Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 59

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                 Vừa đặt chân đến Việt Nam, Mỹ đã bị "dập" ngay một trận tơi bời

Âm vang chiến thắng Núi Thành

;
Thứ Bảy, 23/05/2015, 17:01 [GMT+7]
(QNO) - Chiến thắng Núi Thành (26.5.1965) đã vượt xa ý nghĩa của một trận đánh thông thường, trở thành biểu tượng của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng Việt Nam
Hình thành tiền đề án ngữ, bảo vệ phía tây căn cứ Chu Lai
Năm 1954, sau hiệp định Giơ-ne-vơ có hiệu lực; Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm công khai phá hoại hiệp định, thực hiện chiến tranh một phía, tiến hành “tố cộng”, “diệt cộng” đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân ta rất khốc liệt, chúng tiến hành “chiến tranh đặc biệt” hòng đè bẹp và tiêu diệt cách mạng miền Nam; như­ng nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Quảng Nam nói riêng đã đấu tranh chống trả quyết liệt làm phá sản chiến lư­ợc “chiến tranh đặc biệt”.
Lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Chu Lai ngày 7-5-1965. Ảnh: The Ohio State University
Lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Chu Lai ngày 7-5-1965. Ảnh: The Ohio State University
Mỹ đư­a quân viễn chinh trực tiếp tham chiến trên trên quy mô lớn ở miền Nam và ngày 8.3.1965, những lính Mỹ đầu tiên đỗ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ “chiến tranh cục bộ”. Sau đó hai tháng, ngày 7.5.1965, lữ đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào vùng cửa biển An Hòa chiếm khu vực Chu Lai (thuộc xã Kỳ Liên, Kỳ Hà, huyện Nam Tam Kỳ; nay là xã Tam Nghĩa, Tam Quang, huyện Núi Thành) - một vùng cát bằng phẳng, tư­ơng đối rộng, giao thông thuật lợi cả đ­ường biển, đư­ờng không và đường bộ. Với địa thế đó, Mỹ chọn Chu Lai để xây dựng thành căn cứ quân sự vững chắc gồm vành đai bảo vệ, san bay, đồn bót... vây kín không gian rộng lớn xung quanh; làm bàn đạp quan trọng trên chiến trư­ờng miền Trung.
Trong những ngày đầu đổ quân lên Chu Lai lính thủy đánh bộ Mỹ xua đuổi nhân dân các thôn Định Phước, Đông Yên, Hòa Vân, Thanh Trà lên An Tân sống cảnh màn trời chiếu đất. Chúng đốt phá nhà cửa, san bằng mồ mả, làng mạc để xây dựng căn cứ quân sự. Đồng thời, chúng dùng máy bay, pháo binh đánh phá ác liệt lên vùng giáp ranh giải phóng, nhất là dãy núi Răng Cưa. Những cán bộ, chiến sĩ trinh sát của ta đã gan dạ thường xuyên bám địch, kiên trì chịu đựng gian khổ, giấu mình trong những khe đá chông chênh ở núi Hang Bà, điểm cao 237… theo dõi quy luật hoạt động của quân Mỹ.
Tượng đài chiến thắng Núi Thành
Tượng đài chiến thắng Núi Thành
Sáng ngày 17.5.1965, quân Mỹ từ Chu Lai càn quét lên vùng giải phóng của ta ở phía tây xã Kỳ Liên, sử dụng đại đội 2, tiểu đoàn 2, lữ đoàn 9, sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ chốt ở điểm cao Núi Thành nhằm quan sát, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động của ta. Nơi mà Mỹ chọn để chiếm đóng là quả đồi có chiều dài 1.250 mét, chiều rộng 600 mét, có 2 mỏm chính: mỏm phía đông cao 50 mét, mỏm phía tây cao 49 mét, 2 mỏm cách nhau 500 mét giống như một yên ngựa. Núi Thành có sườn dốc thoai thoải, đất sỏi đá, cây cối mọc lúp xúp ngang ngực, xen kẽ có nhiều loại dây chằng chịt. Đây là vị trí có tầm quan sát xa, có khả năng khống chế được ở địa bàn 3 xã Kỳ Sanh, Kỳ Liên, Kỳ Khương và cùng với một số chốt điểm khác trong dãy núi Răng Cưa làm hệ thống chốt tiền tiêu bảo vệ sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, kiểm soát quốc lộ 1A đoạn từ cầu An Tân đến Dốc Sỏi. Đại đội Mỹ chốt giữ Núi Thành có khoảng 140 lính, chia thành 3 cụm: cụm chốt điểm cao 50 có ban chỉ huy đại đội và 2 trung đội, có trận địa ĐKZ 75, trận địa cối 81; cụm chốt điểm cao 49 có 1 trung đội, 1 trận địa ĐKZ 75; cụm chốt ở mỏm phụ phía bắc đồi 50 có 1 tiểu đội. Trang bị chủ yếu của quân Mỹ là súng đại liên M60, phóng lựu M79, súng Ga-răng M2 và lựu đạn M26.
Trận địa chốt của quân Mỹ ở Núi Thành được bố trí theo kiểu hình tròn bậc thang từ thấp lên cao; vòng trong có thể chi viện cho vòng ngoài; chiến hào sâu đến thắt lưng, xen kẽ có các công sự; ban ngày địch căn bạt che nắng, ban đêm dỡ ra. Giữa các công sự dọc chiến hào là những hố chiến đấu cá nhân. Cách chiến hào ngoài cùng khoảng 5 mét là một lớp rào thép gia bùng nhùng xen kẽ trong những bụi gai tạo nên vật cản, ta rất khó tiếp cận. Nếu bị tấn công, địch có thể sử dụng trận địa pháo ở Ao Vuông, Chu Lai, pháo hạm tàu và máy bay từ căn cứ Chu Lai chi viện  nhanh chóng. Điểm cao Núi Thành trở thành tiền đề án ngữ, bảo vệ phía tây căn cứ Chu Lai.
Quyết tâm đánh thắng Mỹ ngay trận đầu
Ngay sau khi quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam nhận được thông báo của Bộ Tư lệnh Quân khu V về tình hình chiến sự và dự kiến cửa biển An Hòa là một trong những địa điểm Mỹ có thể đổ quân. Quân khu chỉ thị tỉnh phải chuẩn bị tư tưởng cho các lực lượng vũ trang với tinh thần cao nhất sẵn sàng đánh Mỹ. Như vậy, khả năng trực tiếp chiến đấu trên bộ với những đơn vị viễn chinh Mỹ của các lực lượng vũ trang tỉnh đã được đặt ra và mọi nỗ lực của tỉnh dồn vào công tác chuẩn bị đánh Mỹ, làm cho chúng mất ý chí ngay từ đầu.
Ngày 10.5.1965, Bộ Tư lệnh Quân khu V giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam nhanh chóng phát động chuyển tư tưởng bộ đội, du kích từ đánh ngụy sang đánh cả ngụy lẫn Mỹ. Tổ chức lực lượng hình thành vành đai bao vây, tiêu hao, tiêu diệt quân Mỹ ở khu vực Chu Lai; hạn chế, kìm hãm không cho chúng phát triển nhanh ra vùng giải phóng. Trước mắt quyết đánh diệt gọn cho được một đại đội Mỹ; mục tiêu, đơn vị thực hành trận đánh do tỉnh lựa chọn, quyết định. Nhiệm vụ lúc bây giờ của nhân dân và các lực lượng vũ trang là diệt gọn một đơn vị quân viễn chinh Mỹ đầu tiên trên chiến trường lúc này có ý nghĩa cực kỳ to lớn không chỉ đối với Quảng Nam mà còn có ý nghĩa chiến lược trên phạm vi cả nước. Thế nhưng, đánh bằng cách nào? sử dụng chiến thuật gì? vị trí chiến đấu ở đâu là thuận lợi nhất? điểm nào là chỗ yếu của quân Mỹ ta có thể tận dụng khai thác được? đánh ban ngày hay đánh ban đêm? chọn đơn vị nào trong khối bộ đội tập trung của tỉnh thực hành trận đánh?… Đó là những vấn đề đòi hỏi Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam cùng các cơ quan giúp việc phải dày công nghiên cứu sớm cho kết luận.
Trong quá trình theo dõi trinh sát, nghiên cứu của ta đã nắm chắc các quy luật của quân Mỹ, ta rút ra kết luận: Quân Mỹ tuy đông, hỏa lực mạnh, chốt giữ trên các điểm cao, có rào kẽm gai, công sự bố trí thành nhiều tầng để hỗ trợ lẫn nhau; pháo binh, không quân sẵn sàng chi viện. Nhưng điểm yếu cơ bản là: Lính thủy đánh bộ Mỹ mới đến chiến trường Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, chúng được huấn luyện tốt về chiến thuật đổ bộ đánh chiếm đầu cầu trong chiến tranh hiện đại; nay bị đẩy lên chốt giữ trên điểm cao phải đối phó với phong trào chiến tranh nhân dân rộng khắp của ta nên chúng sẽ bị động; công sự, vật cản dã chiến, đơn giản lại ở sâu trong vùng giải phóng của ta nên dễ bị cô lập, chia cắt, nếu ban đêm ta dùng lực lượng tinh nhuệ, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, bất ngờ tấn công, đánh gần, đánh nhanh thì hạn chế được sức mạnh của hỏa lực, nhất là pháo binh, không quân và chúng cũng không dám ứng cứu xe tăng, bộ binh trong đêm.
Căn cứ vào khả năng trình độ tác chiến tập trung của các đơn vị, tỉnh quyết định sử dụng đại đội 2, tiểu đoàn 70 làm lực lượng chủ công trong trận đánh Núi Thành. Đại đội 2 được thành lập năm 1960, mang phiên hiệu H-30 đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong các trận đánh đồn Ga Lâu, Phò Nham; quân số đại đội có 72 đồng chí, chất lượng chính trị tốt, tư tưởng kiên định vững vàng, trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, đồng đều, có kinh nghiệm đánh tập kích tiêu diệt cứ điểm địch theo cách đánh đặc công hóa. Cùng với đại đội 2, tỉnh tăng cường 1 phân đội gồm 12 chiến sĩ của đại đội đặc công V16. Đây là những cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị tốt, dũng cảm, đã trải qua chiến đấu có nhiều kinh nghiệm trong cách đánh đặc công. Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội hạ quyết tâm: thực hành cách đánh sở tr­ường của đơn vị là bí mật đư­a lực lư­ợng luồn sâu, bám sát mục tiêu, hình thành thế bao vây, bất ngờ nổ súng thọc sâu chia cắt tiến công “tiêu diệt đại đội Mỹ chốt điểm Núi Thành”.
Nhận nhiệm vụ, Vũ Thành Năm - Đại đội trưởng đại đội 2 triệu tập cấp ủy, ban chỉ huy đại đội sơ bộ phổ biến kế hoạch tác chiến và giao quyền chỉ huy đơn vị cho Đại đội phó Phan Văn Màn. Vũ Thành Năm cùng đại đội trưởng đặc công V16 và các cán bộ chủ chốt vào Nam Tam Kỳ gặp trinh sát tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh phương án. Những cán bộ, chiến sĩ trinh sát với kỹ thuật cá nhân điêu luyện, ngày đêm kiên trì, bí mật theo dõi địch. Ta cơ bản nắm chắc tình hình quân Mỹ ở Núi Thành, Đại đội trưởng Vũ Thành Năm cử 1 tổ ở lại theo dõi diễn biến của địch ở Núi Thành, còn anh về tiểu đoàn báo cáo quyết tâm và phương án chiến đấu. Ban Chỉ huy Tỉnh đội phê chuẩn phương án đánh Núi Thành của đại đội 2 và phân đội đặc công V16: sử dụng chiến thuật đặc công hóa, bộ đội bí mật tìm nhập khắc phục vật cản áp sát mục tiêu, hình thành thế bao vây, bất ngờ đồng loạt nổ súng; đánh gần bằng lựu đạn, thủ pháo, tiểu liên; kiên quyết thọc sâu vào trung tâm, phát triển chia cắt từng cụm quân địch, từng đoạn chiến hào để tiêu diệt, không cho địch co cụm. Sau thời gian gấp rút huấn luyện bổ sung và làm công tác chuẩn bị kỷ càng, phư­ơng án tác chiến đã đư­ợc cấp trên chuẩn duyệt. Trận đánh Núi Thành nằm trong kế hoạch hiệp đồng tác chiến chung của tỉnh, giờ nổ súng đư­ợc quy định là 0 giờ 30 phút ngày 26.5.1965.
Xung trận
Lúc 7 giờ ngày 24.5.1965, tại thôn 2 xã Kỳ Thạnh (nay là xã Tam Thạnh, Huyện Núi Thành), ban chỉ huy tiểu đoàn thông qua ph­ương án lần cuối cùng và tổ chức cho đại đội 2 xuất phát. Trong buổi lễ, đồng chí Hoàng Minh Thắng - Thường vụ Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội đã thay mặt Tỉnh ủy giao nhiệm vụ và trao lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm l­ược” của Đảng bộ tỉnh cho đội trưởng Vũ Thành Năm để cắm trên đỉnh Núi Thành. Đến 14 giờ cùng ngày, đơn vị xuất phát hành quân đến thôn 8 Kỳ Sanh và 18 giờ đơn vị hành quân đến vị trí tập kết cuối cùng, triển khai chiếm lĩnh trận địa.
Đúng 0 giờ 30 phút ngày 26.5.1965, đại đội trư­ởng Võ Thành Năm lệnh cho Trần Ngọc Ảnh - tổ trưởng thọc sâu ở mũi trư­ởng h­ướng chủ yếu đánh quả thủ pháo 1 ki-lô-gam thuốc TNT làm hiệu lệnh chung. Lập tức mặt đất Núi Thành rung lên dữ dội, hàng loạt ánh chớp và những cột lửa dựng lên, tỏa ra theo các hướng chiến hào, công sự của Mỹ trên 3 mỏm của Núi Thành. Đồng thời, tại cầu Tân An và các  mục tiêu khác trên chiến trường đều nổ súng gây khí thế áp đảo quân Mỹ trên toàn khu vực. Từng tổ 3 chiến sĩ lần lư­ợt đánh chiếm các mục tiêu từ ngoài vào trong. Bất ngờ và choáng váng tr­ước đòn phủ đầu của quân ta, quân Mỹ ở vòng ngoài hầu như­ bị tê liệt. Sau gần 10 phút chiến đấu, quân ta đã đánh chiếm đ­ược tuyến ngoài và tiêu diệt hầu hết quân Mỹ ở đó. Các mũi tiếp tục phát triển vào trung tâm. Sau một lúc bàn hoàng, địch củng cố lại lực lư­ợng tuyến trong, đánh trả quyết liệt, Núi Thành chìm trong biển lửa. Qua 30 phút chiến đấu dũng cảm, mưu trí, linh hoạt bằng tinh thần quyết chiến quyết thắng đã làm chủ hoàn toàn trận địa; 67 cán bộ, chiến sĩ đại đội 2-tiểu đoàn 70 và phân đội đặc công V16 của tỉnh đã tiêu diệt 1 đại đội Mỹ, lập nên chiến côn vang dội, tiêu diệt gọn 1 đại đội Mỹ với 140 tên, thu 14 súng, phá hủy 02 ĐKZ, 01 cối 81, 03 máy thông tin vô tuyến và nhiều trang thiết bị chiến tranh khác. Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” đã tung bay trên đỉnh Núi Thành lúc 1 giờ 00 ngày 26.5.1965. Đây là đòn choáng váng không những đối với Bộ Tư lệnh Lữ đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ ở Chu Lai mà còn là nỗi sợ hãi của sĩ quan, binh sĩ Mỹ tham chiến trên chiến trường miền Nam.
Chiến thắng Núi Thành thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, sự ngoan cường, dũng cảm của lực lượng vũ trang ta dám đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ngay từ khi chúng đặt chân lên đất nước ta, đồng thời nó còn thể hiện sự đúng đắn về đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối quân sự của Đảng ta, sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu V và Tỉnh ủy Quảng Nam. Chiến thắng Núi Thành đã trả lời câu hỏi cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế “Liệu Việt Nam có đánh được Mỹ không?” và ta đã đánh Mỹ, thắng Mỹ ngay từ trận đầu; mở ra phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên chiến trường miền Nam. Một đại đội bộ đội địa phư­ơng lần đầu tiên đánh tiêu diệt gọn một đại đội thủy quân lục chiến Mỹ; trở thành ngọn cờ cổ vũ động viên các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam anh dũng tiến lên, đạp bằng mọi gian khổ hiểm nguy, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Với chiến thắng Núi Thành, đại đội 2 tiểu đoàn 70 Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam tặng thưởng Huân chương Quân công và lá cờ mang dòng chữ: “Núi Thành oanh liệt, quyết lập chiến công” và Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Quảng Nam Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt  Mỹ”. Chiến thắng Núi Thành có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là mốc son trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nư­ớc của quân và dân ta, đã đư­ợc Đảng và Nhà nư­ớc ta xây dựng “Tượng đài Chiến thắng Núi Thành” ngay nơi đã xảy ra trận đánh lịch sử này.
PHAN THANH HẬU

Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử

27/05/2010 12:00 Sáng


Nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng Núi Thành (26/5/1965 – 26/5/2010), sáng ngày 25/6, tại Hội trường UBND tỉnh Quảng Nam, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam và Bộ tư lệnh Quân khu 5 cùng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử”.
Quang cảnh buổi hội thảo “Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử”
Tham dự có đồng chí Hoàng Minh Thắng – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, các ban ngành đoàn thể, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, các cựu chiến binh và các cơ quan của tỉnh Quảng Nam.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Đức Hải – Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam cho biết: Quảng Nam có vai trò quan trọng và một vị trí chiến lược trong lịch sử của sự nghiệp mở nước và giữ nước. Có thể nói đây là một vùng đất địa linh của tổ Quốc. Trong thời kỳ đầu khai phá, Quảng Nam đã đóng vai trò là phên giậu và là nơi cung cấp nhân tài, nhân lực, điểm trung chuyển cho hành trình về phía Nam của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Quảng Nam luôn là chiến trường trọng điểm ác liệt, mảnh đất thánh của phòng trào cách mạng Khu 5, quân và nhân dân địa phương đã lập nhiều chiến công vang dội.
Đồng chí Nguyễn Đức Hải – Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu tại hội thảo
Đặc biệt, cách đây 45 năm vào đêm 25 và rạng sáng 26/5/1965, theo sự phân công của Bộ tư lệnh Quân khu 5, Đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 70 và một phân đội đặc công V.16 đã tấn công chốt điểm của Mỹ tại đồi Núi Thành. Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam.
Núi Thành tuy không lớn, nhưng sau chiến thắng đó là một ý nghĩa quan trọng và là trận đầu tiên đánh thắng Mỹ trên đất chiến trường miền Nam, mở đầu cho quá trình làm phá chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế Quốc Mỹ. Chiến thắng Núi Thành đã giải quyết được tư tưởng sợ Mỹ, trả lời câu hỏi “có đánh được Mỹ hay không?”; giải quyết vấn đề về cách đánh, mở ra khả năng và thực tiễn để đánh Mỹ của quân ta trên chiến trường với phương châm “lấy ít đánh nhiều, đánh địch trong công sự vững chắc”. Với những ý nghĩa to lớn đó, chiến thắng Núi Thành đã củng cố niềm tin, cổ vũ tinh thần, khí thế và quyết tâm chiến lược của Đảng, của quân và dân ta là “quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Một bức ảnh của Quân xe lội nước của lữ Đoàn 4 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Chu Lai vào ngày 7/5/1965
Thời gian đã lùi xa 45 năm nhưng chiến thắng Núi Thành luôn là niềm tin và vinh dự, tự hào của Đảng và nhân dân Quảng Nam. Nguyện vọng thiết tha của cán bộ, Đảng viên và nhân dân Quảng Nam mong muốn cần có một cuộc Hội thảo sâu sắc về chiến thắng Núi Thành này.
Tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Trung Thu cũng khẳng định: Sự kiện mỡ đầu cho phong trào đánh Mỹ của quân giải phóng miền Nam, khi Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, là trận đánh cứ điểm Núi Thành diễn ra vào đêm 25 và rạng 26/5/1965. Đây là trận đánh đầu tiên tiêu diệt gọn một đại đội Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đã thể hiện ý chí, quyết tâm của Đảng, toàn dân và toàn quân ta, biểu thị tinh thần quyết đánh quyết thắng với quan Mỹ. Chiến thắng Núi Thành được xem là một mốc son lịch sử khẳng định sự thất bại mang tính dây chuyền của quân đội Mỹ trong cuộc sâm lược Việt Nam.
Chiến thắng Núi Thành là một mốc son tất yếu trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta với quân xâm lược. Nó được hun đúc từ lòng yêu nước, ý chí quả cảm và sự sáng tạo vô bến bờ của Đảng, toàn dân ta. Mặc dù ở trận Núi Thành ta chỉ tiêu diệt ngọn một đại đội Mỹ nhưng nó là trận đánh Mỹ dầu tiên nên có một ý nghĩa quan trọng và to lớn với quân và nhân dân Quảng Nam và cả nước. Điều đó cho thấy rằng, dù quân xâm lược từ đâu đến, dù tiềm lực mạnh đến mức nào hoặc dù chúng chiếm cứ địa danh này hay địa danh khác trên mảnh đất Việt Nam anh hùng thì chúng sẽ bị thất bại thảm hại. Trận đánh phủ đầu công diễn ra ở Núi Thành là một minh chứng cụ thể. Rồi không lâu sau đó, trong Đại hội liên hoan anh hùng và chiếc sĩ thi đua lần thứ nhất, quân và dân Quảng Nam đã vinh dự được Ủy ban Trung ương mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ.
Tượng đài chiến thắng Núi Thành
Phát biểu tổng hợp nội dung các tham luận hội thảo “Chiến thắng Núi Thành – ý nghĩa và bài học lịch sử”, Đại tá, PGS. TS Hồ Khang cho biết: Trên chặng đường 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, dân tộc đã đi qua những năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh mất mát, những chặng đường mà ở đó, mỗi tên đất, tên làng, tên núi, tên sông… đều gắn liền với những mất mát, đau thương cùng những chiếc công hào hùng, vang dội. Tỉnh Quảng Nam, Khu V là một vùng đất như thế. Nơi đây suốt năm chiến tranh, đã diễn ra cuộc đọ sức khốc liệt mang tính sống còn giữa ý chí và trí tuệ của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam, văn hóa Việt Nam với lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ. Trong cuộc đụng đầu đó, tại nơi đây, Núi Thành được biết đến như là trận đánh phủ đầu quân xâm lược trên chiến trường khi giới lãnh đạo Mỹ vào miền Nam hàng chục vạn quân và leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân.
Sau 45 năm chiến thắng, ngày hôm nay Núi Thành đã đổi thay với 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, nhiều tuyến đã được thâm nhập nhựa. Hơn 131 km đường giao thông liên thôn được bê tông, nâng cấp, sửa chữa tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân ở các thôn, xóm. Mạng lưới điện thắp sáng được kéo về tận từng ngõ nhà.
Với diện tích 512ha quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế mở (KKTM) Chu Lai, công tác giải phóng mặt bằng không gặp nhiều khó khăn. Sau những nỗ lực vận động, hàng nghìn hộ dân di dời đến nơi ở mới nhường đất cho việc xây dựng KKTM. Các công trình trọng điểm như đường Kỳ Hà – Chu Lai, nhà ga hàng không, nạo vét luồng cảng Kỳ Hà… nhanh chóng được xây dựng.
Đặc biệt, Khu liên hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải – Chu Lai hằng năm cho ra thị trường hàng chục nghìn ô tô các loại. Với nguồn vốn lên đến 1.500 tỷ đồng, Nhà máy Kính nổi Chu Lai cũng là dự án lớn tạo động lực phát triển KKTM.
45 năm nhìn lại chiến thắng Núi Thành, không đơn giản chỉ là hoài niệm về một thời trận mạc, mà hơn thế, để từ đó, suy nghĩ đầy đủ và sâu sắc hơn những nhân tố đã tạo ra và nhân lên sức mạnh đánh bại quân xâm lược và đưa Núi Thành chiến thắng đầy vang dội.
Bài và ảnh: Nguyên Khang

Chiến thắng Núi Thành thể hiện sự đúng đắn của đường lối chiến tranh nhân dân

Dân trí Tối 25/5, tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Núi Thành (26/5/1965 – 26/5/2015). Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ và có bài phát biểu nhân dịp này.

Vào ngày này cách đây 50 năm, thực hiện chỉ đạo của Khu ủy 5 và Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, đêm 25 rạng ngày 26 tháng 5/1965, Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 70 và một phân đội thuộc Đại đội đặc công V.16 của Tỉnh đội Quảng Nam đã tấn công chốt điểm của quân Mỹ đóng tại đồi Núi Thành.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm
Sau gần 30 phút chiến đấu anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt gọn Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 9, Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ.
Chiến thắng có ý nghĩa to lớn về mặt chiến thuật, có tác động chính trị sâu rộng trong thời điểm mở đầu cuộc kháng chiến của cả dân tộc chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Chiến thắng này góp phần quan trọng vào việc xác định được cách đánh, xây dựng lòng tin, quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ; là thắng lợi của đường lối quân sự, chiến thắng của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng; chiến thắng của lòng quả cảm, tinh thần gang thép, thắng lợi của lòng căm thù giặc cao độ, phá tan huyền thoại về sức mạnh hiện đại của quân đội Mỹ.
Trận Núi Thành là trận đầu tiên đánh và thắng Mỹ trên chiến trường miền Nam, mở đầu cho quá trình làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Chiến thắng đó đã giải quyết được tư tưởng sợ Mỹ, trả lời cho câu hỏi “có đánh được Mỹ hay không?”; giải quyết vấn đề về cách đánh, mở ra khả năng và thực tiễn đánh Mỹ của quân ta trên chiến trường với phương châm “lấy ít đánh nhiều, đánh địch trong công sự vững chắc”. Với ý nghĩa đó, chiến thắng Núi Thành đã củng cố niềm tin, cổ vũ tinh thần, khí thế và quyết tâm chiến lược của Đảng, quân và dân ta là “quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Đông đảo người dân địa phương đến dự lễ
Đông đảo người dân địa phương đến dự lễ
Chiến thắng Núi Thành thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, sự ngoan cường, dũng cảm của lực lượng vũ trang ta, thể hiện sự đúng đắn về đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối quân sự của Đảng ta, sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu V và Tỉnh ủy Quảng Nam.
“Chiến thắng Núi Thành trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước nồng nàn được hun đúc từ nghìn đời của nhân dân ta. Chiến thắng Núi Thành góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng Núi Thành mãi mãi là niềm kiêu hãnh và tự hào, là mốc son tô thắm trang sử vẻ vang của quân và dân Quảng Nam”, ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch tỉnh Quảng Nam phát biểu.
Trên quê hương Núi Thành hiện nay đã có sự đổi thay đáng kể. Khu Kinh tế mở Chu Lai đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Cảng biển Kỳ Hà và cảng Tam Hiệp được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đón nhiều chuyến tàu vào ra. Sân bay Chu Lai với nhiều hãng hàng không tham gia nối đường bay đến hai đầu đất nước, mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển. Nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu Kinh tế mở Chu Lai đã và đang hoạt động hiệu quả...
Văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm
Văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Núi Thành trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Núi Thành là dịp để tưởng nhớ, tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sỹ, thương binh, cán bộ, chiến sỹ đã cống hiến, chiến đấu anh dũng hy sinh làm nên chiến thắng Núi Thành vang dội. 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc tổ chức kỷ niệm này là dịp chúng ta tự hào ôn lại truyền thống vẻ vang quân và dân Quảng Nam nói riêng, của quân đội ta nói chung để cùng nhau quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
“Để tiếp nối truyền thống “trung dũng, kiên cường đi đầu diệt Mỹ” năm xưa, tôi đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam nỗ lực phấn đấu, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2010-2015 theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Công Bính
“Duyên nợ” với Tiểu đoàn đánh trận Núi Thành


Những ngày này, tại tỉnh Quảng Nam, các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Núi Thành (26-5-1965/26-5-2015) diễn ra rất tưng bừng, tôi lại nghĩ và nhớ đến hành trình mình đã viết về Tiểu đoàn 70, đơn vị trực tiếp chiến đấu trong trận đánh Núi Thành năm xưa.
Có một điều thú vị là trong các lần gặp mặt truyền thống cựu chiến binh (CCB) Tiểu đoàn 70 (Bộ CHQS Quảng Nam), tôi đều được ban liên lạc mời dự, có chú còn yêu mến gọi tôi là thành viên dự bị của Tiểu đoàn. Duyên may để tôi thân thiết với các CCB Tiểu đoàn bắt nguồn từ một cuốn sử…
Năm 2010, kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Núi Thành. Tôi đọc cuốn sử về chiến thắng Núi Thành và không thỏa mãn khi thấy chỉ có đôi dòng về dũng sĩ Trần Ngọc Ảnh, người đã lấy quả lựu đạn chày đập tên Mỹ to lớn cứu Đại đội trưởng Võ Thành Năm trong đêm 25-5 rạng sáng ngày 26 ấy. Người CCB ấy hiện giờ ở đâu? Sau đó, qua Bộ CHQS thành phố Đà Nẵng, tôi tìm đến đường Dương Đình Nghệ, quận Sơn Trà. Câu chuyện “Người dũng sĩ Núi Thành năm xưa” đã miêu tả tỉ mỉ bối cảnh và thời điểm hành động dũng cảm của Trần Ngọc Ảnh. Ông nhớ lại: “Tôi và hai chiến sĩ được cử đi trinh sát 3 đêm liền. Địch chủ yếu ở công sự, đào nông ven các mỏm đồi, riêng ban chỉ huy địch đóng ở mỏm đồi 50 có cả điện đài. Đó là 0 giờ 30 phút ngày 26-5-1965. Tôi ném quả thủ pháo đầu tiên nặng cỡ một cân vào công sự phát hỏa trận đánh. Địch đang ngủ say nên hoàn toàn bất ngờ. Với mục tiêu là chiếm nhanh nhất sở chỉ huy địch, nên tôi băng lên phía trước, vừa đi vừa đánh dọn đường. Bỗng tôi nghe một tiếng động mạnh phía sau. Quay lại thì thấy một tên Mỹ cao to đang vật lộn với Đại đội trưởng Võ Thành Năm để giành khẩu súng ngắn trên tay anh. Khi đó nếu ném lựu đạn hay bắn đều rất nguy hiểm cho đồng đội. Tôi khựng lại trong tích tắc, rồi cũng rất nhanh lao đến, dùng quả lựu đạn nện vào đầu tên Mỹ, nó choáng váng, ngã lăn ra. Anh Năm ngay lập tức thoát ra”. Ông Ảnh không nghĩ rằng, chính hành động kịp thời ấy đã cứu đại đội trưởng của mình và giúp cho trận đánh diễn ra “đúng kế hoạch”.
Các CCB Tiểu đoàn 70 trở lại Núi Thành.

Từ cuộc gặp gỡ với ông Ảnh, tôi có thêm bài viết “Người tù binh đặc biệt” về những năm tháng ông làm quản giáo ở chiến trường Cam-pu-chia và đã cảm hóa được một tù binh là đại đội trưởng Pôn-pốt làm “tay trong” cho ta. Bài được đăng trong tập sách “Dưới cánh rừng thốt nốt” do nhà xuất bản QĐND ấn hành năm 2011. Ông nói, các bài báo của tôi góp phần làm “nặng” hồ sơ để ông được tuyên dương Anh hùng LLVT năm 2012.
Cũng tình cờ, tôi biết trong kho tư liệu bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Quân khu 5 đang lưu giữ lá cờ gốc của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam tặng Tiểu đoàn 70 với dòng chữ “Núi Thành oanh liệt, quyết chiến lập công”. Đây là quà tặng dành cho Tiểu đoàn sau chiến công ngày 26-5-1965, tiêu diệt gọn Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 9, Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ; khẳng định với thế giới là Việt Nam dám đánh Mỹ và đánh thắng Mỹ. Lá cờ này đã bị cháy sém nhiều chỗ và thủng do nhiều vết đạn. Sau khi bài viết “Hành trình lá cờ trận Núi Thành” của tôi ra đời, cuộc hội ngộ của các CCB Tiểu đoàn xung quanh lá cờ đã diễn ra thật cảm động. Tại đây, trước những người đồng đội, CCB Nguyễn Văn Tá mắt đẫm lệ kể lại trận ném bom ác liệt của kẻ thù làm cháy sém chiếc cờ trong ba lô; về đồng đội của ông thà hy sinh chứ không để bị mất đi lá cờ thiêng. Sau này anh Tá còn kể tôi nghe về “Kỷ niệm mối tình đầu” của mình với một cô y tá Tiểu đoàn. Bài được đăng trên nguyệt san Sự kiện và nhân chứng của Báo Quân đội nhân dân. Tôi còn gắn bó với các CCB và đoàn làm phim khi trở lại mỏm đồi 50. Một ngày từ sáng sớm đến tối mịt trở lại chiến trường xưa, thăm làng quê Kỳ Thạnh, nơi Tiểu đoàn ra đời, lội núi ròng rã, sống cùng ký ức của các CCB, tôi tiếp tục có: “Trở lại Núi Thành” trên báo Quân đội nhân dân với những bức ảnh thật sống động.
Tôi không nghĩ các bài báo tôi viết về CCB Trần Ngọc Ảnh và Tiểu đoàn 70 lại có sức lan tỏa nhiều đến thế. Năm 2012, Quân khu 5 tổ chức tập huấn chiến dịch cho hơn 300 cán bộ chủ trì. Chiến lệ Núi Thành được Ban tổ chức chọn lựa đầu tiên để lớp tham quan, học tập. Tôi một mặt vừa giới thiệu cho các anh trong ban tổ chức tìm nhà CCB Trần Ngọc Ảnh, mặt khác liên hệ với Bộ Tham mưu Quân khu 5 để đoàn của Đài PTTH Quảng Nam vào tác nghiệp, bổ sung nguồn tư liệu hấp dẫn này cho bộ phim về Núi Thành. Hôm đó, trước hàng trăm sĩ quan cao cấp, giữa ngọn đồi lộng gió, CCB Trần Ngọc Ảnh như được tiếp lửa, kể lại trận đánh thật chi tiết và hùng hồn. Mọi người thêm cảm phục người dũng sĩ và các thế hệ đi trước đã làm nên một Núi Thành lừng lẫy. Nó cũng là tư liệu sống động để tôi viết “Nóng từ sa bàn” được đăng ngay sau đó.
Các CCB bên lá cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam tặng cho Tiểu đoàn.
Rồi một hôm, các CCB cho tôi xem cuốn “Vượt sông” viết về Tiểu đoàn 70. Tôi dừng rất lâu trước trang sách viết về Đại đội trưởng Đại đội 2 Lê Công Minh dũng cảm và tài hoa. Tôi tìm đến nhà Đại tá Lê Công Thạnh, nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (cũ). Người anh trai tuổi trên 80 đã rơm rớm nước mắt và giọng lạc đi khi kể cho tôi nghe về ba người em trai đã hy sinh của mình. Ông nói rằng, đã 50 năm trôi qua, ông chưa một ngày nào vơi thương nhớ các em. Bài báo của tôi “Nhà có ba người đi B” trên nguyệt san Sự kiện và nhân chứng càng làm cho ông tự hào về gia đình mình, tạo thêm nguồn vui sống của tuổi già. Từ bài báo, ông coi tôi như con cháu ruột thịt và giúp tôi rất nhiều trong cung cấp tư liệu để viết các bài về chiến tranh…
Cũng từ đó, trong các lần gặp mặt truyền thống CCB Tiểu đoàn 70 (Bộ CHQS Quảng Nam), tôi đều được ban liên lạc mời cho bằng được. Các CCB Tiểu đoàn 70 nói rằng, những bài báo của tôi là nguồn động viên rất lớn đối với họ. Có người thắc mắc vì sao tôi lại gắn bó với họ đến thế dù không hề có người thân trong đội hình đơn vị. Tôi đã thưa với các CCB rằng, quá khứ hào hùng của các thế hệ cha anh đi trước là nguồn tư liệu hấp dẫn mà nhà báo chúng tôi phải có trách nhiệm tuyên truyền thật sâu rộng để góp phần giáo dục thế hệ trẻ.
Bài và ảnh: HỒNG VÂN
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét