Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 1/d/x (nguồn gốc loài người)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                 Nguồn gốc của loài người [Phần 1/3]

                                                     Top 10 điều bí ẩn về loài người

Nguồn gốc loài người có thực sự là từ vượn?

A- A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Trước giả thuyết được đông đảo công nhận hiện nay rằng, loài người có nguồn gốc tiến hóa từ vượn cổ. Thời gian biểu về quá trình tiến hóa của con người rất dài và gây nhiều tranh cãi, với không ít lỗ hổng quan trọng.

Nguồn gốc loài người có thực sự là từ vượn?
ảnh minh họa
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa nhất trí về nhiều điểm khởi đầu và kết thúc của vô số loài sinh vật. Do đó, thời gian biểu tiến hóa thường bao gồm cả các phỏng đoán then chốt.
Nếu nói con người "tiến hóa" hơn các họ hàng lông lá của mình là không chính xác.
Từ khi Charles Darwin xuất bản quyển sách về thuyết tiến hóa dựa trên nền tảng thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1859, những bí ẩn và những lý giải sai lầm đã nhiều khi phá hỏng ý tưởng của ông. Ví dụ như, nhiều người vẫn cho rằng tiến hóa không phải là một học thuyết khoa học đúng đắn bởi nó không thể được đem ra thử nghiệm. Điều này dĩ nhiên là không chính xác. Các nhà khoa học đã thành công trong rất nhiều các thử nghiệm ủng hộ cho học thuyết này, cùng với đó là rất nhiều bằng chứng hóa thạch đã trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng về chọn lọc tự nhiên và việc sinh vật biến đổi theo thời gian như thế nào.
Tuy nhiên, thuyết tiến hóa dường như vẫn là một chủ đề thường bị bóp méo. Định luật thứ 2 trong nhiệt động học cho rằng, một hệ ổn định sẽ luôn trở nên bất ổn, từ đó suy ra, tiến hóa là một điều không tưởng. Nhận định này cho thấy một cách suy nghĩ sai lầm về entropy, một thuật ngữ hay được các nhà vật lý học sử dụng để mô tả sự ngẫu nhiên hay bất ổn. Định luật này khẳng định rằng, tổng lượng entropy của một hệ kín không thể giảm xuống, nhưng nó cho phép một phần của hệ trở nên trật tự hơn, với điều kiện là các phần khác đi theo chiều ngược lại. Nói cách khác, thuyết tiến hóa và định luật thứ 2 của nhiệt động học hoàn toàn có thể chung sống trong hòa bình.
Một hiểu lầm thường thấy khác lại có liên quan đến mối quan hệ giữa con người tới loài vượn, bao gồm một nhóm các loài linh trưởng như gorilla, đười ươi, tinh tinh. Họ cho rằng, “nếu thuyết tiến hóa là đúng, con người phải là hậu duệ trực tiếp của loài vượn. Vượn phải thay đổi, từng bước một, trở thành người.” Tiếp theo đó, họ sẽ cho rằng, nếu vượn “biến thành” người, vượn sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Dù có rất nhiều kẽ hở trong suy luận này, nhưng điều cơ bản vẫn là việc loài người không hề tiến hóa từ vượn. Điều này không đồng nghĩa với việc người và vượn không có liên quan, nhưng quá trình tiến hóa không phải là một đường thẳng dọc từ trên xuống, loài này biến thành loài khác. Tiến hóa phải quay ngược về từ 2 loài khác nhau, cho đến khi nguồn gốc của chúng hợp lại làm một.
Giao điểm của 2 loài cho thấy một thứ rất đặc biệt, được các nhà sinh vật học đề cập đến với khái niệm “Tổ tiên chung”. Tổ tiên của loài vượn, sinh sống vào khoảng 5 đến 11 triệu năm trước tại châu Phi, đã cho ra 2 nhánh tiến hóa, một nhánh là tổ tiên của loài người, và một nhánh là tổ tiên của loài vượn ngày nay. Hoặc trên sơ đồ cành cây, tổ tiên của chúng ta nằm trên một thân cây chia làm 2 nhánh. Họ người phát triển dọc theo một nhánh,trong khi loài vượn phát triển dọc theo một nhánh khác.

Vậy loài tổ tiên chung này sẽ có hình thù ra sao? Mặc dù các dữ liệu khảo cổ học chưa đưa ra được câu trả lời, nhưng theo logic, có lẽ loài này sẽ sở hữu các đặc tính của cả người và vượn. Năm 2007, các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng họ đã tìm thấy xương hàm và răng của loài này. Bằng việc nghiên cứu kích thước và hình dạng của bộ răng, họ cho rằng loài vượn này có kích cỡ ngang với gorilla và chúng thường ăn hạt và quả cứng. Họ đặt tên cho loài này là Nakalipithecus nakayâmi và tính toán sơ bộ được tuổi của chúng là vào khoảng 10 triệu tuổi. Khám phá này đã đặt loài vượn vào đúng chỗ của nó trên sơ đồ tiến hóa. Quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng đã tìm ra những mảnh xương cổ đại của loài này tại núi Samburu phía bắc Kenya. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người, khởi thủy tại Tây Phi, cụ thể hơn, tại vùng trung Awash của Ethiopia nằm ở phía Bắc, nơi châu Phi tiếp giáp với biển Đỏ.
Ngày nay, vùng Trung Awash chỉ là một hoang mạc khô cằn và nóng bức, nhưng 10 triệu năm trước, theo các nhà địa chất học và cổ sinh vật học, nơi đây đã từng có những cánh rừng già mát mẻ và ẩm ướt chứa đầy sự sống. Liệu có thể, những sinh vật giống vượn như N. Nakayamai đã từng sống ở đó, giữa những cánh rừng nguyên thủy Bắc Phi? Và xa hơn nữa, liệu đó có phải là nơi loài vượn này thay đổi tập quán sinh sống, trong đó quan trọng nhất là việc chúng từ bỏ cuộc sống trên cây để xuống mặt đất? Nhiều nhà khoa học nghĩ vậy, và họ đã nghiên cứu từ khu vực này trở xuống phía Nam để tìm câu trả lời cho việc con người tiến hóa từ khi nào và như thế nào.

Một trong những khám phá quan trọng nhất tại vùng Trung Awash ra đời vào năm 1994, khi một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Tim White thuộc đại học California, Berkeley tìm ra bộ xương còn lại hộp sọ, khung chậu, xương tay và xương chân. Khi nhóm nghiên cứu khôi phục lại hình dạng của bộ xương này từ những phần đã tìm được, họ đã thấy một con người nguyên thủy có khả năng đi lại được, tuy ngón cái vẫn còn khả năng đối chiếu – một đặc tính thường thấy ở giống linh trưởng còn thói quen leo trèo. Họ đặt tên cho loài này là Ardipithecus ramidus, hoặc gọn lại là Ardi, và xác định rằng chúng sống vào khoảng 4.4 triệu năm về trước. Trong cộng đồng nhân chủng học, Ardi nổi tiếng không kém gì Lucy (Australopithecus afarensis), họ người được phát hiện vào năm 1974 bởi Donald Johanson tại Hadar, Ethiopia.
Lucy là tổ tiên sớm nhất được biết đến của loài người, và đã từng có thời gian các nhà khoa học tưởng như không thể đào sâu thêm được một phân nào nữa về quá khứ của chính con người. Và rồi Ardi xuất hiện, rồi gần đây hơn, nhiều khám phá quan trọng tiếp tục ra đời. Năm 1997, các nhà khoa học tìm thấy xương của một loài mới, Ardipithecus kadabba, sống ở vùng trung Awash vào khoảng 5 đến 6 triệu năm trước. Năm 2000, Martin Pickford và Brigitte Senut và một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ cộng đồng Bảo tàng Kenya đã tìm ra một trong những họ người cổ xưa nhất. Tên chính thức của nó là Orrogin tugenensis, nhưng các nhà khoa học thường gọi nó là Millenium Man. Loài này có kích cỡ khoảng bằng tinh tinh, sống vào khoảng 6 triệu năm trước tại Núi Tugen thuộc Kenya, nơi chúng thường sinh sống cả ở trên cây và dưới đất. Khi ở dưới mặt đất, chúng thường đi thẳng bằng 2 chi sau.
Giờ đây, các nhà khoa học vẫn đang làm việc rất nỗ lực để lấp đầy khoảng trống giữa Millenium Man và đường liên kết đã mất với tổ tiên của con người cũng như loài vượn hiện nay. Liệu N. nakayamai có phải là thủy tổ của hơn 7 tỷ con người ngày nay, hay nó cũng chỉ là một dạng tiến hóa trung gian? Câu trả lời dường như vẫn nằm sâu dưới lớp cát khô tại những sa mạc hoang vu ở châu Phi.

Một số vấn đề về nguồn gốc loài người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại

TS. Hồ Bá Thâm
09:05' SA - Thứ tư, 08/04/2009

Khi đọc được cuốn sách "Nguồn gốc loài người" của G.N Machusin do nhà xuất bản Mia ấn hành bằng tiếng Việt 1986, tôi thấy rằng, trong nhận thức của chúng ta về chủ đề này đang có chỗ rất lạc hậu và tác phẩm của Machusin thật sự mang lại một tri thức mới (Tất nhiên, xung quanh vấn đề nguồn gốc loài người vẫn đang có những khuynh hướng tìm kiếm, phát hiện, nhận thức còn khác nhau).
1- Quá trình nhận thức về nguồn gốc loài người
Con người tự ý thức về nguồn gốc của mình đã từ lâu: từ nhận thức truyền thuyết, tôn giáo đến nhận thức khoa học và càng ngày càng đúng hơn. Từ các dấu hiệu được phát hiện, các giả thuyết khoa học lần lượt ra đời thay thế nhau, phủ định lẫn nhau hoặc bổ sung nhau một cách biện chứng theo đúng quá trình nhận thức.
Quá trình nhận thức nguồn gốc loài người là một vấn đề khoa học - khó khăn, không những vì thời điểm xuất phát con người cách xa hàng triệu năm, mà vì đó còn là một hiện tượng phức tạp phải có sự hợp tác nhiều khoa học mới giải quyết được. Và chỉ có đứng trên quan điểm khoa học liên ngành mới có phương hướng giải quyết đúng đắn.
Theo tôi về mặt nhận thức khoa học, nói một cách đại thể, thì có ba giai đoạn chính trong nhận thức về nguồn gốc loài người.
- Darwin (thế kỷ XIX) đã đưa ra quan điểm và chứng minh bằng thành tựu khoa học đương thời là, con người ra đời từ một giống vượn người (Hiện nay có tài liệu nói rằng cách đây hơn 200.000 năm, xem Báo khoa học phổ thông số Tết 1987) . Quá trình chuyển vượn thành người, Darwin cho rằng do tác động của thay đổi khí hậu mà loài vượn đã phải thích nghi với cách kiếm ăn trong môi trường mới, di chyển bằng hai chân… rồi dần dần thành người.
- Thời Mác- Ăngghen, Ăngghen cho rằng: chính lao động là điều kiện cơ bản quyết định sự chuyển biến của con vượn thành con người ngay trong quá trình chuyển biến cơ thể. Đây là phát hiện lớn của Ăngghen.
Mọi người vẫn quen với giả thuyết sự tiến hóa từ vượn sang người một cách dần dần, bằng cách thích nghi của cơ thể với môi trường trong quá trình lao động. Về mặt sinh học, con người khác động vật là đi bằng hai chân, giải phóng đôi tay, phát trển đại não. Yếu tố then chốt tác động vào cơ thể vượn chuyển thành người là do chuyển sang ăn thịt trong điều kiện khí hậu xấu đi. Đó là những điều mà Đại bách khoa toàn thư Liên Xô (1956) đã thừa nhận (Xem: Ma-chu-sin: Nguồn gốc loài người, Nxb Mia, 1986). Về mặt niên đại, thường cho rằng con người xuất hiện chỉ khoảng 40 - 80 ngàn năm trước, ở Châu Á.
- Nhưng đầu những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều phát hiện khoa học mới có liên quan tới nguồn gốc con người, trước hết là nguồn gốc sinh học và tự nhiên của con người (từ khảo cổ học, di truyền học, vật lý thiên văn…), làm chấn động thay đổi nhận thức truyền thống. Từ đó các giả thuyết khoa học về nguồn gốc con người lại xuất hiện.
Theo tôi hiện nay giả thuyết khoa học của trường phái Machusin là nổi bật và đáng tin cậy nhất. Giả thyết của Machusin "một giả thuyết độc đáo", mà nội dung chính của nó là: do ảnh hưởng lớn của bức xạ đã gây đột biến các gen làm cho con người xuất hiện, trước hết về mặt sinh học. Chính do sự xuất hiện cơ cấu sinh học mới (đi thẳng, vỏ đại não phát triển) đã bước chuyển sang lao động có hệ thống, mở đầu thật sự lịch sử của loài người. Cái nôi của loài người là ở Nam và Đông Phi. Lần đầu tiên con người xuất hiện cách đây không muộn hơn hơn 2 triệu năm (2.6 triệu năm trước). Đây là giả thuyết phong phú, tổng hợp được các tri thức khoa học trước đó và có nhiều căn cứ khoa học.
Theo chúng tôi, có thể coi đây là thời kỳ thứ ba, một đỉnh cao trong nhận thức về nguồn gốc loài người (Mà một trường phái khoa học ở Liên Xô do Machusin đại diện).
Như viện sĩ Dubinin, người viết lời nói đầu cho cuốn sách, nhận xét: vần đề lịch sử nguồn gốc con người vẫn "còn nhiều vấn đề chưa rõ". Tuy nhiên, phải thấy rằng tác phẩm của Machusin đã gợi ra những tính quy luật chung làm xuất hiện loài người (và theo tôi dù loài người ở hành tinh nào cũng tiến hóa đại thể như vậy về mặt tính tất yếu ở buổi đầu của nó). Đó mới là vấn đề quan trọng. Đạt được kết quả đó do khoa học hiện đại mang lại. Chỉ có trong thời đại khoa học hiện nay, mới có khả năng nói về nguồn gốc loài người tương đối chính xác (nhất là về tiến hóa sinh học).
II- Quan niệm hiện đại về nguốn gốc loài người.
Về mặt sư phạm, việc giảng dạy triết học hiện nay khi trình bày về vần đề nguồn gốc loài người, theo chúng tôi nghĩ, phải đừng trên quan diểm khoa học hiện đại, thành quả khoa học hiện đại, thấm nhuần phương pháp duy vật biện cứng và duy vật lịch sử.
Trong lịch sử khảo cổ học thì phát hiện của Liki ở Châu Phi là có tiếng vang lớn, lay động bác bỏ phần lớn những điều đã quen thuộc. đó là những phát hiện của cha con Liki vào những năm 60, đặc biệt là năm 1972, Liki tìm ra được các công cụ bằng đá và cái sọ người nguyên vẹn có tuổi 2.6 triệu năm (Côbipôda). Như thế có nghĩa là con người đầu tiên xuất hiện ở Châu Phi hơn 2 triệu năm trước, chứ không phải là 800 ngàn năm trước.
Tiếp theo các phát hiện ở Sada, một bộ xương người toàn vẹn có tuổi 3,5 triệu năm trước. Phát hiện dấu chân có dạng người đi thẳng ở Lêônlôn, có tuổi ba triệu năm và những công cụ bằng đá có tuổi là 2,1 - 1,9 triệu năm. Phát hiện ở Êtiôpi, những công cụ bằng đá có gần ba triệu năm, và tổ tiên mơi của con người có tuổi gần 4 triệu năm. Lại có dạng người xưa hơn (không gắn với công cụ lao động) là 5,5 triệu năm, có di cốt là 9 triệu năm, thậm chí có dạng người có tuổi lâu hơn nữa (14-24 triệu năm) như dòng Ostralopitec (do Đact phát hiện năm 1924 ở Châu Phi) .
Điểm mới mẻ ở những phát hiện này chủ yếu không phải là biết con người tồn tại có tuổi 2 - 3 triệu năm mà điểm mới chính là trước khi xuất hiện con người thì trước đó, con người về hình dạng, tức về mặt sinh học, đã xuất hiện sớm hơn con người về mặt xã hội hàng triệu năm (cụ thể 1,5 - 2 triệu năm). Như thế, hình dạng người đi thẳng, não lớn rõ ràng không phải do quá trình lao động quyết định (như cách hiểu trước đây).
Vậy cái gì quyết định sự tiến hóa sinh học động vật (con vượn đi 4 chân, não nhỏ, có răng nanh…)? Đó là câu hỏi không dễ trả lời.
Qua xác định thực tế về mặt môi trường địa lý thì những biến đổi quan trọng nhất (như khí hậu…) lại không trùng với thời điểm con người tách ra từ loài vượn (muộn hơn mấy triệu năm và lúc đó không một con vượn nào thành người). Và D.Hudôn cũng đã phát hiện ra rằng sự thay đổi lớn về khí hậu, băng hà, hay do chuyển sang ăn thịt, không hề thay đổi được dạng sinh vật vượn sang dạng sinh vật người. Vậy cái gì tạo ra bước chuyển biến đó? Khoa học khảo cổ đã xác định rằng: có một loài vật, khởi đầu chia làm hai nhóm, một là tổ tiên con người, người vượn và họ người (người hóa thạch và người hiện đại), hai là, vượn Gorila, hắc tinh tinh… như thế, con người có ba con với hắc tinh tinh (cả hai cùng một gốc sinh ra, nhưng không phải con người ra đời từ hắc tinh tinh hay vượn Gorila (số này hiện nay còn sống). Còn tổ tiên con người thì bị diệt chủng, mất tung tích, chỉ có loài người là tồn tại được.
Người ta cũng đã xác định rằng tổ tiên trực tiếp của con người là Ostralopitec, và cũng là người sơ khai. Thời gian tồn tại của Ostralopitec là 5,5 - 1 triệu năm. Khỏng 2,2 triệu năm trước đây, một bộ phận của dòng Ostralopitec chuển sang lao động có hệ thống (khởi đầu lịch sử loài người số còn lại sau đó bị diệt chủng cách đây 1 triệu năm). Sự tiến hóa của con người về mặt xã hội bao gồm các bước người sơ khai (người khéo léo, người đi thẳng…) và người hiện đại xuất hiện cách đây 40 ngàn năm.
Như thế giữa tổ tiên con người - dòng Ostralopitec (người vượn) và người sơ khai chỉ có khác nhhau là lao động, vì về mặt sinh học, tổ tiên con người cũng giống người sơ khai - xuất hiện rất sớm. Không ít hơn 1,5 - 2 triệu năm, trước khi chuyển sang lao động có hệ thống (G.N Machusin, Sđd, tr. 90) .
Thế nhưng nhà nghiên cứu trẻ tuổi Gudon và một số người khác cũng đã phát hiện qua quan sát hắc tinh tinh sống trong tự nhiện và trong hoàn cảnh thí nghiệm, rằng: hắc tinh tinh cũng biết lao động, chế tạo công cụ đơn giản (song mang tính chất ngẫu nhiên, không hệ thống và các công cụ chỉ bằng cành cây, chứ không chế tạo được công cụ bằng đá, công cụ trung gian. Song cái ngẫu nhiên nào cũng có cái tất nhiên trong đó và cái tất nhiên xuyên qua cái ngẫu nhiên mà bộc lộ ra.). Hắc tinh tinh cũng ăn thịt, biết chữa vết thương, xây chỗ ở, cũng có quan hệ "giao tiếp", cũng biết phân tích tổng hợp, học được 350 cử chỉ tượng trưng của người, cũng biết sử dụng ngôn ngữ nguyên thuỷ (hành động, cử chỉ), và trong giao tiếp cũng hiểu được nguyện vọng của nhau, hiểu được ý người, cách tổ chức sống theo quần xã với quan hệ tập tính… chặt chẽ, thứ bậc (do tuổi cao, do khôn hơn… mà đứng đầu quần xã). Trong hoàn cảnh giống nhau chúng cũng có những phản ứng giống nhau. Đó là những tập tính mà trong cuộc sống đã tạo ra "cấu trúc quần xã" của chúng. Những tập tính và cấu trúc này cũng gần với bậc thang tiến hóa đầu tiên của tổ tiên loài người. Nhưng dù sao chăng nữa, những tập tính và cấu trúc như vậy của hắc tinh tinh lại không thể chuyển lên thành tập tính của con người, thành cấu trúc xã hội loài người được. Và thực tế cũng không diễn ra.
Vậy cái gì đã nâng con người lên cao hơn động vật, cả về mặt sinh học, cả về mặt xã hội? Mấu chốt vấn đề là ở chỗ đó.
Trước hết về mặt sinh học
Người ta đã so sánh người và hắc tinh tinh thì máu hai loại này không có gì khác nhau đáng kể. Song chúng khác nhau ở bên ngoài, ở người não lớn hơn, đi bằng hai chân tất yếu (chứ không phải ngẫu nhiên), mặt người thanh, hàm nhỏ, không có răng nanh, thể lực kém hơn, còn về cấu tạo di chuyển (cấu trúc gen) thì ở người có 46 nhiễm sắc thể còn vượn bậc cao là 48 (vượn bậc thấp là 54 - 78) và khác cả cách cấu tạo phân tử AND. Theo lý thuyết di truyền, thì chính các gen quy định các đặc điểm và đặc tính cơ thể. Rõ ràng bí quyết sinh học ở con người là 46 nhiễm sắc thể với những cấu tạo độc đáo của nó. Căn cứ vào số lượng nhiễm sắc thể, ta thấy rằng có nhiều lần đột biết gen từ loài vượn lên loài người (từ 78 - 54 - 48 - 46). Như thế, về mặt sinh học, không phải tiến hóa dần dần mà do đột biến gen.
Song không phải khí hậu, hay ăn thịt, và cũng không phải do lao động mà gây ra đột biến gen, tức là tạo ra biến đổi hình dạng cấu trúc sinh học, tạo ra dạng sinh học người và tách tổ tiên người ra khỏi động vật, như trước kia quan niệm.
Ngày nay khoa di truyền học phóng xạ đã trả lời câu hỏi đó. Cụ thể, từ những năm 60 thế kỷ XX, sau khi phát hiện ra hiện tượng phóng xạ và sau vụ Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố ở Nhật, các nghiên cứu khoa học cho hay là, các hiện tượng bức xạ ion hóa… là điều kiện chủ yếu làm đột biến gen có thể làm cho nhiễm sắc thể giảm bằng cách kết dính một thể nhiễm sắc (cũng có thí nghiệm xác minh và qua thực tế tiến hóa các loài).
Vậy tại sao con người lại xuất hiện ở Đông Nam Phi và vào thời gian hơn hai triệu năm trước đây?
Thực tế, vùng đó cách đây hàng triệu năm, đúng vài thời điểm xuất hiện con người, là một vùng nhiều quặng Clranithoiri… cùng với hiện tượng cấu tạo lại địa tầng, núi lửa hoạt động mạnh, các nếp gãy của vỏ trái đất xuất hiện, là phản ứng hạt nhân tự nhiên hoạt động tạo ra nền phóng xạ cao, trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Đồng thời, bức xạ của vũ trụ, của mặt trời tác động đến theo chu kỳ (các vụ nổ ở mặt trời). Ở thời điểm đổi cực địa từ của trái đất (theo chu kỳ trên dưới 1 triệu năm) thì bức xạ của mặt trời lọt vào trái đất (lúc này sức cản của trái đất gần bằng không), đã làm tăng "phông" phóng xạ trên bề mặt trái đất (nhất là vùng Châu Phi). Cái thời điểm chuyển cực địa từ trái đất lại trùng với thời điểm xuất phát các dạng của họ người và con tổ tiên của con người.
Như thế, phải có một lượng bức xạ nhất định tác động vào cơ thể loài vượn người như thế nào đó, tạo ra một đột biến nhiễm sắc thể, sao cho còn 46 nhiễm sắc thể và có cấu tạo về đại thể như của con người hiện nay, xuất hiện con người về mặt sinh học. một cơ cấu di truyền mới như thế là nguồn gốc sinh học của con người, nguồn ốc từ đó dẫn đến con người xã hội tương lai. Nhưng để cho con người xã hội thật sự ra đời thì phải qua lao động có hệ thống. Nhưng vì đâu mà con người phải có lao động để thành con người. Rõ ràng sự xuất hiện một thể sinh học mới (đi thẳng hai chân sau, tay có khả năng cầm nắm, não lớn, không có răng nanh, không có lông, thể lực yếu…), theo Machusin, là tất yếu phải chuyển sang lao động có hệ thống và sống thành xã hội, nếu không sẽ không thê tồn tại được.
Chỉ thông qua lao động, chế tạo công cụ thì mới hình thành nên ý thức con người và quan hệ người, tạo thành xã hội loài người. Lao động là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu, tạo nên con người xã hội, là qui luật cơ bản hình thành nên con người thật sự và xã hội loài người. Khoa học ngày nay càng chứng minh và làm sâu sắc phát hiện ấy của Ăngghen.
III- Mấy phân tích triết học về nguồn gốc loài người
Cách đặt và giải quyết vấn đề của tác giả Ma-chu-sin, theo tôi nghĩ, đã thấm nhuần được phương pháp luận duy vật và biện chứng của triết học Mác - Lê nin khá sâu sắc. Rõ ràng để giải quyết vấn đề nguồn gốc con người một cách khoa học, không chỉ dựa vào thành tựu khoa học hiện đại, mà còn phải sử dụng phương pháp biện chứng Mác xít để phát hiện các logic thật sự của quá trình tiến hóa từ loài vật sang loài người. Có như thế, mới bác bỏ được những nhận thức không đúng, cả về mặt khoa học cụ thể, cả về mặt triết học.
Theo chúng tôi cần đào sâu và lưu ý các khía cạnh sau đây có tính chất triết học trong chủ đề nuồn gốc loài người.
Có ba vấn đề nổi bật:
- Quan hệ giữa cái môi trường tự nhiên phóng xạ và cái sinh học trong quá trình tiến hóa con người (nguồn gốc sinh học).
- Quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội (nguồn gốc xã hội).
- Quan hệ giữa tiệm tiến và nhảy vọt, đột bến trong quá trình xuất hiện con người và loài người.
Khi chúng ta đã biết là trước con người lao động đã xuất hiện dạng con người sinh học từ 1,5-2 triệu năm. Và cũng biết rằng, cái thời điển xuất hiện tổ tiên con người và con người không trung hợp với sự thay đổi lớn về khí hậu trên trái đất. Đòng thời, khoa học di truyền vạch ra cơ chế quyết định sự bến đổi các loài, sư đột biến gen, sự thay đổi nhiễm sắc thể, chủ yếu do các hiện tượng bức xạ gây ra. Khoa học di truyền khẳng định là lao động không thể tạo ra sự thay đổi trong bản chất các yếu tố sinh học, không được ghi lại trong gen để di truyền… rồi lại phát hiện được vùng có người hóa thạch ở Nam - Đông Phi có môi trường bức xạ lớn. Sức tác động mức xạ của mặt trời ở các thời điểm quả đất đổi cực địa từ, lại trùng hợp về mặt thời điểm trong sự biến đổi của tổ tiên con người và loài người…
Những điều kể trên khẳng định rằng, sự xuất hiện con người về mặt sinh học không phải là sự thích nghi dần dần với môi trường bên ngoài, hoặc do lao động, hoặc do ăn thịt, mà do tác động bức xạ tạo ra đột biến thể nhiễm sắc là hoàn toàn khoa học. Môi trường bức xạ cao xảy ra nhanh chóng, gây nên sự thay đổi bên trong của cơ cấu sinh học, và chính cái đó mới quy định tính chất và hình dạng bên ngoài của cơ thể. Những tác động mà không gây ra được sự đột biến như vậy thì không có loài mới. Cơ thể vượn người là cơ sở, có khả năng thành cơ thể người. Song ở một thời điểm nào đó, có những tác nhân bên ngoài (trong trường hợp này là bức xạ nguyên tử) đã có vai trò quyết định làm thay đổi loài này sang loài khác.
Rõ ràng đã có sự thay đổi trong cơ cấu sinh học phải do yếu tố tự nhiên quyết định là chính, chứ không phải yếu tố xã hội.
Sự xuất hiện một thể sinh học mới (não lớn, đi thẳng, và các thay đổi khác) cụ thể ở đây là thể sinh học người như thế mới hợp quy luật.
Quan điểm cho rằng, sự tiến hóa về não người từ 800cm3-1000cm3 - 1200cm3 - 1300cm3, là do quy luật suy nghĩ hay lao động là không đúng, mà thực ra là phải do thay đổi cấu trúc di truyền mang lại. Không có bằng chứng để nói rằng, do lao động trí óc hay chân tay nhiều thì óc - đại não phát triển.
1- Vậy thì vai trò của lao động đối với cái sinh học, cái tự nhiên của con người như thế nào?
Trước hết, khẳng định rằng lao động và hoạt động xã hội không quyết định các di truyền sinh học người, mà chủ yếu là quyết định và tạo ra tính người, tạo ra bản chất xã hội của con người, tạc vào cái cơ thể tự nhiên của con người, cái bản tính xã hội đó. Và trên một mực độ nhất định, làm cho sự phát triển sinh học ấy được hoàn thiện, phát triển trên cái vốn có của nó. Ví dụ, lao động làm cho con người nhanh nhẹn, cơ bắp nổi lên, bàn tay mềm dẻo hơn, con mắc phân biệt được màu sắc, đường nét tốt hơn, các giác quan phát triển hơn, theo định hường xã hội. Không thể nó rằng con người xã hội là do đột biến sinh học mà có (tức là thuần tuý thay đổi về sinh học). Ở đây không đơn thuần là tăng lên các tập tính động vật, mà là sự đột biến về chất, khác về chất, qua một tác nhân khác. Sự thay đổi sinh học đã là cơ sở tự nhiên cho tiến hóa xã hội như chính bản thân giới tự nhiên vậy.
Ý thức xuất hiện do là yếu tố xã hội, do lao động và các yếu tố xã hội khác quyết định. Song sự xuất hiện bộ óc người có đại não lớn với ít nhất là 15 tỷ tế bào thần kinh là cơ sở sinh học cho sự xuất hiện ý thức, như một nguồn gốc của nó.
Thực ra sự khôn ngoan của một số động vật bậc cao là tiến ý thức của con người. Cơ chế sinh học người trong bộ não đã tạo ra hình thức phản ánh, xử lý thông tin nhất định. Song sự hoạt động xử lý thông tin, sự phản ánh tiền ý thức đã có bước nhảy vọt sang trình độ khác hoàn toàn về chất. Đó là do có hoạt động chế tạo công cụ có hệ thống cùng với sự xuất hiện ngôn ngữ trừu tượng, hệ thống tín hiệu thứ hai. Và cũng nhờ lao động mà ý thức con người có thể năm được quy luật của thế giới vật chất, điều mà ngay hắc tinh tinh khôn ngoan cũng không bao giờ có được.
Trong thực tế, hắc tinh tinh không phải là tổ tiên của con nười mà chỉ là bà con một nhánh song song nhưng từ tập tính và cơ cấu quần xã hắc tinh tinh xũng có thể đoán được cơ cấu quần xã và tập tính của tổ tiên con người. Do đó, có thể nói rằng, tập tính cơ cấu quần xã của tổ tiên con người (dòng Ostralopitec) là một nguồn gốc tự nhiên của con người và loài người. Nguồn gốc thứ hai là nguồn gốc cơ cấu sinh học di truyền đột biến, nguồn gốc này có ý nghĩa trực tiếp và quyết định. Song nguồn gốc xã hội tức là lao động có hệ thống của con người mới quyết định sự xuất hiện con người thật sự.
Sự phát triển tất yếu tự nhiên ấy là có quy luật, là cầu nối từ cái tự nhiên đến cái xã hội. Rõ ràng cơ cấu sinh học người và nhu cầu tồn tại của cơ thể đó là nhân tố làm xuất hiện lao động có hệ thống, có mục đích, chuyển từ lao động giản đơn, tự phát của động vật bậc cao lên lao động loài người. Đó là quan niệm hệ nhân - quả nội tại của sự phát triển.
2- Như thế, quá trình tiến hóa từ động vật bậc cao lên loài người rất biện chứng, không những theo ý nghĩa như đã trình bày ở trên mà còn theo ý nghĩa: đồng thời với những tiệm tiến, có những đột biến sinh ra loài mới, giống mới, có sự đứt đoạn trãi qua các bước trung gian, vừa mang tính tất yếu vừa có tính ngẫu nhiên.
Quá trình tiến hóa đó có lược đồ sau đây:
Từ một loài vượn (tổ tiên động vật của con người) sinh ra (do dột bến nhiễm sắc thể) hai nhánh: 1) tổ tiên con người, người vượn Grolia; và 2) hắc tinh tinh… nghĩa là, vẫn là loài vật. Trong nhánh thứ nhất, từ tổ tiên trực tiếp (Ostralopitec) của con người một số thành con người và còn lại là người vượn. Người vượn dần dần bị diệt chủng, chỉ có con người là tồn tại.
Trong loài người cũng có nhiều loại và nhiều nấc: ví dụ, đầu tiên là người khéo léo (người thực thụ đầu tiên), rồi người đi thẳng nêandectan, đến người hiện đại. Nhưng rồi người sơ khai cũng được thay bằng người hiện đại (cách đây 40 ngàn năm), ở đây cũng có những biến nhất định.
Tổ tiên con người Ostralopitec - là những cá thể người như chúng ta vậy. Song chỉ có một số trong họ là thành người thực thụ (người sơ khai), còn lại chưa phải là người. Họ cũng như tổ tiên con người xuất hiện đầu tiên ở Châu Phi, sau đó di cư sang các vùng khác của thế giới (theo Machusin).
Lẽ như nhiên cũng như tác giả đã nói, còn những vần đề về nguồn gốc con người chưa rõ. Ví dụ vấn đề thời điểm xuất hiện tổ tiên của con người, ở nấc thang đầu tiên của nó hoặc vấn đề tại sao ở thời con người khéo léo đã tồn tại những mớ tổ tiên đi thẳng, là mâu thuẫn với quy luật cơ bản của sinh học là không có những loài song hành…
Điều đó chưa rõ tại sao. Nhận thức về nguồn gốc loài người cũng không dừng lại ở đây, có thể có niên đại mới và giải thích rõ thêm. Song những tính quy luật làm xuất hiện loài người đã được phát hiện về đại thể.
Nhưng tác phẩm "Nguồn gốc loài người" của Machusin đã mang đến một thông tin mới, hiện đại và phong phú, gợi ra nhiều suy nghĩ về nguồn gốc loài người và sự tiến hóa của loài người. Tất nhiên, trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ mà khoa học sẽ còn tiếp tục phát hiện thêm những cứ liệu mới. Mỗi lần chúng ta hiểu rõ thêm nguồn gốc tiến hóa của loài người, là mỗi lần có thêm điều kiện để hiểu bản chất và động lực hoạt động, phát triển của con người.
IV- Mấy thông tin cập nhật làm rõ thêm vấn đề đang bàn
Bài viết giới thiệu trên đây được viết vào khoảng năm 1990, và đã đăng trên tạp chí Nghiên cứu lý luận, thuộc Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, sau đó, tính đến nay gần 20 năm. Bài này cũng đăng trong sách Phương pháp luận của duy vật nhân văn của tác giả (2005). Trong thời gian này, tôi có đọc một số tài liệu nói về nguồn gốc loài người với các giả thuyết và thông tin khác nhau, vậy xin có vài bổ sung, tham khảo làm rõ hơn sau đây..
- Có một giả thuyết là con người trên trái đất là có một nguồn gốc một phần từ con người ngoài vũ trụ đến lai với người trên trái đất, tạo nên nhiều tộc loài người khác nhau. Tuy bằng phương pháp gì thì chưa biết. Bằng chứng một số vùng ở Nam Mỹ cho biết ở thành phố bằng đá, ống thải nước cũng bằng đá, và ở đó có rất nhiều tượng đầu người bằng đá mà không cái nào giống cái nào, như đại biểu cho nhiều tộc người nhưng có những cái không giống với người trái đất. Ở vùng này còn có những đường băng lớn mà theo các nhà khảo cổ cho biết là như sân bay vũ trụ vậy... Ở đây cũng có cả tảng đá lớn hướng về phía mặt trời và có những ký hiệu toán học khó hiểu, như là một địa chỉ đón du thuyền người ngoài hành tinh vậy. Người ta cho biết từ biển nhìn vào là cách hàng chục cây số vẫn nhìn thấy bằng đá mang tính ký hiệu này. Rồi những ký hiệu hình học kỳ lạ trong kim tự tháp Ai Cập và không chỉ ở Ai Cập. Người ta cũng từng thu được tấm bản đồ cách đây 1 vạn năm ở vùng Tây Tạng (hiện còn lưu ở bảo tàng nước Anh), bản đồ này đã thể hiện các châu lục, đại dương chính xác như bây giờ chụp từ các máy bay hay tàu vũ trụ, mà ở thời điểm dí con người chưa có máy bay thì làm sao có thể vẽ được như vậy . Ở bản đồ này, người ta còn kiểm tra thấy những đảo lúc đó bây giờ đã chìm xuống đại dương bao nhiều chục mét như thế nào. Rồi Lịch tính năm của người Maia cổ xưa mà chính xác giống như lịch hiện đại bây giờ (về cách tính thời gian trong một năm). Rồi cũng ở Tây Tạng, đang tồn tại những con người khổng lồ người Xomachi, về cấu tạo sinh học cao lớn hơn chúng ta gấp 10 lần, có năng lực thần bí của những đạo sĩ và hiện đang ở trạng thái nhập thiền để bảo tồn quỹ gen ra sao (Theo Erơnơ Munđasep- Liên Xô cũ xem thêm Đỗ Thanh Hải, Hiệu ứng sinh học, Nxb. Tổng hợp TPHCM, 2005, tr 78-79). Hoặc cũng có tài liệu về Bí ẩn các nền văn minh, cho biết là đã thấy những vết “dấu chân khổng lồ” như dáng chân người in hằn sâu trên đá ở một dãy núi nọ cách đây khoảng 500 (?) triệu năm, không biết chính xác không nhưng thật là khó hiểu.. Rồi những thông tin mới và ý kiến khác nhau về nơi khởi nguyên nguồn gốc loài người qua trao đổi ý kiến của Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường…(trên Chungta.com) hiện nay..
Qua đây người ta nêu ra giả thuyết rằng, trên trái đất đã trải qua nhiều nền văn minh, có nền văn minh cao hơn chúng ta nay nhưng vì lý do gì đó (như đại hồng thủy đã mô tả trong Kinh thánh, hay sự biến mất đầy bí ẩn của người Maia, chẳng hạn) mà đã biến mất và những nhóm người sống sót lại làm lại nền văn minh, như ta biết đến ngày nay..Và cũng có thể người ngoài hành tinh đã có lúc mang văn minh của họ đến trái đất, để lại dấu ấn ở đây. Những sản phẩm của nền văn minh đã xa cũ mất hay bí ẩn ấy tuy được tiếp nối những thất truyền nguồn gốc, như Kinh dịch- Âm- dương- Ngũ hành, mà có người đã nêu giả thuyết. Hay tấm bản đồ địa lý Tây Tạng cách đây 1 vạn năm đã nêu…
- Những nghiên cứu gần đây cũng cho biết là cá voi cũng có ngôn ngữ và chúng giao tiếp với nhau, vui đùa, ca hát với nhau, ít nhiều mang tính “văn hóa”. Hay nhiều động vật bậc cao, nhất là hắc tinh tinh cũng biết chế tạo công cụ giản đơn., hay có chú vượn nuôi trong vườn thú nọ mà có hành động tính toán “kế hoạch trước” để hành động như nhặt, chất các hòn đá lại một chỗ để khi cần thì tấn công đối phương cho nhanh và dễ dàng hơn. Nghĩa là chúng đã có tiền ý thức hay một cái gì đó (năng lực thông tin) tuy rất thấp nhưng giông giống với ý thức ở con người!
Hoặc có những nghiên cứu cho rằng, lao động tạo nên ngôn ngữ và tư duy là lao động nào (lao động bản năng hay lao động tự giác), và có phải thật sự như vậy không, vì khi lao động là đã có giao tiếp ngôn ngữ và ý thức rồi? Sự nghiên cứu, tranh luận về vấn đề này như thế nào?
Theo Tiến sĩ. Nguyễn Huy Hoàng, trong bài viết “Chân lý là đất không có lối vào” (Tạp chí triết học, Chungta.com), cho biết như sau:
Từ lâu nay, trong các khoa học xã hội và nhân văn mácxít, mọi người đều xem lao động là nét đặc thù để phân biệt người với động vật. Hơn nữa, lao động còn là nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện ý thức và ngôn ngữ. Nhưng, theo Porshnev, lao động với tính cách điểm đặc thù để phân biệt người với động vật phải là lao động người thực sự, nghĩa là cùng những thao tác với công cụ trong nó đã phải có yếu tố của ngôn ngữ và ý thức rồi. Vậy, nói lao động của con người sinh ra ý thức và ngôn ngữ liệu có phải đã rơi vào lý luận luẩn quẩn không? Để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đó, Porshnev quay trở về khám phá ý nghĩa trong những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về “lao động bản năng” và muốn chỉ ra rằng, trong sự phát triển của mình, “lao động bản năng” đã chuyển hoá thành lao động của con người như thế nào, trở thành hoạt động người có mục đích ra sao. Theo Porshnev, cả dáng đi đứng thẳng, cả việc chế tác những công cụ giản đơn vẫn chưa phải là những dấu hiệu đặc trưng của con người. Đã có không ít những vượn người biết chế tác ra những công cụ giản đơn, thậm chí còn biết dùng lửa và có dáng đi đứng thẳng, nhưng chúng không có tiếng nói, bởi vậy, chúng không được gọi là người và đời sống của chúng không thể được gọi là xã hội. Do đó, câu hỏi về sự sinh thành loài người lại được quy về việc giải thích quá trình nảy sinh tiếng nói. Trên cơ sở một lượng lớn những tài liệu về sinh lý học của hoạt động thần kinh cao cấp, Porshnev đã phân tích cơ chế của hệ thống thần kinh làm tiền đề cho sự nảy sinh cơ chế sinh lý thần kinh của hệ thống tín hiệu thứ hai. Theo quan điểm lịch sử, ông nhấn mạnh rằng, các phương pháp của khoa học hiện thời đã cho phép chúng ta khai quật lên những lớp tiến hoá chìm sâu trong tâm lý, trong tư duy, trong ngôn ngữ của người hiện đại. Do vậy, đã đến lúc những khám phá trong khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học cùng những bộ môn khoa học cụ thể khác kiến tạo nền tảng cho những kết luận có tính khái quát hoá cao hơn.
Với Porshnev, việc xem xét những cơ sở sinh lý của tiền đề sinh học cho hoạt động ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với việc nghiên cứu các hình thức lao động bản năng. Sự chuyển hoá từ lao động bản năng đến lao động vốn có ở người đòi hỏi phải phân tích vai trò của ngôn ngữ và sự giao tiếp xã hội. Từ đó, Porshnev đi tới kết luận cho rằng, lao động có mục đích, có ý thức đòi hỏi phải có ba yếu tố nền tảng: sự chế tác các công cụ, ngôn ngữ và tính xã hội. Ba yếu tố này gắn kết chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau và do vậy, phải khẳng định chúng nảy sinh đồng thời. Cần lưu ý rằng, trong tiến trình nghiên cứu, dù đôi khi Porshnev có đề cập đến nội dung hiện vật của tư duy nhằm tìm kiếm cội nguồn xã hội của nó, nhưng sự đề cập đó chỉ mang tính chất chi tiết và bổ trợ. Công trình của Porshnev đã làm dấy lên những cuộc tranh luận lớn cho đến tận ngày nay, và trong lúc nhiều người đang lớn tiếng chỉ trích, cãi vã lẫn nhau thì không ít người lại lặng lẽ lên đường, vượt mọi cản trở để tìm kiếm lời giải cho câu hỏi đầy huyền bí của nhân loại: con người được hình thành như thế nào?

Còn GS. Trần Đức Thảo thì luận chứng không phải chỉ từ cơ chế sinh tâm lý mà tìm khâu trung gian lao động sản xuất thời công sản nguyên thủy để hiểu rõ sự xuất hiện ý thức và ngôn ngữ với ngôn ngữ bên trong của con người khác điệu bộ, ngôn ngữ bên ngoài như thế nào.
Tiến sĩ. Nguyễn Huy Hoàng lưu ý rằng, trong quan điểm của Porshnev về sự hình thành ngôn ngữ và ý thức, dù đôi khi ông có đề cập đến lao động công cụ và thế giới bên ngoài nhưng đó chỉ là những chi tiết, phụ chú, còn nói chung chúng bị chìm xuống để nổi lên bình diện giao tiếp. Cái bị chìm xuống ở Porshnev lại được nổi lên nhờ Trần Đức Thảo. Trong cái nhìn về cội nguồn ngôn ngữ và ý thức của Trần Đức Thảo, ta thấy có mối quan hệ biện chứng giữa tính chủ thể và tính khách thể, thế giới bên trong với thế giới bên ngoài, giữa hoạt động và quan hệ. C.Mác, trong Hệ tư tưởng Đức, cũng đã nhắc nhở chúng ta rằng, con người là một thực thể song phương. Bởi lẽ, sự hình thành và phát triển của con người nói chung, ý thức và ngôn ngữ nói riêng được thực hiện trong việc gián tiếp hoá cho nhau mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người, giữa việc cải tạo tự nhiên bởi con người và cải tạo con người bởi chính con người. Từ hiện tượng học tới chủ nghĩa Mác, Trần Đức Thảo đã vượt lên để có một một cái nhìn sâu xa và độc đáo về cội nguồn của ý thức và ngôn ngữ.
Cũng theo Tiến sĩ. Nguyễn Huy Hoàng, sự tự phê phán của Trần Đức Thảo về việc lãng quên sự trung gian dẫn đến trộn lẫn hai hình thái ký hiệu học hoàn toàn khác nhau, các điệu bộ của con người chưa hình thành với ngôn ngữ thực sự, tức là thứ ngôn ngữ bằng lời nói, đặc thù của con người. Giờ đây, Trần Đức Thảo đã thấy rằng, chế độ chiếm hữu nguyên thuỷ là sự trung gian khởi nguồn trong đó hoàn thành sự quá độ lịch sử từ vật chất đến ý thức, từ tự nhiên đến tinh thần. “Trong những âm hưởng sâu sắc của việc mô tả hết sức sinh động và sống trải về chiếm hữu nguyên thuỷ, trong đó được xác định ý nghĩa nguyên gốc, vừa xã hội vừa cá nhân, vừa khách quan vừa chủ quan về quan hệ sản xuất là chiếm hữu cộng đồng, chúng ta có thể tìm thấy nội dung cơ bản của sự phát sinh ngôn ngữ và ý thức xuất phát từ nền sản xuất vật chất các thời đại nguyên thuỷ và các mối quan hệ vật chất mà nó bao hàm” (Trần Đức Thảo).
Như vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, soi sáng nguồn gốc loài người, những nhân tố tác động tới nó, là một cơ sở cơ để hiểu rõ hơn bản chất con người và sự tiến hóa của con người nói chung và ngày nay nói riêng, nhất là về mặt xã hội.

Kim siêu bền vẫn dùng được sau 50.000 năm

Dân trí Cây kim lâu đời nhất vừa được tìm thấy trong hang đá ở Siberia này được làm từ xương chim cổ từ 50.000 năm trước và vẫn có thể dùng được ngon lành.

Cây kim này dài 7,6cm và được cho là được làm bởi một loài người nguyên thủy đã tuyệt chủng, người Denisovan.

Cây kim được làm từ xương chim và dài 7,6cm
Cây kim được làm từ xương chim và dài 7,6cm
Cây kim "già" nhất thế giới được phát hiện tại hang Denisova, dãy núi Altai, nơi các nhà địa chất đã từng phát hiện ra rất nhiều các cổ vật khác và nghiên cứu trong suốt ba thập kỷ qua. Cây kim cũng được phát hiện trong một đợt khảo cổ thường niên được tổ chức tại Hang Denisova.

Hang Denisova nơi cây kim được tìm thấy
Hang Denisova nơi cây kim được tìm thấy
Giáo sư Mikhail Shunkov, giám đốc Viện Khảo cổ học và Dân tộc học ở Novosibirsk cho biết: "Đây là phát hiện độc đáo nhất mùa khảo cổ này vốn đã có rất nhiều các phát hiện đáng ngạc nhiên. Đây là một cây kim làm bằng xương và hiện tại thì nó là cây kim cổ nhất trên thế giới ở tuổi 50.000."

Cây kim được cho là lâu đời nhất trên thế giới có tuổi thọ 50.000 năm
Cây kim được cho là lâu đời nhất trên thế giới có tuổi thọ 50.000 năm
Danh hiệu cây kim cổ nhất thế giới trước đây thuộc về cây kim 47.000 tuổi được tìm thấy tại Hang Potok, Slovenia.
Tiến sĩ Maksim Kozlikin, trưởng đoàn khảo sát ở Hang Denisova, cho biết: "Đây cũng là cây kim dài nhất được tìm thấy ở hang này. Chúng tôi cũng tìm thấy nhiều cây kim khác nhưng chúng "trẻ" hơn cây này nhiều".
Hang động này từng là nơi trú ngụ của nhiều loài người nguyên thủy như Homo sapien, Neanderthal và Denisova từ 288.000 năm trước.
Trong những năm gần đây, nhiều khám phá về nguồn gốc loài người đã được tìm thấy ở đây như phát hiện về con lai giữa người Neanderthal và Denisovan sau khi phân tích DNA.
Năm 2008, các nhà nghiên cứu tìm thấy một chiếc vòng tay làm bởi người Denisova 40.000 năm về trước. Trên vòng có một chiếc lỗ được khoan chính xác không khác gì máy khoan hiện đại ngày nay. Chiếc vòng này cũng được đánh bóng cẩn thận.
Chiếc vòng này được làm sau cây kim 10.000 năm cho thấy người Denisova có lẽ đã phát triển công nghệ cao hơn người Homo sapien hay Neanderthal cùng thời.
Giáo sư Shunkov cho biết: "Chúng tôi có thể tự tin nói rằng Altai là một cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi tạo nên nền tảng cho con người hiện đại."
Ngô Vân
Theo DailyMail

Thuyết tiến hóa: Lời giải thích trọn vẹn về nguồn gốc con người?


CÙNG CHỦ ĐỀ

Bí ẩn về Người ngoài hành tinh

Thuyết tiến hóa là một thuyết giải thích về nguồn gốc loài người phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, thuyết này cũng có những khúc mắc khó giải thích dẫn đến sự nghi ngờ về tính đúng đắn của nó.

thuyết tiến hóa, Thiên Chúa, tạo hóa, sự sáng tạo, Nguồn gốc loài người,
Mặc dù khoa học đã đạt được những thành tựu vô cùng vĩ đại, các quy luật của thế giới tự nhiên cứ lần lượt được phơi bày, sân chơi của Chúa tưởng chừng ngày càng hẹp lại; nhưng cứ mỗi lần các nhà khoa học vén được một bức màn đen do Chúa dựng nên này thì lại thấy một bức màn đen khác sừng sững trước mặt.
Và cho đến tận ngày nay hai câu hỏi nguyên thủy “Vũ trụ được hình thành thế nào?” và “Loài người xuất hiện từ đâu? Từ loài  khỉ lớn (vượn hay tinh tinh) tiến hóa lên, hay do Chúa tạo ra ?”, xem ra vẫn chưa  có câu trả lời cuối cùng; và liệu có thể có câu trả lời cuối cùng hay không? lại là một câu hỏi hóc búa khác.
 
Sai lầm của Thuyết Tiến hóa
Thuyết Big Bang hầu như đã được kiểm chứng. Ngày càng có nhiều bằng chứng khách quan cho thấy Vũ trụ, mà chúng ta đang ở trong, được sinh ra từ một vụ nổ lớn trong hư không khoảng 14 tỷ năm trước rồi dãn nở không ngừng, đồng đều theo mọi hướng, chứa hàng trăm tỷ thiên hà có kích thước khoảng 100.000 năm ánh sáng (một giây ánh sáng là 30 vạn km); mỗi thiên hà lại chứa hàng trăm tỷ ngôi sao; mỗi sao lại có một hệ thống hành tinh quay quanh như kiểu hệ Mặt trời của chúng ta. Khoảng hơn mười tỷ năm nữa Vũ trụ sẽ dừng dãn nở, co sụp lại thành một điểm như lúc ban đầu..
Nếu thuyết này là đúng thì vẫn còn những câu hỏi chưa thể có câu trả lời:
Thế trước Big Bang là cái gì?
Vì sao nó lại vận hành một cách trơn tru, hoàn hảo như thế?
Vì sao các hằng số vật lý của Vũ trụ (tốc độ ánh sáng, điện tích của điện tử, hằng số Plank…) lại được gán cho những giá trị chính xác đến nỗi chỉ cần một trong các hằng số ấy thay đổi đi một phần triệu giá trị vốn có thì thế giới này không có sự sống, không có chúng ta – con người có khả năng tìm hiểu Vũ trụ?
thuyết tiến hóa, Thiên Chúa, tạo hóa, sự sáng tạo, Nguồn gốc loài người,
Mặc dù vậy, các bằng chứng thực nghiệm về sự hình thành và tiến hoá của Vũ trụ cho đến nay vẫn ủng hộ thuyết Big Bang.
Điều này khác hẳn với sự đáng ngờ của thuyết Tiến hóa về nguồn gốc của Loài người, rộ lên trong vài chục năm gần đây. Số người ủng hộ thuyết Tiến hóa còn rất nhiều (xem Nguyễn Văn Tuấn, Ykhoa.net/binhluan/), nhưng những người phản đối càng ngày càng làm tôi “nao núng”.
Xin chia sẻ với bạn đọc những gì tôi thu nhận được từ lập luận của những người “phủ nhận sạch trơn” Darwin (xem Viethungpham.com).
Chúng ta đều biết Darwin (1809 – 1882) đã công bố Thuyết Tiến hoá của mình trong hai cuốn sách kinh điển: “Nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc con người” (1871).
Trong đó ông đã khẳng định: 1) Các loài động vật tiến hoá từ bậc thấp lên bậc cao hơn theo quy luật chọn lọc tự nhiên những biến dị nhỏ ngẫu nhiên có lợi trong quá trình cạnh tranh sinh tồn, được tích tụ dần. 2) Sự sống được hình thành một cách tự phát ngẫu nhiên từ một tập hợp các nguyên tố hoá học. 3) Loài khỉ lớn (tinh tinh) là tổ tiên trực tiếp của Loài người.
Vào thời điểm ấy học thuyết này đã được hưởng ứng một cách cuồng nhiệt và tiếp tục mê hoặc các thế hệ sau cho đến tận cuối Thế kỷ 20. Ngày nay trong các trường học trên toàn thế giới, người ta vẫn vô tư rao giảng những quan điểm phi khoa học của Darwin. Sự “ngộ nhận thế kỷ” này có thể do hai nguyên nhân chính sau đây.
Một là, công trình của Darwin ra đời vào đúng lúc xu thế vô thần và duy vật của Thế kỷ Khai minh đang nở rộ; nó đánh trúng vào tâm lý khoa học thời đại: sự sống và con người không phải do Chúa tạo ra.
Hai là, cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất đạt được những thành công rực rỡ với sự ra đời của Vật lý học Newton, đã làm cho cộng đồng khoa học ngây ngất với ý tưởng “sân chơi” của Chúa đang thu hẹp lại và một ngày không xa khoa học sẽ trả lời được mọi câu hỏi về vạn vật. Thế nhưng, như bạn đọc sẽ thấy, đấy là một sự ngộ nhận tai hại.
Thuyết Tạo hoá
Sự sai lầm của thuyết Tiến hoá và sự ngộ nhận về nó sẽ không xảy ra nếu Darwin được biết đến công trình khoa học vĩ đại về Di truyền học của Gregor Mendel (1822-1884) ra đời chỉ sau cuốn “Nguồn gốc các loài” có bảy năm, 1866.
Giá ông biết thì chắc ông đã buộc phải xem xét lại các luận điểm của mình. Không những chỉ Darwin không được biết mà cả thế giới cũng hầu như không biết tới công trình khoa học của Mendel vì nó đã bị rơi vào quên lãng.
Ba mươi năm sau, vào năm 1900, lý thuyết di truyền của ngài Linh mục người Áo ấy mới được các nhà khoa học Đức và Hà Lan phát hiện. Từ đó di truyền học mới thực sự chào đời, và ngày càng được khẳng định đóng vai trò quan trọng trong Sinh học như thuyết Lượng tử trong Vật lý học.
Di truyền học khẳng định những điều ngược lại hẳn với học thuyết Tiến hoá. Cụ thể là: 1) Phân tử ADN (vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử quyết định các tính trạng của mỗi loài động vật là cố định, không biến đổi trong quá trình chọn lọc tự nhiên để thích nghi với môi trường sinh sống.
Như vậy loài này không thể “tiến hoá” lên loài khác được. 2) Phân tử tế bào sống đơn giản nhất cũng không thể hình thành từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử hoá học. Xác suất của quá trình ấy có thể coi là bằng không như đã được chứng minh bằng toán học cũng như mô phỏng trên các “siêu máy tính”. 3) Khỉ là khỉ, người là người.
Bộ gene của khỉ dù có giống của người đến hơn 95%  thì vẫn còn đó, một sự khác biệt về chất rất lớn nằm trong số vài phần trăm chứa trong ADN cấu tạo nên các gene. ADN của người có 46 nhiễm sắc thể, của tinh tinh là 48 nằm trong nhân mỗi tế bào, và hoàn toàn cố định.
Nhận được sự chào đón hồ hởi ngay từ khi mới ra đời, thuyết Tiến hóa đã “bùng nổ” sau “vụ án thế kỷ”, trong đó một giáo viên trung học người Mỹ là Scopes bị buộc tội rao giảng thuyết Tiến hóa tại một trường phổ thông ở Tiểu bang Tennesse đã thắng kiện.
Người ta đồng nhất thắng lợi của Scopes với thắng lợi của thuyết Tiến hóa. Thế nhưng cũng bắt đầu từ đó các bằng chứng khách quan ngày càng chống lại Darwin về giả thuyết loài tinh tinh là tổ tiên trực tiếp của loài người.
Bằng chứng quan trọng nhất là suốt từ khi giả thuyết “khỉ biến thành người” ra đời cho đến nay, đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua, không có một hóa thạch trung gian nào giữa khỉ và người được phát hiện. Chỉ có một bằng chứng “ngụy khoa học” được tạo dựng nên vào năm 1912. Lúc đó có người đã cả gan ghép hóa thạch hộp sọ của người cổ đại với hóa thạch xương hàm của một con tinh tinh cùng thời để “chứng minh” rằng đã tìm thấy một loài trung gian giữa khỉ và người, đúng như sự mong đợi của những người hâm mộ thuyết Tiến hóa.
Thế nhưng trò lừa đảo đó mau chóng bị lật tẩy, và công việc tìm kiếm hóa thạch trung gian vẫn cứ được miệt mài… Ngoài ra, phái phản đối thuyết Tiến hóa khẳng định một cách không hề thiếu sức thuyết phục rằng: Nếu Mendel đúng thì Darwin phải sai, chứ không thể dung hòa.
Tôi e còn ít người biết được rằng sinh thời chính Darwin đã tuyên bố: “Nếu có bằng chứng cho thấy sự tiến hóa từ loài thấp hơn lên loài cao hơn mà không do sự tích tụ các biến đổi nhỏ liên tục thì lý thuyết của tôi là sai!”. Đúng như sự nghi ngại của ông, những phát hiện mới nhất của Di truyền học và Khảo cổ học nhiều lắm cũng chỉ chứng minh được rằng tinh tinh và người cùng phát sinh từ vùng Nam châu Phi cách đây khoảng 200.000 năm rồi lan tỏa đi khắp địa cầu. Thế thôi, vẫn không có một hóa thạch trung gian nào được phát hiện.
Cho nên ở nơi chín suối ông không thể không ân hận khi được biết chiến dịch tàn sát người da đỏ (bị coi là giống “nửa khỉ nửa người”) ở Úc cuối Thế kỷ 19, và tội ác diệt chủng của Hitler gây ra đối với người Do Thái trong Thế chiến thứ hai.
Bởi không ai khác ngoài ông đã vạch đường cho quỷ dữ hoành hành khi tuyên bố: “Vào một giai đoạn nào đó, có thể tính bằng thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng tộc man rợ”.
Nếu thuyết Tiến hóa là sai thì thuyết Tạo hóa có nhiều cơ hội là đúng?
Không đơn giản như vậy! Chỉ có điều càng ngày càng nhiều nhà khoa học lỗi lạc tin rằng có một lực lượng siêu nhiên nào đấy đã lập trình sự sống và cài đặt nó vào các phân tử ADN dưới dạng các mã thông tin, như một bản thiết kế cực kỳ linh diệu.
Đáng kinh ngạc thay, từ Thế kỷ 13 Thánh Thomas Aquine đã phán: “Bất cứ ở đâu tồn tại những thiết kế phức tạp, ở đó ắt phải có nhà thiết kế thông minh”. Nhà thiết kế thông minh ấy đã được nhân loại gán cho các tên: Đấng sáng tạo, Tạo hóa, Chúa trời của các tôn giáo; hay “Chúa phiếm thần” của các nhà khoa học.
Nếu bạn đọc còn do dự tin hay không tin vào một trong hai giả thuyết nói trên thì hãy nghe lời khuyên của Einstein mà vui sống. Ông nói thế này: “Có hai cách để sống: bạn chẳng tin vào phép màu nào cả, hoặc tin rằng mọi thứ đều là một phép màu”. Há chẳng thanh thản sao!
Tác giả: Chu Hảo
Theo Tia Sáng

Bí ẩn về nguồn gốc thực sự của nhân loại


Con người chúng ta biết đủ thứ, nhưng khi nói đến bản thân mình, chúng ta vẫn còn rất nhiều chỗ mê. Bộ não là một ví dụ. Và làm thế nào chúng ta trở thành con người?

nhân loại, nguồn gốc, con người, Bài chọn lọc,
Con người tự hào là một loài thông minh, đã có thể lái phi thuyền đổ bộ lên cả mặt trăng và sao Hỏa, phát hiện sự sống ở tận hàng chục km dưới lòng đất hay trong các lỗ phun khí dưới biển sâu, giải mã được hơn 200 bộ gen… Các nhà thiên văn của chúng ta đã phát hiện nhiều hành tinh giống Trái đất. Chúng ta đã nghiên cứu được lý do tuyệt chủng của loài khủng long, và nay các nhà vật lý tại Máy gia tốc hạt lớn (LHC) đã sắp khám phá thêm những bí mật của cơ học lượng tử.
Chúng ta biết đủ thứ, nhưng khi nói đến bản thân mình, chúng ta vẫn còn rất nhiều chỗ mê. Bộ não là một ví dụ. Và làm thế nào chúng ta trở thành con người?
Nhà văn khoa học Carl Zimmer năm 2003 đã viết: “Những điều nhân loại chưa biết về sự tiến hóa của mình vượt rất xa những gì chúng ta biết”.
Khi bàn về tiến hóa, có 3 vấn đề cho đến nay vẫn là chỗ mê của khoa học:
  • Khoảng trống trong bước chuyển tiếp từ loài vượn hình người ở châu Phi để trở thành con người hiện đại khoảng 46.000 năm trước.
  • Về mặt sinh học, tại sao chúng ta và loài tinh tinh có tới 99% mã gen giống nhau, nhưng lại trông quá khác biệt?
  • Đặc tính con người – Tất cả những hành vi phân biệt chúng ta với các loài động vật linh trưởng khác đến từ đâu?
Hãy bắt đầu với biến cố bí ẩn khiến chúng ta đột nhiên trở thành con người hiện đại. “Ít có chủ đề nào trong ngành cổ nhân loại học lại gây tranh cãi nhiều như vấn đề bản chất của nhân loại và nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đáng kể trong hành vi của loài người từ Trung kỳ Đồ đá cũ đến Hậu kỳ Đồ đá cũ ở Châu Âu”, Paul Mellars, Giáo sư ngành Khảo cổ học và Tiến hóa nhân loại của Đại học Cambridge phát biểu vào năm 2005. (Trung kỳ Đồ đá cũ là thời kỳ con người tồn tại dưới hình dạng vượn người hoặc người cổ, trong Hậu kỳ Đồ đá cũ, con người thông minh hơn, biết sử dụng công cụ, ngôn ngữ, nghệ thuật…).
nhân loại, nguồn gốc, con người, Bài chọn lọc,
Khối đất đỏ (trái) khai quật từ một hang động ở Nam Phi có niên đại khoảng 77.000 năm tuổi và được xem là tác phẩm nghệ thuật sớm nhất của loài người. Bên phải là một tác phẩm về một thực thể sống xuất hiện cách đây 30.000 tại các hang động Lascaux của Pháp.
Dù người vượn cổ đã có bộ não lớn như chúng ta cách đây 600.000 năm, nhưng họ không hề biết sáng tạo nghệ thuật, văn hóa, sử dụng ngôn ngữ hay bất cứ thứ gì khác cho thấy sự khác biệt giữa người và vượn (gọi tắt là kỹ năng con người’). Từ Trung kỳ Đồ đá cũ lên Hậu kỳ Đồ đá cũ được xem là bước nhảy vọt của nhân loại, là “cách mạng loài người” hay “bình minh của văn hóa nhân loại”… nhưng cho đến nay vẫn chưa ai giải thích thỏa đáng vì sao lại có bước nhảy vọt về hành vi giữa người Trung và Hậu kỳ Đồ đá cũ.
Một tác phẩm 77.000 năm tuổi bằng đất son tìm thấy trong một hang động khai quật ở Nam Phi. Đây được xem là tác phẩm nghệ thuật sớm nhất của loài người.
Một quan niệm phổ biến là cuộc “cách mạng” Hậu kỳ Đồ đá cũ đã bắt đầu ở châu Phi. Những phát hiện mới nhất cho thấy kỹ năng con người đã xuất hiện rải rác ở châu Phi từ cách nay 300.000 năm. Nhưng sự xuất hiện đó rất lẻ tẻ chứ không có tính “cách mạng”, tức trên quy mô lớn, ở toàn châu lục cũng như toàn cầu. Trong khi một số bộ lạc đơn độc biết làm đồ trang sức bằng vỏ hạt, những bộ lạc khác lại không. Trong khi đa số bộ lạc sử dụng các công cụ thô sơ, lại có rất ít bộ lạc dùng những công cụ tân tiến hơn nhiều. Và có một số ít người dùng đất son để trang trí, đa số lại không biết.
Tháng 11/2008, nhà địa chất học Zenobia Jacobs của Đại học Wollongong (Úc) viết trên tạp chí Science rằng 2 nền văn minh ban đầu của Hậu kỳ Đồ đá cũ phát triển mạnh mẽ chỉ vài nghìn năm trước khi biến mất. Nền văn minh đầu tiên (gọi là Still Bay) nổi lên khoảng 72.000 năm trước nhưng biến mất khoảng 1.000 năm sau đó. Nền văn minh thứ hai (Howieson’s Poort) nổi lên cách nay khoảng 65.000 năm nhưng chỉ tồn tại 5.000 năm. 
nhân loại, nguồn gốc, con người, Bài chọn lọc,
Những vỏ ốc đầu tiên cho thấy có sự tác động nghệ thuật của con người được tìm thấy tại hang Blombos, Nam Phi có niên đại 60.000 năm.
Ông Jacobs lưu ý sau sự bùng nổ của văn minh Howieson’s Poort khoảng 60.000 năm trước, loài người lại quay về với những kỹ thuật thô sơ của thời đại đồ đá cũ trong suốt 30.000 năm.
Đồ trang sức bằng vỏ hạt phát hiện trong hang Blombos ở Nam Phi, nhưng người làm ra chúng lại biến mất cách nay 60.000 năm.
Thực tế là các nền văn minh Hậu kỳ Đồ đá cũ ở châu Phi không liên tục và chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn. Điều này là một bất ngờ đối với nhiều nhà nhân chủng học, vì trước đó người ta cho rằng văn minh Hậu kỳ Đồ đá cũ có thể phát triển rất nhânh, là kết quả của sự gia tăng sản lượng săn bắn và hái lượm. Những dữ liệu thu thập được của thời Trung và Hậu kỳ Đồ đá cũ đưa ra những bằng chứng khá thuyết phục rằng thực sự có khác biệt đáng kể trong hiệu suất săn bắn giữa 2 thời kỳ.
Điều này có vẻ kỳ lạ bởi những kỹ năng của con người ở văn minh Hậu kỳ Đồ đá cũ bây giờ là không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại của chúng ta, và nhân loại không thể tưởng tượng làm sao có thể thành người nếu không có nó. Tuy nhiên, cần nhớ rằng con người cổ xưa đã tồn tại hơn 6 triệu năm (kể từ khi thoát thai từ loài linh trưởng) mà không có văn minh Hậu kỳ Đồ đá cũ.
Đó là chưa kể việc chuyển đổi sang Hậu kỳ Đồ đá cũ đã không dẫn đến gia tăng khả năng sống sót và tỷ lệ sinh sản của loài người. Trong khi thừa nhận các kỹ năng/hành vi trong Hậu kỳ Đồ đá cũ ở châu Phi có thể giúp cuộc sống con người thuận lợi hay chỉ đơn giản là thêm thú vị, vì những công cụ họ làm ra có tính thẩm mỹ cao hơn, nhưng những kỹ năng đó không đóng vai trò thiết yếu cho sự sống còn của loài người mà ai cũng phải học theo.
nhân loại, nguồn gốc, con người, Bài chọn lọc,
Một số mũi giáo cổ.
Trong cuốn “Sự chuyển đổi từ Trung kỳ đến Hậu kỳ Đồ đá cũ”, tác giả Ofer Bar – Yosef của Đại học Harvard giải thích, những lần xuất hiện riêng biệt của văn minh Hậu kỳ Đồ đá cũ ở Châu Phi “cuối cùng không có tác động đến xu hướng chung trong quá trình tiến hóa nhân loại”. Trong thực tế, sự xuất hiện lẻ tẻ của các kỹ năng Hậu kỳ Đồ đá cũ đã không lan rộng ra khắp Châu Phi vì chúng không mang tính sống còn ở đó.
Vì vậy, đâu là nơi thực sự bùng phát cuộc cách mạng Hậu kỳ Đồ đá cũ? Nhóm cổ đại nào chính là tổ tiên loài người như hiện nay? Các bằng chứng khảo cổ học cho chúng ta biết rằng tổ tiên loài người đến từ một khu vực ở phía tây lục địa Á-Âu, gọi là vùng cận đông Địa Trung Hải (Levant – xem bản đồ bên dưới), bao gồm các vùng lãnh thổ Israel, Lebanon, Syria, Palestine, bán đảo Sinai và Jordan ngày nay. Chính những người nhập cư châu Phi, hiện đang sống ở Levant, là các cư dân đã mang lại cuộc cách mạng Hậu kỳ Đồ đá cũ và sau đó lan ra khắp toàn cầu.
nhân loại, nguồn gốc, con người, Bài chọn lọc,
Vùng cận đông Địa Trung Hải (màu đen).
Quá trình này xảy ra vào khoảng 46.000-47.000 năm trước đây. Đó cũng là lúc một số kỹ năng của Hậu kỳ Đồ đá cũ đột nhiên xuất hiện trong một số dân thuộc Trung kỳ Đồ đá cũ sống ở Tachtit Boker, ngày nay là Israel.
Trong vài ngàn năm, nền văn hóa mới Hậu kỳ Đồ đá cũ đã lan tới châu Âu, châu Phi và châu Á. Điều này biến khu vực cận đông Địa Trung Hải trở thành tâm chấn địa lý của nhân loại, là điểm khởi đầu cho cuộc chinh phục hành tinh trái đất của nhân loại.
Tốc độ của cuộc cách mạng Hậu kỳ Đồ đá cũ ở Levant cũng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, điều người ta khó hiểu là tại sao tổ tiên nhân loại có thể sống tới 6 triệu năm không có những kỹ năng của con người hiện đại, đặc biệt là không có tiếng nói mà bỗng nhiên họ lại học được tất cả những kỳ năng đó chỉ trong vòng cách nay 50.000-100.000 năm?
Thiên Hà, Anh Kiệt – Theo ancient-origins.net

Tìm thấy hóa thạch khiến nguồn gốc người hiện đại trở nên hỗn loạn
Homekhảo cổnguồn gốc loài người

Tìm thấy hóa thạch khiến nguồn gốc người hiện đại trở nên hỗn loạn

Một hóa thạch của một loài trong tông người 3,4 triệu năm tuổi đã được các nhà nghiên cứu tìm thấy,...
Một hóa thạch của một loài trong tông người 3,4 triệu năm tuổi đã được các nhà nghiên cứu tìm thấy, họ nói loài này có thể là một loài hoàn toàn mới xuất hiện vào thời kỳ đầu của con người, loài mà trước đó chưa từng biết đến trong lịch sử
Phôi hàm răng của Australopithecus deyiremeda, một loài tổ tiên mới của con người từ Ethiopia, được nhà nghiên cứu chính và tác giả chính Yohannes Haile-Selassie tổ chức trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland.
Loài người mới và khác biệt này được cho là đã từng sống cùng với Australopithecus deyiremeda (thường được xem là bộ xương nổi tiếng “Lucy”), trang Nature cho biết trong một bài báo, và là một trong rất nhiều loài đa dạng của tông người sống ở khu vực phía Bắc của Ethiopia vào khoảng thời gian từ 3,3 đến 3,5 triệu năm trước.
Các răng và xương hàm đã được tìm thấy trong khu vực Woranso-Mille ở miền Bắc Ethiopia được được thu thập trong năm 2011 và thứ cuối cùng thu thập được sau một cuộc đào bới dài. Được đặt tên là Australopithecus deyiremeda, từ này trong tiếng địa phương có nghĩa là ‘gần’ và ‘tương đối’, phần còn lại chỉ cách 35 km từ nơi tìm thấy Lucy và các hóa thạch Australopithecus afarensis khác.
Một nghiên cứu đã được nhóm nghiên cứu công bố cho thấy rằng loài A. deyiremeda ở Afar là khác biệt so với các loài hiện đại khác, chẳng hạn như Lucy A.afarensis ở Hadar, và một loài thứ ba, Kenyanthropus platyops, sống gần hồ Turkana, Kenya. (Chi chú của Nature: hai loài này có thể là giống nhau, “mặc dù Lucy có thể đã sống quá gần” để có thể tìm thấy một Deyiremeda.)
Xương hàm ở Ethiopia tiết lộ một quá khứ xa xôi: Một xương hàm hóa thạch 2,8 triệu năm tuổi đến từ khu nghiên cứu Ledi-Geraru ở Ethiopia, vào năm 2013. Các mẫu xương của một trong những con người đầu tiên – nó đại diện cho loài thuộc Tông người cổ nhất được biết đến – và đến từ một thời điểm khi con người đang tách ra từ những tổ tiên giống vượn hơn, loài Australopithecus. Ảnh: Brian Villmoare.
Các loài này có sự khác nhau khá căn bản. Xương hàm loài A. deyiremeda vừa mới tìm thấy rắn chắc hơn và có răng nhỏ hơn so với loài A. afarensis, trong khi hóa thạch loài K. platyops có những khuôn mặt phẳng, tờ Nature viết.
Hộp sọ hóa thạch của loài Kenyanthropus platyops.
Loài Palaeoanthropologist tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland, và đồng tác giả của nghiên cứu Yohannes Haille-Selassie nói với tờ Nature: “Chúng tôi tin chắc rằng đó nó khác với tất cả các loài mà chúng tôi biết.“
Haille-Selassie nói rằng câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả là những loài nào đã dẫn đến sự hình thành các Chi của loài người, và người hiện đại.
Fred Spoor, nhà cổ sinh vật học tại Học viện Đại học Luân Đôn, đã viết một bài báo có tựa đề “Loài Palaeoanthropology: thời kỳ giữa thế địa chất Pliocene (thế Thượng Tân)“, cho thấy sự đa dạng của các loài ở Ethiopia từ khoảng 3,3 triệu đến 3,5 triệu năm trước có thể đã bị thay đổi trong quá trình tiến hóa sau này.
Tuy nhiên, tất cả các loài khác nhau cùng tồn tại không có nghĩa là tất cả cùng cùng nhau tiến bộ. Spoor nói với tờ Nature: “Chúng ta không nên đột nhiên nghĩ rằng họ đứng ở sông Awash, bắt tay và nói, ‘Bạn đang làm gì ở đây vậy?’“
Thay vào đó, ông giả định rằng cả hai loài A. deyiremeda và A. afarensis “đã có thể phát triển mạnh cùng nhau vì họ không có cạnh tranh trực tiếp về thực phẩm, nơi trú ẩn và lãnh thổ,” tờ Nature viết.
Bản sao góc nhìn nghiêng của loài Australopithecus afarensis (“Lucy”).
Sự phát hiện loài A. deyiremeda xuất hiện sớm ngay sau niên đại của loài Australopithecus Nam Phi gọi là “Bàn chân nhỏ” (Little Foot) đến 3,67 triệu năm trước, và phát hiện khó tin mô 2 triệu năm tuổi được bảo quản tốt của loài Australopithecus sediba đến từ một hang động cổ xưa gần Johannesburg.
Hộp sọ của Bàn chân nhỏ (Little Foot), một trong những con người đầu tiên được tìm thấy vào những năm 1990 (Ảnh của Đại học Witwatersrand)
Khi tiến bộ khoa học công nghệ có thể xác định chính xác hơn về niên đại tìm thấy, chúng ta sẽ biết được nhiều hơn về nguồn gốc cổ xưa của loài người, và những câu chuyện về sự tiến hóa không phải là một đường thẳng từ vượn đến người hiện đại, những mà một mớ bòng bong lộn xộn và đa dạng của các dòng dõi, chủng tộc và đồng loại.
Thanh Phong, tinhhoa.net dịch từ Ancient Origins

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét