Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

RỒ DẠI VÀ THIÊN TÀI 17

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                   Những phát minh thiên tài (Phần 1)


Thiên tài Elon Musk và những câu nói về sự điên rồ không giới hạn

Mặc dù chỉ cho phép bản thân được ngủ đúng 6 tiếng mỗi đêm và làm việc liên tục 100 giờ mỗi tuần nhưng thật khó có thể tin được rằng Musk sẽ có thể hoàn thành mọi thứ trong danh mục “to do list” của mình cho đến cuối đời.
Elon Musk hiện nay được so sánh với những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, bao gồm cả CEO Apple Steve Jobs. Đồng nghiệp mô tả ông là một con người sáng lạn, tài năng, nhiệt huyết, một con “quái vật” của tạo hóa.
Ông đã thay đổi cách chúng ta sử dụng internet, tìm ra các phát kiến, giải pháp bảo vệ môi trường, và đầu tư các dự án đem lại sự tốt đẹp hơn cho xã hội.
Mặc dù chỉ cho phép bản thân được ngủ đúng 6 tiếng mỗi đêm và làm việc liên tục 100 giờ mỗi tuần nhưng thật khó có thể tin được rằng Musk sẽ có thể hoàn thành mọi thứ trong danh mục “to do list” của mình cho đến cuối đời.
Nhưng ai mà biết được, có thể rằng điều đó sẽ chẳng còn quan trọng nếu khi đó, Musk đem tất cả, bạn và tôi lên sao Hỏa sinh sống.
17-cau-noi-ve-su-dien-ro-khong-gioi-han-cua-thien-tai-elon-musk-585012
17-cau-noi-ve-su-dien-ro-khong-gioi-han-cua-thien-tai-elon-musk-585011
17-cau-noi-ve-su-dien-ro-khong-gioi-han-cua-thien-tai-elon-musk-585010
17-cau-noi-ve-su-dien-ro-khong-gioi-han-cua-thien-tai-elon-musk-58509
17-cau-noi-ve-su-dien-ro-khong-gioi-han-cua-thien-tai-elon-musk-58508
17-cau-noi-ve-su-dien-ro-khong-gioi-han-cua-thien-tai-elon-musk-58507
17-cau-noi-ve-su-dien-ro-khong-gioi-han-cua-thien-tai-elon-musk-58506



Thiên tài có phát minh ác độc nhất hành tinh


Tình cờ phát minh ra LSD - một loại ma túy khiến con người chìm trong ảo giác nên ngoài là thiên tài bậc nhất thế giới, Albert Hofmann cũng từng phải chịu không ít điều tiếng.
Albert Hofmann (11/1/1906-29/4/2008) được biết đến như một nhà khoa học người Thụy Sĩ nổi tiếng nhất thế giới. Albert là người đầu tiên nghiên cứu và tìm hiểu về tác động ảo giác của lysergic axit diethylamide (LSD). Ông cũng là người tiên phong trong việc tổng hợp, đặt tên hiện tượng ảo giác hợp chất nấm psilocybin và psilocin.
Thien tai co phat minh ac doc nhat hanh tinh hinh anh 1
Albert Hofmann - nhà hóa học đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất thế giới.
  Không chỉ thế, Albert Hofmann còn là tác giả của hơn 100 bài báo khoa học và nhiều cuốn sách, trong đó nổi bật nhất phải kể đến LSD: My Problem Child. Năm 2007, cùng với Tim Berners-Lee, ông đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất được công bố bởi tờ báo danh tiếng nước Anh - Telegraph. Bên cạnh đó, với quãng đời hơn 102 năm, ngoài là người tài giỏi, thông minh bậc nhất, Albert còn là thiên tài sống lâu nhất thế giới (tính đến thời điểm này). Bên cạnh đó, Viện Công nghệ Liên bang (ETH Zurich) Thụy Sĩ cũng từng tôn vinh Albert Hofmann vào năm 1969 cùng với Gustav Guanella - anh rể của ông. Năm 1971, Hiệp hội dược phẩm của Thụy Điển (Sveriges Farmacevtförbund) trao cho Albert giải thưởng Scheele nhằm ca ngợi các thành tựu, nghiên cứu mà ông thực hiện được.
Không gì thú vị hơn một nhà hóa học
Albert Hofmann sinh ra và lớn lên tại Baden, Thụy Sĩ. Albert là anh cả trong một gia đình gồm 4 người con, với bố làm công nhân nhà máy - Adolf Hofmann và mẹ là Elisabeth Schenk. Do hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên cha đỡ đầu phải nhận trả toàn bộ chi phí cho việc học hành của Albert. Khi cha bị bệnh, ông đã làm thêm không ít công việc, bên cạnh niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình.
20 tuổi, thiên tài người Thụy Sĩ mới bắt đầu học chuyên ngành hóa học tại đại học Zurich và nhanh chóng hoàn thành vào năm 1929, sau ba năm. Thời điểm đó, mối quan tâm chính của ông là các thành phần hóa học có trong động vật và thực vật. Vì vậy, ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu quan trọng về cấu trúc hóa học trong động vật có chứa chất chitin - nhờ đó, ông xuất sắc được đặc cách nhận bằng tiến sĩ vào mùa xuân năm 1929.
Thien tai co phat minh ac doc nhat hanh tinh hinh anh 2
Đam mê nghiên cứu tự nhiên từ nhỏ, do đó Albert luôn quyết tâm trở thành một nhà hóa học xuất sắc.
Trong hội nghị nhận thức thế giới diễn ra ở Heidelberg (Đức) năm 1996, Albert Hofmann đã có bài phát biểu hết sức sâu sắc và thể hiện rõ quyết tâm muốn theo đuổi sự nghiệp của một nhà hóa học.
"Người ta thường hỏi chính mình cái gì là quan trọng nhất trong cuộc đời và lên kế hoạch cho nó. Quả thực, mọi quyết định đều không dễ dàng đối với tôi. Nghệ thuật cũng là thứ gì đó rất hấp dẫn. Song tôi lại đặc biệt thấy thiên nhiên kỳ diệu và cần được khám phá. Các câu hỏi có liên quan đến bản chất của bên ngoài, thế giới vật chất... đòi hỏi nhiều kiến thức, hiểu biết sâu sắc cũng như kinh nghiệm nghiên cứu... đã thôi thúc tôi. Tôi yêu khoa học và không thể không trở thành người đi khai phá thế giới ấy" - ông nói.
Vô tình phát minh ra ma túy
Sau khi học xong, Albert Hofmann trở thành nhân viên bộ phận dược phẩm hóa học của hãng dược Sandoz (hiện là một công ty con của Novartis) ở Basel (Thụy Sĩ) nhằm thỏa mãn sở thích khám phá những bí ẩn trong tự nhiên. Tại đây, Albert tiến hành nghiên cứu thuốc làm từ thực vật  và nấm.
Ngày 16/4/1943, khi quyết định xem xét lại một vài thí nghiệm từng làm trước đó 5 năm và thực hiện bóc tách một loại nấm trên cây lúa mì, đột nhiên thiên tài hóa học cảm thấy đầu óc chao đảo và tinh thần rơi vào trạng thái mơ màng. Tâm trí ông ngay lập tức xuất hiện những hình ảnh kỳ diệu, nhiều hình dạng màu sắc rực rỡ.
Albert cho biết, ông nghi ngờ rằng mình đã hít phải hoặc tiếp xúc qua đầu ngón tay chất liên quan đến LSD-25. Nhờ đó, ông tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời một chất mới mang tên LSD. Không những thế, ông đã thử nghiệm LSD trên chính mình (cố ý ăn 250 microgram) và nhanh chóng rơi vào trạng thái điên rồ, mất kiểm soát và không biết mình đang làm gì.
Thiên tài sinh năm 1906 nhận ra LSD chính là một chất có tác dụng hủy hoại thần kinh. Tuy nhiên, ông vẫn phát triển nó với hy vọng loại chất này sẽ có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực y học, đặc biệt là lĩnh vực tâm thần học.
Ngày nay, LSD được biết đến như một loại thuốc có tác dụng cực mạnh, gây ảo giác và làm thay đổi tâm trạng của con người. LSD không mùi, không vị và không màu. Trái với niềm mong mỏi của Albert Hofmann, LSD chủ yếu bị lạm dụng như ma túy, gây ảnh hướng xấu đến toàn xã hội và bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia. Cũng chính vì vậy, ngoài việc được ca ngợi như một thiên tài, Albert còn được gọi là tác giả của phát minh ác độc nhất thế giới.
Chuyên nghiên cứu các loại thuốc gây ảo giác
Sau LSD, Albert Hofmann phát hiện ra 4-axetoxy-DET - cũng là một loại thuốc gây ảo giác. Ông lần đầu tiên tổng hợp 4-axetoxy-DET vào năm 1958 tại phòng thí nghiệm Sandoz. Nhờ đó, thiên tài hóa học trở thành giám đốc bộ phận dược phẩm tại đây và tiếp tục nghiên cứu các chất gây ảo giác từ nấm Mexico. Ngay sau đó, psilocybin được biết đến như một loại "nấm ma thuật" ra đời.
Ngoài ra, Albert cũng bắt đầu quan tâm đến hạt giống của các loài rau muống Mexico (hay người bản xứ vẫn thường gọi là ololiuhqui). Ông đã từng rất ngạc nhiên khi tìm thấy những hợp chất lysergic axit amide (LSA) hoạt động trong ololiuhqui có liên quan chặt chẽ đến LSD.
Phát minh vĩ đại nhất của Albert Hofmann là LSD, tuy nhiên cũng vì nó mà ông bị gọi là thiên tài ác độc.
Phát minh vĩ đại nhất của Albert Hofmann là LSD, tuy nhiên cũng vì nó mà ông bị không ít điều tiếng.
Năm 1962, ông và vợ Anita Hofmann née Guanella đi du lịch đến miền nam Mexico để tìm kiếm cây Ska Maria Pastora. Mặc dù đã lấy mẫu song ông vẫn chưa bao giờ thành công trong việc xác định các hợp chất hoạt động của nó. Năm 1963, Albert Hofmann tham dự hội nghị hàng năm Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học (WAAS) tại Stockholm (Thụy Điển).
Thất vọng vì LSD bị cấm trên toàn thế giới Những năm cuối đời, trong bài phỏng vấn báo chí, Albert Hofmann từng tỏ ra rất thất vọng khi LSD - loại thuốc được ông gọi là "thuốc dành cho tâm hồn" bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Thiên tài thông minh bậc nhất thế giới cho biết, nếu ai đó dùng LSD với liều lượng quá cao (trên 500 microgram) mà không có sự giám sát của bác sĩ, đương nhiên sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thần kinh, gây nguy hiểm. Mặc dù vậy, "LSD đã có thể thành công trong lĩnh vực tâm thần học nhưng tiếc rằng mọi người lại lạm dụng nó" - ông nói.
Năm 2007, các cơ quan y tế tại Thụy Sĩ đã cho phép bác sĩ tâm lý Peter Gasser thực hiện các thí nghiệm với những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối và các bệnh nguy hiểm khác sử dụng LSD. Qua nhiều nghiên cứu, đến năm 2011, các nhà khoa học đều thấy rằng LSD đặc biệt có hiệu quả đối với ý thức và cơ thể của bệnh nhân.
Đầu năm 2008, Albert đã viết thư cho Steve Jobs, yêu cầu ông hỗ trợ nghiên cứu này. Từ đó, Hiệp hội Nghiên cứu Psychedelic (MAPS) bắt đầu sử dụng LSD trong điều trị tâm lý cũng như thiết lập nền tảng tiến hành các nghiên cứu khác trong tương lai.
Trần Linh (tổng hợp)



Thiên tài ngày ấy - kẻ tự vẫn, người đi bán gà rán


Đều tài năng khi còn nhỏ, tuy nhiên không phải thiên tài nhí nào cũng thành công và phát triển sự nghiệp như mong muốn. Đã có người tự tử hay đi làm thuê vì không chịu nổi áp lực.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 1
Ngôi sao âm nhạc hết thời khi trưởng thành: Ở tuổi 14, Helen Shapiro nổi lên như một ngôi sao âm nhạc, với hai hit đình đám vào năm 1961 - You don’t knowWalkin’ back to happiness. Đến năm 16 tuổi, Helen được bình chọn là nữ ca sĩ hàng đầu nước Anh. Chính những thành công đến từ rất sớm đã khiến cho bà luôn được mệnh danh là thiên tài âm nhạc và trở thành cái bóng lớn mà ít ai có thể theo kịp.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 2
Tuy nhiên, khi hết thời niên thiếu, tên tuổi của Helen ngày một mờ nhạt. Với thị hiếu âm nhạc mới, bà khó lòng có thể cạnh tranh được với các tên tuổi như Cilla Black, Sandie Shaw hay Lulu. Những dự án sau này của Helen đều không mấy nổi bật và gây được tiếng vang. Bà từng rẽ hướng sang nhạc kịch với vở diễn đầu tiên Oliver!. Sau một thời gian dài không tạo được dấu ấn, thiên tài âm nhạc một thời đành giã từ showbiz vào năm 2002.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 3
Thần đồng toán học bán gà rán: Mặc dù được sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, không được tạo nhiều điều kiện để phát triển tư duy song Andrew Halliburton vẫn sớm bộc lộ khả năng tuyệt vời của mình khi mới chỉ 9 tuổi (năm 1995). 14 tuổi, Andrew đã đạt chứng chỉ hạng A về môn Toán. Các giáo viên lúc đó đều cho rằng anh sau này sẽ có một sự nghiệp sáng, nếu như theo đuổi ngành công nghệ, khoa học, có liên quan đến máy tính hay tài chính ngân hàng.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 4
Dễ dàng thi vào đại học, tuy nhiên Andrew lại cảm thấy việc học quá nhàm chán và nhanh chóng bỏ dở ngay một năm sau đó. Thần đồng toán học một thời khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định xin việc tại cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh - McDonalds. Tại đây, anh hàng ngày kẹp bánh mỳ và bán gà rán. Thậm chí, Andrew còn từng cho biết: "Chắc không còn gì tệ hơn việc tôi bị sa thải tại McDonalds". Sau một thời gian chán ghét sống với tên gọi thiên tài, chàng trai 27 tuổi hiện đã quay trở lại trường đại học và bắt đầu nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ trò chơi máy tính.
 
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 5
Diễn giả cá tính từ thuở bé: Justin Hinchcliffe lúc 14 tuổi đã được biết đến như mt trong những diễn giả trẻ nổi tiếng nhất nước Anh. Thực tế, từ năm 10 tuổi, Justin đã có những phát ngôn và quan điểm chính trị khiến nhiều người chú ý. Theo đó, anh cho rằng những người nghèo tại London (Anh) nên ăn cá từ sông Thames và các bệnh viện địa phương cần phải đóng cửa vì gây lãng phí, hao tổn tiền bạc của những người nộp thuế. Trong suốt một thời gian dài, anh luôn giữ vững và đấu tranh cho lập trường này của mình.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 6
Tại hội nghị giữa các Đảng vào năm 1995, mặc cho nhiều người phản đối nhưng Justin vẫn trở thành diễn giả trẻ nhất thời điểm đó. Hiện anh tiếp tục tham gia tích cực vào các vấn đề có liên quan đến chính trị, xã hội và là chủ tịch Đảng bảo thủ tại Tottenham.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 7
Tài năng piano tự kết liễu đời mình: Từ nhỏ, Terence Judd đã được coi như một tài năng âm nhạc của thế giới. Năm 1967, lúc 10 tuổi, Terence đã đạt được giải nhất cuộc thi chơi piano quốc gia. Được cha mẹ định hướng và tạo điều kiện phát triển tài năng, ông ngày càng đam mê và có được những kỹ năng điêu luyện, bậc thày về piano. Thậm chí, ông còn không có đối thủ trong lĩnh vực này.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 8
Được đánh giá là tài năng hiếm có trong thế giới âm nhạc cổ điển, với các buổi độc tấu tạo tiếng vang lớn trên toàn thế giới, tuy nhiên Terence lại sớm giã từ sự nghiệp huy hoàng của mình. Năm 1967, ông tự tử bằng cách nhảy xuống Beachy Head khi mới chỉ 22 tuổi, khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Sau đó, cha mẹ ông đã thành lập giải thưởng mang tên Terence Judd - trao cho những tài năng piano trẻ hàng năm, để tưởng nhớ ông.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 9
Sinh viên đại học trẻ nhất trong lịch sử nước Anh: Ganesh Sittampalam đến từ Surrey (Anh) đã đạt được trình độ O-level về toán học (tương đương với chương trình của cấp 3) vào năm 1988 khi mới chỉ 8 tuổi. Một năm sau, Ganesh được ghi danh trong sách kỷ lục thế giới nhờ cách giải toán thông minh, sáng tạo trong bài kiểm tra A-level.
Thien tai ngay ay - ke tu van, nguoi di ban ga ran hinh anh 10
Vẫn tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn, thiên tài nhí quyết tâm nghiên cứu toán học. Với trí óc tuyệt vời, anh đã trở thành sinh viên đại học trẻ nhất nước Anh khi thi đỗ ĐH Surrey lúc 11 tuổi. Hiện chàng trai tài năng này đã là một chuyên viên máy tính cấp cao cho Credit Suisse và sống ở Cambridgeshire.
Trần Linh (tổng hợp)



Người được mệnh danh thông minh nhất hành tinh


Grigori Perelman - "kẻ lập dị" được mệnh danh là thiên tài toán học với công lao giải được bài toán thiên niên kỷ đã khước từ hàng loạt những giải thưởng triệu đô, quay về ở ẩn.
Grigori Perelman chào đời ngày 13/6/1966 tại Leningrad (nay là Saint Petersburg, Nga) trong một gia đình gốc Do Thái, với tên khai sinh đầy đủ là Grigori Yakovlevich Perelman. Cha ông sau đã di cư về Israel. Mẹ ông là Liuba Leibovna, giáo viên dạy toán tại một trường dạy nghề. Bà cũng là người nhen nhóm tình yêu và niềm đam mê toán học cho cậu con trai ngay từ khi Grigori Perelman còn bé.
Nguoi duoc menh danh thong minh nhat hanh tinh hinh anh 1
Chân dung thiên tài toán học lừng danh Grigori Perelman.
Thiên tài toán học
Lên lớp 5, Grigori Perelman bắt đầu tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề tại trung tâm toán học ở cung thiếu nhi Leningrad, do vị chuyên gia đầu ngành của bộ môn khoa học tự nhiên là giáo sư Sergei Rukshin sáng lập.
Tới năm lớp 9, G.Perelman chuyển sang trường trung học chuyên toán - lý số 239 ở ngoại ô thành phố. Tuy ngôi trường cách xa nhà nhưng nơi đây có thể thỏa mãn được lòng say mê toán học của cậu.
Năm 16 tuổi, G.Perelman là một trong sáu thành viên thuộc đội tuyển Liên Xô tham dự cuộc thi Olympic toán quốc tế (IMO) lần thứ 23 tổ chức tại Budapest (Hungary) năm 1982, và giành được huy chương vàng với điểm số tuyệt đối 42/42.
Sau khi trở về nước, G. Perelman được đặc cách vào học ở trường đại học tổng hợp quốc gia Leningrad (LGU). Với thành tích học tập xuất sắc, G. Perelman nhận được học bổng toàn phần mang tên ‘Lênin’ để chuyển lên làm nghiên cứu sinh.
Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng phó tiến sĩ khoa Toán cơ của LGU, chuyên về lĩnh vực nghiên cứu hình dáng các vật thể trong không gian, G. Perelman về nhận công tác tại Phân nhánh Leningrad thuộc viện Toán học cao cấp Steklov (LOMI, hiện là PDMI) lừng danh.
Nguoi duoc menh danh thong minh nhat hanh tinh hinh anh 2
Bức ảnh hiếm hoi chụp "kẻ lập dị" Perelman trên phương tiện giao thông công cộng.
“Kẻ lập dị” khước từ giải thưởng triệu đô
Năm 1991, G. Perelman được trao giải thưởng của hội Toán học trẻ Leningrad về những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn, cũng là phần thưởng duy nhất trong đời mà G. Perelman "chịu nhận".
Năm 1996, G. Perelman được trao giải thưởng của hiệp hội Toán học châu Âu (EMS) cho các nhà toán học trẻ. Giải thưởng này như một bảo đảm cho người lĩnh giải sẽ được nhận vào làm tại các trường đại học danh giá nhất ở Mỹ và các nước châu Âu, cũng là đảm bảo cho một cuộc sông vật chất đủ đầy trong tương lai. Nhưng Grigori Perelman đã nhất quyết từ chối.
Năm 2006, Liên minh Toán học Quốc tế (IMU) với trụ sở tại Berlin (Đức) quyết định trao huy chương Fields, phần thưởng cao quý vốn được mệnh danh là "giải Nobel Toán học" cho G. Perelman, nhưng Perelman cũng đã thẳng thừng từ chối mặc cho ban tổ chức có thuyết phục thế nào.
Nguoi duoc menh danh thong minh nhat hanh tinh hinh anh 3
Tiến sĩ Grigori Perelman hiện tại.
Perelman đã phát biểu rằng: "Tôi không hứng thú với tiền bạc hay danh vọng. Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".
Ở thời điểm này tên tuổi của G. Perelman đã được cả thế giới biết tới như một thiên tài lỗi lạc, khi vào dịp tổng kết năm 2007 tạp chí học thuật hàng đầu Sience đã tôn vinh danh hiệu Breakthrough of the Year (Khám phá của năm) cho G. Perelman, qua kỳ tích đã chứng minh được giả thuyết hình học của Thurston, tạo tiền đề cho việc khám phá giả thuyết Poincare. Đây là lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ tồn tại của mình, tạp chí Sience mới phong danh hiệu này cho lĩnh vực toán học.
Giả thuyết Poincare hay còn được gọi theo cách khác là công thức hình thể của vũ trụ, được nhà toán học gạo cội người Pháp Jules Henri Poincare (1854-1912) nêu ra vào năm 1904, là một trong những mệnh đề toán học hóc búa nhất suốt một thế kỷ qua chưa ai giải được.
Đến đầu năm 2010, Viện Toán học Clay (CMI), một tổ chức phi lợi nhuận lừng danh đặt trụ sở ở thành phố Cambridge (Massachusetts, Mỹ) ra quyết định trao giải thưởng Thiên niên kỷ cho nhà toán học Nga G. Perelman, vì đã chứng minh được Giả thuyết Poincar kèm phần thưởng là 1 triệu USD. Nhưng cũng như 2 giải thưởng quốc tế trước kia, lần này ông vẫn khăng khăng cự tuyệt cho dù đại diện Viện Clay đề nghị đích thân đến tận nhà trao giải cho G. Perelman
Lý giải việc liên tục từ chối những giải thưởng danh giá đang mơ ước, "kẻ lập dị" nói qua khe cửa căn hộ, nơi ông đang sống cùng bà mẹ tại quận Kupchino, khi báo giới địa phương đổ đến phỏng vấn rằng: "Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng!".
Cho tới năm 2011, Grigori Perelman lại từ chối trở thành viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga. Tuy chỉ là danh hiệu trong nước nhưng xét về giá trị vật chất thì nó còn lớn hơn tất cả những giải thưởng mà ông đã “từ chối” trước kia.
Hiện nay, những đồng nghiệp tại PDMI cho biết G. Perelman đã lặng lẽ rời khỏi viện, chuyển sang "ở ẩn" và nghiên cứu tại gia. "Anh ấy đôi khi có vẻ hơi… khùng khùng, và lập dị nhưng đó là hiện tượng thường thấy ở những nhà khoa học đầy tài năng", Viện phó PDMI Sergei Novikov, người từng làm việc lâu năm bên cạnh G. Perelman thổ lộ
Năm 2007, nhật báo The Daily Telegraph của Anh đã xếp nhà toán học tài ba Grigori Perelman đứng thứ 9 trong bản danh sách "100 thiên tài đương đại đang còn sống".
Trong danh sách này còn có tên 2 người Nga khác là đại kiện tướng cờ vua thế giới Garry Kasparov được xếp thứ 25, còn nhà phát minh ra kiểu súng tiểu liên tự động AK -47 Mikhail Kalashnikov xếp thứ 83.
Theo Thu Phương/Báo Vietnamnet


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét