CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 118
(ĐC sưu tầm trên NET)
03/11/2017 20:23
23/10/2017 09:34
17/10/2017 21:53
31/10/2017 09:17
27/10/2017 08:56
26/10/2017 14:17
29/08/2017 08:35
23/08/2017 08:34
10/08/2017 08:23
Mơ ác mộng, tử tù phơi bày thêm tội ác ghê tởm
Hải Dương: Thêm 3 đối tượng liên quan vụ giết người tại quán karaoke Star đầu thú
Ba đối tượng liên quan vụ án mạng tại quán karaoke Star vừa đến công an đầu thú. Cơ quan điều tra CA Hải Dương đang tiếp tục truy bắt một số đối tượng khác liên quan.
Ngày 3.11, thông tin từ Phòng
Cảnh sát hình sự Hải Dương cho hay, đơn vị này vừa vận động thêm 3 đối
tượng liên quan vụ án mạng tại quán Karaoke Star (thôn Ô Mễ, xã Hưng
Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) khiến anh Nguyễn Tá Khơ (SN 1985, trú
tại xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ) tử vong ra đầu thú.
3 đối tượng được xác định là Trương Văn
Trường (sinh năm 1984, trú tại xã Duy Tân, Kinh Môn), Nghiêm Danh Long
(sinh năm 1989, trú tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng) và Nguyễn Văn Linh (sinh
năm 1995, trú tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định tạm giữ, khởi tố bị can
những đối tượng trên về hành vi giết người.
Trước đó, như Lao Động đã đưa tin,
khoảng 21h30 ngày 20.10.2017, tại Quán Karaoke Star (thôn Ô Mễ, xã Hưng
Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đã xảy ra vụ xô xát, đánh nhau giữa
nhóm thanh niên của anh Nguyễn Tá Khơ với một nhóm thanh niên khác.
Tại đây, anh Nguyễn Tá Khơ đã bị các đối
tượng dùng hung khí nhọn đâm vào cổ, lưng và mạn sườn phải. Đến 2h15
ngày 21.10.2017, do vết thương quá nặng, anh Khơ đã tử vong.
Sau khi nhận được tin báo, Cơ quan Công
an đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đang tích cực truy
bắt các đối tượng gây án. Ngày 23.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Hải Dương quyết định khởi tố vụ án giết người, gây rối trật tự công
cộng và tạm giữ Bùi Quyết Thắng (SN 1984, trú tại phường Cẩm Phú, TP
Cẩm Phả, Quảng Ninh).
Hiện cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương đang tiếp tục truy bắt một số đối tượng khác liên quan.
Nguồn: Laodong.vn
Nữ tiếp viên karaoke bị bạn trai bóp cổ đến chết
Thấy không thể hàn gắn chuyện tình cảm, Hồ quyết ra tay sát hại người yêu tại khách sạn rồi đến cơ quan Công an thú tội.
Tối 22-10, nguồn tin của phóng
viên cho biết vào khoảng 17 giờ cùng ngày, tại Công an thị trấn Phú Hoà,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, thanh niên tên Phan Phước Hồ (25 tuổi;
ngụ phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) đến đơn vị này đầu
thú và cho rằng đã tự tay giết chết người yêu của mình do ghen tuông.
Nạn nhân là Từ Thu T. (22 tuổi; ngụ xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn).
Khách sạn An Bình 1 - nơi xảy ra vụ án mạng do ghen tuông mù quáng
Làm việc với lực lượng chức năng, Hồ
khai rằng bản thân không có nghề nghiệp ổn định nên T. (tiếp viên quán
karaoke tự do) giới thiệu vào làm nhân viên phục vụ tại quán karaoke ĐT
được khoảng 3 tháng nay. Khi thấy khách hát cười nói vui vẻ với T., Hồ
ghen tuông rồi dẫn đến mâu thuẫn. Đến đầu giờ chiều 22-10, Hồ chở T. vào
khách sạn An Bình 1 ở thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn để tâm sự. Nhận
thấy không thể hàn gắn được chuyện tình cảm nên Hồ dùng tay bóp cổ T.
đến tắt thở rồi mới buông tay, sau đó bỏ ra ngoài. Lúc này, quản lý
khách sạn thấy Hồ rời khỏi phòng với thái độ khác thường nên nghi ngờ có
chuyện chẳng lành đã xảy ra. Khi người quản lý khách sạn vào kiểm tra
phòng thì phát hiện T. đã chết trên giường nên trình báo với công an.
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng vào
cuộc thực hiện công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Đến 17 giờ cùng ngày, khi công tác khám nghiệm vừa kết thúc thì cũng là
lúc Hồ đến Công an thị trấn Phú Hòa đầu thú và khai nhận hành vi phạm
tội.
Nguồn: Nld.com.vn
Hai thanh niên bị sát hại trước quán karaoke
Mâu thuẫn một nhóm người tại cổng quán karaoke, nam thanh niên đã gọi bạn tấn công rồi trực tiếp cầm dao ra tay.
Chiều
17-10, thông tin từ Công an tỉnh Bến Tre cho biết cơ quan CSĐT Công an
tỉnh đang truy bắt Trần Thanh Lực (23 tuổi, ngụ xã An Đức, huyện Ba Tri,
Bến Tre) về hành vi đâm chết hai người xảy ra tại địa bàn xã An Đức,
huyện Ba Tri.Hai nạn nhân được
xác định là Phan Thanh Quân (27 tuổi, ngụ xã An Đức) và Phan Khánh Hưng
(21 tuổi, ngụ xã Phú Lễ, huyện Ba Tri).
Sau khi gây án, Lực đã bỏ trốn (Ảnh có tính chất minh họa)
Theo
kết quả điều tra ban đầu, khoảng 22 giờ 15 ngày 16-10,Trần Thanh Lực đi
từ nhà sang quán karaoke ở đối diện nhà chơi. Lát sau, Lực đi ra đứng
ngoài cổng của quán nói chuyện với chị một chị hàng xóm.
Lúc này
Phan Thanh Quân và Phan Khánh Hưng cùng hai thanh niên khác đi trên 2
xe mô tô đến trước cổng quán. Tại đây, nhóm của Quân và Hưng dừng xe lại
nói chuyện với Lực và hai bên xảy ra cự cãi.
Ngay sau đó, Lực đi vào bên trong quán lấy một con dao nhọn ra đe dọa.Thấy Lực cầm dao, nhóm Quân và Hưng bỏ đi. Lực cầm dao đuổi theo một đoạn thì bị nhóm của Quân và Hưng tấn công ngược lại. Lực chạy ngược về kêu nhóm bạn đang chơi trong quán karaoke ra hỗ trợ, sát hại Quân, Hưng.
Sau khi gây án, Lực đã trốn khỏi hiện trường. Hai nạn nhân của Lực bị tử vong trước lúc nhập viện.
Nguồn: Plo.vn
Cơn ghen tuông và kế hoạch giết bạn dã man của nhóm học sinh cấp 3
Mẹ cô bé đã hy vọng con mình được an toàn hơn ở môi trường mới, nhưng trái lại, nữ sinh xấu số này đã bị chính bạn bè sát hại dã man chỉ sau 2 tháng đi học ở trường mới.
Ngày 21 tháng 1 năm 2005, cảnh
sát thành phố East Moline thuộc bang Illinois, Mỹ, nhân được một cuộc
gọi từ ông Toney Reynolds rằng cô cháu gái Adrianne, 16 tuổi, không thấy
về nhà sau giờ học.
Ban đầu cảnh sát nghĩ rằng nữ sinh
Adrianne chỉ trốn nhà như một số thiếu niên đồng trang lứa nhưng họ
nhanh chóng loại bỏ giả thiết này, bởi tất cả số tiền lương và quần áo
của cô bé vẫn ở trong nhà.
Cùng ngày hôm đó, cảnh sát đã xác định
được Sarah Kolb (16 tuổi) và Cory Gregory (17 tuổi) là hai người cuối
cùng tiếp xúc với Adrianne đã thừa nhận ba người xảy ra cãi cọ và xô xát
trên xe. Tuy nhiên, Sarah khẳng định cô đã đưa Adrianne đến nhà hàng
McDonald.
Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra với Adrianne Reynolds?
Những người bạn mới bí ẩn
Adrianne chỉ vừa mới chuyển tới sống
cùng ông bà Reynolds bang Illinois vào tháng 12 năm 2004. Trước đó, cô
bé sống cùng mẹ tại bang Texas. Do không chú tâm học hành và chơi với
nhóm bạn nghiện ngập, người mẹ đã quyết định gửi Adrianne đến nhà ông bà
ngoại để con mình "được an toàn hơn."
Tại ngôi trường mới Black Hawk, cô bé
Adrianne đã nhanh chóng kết thân với nhiều bạn mới. Tuy nhiên cô bé luôn
muốn được tham gia nhóm của Sara Kolb, kẻ đứng đầu trường học. Trong
nhóm đó có Cory Gregory là bạn thân và Sean McKitrick (16 tuổi) là bạn
trai của Sarah. Cô bé đã cắt tóc, tập nghe nhạc rock, và luôn tìm cơ hội
ngồi gần Sarah ở trường.
Cory Gregory và Sarah Kolb
Theo Andrew Polanchek, bạn trai của nạn nhân Adrianne đã tâm sự với cậu ta sau bữa tiệc giáng sinh tại nhà Sarah rằng bị Sarah đã rút dao đe dọa.
Nhiều học sinh trường Black Hawk đã
chứng kiến màn cãi cọ của hai cô gái tại bữa tiệc hôm đó. Tuy nhiên họ
hầu như chẳng hề chú ý đến động thái đe dọa của Sarah, nên không ai nghĩ
đến việc báo cho nhà trường hay cảnh sát.
Theo lời một người bạn, đầu tháng 1 năm
2005, Sarah đã phát điên khi Adrianne gửi thư mời Cory đi chơi, và có
một số hành động tán tỉnh Sean, bạn trai nữ sinh này.
Ngày 25 tháng 1 năm 2005, đúng 4 ngày
sau khi ông Reynolds trình báo Adrianne mất tích, cảnh sát phát hiện
những phần thi thể còn sót lại của Adrianne sau khi hung thủ đốt xác phi
tang. Hung thủ, không ai khác, chính là Sarah Kolb và Cory Gregory.
Những sát nhân trẻ tuổi
Ngày 21 tháng 1 năm 2005, sau cuộc gọi
của cảnh sát, gia đình Cory phát hiện con mình có nhiều biểu hiện bất
thường. Cậu ta không ngủ nổi trong suốt nhiều ngày, và luôn có vẻ lo
lắng bồn chồn.
Bốn ngày sau đó, chính Cory đã gọi điện
báo cho cảnh sát nơi cậu ta và Sarah giấu những phần thi thể của
Adrianne. Theo chân đối tượng, cảnh sát đã tìm được chiếc túi nilon đen
chứa đầu và tay của nạn nhân tại một miệng cống.
Theo cảnh sát, vào ngày 21 tháng 1 năm
2005, Sarah đã quyết định dụ Adrianne lên xe đến nhà hàng Taco Bell để
"xử lý" cô bé, chỉ vì nạn nhân muốn kết thân với nhiều bạn trong trường
và có hành động tán tỉnh Cory. Trên xe, hai cô gái đã cãi cọ và bắt đầu
đấm đá, siết cổ nhau. Cory cũng tham gia góp sức cùng Sarah sát hại nạn
nhân tàn nhẫn.
Sau đó, Sarah và Cory đã lái xe đưa thi
thể nạn nhân Adrianne tới khu rừng sau nông trại của ông bà Sarah để đốt
xác phi tang. Hai kẻ thủ ác trẻ tuổi này còn lôi kéo một người bạn khác
là Nathan Gaudet (16 tuổi) đến giúp chúng phi tang thi thể.
Bị cáo Sarah Kolb
Tại phiên tòa tháng 10 năm 2005, bị cáo
Sarah đã chối bỏ mọi trách nhiệm và đổ tội cho bị cáo Cory. Trái lại với
suy đoán của nhiều người, Sarah tỏ ra rất lạnh lùng khi thuật lại vụ
việc.
Phiên tòa lần 2 diễn ra tháng 2 năm
2006, Sarah Kolb còn nói cô ta không hề thấy ăn năn khi giết hại nạn
nhân Adrianne Reynolds một cách tàn ác.
Cả hai bị cáo Sara và Cory đều bị buộc
tội giết người cấp độ một và phi tang thi thể nạn nhân, với mức án lần
lượt là 53 năm và 45 năm cho mỗi người, còn bị cáo Nathan Gaudet lãnh án
3 năm vì tội tiếp tay giúp hai kẻ thủ ác hủy chứng cứ.
Nguồn: Thoidai.com.vn
Vụ án nữ diễn viên bị sát hại rùng rợn, 70 năm vẫn chưa biết hung thủ
Câu chuyện bắt đầu vào ngày 15/1/1947, nữ diễn viên nghiệp dư được phát hiện nằm trên bãi cỏ trong tình trạng lõa thể, nhiều vết cắt trên người.
Elizabeth
Short, sinh ngày 29/7/1924 tại Massachusettes, là một cô gái khá xinh
đẹp với màu mắt xanh nhạt, tóc nâu. Năm 23 tuổi, Elizabeth Short làm bồi
bàn và là diễn viên quần chúng đang nổi với hoài bão được xuất hiện
trên màn ảnh Hollywood.
Thế nhưng, cuối cùng
tên tuổi của Elizabeth Short chỉ thực sự nổi tiếng sau cái chết kinh
hoàng cô. Đây cũng là một trong những vụ án khét tiếng nhất trong lịch
sử Mỹ, sau 70 năm vẫn chưa tìm ra hung thủ.
Elizabeth Short bị sát hại năm 23 tuổi.
Mọi người nhìn thấy cô lần cuối cùng vào ngày 9/1/1947 tại khu dinh thự Biltmore Estate, Ashville, Bắc Carolina.
Sau 1 tuần mất tích,
vào sáng ngày 15/1/1947, một người dân tên Betty Bersinger đi dạo cùng
con gái nhỏ đã phát hiện ra thi thể của cô với nhiều vết cắt trên bãi cỏ
ở Los Angeles.
Vụ án khiến các nhà điều tra bó tay 70 năm qua.
Cơ thể của Short bị
chặt đứt hoàn toàn ở phần eo và rửa sạch không còn một giọt máu trong
người. Ngoài ra, gương mặt của Short bị rạch từ khóe miệng cho tới lỗ
tai, tạo thành một nụ cười Glasgow; nhiều vết cắt sâu ở đùi, ngực… Những
nhà điều tra tìm thấy một bao xi-măng gần đó với đầy máu ở trong và có
một dấu giày cao gót trên mặt đất, xung quanh đó là những dấu bánh xe.
Dự đoán thi thể của cô bị giết ở nơi khác và mang đến hiện trường khoảng
2 giờ sáng.
Đáng chú ý hơn cả là
dòng chữ được viết bằng son môi đỏ trên thi thể nạn nhân có nội dung:
"BD AVENGER" (Người trả thù Black dahlia - Thược dược đen).
Biệt danh "Thược dược
đen" có lẽ được bắt nguồn từ một bộ phim với các vụ giết người bí ẩn
Blue Dahlia, được công chiếu vào tháng 4/1946. Có ý kiến lại cho rằng
cái tên xuất phát từ việc bạn bè gọi Short là "đóa thược dược đen" bởi
cô yêu thích màu đen và thường cài hoa thược dược lên tóc.
Khám nghiệm tử thi
cho thấy, Short cao 1.65 m, nặng 52 kg. Trên cổ, cổ tay và mắt cá chân
có nhiều dấu hằn của dây. Nguyên nhân cái chết được xác định là do xuất
huyết trầm trọng từ một vết cắt sâu trên da và do bị đánh liên tục vào
đầu và mặt.
Cuộc điều tra về cái
chết của Short được thực hiện bởi Cục Cảnh sát Los Angeles. Cục cũng đã
nhận được sự giúp đỡ của hàng trăm cảnh sát. Vì tính chất của vụ án, sự
giật gân và đôi khi thiếu chính xác của báo chí đã thu hút sự chú ý kịch
liệt từ dư luận.
Ngày 23/1/1947, một
người tự nhận là kẻ giết người gọi cho nhà biên tập của Los Angeles
Examiner để kể lại vụ việc và đề nghị gửi đồ của Short. Ngày hôm sau,
một gói đồ được chuyển đến tòa soạn Los Angeles bao gồm giấy khai sinh
của cô, thẻ làm việc, những tấm ảnh, những cái tên ghi trên một mảnh
giấy, cùng với một quyển sổ địa chỉ với cái tên Mark Hansen được khắc
nổi trên bìa. Hansen là một người ở ngôi nhà mà Short từng ở với bạn cô
ấy, ngay lập tức trở thành một kẻ tình nghi.
Bên cạnh đó, nhiều
người khác còn viết thư gửi đến tòa soạn và ký tên là "Người trả thù
Black Dahlia". Vào ngày 25/1, túi xách và một chiếc giày của Short được
báo cáo nhìn thấy ở trong một thùng rác ở một con hẻm gần Đại Lộ Norton.
Thế nhưng bất chấp sự
ám ảnh, vô số lý thuyết, gần 60 nghi phạm, chủ yếu là đàn ông và nhiều
lời thú tội kỳ lạ, sau 70 năm vụ án vẫn chưa có lời giải đáp.
Vụ án mạng được gọi
là Black Dahlia – thược dược đen. Elizabeth trở thành nguyên mẫu cho rất
nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu
thuyết "The Black Dahlia" của nhà văn James Ellroy và bộ phim cùng tên
sản xuất năm 2006.
Mới đây, sách của tác
giả người Anh Piu Eatwell vừa xuất bản nói rằng đã tìm ra sự thật về
cái chết của nữ diễn viên xấu số này. Những ngày tháng cuối đời Short
rất nghèo túng và buộc phải bán thân cho một thương nhân Đan Mạch giàu
có là Mark Hansen. Mark có quan hệ với xã hội đen và đã nhờ tay anh chị
Leslie Dillon xử lý Short.
Thông qua cuốn sách,
Eatwell muốn mọi người thông cảm cho cô gái xinh đẹp ngây thơ này, Short
không đáng phải chịu tra tấn và sát hại dã man như vậy.
Nguồn: Khampha.vn
'Trang trại trẻ em' và vụ án người phụ nữ giết hại hơn 300 đứa trẻ bị bỏ rơi gây chấn động nước Anh
Phiên tòa xử kẻ giết người hàng loạt Amelia Dyer đã khiến cả nước Anh bàng hoàng. Không ai ngờ rằng, một người phụ nữ lại có thể xuống tay hạ sát hơn 300 em nhỏ như vậy.
Xuyên suốt lịch sử nhân loại,
nếu có một cuốn từ điển ghi lại những vụ giết người hàng loạt, con số
thực sự sẽ rất lớn. Nổi tiếng nhất trong những kẻ sát nhân tàn bạo phải
kể tới Amelia Dyer, người phụ nữ đoạt mạng trẻ em không ghê tay.
Vào cuối thế kỷ 19, người phụ nữ mang
tên Amelia sống tại Anh làm công việc trông trẻ - chuyên nhận những đứa
trẻ bị gia đình bỏ rơi về nuôi để nhận tiền.
Tuy nhiên, hành động độc ác của bà với
lũ trẻ đã bị phát giác. Không may mắn, trước đó, hàng trăm em nhỏ đã bị
người đàn bà độc ác này sát hại.
Chân dung Amelia Dyer, người phụ nữ đoạt mạng trẻ em không ghê tay.
Câu chuyện của Amelia được mọi người
biết tới nhiều hơn vào năm 2013 khi một cuốn sách có ghi lại tiểu sử của
người phụ nữ này. Amelia đã bị xử tử vào mùa hè năm 1896. Được biết,
quan tòa không mất quá 5 phút để luận tội và xử tử người phụ nữ này.
Theo các báo cáo ghi lại, thủ đoạn tàn
độc của người phụ nữ này thường là thắt cổ trẻ em bằng những mảnh vải
trắng. Sau đó, bà ta sẽ ném thi thể những đứa trẻ tội nghiệp xuống sông.
Khi cảnh sát tìm đến nơi ở của người phụ
nữ này, họ đã rùng mình khi phát hiện ra rất nhiều quần áo trẻ em,
những lá thư thương lượng nhận con nuôi. Để công việc nhận trẻ em có thể
tiến hành suôn sẻ và luôn đảm bảo "nguồn cung", người phụ nữ này đăng
ký với nhiều danh tính giả.
Nhận thấy những mùi hôi khó chịu trong phòng, cảnh sát mở rộng điều tra, tìm kiếm từ nhà Amelia cho tới bờ sông.
Họ phát hiện ra thi thể của khoảng 50 em
nhỏ, được cho đều là nạn nhân của Amelia thông qua sợi dây màu trắng
quấn quanh cổ. Tuy nhiên, do không có bằng chứng xác nhận cho các trường
hợp sau đó nên Amelia không bị kết án cho 50 trường hợp trên.
Trong hồ sơ ghi lại, Amelia bắt đầu công
việc nhận trẻ con về nuôi từ khoảng những năm 1860 sau khi làm y tá.
Vào thời bấy giờ, dịch vụ này rất nở rộ và những dòng tin tuyển dụng
người làm công việc chăm sóc trẻ con không nơi nương tựa như vậy xuất
hiện trên báo rất nhiều.
Amelia hay dùng những tên giả khác nhau để nhận trẻ về nuôi, hứa hẹn với cha mẹ chúng rằng bọn trẻ sẽ được sống hạnh phúc.
Tuy nhiên, bà ta thường bỏ đói bọn trẻ.
Các bậc phụ huynh cũng không quan tâm xem con mình sống chết ra sao khi
đó thường là đứa trẻ sinh ra từ các cuộc tình lăng nhăng.
Dòng tin về vụ giết người của kẻ sát nhân Amelia.
Để có thể thu được lợi nhuận tối đa, bà
nhận thêm nhiều trẻ về nuôi hơn. Nhưng vì lý do không có đủ thời gian
chăm sóc, Amelia đã sát hại lũ trẻ.
Mọi thứ diễn ra suôn sẻ như vậy suốt vài
năm cho tới một ngày, một bác sĩ mà bà thường làm việc chung cảm thấy
nghi ngờ về việc có quá nhiều trẻ do bà chăm sóc qua đời. Tuy nhiên lần
đầu, bà chỉ bị phạt 6 tháng khổ sai.
Hết án, Amelia lại quay về với công việc
của mình. Để ẩn mình tốt hơn, bà sẽ phi tang thi thể trẻ nhỏ, chuyển
nhà thường xuyên, đăng ký nhiều tên giả hơn...
Vụ việc chỉ bị vỡ lỡ khi thi thể của một
em nhỏ được phát hiện bên bờ sông Thames. Mặc dù người phụ nữ này chỉ
bị kết án với một tội danh giết người duy nhất nhưng theo ước tính, bà
đã sát hại khoảng 300 trẻ em hoặc hơn thế.
Nguồn: Thoidai.com.vn
Hé lộ cuộc sống của nữ sát nhân 'lột xác' thành nhà văn lừng danh
Sau khi mãn hạn tù, cô nữ sinh tội lỗi năm nào đã “lột xác” và trở thành nhà văn nổi tiếng ở Anh, với hàng chục cuốn tiểu thuyết được xếp vào hàng best-seller.
Cô bé Juliet Hulme ở thời điêm trước khi vụ án mạng xảy ra.
Sát nhân đội lốt thiên thần
Ngày 22/6/1954, cô bé Pauline Baker (16
tuổi) thức dậy từ rất sớm. Sau khi làm vài việc lặt vặt, cô bé cứ quanh
quẩn hết trong nhà lại ra ngoài sân trong khi chờ đợi cô bạn thân là
Juliet Hulme (15 tuổi) tới để cùng đi ăn trưa.
2 cô bé xinh xắn Pauline và Juliet vốn rất
thân thiết, dù đi đâu làm gì cả hai đều chia sẻ với nhau thậm chí còn
nhiều hơn cả bố mẹ, trong kế hoạch tương lai của cả 2 đều có sự xuất
hiện của nhau. Buổi hẹn ngày hôm nay không hề giống với bất kỳ lần nào
trước đó bởi Pauline và Juliet sẽ cùng suy tính lại lần nữa về một kế
hoạch vô cùng quan trọng.
Sau khi ăn trưa với mẹ của Pauline là bà
Honora Rieper xong, ba người cùng nhau đi dạo ở công viên Victoria Park
(thành phố Christchurch, New Zealand).
Tới một chỗ vắng vẻ, họ bắt đầu trò
chuyện. Không lâu sau đó, hai mẹ con Pauline cãi cọ dữ dội. Bất ngờ,
Pauline lôi ra một viên gạch giấu sẵn trong cặp rồi cùng với sự giúp đỡ
của Juliet, cả hai liên tiếp đập vào đầu bà Honora cho đến khi bà bất
động, không kịp thốt ra được một lời.
Màn kịch vụng về này đã không thể qua mặt được cảnh sát. Chưa đầy 1 ngày, hai cô bé đã phải cúi đầu nhận tội.
Nguyên nhân sau đó cũng được sáng tỏ. Mối
quan hệ của Pauline Parker và Juliet Hulme thân thiết đến mức người thân
của cả hai lo ngại về sự tồn tại của một tình yêu đồng tính.
Tuy nhiên, trong khi bố mẹ của Juliet
Hulme quyết định sẽ không can thiệp vào đời sống tình cảm của con, thì
mẹ của Pauline Parker cân nhắc việc chuyển trường cho con gái.
Đúng thời điểm này, bố mẹ của Juliet ly dị
và quyết định sẽ gửi Juliet tới ở với người bác ruột tại Nam Phi. Mẹ
của Pauline không cho phép Pauline đến Nam Phi cùng Juliet. Việc này đã
khiến hai người bị kích động mạnh và lên một kế hoạch giết người.
Với tội trạng như vậy, ở thời đó chắc chắn
hung thủ phải bị treo cổ. Nhưng vì cả hai đều còn ở tuổi vị thành niên
dưới 18 nên chỉ bị bị tuyên phạt 5 năm tù và bị giam tại 2 nhà tù riêng
biệt.
Nữ văn sĩ tài năng
Gia tài của nữ tác gia Anne Perry, giờ đã gần 80 tuổi, là hàng chục cuốn
tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng tại Anh.
tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng tại Anh.
Trong tù, Juliet Hulme đã trải qua những
tháng ngày kinh khủng nhất cuộc đời. “Trong đó rất lạnh, có chuột, chăn
bằng vải bạt. Tôi phải lao động cật lực cho đến khi ngất đi vì mệt”, cô
nhớ lại.
Sau khi mãn hạn tù, cả hai gần như biệt
tích. Để quên đi quá khứ, Juliet Hulme đổi tên và làm lại cuộc đời ở
nước Anh, nơi cách gia đình nửa vòng trái đất.
Trong nhiều năm dài, cô sống một cuộc đời
bình lặng, dưới tên mới là Anne Perry tại một ngôi làng đánh cá nhỏ bé
tên là Portmahomack, gần thành phố Inverness. Cô trang trải cho cuộc
sống bằng cách làm đủ mọi nghề từ thư kí đến bán hàng, và bắt đầu đam mê
từ khi còn nhỏ - viết văn..
Dần dần, bằng tài năng của mình, cái tên
Anne Perry đã trở nên quen thuộc với công chúng yêu văn học. Bà trở
thành là tác giả của hàng chục đầu sách trinh thám bán chạy tại Anh.
Những vụ án được miêu tả trong tiểu thuyết
của bà luôn ở mức độ rùng rợn. Những chủ đề mà bà xoay quanh thường là
tội ác, sự hối hận, chuộc tội và tha thứ. Đó cũng chính là những gì mà
nữ tác gia Anne Perry, giờ đã gần 80 tuổi, từng trải qua trong cuộc đời
mình.
Tính tới năm 2003, bà đã xuất bản 47 tiểu thuyết và rất nhiều truyện ngắn đều được công chúng đón nhận rộng rãi.
Giờ đây, ở cái tuổi gần đất xa trời, nữ
văn sĩ đã khép lại hoàn toàn quá khứ đen tối của một thời nông nổi. "Tôi
đã làm mọi cách để quên đi chuyện kinh khiếp ấy. Một khi tôi đã thú
nhận tội lỗi, đã thành tâm ngỏ lời sám hối, và đã bị trừng phạt vì hành
động vô nhân đạo ấy thì tôi phải cố gắng quên chúng để có thể tập trung
vào cuộc sống hiện tại, và cố gắng xây dựng tương lai, không nên để dĩ
vãng buồn thương ám ảnh”, Anne Perry tâm sự.
Nguồn: Danviet.vn
Sát nhân đầu thú, khai 'ăn thịt người' gây chấn động Nam Phi
Một nhóm 4 người đàn ông bị tình nghi hãm hiếp, giết hại một phụ nữ trước khi ăn thịt nạn nhân ở Nam Phi.
Căn nhà nơi xảy ra vụ giết người, chặt xác gây chấn động ở Nam Phi.
Theo Mirror, nghi phạm giết người bất
ngờ bước đến đồn cảnh sát, nộp một phần thi thể người chết và nói: “Tôi
đã chán ngán với chuyện phải ăn thịt người rồi”.
Người đàn ông, được truyền thông địa
phương ở Nam Phi mô tả là một “thầy thuốc truyền thống”. Ông này bị cáo
buộc cưỡng hiếp, giết hại và chặt xác một người phụ nữ cùng với vài đồng
phạm khác.
Nghi phạm giao nộp cho cảnh sát phần
chân nạn nhân trong khi tự thú tội ác gây ra tại thị trấn Estcourt.
Người đàn ông này sau đó đã dẫn cảnh sát đến một căn nhà chứa nhiều phần
thi thể nạn nhân.
Ba người khác bị bắt giữ không lâu sau đó liên quan đến vụ việc gây chấn động này.
Đám đông người dân địa phương tập trung
bên ngoài trụ sở tòa án để chứng kiến lời buộc tội 4 nghi phạm, lần lượt
ở độ tuổi 22, 29, 31 và 32. Cả 4 nghi phạm đều bị tạm giữ và sẽ tiếp
tục hầu tòa trong tuần tới.
Mthembeni Majola, một quan chức địa
phương cho rằng, vẫn còn nhiều nạn nhân khác bị những kẻ sát nhân này
giết hại, chặt xác. “Chúng không chỉ gây ra duy nhất một vụ”, ông Majola
nói.
“Khi cảnh sát tiếp cận hiện trường, họ
phát hiện ra 8 chiếc tai người trong một cái nồi”, ông Majola giải
thích. “Đó là bằng chứng khẳng định vẫn còn nhiều nạn nhân khác chưa
được xác định”.
Nữ phát ngôn viên cảnh sát địa phương,
Charmaine Struwig nói: “3 nghi phạm đối mặt với tội danh giết người và
tàng trữ phần thi thể người”.
“Kẻ thứ 4 dường như không gây án mà chỉ
hỗ trợ chặt xác nạn nhân xấu số. Hiện giờ chúng tôi mới chỉ ghi nhận một
nạn nhân là phụ nữ. Danh tính của cô ấy chưa được xác định”, nữ phát
ngôn viên Struwig nói thêm.
Một nữ phát ngôn viên khác, đại tá
Thembeka Mbhele nói vụ việc mới được phanh phui vào cuối tuần trước, khi
một nghi phạm đến đầu thú.
Nguồn: Danviet.vn
Những ngã rẽ khó tin của tên sát nhân trở thành “người hùng” nước Pháp
Kẻ giết người không ghê tay, bị xã hội dè bỉu và lên án nhưng bằng những nỗ lực không mệt mỏi, người đàn ông này đã trở thành cảnh sát đặc nhiệm tài ba của nước Pháp.
Chân dung Eugène François Vidocq.
Tuổi thơ nổi loạn
Eugène François Vidocq sinh năm 1775
trong một gia đình người Pháp có cha là thợ làm bánh và mẹ là một người
nội trợ hiền lành. Tuy nhiên, “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, ngay từ
khi còn nhỏ, Vidocq luôn gặp rắc rối với tính cách nổi loạn, khó bảo và
đặc biệt “dị ứng” với trường học và chưa bao giờ có ý định tiếp nối nghề
làm bánh truyền thống của gia đình.
Ở tuổi 14, Vidocq vô tình giết chết thầy
dạy môn đấu kiếm và đã chạy trốn khỏi nhà để tránh sự truy lùng của
cảnh sát. Sau đó, tên tội phạm vị thành niên này gia nhập Trung đoàn
Dragoon 3, một đơn vị kỵ binh của quân đội Pháp với những cuộc chiến
“vào sinh ra tử” càng tôi luyện cho bản tính lỳ lợm của Vidocq.
Mới “chân ướt chân ráo” vào được 6
tháng, Vidocq đã chiến đấu 15 trận và giết chết một số đối thủ. Vidocq
tỏ ra xuất sắc trong quân đoàn và nhanh chóng được thăng chức.
Tuy nhiên, sự nghiệp của Vidocq chấm dứt
đột ngột khi xảy ra xung đột với một sĩ quan cấp trên và ra tay đánh
người này. Theo quy định, tấn công cấp trên đồng nghĩa với án tử hình.
Lo sợ phải ra tòa án binh với mức án cao nhất, Vidocq đào ngũ và tìm
đường về quê nhà năm 17 tuổi.
Lần này, Vidocq lại gặp rắc rối khi nhìn
thấy hai nữ tù nhân bị lôi đến nơi chặt đầu. Bất bình trước cảnh đối xử
tàn tệ với phụ nữ, Vidocq giết chết ba tên lính để giải thoát hai phụ
nữ nọ. Vì chuyện này mà Vidocq đã bị tống vào tù, chờ đến ngày bị hành
hình.
Bằng các mối quan hệ, bố Vidocq đã cứu
được con trai ra khỏi nhà tù. Sau khi được thả, Vidocq thân quen với gia
đình quyền lực Chevalier và nhanh chóng cưới được tiểu thư của gia tộc
này. Tuy vậy, cuộc hôn nhân không kéo dài được lâu khi Vidocq bắt gặp vợ
dan díu với một sĩ quan. Sau khi cho họ một trận đòn nhừ tử, cậu quyết
định lên đường một lần nữa.
Vidocq đặt chân đến thủ đô Pari và đã bị bắt nhiều lần trong thời gian này vì vi phạm pháp luật nhưng lần nào anh ta cũng trốn thoát.
Một lần, Vidocq đã tìm cách giúp một tù
nhân làm giả giấy tờ ra tù và phải đối mặt với một cáo buộc nghiêm
trọng. Sợ phải ở tù lâu, Vidocq nhanh chóng vượt ngục.
Nhưng khi vượt ngục thành công, Vidocq
hay tin viên cai ngục nhà tù đã bị xử phạt vì cuộc đào tẩu của mình. Cảm
thấy tội lỗi, Vidocq quay về đầu thú để giúp viên cai ngục. Tòa án
quyết định phạt Vidocq 8 năm lao động khổ sai.
Với khả năng sẵn có, Vidocq trốn thoát
rồi trốn qua Hà Lan, gia nhập đội quân cướp biển Fromentin khét tiếng,
chuyên tấn công tàu thuyền của chính phủ và chia cho người nghèo. Thật
không may, khi đến Ostend, băng cướp bị phục kích, toàn bộ thủy thủ đoàn
bị bắt, giam giữ tại nhà tù Toulon.
Tuy nhiên, kịch bản cũ lặp lại: Vidocq đào tẩu, bị bắt, ngồi tù rồi lại đào tẩu...
Đặc vụ bí mật của cảnh sát Pháp
Khi 34 tuổi, Vidocq quá chán cảnh trốn
chạy và muốn một cuộc sống ổn định, có nghề nghiệp tử tế. Một chiều
tháng 5/1890, anh ta đến gặp công tố viên Henry phụ trách Sở tội phạm ở
Pari, bày tỏ nguyện vọng này.
Từ một tên tội phạm khét tiếng, Eugène François Vidocq bằng khả năng
của mình đã trở thành cảnh sát đặc nhiệm tài ba.
của mình đã trở thành cảnh sát đặc nhiệm tài ba.
Sau những tháng ngày lang bạt trong thế
giới ngầm, Vidocq hiểu bọn tội phạm hơn bất kỳ điều tra viên nào. Cả hai
cùng ký một thỏa thuận, mọi tội danh của Vidocq sẽ biến mất hoàn toàn
nếu có thể giúp cảnh sát phá án. Trong hồi ký của mình, Vidocq mô tả
công việc của mình nhằm "Ngăn ngừa tội ác, truy tìm tội phạm và để công
lý được thực thi".
Nhiệm vụ đầu tiên của Vidocq là giả dạng
một tù nhân để thu thập thông tin trong trại giam La Force. Sau 20
tháng, thông tin mà Vidocq mang về giúp cho cảnh sát Paris phá được rất
nhiều vụ trọng án nghiêm trọng. Không ít các băng đảng tội phạm đã bị
lực lượng cảnh sát triệt hạ.
Ngay tiếp sau đó, Vidocq giả vờ vượt
ngục khỏi La Force và trà trộn vào một tổ chức chuyên cá độ, buôn người.
Tại đây, Vidocq thu về vô số thông tin quan trọng để tóm gọn Watrin -
thợ làm tiền giả khét tiếng. Sau đó ông dũng cảm lấy bản thân để dụ một
tổ chức sát thủ khét tiếng ra mặt.
Sự dũng cảm của Vidocq khiến Henry quyết
định xóa bỏ mọi tội danh và cấp chức vụ cho Vidocq. Ngoài ra, tên tội
phạm năm nào còn được tùy ý tuyển dụng nhân viên điều tra là những người
đã từng là tội phạm bởi ông quan niệm những người từng lầm lỡ nếu được
cho cơ hội chắc chắn sẽ là một người tốt cho xã hội.
Người ta gọi ông là khắc tinh của giới
tội phạm, anh hùng của thành phố. Tính tới năm 1817, đội đặc nhiệm của
Vidoq đã bắt được gần 900 tên tội phạm nguy hiểm.
Năm 1832, sau khi nghỉ hưu, Vidocq đã
khai trương công ty thám tử tư đầu tiên trên thế giới. Danh tiếng của
ông giúp ông kiếm được bộn tiền với danh sách khách hàng đăng ký ngày
càng nhiều.
Mãi đến khi mất vì đột quỵ năm 1857,
Vidocq mới chính thức từ bỏ công việc của mình. Cuộc đời như tiểu thuyết
của ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học nghệ
thuật
Nguồn: Danviet.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét