Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 34

(ĐC sưu tầm trên NET)

                     Những sát thủ săn mồi đáng sợ và nguy hiểm nhất thế giới động vật hoang dã

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

  • 1 2 3 4 5 44
  • 26.204
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp. Vị trí của chúng trong bảng thứ tự đếm ngược này hứa hẹn đem lại cho bạn những bất ngờ thú vị.

Những "sát thủ" săn mồi đáng sợ trong thế giới động vật

10. Nhện Turantula

Nhện turantula là một trong số những động vật đáng sợ nhất hành tinh, nó không chỉ loài nhện khổng lồ mà còn là kẻ săn mồi lén lút và điêu luyện đến mức không một loài vật nhỏ bé nào lởn vởn trong tầm ngắm của nó có cơ hội sống sót. Thủ đoạn săn mồi của Turantula là kiên nhẫn. Chúng nằm đợi kẻ qua đường bất hạnh và chộp lấy mà không cảnh báo. Chính vì kích thước của chúng, cơ thể dài tới hơn 12cm với sải chân dài hơn 70cm, Turantulas có thể nhanh chóng đè bẹp con mồi và nghiến nát chúng dưới đôi càng khổng lồ. Cuối cùng chúng tắm cơ thể nạn nhân trong chất tiêu hóa và nhấm nháp thứ chất lỏng “ngon tuyệt” này.
9. Rắn Mamba 
Con vật đáng sợ nhất của châu Phi hẳn phải là rắn đen Mamba, loài rắn độc khổng lồ này hiện diện ở khắp Đông Nam lục địa. Tên gọi của nó xuất phát từ lớp da đen bên trong miệng, phần chỉ lộ ra trước khi nó tấn công. Những con rắn này thường thụ động nhưng có thể cực kì hung dữ khi bị đe dọa. Chúng có khuynh hướng tấn công nạn nhân nhiều lần, tiết ra hỗn hợp độc tố thần kinh và độc tố gây rối loạn đông máu (cardiotoxin). Xác suất tử vong sau cú đớp của rắn đen Mamba là… 100%. Tuy nhiên, con số này đã giảm nhờ việc sử dụng thuốc kháng độc khắp lục địa.

8. Cá Piranha

Trong số tất cả loài cá, Piranha có thể là kẻ khét tiếng nhất. Nhìn hàm răng sắc lởm và hai quai hàm khỏe khoắn đủ gây ớn lạnh. Piranha được biết nhiều như một kẻ săn mồi hung tợn, sống khắp vùng nước ngọt Nam Mỹ. Chúng kiếm ăn lúc sáng sớm hay chạng vạng, ẩn mình dưới nước và chờ đợi con mồi nhỏ ngang qua. Sau đó, không hề cảnh báo, chúng tấn công và ăn ngấu nghiến con mồi với sự hung ác vô song trong cộng đồng nước ngọt. Trong một vài trường hợp, chúng sẽ săn theo đàn để có được con mồi lớn hơn, bao gồm cả ngựa, các loài gặm nhấm và thậm chí cả con người.

7. Sói xám 

Hầu hết những kẻ săn mồi hàng đầu của thế giới đều là những kẻ hoàn toàn cô độc, chủ yếu dựa vào sự dũng mãnh của mình để hạ gục con mồi. Nhưng với sói xám, sự thành công của buổi săn phụ thuộc vào sự hợp tác của đồng loại. Đặc trưng tấn công của loài sói là sự truy đuổi của nhiều con trong đàn khiến con mồi phải bỏ chạy. Một con mồi đơn lẻ không chỉ dễ hạ gục mà còn an toàn hơn việc con mồi ở tư thế chống trả. Con đực đầu đàn sẽ dẫn đầu cuộc săn đuổi trong khi những con cái của nó theo sát phía sau. Một khi con mồi trượt ngã xuống đất, cả đàn sẽ bao vây và kết liễu nó.

6. Rồng Komodo 

Lớn nhất trong tất cả các loài kì đà, rồng Komodo là một loài bò sát hùng mạnh với cân nặng lên đến khoảng 136kg và chiều dài hơn 3m. Con vật này xếp vị trí thứ sáu trong mức độ nguy hiểm nhờ tốc độ, sức mạnh và sự ngoan cường để quật ngã con mồi gấp đôi kích thước của nó. Nó cũng có một cú táp chứa độc, bất cứ nạn nhân nào sống sót sau cuộc tấn công của rồng Komodo cũng sớm bị chết do vết thương. Komodo chủ yếu săn bằng cách mai phục nhưng chúng cũng chạy nhanh và bơi giỏi. Hơn thế nữa, khả năng săn mồi lạ thường của nó còn kết hợp với khả năng tiêu thụ, trong một bữa nó có thể ăn khối lượng thức ăn bằng một nửa trọng lượng cơ thể.

5. Cá sấu 

Không gì đe dọa bằng một kẻ săn mồi luôn ẩn mình dưới nước, ngụy trang lẫn trong môi trường, im lìm quan sát con mồi để lên kế hoạch giết gọn. Xếp vị trí thứ 5 trong danh sách đếm ngược là cá sấu, một kẻ săn mồi lén lút và cực kì tàn bạo. Với bộ hàm cực khỏe và những chiếc răng dài sắc nhọn, cá sấu săn nhiều loài khác nhau. Một vài loài, như cá sấu sông Nile, có thể đốn ngã những con mồi rất lớn như ngựa vằn hoặc trâu. Đặc trưng tấn công của nó là nằm chờ ở mé nước nơi động vật tìm đến uống nước và sau đó lôi tuột con vật không may xuống nước để bắt đầu cắn xé cho đển khi có được những khoanh thịt cho bữa ăn.

4. Cá voi sát thủ 

Giống như cái tên của nó, cá voi sát thủ là kẻ săn mồi chí tử, kết hợp với kĩ năng đáng nể và sức mạnh thể chất vô song. Cá voi sát thủ có một số kĩ thuật khéo léo trong vũ khí săn bắt của mình, điều này cho chúng một trong những khẩu phần đa dạng nhất so với các loài săn mồi đại dương. Ví dụ, chúng thích hất tung hải cẩu và chim cánh cụt từ tảng băng nổi rồi bắt chúng khi chúng rơi xuống nước. Chúng cũng tìm đến nhưng bãi biển để bắt hải cầu trên bờ. Là động vật có tính xã hội cao, cá voi sát thủ có khuynh hướng sống trong thành từng nhóm khoảng mười con để cùng nhau săn mồi. Thậm chí, chúng có thể săn cả cá mập trắng!

3. Gấu Bắc Mĩ 

Gấu Bắc Mĩ còn gọi là gấu nâu hẳn là động vật đáng sợ nhất Bắc Mĩ. Kẻ săn mồi hùng mạnh này có thể đứng cao khoảng 2m và nặng hơn 360kg. Cánh tay và bàn tay to khỏe của nó có thể giết chết một người chỉ sau một cú táp, bộ hàm khỏe cũng cho phép nó chén mọi thứ nó muốn, gồm cả những động vật có vú lớn. Gấu Bắc Mĩ chạy nhanh và bơi khỏe. Đối mặt với loài này trong hoang dã sẽ là một kinh nghiệm đau lòng, phản ứng tốt nhất là đứng yên và tuyệt đối không nên bỏ chạy. Vận tốc của loài này có thể đạt hơn 65km/h và việc bạn bỏ chạy có thể khiến nó đuổi theo.

2. Sư tử 

Được mệnh danh là chúa tể của rừng nhiệt đới, sư tử săn cả những con mồi lớn nhất như trâu và linh dương đầu bò. Thành công gần như tuyệt đối của những kẻ săn mồi này là nhờ sự kết hợp giữa những kĩ năng. Sư tử sống thành bầy và tất cả thành viên cùng nhau đi săn. Những sư tử con sớm học được các kĩ năng săn mồi nhờ trò chơi chiến đấu cùng nhau, trò chơi này cũng quyết định vai trò thích hợp của chúng trong cuộc săn đuổi. Tỉ lệ thành công trong cuộc đi săn của sư tử chỉ có 1/5 nhưng những khả năng săn mồi được nhấn mạnh khi chúng ta xem xét những con mồi của chúng – đều là những động vật lớn và có khả năng chống trả quyết liệt.

1. Cá mập trắng 

Bất cứ con vật nào không may lọt vào tầm ngắm của cá mập trắng dường như không còn cơ hội sống sót. Cá mập trắng chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách đếm ngược bởi khả năng săn mồi nổi trội của nó. Với cơ thể thuôn dài và hàm răng khỏe, cá mập trắng là loài đầy sức mạnh: bơi cực nhanh và vận động viên đại dương nhanh nhẹn này có thể bật tung lên khỏi mặt nước để đánh úp con mồi. Cá mập trắng cũng có nhiều hàng răng cưa nhọn hoắt, mỗi cái đều được thay thế ngay sau khi mất đi. Thực tế, một con cá mập có thể có hơn 50.000 cái răng trong suốt vòng đời của mình. Cá mập trắng thường bắt đầu cuộc tấn công với một cú đớp chí mạng, sau đó nó đợi nạn nhân yếu dần vì vết thương trước khi thưởng thức – điều này giúp nó có thể tận hưởng bữa ăn một cách an toàn.
Cập nhật: 02/10/2015 Theo VietNamNet (Discovery)

Khám phá bí ẩn đáng sợ về "sát thủ máu lạnh" nguy hiểm nhất tự nhiên

Với hình dáng đáng sợ cùng sở hữu nọc độc gây chết người trong tích tắc, loài sát thủ máu lạnh là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho con người.
Chúng được coi là loài động vật tinh và thính bậc nhất trong thế giới tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn sở hữu nhiều bí mật kinh hoàng mà con người chưa biết tới.
Mamba đen - "Cơn ác mộng" kinh hoàng của người châu Phi.
Mamba đen - "Cơn ác mộng" kinh hoàng của người châu Phi.
Theo thống kê của các nhà khoa học, trên thế giới có khoảng 2.900 loài rắn khác nhau sinh sống, trong đó chỉ có 375 loài là có nọc độc chết người.

Rắn là loài ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên

Rắn là loài ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên
Trong thế giới tự nhiên, là loài ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên. Thậm chí chúng có thể ăn thịt được cả đồng loại có kích thước to hơn nó.
Khi đói, chúng có thể sử dụng những lợi thế về cơ thể, nọc độc, độ hung hăng và tốc độ vượt trội để tấn công các loài rắn. Sau đó, nó dùng hàm để ngoạm và sử dụng cột sống để ép, kéo con mồi vào trong.
Khi con mồi đã yên vị trong bụng, con rắn bắt đầu tiết dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp việc tiêu hóa con mồi dễ dàng.

Rắn có thể ăn thịt cả con chúng

Vẻ đáng sợ của rắn đuôi chuông.
Vẻ đáng sợ của rắn đuôi chuông.
Loài rắn đuôi chuông sống tập trung tại châu Mỹ ăn các quả trứng không có khả năng nở thành con và những con rắn con yếu. Do sau khi sinh, rắn mẹ bị cạn kiệt năng lượng nên chúng không thể mạo hiểm đi săn mồi. Ăn trứng và con non giúp rắn chuông mẹ lấy lại sức lực để tiếp tục quá trình sinh nở tiếp theo.

Một số loài rắn vẫn có thể sống khi nhịn ăn hàng tháng trời

Trăn xanh Nam Mỹ.
Trăn xanh Nam Mỹ.
Giống như trăn, rắn có thể tồn tại mà không cần ăn trong hàng tháng trời. Do chúng có thể tự làm chậm quá trình trao đổi chất lên tới 70%.
Bên cạnh đó, sau khi nuốt gọn con mồi khổng lồ, chúng tiêu hóa hết tất cả các bộ phận trên người con mồi (như xương, lông) để hạn chế thải ra ngoài nhằm tích lũy năng lượng nhiều nhất cho kỳ "nhịn ăn".

Rắn độc giết chết 100.000 người mỗi năm

100.000 người chết mỗi năm và 400.000 người bị tàn tật suốt đời do rắn cắn.
100.000 người chết mỗi năm và 400.000 người bị tàn tật suốt đời do rắn cắn.
100.000 người chết mỗi năm vì bị rắn độc cắn (vô tình hay tấn công) và có đến 400.000 người bị rắn cắn dẫn đến tàn tật suốt đời.
Một số loài rắn với tập tính kiếm ăn gần nhà dân đã vô tình tấn công con người hoặc tự vệ khi chúng nghĩ rằng con người đang đe dọa tới sự sống còn của chúng.
Châu Phi, châu Á là 2 trong số những nơi có người bị rắn cắn chết nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, tỷ lệ chết người khi bị rắn Mamba đen (ở châu Phi) cắn là 100%.

Titanoboa: "Quái vật" rắn "khủng" nhất trên Trái Đất

Titanoboa có thể "chén ngọt" cá sấu khổng lồ.
Titanoboa có thể "chén ngọt" cá sấu khổng lồ.
Theo các nhà khảo cổ học, Titanoboa (trăn khổng lồ) sống cách đây 60 triệu năm là loài rắn lớn nhất, dài nhất và nặng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất. Loài quái vật khổng lồ này dài khoảng 13 mét, nặng hơn 1.000 kg và rộng 1 mét tại điểm dày nhất trên cơ thể nó.

Rắn có thể cảm nhận được nhịp tim

Có thể cảm nhận được nhịp tim
Các nhà khoa học phát hiện, loài rắn "áng chừng" được thời gian cần thiết để xiết chết một con mồi, do chúng cảm nhận được nhịp tim của nạn nhân và chỉ buông ra khi tim con mồi ngừng đập.
Do quá trình xiết mồi tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vì vậy, đây là một khả năng rất quan trọng giúp kẻ săn mồi cân bằng giữa nhu cầu thức ăn với mức năng lượng chúng bỏ ra để xiết con mồi ngạt thở.

Tích nọc độc từ con mồi

Rắn hổ Nhật Bản tích nọc độc từ những con ếch độc
Rắn hổ Nhật Bản tích nọc độc từ những con ếch độc. (Ảnh: Wonderlist)
Loài rắn hổ Nhật Bản - Yamakagashi không có nọc độc nhưng bạn vẫn có thể chết bởi một nhát cắn của loài bò sát này. Thiên nhiên rất ưu ái loài rắn hổ này khi ban cho chúng khả năng tích nọc độc từ con mồi của chúng, cụ thể là loài ếch độc.
Khi tấn công và nuốt lũ ếch, rắn hổ Yamakagashi tích trữ nọc độc ở hai tuyến ở đằng sau cổ. Khi chiến đấu với kẻ thù hoặc săn mồi, nọc độc được chuyển tới phần răng nanh của rắn hổ Nhật Bản.
Nếu bị rắn hổ cắn, nạn nhân sẽ bị đau tim, khó thở và có thể tử vong ngay sau đó.
Cập nhật: 31/08/2016 Tổng hợp

6 loài động vật nguy hiểm đe dọa nước Mỹ

Nhiều loài động vật như cá sát thủ, rắn siết mồi, cóc mía da độc,… đe dọa con người và động vật hoang dã ở nước Mỹ.
 
Cá chuối
Những con cá này có hình dạng đáng sợ. Tuy hành trình di cư từ Đông Nam Á đến Mỹ của chúng vẫn còn bí ẩn, nhưng ảnh hưởng của chúng rất rõ ràng. Loài cá xâm thực hung hăng này ăn bất cứ thứ gì trong đầm lầy bằng hàm răng sắc nhọn, bao gồm cả con người ở cự ly gần. Tuy nhiên, sự nguy hiểm thực sự của loài cá này nằm ở khả năng luồn lách và sống được đến 4 ngày trên cạn. Chúng sử dụng lá phổi giữ không khí khi tìm kiếm nguồn nước mới để đẻ số trứng lên tới 100.000 quả. Ảnh: Business Insider.
 
 
Trăn siết mồi
Công viên quốc gia Everglades tại bang Florida, Mỹ, là ngôi nhà của nhiều loài động vật độc đáo. Nhiệt độ của vùng này tạo môi trường tuyệt vời cho vô số các loài bò sát và động vật lưỡng cư, bao gồm nhiều loài rắn xâm thực như trăn Miến Điện và trăn xiết mồi. Chim bản địa và các động vật có vú nhỏ là những động vật bị săn nhiều nhất, trong khi các tài liệu ghi nhận chúng tấn công cả con người. Một số con trăn thậm chí còn đủ lớn để giết và ăn thịt loài động vật nguy hiểm khác cũng sống ở đầm lầy Florida là cá sấu. Ảnh: Philip’s Blog.
 
 
Sáo châu Âu
Những con chim này có ngoại hình nhỏ nhắn, nhưng gây nhiều rắc rối so với vẻ ngoài vô hại. Năm 1890, một người phóng sinh 60 con sáo ở Công viên trung tâm New York, Mỹ. Kể từ đó, sáo châu Âu đã gây ra những vấn đề về sức khỏe do phân chứa vi khuẩn gây bệnh. Thêm vào đó, loài xâm thực này thường tấn công, chiếm tổ và thậm chí làm vỡ trứng của chim bản địa. Ảnh: Chirps and Cheeps.com.
 
 
 
Trai vằn
Loài động vật hai mảnh nhỏ bé này có nguồn gốc từ vùng biển châu Âu. Chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của vùng Ngũ hồ ở Mỹ. Bốn loài hến sống ở hồ đang bị đặt ở tình trạng nguy hiểm do trai vằn. Trai vằn ăn sạch sinh vật phù du, vốn là thức ăn của các loài cá sống trong hồ. Việc này khiến cho ánh sáng có thể chiếu xuống tận đáy hồ. Vùng đất này là nơi cư ngụ của nhiều loài cá nhạy cảm với ánh sáng, đòi hỏi phải có bùn lầy tối để phát triển. Loài cá bản địa đang bị căng thẳng cực độ và giảm số lượng. Ảnh: NBC News.
 
 
Bướm sâu róm sồi
Khi mùa hè đến, bướm sâu róm sồi sẽ làm tổ trên các ngọn cây ở miền đông nước Mỹ. Lớp màng mỏng như sương của mỗi tổ có thể chứa đến 1.000 trứng bướm. Ở châu Âu và châu Á, số lượng loài bướm này bị kiểm soát nhờ thiên địch trong tự nhiên. Năm 1869, chúng thoát khỏi vòng kiểm soát kể đến Mỹ. Loài xâm thực này đặc biệt thích ăn cây cối và có thể ăn hết vỏ trên thân cây. Ảnh: Hatfield Spraying.com.
 
 
Cóc mía
Cóc mía ban đầu được đưa tới những cánh đồng mía ở Mỹ vào những năm 1930 để đối phó với sâu bệnh. Như hiện nay, chúng đã trở thành một nạn dịch. Khi lượng côn trùng không đủ đáp ứng nhu cầu ăn lớn của loài cóc khổng lồ này, chúng chuyển sang tiêu diệt những loài bản địa, ăn ngấu nghiến những gì nhét vừa miệng. Da của có mía còn chứa chất kịch độc. Bất kỳ động vật săn mồi nào có ý định ăn thịt chúng sẽ chết trong vòng vài phút nếu tiếp xúc. Ảnh: The Huffington Post.
 
Vân Du

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét