Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG 14

-Ý nghĩa sâu xa và chân chính nhất của tình yêu thương đồng loại chính là tình yêu cuộc sống!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                      Thấy bố vợ tàn tật không dám vào đám cưới, bố chồng đại gia vội lao ra...

                                           Con cứ ăn cho no mà đi học, ba vừa ăn no rồi!

Yêu thương đồng loại - Bài học từ chú mèo trắng

Tình yêu thương đồng loại vốn rất gần gũi trong từ lời ca, tiếng hát, câu thơ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống như chung một giàn
Hay là:
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
Tình yêu thương đồng loại là thứ tình cảm thiêng liêng đáng trân trọng và cần được gìn giữ dù bao thế hệ có qua đi...
Ấy vậy mà, đôi khi người ta truyền miệng nhau những câu chuyện, hình ảnh đau lòng về sự vô tâm quá mức của một bộ phận không nhỏ những con người đang sống cùng nhau trên quả đất, chia sẻ với nhau bầu khí quyển mát lành, lại thờ ơ trước sự hiểm nguy của nhau: đứa bé 2 tuổi bị xe tải đâm, nằm ngọ nguậy cả tiếng đồng hồ ngay giữa đường người qua xe lại, nhưng không ai nỡ để mắt đến em, hay gọi xe đưa em đi cấp cứu. Người phụ nữ trẻ bị đám côn đồ hiếp dâm trước mặt bao nhiêu người, nhưng không ai dám lên tiếng can thiệp để giải cứu cho cô... Và còn biết bao nhiêu câu chuyện đau lòng khác nữa...
Họ né tránh trách nhiệm, sợ liên luỵ đến bản thân, không có thời gian để "dừng lại"... Tất cả lý lẽ đều bắt nguồn từ sự ích kỷ cùng cái tôi quá cao trong bản thân mỗi con người...
Cheese Training - Yêu thương đồng loại - Bài học từ chú mèo trắng
Có phải vì cuộc sống ngày càng trở nên bon chen, xô bồ, khiến con người ta cứ ngày càng sống xa cách? Vô tâm trước đồng loại - Đó là một vấn nạn nhức nhối không của riêng ai...
Và, khi con người đang phải đứng trước một vấn nạn, thì hãy nhìn vào hình ảnh của chú mèo trắng hì hục 2 tiếng để cố gắng cứu một chú mèo đen vừa bị xe ô tô đâm phải. Clip được một người đi đường tình cờ quay lại (tại Thổ Nhĩ Kỳ) và đăng tải trên Youtube. Ngay lập tức, nó thu hút được sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng. Chú mèo trắng cố gắng day ngực cho "nạn nhân", cắn nhẹ vào cổ, và làm mọi cách để cứu chú mèo đen tội nghiệp, nhưng mọi cố gắng của chú đều không mang lại kết quả. Khi không thể cứu đồng loại, chú buồn rầu nằm bên cạnh để canh chừng...

Ngay cả động vật còn có tình yêu thương với đồng loại của nó. Chẳng nhẽ con người chúng ta lại không?
(Cheese Group - Quỳnh Trang)

Đâu rồi tình yêu thương đồng loại?


Lắng nghe câu chuyện từ cuộc sống, một chút xót xa, có lẽ không chỉ riêng tôi mà cả các bạn cũng sẽ tự hỏi chính bản thân mình rằng đâu rồi tình thương đồng loại?
Câu chuyện thứ nhất: Trên chuyến xe từ bệnh viện trở về quê…
Một người đàn ông còn đang nằm, vẻ mệt mỏi, hoảng sợ vẫn vẹn nguyên trong đôi mắt sâu thẳm của ông bởi ông vừa giành giật cuộc sống của mình từ tay tử thần. Ông kể bằng giọng trầm buồn: “…Không biết gọi ngày hôm đó là ngày xui xẻo hay may mắn nhất cuộc đời tôi nữa? Một ngày như mọi ngày trên chiếc xe máy cũ kỹ cùng nỗi lo toan mưu sinh, chiếc xe tải đâm vào tôi….Tôi nằm dưới lòng đường, đau đớn, chưa kịp hoàng hồn chiếc xe tải lùi lại cán lên người tôi lần nữa nhưng may thay cả thân thể tôi lọt thỏm giữa lòng xe… Suốt thời gian dài nằm viện tôi vẫn không quên được cái cảm giác sợ hãi đó….”
Câu chuyện thứ hai:
Bạn tôi đang công tác trong ngành công an thuộc đội điều tra hình sự, lâu ngày gặp lại, bạn kể tôi nghe về những vui buồn của công việc…
“Giờ chị sợ những vụ án về tai nạn giao thông, những cái chết thương tâm, một câu chuyện chị không bao giờ quên, ám ảnh chị mãi ngay cả trong mỗi giấc mơ suốt thời gian dài…Tiếng gọi vang vội kêu cứu của một bé gái bị xe tải cán ngang người không phải chỉ một lần mà chiếc xe quay lại cán lên người em những 3 lần… Cái bản năng sinh tồn trong em thét gọi cầu cứu nhưng… họ đã không hề lắng nghe em…”
Tôi bật khóc khi viết những dòng này, nghe đâu đó tiếng gọi của em trong đau đớn và thấy cả đôi mắt thơ trẻ trong em hoảng sợ đến tột cùng… Có lẽ cả tôi, cả em, cả người đàn ông, cả các bạn không hiểu tại sao có những con người vô cảm đến thế, chẳng lẽ sự sống một con người với họ vô nghĩa thế ư trong khi họ cũng là một CON NGƯỜI bằng xương, bằng thịt…. Đâu rồi TÌNH THƯƠNG ĐỒNG LOẠI trong họ?

Con chó bị bịt mõm và tình yêu thương nhân loại

Chia sẻ:
Hình ảnh con chó gầy trơ xương, bị quấn băng keo bịt mõm, không ăn uống được, lang thang tìm đồ thừa nơi bãi rác, nhưng cũng chỉ ngửi... và sắp chết đã tố cáo tính ác của con người, nhưng cũng đánh động, thức tỉnh tình yêu thương nhân loại.

Bắt đầu từ chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Điền. Anh đang chụp ảnh cho khách ở Khu đô thị Việt Sinh An Bình, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre thì bắt gặp con chó có số phận thê thảm ấy. Bằng sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, chỉ trong chớp mắt hình ảnh con chó bị bịt mõm được thu vào ống kính, trước khi nó chạy mất. Hình ảnh con chó bị hành hạ, giày vò thân xác khiến Điền bàng hoàng và ám ảnh, anh đã đưa nó lên Facebook, kêu gọi mọi người chung tay cứu giúp. Sức mạnh của truyền thông thật ghê gớm, “một nhóm hỗ trợ động vật ở TP.HCM khoảng hơn 10 người đã xuống Bến Tre tìm Điền và cùng các bạn của Điền chia nhau đi tìm chú chó”. Cộng đồng mạng dậy sóng, chia sẻ, bày tỏ tình cảm. Cuối cùng, nhóm cứu trợ động vật mang tên “Gia đình của bé” cùng anh Điền, và những người dân tốt bụng cũng tìm thấy con chó bị bịt mõm, rồi đưa về phòng khám thú y Saigon Pet ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh để cứu chữa. Con chó được đặt tên là Lucky.

Khi các bác sĩ thú y gỡ miếng băng keo buộc lâu ngày “khiến cái mõm như muốn rớt, xương lòi ra”. Vì sao con chó lại khốn khổ khốn nạn như thế? Đồng loại loài bốn chân này không thể bịt mõm nhau tàn độc như vậy, mà chỉ là con người có hai bàn tay linh hoạt khéo léo. Có thể con chó là nạn nhân của bọn “cẩu tặc”, chúng bắt trộm rồi bịt mõm để triệt tiếng kêu tiếng động, và nó đã chạy thoát. Có thể con chó bị quấn băng dính đen bịt mõm chờ giết thịt, và may mắn nó đã chạy được. Cũng có thể con chó hỗn hào, đã làm điều gì đó bậy bạ gây nên nỗi tức giận của chủ và người ta đã trừng trị nó bằng cách... quấn băng keo bịt mõm rồi thả rông. Dù giết thịt theo cách hành hạ, hay trừng trị con chó với mục đích gì thì cũng mang đậm màu sắc tính ác, và sự nhẫn tâm của con người.

Tôi muốn phản biện lại những ai cho rằng, đừng mất công đi cứu giúp con chó gầy trơ xương như thế, trong khi đó còn bao nhiêu người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em cơ nhỡ cần giúp đỡ hơn. Tôi còn một niềm tin sâu sắc rằng: Xã hội càng hiện đại thì ngành nghề càng chuyên sâu, chuyên phận sự. Các tổ chức, trung tâm cứu trợ con người bất hạnh thì chuyên cứu giúp con người khổ sở ấy; các nhóm giải cứu động vận thì chuyên cứu trợ động vật bị nạn. Càng chuyên sâu thì khả năng hành nghề mới đạt chất lượng cao, và đó cũng là sự phân công phân nhiệm một cách tương đối của xã hội. Một doanh nhân tỉ phú sản xuất chân chính, giải quyết bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động, đóng thuế đầy đủ... đã là người tử tế lương thiện. Mỗi người thể hiện lòng tốt của mình theo cách riêng, miễn là tình thương yêu ấy không chung chung, trống rỗng nặng tính hô hào, mà chân thật và có tính hiệu quả. Họ có làm từ thiện cũng là vì xuất phát từ tình thương yêu. Chúng ta đừng nên so sánh cái kho đụn tiền bạc của tỉ phú ấy với chốn không nơi nương tựa của người cơ nhỡ, mà chỉ nên trách họ dửng dưng, thờ ơ đi qua một đứa trẻ tật nguyền đang lê lết chìa bàn tay xin từng xu lẻ. Ấy là chưa nói đến tình thương yêu, lòng tốt phải đặt đúng người, đúng chỗ. Nếu cứ mải miết từ thiện không biết cách thì cũng sẽ làm cho nhiều Hào Anh ở Cà Mau nữa xuất hiện. Miệng ăn núi lở, cho người bất hạnh cái cần câu và hướng dẫn họ biết cách câu, còn hơn vạn lần cho họ con cá. Tôi vẫn nghĩ: Khi bạn yêu quý bất cứ thứ gì như chó mèo, xe phân khối cao, căn nhà đẹp, đam mê ca nhạc, hay cái áo vừa ý, bạn có quyển, có tình cảm chăm sóc thứ đó và thậm chí bạn yêu quý chúng, dù không phải của mình. Bạn bỏ ra năm triệu đồng mua cặp vé đến nhà xem ngôi sao ca nhạc thì cũng như bạn vượt cả trăm cây số đi cứu giúp con chó bị buộc mõm bằng tình yêu thương động vật. Không vì câu chuyện này mà nói rằng bạn yêu vật hơn người.

Có lúc tôi hoang mang bởi thời nay rất khó sống. Đôi khi làm việc tốt cũng bị các “anh hùng bàn phím” nghi ngờ, xét đoán động cơ. Hãy đặt mọi câu chuyện vào hoàn cảnh cụ thể mà luận bàn, phán xét. Cũng là giết người, nhưng hai bên dàn quân bắn nhau trên chiến trường, thì bản chất cái sự tàn sát ấy là đối kháng. Cũng là giết người, nhưng bắn một mũi tên khác với cầm dao cắt cổ họng, tính chất cái chết thông thường khác với cái chết do dã man. Vì thế, một con chó bị quấn băng keo, bịt mõm gầy trơ xương, lang thang không ăn uống được... bao giờ cũng thê thảm hơn, đánh động, thức tỉnh tình thương hơn khi thấy con chó bị nạn bình thường.

Vả lại, con vật còn biết cứu chủ, còn biết yêu thương, nhớ nhung người chủ; huống hồ là con người sao không biết thương yêu số phận thê lương, dù đó là con vật. Không còn nghi ngờ gì nữa, con chó là vật nuôi trung thành nhất, ân tình ân nghĩa nhất trong các loại động vật. Người ta vẫn thường nhắc đến con chó Hachiko chiều này qua chiều khác đến ga tàu Shibuya bền bỉ đợi chờ ông chủ. Con chó ân tình đến mức ông giáo sư trường Đại học Tokyo đã qua đời 10 năm, mà vẫn chờ đợi cho đến khi nó chết trong một đêm bão tuyết tơi bời. Câu chuyện con chó lan truyền đi khắp thế gian, được vào sách cho trẻ em học, được dựng thành tượng, được Hollywood làm phim.

Lại có câu chuyện đau lòng về con chó rằng: Có một người đàn ông trước khi vào rừng săn bắn đã để con chó săn của mình ở nhà trông đứa con bé bỏng. Khi ông ta trở về thì không đứa con bé của mình đâu, chỉ thấy sàn nhà nhoe nhoét máu và con chó vẫy đuôi mừng rỡ, há mõm le lưỡi liếm máu tươi ở hai khóe miệng. Người thợ săn giận dữ, nổi điên khùng rút dao đâm vào bụng con chó. Con vật nuôi tru lên thảm thiết và gục xuống khiến đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm dính máu giật mình tỉnh dậy. Cùng lúc, ông ta thấy một con chó sói đã chết ở góc phòng với tấm thân đẫm máu.

Mọi người vẫn nhớ trận sóng thần kinh hoàng ở nước Nhật, trong cảnh đổ nát hoang tàn ở tỉnh Ibaraki, con chó vẫn không chịu bỏ người bạn đã chết; nó còn biết bày tỏ hành động và gương đôi mắt cầu cứu khi có người đến... Người ta nói: Nợ tiền nợ bạc nợ vật chất thì còn có cơ hội trả được, chứ nợ tình cảm thì biết đến bao giờ trả được! Không thể kể hết những câu chuyện con chó tình nghĩa, trung thành với chủ. Nhưng, cũng chẳng bao giờ chép hết vô vàn câu chuyện nhân nghĩa của con người với con vật nuôi thông minh, nghĩa tình và gần gũi này đặt trong mối quan hệ “có đi có lại mới toại lòng nhau”, và phải có thời gian kiểm chứng thử thách. Tình cảm được nuôi dưỡng bởi cách ứng xử “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”. Yêu vật được vật yêu, ông giáo sư đại học Tokyo hẳn rất yêu thương con chó Hachiko, nên nó mới đợi chờ bền bỉ trong cả những ngày đông tháng nóng. Ông chủ thợ săn nuôi nấng con chó và yêu thương nó, nên nó mới liều mình cứu đứa con bé bỏng của ông. Cụ Phan Bội Châu lúc bị an trí – giam lỏng ở Huế, đã lần lượt chôn hai con chó và xây cất mộ, dựng bia đá đề dòng chữ: “Nghĩa dũng cẩu chi trủng”. Việc người chủ và con vật nuôi cứu nhau, ân nghĩa ân tình là chuyện riêng của cá nhân..., cũng không có gì lạ! Còn người dưng, còn cả cộng đồng xót xa cảm động trước hoàn cảnh và thân phận thê thảm của con vật nuôi không quen biết, gắn bó mà câu chuyện con chó bị băng dính quấn quanh mõm đến mức thân tàn ma dại, đi lang thang đói khát, da thịt mõm bị hoại tử đến mức trơ xương, được một nhóm người kì công cứu giúp là một ví dụ; thì... chỉ có thể nói đó là thuộc tính tình thương của con người. Tôi vẫn ám ảnh không quên những hình ảnh người Nhật kì công cứu trợ chú chó gặp nạn sóng thần, sống sót sau 21 ngày trên biển. Và cũng vô cùng cảm động khi những người cứu hộ cứu nạn đã giải cứu con chó trong đống xi măng cốt thép đổ nát sau trận động đất ở Nepal. Những câu chuyện ấy chỉ có thể nói là... tình thương yêu đồng loại, dị loại, mà con người và con vật cùng chung sống với nhau, cần có nhau.

Con chó bị hành hạ bịt mõm ở Việt Nam không còn là hình ảnh con chó bị nạn cụ thể mà đã là hình tượng của số phận bất hạnh, của kẻ yếu ớt bị kẻ mạnh uy hiếp, đàn áp, nó thức tỉnh lòng căm giận cái ác và khơi dậy tình thương. Câu chuyện cứu giúp con chó bị nạn không chỉ là việc làm cụ thể của một nhóm người và chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Điền, mà đã là biểu tượng của tình thương, là hành động nhân tình thương hiếm hoi giữa thời gạo châu củi quế, người khôn của khó, sát phạt mưu sinh.
Con chó bị bịt mõm ấy truyền đi thông điệp bên cạnh những kẻ dã man giày vò thể xác con vật là những người mở rộng vòng tay nhân ái, yêu thương, biết xót xa cả những chúng sinh yếu ớt bị tước đoạt, vô hiệu khả năng phòng vệ. Người ta cứu con chó bị nạn vì tin việc làm của mình là tốt, là đúng. Giữa lúc xã hội có lúc bất ổn, hoang mang, lòng tin bị xói mòn và hoài nghi, tôi vẫn tin rằng: Câu chuyện cảm động, đau xót, rớt nước mắt đi tìm kiếm và chữa trị vết thương cho con chó bị bịt mõm là thông điệp hi vọng ở lòng tốt, tình thương yêu nhân loại, dù là lòng tốt đối với con chó bị hành hạ ốm o, đói ăn sắp chết - nạn nhân của chính con người.

Làm thế nào phát huy tình yêu thương chân chính?
“Tình yêu thương là thần dược; tình yêu thương là sự sống”.—Living to Purpose (Tận hưởng đời sống), do Joseph Johnson viết, năm 1871.
LÀM THẾ NÀO một người học yêu thương? Bằng cách học khoa tâm lý? Bằng cách đọc sách rèn nhân cách? Bằng cách xem phim tình cảm lãng mạn chăng? Tuyệt nhiên không. Con người học yêu thương trước hết qua gương mẫu và sự dạy dỗ của cha mẹ. Trong một môi trường tình cảm ấm cúng, con cái sẽ học được ý nghĩa của tình yêu thương nếu thấy cha mẹ nuôi dưỡng, che chở, trò chuyện và quan tâm sâu xa đến mình. Con cái cũng học yêu thương khi cha mẹ dạy con tuân theo các nguyên tắc hợp lý về điều phải và trái.
Tình yêu thương chân chính không chỉ là lòng trìu mến hay tình cảm. Người yêu thương luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của người khác, cho dù lúc đó người nhận không hoàn toàn quý trọng; điều này thường đúng trong trường hợp con cái được cha mẹ yêu thương sửa trị. Một gương mẫu tuyệt hảo về việc biểu lộ tình yêu thương vị tha chính là gương của Đấng Tạo Hóa. Sứ đồ Phao-lô viết: “Hỡi con, chớ dể-ngươi sự sửa-phạt của Chúa, và khi Chúa trách, chớ ngã lòng; vì Chúa sửa-phạt kẻ Ngài yêu”.—Hê-bơ-rơ 12:5, 6.
Hỡi các bậc cha mẹ, làm thế nào bạn có thể noi gương Đức Giê-hô-va trong việc biểu lộ tình yêu thương đối với gia đình? Gương mẫu của bạn quan trọng đến mức nào trong quan hệ vợ chồng?
Dạy yêu thương qua gương mẫu
Nếu là chồng, bạn có quý trọng, tức đánh giá cao, và tôn trọng vợ trong cách đối xử không? Nếu là vợ, bạn có yêu thương và ủng hộ chồng không? Kinh Thánh nói vợ chồng phải yêu thương và tôn trọng nhau. (Ê-phê-sô 5:28; Tít 2:4) Khi họ làm thế, chính mắt con cái thấy tình yêu thương của tín đồ Đấng Christ thể hiện qua hành động. Đó là một bài học quý giá và hữu hiệu biết bao!
Cha mẹ cũng khuyến khích tình yêu thương trong gia đình khi tuân thủ các tiêu chuẩn cao về việc giải trí, đạo đức, mục tiêu và những điều ưu tiên trong đời sống. Khắp thế giới, người ta đã nghiệm thấy Kinh Thánh giúp ích rất nhiều trong việc lập ra những tiêu chuẩn cho gia đình, chính họ là bằng chứng sống cho thấy Kinh Thánh thật sự “là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình”. (2 Ti-mô-thê 3:16) Quả vậy, chỉ riêng Bài Giảng trên Núi cũng đã có đủ những quy tắc và hướng dẫn đạo đức cho đời sống, được nhiều người xem là ưu việt.—Ma-thi-ơ, chương 5 đến 7.
Khi cả gia đình tìm kiếm sự hướng dẫn và tuân theo các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, mỗi người đều cảm thấy yên tâm hơn, và con cái chắc sẽ phát huy tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ. Trái lại, một gia đình có tiêu chuẩn không nhất quán, thiếu sót hoặc lỏng lẻo, con cái có thể bực bội, tức giận và ngỗ nghịch.—Rô-ma 2:21; Cô-lô-se 3:21.
Còn những gia đình chỉ có cha mẹ đơn chiếc thì sao? Họ có bị bất lợi nghiêm trọng trong việc dạy con cái về tình yêu thương không? Không nhất thiết như vậy. Mặc dù không điều gì có thể thay thế một gia đình có cả cha lẫn mẹ hợp tác với nhau, nhưng kinh nghiệm cho thấy những quan hệ gia đình có phẩm chất cao có thể bù đắp phần nào cho sự thiếu vắng cha hoặc mẹ. Nếu bạn là cha mẹ đơn chiếc, hãy cố gắng áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh trong gia đình. Thật vậy, một câu châm ngôn nói: “Hãy hết lòng tin-cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương-cậy nơi sự thông-sáng của con; phàm trong các việc làm của con, khá nhận-biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ-dẫn các nẻo của con”—kể cả việc làm cha mẹ.—Châm-ngôn 3:5, 6; Gia-cơ 1:5.
Nhiều người trẻ gương mẫu đã được dưỡng dục trong môi trường chỉ có cha hoặc mẹ, hiện đang trung thành phụng sự Đức Chúa Trời trong hàng ngàn hội thánh đạo Đấng Christ của Nhân Chứng Giê-hô-va trên khắp thế giới. Điều này chứng tỏ cha mẹ đơn chiếc cũng có thể thành công trong việc dạy con cái về tình yêu thương.
Làm thế nào mọi người có thể vun trồng tình yêu thương?
Kinh Thánh báo trước rằng “ngày sau-rốt” sẽ được đánh dấu bởi sự “vô-tình”, tức thiếu tình thân thuộc tự nhiên mà các thành viên trong gia đình thường có đối với nhau. (2 Ti-mô-thê 3:1, 3) Dù vậy, ngay cả những người lớn lên trong môi trường thiếu sự trìu mến cũng có thể học vun trồng tình yêu thương. Bằng cách nào? Bằng cách học theo gương Đức Giê-hô-va; Ngài chính là Nguồn của tình yêu thương, là Đấng biểu lộ tình yêu thương và lòng trìu mến đối với tất cả những ai hết lòng đến với Ngài. (1 Giăng 4:7, 8) Một người viết Thi-thiên nói: “Khi cha mẹ bỏ tôi đi, thì Đức Giê-hô-va sẽ tiếp-nhận tôi”.—Thi-thiên 27:10.
Đức Giê-hô-va biểu hiện tình yêu thương đối với chúng ta qua nhiều cách. Như một người cha, Ngài ban sự hướng dẫn qua Kinh Thánh, sự trợ giúp của thánh linh, và sự hỗ trợ nồng ấm của đoàn thể anh em tín đồ Đấng Christ. (Thi-thiên 119:97-105; Lu-ca 11:13; Hê-bơ-rơ 10:24, 25) Hãy xem ba sự cung cấp này có thể giúp bạn phát huy tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời và người lân cận như thế nào.
Sự hướng dẫn như của một người cha
Để vun trồng mối quan hệ gắn bó, nồng ấm với người nào, chúng ta phải tìm hiểu rõ người ấy. Bằng cách cho biết về Ngài qua các trang giấy trong Kinh Thánh, Đức Giê-hô-va kêu gọi chúng ta đến gần Ngài. Nhưng chỉ đọc Kinh Thánh thôi, thì không đủ. Chúng ta phải áp dụng các dạy dỗ trong Kinh Thánh, nhờ đó cảm nghiệm những lợi ích. (Thi-thiên 19:7-10) Ê-sai 48:17 nói: “Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích, và dắt ngươi trong con đường ngươi phải đi”. Đúng vậy, Đức Giê-hô-va, hiện thân của tình yêu thương, dạy dỗ vì lợi ích của chúng ta—không phải vì Ngài muốn hạn chế sự tự do của chúng ta bằng những quy tắc và luật lệ không cần thiết.
Sự hiểu biết chính xác về Kinh Thánh cũng giúp chúng ta phát huy tình yêu thương đối với người đồng loại. Ấy là vì lẽ thật của Kinh Thánh dạy chúng ta biết quan điểm của Đức Chúa Trời về con người và chỉ cho chúng ta biết những nguyên tắc chi phối cách đối xử với nhau. Với thông tin ấy, chúng ta có cơ sở vững chắc để vun trồng tình yêu thương đối với người lân cận. Sứ đồ Phao-lô nói: “Điều tôi xin trong khi cầu-nguyện, ấy là lòng thương-yêu của anh em càng ngày càng chan-chứa hơn, trong sự thông-biết và sự suy-hiểu”.—Phi-líp 1:9.
Để minh họa việc tình yêu thương có thể được hướng dẫn đúng như thế nào bởi “sự thông-biết”, tức sự hiểu biết chính xác, hãy xem xét chân lý ghi nơi Công-vụ 10:34, 35: “Đức Chúa Trời chẳng hề vị-nể [“thiên vị”, Tòa Tổng Giám Mục] ai, nhưng trong các dân, hễ ai kính-sợ Ngài và làm sự công-bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa”. Nếu Đức Chúa Trời đánh giá người ta qua việc làm công bình và lòng kính sợ Đức Chúa Trời, chứ không qua chủng tộc hoặc quốc gia, lẽ nào chúng ta lại không xem người đồng loại theo quan điểm công bằng tương tự sao?—Công-vụ 17:26, 27; 1 Giăng 4:7-11, 20, 21.
Tình yêu thương—Một trái của thánh linh Đức Chúa Trời
Như những trận mưa đến đúng lúc góp phần khiến vườn cây ăn trái đâm hoa kết quả, thánh linh Đức Chúa Trời có thể sinh ra các đức tính mà Kinh Thánh mô tả là “trái của Thánh-Linh” trong lòng những người sẵn sàng tiếp nhận. (Ga-la-ti 5:22, 23) Đứng đầu những trái này là tình yêu thương. (1 Cô-rinh-tô 13:13) Nhưng làm thế nào chúng ta nhận được thánh linh Đức Chúa Trời? Một cách thiết yếu là cầu nguyện. Nếu chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời, Ngài sẽ ban thánh linh. (Lu-ca 11:9-13) Bạn có tiếp tục cầu xin thánh linh không? Nếu có thì trái quý giá của thánh linh, kể cả tình yêu thương, sẽ luôn biểu hiện nhiều hơn trong đời sống bạn.
Tuy nhiên, có một loại tinh thần nghịch lại thánh linh Đức Chúa Trời. Kinh Thánh gọi đó là ‘tinh thần thế-gian’. (1 Cô-rinh-tô 2:12; Ê-phê-sô 2:2) Tinh thần này là một ảnh hưởng gian ác, nguồn gốc của nó không ai khác hơn là Sa-tan Ma-quỉ, “vua-chúa của thế-gian” loài người xa cách Đức Chúa Trời. (Giăng 12:31) Như ngọn gió thổi tung bụi và rác rến, ‘tinh thần thế-gian’ khêu gợi những ham muốn có hại, xói mòn tình yêu thương đồng thời thỏa mãn những yếu đuối của xác thịt.—Ga-la-ti 5:19-21.
Người ta thâm nhiễm tinh thần gian ác ấy khi tự đặt mình vào môi trường có lối suy nghĩ duy vật ích kỷ, có thái độ hung bạo và có quan điểm méo mó, sai lệch về tình yêu thương, như rất thường thấy trong thế gian. Nếu muốn phát huy tình yêu thương chân chính, bạn phải cương quyết chống lại tinh thần thế gian. (Gia-cơ 4:7) Tuy nhiên, đừng cậy vào sức riêng nhưng hãy cầu xin Đức Giê-hô-va giúp sức. Thánh linh của Ngài—lực mạnh nhất trong vũ trụ—có thể củng cố và giúp bạn thành công.—Thi-thiên 121:2.
Học yêu thương từ đoàn thể anh em tín đồ Đấng Christ
Như trẻ em học biểu lộ tình yêu thương bằng cách cảm nghiệm điều ấy trong gia đình, tất cả chúng ta—dù già hay trẻ—đều có thể phát huy tình yêu thương bằng cách kết hợp với những tín đồ Đấng Christ khác. (Giăng 13:34, 35) Thật vậy, một trong những chức năng chủ yếu của hội thánh Đấng Christ là cung cấp một môi trường trong đó mọi người có thể “khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành”.—Hê-bơ-rơ 10:24.
Tình yêu thương ấy được đặc biệt trân trọng bởi những người “cùng-khốn, và tan-lạc” trong thế gian thiếu yêu thương chung quanh chúng ta. (Ma-thi-ơ 9:36) Kinh nghiệm cho thấy những mối quan hệ đầy yêu thương trong tuổi trưởng thành có thể xóa đi nhiều ảnh hưởng xấu của thời thơ ấu thiếu tình thương. Vậy thật quan trọng biết bao khi tất cả tín đồ Đấng Christ đã dâng mình, chân thành tiếp đón những người mới đến kết hợp với chúng ta!
“Tình yêu-thương chẳng hề hư-mất bao giờ”
Kinh Thánh nói rằng “tình yêu-thương chẳng hề hư-mất bao giờ”. (1 Cô-rinh-tô 13:8) Điều ấy có nghĩa gì? Sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta: “Tình yêu-thương hay nhịn-nhục; tình yêu-thương hay nhân-từ; tình yêu-thương chẳng ghen-tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu-ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư-lợi, chẳng nóng-giận, chẳng nghi-ngờ sự dữ”. (1 Cô-rinh-tô 13:4, 5) Rõ ràng, tình yêu thương này không phải là khái niệm thiếu thực tế hoặc tình cảm hời hợt. Trái lại—những người biểu lộ tình yêu thương nhận biết rằng đời sống có những điều gây thất vọng và đau lòng, nhưng họ không để những điều này hủy hoại tình yêu thương đối với người đồng loại. Tình yêu thương ấy thật sự là “dây liên-lạc của sự trọn-lành”.—Cô-lô-se 3:12-14.
Hãy xem trường hợp của một nữ tín đồ Đấng Christ 17 tuổi ở Hàn Quốc. Khi chị bắt đầu phụng sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời, gia đình không chấp nhận nên chị phải dọn ra khỏi nhà. Tuy nhiên, thay vì tức giận, chị cầu nguyện về vấn đề này, để thánh linh và Lời Đức Chúa Trời uốn nắn lối suy nghĩ của mình. Sau đó chị thường viết cho gia đình những lá thư chan hòa tình cảm trìu mến, nồng ấm và chân thật mà chị dành cho họ. Hai anh của chị đã đáp ứng và bắt đầu học Kinh Thánh; hiện nay họ là tín đồ Đấng Christ đã dâng mình. Mẹ và em trai của chị cũng chấp nhận lẽ thật Kinh Thánh. Cuối cùng, cha chị trước đó chống đối kịch liệt, đã thay đổi thái độ. Chị Nhân Chứng này viết: “Tất cả chúng tôi đều kết hôn với người cùng đạo. Hiện nay gia đình chúng tôi tổng cộng 23 người hợp nhất trong sự thờ phượng”. Tình yêu thương quả đã đắc thắng lớn lao!
Bạn có muốn vun trồng tình yêu thương chân chính và giúp người khác làm thế không? Vậy hãy đến với Đức Giê-hô-va, Nguồn của đức tính quý giá ấy. Vâng, hãy ghi tạc Lời Ngài vào lòng, cầu xin thánh linh và đều đặn kết hợp với đoàn thể anh em tín đồ Đấng Christ. (Ê-sai 11:9; Ma-thi-ơ 5:5) Thật ấm lòng làm sao khi biết rằng chẳng bao lâu nữa sẽ không còn người ác, nhưng chỉ còn những người thực hành tình yêu thương chân chính của tín đồ Đấng Christ! Quả thật, tình yêu thương là bí quyết đạt được hạnh phúc và sự sống.—Thi-thiên 37:10, 11; 1 Giăng 3:14.
[Các hình nơi trang 6]
Cầu nguyện và học hỏi Lời Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta vun trồng tình yêu thương chân chính

Tình yêu thương con người

0 Lan Tử (Theo Moralstories)
ANTĐ Sau một ngày dài tham dự cuộc hội thảo chuyên ngành vô cùng căng thẳng, Thomas mệt rã rời, vì thế anh quyết định không ăn tối tại khách sạn  mà lang thang ra phố cho thoải mái, anh tìm thấy một nhà hàng bán đồ ăn của địa phương và đẩy cửa bước vào.
Gọi xong đồ, Thomas rất hào hứng khi thức ăn được dọn ra nhưng khi vừa mới chuẩn bị cầm dĩa, anh cảm nhận được những ánh mắt đang nhìn mình. Ngẩng lên, Thomas thấy hai đứa trẻ, một trai một gái đang dán mắt vào cửa kính từ ngoài vỉa hè  thèm thuồng nhìn những đĩa đồ ăn của anh trên bàn. Chúng là hai đứa trẻ lang thang nhặt rác để kiếm sống, Thomas đưa tay lên, khẽ vẫy hai đứa trẻ vào chỗ mình.

Chúng là hai anh em, cậu bé gầy gò nắm tay cô em gái dáng vẻ sợ sệt bước vào, chúng run rẩy vì đói và lạnh, Thomas hỏi: “Hai cháu muốn ăn gì?”. Cậu bé chỉ vào đồ ăn trên bàn của Thomas, còn cô em gái nhìn chằm chằm vào đĩa thức ăn. Thomas gật đầu, anh gọi người phục vụ mang thêm hai suất ăn như của mình rồi bảo hai đứa trẻ ngồi xuống ghế.

Hai đứa trẻ ngồi xuống ghế và chúng nhanh chóng ăn ngấu nghiến hết phần ăn của mình ngay khi người phục vụ mang ra. Thomas cứ thế ngồi nhìn hai đứa trẻ, giúp chúng bỏ xương và còn rót nước cho chúng. Anh chăm sóc hai đứa trẻ lang thang với một ánh mắt vô cùng trìu mến. Cho đến khi hai đứa trẻ ăn xong, cúi chào anh rồi bước ra, Thomas mới bắt đầu ăn suất ăn của mình.

Sau khi ăn xong, anh yêu cầu người phục vụ mang hóa đơn thanh toán đến và đi vào rửa tay. Khi quay ra, Thomas ngạc nhiên khi nhìn tờ hóa đơn thanh toán đặc biệt nhất trên đời, trên đó không ghi bất cứ con số nào, mà chỉ có dòng chữ được đánh máy: “Nhà hàng chúng tôi không có máy để tính toán được giá trị của con người.  Cầu chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với anh!”.

Cuộc sống thật đẹp với tình yêu thương con người  hiển hiện khắp nơi!

Nghị luận xã hội về tình thương

Loading...
Đề bài:Nghị luận xã hội về tình thương 
Bài làm
Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có tình yêu thương giữa mỗi con người. Tình thương là nền tảng để làm bền vững và gắn bó hơn các cá nhân trong xã hội.
Tình thương là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng sống và cùng tồn tại. Tình yêu thương trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người.
nghi-luan-ve-tinh-thuong

Nghị luận xã hội về tình thương -Văn lớp 12

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Đó không phải là thứ tình cảm quá vĩ đại, quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Đó chỉ là sự quan tâm, động viên, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau hơn. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đã được đón nhận tình yêu thương của ba mẹ, được lớn lên trong tình yêu của mọi người. Hằng ngày chúng ta được chở che, bao bọc, được dạy dỗ, được rèn luyện. Ngay trong gia đình, tình thương yêu được biểu hiện một cách rõ nét và chân thực nhất. Và tình thương yêu giữa các thành viên với nhau trong gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Bởi thế có nhiều người vẫn thường bảo rằng tình thương là hạnh phúc.
Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống.
Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.
Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?
Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.
Tuy nhiên bên cạnh những người biết yêu thương người khác thì vẫn có những kẻ ích kỷ, nhỏ mọn chỉ biết sống cho riêng mình, không muốn san sẻ tình yêu. Họ làm ngơ trước sự khó khăn của người khác, họ đối xử không tốt với ba mẹ lúc về già, họ bỏ mặc tiếng kêu của đứa trẻ ăn xin ở cuối chợ. Thiếu đi tình thương họ sẽ trở thành những người vô tâm.
Để có thể thấy rằng cuộc sống này còn nhiều điều đáng trân trọng, còn nhiều người cần mình giúp đỡ, bạn hãy mở lòng ra và sẻ chia đi yêu thương. Bạn sẽ nhận lại được hạnh phúc trong tâm hồn.
Nhất là đối với những người trẻ thì tình yêu thương luôn là điều cần thiết nhận lại và cho đi. Sống cho bản thân, sống cho người khác là điều cần thiết phải rèn luyện.
Như vậy, tình yêu thương không bao giờ là thừa. Chúng ta hãy sống sao để cho mỗi ngày bắt đầu là một ngày tuyệt vời nhất.

Tình Yêu Thương Bất Diệt

I Cô-rinh-tô 13:1-13

"Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ" (câu 8).
Câu hỏi suy gẫm: Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh đến sự quan trọng của tình thương yêu như thế nào? Những đặc tính chính yếu nào của tình yêu thương mà ông muốn ta biết? Làm thế nào để có được tình yêu thương mà Phao-lô nói đến ở đây? Động lực nào giúp bạn phục vụ Chúa và người khác?
Hãy nghĩ đến những biến cố tiêu cực đã xảy ra trong thời gian qua. Nếu áp dụng được những nguyên tắc yêu thương mà Sứ đồ Phao-lô dạy thì chúng ta tránh được những việc xấu xa mà báo chí đã phơi bày trong năm qua như những vụ khủng bố, vụ diệt chủng, các tội phạm do căm thù chủng tộc, các vụ hãm hiếp trẻ em, sát hại tại trường học. ..
Tình yêu thương ban cho con người sức mạnh. Thế giới ngày nay thiếu hẳn tình thương. Trong thời đại cực kỳ văn minh này, dân Chúa cần phải biểu lộ tình yêu thương để làm chứng cho các giá trị siêu việt của đạo Chúa. Mọi người đều mong đợi một tình thương yêu như Sứ đồ Phao-lô mô tả: nhẫn nhục, nhân từ, khiêm tốn, tha thứ...
Khi còn tại thế, Chúa Giê-xu chăm sóc loài người với tình yêu thương đó, đến độ Ngài treo mình trên thập tự giá vì tội lỗi loài người. Ngài đã yêu chúng ta như thế chúng ta há chẳng yêu thương nhau, yêu thương đồng loại và những người thiếu thốn sao? Làm sao để có lòng yêu thương? Không phải cố sức giữ đúng giáo lý là được. Cũng không phải tỏ ra mộ đạo tham gia hết công tác của Hội Thánh là có lòng yêu thương. Tình yêu thương đến khi ta gặp được Chúa trong giờ cầu nguyện, khi ta chiêm nghiệm Lời Chúa để nhận ra rằng mình được Chúa yêu thương thắm thiết, và trong những giờ đó ta bật lên lời cảm tạ, tri ân Ngài nhiều hơn. Khi biết rõ Chúa yêu thương mình, tự nhiên mình sẽ có đủ ơn để yêu thương người khác.
Nếu hành động của chúng ta không do tình thương thúc đẩy thì chúng ta chỉ là những chiên trống ồn ào mà thôi, chẳng có nghĩa gì. Đức Chúa Trời vì lòng yêu nhân thế đã sai con Ngài vào đời để cứu chúng sinh. Đức Chúa Con hy sinh mạng sống để cứu chúng ta cũng chỉ vì tình yêu thương, một thứ tình yêu thương thuần khiết, đơn sơ. Mọi hành động của chúng ta đối với tha nhân cũng phải được một tình yêu thương như thế thúc đẩy. Hãy nhìn lại một năm đã qua, bạn có sống với tình yêu thương như thế không?
Lạy Chúa, xin cho con có được đức yêu thương như Ngài, để con nhờ đó mà chăm sóc người khác, đồng cảm và gần gũi với họ. Nguyện xin tình yêu của Ngài ở mãi trong lòng con.

Tình yêu là lẽ sống – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

(Trích trong ‘Cùng Nhau Suy Niệm’)
Đã có lần Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận từng nói với Bill Gate rằng: "Sự văn minh đích thực là không để ai ở lại phía sau". Và Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II cũng nói: "Sự văn minh đích thực là phục vụ sự sống". Thế nhưng, "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Một thế giới quá chênh lệch giầu nghèo. Một thế giới quá đề cao đồng tiền mà quên cả lương tri con người. Một thế giới lấy kinh tế làm đầu nên đã làm đảo lộn biết bao thuần phong mỹ tục, và những giá trị đạo đức truyền thống của các tiền nhân. Khoa học tiến bộ, nhưng đạo đức và phong hoá xuống cấp trầm trọng. Sự tiến bộ của khoa học dường như đang giúp sức cho sự dữ gia tăng. Khoa học tiến bộ đang phục vụ cho văn hoá sự chết hơn là phục vụ cho văn hoá sự sống. Người ta tìm muôn nghìn cách thức để lừa đảo, gian manh và truỵ lạc. Đứng trước viễn cảnh đen tối của xã hội hôm nay, Sĩ Phu Bắc Hà đã đúc kết thành bốn câu thơ:
Nhân phẩm từ đây giảm giá rồi
Chỉ còn lương thực tăng giá thôi
Lương tâm bán rẻ hơn lương thực
Chân lý chân giò một giá thôi!

Một thế giới thượng vàng hạ cám đã làm lệch đi rất nhiều những giá trị của cuộc sống. Một thế giới xem ra những nghĩa cử yêu thương thật hiếm hoi. Đó chính là một thách đố cho người ky-tô hữu chúng ta. Liệu rằng chúng ta có dám sống triệt để giới răn mến Chúa yêu người giữa một xã hội loại trừ Thiên Chúa và thiếu thốn tình người hay không? Liệu rằng chúng ta có dám chịu thiệt thòi để người khác hưởng thụ trên lòng quảng đại của chúng ta hay không? Liệu rằng chúng ta có dám yêu người khi mà người ta đang chơi xấu, đang lợi dụng, đang làm hại chúng ta? Đây là một thách đố và cũng là đòi hỏi triệt để, vì căn tính của người môn đệ Chúa là "yêu mến tha nhân như chính mình". Vì tình yêu là lẽ sống, là hơi thở của người ky-tô hữu. Không có tình yêu thì sức sống của người tín hữu đã không còn. Không có lòng quảng đại thì không còn là nhân chứng cho Tin mừng Nước Trời của Chúa. Chúng ta không thể nói yêu Chúa mà trong lòng vẫn còn thù ghét anh em của mình. Chúng ta phải vượt lên trên lòng ích kỷ, sự hẹp hòi của nhân thế để làm chứng cho một tình yêu nhân ái, bao dung và vị tha.

Đây chính là sứ điệp mà Tin Mừng hôm nay muốn loan báo. Chúa mời gọi chúng ta hãy yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Đồng thời Ngài cũng đòi buộc chúng ta phải yêu mến tha nhân như chính mình. Chính Thầy Chí Thánh Giêsu đã làm gương cho chúng ta. Chính Ngài khi bị treo trên thập tự giá đã giới thiệu cho nhân thế một tinh yêu tinh ròng đến nỗi "dám chết cho người mình yêu". Ngài đã chọn thập tự giá làm biểu tượng cho tình yêu tự hiến của mình. Với thanh dọc, Chúa chấp nhận cực hình để tôn vinh Chúa Cha. Với thanh ngang, Ngài muốn ôm trọn nhân loại trong tình thương của Chúa. Người ky-tô cũng được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Thầy Giêsu khi chúng ta sống tôn vinh Chúa Cha, và yêu mến anh em như chính mình.

Chính tình yêu đó sẽ giúp chúng ta vượt thắng những tham lam bất chính, những thói hại người hại đời để tìm tư lợi riêng cho bản thân mà người đời vẫn đang sống. Có thể là người, chúng ta cần địa vị, cần danh vọng nhưng vì lòng yêu mến Chúa chúng ta không thể bán rẻ lương tậm, không làm hại đồng loại. Có thể chúng ta cũng cần của cải để sinh sống, nhưng vì Chúa, chúng ta biết sống quảng đại để mua lấy hạnh phúc Nước Trời. Có thể đồng loại, vẫn mưu toan làm hại chúng ta, nhưng vì Chúa chúng ta nhịn nhục và nhẫn nại với nhau trong yêu thương và tha thứ.

Như vậy, chỉ có ở trong tình yêu Chúa, chúng ta mới dám sống yêu thương đồng loại như chính mình. Chính nhờ tình yêu Chúa, sẽ giúp chúng ta trao ban sự sống sung mãn cho nhân thế qua những nghĩa cử yêu thương, bác ái và vị tha. Chính tình yêu đối với Chúa, sẽ giúp chúng ta sống nhân ái và bao dung với tha nhân là hình ảnh của Ngài.

Ước gì giữa một thế giới đang băng hoại về tình người, chúng ta hãy thắp lên ngọn lửa của yêu thương, để sưởi ấm cho những ai đang cô đơn, thất vọng vì thiếu vắng tình thương, sự cảm thông và nâng đỡ của anh em. Ước gì giữa một thế giới đang bán rẻ lương tri, người ky-tô hữu hãy biết sống tôn trọng lẫn nhau, biết sống cho tình người cao quý, hơn là những của cải vật chất tầm thường. Ước gì người ky-tô hữu chúng ta, đừng vì danh lợi thú mà đánh mất nhân phẩm con người là hình ảnh Thiên Chúa. Ước gì giữa một xã hội mà chân lý bị vùi giập, chúng ta dám sống cho sự thật, cho dẫu rằng, có bị nghi kỵ, hiểu lầm, kết án và tẩy chay. Giữa một thế giới mà người ta có thể nhân danh quyền lợi của mình để giết hại người khác một cách phi nhân, ác đức, đặc biệt là các thai nhi vô tội, chúng ta hãy sống theo gương Thầy Giêsu dám chết cho người minh yêu, dám sống mình vì mọi người, và dám trở nên mọi sự cho mọi người như Thầy Giêsu.

Nguyện xin Chúa là tình yêu, xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim yêu thương của Chúa. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét