Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

TRỜI ƠI ĐẤT HỠI 11

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                            5 tác hại đáng sợ của việc ăn nhiều mì tôm


Những tác hại "đáng sợ" của trai hến mà người ăn không hề biết

Thái Phong (T.H) |
Những tác hại "đáng sợ" của trai hến mà người ăn không hề biết

Mùa hè sắp đến, chắc chắn trai hến sẽ là món ăn được ưa chuộng trong các mâm cơm gia đình. Tuy nhiên, món ăn này cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa nếu người ăn không hiểu biết về nó.


Trai hến là món ăn rất được ưa chuộng trong mùa hè. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, trai hến còn được coi là món ăn - vị thuốc trị rất nhiều bệnh.
Theo Ðông y, thịt hến (nghiễn nhục) vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.
Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn...
Trong 100g thịt hến có 12,77g protid, 13,9mg chất sắt, 0,25mg đồng; nhiều vitamin B12, nhiều acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch.
Trai hến được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y để chữa bệnh như chữa chứng đi tiểu đêm, chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Ngoài ra, trai hến có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt nên hay được sử dụng như món canh giải nhiệt mùa hè.
Ít người biết rằng, hến là món ăn - vị thuốc chữa yếu sinh lý, gia tăng bản lĩnh đàn ông cho các quý ông có vấn đề về sức khỏe tình dục rất tốt.
Mùa hè sắp đến, chắc chắn trai hến sẽ là món ăn được ưa chuộng trong các mâm cơm gia đình. Tuy nhiên, món ăn này cũng có nhiều tác hại nếu người nấu và người ăn không biết lựa chọn nguồn sản phẩm sạch và không biết chế biến và ăn đúng cách.
1. Có thể gây dị ứng:
Trai hến có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein có trong thủy sản. Hãy cẩn trọng trước khi ăn loại thực phẩm này nếu như bạn có sẵn cơ địa dị ứng.
2. Gây ngộ độc:
Trong thức ăn của trai hến có một số loại tảo có chứa chất độc. Những chất độc này tồn tại trong cơ thể của trai hến và không bị phân hủy trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao.
Vì thế, nếu không may ăn phải loại trai hến có nhiễm độc tố trên, nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Làm thế nào để tránh nhiễm độc?
Cách tốt nhất là ngâm trai, hến trong nước sạch một thời gian để trai hến nhả hết chất cặn bã tồn dư trong cơ thể ra ngoài. Loại bỏ túi phân của trai trước khi chế biến vì đây là bộ phận chứa chất cặn bã chưa kịp thải ra ngoài của con vật.
3. Gây ngộ độc kim loại:
Trai hến sống ở nơi nguồn nước ô nhiễm, có chứa kim loại nặng như thủy ngân, catmi và chì đều có thể bị nhiễm những kim loại này.
Khi ăn phải trai hến bị nhiễm kim loại, người ăn cũng có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, thậm chí gây khuyết tật ở thai nhi.
Vì thế khi mua trai hến, bạn phải biết chắc là nó được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, không nằm gần nơi xả thải của khu công nghiệp...
4. Có thể nhiễm virus, vi khuẩn:
Đôi khi, trong trai trai có chứa adonovirus, loại virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
5. Người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn:
Những bệnh nhân mắc bệnh gút thường được bác sĩ khuyến cáo về việc ăn trai hến và các loại thủy hải sản có 2 mảnh vỏ tương tự có thể khiến cho tình trạng bệnh lí của họ trở nên tồi tệ hơn.
Nguyên nhân là do trong 100g thịt trai hến có chứa một lượng lớn lên tới 147mg purin.  Purin có thể khiến lượng axit uric trong máu của các bệnh nhân mắc bệnh gút tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.
theo Đại Lộ

Tác hại đáng sợ của quả dứa có thể bạn không ngờ tới

Thái Phong (T.H) |
Tác hại đáng sợ của quả dứa có thể bạn không ngờ tới

Dứa là loại quả rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm.


Dứa là loại quả ngon, bổ dưỡng được yêu thích trong mùa hè. Dứa có nhiều chất dinh dNhững lưu ý cần biết khi ăn dứa để không "rước họa" ưỡng, muối khoáng, vitamin và nhiều chất quý, đặc biệt là glucid, canxi, photpho và vitamin C.
Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...
Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein thành các axit amin. Chính vì thế quả dứa được tận dụng để ướp thực phẩm cho chóng nhừ. Tuy nhiên, những emzyme này quý hơn nhiều so với công dụng mà người ta thường biết.
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.
Bromelin còn có tác dụng làm giảm sự di căn của ung thư, kết hợp với các biện pháp hóa trị hay xạ trị khác. Chính vì thế, trong công nghiệp dược phẩm, người ta thường chiết xuất bromelin từ vỏ và lõi dứa để đưa vào thành phần thuốc điều trị ung thư.
Có thể thấy, dứa là loại quả rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Tác hại đáng sợ của quả dứa có thể bạn không ngờ tới
1. Nguyên nhân gây dị ứng, ngộ độc dứa:
Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm.Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám.
Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, ung, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh.
2. Những biểu hiện dị ứng, ngộ độc dứa: Người bị dị ứng, ngộ độc dứa thường có những biểu hiện sau:
+ Nôn mửa.
+ Tiêu chảy.
+ Đau bụng quằn quại.
+ Ngứa ngáy toàn thân.
+ Miệng lưỡi tê dại.
+ Khó thở, nổi mề đay.
+ Gây sốc...
3. Xử lý tại nhà khi bị dị ứng, ngộ độc dứa:
Trong trường hợp bị dị ứng, ngộ độc nhẹ, có thể xử lý tại nhà bằng cách gây nôn cho người bệnh. Dùng tay ngoáy họng cho nôn ra hết chất độc vừa ăn phải.
Sau đó cho người bệnh uống siro ipeca với liều lượng người lớn từ 15-30 ml, trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.
Cần cho uống than hoạt tính để giải trừ hết chất độc của dứa còn sót lại trong cơ thể: Lấy 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần. Uống nhắc lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn, 25-30g ở trẻ em.
Trong trường hợp bị khó thở, suy hô hấp…cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
4. Cách ăn dứa an toàn:
- Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.
- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.
- Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt chừng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.
- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.
- Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
theo Đại Lộ

Nguy hiểm không ngờ từ nước dừa nếu dùng không đúng

Thái Phong (T.H) |
Nguy hiểm không ngờ từ nước dừa nếu dùng không đúng

Từ lâu nước dừa tươi đã trở thành một thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách thì nước dừa gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.


Trong nước dừa tươi có chứa các chất: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7%, các chất khoáng Ca, Na, K. L, P, Fe... các vitamin C, PP… rất tốt cho sức khỏe.
Nước dừa có tác dụng: giải nhiệt, tăng cường năng lượng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận, nước dừa vô trùng được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy…
Tác dụng của nước dừa:
Tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm
Nước dừa tươi có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Nước dừa được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng giúp nâng cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.
Nước dừa còn điều trị các bệnh: cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn…
Ngăn ngừa sỏi thận
Uống nước dừa thường xuyên giúp tan sỏi thận và  làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể. Những người có vấn đề về thận nên uống bổ sung nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.
Giảm nguy cơ mất nước
Nước dừa chứa kali và các khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Vì vậy, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân.
Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa,  hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Các chất dinh dưỡng chính trong nước dừa bao gồm: acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột
Uống nước dừa 1 lần/ngày với một muỗng cà phê dầu ô liu (từ 3 đến 5 ngày) sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột, làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
Tác dụng kháng khuẩn
Nước dừa chứa: monolaurin, monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh như HIV, Herpes, cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.
Tác hại của nước dừa khi dùng không đúng cách:
+ Nước dừa rất có hại cho sức khoẻ nếu uống nhiều 3 - 4 trái/ngày, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh.
+ Nước dừa uống vào buổi tối (gây đầy bụng).
+ Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao... Vì vậy cần phải uống từ từ từng chút một.
+ Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
Những người không nên uống nước dừa:
+ Những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp...  không nên dùng nước dừa.
+ Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ (khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa).
+ Người bị bệnh trị, huyết áp thấp, thấp khớp…không nên uống nước dừa.
theo Đại Lộ

Nước dừa: Tuyệt đối không uống nếu thuộc 3 nhóm người sau

Phong |
Nước dừa: Tuyệt đối không uống nếu thuộc 3 nhóm người sau

Nước dừa rất tốt và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, lạm dụng nước dừa gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.


Nước dừa là loại nước tự nhiên dùng để giải khát trong những ngày hè nắng nóng. Cùi dừa còn là một món ăn ngon, bùi, đậm đà hương vị… Thành phần của nước dừa chứa nhiều vitamin, chất khoáng… có tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, lạm dụng nước dừa gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Vậy, tác dụng của nước dừa đối với đời sống con người? Những lưu ý khi sử dụng nước dừa?
Tìm hiểu về nước dừa
Nước dừa là chất lỏng chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, lớp cùi này mỏng, rất mềm và khá trong.
Nước dừa được dùng làm đồ uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Caribe.
Nước dừa được sử dụng làm đồ uống phổ biến ở các nước nhiệt đới
Tính chất của nước dừa
+ Chứa nhiều muối khoáng.
+ Kali, canxi và chloride.
+ Có tính hàn.
+ Giải nhiệt
+ Làm mát…
Tác dụng của nước dừa
+ Là loại nước giải khát tự nhiên không chứa chất béo.
+ Có thể dùng làm nước điện giải trong những trường hợp bị mất nước.
+ Được sử dụng làm dịch truyền tại một số nước khi không có sẵn nước muối y khoa…
Tác dụng của nước dừa trong đời sống
Giảm nguy cơ mất nước
+ Nước dừa chứa kali và các khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Vì vậy, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân.
+ Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa,  hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
Tăng cường năng lượng
+ Nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, vì vậy nó là một thức uống năng lượng tuyệt vời.
+ Tuy nước dừa chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn so với các nước uống thể thao khác nhưng nó chứa nhiều kali, canxi, chloride giúp nâng cao mức năng lượng tối ưu của cơ thể.
Nước dừa giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể
Tốt cho tim mạch
+ Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric cao, vì vậy nó rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao trong việc điều hòa huyết áp.
+ Nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và là một thứ nước tuyệt vời để điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
+ Nước dừa chứa axit lauric, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. (Monolaurin giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa) ở trẻ em và người lớn.
+ Những người bị táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống nước dừa ngày 2 lần (mỗi lần một cốc).
Tăng cường hệ miễn dịch
+ Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
+ Các chất dinh dưỡng chính trong nước dừa bao gồm: acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Uống nước dừa để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Có tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm
+ Nước dừa tươi có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
+ Nước dừa được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng giúp nâng cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.
+ Nước dừa còn điều trị các bệnh: cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn…
Giảm vấn đề về tiết niệu
+ Uống nước dừa sẽ làm giảm các vấn đề về tiết niệu.
+ Những người bị tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu cần uống nước dừa 2 lần/ngày để  giảm triệu chứng bệnh.
Nước dừa chữa tiểu rắt, tiểu buốt, các bệnh về đường tiết niệu…
Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột
+ Uống nước dừa 1 lần/ngày với một muỗng cà phê dầu ô liu (từ 3 đến 5 ngày) sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột, làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
Ngăn ngừa sỏi thận
+ Uống nước dừa thường xuyên giúp tan sỏi thận và  làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.
+ Những người có vấn đề về thận nên uống bổ sung nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.
Có tác dụng kháng khuẩn
+ Nước dừa chứa: monolaurin, monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh như HIV, Herpes, cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.
Được sử dụng trong truyền máu
+ Nước dừa gần giống như huyết tương, do vậy nó được sử dụng trong truyền máu.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, nước dừa còn được sử dụng như là một chất lỏng làm thông tĩnh mạch thay vì dùng các chất lỏng tiêu chuẩn.
Tác dụng của nước dừa trong thẩm mỹ
Dùng để giảm cân
+ Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên giúp giải khát và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, người ta dùng nước dừa để giảm cân cho những người béo phì..
Làm đẹp da
+ Chất cytokinin trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da, Acid lauric làm giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.
+ Khi sử dụng, thoa nước dừa lên vùng da xấu mỗi tối trước khi đi ngủ giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.
Xoa nước dừa có tác dụng làm đẹp da, giảm nếp nhăn, hạn chế mụn 
Những lưu ý khi sử dụng nước dừa
+ Không nên lạm dụng nước dừa: uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày.
+ Không nên uống nước dừa vào buổi tối (gây đầy bụng).
+ Uống nước dừa từ từ (không nên pha đá hoặc kèm các hóa chất khác).
+ Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa từng chút một (tránh uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao).
+ Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
Những người không nên uống nước dừa
+ Những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp...  không nên dùng nước dừa.
+ Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ (khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa).
+ Người bị bệnh trị, huyết áp thấp, thấp khớp…không nên uống nước dừa.
theo Trí Thức Trẻ

Mắc bệnh nguy hiểm vì ăn thịt chó

Thoa Nguyễn |
Mắc bệnh nguy hiểm vì ăn thịt chó

Xơ gan, suy thận, nhiễm sán dãi chó và khối u trong cơ thể vì ăn thịt chó. Đó là những nguy hại đối với sức khoẻ con người khi món thịt chó trở thành loại đồ ăn ưa thích.


Ăn thịt chó dường như đã trở thành thói quen khó bỏ đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, món đặc sản này được các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nó có thể gây những bệnh nguy hiểm cho con người.
Mỗi năm các khoa cấp cứu của nhiều bệnh viện lớn và Viện sốt rét ký sinh trùng phải tiếp nhận không ít những trường hợp bệnh nhân gánh hậu quả khi ăn thịt chó nhập viện.
Theo GS-TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết ông đã từng gặp những bệnh nhân có khối u trong phổi chứa rất nhiều sán đang ngoe nguẩy.
Việc lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) cực kỳ nguy hiểm. Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn.
Tại gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng.
Hình ảnh  số 1
Thịt chó là món ăn khoái khẩu đối với nhiều người nhưng nó tiềm ẩn những nguy hiểm với sức khoẻ (ảnh minh hoạ)
Các bào nang ấu trùng giun chó thường làm cho người có hiện tượng dị ứng, lên cơn hen (suyễn), khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người, nấm tóc, nấm phổi.
Những bào nang ấu trùng ký sinh trong thịt chó, cũng như trong heo (heo gạo) chỉ khác là ở heo thì được phát hiện và tiêu hủy, còn trong thịt chó thì người ta cứ thui lông và tiêu thụ.
Sau khi được ăn vào, các ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1 đến 7 cm, chứa trên hai triệu đầu sán. Bướu sán ký sinh ở gan có thể chèn ép ống dẫn mật gây vàng da.
Khi bướu ở tim trái vỡ, các đầu sán di chuyển lên não lách, thận, gan. Buồng tim phải, đầu sán di chuyển lên phổi. Bướu ở thận gây đau lưng, tiểu máu.
Bướu ở lách làm đau cạnh sơn và xương son gồ lên. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống. Bướu ở các xương làm xương trở nên xốp, dễ gãy.
Khi bướu vỡ thường làm cho người bệnh ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê. Chất dịch trong bướu và máu có thể gây sốc phản vệ.
Hình ảnh  số 2
Sán dãi chó làm tổ trong cơ thể qua đường ăn uống (ảnh minh hoạ)
Người ta thống kê các loại sán, giun, ấu trùng có thể nhiễm từ thịt chó qua người là: Toxocara Canis, ấu trùng sán Echinococcus Granulosus, ấu trùng sán Spirometramansoni hay Spirometra Erinacei, sán Dipylldium Canium…
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP.HCM) còn cho biết, theo Đông y, thịt chó giàu đạm, có tính nhiệt. Ăn nhiều thịt chó thường gây nóng trong, chướng bụng, ậm ạch, khó tiêu…
Chính vì thế nếu ăn nhiều thịt chó thì chất đạm không được tiêu hóa hết, gan thận làm việc quá tải dẫn đến các bệnh như gút, bệnh về gan, thận
Đã có trường hợp bệnh nhân nhập viện vì mắc bệnh xơ gan, suy thận. Sau khi tiến hành xét nghiệm, bác sỹ chẩn đoán là do người bệnh ăn quá nhiều thịt chó trong suốt 15 năm dẫn đến lượng đạm không được tiêu thụ hết và gây ra bệnh.
theo Người đưa tin

Kinh khủng những căn bệnh đáng sợ từ thịt chó

Thái Phong (T.H) |
Kinh khủng những căn bệnh đáng sợ từ thịt chó

Rất ít người nghĩ đến việc đằng sau những món ăn được chế biến từ thịt chó đầy sức hấp dẫn kia là hàng ngàn nguy cơ rất kinh khủng cho sức khỏe.


Thịt chó vốn là món ăn "truyền thống" của người Việt. Vào dịp cuối năm, người ta càng đua nhau đi ăn thịt chó như một thói quen để "xả đen".
Nhưng có lẽ rất ít người nghĩ đến đằng sau những món ăn được chế biến từ thịt chó đầy sức hấp dẫn kia là hàng ngàn nguy cơ rất kinh khủng cho sức khỏe.
1. Nguy cơ nhiễm độc từ bả chó cực độc:
Thịt chó bán ở hàng quán thường được lấy từ nhiều nguồn, trong đó một số lượng không nhỏ là do những tay trộm chó cung cấp.
Điều này có lẽ không cần phải chứng minh vì trộm chó đang là vấn nạn ở các vùng nông thôn, kéo theo hàng loạt những hệ lụy và hiện đang là vấn đề nổi cộm của xã hội.
Tuy nhiên, điều cần quan tâm là lượng chó nguyên liệu do các đối tượng này cung cấp phần lớn là được đánh bằng bả chó cực độc, khiến cho thịt chó cũng bị nhiễm một lượng độc chất không nhỏ.
Theo cung cấp của tờ Infonet, loại thuốc mà các đối tượng trộm chó sử dụng thường là thuốc cực độc do Trung Quốc sản xuất.
Sau khi ăn vào, chó chết ngay tại chỗ và lượng thuốc độc tồn trong cơ thể chúng sẽ gây nguy hại cho con người nếu ăn phải loại thịt chó này.
Đã có trường hợp một bệnh nhân nam vào cấp cứu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong tình trạng chảy máu nhiều bộ phận không thể cầm. Theo chẩn đoán, bệnh nhân bị rối loạn đông máu nhưng lại không có tiền sử về bệnh này.
Tuy nhiên, trước đó, bệnh nhân đã ăn thịt chó.
Các bác sĩ cho rằng, con chó mà bệnh nhân ăn có thể đã bị trúng bả chó. Chính chất chống đông trong bả chó, bả chuột là nguyên nhân gián tiếp làm bệnh nhân bị ngộ độc, máu chảy không cầm được.
2. Nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dãi chó:
Theo lời kể của GS - TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội, ông từng gặp 1 bệnh nhân nhập viện vì có khối u khổng lồ ở phổi. Đáng sợ là trong khối u đó chứa hàng ngàn đầu sán đang ngoe nguẩy.
Kết quả xét nghiệm khẳng định đây là loại sán dây chó.
Kinh khủng những căn bệnh đáng sợ từ thịt chó 1
Ấu trùng sán chó ở mắt người (Ảnh minh họa: Internet)
Việc lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) cực kỳ nguy hiểm.
Ở mắt, chúng gây mù.
Ở não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn.
Tại gan, lách, phổi, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu, hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng.
Loại sán này có thể tìm thấy ở một số thú nuôi trong đó có chó. Những bào nang ấu trùng ký sinh trong thịt chó. Vì vậy, khi ăn thịt chó có ấu trùng sán, rất có thể chúng ta sẽ bị nhiễm loại sán này.
Khi vào cơ thể, ấu trùng nang sán thường cấu kết thành dạng u, bướu. Khi khối u, bướu đạt đến đường kính từ 1 đến 7cm nghĩa là cơ thể bạn đang chứa trên 2 triệu đầu sán. Một con số thật kinh khủng.
Khi còn ở dạng bướu, bướu này có thể chèn vào ống dẫn mật gây ra bệnh vàng da ở người.
Khi bướu vỡ, các đầu sán di chuyển lên não, lách, thận, gan, phổi gây ra hàng loạt bệnh như xốp xương, giòn xương, tiểu máu, đau lưng, tổn thương tủy sống, nhiệt độ cơ thể tăng giảm bất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, hôn mê...
Kinh khủng những căn bệnh đáng sợ từ thịt chó 2
Bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán chó (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu chất dịch trong bướu vào máu có thể gây sốc phản vệ.
Khi bị nhiễm ấu trùng sán dãi chó, người bệnh sẽ có các hiện tượng như dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, lên cơn hen suyễn, khó thở, nấm tóc, nấm phổi...
3. Nguy cơ xơ gan, suy thận:
"Do không biết được nguồn gốc, xuất xứ cũng như không được kiểm dịch nên thịt chó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người ăn.
Tôi chứng kiến trường hợp người không bị chó dại cắn mà vẫn bị bệnh dại. Người này sau khi ăn tiết canh chó bị bệnh dại nên lên cơn dại, được đưa đến bệnh viện và chết sau đó.
Ngoài chó bị bệnh dại còn có thể nhiễm nhiều bệnh khác như nhiễm ký sinh trùng, giun, sán... Người ăn thịt chó này có thể bị nhiễm bệnh.
Chó bị giết bằng bả thuốc độc cũng rất nguy hiểm vì không biết đó là thuốc độc nào. Khi chó bị đánh bả thường chất độc sẽ vào máu, tim và khắp cơ quan của chó, bởi vậy nguy cơ người ăn bị nhiễm độc là rất lớn".
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP.HCM)
Theo Đông y, thịt chó giàu đạm, có tính nhiệt. Ăn nhiều thịt chó thường gây nóng trong, chướng bụng, ậm ạch, khó tiêu...
Chính vì thế nếu ăn nhiều thịt chó thì chất đạm không được tiêu hóa hết, gan thận làm việc quá tải dẫn đến các bệnh như gút, bệnh về gan, thận...
Đã có trường hợp bệnh nhân nhập viện vì mắc bệnh xơ gan, suy thận. Sau khi tiến hành xét nghiệm, bác sỹ chẩn đoán là do người bệnh ăn quá nhiều thịt chó trong suốt 15 năm dẫn đến lượng đạm không được tiêu thụ hết và gây ra bệnh.
4. Nguy cơ nhiễm virus bệnh dại:
Đây là một nguy cơ ít người nghĩ đến nhất nhưng lại hoàn toàn có thể xảy ra cho người ăn thịt chó.
Báo Tuổi trẻ từng dẫn lời của PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP.HCM) kể về một trường hợp bệnh nhân không bị chó dại cắn nhưng lại mắc bệnh dại. Nguyên nhân là vì người đó đã ăn tiết canh chó, và con chó này đã mắc bệnh dại.
Ngoài ra, kể cả những con chó đã được tiêm phòng, không có khả năng gây tử vong thì người thường xuyên ăn thịt chó vẫn có khả năng bị tổn hại về sức khỏe.
Lí do bởi vaccine phòng dại ở chó được chích mỗi năm. Để tiết kiệm giá thành, đa số vaccine dại cho chó hiện hành đều là chế phẩm từ virus dại sống giảm độc lực.
Chính vì vậy, dư lượng vaccine trong thịt chó (theo biểu đồ tích lũy) trong một con chó 3-4 tuổi đủ sức gây yếu, liệt thần kinh trung ương của người ăn theo thời gian.
theo Đại Lộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét