Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 1/c (nguồn gốc loài chim)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                              Sự tiến hóa của bay


                                                         Loài chim không biết bay 

                                                                    Chim Di Cư

Phát hiện đột phá về nguồn gốc loài chim

Cập nhật lúc 07:55, Thứ Bảy, 26/01/2013 (GMT+7)
Sự phát hiện về loài khủng long lông vũ mới được đánh giá sẽ thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết về loài chim, theo tuyên bố của các chuyên gia quốc tế.

Hóa thạch của một sinh vật kích thước 30 cm từ Kỷ Jura đã thách thức cách nhìn nhận lâu nay về nguồn gốc của loài chim.
Khủng long Eosinopteryx - Ảnh: ĐH Southampton
Khủng long Eosinopteryx - Ảnh: ĐH Southampton
Trong một nghiên cứu đột phá, giới chuyên gia đã tiết lộ về sự tồn tại của loài khủng long Eosinopteryx trước khi khủng long được cho là tổ tiên của chim chóc xuất hiện trên bề mặt Trái đất.

Trước đây, giới khoa học cho rằng loài chim tiến hóa từ dòng khủng long gọi là theropod vào thời đầu Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 120 - 130 triệu năm.

Tuy nhiên, giả thuyết trên hiện bị lung lay sau khi hóa thạch của các khủng long có lông vũ được tìm thấy tại miền đông bắc Trung Quốc, từ thời Kỷ Jura.

Eosinopteryx được cho là đã tồn tại từ hơn 145 triệu năm trước, theo báo cáo trên chuyên san Nature Communications.

Đồng tác giả cuộc nghiên cứu là tiến sĩ Gareth Dyke của Đại học Southampton (Anh) đánh giá phát hiện mới càng khiến giới chuyên gia thêm nghi ngờ về giả thuyết liên quan đến hóa thạch nổi tiếng Archaeopteryx, được cho là thủy tổ của loài chim hiện đại.

Hóa thạch của Eosinopteryx cho thấy dù khủng long có lông vũ, chúng hoàn toàn không biết bay, do sải cánh ngắn và cấu trúc xương không phù hợp.

Chúng còn có ngón chân chuyên cho hoạt động đi trên mặt đất, và có ít lông hơn ở phần đuôi và chân sau.
                                                                      Theo Thanh Niên


Nguồn gốc thực của loài chim là từ… khủng long

Xã Hội

(Xã hội) - Những con khủng long ăn thịt đã dần tiến hóa thành những chú chim có kích thước nhỏ hơn sau hàng triệu năm.
Nguồn gốc thực của loài chim là từ… khủng long
Một nhóm các nhà khoa học vào hôm thứ 5 tuần trước đã mô tả một quá trình tiến hóa bất thường đang diễn ra trong khoảng thời gian 50 triệu năm, trong đó một dòng dõi của loài khủng long ăn thịt đã có rất nhiều đặc điểm dẫn đến sự xuất hiện của các loài chim đầu tiên.
Các nhà nghiên cứu, sử dụng kỹ thuật phát triển bởi các nhà sinh học về phân tử, đã tái tạo lại quá trình tiến hóa virus, kiểm tra 1.500 đặc điểm giải phẫu trong 120 loài khủng long khác nhau từ nhóm Theropod. Những loài hai chân ăn thịt khổng lồ như Tyrannosaurus Rex và Giganotosaurus cùng dòng giống với các loài chim bây giờ.
Những con chim đầu tiên được biết đến là loài quạ Archaeopteryx, sống ở Đức 150 triệu năm trước. Nó có những đặc điểm nguyên thủy như răng, đuôi dài và thiếu một xương đuôi, xương ức và các cơ xương khác,... cũng có một số thuộc tính giống với các loài chim hiện đại.
Các nhà nghiên cứu đã hoàn thành một cây phả hệ của dòng họ khủng long này và cả loài chim hậu thế. Những con khủng long giảm kích thước từ khoảng 440 pounds (200 kg) xuống còn 1,7 pound (0,8 kg) trong 12 giai đoạn.
Ngoài thu nhỏ bền vững, dòng này cũng được hưởng lợi từ những đặc điểm mới như lông vũ, xương đòn, cánh, mõm ngắn hơn và răng nhỏ hơn. Nghiên cứu cho thấy dòng này có được sự thích nghi tiến hóa với tốc độ nhanh hơn so với khủng long khác bốn lần.
Việc giảm kích thước cơ thể của loài khủng long bằng việc tiến hóa thành chim đã giúp chúng chiếm được các lợi thế về sinh thái so với các loài to lớn hơn .
‘Những thay đổi này có thể đã giúp những sinh vật sống sót trong thảm họa mà những con khủng long khác đã phải chịu – Đó là việc một tiểu hành tinh đã tấn công Trái đất 65 triệu năm trước. Khả năng bay lượn sẽ cho phép chúng đi tới những nơi xa hơn và phù hợp với khả năng thích nghi ,cộng với việc trở thành động vật máu nóng sẽ giúp chúng chống lại biến đổi khí hậu’, theo nhà cổ sinh vật học Michael Lee của trường Đại học Adelaide.

BẠN CÓ BIẾT NGUỒN GỐC THỰC SỰ CỦA CHIM BỒ CÂU

Nhà nghiên cứu Darwin chứng minh rằng tất cả các giống bồ câu hiện tại đều có nguồn gốc từ bồ câu rừng Columbia livia,vùng Địa Trung Hải, châu Á và châu Phi.
Bồ câu thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gồm 25 bộ, trong đó có Bộ bồ câu(Columbiformes) gồm những loài chim đi chậm nhưng bay rất khoẻ như bồ câu, cu gáy. Gốc mỏ mềm, chúng ăn quả và hạt là chính. Đặc điểm nổi bật của bồ câu là chim non nở ra chưa có lông, chưa mở mắt và rất yếu.
Bồ câu sống thành từng cặp, con cái đẻ 2 trứng, thời gian ấp nở từ 17-21 ngày.
Bồ câu là tên gọi chung của một gia đình chim, có nhiều giống có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Trong đời sống hoang dã, chúng lai tạp lẫn nhau, sống đông đúc ở những vùng ấm áp.
Một loài được biết nhiều nhất sống hoang dã hay còn gọi là chim bồ câu sống lang thang, tổ tiên của nó sống ở châu Âu và châu Á, được gọi là “chim bồ câu đá”, dài khoảng 33 cm, phía trên mình màu xanh xám, với những chấm đen ở cánh và phía đuôi (phao câu) màu hơi trắng; phía dưới là màu hơi đỏ tía ở phần ngực và xanh phớt ở bụng. Xung quanh cổ, đặc biệt là ở con đực, óng ánh nhiều màu sắc.
Hơn 200 giống chim bồ câu nhà (cũng như chim câu rừng) bắt nguồn từ “chim bồ câu đá” (pigeon des roches), còn có tên gọi khác là chim bồ câu bipel (Columbus livia).
Hệ thống phân loại và tiến hóa
Phân họ Columbinae – bồ câu điển hình
-          Chi Columba, gồm cả Aplopelia – bồ câu Cựu thế giới (33-34 loài còn sinh tồn, 2-3 loài mới tuyệt chủng gần đây)
-          Chi Streptopelia, gồm cả Stigmatopelia và Nesoenas – chim cu, cu sen, cu ngói, cu cườm v.v (14-18 loài còn sinh tồn)
-          Chi Patagioenas – bồ câu Mỹ; trước đây gộp trong Columba (17 loài)
-          Chi Macropygia (10 loài)
-          Chi Reinwardtoena (3 loài)
-          Chi Turacoena (2 loài)
Phân họ không tên – cu cánh hoàng đồng và họ hàng
-          Chi Turtur – bồ câu rừng châu Phi (5 loài; đặt vào đây không chắc chắn)
-          Chi Oena – bồ câu Namaqua (đặt vào đây không chắc chắn)
-          Chi Chalcophaps (2 loài cu luồng)
-          Chi Henicophaps (2 loài)
-          Chi Phaps (3 loài)
-          Chi Ocyphaps – bồ câu mào
-          Chi Geophaps (3 loài)
-          Chi Petrophassa – bồ câu đá (2 loài)
-          Chi Geopelia (3–5 loài)
Phân họ Leptotilinae – bồ câu Zenaida và họ hàng
-          Chi Zenaida (7 loài)
-          Chi Ectopistes – bồ câu Passenger (tuyệt chủng; 1914)
-          Chi Leptotila (11 loài)
-          Chi Geotrygon – bồ câu cút (16 loài)
-          Chi Starnoenas – bồ câu Cuba đầu lam
Phân họ Columbininae – cu đất Mỹ
-          Chi Columbina (7 loài)
-          Chi Claravis (3 loài)
-          Chi Metriopelia (4 loài)
-          Chi Scardafella – có lẽ thuộc về chi Columbina (2 loài)
-          Chi Uropelia – cu đất đuôi dài
Phân họ không tên – cu đất Ấn Độ-Thái Bình Dương
-          Chi Gallicolumba (16-17 loài còn sinh tồn, 3-4 loài mới tuyệt chủng)
-          Chi Trugon – cu đất mỏ dày
-          Phân họ Otidiphabinae – bồ câu gà lôi
-          Chi Otidiphaps – bồ câu gà lôi
Phân họ Didunculinae – bồ câu mỏ răng
-          Chi Didunculus – bồ câu mỏ răng
-          Phân họ Gourinae – quan cưu
-          Chi Goura (3 loài)
Phân họ không tên ("Treroninae"?) – gầm ghì và bồ câu lục, bồ câu ăn quả
-          Chi Ducula – gầm ghì (36 loài)
-          Chi Lopholaimus – bồ câu Topknot
-          Chi Hemiphaga (2 loài)
-          Chi Cryptophaps – bồ câu Sombre
-          Chi Gymnophaps – bồ câu núi (3 loài)
-          Chi Ptilinopus – bồ câu ăn quả (khoảng 50 loài còn sinh tồn, 1-2 loài mới tuyệt chủng)
-          Chi Natunaornis – bồ câu lớn Viti Levu (Hậu kỷ đệ Tứ)
-          Chi Drepanoptila – bồ câu lông chẻ
-          Chi Alectroenas – bồ câu lam (3 loài sinh tồn)
Phân họ Raphinae – chim Dodo và họ hàng
-          Chi Raphus – chim Dodo (tuyệt chủng; cuối thế kỷ 17)
-          Chi Pezophaps – đô đô Rodrigues (tuyệt chủng; khoảng năm 1730)
Sau đây là một vài giống bồ câu chính:
-          Chim bồ câu Mondain: khối lượng chim trống 800gam, chim mái 750gam, chim bồ câu con “ra ràng” 1 tháng tuổi nặng 500 gam; là giống đẻ sai, cho từ 8 tới 10 cặp chim bồ câu con trong một năm.
-          Chim bồ câu Carneau: có màu lông đỏ, nhẹ cân hơn loài trên nhưng đẻ nhiều hơn. Từ các đặc điểm riêng biệt này, nên người chăn nuôi đã cho lai giống này với giống chim bồ câu Mondain.
-          Chim bồ câu La-mã: là giống nặng cân nhất trong các loại chim bồ câu. Con trống trưởng thành nặng tới 1 300 gam; đẻ ít; một cặp bố mẹ cho khoảng 6 cặp chim con / năm.
Sưu tầm 
Thuy An Thai


Bằng chứng mới xác nhận nguồn gốc loài chim

Huy Lê (Vietnam+) Bản in
Loài chim có nguồn gốc từ khủng long? Vấn đền này do thiếu bằng chứng hóa thạch trong một khoảng thời gian dài nên đã gây ra sự tranh cãi trong giới khoa học.

Nhà nghiên cứu Từ Tinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc phát biểu trên mạng tin của tạp chí “Tự nhiên” (Anh) ngày 24/9 rằng họ đã tìm thấy một hóa thạch “chim Anchiornis huxleyi” còn nguyên vẹn ở tỉnh Liêu Ninh phía Đông Bắc nước này.

Phát hiện này đã lấp đầy khoảng trống liên quan trong chuỗi tiến hóa giữa hai loài. Tạp chí trên cho biết trong tuần sau sẽ chính thức xuất bản một tài liệu liên quan đến vấn đề này.

Tài liệu sẽ cung cấp một bộ ảnh và các dữ liệu hữu quan về hóa thạch sinh vật cổ còn rất nguyên vẹn, cho thấy không chỉ chi trước và đuôi của động vật này có lông dài, mà trên hai chân của nó cũng mọc lông vũ, chứng tỏ trong quá trình tiến hóa từ chim đến khủng long có thể tồn tại một giai đoạn “bốn cánh”.

Nhà nghiên cứu này quy động vật nói trên vào loài “chim Anchiornis huxleyi”, được đặt tên để tưởng niệm nhà bảo tàng học nổi tiếng người Anh Thomas Henry Huxley, người đầu tiên đưa ra giả thiết chim có thể tiến hóa từ khủng long.

Trước đây người ta từng cho rằng “chim Anchiornis huxleyi” là loài chim rất nguyên thủy, nhưng các cuộc nghiên cứu sâu hơn cho thấy loài này thuộc Troodontidae, loài khủng long có cánh có mối liên hệ rất gần với loài chim nguyên thủy.

Tuy nhiên, lý luận này do thiếu bằng chứng hóa thạch trong một thời gian dài nên những người phản đối nói rằng một số hóa thạch của khủng long giống chim xuất hiện quá muộn, không đủ để giải thích quan hệ tiến hóa từ khủng long đến chim.

Nay kết quả xác định niên đại đối với hóa thạch tìm thấy tại Liêu Ninh cho thấy con “chim Anchiornis huxleyi” này sống vào giai đoạn cuối kỷ Jura - cách đây khoảng 155 triệu năm, sớm hơn niên đại của loài chim thủy tổ - cho đến nay là “loài khủng long giống chim” cổ xưa nhất.

Nhà nghiên cứu này còn cho rằng phát hiện nói trên không chỉ kết nối nhịp cầu tiến hóa từ khủng long đến chim, mà còn góp phần vào việc nghiên cứu nguồn gốc cũng như quá trình tiến hóa của lông vũ./.

Bí ẩn tiến hóa trong tư thế đứng của loài chim

tu-the-dung-cua-chimLoài chim có thể giữa cánh trên cao vì cách thức cúi mình kỳ lạ của nó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nguồn gốc của tư thế gập mình này, cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về sự phát triển của các loài chim.
Loài chim lúc đứng và đi bộ có một dáng cúi gập khác lạ, với xương đùi được tổ chức gần như theo chiều ngang – không giống với con người là chân đứng theo chiều dọc. Phương pháp gập mình giúp hỗ trợ loài chim cân bằng và chuyển động bằng cách đảm bảo trọng tâm nằm ở trên bàn chân. Hai chân của loài chim in dấu di sản của họ khủng long – những loài khủng long phát triển tư thế đứng hai chân đầu tiên trong quá trình tiến hóa từ cách đây khoảng 235 triệu năm.
Các loài chim có cách cúi gập khác nhau, cách cúi gập này được nhìn thấy ở các loài gần gũi trong đời sống như chim, cá sấu. Chim và cá sấu thuộc về một loài thú đa dạng của sinh vật được gọi là Archosaurs, bao gồm tất cả các loài khủng long và các loài bò sát bay đã tuyệt chủng được gọi là thằn lằn bay. Các Archosaurs đầu tiên, xuất hiện khoảng 250 triệu năm trước, giống như cá sấu hiện đại. Mặc dù Archosaurs là những động vật có bốn chân dài, đuôi nặng, chúng đã có chi trước dài hơn cá sấu. Sự tiến hóa này làm cho chúng dễ dàng hơn khi di chuyển trên mặt đất.
Các nhà khoa học đã tỏ ra không thống nhất về cách giải thích sự tiến hóa của loài chim. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự thay đổi này xảy ra từ từ trong một nhóm khủng long có tên là Coelurosaurs, trong đó bao gồm loài Tyrannosaurs và chim ăn thịt. Những người khác cho rằng sự thay đổi này xảy ra đột ngột hơn, bắt đầu với vài tổ tiên trực tiếp của loài chim khủng long và nguồn gốc của chuyến bay.
Hình ảnh chụp CT các bộ xương hóa thạch của khủng long được so sánh với xương của loài chim hiện đại để tìm hiểu về quá trình tiến hóa liên quan giữa hai loài.
Để giúp giải quyết cuộc tranh luận này, các nhà khoa học khám phá các loài chim bằng cách phân tích mô hình trên máy tính 3D của 17 loài Archosaurs kéo dài khoảng 250 triệu năm tiến hóa. Chúng bao gồm các loài chim sống, chẳng hạn như gà tiền sử, Archaeopteryx, chim bốn cánh, khủng long có lông Microraptor, động vật ăn thịt hai chân, chẳng hạn như Velociraptor và khủng long bạo chúa, và cá sấu, mặc dù vẫn còn xa xôi người thân của các loài chim.
Các nhà cổ sinh vật học đã đồng ý trong nhiều năm rằng tư thế cúi gập thường thấy ở loài chim đã tiến hóa khiến phần đuôi của chúng trở nên ngắn hơn, chuyển trọng tâm dần về phía trước. Điều này buộc hai chân trở nên ít theo chiều dọc và nhiều hơn nữa cúi xuống để giữ cho trung tâm của trọng lực cân hơn bàn chân.
“Đuôi là sự thay đổi rõ ràng nhất, nếu bạn nhìn vào cơ thể khủng long”, nhà nghiên cứu John Hutchinson, một cơ giới sinh học tiến hóa tại Đại học Thú y Hoàng gia ở Hatfield nói. “Tuy nhiên, như chúng tôi đã phân tích và tái phân tích và xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu của chúng tôi, chúng tôi dần dần nhận ra rằng tất cả mọi người đã quên kiểm tra những gì ảnh hưởng đến chi trước đã có trên sự cân bằng và tư thế, và rằng ảnh hưởng này lớn hơn so với đuôi hoặc các bộ phận khác của cơ thể”.
Kể từ khi hai chân trước của tổ tiên của các loài chim trở thành cánh chim, những phát hiện này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc các chuyến bay của chúng. Những thay đổi về hình dạng cơ thể ảnh hưởng tới sự cân bằng của loài động vật này, và cả hình dạng lẫn sự cân bằng đều quan trọng với các chuyến bay. Trọng tâm của loài chim có vẻ như đã thay đổi sau khi chúng bắt đầu thực hiện những chuyến bay đầu tiên của mình.
Tổ tiên của loài chim khủng long có thể đã tiến hóa chi trước lớn hơn vì những lý do khác hơn là để hỗ trợ cho việc bay, chẳng hạn như bắt con mồi hoặc thích nghi với địa hình phức tạp.
Các nhà khoa học đang cố gắng sử dụng tối đa các công nghệ cho phép chuẩn đoán chính xác về sự tiến hóa của loài chim và thay đổi cách tiếp cận với các thí nghiệm. Thay vì nhìn vào một hoặc một vài khía cạnh của từng mẫu vật tại bất kỳ thời gian nhất định – chẳng hạn như khối lượng của nó, tư thế, tỷ lệ xương và giải phẫu cơ bắp – các nhà khoa học hy vọng sẽ phân tích mọi khía cạnh của từng mẫu vật lại với nhau đồng thời trong mô phỏng máy tính tiên đoán các hoạt động của cơ thể. Mô hình như vậy sẽ giúp tiết lộ làm thế nào những loài động vật đã tuyệt chủng đứng lên và di chuyển, và làm thế nào chúng thay đổi theo thời gian.
 Theo Infonet

Mâu thuẫn về nguồn gốc ra đời của loài chim

  • Cập nhật : 11/12/2014
 Công trình nghiên cứu mới cho rằng loài chim ngày nay có nguồn gốc từ cách đây 100 triệu năm – một thời gian dài trước khi khủng long tuyệt chủng.
Trong công cuộc tìm kiếm tổ tiên của loài chim hiện đại, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả trái ngược nhau của hóa thạch và phân tích di truyền. Nghiên cứu hóa thạch cho rằng loài chim hiện đại có nguồn gốc cách đây 60 triệu năm, sau khi giai đoạn Cretaceous kết thúc cách đây 65 triệu năm, cũng là giai đoạn loài khủng long tuyệt chủng.
Nhưng các công trình nghiên cứu phân tử lại cho rằng khác biệt di truyền của nhiều giống chim xảy ra vào giai đoạn Cretaceous. Và một công trình nghiên cứu mới dựa trên phân tử cho rằng tổ tiên loài này đã xuất hiện sớm hơn thời điểm đề xuất 40 triệu năm. Trong công trình này các nhà khoa học áp dụng một phương pháp mới: nghiên cứu tỉ lệ biến dị giữa các nhóm trong loài.
Một đôi vẹt đuôi dài Nam Mỹ màu đỏ bay qua Công viên Quốc gia Madidi ở Bolivia. Theo một công trình nghiên cứu di truyền mới, các loài chim hiện đại có thể có nguồn gốc từ 100 triệu trăm nay, từ lâu trước khi loài khủng long tuyệt chủng. (Ảnh: Joel Satore/NGS)
Theo Joseph Brown, trưởng nhóm nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH Michigan tại Ann Arbor: “Mục đích của nghiên cứu là đưa ra một câu trả lời dứt khoát cho kết luận từ hai nguồn thông tin.”
Công trình nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí BMC Biology.
Phương pháp xác định niên đại
Khi muốn xác định niên đại của các sự kiện sinh học, nhà di truyền học phân tử dựa vào một lý thuyết tên đồng hồ phân tử. Sau những khoảng thời gian dài, sự biến dị diễn ra ở một tần suất khá đều đặn. Bằng cách đo đạc mức độ biến dị di truyền, các nhà khoa học có thể đánh giá vào thời điểm nào trong quá khứ các loài rẽ nhánh.
Trong những nhóm có họ xa, ví dụ như những họ hoặc bộ chim khác nhau, đồng hồ phân tử “bất thường” hơn mọi người nghĩ. Có lẽ điều này xảy ra là do những dòng chim khác nhau có thể nảy sinh biến dị ở tần suất khác nhau, vì vậy áp dụng một tốc độ duy nhất cho cả họ có thể dẫn đến kết quả không đáng tin cậy.
Cách đánh giá được cải thiện
Công trình là cuộc điều tra sát sao đầu tiên về khả năng những giả định kém về dữ liệu di truyền của loài chim dẫn đến sự khác biệt lên đến 50 hoặc 60 triệu năm giữa kiểm tra hóa thạch và kiểm tra di truyền.
Lời giải thích khả dĩ nhất là hai nguồn thông tin này giải quyết những giai đoạn đa dạng hóa khác nhau.
Dữ liệu di truyền được sử dụng trong giai đoạn các bộ gien có chung một tổ tiên, điều này có thể đẩy lên sớm hơn sự phát triển loài mới. Còn hóa thạch thì chỉ ghi nhận sản phẩm của quá trình tiến hóa.
Patrick O’Connor, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Ohio, Athens cho biết: “Có một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là những dữ liệu này không nhất thiết phải đáng tin hơn hóa thạch. Thông tin mà chúng ta có được từ hóa thạch và các loài động vật ngày nay là một bộ dữ kiện bổ sung mà chúng ta nên kết hợp hơn vào quá trình nghiên cứu so với hiện nay.”
Patrick cũng cho biết thêm: “Công trình khuyến khích các nhà cổ sinh vật học tiếp tục tìm kiếm những hóa thạch của loài chim hiện đại trong địa tầng thuộc giai đoạn Cretaceous. Điều quan trọng ở đây là đã có những hóa thạch ủng hộ quan điểm tiến hóa loài chim dựa trên tiến hóa phân tử. Công trình này đã chứng thực cho một số những phát hiện gần đây.”
(Theo National Geographic)

Sự thực đâu mới là loài chim lớn nhất thế giới?

A- A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Lạc đà có phải là loài chim lớn nhất thế giới? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

Sự thực đâu mới là loài chim lớn nhất thế giới?
ảnh minh họa
Mới đây, dư luận đang xôn xao với thông tin lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới được ghi trong một quyển sách khám phá khoa học dành cho trẻ em, trong khi đó theo hiểu biết chung của nhiều người, lạc đà lại không phải là một loài chim, cũng như không nằm trong bộ gia cầm mà là một loài động vật có vú. (Ảnh: Michael R. Relly)

Theo tìm hiểu, lạc đà là tên gọi hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống. Tất nhiên, chúng chẳng hề liên quan đến họ hàng nhà chim. (Theo Ojafr.ir)

Vậy loài chim lớn nhất thế giới là loài nào? Câu trả lời chính là đà điểu châu Phi. Đà điểu châu Phi, tên khoa học là Struthio camelus, là một loài chim chạy có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, chi Struthio. (Theo Wildbirdgallery)

Được mệnh danh là loài chim còn sống lớn nhất thế giới, đà điểu châu Phi khi trưởng thành có thể nặng từ 90 đến 130kg, có con nặng tới 155kg, cao từ 1,7m đến 2,7m, thực sự mới là một loài chim khổng lồ trên thế giới. (Theo Parfaitimage)

Thú vị hơn, mặc dù chẳng liên quan đến lạc đà nhưng tên khoa học Struthio camelus của loài chim lớn nhất thế giới này lại bắt nguồn từ từ kamelos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lạc đà". Chính vì vậy, chúng còn được gọi là "chim lạc đà". (Theo Commons)

Cũng có những điểm thú vị ở hai loài động vật này trùng hợp rất giống nhau. Cả lạc đà và đà điểu đều có một chiếc cổ dài, cơ bắp phát triển, khả năng chịu đựng nắng nóng khô hạn và lông mi rất dày, rậm để chắn nắng. (Theo Commons)

Cả hai loài động vật đều không thể bay, lạc đà thì đương nhiên không thể vì chúng không sở hữu bất cứ bộ phận cơ thể nào có thể giúp chúng thực hiện ước mơ bay lượn trên bầu trời. Đà điểu được xếp vào bộ chim chạy là có lý do của nó, cánh của chúng thoái hóa, tiêu biến nhỏ đi, không thể nâng cơ thể khổng lồ của nó bay lên mặt đất dù chỉ 1cm. (Theo Nomad)

Bù lại đà điểu chạy rất nhanh, vận tốc của chúng có thể lên đến 70km/h, thời gian tăng tốc không đáng kể. Lạc đà cũng không kém cạnh với vận tốc khoảng 65km/h và có thể duy trì liên tục vận tốc 40km/h. (Theo Theoallofs)

Mặc dù vậy, theo các dẫn chứng khoa học, đà điểu mới là loài chim lớn nhất thế giới. Hơn nữa, đà điểu và lạc đà thực sự là hai loài riêng biệt, không có chung nhánh tiến hóa hay nguồn gốc tổ tiên. (Theo Djringer)

Loài chim khổng lồ này sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. (Theo Djringer)

Đặc biệt là, đà điểu có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm nếu có điều kiện. Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa. (Ảnh Yann Kolbeinsson)
đăng bởi: kienthuc

Xôn xao khái niệm "Lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới"

(Techz.vn) Câu chuyện lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới được in trong một cuốn sách khiến nhiều người xôn xao. Thực hư câu chuyện này như thế nào?
Việc cuốn sách được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook trong thời gian ngắn gần đây nói về loài chim lớn nhất thế giới. Theo đó, cuốn sách này đề cập đến loài chim lớn nhất thế giới là lạc đà, đây thực sự là một sai lầm của người biên tập cuốn sách này.
Xôn xao khái niệm
Ảnh: Facebook
"Loài chim lớn nhất trên thế giới là lạc đà. Lạc đà không chỉ có hình dáng to lớn, mà tốc độ chạy cũng rất nhanh. Nó đã là chim, vậy vì sao lại chạy nhanh mà không phải là bay? Đó là vì lạc đà không biết bay do thân thể nó quá nặng, cánh cũng bị thoái hóa rồi." Đây là nguyên văn những gì được viết trong cuốn sách. Trên thực tế, loài lạc đà sống trên sa mạc là một loài động vật có vú, không phải loài chim như đề cập.
Trên thế giới có loài lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu, cả hai loài này đều không có cánh để mà thoái hóa. Vậy câu trả lời dành cho loài chim lớn nhất thế giới là gì?
Xôn xao khái niệm
Đây mới là loài chim lớn nhất thế giới. Ảnh: Internet
Đó chính là Đà điểu châu phi với pháp danh khoa học Struthio camelus. Pháp danh này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là chim lạc đà. Thông tin này được đăng tải chi tiết trên Wikipedia và có lẽ việc sai lệch trong cuốn sách là do lỗi dịch và biên tập mà thôi.
Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chim lạc đà". Theo Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét