Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 2/d( Châu Mỹ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                 Sự sụp đổ của nền văn minh Maya

-Lịch sử châu Mỹ

-Nền văn minh Andes

-Văn minh Maya

----------------------------
Thứ tư, 23 Tháng bảy 2003, 11:00 GMT+7

    Con người tới châu Mỹ cách đây 18.000 năm

    Con nguoi toi chau My cach day 18.000 nam
    Kennewick Man, một người châu Mỹ sống cách đây 9.300 năm.
    Một nghiên cứu về di truyền đã lật nhào quan điểm rằng con người tới châu Mỹ cách đây ít nhất là 30.000 năm, cùng với thời điểm họ đang định cư ở châu Âu. Theo lý thuyết mới, con người di cư tới châu lục này cách đây khoảng 18.000 năm.

    Đã từ lâu, giới khoa học bàn cãi về thời gian con người lần đầu tiên tới châu Mỹ. Một số chuyên gia cho rằng châu Mỹ được định cư cách đây khoảng 13.000 năm, vào giai đoạn cuối của kỷ băng hà. Những người còn lại đưa ra thời điểm sớm hơn nhiều (cách đây 30.000-40.000).

    Vào năm 1997, một nhóm các nhà khảo cổ Mỹ và Chile phát hiện bằng chứng rõ ràng về sự định cư của con người trong những lớp trầm tích có niên đại 33.000 năm tại Monte Verde ở Chile. Họ khẳng định củi đốt ở địa điểm trên có nguồn gốc từ những đống lửa tại các trại săn bắn. Những hòn đá cuội bị vỡ đã được con người ở đó sử dụng để cắt thịt. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ về sự diễn giải trên.

    Các nhà khoa học Mỹ đã kiểm tra đột biến trên dạng nhiễm sắc thể Y có tên là haplotype 10. Đây là một trong 2 haplotype duy nhất có ở người châu Mỹ bản địa và được cho là đã tới châu lục này trước tiên. Haplotype 10 cũng được tìm thấy ở châu Á, do đó khẳng định người châu Mỹ cổ xưa nhất có nguồn gốc từ châu Á.

    Xác định thời điểm đột biết trên haplotype 10 có thể giúp giới khoa học biết được khi nào con người di cư tới châu Mỹ lần đầu tiên. Người châu Mỹ bản địa mang một nhiễm sắc thể tên là M3 trên haplotype 10. M3 không tồn tại ở châu Á. Điều đó cho thấy đột biến xuất hiện sau khi con người định cư ở châu Mỹ. Ngoài ra, một đột biến có tên là M242 được tìm thấy ở cả châu Á lẫn châu Mỹ, gợi ý nó xuất hiện trước khi người châu Mỹ đầu tiên tách khỏi gia đình châu Á của họ.

    Sau khi biết được tỷ lệ đột biến của ADN trên nhiễm sắc thể Y, các nhà khoa học tính toán khi nào M242 hình thành. Kết quả cho thấy M242 xuất hiện cách đây 18.000 năm. Điều đó có nghĩa là những người châu Mỹ đầu tiên vẫn đang sinh sống tại châu Á khi M242 xuất hiện và có lẽ chỉ bắt đầu di cư về phía đông sau thời điểm trên.

    Tranh cãi về nguồn gốc sinh học của những người châu Mỹ đầu tiên có ý nghĩa lớn về chính trị và sắc tộc. Tại Mỹ, luật hồi hương và bảo vệ các nấm mồ châu Mỹ bản địa (Nagpra) đã dẫn tới việc trao trả nhiều bộ sưu tập khoa học cho người đòi.

    (Minh Sơn - Theo BBC)Việt Báo (Theo_VietNamNet)



    Christopher Columbus và hành trình kỳ vĩ tới Châu Mỹ


    Columbus khẳng định con đường thuận tiện nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, nhưng không ngờ lục địa lớn châu Mỹ đã chắn đường của ông.
    a
    Chân dung Christopher Columbus.
    Sáng sớm 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.
    Dường như khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy, nhưng năm 1476 ông đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.
    Ở thế kỷ 15, châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Columbus thực hiện mong muốn của mình.
    Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông, nơi bất cứ lái buôn châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất, hướng Đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục những điều đó.
    Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác, từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
    Columbus đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin ông. Không từ bỏ ý định, Columbus sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu Isabella I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử.
    Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.
    Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
    Ðúng hai ngày sau, vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.
    Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.
    Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.
    Tuy Columbus tới được châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.
    Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể.
    Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha.
    Hành trình của Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công.

    Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại

    http://baotintuc.vn/dau-an-su-kien/christopher-columbus-va-hanh-trinh-toi-chau-my-20141012092344863.htm
    Theo Báo Tin tức/TTXVN

    LỊCH SỬ VỀ BUÔN BÁN NÔ LỆ Ở CHÂU MỸ VÀ Ở HOA KỲ.
    .
    Ngày 8/9/1565,
    Thành phố cổ xưa nhất ở Hoa Kỳ, Presidio of San Augustin, bây giờ là thành phố St.Augustine, Florida được thành lập - Và thành phố này đã có nô lệ da đen. Nhà thám hiểm Pedro Menendes de Anviles với sự cho phép từ nhà vua Tây Ban Nha nhập khẩu nô lệ da đen từ Phi Châu.
    .
    Ngày 3/1/1606,
    Cậu bé Agustin, con của anh Agustin và chị Francisca được sinh ra. Đây là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được ghi nhận là sinh ra trên lục địa Hoa Kỳ. Nhà thờ lớn Basilica ở St.Augustine ghi nhận ca sinh đầu tiên vào năm 1594. Ngoài ra còn có những ghi nhận sớm hơn nữa.
    .
    Ngày 20/8/1619,
    John Rolfe, người đầu tiên trồng cây thuốc lá ở Virginia , đồng thời là chồng của công chúa Pocahontas của người Anh-Điêng, đã có báo cáo về sự xuất hiện của nô lệ người Mỹ gốc Phi ở Bắc Mỹ thuộc Anh quốc. Họ bị đem đến Virginia bởi một con tàu của Hà Lan tên Sư Tử Trắng (White Lion).
    .
    Ngày 2/2/1638,
    Có sự giao dịch, đổi người Anh-Điêng Pequot lấy người da đen ở vùng biển Tây Ấn (West-Indies) và con tàu Hoa Kỳ chở nô lệ da đen đầu tiên mang tên Desire đã cập cảng Massachussets.
    .
    1641,
    Bang Massachussets hợp pháp hóa nô lệ thông qua đoạn 91 trong "Body of Liberties" (passage 91 in Body of Liberties), luật lệ được hợp pháp hóa đầu tiên bởi người di cư châu Âu tại Tân Anh (New-England)
    .
    18/2/1688,
    Một yêu cầu chống lại luật nô lệ được 4 người đàn ông Quaker (thành viên của một phong trào đạo Tin Lành, được biết đến như là đạo của xã hội những người bạn hay còn gọi là bạn nhà thờ [ Religious Society of Friends or Friends Church ]) đưa ra ở Germantown. Đây là tài liệu đầu tiên của Hoa Kỳ trong phong trào giành quyền bình đẳng cho mọi người. Tài liệu này bị lãng quên cho đến năm 1844 khi nó lại nổi lên trong phong trào chống chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ.
    .
    1696,
    Công ty hoàng gia buôn bán nô lệ da đen (the Royal African Trade Company ) mất thế độc quyền và dân thuộc địa Tân Anh tham gia vào việc buôn bán nô lệ. Các loại cây công nghiệp như cây bông, thuốc lá, đường, gạo là sự mở đầu cho nhu cầu tìm nhân công nô lệ. Gần 1/4 số nô lệ da đen ở Bắc Mỹ là từ Angola, Phi châu. Sau đó, một số lượng nô lệ gần như trên cũng được đưa tới Bắc Mỹ từ Senegambia. Từ 40-60% số nô lệ được mang đến Mỹ đều cập cảng tại Charleston, Nam Carolina. Những tờ báo vào thế kỷ 17 cũng đã đưa tin về việc cập cảng và rời cảng của những con tàu chở nô lệ, cũng như là quảng cáo việc buôn bán nô lệ.
    .
    3/3/1807,
    Tổng thống Thomas Jefferson đã ký vào luật Cấm nhập khẩu nô lệ, được thông qua bởi quốc hội 1 ngày trước đó.
    .
    1/1/1808,
    Lệnh cấm buôn bán nô lệ trên toàn thế giới có hiệu lực. Kê khai hàng hóa trên tàu là bắt buộc, để chứng tỏ là nô lệ không bị nhập khẩu từ sau năm 1808. Những giấy tờ kê khai hàng hóa trên tàu này cho biết rõ chi tiết về chủ tàu và số nô lệ.
    .
    6/12/1865,
    8 tháng sau khi nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, hiến pháp Hoa Kỳ được sửa đổi để cấm chế độ nô lệ trên toàn nước Mỹ.
    .
    Translate and edit by ad.
    .
    Ảnh 1: Bài gốc bằng tiếng Anh để tham khảo
    Ảnh 2: Những anh hùng trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc.

    Thổ dân da đỏ tại châu Mỹ

    Các thổ dân sống bằng nghề đánh bắt cá đó sơn mặt màu đỏ nên đã làm nảy sinh từ “da đỏ”, giữ quan hệ tốt đẹp với những người da trắng săn thú và buôn bán trong thế kỷ 16. Nhưng sau đó thái độ của người da trắng đã thay đổi
    Trước khi Christophe Colomb đặt chân lên châu Mỹ, ở đấy có 5 triệu thổ dân da đỏ. Đến năm 1880 họ chỉ còn 300.000 người. Một cuộc diệt chủng mà trong đó bệnh đậu mùa giết nhiều người hơn cả súng đạn.
    Những người dân bản xứ Mỹ đầu tiên chưa chuẩn bị cho tình huống đó, hơn nữa ai lại có thể như thế vào năm 1500 chứ? Một chứng bệnh lạ và chết người đã đi theo người da trắng và gây ra sự kinh hoàng ở nơi nào họ đến. Khi trận dịch bùng phát thì đã quá trễ: cả làng, cả bộ lạc, cả lãnh thổ đều bị kết án tử. Vừa tiếp nhận người di dân Tây Ban Nha, vùng Caraibes bị lây bệnh. Chẳng bao lâu sau đến hàng ngàn người của bộ tộc Mexica bị nhiễm. Năm 1519, một nửa dân cư tại Saint-Domingue bị tử vong. Khi người Tây Ban Nha đến Péru vào năm 1520, dân tộc Inca đã mang mầm bệnh. Trong năm 1568, thổ dân ở Mexico vốn trước có đông đúc nhất châu Mỹ, đã mất đi 90%, từ 30 triệu người giảm xuống còn 3 triệu người.
    Chứng bệnh lạ kia không gì khác hơn là bệnh đậu mùa. Virus đậu mùa lây truyền qua tiếp xúc. Nó thường tránh người châu u nhưng lại nhắm vào các thổ dân. Cách biệt với thế giới từ hàng chục ngàn năm trước nên thổ dân không có hệ miễn nhiễm thích hợp để bảo vệ họ. Màn đầu của thảm kịch qua đi thật nhanh chóng, phủ trùm một màn thê lương lên các nền văn minh tiền Colomb và những thành phố to lớn. Nạn nhân của màn thứ nhì là các thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ.
    Trận dịch đầu tiên bùng phát vào năm 1539 tại Florida. Hernando de Soto vừa đổ bộ lên đấy cùng với 100 kẻ di dân. Trong suốt 3 năm kế, khắp vùng Đông Nam nước Mỹ hiện nay đã bị tàn phá khủng khiếp. Jacques Cartier đặt chân đến vùng Saint-Laurent và cũng gây nên thảm kịch cho thổ dân Iroquois. Lịch sử của thuộc địa châu Mỹ trước tiên là lịch sử của dịch bệnh. Vào thế kỷ 17, bệnh đậu mùa tàn sát các bộ lạc ở miền Đông. Giống như một đám cháy đồng cỏ, dịch bệnh lan đến vịnh Hudson và vùng Texas vào thế kỷ 18, đến bờ biển Thái Bình Dương trong thế kỷ 19.
    Nhiều chứng bệnh truyền nhiễm khác như thương hàn, quai bị, dịch tả, cúm hay lao càng làm cho thổ dân điêu đứng thêm. Cứ mỗi trận dịch lại cướp đi một nửa, thậm chí 3/4 dân cư của một bộ lạc. Một thảm họa chưa từng có trong lịch sử, có lẽ ngoại trừ những trận dich ở châu u vào cuối thời Trung Cổ. Trước đó tại Bắc Mỹ có 5 triệu thổ dân da đỏ. Đến năm 1880 họ chỉ còn lại 237.000 người ở Mỹ và 100.000 người tại Canada. Bù lại, thổ dân đã truyền bệnh giang mai cho các thủy thủ Tây Ban Nha.
    Chuyên gia về vấn đề thổ dân Bắc Mỹ, Joelle Rostkowski, khẳng định: “Đa số thổ dân da đỏ đã chết vì dịch bệnh. Nhưng cũng đừng quên chiến tranh, những vụ tàn sát và nạn đói”. Tất nhiên người châu u không chịu trách nhiệm về các căn bệnh mà họ gieo rắc, nhưng cách đối xử dã man của họ đã tiếp tay cho virus. Lịch sử của người Béothuk, thổ dân da đỏ ở Canada tiếp xúc thường xuyên với người da trắng, thật rõ nét. Các thổ dân sống bằng nghề đánh bắt cá đó sơn mặt màu đỏ nên đã làm nảy sinh từ “da đỏ”, giữ quan hệ tốt đẹp với những người da trắng săn thú và buôn bán trong thế kỷ 16. Nhưng sau đó thái độ của người da trắng đã thay đổi. Bị ngược đãi, đối xử như nô lệ nên thổ dân Béothuk rời bỏ vùng duyên hải để vào sâu trong đất liền. Thay thế họ là người Micmac và Malécite thích buôn bán da thú. Ngày càng bị cô lập, người Béothuk bắt đầu tàn lụi do đói kém và bệnh tật.
    Họ tuyệt tích năm 1829 khi người phụ nữ Béothuk cuối cùng tên Shanawdithit bị chết vì bệnh lao.
    Những sản phẩm phong phú do người da trắng mang đến, nhất là sắt và vũ khí, đã gợi nên sự thèm thuồng. Mùi thuốc súng và máu hòa cùng bệnh tật. Năm 1630, thổ dân Mohawk (một bộ tộc Iroquois hiếu chiến) mở cuộc chiến huynh đệ tương tàn với mục đích giành độc quyền về buôn bán da thú trong khắp vùng. Một số bộ lạc phải trả giá cho sự thèm khát của người Iroquois bằng chính sự sinh tồn của họ.
    Về phần mình, những kẻ di dân Anh bắt đầu việc chinh phục các vùng đất của người da đỏ, một cuộc tiến bước ngày càng đẫm máu. Năm 1610, dù phụ thuộc vào những tài nguyên của người da đỏ nhưng họ không ngần ngại tàn sát 2 bộ lạc Powatan để trả đũa cho 2 người của họ bị giết. Hai mươi năm sau, đến lượt người Mas-sachusetts rời bỏ lãnh thổ. Những cuộc trừng phạt của người Anh trở thành một thứ công cụ chinh phục. Năm 1637, một bộ lạc Pequot gồm 800 người bị hủy diệt bên bờ sông Mystic. Một bộ tộc khác, Narrangassetts, cũng bị tàn sát vì vị tù trưởng không chịu tuân phục vua Charles I. Thế là tù trưởng Pométacom của người Wampanoag nổi dậy và hợp sức cùng nhiều bộ tộc khác ở Nouvelle-Angleterre trả thù “những tên da trắng phản trắc”. Nhưng cuộc chiến “vua Philip”, như những kẻ di dân gọi, đã kết thúc trong máu vào năm 1676.
    Vào đầu thế kỷ 18, người da đỏ không còn hoàn toàn là họ nữa. Lần này họ tham gia vào cuộc chiến Anh-Pháp để ngự trị Bắc Mỹ. Sau cuộc chiến tranh 7 năm (1756-1763), Pháp thua cuộc và bỏ mặc họ cho người Anh. Nhưng họ hưởng được sự khoan dung của nhà cầm quyền chính quốc: sự độc lập của họ ở miền Tây giúp chống lại các manh tâm bành trướng, chia rẽ của những người di dân. Nhưng mối đe dọa lại tái xuất hiện khi 13 thuộc địa của Anh tuyên bố độc lập vào năm 1776.
    Từ đầu thế kỷ 19, Mỹ bắt đầu đông dân và tiếp tục tràn lan về phía Tây. Cho rằng sẽ duy trì được ranh giới, thổ dân da đỏ ký kết nhiều hiệp ước. Nhưng chính phủ Mỹ không bao giờ tôn trọng cam kết của họ. “Chính sách về người da đỏ của Mỹ luôn có dạng răng cưa, mâu thuẫn nhau – Joelle Rostkowski giải thích. Thoạt tiên người Mỹ nghĩ rằng thổ dân sẽ bị đẩy lui về phía Tây khi người di dân tiến tới, và sự thối lui này chẳng đặt ra vấn đề gì. Nhưng những người di dân ngày càng đi xa, đến tận California, nên chính phủ đã quyết định gom người da đỏ vào các khu vực biệt lập: những khu hạn chế”.
    Nói chung, chính quyền yêu cầu các bộ lạc định cư trong những khu vực được bảo vệ để đổi lại một sự trợ cấp. Nhưng không có gì có thể chặn đứng sự tiến bộ. Đó là định mệnh của nước Mỹ: chinh phục miền Tây để khai thác các tài nguyên, nhân đó khai hóa những cư dân bản địa đầu tiên. “Vấn đề là liệu các khu hạn chế có nên tồn tại không – Joelle Rostkowski cho biết. Tuy nhiên người ta cho rằng đó chỉ là giải pháp chuyển tiếp, dân da đỏ phải hội nhập vào xã hội mới”.
    Từ năm 1832, người da đỏ trở thành những kẻ lệ thuộc. Ba năm sau, người Cherokee buộc phải bỏ vùng đất Geor-gia và bị đưa đến “khu hạn chế” Okla-homa vào năm 1838. Đó là “con đường nước mắt”. Nhiều lãnh địa da đỏ khác nổi dậy chống người di dân, chặng hạn như người Comanche và Apache, nhưng các vùng đất đã mất đi thì không bao giờ họ còn đòi lại được.
    Từ thập niên 1860, nước Mỹ trải qua một sự suy sụp kinh tế nghiêm trọng nên bắt đầu hướng sang phía Tây, một vùng đất trinh nguyên đầy tài nguyên.
    Nhưng chướng ngại duy nhất là các bộ lạc da đỏ. Những đoàn thợ săn bắn giết bò rừng, thức ăn chủ yếu của người Sioux và Cheyenne. Vấn đề lưỡng nan đặt ra là: sống trong “khu hạn chế” và phụ thuộc vào người da trắng hay chết tự do. Người Sioux Santee ở Minnesota chọn tự do và đã nổi dậy vào năm 1862. Nhưng quân đội đã đàn áp họ một cách dã man.
    Bị kích thích bởi báo chí rẻ tiền và văn chương dân gian, mối thù hận đối với người da đỏ lên đến cực độ. Vào tháng 11.1864, một số dân quân bất ngờ tấn công một ngôi làng Cheyenne tại Sand Creek (Colorado). Có 600 người Cheyenne đã bị tàn sát, có cả trẻ con và phụ nữ. Những cuộc đột kích xảy ra liên tiếp khiến miền Tây chìm trong máu lửa.
    Năm 1871, Quốc hội Mỹ bãi bỏ chính sách hiệp ước. Từ thập niên 1880, chính phủ Mỹ mong muốn người da đỏ từ bỏ quyền tư hữu tập thể về đất đai. Người ta cấp cho họ mảnh đất. Chính sách này đã giảm thiểu đáng kể lãnh thổ da đỏ, bởi vì những khu đất không được cấp sẽ lọt vào tay người da trắng. Dân da đỏ phải làm quen với nông nghiệp theo mô hình “một nông trại, một cánh đồng” và trở thành công dân như mọi người khác. “Phải diệt cái gốc da đỏ để cứu sống con người” – tại Washington người ta nhận định như thế. Nhiều phái bộ tôn giáo được thành lập khắp nơi, thổ dân da đỏ giờ chỉ còn một nhúm bị chìm vào nỗi tuyệt vọng vô bờ và trở thành tín đồ của những hội đoàn tôn giáo khác nhau.
    Là kẻ gây ra sự hủy diệt của các sắc tộc bản xứ châu Mỹ, những kẻ khai phá da trắng có mang tội diệt chủng không? Ward Churchill, điều hành Phong trào da đỏ Mỹ, cho là có và còn so sánh chính sách của Mỹ đối với dân da đỏ tựa như phương pháp của bọn quốc xã. Nhưng Joelle Rostkowski nhận xét: “Danh từ diệt chủng cần phải được sử dụng một cách thận trọng. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, tội diệt chủng hàm chứa mong muốn rõ rệt và nhất quyết nhắm tiêu diệt cả một dân tộc. Danh từ này đã được đưa ra sau Thế chiến thứ hai để chỉ sự tiêu diệt dân Do Thái”.
    Cuộc chinh phục miền Tây không được thừa nhận chính thức như một sự diệt chủng. Các định chế quốc tế lại thích chơi chữ bằng cách dùng từ “diệt sắc tộc” (ethnocide), tức là mong muốn tiêu diệt một nền văn hóa bị xem như xưa cổ, man khai và do đó nên biến mất. Tuy nhiên các di chứng da đỏ của quá khứ đau thương đó lại quá rõ rệt và gợi nhớ đến những vết thương của các dân tộc từng nếm trải nạn diệt chủng. “Sự hung hãn của người da đỏ hiện nay tác động ngược lên chính họ. Tỷ lệ tự tử ở người da đỏ cao gấp 4 lần so với người da trắng. Ngay cả ở những người đã thành đạt, nạn tự tử vẫn rất thường thấy. Cứ mỗi năm người ta lại được biết tin về cái chết cố ý và đột ngột của một người thân” – Joelle Rostkowski cho biết.
    Sau gần 1 tháng thi thố tài sắc ở nhiều hạng mục… cuối cùng nữ sinh viên 18 tuổi Tatana Kucharova, Hoa hậu Cộng hòa Czech 2006 đã vượt qua 103 thí sinh, giành được vương miện Hoa hậu thế giới 2006.
    Joana Valentina Boitor, 17 tuổi hoa hậu Romania, là Á hậu thứ nhất và Sabrina Houssami, 20 tuổi, người Úc gốc Thổ Nhĩ Kỳ là Á hậu thứ hai. Hoa hậu Ghana Lamisi Mbillah, 23 tuổi, giành được danh hiệu “Người đẹp với mục tiêu tốt đẹp”.
    Những danh hiệu khác đã được công bố:
    Tài năng: Hoa hậu Bắc Ailen
    Thiết kế trang phục: áo của Hoa hậu Croatia (áo của Hoa hậu Việt Nam cũng lọt vào Top 20)
    Thể thao: Hoa hậu Canada
    Trang phục áo tắm bikini: Hoa hậu Venezuela.
    06/09/2016 , Minh Luân – Kiến Thức Ngày Nay – 10.10.2006

    Người Viking tìm ra châu Mỹ trước Columbus?

    Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện nhiều dấu vết được cho là của người Viking tại hòn đảo Newfoundland (Canada). Nếu điều này được xác nhận, lịch sử châu Mỹ sẽ cần được viết lại.
    Phát hiện chấn động

    Nhóm khảo cổ học của TS Sarah Parcak - Đại học Alabama (Mỹ) - vừa tìm thấy bằng chứng về sự xuất hiện của người Viking ở Point Rosee thuộc đảo Newfoundland (Canada).

    Sau khi hình ảnh vệ tinh cho thấy những dấu hiệu khác lạ tại Point Rosee, họ đi sâu vào khám phá và phát hiện những cấu phần đặc biệt của một lò rèn sắt kiểu Bắc Âu cùng 8kg quặng sắt. “Phát hiện này khiến chúng tôi đặt ra hai giả thuyết. Thứ nhất, đó là một nền văn hóa mới với phong cách giống Bắc Âu. Thứ hai, đây chính là di chỉ của người Bắc Âu khi họ chinh phục châu Mỹ. Chúng tôi còn nhiều việc cần thực hiện để có thể làm rõ vấn đề này” - bà Parcak cho biết.

    Bà Parcak tại một khu vực khai quật ở Point Rosee. Ảnh: UAB
    Bà Parcak tại một khu vực khai quật ở Point Rosee. Ảnh: UAB
    Point Rosee không phải di chỉ được cho là của người Bắc Âu đầu tiên được tìm thấy tại Canada. Vào những năm 1960, tại L-Anse aux Meadows cách đó gần 500km, các công trình cổ có nhiều đặc điểm của kiến trúc Viking cũng được tìm thấy.

    Họ còn phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy người Viking từng rèn kim loại ở đây và giao thương với thổ dân, đặc biệt là các sợi dây chão bện từ lông thú. Người bản địa không có kỹ năng này, trong khi đây là sở trường của người Viking nên các nhà khoa học tin rằng những sợi dây này chính là sản phẩm có nguồn gốc từ văn hóa Bắc Âu.

    Tại L’Anse aux Meadows, các nhà khoa học không tìm thấy các công trình kiến trúc, lều, nơi trú ẩn của động vật, gia súc - vốn là sở trường của người Bắc Âu, nên họ đặt giả thuyết đây chính là khu vực định cư tạm thời, làm bàn đạp để người Viking du hành, thám hiểm xa hơn.

    Dù những bằng chứng này chưa giúp người Viking soán ngôi vị “tìm ra châu Mỹ” của Christopher Columbus, nhưng cũng đủ để UNESCO công nhận L’Anse aux Meadows là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1978.

    Người Viking - bậc thầy về đi biển

    Nhiều nhà khoa học luôn tin rằng người Viking hoàn toàn có khả năng tìm ra châu Mỹ trước Columbus rất lâu, bởi họ là bậc thầy về đi biển nhờ sớm biết áp dụng khoa học, kỹ thuật.

    Theo nhà khảo cổ học S. Thirslund, người Viking trong những chuyến đi của mình luôn mang theo hai công cụ điều hướng đơn giản là la bàn mặt trời và viên đá mặt trời.

    La bàn mặt trời - dụng cụ xác định vĩ độ - là một tấm gỗ hoặc đá hình tròn, ở giữa có một lỗ nhỏ cắm cái chốt được gọi là Gnomon. Cầm la bàn theo chiều ngang sao cho Gnomon thẳng đứng theo chiều dọc, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào cái chốt ở trung tâm đĩa, nó sẽ phủ bóng lên bề mặt la bàn.

    Người Viking đánh dấu vị trí ngả bóng của Gnomon mỗi giờ một lần cho đến lúc Mặt trời lặn. Sau đó, họ nối các điểm với nhau để được đường cong hình hyperbol gọi là đường Gnomon. Khi muốn xác định vĩ độ, họ giữ la bàn mặt trời nằm ngang rồi xem vị trí ngả bóng của Gnomon. Bóng mở rộng qua đường hyperbol nghĩa là họ đã đi quá xa về phía bắc. Nếu bóng ngắn lại về phía chân Gnomon, họ đang tiến về nam.

    Còn viên đá mặt trời vốn là khối tinh thể Cordierite chứa magiê, sắt và nhôm, được dùng để xác định vị trí Mặt trời. Cordierite bình thường màu vàng nhạt, nhưng do cấu trúc tinh thể đặc biệt và hiện tượng tán xạ ánh sáng, nó sẽ đổi màu thành xanh hoặc tím khi ánh mặt trời chiếu theo hướng vuông góc, kể cả khi Mặt trời bị mây che.

    Vì thế, nếu người Viking khi vượt Bắc Đại Tây Dương gặp mây mù , họ chỉ cần xoay viên đá mặt trời cho đến khi nó chuyển sang màu tím là xác định được hướng đông - tây. Nhờ đó, những người Bắc Âu đã trở thành nhà thám hiểm vĩ đại nhất của thế giới ngay từ thế kỷ thứ VIII. Và nếu họ sớm khám phá ra châu Mỹ thì cũng rất dễ hiểu.

    Douglas Bolender - người chuyên nghiên cứu về tộc người Viking - cho biết, trong các câu chuyện của người Viking về phiêu lưu, khai phá miền đất mới, nhiều câu chuyện có dấu hiệu phù hợp với các vùng đất như L’Anse aux Meadows hay Point Rosee.

    “Nghiên cứu sâu hơn nữa về Point Rosee là điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta xác định liệu người Viking đã đặt chân đến đây hay chưa, đây có phải là điểm dừng chân lâu dài của họ hay chỉ là một nơi họ đi qua trên hành trình khai phá châu Mỹ” - ông Bolender nói.
    <br>
    Việt Hưng (Tổng hợp)

    Mô hình kiến trúc châu Mỹ cổ đại

    Những tác phẩm bằng đá, gốm, gỗ, kim loại với các mô hình kiến trúc đơn giản nhưng trau chuốt, tỉ mỉ, công phu đang hiện diện tại triển lãm “Mô hình kiến ​​trúc châu Mỹ cổ đại” tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Mỹ.
    Phòng trưng bày triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.
    Phòng trưng bày triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.
    Theo quan điểm của Ban tổ chức, mô hình kiến trúc từ các nước châu Mỹ thời cổ đại ở Hoa Kỳ - soi sáng sự hòa giải và mối quan hệ giữa người sống, người chết và các thần linh. Nó cũng cung cấp một cái nhìn hiếm hoi vào thế giới kiến ​​trúc Mỹ cổ đại vì nhiều trong số mẫu thiết kế đó đã không tồn tại cho đến ngày nay. Hơn 30 hiện vật đáng chú ý được mượn từ các bảo tàng ở Mỹ và Peru cùng với nhiều tác phẩm từ bộ sưu tập lâu năm của Bảo tàng Metropolitan.
     Mô hình nhà ở Mexico 100 năm trước Công nguyên.
    Mô hình nhà ở Mexico 100 năm trước Công nguyên.
    Cuộc triển lãm trưng bày nhiều nhóm tác phẩm các nền văn hóa Trung Mỹ và Nam Mỹ, hay cụ thể hơn, nền khai hóa văn minh của các dân tộc Aztecs, Maya, Inca.
    Vào năm 1519, một cuộc đụng độ của các nền văn hóa đã diễn ra. Chỉ trong một vài năm ngắn ngủi, các nền văn hóa của Aztec, một trong những đế chế vĩ đại nhất lịch sử  hầu như biến mất.
    Tòa án - bàn tròn 200 năm trước Công nguyên.
    Tòa án - bàn tròn 200 năm trước Công nguyên.
    Nền văn minh Maya chiếm ưu thế nhất của Trung và Nam Mỹ. Không giống như các thổ dân nằm rải rác khác, Maya được tập trung trong một khối địa lý bao gồm tất cả các bán đảo Yucatan và Guatemala; Belize cùng bộ phận của các tiểu bang của Mexico Tabasco và Chiapas; phần phía tây của Honduras và El Salvador. Người Maya vẫn tương đối an toàn đối với những cuộc xâm lược của các dân tộc Trung Mỹ khác.
    Đế chế Inca, kiểm soát khoảng 2.175 dặm (3.500km) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và dãy núi Andes, bao gồm nhiều vùng cận đại như Ecuador, Peru, Bolivia và Chile. Thủ đô là Cuzco ở miền nam Peru. Trung tâm hành chính, chính trị và quân sự đế chế đã được đặt tại Cusco ở Peru. Nền văn minh Inca phát sinh từ các vùng cao của Peru trong những năm đầu thế kỷ 13 và cuối cùng bị chinh phục bởi người Tây Ban Nha năm 1572.
    Lâu đài ở Chan Chan, Đế chế Chimu.
    Lâu đài ở Chan Chan, Đế chế Chimu.
    Trung tâm của triển lãm là một mô hình bằng gỗ, mô tả một phần của một cung điện trước Inca tại Chan Chan, thủ đô của Đế chế Chimú (dân Chimú bị đánh bại bởi người Inca trong thế kỷ 15).
    Triển lãm được Joanne Pillsbury, người phụ trách bảo tàng, tổ chức cùng với sự tham gia của cục Nghệ thuật của châu Phi, châu Đại Dương và châu Mỹ. Nghệ sĩ Daniel Kershaw thiết kế triển lãm, Chelsea Amato thiết kế đồ họa; Clint Ross coller và Richard LICHTE thiết kế ánh  sáng. Triển lãm kéo dài từ 26-10-2015 đến 18-9-2016.
    HOÀNG ĐẶNG

    Những nền văn minh đã mất ở châu Mỹ

    Nền văn minh Maya sụp đổ vì sự xâm lược của thực dân Tây Ban Nha, còn đế chế Inca diệt vong do bệnh dịch và cuộc chiến giành quyền lực.
    Nền văn minh Maya
    Maya là một trong những nền văn minh đặc sắc nhất thế giới do những người Maya ở châu Mỹ xây dựng từ 2.000 năm trước ở khu vực thuộc đông nam Mexico, bắc Guatemala và Honduras ngày nay.
    Những nền văn minh đã mất ở châu Mỹ
    Tàn tích còn sót lại của nền văn minh Maya. Ảnh: CNN.
    Nền văn minh Maya đạt tới đỉnh cao trong lĩnh vực xây dựng bộ máy nhà nước, kiến trúc, toán học, thiên văn học hay tính toán thời gian, ngày tháng. Căn cứ vào những di vật còn sót lại, giới khảo cổ xác định rằng các quốc gia cổ đại của người Maya ra đời trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia của người Maya diệt vong trong thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Quốc gia cuối cùng của nền văn minh trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico sụp đổ vào thế kỷ 16, sau khi Tây Ban Nha xâm chiếm khu vực.
    Có lẽ nền văn minh Maya là một trong những nền văn minh gây ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện đại. Lịch của người Maya từng khiến nhiều người lo ngại về khả năng tận thế của trái đất, bởi nó kết thúc đúng vào ngày 21/12/2012. Các nhà khảo cổ học từng đặt ra rất nhiều giả thuyết xung quanh cuốn lịch và những cuộc tranh cãi chỉ chấm dứt khi tận thế không xảy ra.
    Nền văn minh của người Inca
    Inca là một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca tạo ra một vương quốc rộng lớn có tổ chức cao. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế Inca trải dài từ Ecuador đến Chile và Argentina ngày nay. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tâm linh nằm ở Cuzco, thủ đô của Peru. Đế quốc Inca suy tàn do dịch bệnh và cuộc nội chiến tranh giành quyền lực.
    Những nền văn minh đã mất ở châu Mỹ
    Thành phố Machu Picchu của người Inca. Ảnh: CNN.
    Khi nhắc tới nền văn minh của người Inca, người ta thường nhắc tới Machu Picchu – một khu phế tích nổi tiếng trên núi. Nó là thành phố gần như nguyên vẹn, ngự trị trên một quả núi hình chóp nhọn, nằm ở độ cao 2.430 m so với mực nước biển. Thành phố này từng rơi vào quên lãng trong suốt nhiều thập kỷ nhưng hiện tại nó là một trong 7 kỳ quan thế giới mới từ năm 2007.
    Nền văn minh Tiwanaku
    Tồn tại từ năm 500 đến 900 sau Công nguyên, nền văn minh Tiwanaku từng có dân số lên tới hàng trăm ngàn người ở giai đoạn hưng thịnh. Các nhà khảo cổ đánh giá Tiwanaku là một trong những nền văn minh quan trọng ở châu Mỹ. Tàn tích của nó nằm ở miền tây Bolivia, do người Tây Ban Nha phát hiện khi họ xâm lược ồ ạt Nam Mỹ trong thế kỷ 16.
    Những nền văn minh đã mất ở châu Mỹ
    Tàn tích của nền văn minh Tiwanaku. Ảnh: AFP.
    Các tài liệu cho thấy, nền văn minh Tiwanaku từng coi họ là trung tâm thế giới. Cội nguồn của nó bắt đầu từ năm 1.500 trước công nguyên. Tuy nhiên, phải tới năm 500 sau Công nguyên, nền văn minh này mới thực sự hưng thịnh. Nó sụp đổ vào năm 1.200 sau công nguyên.
    Trên thực tế, những bí mật của người Tiwanaku đã biến mất vĩnh viễn do họ chưa sáng tạo ra chữ viết để truyền lại thành tựu cho đời sau. Dựa vào những thứ còn sót lại, người ta khẳng định Tiwanaku là nền văn minh nông nghiệp. Người Tiwanaku xây dựng được hệ thống thủy lợi cao 4.000 m so với mực nước biển.
    Nền văn minh Chan Chan
    Theo các tài liệu nghiên cứu, nền văn minh Chan Chan khởi nguồn từ năm 850 trước Công nguyên và trải qua giai đoạn cực thịnh trong những năm đầu thế kỷ 15. Lúc cao điểm, dân số của nền văn minh Chan Chan lên tới 30.000 người. Những hình vẽ khổng lồ kỳ lạ trên cao nguyên Nazca, Peru là vết tích còn sót lại của nền văn minh Chan Chan.
    Những nền văn minh đã mất ở châu Mỹ
    Hình vẽ lạ trên cao nguyên Nazca. Ảnh: Wikipedia.
    Tàn tích của nền văn minh Chan Chan cho thấy nghệ thuật xây dựng của họ đã đạt tới đỉnh cao. Họ xây dựng những công trình kiên cố và khắc hình lên những bức tường để phân chia khu vực làm việc, sinh sống hay thờ cúng. Tuy nhiên, nền văn minh Chan Chan lụi tàn khi đế chế Inca xâm lược.
    Ngày nay nhân loại vẫn trầm trồ trước những tàn tích của nền văn minh Chan Chan. Những hình vẽ khổng lồ và hết sức kỳ dị trên cao nguyên Nazca khiến giới khoa học đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu. Người ta đưa ra rất nhiều giả thuyết xung quanh những hình vẽ. Nhiều người tin rằng những hình vẽ kì dị ấy là cách thức để người xưa liên lạc với sinh vật ngoài hành tinh.
    (Theo Trí thức trẻ)


     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét