Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Phút giây cảnh giác 7

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                                Ỷ đông hiếp yếu

Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây

Ngọc Nguyễn, Theo Trí Thức Trẻ 14:31 11/07/2016

Chỉ cần lơ là một chút thôi, chuyến du lịch của bạn có khả năng sẽ gặp phải nhiều sự cố không đáng có đấy.

Du lịch chính là phương pháp xả stress hiệu quả. Vì thế, nhiều người mới cố gắng làm lụng cả năm trời để tự thưởng cho mình một chuyến đi thư giãn. Thế nhưng, lang thang nơi đất khách quê người cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lắm đấy. Dưới đây chính là 14 mánh khoé lừa đảo phổ biến mà bạn nên chú ý.
1. Đừng nghĩ đứa trẻ nào cũng vô tội
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 1.
Hãy đề phòng lũ trẻ con cầm theo báo ra đường nhé.
Khi đi trên đường, nếu bạn bỗng dưng thấy một đám nhóc tay cầm tờ báo vây quanh lấy mình thì hãy đề phòng. Rất có thể chúng đang cố tiếp cận bạn, sau đó quạt những tờ báo đã tẩm thuốc mê khiến bạn mất ý thức rồi cướp luôn ví tiền hay túi xách của bạn đấy. Đây là mánh khoé lừa đảo khá phổ biến ở Rome trong thời gian qua.
2. Cảnh giác với trò lừa đảo ở sân bay
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 2.
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh.
Tại một số sân bay, kẻ gian thường cố tình bắn mù tạt, tương ớt hoặc các loại sốt vào người để có cơ hội tiếp cận bạn. Sau đó, chúng sẽ vờ làm người tốt giúp chùi sạch vết bẩn rồi khi bạn lơ là cảnh giác, chúng sẽ khéo léo lấy luôn hành lý, tư trang của nạn nhân. Vì thế, nếu rơi vào tình huống này, bạn hãy bình tĩnh và xử lý. Đặc biệt, đừng rời mắt khỏi hành lý của mình nhé.
3. Người già cũng có thể lừa đảo
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 3.
Kẻ gian thường đóng giả làm người già tội nghiệp đấy.
Ở nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, kẻ gian luôn cố tình đóng vai bà cụ tội nghiệp, đi nghiêng ngả rồi ngã ngay giữa đường để thu hút sự chú ý của người khác. Sau khi tiếp cận thành công, họ sẽ nhanh tay móc luôn ví tiền và tư trang của nạn nhân.
4. Lừa đảo phương tiện đi lại
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 4.
Hãy liên hệ với những nơi cho thuê phương tiện uy tín bạn nhé.
Có thể nói, tàu bè hay ca-nô chính là phương tiện di chuyển chính của nhiều du khách khi tới thăm Phuket. Thấy vậy, kẻ gian đã lợi dụng thói quen này để thực hiện hành vi lừa đảo. Chúng sẽ đợi cho tới khi bạn trả tàu/thuyền rồi sẽ cố gắng tìm ra chỗ hỏng hóc để có cớ "ăn vạ". Và nếu bạn không chủ động bồi thường, chúng sẽ gọi thêm nhiều người đến rồi ép bạn trả tiền cho bằng được.
5. Chiếc vòng tẩm thuốc mê
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 5.
Nhìn thì nhỏ bé nhưng đây lại là vũ khí chết người đấy.
Nếu định du lịch châu Âu, bạn đừng bao giờ nhận các loại chuỗi hạt, vòng tay từ người lạ. Bởi sau khi bạn đeo nó lên, họ sẽ cố tình lắc tay khiến bạn trúng phải bùa mê ngay lập tức. Một khi đã rơi vào cái bẫy này, bạn sẽ bị mất ý chí thậm chí là bất động. Đó cũng chính là lúc kẻ gian dễ dàng cướp đi tài sản của bạn.
6. Lừa tới phòng triển lãm giả
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 6.
Đừng tham quan những nơi mà bạn chưa tìm hiểu kĩ.
Tham quan bảo tàng, thư viện là thói quen của nhiều người khi đi du lịch. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu thật kĩ về nơi bạn định đi thay vì để người lạ chỉ dẫn. Hiện có nhiều kẻ thường giả danh sinh viên mỹ thuật rồi cố tình dẫn du khách tới những phòng triển lãm giả. Tại đây, chúng sẽ bắt bạn đóng phí tham quan, mua đồ uống và nhiều phụ phí khác.
7. Nhiệt tình thái quá cũng không đáng tin
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 7.
Đừng để bất kỳ ai đi theo khi bạn cần đi rút tiền.
Khi đi du lịch, bạn hoàn toàn có thể nhờ người dân địa phương chỉ đường hay gợi ý những quán ăn ngon nhưng đừng bao giờ nhờ họ dẫn đi rút tiền dù họ có tỏ ra nhiệt tình giúp đỡ. Rất có thể họ sẽ đọc được mã PIN rồi cướp thẻ và tiền bạc của bạn đấy.
8. Hãy cảnh giác với cả người thu ngân
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 8.
Luôn chú ý mọi hành động của nhân viên thu ngân bạn nhé.
Tại một số cửa hàng hoặc trung tâm mua sắm, thu ngân thường cố tình đếm tiền rất chậm trước khi đưa lại tiền thừa cho bạn. Hành động này sẽ khiến bạn mất kiên nhẫn và không muốn đếm lại tiền nữa dù họ chưa đưa đủ cho bạn. Nếu gặp phải tình huống này, hãy khéo léo nhắc thu ngân, xem kĩ hoá đơn và kiểm tra đủ tiền trước khi rời cửa hàng.
9. Nạn rạch túi có thể xảy ra ở bất kỳ đâu
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 9.
Hạn chế mang theo đồ đắt tiền theo người khi đi ra đường.
Rạch túi là trò cướp giật phổ biến ở nhiều thành phố, đặc biệt là Barcelona. Kẻ gian thường nhắm vào những người hay đeo túi hoặc mang theo vali ra đường. Nhân lúc họ chờ taxi hoặc tàu điện ngầm, chúng sẽ đi xe đạp qua và nhanh tay rạch quai túi rồi cướp đi ngay lập tức. Và khi bạn đuổi theo kẻ cướp, đồng phạm của chúng sẽ thừa thời cơ lấy nốt những túi đồ còn lại.
10. Đừng mắc bẫy của những cảnh sát giả mạo
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 10.
Hãy cố gắng kiểm soát bản thân và giữ bình tĩnh nếu gặp trường hợp này.
Trên thực tế, nhiều kẻ gian còn dám đóng giả làm cảnh sát để đi lừa đảo nữa. Chúng thường trà trộn vào các khu du lịch rồi bắt bạn xuất trình visa, hộ chiếu rồi ép bạn nộp phạt. Khi rơi vào tình huống này, bạn hãy yêu cầu chúng đưa mình tới đồn cảnh sát gần nhất nhé. Chúng sẽ nhanh chóng "thả" bạn đi ngay thôi.
11. Lợi dụng lòng tốt để lừa đảo
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 11.
Nhiều kẻ gian sẵn sàng lợi dụng lòng tốt của bạn để lừa đảo đấy.
Ở Istanbul, kẻ gian thường đóng vai làm người đánh giày ngây thơ, vô tội. Mưu đồ của chúng rất đơn giản. Đầu tiên, chúng sẽ cố tình làm rơi chổi đánh giày ở gần bạn rồi đợi bạn nhặt lên. Và để cảm ơn, chúng sẽ ngỏ ý đánh giày cho bạn. Nhưng sau khi xong xuôi mọi việc, những tên gian manh này sẽ thản nhiên đòi tiền bạn. Tất nhiên, dù bạn nhất quyết không trả thì chúng cũng sẽ ăn vạ ngay chốn đông người cho mà xem.
12. Wifi miễn phí không tốt như bạn tưởng
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 12.
Khi đi du lịch, tốt nhất nên sử dụng VPN thay vì Wifi miễn phí.
Vào mùa du lịch, số lượng du khách sử dụng wifi miễn phí tại các nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm luôn tăng cao đột biến. Thế nhưng, điều này lại không hề an toàn như bạn nghĩ. Bằng việc xâm nhập qua đường wifi, các hacker có thể dễ dàng ăn trộm thông tin, dữ liệu của bạn đấy.
13. Cảnh giác trước xe Tuk Tuk
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 13.
Nếu có thể, bạn hãy đi taxi có đồng hồ tính tiền cho đảm bảo.
Tuk Tuk được coi là phương tiện đi lại phổ biến với nhiều người khi tới Thái Lan. Thế nhưng, một số tài xế luôn hét giá cao hoặc cố tình chở du khách tới "phố đèn đỏ" dù họ chẳng yêu cầu. Để đảm bảo an toàn cho mình, bạn hãy chọn taxi có đồng hồ tính tiền hoặc nhờ đại lý xe Tuk Tuk uy tín.
14. Nếu có thể, đừng mua sữa hộ
Không muốn bị lừa đảo khi đi du lịch? Hãy nắm rõ 14 mánh khóe tinh vi dưới đây - Ảnh 14.
Lòng tốt nên đặt đúng chỗ bạn nhé.
Theo cuộc khảo sát của blogger có tiếng Ferdinand Göetzen thì Campuchia cũng là quốc gia có tỉ lệ lừa đảo cao nhất nhì thế giới. Ở đây, một số trẻ cơ nhỡ thường bám theo khách du lịch để nài nỉ họ mua sữa cho chúng Vì thương cảm, nhiều người vẫn vui vẻ đồng ý mà chẳng ngờ rằng chỉ cần thấy bóng họ vừa đi, chúng sẽ bán lại với cửa hàng tiện lợi để lấy tiền tiêu.
(Nguồn: B.I)

10 mánh khóe lừa đảo qua email

  • 1 2 3 4 5
Quá nhiều email gửi tới hàng ngày có thể làm cả những người thận trọng nhất cũng phải giảm đi mức độ “soi” nguy cơ tiềm ẩn trong các email.
Trong vội vã để theo kịp tiến độ công việc, bạn rất dễ lọt vào bẫy của những kẻ lừa đảo email. Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhất ở những vụ lừa đảo email.
1. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân
Không có tổ chức nào yêu cầu bạn cung cấp tài khoản ngân hàng hay số PIN qua email, họ cũng không gửi kèm đường link hay một form mẫu nào đó yêu cầu bạn nhập dữ liệu vào đó. Bất kể email đó có vẻ chính thức như thế nào, hãy phớt lờ chúng.
2. Nhìn lỗi ngữ pháp hoặc chính tả
Các chuyên gia lừa đảo là những kẻ lanh lợi, nhưng nhiều người chưa nắm kiến thức ngữ pháp cơ bản, nhất là những email gửi đi từ các nước không nói tiếng Anh. Nhìn vào các lỗi như dấu gạch nối không phù hợp hay lẫn lộn giữa “your” và “you’re”. Nếu email có nhiều lỗi chính tả, khả năng thư đó không phải của các tổ chức chính thống là rất cao.
3. Có gắn link trong email
Đừng tin tưởng vào các link trong các email, dù cho nó có thể trông như là địa chỉ web tin cậy. Các liên kết này thường kết nối đến trang web thứ ba, có thể trông cũng rất chính thống nhưng thực sự được quản lý bởi kẻ lừa đảo.
4. Nghiên cứu hay khảo sát yêu cầu thông tin cá nhân
Gửi email giả danh thư tiếp thị là mánh lừa đảo cổ điển. Bạn sẽ được mời tham gia vào khảo sát hay cuộc thi, và được yêu cầu điền thông tin cá nhân. Một khi bạn làm vậy, những kẻ lừa đảo có thể sử dụng thông tin đó vào mục đích xấu.
5. Mách tin cổ phiếu "hot"
Bạn nhận được thông tin về cổ phiếu “hot”, sẽ tăng giá thậm chí có thể tăng 2-3 lần trong thời gian ngắn? Đó là trò tung tin đồn để thổi phồng giá cổ phiếu. Kẻ gửi thông tin đã sở hữu cổ phiếu của công ty nào đó. Hắn phát tán thông tin đồn thổi về cổ phiếu đó nhằm làm tăng giá cổ phiếu để bán kiếm lời.
6. Các file đính kèm trong email từ người bạn không biết
Đây là lời khuyên phổ biến có thể bạn đã nghe tới hàng nghìn lần: Đừng mở đính kèm email từ người bạn không biết, cho dù nó được gửi tới từ công thẻ tín dụng hay ngân hàng của bạn. Bởi nguy cơ nhiễm virus và phần mềm do thám spyware ăn cắp thông tin khi mở các file này là rất cao.
7. Những email không chữ
Một số thư điện tử không có chữ, chỉ là những hình ảnh cũng rất nguy hiểm. Bấm vào bất kỳ vùng nào trong email đó có thể dẫn đến trang web để dụ bạn đăng nhập thông tin cá nhân hoặc bị nhiễm spyware.
8. Thông tin thiếu cập nhật
Một số kẻ lừa đảo thích đóng vai trò là hỗ trợ khách hàng hay kỹ thuật từ công ty bạn quen biết nhưng lại không cập nhật thông tin mới. Ví dụ (như trong ảnh), người gửi quên rằng Earthlink (nhà cung cấp dịch vụ Internet) đã mua Mindspring vào năm 2000.
9. Đoạn thông tin bôi đậm
Nếu bạn nhận được email có đoạn chữ bôi đậm yêu cầu bạn “xác nhận thông tin tài khoản”, “bạn đã trúng xổ số”, hay “nếu bạn không phản hồi trong xx giờ, tài khoản của bạn sẽ bị đóng”. Các email đó là lừa đảo. Hãy nhất vào nút xóa mà không cần xem lại nữa.
10. Lời chào hỏi chung chung
Các email khởi đầu với từ "Dear member" hay "Hello friend" có thể phớt lờ. Bởi nếu ngân hàng hay công ty thẻ tín dung gửi, họ sẽ biết bạn là ai. Email gửi bạn bè cũng vậy.
Cập nhật: 08/11/2009 Theo Switched.com, ICTnews

Những "ngón nghề" lừa đảo qua điện thoại

  • 1 2 3 4 5
Các trò lừa đảo trên điện thoại đang có sự bùng phát mạnh. Đã có không ít người trở thành nạn nhân và các cơ quan chức năng cũng phải đau đầu khi tìm giải pháp đối phó. Trong lúc đó, danh sách người bị lừa gạt vẫn không ngừng tăng lên.
Những "ngón nghề" lừa đảo qua điện thoại
Tin nhắn gài bẫy
Tin nhắn (TN) lừa đảo đã hình thành từ lâu, hiện diện trên nhiều đầu số, đặc biệt như 6xxx, 7xxx, 8xxx. Nếu như một TN bình thường chỉ có giá cước khoảng 300 đồng thì TN cho các đầu số này thường từ 3.000- 15.000 đồng /tin. Theo tính toán, chỉ cần một ngày nhận được khoảng 100 TN có giá 15.000 đồng thì chủ nhân sở hữu dịch vụ giá trị nội dung kia sẽ thu được khoản lợi nhuận lên tới 1.500.000 đồng (trong đó 50% chia cho nhà mạng, 50% còn lại của kẻ lừa đảo).
Sáng chủ nhật, Kiên, nhân viên một công ty XNK thiết bị Y tế nhận được TN từ một số điện thoại lạ thông báo mình nhận được quà tặng âm nhạc “đặc biệt” từ một người bạn và yêu cầu phải gửi một TN theo cú pháp đến số điện thoại 8xxx. Vì hôm nay là sinh nhật của mình nên Kiên không nghi ngờ và cũng một phần vì tò mò muốn biết ai lại quan tâm đến sinh nhật của mình sớm như thế nên đã nhắn tin theo yêu cầu. Sau một hồi làm theo hướng dẫn, Kiên không nhận được quà sinh nhật nào mà tài khoản mất 50.000 đồng
Phản ánh của cộng đồng mạng, hiện tại có khá nhiều những kiểu lừa đảo bằng tin nhắn cực kỳ tinh vi mà nếu người nhận được các tin nhắn ấy không tỉnh táo thì sẽ rất dễ bị mắc bẫy. Theo nhân viên trung tâm chăm sóc khách hàng Vietnamobile, thì hiện tại, có sự gia tăng mạnh kiểu tin nhắn lừa đảo lợi dụng việc làm từ thiện. Ăn theo sự kiện Bộ Thông tin - truyền thông thành lập cổng thông tin ủng hộ nhân đạo quốc gia 140x (các đầu số từ 1400-1409) để mọi người làm từ thiện qua tin nhắn, những kẻ lừa đảo cũng lợi dụng việc này để trục lợi. Theo đó, các đầu số dịch vụ sẽ gửi thông báo spam đề cập đến một chương trình ủng hộ từ thiện nào đó và yêu cầu mọi người gửi tin nhắn theo cú pháp đến số điện thoại được chỉ định để ủng hộ tiền trong tài khoản của mình cho những người nghèo khó, gặp nạn, thiên tai,… Tuy thế, tiền ủng hộ thu được sẽ lọt hết vào tay của kẻ lừa đảo.
Phần mềm lừa đảo
Những "ngón nghề" lừa đảo qua điện thoại
Nếu như với TN gài bẫy, kẻ gian phải tốn công gửi tin đi để dụ người khác nhắn tin lại thì các phần mềm lừa đảo sẽ tự động thực hiện việc đó. Vì thế, sự nguy hiểm cũng như tác hại còn lớn hơn rất nhiều lần.
Hà, thủ thư một trường ĐH tại TP.HCM, một lần nhận được email lạ giới thiệu về một “game giải trí hay nhất cho điện thoại năm 2010”, chị đã tò mò tải về và cài đặt, chơi thử. Tuy thế, chơi chưa được 5 phút thì Hà tắt game đi và bỏ quên nó vì nội dung game khá nhàm chán. Sự việc tưởng chừng chỉ có vậy nhưng sáng hôm sau, chị hết hồn khi gần 1,5 triệu trong tài khoản đã hết sạch. Gọi lên tổng đài, chị được yêu cầu đến trung tâm giao dịch của nhà mạng để làm đơn giải trình. Tại đây, chị nhận được bản kê khai chi tiết cho thấy điện thoại của chị liên tục gửi 100 TN cho một đầu số cung cấp dịch vụ GTGT trên điện thoại với cước phí mỗi TN lên tới 15.000 đồng.
Theo Sơn, thành viên diendangame.vn cho hay, phần mềm lừa đảo trên điện thoại có khá nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là các trò chơi. Kẻ gian lên mạng, lấy code của những game cũ, chỉnh sửa lại một chút rồi đặt thêm tính năng tự động gửi TN đến đầu số đã được chọn vào trong game rồi đóng gói và phát tán bằng email spam. Nếu có ai vô tình cài đặt là coi như mất hết tiền trong tài khoản. Ngoài game, còn có khá nhiều phần mềm chức năng khác cũng có khả năng nhắn tin ngầm mà khổ chủ không biết và cách thức hoạt động của chúng cũng tương tự như với các game ở trên.
Hack SIM
Nếu như tin nhắn gài bẫy mang lại số tiền tối đa là 15.000 đồng /tin và có thể bị phát hiện tức thời thì phần mềm lừa đảo lấy có thể lấy được hết tiền trong tài khoản mà nạn nhân không hề hay biết. Tuy thế, “trò” phần mềm lừa đảo thì là “cỏn con” so với “chiêu” hack SIM bởi hack SIM có thể giúp kẻ gian trộm được, không chỉ tiền trong tài khoản mà còn có thể bán lại tài khoản ấy cho người khác hoặc lấy hết tiền trong ngân hàng khi SIM đó được liên kết với tài khoản ngân hàng của khổ chủ.
Hack SIM chính thức được hình thành khi những kẻ lừa đảo phát hiện ra khả năng trục lợi từ việc chủ nhân của SIM đăng ký số điện thoại của mình vào các dịch vụ giao dịch bằng TN thông qua tiền trong tài khoản ngân hàng. Bằng cách này, chỉ cần biết được mã số bảo mật của tài khoản “ví điện tử” trong điện thoại thì những tên lừa đảo có thể dễ dàng lấy hết tiền tiết kiệm của nạn nhân.
Phản thận trọng tối đa
Theo các chuyên gia, tình trạng lừa đảo trên điện thoại đã chuyển sang nhiều kiểu biến tướng khác nhau rất tinh vi và người dùng cần thận trọng tối đa để tránh bị lừa và mất tiền oan ức cho những việc này. Một đại diện của Vietnamobile cho hay, khi nhận được những TN yêu cầu phải reply lại theo cấu trúc đã được “gài” sẵn, người dùng không nên làm theo vì 99,99% những TN như vậy sẽ khiến bạn mất tiền một cách oan ức bởi đó là lừa đảo. Thậm chí, nếu nhận được TN từ tổng đài (với các đầu số 090, 095, 099,…) thì tốt nhất nên gọi lên tổng đài để kiểm tra lại trước khi làm theo. Những số tổng đài mà bạn có thể liên lạc khi khẩn cấp là, Mobifone (18001090), Sfone (905), Vinaphone (18001091), Viettel (198), Vietnamobile (123 hoặc 456), Beeline (199),…
Với các TN lừa đảo dạng làm từ thiện, người dùng nên trực tiếp nhắn tin vào cổng thông tin ủng hộ nhân đạo quốc gia 140x (các đầu số từ 1400-1409) – và tham khảo các chương trình từ thiện phát động của Việt Nam trên cổng này ở địa chỉ http://1400.vn. Theo ông Nguyễn Phương Hiền, phó giám đốc kinh doanh Trung tâm Dịch vụ GTGT Vinaphone, nhà mạng xác định một nguyên tắc là hoạt động từ thiện phải qua cổng thông tin nhân đạo quốc gia. “Chúng tôi không ủng hộ việc các doanh nghiệp tự động làm từ thiện trên các đầu số kinh doanh của mình. Nếu họ có nhờ hỗ trợ, chúng tôi cũng sẽ chỉ qua cổng thông tin nhân đạo quốc gia”. Ngoài ra, “việc doanh nghiệp dùng đầu số kinh doanh để làm từ thiện sẽ dễ nhập nhằng, vừa làm khó cho nhà mạng vừa khiến người dùng dễ nhầm lẫn giữa hoạt động kinh doanh và từ thiện”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Trung tâm Dịch vụ giá trị gia tăng MobiFone cho hay.
Khi sử dụng các dịch vụ ví điện tử hoặc liên kết số điện thoại của mình với tài khoản ngân hàng để tham gia các dịch vụ chi trả bằng TN, điều quan trọng là bạn cần phải kiểm tra giao dịch trong tài khoản để có thể kiểm soát số tiền 24/7. Theo đại diện của ngân hàng Navibank, hiện tại một số ngân hàng như Navibak có tổng đài tự động (miễn phí) để giúp khách hàng biết khi có các giao dịch mới phát sinh và việc này đã giúp cho nhiều người dùng giữ được nguyên vẹn số tiền trong ngân hàng trước kẻ lừa đảo. Tuy thế, với một số ngân hàng thì bạn cần phải trả phí để được mua tin nhắn thông báo.
Một vài nhà mạng di động đã chính thức chặn tin nhắn gửi đến cho các đầu số của những công ty game để ngăn chặn kẻ lừa đảo lợi dụng lấy cắp tiền khách hàng của mình. Các nhà mạng hiện cũng đã lập các bộ phận chuyên môn nhằm kiểm soát các giao dịch trên tài khoản của khách hàng và khi có các giao dịch bất thường hoặc tăng mức cước quá mức, sẽ chủ động liên lạc với khách hàng để tìm hiểu thông tin.
Cập nhật: 22/02/2011 Theo XHTT

'Mánh khóe' lừa đảo tiền tỷ gọi qua điện thoại

Infonet 3 liên quan

Nắm chắc sinh hoạt của nạn nhân rồi giả giọng y chang người quen, Ngoan nhờ cậy, hối thúc sự giúp đỡ tiền bạc cho người thân gặp nạn. Bằng thủ đoạn trên, đối tượng đã lừa đảo hơn 1 tỷ đồng.
'Manh khoe' lua dao tien ty goi qua dien thoai - Anh 1
Đối tượng Ngoan tại cơ quan điều tra
Ngày 21/7, Phòng cảnh sát Kinh tế và Chức vụ (PC46, Công an TP.HCM) ra thông báo việc khám xét khẩn cấp, đề nghị phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp và gia hạn tạm giữ lần 1 đối với Phan Văn Ngoan 57 tuổi ngụ tại ấp Gia Bẹ, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nạn nhân của Ngoan là bà Võ Thị Ánh T. (ngụ Q.1, TP.HCM). Theo đó, ngày 14/4/2016, bà T. nhận cuộc gọi vào số máy bàn với đầu dây bên kia là người đàn ông xưng tên Sĩ vốn là bạn thân tại TP.HCM.
Ban đầu, người phụ nữ này cũng nghi ngờ nhưng cái giọng nói y chang người bạn thân nên bà T. đã không suy nghĩ gì khi được Ngoan thông báo tin dữ. Thời điểm Ngoan báo tin, chồng bà T. đang đi đá banh.
Tạo được sự tin tưởng, người đàn ông 57 tuổi, giọng trùng xuống than thở: Tôi đang cùng vợ đi Mỹ thăm con, nhưng nhà lại có đứa cháu bị tai nạn giao thông ở Cần Thơ, cần gấp số tiền 45 triệu để mổ cấp cứu, nhưng do ở Mỹ không về kịp, nhờ bà T. chuyển số tiền trên vào tài khoản số 0601 2173 2486, ghi tên chủ tài khoản Nguyễn Thị Ánh Hồng, hứa sẽ trả lại tiền cho bà Tuyết vào hai hôm sau.
Không nghi ngờ, bà T. đã chuyển ngay lập tức qua tài khoản số tiền theo như yêu cầu. Tiếp đó, đến chiều cùng ngày, đối tượng giả giọng Sỹ tiếp tục gọi điện cho bà T. khẩn khoản nói do người bị nạn làm khó đòi thêm 100 triệu mới chịu bãi nại, nhờ bà T. cứu giúp.
'Manh khoe' lua dao tien ty goi qua dien thoai - Anh 2
Điện thoại và các sim số rác của Ngoan mua để thực hiện lừa đảo
Chuyển tiếp 100 triệu vào tài khoản nói trên, bà T. lại bị Sĩ tiếp tục gọi điện với “mồi câu” là các anh em của Sĩ ở Mỹ, có góp lại được 350 triệu đồng cho đứa cháu để lo chi phí điều trị, nhờ bà Tuyết chuyển số tiền trên trước cho cháu của Sĩ và hứa ngày hôm sau sẽ trả lại cho bà.
Vẫn không mảy may nghi ngờ, bà T. chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản số 0601 2082 3038, ghi tên chủ tai khoản Lê Thị Bích Ngọc và chuyển 150 triệu đồng vào tài khoản số 0601 2173 2486, ghi tên chủ tài khoản Nguyễn Thị Ánh Hồng.
Đến hẹn trả tiền, bà T. thấy người bạn tên “Sĩ” bặt âm vô tín nên phát hiện bị lừa đảo, bà Tuyết gửi đơn tố giác đến Cơ quan điều tra.
Nhận được tin tố cáo, Công an TP.HCM đã vào cuộc, phát hiện ít nhất đã có 5 bị hại viết đơn trình báo cơ quan công an, trong đó có hai người ở Cần Thơ với thủ đoạn tương tự.
Cơ quan điều nhanh chóng bắt giữ Ngoan để điều tra làm rõ. Ngoan khai nhận, do không có việc làm ổn định, lại mê cờ bac (cá độ bóng đá) và dẫn đến nợ nần không còn khả năng trả nợ. Đầu năm 2016, Ngoan nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùa người khác. Để thực hiện, Ngoan gọi điện thoại vào số máy đăng ký nhà riêng của các bị hại, giả là người thân của các bị hại để lừa đảo, giả mượn tiền, chuyển vào các tài khoản do Ngoan chỉ định, sau đó rút chiếm đoạt.
Để có thẻ ngân hàng, Ngoan ra khu vực bến xe Miền Tây liên hệ một số cá nhân làm cò và mua bán dạo nơi đây (không biết tên họ và địa chỉ) mua các tài khoản thẻ ngân hàng với giá 1 triệu đồng/thẻ. Tiếp đó, đối tượng mua các sim rác, tìm hiểu kỹ các nạn nhân thông qua danh sách các số điện mua được và tiến hành thực hiện hành vi lừa đảo.
“Ngoan khai còn thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người khác bằng thủ đoạn như trên, nhưng hiện tại không nhớ hết”, một cán bộ điều tra thông tin.
Đối tượng mà Ngoan nhắm tới những người già tuổi, có người thân ở nước ngoài. Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục làm rõ.
Uyên Châu
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét