Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 2/b (châu Âu)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                     6 Khám Phá Khảo Cổ Có Thể Làm Thay Đổi Lịch Sử

Các dòng di cư sớm thời tiền sử

Lịch sử châu Âu

Các trường hợp hộp sọ dài ở Peru, Ai Cập cổ đại và châu Âu



Một bức tượng vua Tutankhamun tại bảo tàng Cairo, Ai Cập (Ảnh: Flick)
Một bức tượng vua Tutankhamun tại bảo tàng Cairo, Ai Cập (Ảnh: Flick)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Những hộp sọ dài đã được tìm thấy ở các hầm mộ cổ trên khắp thế giới. Nhiều cái là do tập quán thắt hộp sọ của đứa bé từ khi còn nhỏ. Một số do biến dạng tự nhiên. Nhưng một số khác vẫn còn là bí ẩn, khơi mào cho hàng loạt giả thuyết được đưa ra.
Phải chăng những hộp sọ dài, điển hình như ở Paracas, Peru, là đến từ một loài giống-con-người chưa bao giờ được biết đến?
Paracas Skulls
Tủ trưng bày các hộp sọ đến từ nền văn hóa Andean Paracas, trong bảo tàng Quốc gia Khảo cổ học, Nhân chủng học và Lịch sử của Peru. (Ảnh: Wiki)
Trong số những hộp sọ dài, nổi tiếng nhất là mẫu vật tìm thấy ở Paracas – vùng duyên hải của Peru. Người ta tin rằng các hộp sọ này có niên đại khoảng 2000 – 3000 năm.
Vào tháng 2/2014, ông Brien Foerster, trợ lý giám đốc của Bảo tàng Lịch sử Paracas, đã thông báo rằng một chuyên gia về gien đã xét nghiệm mẫu hộp sọ và tìm thấy phần ADN không trùng với của con người hay bất cứ loài nào giống người trong quá khứ.
Các kết quả này chỉ là lâm sàng, Foerster nói rằng ông đã công bố để thu hút sự quan tâm của công chúng và tìm tài trợ để thực hiện thêm các phân tích trên nhiều mẫu khác nữa.
Dù Foerster không tiết lộ tên của chuyên gia về gien, ông nói rằng chuyên gia này trú ở Hoa Kỳ, có bằng cấp đầy đủ, và làm việc theo hợp đồng cho chính phủ Hoa Kỳ.
Ông Foerster rất chuyên tâm theo đuổi nghiên cứu các hộp sọ dài và đã tiến hành nhiều nghiên cứu độc lập trong nhiều năm. Ông chia sẻ với trang Ancient Origins rằng, trong hàng trăm hộp sọ dài mà ông đã thấy khắp thế giới, khoảng 5-10% là không phải do cố ý làm biến dạng. Kỹ thuật thắt thường để lại bề mặt san phẳng trên hộp sọ, nhưng một vài hộp sọ dài mà ông đã thấy lại có bề mặt rất tự nhiên.
Một vài người đã nghi vấn về uy tín của Foerster. Ông không có bằng cấp cao hay được đào tạo bài bản về khảo cổ học. Cho dù ông là trợ lý giám đốc của bảo tàng Lịch sử Paracas, đây là một bảo tàng tư nhân, và một vài người cho rằng ông chỉ công bố thông tin để trở nên nổi tiếng.
Đại Kỷ Nguyên sẽ cập nhật thêm thông tin về trường hợp này, có lẽ các thử nghiệm ADN sau này và lời làm chứng của chuyên gia về gien sẽ giúp sự việc sáng tỏ thêm nữa.
Pha-ra-ông Akhenaten của Ai Cập

Phiến đá Wilbour, niên đại 1352-1336 TCN, vẽ khuôn mặt của Akhenaten và Nefertiti khi đang trị vì (Ảnh: Wiki)
Hộp sọ của một trong những vị vua huyền bí nhất của Ai Cập – Akhenaten, được vẽ như thể nó bị kéo dài ra. Điều này là dị thường chứ không phải theo phong tục.
Năm 2008, một hội thảo đã được tổ chức bởi khoa y, đại học Maryland, nhằm tìm hiểu những giả thuyết về sinh lý học của Akhenaten.
Trường đại học đã tổng hợp lại các câu hỏi được nêu lên: “Có phải họa sĩ của nhà vua đã tuân theo lệnh, vẽ theo một phong cách vì lý do tín ngưỡng nào đó? Hay nhà vua thực sự trông kì lạ như thế? Và nếu vậy, thì nguyên nhân là gì?
Akhenaten không chỉ có hộp sọ dài, mà ông còn có cái cổ dài, ngón tay dài, đùi to và các đặc điểm nữ tính và kì lạ khác.
Ông Irwin M. Braveman là tiến sĩ y khoa tại trường Y đại học Yale. Ông phát biểu tại diễn đàn rằng vị pha-ra-ông này có thể bị hai chứng bệnh cùng lúc. Một là hội chứng hẹp hộp sọ (craniosynostosis), có thể giải thích cho hộp sọ dài. Không có tư liệu nào ghi rằng người Ai Cập có phong tục làm biến dạng hộp sọ, nhưng các con của Akhenaten cũng được mô tả là có hộp sọ biến dạng.
Với chứng hẹp hộp sọ, những kết nối sụn trên xương sọ của em bé bị cứng lại từ khi còn nhỏ, làm cho hộp sọ không nở lớn bình thường, mà bị biến dạng khi đứa trẻ lớn lên.


2 hình bên trái là hộp sọ bình thường, 2 ảnh bên phải mô tả chứng hẹp hộp sọ (Ảnh: internet)
2 hình bên trái là hộp sọ bình thường, 2 ảnh bên phải mô tả chứng hẹp hộp sọ (Ảnh: internet)

Theo tiến sĩ Braveman giải thích, một vài biểu hiện khác thường có thể là do hội chứng dư thừa enzyme aromatase. Hội chứng này làm cho tiết ra nhiều hóc-môn estrogen, “làm cho đàn ông bị nữ tính hóa, còn các cô gái dậy thì sớm”. Các con gái của pha-ra-ông cũng được vẽ trong hình dáng thiếu nữ từ khi còn nhỏ tuổi, cho thấy hội chứng này đã được di truyền.
Tiến sĩ Ai Cập học và nhà khảo cổ lỗi lạc Donald b. Redford cho rằng sinh lý học của pha-ra-ông là thiên về lý do nghệ thuật nhiều hơn. Phong cách hội họa đã có sự thay đổi sau khi nhà vua bắt đầu thờ phụng thần mặt trời Aten vào năm thứ 3 trị vì.
Người Đông Âu mô phỏng người Hung
Phong tục làm biến dạng hộp sọ có thể đã được lan tỏa ở châu Âu bởi người Hung. Vì hộp sọ dài thường được gắn với tầng lớp xã hội, những người bị đô hộ ở đông Âu có thể muốn mô phỏng theo những kẻ xâm chiếm.
Người Hung là những người dân du cư hay bán du cư trên lưng ngựa. Buổi đầu thời kỳ Trung Cổ, người Hung trở thành những kỵ binh tàn bạo khét tiếng ở châu Âu. Họ khuếch trương mở rộng bờ cõi và đánh bại được người La Mã.


Người Hung trong một trận đánh với người Alan, bức vẽ của Johann Nepomuk Geiger (1805–1880)

Các nhà nghiên cứu tại đại học Debrecen và cao đẳng Nyiregyhaza ở Hungary đã đăng một nghiên cứu về hộp sọ dài ở dãy núi Carpathian, thuộc đông và trung Âu.
Trong đó, họ cho rằng người Hung đã làm theo phong tục của người Alan-Thổ Nhĩ Kỳ, và “vì vậy, người Hung chỉ có thể được xem là kế thừa chứ không phải tạo ra truyền thống này.”
Họ ghi nhận rằng: “Phong tục này gắn với các cổ vật tìm thấy tại vùng núi Carpathian. Có vẻ như nó lần đầu xuất hiện ở thảo nguyên Kalmykia, sau đó ở Crimea (Ukraine), rồi mở rộng ra trung và đông Âu do người Hung di cư. Qua các hộp sọ được tìm thấy ngày nay và các ghi chép đặc biệt về chủ đề này, người ta không tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho thấy hộp sọ biến dạng là do bệnh thần kinh mãn tính.”
Tara MacIsaacEpoch Times
Lê Anh biên dịch

Phát hiện khảo cổ ở Trung Quốc che mờ giả thuyết "Con người có nguồn gốc từ Châu Phi"

Nova , Theo Trí Thức Trẻ 1 năm trước

Các nhà khoa học khi làm việc tại huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc đã phát hiện được những mẫu răng thuộc về loài người hiện đại sống cách đây ít nhất 80 ngàn năm.

Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc gây chấn động cho giới khoa học vốn theo cách giải thích truyền thống về cuộc di cư với quy mô khổng lồ của loài người từ Châu Phi ra các châu lục khác. Các nhà khoa học khi làm việc tại huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc đã phát hiện được những mẫu răng thuộc về loài người hiện đại sống cách đây ít nhất 80 ngàn năm.
Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư "Ra khỏi Phi châu" (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi. Đây là cuộc di cư hàng loạt tạo ra sự sinh sôi lan tỏa phát triển mạnh mẽ của con người hiện đại ngày nay ra toàn cầu. Đã có một số bằng chứng, gồm cả kết quả nghiên cứu gen và khảo cổ, củng cố cho giả thuyết nói việc loài người chúng ta di chuyển ra khỏi châu Phi từ cách đây 60 ngàn năm.
Những nhóm người hiện đại thời kỳ đầu sống tại khu vực Sừng Phi châu được cho là đã vượt Hồng Hải qua eo biển Bab el Mandeb vào những lúc thủy triều xuống. Toàn bộ những nhóm người không phải là người Phi châu ngày nay được cho rằng đều có xuất xứ từ lần dịch chuyển này. Nay, các kết quả đào bới khảo cổ tại Động Phúc Nham, huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam thu được 47 răng người.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu động vật có xương sống và con người cổ đại thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã hợp tác với Viện nghiên cứu môi trường Trái Đất - cũng thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, trường Đại học Bắc Kinh và Trung tâm nghiên cứu sự tiến hóa nhân loại nhà nước Tây Ban Nha tiến hành phân tích tổng hợp về hình thái hóa thạch loài người và các yếu tố liên quan như địa tầng, niên đại.
Tiến sĩ María Martinón-Torres ở Đại học tổng hợp London cho rằng việc khai quật và kết quả giám định niên đại hóa thạch răng loài người Đạo Huyện (Daoxian) cho thấy lý thuyết “Cuộc di dân ra khỏi châu Phi” còn có quá nhiều lĩnh vực chưa biết rõ; những người di cư ấy sau khi ra khỏi châu Phi thì đi đâu và số phận của họ ra sao - đây là một trong những vấn đề chính của cuộc tranh cãi hiện nay. "Với chúng tôi thì rõ ràng những răng này thuộc về người hiện đại. Điều gây ngạc nhiên là niên đại của chúng", vị nữ tiến sỹ cho biết.
Ngoài ra, cô cũng nói thêm: "Toàn bộ các hóa thạch đều được vùi kín trong một nền có chứa calcit, giống như là trong mộ đá vậy. Cho nên những cái răng này phải có tuổi đời cao hơn lớp che phủ đó. Trên đó có những lớp măng đá được xác định là có tuổi đời 80 ngàn năm". Điều này có nghĩa là bất kỳ thứ gì bên dưới các lớp măng đá đều phải có niên đại cổ hơn 80 ngàn năm; những răng người được tìm thấy có thể đã có từ 125 ngàn năm trước, theo các nhà nghiên cứu.
Một số mẫu hóa thạch về người hiện đại được xác định là có từ sự kiện "Rời khỏi Phi châu" đến nay đã được biết đến, thu được từ các hang động Skhul và Qafzeh ở Israel. Nhưng những mẫu này được cho là một phần của đợt di chuyển bất thành trước đó của một nhóm người hiện đại nào đó mà ngày nay có lẽ đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, những phát hiện mới về các mẫu hóa thạch ở Trung Quốc nay đang phủ bóng đen nghi ngờ lên cách giải thích này.
Thêm vào đó, giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là "điều làm thay đổi cuộc chơi" trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào. Ngoài ra, tiến sỹ Martinón-Torres cũng bổ sung rằng nghiên cứu mới có thể sẽ giúp giải thích được vì sao loài người thông minh (Homo sapiens) phải mất thêm tới 40 ngàn năm mới định cư ổn định ở Châu Âu. Có thể sự hiện diện của người Neanderthals khiến loài người chúng ta không xâm nhập được vào khu vực viễn tây của đại lục Âu-Á cho tới khi những người anh em của chúng ta bắt đầu suy giảm dân số.
Tuy nhiên, cũng có thể là người hiện đại, mà khởi đầu là giống người sống ở vùng nhiệt đới, đã không thích nghi được với môi trường như người Neanderthals trong khí hậu băng giá ở Âu châu. María Martinón-Torres cũng lưu ý rằng trong lúc giống người hiện đại đã chiếm lĩnh vùng miền nam ấm áp của Trung Quốc từ 80 ngàn năm trước, nhưng các vùng lạnh lẽo hơn ở miền trung và bắc Trung Quốc dường như đã được các nhóm người tiền sử có thể là những họ hàng Châu Á của giống người Neanderthals cư trú.
Tham khảo BBC

Cuộc di dân vĩ đại nhất loài người

Loài người xuất phát từ đâu? Làm thế nào chúng ta có thể hiện diện tại nơi chúng ta đang sống? Bắt đầu từ một nhóm người săn bắt hái lượm tận châu Phi, cho đến tận 200.000 năm sau, hơn 6,5 triệu hậu duệ của họ đã tản mát khắp nơi trên trái đất.

Gen là chìa khoá của mọi bí mật

Cho đến ngày hôm nay, nhiều nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi ai là con người hiện đại đầu tiên ở châu Phi và điều gì đã thúc đẩy lớp hậu duệ của họ phải rời bỏ lục địa quê hương khoảng 50.000 năm trước để mở mang bờ cõi Á - Âu. Thời điểm nào và làm thế nào mà con người đầu tiên có thể đặt chân lên châu Mỹ?
Những người khác sinh sống tại các vùng đảo Andaman ngoài khơi Myanmar mang trong mình những dấu hiệu gen di truyền tương đồng cổ nhất được phát hiện bên ngoài châu Phi - bằng chứng cho thấy loài người hiện đại (Homo sapiens) đã đến phía đông từ châu Phi khoảng 70.000 năm trước. Trải dài suốt quá trình di cư, họ đã gia tăng số lượng con cháu và tạo ra các tộc người mới.
Trải qua hàng thập kỷ, bằng chứng duy nhất để trả lời cho các câu hỏi trên là dựa vào những mẫu xương và đồ tạo tác mà tổ tiên chúng ta để lại trong cuộc hành trình của họ. Tuy nhiên, trong suốt 20 năm qua, các nhà khoa học đã dựa vào các mẫu DNA của con người hiện hữu ngày nay để xác định lại các cuộc di cư của loài người. "Mỗi một giọt máu của chúng ta đều chứa đựng một lịch sử lâu dài được viết bằng ngôn ngữ của gen tiến hoá", Spencer Wells, nhà di truyền dân tộc học thuộc tạp chí Địa lý quốc gia (Mỹ), cho biết.
Mã gen người, hay bộ di truyền, cho biết chính xác đến 99,9% nguồn gốc con người trên thế giới, phần trăm còn lại chỉ là nhiệm vụ của DNA về những điểm khác biệt của từng cá nhân như màu mắt hay nguyên nhân bệnh tật… cũng như một số không thể hiện rõ chức năng của nó. Bằng việc so sánh các dấu hiệu ở nhiều dân tộc khác nhau, các nhà khoa học có thể tìm hiểu được mối tương quan với tổ tiên của họ. Ở hầu hết các bộ di truyền, những thay đổi nhanh chóng này bị che phủ bởi sự thay đổi gen diễn ra mỗi lần ở DNA của người mẹ và người cha trong quá trình hình thành nên các thế hệ tiếp theo. Một cái được gọi là ty lạp thể DNA (mtDNA) được chuyển một cách nguyên vẹn từ mẹ sang con, hầu hết nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể nam tính, lại truyền từ cha sang con.
Những đột biến lâu dài trong mtDNA và (nam giới) nhiễm sắc thể Y của bạn chỉ là hai sợi chỉ liên kết trong một tấm thảm khổng lồ của người đóng góp cho bộ di truyền của chúng ta. Tuy nhiên, khi so sánh mtDNA và nhiễm sắc thể Y của những người từ các dân tộc khác nhau, các nhà di truyền học có thể biết được chắc chắn rằng những nhóm người đó rẽ theo những hướng khác nhau khi nào và ở đâu trong cuộc di dân lớn của họ trên khắp hành tinh này.

Klaas Kruiper, thợ săn tộc người San, đang đợi các thành viên gia đình trên sa mạc Kalahari của Nam Phi. Các điểm chung về gen di truyền trong tộc người San có thể cho thấy có mối liên quan đến người hiện đại. Họ giao tiếp với nhau bằng các tiếng gõ - một yếu tố được tìm thấy trong ngôn ngữ được nói ở các nhóm người châu Phi khác, những người mang mẫu DNA của tổ tiên xa xưa.

Khám phá nhiễm sắc thể của Adam và Eva

Vào giữa thập niên 80, cố giáo sư Allan Wilson và các đồng nghiệp tại Đại học California (Mỹ) đã sử dụng mtDNA để xác định nguồn gốc tổ tiên loài người. Họ đã so sánh mtDNA từ nhiều phụ nữ khắp nơi trên thế giới và phát hiện ra rằng những phụ nữ thuộc dòng dõi châu Phi có sự đa dạng gấp hai lần những thế hệ trước của họ. Từ đây, những đột biến rõ rệt này dường như xảy ra ở một mức độ ổn định và con người hiện đại có lẽ đã từng sống tại châu Phi lâu gấp hai lần những người ở nhiều nơi khác. Các nhà khoa học ngày nay tính toán được rằng loài người hiện hữu có liên quan đến một người phụ nữ độc lập đã sống gần 150.000 năm trước ở châu Phi, đây được xem là một "ty lạp thể của Eva". Người phụ nữ này không phải là duy nhất vào thời bấy giờ, tuy nhiên nếu các nhà di truyền học tính toán đúng, tất cả loài người chúng ta ngày nay đều có liên quan đến Eva thông qua một chuỗi các bà mẹ!
Ty lạp thể Eva mau chóng được "nhiễm sắc thể Y của Adam" kết hợp, người cha chung của tất cả chúng ta, cũng bắt nguồn từ châu Phi. Các cuộc nghiên cứu kỹ càng DNA sau này cũng đã khẳng định được một điều chắc chắn rằng: nguồn gốc của loài người trên trái đất hiện nay đều có tổ tiên từ những nhóm người săn bắt - hái lượm ở châu Phi.

Cuộc di dân vĩ đại nhất lịch sử loài người

Sự đa dạng ở các nhóm gen di truyền khác nhau (những chấm nhiều màu sắc) cho thấy châu Phi chính là quê hương sớm nhất của loài người hiện đại. Những nhóm người mang các mẫu gen di truyền đã rời khỏi châu Phi (giữa) và trải qua hơn hàng chục nghìn năm, họ đã định cư tại nhiều vùng khác nhau (phải). Khoảng từ 50.000 đến 70.000 năm trước, một "làn sóng" di dân nhỏ từ châu Phi đã tìm đến các bờ biển thuộc phía tây châu Á. Các nhà khảo cổ học nghĩ rằng cuộc di dân ra khỏi lục địa đen đã mở ra một cuộc cách mạng trong hành xử, bao gồm nhiều dụng cụ phức tạp, mạng lưới xã hội rộng lớn và các loại trang sức, mỹ thuật đầu tiên của loài người. Có thể một vài đột biến về thần kinh đã tạo ra ngôn ngữ nói và đưa tổ tiên chúng ta dần văn minh hơn, một nhóm nhỏ trong số đó bắt đầu tìm nơi định cư của mình khắp thế giới.
Tại châu Á, các nhà khoa học đã khám phá được những bằng chứng chứng tỏ những người di cư đầu tiên đã xuất hiện tại đây. Tại thung lũng Nile, dọc bán đảo Sinai và nằm về hướng bắc Levant, họ đã sử dụng các dụng cụ đánh bắt dưới nước thô sơ. Các bằng chứng di truyền tại châu Á cho thấy những người di cư đã có sự chia tách ra nhiều ngả khác nhau. Một nhóm định cư trong một thời gian ngắn tại Trung Đông, trong khi nhóm khác lại đi dọc bờ biển khắp bán đảo Arập, Ấn Độ và xa hơn nữa. Mỗi một thế hệ tiếp theo lại di chuyển đến một số nơi xa hơn thế hệ ông cha đã định cư.
Trải qua hàng nghìn năm, những bước chuyển chậm chạp của con người rồi cũng đưa họ đến với miền nam nước Úc. Tại đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy xác một người đàn ông được chôn cất tại một địa điểm gọi là hồ Mungo, có niên đại khoảng 45.000 năm trước. Những dụng cụ tạo tác hoá thạch bên dưới ngôi mộ có thể có niên đại lên đến 50.000 năm - bằng chứng sớm nhất về con người hiện đại từ châu Phi di cư đến đây. Một số nhóm người bản xứ trên vùng đảo Andaman Islands gần Myanmar, ở Malaysia và Papua New Guinea cũng như ở hầu hết vùng Aborigines của Úc đều có những dấu hiệu di truyền ty lạp thể từ những người di cư đầu tiên.
Con người hiện nay tại châu Á và châu Âu đều có rất nhiều điểm khác biệt nhưng lại có chung di truyền mtDNA và nhiễm sắc thể Y, cho thấy họ có cùng nguồn gốc với một số người nào đấy.

Người đàn ông thuộc bộ tộc Onge-Bàn chân đầu tiên ở châu Mỹ

Hầu hết các nhà khoa học ngày nay đều đồng ý rằng người Mỹ bản xứ (dân da đỏ) đều có nguồn gốc từ người châu Á cổ, những người đã vượt từ Siberia đến Alaska vào cuối thời kỳ băng giá khi mà mực nước biển xuống thấp và làm lộ dần "chiếc cầu đất" giữa hai miền lục địa. Hàng thập kỷ qua, người ta vẫn nghĩ rằng người châu Mỹ đầu tiên đã đến đây từ khoảng 13.000 năm trước khi kỷ băng giá kết thúc, mở ra một con đường nối liền với Canada ngày nay. Tuy nhiên một vài nhà khảo cổ học lại khẳng định rằng họ có những bằng chứng chứng minh những con người này đã hiện diện nơi đây sớm hơn, đó là khu di chỉ Meadowcroft Shelter ở Pennsylvania có 16.000 năm tuổi và Monte Verde ở miền nam Chi Lê, hơn 14.000 năm tuổi.
Các mẫu DNA của những người châu Mỹ bản xứ còn sống có thể giúp giải quyết một số nghi vấn này. Hầu hết những người này đều mang nhiều dấu hiệu DNA giống với người châu Á. Jody Hey, nhà di truyền học tại Đại học Rutgers cho biết: "Chính gen di truyền của người da đỏ ngày nay đã nói lên mối quan hệ với tổ tiên của họ từ xa xưa".

Bản quyền

Minh Tú (Theo National Geographic) (nguồn Tạp chí Khám phá)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét