Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 1/d/z (nguồn gốc loài người)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

                                                   Nguồn gốc của loài người [Phần 3/3]


Sốc: Bằng chứng con người KHÔNG đến từ Trái Đất

Hoa Hướng Dương |
Sốc: Bằng chứng con người KHÔNG đến từ Trái Đất
Hình minh họa.

Bí ẩn về nguồn gốc của loài người là gì? Liệu chúng ta có thật sự là sinh vật của Trái Đất?



Trái Đất ngày nay là một hành tinh sôi động với sự sống đa dạng, phát triển. Thế nhưng so với lịch sử hình thành Trái Đất, sự sống cũng chỉ mới xuất hiện không bao lâu.
Sự xuất hiện của loài người đến nay cũng chỉ như một cái chớp mắt.

Bí ẩn nguồn gốc loài người.
Bí ẩn nguồn gốc loài người.
Đi tìm nguồn gốc của loài người chính là trở về với cội nguồn sâu xa của chúng ta, điều mà Darwin hay những nhà tự nhiên học khác luôn trăn trở.
Chúng ta có thật sự tới từ Trái Đất? nếu không chúng ta là ai và tới từ đâu?
Một cuốn sách mang tên Humans Are Not From Earth (Loài người không tới từ Trái Đất) của nhà sinh vật học, Tiến sĩ Ellis Silver đăng trên blog Pharyngula của ông đã thu hút nhiều ý kiến và sự quan tâm.
Xem video:
Con người không tới từ Trái Đất?
Trong đó ông cho rằng loài người có thể đã được sinh ra ở một hành tinh khác và "được đưa tới" Trái Đất, nơi có điều kiện thuận lợi hơn để tiến hóa thành sinh vật vượt trội như ngày nay.
Như vậy con người có thể không phải là sinh vật "bản địa" như nhiều sinh vật khác.

Liệu chúng ta có tới từ Trái Đất?
Liệu chúng ta có tới từ Trái Đất?
Những đặc điểm "ngoài hành tinh" của loài người

Chúng ta có nhiều gen lạ
Chúng ta có nhiều gen lạ
Ông còn chỉ ra rằng trong bộ gen hiện nay, có tới 145 gen "ngoài hành tinh" vì không tới từ tổ tiên của chúng ta. Con người còn có những đặc điểm sinh học khác khiến nó trở nên tách biệt với các loại sinh vật khác trên Trái Đất.

Con người không tiến hóa theo phần còn lại
Con người không tiến hóa theo phần còn lại
Tiến trình tiến hóa của con người cũng đi theo một con đường riêng biệt so với phần còn lại. Ông chỉ ra những đặc điểm "ngoài hành tinh" của con người như:
"Con người được cho là loài sinh vật phát triển bậc nhất trên Trái Đất.
Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là chúng ta vẫn không phù hợp và được trang bị kém khi đối mặt với môi trường Trái Đất:
Bị thương tổn trước ánh sáng Mặt trời, không ưa thích các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, có tỉ lệ mắc bệnh mạn tính rất cao và còn nhiều nữa".

Đau lưng là hiện tượng phổ biến
Đau lưng là hiện tượng phổ biến
Ông Silver giải thích rằng loài người luôn bị ốm vì đồng hồ sinh học trong cơ thể của chúng ta đã tiến hóa để đón chờ một ngày có 25 tiếng đồng hồ như chứng minh của các nhà nghiên cứu về giấc ngủ.
Con người thường bị đau lưng cũng do trước kia chúng ta sống ở một hành tinh có lực hấp dẫn thấp hơn Trái Đất.

Khoa học cho rằng: con người không tới từ Trái Đất
Khoa học cho rằng: con người không tới từ Trái Đất
Ông cũng phát hiện một điểm kỳ lạ là, đầu của những đứa trẻ sơ sinh rất to, gây khó khăn cho người mẹ khi sinh để và có thể dẫn tới việc mẹ và con tử vong trong lúc lâm bồn.
Trong khi đó, các loài bản địa khác trên Trái Đất không mắc phải vấn đề này.
Tiến sĩ Silver tin rằng, cấu tạo tự nhiên của con người không nhằm để thích nghi với việc tiếp xúc Mặt Trời khi ở trên Trái Đất, nên chúng ta không thể tắm nắng hơn 1 - 2 tuần.
Hay tiếp xúc với mặt trời hàng ngày mà không bị cháy nắng hoặc bị các tổn hại khác.
Vậy con người tới từ đâu?

Chúng ta tới từ đâu
Chúng ta tới từ đâu
Tiến sĩ đưa ra giải thuyết rằng, tổ tiên loài người đã có thể đã tới Trái Đất nhờ thiên thạch hoặc sao chổi cách đây khoảng 60.000 - 200.000 năm nhưng chưa tiến hóa hoàn thiện như loài người ngày nay.
Sau đó chủng người Neanderthal đã lai giống với các loài khác, có thể từ Alpha Centauri - hệ sao gần nhất với Hệ Mặt Trời của chúng ta, nằm cách mặt trời 4,37 năm ánh sáng để con người có thể vượt trội và thích nghi tốt hơn trên Trái Đất.

Con người đã lai tạo với người ngoài hành tinh
Con người đã lai tạo với người ngoài hành tinh
Những bằng chứng khảo cổ từ các nền văn minh lớn trên Trái Đất như Peru, Ấn Độ, Trung Quốc và Bolivia... cũng chỉ sự tồn tại của một giống người ưu việt từ ngoài Trái Đất giúp đỡ loài người.
Một số tranh vẽ cổ xưa về "đáng sáng tạo" từ các nền văn minh:

Những đáng sáng tạo cổ xưa
Những đáng sáng tạo cổ xưa

Những người ngoài hành tinh đã tới Trái Đất
Những người ngoài hành tinh đã tới Trái Đất

Bức họa cổ về đấng sáng tạo
Bức họa cổ về đấng sáng tạo

Phi thuyền của đấng sáng tạo
Phi thuyền của đấng sáng tạo

Bức bích họa cổ
Bức bích họa cổ
Nhưng bức tranh thời cổ xưa mô tả những người được xem là "chúa" ban sự sống xuất hiện cùng với những phi thuyền, đĩa bay đã tới "thăm" Trái Đất và đưa loài người tới đây bằng một con tàu khổng lồ.
Quan điểm tôn giáo về sự sống của con người cũng phần nào lý giải nguồn gốc bên ngoài của con người.
Cuốn sách chỉ mang ý kiến cá nhân và mang tính chủ quan nhưng bản thân tác giả cũng nói rằng ông viết nó với ý kiến cá nhân nhằm tạo nên sự tranh luận chứ không phải lời kết luận.
Con người tới từ đâu có lẽ vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại cho tới tận bây giờ và mai sau.
theo Trí Thức Trẻ


Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email khampha@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha News

Nguồn gốc của loài người theo cái nhìn của Phật giáo

Trưởng lão Thích Thông LạcTrích "Đường về Xứ Phật"
02:23' CH - Thứ ba, 05/05/2009
I. Quan điểm thứ nhất về sự xuất hiện con người
Ngược dòng thời gian, quay về với hàng tỷ năm trước, chúng ta tìm hiểu xem Trái đất và vạn vật muôn loài đã được hình thành như thế nào. Có người cho rằng, cách đây khoảng hơn mười lăm tỷ năm, vũ trụ được bắt đầu thành lập từ một vụ nổ lớn. Đó là những người theo thuyết Big bang. Theo một vài tôn giáo thì vũ trụ được thành lập bởi Thượng Đế. Điều này hoàn toàn không có cơ sở nên chúng ta không thể tin được. Đạo Phật không chấp nhận có một Thượng Đế đã tạo ra tất cả. Theo Đức Phật, trái đất và sự sống muôn loài do nhiều yếu tố, nhiều nhân duyên, nhiều điều kiện tạo thành. Câu nói ấy tuy đơn giản nhưng không bao giờ sai. Khoa học dù tiến bộ đến đâu cũng thừa nhận rằng, tất cả mọi sự vật, sự việc đều được hình thành do nhân duyên, do nhiều yếu tố khác nhau. May mắn của chúng ta là được dựa vào một giáo lý đúng đắn như vậy.
Nói về sự hình thành trái đất, chúng ta biết rằng thời xưa khi thành hình Thái dương hệ, Trái đất được thành lập. Lúc bấy giờ, trên Trái đất chưa có sinh vật, cây cối, chưa có con người chỉ có đất, đá và nước. Lượng nước luôn không ổn định. Những cơn mưa thường trút xuống ầm ầm, gột rửa đi những lớp đất trên bề mặt, làm đá trơ ra, rồi gây nên cảnh ngập lụt. Nước lại bốc hơi lên rất nhanh tạo thành những đám mây, gặp không khí lạnh tạo thành nước. Trời lại tuôn mưa xuống. Khí hậu rất khắc nghiệt, mưa nắng thất thường.
Rồi dần dần sự sống bắt đầu hình thành từ thiên nhiên với những vi thể vô cùng nhỏ. Những nguyên tố căn bản làm tiền đề cho sự sống là : Carbon, Oxy , Hydro và Nito. Bốn nguyên tố này tạo thành các chất hữu cơ của sự sống và các chất hữu cơ ngày càng phức tạp dần. Theo điều kiện trái đất, những nguyên tố đó được sắp xếp thích hợp thành nước, dưỡng khí, các chất hữu cơ, đạm… Có người còn cho rằng, ban đầu sao chổi đã va chạm vào Trái đất và để lại ở đấy một vài chất hữu cơ làm tiền đề cho sự sống. Dĩ nhiên, sự sống hình thành phải có đủ hai yếu tố: vật chất và tinh thần. ( Đoạn lược bỏ)
Dựa vào khoa học, chúng ta có thể lý luận theo học thuyết của Darwin: men nấm xuất hiện, rồi những đột biến gien giúp cây tiến hoá dần dần. Chúng ta có thể không phủ nhận điều đó nhưng vẫn phải nhớ một điều: Động vật tồn tại luôn luôn có hai mặt là tinh thần và vật chất.
( Đoạn lược bỏ)
Trở lại với thế giới vật chất, chúng ta biết rằng, bắt đầu từ những may mắn nào đó, trong điều kiện thuận lợi nào đó, những loại men nấm dần dần xuất hiện dưới hình thức vi sinh. Những men nấm ấy có cấu trúc tế bào rất đơn giản để có thể tự phân bào. Những tế bào nấm phải có nhân bên trong. Đó là những màng nước chứa, nếu phân ra thì có những protein phức tạp. Một nhân tế bào tự tách ra làm đôi để tạo thành tế bào khác. Vì thế, những men nấm cứ lan dần, lan dần. Tuy nhiên, nó cũng không thể tồn tại lâu dài. Có khi chỉ tồn tại trong một buổi sáng, khi nắng chiếu lên là những men nấm ấy sẽ chết. Chỉ những loại men nấm thích nghi được với sự thay đổi khí hậu khắc nghiệt mới có thể tiếp tục tồn tại. Trong quá trình xuất hiện rồi tàn rụi, các men nấm ấy đã thải vào trong không khí những chất khí và để lại xác mục rữa tạo thành phân hòa vào trong đất, trong nước. Cứ thế, qua hàng triệu năm, nhiều loại men nấm xuất hiện rồi bị hủy diệt, chất khí được thải vào không khí cũng như cặn bã để lại trong đất và nước ngày càng nhiều. Vì thế, môi trường Trái đất cũng thay đổi ngày càng phong phú hơn, phức tạp hơn.
Khi môi trường Trái đất trở nên phong phú hơn thì một loài thực vật tương ứng với môi trường đó xuất hiện (như rong, rêu). Cứ như vậy, qua nhiều triệu năm, những cặn bã rong rêu để lại làm cho môi trường Trái đất phức tạp hơn. Lúc bấy giờ, những loài thảo mộc đơn giản xuất hiện, lúc đầu chỉ là những cây nhỏ, sau đó những cây lớn cũng xuất hiện. Khi thảo mộc đơn giản xuất hiện, vi khuẩn động vật cũng xuất hiện. Dần dần, trên Trái đất xuất hiện những rừng cây bạt ngàn, những đồng cỏ lớn tạo thành môi trường sống thuận lợi cho những loại động vật kế tiếp xuất hiện và phát triển.
Có hai cách lý giải sự xuất hiện của các loài vật trên trái đất. Theo nhà bác học Darwin là do hiện tượng đột biến gien theo di truyền. Do môi trường bên ngoài phong phú hơn, tác động lên cơ thể con vật, kích động nhân di truyền AND làm cho nhân di truyền này bị thay đổi cấu trúc. Vì cấu trúc nhân AND bị thay đổi nên có hiện tượng đột biến gien, loài vật này có thể dần dần biến đổi thành một loài khác gần với nó. Ví dụ, con thằn lằn nhỏ bị đột biến gien dần dần thành con khủng long hoặc con người là hiện tượng đột biến gen của loài khỉ. Nói chung, theo học thuyết của Darwin, sự xuất hiện các loài vật cũng do môi truờng bên ngoài kích động, thúc đẩy.
Cách lý giải thứ hai có vẻ thần thoại hơn. Chẳng hạn, người ta có thể lý giải sự ra đời của một con cá như sau: Trong một cái hốc đá nào đó có một khối nước đứng yên, không có dòng nước nào tác động vào, vô tình hội đủ nhiều yếu tố của sự sống, có cả yếu tố tâm linh của một loài nào đó trong vô hình. Nghĩa là muôn loài trong thế giới vô hình muốn sống và tìm được một cái hốc đá có nước, hội tụ nhiều yếu tố, nhiều nguyên tử của sự sống, đồng thời có tâm linh, rồi hướng về và hòa nhập vào đó. Một thời gian, từ trong đó bơi ra một con cá. Sự việc diễn ra như một phép lạ, một thần thoại. Chúng ta phải tu đến mức đắc đạo mới có thể kiểm tra được điều này. Ngay cả con vật to lớn như con voi cũng vậy. Trong một đống lá có nhiều lớp dày lên cả năm, sáu trăm thước được ủ khuất trong rừng sâu, có một hốc khí hội tụ nhiều điều kiện của sự sống mà lúc đó vi khuẩn có thể chưa phát triển để ăn kịp. Tương tự cũng như thế sự xuất hiện của con voi (*). Mấy triệu năm sau, khi môi trường thay đổi, nó trở thành một con voi như chúng ta thấy bây giờ. Người ta cũng cho rằng, có một thời trong những đống lá như vậy, những con khủng long đã xuất hiện.
Hai học thuyết, hai cách lý giải hoàn toàn khác nhau. Nhưng qua đó chúng ta cũng thấy rằng, sự sống được hình thành do nhiều yếu tố. Trong đó, sự chi phối của yếu tố tâm linh rất quan trọng.
Như vậy, thảm thực vật đã xuất hiện đầy đủ hay nói cách khác là rừng cây bạt ngàn đã bao phủ Trái đất là điều kiện cho động vật xuất hiện. Trong quá trình tự biến đổi, tự phát triển, tự điều chỉnh, thiên nhiên đã dần dần tạo ra muôn loài và cuối cùng là con người xuất hiện.
(Theo bài giảng Yêu thiên nhiên – Tâm lý đạo đức, TT Thích Chân Quang
Link: http://thuvienhoasen.org/tamlydaoduc-22.htm )
Chú thích:
1. Có 1 số đoạn lược bỏ vì chúng tôi không thống nhất quan điểm với tác giả, tuy nhiên chúng tôi vẫn để link gốc của tài liệu để độc giả tiện khảo cứu.
2. (*), đoạn gạch chân này là chúng tôi sửa lại theo quan điểm của mình, đồng thời cho khớp với mạch văn.
II. Quan điểm thứ 2 về sự xuất hiện con người
Hỏi: Kính thưa Thầy, từ trước tới nay khoa học đều khẳng định rằng con người là do khỉ vượn sinh ra tức là thủy tổ của loài người, đó là thuyết tiến hóa. Vậy đạo Phật Nguyên Thủy và theo trí vô hạn của Thầy thì nguồn gốc loài người và rộng hơn là nguồn gốc vũ trụ là thế nào ?
TL Thích Thông Lạc đáp: Con khỉ không phải là Thủy Tổ của loài người như các nhà khoa học đã khẳng định, con khỉ chỉ là con khỉ, một loài động vật như các loài động vật khác.
Theo đạo Phật con khỉ chỉ là một loài động vật cao cấp gần giống như con người. Nếu lấy con người làm tiêu chuẩn thì con khỉ chỉ là con khỉ mà thôi, chứ không thể tiến hoá làm con người được, chỉ có nghiệp lực của con khỉ, khi con khỉ chết nó sẽ tiếp tục luân hồi tái sanh làm người.
Từ con người “Cổ Sơ” sống đơn giản, dựa vào thiên nhiên. Mức sống của thiên nhiên thì có hạn, còn con người sanh sản thì vô hạn nên con người buộc phải tiến hoá dần để bảo vệ sự sống còn của mình duy trì cho đến ngày nay, do đó con người trở thành văn minh phát triển theo chiều hướng khoa học hiện đại hóa, để sản xuất ra vật chất phục vụ cho đời sống con người như hiện nay.
Loài khỉ sống thanh tịnh trong sạch hơn các loài động vật khác, nhờ hành động sống tự nhiên theo nghiệp nhân quả thiện tạo thành nghiệp lực thiện. Khi con khỉ chết, nghiệp lực thiện chiêu cảm môi trường thiện luân hồi tái sanh thành con người. Đừng hiểu rằng con người chết là sẽ tiếp tục sanh làm con người nữa, hiểu như vậy là không đúng luật nhân quả. đức Phật dạy: “được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển khơi”. Chỗ này có dịp Thầy sẽ giảng dạy để hiểu biết rõ ràng hơn.
Trí hữu hạn của con người không cho phép các nhà khoa học hiểu hơn, cho nên các Ngài dùng sự so sánh những hành động và sự cơ cấu cơ thể của loài khỉ vượn giống như những hành động và cơ cấu của cơ thể của loài người cổ xưa “tiền sử” mà cho rằng thủy tổ của loài người là khỉ vượn. Đó là cái hiểu sai của các nhà khoa học.
Muốn gây tạo giống con người thì phải có môi trường thích hợp với con người. Chính các duyên của con người, chứ chưa có các duyên của con người thì không thể nào gây tạo giống con người được, cho nên thuyết tiến hóa từ con vật thành con người thì mơ hồ, trừu tượng không chính xác. Bởi phần sắc uẩn của con người đầy đủ hơn loài động vật, nhất là sự cấu tạo bộ óc của con người về tế bào não phần sử dụng về tinh thần tưởng uẩn và thức uẩn thì loài khỉ vượn không thể có được.
Vả lại cái sai của các nhà khoa học nữa, đó là trí tuệ của loài khỉ vượn và trí tuệ của những người tiền sử đều sống dựa trên thiên nhiên, loài khỉ vượn trí tuệ không sáng tạo và phát minh những cái gọi là văn minh và sáng tạo của loài khỉ vượn được. Cho nên khỉ vượn ngàn đời chỉ là khỉ vượn, còn người tiền sử đời sống cũng giống như loài khỉ vượn nhưng lại biết phát minh và sáng tạo nên để lại cho chúng ta sau này một kho tàng văn minh vĩ đại từ ngôn ngữ, toán học, y học, sử học, đạo đức học, đến khoa học v.v..., chúng ta chỉ là những người thừa kế và dựa theo cơ sở đó mà phát triển khoa học hiện đại, nếu không có văn minh của người tiền sử để lại liệu chúng ta có thể có một nền văn minh khoa học hiện đại và kỷ nghệ hóa như ngày hôm nay chăng ?
Cho nên loài khỉ vượn không có trí tuệ thông minh như con người, nó thường sống theo bản năng tự nhiên thường bắt chước loài người hơn là sáng tạo phát minh như con người.
Thủy tổ của loài người rất thông minh, khi con người có mặt trên hành tinh này, nếu loài người không có sự thông minh thì nó đã bị diệt chủng ngay từ lúc ban đầu. Tại sao vậy ?
Vì cấu trúc cơ cấu cơ thể của loài người, tuy có giống như loài khỉ vượn, nhưng hoàn toàn không giống hẳn, có những chỗ còn sai khác, vì thế con người không thể dùng sức mạnh để bảo vệ sự sống như loài mãnh thú, cũng không thể trốn chạy chuyền nhảy nhanh nhẹ như loài khỉ vượn hươu nai được.
Loài người bảo vệ sự sống bằng trí tuệ thông minh của mình, nên thường phát minh và sáng tạo đều do bộ óc, đó là điều cần thiết của loài người mà các loài động vật khác không thể có được, cho nên loài khỉ vượn là thủy tổ của loài người là mơ hồ trừu tượng, chỉ có qua sự so sánh những bộ xương của người tiền sử và những bộ xương của loài khỉ vượn giống nhau rồi các nhà khoa học quá vội vàng tuyên bố, e rằng sự tuyên bố này sẽ làm mất uy tín của khoa học, một vài sự chứng minh khoa học đó chưa đủ để xác chứng thuỷ tổ của loài người là khỉ vượn.
Luật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó. Luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được. Với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả. Do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.
Các pháp vô thường luôn luôn theo sát những hành động nhân quả của muôn loài, vì thế, các pháp liên tục thay đổi tạo thành một nghiệp lực, nghiệp lực đó tiếp tục tiến hóa tái sanh làm loài vật cao cấp như loài Trời, Người, mà nghiệp lực đó thoái hóa thì phải tái sanh làm loài động vật hạ cấp, đó là một đạo luật công bằng và công lý đối với tất cả các loài động vật trên hành tinh này nó không áp dụng riêng cho con người mà cho tất cả, vì muôn loài vật do môi trường sống vô minh duyên hợp sinh ra, do đó từ con vật lớn, nhỏ cho đến loài người đều vô minh lầm chấp, nhưng loài người nhờ trí tuệ thông minh thường tìm tòi sáng tạo và phát minh nên đã thấy sự vô minh của mình, khi đã thấy sự vô minh của mình thì đó là minh, mà đã có minh thì con người làm chủ được môi trường sống của mình, làm chủ môi trường sống của mình tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Làm chủ sanh, già, bệnh, chết là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả là làm chủ mọi sự đau khổ và chấm dứt tái sanh luân hồi. Chấm dứt tái sanh luân hồi tức là giải thoát ra khỏi thân nghiệp.

KHOA HỌC KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Một báo cáo mới của nghành di truyền cho biết là có sự thay đổi đột ngột trong số những cư dân xa xưa nhất sống tại lục địa châu Âu. Có những giống người bị diệt chủng hoàn toàn vào cuối thời kỳ băng giá và sau đó được thay thế bằng một giống dân khác hẳn về cơ cấu di truyền. Các khoa học gia nghành khảo cổ di truyền không đưa ra được một lời giải thích chính xác nào về sự thay đổi đột ngột đó. Họ chỉ có thể phỏng đoán rằng sự thay đổi khí hậu làm cho giống dân nầy bị tiêu diệt và giúp cho giống dân kia được phát triển tùy theo khả năng chịu đựng của họ. Đó là theo lời phát biểu của phó tiến sĩ nghành khảo cổ học di truyền (archaeogenetics) Cosimo Posth của trường đại học Tubingen của Đức. Nhưng lời giải thích trên hoàn toàn không có sức thuyết phục lắm nếu so với sức chịu đựng của con người vào thời tiền sữ, vốn là những giống người du mục, rày đây mai đó tùy theo địa hình và nguồn thực phẩm sẳn có trong tự nhiên. Sự rối loạn khi xác định nguồn gốc của các giống người trên thế giới là điều mà các chuyên gia khoa học phải đối diện cả trăm năm nay mà vẫn chưa giải thích được. Riêng tại châu Âu thì tình trạng rối loạn lại nhiều hơn so với các châu lục khác.
Theo ước tính của các chuyên gia nghành khảo cổ học di truyền thì các giống người hiện đại (modern humans, tương tự như loài người ngày hôm nay) có nguồn gốc từ Phi châu và đã rời khỏi đấy vào khoảng 40,000 đến 70,000 năm trước để di dân đến châu Âu. Khi đến nơi thì họ sống lẫn lộn với người tiền sữ tại các địa phương trên khắp lục địa, nhưng vẫn giữ nếp sống du mục. Vào khoảng 10,000 đến 12,000 trước, một giống người khác, vốn định cư và làm nghề nông tại vùng Trung Đông tràn sang châu Âu và dần dần thay thế giống dân du mục trước kia. Sau đó, khoảng 5000 năm trước một giống dân khác gọi là giống Yamnaya thuộc vùng cao nguyên Ukraine di dân đến và một lần nữa trộn lẫn với dân địa phương gốc Trung Đông và rồi tiếp tục cho đến ngày nay.
Một cuộc nghiên cứu (được bảo trợ bởi tờ báo Nature Communication) cho biết là có vài giống người đột nhiên biến mất vào khoảng 4500 năm trước mà khoa học vẫn chưa khám phá ra được nguyên nhân. Ngoài ra khoa học cũng không giải thích được khoảng cách chừng 11,000 năm giữa thời kỳ loài người hiện đại rời khỏi Phi châu và lúc họ gặp giống người tiền sữ tại châu Âu. Các chuyên gia hoàn toàn không có một chút ánh sáng nào về giống người sống trong khoảng thời gian đó tại lục địa châu Âu.
Nhóm nghiên cứu của phó tiến sĩ Cosimo Posth đã thực hiện khám nghiệm mẫu DNA từ các bộ phận cơ thể còn sót lại của 55 di tích người tiền sữ sống trong khoảng thời gian từ 35,000 đến 7,000 năm tại nhiều vùng thuộc châu Âu, từ Tây ban nha cho đến Nga-sô. Từ kết quả DNA của 55 di tích đó họ khám phá ra rằng loài người thời tiền sữ xuất phát từ hai dòng giống, mà họ mệnh danh là M và N, đều cư ngụ ở tại châu Âu. Cũng theo kết quả của cuộc khám nghiệm thì cư dân châu Âu ngày nay có hệ di truyền thuộc dòng N, còn các dân tộc khác trên thế giới thì thuộc dòng M. Vào khoảng 14,500 trước thì hệ di truyền M hoàn toàn biến mất một cách đột ngột tại lục địa châu Âu, chỉ còn lại dòng N mà thôi. Các khoa học gia không tìm được lời giải thích vì sao có sự biến mất đột ngột như thế.
Cho đến ngày nay, mặc dầu với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các khoa học gia nghành khảo cổ di truyền vẫn chưa có câu trả lời xác đáng cho các bí ẩn về nguồn gốc của loài người. Dầu vậy họ vẫn tôn sùng khoa học hơn là lời giải thích rõ ràng trong Kinh thánh. Nhiều người trong số họ đã qua đời trong niềm thắc mắc không sao giải thích được. Nhưng nếu chúng ta chịu khó xem xét Kinh thánh kỹ lưỡng, nhất là về sự sáng tạo vũ trụ và loài người mà Đức Chúa Trời có cho ghi lại trong Kinh thánh cùng lời phán dạy của Đức Chúa Jêsus trong thí dụ về lúa mì và cỏ lùng thì sẽ thấy rằng bí ẩn về nguồn gốc của con người đã được giải thích lâu rồi, từ hàng ngàn năm trước mà nhiều người vẫn làm ngơ cho đến ngày hôm nay.

Giả thiết về nguồn gốc loài người đang lung lay

Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi, nhưng từ những hoá thạch khai quật ở Myanmar, nhà nhân chủng học Chris Beard lại cho rằng quá trình này xảy ra tại Châu Á.
Những hoá thạch mới phát hiện ở Myamar có thể chứng minh rằng tố tiên chung của loài người, khỉ và vượn người đều tiến hoá từ loài linh trưởng ở Châu Á chứ không phải Châu Phi. Phát hiện này được tuyên bố ngày 3/7/2009 vừa qua.
Tuy nhiên, những nhà khoa học khác tuyên bố, tuy phát hiện mới này có ý nghĩa rất lớn nhưng chưa đủ “mạnh” để kết thúc cuộc tranh cãi về nguồn gốc của vượn người – nhóm linh trưởng bao gồm những loài khỉ cổ xưa và con người hiện đại.

TS - Nhà nhân chủng học Chris Beard - Ảnh: AP
TS Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) và các thành viên trong Đoan khảo cổ đã tìm được các hoá thạch cho biết: Những mảnh hoá thạch gồm xương hàm và răng 38 triệu năm tuổi tìm thấy gần Bagan, miền Trung Myanmar vào năm 2005, thể hiện những nét đặc trưng của loài linh trưởng.
"Khi tìm thấy những hoá thạch này, chúng tôi biết ngay rằng chúng tôi đã phát hiện một loài linh trưởng mới, đồng thời xác định ngay được về cơ bản đó là loài linh trưởng nào” - TS Beard nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại tại Pittsburgh - “Hàm và răng chứa đầy những thông tin đặc trưng... Chúng giống như những dấu vân tay vậy”.
Các phát hiện này được công bố trên Tạp chí Proceedings of The Royal Society B tại London. TS Beard và Đội khai quật của ông gồm những thành viên từ Pháp, Thái Lan và Myanmar đã kết luận rằng các hoá thạch ấy là di vật của 10 đến 15 cá thể của một loài linh trưởng có tên khoa học là Ganlea megacanina, một loài mới trong họ linh trưởng dạng người ở châu Á đã tuyệt chủng, có tên là Amphipithecidae.
Theo TS Beard, những chiếc răng nanh tìm được đã bị hư hại ít nhiều cho thấy đây là răng của một loài vật giống như khỉ sống ở trên cây có đuôi dài, dùng để cắn vỡ các quả nhiệt đới để ăn thịt, quả và nhân của hạt – cách sinh hoạt ấy tương tự như loài khỉ saki ở Nam Mỹ ngày nay, sống tại lưu vực sông Amazon.
"Không những loài Ganlea trông có dạng người mà còn có cách sinh hoạt tựa như vượn người 38 triệu năm về trước với cách sống rất đặc trưng”, TS Beard nói thêm. 38 triệu năm tuổi – như họ xác định – là trước những hoá thạch dạng người được tìm thấy ở châu Phi và châu Á nhiều triệu năm.

Đoàn khảo cổ tại Myanmar - Ảnh: Carnegiemuseums.org
Vào năm 1994, Beard và các đồng nghiệp Trung Quốc đã tìm thấy xương chân của hoá thạch dạng người Eosimias, một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới, có mặt trên Trái đất từ 40 đến 45 triệu năm về trước và sống lang thang trong những khu rừng ở bờ biển phía đông Trung Quốc. TS Beard cho rằng tuổi của hai loại hoá thạch là dẫn chứng thuyết phục cho giả thuyết của ông nhằm bác bỏ những giả thuyết trước đây cho rằng loài người tiến hoá từ châu Phi, nơi năm 1974 người ta phát hiện ra hoá thạch Lucy chỉ mới 3,2 triệu năm (được khẳng định là “bà tổ” của loài người).
"Hoá thạch Ganlea vừa phát hiện cho phép chúng tôi giả định tổ tiên chung của loài người, khỉ và vượn người ở châu Á chứ không phải ở châu Phi”, TS Beard quả quyết.
Vào tháng 5, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một bộ xương loài linh trưởng có 47 triệu năm tuổi ở Đức, gọi là "Ida" đã khiến người ta bắt đầu có cái nhìn mới vào tổ tiên xa xưa của loài người.
"Chúng tôi vẫn tin rằng Ganlea liên quan nhiều đến tổ tiên của chúng ta hơn là Ida, chỉ tiếc rằng chúng tôi không có cả một bộ xương hoàn chỉnh như Ida”, ông nói.
Jorn Hurum, người đã mang Ida về Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên thuộc Trường ĐH Oslo, nói rằng kết luận này là quá sớm vì chứng cớ mới chỉ là xương răng và xương hàm. Theo Hurm "Dẫn chứng như vậy là chưa đầy đủ đối với một cuộc tranh luận khoa học. Phải tìm được cả một bộ xương hoàn chỉnh như Ida, mà chắc điều này phải mất hàng trăm năm nữa”. Trong khi đó giáo sư John G. Fleagle, một nhà nhân chủng học tại ĐH Stony Brook, cho rằng việc phát hiện ra Ganlea là rất quan trọng, có thể làm cơ sở cho những giả thuyết mới, song vẫn chưa đủ để nói loài người xuất xứ từ Châu Phi hay Châu Á, thậm chí Ganlea là tiền thân của loài người hay chỉ là họ hàng đầu tiên của vượn cáo (còn gọi là khỉ lemur, hiện sống ở Madagascar).
Ông nói: "Dẫn chứng thuyết phục phải là xương sọ. Nếu không có xương sọ đặc trưng cho khỉ dạng người ở vùng mắt và tai, thì các nhà khoa học vẫn phải tiếp tục tranh luận quanh những sự tương đồng về răng để chỉ ra những thức ăn chung...”
TS Beard tiếp nhận tất cả những ý kiến tranh luận. Tháng Mười một này, ông và Đội khai quật sẽ quay lại Myanmar để tiếp tục tìm kiếm các hoá thạch và các dẫn chứng vượn người tiến hoá ở Châu Á ra sao và di cư sang Châu Phi bằng cách nào. Ông cho biết "Vấn đề là cuộc tiến hoá vĩ đại này khi nào chuyển từ Châu Á sang Châu Phi và chuyển như thế nào. Chúng tôi đang cố gắng chứng minh. Chúng tôi có một đơn vị làm việc ở Myanmar, và đội này đã có kế hoạch về các địa điểm chúng tôi sẽ đến ở Châu Phi và từ đây, chúng tôi sẽ tìm ra một đường dây”.
  • Tuấn Hà (Theo AP. org)

Thông tin mới nhất về việc tìm kiếm nguồn gốc loài người

Cập nhật: 07:05, Thứ 3, 20/09/2016
Về phương diện giải phẫu, loài người hiện đại Homo sapiens (người khôn ngoan) tiến hóa ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước, đạt tới hành vi hiện đại khoảng 50.000 năm trước...
* Xin cho biết các thông tin mới nhất về việc tìm kiếm nguồn gốc loài người?
Bạn Nguyễn Trọng Thanh (huyện Lâm Thao, Phú Thọ)
Bằng chứng khoa học dựa trên di truyền học và nghiên cứu hóa thạch, dựa vào đồng hồ phân tử (Molecular clock) chỉ ra rằng nòi giống loài khỉ hình người, loài tiến hóa thành nhánh Homo sapiens và loài tiến hóa thành nhánh Chimpanzee (sinh vật sống có quan hệ gần gũi nhất với loài người hiện đại) đã rẽ nhánh khoảng 5 triệu năm trước.
Chi người vượn phương nam Australopithecine được cho là loài khỉ không đuôi đầu tiên đứng thẳng đi bộ bằng 2 chân, cuối cùng tiến hóa thành chi chi Homo.
Về phương diện giải phẫu, loài người hiện đại Homo sapiens (người khôn ngoan) tiến hóa ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước, đạt tới hành vi hiện đại khoảng 50.000 năm trước.
Giống người hiện đại di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước. Đến châu Âu khoảng 40.000 năm trước; và Đông Nam châu Á khoảng 50.000 năm trước.
Sự lan rộng nhanh chóng của loài người đến Bắc Mỹ và châu Đại Dương đã diễn ra đỉnh điểm ở kỷ băng hà gần đây nhất, khi những vùng ôn đới của ngày nay đã từng vô cùng khắc nghiệt.
Tuy nhiên con người đã xâm chiếm gần như toàn bộ các vùng băng giá vào thời điểm cuối kỷ băng hà, khoảng 12.000 năm trước.
Các giống khỉ hình người khác như người đứng thẳng (Homo erectus) đã sử dụng gỗ và đá làm công cụ trong cả thiên niên kỷ, theo thời gian các công cụ ngày càng trở nên tinh xảo. Tại một số thời điểm, con người bắt đầu sử dụng lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Họ cũng bắt đầu phát triển ngôn ngữ vào giai đoạn thời đại đồ đá cũ, và ý niệm về âm nhạc, phương thức chôn cất cho người chết và trang điểm cho người sống.
Chắc chắn là khoảng hơn 1 triệu năm trước các sinh vật đứng thẳng hiện đại đã bắt đầu rời châu Phi và đi khắp thế giới. Vùng sinh sống của họ tăng trung bình 40 km mỗi năm, qua rất nhiều núi cao, sông sâu, sa mạc cùng vô số trở ngại khác, cộng vơi sự khác biệt về khí hậu và thức ăn. Sau dòng chảy tiến hoá hơn 5 triệu năm, từ vượn người phương Nam đến loài người hiện đại đã tạo ra một sinh vật với 98,4% gen giống với loài tinh tinh.
gs.ngnd nguyễn lân dũng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét