VÕ THUẬT TINH HOA 61
(ĐC sưu tầm trên NET)
Từ hàng trăm năm nay, trong cõi tâm linh của giới huyền
thuật, cậu Bảy Tây Ninh là một vị bồ tát của người Việt. Pháp sư phái
Trà Kha Khmer gọi cậu Bảy là Tà Bay. Pháp sư theo trường phái "bùa Lèo"
gọi cậu Bảy là Vlav Bay. Pháp sư theo trường phái "bùa Xiêm" gọi cậu Bảy
là Khạo Bay… Trong khẩu quyết thần chú của nhiều trường phái huyền
thuật, các pháp sư vẫn cầu tên cậu Bảy trong số hàng trăm vị thần tướng.
Giới huyền linh ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa xem Quan Công là vị thần
tướng có uy lực nhất trong số các vị thần tướng. Còn giới pháp sư vùng
Đông Nam Á xem cậu Bảy mới là người uy lực nhất.
Hiện
tại, giới pháp sư một số môn phái Trà Kha, Lỗ Ban vẫn thường xuyên tìm
đến tận nơi phát tích của cậu Bảy để thiền định luyện phép, nhờ cậu Bảy
chứng quả thăng cấp cho mình.
1. Nơi phát tích cậu Bảy nằm trên đỉnh cao nhất trong quần thể 7 ngọn lớn và 14 ngọn núi nhỏ tạo thành hình chữ U, tọa lạc tại phía bắc tỉnh Bình Dương (xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng). Trong quần thể ấy có 4 ngọn chính gồm: Núi Cửa Ông, núi Ông (còn gọi là núi Ông Cậu), núi Tha La và núi Chúa. Do 4 ngọn này tạo thành hình 2 yên ngựa song song nên từ thuở sơ khai, người ta gọi quần thể núi ấy là Yên Ngựa. Dần dà sau này, người ta gọi luôn toàn bộ cụm núi ấy là núi Ông Cậu hoặc núi Cậu.
Hầu như không còn ai biết gốc tích thật của cậu Bảy. Từ thuở khai hoang, người ta đã thấy trên đỉnh Ông Cậu có một cái hang đá được gọi là miếu thờ cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng cậu Bảy đứng thủ bộ võ. Bên ngoài cửa miếu có tượng một con cọp nhe nanh như đứng gác.
Dù cụm núi Cậu nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương nhưng người ta vẫn quen gọi ông là "Cậu Bảy Tây Ninh". Có lẽ do ngày xưa núi Cậu thuộc địa phận Tây Ninh, sau này chia tách địa giới hành chính lại, núi Cậu thuộc về tỉnh Bình Dương. Dù vậy, do thói quen, người ta vẫn cứ gọi theo tên cũ.
Có nhiều truyền thuyết và giai thoại liên quan đến cậu Bảy nhưng không hiểu vì sao, suốt hàng trăm năm nay, các nhà khảo cứu văn hóa, lịch sử lại bỏ qua. Đến tận bây giờ vẫn chưa có người thực hiện công trình nghiên cứu văn hóa vật thể lẫn phi vật thể một cách trọn vẹn về di tích văn hóa tâm linh này. Trước năm 1975, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Minh có nhắc đến núi Cậu trong quyển "Tây Ninh xưa và nay" nhưng chỉ sơ lược, thoảng qua.
Những bậc kỳ lão ở địa phương cho rằng, cậu Bảy và bà Lý Thị Thiên Hương (bậc thánh trấn núi Bà Đen, Tây Ninh) có liên quan đến nhau. Có nhiều truyền thuyết kể rằng, ngày xưa núi Bà Đen có tên gọi là núi Một. Vào thế kỷ XVIII, có 4 gia đình thâm giao ở Bình Định theo chiếu khẩn hoang của chúa Nguyễn cùng nhau theo đoàn di dân xuôi Nam, khai hoang mở cõi gồm: gia đình ông Lý Thiên; gia đình ông Đặng Nhượn; Gia đình ông Ba Sánh và gia đình ông Chín Thép. Bốn gia đình vào định cư vùng đất Quang Hóa, nay là huyện Trảng Bàng (Tây Ninh).
Quan trấn nhậm đương thời là Hà Đảnh thấy bà Đặng Ngọc Phụng (vợ ông Lý Thiên) trẻ đẹp đã sát hại Lý Thiên rồi bắt bà làm hầu thiếp dù bà đang mang thai. Bà cố sống ẩn nhẫn, chờ sanh con và tìm cách báo thù cho chồng. Bà sanh được một cô con gái xinh đẹp, đặt tên là Lý Thị Thiên Hương.
Khi trưởng thành, Lý Thị Thiên Hương rất xinh đẹp được nhiều chàng trai để ý muốn chạm ngõ cầu hôn nhưng nàng không màng vì mải nuôi lòng báo oán cho cha. Một ngày nọ, nàng đi đảnh lễ cầu Phật trên núi Một, bất ngờ bị một toán cướp chặn đường. Giữa lúc nguy khốn, nàng được một tráng sĩ tên Lê Sĩ Triệt cứu thoát. Hai người trở thành tình nhân từ cuộc hội ngộ đó.
Lê Sĩ Triệt là con nuôi của nhà sư Trí Tân trụ trì một ngôi chùa trên lưng chừng núi Một. Sư Trí Tân vốn là võ quan của nhà Nguyễn ẩn tu. Trong một chuyến xuống núi hóa trai, trên đường trở về, sư Trí Tân trông thấy ven một tảng đá một bé trai sơ sinh còn sống nằm khóc giữa 2 tử thi vợ chồng. Nhà sư đem đứa bé lên núi đặt tên là Lê Sĩ Triệt, nuôi dưỡng và truyền kiếm thuật.
Lê Sĩ Triệt được sư Trí Tân cho phép cưới Lý Thị Thiên Hương làm vợ. Sau khi cưới, Thiên Hương kể rõ mối thâm thù giữa mình với cha ghẻ Hà Đảnh. Nghe vợ kể rõ nguồn cơn, Lê Sĩ Triệt giết ngay Hà Đảnh.
Vào thời điểm đó, nhà Tây Sơn vừa dấy binh, Gia Long tuyển mộ thêm binh sĩ. Lê Sĩ Triệt tòng quân đế trốn án sát nhân. Sau khi Lê Sĩ Triệt ra đi, Lý Thị Thiên Hương bỗng dưng mất tích.
Một hôm sư Trí Tân đang thiền định bỗng nghe tiếng gọi của Thiên Hương nơi triền núi. Ông bước ra thì thấy Lý Thị Thiên Hương vừa khóc vừa cho biết, thuộc hạ của Hà Đảnh đã giết cô ném xác nơi triền núi.
Sư Trí Tân theo lời chỉ của linh hồn Thiên Hương đi tìm thì thấy thi thể cô đã sạm đen. Sư Trí Tân đem thi thể cô về gần chùa an táng.
Lúc này Gia Long đang thất thế trước sức mạnh của Tây Sơn nên bôn đào về phía Nam. Lê Sĩ Triệt lập nhiều công trạng đã trở thành võ quan cận thần của Vua Gia Long. Lê Sĩ Triệt đưa Vua Gia Long chạy vào vùng núi Một trốn tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn. Khi quan quân đang đói lả dưới một tán cây cổ thụ, Gia Long mệt mỏi ngủ thiếp, mơ màng thấy một người con gái đen đúa xuất hiện bảo những quả chín trên cây có thể cứu đói, khát cho binh sĩ. Vua tỉnh giấc cho người ăn thử. Quả nhiên vị chua của quả giúp binh sĩ đỡ khát và vị chát giúp đỡ đói.
Vua Gia Long đặt tên cây ấy là "tòng quân" (sau này nói trại thành chùm quân hoặc bồ quân). Vua Gia Long còn ban sắc chỉ phong cho Lý Thị Thiên Hương chức Linh Sơn Thánh Mẫu. Từ đó, người ta gọi núi Một là núi Bà Đen cho đến ngày nay.
Vua Gia Long tiếp tục bôn đào xuôi Nam. Trước khi rời đi, Gia Long giao cho Lê Sĩ Triệt nhiệm vụ nhang khói cho Thiên Hương đồng thời chiêu binh chờ vua phục quốc. Khi Vua Gia Long vừa rời khỏi, quân Tây Sơn tràn lên núi. Lê Sĩ Triệt lánh sang núi Yên Ngựa tìm đến ngọn núi cao nhất ẩn thân tu luyện phép thuật âm thầm tuyển mộ binh lính rèn luyện đao kiếm. Để che giấu tông tích, Lê Sĩ Triệt chỉ xưng là cậu Bảy.
2. Từ những tin đồn huyền bí, nhiều dòng giai
thoại xuất hiện trong dân gian. Trong đó có chuyện, Bà (Lý Thị Thiên
Hương) và Cậu (Lê Sĩ Triệt) thường xuyên đấu phép cùng nhau. Cậu hóa
phép cho núi Bà ngày càng cao lên. Bà dùng phép biến hóa thành hàng ngàn
con gà sang núi Cậu bới chỗ ở của Cậu. Hai người bay qua lại giữa núi
Bà, núi Cậu để đấu phép thuật. Từ những trận tỉ thí thư hùng của hai
người đã tạo nên những dấu tích kỳ bí vẫn còn hiện hữu đến tận ngày nay.
Đó là vùng núi Cậu, có rất nhiều tảng đá có lằn ngang dọc như gà bới.
Rải rác trên các tảng đá núi Bà lẫn núi Cậu vẫn còn những dấu chân khổng
lồ của 2 người.
Người ta đã phát hiện bên núi Bà có 2 dấu châu khổng lồ, 1 dấu nằm trên tảng đá gần điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, 1 nằm trên tảng đá phía mạn bắc núi.
Ở cụm núi Cậu có ít nhất 7 dấu chân "tiên" nằm rải rác. 2 dấu nằm ở phía suối Trúc (còn gọi là hồ Than Thở Dầu Tiếng), 2 dấu nằm gần miếu Cậu và 3 dấu nằm rải rác dưới mạn sườn núi Ông Cậu. Người dân địa phương khẳng định, vẫn còn nhiều dấu chân "tiên" chưa được phát hiện. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về những dấu chân bí ẩn này.
Một dòng giai thoại khác thì cho rằng, vào thời Pháp chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh, cậu Bảy chính là Cử Đa - một võ quan triều Nguyễn tham gia lập mật khu kháng chiến Láng Linh - Bảy Thưa cùng Trần Văn Thành. Sau khi căn cứ kháng chiến Láng linh - Bảy Thưa thất thủ, Trần Văn Thành tử nạn, Cử Đa di chuyển khắp vùng rừng núi phía Nam dùng tâm linh tiếp tục tuyển mộ nghĩa quân. Cử Đa đã để lại dấu tích khắp vùng núi Tà Lơn, Thất Sơn, núi Bà Đen và núi Cậu.
3. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Núi Cậu là
căn cứ hoạt động cách mạng. Nơi đây được gọi là "Định Thành căn cứ" để
phân biệt Định Thành tạm chiếm lúc bấy giờ.
Giai đoạn này có một luồng giai thoại khác xuất hiện. Giai thoại này cho rằng, chính lực lượng cách mạng kháng chiến vùng Dương Minh Châu đã tạo nên những truyền thuyết kỳ bí để tạo khu vực cấm, nhằm giữ bí mật trạm giao liên trên núi Ông Cậu. "Cậu Bảy" là mật danh của một cán bộ giao liên ẩn dưới áo "ẩn sĩ luyện phép tiên".
Đến giai đoạn chống Mỹ, vào tháng 5/1961, thực hiện chủ trương của Quân khu ủy, Phân liên khu Miền Đông, vùng cao su gồm 22 làng nhập vào huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh. Huyện ủy Dương Minh Châu, chỉ định cấp ủy, chi bộ thị trấn Dầu Tiếng gồm 5 đồng chí, đồng chí Trần Văn Lắc phụ trách khu vực ấp 4 Bàu Sình lên đóng quân trên núi Cậu.
Lực lượng cách mạng nơi đây đã được Hồ Chủ tịch khen tặng trong thư chúc tết năm 1966:
"…Mừng miền Nam rực rỡ chiến công
Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plây Me, Đà Nẵng…".
Trong giai đoạn này, khu kháng chiến này thành lập 8 đội công an công tác địa điểm hoạt động tại núi Cậu, mật danh là các "C" (về sau đổi thành các B): B21, B26, B28.
Sau khi nhiều đời thủ từ, thầy Sáu tiếp tục đến đây "tu luyện" để đảm nhiệm vai trò giao liên. Thầy Sáu chính là Hòa thượng Thích Đạt Phẩm (thế danh là Đinh Văn Trên, thường được gọi là thầy Sáu). Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Hòa thượng Thích Đạt Phẩm đã tôn tạo, xây dựng miếu cậu Bảy. Ông còn xây dựng dưới chân núi Ông Cậu một quần thể kiến trúc chùa Thái Sơn thành điểm hành hương thu hút rất đông khách du lịch tâm linh.
Trên mái ngôi miếu thờ Cậu có ghi danh hiệu của Cậu Bảy là Tán Dương. Căn cứ vào các tài liệu tín ngưỡng phương Đông, không có vị Phật, vị thánh nào mang hiệu Tán Dương. Có lẽ do cách nói sai chính tả của người miền Nam, người ta đã nhầm lẫn giữa hiệu Tán Dương và Táng Vương.
Theo truyền thuyết phương Đông, Táng Vương chính là Táng Vương Bồ Tát, tức Địa tạng Vương Bồ Tát. Vị này có nuôi một con thần thú tên là Đế Thính. Đế Thính có hình dáng con hổ hung tợn nhưng tâm tính là con ngựa hiền lành. Đế Thính có khả năng "nghe thấy" được mọi diễn biến trên mặt đất, dưới lòng đất 50 dặm. Hiện, nơi trước cửa miếu vẫn còn tượng 1 ông hổ trong tư thế mọp người lắng nghe. Có thể, ngày xưa, người tạo nên hình ảnh cậu Bảy đã tự xưng mình là Táng Vương để có lý do truyền đạt thông tin tình báo quân sự của địch quân cho lực lượng kháng chiến?
4. Hàng năm, cứ đến mùng 7 tháng 5 âm lịch, ngày
giỗ cậu Bảy, hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về núi Cậu lễ bái. Trong số
đó có hàng trăm pháp sư trong nước lẫn ngoài nước đến xin cậu chứng quả
đắc đạo, thăng cấp. Rất nhiều nghệ sĩ cải lương tên tuổi cũng như các
nghệ nhân "bóng rỗi" cũng đến ca hát ngợi ca công đức tâm linh của cậu.
Tuy nhiên, những hoạt động đó vẫn mang tính tự phát chứ chưa được lễ hội
hóa một cách bài bản.
Dù giai thoại hay truyền thuyết mang tính tâm linh huyền bí, xét về khía cạnh lịch sử, cậu Bảy đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Xét về khía cạnh văn hóa, di tích, cậu Bảy cần được nhìn nhận như một địa chỉ du lịch tâm linh chính thống. Danh hiệu cậu Bảy đã gắn liền với địa danh cụm núi, bỏ rơi di tích này chìm vào quá khứ là hoang phí một mảng lớn văn hóa tín ngưỡng của địa phương
Nông Huyền Sơn
Tinh hoa võ thuật Việt Nam - Võ sư Phi Long Vịnh
Võ đường Phi Long Vịnh, gia truyền từ đời ông cố của võ sư Phi Long
Vịnh tạo dựng. Cha của ông là lão sư Trương Văn Cẩn, năm nay 96 tuổi.
Phi Long Vịnh học võ lúc 9 tuổi, do ông nội truyền lại, rồi từ người
cha là Trương Cẩn, từ bác ruột Trương Ninh, sau đó thọ giáo thầy Trương
Hoàng (Ba Chăm), thầy Trương Xuân Ba (Sáu Hòa). Năm 18 tuổi, Phi Long
Vịnh bắt đầu thượng đài và cả thời trai trẻ của ông gắn liền với những
trận so găng khắpTrung, Nam Việt Nam.
Bài quyền Ngọc trản hiện được lưu truyền và phổ biến rộng rãi ở Bình
Định cũng như ở Việt Nam trong các làng võ cổ truyền với luyện tập công
phu, tấn công toàn diện, kết hợp cương nhu, có những thế né tránh, phản
đòn lợi hại; khi di chuyển thì linh hoạt, nhẹ nhàng; khi ra đòn thì
nhanh và mạnh. Người biểu diễn bài quyền Ngọc trản có thần nhất hiện nay
là võ sư Phi Long Vịnh. Võ sư Vịnh có thể biểu diễn bài quyền này chỉ
trong phạm vi một chiếc chiếu (rộng 1,2m, dài 1,6m). Bài quyền Ngọc trản
đã được võ sư biểu diễn ở Châu Âu trước bạn bè quốc tế trong dịp khai
mạc trọng thể Quán khí đạo quốc tế 2007 tại Ý và đã được Ban tổ chức
Quán khí đạo quốc tế tặng Bằng danh dự Đại danh sư Phi Long Vịnh.
Địa chỉ võ đường Phi Long Vịnh: Xã Phước Sơn, Huyện Tuy Phước, Tỉnh
Bình Định.
Những giai thoại ly kỳ về võ phái đả hổ nổi tiếng miền Nam (Kỳ 1): Cuộc nổi dậy của nữ tướng nhà Sơn Tây
(Công lý) - Vào Nam khai hoang, lập ấp, những cư dân
miền Thuận Quảng (Nam Trung Bộ ngày nay) phải đối mặt với vô vàn thách
thức. Đó là những cánh rừng thiêng nước độc, đó là nạn cướp bóc… Để sinh
tồn họ phải học cách chống chọi với tất cả.
Khi ngồi trò chuyện với võ sư Hồ
Tường, Chưởng môn, hậu duệ đời thứ năm của võ phái Tân Khánh Bà Trà
(TKBT) về sự hình thành, phát triển và những giai thoại về phái TKBT
khiến chúng tôi cứ tưởng đang đọc một cuốn tiểu thuyết ly kỳ. Võ sư Hồ
Tường là con trai của võ sư lừng danh, một trong Tứ Tú của võ thuật miền
Nam Hồ Văn Lành hay còn gọi là Từ Thiện. Kể từ số này, chúng tôi sẽ
giới thiệu về phái võ TKBT và những giai thoại nổi tiếng trước giải
phóng tại mảnh đất Sông Bé cũ (nay là Bình Dương). Đặc biệt là những
chiến công đả hổ của các võ sư TKBT thời điểm còn “rừng thiêng nước độc”
ở Tân Khánh, Tân Uyên, Sông Bé.
Muốn tồn tại phải học võ
Nhắc
đến phái võ TKBT không thể không điểm qua một chút về sự hình thành của
các phái võ Nam Bộ. Bởi trong cùng bối cảnh loạn lạc mà vùng đất phương
Nam đã hình thành và phát triển khá nhiều môn phái. Tuy không phải là
những môn phái mới hoàn toàn nhưng các phái võ đã có những biến hóa, phù
hợp với khả năng chiến đấu ở vùng đất mới.
Đến
nay, những người cao niên ở mảnh đất phương Nam còn nhớ một thời huy
hoàng của võ thuật miền Nam. Trước giải phóng, miền Nam có những võ sư
nổi tiếng. Trong Tam Nhật (ba mặt trời) là Hàn Bái, Ba Cát và Bảy Mùa;
Tam Nguyệt (ba mặt trăng) là Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá
Oai cùng Tứ Tú (bốn vì sao) Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý
Huỳnh.
Trước khi những võ sư này nổi danh, võ
thuật Nam Bộ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo các tài liệu
chúng tôi có được thì võ Nam Bộ hình thành từ thuở mang gươm đi mở cõi.
Bên cạnh đó, trong quá trình khẩn hoang và định cư tại mảnh đất phương
Nam trù phú nhưng còn heo hút, rừng núi rậm rạp cũng là điều kiện tốt để
hình thành võ thuật Nam Bộ.
Khi trụ lại ở khu
vực Nam Trung Bộ ngày nay, chúa Nguyễn tiếp tục khai hoang, di dân mở
cõi phương Nam. Họ cho dân từ vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định ngày
nay vào khai phá vùng đất Nam Bộ còn hoang vu. Song song đó, các tội
phạm thời ấy cũng được các chúa Nguyễn đày vào phương Nam. Để sinh tồn,
hai tầng lớp người này đã phải dùng những khả năng của mình để tồn tại ở
mảnh đất mới. Do xuất thân từ quê võ Nam Trung Bộ nên những người khai
hoang và những người đày ải đã thích nghi tốt, sớm làm chủ vùng đất này.
Vào
cuối thế kỷ XVIII, trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn bị bại trận, tàn
quân nhà Nguyễn đã chạy xuôi về phương Nam. Họ chọn Đồng Nai ngày nay để
trú ẩn và gây dựng lại cơ nghiệp. Tại mảnh đất này, các chúa Nguyễn kêu
gọi anh tài, quy tụ võ sĩ, võ sư khắp nơi về đầu quân. Họ nhận nhiệm vụ
dạy các chiêu thức võ công cho trai tráng để theo nghiệp binh, chinh
chiến. Ngày ấy, những người biết võ quy tụ lại và lập thành những bang,
phái võ. Từ đó hình thành nên võ Nam Bộ.
Một miếng võ của Tân Khánh Bà Trà
Nói
về võ Nam Bộ, nhiều võ sư cho biết, nó hình thành theo sự pha tạp và
phát triển mới của nhiều võ phái khác nhau. Nhưng đa phần là dựa trên
các thế, miếng của võ Bình Định, ngoài ra là các môn phái phương Bắc và
của Thiếu Lâm Trung Hoa, võ Cao Miên… Sự giao thoa của các phái võ này
và được các võ sư phát triển thành những môn phái mới... Họ phát triển
phái võ mới dựa trên những ưu điểm của các phái võ cũ và đặc thù của
vùng đất mới. Thời đó, vùng đất phương Nam còn hoang vu, cây cối rậm
rạp, thú dữ rất nhiều… Võ Nam bộ nổi tiếng cho tới ngày nay có các phái:
Thất Sơn quyền, Âm Dương võ phái, Kim Kê và Tân Khánh Bà Trà.
Huyền thoại võ Bà Trà
Có
người nhắc đến một phái võ khá cổ của Nam Bộ trước đây và còn lưu
truyền, phát triển mạnh đến ngày nay tại miền Nam. Đó là phái TKBT. Để
tìm hiểu môn phái này, chúng tôi tìm về thị trấn Tân Phước Khánh. Tuy
nhiên, tại đây, chúng tôi chỉ nhận được sự thất vọng.
Sau
này gặp, võ sư Hồ Tường có bảo rằng, giờ ở vùng đó chỉ toàn là rừng cao
su, nhà cửa xây dựng kiên cố, khang trang. Nào đâu còn Hố Ngỡi, chiến
tích năm xưa đả hổ của các võ sư, nào đâu còn những di tích gì của phái
võ TKBT… Nay, nơi đó duy chỉ còn lưu lại tên giáo xứ Bà Trà với một nhà
thờ Công giáo nằm trên địa bàn xã Bình Chuẩn.
Đến
nay, chúng tôi hỏi thăm nhưng nhiều người chẳng biết TKBT là một phái
võ. Hỏi người lớn tuổi, có một vài người nhớ và biết về những câu chuyện
đánh hổ của các võ sư xưa. Hóa ra, những gì chúng tôi cần tìm, cần biết
lại đang nằm trong bộ nhớ của một người, đó chính là võ sư Hồ Tường.
Trước đó, chúng tôi có biết võ sư Nguyễn Hồng Đỏ, một đệ tử của môn phái
và có một võ đường tên Tân Khánh Hoàng Hạc tại huyện Nhà Bè. Tuy nhiên,
những người này cũng chỉ đến gặp võ sư hồ Tường.
Nói
chuyện với chúng tôi, võ sư Nguyễn Hồng Đỏ kể về những chiêu thức,
miếng đánh, bài quyền và đặc biệt là những lần đánh hổ của các bậc tiền
bối. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy tò mò quyết tìm gặp bằng được võ
sư Hồ Tường. Sau một mồi điện thoại, chúng tôi đã hẹn gặp được võ sư Hồ
Tường ở Nhà Văn hóa Thanh Niên (quận 1. TP.HCM).
Ngồi
ở ghế đá trong Nhà Văn hóa Thanh Niên, ông chỉ, dãy nhà trước đây từng
là trụ sở của Tổng hội Võ học Việt Nam mà ba tôi (võ sư Từ Thiện) là một
trong những người sáng lập. Ngoài võ sư Từ Thiện sáng lập ra Tổng hội
Võ học Việt Nam còn có các võ sư uy tín trong làng võ Sài Gòn thời ấy
như Lê Văn Kiển, Mai Văn Phát, Quách Văn Phước…
Theo
lời kể của võ sư Tường, sau ngày giải phóng 30/4/1975, Tổng hội Võ học
Việt Nam tự động giải tán. Từ đây câu chuyện về TKBT bắt đầu được người
ta kể lại. Ánh mắt nhìn về phía xa xăm, võ sư Hồ Tường kể: Tân Khánh là
vùng đất mới thuộc phủ Gia Định xưa (nay là Thị trấn Tân Phước Khánh,
Tân Uyên và Bình Chuẩn, thị xã Dĩ An, Bình Dương). Tân Phước Khánh và
Bình Chuẩn mới được chia tách. Ngày xưa gọi chung là Tân Khánh. Vào thời
điểm đó, vùng đất này còn hoang sơ, rừng rú rậm rạp có nhiều thú dữ.
Đặc biệt là hổ.
Một thời gian chưa lâu, thực dân
Pháp đã giơ nanh vuốt đến ngôi làng Tân Khánh bằng bè lũ tay sai. Chúng
hống hách và chèn ép, bắt nạt dân thường. Trong làng Tân Khánh có một
người nữ giỏi võ, ghét cường bạo và thường dạy chữ trong làng võ nghệ.
Bà là Võ Thị Trà, một "nữ đi quyền" thực thụ. Bà Trà vốn là dòng dõi của
một vị tướng nhà Tây Sơn. Mang tinh thần đất võ Bình Định, bà đã đứng
lên kêu gọi mọi người nổi dậy chống lại sự xâm lăng của tay sai ngoại
bang.
Tương truyền, thời ấy với võ nghệ cao
cường và có sự truyền dạy bài bản cho những người kế cận, bà đã lập ra
một nghĩa quân chống lại những tên tay sai bán nước. Nghĩa quân này
thường lấy tài sản của người giàu, quan lại chia cho người nghèo khổ.
Cuộc khởi nghĩa do bà khởi xướng kéo dài trong nhiều năm và có nhiều
trận đánh ác liệt. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa kết thúc khi thực dân Pháp
chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Dù không thể
lật đổ được bọn bè lũ tay sai ngoại bang nhưng tiếng tăm của Bà Trà đã
vang xa. Nhiều người đã tìm đến và tiếp tục học võ nghệ của đệ tử bà. Từ
đây hình thành nên phái võ Bà Trà. Vì gắn với vùng đất Tân Khánh nên
gọi là TKBT.
Còn tiếp...
Kỹ năng sinh tồn và nguồn gốc địa danh Tân Khánh
Ngoài
chiến đấu với thú dữ, sự khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc thì người
dân còn phải chống lại nạn cướp bóc hoành hành. Do vậy, mọi người phải
trang bị các kỹ năng để chống chọi với thú dữ, với những tên cướp bóc để
sinh tồn. Nói về sự hình thành nên địa danh Tân Khánh, võ sư Hồ Tường
cho biết, sau khi Gia Long được sự hậu thuẫn của Pháp đã đánh bại quân
Tây Sơn ở miền Trung. Trước tình thế đó, nhiều người đã phải chạy vào
Nam để tránh những cuộc thảm sát. Dân di cư vào lập nên nhiều ngôi làng ở
các khu vực khác nhau. Còn tại mảnh đất Tân Uyên, dân làng lấy tên là
Tân Khánh.
Bài Ngọc Trản Quyền - Võ cổ truyền Việt nam - Kungfu Viet Nam
Những giai thoại ly kỳ về võ phái đả hổ nổi tiếng miền Nam (Kỳ 2): Trận đả hổ kinh thiên động địa
06/4/2015 08:21 UTC+7
(Công lý) - Người và hổ quần nhau liên tục, bụi giữa sân bay
lên mù mịt. Trong khi đó, dân chúng vây quanh xem đông nghịt.
Nỗi khiếp sợ của xóm làng
Khi đến nhà võ sư Nguyễn Hồng Đỏ (quận 7, TP.HCM), chúng tôi cảm thấy
ấn tượng với logo của phái võ Tân Khánh Bà Trà (TKBT) được ông phóng to,
treo trang trọng ngay giữa gian chính. Ngoài những binh khí đao, kiếm,
lao… thì tấm logo gợi lên nhiều điều về phái võ TKBT. Đó là hình ảnh một
võ sư tung cú đá chí mạng vào đầu con hổ trong tư thế rất đẹp. Hiện
nay, logo trên quần áo của phái TKBT cho các môn đệ theo học là hình ảnh
một võ sư đang đánh một con hổ lớn. Đây chính là bắt nguồn từ những
trận đả hổ của các bậc tiền bối. Những trận đánh hổ còn được kể vanh
vách bởi các môn đệ, nhưng rõ hơn hết vẫn là pho sử sống của phái TKBT
chính là võ sư Hồ Tường.
Ngày xưa, Bầu Lòng là một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Thủ Dầu Một (nay là Bình
Dương) còn bình yên. Ngày ngày, những lương dân chí thú khai hoang làm
ăn. Họ trồng trọt chăn nuôi gia súc, gia cầm để mưu sinh qua ngày trong
sự yên bình. Nhưng một thời gian phá rừng, lập làng, nhiều lần người dân
hoảng hốt khi thấy hổ về. Thi thoảng, sau một đêm, người dân mất vài
con vật nuôi. Họ nghi là do hổ vồ. Càng ngày, tần suất hổ xuất hiện
nhiều hơn vào ban đêm và bắt vật nuôi trong nhà.
Logo võ phái Tân Khánh Bà Trà võ sư Nguyễn Hồng Đỏ
Những trai tráng trong làng hay những thợ săn tìm đủ cách để đuổi thú
dữ về rừng. Từ việc phục kích, bắn tên tẩm thuốc đến dùng chó săn xua
đuổi hổ đi… nhưng xem ra, các biện pháp ấy không ăn thua. Lũ hổ quá hung
dữ. Nhiều thợ săn nhìn thấy mà mất vía, không bắn được mũi tên nào. Họ
sợ bắn trật thì hổ sẽ vồ tới và xé xác làm mồi.
Tương truyền, một lần, hổ định bắt con trâu của một lương dân trong
làng. Tuy nhiên, đây là một con trâu dữ nên nó húc lại con hổ. Sau đó,
không hiểu vì sao, một đàn trâu gặm cỏ gần đó chạy lại tiếp viện, làm hổ
thua cuộc bỏ chạy về rừng. Từ đó, mỗi khi có hổ về, dân làng lại dắt
con trâu, thần hộ mệnh tới, làm con hổ rút lui. Từ khi hổ về làng, dân
chúng hết sức khốn đốn, làm ăn, sản xuất kém vì sợ hổ vồ. Họ chỉ tính
toán thời điểm hổ xuất hiện để làm việc đồng áng. Nghĩ cách chống thú
dữ, những ông hương chức trong làng bèn tính phương án mượn súng về đuổi
hổ.
Thế là ông hương quản cùng một số thanh niên lực lưỡng ngồi trên xe
trâu tiến về dinh ông cai tổng để mượn súng. Sở dĩ phải dùng xe trâu là
sợ hổ vồ khi đi ngang qua những con đường nhỏ, nhiều cây rừng rậm rạp.
Thời ấy, mỗi làng cách nhau rất xa, trong khi lại thưa thớt người ở,
thú dữ rất nhiều. Vì thế, hương quản và trai tráng phải mượn "thần trâu"
áp tải. Nếu có gặp hổ thì tàu kéo sẽ nghênh chiến. Sau vài ngày lội
đường vất vả, ông hương quản và đám trai tráng mới về được đến làng. Có
súng, dân làng yên tâm và mừng rỡ. Từ đó, lương dân làng Bầu Lòng yên
tâm ra đồng làm ăn dưới sự bảo vệ của ông hương quản. Ngày ngày, họ vác
súng cùng một số thanh nhiên tuần tra từ đầu làng đến cuối xóm. Buổi
tối, dân chúng che chắn cẩn thận.
Quả nhiên, có súng, hổ không xuất hiện. Nhưng được mươi ngày thì hổ lại
xuất hiện và làm dữ hơn trước. Như đánh được hơi, biết đường đi nước
bước của ông hương quản, hễ ông ở đầu làng thì hổ xuất hiện cuối làng.
Còn ông xuống cuối làng thì hổ lại tìm cách phá hoại ở đầu làng. Rồi ban
đêm hổ xuất hiện, gầm ầm trời, cả làng không ai ngủ được. Có lần, hổ về
bắt hẳn con heo nhà ông hương quản. Vị này định giơ súng lên bắn thì mồ
hôi trên trán rơi lã chã vì thấy "ông ba mươi" to và dữ quá. Hôm sau,
ông kể cho mọi người : "Nếu tôi bắn không chết thì hổ sẽ thịt tôi".
Có súng nhưng không thể giết hoặc đuổi hổ đi, ông hương chức bèn cử
người tìm đến ông cai tổng để xin cách trị thú dữ. Ông cai tổng chỉ đám
dân làng lo sợ sang tỉnh Gia Định mời ông thầy Tám ở làng Gia Bẹ, chuyên
đánh hổ về. Nghe lời ông cai, hương quản và đám trai tráng tìm và mời
ông thầy Gia Bẹ về làng tiếp đãi hoan hỉ bao nhiêu món ngon. Đợi hổ xuất
hiện sẽ đánh cho một trận tơi bời.
Lương dân thấy có thầy về trừ hổ cho làng cũng mừng ra mặt và góp phần
thịnh đãi ông thầy Gia Bẹ. Bữa cơm đang dùng dang dở thì có tiếng kêu
hốt hoảng, hổ về làng. Mọi người đứng trân người chờ thầy Tám chuẩn bị
nghênh đón. Khi hổ tiến đến gần, mọi người hốt hoảng, còn ông thầy Gia
Bẹ thì chẳng thấy đâu. Nhìn lại, mọi người thấy ông thầy Gia Bẹ mặt cắt
không ra máu. Dân làng Bầu Lòng lại rơi vào tình cảnh bất an lo lắng.
Còn ông thầy Gia Bẹ cho biết, dù nhiều lần đánh hổ tại làng nhà nhưng
chưa bao giờ thấy chúa sơn lâm nào to như thế.
Ngày quyết đấu
Vẫn bị hổ về quấy phá, dân làng làm không được, ngủ không yên. Các chức
sắc trong làng lại phái người để cầu cứu ông cai tổng ở Tân Khánh. Nghe
xong chuyện ông thầy Gia Bẹ, cai tổng bật cười chê: "To nhỏ cũng là hổ,
sao lại nhát thế". Với sự thỉnh cầu của đám lương dân, ông cai bèn cho
người mời ông Ất, ông Giá hai đệ tử của phái TKBT đến. Ông này ngỏ lời
nhờ hai vị trên đi một chuyến, diệt trừ thú dữ, trả lại sự bình yên cho
dân làng.
Nghe chuyện, hai ông đồng ý và vội về nhà nói lại người thân, thu xếp
đồ đạc cùng ông hương quản và đám trai tráng lên đường. Đi một ngày
đường, họ về tới làng. Trên đường về, ông hương quản và đám trai tráng
có vẻ không tin về ông Ất, ông Giá này. Họ suy đoán, chắc cũng giống ông
thầy Gia Bẹ. Về đến làng, mọi người cũng tỏ vẻ không mấy lạc quan với
hai ông thầy võ. Còn chức sắc lại lo cơm nước khoản đãi. Cơm nước xong,
hai ông toan nghỉ tay, lấy sức nghênh đón thú dữ. Tuy nhiên, ngay lúc
ấy, bỗng có tiếng gầm rất lớn..
Một thế võ đả hổ của võ phái Tân Khánh Bà Trà
Thời ấy, hai ông Ất và Giá mới 30 tuổi. Ông Ất người to cao, nước da
ngăm ngăm. Còn ông Giá lại trắng trẻo, mảnh khảnh hơn. Cả hai ông đều sử
dụng roi trường thuần thục. Thấy hổ, ông Giá nhanh tay cầm roi trường,
nhảy ra thủ thế. Còn ông Ất thì tỉnh bơ, đứng dựa cạnh cửa, một tay cầm
roi, một tay cầm tăm xỉa răng như không có chuyện gì. Thấy thầy võ ra
sân nghênh chiến với hổ dữ, dân làng vừa hiếu kỳ chạy ra xem. Giữa
khoảng sân đất khá rộng, thấy người xuất hiện, hổ dữ liền nhảy bổ vào
tính xẻ thịt, nuốt tươi.
Nhanh trí đoán được ý đồ, ông Giá nhẹ nhàng nhảy sang một bên, tránh cú
vồ của thú dữ. Đồng thời ông nhanh tay quất một cú roi đau điếng vào
mạn sườn chúa sơn lâm. Hổ tức lồng lộn, nhảy bổ lần nữa vào con mồi
nhưng ông Giá với võ nghệ cao cường đã tránh đòn và quất liên tục vào
con thú dữ.
Người và hổ quần nhau liên tục, bụi giữa sân bay lên mù mịt. Trong khi
đó, dân chúng từ trong ngóc ngách chui ra xem đông nghịt. Còn ông Ất vẫn
thản nhiên đứng quan sát, mặc cho ông Giá chiến đấu. Được một hồi, con
hổ nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời. Nhưng với sự tinh thông cũng như
hiểu biết về võ thuật, ông Giá bèn đứng yên, chờ hổ đứng dậy và chiến
đấu tiếp. Vì ông biết, hổ nằm ngửa và chổng chân lên trời là thế để giết
con mồi. Ai sơ ý nhảy vào là chết ngay. Giới võ gọi đó là thế "trâu
vằng" của hổ.
Sau khi con mồi không sập bẫy, hổ đứng dậy. Hai bên lại lao vào trận.
Được một lúc, hổ lại lăn ra thủ thế, ông Giá cũng đứng nghỉ lấy sức.
Nhưng càng về sau, ông Giá đánh càng ác liệt. Mỗi đường roi của ông mạnh
như trời giáng, đánh mạnh vào những chỗ yếu của thú dữ.
Biết không thể hạ gục con mồi, hổ toan tính đường tháo chạy. Khi rút
lui chưa được bao lâu thì mọi người nghe tiếng rống của thú dữ rồi mất
tăm. Hóa ra, ông Ất đoán biết, trong tình thế đó, con hổ thế nào cũng
tháo chạy bèn phục kích diệt hổ. Mọi người không thấy ông Ất đánh hổ
nhưng nghe nói lại, chỉ cần một roi là con hổ gục hẳn.
Hổ dữ hoành hành
Cảm giác bất an vì thú dữ nơi
rừng thiêng, nước độc bắt đầu lan trong dân làng. Quả thế, hổ càng tiến
gần với con người và bắt gia súc của lương dân. Những người dân yếu thế
chỉ biết dùng những vật dụng trong gia đình
như nồi, thùng, mỏ… để đánh, khua cho hổ dữ chạy về rừng. Ban đầu những
vật dụng này phát ra tiếng kêu làm hổ sợ thật. Nhưng dần rồi nó cũng
quen với những âm thanh đó và đứng trơ trơ như thách thức dân chúng.
Chúng đến với mật độ dày hơn, không chỉ vào ban đêm nữa mà cả ban ngày.
Người dân sợ khiếp vía, hò nhau tìm chỗ ẩn nấp. Chính vì trận đả hổ kinh
thiên động địa đó nên về sau dân chúng mới có câu "Cọp Bầu Lòng - Võ
Tòng Tân Khánh". Ý nói cọp (hổ) dữ ở Bầu Lòng do "Võ Tòng" là ông Hai Ất
và ông Ba Giá, những môn đệ của phái võ TKBT diệt trừ. Họ đả hổ còn
kinh hoàng hơn Võ Tòng bên xứ Tàu nhiều. |
Những giai thoại ly kỳ về võ phái đả hổ nổi tiếng miền Nam (Kỳ cuối): Những trận đả hổ đi vào huyền thoại
07/4/2015 08:20 UTC+7
(Công lý) - Phái võ TKBT không chỉ nổi tiếng với những trận
đả hổ mà còn vang danh khu vực khi các võ sư chiến thắng các nhà vô địch
của các nước ở khu vực thời bấy giờ.
Đả hổ ở Hố Ngỡi
Nói về ông Hai Ất (Võ Văn Ất) và ông Ba Giá (Võ Văn Giá), võ sư Hồ
Tường cho biết, không biết mối quan hệ của họ như thế nào với nữ võ
tướng Võ Thị Trà. Chỉ biết, hai ông là thế hệ thứ nhất, những đệ tử xuất
sắc của phái võ Tân Khánh Bà Trà (TKBT) với những trận đả hổ nổi tiếng,
kinh hoàng địa chấn còn hơn Võ Tòng diệt hổ trên đồi Cảnh Lâm bên Trung
Quốc. Về sau này lại có những võ sư hạ nhiều nhà vô địch các nước và
không có đối thủ ở miền Nam.
Ngày nay, dù địa danh Hố Ngỡi (thuộc xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương ngày nay) không còn. Nhưng đây được xem là một trong
những nơi ghi dấu những trận đả hổ của các võ sư TKBT. Điển hình nhất là
ông Ất và ông Giá. Tại Hố Ngỡi, có trận đấu võ với hổ như là truyền
thuyết, được kể lại nhiều đời sau. Tại đây, thú dữ thường xuất hiện
nhưng hổ vẫn là nhiều nhất. Có lần, hổ kéo nhau về làng 3, 4 con cùng
lúc khiến dân làng sợ chết vía. Người dân chỉ biết tìm cách trốn biệt,
thật kín đáo để bảo đảm tính mạng. Còn ông Ất và ông Giá thì bình tĩnh,
thủ thế, tìm cách diệt thú dữ.
Người ta thấy ông Ất nhảy qua trái, tránh qua phải, làm con hổ nhảy bổ
chồm vào hụt liên tục, nó tức tối rống lên. Chiến đấu được mấy hiệp,
chưa bên nào bại trận, bất ngờ ông Ất nằm ngã xuống làm bao người chứng
kiến thất kinh. Theo các võ sư thời ấy, đó là miếng đánh diệt hổ của thế
“phục địa lang hành”. Còn hổ, sau khi chiến đấu với đối phương, nó cũng
học được võ công và càng chiến đấu càng khôn ngoan hơn. Nó cũng có thế
“trâu vằng”, nằm chổng ngửa bốn chân lên trời. Nếu ai sơ ý nhảy vào là
trúng bẫy, bị nó giết chết ngay lập tức.
Sau khi thấy ông Ất nằm ngửa, mọi người thất kinh, các thợ săn định
giương cung bắn để tháo đường tử cho ông thoát thân nhưng bất ngờ có
tiếng kêu: “Đừng bắn”. Đó là tiếng ông Giá. Ông Giá biết, đó là cách ông
Ất đang thủ thế, lừa con hổ. Hổ tưởng con mồi bị thương sẽ nhảy bổ vào
cắn xé. Quả thật, khi hổ nhảy bổ từ trên xuống, toan định vồ xé xác con
mồi bất ngờ bị một cú đá trời giáng.
Sau cú đá, ông Ất nhanh chóng ôm đầu và leo lên lưng hổ đấm liên tục,
không cho thú dữ một cơ hội nào trở mình. Trong lúc ông Ất đang kết liễu
con hổ thì bất ngờ có hai con hổ khác kéo tới, toan nhảy vào cứu đồng
loại. Trước tình thế nguy kịch đó, ông Ất định buông tay nghênh chiến
hai con hổ mới đến. Bỗng ông Giá xuất hiện và nói ngồi yên.
Nhưng một mình ông Giá làm sao chiến đấu với hai con cùng lúc. Nhanh
trí, ông Giá cởi phăng chiếc áo đang mặc, quăng cho một con nhằm đánh
lạc hướng. Hổ tưởng có người nên vùng vằng cắn, xé chiếc áo liên hồi.
Ông Giá vung roi sở trường quất vào đầu con hổ khác đang lăm le tiến lại
gần.
Võ sư Nguyễn Hồng Đỏ biểu diễn thế võ “Yên tử luyện lâm, bái phật gia quyền”
Với vài đường roi, con hổ đã nằm bất động trên nền đất. Nhanh tay, ông
quay sang quất liên hồi con kế bên đang cắn xé chiếc áo, không cho nó
kịp thủ thế. Sau một hồi quần nhau, hổ kia nằm bất động. Trong khi đó,
ông Ất đã nghỉ tay từ lúc nào. Ba xác hổ nằm im lìm giữa sân, đông đảo
lương dân hoan hô, vây kín ông Ất, ông Giá.
Thời bấy giờ, những trận đả hổ của ông Hai Ất và Ba Giá xảy ra rất
nhiều, nghe đâu trên cả chục trận. Ai nấy đều biết đến danh tiếng của
hai ông và phái võ TKBT diệt thú dữ. Ngoài hai ông Ất, Giá nổi tiếng đả
hổ, trừ bạo cho lương dân, sau này còn có bà Võ Thị Vuông, con gái của
ông Hai Ất.
Tuy là con gái nhưng lại ham mê võ thuật, thích đi roi đi quyền. Được
cha rèn dạy và truyền cho võ nghệ cao cường nhưng tính bà rất hiền lành.
Võ sư Hồ Tường nhớ lại, vào năm 1914 khi người Pháp khánh thành chợ Bến
Thành, nghe danh tiếng đã mời ông Hai Ất xuống đấu hổ góp vui. Đó là
dụng ý của người Pháp để vừa thử sức vừa xem tài nghệ của dân Việt thế
nào.
Ông Hai Ất không đồng ý và giao cho con gái là bà Năm Vuông xuống đấu
thay. Khi ấy, bà mới ngoài 20. Thấy cô gái trẻ đấu hổ trong một tiết mục
có đông đảo người xem, ai cũng kinh hồn. Thế nhưng, trong một hồi giao
đấu kịch liệt, bà Năm Vuông đã hạ con thú dữ trước sự kinh ngạc và thán
phục của dân chúng và quan khách. Tất nhiên, mình bà cũng đầy thương
tích.
Nối tiếp truyền nhân
Bên cạnh những môn đệ đời thứ nhất của võ phái TKBT nổi danh với những
trận đả hổ thì tiếp nối sau này, có nhiều đệ tử, học trò thuộc thế hệ
thứ ba của môn phái TKBT của ông Hai Ất đã làm rạng danh võ phái và võ
cổ truyền miền Nam. Đó là những Hai Đước, Sáu Trực, Năm Nhị, Bảy Phiên,
Năm Quy.
Võ sư Hai Đước tên thật là Võ Văn Đước là một trong nhưng môn đệ giỏi
của sư phụ Hai Ất. Ông được sư phụ truyền nhiều bí kíp võ công. Hai Đước
nổi danh với việc phá tan thế trận Mai Hoa Thung nổi tiếng khó phá của
phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Hoa, bảo vệ võ phái TKBT, bảo vệ võ thuật Việt
Nam và gây tiếng vang lớn.
Nói một chút về thế trận Mai Hoa Thung (phép tập trên cọc gỗ mai hoa).
Để có thế trận này, người ta đóng trên mặt đất nhiều cọc gỗ rất cao theo
hình hoa mai. Thường là 5 cọc trên 5 cánh hoa mai. Đôi khi có thêm một
cọc chính đặt ở giữa, tượng trung cho nhị hoa. Để tỷ thí, hai cao thủ
phải đứng, di chuyển trên các cọc gỗ này. Người nào bị đánh rớt xuống
không còn trụ lại trên cọc là thua trận. Trong trận tỷ thí với phái
Thiếu Lâm Tự, Hai Đước đã giành phần thắng.
Bên cạnh một Hai Đước vang danh thì Sáu Trực, tên thật là Võ Văn Trực
lại có những đóng góp lớn lao cho võ thuật, cho cách mạng Việt Nam. Võ
sư Hồ Tường cho biết, ông (Sáu Trực) là người đã truyền thụ võ công cho
nhiều chí sĩ cách mạng nổi tiếng sau này. Đáng kể nhất trong đám đệ tử
của ông có Nguyễn An Ninh, Huỳnh Văn Nghệ, Huỳnh Văn Tiễn, Phan Văn
Hùng… những người yêu nước đã góp phần vào những chiến công hiển hách
của cách mạng lúc bấy giờ.
Cùng với các đồng môn có võ công cao cường trên thì học trò ông Ất còn
có “Đệ nhất côn” Năm Nhị, tên thật là Đỗ Văn Mạnh. Rồi đến Bảy Phiên,
tên thật Võ Văn Phiên, được xem là hậu tổ – sư phụ của võ sư Hồ Văn Lành
(tức võ sư Từ Thiện), Hồ Văn Thứ (Tư Thứ), Hồ Văn Thạch (Tư thạch), Võ
Văn Ché... Bảy Phiên cùng với Năm Quy là những người đã có nhiều đóng
góp cho môn phái vào những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, bằng việc đào
tạo những môn sinh có võ nghệ cao cường.
Sau này, nối tiếp các truyền nhân, có rất nhiều võ sư là những đệ tử
làm rạng danh môn phái TKBT. Đến nay, số đã qua đời, số ra nước ngoài
sinh sống, số không sống bằng nghiệp võ… Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ
là hai huy chương vàng của Từ Thanh Nghĩa và Hồ Ngọc Thọ; bốn huy chương
bạc của Từ Thanh Tòng, Từ Duy Tuấn, Từ Hoàng Út, Hồ Thanh Phượng; một
huy chương đồng của Từ Hoàng Minh trong các giải vô địch toàn miền Nam.
Riêng ba người Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín, Từ Y Văn, võ sư Hồ Tường
cho biết, hiện đang sống ở nước ngoài. Họ đã từng được chọn đại diện cho
toàn miền Nam thi đấu nhiều trận và toàn thắng trước các nhà vô địch
của những nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Hồng Kông.
Trong những năm 50 của thế kỷ trước, võ phái TKBT có một đệ tử (vừa là
học trò vừa là cháu ngoại của võ sư Bảy Phiên) tiếp tục nối nghiệp và
truyền bá võ công một cách mạnh mẽ. Ban đầu, ông mở lớp dạy võ tại nơi
sinh ra võ phái ở Tân Uyên, Bình Dương. Nhưng sau đó, do thời cuộc, ông
đã xuống Sài Gòn và phát triển võ phái rộng rãi. Đến nay, con trai út
của ông là võ sư Hồ Tường đang tiếp tục nối nghiệp, sau khi cha ông qua
đời vào năm 2005.
Võ sư Hồ Tường cho biết, Trong
số những đệ tử, học trò của võ sư Từ Thiện có nhiều học trò giỏi nhưng
lại không theo nghiệp võ. Theo lý giải của võ sư Hồ Tường thì theo
nghiệp này là nghèo nên chuyển sang nghiệp khác. Đây là một điều đáng
tiếc cho võ phái TKBT.
|
Huyền thoại những đệ nhất võ lâm trời Nam (kỳ 1)
(GDVN) - Với những cao thủ bây giờ thì họ là những bậc tiền bối, công
phu đã danh trấn thiên hạ bấy lâu. Dù đến giờ, đa phần đã thành người
thiên cổ...
(GDVN) - Với những cao thủ
bây giờ thì họ là những bậc tiền bối, công phu đã danh trấn thiên hạ bấy
lâu. Sống dưới chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quãng thời gian mà
tinh thần thượng võ bị triệt tiêu tới mức tối đa (phòng ngừa phản
kháng), họ đã là cầu nối, đã bôn ba khắp nơi để tầm sư, rèn võ, cứu rỗi
cả nền võ thuật Việt Nam trong buổi suy tàn. Dù đến giờ, đa phần đã
thành người thiên cổ nhưng tài đức của họ thì vẫn là tiếng thơm để hậu
bối noi theo...
{iarelatednews articleid='4782'}
Đệ nhất roi Hồ Ngạch và hai lần đánh cướp Dư Đành
|
Cố võ sư Hồ Ngạch |
Luận về võ công, không thể không nhắc
đến đất võ Bình Định, cụ thể hơn là những địa danh như Thuận Truyền, An
Vinh, An Thái. Những địa danh trên đã đi vào ca dao, huyền thoại bởi là
nơi phát tích, “nuôi nấng” những dòng võ cũng như những võ sư danh trấn
thiên hạ.
Đến giờ, tại nơi nghĩa quân Tây Sơn
dấy binh đánh đuổi quân thù ấy vẫn còn truyền tụng những câu tục ngữ nói
về tinh thần thượng võ của những địa danh này. “Roi Thuận Truyền, quyền
An Thái” hay “Trai An Thái, gái An Vinh”… Thôn Thuận Truyền nằm ở xã
Bình Thuận, thôn An Vinh thuộc xã Bình An (quận Bình Khê), An Thái thuộc
xã Nhơn Phúc huyện An Nhơn, giờ vẫn tồn tại rất nhiều những lò võ nức
tiếng xa gần.
Roi Thuận Truyền không rõ sáng tổ là
ai nhưng từ trước đến nay vẫn tôn vinh tên tuổi của võ sư Hồ Ngạch. Hồ
Ngạch tên thật là Hồ Nhu, ông sinh năm 1891, mất năm 1976, nguyên quán
thôn Háo Ngãi, xã Bình An, sinh sống tại thôn Thuận Truyền, Bình Thuận.
Cha ông là Đốc Năm (Hồ Đức Phổ), một võ quan của triều đình Huế, mẹ ông
bà Lê Thị Huỳnh Hà, cũng là một người nức tiếng giỏi võ trong vùng.
Bởi thế, ngay từ nhỏ, ông đã được cha
mẹ truyền dạy võ công. Lớn lên, ông được gia đình gửi vào lò võ của cao
sư Ba Đề, tiếp đến là Đội Sẻ, Hồ Khiêm, toàn những người nổi tiếng. Bởi
thế, từ những đường roi của các cao nhân như Ba Đề, Hồ Khiêm kết hợp
với nội công học được từ thầy Đội Sẻ đã tạo ra một Hồ Ngạch với những
đường công biến hoá, sâu hiểm khôn lường. Theo sự truyền tụng của giới
võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạch là tuyệt kĩ vô song. Sau hơn chục
năm lăn lộn với côn, quyền tiếng tăm của Hồ Ngạch ngày một vang xa hệt
như diều gặp gió.
Hồ Ngạch vốn trầm tĩnh, ít nói và đặc
biệt, ông không bao giờ để lộ tài năng võ thuật của mình. Tuy thế,
trong đời luyện võ của mình, ông đã để lại rất nhiều giai thoại, đó là
những trận so tài với các cao thủ võ lâm có một không hai.
Có lẽ, hữu xạ tự nhiên hương, bởi
danh tiếng lẫy lừng, nên Hồ Ngạch thường được những người học võ tìm đến
để thi thố tài nghệ. Dân Bình Định đến giờ vẫn truyền tụng nhiều câu
chuyện Hồ Ngạch bị các cao thủ khiêu chiến, thậm chí cả “đánh úp” hết
sức lạ lùng. Các cao nhân thử tài với Hồ Ngạch thì nhiều lắm, nhưng nổi
tiếng nhất vẫn là những trận thư hùng với lực sĩ Dư Đành.
Dư Đành là tướng cướp, về võ công thì
đến cả quân lính triều đình khi nghe thấy tên cũng đã hồn xiêu phách
tán. Tung hoành khắp vùng không có đối thủ, nghe tiếng Hồ Ngạch, Dư Đành
nhiều lần gửi lời khiêu chiến. Chối từ mãi không được, sau cùng Hồ
Ngạch cũng phải nhận lời thách đấu. Lần ấy, Dư Đành đem lũ lâu la về tận
Thuận Truyền và hống hách đưa ra điều kiện, nếu Hồ Ngạch đấu thua thì
phải ra nhập đảng cướp của y.
Vậy là, tại bãi vắng ngay sát thôn
Thuận Truyền đêm ấy, một mình Hồ Ngạch đã đánh bại cả chục tên đệ tử của
Dư Đành, vốn đều là những cao thủ võ lâm. Khi đám tay chân mỗi tên nằm
một góc thì Dư Đành xuất hiện. Phải nói thêm rằng, Dư Đành có sức mạnh
chẳng ai sánh kịp. Đã có lần, để diễu võ dương oai, một tay y đã cắp cả
một con nghé hệt như người ta nhẹ nhàng bồng trên tay đứa trẻ. Với thanh
đao sáng loáng trên tay, vừa xuất hiện là Dư Đành tung đòn tới tấp. Thế
nhưng, với đường roi thượng thừa của mình, Hồ Ngạch cũng chẳng hề nao
núng. Đánh mãi mà vẫn không tìm được kẽ hở để “ăn sống nuốt tươi” đối
phương, Dư Đành thấy máu nóng dồn lên mặt.
Và khi ấy, Hồ Ngạch đã ra đòn tuyệt
kỹ. Tránh đòn truy hồn của đối phương, ông nhẹ nhàng tung người đá văng
thanh đao cắm xuống đất, đồng thời xoay người giở đòn đánh nghịch. Biết
đã vào thế hiểm, tiến thoái lưỡng nan, Dư Đành đành nhắm mắt chờ đường
roi sát thủ. Thế nhưng, sau khi tiếng roi vun vút cất lên, Dư Đành đã
thở phào choàng tỉnh bởi đường roi vừa chạm áo thì đối thủ đã thu về
không đánh nữa.
Trận thư hùng ấy, dù đã nợ Hồ Ngạch
một mạng nhưng Dư Đành vẫn không chịu phục. Y rắp tâm kiếm cơ hội trả
thù. Bởi thế, một chiều, đang mải mê với những chiêu thức võ thuật thì
Hồ Ngạch được mọi người báo tin không biết ai đã đến nương sắn nhà mình
và nhổ hết sắn đóng vào những giỏ lớn. Điều lạ lùng là tất cả số sắn đó,
kẻ trộm không lấy mang đi mà vẫn để nguyên trên rẫy. Hồ Ngạch đâu biết
rằng đó là một âm mưu của Dư Đành.
Ra rẫy, thấy sắn bị nhổ, chẳng còn
cách nào khác, Hồ Ngạch đành phải quẩy những sọt sắn trĩu nặng ấy về.
Vừa đi được một đoạn thì từ bụi cây bên đường, Dư Đành vọt ra với chiếc
bắp cày trên tay. Chẳng nói chẳng rằng, y tung luôn một đường sát thủ.
Nghe tiếng gió, Hồ Ngạch vội thụt xuống, đường cày vụt qua đầu, văng
thẳng vào cây bồ lời làm thân cây gẫy gập.
Lợi dụng luôn cú đánh hụt ấy, Hồ
Ngạch tức tốc áp sát, nhanh như chớp, chụp luôn tay Dư Đành rồi sử dụng
thế lạc côn, không những hoá giải mà còn biến sức đối phương thành lực
của mình, hất thẳng Dư Đành xuống bụi tre gần đó. Mắc kẹt giữa đám tre
gai góc, lúc ấy, Dư Đành mới khẩn khoản xin tha và hứa từ đó không bao
giờ dám về làng Thuận Truyền quậy phá nữa.
Tỉ thí võ thuật Nam Hàn vinh danh làng quyền cổ
Sáng tổ của làng quyền An Vinh là
Nguyễn Ngạc, tức Hương Mục Ngạc. Theo nhiều người thì bà tổ cô của
Nguyễn Ngạc chính là thầy dạy võ của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Bởi thế,
Nguyễn Ngạc xuất thân trong một gia đình có truyền thống võ học.
Tiếp thu sở học của gia đình cũng như
nhiều tiền nhân lúc bấy giờ, chuyên tâm nghiên cứu quyền pháp, Nguyễn
Ngạc đã sáng tạo ra nhiều tuyệt kỹ điêu luyện, đặc biệt là ngón song xỉ
đã nức danh khắp chốn. Quyền An Vinh thiên về đánh hiểm, đánh móc, đánh
không hết tay, phản đòn nhanh, liên tục. Khi đánh, thường phải áp sát
đối phương mới tìm được lợi thế cho mình. Nguyễn Ngạc có nhiều học trò,
họ đều là những võ sư ưu tú, tiếng tăm lừng lẫy. Trong số ấy phải kể đến
Bảy Lụt, Tám Cảng, Chín Giác, Sáu Hà, Tám Tự, Hai Tửu, Hương Kiểm Mỹ…
Bảy Lụt tên thật là Nguyễn An là con
trai của Nguyễn Ngạc. Ông sáng dạ, sức khoẻ thì phi phàm, lanh lẹ tựa
cọp beo. Năm 1935, Bảy Lụt cùng em mình là Chín Giác và Hương Kiểm Mỹ
tham dự giải đấu võ đài toàn quốc tại Huế. Thi đấu thắng hàng loạt đối
thủ, ông đã đem về cho làng quyền An Vinh huy chương vàng. Từ đây, danh
tiếng về làng võ này đã được các môn sinh khắp nơi biết đến.
Thừa hưởng các bí kíp quyền pháp của
cha, không để thất truyền, Bảy Lụt cũng chiêu mộ nhiều đệ tử. Trong số
ấy, nổi danh nhất là võ sư Phan Thọ, người gốc Bình Nghi (Tây Sơn) người
đã thừa kế di sản đồ sộ của môn phái quyền An Vinh.
Võ sư Phan Thọ sinh năm 1925, bắt đầu
học võ từ năm 17 tuổi. Ông bảo, ông là người may mắn bởi được sinh ra ở
cái nôi của võ thuật Tây Sơn. Mê võ, thủa thiếu niên, đã nhiều lần ông
xin gia đình bán ruộng, bán bò để quyết chí theo đuổi sở thích của mình.
Ông được lĩnh hội võ thuật cao siêu của rất nhiều tiền bối. Các bài
quyền, roi, kiếm, đao, thương ông học từ thầy Bảy Lụt, Tàu Sáu (Diệp
Trường Phát). Các môn kích, gản, phủ, lăn khiên, chuỳ… ông học từ thầy
Sáu Hà (Lê Hải). Các môn côn, thước, xích, độc bút, xà mâu, đinh ba… ông
lĩnh hội từ thầy Hồ Ngạch.
Tuy thế, sở trường của ông vẫn là
quyền, thứ mà ông được thầy Bảy Lụt dày công dạy dỗ. Cũng giống như
nhiều võ sư nổi tiếng khác, võ sư Phan Thọ cũng đã có nhiều trận thi tài
mà đến giờ nhiều người khi nhắc tới đều vẫn ngả mũ thán phục tài năng.
Ngày ấy, khu vực Nam bộ, Trung Nam bộ
rộ lên phong trào thi đấu võ đài theo kiểu tự do. Dù đã thượng đài rất
nhiều lần nhưng Phan Thọ vẫn chưa có đối thủ. Tiếng tăm ông mỗi lúc một
vang xa. Năm 1972, một võ sư taekwondo đệ ngũ đẳng huyền đai, vốn là một
sĩ quan quân đội Nam Hàn đã tìm đến ông gửi lời khiêu chiến. Bị “áp đáo
tại gia”, dù mến khách nhưng không có cách nào khác, ông phải nhận lời.
Trận tỉ thí diễn ra ngay trong nhà.
Không khách khí, khách tung đòn trước. Đó là một cú đá có sức mạnh kinh
hồn. Nhanh như sóc, Phan Thọ cúi người né tránh khiến chiếc cột giữa nhà
thành… nạn nhân bất đắc dĩ. Thiết cước ấy làm cả gian nhà rung chuyển.
Thủ thế đến chiêu thức thứ ba, khi đối phương vẫn hăng say tung những cú
đá nhanh như chảo chớp của mình. Lựa một cú đá quét ngang mặt của đối
phương, ông liền giở thế tấn mã tam chiến, một chân quét, một tay đỡ
đòn, tay còn lại dương hổ trảo, hạ luôn đối thủ. Chỉ một cú đánh ấy,
viên sĩ quan Nam Hàn đã nằm sõng soài ngay góc nhà.
Và, đương nhiên, anh ta chắp tay kính
phục. Tuổi xưa nay hiếm nhưng lão võ sư Phan Thọ vẫn phải đứng ra nhận
lời thách đấu của giới võ lâm. Khi ấy, năm 1998, một đoàn võ sĩ cũng của
Hàn Quốc lại tìm đến nhà ông. Họ cho rằng, võ cổ truyền của Việt Nam
chỉ là võ vườn, không có đẳng cấp như taekwondo nước họ.
Tuy đã có tuổi, chẳng còn máu hơn
thua nhưng với khi đã chạm đến lòng tự hào dân tộc, lão võ sư lại sắn áo
“thượng đài”. Lợi dụng sức trẻ, võ sinh Hàn Quốc ra đòn vun vút. Có cú
sát thủ đến nỗi cả mang vữa tường rơi lả tả. Lão võ sư cứ nhẹ nhàng
tránh né, hoá giải, chờ cơ hội. Và cơ hội ấy cũng đã đến khi đối phương
tung một cú đòn lỡ chớn. Chỉ chờ có vậy, lão võ sư liền cúi người, quét
luôn chân trụ. Chỉ một cú đòn ấy, đám khách không mời đã phải chắp tay:
“Kung fu Tây Sơn danh bất hư truyền!”.
Long tranh hổ đấu
Năm 1924, làng võ Bình Định xuất hiện
thêm một dòng võ mới đó là quyền Tàu. Người sáng lập ra dòng võ này là
Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại An Thái. Tuy là
người Trung Quốc nhưng gia đình Diệp Trường Phát sinh sống ở An Thái đã
được mấy đời.
Hấp thụ tinh thần thượng võ từ An
Thái, 13 tuổi, Diệp Trường Phát được gia đình gửi về Trung Quốc để học
võ từ các cao sức của Thiếu lâm Bắc phái. Sau 15 năm thụ giáo tại cố
hương, 28 tuổi, Diệp Trường Phát trở lại An Thái mở lò dạy quyền Tàu.
Đến giờ, dân làng An Thái vẫn truyền tai nhau chuyện thi tài giữa Sáu
Tàu và đệ nhất roi Hồ Ngạch. Bởi đó là cuộc thí võ kết bạn nên hai bên
đã giao ước không gây thương tích, chỉ dùng mực ghi dấu trên y phục đối
phương.
Trước sự chứng kiến của nhiều môn đồ,
hai ông giao kèo lấy một tuần nhang là một hiệp đấu. Sau hiệp đấu
quyền, khán giả đếm được những vết mực trên áo hai người là như nhau,
tuy thế, Hồ Ngạch vẫn chắp tay bái phục Tàu Sáu, thừa nhận mình kém hơn
một bậc. Khán giả hết sức ngạc nhiên.
Khi ấy, Hồ Ngạch mới giải thích, các
vết mực Tàu Sáu lưu trên y phục mình có phần nhạt hơn. Điều đó chứng tỏ
rằng, đường quyền thế cước của Tàu Sáu đã ở mức thượng thừa. Bởi vậy nên
ông mới có thể vận hành công lực như ý muốn nên đòn ra mới nhẹ nhàng,
dấu mực mới nhạt. Nếu cũng những quyền thế ấy, thi triển hết 12 thành
công lực thì sức mạnh sẽ rất kinh hoàng, có thể lấy mạng người trong
chớp mắt.
Về côn, tuyệt kỹ của Hồ Ngạch, hai
bên cũng quần thảo kinh hồn. Người xem chỉ thấy tiếng gậy va vào nhau
chan chát còn bóng người thì lấp loá, mờ ảo. Sau tuần nhang, Tàu Sáu
thấy trên người mình nhiều vết mực hơn. Trước đông đảo mọi người, ông đã
chắp tay bái phục: “Đoản côn ở Thuận Truyền chỉ có Hồ Ngạch làm chủ!”.
Phiêu bạt tìm thầy
Về tinh thần thượng võ, ham học hỏi
của người Việt, bây giờ, cụ Hàn Bái (Lê Bái) sáng tổ Hàn Bái đường,
Thiếu lâm Hài Bái vẫn được giới võ lâm hết mực tôn thờ. Lê Bái sinh năm
1889, xuất thân từ một gia đình quyền quý.
Ngày ấy, người Pháp cho xây dựng
tuyến đường sắt nối liền Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) với Hải Phòng
bởi thế giao lưu đi lại đã thêm bề thuận tiện. Biết Trung Hoa là nơi có
nhiều kỳ tài võ học nên Lê Bái đã xin làm Sở Hoả xa tại tỉnh Vân Nam để
tìm cơ hội trau dồi võ nghệ. Sau một thời gian nghe ngóng, thấy ở Phúc
Kiến có bậc cao nhân từng làm giáo đầu trong triều, Lê Bái đã xin nghỉ
việc để tìm lên thọ giáo.
Vị sư phụ ấy họ Lý, tên Quân ở Trung
Hoa đã danh vang tứ hải. Thấy Lê Bái khôi ngô, tinh hoa phát tiết, Lý sư
phụ mừng lắm, vui vẻ thu nạp làm đệ tử. Thế nhưng, trước khi bái sư, Lý
sư phụ muốn thử tài năng của cậu học trò mình. Trước thịnh tình của vị
sư phụ Lê Bái cũng chẳng khách khí, xuất luôn chiêu Hắc hổ xuyên tâm,
đánh thẳng vào ngực đối phương với dự tính trong đầu, nếu bị hoá giải sẽ
tiếp tục dùng thức Thanh xà nhập động sở trường của mình mà tấn công
đối thủ.
Thế nhưng, dự tính ấy đã bị vị quyền
sư bắt bài. Ông không gạt tay đối thủ mà nhẹ nhàng tóm thẳng cổ tay,
giật xuôi theo đà lao của Lê Bái, đồng thời, quét luôn chân trụ của đối
phương, hất văng xa ra. Tuy đau đớn nhưng cú đánh ấy làm Lê Bái mừng
rơn. Bái biết, đấy đích thị là người thầy mà bấy lâu nay mình tìm kiếm.
Ba năm luyện võ tại nhà Lý sư phụ, Lê
Bái đã trưởng thành, tên tuổi cũng đã lừng danh khu Phúc Kiến. Khi ấy,
Lý sư phụ đưa cho người đệ tử yêu của mình lá thư tay, nói là quay lại
Vân Nam tìm thầy Triệu Quang Chảo, một cao nhân của Thiếu lâm. Theo Lý
sư phụ thì tuy là bạn nhưng luận về võ công, so với Quang Chảo, ông chỉ
là hậu bối.
Quay lại Côn Minh, Lê Bái tiếp tục
những tháng ngày khổ luyện và đến năm 1918 thì trở về quê nhà. Sau một
thời gian kỳ bạt giang hồ, dạy võ ở khắ nơi, thọ bệnh, ông mất năm 1928,
khi vừa tròn 40 tuổi. Bây giờ, đệ tử của ông, tiêu biểu là đại sư Vũ Bá
Oai vẫn tiếp tục sự nghiệp hiển hách, hoằng dương tinh thần thượng võ
của vị sư phụ kỳ tài của mình.
(GDVN) - Với những cao thủ bây giờ thì họ là những bậc tiền bối, công
phu đã danh trấn thiên hạ bấy lâu. Dù đến giờ, đa phần đã thành người
thiên cổ...
(GDVN) - Với những cao thủ
bây giờ thì họ là những bậc tiền bối, công phu đã danh trấn thiên hạ bấy
lâu. Sống dưới chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quãng thời gian mà
tinh thần thượng võ bị triệt tiêu tới mức tối đa (phòng ngừa phản
kháng), họ đã là cầu nối, đã bôn ba khắp nơi để tầm sư, rèn võ, cứu rỗi
cả nền võ thuật Việt Nam trong buổi suy tàn. Dù đến giờ, đa phần đã
thành người thiên cổ nhưng tài đức của họ thì vẫn là tiếng thơm để hậu
bối noi theo...
Huyền thoại ly kỳ về “cốt cậu Bảy”
06:25 28/08/2013
Từ hàng trăm năm nay, trong cõi tâm linh của giới huyền
thuật, cậu Bảy Tây Ninh là một vị bồ tát của người Việt. Pháp sư phái
Trà Kha Khmer gọi cậu Bảy là Tà Bay. Pháp sư theo trường phái "bùa Lèo"
gọi cậu Bảy là Vlav Bay. Pháp sư theo trường phái "bùa Xiêm" gọi cậu Bảy
là Khạo Bay… Trong khẩu quyết thần chú của nhiều trường phái huyền
thuật, các pháp sư vẫn cầu tên cậu Bảy trong số hàng trăm vị thần tướng.
Giới huyền linh ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa xem Quan Công là vị thần
tướng có uy lực nhất trong số các vị thần tướng. Còn giới pháp sư vùng
Đông Nam Á xem cậu Bảy mới là người uy lực nhất.
Hình tướng cậu Bảy thủ võ trong điện thờ. |
1. Nơi phát tích cậu Bảy nằm trên đỉnh cao nhất trong quần thể 7 ngọn lớn và 14 ngọn núi nhỏ tạo thành hình chữ U, tọa lạc tại phía bắc tỉnh Bình Dương (xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng). Trong quần thể ấy có 4 ngọn chính gồm: Núi Cửa Ông, núi Ông (còn gọi là núi Ông Cậu), núi Tha La và núi Chúa. Do 4 ngọn này tạo thành hình 2 yên ngựa song song nên từ thuở sơ khai, người ta gọi quần thể núi ấy là Yên Ngựa. Dần dà sau này, người ta gọi luôn toàn bộ cụm núi ấy là núi Ông Cậu hoặc núi Cậu.
Hầu như không còn ai biết gốc tích thật của cậu Bảy. Từ thuở khai hoang, người ta đã thấy trên đỉnh Ông Cậu có một cái hang đá được gọi là miếu thờ cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng cậu Bảy đứng thủ bộ võ. Bên ngoài cửa miếu có tượng một con cọp nhe nanh như đứng gác.
Dù cụm núi Cậu nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương nhưng người ta vẫn quen gọi ông là "Cậu Bảy Tây Ninh". Có lẽ do ngày xưa núi Cậu thuộc địa phận Tây Ninh, sau này chia tách địa giới hành chính lại, núi Cậu thuộc về tỉnh Bình Dương. Dù vậy, do thói quen, người ta vẫn cứ gọi theo tên cũ.
Có nhiều truyền thuyết và giai thoại liên quan đến cậu Bảy nhưng không hiểu vì sao, suốt hàng trăm năm nay, các nhà khảo cứu văn hóa, lịch sử lại bỏ qua. Đến tận bây giờ vẫn chưa có người thực hiện công trình nghiên cứu văn hóa vật thể lẫn phi vật thể một cách trọn vẹn về di tích văn hóa tâm linh này. Trước năm 1975, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Minh có nhắc đến núi Cậu trong quyển "Tây Ninh xưa và nay" nhưng chỉ sơ lược, thoảng qua.
Những bậc kỳ lão ở địa phương cho rằng, cậu Bảy và bà Lý Thị Thiên Hương (bậc thánh trấn núi Bà Đen, Tây Ninh) có liên quan đến nhau. Có nhiều truyền thuyết kể rằng, ngày xưa núi Bà Đen có tên gọi là núi Một. Vào thế kỷ XVIII, có 4 gia đình thâm giao ở Bình Định theo chiếu khẩn hoang của chúa Nguyễn cùng nhau theo đoàn di dân xuôi Nam, khai hoang mở cõi gồm: gia đình ông Lý Thiên; gia đình ông Đặng Nhượn; Gia đình ông Ba Sánh và gia đình ông Chín Thép. Bốn gia đình vào định cư vùng đất Quang Hóa, nay là huyện Trảng Bàng (Tây Ninh).
Quan trấn nhậm đương thời là Hà Đảnh thấy bà Đặng Ngọc Phụng (vợ ông Lý Thiên) trẻ đẹp đã sát hại Lý Thiên rồi bắt bà làm hầu thiếp dù bà đang mang thai. Bà cố sống ẩn nhẫn, chờ sanh con và tìm cách báo thù cho chồng. Bà sanh được một cô con gái xinh đẹp, đặt tên là Lý Thị Thiên Hương.
Khi trưởng thành, Lý Thị Thiên Hương rất xinh đẹp được nhiều chàng trai để ý muốn chạm ngõ cầu hôn nhưng nàng không màng vì mải nuôi lòng báo oán cho cha. Một ngày nọ, nàng đi đảnh lễ cầu Phật trên núi Một, bất ngờ bị một toán cướp chặn đường. Giữa lúc nguy khốn, nàng được một tráng sĩ tên Lê Sĩ Triệt cứu thoát. Hai người trở thành tình nhân từ cuộc hội ngộ đó.
Lê Sĩ Triệt là con nuôi của nhà sư Trí Tân trụ trì một ngôi chùa trên lưng chừng núi Một. Sư Trí Tân vốn là võ quan của nhà Nguyễn ẩn tu. Trong một chuyến xuống núi hóa trai, trên đường trở về, sư Trí Tân trông thấy ven một tảng đá một bé trai sơ sinh còn sống nằm khóc giữa 2 tử thi vợ chồng. Nhà sư đem đứa bé lên núi đặt tên là Lê Sĩ Triệt, nuôi dưỡng và truyền kiếm thuật.
Lê Sĩ Triệt được sư Trí Tân cho phép cưới Lý Thị Thiên Hương làm vợ. Sau khi cưới, Thiên Hương kể rõ mối thâm thù giữa mình với cha ghẻ Hà Đảnh. Nghe vợ kể rõ nguồn cơn, Lê Sĩ Triệt giết ngay Hà Đảnh.
Vào thời điểm đó, nhà Tây Sơn vừa dấy binh, Gia Long tuyển mộ thêm binh sĩ. Lê Sĩ Triệt tòng quân đế trốn án sát nhân. Sau khi Lê Sĩ Triệt ra đi, Lý Thị Thiên Hương bỗng dưng mất tích.
Một hôm sư Trí Tân đang thiền định bỗng nghe tiếng gọi của Thiên Hương nơi triền núi. Ông bước ra thì thấy Lý Thị Thiên Hương vừa khóc vừa cho biết, thuộc hạ của Hà Đảnh đã giết cô ném xác nơi triền núi.
Sư Trí Tân theo lời chỉ của linh hồn Thiên Hương đi tìm thì thấy thi thể cô đã sạm đen. Sư Trí Tân đem thi thể cô về gần chùa an táng.
Lúc này Gia Long đang thất thế trước sức mạnh của Tây Sơn nên bôn đào về phía Nam. Lê Sĩ Triệt lập nhiều công trạng đã trở thành võ quan cận thần của Vua Gia Long. Lê Sĩ Triệt đưa Vua Gia Long chạy vào vùng núi Một trốn tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn. Khi quan quân đang đói lả dưới một tán cây cổ thụ, Gia Long mệt mỏi ngủ thiếp, mơ màng thấy một người con gái đen đúa xuất hiện bảo những quả chín trên cây có thể cứu đói, khát cho binh sĩ. Vua tỉnh giấc cho người ăn thử. Quả nhiên vị chua của quả giúp binh sĩ đỡ khát và vị chát giúp đỡ đói.
Vua Gia Long đặt tên cây ấy là "tòng quân" (sau này nói trại thành chùm quân hoặc bồ quân). Vua Gia Long còn ban sắc chỉ phong cho Lý Thị Thiên Hương chức Linh Sơn Thánh Mẫu. Từ đó, người ta gọi núi Một là núi Bà Đen cho đến ngày nay.
Vua Gia Long tiếp tục bôn đào xuôi Nam. Trước khi rời đi, Gia Long giao cho Lê Sĩ Triệt nhiệm vụ nhang khói cho Thiên Hương đồng thời chiêu binh chờ vua phục quốc. Khi Vua Gia Long vừa rời khỏi, quân Tây Sơn tràn lên núi. Lê Sĩ Triệt lánh sang núi Yên Ngựa tìm đến ngọn núi cao nhất ẩn thân tu luyện phép thuật âm thầm tuyển mộ binh lính rèn luyện đao kiếm. Để che giấu tông tích, Lê Sĩ Triệt chỉ xưng là cậu Bảy.
Thần thú Đế Thính đứng trước miếu Cậu. |
Người ta đã phát hiện bên núi Bà có 2 dấu châu khổng lồ, 1 dấu nằm trên tảng đá gần điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, 1 nằm trên tảng đá phía mạn bắc núi.
Ở cụm núi Cậu có ít nhất 7 dấu chân "tiên" nằm rải rác. 2 dấu nằm ở phía suối Trúc (còn gọi là hồ Than Thở Dầu Tiếng), 2 dấu nằm gần miếu Cậu và 3 dấu nằm rải rác dưới mạn sườn núi Ông Cậu. Người dân địa phương khẳng định, vẫn còn nhiều dấu chân "tiên" chưa được phát hiện. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về những dấu chân bí ẩn này.
Một dòng giai thoại khác thì cho rằng, vào thời Pháp chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh, cậu Bảy chính là Cử Đa - một võ quan triều Nguyễn tham gia lập mật khu kháng chiến Láng Linh - Bảy Thưa cùng Trần Văn Thành. Sau khi căn cứ kháng chiến Láng linh - Bảy Thưa thất thủ, Trần Văn Thành tử nạn, Cử Đa di chuyển khắp vùng rừng núi phía Nam dùng tâm linh tiếp tục tuyển mộ nghĩa quân. Cử Đa đã để lại dấu tích khắp vùng núi Tà Lơn, Thất Sơn, núi Bà Đen và núi Cậu.
Dấu chân khổng lồ trên phiến đá sau chùa Thái Sơn. |
Giai đoạn này có một luồng giai thoại khác xuất hiện. Giai thoại này cho rằng, chính lực lượng cách mạng kháng chiến vùng Dương Minh Châu đã tạo nên những truyền thuyết kỳ bí để tạo khu vực cấm, nhằm giữ bí mật trạm giao liên trên núi Ông Cậu. "Cậu Bảy" là mật danh của một cán bộ giao liên ẩn dưới áo "ẩn sĩ luyện phép tiên".
Đến giai đoạn chống Mỹ, vào tháng 5/1961, thực hiện chủ trương của Quân khu ủy, Phân liên khu Miền Đông, vùng cao su gồm 22 làng nhập vào huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh. Huyện ủy Dương Minh Châu, chỉ định cấp ủy, chi bộ thị trấn Dầu Tiếng gồm 5 đồng chí, đồng chí Trần Văn Lắc phụ trách khu vực ấp 4 Bàu Sình lên đóng quân trên núi Cậu.
Lực lượng cách mạng nơi đây đã được Hồ Chủ tịch khen tặng trong thư chúc tết năm 1966:
"…Mừng miền Nam rực rỡ chiến công
Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plây Me, Đà Nẵng…".
Trong giai đoạn này, khu kháng chiến này thành lập 8 đội công an công tác địa điểm hoạt động tại núi Cậu, mật danh là các "C" (về sau đổi thành các B): B21, B26, B28.
Sau khi nhiều đời thủ từ, thầy Sáu tiếp tục đến đây "tu luyện" để đảm nhiệm vai trò giao liên. Thầy Sáu chính là Hòa thượng Thích Đạt Phẩm (thế danh là Đinh Văn Trên, thường được gọi là thầy Sáu). Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Hòa thượng Thích Đạt Phẩm đã tôn tạo, xây dựng miếu cậu Bảy. Ông còn xây dựng dưới chân núi Ông Cậu một quần thể kiến trúc chùa Thái Sơn thành điểm hành hương thu hút rất đông khách du lịch tâm linh.
Trên mái ngôi miếu thờ Cậu có ghi danh hiệu của Cậu Bảy là Tán Dương. Căn cứ vào các tài liệu tín ngưỡng phương Đông, không có vị Phật, vị thánh nào mang hiệu Tán Dương. Có lẽ do cách nói sai chính tả của người miền Nam, người ta đã nhầm lẫn giữa hiệu Tán Dương và Táng Vương.
Theo truyền thuyết phương Đông, Táng Vương chính là Táng Vương Bồ Tát, tức Địa tạng Vương Bồ Tát. Vị này có nuôi một con thần thú tên là Đế Thính. Đế Thính có hình dáng con hổ hung tợn nhưng tâm tính là con ngựa hiền lành. Đế Thính có khả năng "nghe thấy" được mọi diễn biến trên mặt đất, dưới lòng đất 50 dặm. Hiện, nơi trước cửa miếu vẫn còn tượng 1 ông hổ trong tư thế mọp người lắng nghe. Có thể, ngày xưa, người tạo nên hình ảnh cậu Bảy đã tự xưng mình là Táng Vương để có lý do truyền đạt thông tin tình báo quân sự của địch quân cho lực lượng kháng chiến?
Dấu chân Tiên nữ (Bà Thiên Hương) trên phiến đá gần miếu Cậu. |
Dù giai thoại hay truyền thuyết mang tính tâm linh huyền bí, xét về khía cạnh lịch sử, cậu Bảy đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Xét về khía cạnh văn hóa, di tích, cậu Bảy cần được nhìn nhận như một địa chỉ du lịch tâm linh chính thống. Danh hiệu cậu Bảy đã gắn liền với địa danh cụm núi, bỏ rơi di tích này chìm vào quá khứ là hoang phí một mảng lớn văn hóa tín ngưỡng của địa phương
Nông Huyền Sơn
Những huyền thoại “đả hổ” trong lịch sử Việt Nam
Ít ai biết, trong lịch sử Việt Nam cũng từng có nhiều huyền thoại đả hổ nổi tiếng, được mọi người biết đến.
Huyền thoại đả hồ Việt Nam gồm có danh tướng Phùng Hưng, bà Ngô Thị
Kỷ, cụ Cử Tốn. Họ đã mạnh mẽ một mình hạ gục loài thú dữ và được truyền
tụng khắp nhân gian.
Phùng Hưng - người hùng “đả hổ” đất Đường Lâm
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội ).
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô tuấn tú, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể đánh trâu, quật hổ.
Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải và em út là Phùng Dĩnh. Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách hơn người. Ông chính là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam viết nên truyền thuyết “anh hùng đả hổ”.
Chuyện kể rằng thuở Phùng Hưng đang thời trai tráng, bỗng vùng Đường Lâm, Hà Tây quê ông có một con hổ dữ từ rừng về giết người, bắt gia súc, khiến mọi người hết sức hoang mang sợ hãi. Phùng Hưng bèn tìm cách trị hổ cứu dân.
Vài lần như thế, hổ không còn chú ý tới bù nhìn rơm nữa. Một hôm trời nhá nhem tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm, nín thờ chờ húa cọp dữ xuất hiện.
Khi hổ tới gần, hơi bùn non át hơi người nên chú Sơn Lâm không phân biệt được, cứ đảo qua như mọi khi. Phùng Hưng chỉ chờ có vậy, bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt con mãnh thú, tiếp sau đó ông dùng ngón tay chọc mù đôi mắt của cọp dữ và quần thảo với con quái vật suốt một thời gian dài.
Khi thấy con hổ đã đuối sức, ông dùng đá giáng một cú thôi sơn lên sọ. Hổ chết, mối họa cho dân được trừ từ đó Phùng Hưng nổi tiếng khắp vùng.
Thiếu nữ giết hổ dữ cứu bạn ở tuổi 15
Người viết lên huyền thoại ấy chính là bà Ngô Thị Kỷ quê ở Quảng Bình. Câu truyện diễn ra cách đây đã 51 năm, khi ấy bà Kỷ vẫn còn là thiếu nữ tuổi trăng tròn. Hồi đó là vào năm 1962 bà Kỷ cùng người bạn của mình tên Quốc ra đồng làm ruộng.
Khi đi qua xóm bên (cách làng 2 km, là cánh rừng hoang vắng, nhiều thú dữ) bỗng hai người hoảng hồn, bởi phái trước là một con cọp to tới hơn tạ, đang nhe vuốt như muốn nuốt chửng con mồi.
Chưa kịp bỏ chạy, con hổ đã lao tối chồm lên anh Quốc, nó cào cấu con mồi khiến anh đau đớn rồi ngất lịm. Thấy tính mạng người bạn thân bị đe dọa, bà Kỷ chẳng nghĩ ngợi nhiều liền rút đòn gánh xông tới phang tới vào đầu con quái vật mong cứu bạn.
Khi thấy hổ đuối sức và choáng váng khi nhận đòn đau, lấy hết dũng cảm bà Kỷ xông tới ôm lấy cổ con hổ, ghì chặt không buông, hai bên quần nhau giữ dội bụi bay mù mịt làm láo loạn cả một vùng rừng núi.
Bất chợt trong lúc đang quần nhau với hổ bà Kỷ chợt nhớ tới cây liềm sắt dắt ở sau lưng, bà liền rút cây liềm cứa một nhát vào cổ con hổ, chiếc liền sắc găm chặt vào yết hầu con thú dữ, khiến mãnh thú, máu chảy sối xả, bỏ chạy vào rừng sâu rồi chết trong đau đớn.
Sau chiến tích ấy tên tuổi cô gái Ngô Thị Kỷ được vang danh khắp nơi. Báo chí trong và ngoài nước nô nức loan tin, Bác Hồ nghe chuyện đã viết thư khen ngợi lòng dũng cảm của cô gái nhỏ bé và trao tặng huy hiệu “tuổi trẻ dũng cảm” .
Tay không đánh chết hai hổ dữ
Người viết lên huyền thoại bất tử còn mãi với thời gian ấy chính là Võ sư Mùi Đen, đệ tử ruột của cụ Cử Tốn (Cử nhân võ học cuối cùng thời kỳ phong kiến ở Việt Nam).
Truyện kể rằng, vốn có tố chất thông minh lại đam mê võ thuật, Mùi Đen đã sớm theo cụ Cử Tốn học võ, trước là để rèn luyện sức khỏe sau là để đánh giặc.
Thời bấy giời võ sư Mùi Đen được ví như người anh hùng bất khả chiến bại của bán đảo Đông Dương, khi không có đổi thủ trong khu vực Đông Nam Á, các sới võ Campuchia, Lào, Thái Lan, Hồng Kông… không nơi nào không ghi dấu chiến tích của cụ.
Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất của Mùi Đen không phải là những lần hạ gục đối thủ trên sàn đấu ở các nước láng giềng mà chính là huyền thoại tay không đánh chết hai con hổ dữ giữa lòng Thủ đô.
Giai thoại kể lại rằng, trước năm 1945, Việt Nam bị Đế quốc Pháp đô hộ, bọn chúng nên đã ban hành luật cấm tập võ trong cả nước. Bất chấp lệnh cấm gắt gao của chính quyền thực dân, cụ Cử Tốn vẫn âm thầm mở lò võ và nhận đệ tử truyền dạy võ học. Trong đám đệ tử của cụ Cử Tốn thời đó nổi tiếng nhất là cụ Mùi Đen, học trò xuất sắc nhất của Chí tôn võ học Việt Nam thời bấy giờ.
Biết tin cụ Cử Tốn mỏ lò võ nhưng thực dân Pháp không dám công khai đàn áp và bắt bớ bởi danh tiếng và vị thế của Cử Tốn lúc đó rất lớn, chúng liền áp dụng kế sách “mượn đao giết giặc” nhằm tiễu trừ cụ.
Thực dân Pháp liền loan tin thông báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn sẽ được thưởng hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Tuy nhiên khi thi đấu bắt buộc phải có kẻ sống, người chết trận đấu mới được dừng lại.
Cụ Cử Tốn và đệ tử Mùi Đen đã gặp nhau bàn bạc kế hoạch đối phó.
Hai thầy trò quyết định diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” thời xưa và người được lựa chọn để đánh hổ không phải ai khác chính là Mùi Đen, học trò cưng của cụ Cử Tốn.
Hôm đó sau khi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người hiếu kỳ cùng hàng trăm lính Pháp, ở sở thú Hà Nội, trong một ngày chủ nhật kín người.
Cụ Cử Tốn thông báo ý nghĩa của việc làm hôm nay. Tiếp đó, cụ Mùi Đen đích thân lên võ đài và đối thủ của cụ chính là một con hổ đói, đang nhe lanh múa vuốt khí thế như muốn nút chửng con mồi.
Thấy đối thủ dính đòn bị té nhào, biết rằng thời cơ đã tới, cụ Mùi Đen nhanh chóng tiến tới dùng tay trái siết chặt cổ con mãnh thú đồng thời dùng tay thuận chọc mù đôi mắt của chúa Sơn Lâm, tiếp đó dùng bàn tay thép chặt ngang yết hầu vốn là điểm yếu nhất của hổ dữ, khiến cho mãnh thú không thể cắm ngoạm phản kháng.
Liền sau đó là hàng chục cú đấm thôi sơn dáng xuống đầu con cọp dữ, sau hơn hai mươi phút dính đòn, con hổ đói vỡ sọ mà chết.
Sau khi hạ gục mãnh thú, nghỉ ngơi chừng nửa tiếng, cụ Mùi Đen tiếp tục bước vào trận chiến thứ hai, con hổ lần này còn to và dữ hơn con trước, là một con cọp cái và đã hơn một tuần chưa có thức ăn.
Trận chiến lần này thậm chí còn diễn ra quyết liệt hơn lần trước gấp nhiều lần tuy nhiên sau một giờ giao chiến, phần thắng vẫn thuộc về võ sư người Việt, khiến cho người dân và cả bọn quan Pháp chỉ còn biết tái mặt và khâm phục.
Sau khi viết lên điển tích tay không giết một lúc hai hổ dữ, tên tuổi của Mùi Đen lan truyền khắp nơi, các võ sĩ trong và ngoài nước không còn ai nghĩ tới chuyện thách đấu với cụ Cử Tốn nữa, bởi họ cho rằng, Mùi Đen mới chỉ là học trò của Cử Tốn mà có thể tay không giết hổ dữ, thì Cử Tốn chắc hẳn võ công còn thâm hậu hơn gấp bội, thế nên nếu thách đấu chẳng khác nào tìm đường tự sát.
Theo Nguyễn Hưng (Đời sống Plus) Phùng Hưng - người hùng “đả hổ” đất Đường Lâm
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội ).
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô tuấn tú, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể đánh trâu, quật hổ.
Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải và em út là Phùng Dĩnh. Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách hơn người. Ông chính là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam viết nên truyền thuyết “anh hùng đả hổ”.
Chuyện kể rằng thuở Phùng Hưng đang thời trai tráng, bỗng vùng Đường Lâm, Hà Tây quê ông có một con hổ dữ từ rừng về giết người, bắt gia súc, khiến mọi người hết sức hoang mang sợ hãi. Phùng Hưng bèn tìm cách trị hổ cứu dân.
Phùng Hưng là một trong Huyền thoại đả hổ Việt Nam. Ảnh: Internet
Vài ngày sau, khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, người anh hùng đất Đường Lâm
một mình vào rừng tiêu diệt chúa Sơn Lâm. Ông làm con bù nhìn bằng rơm,
cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường xuất hiện. Hổ đi qua
thấy bù nhìn tưởng người, lao vào cắn xé nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm.Vài lần như thế, hổ không còn chú ý tới bù nhìn rơm nữa. Một hôm trời nhá nhem tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm, nín thờ chờ húa cọp dữ xuất hiện.
Khi hổ tới gần, hơi bùn non át hơi người nên chú Sơn Lâm không phân biệt được, cứ đảo qua như mọi khi. Phùng Hưng chỉ chờ có vậy, bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt con mãnh thú, tiếp sau đó ông dùng ngón tay chọc mù đôi mắt của cọp dữ và quần thảo với con quái vật suốt một thời gian dài.
Khi thấy con hổ đã đuối sức, ông dùng đá giáng một cú thôi sơn lên sọ. Hổ chết, mối họa cho dân được trừ từ đó Phùng Hưng nổi tiếng khắp vùng.
Thiếu nữ giết hổ dữ cứu bạn ở tuổi 15
Người viết lên huyền thoại ấy chính là bà Ngô Thị Kỷ quê ở Quảng Bình. Câu truyện diễn ra cách đây đã 51 năm, khi ấy bà Kỷ vẫn còn là thiếu nữ tuổi trăng tròn. Hồi đó là vào năm 1962 bà Kỷ cùng người bạn của mình tên Quốc ra đồng làm ruộng.
Khi đi qua xóm bên (cách làng 2 km, là cánh rừng hoang vắng, nhiều thú dữ) bỗng hai người hoảng hồn, bởi phái trước là một con cọp to tới hơn tạ, đang nhe vuốt như muốn nuốt chửng con mồi.
Chưa kịp bỏ chạy, con hổ đã lao tối chồm lên anh Quốc, nó cào cấu con mồi khiến anh đau đớn rồi ngất lịm. Thấy tính mạng người bạn thân bị đe dọa, bà Kỷ chẳng nghĩ ngợi nhiều liền rút đòn gánh xông tới phang tới vào đầu con quái vật mong cứu bạn.
Bà Ngô Thị Kỷ. Ảnh: Đất Việt
Con hổ đói bị dính đòn đau liền nhẩy chồm tới toan vồ lấy cô gái
nhưng bị hụt, ngã dúi. Nhanh như cắt bà Kỳ liền tận dụng cơ hội quý giá,
lao tới dùng chiếc đòn gánh dùng hết sức bình sinh, bổ xuống đầu con
mãnh thú khiến cọp dữ gầm nên đau đớn.Khi thấy hổ đuối sức và choáng váng khi nhận đòn đau, lấy hết dũng cảm bà Kỷ xông tới ôm lấy cổ con hổ, ghì chặt không buông, hai bên quần nhau giữ dội bụi bay mù mịt làm láo loạn cả một vùng rừng núi.
Bất chợt trong lúc đang quần nhau với hổ bà Kỷ chợt nhớ tới cây liềm sắt dắt ở sau lưng, bà liền rút cây liềm cứa một nhát vào cổ con hổ, chiếc liền sắc găm chặt vào yết hầu con thú dữ, khiến mãnh thú, máu chảy sối xả, bỏ chạy vào rừng sâu rồi chết trong đau đớn.
Sau chiến tích ấy tên tuổi cô gái Ngô Thị Kỷ được vang danh khắp nơi. Báo chí trong và ngoài nước nô nức loan tin, Bác Hồ nghe chuyện đã viết thư khen ngợi lòng dũng cảm của cô gái nhỏ bé và trao tặng huy hiệu “tuổi trẻ dũng cảm” .
Tay không đánh chết hai hổ dữ
Người viết lên huyền thoại bất tử còn mãi với thời gian ấy chính là Võ sư Mùi Đen, đệ tử ruột của cụ Cử Tốn (Cử nhân võ học cuối cùng thời kỳ phong kiến ở Việt Nam).
Truyện kể rằng, vốn có tố chất thông minh lại đam mê võ thuật, Mùi Đen đã sớm theo cụ Cử Tốn học võ, trước là để rèn luyện sức khỏe sau là để đánh giặc.
Thời bấy giời võ sư Mùi Đen được ví như người anh hùng bất khả chiến bại của bán đảo Đông Dương, khi không có đổi thủ trong khu vực Đông Nam Á, các sới võ Campuchia, Lào, Thái Lan, Hồng Kông… không nơi nào không ghi dấu chiến tích của cụ.
Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất của Mùi Đen không phải là những lần hạ gục đối thủ trên sàn đấu ở các nước láng giềng mà chính là huyền thoại tay không đánh chết hai con hổ dữ giữa lòng Thủ đô.
Giai thoại kể lại rằng, trước năm 1945, Việt Nam bị Đế quốc Pháp đô hộ, bọn chúng nên đã ban hành luật cấm tập võ trong cả nước. Bất chấp lệnh cấm gắt gao của chính quyền thực dân, cụ Cử Tốn vẫn âm thầm mở lò võ và nhận đệ tử truyền dạy võ học. Trong đám đệ tử của cụ Cử Tốn thời đó nổi tiếng nhất là cụ Mùi Đen, học trò xuất sắc nhất của Chí tôn võ học Việt Nam thời bấy giờ.
Biết tin cụ Cử Tốn mỏ lò võ nhưng thực dân Pháp không dám công khai đàn áp và bắt bớ bởi danh tiếng và vị thế của Cử Tốn lúc đó rất lớn, chúng liền áp dụng kế sách “mượn đao giết giặc” nhằm tiễu trừ cụ.
Thực dân Pháp liền loan tin thông báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn sẽ được thưởng hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Tuy nhiên khi thi đấu bắt buộc phải có kẻ sống, người chết trận đấu mới được dừng lại.
Cụ Cử Tốn và đệ tử Mùi Đen đã gặp nhau bàn bạc kế hoạch đối phó.
Hai thầy trò quyết định diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” thời xưa và người được lựa chọn để đánh hổ không phải ai khác chính là Mùi Đen, học trò cưng của cụ Cử Tốn.
Hôm đó sau khi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người hiếu kỳ cùng hàng trăm lính Pháp, ở sở thú Hà Nội, trong một ngày chủ nhật kín người.
Cụ Cử Tốn thông báo ý nghĩa của việc làm hôm nay. Tiếp đó, cụ Mùi Đen đích thân lên võ đài và đối thủ của cụ chính là một con hổ đói, đang nhe lanh múa vuốt khí thế như muốn nút chửng con mồi.
Võ sĩ mùi đen đánh hổ. Ảnh minh họa.
Sau một tiếng gầm kinh người con mãnh thú lao người về phía trước
chồm lên người võ sĩ tay không tấc sắt. Nhanh như chớp, cụ Mùi Đen xoay
người tránh được cú vồ đáng sợ của chú Sơn Lâm, đồng thời tặng cho mãnh
thú một cú đá ngàn cân vào bụng con hổ dữ, khiến con hồ ngã nhoài tức
tối. Hổ dữ liền lao về đối thủ tấn công tới tấp với những cú tát trời
giáng nhưng vốn có thân thủ phi phàm và võ công cao cường, võ sư Mùi Đen
liền lùi lại phía sau đồng thời tặng cho mãnh thú một cú đấm cực mạnh
vào đầu.Thấy đối thủ dính đòn bị té nhào, biết rằng thời cơ đã tới, cụ Mùi Đen nhanh chóng tiến tới dùng tay trái siết chặt cổ con mãnh thú đồng thời dùng tay thuận chọc mù đôi mắt của chúa Sơn Lâm, tiếp đó dùng bàn tay thép chặt ngang yết hầu vốn là điểm yếu nhất của hổ dữ, khiến cho mãnh thú không thể cắm ngoạm phản kháng.
Liền sau đó là hàng chục cú đấm thôi sơn dáng xuống đầu con cọp dữ, sau hơn hai mươi phút dính đòn, con hổ đói vỡ sọ mà chết.
Sau khi hạ gục mãnh thú, nghỉ ngơi chừng nửa tiếng, cụ Mùi Đen tiếp tục bước vào trận chiến thứ hai, con hổ lần này còn to và dữ hơn con trước, là một con cọp cái và đã hơn một tuần chưa có thức ăn.
Trận chiến lần này thậm chí còn diễn ra quyết liệt hơn lần trước gấp nhiều lần tuy nhiên sau một giờ giao chiến, phần thắng vẫn thuộc về võ sư người Việt, khiến cho người dân và cả bọn quan Pháp chỉ còn biết tái mặt và khâm phục.
Sau khi viết lên điển tích tay không giết một lúc hai hổ dữ, tên tuổi của Mùi Đen lan truyền khắp nơi, các võ sĩ trong và ngoài nước không còn ai nghĩ tới chuyện thách đấu với cụ Cử Tốn nữa, bởi họ cho rằng, Mùi Đen mới chỉ là học trò của Cử Tốn mà có thể tay không giết hổ dữ, thì Cử Tốn chắc hẳn võ công còn thâm hậu hơn gấp bội, thế nên nếu thách đấu chẳng khác nào tìm đường tự sát.
Nhận xét
Đăng nhận xét