Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

TRỜI ƠI ĐẤT HỠI 10

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                              Nguy hiểm chết người vì “thiếu mỡ lợn”...

                   GIẬT MÌNH Trước Những Tác Hại CHẾT NGƯỜI Của Rau Mồng Tơi


Thiếu mỡ máu cũng nguy hiểm

Sức khỏe | 06:12 Thứ Hai ngày 11/03/2013
Tôi mới phát hiện bị bệnh thiếu mỡ máu. Xin hỏi bệnh này như thế nào, nó có nguy hiểm như thừa mỡ máu hay không?
(anh Lê Văn Tuyến, Thường Tín - Hà Nội)

Ảnh minh họa


Cùng với đạm (protein), đường (gluxit), mỡ (lipid) là một trong những chất cơ bản, cần thiết để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Các chất mỡ có trong thành phần thức ăn như mỡ bò, gà, lợn, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt... hấp thụ qua ruột và được đưa vào máu để lưu thông dưới dạng đặc biệt, gọi là lipoprotein. Chất mỡ được đưa đến cho các mô, cơ bắp sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động co cơ, vận động... hoặc chuyển thành mô mỡ đọng lại dưới da (ở bụng, mông, đùi...). Chất mỡ này là mỡ dự trữ, sẽ dùng tới trong trường hợp nguồn cung cấp từ thức ăn không có chất mỡ nào nữa (ví dụ như lúc ăn kiêng, nhịn đói). Như vậy, chất mỡ có trong máu là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ trong máu cao quá mức bình thường thì trở thành yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, gây ra xơ vữa làm nghẹt mạch máu. Rối loạn chuyển hóa chất mỡ sẽ làm tăng cholesterol máu hay cao mỡ trong máu.

Ngược lại, thiếu mỡ trong máu cũng rất nguy hiểm. Nếu thiếu chất béo, cơ thể không thể tái tạo nhu mô, bảo vệ cấu trúc của dây thần kinh, tổng hợp kháng thể, sản xuất huyết cầu. Phụ nữ trẻ thiếu mỡ trong máu sẽ dễ bị rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh sớm. Bệnh Alzheimer cũng đến nhanh hơn ở người cao tuổi nếu mỡ máu thiếu. Tỷ lệ người lao phổi, viêm gan, thoái hóa khớp, dị ứng… ở nhóm thiếu mỡ máu và tỷ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim ở người già thiếu mỡ máu cao hơn số người có mỡ trong máu cao.

Để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống hợp lý để vẫn có mỡ trong cơ thể nhưng không quá thừa. Chất làm tăng mỡ máu ghê gớm chính là tinh bột và đường cát chứ không phải là mỡ trong thực phẩm. Do đó, nên ăn nhiều cá, tăng cường rau quả, kết hợp tập thể dục vừa sức, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút.
BS Nguyễn Hùng

5 Bệnh nguy hiểm khi bạn ăn thiếu mỡ lợn

Đừng cho rằng mỡ động vật không tốt cho sức khỏe mà từ chối mỡ lợn bởi đây là nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể bạn chống đỡ lại nhiều bệnh tật.

1. Khó hấp thụ vitamin A

Một trong những vai trò quan trọng của mỡ, đó là hòa tan các khoáng chất, trong đó có Vitamin A. Nếu trong khẩu phần ăn của bạn không có đủ lượng mỡ cần thiết, cơ thể bạn sẽ khó có thể hấp thụ được Vitamin A dẫn đến tình trạng khô mắt, suy giảm thị lực hay nghiêm trọng hơn là thoái hóa giác mạc hoặc thậm chí là mù lòa.
pic2174
Thiếu mỡ lợn làm tăng nguy cơ mù lòa.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh về xương

Vitamin D cũng là một chất cần mỡ hòa tan. Việc thiếu Vitamin D sẽ khiến cơ thể dễ mắc các bệnh còi xương, loãng xương, làm tăng nguy cơ gãy xương khi xảy ra chấn thương.
Khả năng hấp thụ vitamin E cũng giảm đi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp, khiến cơ thể gặp nhiều rối loạn.

3. Rối loạn nội tiết tố

Các chuyên gia từ Đại học Colombia (Mỹ) đã cảnh báo rằng, cơ thể không đủ mỡ sẽ gây rối loạn nội tiết tố. Phụ nữ ăn quá ít mỡ sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất estrogen, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Nam giới ăn không đủ mỡ sẽ cản trở khả năng sản xuất testosterone. Điều này không chỉ làm giảm khả năng trong chuyện “chăn gối”, mà ngay cả cơ bắp của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, những người tập gym khoa học thường vẫn phải bổ sung đầy đủ mỡ trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.

4. Suy nhược cơ thể

Theo một kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2009 của Viện Nghiên cứu Sức khỏecộng đồng của Đại học Harvard, nếu như không ăn mỡ, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng omega 3, trong đó bao gồm nhóm axit alpha-linolenic. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược cơ thể dẫn tới tử vong.
mo-heo-6(2)
Thiếu mỡ lợn sẽ dễ gây suy nhược cơ thể.

5. Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Nghe có vẻ ngược đời nhưng thực ra khi bỏ mỡ hoàn toàn, bạn sẽ không thể hấp thụ được Vitamin K – một loại vitamin quan trọng có chức năng điều hòa mạch máu. Cơ thể sẽ giảm chức năng của tế bào nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực.
Trong mỡ động vật có nhiều chất cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh mà trong dầu thực vật không có hoặc có rất ít. Hơn nữa, các axit béo no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng các bệnh xuất huyết não.

Giật mình 5 tác hại của mồng tơi chưa từng được biết

Thái Phong (T.H) |
Giật mình 5 tác hại của mồng tơi chưa từng được biết

Mồng tơi là loại thực phẩm rất quý. Tuy vậy, nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có thể gây ra những tác hại không mong muốn cho cơ thể.


Mồng tơi đã loại rau ăn phổ biến được ưa chuộng trong những ngày hè. Một bát canh cua rau mồng tơi có lẽ sẽ là "tâm điểm" thanh nhiệt giúp giải cái nóng nực khó chịu, đem lại sự ngon miệng cho người ăn.
Nhưng ít ai biết rằng, rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao. Vào thời xưa, khi người ta chưa biết sử dụng mùng tơi làm rau ăn thì loại rau này đã được dùng để làm thuốc.
Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.
Rau mồng tơi có đặc điểm nổi bật là chứa rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy này có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt.
Chính vì vậy, rau mồng tơi có công dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh táo bón.
Những người bị táo bón lâu ngày, phân khô, cứng, thường có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn. Trường hợp này ăn rau mồng tơi hàng ngày sẽ có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả.
Đồng thời, chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.
Đặc tính nổi bật không kém của rau mồng tơi là tính thanh nhiệt.
Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Không chỉ thanh nhiệt khi dùng làm thực phẩm, nếu bị bỏng nhẹ ngoài da cũng có thể dùng mùng tơi giã nát đắp vào vết bỏng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng.
Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng.
Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Chỉ dựa vào 2 công dụng nổi bật này đã thấy rằng mồng tơi là loại thực phẩm rất quý. Tuy vậy, nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có những hạn chế nhất định.
Hãy chú ý những "mặt trái" dưới đây của rau mồng tơi để biết cách ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy được những giá trị dinh dưỡng của nó nhé.
- Mồng tơi có thể gây kém hấp thu:
Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trên.
Nhưng nếu ăn kèm rau mồng tơi cùng các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam hoặc cà chua thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
- Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận:
Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
- Gây mảng bám ở răng:
Ăn rau mồng tơi sẽ có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước mà bám lại ở răng. Chính vì thế, sau khi ăn mồng tơi cần đánh răng để loại bỏ mảng bám.
- Gây khó chịu trong dạ dày: 
Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên  người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
theo Đại Lộ

Nguy hại chết người không ngờ từ rau mồng tơi



Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài những tác dụng chữa bệnh thì rau mồng tơi cũng có tác hại nếu ăn nhiều.

1
Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày.
Tác hại của rau mồng tơi nếu ăn quá nhiều
Sức khỏe và đời sống cho biết, rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, rau mồng tơi có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu nếu ăn nhiều.
Hấp thu kém
Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu trong một số vitamin C khi bạn ăn rau mùng tơi bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
Sỏi thận
Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi. Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Tiêu chảy
Mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, điều trị táo bón. Tuy vậy, ăn nhiều rau mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy. Người có thân nhiệt thấp, đang tiểu lỏng, tiểu chảy… không nên ăn nhiều mồng tơi. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng… cũng không nên lạm dụng món ăn này.
Theo các bác sĩ, 1/2 bát rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, vitamin C và 20% chất sắt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng đúng cách có thể cải thiện da mặt, trị mụn , say nắng, chữa bỏng, trĩ, lợi sữa… Vì thế, bạn nên thêm mồng tơi vào bữa ăn một cách khoa học để cơ thể khoẻ mạnh, tránh các tác hại không đáng có.
Khó chịu trong dạ dày
Rau mùng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu. Cơ thể khi đó sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau khi ăn rau mùng tơi. Nếu tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc, bạn có thể bị tiêu chảy. Hãy uống một ly nước đầy mỗi khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp cơ thể quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.

 

Ngăn ngừa tái phát bệnh mạn tính - Thế mạnh của thuốc Đông y bí truyền

Thuốc Đông y ngăn ngừa tái phát bệnh mạn tính thế nào?
Tài trợ
 

Kết hợp thế mạnh của Đông y và Tây y trong điều trị bệnh mạn tính

Thuốc Đông y tác dụng lâu dài, Tây y tác dụng nhanh
Tài trợ

台新銀行

Bạn đang đọc bài viết Nguy hại chết người không ngờ từ rau mồng tơi tại chuyên mục Sức khỏe của trang Tin Tức Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư bbt@tintuc.vn
ST / Khỏe & Đẹp

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét