Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

XÃ HỘI SUY ĐỒI 28

BÓ TAY. COM!

-------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                            15 phút đáng xấu hổ của bóng đá Việt Nam

                              Vì sao Công Vinh thoát án phạt dù "láo" với giám sát trọng tài?

                          Thêm nhiều tờ báo quốc tế đồng loạt cười chê hành vi của Long An

Trò hề trên sân Thống Nhất

 - Xuất phát từ tình huống thổi phạt đền gây tranh cãi của trọng tài Nguyễn Trọng Thư, các cầu thủ Long An phản ứng quyết liệt và bỏ ra ngoài, nhờ vậy mà CLB TP.HCM "ghi" liên tiếp 3 bàn thắng.
Em trai bầu Thắng tố trọng tài ép Long An thua trận:
Trận đấu giữa CLB TP.HCM và Long An trên sân Thống Nhất chiều 19/2 bỗng dưng trở thành tâm điểm của vòng đấu và cũng khó hiểu của bóng đá thế giới.
Xuất phát từ tình huống thổi phạt đền gây tranh cãi của trọng tài Nguyễn Trọng Thư ở phút 81, các cầu thủ Long An phản ứng quyết liệt và bỏ ra ngoài sân.
Bình Dương vs HAGL, Công Phượng, công Vinh, V-League, sân Thống Nhất, TP.HCM vs Long An
Ban huấn luyện và các cầu thủ Long An phản ứng với quyết định trọng tài Nguyễn Trọng Thư. Ảnh: Gia Khánh
Sau gần 10 phút tranh cãi, các cầu thủ đội khách trở lại sân nhưng họ chỉ đứng bất động và để mặc CLB TP.HCM ghi liên tiếp 2 bàn nữa. Dù thời gian vẫn còn, nhưng đội chủ nhà cũng chỉ đẩy bóng qua lại và không ghi thêm bàn thắng nữa.
Giành chiến thắng trong trận "xấu hổ" và nhiều tranh cãi, đội bóng của quyền chủ tịch Lê Công Vinh tạm vượt lên khỏi khu vực nguy hiểm, đẩy chính đối thủ Long An xuống vị trí bét bảng.

Bình Dương vs HAGL, Công Phượng, công Vinh, V-League, sân Thống Nhất, TP.HCM vs Long An
Kết quả vòng 6 Toyota V-League

Bình Dương vs HAGL, Công Phượng, công Vinh, V-League, sân Thống Nhất, TP.HCM vs Long An
Bảng xếp hạng V-League sau vòng 6
Thiên Bình  (bài và clip)
*Dưới đây là những diễn biến chính:
19h51
 
Trận đấu muộn nhất ở vòng 6 V-League giữa B.Bình Dương và HAGL kết thúc với chiến thắng tối thiểu 1-0 dành cho đội bóng phố Núi.
{keywords}
Trận đấu trên sân Thống Nhất kết thúc với nhiều tranh cãi. Ảnh: Gia Khánh
19h45
 
Sân Gò Đậu, phút 88: Hồng Duy có pha đi bóng khéo léo bên cánh phải trước khi chuyền bóng ra để Văn Thanh dứt điểm quyết đoán mở tỷ số cho HAGL.
19h37
 
Sân Gò Đậu, phút 80: Châu Ngọc Quang có pha ngả người bắt volley tuyệt đẹp trong vòng cấm B.Bình Dương nhưng thủ môn Tấn Trường đã bắt gọn.
{keywords}
Cập nhật kết quả vòng 6
19h35
 
Trận đấu giữa CLB TP.HCM và Long An trên sân Thống Nhất kết thúc với chiến thắng đầy tranh cãi 5-2 dành cho chủ nhà.
19h30
 
Sau gần 10 phút bỏ ra ngoài sân, các cầu thủ Long An vào sân nhưng họ không thi đấu. Thủ môn Minh Nhựt thậm chí còn quay lưng về Victor - người thực hiện quả phạt đền. Nhờ vậy mà CLB TP.HCM dễ dàng có thêm 3 bàn thắng nữa trong 10 phút bù giờ.
{keywords}
19h17
 
Sân Thống Nhất, phút 37: Trọng tài Nguyễn Trọng Thư thổi phạt đền cho CLB TP.HCM gây tranh cãi, khiến cầu thủ và Ban huấn luyện Long An phản ứng quyết liệt. Thậm chí, các cầu thủ đội khách còn bỏ ra ngoài sân không tiếp tục thi đấu.
19h13
 
Sân Gò Đậu, phút 57: Nhận đường chuyền vượt tuyến của đồng đội, Văn Toàn băng xuống thực hiện pha lốp bóng cận thành, tuy nhiên bóng khẽ chạm tay thủ thành Tấn Trường đi ra ngoài.
18h53
 
Sân Cẩm Phả: Trận đấu kết thúc với chiến thắng 2-1 dành cho Than Quảng Ninh trước SLNA.
{keywords}
Cập nhật kết quả vòng 6
18h50
 
Hiệp 1 trận đấu giữa B.Bình Dương và HAGL khép lại với tỷ số hòa 0-0. Hiệp đấu đáng tiếc đối với đội khách khi cột dọc và xà ngang đã từ chối bàn thắng.
18h46
 
Sân Thống Nhất, phút 56: Long An có bàn thắng gỡ hòa 2-2.
18h44
 
Sân Gò Đậu, phút 44: Văn Toàn và Công Phượng có pha phối hợp đẹp mắt xé toang hàng phòng ngự B.Bình Dương. Đáng tiếc là cú sút ở góc hẹp của tiền đạo quê Tuyên Quang lại trúng vào cột dọc bật ra.
18h39
 
Sân Thống Nhất, phút 48: Victor băng vào dứt điểm cận thành nâng tỷ số lên 2-1 cho CLB TP.HCM.
{keywords}
Cập nhật kết quả vòng 6
18h28
 
Sân Gò Đậu, phút 28: A Hoàng có cú sút táo bạo từ ngoài vòng cấm, bóng đi liếm mép trên xà ngang khiến chủ nhà Bình Dương hú vía. Trước đó, Hồng Duy có pha đột nhập vòng cấm, tuy nhiên đường căng ngang lại không khó với thủ môn Tấn Trường.
{keywords}
Cập nhật kết quả vòng 6
18h24
 
Sân Gò Đậu, phút 23: Văn Toàn có pha giật gót điệu nghệ, xỏ háng cầu thủ B.Bình Dương. Đáng tiếc là tình huống sau đó, đồng đội của anh lại không thể đón được bóng trước sự áp sát của hậu vệ chủ nhà.
18h21
 
Sân Cẩm Phả, phút 62: Hồ Khắc Ngọc dứt điểm chính xác rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2 cho SLNA.
18h18
 
Sân Cẩm Phả, phut 60: Vũ Minh Tuấn hoàn tất cú đúp cho riêng mình với pha bắt volley đẹp mắt trong vòng cấm, nâng tỷ số lên 2-0 cho Than Quảng Ninh.
18h13
 
Sân Gò Đậu, phút 13: Đội bóng phố Núi đang kiểm soát bóng nhiều hơn song vẫn chưa có cơ hội thật sự đáng kể nào được tạo ra.
{keywords}
Cập nhật kết quả vòng 6
18h10
 
Sân Thống Nhất, phút 39: CLB TP.HCM được hưởng quả phạt đền, Victor đã không bỏ lỡ cơ hội trên chấm 11m để gỡ hòa cho đội chủ sân Thống Nhất.
18h08
 
Sân Cẩm Phả, phút 50: Vũ Minh Tuấn ghi bàn trên chấm 11m, đưa Than Quảng Ninh vượt lên dẫn trước SLNA.
18h07
 
Sân Thống Nhất, phút 35: Oseni ghi bàn đưa Long An vượt lên dẫn trước chủ nhà CLB TP.HCM.
18h00
 
Trận đấu giữa B.Bình Dương và HAGL trên sân Gò Đậu được bắt đầu.
17h48
 
Sân Cẩm Phả: Hiệp 1 trận Than Quảng Ninh và SLNA khép lại mà không đội nào ghi được bàn thắng.
17h40
 
Đội hình xuất phát trận B.Bình Dương vs HAGL:
B.Bình Dương: Tấn Trường, Michal Nguyễn, Xuân Luân, Tuấn Cảnh, Xuân Thành, Tấn Tài, Văn Hà, Huỳnh Phú, Quang Vinh, Sunday, Anh Đức
HAGL: Văn Tiến, Đăng Tuấn, Mobi Fehr, A Hoàng, Tăng Tiến, Hồng Duy, Đông Triều, Minh Vương, Văn Toàn, Công Phượng, Văn Thanh.
17h38
 
Đội bóng của quyền chủ tịch Lê Công Vinh đang tạo được thế trận lấn lướt trước đội khác Long An. Trong khi Than Quảng Ninh cũng đang ép sân SLNA nhưng đội chủ sân Cẩm Phả vẫn chưa tìm được bàn thắng mở tỷ số.
{keywords}
Cập nhật kết quả vòng 6 V-League
17h00
 
Trận đấu giữa CLB TP.HCM và Long An được bắt đầu.
17h26
 
Sân Cẩm Phả, phút 25: Trận đấu vẫn chưa có bàn thắng dù chủ nhà Than Quảng Ninh nắm quyền kiểm soát bóng tới 73%.
17h15
 
Đội hình xuất phát trận TP.HCM vs Long An:
TP.HCM: Xuân Việt, Phước Vĩnh, Victor, Dyachenko, Văn Việt, Thanh Sang, Minh Trung, Thanh Bình, Đình Luật, Hồng Việt, Văn Hoàn.
Long An: Minh Nhựt, Tấn Tài, Quí Sửu, Tài Lộc, Quang Thanh, Apollon, Phan Tấn Tài, Nam Anh, Hoàng Lâm, Oseni, Văn Nam.
17h00
 
Trận đấu giữa Than Quảng Ninh và SLNA được bắt đầu.
16h45
 
Đội hình xuất phát trận Than Quảng Ninh vs SLNA
Than Quảng Ninh: Tuấn Linh, Xuân Hùng, Thanh Hào, Minh Tùng, Hoa Hùng, Minh Tuấn, Văn Hiếu, Nguyên Sa, Hải Huy, Xuân Tú, Patiyo.
SLNA: Nguyên Mạnh, Ngọc Đức, Ngọc Hải, Văn Khánh, Xuân Mạnh, Phi Sơn, Khắc Ngọc, Minh Đức, Thế Cường, Henry Shackiel, Olaha Michael.
Cập nhật
 
{keywords}
{keywords}
Lịch thi đấu, kết quả và bảng xếp hạng V-League

AFF Cup 2016: Nhìn lại những scandal đáng xấu hổ

Giải vô địch Đông Nam Á đã có những bước đột phá cả về khâu tổ chức cũng như chất lượng chuyên môn. Thế nhưng, trong quá khứ vẫn tồn tại những “hạt sạn” không thể nào quên.
Indonesia cố tình thua Thái Lan để tránh Việt Nam (Tiger Cup 1998)
Bàn thắng phản lưới nhà của hậu vệ Effendi (Indonesia) trong trận đấu cuối cùng vòng bảng Tiger Cup 1998 với Thái Lan là vết nhơ lịch sử của giải đấu nói riêng và cả môn bóng đá nói chung. Do Việt Nam đứng nhì bảng nên cả Indonesia và Thái Lan đều cương quyết không chịu đứng đầu bảng đấu của mình để tránh khó khăn ở bán kết.
AFF Cup 2016: Nhìn lại những scandal đáng xấu hổ - 1
Effendi (số 11) bị treo giò vĩnh viễn
Khi tỷ số đang là 2-2 và Indonesia sẽ “phải” đứng nhất bảng, Mursyid Effendi không ngần ngại sút tung lưới nhà trước sự bàng hoàng của tất cả NHM. Sau đó, Thái Lan đã thua Việt Nam 0-3 còn Indonesia cũng phải dừng bước trước Singapore. Còn với Mursyid Effendi, anh đã bị FIFA treo giò vĩnh viễn.
Tuyển thủ Philippines bỏ đội vì huấn luyện viên (AFF 2014)
Để phản đối HLV Thomas Dooley, hai cầu thủ Stephan Schrock và Dennis Cagara đã từ chối làm nghĩa vụ quốc gia. Nguyên chính mà bộ đôi này đưa ra là không đồng tình với chính sách ưu tiên sử dụng cầu thủ trẻ của HLV Dooley. Thông qua mạng xã hội, Schrock và Cagara đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn: “Chừng nào Dooley còn dẫn dắt đội tuyển, chúng tôi sẽ không bao giờ khoác áo Philippines nữa”.
Thủ môn Tấn Trường (Việt Nam) bị chiếu laser (AFF 2010)
Ở trận bán kết lượt đi AFF Cup trên sân Bukit Jalil diễn ra tối 15/12/2010, các CĐV chủ nhà Malaysia có hành vi không fair-play khi liên tục chiếu tia laser về phía cầu thủ Việt Nam. Trong đó, thủ môn Tấn Trường là mục tiêu lớn nhất trong những lần đội chủ nhà được hưởng phạt góc hay đá phạt trực tiếp.
AFF Cup 2016: Nhìn lại những scandal đáng xấu hổ - 2
Thủ môn Tấn Trường bị CĐV đội bạn dùng tiểu xảo
Tấn Trường từng là người hùng của U23 Việt Nam khi nỗ lực thi đấu dù gặp chấn thương vai ở trận chung kết môn bóng đá nam gặp chính đối thủ U23 Malaysia tại SEA Games 2009.
"Tôi không muốn đổ lỗi, không khẳng định những tia laser đó làm Việt Nam thua trận. Tuy nhiên, rõ ràng Tấn Trường sẽ bị tâm lý khi liên tục CĐV Malaysia chiếu tia màu xanh vào người và mặt. Chúng ta đã thua và Liên đoàn sẽ không kiến nghị lên ban tổ chức sân cũng như LĐBĐ Đông Nam Á", ông Nguyễn Lân Trung, Phó chủ tịch LĐBĐ Việt Nam thời điểm đó từng cay đắng phát biểu.
Lào và Myanmar bị nghi ngờ dàn xếp tỷ số (AFF 2012)
Theo tờ Brunei Times, trận đấu giữa Lào và Myanmar tại vòng loại AFF Cup 2012 bị tình nghi không trong sạch. Manh mối ban đầu là một bản fax xuất hiện ngày 18/10/2012 tự xưng là Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) khẳng định có bằng chứng cho thấy LĐBĐ Lào và Myanmar trao đổi qua lại nhằm tác động đến kết quả trận đấu.
Tiếp theo đó, một văn bản mới xuất hiện một ngày sau đó với nội dung: hai đội Lào và Myanmar sẽ bị loại khỏi giải đấu và sẽ bị cấm tham gia AFF Cup những lần tới. Đông Timor và Brunei sẽ thay thế tham gia vòng bảng chính thức AFF Cup 2012... 6 trọng tài sẽ bị loại khỏi hệ thống của FIFA.
Tuy nhiên sự việc sau đó không được tiếp tục điều tra làm rõ.
Thái Lan bỏ trận để phản đối trọng tài (AFF 2007)
Sự cố đáng xấu hổ này diễn ra trong trận chung kết AFF Cup 2007. Trận đó Thái Lan gặp vô vàn khó khăn trước Singapore. Sau khi người Thái có bàn quân bình tỷ số 1-1, phút 83 trọng tài Ravichandran (Malaysia) cho Singapore được hưởng phạt đền sau tình huống giả vờ ngã của tiền đạo Noh Alam Shah.
AFF Cup 2016: Nhìn lại những scandal đáng xấu hổ - 3
Thái Lan bỏ trận đấu để phản đối trọng tài
Các cầu thủ Thái Lan đã không giữ được bình tĩnh, họ bủa vây trọng tài người Malaysia nhưng không thể thay đổi quyết định. Cuối cùng, Thái Lan chọn cách đình công bỏ vào phòng thay đồ. Trận chung kết bị gián đoạn hơn 15 phút để ban lãnh đạo cũng như ban tổ chức thuyết phục đội khách. Trận này, Thái Lan thua 1-2 và hòa 1-1 ở lượt về qua đó để Singapore lên ngôi vô địch.
Trọng tài Phùng Đình Dũng bị đuổi đánh (AFF Cup 2008)
Phút 73 trận đấu giữa Singapore và Myanmar, khi Myanmar đang bị dẫn 1-2 và bị thổi phạt trước vòng cấm địa. Trong khi họ đã vây lấy trọng tài Phùng Đình Dũng để phản đối thì cầu thủ Singapore đã chớp thời cơ đưa bóng vào lưới. Trọng tài người Việt Nam đã công nhận bàn thắng và mâu thuẫn đã nổ ra.
Thủ môn Aung Aung Oo bên phía Myanmar thậm chí đã đuổi theo và tấn công ông Dũng. Sự cố khiến trận đấu phải dừng lại chừng 10 phút, thủ môn của Myanmar tất nhiên bị truất quyền thi đấu nhưng án phạt sau đó lại quá nhẹ (treo giò 1 trận).
Nguồn 24h

Cùng nhìn lại 5 hạt sạn đáng xấu hổ ở AFF Cup

Lượt Xem: 46 Views

Đã 20 năm kể từ khi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á được tổ chức lần đầu tiên ở Singapore. Suốt 20 năm đã không ít lần xuất hiện những scandal đáng xấu hổ trong giải, khiến người hâm mộ bóng đá không thể nào quên được.

Tiger Cup 1998: Trận đấu cố tình thua của Thái Lan lẫn Indonesia:

Đây là những ngày mà AFF Cup còn mang cái tên Tiger Cup và vào trận đấu cuối cùng của vòng bảng năm ấy, trên sân Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, vì muốn tránh phải đụng độ Việt Nam ở trận bán kết mà cả Thái Lan lẫn Indonesia đều muốn thua. Chính vì thế cầu thủ hai đội đều tạo cơ hội cho … đối thủ ghi bàn vào lưới đội mình. Đỉnh điểm chính là lúc mà một cầu thủ Indonesia là  Mursyid Effendi đá phản lưới nhà và rồi còn vỗ tay ăn mừng.
    Kết quả Indonesia thua Singapore ở bán kết để rồi khi gặp lại Thái Lan ở trận tranh giải ba thì lại bị họ đánh bại và hậu vệ Mursyid Effendi bị FIFA treo giò vĩnh viễn.
    Vỗ tay hoan hô sau khi đá phản lưới nhà
    Vỗ tay hoan hô sau khi đá phản lưới nhà

    Tiger Cup 2004: Chuỗi thẻ đỏ không tưởng dành cho Myanmar:

    Trong trận đấu này, đội Myanmar đã nhận đến 4 thẻ đỏ và khiến cho đội Singapore dành chiến thắng.

    AFF Cup 2007: Cầu thủ Thái Lan rời khỏi sân bóng phản đối quyết định của trọng lại.

    Trong trận đấu giữa đội Singapore và Thái Lan, vào phút thứ 82, đội chủ nhà được hưởng một quả phạt đền 11m. Quá ức chế và không phục, toàn bộ cầu thủ Thái Lan đã rời khỏi sân thi đấu. Phải đến 15 phút sau thì họ mới chịu trở lại sân.
    Kết quả là sau cú phạt đền tiền vệ Mustafic Fahrudin đã giúp đội Singapore chiến thắng với tỷ số 2 – 1.
    Cầu thủ Thái Lan tranh cãi với trọng tài
    Cầu thủ Thái Lan tranh cãi với trọng tài

    AFF Cup 2008: Thủ môn Myanmar tấn công trọng tài Phùng Đình Dũng:

    Vào phút thứ 73 của trận Singapore và Myanmar, một bàn thắng của đội Singapore ghi được trong khi cầu thủ Myanmar còn bận vây quanh trọng tài khiến cho thủ môn Aung Aung Oo không phục và lao đến xô thẳng tay vào trọng tài người Việt Nam.
    Kết quả thủ môn người Myanmar nhận một thẻ đỏ nhưng án phạt sau đó chỉ là treo giò một trận.

    AFF Cup 2010: Cầu thủ bị khán giả chiếu tia laser:

    Ở trận bán kết và ở trận chung kết của AFF Cup năm đó tại Malaysia, thủ môn Tấn Trường và thủ môn Kurnia Meiga của Indonesia bị chiếu tia laser xuống từ trên khán đài khiến họ không thể tập trung thi đấu.
    Hy vọng rằng từ nay về sau tại giải đấu lớn của khu vực không còn tồn tại những vết nhơ đáng xấu hổ như này nữa.

    Lịch sử bán độ khủng khiếp của bóng đá Việt Nam

    Suốt 2 thập kỷ, bóng đá Việt Nam đã phải đau đớn gánh chịu rất nhiều vụ bán độ gây rúng động xã hội.

    Tháng 7/2014: 6 cầu thủ Đồng Nai dính chàm

    Sáng 29/7, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45, Bộ Công an) cho biết, Cơ quan CSĐT đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc” đối với 10 đối tượng, trong đó có 6 cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Đồng Nai.
    6 cầu thủ Đồng Nai tại cơ quan điều tra
    Danh sách 10 bị can bị khởi tố gồm: Trần Văn Ba (còn gọi là Hoàng, ở phường Tân Hiệp, TP Đồng Nai); Nguyễn Phúc Thuận (còn gọi là Thuận “trâu bò”, phường Long Bình, TP Đồng Nai); Đỗ Hoàng Hà (phường Tân Hiệp, TP Đồng Nai) và Trần Đình Hải (ngụ tại huyện Định Quán, Đồng Nai); Nguyễn Đức Thiện, Phan Lưu Thế Sơn, Nguyễn Thành Long Giang, Hà Niệm Tiến, Đinh Kiên Trung, Phạm Hữu Phát đều là cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Đồng Nai.

    Trước đó, sau khi trận đấu giữa Than Quảng Ninh - Đồng Nai kết thúc vào chiều 20/7, tới ngày 22/7, C45 triệu tập và bắt giữ 10 đối tượng nói trên vì tình nghi liên quan đến các hành vi đánh bạc, bán độ.

    Thông tin ban đầu cho thấy, qua việc theo dõi các ổ nhóm đánh bạc bằng hình thức cá độ các trận đấu World Cup 2014, C45 phát hiện nhóm đối tượng do Nguyễn Phúc Thuận, Trần Văn Ba, Đỗ Hoàng Hà, Trần Đình Hải tổ chức cá độ bóng đá. Từ đây, C45 phát hiện nhóm cầu thủ của đội Đồng Nai có tham gia đánh bạc với Trần Văn Ba.
    Clip: 6 cầu thủ Đồng Nai bị bắt vì bán độ
    Riêng trận đấu giữa Than Quảng Ninh - Đồng Nai, cầu thủ Phạm Hữu Phát - Đội trưởng CLB Đồng Nai là đối tượng cầm đầu nhóm cầu thủ dàn xếp, bán tỷ số cho đối tượng Thuận. Sau đó, Thuận bán cho Hoàng.

    Các đối tượng dàn xếp kèo cách biệt là 2 bàn. Số tiền các đối tượng dàn xếp tỷ số là 400 triệu đồng. Kết thúc trận đấu tỷ số là 5-3, vừa đúng kịch bản của các đối tượng. Ngoài trận Than Quảng Ninh – Đồng Nai thì các đối tượng ở đội Đồng Nai đã dàn xếp tỉ số nhiều trận khác nhau.

    Tháng 4/2014: 9 cầu thủ của V. Ninh Bình bị khởi tố vì tội đánh bạc



    Theo thông tin từ PC45 Ninh Bình, có 9 cầu thủ V.Ninh Bình đã tham gia cá độ trận đấu giữa V.Ninh Bình và Kelantan (Malaysia) trong khuôn khổ vòng đấu bảng AFC Cup. Sau khi nhận được kết quả từ cơ quan điều tra cho thấy một số cầu thủ có dấu hiệu tiêu cực khi đội thi đấu tại AFC Cup, bầu Trường của V.Ninh Bình đã quyết định cho đội bóng tạm dừng thi đấu tất cả các giải.
    V.Ninh Bình bán độ
     Quang Hùng rơi nước mắt khai lại quá trình bán độ tại tòa
    Quyết định của ông chủ đội bóng cố đô Hoa Lư đã được thông báo bằng văn bản đến BTC giải, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

    Tan trận, V.Ninh Bình thắng Kelantan 3-2 và nhóm cầu thủ Ninh Bình nhận tiền thắng độ lên đến 1,02 tỉ đồng. Số tiền này được chia chác theo tỉ lệ tùy thuộc mức độ quan trọng của các cầu thủ tham gia. Những người đá chính là Lê Quang Hùng, Nguyễn Gia Từ, Nguyễn Văn Hưng và Lê Văn Duyệt nhận 85 triệu đồng; các cầu thủ dự bị nhận 75 triệu.

    9 cầu thủ này đã bị cấm thi đấu vĩnh viễn.
    Clip: VFF cấm thi đấu vĩnh viễn 9 cầu thủ V.Ninh Bình

    2005: Tan tác thế hệ vàng ở SEA Games 23
    Một số cầu thủ U23 Việt Nam tham gia cá độ, tổ chức cá độ và bán độ (chính xác hơn nên gọi là "dàn xếp tỷ số") trận Việt Nam-Myanmar (ngày 24 tháng 11, 2005) trong SEA Games 23 tổ chức tại Philippines.

    Trưa ngày 24 tháng 11, 2005 (trước khi diễn ra trận Việt Nam-Myanmar), Lê Quốc Vượng gặp các cầu thủ: Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh, Châu Lê Phước Vĩnh để bàn bạc rằng nếu Việt Nam thắng cách biệt Myanmar một bàn thì sẽ có người cho tiền từ 20 đến 30 triệu đồng, cả nhóm đồng ý thực hiện theo lời bàn của Vượng.
    Quốc Vượng và đồng phạm trước tòa
     Quốc Vượng và đồng phạm trước tòa
    Thỏa thuận xong với các đồng phạm, Vượng điện thoại từ Philippines về Việt Nam thông báo với Trương Tấn Hải (cựu tuyển thủ quốc gia và CLB Cảng Sài Gòn, người môi giới để dàn xếp tỷ số và ra kèo cho các đối tượng cá độ ở Việt Nam tham gia). Kết quả trận đấu Việt Nam-Myanmar đúng như tính toán ban đầu của các đối tượng.

    Ngày 26 tháng 11, 2005, Vượng lại gọi điện về nhờ bạn gái mình là Phạm Thị Cẩm Lai nhận của Trương Tấn Hải tổng cộng 490 triệu đồng. Cầu thủ Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người nhận từ Quốc Vượng 20 triệu đồng trong số tiền này. Quốc Anh còn cầm 20 triệu đồng hộ Châu Lê Phước Vĩnh. Văn Trương, Hải Lâm do hối hận về hành vi của mình nên không nhận tiền từ Vượng.

    Vụ này được Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25 tháng 1 và phúc thẩm ngày 20 tháng 4 năm 2007. Kết thúc phiên tòa, Lê Quốc Vượng bị án tù (4 năm), còn các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc.

    2005: Kỳ án Lương Trung Tuấn

    Mùa bóng 2005 Trung Tuấn bị VFF treo giò do dính líu đến vụ bán độ khi còn khoác áo Hoàng Anh Gia Lai dự Cúp C1 Đông Nam Á tại Jakarta (Indonesia) năm 2003.
    Lương Trung Tuấn từng là một cầu thủ triển vọng
    Sau khi dính líu đến vụ  tai tiếng, Lương Trung Tuấn được Hoàng Anh Gia Lai đưa về đội Bình Định thi đấu. Bởi thực tế khi ấy Trung Tuấn vẫn là một trong những trung vệ xuất sắc nhất của bóng đá Việt Nam (HLV Calisto từng gọi anh vào đội tuyển quốc gia dự Tiger Cup 2002).

    Khi Trung Tuấn về Bình Định thì án phạt của VFF chưa có. Một thời gian ngắn sau VFF đã đưa ra án phạt treo giò Trung Tuấn ba năm, sau đó xuống hai năm rưỡi và cuối cùng chỉ còn một năm rưỡi.

    Nếu khoảng thời gian một năm rưỡi này không chơi bóng, nhiều khả năng sự nghiệp của Trung Tuấn sẽ bị thui chột. Thấy vậy, hai đồng đội trong đội Bình Định lúc bấy giờ là hai tuyển thủ Thái Lan Issawa Singthong và Pipat Thongkanya liền tìm cách liên lạc với ban lãnh đạo đội Quân Cảng Thái Lan để giúp Lương Trung Tuấn sang Thái Lan thi đấu nhằm giữ phong độ và phát triển nghề nghiệp.

    2004: Đau đớn trọng tài bóng đá Việt Nam

    Theo cáo trạng, trọng tài Lương Trung Việt đã nhúng tay vào hầu hết các phi vụ dàn xếp trận đấu của CLB Ngân Hàng Đông Á - Thép Pomina (NHĐA-TP). Lãnh đạo một số đội bóng như Nguyễn Tiến Huy, Vũ Tiến Thành (NHĐA-TP), Lê Văn Cường (Tôn Hoa Sen - Cần Thơ) đã nhờ Việt quan hệ với các trọng tài và đề nghị họ điều khiển trận đấu theo hướng có lợi cho đội bóng của mình.
    Chua xót cho giới trọng tài Việt Nam
    Cụ thể ở V-League 2004, Nguyễn Tiến Huy, nguyên giám đốc điều hành CLB NHĐA-TP, đã đề nghị lo giúp cho đội bóng này khoảng 5-6 trận có lợi và tiền thưởng mỗi trận từ 30-50 triệu đồng.

    Các trọng tài đã tham gia phi vụ cùng Việt là Phạm Hữu Lộc (nhận 15 triệu đồng), Trương Thế Toàn (12 triệu đồng), Hoàng Thế Dũng (35 triệu đồng) và Lê Văn Tú (15 triệu đồng). Ngoài ra, đối với các trọng tài khác tham gia điều khiển trận đấu, Việt cũng “bồi dưỡng” cho họ một khoản nhỏ trong phần tiền nhận được từ Nguyễn Tiến Huy.

    Với vai trò “đạo diễn”, Việt đã bị kết án 7 năm tù về tội môi giới hối lộ. Cùng chịu hình phạt tù giam với bị cáo này là các cựu trọng tài FIFA Phạm Hữu Lộc và Trương Thế Toàn (mỗi người 4 năm tù về tội nhận hối l)ộ. Bị cáo Hoàng Thế Dũng (trọng tài cấp quốc gia) bị phạt tù 4 năm 6 tháng.

    Án tù treo 36 tháng được áp dụng với 2 bị cáo bị kết tội có hành vi đưa hối lộ: Lê Văn Cường và Vũ Tiến Thành.

    2003: Nghi án bán độ trước SEA Games 22


    Trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho SEA Games 22, đội trưởng U23 Việt Nam Vũ Như Thành bị chính HLV Riedl đưa vào “sổ đen” với nghi ngờ bán độ trong trận khai sân Mỹ Đình: thua Thân Hoa Thượng Hải 1-2. Cầu thủ này cũng dính vào nghi vấn bán độ tại Cup JVC mà anh mang băng đội trưởng.

    Dù chứng cớ không thực sự rõ ràng, Liên đoàn bóng đá Việt Nam vẫn đưa ra án phạt nặng treo giò 5 năm để răn đe. Thụ án được một năm thì Như Thành được giảm án từ 5 năm xuống 2 năm rưỡi. Đến nay, bản án của Vũ Như Thành vẫn được coi là còn rất nhiều bí ẩn, được coi như một hành động "thí tốt" để ổn định đội tuyển trước thềm SEA Games 2003.

    2001: Sông Lam Nghệ An vô địch nhờ… đi mua

    Để đoạt chức vô địch đầu tiên của mùa bóng bán chuyên nghiệp đầu thế kỷ, SLNA phải thắng được Công an Hải Phòng (CAHP) trên sân Lạch Tray ở vòng áp chót và phải thắng cả trận tiếp theo ở vòng cuối cùng. Nguyễn Hữu Thắng đã “báo cáo” với lãnh đạo đội bóng mình có quen biết với một số cầu thủ của CAHP ở đội tuyển quốc gia và có thể “lo” được nếu “bồi dưỡng một tý”.
    HLV Hữu Thắng
     HLV Hữu Thắng từng dính vòng lao lý (Ảnh: Quang Minh)
    Sau khi thống nhất, lãnh đạo đội đã giao cho Hữu Thắng 55 triệu đồng để “giải quyết công việc”. Trận đấu giữa SLNA và CAHP ngày 20/5/2001 diễn ra đúng như “kịch bản” đã dàn dựng. Kết quả là SLNA đã "lội ngược dòng" để giành chiến thắng với tỉ số 2-1. Chiến thắng này đã giúp SLNA đứng thứ hai và chỉ thua Sông Đà Nam Định (SĐNĐ) đúng một điểm. Nếu vòng đấu cuối SLNA tiếp tục thắng và SĐNĐ thua thì SLNA sẽ vô địch.

    Tại vòng cuối, SLNA gặp Công an Tp. HCM; SĐNĐ gặp Cảng Sài Gòn. Nếu SLNA thắng Công an Tp. HCM và SĐNĐ thua Cảng Sài Gòn thì SLNA sẽ vô địch. Một kế hoạch mua bán nữa tiếp tục được bàn bạc và thông qua khi Hữu Thắng nói quen một số cầu thủ Đội Cảng Sài Gòn. Nguyễn Hữu Thắng lại trở thành người “đứng mũi chịu sào”, cầm 100 triệu đồng của CLB bay vào Tp.HCM gặp một số cầu thủ Cảng Sài Gòn (đối thủ của SĐNĐ) để thỏa thuận.

    Ngày 27/5/2001, Đội Cảng Sài Gòn đã thắng SĐNĐ tới 5-0. Còn trên sân Vinh, SLNA thắng Công an Tp.HCM 4-3 và đoạt chức vô địch.

    1998: Nguyễn Phúc Nguyên Chương, từ người hùng đến tội đồ

    SEA Games 1997, Nguyên Chương là người hùng với cú volley cháy lưới Singapore ở trận tranh huy chương đồng. Nhưng năm sau đó, khi cơ quan điều tra mở chuyên án triệt hạ tiêu cực ở giải VĐQG 1997 với việc đưa CLB Hải Quan ra làm án điểm với đầu mối là đội trưởng Trương Văn Dưỡng trong mối quan hệ với trùm cá độ Sơn “Cao”.

    Nguyên Chương cùng với Trần Minh Trung (anh ruột Trần Minh Chiến) là hai cầu thủ trẻ của Hải Quan vì nghe lời đàn anh Trương Văn Dưỡng phải vạ lây để rồi đứng trước vành móng ngựa. Dù chỉ bị xử án treo 2 năm cho tội “đánh bạc” nhưng với án treo giò 2 năm, sự nghiệp Nguyên Chương gián đoạn rất đáng tiếc.

    Năm 2005, cơ quan điều tra khởi tố vụ Nguyễn Hữu Thắng (SLNA) cầm tiền chung chi cho các cầu thủ CSG để thắng Nam Định 5-0 trong trận đấu cuối cùng mùa giải 2001, qua đó giúp SLNA vô địch. Vậy là, đội trưởng CSG Nguyễn Phúc Nguyên Chương lại nhận tiếp án treo giò 2 năm, dù trước đó đã được cơ quan điều tra miễn trách nhiệm hình sự.


    1997: Lã Xuân Thắng phản lưới gây sốc

    Đó là một tình huống mà tất cả những khán giả trên sân Hàng Đẫy đã phải ngỡ ngàng. Trong trận đấu CAHN thắng An Giang 4-3 ở mùa giải 1997-1998, trung vệ Lã Xuân Thắng bất ngờ tung chân đá bóng vào khung thành đội nhà ở phút 90, khi thủ môn Đỗ Thành Tôn đã dâng cao. Sau trận, Thắng còn lớn tiếng rằng: "Tôi làm tôi chịu, nhưng tôi làm có phải chỉ vì mình tôi đâu".
    Clip: Pha đá phản lưới nhà của Lã Xuân Thắng
    Lã Xuân Thắng đã bị treo giò vĩnh viễn, còn sự việc này sau đó được điều tra là được giật dây bởi Toàn “còi” (anh trai thủ môn Đỗ Thành Tôn) - Mạnh “bệu”, những trùm cá độ có tiếng của Hà Nội thời ấy. Cũng chính vì cú sút của Lã Xuân Thắng mà một trùm cá độ khác, Thắng “tài dậu” đã mất gần một tỷ tiền độ vì ra kèo Công an Hà Nội chấp 1 trái rưỡi.

    Còn Đỗ Thành Tôn, người cũng dính dáng đến vụ này thì còn thi đấu tiếp vài năm nữa trước khi giải nghệ. Sau đó, anh đột ngột chết ở tuổi 30, và có người cho rằng đó là một vụ tự tử do nợ đến… 6,3 tỷ đồng.

    Tiger Cup 1996: Các cậu bán trận này bao nhiêu?
    Tiger Cup 1996, đội tuyển Việt Nam thắng chật vật ngày ra quân trước đội yếu nhất bảng, Campuchia, 3-1 và lên đến đỉnh điểm là trận hòa 1-1 trong thế rượt đuổi tỷ số với Lào. Có được kết quả hòa này là nhờ cú sút phạt chính xác của tiền đạo Lê Huỳnh Đức trong hiệp hai, cú sút mà sau này được gọi là cú “đá bể nồi cơm đồng đội”.

    Ngay thời gian nghỉ giữa hai hiệp trận gặp Lào, HLV Weigang đã nổi cơn thịnh nộ lớn tiếng đe dọa đuổi về nước nhóm cầu thủ thi đấu sa sút rất khó hiểu từ đầu giải.

    Thậm chí, ông còn kết tội số tuyển thủ này đã “phản bội Tổ quốc”, “bán độ”. Sự việc thêm nghiêm trọng vào buổi tập ngày hôm sau khi HLV Weigang kiên quyết không cho bộ tứ cầu thủ họ Nguyễn vào sân tập luyện còn không khí trong đội trở nên buồn bã, chán nản.

    Rất may sau đó, trước tài thuyết khách khéo léo của Trưởng đoàn Tô Hiền, ông Weigang đã đồng ý để 4 “nghi can” ở lại, tiếp tục thi đấu và giành chiến thắng 4-1 trước Myanmar, thủ hòa Indonesia 1-1 để vào bán kết.

    Ở bán kết, Việt Nam để thua Thái Lan nhưng trong trận tranh HCĐ sau đó, đội tuyển đã chơi cực hay trước Indonesia, giành chiến thắng chung cuộc đầy nghẹt thở 3-2 nhờ những pha lập công của Huỳnh Quốc Cường, Công Minh và Hoàng Bửu.

    1985: Thể Công - CA Hà Nội 1-4 (sân Thống Nhất)


    Đây là trận đấu mà cả hai đội bắt tay nhau để loại Cảng Sài Gòn ra khỏi trận chung kết và bị khán giả TP.HCM phản ứng mạnh mẽ. Không chấp nhận hành vi phi thể thao, Bộ Tổng tham mưu đã can thiệp với BTC để rút đội bóng về không tham dự giải nữa, bỏ luôn trận chung kết, sau đó kỷ luật toàn đội.
    Theo TTVH

    Đội tuyển Việt Nam chống bán độ ở AFF Cup như thế nào?

    Thứ Sáu, ngày 18/11/2016 00:33 AM (GMT+7)
    Trước thềm AFF Cup 2016, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã và đang chuẩn bị kĩ càng cho công tác phòng chống tiêu cực - vấn đề "đau đầu" của nền bóng đá khu vực.
    Chống tiêu cực trong bóng đá từng là vấn đề nhức nhối của bóng đá khu vực Đông Nam Á nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng.
    Cách đây chưa lâu, tại diễn đàn chống dàn xếp tỉ số, cựu quan chức an ninh FIFA Chris Eaton cảnh báo, AFF Cup 2016 đang đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn. Scandal 4 tuyển thủ Lào bị đình chỉ thi đấu hai tháng vì liên quan đến dàn xếp tỉ số trong thời gian dự giải AFC Solidarity (Malaysia) càng khiến cho lập luận của Eaton thêm phần đáng lo ngại.
    Đội tuyển Việt Nam chống bán độ ở AFF Cup như thế nào? - 1
    Thầy trò Hữu Thắng sẽ được VFF và các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ chặt chẽ về an ninh, cũng như những vấn đề liên quan tới việc chống tiêu cực
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống tiêu cực (bao gồm cả nguy cơ bị dàn xếp tỉ số, bán độ...), BTC AFF Cup 2016 đã phối hợp với Công ty Sportradar, đơn vị đi đầu thế giới trong việc phát hiện các trận đấu bị dàn xếp, ngăn chặn và giám sát hoạt động của hơn 550 mạng cá cược trên toàn thế giới theo dõi 18 trận đấu của giải.
    Sportradar chính là đối tác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) trong chiến dịch chống tiêu cực ở V-League 2016.
    Ngoài ra, các chuyên gia phân tích thuộc Sportradar sẽ tiến hành theo dõi và giám sát đối với hoạt động của các trọng tài, quan chức đội bóng và quan chức điều hành tại các địa điểm diễn ra giải đấu, gửi báo cáo các thông tin bất kỳ có thể liên quan tới dàn xếp trận đấu và những hậu quả tiềm tàng của hành vi cá cược.
    Tất nhiên, mỗi quốc gia tham dự giải đấu, trong đó có đội tuyển Việt Nam cũng có sự chuẩn bị để không rơi vào trạng thái bị động. Trước ngày ĐTVN lên đường tham dự AFF Cup 2016, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), ông Lê Hoài Anh cho hay bên cạnh công tác hậu cần, VFF đã làm việc với các bên liên quan để đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho thầy trò Hữu Thắng, đồng thời giải quyết những vấn đề liên quan tới việc chống tiêu cực nếu có.
    Còn nhớ hồi năm 2014, thời điểm Việt Nam đăng cai vòng bảng AFF Cup, VFF đã hợp tác với Cục cảnh sát hình sự, Bộ Công An lên phương án nhằm ngăn chặn các nguy cơ, đề phòng tiêu cực có thể xảy ra
    Trong suốt quá trình diễn ra giải đấu, cơ quan chức năng đã liên tục cử cán bộ theo sát đội tuyển Việt Nam và cùng với VFF quản lý, giám sát, kịp thời nắm bắt tình hình; hợp tác với các tổ chức quốc tế như Interpol, cảnh sát các nước để nắm tình hình cá độ liên quan đến các đội tuyển tham gia AFF Cup.
    Vòng chung kết AFF Cup 2016 được chia thành 2 bảng thi đấu ở Myanmar và Philippines với 8 đội sẽ tranh tài từ 19 - 26/11, theo thể thức vòng tròn 1 lượt tính điểm xếp hạng, 2 đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào thi đấu bán kết.
    Theo đó, hệ thống phát hiện gian lận của Sportradar sẽ nhanh chóng được gửi tới AFF nếu có bất kỳ mẫu cá cược đáng ngờ của 12 trận đấu ở vòng bảng và 6 trận ở các vòng bán kết – chung kết (thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách của các cặp đấu).
    Theo Đỗ Anh (Khám phá)

     



    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét