Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Phút giây cảnh giác 4

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                  Qua mặt cả bảo vệ - Giao trứng cho ác - Vở kịch hoàn hảo

Hé lộ về người tố hoa hậu Phương Nga lừa đảo 20 tỷ

CAND Online, Theo 08:36 21/03/2015

Người tố cáo hoa hậu Phương Nga là một doanh nhân khá nổi tiếng, kinh doanh đa ngành nghề, có nhiều công ty ở TP HCM và một số tỉnh thành.

Nhưng tin đã đưa ngày 19/3, Công an TPHCM tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo thông tin mới nhất, ngoài việc bắt tạm giam hoa hậu Phương Nga, Cơ quan CSĐT còn bắt giữ một đồng phạm của Nga là Nguyễn Đức Thùy Dung (26 tuổi), làm nghề mua bán mỹ phẩm trên mạng.
Cả hai cùng bị tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông T.M (Việt kiều Mỹ). Ngoài ra, số tiền mà Nga chiếm đoạt của ông M là 20 tỷ đồng chứ không phải 16 tỷ đồng như thông tin ban đầu.
Ông M. là một doanh nhân khá nổi tiếng, kinh doanh đa ngành nghề, có nhiều công ty ở TP HCM và một số tỉnh thành. Hiện tại, ông kinh doanh nhiều lĩnh vực như quản lý, cung ứng lao động; công nghệ thông tin; dịch vụ kết bạn qua internet; vận tải hành khách đường bộ; mua bán bất động sản; dịch vụ tuyển chọn người mẫu, diễn viên…
Về mối quan hệ với hoa hậu Phương Nga, sau khi kết thân và tin tưởng nhau, Nga nói do mình là hoa hậu nên có thể mua nhà với giá ưu đãi so với giá thị trường và yêu cầu ông M. đưa cho Nga 6 tỷ đồng để mua một căn nhà ở quận 5. Sau khi nhận 6 tỉ đồng, Nga nói không mua được nhà ở quận 5 nhưng có nhiều căn nhà ở quận 1, quận 2, quận 7 đang cần bán với giá khá mềm.
Nghĩ Nga là một hoa hậu “chắc không đến nỗi nào” nên ông M đưa thêm 14 tỷ đồng nữa để Nga mua nhà. Thế nhưng sau khi “ẵm” 20 tỷ đồng thì Nga cắt đứt liên hệ, ông M. nhiều lần tìm gặp yêu cầu Nga trả lại tiền nhưng Nga không trả. Từ đó ông M. tố cáo Nga đến cơ quan Công an.
Khi cơ quan Công an mời đến làm việc thì Nga bảo đã trả hết số tiền 20 tỷ đồng cho ông M. rồi nhưng không có chứng cứ để chứng minh. Trong thời gian này, Nga kể lại cho Dung nghe vụ việc và Dung đồng ý giúp Nga làm giả giấy tờ để cung cấp cho cơ quan điều tra. Tuy nhiên, ông M. khẳng định, ông không hề ký tên vào các loại giấy tờ mà Nga cung cấp. Từ đó cơ quan điều tra tiến hành giám định thì phát hiện toàn bộ giấy tờ trên là giả mạo.
Theo lý lịch trích ngang, Trương Hồ Phương Nga, 28 tuổi, quê quán Hà Nội. Năm 1999, Nga theo cha mẹ sang sinh sống tại nước Nga. Năm 2007 Nga đoạt danh hiệu hoa hậu người Việt tại Nga. Cách đây 10 năm, Nga trở lại Việt Nam và tham gia vào làng giải trí trong vai trò người mẫu, diễn viên, MC…nhưng không gặt hái được nhiều thành công. Khi ba mẹ ly dị nhau, Nga đến TP HCM sinh sống trong một chung cư ở quận 2 cho đến ngày bị bắt.

Đại gia tố Hoa hậu Phương Nga lừa đảo là ai?

Tiền Phong, Theo 14:41 22/09/2016

Tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi) cùng Nguyễn Đức Thùy Dung (27 tuổi) “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hôm qua, đại gia M. - bị hại trong vụ án - đã lộ diện.

Đại gia tố Hoa hậu Phương Nga lừa đảo là ai? - Ảnh 1.
Đại gia M. tại phiên toà sơ thẩm
Theo tờ Công an Nhân dân, ông M. là một doanh nhân khá nổi tiếng, kinh doanh đa ngành nghề, có nhiều công ty ở TP HCM và một số tỉnh thành.
Ông M. kinh doanh nhiều lĩnh vực như quản lý, cung ứng lao động; công nghệ thông tin; dịch vụ kết bạn qua Internet; vận tải hành khách đường bộ; mua bán bất động sản; dịch vụ tuyển chọn người mẫu, diễn viên…
Theo cáo trạng, Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga về Việt Nam từ năm 2007 và quen biết ông M. vào năm 2009 thông qua mạng xã hội.
Đến năm 2012, Nga khoe với ông M. rằng mình có quan hệ tốt và uy tín với nhiều bạn bè trong giới địa ốc, và Nga có thể mua từ người quen một căn nhà mặt tiền đường Hùng Vương (Q.5, TP.HCM) với giá chỉ 6 tỉ đồng dù giá thị trường là 8 tỉ đồng.
Ông M. đồng ý mua căn nhà này và thanh toán trong thời gian 3 tháng. Nga kể lại sự việc cho Dung nghe và rủ Dung tham gia chiếm đoạt tiền của ông M..
Khi nhận được 6 tỉ đồng của ông M. chuyển mua nhà, Nga nói căn nhà trên đường Hùng Vương không mua được mà chuyển sang giới thiệu ông M. mua căn biệt thự khác tại đường Trần Não (Q.2, TP.HCM) giá 16,5 tỉ đồng.
Ông M. chần chừ chưa chuyển tiền nên Nga và Dung bàn với ông M. chuyển sang mua căn nhà trên đường Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM) có giấy tờ đầy đủ. Sau khi ông M. chuyển tiếp số tiền còn lại cho đủ 16,5 tỉ đồng, ngày 4.11.2013, hai bên viết biên nhận thể hiện bị cáo Nga nhận đủ tiền để mua nhà giá rẻ của một người bạn và hứa hoàn tất sang tên cho ông M. sau 30 ngày. Vì không nhận được nhà như lời Nga hứa nên ông M. gửi đơn tố cáo Nga.
Về phần mình, tại phiên toà sơ thẩm, bà Nga khai rằng giữa bà và ông M. không có thoả thuận mua nhà, mà chỉ có "Bản cam kết tình cảm". Theo đó, ông M. trả cho bà Nga 16,5 tỷ đồng, còn phía bà Nga phải tiếp tục quan hệ tình cảm với ông trong 7 năm.
Theo lý lịch trích ngang, năm 1999, Trương Hồ Phương Nga theo cha mẹ sang sinh sống tại nước Nga. Năm 2007, Nga đoạt danh hiệu Hoa hậu người Việt tại Nga.
Cách đây 10 năm, Nga trở lại Việt Nam và tham gia vào làng giải trí trong vai trò người mẫu, diễn viên, MC…nhưng không gặt hái được nhiều thành công. Khi ba mẹ ly dị nhau, Nga đến TP HCM sinh sống trong một chung cư ở quận 2 cho đến ngày bị bắt.

Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: "16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú"

Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 14:41 21/09/2016

Chiều nay, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi) và Nguyễn Đức Thùy Dung (27 tuổi) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa, bị cáo Nga cho biết 16,5 tỷ là tiền hợp đồng tình cảm chứ không phải chiếm đoạt.

Trước đó, kết thúc phiên xét xử sáng nay, sau khi nghe tòa đọc bản cáo trạng, bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung khai đã nhận tổng số tiền là 16,544 tỉ đồng từ đại gia. Dung nói, sự thật là giữa ông M. và hoa hậu Trương Hồ Phương Nga có một hợp đồng quan hệ tình cảm. Nhưng sau đó 2 bên phát sinh mâu thuẫn nên ông M. "lật kèo", tố cáo hoa hậu chiếm đoạt tiền.
Về phía bị cáo Phương Nga, trước khi bị tố cáo về tội chiếm đoạt tài sản, bị cáo có làm đơn tố cáo ông M. vi phạm trong luật hôn nhân gia đình. Tuy nhiên bị cáo khai do bị cơ quan điều tra gây áp lực nếu tố cáo ông M. thì bị cáo sẽ bị quy kết vào tội mại dâm vì có quan hệ tình cảm trái phép.
Bị cáo Nga khai với tòa nhận đủ số tiền mà ông M. chuyển nhưng không nói sử dụng số tiền đó với mục đích gì. Tuy nhiên, Nga vẫn một mực khẳng định mình bị oan.
14h40, Xe chở phạm nhân đưa 2 bị cáo Phương Nga và Thùy Dung trở lại tòa án để tiếp tục phiên xét xử buổi chiều.
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: 16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú - Ảnh 1.
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: 16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú - Ảnh 2.
Hoa hậu Phương Nga cùng Thùy Dung đến tòa
14h50, HĐXX bắt đầu hỏi và lấy lời khai của người bị hại là ông M.
Ông M. khai với tòa rằng không hề có quan hệ tình cảm như bị cáo Nga đã tố cáo trước đó. Ông cho biết chỉ quen với hoa hậu Phương Nga qua mạng xã hội Facebook.
Ngoài ra, ông M. còn nói thêm: "Vì Nga "nổ" có quen biết nhiều người và quan hệ rộng nên ông M. mới tin tưởng nhờ mua nhà".
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: 16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú - Ảnh 3.
Nạn nhân M. trả lời câu hỏi của Tòa án xét xử
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: 16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú - Ảnh 4.
Thùy Dung tại phiên tòa
15h40, Tại tòa ông M. trả lời chất vấn của HĐXX loanh quanh, có nhiều điểm khó hiểu.
Ông M. khai giữa ông và hoa hậu Phương Nga chỉ có quan hệ làm ăn mua nhà chứ không có mối quan hệ nào khác. Ban đầu ông M. nhờ Nga mua nhà ở đường Hùng Vương, quận 5 với giá 6 tỉ và ông M. đưa trước 1 tỉ đồng. Trong thời hạn 60 ngày phải giao đủ 5 tỉ đồng còn lại.
"Tuy nhiên sau khi giao đủ tiền thì bị cáo Nga nói với tôi rằng do căn nhà người ta không bán nữa nên chuyển sang mua căn nhà ở đường Trần Não, quận 2 với số tiền 16,5 tỉ đồng. Nga yêu cầu tôi chuyển thêm tiền nhưng tôi chỉ chuyển thêm 500 triệu đồng trước. Sau đó, bị cáo Nga nói dùng số tiền 6 tỉ đồng để đặt cọc mua nhà nhưng lại không thấy giao nhà cho tôi", ông M. cho hay.
15h50, Viện kiểm sát hỏi bị cáo Nga: Trước đó bị cáo khai giữa bị cáo và ông M. có làm hợp đồng tình cảm thì trong đó có những điều khoản gì? Bị cáo Nga đáp: Tôi không nhớ rõ vì nó kéo dài nhiều trang giấy.
15h55, Bị cáo Nga khai với VKS rằng mục đích giữ số tiền chiếm đoạt của ông M. để làm việc riêng. Phương Nga cho biết: "Đây là số tiền ông M. đưa cho tôi và cam kết nếu giao 16 tỉ thì tôi và ông ấy sẽ có hợp đồng tình cảm trong vòng 7 năm".
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: 16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú - Ảnh 5.
Phương Nga trả lời thẩm vấn của Tòa án
16h12, Bị cáo Nga khai rằng tự cô viết tất cả hóa đơn giao nhận tiền rồi tự kí nhận giao cho cơ quan điều tra. Nga nói do số tiền đó là thỏa thuận sống với ông C.T.M. 7 năm, không cần hôn thú, Nga chỉ cần ông M. có trách nhiệm với mình vì ông M. đã có gia đình.
16h15, HĐXX tạm dừng để hội ý xem có tiếp tục phiên tòa hay không.
16h25: HĐXX trở lại phiên tòa nhưng tạm hoãn do có nhiều tình tiết cần bổ sung. Tòa án trả lại hồ sơ điều tra vụ án này.
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: 16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú - Ảnh 6.
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: 16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú - Ảnh 7.
Hai bị cáo ra về sau phiên tòa xét xử.
Trương Hồ Phương Nga là hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, sau đó về Việt Nam sống và làm MC, diễn viên... Cô bị bắt khẩn cấp vào ngày 19-2-2015 tại nơi cư trú quận 2, TP.HCM.
Theo cáo trạng, trước đó, Nga đã nói với ông C.T.M (ngụ quận 7, TP.HCM) có thể mua nhà với giá rẻ hơn thị trường. Tin lời, ông C.T.M đưa Nga 6 tỉ đồng để nhờ mua một căn nhà tại quận 5 nhưng Nga không giao nhà.
Vụ hoa hậu Phương Nga lừa tiền đại gia: "16,5 tỉ để sống chung với nhau không cần hôn thú" - Ảnh 8.
Hình ảnh hoa hậu Phương Nga
Tiếp đó, Nga nói với ông M. có căn nhà giá 16,5 tỉ đồng ở quận 1, lần này ông M. đưa cho Nga 10,5 tỉ đồng. Sau khi đưa cho Nga 16,5 tỉ đồng mà vẫn không có nhà, ông M. làm đơn tố cáo với cơ quan công an.
Cơ quan điều tra nhận định Nga đã bàn với Dung làm giả một số giấy tờ, nhằm mục đích chứng minh Nga không dính líu tiền bạc với ông M. nên Dung là đồng phạm trong việc lừa đảo.

Cảnh giác với thủ đoạn giả danh Công an lừa đảo hơn 2 tỷ đồng qua điện thoại

Quỳnh Trân - Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 07:00 30/06/2015

Dù thủ đoạn không mới nhưng vẫn còn nhiều người suýt bị lừa mất hàng tỷ đồng vào tay nhóm tội phạm công nghệ cao. Mới đây, một cô gái ở Hà Nội đã chia sẻ cách thức mà bọn tội phạm dùng để "móc túi" những nạn nhân nhẹ dạ, cả tin.

Tình trạng bọn tội phạm dùng thủ đoạn gọi điện thoại giả danh cơ quan Công an đe dọa để lừa tiền nạn nhân vốn đã xảy ra từ lâu nhưng đến nay vẫn còn nhiều người mắc bẫy. Mới đây, một cô gái tên Ly, sinh sống tại Hà Nội cũng nhận được cuộc điện thoại của người tự xưng là Công an phòng PV 17 Công An TP.HCM, đối tượng này cho rằng cô gái có liên quan đến hoạt động rửa tiền nên đề nghị chuyển tiền vào một tài khoản bí mật để kiểm tra.

Do linh cảm có chuyện xấu nên chị Ly không thực hiện theo yêu cầu mà trình báo cho Công an TP.HCM. Sau đó, chị được biết đây là hình thức lừa đảo của một nhóm tội phạm công nghệ cao. Trước đây, đã có rất nhiều nạn nhân sau khi chuyển tiền mới biết bị lừa.

Chị Ly kể lại sự việc khi nhận cuộc gọi vào ngày 29/6 như sau:

"Mọi người vô cùng cảnh giác vì Ly vừa bị khủng bố điện thoại trong 3 tiếng đồng hồ do một người giả danh công an Phòng PV 17 Công an TP.HCM liên lạc với nội dung:

Ly là chủ sở hữu 2 thẻ tín dụng có giá trị 2 tỷ 560 triệu tại ngân hàng Vietbanks chi nhánh TP.HCM có liên quan đến đường dây rửa tiền cho các họat động buôn bán ma túy, thuốc lắc tại địa bàn thành phố.

Sau đó người này xưng danh: Đại tá Dương Đại Thành trực tiếp hướng dẫn Ly các thủ tục làm ghi âm báo án vì không thể trực tiếp đến gặp Ly tại Hà Nội do hồ sơ thụ án ở TP.HCM. Tên này hướng dẫn phải tắt điện thoại di động, ngồi một mình để đảm bảo ghi âm không bị gián đoạn và tuyệt đối giữ bí mật không để cho người khác biết, sau đó tên này dùng thủ đoạn cùng những câu chữ rất "nghiệp vụ" công an để khủng bố tinh thần Ly trong 2 tiếng về số tiền trong tài khoản nghi vấn rửa tiền kia cùng với những câu hỏi về các tài khoản khác hiện nay Ly đang đứng tên, sổ tiết kiệm hay bất cứ bất động sản, tài sản nào khác đứng tên Ly.

Cho đến phút cuối, tên này nói phải chuyển khoản toàn bộ số ti ền trong tất cả các thẻ ngân hàng do Ly sở hữu vào một tài khoản giám định sẽ do tổng đoàn thanh tra nhà nước - Bộ Công an điều tra trong 24h".



Chị Ly kể lại sự việc trên trang cá nhân.

Do linh cảm thấy chuyện xấu, chị Ly đã dừng cuộc gọi và ngay lập tức gọi điện cho người thân, tìm hiểu về thông tin, số điện thoại. Sau đó, Công an TP.HCM đã xác nhận với chị rằng đây là đường dây tội phạm công nghệ cao, sử dụng phương thức này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của rất nhiều cá nhân, doanh nghiêp.
Liên lạc với chị Ly để biết rõ hơn thông tin sự việc, chị Ly kể rằng, lúc đó là 7h15 sáng, khi chị vẫn còn ngái ngủ thì điện thoại bàn reo lên. Người đầu dây bên kia nói chị Ly có liên quan đến đường dây rửa tiền và hỏi chị có thấy số điện thoại không. Chị bảo không thì người này nói: "Chúng tôi sẽ gọi vào di động của chị để xác minh". Và khi số điện thoại hiện lên trên màn hình di động, chị Ly không để ý số đầu mà chỉ nhìn dãy số cuối, thấy rất giống số của Cảnh sát hình sự TP.HCM nên chị không nghi ngờ gì. Thật ra người này gọi đến từ số 0083838xxx (dư 1 số 0 so với số điện thoại đúng của Cảnh sát).

Chị Ly bảo chị tin rồi thì người này nói sẽ gọi lại vào số điện thoại bàn để đảm bảo cuộc gọi không bị gián đoạn vì gọi di động tín hiệu sóng không được đảm bảo, ảnh hưởng đến cuộc gọi và quá trình xác minh thông tin của chị. Người này gọi lại và nói với chị Ly rằng: "Chúng tôi xác minh thông tin của chị Ly với số CMND là..., địa chỉ như sau..., chúng tôi đang có hồ sơ về tài khoản tín dụng và số CMND nghi là làm giả của chị tại cơ quan điều tra. Chúng tôi đã bắt được 36 đối tượng khai nhận có bằng chứng, vật chứng vô cùng bất lợi cho chị. Tất cả khai rằng được ủy quyền của chị để lập tài khoản và giao dịch tài khoản vào tài khoản rửa tiền..."
Chị Ly một mực chối thì người này tiếp tục nói một cách bài bản và chuyên nghiệp: "Để tôi ví dụ, nếu một người quen mượn xe của chị đứng tên để chạy trên phố và gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy, thì chúng tôi sẽ làm việc, xác minh cái xe bỏ lại hiện trường để tìm ra chị. Như vậy chị sẽ là đối tượng tình nghi gây tai nạn chết người chứ không phải người bạn của chị, vì chị là chủ phương tiện".

Sau đó, tên này nói rất nhiều về mức độ phức tạp của vụ án và cho biết hiện nay đã bắt khẩn cấp 2 đối tượng nhân viên ngân hàng mang 2.000 bộ hồ sơ khách hàng để làm giả CMND và giả chữ ký để phạm tội chiếm đoạt tài sản, rửa tiền cho tội phạm ma túy.


Nhóm tội phạm lừa đảo có cách nói chuyện rất bài bản và dùng nhiều từ ngữ trong nghiệp vụ điều tra để lừa đảo qua điện thoại.

Tên này nói rằng, trong vòng 24h nếu chị không phối hợp để cung cấp thông tin thì đề nghị chị không được di chuyển mà phải ở tại nhà riêng để Công an đến đọc tráp, tiến hành giám định tài sản cũng như đọc lệnh tạm giam chị để điều tra. Lúc này, chị Ly đã bắt đầu nghi ngờ nhưng vẫn hỏi thêm về thủ tục tiến hành cung cấp thông tin thì bọn chúng bảo chị thực hiện chuyển tiền vào tài khoản giám định để thực hiện giám sát các hoạt động giao dịch, nhằm xác minh chị có liên quan đến đường dây rửa tiền hay không.

"Tôi cảm thấy có gì đó không rõ ràng nên đã từ chối chuyển tiền. Chúng tiếp tục đe dọa và nói rằng "Chúng tôi đang làm mọi cách giúp chị vì chị là nghi can!". Tôi nói sẽ ra Công an phường trình báo và lúc đó các anh muốn bắt, muốn giám định thì mời các anh lên gặp tôi tại phường, vì tôi không làm những việc phi pháp nên không có gì phải che giấu. Thế là chúng hằn học "Nếu chị có thái độ bất hợp tác thế này thì tôi cũng không thể tiếp chuyện chị được nữa và 14h chiều nay chúng tôi sẽ cử người đến nhà chị", chị Ly kể lại.

Sau đó chị tìm hiểu thông tin từ bạn bè thì biết rằng chiêu thức này từng được sử dụng rất nhiều lần trước đây, Công an TP.HCM cũng đã từng triệt phá nhiều đường dây tội phạm công nghệ cao, bắt hàng loạt đối tượng giả danh Công an để lừa đảo. "Vì tôi thường đi du lịch nhiều, lại ít đọc báo, theo dõi tin tức ở Việt Nam nên không biết nhiều người cũng bị lừa như mình. May mắn thay tôi chưa đi chuyển tiền cho bọn tội phạm, nếu không thì hối hận chẳng kịp", chị Ly chia sẻ.

Nhiều người cho biết cũng từng bị kẻ giả danh Công an lừa đảo.

Chiều ngày 29/6, Đại diện Cơ quan Công an TP. HCM xác nhận không có người nào là Đại tá Dương Đại Thành công tác tại PV 17 (CA TP.HCM). Vị đại diện còn cho biết hiện tại không có phòng PV 17 như đối tượng giả danh Công an nêu ra. “Trường hợp này có thể khẳng định là giả. Tại CA TP. HCM không có người nào có tên như trên và cũng không có phòng PV 17. PV17 trước đây là phòng viễn thông tin học, bây giờ phòng này đổi tên là PH41B. Hiện nay trường hợp giả danh Công an để lừa tiền qua điện thoại rất phổ biến, vì thế người dân cần đề cao cảnh giác. Người thuộc cơ quan Công an TP. HCM không bao giờ tiếp dân qua điện thoại như thế", vị đại diện cho biết.

Đây không phải là lần đầu nhóm tội phạm sử dụng chiêu thức lừa đảo này để chiếm đoạt tài sản của người dân. Cũng trong sáng 29/6, TAND TP.HCM đã tuyên phạt các bị cáo trong băng nhóm giả danh công an lừa đảo nhiều tỷ đồng. Thủ đoạn của băng nhóm này là thông báo nợ cước điện. Sau đó, để biết thêm chi tiết thì người bị hại phải liên hệ với một số điện thoại được cung cấp. Với thủ đoạn trên, băng nhóm này giả danh công an Hà Nội nói với người bị hại có liên quan đến một vụ rửa tiền quốc tế. Yêu cầu người bị hại liệt kê tài sản. Sau đó, để xác minh số tiền trong sạch thì nạn nhân phải gửi tiền đến một tài khoản mà băng nhóm đã cung cấp. Nếu số tiền không phạm pháp thì được hoàn trả trong một giờ.

Một nhóm đối tượng giả danh Công an lừa đảo qua điện thoại vừa bị tuyên án vào sáng 29/6. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Người bị hại được yêu cầu tìm một phòng trống, không được liên lạc với bất kì ai và liên tục giữ máy. Khi đi chuyển tiền thì không được gọi đầu dây bên kia là đồng chí, công an, trung úy, trung tá. Theo lời người bị hại, băng nhóm nói họ đang bị hệ thống định vị theo dõi qua sóng điện thoại và liên tục đe dọa “nếu không làm theo thì cho người xuống bắt ngay”.
Do hoảng sợ, nhiều người trên đã chuyển vào tài khoản được chỉ định số tiền hơn một tỉ đồng. Các đối tượng trong nhóm tội phạm này đã nhận mức án từ 7 năm đến 17 năm tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Sự thật gây sốc về cô gái tự nhận đang nuôi "đứa con của người cha sắp bị tử hình"

Phạm An - Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 19/05/2015

Cô gái trẻ 9X chia sẻ một loạt hình ảnh bé gái xinh xắn và cho biết bé bị bỏ rơi trước cửa nhà mình, được cô nhận nuôi với tất cả tình thương. Cô còn biết rằng người cha bỏ rơi đứa bé sắp bị tử hình. Câu chuyện khiến hàng nghìn người rơi nước mắt nhưng sự thật lại hoàn toàn khác...

Facebook có tên T.B.T của cô gái T.T.B.Trâm, SN 1993, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM vốn không xa lạ gì với cộng đồng mạng facebook. Trâm cũng chính là người từng chia sẻ câu chuyện "chặn đường đòi cướp nội tạng" ở Sài Gòn vào tháng 3/2015. Câu chuyện này đã được người dân và chính quyền địa phương xác minh là không có thật, tuy nhiên khi chia sẻ trên facebook, Trâm đã nhận được hàng trăm nghìn lượt like và hơn 70 nghìn người chia sẻ câu chuyện trong hoang mang.

Mới đây, facebook của Trâm còn khiến nhiều người xúc động rơi nước mắt khi cô cho biết đã nhận nuôi một bé gái của người cha sắp bị tử hình. Theo chia sẻ, hơn 7 giờ sáng ngày 3/4/2015 khi vừa mở cửa nhà thì Trâm thấy một bé gái mặc quần dài, áo ngắn tay màu trắng, mang đôi giày đỏ, và chiếc mũ màu xanh, trên người đeo 1 đôi bông tai, được gói trong chiếc khăn lớn kèm theo vài bộ đồ trẻ sơ sinh và 1,6 triệu đồng.



Dòng chia sẻ nhặt được đứa bé trước cửa nhà của Trâm.

Cũng theo cô gái này, đến ngày 17/4, người đàn ông bỏ rơi bé gái đã quay lại trước cổng nhà Trâm và để lại khoảng 500.000 đồng kèm các đồ chơi và 1 bức thư. Trong đó, bức thư có nội dung: “Mẹ của cháu đã bỏ cháu ngay khi nó chỉ mới một tháng tuổi. Đây là số tiền cuối cùng mà anh kiếm được vì ngày mai anh sẽ phải thi hành án. Anh biết nếu con ở với anh thì sẽ không tốt, nên anh mong em hãy thay anh chăm sóc nó. Anh mong em và gia đình nhiều sức khỏe, nếu có cơ hội anh sẽ đền đáp”.


Theo cô gái chia sẻ, đây là nội dung bức thư đầu tiên mà cô nhận được.

Những điều vô lý trong bức thư của "người cha xin được tử hình"


Đến ngày 11/5, Trâm cho biết cô lại được nhận thêm một bức thư dài kèm với một số đồ dùng và số tiền 4,5 triệu đồng. Nội dung bức thư này đã gây ra nhiều luồng tranh cãi trên mạng xã hội, một số người bắt đầu nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện mà cô gái này chia sẻ.

Nội dung bức thư người cha để lại:

" Chào em gái có tấm lòng nhân hậu, anh rảnh được vài phút nghỉ trưa tranh thủ viết vội cho em lá thư vì ít hôm nữa sẽ có bạn anh đến thăm. Chắc có lẽ em ngạc nhiên lắm, anh suy nghĩ không biết giờ này con gái anh đang làm gì, nó có quấy rối em không? Thực ra anh đã điều tra rất kỹ về em và quyết định đặt con gái anh trước nhà em là quyết định đúng đắn nhất mà anh từng làm vì cuộc đời anh từ khi sinh ra chỉ toàn là sai lầm. Anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh không được giáo dục tốt nên nhiều lần anh lầm đường lỡ bước khiến các sơ nuôi anh rất vất vả. Anh chỉ có vợ lúc mình giàu có còn lúc anh nghèo khó người ta bỏ anh mà đi em à! Con gái anh giống anh như hai giọt nước, ai cũng nói vậy nên em nhìn nó em sẽ hình dung ra được anh, nhưng em không có cơ hội gặp anh nữa rồi.

Đường cùng rồi anh không có tiền lo cho con bé anh mới làm liều, ngày anh gửi đồ cho em là ngày anh ra đầu thú, anh sẽ không về được nữa vì anh xin được tử hình, ngày 29/5 này sẽ có phán quyết. Anh có gấp cho con gái anh 1000 con hạc giấy và 8 con chim công rất đẹp nhưng bị cán bộ phát hiện, họ lấy hết của anh. Ở đây có chị bán đồ căn tin hôm trước có mua cho con chị ấy hai cái cột tóc, anh xin chị ấy rồi rửa chén 1 tuần để trừ nợ. Sau này em hãy để tóc dài cho con gái anh nha rồi dùng cái này cột cho nó, anh thích con gái tóc dài lắm.

Không biết nay con của anh mọc được mấy cái răng rồi, nó đã ăn được gì chưa? Mỗi lúc lao động anh nghĩ đến nó anh càng làm hăng say hơn. Anh xin án tử hình để khi anh chết đi anh sẽ phù hộ cho em và được nằm ngủ cạnh con gái anh hằng đêm. Thôi thì thư cũng đã dài anh xin dừng bút ở đây. Anh gửi em hai cái cột tóc và mấy con hạc giấy anh xếp dở dang, anh sẽ nhờ bạn của anh gửi đến cho em một ít tiền và mua cho con gái hộp sữa, em cứ nhận lấy và xài cho việc cần thiết vì người bạn này mang ơn anh rất lớn.

Sẽ không ai biết địa chỉ của em ngoài anh và bạn anh nên em cứ yên tâm. Cầu trời Phật phù hộ cho em có thật nhiều sức khỏe và người tốt như em sẽ luôn gặp điều may"



Bức thư của người cha sắp bị tử hình rất dài và trau chuốt từng câu chữ.

Trâm chia sẻ nội dung bức thư và cũng nói thêm trên facebook rằng: "Trâm tha thiết mong mọi người share bài viết này vì đâu đó có thể bạn bè của anh cũng sẽ có dùng facebook và nhận ra bé, nếu có ai đó biết được anh đang ở trại giam nào thì xin hãy liên hệ với Trâm nhất là người đã để lại số tiền và những đồ đạc này trước nhà Trâm!". Hàng nghìn người đã cùng nhau chia sẻ bài viết này và tỏ lòng cảm phục với cô gái.


Trâm kêu gọi mọi người tích cực share để tìm thông tin về cha của đứa bé.

Sau khi xem qua nội dung bức thư và trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Tri Đức (Đoàn luật sư TP. HCM) cho biết: “Theo điều 2 Bộ luật Hình sự (BLHS) chỉ người nào phạm tội đã được BLHS quy định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo bức thư, người cha này ra đầu thú và xin được tử hình thì không thể áp dụng khung hình phạt này cho anh, bởi lẽ anh chưa hẳn đã phạm tội thuộc 22 tội danh theo Bộ luật Hình sự có khung hình phạt cao nhất là tử hình do BLHS quy định, và chưa chắc người này thuộc trường hợp phạm tội “Đặc biệt nghiêm trọng”.

Luật sư cũng cho biết thêm, n
ếu người này là người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt cao nhất là tử hình, thì thời hạn để giải quyết hình sự kể từ thời điểm nhận tố giác, khởi tố vụ án đến mở phiên tòa xét xử sớm nhất là khoảng 9 tháng 5 ngày, trường hợp đặc biệt được gia hạn là 22 tháng tùy theo mức độ phạm tội có nghiêm trọng hay không. "Như vậy, việc anh này đi đầu thú và xin được tử hình ngay là hoàn toàn không thể xảy ra, luật sư khẳng định.

Từ đó LS Đức cho rằng, 2 bức thư Trâm nói là của người cha bỏ rơi con gái trước cửa nhà Trâm với nội dung lá thư đầu tiên (viết nào ngày 17/4):“Đây là số tiền cuối cùng mà anh kiếm được, vì ngày mai anh sẽ phải thi hành án”. Trong khi lá thư thứ 2 (viết ngày 11/5) người cha để con gái trước cửa nhà cô lại nói rằng mình đã ra đầu thú và có nội dung “Anh sẽ không về được nữa vì anh xin được tử hình. Ngày 29/5 này sẽ có phán quyết”, là vô lý, hoàn toàn không có cơ sở.

"Có lẽ người cha tử tù nhầm lẫn về... ngày tháng"

Để hỏi rõ hơn về câu chuyện này, chúng tôi đã gặp Trâm tại một quán cafe ở khu vực Bình Chánh vì cô cho biết không thể cung cấp địa chỉ nhà với lý do đảm bảo an toàn cho bé H. (bé gái được cho là bị người cha tử tù bỏ rơi trước nhà Trâm).

Trâm chia sẻ: “Giờ tôi chỉ mong những điều tốt lành nhất dành cho bé, tôi sẽ nhận nó làm con nuôi, dù tôi biết sẽ có nhiều khó khăn, nhưng tôi không muốn giao nó lại cho ai. Nó rất ngoan, ngủ thức dậy là cười với mọi người, nhà tôi ai cũng quý mến nó nên sẽ không cho ai cả. Tôi sẽ làm mẹ của nó, nếu không ai đến nhận”.

Theo Trâm đây là những kỷ vật mà cha đứa bé để trước cổng nhà cô.

Trong buổi gặp gỡ, Trâm cũng không chia sẻ gì thêm ngoài những thông tin đã đăng tải trên facebook cá nhân. Trâm cho biết cô đang giữ kín chuyện này với hàng xóm chỉ vài người biết, nhà cô là hẻm cụt, trong hẻm chỉ có khoảng 10 ngôi nhà nên rất ít người qua lại, nếu có người lạ là cô biết ngay, vì vậy việc nhặt bé được gia đình giữ kín để đề phòng kẻ lạ.


Trâm và đứa bé mà cô cho biết đã nhận nuôi vì người cha tử tù bỏ rơi trước cửa nhà mình.

Khi được hỏi nếu người gửi con trước nhà Trâm nói trong thư rằng “Anh đã điều tra rất kỹ về em và quyết định đặt con gái anh trước cửa nhà em là điều đúng đắn”, vậy anh ta phải đến nhà cô nhiều lần thì mới điều tra được, hay anh ta là người quen? Trâm cho biết: “Tôi đã liên lạc với tất cả bạn bè để hỏi thăm nhưng không ai biết, với cạnh bên nhà tôi là nơi thường tổ chức đá gà, nhiều người qua lại, nhiều khi tôi cũng không biết ai là ai”.

Suốt buổi trò chuyện, Trâm cũng chỉ cung cấp những thông tin đã chia sẻ trên trang facebook cá nhân, còn những thông tin khác cô cho biết cô mong muốn đứa bé được bình yên, không bị người lạ lợi dụng hoặc bắt cóc nên không thể cung cấp. Về những tình tiết vô lý trong bức thư, Trâm chỉ nói có lẽ do người cha ít học nên nhầm lẫn ngày tháng.

Sự việc này kéo dài từ ngày 3/4/2015 đến nay khiến cư dân mạng xôn xao và ủng hộ cho bé những điều kiện vật chất cần thiết. Cảm thấy câu chuyện này còn nhiều uẩn khúc, đứa bé này thật sự có phải là con của người tử tù nhờ Trâm nuôi dưỡng hay không? Chúng tôi đã đi tìm sự thật phía sau câu chuyện này.


Rất nhiều người rơi nước mắt trước câu chuyện này mà không hề biết sự thật phía sau...

Bàng hoàng nhận ra "đứa con của tử tù" là cháu ruột của cô gái

Mang những băn khoăn đó, chiều 18/5, chúng tôi liên hệ ông Lại Văn Vang (trưởng ấp 1, xã Vĩnh Lộc B, nơi gia đình Trâm đang sinh sống) thì bất ngờ khi ông xác nhận: “Tôi không nhận được tin có đứa bé bị bỏ rơi trước cửa nhà của gia đình này chứ đừng nói đến việc nó là con của tử tù. Nếu có trường hợp như vậy thì tôi sẽ là người nắm rõ nhất, và sẽ giải quyết vụ việc, vì việc này là một việc rất nghiêm trọng”.

Gặp chúng tôi tại nhà ông Vang, anh Linh (CA Khu phố, được cho là Trâm đã trình báo) cũng khẳng định: "Tôi không hề nhận được một trình báo nào liên quan đến đứa bé bị bỏ rơi trước cửa nhà ai cả".


 Ông Lại Văn Vang, trưởng ấp 1 khẳng định không có việc đứa bé bị bỏ rơi được trình báo với chính quyền địa phương.

Khi được hỏi về câu chuyện này, tất cả những người dân trong xóm của Trâm đều khẳng định là không có sự việc trên. Bà Nguyễn Thị Đính (50 tuổi, một người dân gần nhà Trâm) cho biết: “Trong xóm nhỏ này ai cũng thương yêu trẻ con, nếu xảy ra sự việc lớn như vậy thì mọi người chắc chắn sẽ biết và báo lên chính quyền địa phương chứ không để cô gái trẻ như vậy nuôi giữ một đứa bé. Khi vô tình biết thông tin này trên mạng, chúng tôi rất ngạc nhiên vì chúng tôi ở tại nơi đây nhưng không nghe nói gì".Khi trả lời các thắc mắc của bạn bè trên facebook, Trâm cho biết đã nhờ công an và chính quyền địa phương tìm cha bé nhưng không có thông tin gì. Trâm còn chia sẻ rằng mình đã gửi đơn xin nhận nuôi bé và cho biết được hẹn ngày 3/6 mới có giấy tờ hợp pháp gửi đến. Những khẳng định này khiến nhiều người tin hoàn toàn vào câu chuyện của Trâm và cảm thương cho đứa bé là "con của người tử tù".

Để làm rõ việc này, chúng tôi đã liên hệ với bà Võ Thị Thanh Trúc (Công chức Tư pháp, hộ tịch xã Vĩnh Lộc B), bà cho biết: "Trong thời gian qua có nhiều người hỏi về việc xin nhận con nuôi, nhưng chưa có hồ sơ nào được gửi đến. Càng không có ai tên Trâm đến hỏi việc xin con nuôi. Thời gian từ khi thành lập hồ sơ xin con đến khi xác minh, và có giấy tờ xác nhận là khoảng 30 ngày. Vào ngày 3/6 sắp tới chúng tôi cũng không có lịch trả giấy tờ nào liên quan đến việc cho phép nhận con nuôi".


Bà Võ Thị Thanh Trúc cho biết: "Vào ngày 3/6 sắp tới chúng tôi cũng không có lịch trả giấy tờ nào liên quan đến việc cho phép nhận con nuôi".
Bất ngờ trước những thông tin xác nhận từ chính quyền địa phương, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà của Trâm để tìm hiểu kĩ hơn về lai lịch của em bé. Tiếp chúng tôi là bà Trần Thị Ngọc T., mẹ của Trâm. Trong lúc đó Trâm không có mặt ở nhà. Mất một lúc lâu nói chuyện, bà T. đã đồng ý chia sẻ câu chuyện của con mình. Mẹ của Trâm cho biết thời gian vừa qua đã rất mệt mỏi khi con gái đưa câu chuyện đi quá xa như vậy và bà muốn mọi thứ dừng lại ở đây.

Bà T. khẳng định, bé gái tên G.H không phải là con của người tử tù nào mà chính là cháu nội của bà, gọi Trâm là cô ruột. Về việc bức thư được cho là của người tử tù gửi cho đứa bé, bà T. cho biết bức thư đó là do một người bạn của Trâm viết.

Bà T. buồn bã:“Bức thư đó được viết tại nhà tôi, do một người bạn của Trâm tên H. ngồi viết, lúc đó tôi không biết H. viết những gì, nhưng khi Trâm đăng bức thư lên mạng xã hội thì lúc đó tôi mới hoảng hốt, vì tôi biết chúng nó đã đi quá giới hạn của sự đùa giỡn. Tôi cảm thấy rất buồn phiền vì con gái mình đã biến cháu ruột của nó thành con của tử tù”.


Bà Trần Thị Ngọc T. khẳng định đứa bé bà đang bế là cháu nội của bà và Trâm là cô ruột của bé.
Tiếp tục tìm gặp những người liên quan, chúng tôi đã xác nhận được em bé là con của chị N.T.L.H (quê An Giang) và anh Trần Trọng T. (33 tuổi, anh ruột của Trâm). Hai anh chị đã thuê nhà của ông Nguyễn Văn Tiền (60 tuổi, tại xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh) được khoảng 1 năm, và em bé được nuôi dưỡng tại đây một thời gian. 

“Bé gái kháu khỉnh này là con ruột của chị H. và anh T. Chính tôi và vợ của mình thấy chị H. mang thai và sinh nó tại đây. Không có chuyện nó là con của tử tù, nói như vậy là rất tội nghiệp đứa bé”, ông Tiền khẳng định.


Ông Nguyễn Văn Tiền, chủ nhà trọ của chị H. và anh T. - nơi đứa bé được sinh ra, khá bất ngờ khi có thông tin nói đứa bé là con của tử tù.

Hiện tại, chị H. làm công nhân tại một khu công nghiệp gần đó, anh T. làm trong một đoàn phim nên công việc rất bận rộn, anh chị chưa biết việc con mình bị chụp ảnh và lan truyền trên mạng xã hội với thân phận đứa con của tử tù.

Trâm hiện đang kinh doanh nhiều mặt hàng online trên facebook cá nhân, cô gái trẻ này từng bị lật mặt vì những câu chuyện hư cấu được "kể như thật" để "câu like, share" từng khiến nhiều người bất bình. Nhưng có lẽ lần này cô gái đã thực sự phạm sai lầm khi mang chính hình ảnh đứa cháu ruột của mình lên facebook bán hàng online đấy, để kể một câu chuyện lâm li về một đứa bé đáng thương bị người cha sắp nhận án tử hình bỏ rơi.

Trâm có thể nhận được rất nhiều like và share trong suốt vài tháng qua với những hình ảnh và câu chuyện của cháu mình, nhưng hậu quả mà đứa bé sẽ gánh phải như thế nào khi nó lớn lên và nhận ra ngày xưa cô ruột đã lợi dụng hình ảnh của mình như thế? Hàng nghìn người ngày đêm theo dõi câu chuyện "nuôi con tử tù" của Trâm sẽ cảm thấy tổn thương thế nào, khi họ đã từng rơi nước mắt trước một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt do cô gái trẻ tự nghĩ ra nhằm mục đích thu hút sự chú ý của nhiều người trên trang facebook bán hàng của mình?

Có thể xử phạt 5 triệu đồng hành vi sử dụng hình ảnh của trẻ em để trục lợi

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình - Đoàn luật sư TP. HCM) cho biết: “Các trang mạng xã hội nói chung và trang facebook nói riêng mỗi cá nhân, tổ chức khi sử dụng đều phải tự chịu trách nhiệm về nội dung tin đăng của mình vì đây là các trang mạng xã hội mang tính cộng đồng. Không phải cứ muốn nói hay đăng bất kỳ thông tin gì cũng được. Vì thiếu hiểu biết pháp luật, có mục đích câu like, share để thu lợi bất chính".

Theo Luật sư Hùng, những hành vi trên tùy mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy nội dung xuyên tạc. Mức phạt đối với các hành vi này có thể lên tới 100.000.000 đồng.  

Luật sư Hùng cho biết thêm: "Căn cứ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và căn cứ điều 13 Nghị định Số: 91/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giao dục trẻ em thì tuỳ tính chất, mức độ mà hành vi sử dụng hình ảnh của trẻ em để trục lợi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em thì có thể bị xử phạt lên tới 5.000.000 đồng. Điều 64 ngh định 174/2013 Quy định về xử phạt 30 triệu đồng đối với việc có hành vi sau:  Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức".

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét