly ra khỏi gia đình chồng và tham gia hoạt động phong trào cho Hội Phụ nữ Cứu Quốc.
Năm 1950, bà được kết nạp vào Đảng. Sau đó, bà trở thành nữ tình báo nổi tiếng trong suốt hai cuộc Cách mạng chống Pháp và chống Mỹ của nước nhà.
Với tấm bằng tú tài Pháp cùng ngoại hình đẹp, bà được giao nhiệm vụ vô cùng đặc biệt ngay trong lòng địch: xây dựng đội ngũ điệp báo miền Tây ngay tại Cần Thơ (nơi địch đóng quân).
Chính trong thời gian này, bà đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình là ông Trần Hiến.
Ông là con lai Pháp, được người Pháp rất tin tưởng và giao trọng trách làm quan phiên dịch cho quân đội Pháp. Bà Phấn chính là người đã cảm hóa lòng yêu nước Việt trong ông.
Cuối cùng, ông Trần Hiến quyết động tham gia Cách mạng. Họ nên duyên vợ chồng.
Tình cảm đó đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc. Họ cùng nhau lập nên những chiến công thầm lặng cho tổ tình báo miền Tây, góp phần vào thành công của Cách mạng Việt Nam. Bà được quân đội Pháp ưu ái đặt cho cái tên "Thần Vệ Nữ phương Đông".
Cuối năm 1954, hai vợ chồng bà Phấn tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tại đây, bà đã hạ sinh một cô con gái xinh xắn là Trần Hồng Hạnh.
Tháng 10/1962, bà trở lại miền Nam hoạt động tình báo và gửi cô con gái cho ông Phận chăm sóc.
Sau khi miền Nam giải phóng, bà được điều về Quân khu 9 công tác và về hưu năm 1984. Tháng 4/2010, người đẹp Tây Đô qua đời ở độ tuổi 92 tại căn nhà nơi bà sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ.
Bà Lâm Thị Phấn, người đẹp Tây Đô đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam tự giải phóng bản thân với phương châm: "Việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được".
theo Vietnamnet
Chuyện chưa kể về nữ tình báo mang dòng dõi hoàng tộc
(ĐSPL) - Cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng, lúc về già
nhìn trước ngó sau chỉ còn một mình lẻ bóng. Với bà, dường như sinh ra
để gánh những bất hạnh, khổ đau. Tài năng, xinh đẹp, có lúc cuộc đời
từng cho bà những gì bà muốn, nhưng tất cả thoáng chốc lại trở về hư vô.
Những người con ruột bà sinh ra do hoàn cảnh đều sớm phải xa lìa. Cuối
đời, bà phải nương tựa vào người con nuôi tật nguyền nhận nuôi từ đồng
đội.
Kỳ cuối: Khoảng lặng tuổi xế chiều của một điệp viên lừng lẫy
Giông tố của đời thường
Bà
Ánh từng bước khập khễnh dẫn tôi vào nhà, đó là di chứng của lần ở tù
bị địch tra tấn dã man, bà bị cắt gân. Trên hốc mắt vẫn còn một mảnh đạn
nhỏ găm sâu, lúc trái gió trở trời những vết thương lại tại phát. Đó là
hậu quả của những trận đánh bom cảm tử.
Ba Diệp tổi xế chiều
Bà
kể, ngày 27/ 8/1969, sau khi tiến hành vụ ám sát Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu không thành, bà xung phong đánh bom cảm tử vào rạp Ngọc Lan - TP
Đà Lạt, khiến hàng trăm sĩ quan Mỹ, và chính quyền Sài Gòn chết và bị
thương. Tiếp đó bà lại xung phong cùng đội cảm tử sang công tác và chiến
đấu tại chiến trường Lào 3 năm.
Cuối tháng
4/1972, bà bí mật về nước để cùng một nhóm biệt động thâm nhập vào cứ
điểm Đắc Tô - Tân Cảnh của chính quyền Sài Gòn, góp phần cùng bộ đội chủ
lực tiêu diệt chúng. Khi vừa trở lại Đà Lạt thăm con, mua gạo tiếp tế
cho Khu 6, bà đã không may bị phục kích, bà bị bắt khi đang ăn tối.
Chúng đưa bà về giam tại Ty an ninh tỉnh Tuyên Đức, bị giam giữ và tra
tấn ở đây suốt 3 tháng trời mới được Tỉnh trưởng Trần Văn Phước cứu
thoát.
Tiếp tục chiến đấu, bà có mặt tại Đà Lạt
từ những ngày thành phố hỗn loạn vì quân địch tháo chạy trong chiến dịch
mùa xuân lịch sử. Tiếp đó, bà cùng đoàn công tác của đồng chí Phạm Hùng
từ Đà Lạt tiến về giải phóng Sài Gòn.
Chiều
30/4/1975, trong lúc đang cùng đoàn cán bộ Quân quản làm việc tại Dinh
Độc Lập, Ba Diệp bị ngất bởi vết thương trên đầu tái phát, do nhiều đêm
thức trắng, căng thẳng và làm việc quá sức. Đồng đội lập tức đưa bà vào
bệnh viện cấp cứu.
Khi tỉnh dậy, thấy mình đang
nằm trong Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Bà lơ mơ nghe các bác sĩ nói mình
đã được phẫu thuật cách đó hơn một tuần. Họ đã lấy được một mảnh đạn
nhỏ 3 ly, nằm trong hộp sọ, sau tai trái của mình. Vì nhóm máu O của bà
lúc đó quá hiếm, một bác sĩ người Mỹ tốt bụng đã tình nguyện hiến máu
cho bà, rồi lại đi vào hôn mê. Mãi 3 tháng sau, mới tỉnh dậy lần thứ 2,
bà thấy mình đang trong Bệnh viện Chợ Quán Sài Gòn.
Rồi
tới một ngày, bà nghe lỏm các bác sĩ nói với nhau: “Bà này bị trầm cảm
rất nặng, chuẩn bị đưa đi nhà thương điên ở Biên Hòa”. Quá hoảng, bà
liền tự bỏ bệnh viện ra về trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mơ, nhiều khi
không biết mình là ai, không nhớ quá khứ của mình thế nào và không một
thứ giấy tờ tùy thân (giấy tờ tùy thân, nhà đất, bằng cấp... đều mất
trong trận đánh bom rạp Ngọc Lan). Theo bản năng, bà tìm về căn nhà cũ
của mình trong một con hẻm nhỏ ở gần chợ Cây Quéo - Gia Định. Ngôi nhà
lâu không có người ở.
Không có lương, không tiền
trợ cấp, để có thể tồn tại được hằng ngày, bà phải ra chợ trời buôn bán
đồ cũ của vợ con công chức chế độ cũ. Gặp gì mua nấy, có lời là bán,
miễn là kiếm được mấy đồng đủ mua gạo, mua rau sống qua ngày. Cũng vì
buôn bán ở chợ trời Huỳnh Thúc Kháng - Sài Gòn mà trong một đợt bị truy
quét, bà đã bị bắt đưa đi lao động cải tạo tại trại Ba Reng (thuộc H.
Mộc Hóa, tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Campuchia).
Khi
quân Pôn Pốt tấn công biên giới, trại Ba Reng bị tan rã, Ba Diệp thoát
được về Sài Gòn, rồi lên Đà Lạt. Tất cả đều trở thành con số không, hai
bàn tay trắng bà phải kiếm tiền thuê nhà, sống bằng nghề chữa bệnh chui
và buôn thuốc Tây ở chợ trời. Trí nhớ khôi phục dần, bà thường kể cho
các con nghe về cuộc đời hoạt động của mình.
Những day dứt và niềm hạnh phúc cuối đời
Gấp
lại cuốn nhật ký xưa, bà Ánh trở lại với đời thực, bà thở dài: “Hiện
tôi sống cùng vợ chồng người con nuôi. Nhưng khổ nỗi là thần kinh nó bị
ảnh hưởng sau một tai nạn nghiêm trọng, may mà 2 đứa cháu một trai một
gái ngoan ngoãn học giỏi.
Bà Ánh bên cạnh cô cháu gái
Tôi
hỏi: “Những người con ruột bà đâu?” Như chạm vào nỗi sâu kín, bà vào
trong lấy ra tấm ảnh chụp người đàn ông đứng tuổi mang áo nâu nhà Phật
rồi nói: “Đó chính là Đào Tấn Phúc, người con trai duy nhất này bị chính
cha nó (Đào Tuấn Kiệt) bí mật bắt cóc từ lúc bập bẹ, rồi cho sang Pháp
học vì sợ lớn lên cũng sẽ đi theo con đường của cha mẹ nhiều bất trắc,
lắm hiểm nguy. Hiện Tấn Phúc đang ở Pháp. Còn người con gái đầu của tôi
đã mất vào năm 1981 sau một tai nạn”. Đoạn đôi mắt người phụ nữ bạc phận
lại đỏ hoe.
Có lẽ trường hợp chồng bắt con rồi
biền biệt giấu vợ vì tương lai của con chỉ có thể xảy ra với những người
làm tình báo như bà Đặng Hoàng Ánh mà thôi. Câu chuyện éo le đó, bà ghi
lại tường tận trong cuốn nhật ký của mình. Bà Ánh bảo, khi Đào Tấn Phúc
bị bắt cóc, bà mang nỗi đau mất con ròng rã mấy chục năm trời. Năm 1962
Tấn Phúc bị mất tích, mãi đến năm 1982 trong một lần về Sài Gòn mới có
người quen tiết lộ rằng, từng thấy Tấn Phúc ở một nhà trẻ ở Long An. Hi
vọng về việc tìm lại con lại dấy lên, đến năm 1994 khi Trần Văn Phước từ
Pháp về nước thì câu chuyện bí ẩn mấy chục năm chôn giấu trên mới được
tiết lộ.
Câu chuyện hi hữu ấy được bà Ánh ghi
lại như sau: Năm 1962 BS. Đào Tuấn Kiệt đột ngột từ Pháp về nhưng giấu
vợ và đi thẳng lên Đà Lạt thăm nhà. Lúc này Ngọc Diệp đang giặt tã cho
con mình ở phía sau nhà, khi quay trở vào thì cửa chính bị phá, đứa bé
hơn một tháng tuổi đã mất tích. Sau nhiều ngày tìm kiếm nhưng đều bất
thành, Ngọc Diệp sống trong triền miên những tháng ngày đau khổ.
Theo
lời kể của chính người trong cuộc là Trần Văn Phước thì sau khi mang
con trai về, Đào Tuấn Kiệt nhờ Phước trông giùm ở một nhà trẻ mồ côi với
tên họ hoàn toàn khác. Mãi đến lúc 17 tuổi thì Đào Tuấn Kiệt mới đưa
con mình sang Pháp học, Đào Tấn Phúc cũng theo nghề y, thế nhưng sau khi
tốt nghiệp thì quyết định xuất gia và làm trụ trì một ngôi chùa ở TP.
Măc- Xây (Pháp).
“Sau này Đào Tấn Phúc về nước
một lần, mẹ con tôi có gặp nhau, nhưng rồi tình cảm cũng nhạt nhòa, vì
trên thực tế Tấn Phúc lớn lên không có sự chăm sóc của cha, mẹ”, giọng
bà Ánh buồn khi nói về người con trai duy nhất của mình.
Bà Ánh mãn nguyện khi hai đứa cháu rất ngoan và học giỏi
Còn
câu chuyện bà cưu mang đứa con của đồng đội cũng thấm đầy nước mắt.
Tháng 5/1972, bà bị bắt và giam 100 ngày vì bị chỉ điểm cung cấp lương
thực cho quân giải phóng, rồi bị đưa về tra khảo tại Văn phòng quân
cảnh, số 11B Trần Hưng Đạo, Đà Lạt. Cùng giam với bà có một nữ chiến sĩ
của ta và một bé trai.
Bà kể: "Chị nói tên là
Dương, có lẽ là một sinh viên hoạt động trong phong trào yêu nước Trương
Đình Thành. Trong khi lấy lời khai, tôi nghe chị nói rất đanh thép:
“Tao Nguyễn Thị Dương, cộng sản Cai Lậy”, nhưng có lẽ đó là cái tên giả.
Chúng tôi bị tra tấn rất dã man, sống dở chết dở. Chị Dương đã chửi rủa
chúng, với ý đồ cho địch tập trung hết vào mình mà lơi tay với tôi, nên
chị đã bị chúng chặt tay, rạch miệng tử vong. Trước khi hi sinh, chị
lấy trong áo đứa bé một tấm hình cỡ 4x6 của chị, rồi nhờ tôi cưu mang bé
Cu, và nói cha cháu tên là Chinh”.
Bé Cu được
bà đặt tên theo họ mình Đặng Anh Quân, bà nuôi lớn từng ngày bằng tình
thương của người mẹ và trách nhiệm với lời hứa của người đồng đội trung
kiên năm xưa. Bà trực tiếp cưới vợ cho người con nuôi, chắt góp từng
đồng lương ít ỏi để lo qua những ngày tháng khốn khó.
Nhiều
lần bà đã cất công lần manh mối đi tìm để Anh Quân biết về cội nguồn
của mình nhưng mọi thông tin đều bặt vô âm tín. Có lẽ đó là duyên nợ để
bà có chỗ nương tựa lúc về già. Trước khi chia tay tôi, bà lão xua đi
mọi sầu muộn bằng nụ cười tươi: “Con nuôi hay con đẻ cũng là con, miễn
sao sống với nhau bằng tình mẫu tử thì khi nhắm mắt tôi cũng mãn nguyện
rồi”.
Trăn trở một lời hứa
Có
lẽ đời không quá đỗi bất công, chiến tranh loạn lạc, bất hạnh không cho
bà được quyền trọn vẹn làm mẹ của những đứa con dứt ruột sinh ra, nhưng
bù lại người con mà bà đang cưu mang của một người đồng đội gửi gắm
trước lúc hi sinh lại thương bà hơn cả con ruột. Đó là niềm hi vọng của
bà lúc về già. Tuy vậy, đến tuổi bóng xế bà vẫn còn bỏ ngỏ lời hứa năm
xưa của đồng đội là quyết tìm lại được quê hương bản quán, cũng như dòng
dõi cho đứa con nuôi tội nghiệp của.
Kỳ Anh
Tiết lộ đáng sợ trong “Quận chúa biệt động”
Nguồn: talawas 26.8.2008
Vũ Quí Hạo Nhiên
Một
cô gái nhà giàu, thế gia vọng tộc, nhưng lại ham mê cách mạng, hoạt
động nằm vùng cho cộng sản ngay trong lòng tầng lớp thượng lưu của Việt
Nam Cộng hòa, bí mật đó tới nay, hơn 30 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt,
mới được tiết lộ. Đó là những yếu tố đặc biệt để tạo nên một câu chuyện
lôi kéo độc giả, và có lẽ chính vì vậy mà quyển Quận chúa biệt động,
viết về một nhân vật có thật, đã từng được báo chí Việt Nam thổi phồng
rầm rộ trước đây vài tháng, và mới đây trong dịp lễ 19 tháng Tám và 2
tháng Chín, lại được mang ra quảng cáo tiếp tục.
Tất
nhiên, quyển sách có đưa lời giải thích đầy đủ tại sao câu chuyện này
tới nay mới kể. Nhưng cũng chính trong những lời giải thích đó mà ta có
thể đặt câu hỏi bao quát hơn về cách người cộng sản đối xử với chính
đồng chí của mình.Thế giới Phụ nữ,
vì ngôn ngữ trong báo này có phần ngộ nghĩnh), vì công trình hoạt động
của bà “gắn quá nhiều với mỹ nhân kế… nên nhiều người cho rằng bà Diệp
là người sống buông thả”.
Câu
chuyện về bà Phạm Ngọc Diệp (từ sau 1975 mang tên Đặng Hoàng Ánh) có
thể tóm tắt như sau. Bà là dòng dõi thông gia với vua nhà Nguyễn: Cụ nội
bà là thân sinh của Từ Dũ Thái hậu. Bà tham gia kháng chiến chống Pháp,
rồi qua Pháp học Y khoa. Về nước thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, bà được
cách mạng giao nhiệm vụ phải vào làm tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn.
Qua quan hệ gia đình, bà được Tổng thống Diệm ưu đãi, và từ đó bà dùng
lợi điểm này để lập nhiều công trạng cho phía cộng sản.
Trong
thời gian chiến tranh, đã có lần bà được cử ra ngoài Bắc và gặp Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Theo lời kể, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhắc đến đích
danh thân phụ bà là “Lệ Chất tiên sinh”. Cũng trong thời gian chiến
tranh, bà đã có gặp các nhân vật Nguyễn Văn Linh và Phạm Hùng, sau này
đều nắm những chức vụ cao nhất trong giới cầm quyền Việt Nam.
Tuy nhiên (và ở đây tôi trích lời tóm tắt của báo
“Một
trong các đồng chí của bà đã yêu bà và có hành động thiếu kiểm soát của
lý trí. Bị bà cự tuyệt thẳng thừng, người ấy đã ra lệnh thu giữ giấy tờ
chính thức của bà rồi nói là mất.”
Không
biết chuyện sau đó thế nào nhưng tới sau ngày 30-4-1975, “tình hình vẫn
chưa được ổn định nên chính ông Vũ Ngọc Nhạ, nhân một lần gặp gỡ tình
cờ đã khuyên bà tạm thời chưa liên lạc vội.”
Và thế là bà “quận chúa biệt động” sống ẩn danh từ đó tới khi ông Phạm Hùng tìm ra bà.
Không
có giấy tờ tùy thân, năm 1984 bà mới xin được giấy chứng minh mang tên
Đặng Hoàng Ánh. Và thay vì sống tại Sài Gòn, nơi bà từng hoạt động thời
chiến tranh, từng là bác sĩ, giám đốc bệnh viện, bà dời lên Lâm Đồng
thầm lặng làm rẫy trên miếng đất bà mua từ trước 1975, trong tình trạng
không hộ khẩu, không tem phiếu.
&
Bây giờ, hẵng cứ giả sử chuyện này là có thật, không phải chuyện bịa ra do nhu cầu tuyên truyền gì đó.
Câu hỏi đầu tiên, tất nhiên, là “một trong các đồng chí của bà” là ai, ông ta đã làm gì và có bị kỷ luật gì chưa?
Không
nói tới chuyện xúc phạm tới bà Diệp, chỉ riêng việc người này đã “làm
mất” giấy tờ chính thức của bà, là có thể gây khó khăn cho công tác biệt
động của bà. Nói cách khác, người này vì tư thù (mà lỗi ở ông ta) mà
làm một hành vi có thể gây thiệt hại tới công tác cách mạng. Riêng việc
đó đã đáng kỷ luật nặng nề rồi.
Hãy xem tới chuyện gì xảy ra sau ngày “giải phóng miền Nam”. Câu hỏi nặng ký hơn, là nguyên do gì đã khiến bà Diệp không ra mặt?
Đây
không phải là lần đầu tiên một gián điệp của “cách mạng” đã không ra
mặt công khai (không dám hay không thể) sau khi cách mạng đã toàn thắng.
Trước đây đã có trường hợp nhà văn Vũ Bằng. Ông qua đời rồi con cháu
mới dám công khai.
Chuyện bất thường như xảy ra một lần thì giải thích vòng vo lý do như thế như kia, người ta còn tạm tin được.
Tới lần này nữa thì khó mà tin lắm.
&
Hãy
tự đặt mình vào vị trí bà Diệp. Bà là một người trí thức, nằm trong
giới thượng lưu Sài Gòn mà vẫn hoạt động cho cộng sản, từng được chọn để
ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lúc hai miền Nam Bắc còn đang
đánh nhau.
Nói tóm lại, bà Diệp không phải “tay mơ”, không ngu dại gì, và cũng không phải là loại người dễ bị hù dọa hay dụ dỗ.
Trong
thời gian sau 1975, bỏ qua chuyện bà có thể muốn được tưởng thưởng xứng
đáng, là một người của cách mạng ít ra bà chắc hẳn muốn được cùng đứng
với các đồng chí của mình trong hàng ngũ công khai vui mừng chiến thắng
chứ.
Như
vậy, nếu ông Vũ Ngọc Nhạ chỉ bâng quơ “khuyên bà tạm thời chưa liên lạc
vội” với lý do mù mờ là “sau 30/4/1975, tình hình vẫn chưa được ổn
định” – liệu bà có nghe theo không?
Hãy thử tưởng tượng đoạn đối thoại đại khái như này.
Vũ Ngọc Nhạ: “Thôi, tạm thời chị đừng liên lạc vội.”
Phạm Ngọc Diệp: “Tại sao vậy anh?”
Vũ Ngọc Nhạ: “Vì tình hình vẫn chưa được ổn định.”
Phạm Ngọc Diệp: “Vâng, thế tôi nghe lời anh.”
Không thể tin được. Không lọt tai chút nào. Một người như bà Diệp không thể khờ như thế được.
Để
có thể tin được, để có thể hiểu được vì sao sau đó bà Diệp lại bỏ Sài
Gòn đi về tỉnh, vì sao chính ông Phạm Hùng cho người đi tìm mà phải “rất
lâu sau đó” mới tìm được bà, vì sao bà phải lấy một tên tuổi hoàn toàn
mới, cuộc đối thoại phải thuộc một trong hai trường hợp sau:
Khả năng “A” – Lời cảnh cáo của ông Nhạ có liên quan tới cá nhân bà Diệp:
Vũ Ngọc Nhạ: “Thôi, tạm thời chị đừng liên lạc vội.”
Phạm Ngọc Diệp: “Tại sao vậy anh?”
Vũ
Ngọc Nhạ: “Chị có nhớ ông XYZ, người nói là ‘làm mất’ giấy tờ của chị
không? Hắn hiện nay đang nắm chức vụ rất cao, và vẫn còn căm thù chị
lắm.”
Phạm
Ngọc Diệp: “Tôi không sợ. Tôi còn biết rất nhiều điều về hắn, tôi mà mở
miệng ra khai là hắn mất chức, mất Đảng tịch ngay. Tôi quen anh Hai
Hùng, anh ấy bây giờ là Phó Thủ tướng Phạm Hùng, anh ấy sẽ giúp tôi.”
Vũ
Ngọc Nha: “Chị suy nghĩ kỹ đi. Phạm Hùng sẽ bênh chị hay bênh hắn?
(Hay: Phạm Hùng với hắn, ai ngon hơn ai?) Giữa cái miệng của chị và lâu
la bộ hạ của hắn, chị tố cáo hắn nhanh hơn hay hắn thủ tiêu chị nhanh
hơn?”
Và sau đó bà Diệp đổi tên đổi họ, chạy ra khỏi khu đô thị, lên rừng làm rẫy.
Khả năng B – Lời cảnh cáo của ông Nhạ liên quan tới toàn bộ nhóm biệt động thành:
Vũ Ngọc Nhạ: “Thôi, tạm thời chị đừng liên lạc vội.”
Phạm Ngọc Diệp: “Tại sao vậy anh?”
Vũ
Ngọc Nhạ: “Tình hình hiện nay rất gay đối với nhóm biệt động thành
chúng mình. Họ không tin tưởng mình, họ cho là mình đã bị nhiễm bả tư
bản”.
Phạm Ngọc Diệp: “Không lẽ lại như vậy?”
Vũ Ngọc Nhạ: “Chị chưa nghe nói vụ anh A bị đi cải tạo? Vụ chị B bị đánh tư sản? Anh C? Chị D?”
Phạm Ngọc Diệp: “Tôi có nghe, nhưng cứ tưởng là tin đồn.”
Vũ Ngọc Nhạ: “Ngay cả tôi, ngay cả anh Phạm Xuân Ẩn, còn bị nghi ngờ, nói gì đến người khác.”
Phạm Ngọc Diệp sững sờ, cứng họng, không biết nói sao.
Vũ Ngọc Nhạ: “Tôi cũng khuyên anh Vũ Bằng rồi, đừng ra mặt, chỉ có hại.”
Bà Diệp tỉnh ra, tính ngay tới việc thay đổi họ tên, chạy ra khỏi khu đô thị, lên rừng làm rẫy.
&
Hai
đoạn thoại ở trên là tưởng tượng, dĩ nhiên, nhưng phải như vậy mới giải
thích được tại sao trong mấy chục năm trời bà Diệp lẩn trốn những người
đồng chí của mình, chịu thân phận không tên không tuổi, không hộ khẩu
không tem phiếu, không được chia sẻ vào “niềm vui đại thắng” mà bà đã
góp phần dựng nên.
Khi
một người vốn thông minh và dũng cảm lại chịu mất mát nhiều như vậy mà
không có lời giải thích nào khác có lý, chỉ còn mỗi một lời giải thích
duy nhất: Người đó đã khôn ngoan “bỏ của chạy lấy người”.
&
Nếu
nhìn lại lịch sử của nhà cầm quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không phải một lần mà những
người cộng sản đã xử tệ với những người cộng sản khác. Trong thập niên
1950 là vụ Cải cách Ruộng đất, và sau đó là vụ sửa sai. Trong thập niên
1960 là vụ án xét lại. Tới thập niên 1970 chắc hẳn là những vụ mà tới
nay vẫn còn chưa tiết lộ – những vụ ghê rợn tới mức một người như bà
Diệp còn phải sợ hãi bỏ chạy.
Tiềm
ẩn trong quyển Quận chúa biệt động của nhà xuất bản Công an Nhân dân,
do đó, là những câu hỏi rất đáng đặt ra về cách đối xử nguy hiểm đáng sợ
của những người cộng sản với chính những đồng chí của mình.
CHÚ THÍCH ẢNH: Bìa cuốn Quận chúa biệt động của Đặng Vương Hưng, Nxb Công an Nhân dân, 408 tr., 6.2008
Thu hồi sách “Quận chúa biệt động”
Các ban ngành, Hội Cựu chiến
binh và nhiều người cao tuổi, đọc sách xong đã phản ứng quyết liệt, cho
rằng ở chương 4 của sách, tác giả đã bịa đặt, bóp méo lịch sử
Ngày 26/10, Giám
đốc NXB Công an nhân dân vừa có công văn xin lỗi Tỉnh ủy Vĩnh Long và
bạn đọc cả nước; đồng thời quyết định thu hồi cuốn sách mang tên “Quận
chúa biệt động” do có nhiều chi tiết sai sự thật, gây xôn xao dư luận
tại tỉnh Vĩnh Long và yêu cầu tác giả và biên tập viên chỉnh sửa lại nội
dung cho đúng.
“Quận chúa biệt
động” là cuốn sách do tác giả Đặng Vương Hưng viết theo dạng tiểu
thuyết, tư liệu ghi chép lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Đặng
Hoàng Ánh, nhân vật lịch sử có thật hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng.
Sách gồm 30 chương, hơn 400 trang, do Nhà xuất bản Công an nhân dân in
và phát hành trong quý 2 năm nay. Ngay khi phát hành, cuốn sách được bạn
đọc trong cả nước đón đọc, tìm hiểu cuộc đời hoạt động đầy chông gai
của bà Ánh. Tuy nhiên, tại Vĩnh Long, các ban ngành, Hội Cựu chiến binh
và nhiều người cao tuổi, đọc sách xong đã phản ứng quyết liệt, cho rằng ở
chương 4 của sách, tác giả đã bịa đặt, bóp méo lịch sử. Cụ thể, chương 4
có tựa đề “Người đẹp làm sát thủ và gã yêu râu xanh”, miêu tả bà Ánh
can đảm tìm cách đột nhập nhà riêng Khưu Văn Ba và dùng súng riêng bắn
chết tên tỉnh trưởng ác ôn. Tuy nhiên, theo các độc giả ở tỉnh Vĩnh
Long, việc ám sát Khưu Văn Ba là chiến công của Đại đội 256, Tiểu đoàn
Lý Thường Kiệt, thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 16/6/1960,
Đại đội 256 kết hợp với nhân dân và du kích địa phương, phục kích bắn
chết tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba tại cổng Cây Sao, đường 16 B, thuộc xã
Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Những nhân chứng tham gia trận
đánh này hiện vẫn còn sống./.
Mỹ Nhung: Từ cô tiểu thư đến chiến sĩ tình báo
( PHUNUTODAY ) - Viên Thiếu tá Mỹ đặc biệt tin tưởng Mỹ Nhung. Có người thấy hắn chiều Mỹ Nhung quá bèn nói: “Không sợ cô nàng là Việt cộng hay sao”. Hắn cười: “Tiểu thư Mỹ Nhung mà là V.C thì tất cả nhân viên ở đây đều là V.Crsquo;.
Vỏ bọc hoàn hảo của nữ tình báo trong lòng địch
Sau khi từ chiến khu trở về năm 1953, Mỹ Nhung (Tám Thảo) đã bắt đầu đi học tiếng Anh, để chuẩn bị cho nhiệm vụ cách mạng sau này. Thời cơ đến khi cụm trưởng cụm tình báo H63 là Tư Cang chính thức vào thành hoạt động, trực tiếp chỉ đạo lưới điệp viên Phạm Xuân Ẩn, Tám Thảo và một vài đầu mối quan trọng khác, nhưng Phạm Xuân Ẩn vẫn là điệp viên quan trọng nhất.
Ngày đó, cô tiểu thư Mỹ Nhung là một mắt xích quan trọng trong cụm tình báo H63. Gia đình Mỹ Nhung chính là nơi trú ẩn an toàn cho cụm trưởng Tư Cang.
Lợi thế của Mỹ Nhung là ngoại ngữ rất khá, lại xinh đẹp, con nhà giàu có. Với một bản lý lịch “sạch” như thế, cụm trưởng Tư Cang đã gợi ý cho Mỹ Nhung thi vào làm việc ở Bộ Tư lệnh Hải quân của địch. Mỹ Nhung đã phải mất mấy chục ngàn đồng – một số tiền lớn lúc đó, để nhờ người giới thiệu vào Bộ Tư lệnh Hải quân.
Vài hôm sau đó, cô đến phỏng vấn. Người phỏng vấn cô là một tay Thiếu tá người Mỹ mới ngoài 30 tuổi, nhưng rất sắc sảo. Cả hai trò chuyện về phim ảnh, về hội họa, về nghệ thuật, về địa lý, về các vấn đề thời sự, xã hội…
Tiểu thư Mỹ Nhung (Tám Thảo) khi trẻ |
Làm việc ở Bộ Tư lệnh Hải quân – một trong những cơ quan đầu não quan trọng của chính quyền địch, Mỹ Nhung đã có cả một chiến lược để xây dựng cho mình một vỏ bọc hoàn hảo.
Tiểu thư Mỹ Nhung luôn nói với đồng nghiệp: nhà tôi rất giàu. Tôi đi làm vì vui, vì muốn được giao tiếp và học theo phong thái của người Mỹ. Lấy lý do nhà giàu, nên Mỹ Nhung luôn thể hiện sự đài các, cao sang trong từng hành động. Khi cấp trên của Mỹ Nhung đề nghị cô làm thêm giờ, cô từ chối vì…không cần tiền.
Nhưng thực chất là vì cô muốn dành thời gian cho những hoạt động khác của cách mạng. Chính vỏ bọc tiểu thư cũng giúp cô rất nhiều trong việc che giấu thân phận mình.
Năm 1969, khi Bác Hồ mất, 1 tháng trời Mỹ Nhung chỉ mặc đồ trắng, như một cách cô – một người dân miền Nam, để tang vị cha già của dân tộc. Tên Thiếu tá chỉ huy của cô thấy thế vô cùng thắc mắc. Cô liền trả lời:
“Nhà tôi kinh doanh vải. Má tôi may cho tôi rất nhiều áo váy. Tôi mặc hết màu trắng rồi sẽ mặc sang màu khác” . Tên Thiếu tá Mỹ nghe vậy chỉ biết lắc đầu lè lưỡi về sự “chịu chơi” của cô tiểu thư Sài Gòn.
Ở Bộ Tư lệnh Hải quân, Mỹ Nhung là một cô gái rất duyên dáng, xinh đẹp, nên rất được tên Thiếu tá Mỹ nâng niu, chiều chuộng. Khi đi đâu dự tiệc, hắn thường rủ cô đi cùng. Buổi chiều sau khi tan giờ làm, hắn cũng sẵn sang lái xe về nhà.
Buổi sáng cô đi làm, có cụm trưởng Tư Cang đưa đi, buổi chiều về nhà, có Thiếu tá Mỹ đưa về. Có lần khi ngồi sau xe cụm trưởng Tư Cang, cô nói đùa: “Đời em kể cũng hay! Sáng Thiếu tá Tình báo Việt cộng chở đi làm. Chiều Thiếu tá tình báo Mỹ đưa về.
Điệp viên Mỹ Nhung khi đã về già |
Đại tá tình báo Tư Cang kể rằng, trong thời gian Tiểu thư Mỹ Nhung làm việc ở Bộ Tư lệnh Hải quân, cô đã đưa về rất nhiều tài liệu quý, xếp vào hàng tuyệt mật của địch, cung cấp những thong tin quý giá cho kháng chiến.
Có lần, cô nghe ngóng được một sĩ quan tình báo của mình cài vào lòng địch bị lộ, địch đang chuẩn bị lên kế hoạch bắt, cô đã báo cho cụm trưởng Tư Cang. Người sĩ quan đó ngay lập tức được đưa vào chiến khu.
Có lần khác, được tổ chức yêu cầu phải lấy được sơ đồ và hình ảnh về Bộ Tư lệnh Hải quân, cô đã khôn khéo nhờ viên Thiếu tá Mỹ chỉ huy của mình bấm cho mình vài kiểu ảnh “kỷ niệm” ở các góc trong khu Bộ Tư lệnh Hải quân. Tội nghiệp tên Thiếu tá, không hề biết rằng những việc mình làm đang tiếp tay cho “Việt cộng”.
Công việc chính của tiểu thư Mỹ Nhung ở văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân là dịch tài liệu, bao gồm cả những tài liệu mật. Những buổi trưa, cô thường lấy cớ về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi, để tranh thủ đem theo những tài liệu mật về nhà cho cụm trưởng Tư Cang chụp ảnh hoặc ghi lại, đến đầu giờ chiều lại mang vào Bộ Tư lệnh Hải quân, coi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Có hôm buổi trưa ở lại Bộ Tư lệnh Hải quân, thấy tài liệu mình dịch có nhiều thông tin quý, có thể giúp ích cho cách mạng, Mỹ Nhung đã bỏ cả giờ cơm trưa, cặm cụi ngồi dịch trong văn phòng. Đúng lúc đó Mỹ Hồng- một phiên dịch khác bước vào.
Cô ta tỏ vẻ nghi ngờ: “bồ làm việc thế này cũng đâu được trả tiền ngoài giờ? Hay bồ lấy tài liệu cho Việt cộng”. Mỹ Nhung cười tươi:
“Bồ đa nghi quá. Có mấy chữ này, mình dịch mãi vẫn không thoát ý, nên đang cố ngồi dịch cho bằng được mới thôi” – nói rồi cô vò nát tờ giấy, vứt luôn vào sọt rác. Người bạn đồng nghiệp không còn lý do gì để nghi ngờ cô.
Thường mỗi khi ra khỏi Bộ Tư lệnh Hải quân, các nhân viên đều phải để bảo vệ ở cổng kiểm tra đồ đạc. Có lần Mỹ Nhung đã khóc lóc, nói với tên Thiếu tá Mỹ rằng: “Việc kiểm tra đó khiến tôi cảm thấy mình như tội phạm”.
Sợ làm người đẹp buồn, viên Thiếu tá Mỹ ra lệnh cho bọn lính canh: “Không được kiểm tra tiểu thư Mỹ Nhung”. Nhờ đó mà nhiều tài liệu đã được cô đưa ra khỏi Bộ Tư lệnh một cách êm ả.
Viên Thiếu tá Mỹ đặc biệt tin tưởng Mỹ Nhung. Hắn tin đến nỗi có người thấy hắn chiều Mỹ Nhung quá bèn nói: “Không sợ cô nàng là Việt cộng hay sao”. Hắn cười: “Tiểu thư Mỹ Nhung mà là V.C thì tất cả nhân viên ở Bộ Tư lệnh Hải quân đều là V.C’.
Nhờ sự khôn khéo của mình, Mỹ Nhung đã tạo được một vỏ bọc hoàn hảo.
Cuộc đấu trí với cái máy phát hiện nói dối
Nhưng không phải lúc nào Mỹ Nhung cũng yên ổn ở Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ. Có một hôm, tên Thiếu tá tình báo Mỹ lái xe đưa Mỹ Nhung đến một biệt thự vắng vẻ rồi bảo cô vào đó, gặp người của hắn. Linh cảm có điều không lành, Mỹ Nhung vừa bước vào biệt thự, vừa thấy chân mình run run.
Ở giữa phòng khách của căn biệt thự, có đặt một cái máy vuông vuông như cái tivi, bên cạnh là mấy tay sĩ quan, bác sĩ, đang đứng đó. Ngay khi nhìn cái máy, Mỹ Nhung đã nghĩ ngay đó là cái máy nói dối. Trước đó không lâu, nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn đã kể với Mỹ Nhung về cái máy nói dối. Phạm Xuân Ẩn nói:
“Không cái máy nào phát hiện ra mình nói thật hay nói dối. Chúng chỉ căn cứ vào nhịp tim của chúng ta để xem chúng ta có nói thật hay không. Vì vậy nếu bị “thử” bằng máy nói dối, điều duy nhất phải làm là phải giữ bình tĩnh, thật sự bình tĩnh”.
Tên sĩ quan Mỹ kiểm tra cô trước khi bắt đầu còn gằn giọng dọa cô: “Cô chỉ được nói yes, or no. Trả lời dài dòng, là tôi coi như cô là Việt cộng”. Nhưng lời đe dọa của hắn không làm Mỹ Nhung mất bình tĩnh.
Tin tưởng vào những gì Phạm Xuân Ẩn nói, nên trong suốt quá trình bị kiểm tra bằng cái máy nói dối, Mỹ Nhung hướng ý nghĩ của mình đến bộ phim “Cuốn theo chiều gió” – một bộ phim vô cùng được yêu thích lúc đó. Cô vượt qua những câu hỏi kiểm tra của chúng 100%.
Ngày hôm sau, khi lên Bộ Tư lệnh Hải quân làm việc, Mỹ Nhung cầm theo cái đơn xin nghỉ việc, rơm rớm nước mắt nói với tên Thiếu tá Mỹ: “Gia đình tôi giàu có. Tôi đi làm không phải vì tiền mà là vì muốn học văn minh của các anh. Không ngờ các anh xúc phạm tôi. Tôi thật thất vọng về cách cư xử của các anh với phụ nữ”.
Tên Thiếu tá Mỹ thấy người đẹp khóc đã rối rít: “Xin tiểu thư đừng giận. Chúng ta làm trong ngành tình báo, việc kiểm tra là tất yếu. Cả tôi cũng đã từng bị kiểm tra. Tôi vừa nhận được kết quả là tiểu thư đã vượt qua được kỳ kiểm tra đó xuất sắc. Tiểu thư hoàn toàn trong sạch”.
Sau lần kiểm tra đó, tên Thiếu tá Mỹ đã hoàn toàn tin cậy Mỹ Nhung. Hắn không ngờ rằng, cả hắn, cả cái máy phát hiện nói dối và cả hệ thống tình báo của CIA ở Sài Gòn đã bị cô tiểu thư giàu có qua mặt. Đó chính là lý do khiến nhiều thông tin của Bộ Tư lệnh Hải quân bị lộ mà chúng không thể lý giải được là do ai.
Năm 1970, Mỹ Nhung được rút ra chiến khu, dù khi đó cô vẫn chưa bị lộ. Lúc đó cô đã nhiều tuổi mà chưa có chồng. Tổ chức thấy vậy đã giới thiệu cô với một sĩ quan thông tin của ta.
Năm 40 tuổi, cô kết hôn với người sĩ quan này. Nhưng vì kết hôn quá muộn, cô không bao giờ có thể có con. Giờ đây, khi người bạn đời của mình đã qua đời, nữ tình báo Mỹ Nhung – Tám Thảo sống trong căn nhà xinh xắn trên đường Nguyễn Trọng Tuyển.
Niềm vui của cô là những buổi gặp gỡ, trò chuyện với những người bạn thân, những người đồng đội cũ như cụm trưởng Tư Cang.
PV
Tiểu thư Tám Thảo - Nữ điệp báo thông minh, sắc sảo
QĐND Online - Bà không nổi tiếng như những huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Tàu, Phạm Ngọc Thảo… Nhưng mỗi khi nhắc đến bà, những người đồng đội ấy đều rất cảm phục, quý mến bởi sự thông minh, sắc sảo, xử lý linh hoạt nhiều tình huống nguy hiểm bảo vệ tính mạng mình và đồng đội, cung cấp nguồn tài liệu quý giá phục vụ cách mạng. Tuổi thanh xuân bà đã dành trọn cho nhiệm vụ
QĐND
Online - Bà không nổi tiếng như những huyền thoại tình báo Phạm Xuân
Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Tàu, Phạm Ngọc Thảo… Nhưng mỗi khi nhắc đến
bà, những người đồng đội ấy đều rất cảm phục, quý mến bởi sự thông minh,
sắc sảo, xử lý linh hoạt nhiều tình huống nguy hiểm bảo vệ tính mạng
mình và đồng đội, cung cấp nguồn tài liệu quý giá phục vụ cách mạng.
Tuổi thanh xuân bà đã dành trọn cho nhiệm vụ hiểm nguy sống trong lòng
địch với lý tưởng Tổ quốc trên hết…
Nữ tình báo xinh đẹp năm xưa Nguyễn Thị
Mỹ Nhung (tức Tám Thảo) nay đã 83 tuổi nhưng nét đài các thuở nào của cô
tiểu thư con nhà giàu vẫn phảng phất trên khuôn mặt và trong giọng nói
của bà. Nữ tình báo Tám Thảo, kể:
- Tôi quê gốc ở Bắc Ninh, sinh ra trong
một gia đình nhà buôn có tiếng ở Sài Gòn nên từ nhỏ đã chẳng phải làm
gì. Năm 16 tuổi, tôi theo cha mẹ về Vĩnh Long tham gia kháng chiến. Hằng
ngày, được tận mắt chứng kiến các chị bên hội phụ nữ đi rải truyền đơn,
tôi đã muốn làm theo nhưng không được. Dù vậy, tôi vẫn quyết tâm tìm ra
vùng chiến khu và được giao nhiệm vụ ban đầu là tập chèo xuồng lái đò
đưa cán bộ qua sông. Trong những chuyến đưa đò ấy tôi đã được gặp anh Ẩn
(điệp viên hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn-PV).
Bà Tám Thảo lưu giữ hàng trăm bức ảnh chụp cùng đồng đội như một tài sản quý giá. |
Từ những công việc bình thường ban đầu,
bà phấn đấu hoàn thành thật tốt. Hai năm sau, bà được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Việt Nam. Từ đây, vinh dự và trách nhiệm của người đảng viên
luôn là mệnh lệnh thôi thúc bà phấn đấu quên mình vì Tổ quốc. Đồng thời,
cũng từ đây, quãng thời gian hoạt động của bà gắn liền với những người
đồng đội trong ngành tình báo, đặc biệt là hai nhân vật có vai trò quan
trọng: Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung) và Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Cụm trưởng
cụm tình báo H63. Bà Tám Thảo, nhớ lại:
- Năm 1964, do yêu cầu nhiệm vụ, tôi phải
tìm cách lọt vào cơ quan đầu não của địch. Với khả năng tiếng Anh lưu
loát, tôi đã xin được vào làm phiên dịch trong một cơ quan Hải quân Mỹ.
Sau này tôi mới biết, đây thực chất là một cơ quan của tình báo Hoa Kỳ. Ở
đó, tôi lần lượt giúp việc, thông dịch cho các đời trưởng phòng là
thiếu tá, cố vấn tình báo Mỹ. Chúng luân phiên sang Việt Nam công tác 18
tháng rồi lại trở về Mỹ. Điều này cũng có cái lợi nhưng cũng có khó
khăn cho tôi trong việc giữ bí mật, gây thiện cảm và tiếp cận tài liệu
cung cấp cho kháng chiến. Bởi vậy, trong sinh hoạt, công tác hằng ngày
tôi phải luôn tỉnh táo, khéo léo để giữ mình, che mắt địch, tạo niềm tin
với “sếp” và những người xung quanh.
Cách mà nữ tình báo Tám Thảo dùng để tạo
vỏ bọc qua mặt hàng loạt mật thám, CIA Mỹ trong suốt thời gian dài chính
là thái độ thân thiện, tính cách "phớt Ăng-lê" và hơi “chảnh” của tiểu
thư con nhà tư sản. Bà đã từng đập tay xuống bàn cự lại “sếp” của mình
khi bị yêu cầu làm việc thêm ngoài giờ, ngày nghỉ để được tăng lương.
Nhớ lại chi tiết đó, bà cười:
- Hôm đó là ngày làm việc cuối tuần, tên
sĩ quan trưởng phòng kêu tôi làm thêm giờ nhưng tôi nhất định không
chịu. Hắn giận dữ, đập tay xuống bàn, quát: “Đi làm có thêm tiền, tại
sao cô không đi?”. Tôi đứng phắt dậy, cũng đập bàn, đáp: “Ông có ngày
chủ nhật của ông, tôi cũng có ngày chủ nhật của tôi. Tôi không cần tiền
làm thêm giờ. Lương cả tháng không bằng tôi ở nhà buôn bán trong 2 ngày.
Tôi cần thời gian dành cho gia đình”. Nghe vậy, tên trưởng phòng im
bặt, lặng lẽ bỏ đi… Mình làm việc ngay trong lòng địch, sơ hở một chút
là chết liền, thế nên nguyên tắc đầu tiên của tôi là phải sống thật. Nếu
không sống thật thì mình sẽ chết thật.
Trong con mắt của những nhân viên cùng
phòng và người dân, tiểu thư Mỹ Nhung đi làm chỉ để kiếm chồng Mỹ và
khoe sắc, khoe của. Bởi vậy, Mỹ Nhung được sĩ quan Mỹ tin tưởng, thậm
chí còn bảo vệ cô khi có ai đó tỏ ý nghi ngờ. Chính sự khéo léo, tự tin
đã giúp bà vượt qua nhiều thức thách cam go, chuyển tài liệu ra ngoài
trót lọt, nhất là sau khi bà vượt qua thử thách của chiếc máy kiểm tra
nói dối. Nữ tình báo hồi tưởng:
Nữ tình báo Tám Thảo cùng người chỉ huy Tư Cang (thứ hai từ trái sang) và đồng đội. |
- Người Mỹ rất nguyên tắc, dù đã tin
tưởng mình nhưng họ vẫn tiến hành kiểm tra. Trước đó, tôi đã được anh Tư
Cang thông báo là bọn địch mới đưa sang một số máy kiểm tra nói dối và
sẽ sử dụng ở cơ quan Hải quân. Sáng đó, khi tôi vừa đến sở làm việc thì
tên thiếu tá “sếp” của tôi bảo lên xe zeep và chở đến một tòa nhà có căn
phòng rất rộng. Ở đó, tôi thấy có chiếc máy khá lạ. Tôi chợt nhớ tới
lời anh Tư Cang và đoán chắc đó là chiếc máy kiểm tra nói dối. Tự nhủ
lòng phải thật bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra, tôi ngồi rất
thoải mái trên ghế. Tên thiếu tá bước ra ngoài cửa đứng đợi. Một tên sĩ
quan khác bước vào. Hắn bảo tôi: “Cô chỉ được nói tiếng Việt, không quá 3
từ”. Tôi liếc qua bản danh sách có khoảng hơn 20 câu hỏi. Cuộc khảo sát
bắt đầu: “Cô người Bắc hay Nam?”. “Bắc”. “Anh cô tập kết ra Bắc phải
không?”. “Phải”. “Một năm cô gửi mấy lá thư ra Bắc?”. Thoáng chút đắn
đo, nếu nói không gửi hoặc gửi nhiều quá đều sẽ rất nguy hiểm, tôi quyết
định trả lời: “Hai”… Cứ thế, chúng hỏi tôi khá nhiều với thái độ thoải
mái dần, không quá căng thẳng, nghiêm túc như lúc đầu. Quá trình kiểm
tra, chúng kết hợp quay phim. Tôi cũng đấu trí bằng cách nhớ lại tên các
nhân vật trong những bộ phim tôi đã từng xem, không còn quan tâm đến
câu hỏi của chúng để tinh thần tỉnh táo cao độ, không bộc lộ một chút lo
sợ. Đến quá trưa, cuộc kiểm tra kết thúc. Tôi bước ra ngoài cửa, tên
thiếu tá vẫn đứng chờ, tỏ vẻ sốt ruột, hỏi: “Sao cô ở trong đó lâu quá
vậy?”. Tôi tỉnh bơ trả lời: “Anh hỏi sếp của anh ấy, làm sao tôi biết”.
Hắn đưa tôi lên xe chở về phòng làm việc. Trong đầu tôi vẫn rất bình
tĩnh, tự tin sẽ không có chuyện gì xảy ra.
Tối đó về nhà, bà kể lại toàn bộ sự việc
cho đồng chí Tư Cang (lúc này đang sống trong nhà cô Mỹ Nhung với vỏ bọc
người anh thứ tư từ dưới quê lên). Mặc dù rất tin tưởng nữ đồng đội
thông minh, sắc sảo nhưng người chỉ huy cụm tình báo chiến lược vẫn rất
lo lắng bởi nếu bị lộ thì cơ sở của ta cài cắm trong các cơ quan đầu não
của địch sẽ khó bảo toàn. Tám Thảo vẫn tự tin động viên thủ trưởng yên
tâm bởi theo bà chẳng có máy móc nào đo được bản lĩnh của con người,
chẳng qua đó chỉ là phương pháp cân não, kiểm tra tâm lý mà thôi. Sáng
hôm sau, bà đi làm sớm hơn mọi ngày với ý định dò hỏi kết quả từ tên
thiếu tá chỉ huy. Vừa thấy hắn vào phòng làm việc, bà khóc và trách hắn:
- Tôi đã làm việc cùng anh hơn 1 năm trời, vậy mà anh còn nghi ngờ tôi.
Hắn cười, bảo:
- Đó là nguyên tắc. Ngay cả tôi cũng sẽ
bị kiểm tra nếu thấy cần thiết. Kết quả của cô rất tốt, nếu không thì cô
đã bị đưa đi ngay từ trưa hôm qua rồi. Tôi đợi cô ở cửa trước là rất
tin cô sẽ vượt qua, không bị đưa đi lối cửa sau.
Nở nụ cười chiến thắng, bà Tám Thảo nói:
- Nghe hắn giải thích tôi mới hình dung
ra căn phòng kiểm tra có một lối cửa sau hun hút. Những ai có kết quả
nghi ngờ lập tức sẽ bị đưa theo lối đó và vĩnh viễn không thể trở về.
Trong lúc trả lời các câu hỏi phải thật bình tĩnh, chỉ cần mình hồi hộp,
lo lắng là chiếc máy sẽ cho kết quả khác liền.
Sau lần ấy, bà càng chiếm được lòng tin
của sĩ quan Mỹ nên công việc khá thuận lợi. Từ việc ra vào cổng gác
không bị xét hỏi, đi muộn về sớm… đến sự vắng mặt do vận chuyển tài liệu
đều được bà giải quyết ổn thỏa không để địch nghi ngờ, mang lại thành
công lớn cho cách mạng.
Bà Tám Thảo kể:
- Sau Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968, địch vô cùng hoang mang, chúng tăng cường bố phòng để ngăn
chặn lực lượng ta. Cũng thời điểm này, quân địch gia tăng các hoạt động
quân sự gây cho ta nhiều tổn thất. Yêu cầu của cách mạng là phải nắm
được phương án của địch nhận định về ta để có cơ sở tiếp tục tổ chức
tiến công đợt hai. Nhiệm vụ này được Cụm trưởng tình báo H63 giao cho
tôi phải nhanh chóng tiếp cận, tìm cho được hồ sơ liên quan đến nhận
định của chúng. Chỉ ít ngày sau, cơ quan tình báo cố vấn Hải quân Mỹ họp
bàn về kế hoạch tiến công của lực lượng Việt cộng. Biết được thông tin,
sau giờ làm việc buổi sáng tôi ở lại muộn hơn mọi ngày. Đợi cho cả cơ
quan về hết, tôi nhanh chóng tiếp cận tủ tài liệu, tìm văn bản mới nhất
bỏ vào túi rồi ung dung ra về. Đến nhà, tôi đưa cho anh Tư Cang sao chụp
lại trong vòng 15 phút thì xong tập tài liệu hơn 20 trang, rồi lập tức
mang trả lại chỗ cũ. Do tôi đến sớm hơn mọi ngày nên vừa tới cơ quan thì
gặp một tên sĩ quan đang trong phòng tắm. Sợ hắn nghi ngờ, tôi quyết
định đi ngang qua. Hắn ngượng ngừng kêu lên “Ối, ối”. Tôi phản ứng bằng
cách cười to và nói: Tôi chưa nhìn thấy gì hết đâu nhé! Có lẽ biết tôi
đùa giỡn một cách tự nhiên nên hắn cũng cười rồi đóng nhanh cửa lại. Tắm
xong, hắn bảo: Lần sau cô đến sớm thì phải đánh động từ xa nhé!
Tập tài liệu lần đó bà mang về có nội
dung vô cùng quan trọng, ghi rõ nhận định của địch về ta sau Mậu Thân
1968. Chúng khẳng định, trước những tổn thất về cơ sở cách mạng và chưa
đủ lực nên nhất định Việt cộng sẽ không dám tiếp tục tiến công. Nguồn
tin này là cơ sở để ta tổ chức tiến công đợt 2 năm 1968. Với thành tích
này, nữ tình báo Tám Thảo đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công.
Trong những trường hợp không thể mang tài
liệu về nhà, bà phải nghĩ cách “sao chép” nội dung vào bộ nhớ. Đối với
tài liệu Tiếng Việt thì bà dịch sang tiếng Anh và tài liệu tiếng Anh thì
bà dịch sang tiếng Việt. Cách làm này rất hiệu quả, nhớ lâu, nhớ chính
xác nhưng cũng có lần khiến bà suýt gặp rắc rối. Bà Tám kể:
- Có những bản tài liệu tối mật, dịch
xong phải nộp ngay trong khi mình nhớ chưa kỹ. Cho nên, dù đã nộp rồi
tôi vẫn tư duy dịch lại. Bởi thế, cô nhân viên cùng phòng tên là Mỹ
Hồng, con của một đại tá cảnh sát ngụy, cùng làm phiên dịch như tôi,
thắc mắc: “Sao đã dịch rồi còn dịch lại làm gì? Đây có phải nhiệm vụ của
bồ đâu”. Tình huống bất ngờ, tôi trả lời: “Mình thấy có mấy chỗ dịch
chưa sáng ý lắm nên dịch lại để nâng cao tay nghề”. Nói rồi tôi lấy ví
dụ cụ thể cho Mỹ Hồng và khẳng định: “Chắc chắn chỗ này “sếp” sẽ có ý
kiến cho mà xem”. Đúng như dự đoán, văn bản được chuyển lại, trong đó có
vài chỗ gạch chân, hỏi chấm. Tôi được thể “lên nước” với Mỹ Hồng. Từ
đó, cô ta rất ngưỡng mộ tôi.
Cũng nhờ chiếm được niềm tin của hầu hết
sĩ quan, nhân viên cùng làm nên bà đã truyền tin, cứu được một đồng chí
của mình thoát nạn. Số là, trước giờ tan sở, bà tình cờ nghe được mấy sĩ
quan tác chiến chuyện gẫu với nhau về một chiến sĩ Việt cộng cài cắm
vào Bộ Tư lệnh Hải quân, bị tình báo địch phát hiện. Do anh này nghỉ
phép nên chúng lập kế hoạch sẽ bắt vào sáng thứ Hai khi anh trở lại làm
việc. Lập tức, bà thông báo ngay cho chỉ huy Cụm để xử trí. Chiều thứ
Hai, đi ngang qua phòng tác chiến, bà được biết người chiến sĩ đó đã
trốn thoát ra vùng căn cứ. Hay trong dịp Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968, bà đã chuyển tài liệu bố phòng quân sự tại Bộ Tư lệnh Hải
quân ra ngoài căn cứ để làm sơ đồ cho biệt động Sài Gòn tấn công. Ngày
mùng hai Tết, bà cùng Cụm trưởng Tư Cang đã chia lửa cứu nguy cho các
chiến sĩ biệt động Sài Gòn đánh Dinh Độc Lập bị bao vây, truy bắt…
Còn hàng trăm những việc làm thầm lặng
của nữ tình báo Mỹ Nhung. Chính những chiến công của bà đã góp phần
không nhỏ vào thành tích chung của Cụm tình báo H63 anh hùng. Đúng như
lời nhận xét của Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Tàu, người
chỉ huy trực tiếp của nữ tình báo Tám Thảo: “Những tin tức mà Tám Thảo
gửi ra căn cứ đều rất nhanh nhạy, chính xác, có giá trị rất lớn cho cách
mạng”.
Kết thúc chiến tranh trở về với đời
thường, bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung công tác ở Hội Dịch thuật TP Hồ Chí Minh
và đảm nhiệm nhiều cương vị khác. Dù bận rộn, bà vẫn luôn dành thời
gian cho công việc từ thiện xã hội. Nay tuổi cao, sức yếu bà vẫn tâm
niệm: Gian nan đã trải, hiểm nguy đã từng, tôi thấu hiểu giá trị của độc
lập, tự do, của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Bởi vậy, đi gần trọn
cuộc đời tôi vẫn muốn góp sức mình nhân lên những niềm vui cho cuộc
sống.
Bài và ảnh: HOÀNG THÀNH
Nhận xét
Đăng nhận xét