Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 1/d/y (nguồn gốc loài người)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                Nguồn gốc của loài người [Phần 2/3]

                          Người Hobbit là một trong những chủng tộc đã từng tồn tại trên Trái Đất

Quan Điểm Về Nguồn Gốc Loài Người Trong Thế Giới Ngày Nay

Lm. Giuse Thân Văn Tường

Các trang đầu sách Sáng Thế Ký, lúc ban đầu trong Giáo Hội, thường được cắt nghĩa theo trình bày lịch sử, nghĩa là người ta coi các sự kiện được nhắc đến như đã xảy ra theo như trình bày: Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ và loài người trong sáu ngày và ngày thứ bảy Người nghỉ ngơi. Đầu tiên Thiên Chúa dựng nên trời và đất bất động và trống rỗng, rồi Người cho có ánh sáng và bóng tối, ánh sáng là ngày và bóng tối là đêm. Người phân biệt đất liền với biển khơi, cho đất liền có cây, chim chóc, thú vật, cho vòm trời có mặt trời soi sáng ban ngày và có trăng sao trang hoàng ban đêm... Nhưng với thời gian, trong Giáo Hội đã có, để thích ứng với văn hoá của các thời đại khác nhau, một thay đổi cách giải thích, ban đầu còn nhút nhát, và sau Thông điệp “Humani Generis” (1950), thì dứt khoát coi các trang đầu sách Sáng Thế Ký như một trình bày “huyền thoại” về sự sáng tạo của Thiên Chúa. “Huyền thoại” là cách diễn tả những sự thật sâu xa trong lịch sử bằng một câu chuyện hình bóng nói lên sự thật ấy. Ở Bắc bộ, ai cũng biết câu chuyện Sơn tinh và Thuỷ tinh. Hai thần này luôn xung đột với nhau, Thuỷ tinh muốn làm chìm trong nước tất cả mùa màng, còn Sơn tinh luôn đắp núi cho cao để ở trên và không bị ngập. Câu chuyện diễn tả ý chí bất khuất của dân ven bờ sông muốn tránh lụt lội phá hoại mùa màng trong mấy tháng mưa, đã xây đê mỗi ngày một cao và vững chắc để tránh tai nạn trên. Ý chí cương nghị của Sơn tinh tiêu biểu cho sự bền chí của nông dân sống hai bên bờ sông Hồng và sông Thái Bình trong việc đắp đê chống lũ.

I. Nguồn gốc loài người theo “Humani Generis”.

Đầu thế kỷ XIX, khoa học tiến bộ đã cho người ta thấy nhờ nghiên cứu ở lòng đất, những vết tích của cây cối và động vật trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, người ta nhận thấy chúng như đã có sự tiến bộ dần dần từ các vật phôi thai đến hoàn bị. Từ sự kiện này, có người nghĩ rằng: theo Sáng Thế Ký Thiên Chúa đã dựng nên con người ngay trong ngày thứ sáu, mà nay khoa học cho thấy con người tiến hoá từ vật đơn giản lúc ban đầu đến hoàn hảo trong thời gian. Nói một cách dễ hiểu: con người bởi khỉ mà ra.

Theo Thông điệp “Humani Generis” (DS. 3980), con người có thể bắt nguồn từ tạo vật kém phát triển, và nhờ tiến hoá trở nên con người. Nhưng ở giai đoạn đầu, khi tạo vật kém phát triển xuất hiện trong “hiện hữu” thì nó đã phải nhờ vào quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa.

Về cách Thiên Chúa sáng tạo, thì Thông điệp “Humani Generis” phân biệt có hai thứ nguyên nhân cho tạo vật: nguyên nhân bậc nhất (causa prima) và nguyên nhân bậc nhì (causa secunda). Trong việc cày xới đất; người nhà nông là nguyên nhân bậc nhất và máy cày mà anh sử dụng là nguyên nhân bậc hai. Áp dụng vào việc sáng tạo con người, Thiên Chúa là nguyên nhân bậc nhất và tạo vật tiến đến nên một người là nguyên nhân bậc hai.

Theo Triết học thời “Humani Generis” , quan niệm phổ thông về con người là có xác và hồn. Xác cho con người một hình thể bên ngoài với màu da, chủng tộc, ngôn ngữ...; hồn cho con người có suy tư, tình cảm, ý thức luân lý... Trong tiến hoá một con vật nên con người, thì phải có một bước nhảy vọt, vì vật hiện hữu chỉ trở nên một người khi có linh hồn. Việc làm cho xác có hồn để trở nên một con người, đòi phải có một can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa. Hình bóng của Sáng Thế Ký tả Thiên Chúa lấy bùn đất dựng nên thân thể, rồi thổi hơi vào thì thân thể ấy mới trở nên một người sống động có suy tư, ước muốn và hành động.


II. Căn cứ vào nguyên nhân bậc nhất và bậc hai

“Humani Generis” giải thích Thiên Chúa là nguyên nhân bậc nhất, Người có quyền tuyệt đối cho mọi thụ tạo có hiện hữu và biến đổi trong thời gian. Các nguyên nhân bậc hai chỉ có quyền tự chủ tương đối; theo bản tính giới hạn của chúng mà Thiên Chúa đã ban cho khi sáng tạo nên chúng. Sắt rất cứng, nhưng nó biến nên chất lỏng ở mức độ nóng cao. Vì thế, ở độ nóng ấy, người ta có thể đúc sắt cho có các hình thể rất phức tạp. Đá cũng cứng, nhưng dễ vỡ, và không nung cho ra lỏng được, nên để sử dụng, người ta phải mài, giũa, cưa xẻ nên hình mình muốn mà thôi.

Con người được Thiên Chúa ban quyền sử dụng sắt và đá vì ích lợi của mình, nhưng phải hiểu biết bản tính của chúng mà tôn trọng thì mới thành công. Quyền của nguyên nhân bậc hai giới hạn như vậy.

Trong thần học ngày nay, việc sáng tạo con người trực tiếp không căn cứ vào việc linh hồn kết hiệp với thân thể nữa. Lý do để con người được sáng tạo không chỉ ở việc con người hiện hữu, nhưng còn ở ơn gọi con người được thông hiệp với Thiên Chúa. Thiên Chúa quyền năng tuyệt đối đã cho vũ trụ có “bởi không” và ban các luật lệ cho sự tiến triển của nó: Đấy là những điều xảy đến trong hoạt động sáng tạo. Còn việc gọi loài người chia sẻ đời sống siêu nhiên của Thiên Chúa thì đó là một hành động không còn thuộc phạm vi sáng tạo nữa. Chắc rằng ơn gọi ấy bao trùm cả nguyên nhân tác thành, vì nó biến đổi hiện hữu của con người. Nhờ ơn gọi ấy, con người được chia sẻ đời sống của Thiên Chúa và hạnh phúc của Người. Đây không còn phải là một yếu tố trần gian, xem thấy được ở đời này nhưng đem lại cho các yếu tố trần gian của con người một chiều kích vĩnh cửu.

Đây là bậc ân huệ cao quí hơn của nguyên nhân tác thành, nó biến đổi con người như tạo vật, vì nhờ nó con người, được chia sẻ bản tính của Con Thiên Chúa, cũng là bản tính và đời sống của chính Thiên Chúa nhờ ân sủng. Đây không phải là một yếu tố xem thấy và kinh nghiệm được ở đời này, nhưng đem lại cho các yếu tố trần gian của con người một chiều kích vĩnh cửu.

Tiếp cận trên không hẳn là một giải đáp về nguồn gốc con người vì nó chỉ nói lên sự đổi mới siêu nhiên của họ. Lý do là đổi mới ấy không cắt đứt trong chất thể biến đổi tự nhiên luôn thể hiện theo mục đích của mình. Aân sủng siêu nhiên chỉ đến khi Thiên Chúa làm cho con người có khả năng sống hợp nhất với Người, và để đạt đến mục đích ấy, họ phải chấp nhận lời Chúa Giêsu dạy và sống theo gương Người nhờ trợ lực của Chúa Thánh Thần.

III. Nguồn gốc cá thể

Ngày nay, khi nói đến nguồn gốc con người, nhà thần học thường không quan tâm đến nguồn gốc loài người nói chung, bằng đến nguồn gốc từng cá nhân. Ban đầu phải nói đến nguồn gốc hữu hình là cha mẹ. Ai sinh ra trên đời cũng phải có cha, có mẹ và cha mẹ chỉ thật là cha mẹ khi sinh ra một cá nhân. Cá nhân nào thì cũng có hình dáng, sức khoẻ, trí thông minh, tâm tình, cảm xúc... mà họ nhận được từ cha mẹ: cha mẹ ấy thuộc chủng tộc, văn hoá và thời đại khác nhau.

Tuy là nguồn gốc của đứa con, cha mẹ chỉ là nguyên nhân bậc hai, còn Thiên Chúa mới là nguyên nhân bậc nhất. Từ lâu lắm, trong Thần học, không còn chấp nhận thuyết nhị nguyên của Platon coi hồn và xác của một người như hai thực tại biệt lập, xung khắc với nhau nữa. Hồn không có trước xác, nhưng chỉ xuất hiện cùng với xác như hiệu quả của sự tiến hoá của một cá nhân.

Nói cách cụ thể, sau khi đôi vợ chồng ăn ở với nhau và một bào thai xuất hiện trong dạ con người đàn bà, bào thai ấy được nuôi dưỡng và phát triển. Lúc nào thì thành một người? Khoa học ngày nay biết khá đích xác về lúc ấy. Lúc ấy đứa con trong lòng mẹ nó có một cá nhân khác với cá nhân của mẹ nó. Ở đây có “bước nhảy vọt”, vì khi cá nhân hiện hữu thì nó cũng được ơn gọi là con Thiên Chúa mà Đức Kitô là đầu và nó là chi thể. Ơn thông hiệp này xảy ra trong lịch sử đời nó. Chắc rằng cha mẹ không chỉ tiêu cực là nguyên nhân bậc hai về hiện hữu của đứa con mình, nhưng để đáp lại sự thông hiệp trên, cha mẹ vượt quá khả năng mình có. Khả năng ấy trực tiếp bởi TC mà đến.


IV. Con người từ nguyên thủy

Cách cắt nghĩa Sáng Thế Ký lúc ban đầu của Giáo Hội coi nguồn gốc loài người là Ađam và Evà là đôi nam nữ đầu tiên Thiên Chúa đã sáng tạo ở ngày thứ sáu. Sau này các nhà chú giải Kinh Thánh coi Ađam và Evà không phải là tên riêng của đôi nam nữ duy nhất đầu tiên ấy, nhưng là tên ám chỉ những người đầu tiên của loài người theo định luật tiến hoá. Nói cách khác loài người không chỉ “nhất nguyên” (monogénisme), nhưng còn có thể “đa nguyên” (poligénisme) nữa.

Nhưng Thông điệp “Humani Generis” thú nhận rằng: về vấn đề này Giáo Hội không dễ chấp nhận bằng về vấn đề con người do tiến hoá của loài vật mà có (DS 3897). Thông điệp không chối thuyết “đa nguyên” , nhưng chỉ tự hỏi thuyết này làm thế nào dung hoà được với tín điều về “tội nguyên tổ”.

Ngày nay, các nhà thần học cũng không coi nhẹ quan niệm “nhất nguyên” của loài người, nhưng khác với “Humani Generis”, không lấy “tội nguyên tổ” làm lý do duy nhất của loài người. Thần học ngày nay cho rằng: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, đã xuống thế gian làm người để cứu chuộc nhân loại, Người đã trở nên đầu nhân loại, thông hiệp họ vào bản tính Thiên Chúa của Người. Nhìn như vậy loài người nên một không phải vì liên đới trong sự tội, nhưng vì Thiên Chúa thương yêu họ, muốn duy nhất họ với Người, mà đã sai Con Một Người trở nên con loài người trong lòng Trinh nữ Maria.

Tội lỗi, ở tự nó, không kết hợp, nhưng chỉ chia rẽ loài người với nhau. Nó nói lên yếu tố tiêu cực trước lời mời gọi tích cực của TC cho loài người trở nên một trong Đức Kitô và trong Nhiệm thể Người là Giáo Hội. Nhờ ở sự duy nhất này hơn là sự duy nhất bởi một ông tổ, ta mới hiểu được tại sao mọi người đều bình đẳng trong một gia đình rộng lớn, con cái của một Cha trên trời, không có phân chia biên giới, giống nòi, văn hoá dị biệt nữa.

Tổ Tiên Loài Người Không Phải Là Vượn

Trong quá trình tiến hóa trên 4 triệu năm, cuối cùng chỉ còn một loài Homo sapiens sapiens kế thừa từ tổ tiên Loài Người được tồn tại tới ngày nay
Các nhà khoa học ngày nay đã xác định là tổ tiên loài người (Homo) không phải là loài Vượn (Apes). Loài Vượn ở đây được xác định là loài Linh Trưởng (primate) có thân to lớn, không có đuôi, bao gồm Khỉ-đột (gorilla), Đười-ươi-Phi-Châu (chimpanzees), Đười-ươi-Sumatra (orangutan), và Vượn (gibbons). Loài Vượn và Loài Người có bà con gần, tương tự như các nhánh cây, trong đó có nhánh Loài Vượn và nhánh Loài Người phát xuất từ một gốc cây chung.
Rõ ràng hơn, liên hệ bà con từ gần tới xa với Loài Người (Homo) là Pan tức Đười-ươi-Phi-Châu (chimpanzees), Khỉ-đột (gorilla), Pongo tức Đười-ươi-Sumatra và bà con “năm đời bảy kiếp” với Người là Hylobates tức Vượn-Tay-Trắng (gibbon).
Tất cả các loài trên phát xuất từ một tổ tiên chung là Hominoidea (Hình 2).
Hình 1. Đười-ươi (Chimpanpanzee) và Người (Homo) có bà con (cousin) gần, còn Khỉ-đột (Gorillas) có bà con xa hơn, chúng có cùng tổ tiên chung thuộc hạ tộc Homininae.
Hình 1. Đười-ươi (Chimpanpanzee) và Người (Homo) có bà con (cousin) gần, còn Khỉ-đột (Gorillas) có bà con xa hơn, chúng có cùng tổ tiên chung thuộc hạ tộc Homininae.
Loài Vượn như Vượn-tay-trắng và Đười-ươi-Sumatra là bà con xa với Loài Người, chúng sống trên cây trong rừng nên có bàn chân phẳng, có ngón to, chẻ và dài để bấu leo trèo cây. Ngược lại loài Vượn có bà con gần với Người như Khỉ-Đột gorilla và Đười-ươi Chimpanzee sống trên đất, ở thảo nguyên là chính, nhưng cũng biết trèo cây.
Hình dạng bộ xương sống, xương cổ thẳng, xương đùi to chứng tỏ chimpanzee và khỉ-độ gorilla biết đi đứng trên hai chân, tuy nhiên còn giữ những đặc tính của vượn sống trên cây.
Hình 2. Nhánh Gia Phả bắt đầu từ tộc thượng tần Hominoidae, tiến hóa thành 2 tộc Hominidae và Hylobatidae. Họ Hylobatidae tiến hóa thành Vượn Hylobates (như loài vượn-tay-trắng). Tộc Hominidae tiến hóa ra hai hạ tộc là Ponginae (thành loài Đười-ươi Pongo) và Homininae. Hạ tộc Homininae tiến hóa ra bộ tộc Gorillini (tổ tiên của loài khỉ-đột gorilla) và bộ tộc Hominini tiến hóa ra Loài Người (Homo) và Loài Pan (tổ tiên của loài Chimpanzee). Như vậy Loài Người Homo và Đười-ươi Chimpanzee có liên hệ bà con thân tộc gần nhất.
Hình 2. Nhánh Gia Phả bắt đầu từ tộc thượng tần Hominoidae, tiến hóa thành 2 tộc Hominidae và Hylobatidae. Họ Hylobatidae tiến hóa thành Vượn Hylobates (như loài vượn-tay-trắng). Tộc Hominidae tiến hóa ra hai hạ tộc là Ponginae (thành loài Đười-ươi Pongo) và Homininae. Hạ tộc Homininae tiến hóa ra bộ tộc Gorillini (tổ tiên của loài khỉ-đột gorilla) và bộ tộc Hominini tiến hóa ra Loài Người (Homo) và Loài Pan (tổ tiên của loài Chimpanzee). Như vậy Loài Người Homo và Đười-ươi Chimpanzee có liên hệ bà con thân tộc gần nhất.
Nếu xét theo phân loại hệ tộc, thì Loài Người Homo cũng tương đương với loài Vượn, nhưng không phải Vượn. Loài bà con gần nhất với Loài Người là Đười-ươi-Phi-Châu (chimpanzee). Người và chimpanzee có chung 98,8% DNA trong hệ di truyền. Ngoài ra, có những tương đồng giữa hai loài này.
Hình 3. Liên hệ bà con gần tới xa, từ trái qua phải: Loài người (Homo erectus), Đười-ươi-Phi-Châu (chimpanzee Pan troglodytes), Khỉ-đột (Gorilla gorilla), Đười-ươi-Sumatra (Sumatran orangutan, Pongo abelii), và Vượn-tay-trắng (Hylobates lar).
.
Hình 3. Liên hệ bà con gần tới xa, từ trái qua phải: Loài người (Homo erectus), Đười-ươi-Phi-Châu (chimpanzee Pan troglodytes), Khỉ-đột (Gorilla gorilla), Đười-ươi-Sumatra (Sumatran orangutan, Pongo abelii), và Vượn-tay-trắng (Hylobates lar).
Bà con gần nhưng không gần lắm.
Khoa di truyền học cho rằng tổ tiên Loài Người và tổ tiên loài chimpanzee bắt đầu tách xa nhau khoảng 4 triệu năm trước đây hay hơn, và từ đó mỗi loài tiến hóa theo cách riêng của loài đó. Kích thước tương đối bộ não của chimpanzee tương tự nhất với kích thước bộ não của Loài Người Cổ Đại đã tuyệt chủng, chính vì vậy mà trước đây có thuyết cho rằng tổ tiên Loài Người là Loài Vượn.
Ngày nay, có nhiều bằng chứng khoa học mới cho thấy tổ tiên gần nhất chung của Loài Người không phải là loài giống-như-Đười-ươi Chimpanzee. Mẫu hóa thạch Ardipithecus ramidus, có tuổi 4,4 triệu năm, tìm thấy ở Ethiopia (Đông Phi Châu) có thể là tổ tiên chung của hai Loài Người và Loài Chimpanzee, có tướng đi không giống Người hay Chimpanzee, mà là có tướng đi trung gian giữa hai loài này.
Hình 4. Ardipithecus ramidus, có niên đại 4,4 triệu năm, tìm thấy ở Ethiopia. Chú ý ngón bàn chân và có răng nanh nhỏ hơn răng nanh chimpanzee.
Hình 4. Ardipithecus ramidus, có niên đại 4,4 triệu năm, tìm thấy ở Ethiopia. Chú ý ngón bàn chân và có răng nanh nhỏ hơn răng nanh chimpanzee.
Ngoài ra, Ardipithecus có răng nanh nhỏ hơn, trong lúc chimpanzee đực có răng nanh rất lớn dùng làm vũ khí để đe dọa và chiến đấu tình địch. Điều này chứng tỏ chimpanzee hành xử khác với tổ tiên chung Ardipithecus.
Tuy nhiên, giữa Người và Chimpanzee có những tương đồng. Về bản chất cảm xúc và sống cộng đồng, tâm lý loài Chimpanzee rất giống Người. Chẳng hạn chimpanzee giúp các loài chimpanzee khác hay Người lạ mà không kể đến hiểm nguy bản thân, đó là cách hành xử vị tha chỉ thấy ở Người. Ngoài ra, chimpanzee còn có văn hóa chuyển giao dụng cụ sinh sống (như đá đập hạt cứng) cho thế hệ sau, mà không có loài động vật nào khác hành xử như vậy.
Cuối cùng, mặc dầu rất ít, chimpanzee cũng có ngôn ngữ để truyền thông, nhất là qua cách truyền đạt bằng dấu. Điều này thì Chimpanzee còn quá kém cỏi, so ngay cả với Người mới 4-5 tháng sơ sanh.
Bản chất bạo động
Mặc dầu hòa nhã với nhau trong cộng đồng nhỏ, chimpanzee rất bạo động như cưỡng hiếp, gây chiến và giết tình địch. Chúng không biết hợp tác để sống chung. Con Người từ hàng triệu năm trước cũng có bản chất đó. Đó là bản chất sinh tồn. Từ khi con Người biết định cư và làm nông nghiệp, con Người cũng gây chiến với cộng đồng chung quanh hoặc để cướp hoặc bảo vệ tài sản.
 .
Riêng loài tương cận chimpanzee (Pan troglodytes) là bonobos (Pan paniscus) còn gọi “pigmy chimpanzee” sống trong rừng rậm Trung Phi Châu có hành xử rất giống Người như vị tha (altruism), tình thương (compassion), đồng cảm (empathy), lòng tốt (kindness), kiên nhẫn (patience), và nhạy cảm (sensitivity). Đặc biệt bạo động tình dục rất hiếm thấy ở bonobos. Bonobos cũng hành xử làm tình giống như người (mặt đối mặt khi làm tình, biết hôn môi). Vì các đặc tính trên, đười ươi bonobos được xem là bà con gần nhất với Người.
Tình phụ tử
Đười-ươi chimpanzee hay đười-ươi bonobos đực và đàn ông loài Người đều biết chăm sóc, bảo vệ vợ con. Đó là bản chất sinh tồn. Khi gặp thú dữ, chúng leo lên cây. Nhưng khi xuống đất, hay khi định cư ở thảo nguyên, con đực phát triển tánh bảo vệ con cái.
TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI
Loài Người và chimpanzee có cùng một tổ tiên, sống cách đây 7 – 4 triệu năm. Tổ tiên chung này có hình dạng giống chimpanzee hơn người. Tuy nhiên, khi tổ tiên Loài Người tách riêng ra sống ở môi trường khác là đồng cỏ, ít cây, không còn phải bò hay khom lưng như Vượn sống trong rừng, nên tiến hóa đến dáng đi, đứng, chạy trên hai chân. Chân và tay Người cũng khác với Vượn.Thức ăn cũng thay đổi, thay vì ăn trái cây và hạt cứng của trái cây cần răng lớn, Loài Người ăn hạt cỏ, ăn thịt săn bắt nên bộ răng nhỏ hơn. Vì cần phải chạy nhanh chạy nhiều để rượt bắt thú, con Người tiến hóa mất bộ lông để giúp da mát bốc mồ hôi nhanh. Dần dần, con Người thông minh hơn nên khối óc lớn dần. Biết tạo dụng cụ bằng đá để biến chế thực phẩm, để chinh chiến, biết xử dụng lửa và tạo lửa. Cuối cùng biết làm nông nghiệp, trồng hoa màu, chăn nuôi và định cư một chỗ. Loài Người tiến hóa theo hướng riêng để thích nghi với môi trường, lối sống mới nên càng ngày càng “người” hơn, trong lúc loài Vượn không tiến hóa mấy, vì sống nhiều trong rừng, môi trường không mấy biến đổi, nên vẫn giữ “cốt khỉ”.
Hình 5 cho thấy sự tiến hóa từ phụ tộc Homininae, tức lúc tách riêng với Loài Vượn, để theo thời gian tiến hóa biến thành Con Người Thông Minh hiện nay, qua một tiến trình dài trên 4 triệu năm.
Hình 5. Giản đồ tiến hóa của Loài Người Homo kể từ lúc tách riêng với anh em bà con Đười-ươi Chimpanzee, cách đây khoảng trên 4 triệu năm.
Hình 5. Giản đồ tiến hóa của Loài Người Homo kể từ lúc tách riêng với anh em bà con Đười-ươi Chimpanzee, cách đây khoảng trên 4 triệu năm.
Sahelanthropus tchadensis. Là loài Hominine đã tuyệt chủng, có niên đại khoảng 7 triệu năm trước, có lẻ gần cái thời Loài Người và Loài Chimpanzee tách rời tiến hóa theo hai cách riêng biệt. Tuyệt chủng vì không thấy tiếp tục tiến hóa sinh ra loài mới ở thế hệ sau.
Sahelanthropus tchadensis
Sahelanthropus tchadensis
Orrorin tugenensis. Có lẻ là loài Homininae đầu tiên nhất, có niên đại 6,1 – 5,7 triệu năm. Cũng tuyệt chủng.
 .
Ardipithecus ramidus, có niên đại 4,4 triệu năm (Hình 4) ) có thể là tổ tiên chung của hai Loài Người và Loài Chimpanzee, có tướng đi không giống Người hay Chimpanzee, mà là có tướng đi trung gian giữa hai loài này.
Ardipithecus ramidus
Ardipithecus ramidus
Australopithecus anamensis chắc chắn là tổ tiên của Loài Người, sống cách đây 4 triệu năm. Cả hàng trăm hóa thạch thấy ở Kenya và Ethiopia.
Australopithecus anamensis
Australopithecus anamensis
 .
Australopithecus afarensis là loại hominid đã tuyệt chủng, có niên đại giữa 3,9 – 2,9 triệu năm trước, tìm thấy ở Đông Phi Châu. Có hình dạng giống với loài Người Homo. Không rỏ có phải là tổ tiên của Loài Người hay không.
Australopithecus afarensis
Australopithecus afarensis
TỔ TIÊN LOÀI NGƯỜI KHÔNG PHẢI LOÀI VƯỢN_html_m4758986a
Australopithecus garhi có niên đại 2,5 triệu năm tìm thấy ở Ethiopia. Các nhà cổ sinh vật học cho đây là tổ tiên thật sự của Loài Người.
Australopithecus garhiAustralopithecus garhi
Australopithecus africanus đã tuyệt chủng, có niên đại giữa 3,8 – 2,2 triệu năm trước, tìm thấy hóa thạch ở Nam Phi. Hình dạng tương tự như A. afarensis, giống nửa người nửa vượn, bộ nảo lớn, răng nhỏ, tay dài. Đi rành trên hai chân, đồng thời leo cây cũng giỏi.
Australopithecus africanus
Australopithecus africanus
Paranthropus. Có niên đại 2,7 triệu năm trước. Tuyệt chủng.
Paranthropus boisei
Paranthropus boisei
Homo habilis
Là một loài trong bộ tộc Hominini, hiện diện cách đây 2,8 – 1,5 triệu năm tại Tanzania, biết làm dụng cụ bằng đá. Cao khoảng 1,3 m. Đứng thẳng lưng. Khối óc (600 cc) lớn hơn các loài trên.
Homo habilis
Homo habilis
Homo erectus- “upright man” (người đứng thẳng)
Đứng thẳng, hiện diện cách đây 2 triệu – 700,000 năm ở Phi Châu. Là loài người đầu tiên di cư ra khỏi Phi Châu khoảng 2 triệu năm trước, đến định cư ở vùng Âu-Á cho tới vùng Đông Nam Á khoảng 1,8 – 1 triệu năm trước, di chỉ hóa thạch thấy ở Đông Phi châu, Âu Châu (Georgia, Spain), Ấn Độ, Sri Lanka, China (Peking man), Việt Nam, Indonesia (Java man). Biết làm dụng cụ bằng đá, biết dùng lửa. Đã tuyệt chủng.
Homo erectus: Java man và Peking man
Homo erectus: Java man và Peking man
Homo neanderthalensis
 .
Hóa thạch tìm thấy ở vùng Neanderthal (Đức), đã tuyệt chủng cách đây 40.000 năm. Rất giống Loài Người hiện tại, có chung 99,5% DNA trong hệ di truyền, có bộ óc lớn (1600 cc). Hóa thạch người Neanderthal thấy cùng với dụng cụ đồ đá từ Tây Âu qua Trung Âu tới Bắc Á Châu và Trung Đông. Không thấy ở Phi Châu. Ở Âu Châu, người Neanderthal hiện diện cách đây 300.000 năm. Đàn ông cao 1,64 – 1,68 m, đàn bà cao 1,52 – 1,56 m. Có tập tục chôn cất khi chết.
Homo neanderthalensis
Homo neanderthalensis
Homo heidelbergensis
Còn gọi là Homo rhodesiensis, đã tuyệt chủng, sống ở Phi Châu, Âu Châu (Đức, Pháp, Anh và Hy Lạp), Tây Á Châu cách đây 600.000 – 200.000 năm.
Homo heidelbergensis
Homo heidelbergensis
Homo sapiens – Người Thông Minh.
Là loài Homo tồn tại tới ngày nay. Chúng ta là Homo sapiens sapiens bởi vìHomo sapiens idaltu là anh em với Homo sapiens sapiens ví có cùng cha làHomo sapiens, nhưng đã tuyệt chủng cách đây 160.000 năm. Người Homo sapiens xuất hiện cách đây 190.000 năm và tồn tại tới nay.
Người Homo sapiens ở Thái Lan
Người Homo sapiens ở Thái Lan
Kết luận
Loài Người Homo chúng ta không phải tiến hóa từ loài Vượn. Loài Vượn là bà con, chứ không phải là tổ tiên của Loài Người. Loài Vượn và Loài Người có cùng chung một tổ tiên trong tộc Homininae. Kể từ đó, cách đây trên 4 triệu năm, tổ tiên Loài Người tách riêng ra khỏi Loài Vượn vốn sống trên cây trong rừng, ra sống ngoài đất trãng (savannah) hay thảo nguyên không còn cây lớn. Để thích ứng với môi trường sinh sống và cách sống mới (thực phẩm mới, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi) đã tiến hóa qua thời gian thành Con Người thông minh hiện nay. Tổ tiên Loài Người phát xuất từ Phi Châu, và từ đó phát tán khắp thế giới, đến sinh sống ở nhiều môi trường khác biệt nên tạo ra hàng vạn sắc tộc, có ngôn ngữ, trình độ văn minh khác nhau, v.v.
Trong quá trình tiến hóa trên 4 triệu năm, cuối cùng chỉ còn một loài Homo sapiens sapiens kế thừa từ tổ tiên Loài Người được tồn tại tới ngày nay. Khoảng 10 loài đã tuyệt chủng trong quá trình tiến hóa này:
1. Homo rudolfensis, hóa thạch thấy ở Kenya, niên đại 1,9 triệu năm.
2. Homo habilis (“handy man”, “skillful person”) sống 2,5 – 1,8 triệu năm trước.
3. Homo georgicus hóa thạch có niên đại 1,8 triệu năm, tìm thấy ở Georgia là một loài trung gian giữa Homo habilis H. erectus.
 .
4. Homo ergaster (“working man”), sống cách đây 1,9 – 1,4 triệu năm tại Đông Nam Phi châu.
5. Homo erectus (“upright man”).
 .
6. Homo antecessor sống ở Châu Âu từ Spain đến Georgia cách đây 1,2 triệu đến 700.000 năm.
7. Homo heidelbergensis (“Heidelberg Man”)
 .
8. Homo neanderthalensisNgười Neanderthalđ đã tuyệt chủng, người cuối cùng biến mất cách đây 24.000 years tại nam Spain.
 9. Homo floresiensis (“Man of Flores”, Hobbit) có thân hình nhỏ thó, di chỉ thấy ở đảo Flores của Indonesia, mới tuyệt chủng rất gần đây.
 10. Homo sapiens idaltu (“elderly wise man”) đã tuyệt chủng, sống ở Ethiopia cách đây 160.000 năm..
.
Lý do tại sao các loài trên bị tuyệt chủng vẫn còn là điều bí mật, chưa giải đáp được.
Reading, 1/2016
Trần Đăng Hồng, Ph D


Khám phá nguồn gốc loài người qua dấu tích hang động


Những hang động ở châu Á dưới đây được coi là nơi ghi dấu nguồn gốc và lịch sử của loài người, đồng thời là nơi gửi gắm niềm tin và mơ ước của người cổ đại xa xưa.
1. Hang Ajanta và Ellora, Ấn Độ: Là những hang động nổi tiếng nhất châu Á, Ajanta và Ellora có niên đại từ thế kỷ thứ 2 trước CN, chứa đựng 30 di tích Phật giáo khắc trên đá, là các minh chứng sống động nhất về nghệ thuật hội họa truyền thống của Ấn Độ, các tác phẩm điêu khắc về tôn giáo. Các bức bích họa, điêu khắc tuyệt vời đến từng chi tiết, thể hiện những kỹ năng nghệ thuật không tưởng của các thợ thủ công điêu khắc cổ đại.
1. Hang Ajanta và Ellora, Ấn Độ: Là những hang động nổi tiếng nhất châu Á, Ajanta và Ellora có niên đại từ thế kỷ thứ 2 trước CN, chứa đựng 30 di tích Phật giáo khắc trên đá, là các minh chứng sống động nhất về nghệ thuật hội họa truyền thống của Ấn Độ, các tác phẩm điêu khắc về tôn giáo. Các bức bích họa, điêu khắc tuyệt vời đến từng chi tiết, thể hiện kỹ năng nghệ thuật không tưởng của các thợ thủ công điêu khắc cổ đại.
2. Hang Shah Allah Ditta, Pakistan: Tại chân đồi Margalla phía tây nam Islamabad, hang động chứa đựng các di tích Phật giáo này thuộc ngôi làng cổ đại Shah Allah Ditta. Nằm bên cạnh đền thờ và lăng mộ của Shah Allah Ditta, những hang động này có niên đại từ thế kỷ thứ 8 và một bức tranh của Đức Phật trên tường, khoảng 2.400 năm tuổi. Đây là một hang động cổ đại không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là một di sản hiếm có của thành phố Islamabad đang ngày càng hiện đại hóa.
2. Hang Shah Allah Ditta, Pakistan: Tại chân đồi Margalla phía tây nam Islamabad, hang động chứa đựng các di tích Phật giáo này nằm bên cạnh đền thờ và lăng mộ của Shah Allah Ditta. Những hang động này có niên đại từ thế kỷ thứ 8 và một bức họa của Đức Phật trên tường khoảng 2.400 năm tuổi. Các dấu tích tại hang cho thấy trước đây Shah Allah Ditta được dùng là nơi thiền định của các nhà sư Phật giáo trước khi trở thành nơi ở ẩn của tín đồ Hindu giáo. Đây là một hang động cổ đại không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là một di sản hiếm có của thành phố Islamabad đang ngày càng hiện đại hóa.
3. Hang động Shapur, Iran: Nằm nép mình trong dãy núi Zagros, cách thành phố Bishapur vài km, Shapur với 5 bậc thang lớn là nơi lưu giữ bức tượng khổng lồ của vua Shapur I, người cai trị thứ hai của đế chế Sassanid. Bức tượng cao 7m này được chạm khắc trên một phiến đá duy nhất và đã từng bị người Ả Rập phá hoại khi xâm lược Iran khoảng 1400 năm trước. Trải qua 14 thế kỷ bị vỡ và nằm dưới mặt đất, phải tới năm 1957, vua Shah Mohammad Reza Pahlavi đã khôi phục lại biểu tượng đáng tự hào của người Iran này.
3. Hang động Shapur, Iran: Nằm nép mình trong dãy núi Zagros, cách thành phố Bishapur vài km, Shapur với 5 bậc thang lớn là nơi lưu giữ bức tượng khổng lồ của vua Shapur I, người cai trị thứ hai của đế chế Sassanid. Bức tượng cao 7m này được chạm khắc trên một phiến đá duy nhất và đã từng bị người Ả Rập phá hoại khi xâm lược Iran khoảng 1400 năm trước. Trải qua 14 thế kỷ bị vỡ và nằm dưới mặt đất, phải tới năm 1957, vua Shah Mohammad Reza Pahlavi đã khôi phục lại biểu tượng đáng tự hào của người Iran này.
4. Hang Sangeshkan, Iran: Sangeshkan hay Sang Shekanan nằm gần dãy núi Alborn, phía nam thành phố Jahrom và được chạm khắc bởi những người thợ cắt đá thủ công. Với mục đích ban đầu là để bán các loại đá, những người thợ này đã vô tình tạo ra hang động thủ công lớn nhất thế giới, vượt qua cả thành phố hang động ở Nottingham. Sangeshkan là một trong những công trình thủ công hiếm nhất và lớn nhất của con người trong lịch sử Iran cổ đại.
4. Hang Sangeshkan, Iran: Sangeshkan hay Sang Shekanan nằm gần dãy núi Alborn, phía nam thành phố Jahrom và được chạm khắc bởi những người thợ cắt đá thủ công. Với mục đích ban đầu là để bán các loại đá, những người thợ này đã vô tình tạo ra hang động thủ công lớn nhất thế giới, vượt qua cả thành phố hang động ở Nottingham. Sangeshkan là một trong những công trình thủ công hiếm nhất và lớn nhất của con người trong lịch sử Iran cổ đại.
5. Hang động Phraya Nakhon, Thái Lan: Nằm ẩn mình bên trong Công viên quốc gia Khao Sam Roi Yot, hang Phraya Nakhon sở hữu vẻ đẹp kỳ bí cùng với ngôi đền Kuha Karuhas. Phần mái vòm của hang đã bị sụt xuống giúp ánh sáng mặt chiếu rọi vào hang, tạo nên một khung cảnh lung linh tuyệt đẹp. Ngôi đền Kuha Karuhas được chính vua Chulalongkorn xây dựng khi ông đến đây năm 1890. Trong đình còn có một gian đặc biệt lưu lại chữ ký của các vị vua khi đến thăm hang động này.
5. Hang động Phraya Nakhon, Thái Lan: Nằm ẩn mình bên trong Công viên quốc gia Khao Sam Roi Yot, hang Phraya Nakhon sở hữu vẻ đẹp kỳ bí cùng với ngôi đền Kuha Karuhas. Phần mái vòm của hang đã bị sụt xuống giúp ánh sáng mặt chiếu rọi vào hang, tạo nên một khung cảnh lung linh tuyệt đẹp. Ngôi đền Kuha Karuhas được chính vua Chulalongkorn xây dựng khi ông đến đây năm 1890. Trong đình còn có một gian đặc biệt lưu lại chữ ký của các vị vua khi đến thăm hang động này.
6. Hang động Batu, Malaysia: Hang động Batu nằm dưới những ngọn núi đá vôi, là nơi ngự trị của thần Murugan và trở thành trung tâm tôn giáo của Ấn Độ giáo ở Malaysia. Để chiêm ngưỡng được sự huyền bí của hang động, du khách sẽ phải vượt qua 272 bậc thang. Batu bao gồm 3 động chính và một số động nhỏ, tất cả đều chứa nhiều tác phẩm điêu khắc tuyệt vời về tôn giáo nói chung và Ấn Độ giáo nói riêng.
6. Hang động Batu, Malaysia: Hang động Batu nằm dưới những ngọn núi đá vôi, là nơi ngự trị của thần Murugan và trở thành trung tâm tôn giáo của Ấn Độ giáo ở Malaysia. Để chiêm ngưỡng được sự huyền bí của hang động, du khách sẽ phải vượt qua 272 bậc thang. Batu bao gồm 3 động chính và một số động nhỏ, tất cả đều chứa nhiều tác phẩm điêu khắc tuyệt vời về tôn giáo nói chung và Ấn Độ giáo nói riêng.
7. Hang Mạc Cao, Trung Quốc: Mạc Cao, hay còn gọi là Thiên Phật động hoặc hang Đôn Hoàng, được coi là kho lưu trữ có giá trị nhất về nghệ thuật Phật giáo trên thế giới. Việc khai quật hang động đã phát hiện ra hơn một nghìn ngôi đền được khởi công sớm nhất vào năm 366 sau Công Nguyên. Có 492 hang động còn tồn tại hiện nay là nơi bảo tồn tốt nhất cho các bức bích họa, vật điêu khắc độc đáo và đặc biệt là hơn 50 nghìn văn vật, tài liệu về Kinh thư, Phật giáo, tôn giáo, y học,...
7. Hang Mạc Cao, Trung Quốc: Mạc Cao, hay còn gọi là Thiên Phật động hoặc hang Đôn Hoàng, được coi là kho lưu trữ có giá trị nhất về nghệ thuật Phật giáo trên thế giới. Việc khai quật hang động đã phát hiện ra hơn một nghìn ngôi đền được khởi công sớm nhất vào năm 366 sau Công Nguyên. Có 492 hang động còn tồn tại hiện nay là nơi bảo tồn tốt nhất cho các bức bích họa, vật điêu khắc độc đáo và đặc biệt là hơn 50 nghìn văn vật, tài liệu về Kinh thư, Phật giáo, tôn giáo, y học,...
8. Hang động Kyaut Sae, Myanmar: Hang động yên tĩnh và bí ẩn này của Myanmar có một ngôi đền Phật giáo ở bên trong. Vào thế kỷ 13, Kyaut Sau chủ yếu được sử dụng làm nơi ẩn nấp của người dân địa phương khỏi người Mông Cổ. Ngày nay, nó được tu sửa trở thành nơi thiền định của các nhà sư. Mặc dù nơi đây mở cửa cho khách tham quan nhưng có lẽ chưa được nhiều người biết đến, bởi vậy nó vẫn giữ được vẻ hoang sơ của một nơi thiêng liêng như vậy.
8. Hang động Kyaut Sae, Myanmar: Hang động yên tĩnh và bí ẩn này của Myanmar có một ngôi đền Phật giáo ở bên trong. Vào thế kỷ 13, Kyaut Sau chủ yếu được sử dụng làm nơi ẩn nấp của người dân địa phương khỏi người Mông Cổ. Ngày nay, nó được tu sửa trở thành nơi thiền định của các nhà sư. Mặc dù nơi đây mở cửa cho khách tham quan nhưng có lẽ chưa được nhiều người biết đến, bởi vậy nó vẫn giữ được vẻ hoang sơ của một nơi thiêng liêng như vậy.
9. Những hang động trên bầu trời của nền văn minh Mustang, Nepal: Đây là 10.000 hang động nằm trên vách núi trong một hẻm núi của dãy Himalaya khổng lồ ở độ cao gần 50 tính từ mặt đất. Chúng thuộc về nền văn minh Mustang trước đây, một vương quốc cổ xưa nằm ở trung tâm Nepal. Các nhà khảo cổ cho rằng hệ thống hang động này được xây dựng từ hàng ngàn năm trước đây, nhưng mục đích xây dựng hang động vẫn còn là một bí ẩn. Một số bức tranh trên các hang động đã bị xói mòn do sự khắc nghiệt của thời gian.
9. Những hang động trên bầu trời của nền văn minh Mustang, Nepal: Đây là 10.000 hang động nằm trên vách núi trong một hẻm núi của dãy Himalaya khổng lồ ở độ cao gần 50 tính từ mặt đất. Chúng thuộc về nền văn minh Mustang trước đây, một vương quốc cổ xưa nằm ở trung tâm Nepal. Các nhà khảo cổ cho rằng hệ thống hang động này được xây dựng từ hàng ngàn năm trước đây, nhưng mục đích xây dựng hang động vẫn còn là một bí ẩn. Một số bức tranh trên các hang động đã bị xói mòn do sự khắc nghiệt của thời gian.
10. Hang đá Bhimbetka, Ấn Độ: Nằm ở bang Madhya Pradesh, Bhimbetka là một trong những hang đá khảo cổ chứa đựng dấu vết về nguồn gốc và cuộc sống loài người sớm nhất ở Ấn Độ. Hang động này được trang trí bằng những bức tranh miêu tả cuộc sống và thời gian của những người sống trong hang như cảnh săn bắt, các biểu tượng tôn giáo, thần linh... Màu chủ đạo của các bức tranh là đỏ, trắng kết hợp cùng màu xanh lá cây và vàng.
10. Hang đá Bhimbetka, Ấn Độ: Nằm ở bang Madhya Pradesh, Bhimbetka là một trong những hang đá khảo cổ chứa đựng dấu vết về nguồn gốc và cuộc sống loài người sớm nhất ở Ấn Độ. Hang động này được trang trí bằng những bức tranh miêu tả cuộc sống và thời gian của những người sống trong hang như cảnh săn bắt, các biểu tượng tôn giáo, thần linh... Màu chủ đạo của các bức tranh là đỏ, trắng kết hợp cùng màu xanh lá cây và vàng.
Phương Mai

Tuyên bố gây chấn động về nguồn gốc con người

(VTC News) - Loài người bắt đầu như những đứa con lai của một con lợn đực và một con tinh tinh cái, một nhà di truyền học hàng đầu đã khẳng định như vậy.

Tuyên bố gây sửng sốt trên là của một người đàn ông có tên Eugene McCarthy đang làm việc tại trường Đại học Georgia – một trong những cái nôi hàng đầu thế giới về công nghệ lai ở động vật.


Ông chỉ ra rằng, con người có rất nhiều đặc điểm chung với tinh tinh tuy nhiên có một số ít các đặc điểm lại không giống với bất kỳ loài linh trưởng nào. 
Tiến sĩ McCarthy cho rằng, các đặc điểm này có được nhiều khả năng là kết quả của một nguồn gốc lai giữa tinh tinh và một loài động vật nào đó.
Các đặc điểm của chúng ta khác với tinh tinh như: da không có nhiều lông cứng bao phủ, lớp mỡ dưới da dày làm cho da mềm mại, mắt màu sáng, mũi nhô ra và lông mi dài. Những đặc điểm này giống đến kinh ngạc các ở loài lợn. 
Ngoài ra không phải ngẫu nhiên mà một số cơ quan của lợn như mô da và van tim lại được sử dụng cấy ghép cho người mà không phải cơ quan của loài nào khác. 
Tiến sĩ McCarthy nói rằng, ban đầu lợn và tinh tinh giao phối với nhau tạo ra con lai đầu tiên. Tuy nhiên những con lai đầu tiên này lại sống trong đàn tinh tinh và tiếp tục giao phối với các con tinh tinh khác.
 Tổ tiên loài người là một cặp đôi tinh tinh và lợn
Ở đây có sự mâu thuẫn vì theo lý thuyết các con lai khác loài thường không có khả năng sinh sản thì làm sao chúng có thể duy trì được nòi giống song tiến sĩ McCarthy tin rằng, không phải tất cả các con lai khác loài đều không có khả thụ tinh với nhau, và đây là một trường hợp như vậy.
 Giả thuyết táo bạo này sẽ được chứng minh trong thời gian tới

Tất nhiên giả thuyết của McCarthy gây chấn động trong giới các nhà khoa hoc, thậm chí giả thuyết của ông còn bị chỉ trích thậm tệ. Có người cho rằng tuyên bố này có thể đi ngược lại với tất cả những giả thuyết về sự tiến hóa loài người mà lâu nay người ta vẫn nhắc đến. 
Bất chấp những chỉ trích của dư luận McCarthy vẫn tin tưởng vào giả thuyết của mình. Ông dự định sẽ ra mắt cuốn sách viết về giả thuyết của mình trong một ngày không xa.

Loài người chúng ta tiến hóa nhờ đâu?

Dee Tee , Theo Trí Thức Trẻ 1 năm trước

“Con người là một loài động vật cấp cao”, tuy nhiên, điều gì đã khiến cho loài người khác biệt với những loài động vật nói chung và loài khỉ nói riêng? 12 học thuyết đã được đưa ra nhưng như vậy có vẻ vẫn không đúng và đủ.

Con người hiện đại khác với loài vật ở nhiều đặc điểm, chúng hình thành trong quá trình tiến hóa hàng triệu năm theo các học thuyết khác nhau. Tuy vậy, vẫn từng có những học thuyết, giả thuyết sai lầm và sau này đã bị loại bỏ.
1. Biết chế tạo công cụ
Nhà nhân chủng học Kenneth Oakley từng khẳng định trong một bài báo năm 1944 “ chính việc chế tạo công cụ giúp loài người tiến hoá”. Ông giải thích rằng, loài khỉ đã biết sử dụng những đồ vật sẵn có như gậy và đá để làm công cụ, đó được coi là hành động mang tính chất con người đầu tiên. Vào đầu thập niên 1960, Louis Leakey tìm thấy dấu vết của Homo habillis(người khéo léo) có niên đại 2,8 triệu năm tại Đông Phi. Tuy nhiên, Jane Goodall và một số nhà nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tinh tinh cũng biết sử dụng gậy vào một số mục đích như tước lá hoặc bắt cá.

Các nhà khảo cổ học đang thu thập những công cụ bằng đá được xem là của loài người cổ đại.
Các nhà khảo cổ học đang thu thập những công cụ bằng đá được xem là của loài người cổ đại.
2.Là “kẻ huỷ diệt”
Nhà nhân chủng học Raymond Dart cho hay, tổ tiên chúng ta thời bấy giờ được coi là “kẻ huỷ diệt” – một loài động vật ăn thịt sử dụng sức mạnh của mình để bắt các con khác, đánh chết rồi xé xác thành từng mảnh với vẻ mặt háu đói thoả mãn cơn khát máu tươi. Chi tiết này có lẽ chỉ xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết viễn tưởng, tuy nhiên sau thế chiến thứ 2 đầy thảm khốc, học thuyết của Dart về “kẻ huỷ diệt” đã được mọi người đồng tình.
3. Biết san sẻ thức ăn
Vào đầu thập niên 1960, loài khỉ “huỷ diệt” được thay thế bởi loài khỉ “thân thiện” (hippie ape). Nhà nhân chủng học Glynn Isaac đã khai quật được bằng chứng xác động vật được kéo đến một nơi để chia cho cả cộng đồng.  Ông cho rằng việc chia sẻ thức ăn dẫn đến nhu cầu truyền thông tin về địa điểm thức ăn có thể tìm hấy, và vì vậy, ngôn ngữ - một hành vi xã hội mang tính đặc trưng của con người ra đời.
4. Loài người có thể bơi “khoả thân”
Elaine Morgan, một nhà phóng sự tài liệu cho rằng loài người tiến hoá từ loài linh trưởng trong môi trường nước và môi trường gần nước. Rụng lông giúp bơi nhanh hơn cũng như đứng thẳng khi lội nước.  Giả thuyết về “thuỷ linh trưởng” từng bị cộng đồng khoa học bãi bỏ cho đến năm 2013, David Attenborough đã chứng minh được điều đó.
5. Biết ném đá để bắt con mồi
Tổ tiên chúng ta bắt đầu tiến hoá thành người khi khả năng ném đá với vận tốc cao, nhà khảo cổ học Reid Ferring đã khẳng định như vậy. Ông đã tìm ra chứng cứ tại  Georgia về Homo erectus (người đứng thẳng,chủng người cổ nhất có hình dáng cơ thể giống loài người hiện nay), xuất hiện cách đây 1,8 triệu năm biết sử dụng đá để bắt sống con mồi.

Trước khi biết cách làm ra vũ khí, ném đá là một trong những cách săn bắn mà người cổ sử dụng.
Trước khi biết cách làm ra vũ khí, ném đá là một trong những cách săn bắn mà người cổ sử dụng.
6.Săn bắt
Việc săn bắt tạo cơ hội cho việc hợp tác. Nhà nhân chủng học Sherwood Washburn và C. S. Lancaster khẳng định trong một bài báo xuất bản năm 1968 : về khía cạnh trí tuệ, sở thích, cảm xúc và đời sống xã hội đơn thuần – tất cả đều là sản phẩm tiến hoá từ quá trình thích ứng với việc săn bắt. Ví dụ như, bộ não phát triển hơn nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ nhiều thông tin hơn, đồng thời dẫn đến sự phân chia lao động giữa các giới, đòi hỏi phụ nữ cũng phải đi tìm kiếm thức ăn. Điều này giúp trả lời cho câu hỏi : tại sao bộ não của phụ nữ có thể phát triển lớn như vậy?
7. Đổi thức ăn để quan hệ
Cụ thể hơn là quan hệ tình dục một vợ một chồng. Theo một học thuyết được C. Owen công bố vào năm 1981: Bước ngoặt quan trọng trong sự tiến hóa của con người là quan hệ một vợ một chồng từ sáu triệu năm trước. Trước đó, người đàn ông alpha (thủ lĩnh) đánh bại tất cả các đối thủ khác để được quan hệ tình dục. Người phụ nữ chỉ được quan hệ với 1 người đàn ông, tuy nhiên, họ ưa chuộng người đàn ông kiếm được nhiều thức ăn và bên cạnh cô ấy để nuôi dạy con cái.
8. Ăn thức ăn chín
Để nuôi chất xám, bộ não cần được cung cấp năng lượng gấp 20 lần so với nhu cầu năng lượng của cơ bắp. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng  loài người không thể tiến hoá nếu ăn chay, não của chúng ta bắt đầu phát triển kể từ khi bắt đầu ăn thịt khoảng 2-3 triệu năm trước, một nguồn thực phẩm giàu protein và chất béo. Và theo nhà nhân chủng học Richard Wrangham, để tiêu hoá thức ăn chín, họ phải sử dụng năng lượng để nhai, nghiền nát thịt, việc đó đã cung cấp năng lượng cho bộ não. Khi não bộ đã đủ phát triển, con người có thể đưa ra một quyết định có ý thức : ăn rau, củ, quả.

Thức ăn nấu chín giúp bộ não phát triển hơn.
Thức ăn nấu chín giúp bộ não phát triển hơn.
9.  Ăn tinh bột
Việc nạp tinh bột vào cơ thể giúp tăng kích thước bộ não bởi thức ăn được nấu chín cùng các loại rau củ và một số loại tinh bột khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho não,  lại sẵn có hơn so với thịt. Enzym trong nước bọt giúp chuyển hoá carbohydrates thành glucose bộ não cần. Mark G. Thomas, một nhà di truyền học tiến hoá cho hay : ADN của người chứa nhiều đoạn lặp amylase (chứa liên kết của tinh bột và glucose) khiến cho não bộ phát triển đột phá.
10. Đi bằng 2 chân
Liệu rằng việc di cư từ trên cây xuống mặt đất và di chuyển bằng 2 chân là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tiến hoá của loài người?
3 triệu năm trước đây ,Châu Phi trở nên nóng hơn, diện tích rừng giảm, thay vào đó là cảnh quan thảo nguyên. Để thích nghi, loài linh trưởng đã phải đứng bằng 2 chân, từ đó, có thể dễ dàng quan sát con mồi , đồng thời di chuyển nhanh hơn trong không gian nguồn nước và nguồn thức ăn cách xa nhau. Tuy nhiên, sự phát hiện ra bộ xương hoá thạch  Ardipithecus ramidus (gọi tắt là Ardi) có niên đại 4.4 triệu năm tại Ethiopia đã đặt ra một mâu thuẫn với giả thuyết trên : tại một vùng ẩm ướt và nhiều cây cối nhưng Ardi vẫn có thể đi bằng 2 chân.

Con người không phải loài duy nhất có thể đi bằng 2 chân trong họ linh trưởng.
Con người không phải loài duy nhất có thể đi bằng 2 chân trong họ linh trưởng.
11. Thích nghi với môi trường sống
Richard Potts, giám đốc Chương trình Nguồn gốc con người Smithsonian tuyên bố: sự tiến hóa của con người bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu phức tạp. Sự xuất hiện của các chủng Homo gần ba triệu năm trước đây trùng khớp với những biến động khắc nghiệt giữa khí hậu ẩm ướt và khô nóng. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên, loài linh trưởng có thể đối phó với sự thay đổi khôn lường và ông cũng khẳng định rằng “khả năng thích nghi chính là đặc tính của con người”.
12. Đoàn kết và chinh phục
Nhà nhân chủng học Curtis Marean chỉ ra một tầm nhìn về nguồn gốc loài người : một kẻ xâm chiếm tối thượng. Sau hàng chục ngàn năm chỉ giới hạn ở một lục địa duy nhất, loài người đã có mặt trên toàn cầu. Tại sao họ có thể làm được điều đó? Đáp án ở đây là sự hợp tác được nảy sinh từ xung đột, chứ không phải do sự giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác của nhóm linh trưởng là một lợi thế cạnh tranh so với các nhóm đối thủ, và họ sống sót. Marean nói rằng sự kết hợp giữa khuynh hướng độc đáo này cùng khả năng nhận thức tiên tiến giúp chúng ta thích nghi với môi trường mới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển, tạo tiền đề cho công nghệ vũ khí tên lửa tiên tiến.
Vậy những học thuyết trên có gì sai?
Các học thuyết trên phần lớn nhận được sự đồng tình nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cãi: loài người có thể được xác định bởi một đặc điểm hoặc một nhóm đặc điểm, và mỗi một giai đoạn trong quá trình tiến hoá lại là một bước ngoặt quan trọng trên con đường trở thành Người thông minh (Homo Sapien).
Tuy nhiên loài người không tiến hoá theo một hướng nhất định mà chỉ là sống sót, thích nghi như Australopithecus hay Homo erectus.
Không có đặc điểm nào được cho là bước ngoặt vĩ đại bởi kết quả đều không được biết chắc chắn. Các bước ngoặt như sáng tạo dụng cụ lao động, săn bắt, ăn thịt, rau củ, hợp tác, thích nghi cũng như có bộ não lớn (là loài người bây giờ) không cho ta 1 kết luận chính xác bởi trên thực tế, cho tới tận bây giờ loài người vẫn tiếp tục tiến hoá không ngừng.
Tham khảo NationalGeographic

Phát hiện chấn động về nguồn gốc người Việt tại Gia Lai

LĐ - 85-86-87 DƯƠNG HÒA
Những công cụ đá ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê (Gia Lai) mới được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phát hiện được coi là di tích cổ nhất và tinh xảo nhất của người Việt Nam với niên đại khoảng 80 vạn năm. Những phát hiện này không chỉ bác bỏ quan điểm vẫn tồn tại là phương Tây sớm phát triển tiến bộ còn phương Đông từ lâu vẫn lạc hậu, trì trệ mà còn bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới.
    Di tích cổ nhất về sự xuất hiện của con người ở Việt Nam
    Tháng 3.2016, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã phối hợp với Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibrirsk, Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga khai quật các di tích Gò Đá, Rộc Tưng thuộc thị xã An Khê (Gia Lai), phát hiện 58 hiện vật đá tại di tích Gò Đá (phường An Bình, thị xã An Khê), gồm: 9 công cụ mũi nhọn, 5 công cụ chặt, 9 nạo, 2 hòn ghè, 6 công cụ mảnh tước, 3 công cụ hạch không định hình, 12 mảnh tước và 12 hạch đá. Và tìm thấy 123 hiện vật đá tại di tích Tộc Rưng (xã Xuân An, thị xã An Khê), gồm: 1 công cụ ghè 1 mặt, 7 công cụ mũi nhọn, 2 công cụ nạo cắt, 1 công cụ chặt thô, 18 mảnh cuội, 4 mảnh tước và 13 hạch đá, 102 mảnh tectit... 
    Hầu hết các công cụ ở đây được làm từ đá quartz, tiêu biểu là các loại công cụ chặt làm từ các viên cuội to thô, những mũi nhọn lớn làm từ hạch đá quartz, nạo làm từ mảnh tước nhỏ.
    Đáng chú ý nhất là đã phát hiện ra 11 di dích Đá cũ sơ kỳ xung quanh khu vực Rộc Tưng, hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân Anh, thị xã An Khê. Đây là các tích cư trí của người nguyên thủy. Di tồn văn hóa duy nhất còn lại trong tầng văn hóa là công cụ đá do con người chế tác và sử dụng. Di tồn tự nhiên đáng chú ý và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định niên đại của các di tồn văn hóa ở đây là các mảnh tectit rơi từ ngoài hành tinh vào trái đất. 
    Hiện chưa tìm thấy di cốt người cũng như di tích động thực vật vì các di tích phân bố ở ngoài trời nên các vật chất hữu cơ qua quá trình lâu dài đã bị phân hủy. Trên mặt bằng tầng văn hóa Rộc Tưng có hiện tượng tập trung cao các mảnh đá quartz và các tảng đá cuội sông. Trong đó có công cụ lao động và các mảnh tectit. Có khả năng đây là kiến trúc mặt bằng nơi cư trú của người nguyên thủy đã được tôn nền để chống lầy lội vào mùa mưa.
    Các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học - khẳng định các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
    Phương Đông cũng sớm tiến bộ và năng động như phương Tây
    Trong thời gian khai quật năm 2016, đoàn khai quật đã phát hiện ra 2 rìu tay (handaxe) ở Rộc Giáo và Rộc Lớn. Cùng với 2 rìu tay phát hiện trước đây ở Rộc Tưng và Gò Đá, đến nay đã có một bộ sưu tập 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ Đá cũ thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối cho biết: “Trong suốt một thời gian dài, do không có tài liệu khảo cổ soi rọi, nên đã tồn tại quan điểm đối lập về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
    Theo đó, ở phương Tây sớm xuất hiện rìu tay, thể hiện sự tiến bộ, năng động của con người, còn phương Đông bảo lưu lâu dài công cụ cuội ghè đẽo thô sơ dạng chopper, thể hiện cho khu vực bảo thủ, trì trệ, lạc hậu. Những công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê (Gia Lai) mới được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phát hiện không chỉ bác bỏ quan điểm này, mà còn bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới”.
    Công cuộc khai quật và nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, nhưng những tư liệu thu được bước đầu có giá trị quan trọng cho việc biên soạn lịch sử quốc gia, làm cơ sở cho việc trưng bày tại các bảo tàng, hướng tới xây dựng vùng An Khê thành trung tâm nghiên cứu lịch sử văn hóa nhân loại ở tầm quốc gia và quốc tế. Góp phần thiết thực vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên nói chung và vùng đất An Khê nói riêng. Đồng thời, Viện Khảo cổ học kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đặc cách công nhận cụm sơ kỳ thời đại Đá cũ ở An Khê là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét