Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 97

(ĐC sưu tầm trên NET)
                         

                                               Oan hồn trong phòng trọ


Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh ( Kỳ 1): Ác quỷ đội lốt thiên thần

17/12/2015 09:51 UTC+7
(Công lý) - Nữ y tá Beverley Allitt - kẻ giết người hàng loạt ở Anh với biệt danh "Thần chết". Tòa án kết tội ả giết 4 đứa trẻ, âm mưu sát hại 3 trẻ em khác và gây thương tích thêm 6 đứa bé nữa.
Tội ác của Allitt diễn ra trong vòng 59 ngày (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1991) tại bệnh viện Grantham và Kesteven ở Lincolnshire, miền trung nước Anh nơi có dân số gần 100.000 người, một phần ba trong số đó là trẻ em. Mỗi năm có hơn 2.000 bé chào đời và phần lớn được sinh ra ở bệnh viện Kesteven.
Mặc dù, Allitt liên tục thi trượt kỳ thi y tá, nhưng cô ta vẫn được nhận vào bệnh viện Grantham & Kesteven với hợp đồng tạm thời sáu tháng do nơi này thiếu nhân viên.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh ( Kỳ 1): Ác quỷ đội lốt thiên thần
Nữ y tá Beverley Allitt là một kẻ giết người hàng loạt ở Anh với biệt danh "Thần chết".
Trong hai ngày nhận việc tại khu nhi thuộc BV Grantham & Kesteven, nữ y tá 23 tuổi này thể hiện mình rất nhiệt tình với công việc. Không ai hay biết về quá khứ của cô ta hay cân nhắc kĩ khi quyết định để Allitt tiếp cận những đứa trẻ mong manh đó.
Cô ta dường như rất chú ý đến các bệnh nhi mặc dù có điều kỳ quặc là cô ta không bao giờ bế các bệnh nhi đang kêu khóc và cũng không biểu hiện cảm xúc gì khi các bé qua đời.
Vào ngày 21/2/1991, bé Liam Taylor mới 7 tuần tuổi được bố mẹ đưa vào viện do bị sung huyết phổi. Khi gặp bố mẹ Liam, Allitt trấn an họ rằng cậu bé sẽ được những bàn tay tốt chăm sóc và khuyên họ về nhà nghỉ ngơi. Khi họ quay lại viện, Allitt thông báo tình trạng của Liam đã nặng hơn, bé đã được đưa đi cấp cứu và đã hồi phục.
Khi sức khỏe Liam khá hơn, Allitt một lần nữa đảm bảo với bố mẹ bé rằng cô ta sẽ chăm sóc và theo dõi bé cẩn thận. Cô ta thậm chí còn tình nguyện làm thêm giờ vào đêm thứ hai bé Liam nằm viện. Bố mẹ Liam quyết định ở lại viện và ngủ ở một phòng cạnh phòng của cậu bé.
Lúc nửa đêm, Liam lên cơn khó thở nhưng các bác sĩ tại bệnh viện đều cho rằng bé sẽ ổn và để Allitt một mình với cậu bé. Mọi chuyện sau đó diễn biến thực sự tồi tệ. Allitt bảo hai y tá lấy cho cô ta một số thứ.
Khi một nữ y tá quay lại, cô này nhìn thấy Allitt đứng cạnh Liam, mặt trắng bệch như xác chết. Những vết sưng đỏ xuất hiện trên mặt Liam, tim cậu bé đã ngừng đập. Allitt kêu to gọi cấp cứu.
Nữ y tá trực cùng Allitt thực sự bối rối. Nếu Liam ngừng thở, chuông báo động lẽ ra phải kêu lên. Các bác sĩ lao tới làm mọi thứ để Liam thở trở lại nhưng họ đã thất bại. Họ phải dùng máy trợ thở cho cậu bé. Liam tội nghiệp đã bị tổn thương não nghiêm trọng và không còn gì có thể cứu vãn.
Bố mẹ Liam đã phải dằn lòng quyết định bỏ máy trợ thở để bé ra đi. Vốn không có tiền sử bệnh tim nhưng Liam đã bị suy tim một cách khó hiểu.
Beverly Allitt chứng kiến toàn bộ quá trình cấp cứu Liam, không nói một lời rồi lẳng lặng mặc áo khoác và về nhà. Không ai hỏi cô ta điều gì dù cô ta luôn ở bên Liam. Sau đó, Allitt lại đi làm như chưa có chuyện gì xảy ra.
Allitt đã giết người và tin rằng không ai biết đến tội ác ghê tởm của mình. Trong vòng 2 tháng sau đó, Allitt đã tấn công 9 đứa trẻ và 4 trong số đó đã chết.
Tuy nhiên, đối với gia đình các nạn nhân, Allitt lại chẳng khác nào một thiên thần nhân từ, người luôn có mặt khi họ cần. Làm thế nào một người hay quan tâm đến người khác lại có thể điên cuồng phạm tội ác đến vậy? Mọi chuyện bắt đầu trở nên tệ hại hơn.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh ( Kỳ 1): Ác quỷ đội lốt thiên thần
Tuy nhiên, đối với gia đình các nạn nhân, Allitt lại chẳng khác nào một thiên thần nhân từ
Ngày 5/3/1991, hai tuần sau khi Liam Taylor qua đời, khu số 4 khoa Nhi lại tiếp nhận một bệnh nhi khác. Timothy Hardwick, 11 tuổi, bị chứng bại não và lên cơn động kinh. Allitt nhanh chóng nhận nhiệm vụ chăm sóc cậu bé. Cô ta khá quan tâm tới Timothy nhưng chỉ vài phút sau khi ở một mình bên cậu bé, cô ta đã lao đi gọi cấp cứu, hô lên rằng tim bệnh nhân ngừng đập.
Bác sĩ vội vàng đến chỗ Timothy, thấy cậu đã tím tái và không thể cứu nổi. Cái chết của Timothy là điều hoàn toàn bất ngờ. Ngay cả sau khi khám nghiệm tử thi, người ta vẫn không thể tìm ra chính xác nguyên nhân tử vong mặc dù theo giấy tờ, nguyên nhân được ghi là do động kinh.
Năm ngày sau, bé Kayley Desmond, hơn 1 tuổi, đã nhập viện do ngực bị sung huyết. Rõ ràng ai cũng thấy bé hồi phục khá trong mấy ngày được Allitt chăm sóc. Nhưng tại đúng cái giường mà Liam qua đời, bé Kayley cũng rơi vào tình trạng tim ngừng đập.
Kayley được hồi sức và chuyển tới một bệnh viện ở Nottingham. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bác sĩ ở đây phát hiện ra một vết châm bất thường dưới nách bé. Nhưng tất cả chỉ dừng ở đó, mà không có cuộc điều tra nào.
Hoàng Hà

Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ 2): Những đứa trẻ tội nghiệp

19/12/2015 09:48 UTC+7
(Công lý) - Tại bệnh viện Grantham & Kesteven, chỉ trong 4 ngày đã có thêm 3 bệnh nhi diễn biến bất thường về tình trạng sức khỏe khi đang được Allitt trông coi.
Sau bé Kayley Desmond, lại tới nạn nhân tiếp theo là bé Paul Crampton, 5 tháng tuổi, bé bị viêm phổi và đã khỏi. Nhưng chỉ ngay trước khi xuất viện, bé bị sốc insulin và ba lần gần như rơi vào tình trạng hôn mê. Mỗi lần cứu bé thoát cơn nguy hiểm, các bác sĩ lại không hiểu tại sau lượng đường huyết của bé tiếp tục bị hạ.
Ngay sau đó, Paul được chuyển lên xe cấp cứu đến Nottingham cùng Allitt và một lần nữa, bé lại bị sốc insulin. Nhưng Paul may mắn thoát chết dù đã chạm vào cánh cửa của tử thần.
Tương tự bé Paul, bé Bradley Gibson, 5 tuổi, sau khi ở cùng Allitt cũng có lượng insulin trong máu quá cao và bị lên cơn đau tim. Bé cũng được đưa tới Nottingham và may mắn hồi phục.
Và lần này là bé Claire Peck bị bệnh hen, được trợ thở trong phòng điều trị. Như thường lệ, Allitt vẫn ở một mình với bệnh nhi. Nhưng chỉ vài phút sau, Claire lên cơn đau tim.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ 2): Những đứa trẻ tội nghiệp
Kayley Desmond may mắn sống sót sau khi bị Allitt tiêm.
Các bác sĩ nhanh chóng ập vào phòng và sau khi hồi sức thành công cho Claire, họ để bé một mình với Allitt. Một lần nữa, Allitt lại thất thanh gọi bác sĩ. Nhưng lần này, họ đã không thể cứu được Claire. Khi bé tắt thở, một bác sĩ nói: “Điều này lẽ ra không bao giờ xảy ra”.
Đến lúc này, các bác sĩ tại bệnh viện bắt đầu nghi ngờ rằng có gì đó không ổn, tại sao lại có quá nhiều bệnh nhi chết hoặc rơi vào tình trạng tính mạng bị đe dọa chỉ trong một thời gian ngắn như vậy? Và điều quan trọng là các bệnh nhi đều do cùng một y tá chăm sóc.
Họ tiến hành khám nghiệm tử thi của Claire, và kết quả là Claire tử vong do nguyên nhân tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh viện đã mở cuộc điều tra về số bệnh nhi gặp tình trạng tim ngừng đập cao bất thường ở khu số 4 khoa nhi trong suốt hai tháng qua.
Họ kiểm tra xem có virus trong không khí không nhưng không tìm thấy gì. Xét nghiệm cho thấy có 1 lượng kali cao bất thường trong máu nạn nhân cuối cùng, khiến cuộc điều tra trở nên cấp bách hơn.
Tuy nhiên, mãi đến ngày 2/5/1991, bệnh viện mới gọi cảnh sát vào cuộc. Cảnh sát đã khai quật xác Claire để xét nghiệm thêm và phát hiện dấu vết thuốc gây tê trong các mô, một chất được dùng trong trường hợp tim bị ngừng đập nhưng chỉ dùng với người lớn. Sĩ quan cảnh sát Stuart Clifton cho rằng có bàn tay kẻ sát nhân ở bệnh viện.
Ông kiểm tra các trường hợp khác và phát hiện nhiều bé có lượng insulin cao bất thường trong cơ thể. Ông cũng biết rằng chính y tá Allitt là người báo tủ lạnh chứa insulin bị mất chìa khóa. Ông đã kiểm tra mọi thông tin, trò chuyện với bố mẹ các nạn nhân và lắp camera an ninh ở khu vực số 4.
Trong khi rà soát nhật ký chăm sóc bệnh nhi hàng ngày của bệnh viện, các thám tử phát hiện một số trang bị mất. Đó chính là những trang tương ứng với thời gian bé Paul Crampton vào khu vực số 4. Thấy khả nghi, họ tiếp tục xem xét 25 trang ghi lại nhật ký chăm sóc 13 bệnh nhi, trong đó 4 bệnh nhi đã tử vong, để tìm kiếm manh mối.
Điểm chung của các trang hiện ra rõ ràng: Beverly Allitt là người duy nhất có mặt trong lịch chăm sóc tất cả 13 bệnh nhi. Và ngày 21/5/1991, nữ y tá “tử thần” đã bị bắt.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ 2): Những đứa trẻ tội nghiệp
Các nạn nhân của Allitt
Allitt phủ nhận dính líu vào các vụ giết hại và làm bị thương 13 bệnh nhi, cô ta khăng khăng chỉ làm mỗi việc là chăm sóc các bé. Cô ta không tỏ thái độ hồi hộp khi bị thẩm vấn. Tuy nhiên, khi lục soát nhà của Allitt, cảnh sát phát hiện một số trang ghi chép lịch chăm sóc bệnh nhi bị mất.
Allitt được bảo lãnh nhưng sau đó đã bị bắt lại và đưa ra xét xử với cáo buộc giết 4 bệnh nhi và 22 tội danh cố ý giết người và gây thương tích nghiêm trọng.
Phiên tòa xét xử “thiên thần báo tử” đặc biệt thu hút dư luận Anh. Hơn 200 phóng viên đã đăng ký dự phiên tòa, bốn bộ phim tài liệu, ba cuốn sách và vô số bài viết xoáy sâu vào vụ việc.
Trong những ngày Allitt còn đang bị điều tra, phóng viên báo lá cải đã tìm mọi cách để săn tin về vụ giết người hàng loạt đặc biệt nghiêm trọng này. Họ đóng giả thám tử thu thập thông tin, giả vờ làm người mua nhà… để tìm cách tiếp cận với một trong những gia đình nạn nhân của Allitt.
Vụ Allitt thu hút dư luận không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của sự việc mà nó còn phản ánh thực trạng quá tải đến mức tắc trách của hệ thống y tế Anh lúc bấy giờ.
Hoàng Hà

Nữ "thần chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ cuối): Hội chứng Munchause và Munchausen by Proxy

22/12/2015 08:36 UTC+7
(Công lý) - Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng, kẻ sát nhân bị mắc tới hai chứng rối loạn tính cách rất nghiêm trọng.
Vậy nữ y tá “tử thần” Allitt đã mắc phải hội chứng gì? Do liên quan đến khoa học y học, nên phía cảnh sát đã phải mời chuyên gia giỏi từ khắp nơi trên thế giới đến để giải thích, phân tích vụ việc dưới góc độ chuyên môn.
Và kết luận cuối cùng là Allitt mắc cả hội chứng Munchausen và Munchausen by Proxy. Đây có thể là lý do tại sao Allitt có thể hành động không ghê tay với các bệnh nhi yếu ớt.
Người mắc hội chứng Munchausen là những người giả vờ ốm đau để được chăm sóc y tế. Họ thường làm cho mình mắc những triệu chứng kinh khủng bằng cách tự gây thương tích cho bản thân hoặc tự tiêm chất độc vào cơ thể để liên tục đến bệnh viện chữa trị.
Họ làm tất cả điều đó để muốn gây sự chú ý và chăm sóc. Nếu bác sĩ ở nơi này nghi ngờ họ giả vờ bệnh, họ sẽ tìm đến bác sĩ khác.
Phần lớn bệnh nhân Munchausen là nam giới và những người mắc hội chứng này có thể là một cậu bé hay một ông già, nhưng hội chứng nặng nhất khi ở tuổi trung niên. Bệnh nhân luôn tìm cách nói dối và che giấu hành động của mình.
Nữ "thần chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ cuối): Hội chứng Munchause và Munchausen by Proxy
Allitt mắc cả hội chứng Munchausen và Munchausen by Proxy
Lật lại quá khứ, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Allitt lúc nào cũng quấn băng quanh các vết thương để được mọi người chú ý nhưng không cho ai kiểm tra. Khi ở tuổi mới lớn, Allitt bắt đầu to béo, tính khí thất thường, thích gây gổ với người khác và hay kêu ca mình bị đau ốm.
Nào là đau túi mật, đau đầu, đau ruột thừa, viêm nhiễm tiết niệu, nôn mửa không kiểm soát được, thị lực kém, đau lưng, để được đến bệnh viện.
Có lần, cô ta còn thuyết phục bác sĩ cắt ruột thừa trong khi không bị làm sao rồi sau đó vết mổ không thể lành vì cô ta liên tục chọc vào sẹo phẫu thuật. Allitt còn làm mình bị thương bằng búa và thủy tinh. Khi bị phát hiện, cô ta đã chuyển sang bệnh viện khác.
Lúc Allitt thành y tá và làm việc trong một bệnh xá, cô ta luôn làm những điều kỳ quặc để được chú ý. Cô ta bị nghi là đã trát phân lên tường và bỏ phân vào tủ lạnh. Khi có bạn trai, cô ta hay giả vờ mang thai.
Khi biết rằng trò giả ốm không còn có tác dụng làm người khác chú ý, Allitt tìm cách khác đó là lạm dụng trẻ em. Hành vi này của cô ta chính là hội chứng Munchausen by Proxy (MHBP).
MHBP lần đầu tiên được xác định năm 1977 với đặc điểm điển hình là một người mẹ thường xuyên đưa con gặp bác sĩ để chữa những chứng bệnh bí hiểm do chính bà ta gây ra cho đứa con nhưng lại chối biến. Bà mẹ này có thể cho con ăn uống mất vệ sinh để gây đau bụng, làm những vết thương của con trầm trọng hơn, làm con ngạt thở hoặc làm gẫy xương của con.
Nói cách khác, người mắc MHBP thường làm đau người khác để mình được chú ý. Người này cảm thấy mình có tầm quan trọng khi “cứu” đứa trẻ bằng cách đưa nó đến bệnh viện. Nếu đứa trẻ vẫn đau ốm, họ sẽ yên tâm. Còn nếu đứa trẻ hồi phục, họ sẽ nổi giận.
Những bác sĩ tâm thần học đến thăm và tiếp xúc với Allitt trong tù đều cho rằng cô ta bị hai hội chứng nói trên. Tuy nhiên, không ai có thể khiến Allitt thừa nhận những gì cô ta đã làm. Khi chờ phiên tòa xét xử, cô ta lại mắc một chứng rối loạn tâm lý khác là nhịn ăn thường xuyên do sợ béo, hậu quả là sụt cân nhanh chóng.
Sau vô số lần trì hoãn vì những căn bệnh quái gở của Allitt, cuối cùng thì phiên tòa xét xử cũng diễn ra. Bồi thẩm đoàn chỉ rõ vai trò của Allitt trong từng trường hợp. Cô ta bị cáo buộc làm bệnh nhi thiếu oxy bằng cách làm bệnh nhi nghẹt thở hoặc can thiệp vào máy tiếp oxy.
Nữ "thần chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ cuối): Hội chứng Munchause và Munchausen by Proxy
Allitt bị áp giải tới tòa án
Tại phiên tòa, chuyên gia nhi khoa Roy Meadow đã giải thích về hai triệu chứng Munchausen và MHBP rồi kết luận Allitt có cả hai triệu chứng trên. Với kinh nghiệm của mình, ông Meadow cho rằng, những người như Allitt là không thể cứu chữa và là một mối nguy hiểm rõ ràng đối với người khác.
Cuối cùng, Allitt cũng chịu thừa nhận gây ra ba vụ giết người và sáu vụ tấn công. Ngày 24/5/1993, Allitt bị kết án 13 năm tù giam vì tội giết người và cố ý giết người.
Hà Kim

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 1

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 1
Gwynneth Rees – Nạn nhân tiếp theo của kẻ giết người.
Chiếc váy của cô gái đã bị xé toạc, để lộ ngực và một vài vết cào ở cổ họng.
Nước Anh vào cuối những năm 1950, tình dục vẫn còn là một “khái niệm” cấm kị không bao giờ được bàn đến một cách công khai mà chỉ có thể nhắc đến trong những căn phòng có cánh cửa khép kín. Mãi sang tới thập niên 60, vấn đề mới dần được có cái nhìn cởi mở hơn và cụm từ “London sôi động” được dùng để ám chỉ hoạt động mại dâm nơi đây.
Tuy nhiên, dù tình dục là điều vô cùng tế nhị ở những năm 50 nhưng không có nghĩa là các cô gái theo “nghề cổ xưa” nhất thế giới này lại ế ẩm. Các hoạt động mua bán mại dâm dù diễn ra một các kín đáo nhưng không kém phần… “đông đúc”.
Không khó khăn gì để tìm ra nguyên nhân việc các cô gái thường đứng trong những góc khuất trên các nẻo đường của thủ đô nước Anh vào thời kỳ đó. Những con đường ngoại ô phía Đông nước Anh như Bayswater, Holland Park và Notting Hill khi màn đêm buông xuống là nơi hoạt động lý tưởng cho những cô gái đứng đường. Những người đàn ông, dù đã có vợ, vẫn thường tới các điểm này để tìm kiếm “những cô gái trên phố” để hưởng những dịch vụ “sung sướng”.
Mọi việc diễn ra bình thường dù mại dâm chưa được chấp nhận.
Nhưng có một điều bất thường vào rạng sáng ngày 17/6/1959. Khi cảnh sát đi tuần tra đã phát hiện ra một thi thể phụ nữ trong tư thế ngồi dựa vào môt gốc cây liễu nhỏ. Chiếc váy xanh trắng của cô gái bị xé toạc, để lộ ngực và một vài vết cào xước ở cổ họng. Cô gái đã bị xiết cổ đến chết.
Danh tính của nạn nhân được xác định là Elizabeth Figg, biệt danh “Ann Phillips”. (Các cô gái gọi thường thay đổi tên của mình khi “tác nghiệp”).
Hoàn cảnh của cô gái cũng tương tự như bao gái bán hoa khác. Cô đến London sau khi bị mẹ đuổi ra khỏi nhà, chia tay với người yêu và thuê nhà để hành nghề.
Tại London ở thời điểm đó, những vụ giết người có động cơ tình dục như thế không có nhiều mặc dù nhiều cô gái thường phải sống trong bạo lực, bị bọn ma cô, tú bà bóc lột, những gã bạn trai ghen tuông và “khách hàng” xỏ lá.
Chính vì thế, việc tìm thấy một thi thể gần như lõa thể tại một địa điểm công cộng đã khiến ngay cả những cảnh sát nhiều kinh nghiệm cũng cảm thấy choáng váng. Tuy nhiên, bất chấp việc gõ cửa từng ngôi nhà trong khu vực, thẩm vấn nhiều gái gọi trong khu vực, những gã ma cô, lái xe taxi hay những người làm đêm, cảnh sát không phát hiện được manh mối cụ thể nào về kẻ sát nhân.
Rốt cuộc, vụ án cũng chìm dần và bị lãng quên. Nạn nhân Elizabeth Figg và vụ việc thi thể bán thân bị bóp ngạt dần bị “chìm xuồng”. Phải hơn 4 năm sau, người ta mới có dịp nhắc lại tên cô một lần nữa.
Theo 24h

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 2

Những cái chết tức tưởi có là kế hoạch bịt đầu mối của giới thượng lưu trụy lạc?
Những cái chết tức tưởi
Ngày 8/11/1963, người ta phát hiện ra thi thể của Gwynneth Rees, 22 tuổi, nằm lõa thể bên bờ sông, đối diện với bờ kênh nơi xác Elizabeth Figgs được tìm thấy. Trước đó, theo lời kể của bạn bè, lần cuối cùng họ nhìn thấy Rees là cách đó 6 tuần. Một nhân chứng thì nói gần 6 tuần trước, người này nhìn thấy cô vào trong ô tô với một người đàn ông vào đêm 29/9/1963.
Mặc dù chưa bao giờ gặp nhau nhưng Gwynneth Rees, 22 tuổi, và Elizabeth Figgs lại có rất nhiều điểm giống nhau.
Cả hai đều bỏ nhà tới London kiếm sống từ khi còn là những thiếu nữ do mâu thuẫn gay gắt với gia đình vì các cô mang thai với bạn trai ngoài ý muốn. (Rees đến từ miền Nam xứ Wales còn Figg tới từ miền Tây Bắc nước Anh). Cả hai tới London để tìm kiếm một cuộc sống đáng sống hơn là những gì họ có ở một thị trấn nhỏ bé và nghèo nàn của Vương quốc Anh. Và cũng giống như những cô gái trước họ, cả hai chạy theo cuộc sống dễ dãi của những cô gái gọi, dần bị kiểm soát bởi những tên bảo kê ma cô, những tú bà keo kiệt và các con bạc khát tiền. Vào lúc bị sát hại, cả hai đều mắc những căn bệnh qua đường tình dục.
Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 2
Gwynneth Rees
Vào mùa hè trước khi bị sát hại, Rees bị mang bầu do "tai nạn nghề nghiệp. Đó là kết quả có thể thấy trước trong nghề “buôn phấn bán hương” này. Vào thời đó, mại dâm chưa được công khai, phải hoạt động vụng trộm. Thêm vào đó, thuốc tránh thai không có nhiều và việc duy nhất là dùng bao cao su. Tuy nhiên cách này sẽ khiến Rees mất đi những khách hàng “tiềm năng”. Dù đã có hai con nhưng Rees không thể ở gần để chăm sóc chúng. Và việc phá thai thời kỳ đó bị pháp luật nghiêm cấm. Chính vì thế khi thấy Rees đi xe ô tô, các “đồng nghiệp” của cô nghĩ rằng bạn mình đang đi tìm chỗ phá thai. Khi ấy, phá thai “chui” rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong và hai nơi mà Rees từng tìm đến trước đây đã khiến cô bị nhiễm trùng ống dẫn trứng.
Cảnh sát đã phải mất nhiều thời gian để điều tra vì với nghề nghiệp phiêu lưu của Rees, việc cô gặp phải nhiều kẻ thù hay ma cô là điều chắc chắn. Vì thế nên không thiếu kẻ bị tình nghi trong vụ này.
Trước tiên là người tình cũ của nạn nhân, Cornelius Whitehead, một gã ma cô của băng giang hồ khét tiếng khu East End, Kray Twins. Hắn chẳng có việc gì khác ngoài việc bóc lột tàn tệ các cô gái gọi có trong tay mình. Và đó là một trong lý do Rees bỏ hắn ra đi chỉ một thời gian ngắn trước khi bị giết khiến tên này được đưa vào danh sách tình nghi. Tuy nhiên, với bằng chứng ngoại phạm rõ ràng, tên này đã chứng minh được sự trong sạch của mình.
Một lần nữa cảnh sát có rất ít manh mối để cuộc điều tra tiến triển, ngoài những đồn đoán và nghi ngờ. Điều này khiến dư luận bất bình và cho là cảnh sát “bất lực” khi để tồn tại thế giới ngầm trong giới “buôn phấn bán hương”.
Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 2
Hannah Taiford
Với những cô gái điếm khác, cái chết của Rees và Elizabeth Figg chẳng khác nào một rủi ro “nghề nghiệp” mà họ vẫn phải đối mặt hàng ngày. Dầu đã xác định như vậy nhưng nhiều tháng sau đó, các cô gái gọi luôn sống trong đề phòng hết sức và mối lo ngại mình bị sát hại.
Ngày 2/2/1964, lại thêm một thi thể của cô gái gọi mang tên Hannah Taiford, 30 tuổi, được phát hiện bên bờ sông Thames, gần cầu Hammersmith với đặc điểm y hệt như 2 nạn nhân trước: lõa thể, tử vong do bị ngạt thở, miệng bị nhét chặt bằng chiếc quần lót dính tinh trùng.
Tailford được cho là có liên hệ với thế giới ngầm của những buổi tiệc sex và “phim đen”. Cô từng kể với một người bạn là đã tham gia truy hoan tại nhà riêng của một nhà ngoại giao Pháp, có tên Andre. Có lần cô này được trả rất nhiều tiền để bán dâm trước sự chứng kiến của đám đông xã hội đen thượng lưu trụy lạc. Liệu Tailford có bị sát hại để bịt miệng về những bí mật này? Hoặc có thể cô bị một kẻ điên loạn sát hại như lời của một tờ báo suy đoán?
Theo 24h

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 3

Thêm một gái gọi chết lõa thể và cựu quân nhân đứng ra nhận tội 1 cách khó hiểu.
Ngày 8/4/1964, một thi thể không mảnh vải trên người được phát hiện bên dòng sông Thames, ngay tại địa điểm nơi xác của Elizabeth Figg và Hannah Tailfor được tìm thấy. Danh tính của nạn nhân được xác định là Irene Lockwood, 26 tuổi, hành nghề mại dâm. Việc 2 thi thể trước đây có thể cho là do tai nạn hoặc sự trùng hợp. Tuy nhiên, xác 3 cô gái trên cùng một địa điểm, với cùng một nguyên nhân thì chỉ có thể rút ra một kết luận: Có một kẻ sát nhân man rợ đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Thi thể của cô gái xấu số đã bị chìm dưới nước lạnh 48 giờ, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy cô bị xiết cổ bằng một sợi dây, có lẽ chính là sợi dây trên bộ trang phục của nạn nhân.
Tổng kết lại từ 3 trường hợp bị sát hại, cảnh sát kết luận rằng có rất nhiều điểm trùng hợp giữa họ. Lockwood là gái đứng đường, chiều cao tương tự với 2 nạn nhân trước và cũng mắc một số bệnh lây qua đường tình dục. Đặc biệt, cô này cũng đang mang thai giống như Hannah Tailford và Gwynneth Rees. Cô cũng bị bắt uống thuốc để phá thai và dùng những chất lạ trong dạ dày.
Lần cuối cùng có người nhìn thấy Irene là vào ngày 7/4 khi cô đang đứng bên ngoài một quán rượu nhỏ.
Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 3
Irene Lockwood
Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân tại sao hung thủ lại muốn cướp đi sinh mạng của những cô gái này. Bạn của Lockwood là Vicki Pender đã bị hành hạ, đánh đập tới chết trong căn hộ của mình ở Bắc London vào năm ngoái khi cô này cố tống tiền “khách hàng” của mình qua việc chụp ảnh của họ lúc mua dâm. Lockwood cũng có thể là trường hợp tương tự.
Còn có một điều khả nghi nữa dựa trên lời khai của các bạn “đồng nghiệp” của Lockwood. Cô này thường đưa các “khách hàng” về phòng mình, dụ họ cởi đồ để bên ngoài trước khi “vui vẻ”. Trong lúc khách hưởng lạc thì bạn của cô ở ngoài ra tay “hai ngón”, cuỗm đồ của khách. Đó cũng có thể là lý do khiến Lockwood bị sát hại vì cô bị khách nổi giận sinh ra mâu thuẫn và bị sát hại.
Lockwood không có người bảo hộ cho mình. Nhưng lấy đâu ra người làm việc đó trong thế giới của những tên trộm cắp, những kẻ ma cô mà cô này đang sống.
Nhưng dù hung thủ có là ai thì cái chết của 3 cô gái đã gây nên một cơn lo sợ trong thế giới của những cô gái trụy lạc thành London.
"Tôi đã giết cô ấy"
Hình ảnh Notting Hill trong những năm đầu thập niên 1960 không phải là khu dân cư sang trọng như ngày nay nó có tại thành London. Thậm chí, nó có biệt danh là Rotting Hell (địa ngục thối rữa). Đó là nơi ở của những người nhập cư Ireland và Caribbe bởi vì những cộng động này thường bảo thủ và quay lưng lại với những địa điểm sang trọng, hào hoa. Gái mại dâm và tội phạm tìm thấy chốn an toàn để “làm việc” tại đây, những người trước truyền cho thế hệ sau những phương thức bươn trải để kiếm tiền nơi mảnh đất này. Rất nhiều địa điểm mại dâm “làm việc” ở dưới tầng hầm hay thậm chí cả ở gác cầu thang chung cư.
Chủ nhà luôn theo dõi những hoạt động này nhưng cố tình lờ đi để kiếm được một phần tiền cho mình. Một trong những nơi như thế là CLB tennis sân cỏ Holland Park. Vào ban ngày thì đây là một cơ sở kinh doanh thể thao bình thường, nhưng về đêm thì đó là nơi tập trung của những đối tượng bất hảo, kèm theo một phi đội những “con cú đêm” lòe loẹt. Họ thường lẩn ra sân để “vui vẻ” với những cô phục vụ, gái mại dâm hoặc cả những cô nhà giàu mà ham vui.
Ông chủ của nơi này là Kenneth Archibald, một cựu quân nhân 57 tuổi.
Người này có biết nạn nhân Lockwood vì đây là một trong những cô gái gọi làm việc cho hắn. Cảnh sát thấy một tấm danh thiếp có tên của ông ta tại căn hộ của Irene Lockwood nên tìm tới để thẩm vấn về cái chết của cô. Ban đầu, Kenneth một mực khẳng định không quen biết Irene và có lẽ nạn nhân có tấm danh thiếp nhờ qua một ai đó. Tuy nhiên, khi Kenneth trở lại đồn cảnh sát Notting Hill vào ngày 27/4/1964, trí nhớ của hắn đột nhiên “trở lại”.
Kenneth thừa nhận có biết Irene Lockwood, và rồi bất ngờ thú nhận: "Tôi đã giết cô ấy. Tôi phải nói ra điều này với ai đó."
Hắn đưa cảnh sát tới quán Chiswick, nơi ra tay sát hại Lockwood vì đã không kiềm chế được sau một trận cãi vã với cô về vấn đề tiền bạc. “Tôi đã mất bình tĩnh và giơ tay bóp cổ cô ấy. Sau đó tôi cởi bỏ quần áo và quăng xác Lockwood xuống sông. Tôi mang quần áo cô ấy đi đốt để phi tang”.
Tuy nhiên, cảnh sát nhanh chóng phát hiện Archibald không phải là hung thủ giết hại Tailford, Rees hay Figg. Bởi vì với những gì thu thập được, có thể khẳng định rằng các vụ án mạng này hoàn toàn là do 1 hung thủ gây nên.
Theo 24h

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 4

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 4
Nạn nhân Helen Barthelemy.
Dường như xác của Barthelemy đã được giấu ở đâu đó trước khi bị vứt ở căn hẻm.
Mặc dù đã nhận rằng mình sát hại nạn nhân nhưng vào phiên tòa cuối cùng xét xử Kenneth Archibald, ông này lại rút lại lời khai và cố gắng chứng minh sự trong sạch cho mình. Và cuối cùng được tòa tuyên bố là vô tội vì khi ông nhận tội, ông hoàn toàn bị say rượu và đang trong tình trạng suy sụp về tinh thần. Thêm vào đó, không có bằng chứng nào chống lại ông ngoài việc những lời khai trong giây phút thiếu kiểm soát. Cảnh sát cũng công nhân rằng hung thủ của 3 vụ án đều là một người chứ không phải một mình Kenneth Archibald chỉ gây ra 1 vụ riêng rẽ.
Thế là tưởng như kẻ giết người hàng loạt gây nỗi kinh hoàng trong thế giới của gái mại dâm đã bị bắt những cuối cùng thì mọi việc trở lại tình trạng ban đầu. Không những thế, chưa đầy ba ngày sau lời thú tội của Kenneth Archibald, lại chó thêm một xác chết lõa thể nữa khiến việc kết luận ông này vô tội là hoàn toàn có căn cứ.
Nạn nhân lần này là Helen Barthelemy, 22 tuổi, được tìm thấy tại một con hẻm ở Brentford vào ngày 24/4/1964, gần 2 tuần sau vụ Irene Lockwood. Bất chấp lần này địa điểm phát hiện là vùng đất khô, cách vài dặm so với hiện trường các vụ án trước, mọi nghi ngờ rằng đây là một vụ riêng biệt đã nhanh chóng tan biến.
Nạn nhân bị sát hại với cùng phương thức như những người trước: chết lõa thể, những vết xước trên cơ thể và nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Đặc biệt cô gái mại dâm đến từ thành phố biển Blackpool ở miền Bắc này trước đây cũng thường dụ các "khách hàng" vào bẫy để trộm hoặc thậm chí cướp tài sản. Vào hôm bị sát hại, Barthelemy đưa túi xách cho một người bạn tại một hộp đêm và nói rằng sẽ ra ngoài một lúc và đã không bao giờ quay lại nữa.
Tình trạng thi thể nạn nhân lúc được phát hiện có ý nghĩa đáng kể đối với cuộc điều tra. Dường như xác của Barthelemy đã được giấu ở đâu đó trước khi bị vứt ở căn hẻm. Có rất nhiều loại sơn màu dính trên da. Theo kết quả phân tích, đó là những loại sơn màu tự động dành cho ôtô, đồ nội thất và kim khí.
Đây là một phát hiện dù chưa mang lại kết quả rõ ràng nhưng rất quan trong với cảnh sát, giúp họ có thể phá được vụ án nghiêm trọng này. Thực sự rằng trước khi phát hiện ra thi thể thứ 5, họ đã có những căn cứ đầu tiên của vụ án.
Theo kết luận ban đầu, rất có khả năng các nạn nhân đã bị giết, rồi bị lột trần, và thi thể bị vứt xuống sông (hoặc nơi hẻo lánh, như trường hợp mới) để phi tang. Vậy quần áo còn lại ở đâu? Các thi thể được đưa đến hiện trường rồi mới bị lột đồ? Có ai nhìn thấy xe của kẻ sát nhân không?
Tuy nhiên, dù thực hiện tội ác bằng phương thức nào đi nữa, kẻ sát nhân bí ẩn này dường như không phải là một kẻ điên cuồng, ra tay một cách manh động. Hắn tính toán mọi thứ rất kỹ, tránh để lại dấu vết và làm rối cuộc điều tra của cảnh sát.
Theo 24h

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 5

Mục tiêu của sát nhân bí ẩn không phải là các cô gái gọi mà chính là cảnh sát?
Trải qua hàng loạt các vụ án mạng khiến những cô gái gọi chết oan uổng, cảnh sát càng thêm đau đầu vì những nghi vấn không lời giải. Tại sao một vài chiếc răng của các nạn nhân bị mất? Tại sao tất cả những người này đều có tiền sử hay hiện đang bị các bệnh liên quan tới tình dục và đặc biệt, họ đang trong thời kỳ mang thai. Liệu những yếu tố này có liên quan gì tới hung thủ không? Chúng có là lý do khiến các nạn nhân bị sát hại?
Cảnh sát Anh quyết tâm phá bằng được vụ án gây hoang mang và nhức nhối dư luận này bằng việc giao cho viên chỉ huy cấp cao William Baldock, một “sát thủ” của bọn tội phạm chỉ huy phá án. Baldock nhận định rằng có thể các nạn nhân bị sát hại khi đang thực hiện việc kích dục cho khách bằng miệng. Nhưng nếu như thế thì tại sao khi bị sát hại, họ không phản ứng bằng cách tấn công vào vùng nhạy cảm của hung thủ. Cho dù họ bị đánh mất vài chiếc răng nhưng rõ ràng họ vẫn có thể làm được việc này.
Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 5
Nạn nhân Helen Barthelemy
Mọi nghi vấn vẫn chưa có câu trả lời. Trước hết, Baldock bố trí thêm nhiều nhân viên cảnh sát hóa trang tại những địa điểm bên bờ sông Thames, gần nơi xác Lockwood được tìm thấy với hi vọng sẽ bắt được hung thủ khi hắn đang cố gắng ra tay sát hại thêm nạn nhân.
Nhưng dường như sau cái chết của Helene Barthelemy, hung thủ đã biết được mọi động thái của cảnh sát. Kẻ sát nhân bí ẩn không hề gây ra vụ việc gì thêm khiến mọi việc dần đi vào bế tắc.
Những nỗ lực bất thành của cảnh sát khiến dư luận càng thêm bất an hơn khi tổng chỉ huy George Hatherill đưa ra một kế sách “bất thường”, thể hiện sự bế tắc của mình. Ngày 28/4/1964, 4 ngày sau khi xác của Helene Barthelemy được tìm thấy, Hatherill đứng ra kêu gọi dư luận cung cấp bất cứ thông tin nào được cho có liên quan đến vụ điều tra. Ông hứa sẽ đảm bảo bí mật cho những người cấp tin, đặc biệt khuyến khích các cô gái gọi và nhấn mạnh rằng chính họ mới là những đối tượng phải đối mặt với rủi ro lớn nhất.
Kết quả là chỉ trong 48 giờ, 45 gái bán hoa và 25 người đàn ông tới đồn cảnh sát để trình báo. Cùng với đó, cảnh sát cũng tiến hành ghi lại biển số kiểm soát các xe được nhìn thấy đi lại tại khu vực phát hiện các thi thể nạn nhân, trong khi nhiều nữ cảnh sát hóa trang thành gái bán hoa, đi lại trên phố với vũ khí trên người hòng có thể mặt đối mặt với kẻ sát nhân. Về phần mình, các cô gái điếm cũng tự trang bị dao cho mình, với mong muốn có thể tự vệ được.
Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 5
Nơi tìm thấy thi thể của Fleming.
Tuy nhiên, dường như những biện pháp này là không đủ. Helene Barthelemy trước khi bị giết cũng luôn mang dao trong mình, và Scot Mary Fleming, 30 tuổi, cũng làm như vậy. Người phụ nữ này, với 10 năm lăn lộn trên đường phố, chẳng có điều gì để mất cũng như để sợ hãi. Quả vậy, khi xác chết trần truồng của Fleming được tìm thấy ở một khu phố vắng lặng vào một buổi sáng, có nhiều dấu hiệu cho thấy nạn nhân đã trải qua một cuộc ẩu đả dữ dội. Ngoài ra, cũng giống như Helen, có rất nhiều hạt bụi sơn công nghiệp dính trên thi thể của Fleming.
Gần hai tháng sau lời kêu gọi của thanh tra Hatherill và xác của nạn nhân mới nhất này được bỏ lại ngay tại Chiswick, phía Tây London, ngay giữa khu vực cảnh sát hiện diện đông nhất. Dường như đây là một hành động cố ý và động cơ của kẻ sát nhân là nhằm biến cảnh sát trở thành một lũ ngốc.
Có thể mục đích của kẻ sát nhân hàng loạt không phải là các gái mại dâm đang mắc các bệnh tình dục hay đang mang thai mà chính là lực lượng cảnh sát mới là điều mà hắn hướng tới?
Nếu đúng như thế thì quả thực hung thủ bí ẩn đã thành công khi hắn gây bao khó khăn cho cảnh sát. Báo chí giờ đây gọi hắn là “Jack The Stripper” – một biệt danh mà ai nhắc tới cũng biết đó là kẻ bí ẩn sát hại gái gọi và khét tiếng nhất trong lịch sử nước Anh. Áp lực càng đè nặng lên các thám tử. Họ phải làm một điều gì đó trước khi có thêm nạn nhân bị sát hại. Có 8.000 người bị thẩm vấn với 4.000 lời khai được ghi nhưng danh sách những kẻ tình nghi vẫn là số 0.
Điều đáng nói là một số người dân cho biết đã nghe thấy tiếng động cơ trên đường chỉ vài phút trước khi thi thể của Mary Fleming được phát hiện vào lúc 5g sáng. Nhưng không ai nhìn thấy chiếc xe đó như thế nào. Dù cảnh sát tin rằng việc bắt được hung thủ chỉ là vấn đề thời gian, nhưng đã vài tháng trôi qua mà họ không có thêm bất kỳ tiến triển gì trong việc phá án khiến hoặc thậm chí là 1 thông tin cỏn con về sát nhân máu lạnh giấu mặt này.
Theo 24h

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi (Kỳ 6)

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi (Kỳ 6)
Phác họa chân dung Jack the Stripper được báo chí Anh đăng tải.
Phác họa chân dung hung thủ cho thấy hắn là một người có gương mặt tròn với chiều cao trung bình và thể hình lực lưỡng.
Ngày 25/11, lại có thêm một xác chết nữa được phát hiện bên vệ đường ở khu Kensington gần đó. Theo lời khai của Kim Taylor, bạn cùng phòng của nạn nhân, Frances Brown đã lên một chiếc xe với một người đàn ông. Điều đó là bình thường đối với một cô gái gọi. Tuy nhiên, tối hôm đó và nhiều ngày sau cũng không thấy Frances trở về. Taylor đã phải sống một tháng trời trong lo lắng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Và sự lo lắng của cô đã thành hiện thực.
Tuy nhiên, lời khai của Kim cũng không mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Theo sự miêu tả của cô, cảnh sát đã thuê họa sỹ phác họa chân dung hung thủ. Hắn là một người có gương mặt tròn với chiều cao trung bình và thể hình lực lưỡng. Cảnh sát suy đoán hắn có thể tới London để tham gia triển lãm về ô tô mang tên Earls Court diễn ra gần đó. Ngoài ra, họ cũng phát hiện nạn nhân bị đánh cắp một mặt dây chuyền hình thập giá bằng bạc và một nhẫn vàng. Từ đó có thể suy ra thêm một động cơ gây án của kẻ sát nhân bí ẩn.
Tuy nhiên, những phỏng đoán như vậy không giúp ích nhiều cho cuộc điều tra. Chắc chắn một nhân chứng thực sự sẽ hiệu quả hơn nhiều. Nhưng ai có thể đưa ra một cái tên dựa trên phác họa chân dung hung thủ trước khi hắn ra tay vào lúc này? Cho đến đầu năm 1965, dù đã trải qua việc chọn lọc, thẩm vấn hàng nghìn người nhưng chỉ tìm được người tình nghi đã là một công việc khó khăn. Các thám tử cũng chuẩn bị tinh thần rằng hung thủ sẽ tiếp tục ra tay nữa.
Và cái ngày đó đã đến. Ngày 16/2/1965, xác chết lõa thể của cô gái gọi người Ireland được phát hiện ở gần khu công nghiệp Acton. Danh tính của nạn nhân được xác định là Bridie O’Hara, 28 tuổi. Hiện trường cũng chính là nơi thi thể của Mary Fleming bị sát hại và để lại. Ngay khi nhận được tin, người đứng đầu tổ án mạng của Scotland Yard, Chánh Thanh tra John Du Rose đã được gọi về từ kỳ nghỉ để nhận trách nhiệm phá án. Ông có biệt danh “Johnny 4 ngày” do tốc độ phá án cực nhanh lẫy lừng của ông. Du Rose tăng gấp đôi lực lượng tham gia điều tra.
Mọi phương tiện giao thông đi qua khu vực Tây London đều được thống kê, và bất kỳ xe nào có dấu hiệu tìm “bướm đêm” đều nằm trong danh sách kiểm tra đặc biệt. Rất nhiều người đàn ông của gia đình đã đỏ bừng mặt khi cảnh sát xuất hiện ở ngưỡng cửa nhà, hỏi về một vụ “tai nạn giao thông” nào đó, trước khi được dẫn đến một nơi nào đó riêng tư hơn để trả lời cụ thể về việc tìm gái gọi lúc nửa đêm của mình. Bên cạnh đó, Du Rose cũng tập trung điều tra nguồn gốc những vết sơn trên thi thể nạn nhân.
Một manh mối cũng đã được phát hiện. Cảnh sát đã tìm ra mẫu sơn phù hợp ở phía dưới một máy biến thế ngoài rìa trụ sở một Cty, nơi chỉ cách chỗ phát hiện xác của O’Hara có vài thước. Đây là nơi đối diện với một cửa hàng bán sơn phun. Nhiều khả năng hung thủ đã giấu thi thể nạn nhân ở đó, nơi có nguồn nhiệt cao. Phát hiện mới này mang lại nhiều hi vọng như cảnh sát có thêm tia sáng trong đường hầm dài tăm tối. Hơn 700 người trong Cty đã bị thẩm vấn, hàng trăm xe bị kiểm tra.
Sau tất cả những điều đó, cảnh sát đã có trong tay danh sách nghi phạm gồm 3 người.
Theo 24h

Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 7


    Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Kỳ 7
    Thanh tra John Du Rose tuyên bố hung thủ đã tự sát vì áp lực quá lớn.
    Thanh tra John Du Rose tuyên bố hung thủ đã tự sát vì áp lực quá lớn.
    ‘‘Quy tội cho người chết’’
    Danh sách 3 nghi can quý giá vào lúc dư luận gần như đã hết nhẫn nại và báo chí liên tục gây áp lực là một điều hết sức may mắn và "thành công" đối với Du Rose và các thám tử. Ít nhất trong con mắt của người dân, hệ thống hệ thống tư pháp không đến nỗi đã thất bại hoàn toàn trong việc đảm bảo an toàn cho họ trước kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất nước Anh khi ấy.
    Tâm lý này có thể giải thích việc cho tới tận 5 năm sau, Thanh tra Du Rose, dù đã nghỉ hưu lại tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC là ông biết danh tính thực sự của “Jack the Stripper”.
    Theo Du Rose, các thám tử đã chuẩn bị bắt giữ một nghi can vào tháng 3/1965 trong số danh sách mà họ bắt được. Tuy nhiên, trước áp lực của giới truyền thông, tên này đã "nhanh chân" hơn 1 bước khi tự sát trước khi bị bắt, đúng như cảnh sát đã lường trước. Trong cuốn hồi ký phát hành năm 1971, Du Rose nhắc lại tuyên bố này, khẳng định nghi can đó đã để lại thư tuyệt mệnh, cho biết hắn ‘‘cảm thấy không thể chịu nổi áp lực nhiều hơn nữa’’. Tác giả Brian McConnell cũng cho biết thêm về nghi can này trong cuốn sách công bố năm 1974 của mình.
    Dù cũng nói về một hung thủ nhưng hắn không phải là "The Jack Tripper"(Sát nhân bí ẩn) mà McConnell đã đặt cho hắn biệt danh "John lớn". Theo giả thuyết của tác giả này, "John lớn" là một kẻ có gia đình đề huề, danh vọng ở tuổi 40. Tên này đã phải trải qua một tuổi thơ khổ cực ở Scotland và khi tòng quân trong Thế chiến thứ hai, ‘‘John lớn’’ bắt đầu mua dâm và thường xuyên sử dụng bạo lực do nghiện rượu để ‘‘nuốt trôi’’ nỗi nhục nhã này. Sau đó, ‘‘John’’ gia nhập lực lượng cảnh sát, nhưng không được thăng lên cấp thanh tra, tái nghiện rượu và rốt cuộc bỏ ngành. Cuối cùng, ông ta trở thành nhân viên bảo vệ tòa nhà, nơi được cho dùng để cất giấu thi thể các nạn nhân. Động cơ gây án của ‘‘John’’ không tập trung vào các cô gái gọi mà chính là để hạ thấp những đồng nghiệp cũ.
    Khoảng 35 năm sau vụ giết người cuối cùng của "the Jack Tripper" hoặc "John lớn", David Seabrook đã được phép tiếp cận những hồ sơ lưu của cảnh sát về các vụ án mạng này. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông này lại có một kết luận hoàn toàn khác.
    Seabrook khẳng định, Du Rose ‘‘quy tội cho một người đã chết để giành vinh quang bằng biện pháp rẻ tiền và tránh để bị coi là đã thất bại’’. Do cả Du Rose và McConnell đều đã mất, nên họ không thể phản bác lại những cáo buộc gây tranh cãi đó. Song, nếu xem những bằng chứng Seabrook đưa ra về nghi can mà Du Rose nhắc đến, thì đó là một người đàn ông Scotland ở Putney, có tên Mungo Ireland.
    Và ông này không thể là người đã giết O’Hara, do khi đó đang ở Scotland. Ngoài ra, có rất ít bằng chứng xác nhận tội ác của Ireland, bởi ông chỉ làm bảo vệ ở tòa nhà Heron Trading Estate có ba tuần. Thay vào đó, Seabrook đưa ra một nghi can khác. Đó là một người ít tuổi hơn Ireland và cũng là cựu cảnh sát. Nghi can này sau đó làm nghề kinh doanh bán xe hơi, vì thế có điều kiện để đi lại khắp London và tiếp cận tòa nhà Heron. Tuy nhiên, có một vấn đề mà cách giải thích của Seabrook đưa ra khó thuyết phục, đó là tại sao một kẻ sát nhân hàng loạt như “Jack the Stripper” lại đột nhiên ngừng ra tay giết người?
    Theo 24h

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét