Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Phút giây cảnh giác 6

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

 Xăng tặc - Chuyến xe đêm - Cuộc rượt đuổi ngoạn mục

Người mẹ nghèo chăm con bị lừa gần 6 triệu đồng

Tuổi Trẻ, Theo 21:48 28/09/2015

Chăm sóc con bị chấn thương sọ não đang điều trị ở Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, chị Mười tin lời “nhà hảo tâm” nên đã vay mượn nộp gần 6 triệu đồng tiền thẻ cào điện thoại.

lua-dao-nghe-an-1443435695-138cc
Chị Mười chăm sóc cháu Chiến tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An - Ảnh: Tình Nguyễn.
Sáng 28-9, chị Thái Thị Mười (32 tuổi, ngụ xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã viết đơn trình báo lên cơ quan chức năng về việc mình bị kẻ xấu lừa đảo, chiếm đoạt gần 6 triệu đồng.
Theo lời kể của chị Mười, khi chị đang chăm sóc con là cháu Nguyễn Ngọc Chiến (10 tuổi) ở bệnh viện Sản nhi Nghệ An thì một số thuê bao 01638.149.xxx gọi điện đến nói qua báo chí người này biết hoàn cảnh con chị bị đánh chấn thương sọ não, đang nằm điều trị tại bệnh viện rồi hứa sẽ tài trợ cho gia đình trên 50 triệu đồng để chữa bệnh cho con.
“Họ liên tục yêu cầu tôi nạp cho họ 6 triệu đồng tiền thẻ cào điện thoại để họ làm thủ tục và chi phí chuyển tiền. Sau đó tôi mượn anh em, bạn bè và nạp cho họ được khoảng 5,6 triệu đồng thẻ cào điện thoại các mệnh giá 100.000 đồng và 50.000 đồng. Hình thức nạp thẻ qua gọi điện chứ tôi không nhắn tin vì họ bảo mất thời gian. Khi tôi nạp xong thì bỗng dưng họ tắt máy rồi không liên lạc được nữa. Giờ đây tôi không biết cách nào để lấy lại số tiền đó”, chị Mười kể.
lua-dao-nghe-an-1443435746-138cc
Số điện thoại của người lừa đảo mà chị Mười còn lưu trên máy của mình - Ảnh: Doãn Hòa.
Đây không phải là lần đầu tiên những hoàn cảnh thương tâm bị lừa đảo bằng hình thức nạp thẻ cào điện thoại ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chiều 28-9, trao đổi với Tuổi Trẻ , đại tá Mai Chiến Thắng - phó trưởng Công an TP Vinh - cho biết, vẫn chưa nhận được đơn trình báo của gia đình chị Mười về vụ việc bị lừa đảo nộp thẻ cào điện thoại. Tuy nhiên, sau khi nhận được thông tin, đơn vị sẽ xác minh, kiểm tra vụ việc.
“Thủ đoạn của chúng là dùng sim rác nhắn tin, gọi điện thoại đến cho người dân để lừa đảo, chiếm đoạt mã số thẻ cào điện thoại với giá bằng 40-60% giá trị thật của thẻ điện thoại”, một cán bộ công an TP Vinh nói.
Năm 2013, Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) từng bắt ba nghi phạm lừa đảo bằng hình thức gửi mã số thẻ cào điện thoại di động. Nhóm này gây ra 32 vụ, lừa đảo trót lọt hơn 100 triệu đồng. Người bị lừa đảo thường là những hoàn cảnh nhân ái được đăng tải trên báo đài.

Spam tin nhắn lừa đảo trên Facebook có thể khép tội tử hình

Trí Thức Trẻ, Theo 23:05 02/07/2015

Tình trạng tin nhắn rác trên Facebook đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong vài tháng trở lại đây. Không chỉ gây phiền hà, những tin nhắn này còn tiềm ẩn nguy cơ đánh cắp tài khoản người dùng.

Thời gian gần đây, tin nhắn rác (hay còn gọi là spam) đang ngày càng hoành hành dữ dội trên mạng xã hội Facebook. Không chỉ là những lời mời gọi tham gia bán hàng đa cấp, quảng cáo bán đồ mà những tin nhắn này còn ẩn chứa nguy cơ lừa đảo tài sản hoặc đánh cắp tài khoản người dùng.
Tràn lan tin nhắn lừa đảo
Có thể chia nhóm đối tượng gửi tin nhắn rác trên Facebook ra hai loại: nhóm tự nguyện dùng tài khoản cá nhân (bán hàng đa cấp, bán hàng trực tuyến) và nhóm bị hack tài khoản để spam (tài khoản bị đổi tên thành Quản Trị Viên, Tin Nhắn Messenger). Cả hai loại tài khoản này, thông qua một phần mềm thứ ba sẽ tự động gửi tin nhắn spam đến hàng trăm nghìn tài khoản Facebook (theo thông tin từ một đối tượng cho biết).
Thông minh hơn, phần mềm này sẽ dựa trên mã số ID của từng tài khoản để “lồng ghép” tên nạn nhân vào tin nhắn spam hòng tăng thêm độ tin cậy. Tuy nhiên, các phần mềm này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ đánh cắp tài khoản, do có thể tích hợp cả keylog (theo dõi quá trình gõ bàn phím).
Vì vậy, không chỉ có nạn nhân bị ảnh hưởng mà ngay cả chính những kẻ tham gia lừa đảo, sử dụng phần mềm của bên thứ 3 cũng có nguy cơ bị chiếm đoạt tài khoản.

Trang web lừa đảo mà các đối tượng dùng để dụ dỗ người dùng nhập các thông tin cá nhân.
Trong khi tin nhắn spam mời gọi tham gia kinh doanh, bán hàng đa cấp hay quảng cáo sản phẩm thường chỉ gây phiền hà thì nay đã xuất hiện hàng loạt tin nhắn lừa đảo rất nguy hiểm. Bằng cách giả dạng tài khoản thành những cái tên như Quản Trị Viên, Tin Nhắn Messenger, Thông Báo… một số đối tượng sẽ yêu cầu người dùng điền đầy đủ thông tin từ số CMND, thẻ ngân hàng cho tới… mật khẩu Facebook trên những trang web do chúng tự lập nên, với hứa hẹn sẽ trao những giải thưởng có giá trị như xe máy, tiền mặt.
Những người dùng cả tin khi nhập những thông tin trên sẽ không chỉ mất tài khoản Facebook vào tay kẻ xấu, mà còn có thể bị chiếm đoạt tài sản hoặc bị kẻ xấu lợi dụng thông tin để phạm pháp.
Chúng tôi đã liên hệ với Luật Sư - Thạc Sỹ Nguyễn Huy An về vấn đề này. Ông cho biết: "Người thực hiện những hành vi nói trên có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 Bộ Luật Hình Sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009). Mức phạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như mức tiền chiếm đoạt, mức độ chuyên nghiệp và số lần tái phạm. Hình phạt cao nhất có thể lên tới tử hình (nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 500 triệu VNĐ và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng)".
Mặc dù vậy, ông cũng cho rằng để chứng minh phạm tội trong trường hợp này là tương đối khó.
Cách phòng tránh

Chọn "Lọc nghiêm ngặt" nếu không muốn bị làm phiền bởi tin nhắn rác.
Hiện tại, cách phòng chống tin nhắn spam duy nhất là thay đổi thiết lập về phần riêng tư của tài khoản Facebook. Cụ thể hơn, người dùng cần chỉnh chế độ lọc tin nhắn từ "Lọc cơ bản" thành "Lọc nghiêm ngặt". Tuy vậy, biện pháp này vẫn có nhược điểm là sẽ chặn tất cả tin nhắn từ những tài khoản Facebook không có trong danh sách bạn bè và cho vào mục tin nhắn khác (Other) hoặc Spam, rất bất tiện với những người dùng Facebook để kinh doanh.
Chúng tôi cũng đã phản ánh tới đại diện Facebook tại Việt Nam về thực trạng này và hướng giải quyết, xử lý đối với những tài khoản gửi tin nhắn rác.
Tuy nhiên, hiện tại đại diện này vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức, mà chỉ trích dẫn lại một phần điều khoản sử dụng mà bất cứ người dùng Facebook nào cũng biết.

Mất hơn nửa tỷ vì dính quả lừa của “đại gia” trên Facebook

Công An Nhân Dân, Theo 11:06 25/09/2015

Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài là làm quen với các bị hại (chủ yếu là phụ nữ) thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo... Sau một thời gian nói chuyện, các đối tượng tạo niềm tin, một số trường hợp còn đặt quan hệ yêu đương...

Vào thời điểm bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Hà Nam ập vào bắt giữ, Dương Thị Lê (27 tuổi, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) - đối tượng cùng đồng bọn gây ra gần 30 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại 20 tỉnh, thành, bằng thủ đoạn đề nghị chuyển tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam - vẫn đang móc nối với các đối tượng người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội.
Vụ án bắt đầu từ việc Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Nam nhận được đơn trình báo của chị N.T.H.Y. (trú tại phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam). Theo lời kể của chị Y. tại cơ quan Cảnh sát điều tra thì khoảng tháng 4/2015, chị  nhận được tin nhắn của một người nước ngoài, quen trên mạng xã hội Facebook.
Người này thông báo sẽ gửi cho chị Y. một gói quà từ công ty vận chuyển hàng, có địa chỉ cụ thể trên trang web. Sau đó, chị Y. nhận được một thư từ địa chỉ mail của trang web thông báo, ngày 29/4 hàng sẽ về. Qua hộp thư, đối tượng nói rằng lô hàng trị giá 45.000 bảng Anh...
Sau đó, có một phụ nữ tên Lê liên lạc với chị Y., yêu cầu chị chuyển tiền vào tài khoản của Lê để làm thủ tục giao nhận hàng. Lần đầu tiên, chị Y. chuyển vào tài khoản cho Lê số tiền 20,5 triệu đồng, đối tượng nói là để trả tiền phí. Sau đó, với nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do lô hàng đang bị hải quan phát hiện, Lê yêu cầu chị Y. nộp thêm tiền phí... Từ tháng 4 đến tháng 5/2015, chị Y. đã 7 lần chuyển tiền với tổng số 574 triệu đồng cho đối tượng Lê, theo tài khoản đối tượng này yêu cầu nhưng mãi không nhận được quà...
Cùng thời điểm này, Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Nam liên tục nhận được đơn tố cáo, phản ánh của quần chúng về việc bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Đi sâu nghiên cứu thủ đoạn của đối tượng gây án, Trung tá Vũ Hoài Nam, Trưởng Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Nam và các cộng sự xác định vụ lừa đảo có sự câu kết chặt chẽ giữa đối tượng người nước ngoài với đối tượng người Việt Nam.
a-d080f
Dương Thị Lê (X) tại cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam.
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài là làm quen với các bị hại (chủ yếu là phụ nữ) thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo... Sau một thời gian nói chuyện, các đối tượng tạo niềm tin, một số trường hợp còn đặt quan hệ yêu đương, hứa hẹn về Việt Nam kết hôn với phụ nữ Việt Nam rồi đề nghị chuyển quà, tiền hoặc có nhiều tài sản có giá trị cho họ...
Tiếp đó,  đối tượng người nước ngoài câu kết với đối tượng người Việt Nam giả danh là nhân viên của công ty vận chuyển hàng hóa, nhân viên hải quan, nhân viên ngân hàng gọi điện cho bị hại, đưa ra các lý do như bị tạm giữ ở hải quan sân bay do có tiền, tài sản có giá trị trong lô hàng chưa khai báo hải quan hoặc tiền gửi về đã chuyển vào ngân hàng nhưng chưa nộp phí, nộp thuế. Đối tượng sau đó đề nghị người bị hại nộp phí vận chuyển, phí hải quan và tiền thuế vào tài khoản của ngân hàng ở Việt Nam do đối tượng cung cấp để nhận hàng....
Ngay sau dựng chân dung đối tượng gây án, một tổ công tác của Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Nam, dưới sự chỉ đạo của Trung tá, Trưởng phòng Vũ Hoài Nam đã lên đường ra Hà Nội; vào TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Thừa Thiên - Huế phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ xác minh. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 11/9, Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Nam đã bắt giữ Dương Thị Lê, khi đối tượng đang lẩn trốn tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Quê gốc tại Huế nhưng Lê vào TP Hồ Chí Minh kiếm sống từ nhiều năm nay. Dù không tốt nghiệp một trường đại học nào về ngoại ngữ nhưng Lê có khả năng nói và viết tiếng Anh khá thông thạo.
Khoảng 3 năm trước, Lê sang Malaysia du lịch có quen 1 người đàn ông tên là Ugochukwu (gọi tắt là Ugo) quốc tịch Nigeria. Sau lần gặp gỡ đầu tiên ấy, Lê và người đàn ông này thường xuyên liên lạc với nhau. Đến khoảng cuối năm 2013, Ugo gọi điện cho Lê  nhờ liên lạc với một số người phụ nữ Việt Nam để bảo họ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng của Lê.
Theo lời khai của Lê thì đối tượng đe dọa đến sự an toàn của gia đình Lê và ép Lê cùng với nhóm của Ugo đi lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người phụ nữ Việt Nam.
Ngoài trường hợp của chị Y., Lê còn liên lạc với một nạn nhân là chị T. ở tỉnh Vĩnh Phúc. Sáng 16/9, chị T. đã đến Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Nam trình báo. Theo lời khai của chị T. thì khoảng giữa năm 2012, qua mạng Lovetime, chị quen người đàn ông ngoại quốc tên là Dylan Owen. Dylan giới thiệu đang sống ở Scotland với con trai 11 tuổi, vợ anh ta bị ung thư đã chết. Dylan ngỏ ý muốn kết hôn với một phụ nữ Việt Nam...
Đối tượng giới thiệu rằng vừa bán một vườn mía ở Thái Lan với giá 3.770.000 USD và ngỏ ý muốn thuê luật sư làm thủ tục chuyển tiền cho chị T. Chị T. nhận được gmail của luật sư tên là Jame Robert và Dylan có gửi chị T., yêu cầu gửi 60 triệu đồng để mở tài khoản và tiền thuê luật sư... Trong vụ này, Lê cũng là người liên hệ với bị hại T. để chiếm đoạt tài sản.
Vụ án hiện đang được Công an tỉnh Hà Nam khẩn trương điều tra, làm rõ. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định bằng thủ đoạn trên, Lê cùng đồng bọn đã chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của người bị hại.

Cô gái Hà Nội tố bị tráo đồng hồ xịn thành rởm khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh

Thu Hường, Theo Trí Thức Trẻ 00:25 21/09/2015

Không chỉ tố chuyện bị đánh tráo đồng hồ 6 triệu thành đồng hồ rởm khi chuyển phát nhanh, chị Hà còn rất bất bình trước thái độ thách thức và rũ bỏ trách nhiệm của ông Đỗ Văn Vinh, Phó giám đốc công ty cổ phần chuyển phát nhanh G.N.N.

Khách hàng tố G.N.N tung chiêu trò đánh tráo hàng gửi chuyển phát nhanh

Mới đây, nhiều diễn đàn mạng xã hội liên tục chia sẻ câu chuyện về hành vi đánh tráo hàng của khách khi sử dụng dịch vụ của công ty cổ phần chuyển phát nhanh G.N.N. Điều đáng nói là theo phản ánh trên mạng xã hội, sau khi nhận được phản hồi của khách hàng về những rắc rối gặp phải, phó giám đốc, đại diện cho công ty này đã lên tiếng chối bỏ trách nhiệm và buông lời thách thức khách hàng. 

Theo chia sẻ của facebooker H.M, ngày 10/9 vừa qua, chị có gửi một bưu phẩm chuyển phát nhanh từ Hà Nội đi Hải Phòng. Trong bưu phẩm có một chiếc đồng hồ hiệu Michael Kors mã số MK2280 trị giá 250$ (tương đương khoảng 6 triệu VNĐ khi về đến Việt Nam) mới nguyên kiện. Tuy nhiên vào chiều ngày 12/9, khách hàng của chị gọi điện báo đã nhận được hàng nhưng không phải mẫu đồng hồ đắt tiền mà người này đã đặt qua mạng. Thứ mà vị khách này nhận được chỉ là một chiếc đồng hồ cũ, rẻ tiền, không hề có tên tuổi hay nhãn mác.

Ngay sau đó, H.M lập tức so sánh mọi chi tiết và phát hiện, người nhận vẫn nhận được đúng chiếc phong bì có chữ của H.M viết khi chuyển hàng. Tuy nhiên, hộp đồng hồ đã mất nắp, gối đồng hồ bên trong bị rách, chiếc đồng hồ mới mà H.M gửi đi đã bị thay thế bằng một chiếc đồng hồ hoàn toàn khác, đã qua sử dụng, màu đen, không có thương hiệu. Khi kiểm tra phía ngoài vỏ hộp, H.M phát hiện các vết cắt nham nhở và vết dính băng dính mới, ngoài bì lộ rõ dấu vết đã bị bóc, rạch xóa nham nhở.

20150920_095659-34daf
Hộp đựng đồng hồ mà chị H.M gửi đi đã bị tác động làm cho rách, nát.

hamychup1-94107
Gối đồng hồ bị xé rách.


C360_2015-09-20-10-02-20-289-34daf
Bao bì gửi đi vẫn đúng là chữ viết tay của chị Hà nhưng xuất hiện nhiều vết rách và vệt băng dính mới.

Phát hiện sự cố, H.M đã liên hệ với đường dây nóng của công ty để yêu cầu phía G.N.N đưa ra lời giải thích và cách xử lý cụ thể. Sau đó, H.M được kết nối với ông Vinh (ban đầu ông này tự xưng là quản lý của công ty chuyển phát nhanh G.N.N. và sau đó lại nhận mình là phó giám đốc công ty). 

"Anh Vinh cho nhân viên đến nhà chúng tôi để xem trực tiếp camera thu lại nhưng không hề lập biên bản, cũng không hề cho chúng tôi biết chính xác là sẽ trả lời về món hàng bị mất trong thời gian bao lâu. Công ty chuyển phát nhanh G.N.N cũng cho nhân viên đến gặp người nhận hàng và xem xét lại món hàng nhưng cũng không hề lập biên bản hay có bất cứ giấy tờ gì có liên quan đến vụ việc trên.", H.M cho biết thêm.

Đến ngày 15/9, trong một cuộc điện thoại trao đổi với H.M, ông Vinh thẳng thắn khẳng định khách hàng đã ký nhận thì công ty sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm gì cho việc hàng bị đánh tráo. 

Câu trả lời của ông Vinh đã khiến H.M vô cùng bức xúc và đưa ra thắc mắc: "Chỉ là 1 cái đồng hồ trị giá 6 triệu đồng, bằng chứng rõ ràng bị cắt rách nát, thay bằng 1 cái đồng hồ khác không thể nào ưng được mà còn bị công ty này đối xử như thế. Với những đơn hàng lớn hay hợp đồng kí kết khách hàng giá trị lớn, hàng mẫu bảo mật mà bị đánh tráo thì sẽ như thế nào"?

hmchup-34daf
Mẫu đồng hồ hàng hiệu trị giá 6 triệu đồng chị Hà gửi đi cho khách...


20150920_095721-34daf
... Đã bị tráo thành một chiếc đồng hồ cũ rẻ tiền.

mau-53645
Hai sản phẩm khi đặt cạnh nhau có sự khác biệt rất lớn về mẫu mã, chất lượng. 

Trước những thông tin này, chúng tôi đã liên hệ với H.M và được biết nickname này tên thật là Chu Thị Hà (SN 1988, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, trú tại đường Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội). Trao đổi với chúng tôi, chị Hà khẳng định, toàn bộ những thông tin chị chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn đúng sự thật.

"Trong cuộc điện thoại với anh Vinh, Phó giám đốc công ty G.N.N ngày 15/9, tôi đã rất bức xúc khi nhận thấy thái độ phủi tay, chối bỏ trách nhiệm của anh này. Khi tôi dẫn chứng việc bị tráo hàng là vi phạm điều 139, bộ luật hình sự về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đồng thời công ty này đã gây thiệt hại về tinh thần, ảnh hưởng danh dự, uy tín của tôi thì anh Vinh chỉ ú ớ giải thích rằng đã gửi một chiếc đồng hồ, nhận lại một chiếc đồng hồ, khách nhận đã ký vào biên lai nhận hàng tức là công ty G.N.N đã không còn trách nhiệm liên quan".

20150920_100752-34daf
Trước đó, chị Hà đã từng rất tin tưởng và nhiều lần sử dụng dịch vụ của công ty G.N.N. Ảnh: Thu Hường.

"Đến chiều ngày 20/9 - sau khi vụ việc xảy ra được 10 ngày), công ty G.N.N đã gửi lại biên bản, ghi lại những gì tôi trình bày với họ cũng như một số vấn đề khác. Phía công ty này có nói sẽ trình báo với công an nhưng cụ thể, tôi chưa biết là khi nào. Họ cũng nói đã đình chỉ công tác của anh Vinh (Phó giám đốc công ty) nhưng tôi cho rằng, đó rất có thể là hành động mang tính xoa dịu khách hàng. Ngoài ra, tôi cũng chắc chắn rằng những động thái này từ phía G.N.N đều được tiến hành sau khi tôi chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội và tạo ra sức ép dư luận".

xinh-8871b
Nickname H.M tên thật là Chu Thị Hà, người tố bị đánh tráo hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty G.N.N. Ảnh: NVCC.

"Cho đến lúc này tôi vẫn hết sức nhẫn nại chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ phía G.N.N tuy nhiên, cá nhân tôi cảm thấy phía công ty này đang làm việc rất thiếu chuyên nghiệp. Sự việc xảy ra đã gần nửa tháng nhưng họ xử lý rất chậm chạp", chị Hà chia sẻ.

Trong khi đó, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, những thông tin mà nickname H.M chia sẻ sau đó đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Điều đáng nói là nhiều cư dân mạng còn lên tiếng khẳng định, đây không phải là lần đầu tiên công ty G.N.N gặp rắc rối trong việc chuyển phát nhanh hàng hóa đến tay khách hàng.

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Mai Phương (Thanh Hóa) cho biết, cách đây khoảng một năm, chị có đặt hàng mua một chiếc áo khoác qua mạng trị giá 800.000 đồng. Chủ shop khi đó gửi hàng qua dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty G.N.N. Tuy nhiên, thay vì giao tận tay cho người nhận, chị Phương lại nhận được cuộc gọi yêu cầu đến tận nhà nhân viên giao hàng để nhận áo khoác. 

3-dc338

Hóa đơn chuyển hàng do phía chủ shop ở Hà Nội gửi lại cho chị Phương. Ảnh: NVCC

"Hôm nhân viên gọi thì tôi bận việc quá nên không đến lấy được. Sau đó lại tiếp tục bận nhiều việc nên cũng quên đi và không còn lưu số của nhân viên cũng như chủ quan, không đến trụ sở của G.N.N thắc mắc gì. Tôi cứ nghĩ khi không giao nhận được hàng, phía công ty đó sẽ có trách nhiệm liên lạc với chủ shop ngoài Hà Nội. Tuy nhiên, khi trao đổi với chị ấy, tôi mới biết là món hàng đó đã bị thất lạc. Sự việc đã trôi qua lâu, tôi cũng không còn bận tâm nhưng hôm nay thấy chị H.M cũng gặp cảnh rắc rối thì tôi nghĩ, có lẽ dịch vụ chuyển phát nhanh của G.N.N thực sự có vấn đề".

Phía công ty G.N.N nói gì về vụ việc tráo hàng?

Trao đổi với chúng tôi, chiều ngày 20/9, ông Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc điều hành công ty cổ phần chuyển phát nhanh G.N.N, cho biết, phía công ty G.N.N đã nắm được toàn bộ thông tin mà chị Hà phản ánh. "Chúng tôi đã có 2 lần gặp gỡ và trao đổi với chị Hà. Chiều ngày 20/9, chúng tôi cũng đã gửi văn bản thống nhất với chị Hà về hướng xử lý đồng thời hứa sẽ gửi đơn trình bày lên cơ quan công an điều tra để đưa vụ việc này ra ánh sáng. Mặt khác, hiện nay công ty tôi đã ra quyết định đình chỉ ông Đỗ Văn Vinh (Phó giám đốc công ty) do vi phạm quy trình xử lý công việc và ứng xử với khách hàng không đúng mực".

abcd-dc338
Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Đỗ Văn Vinh, Phó giám đốc công ty G.N.N vì đã vi phạm quy trình xử lý vụ việc và có thái độ cư xử chưa đúng mực với khách hàng.

Ông Tâm cho biết, để bảo vệ uy tín của mình, phía công ty G.N.N, cũng rất mong muốn nhanh chóng làm rõ vụ việc trên. "Bất cứ doanh nghiệp nào cũng coi trọng uy tín, nhất là đối với lĩnh vực chuyển phát nhanh, vấn đề ấy càng quan trọng hơn rất nhiều. Vì vậy khi có sự cố gây ảnh hưởng đến uy tín, chúng tôi chắc chắn phải có trách nhiệm can thiệp, xử lý".

Trả lời về nghi án nhân viên công ty G.N.N đã đánh tráo hàng hóa của khách, ông Tâm cho biết: "Nhân sự của công ty tôi khá nhiều và mỗi người lại có một tính cách riêng. Tôi không thể khẳng định là sẽ không có tiêu cực nhưng chắc chắn, điều đó không phải là quan điểm của công ty chúng tôi. Vì thế, nếu thực sự đây là lỗi do nhân viên G.N.N, chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý". Ông Tâm cũng cam kết sẽ công khai toàn bộ thông tin và từng bước xử lý liên quan đến sự việc do chị Hà khiếu nại đến công ty.

Trước những ý kiến cho rằng G.N.N đã từng vướng phải nhiều nghi án tráo hàng của khách, ông Tâm khẳng định: "Trường hợp như chị Hà thông báo cũng là lần đầu tiên chúng tôi nhận được phản ánh như vậy". Ông Tâm cũng cho biết, chuyển phát nhanh là một trong những lĩnh vực gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy, mọi quy định về bồi thường khi xảy ra mất mát, thất lạc đều được phía công ty quy định rất rõ và có những hướng đẫn công khai.

"Như trường hợp của chị Hà, tôi đã làm việc với nhân viên đến nhận hàng và bạn ấy có nói là khi nhận hàng đã không tiến hành kiểm tra kỹ. Điều này có lẽ là do chị Hà là khách quen nên hai bên đã tin tưởng nhau mà bỏ qua những khâu cần thiết. Tất nhiên là chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra để kiểm định lại lời khai của nhân viên nhận hàng. Tuy nhiên, tiếp đó là phía người nhận khi ký nhận cũng không kiểm tra hàng ngay tại chỗ. Vì vậy đến nay, chúng tôi cũng chưa kiểm soát được lỗi đã xảy ra ở khâu nào và cần có cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ"

Bắt chồng Á hậu lừa hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn

Công an TP.Hồ Chí Minh, Theo 20:59 05/08/2015

Đó là Lê Trung Kiên (43 tuổi, trú tại phố Lò Đúc, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land). Sau khi kêu gọi các nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phiếu Lilama Land và có trong tay một khoản tiền lớn tới vài trăm tỷ đồng, Lê Trung Kiên liền “cao chạy xa bay”.

Dư luận còn quan tâm tới vụ việc bởi ngoài cú lừa đảo ngoạn mục này, nhiều người còn biết tới Kiên với vai doanh nhân thành đạt và từng là chồng của một Á hậu. Bị Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP.Hà Nội ra Quyết định truy nã đặc biệt số 02 ngày 29-12-2009 về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Kiên trốn ra nước ngoài.
anh-508d4
Đối tượng Lê Trung Kiên
Có nguồn tin cho biết, anh ta thường xuyên xuất hiện tại Hồng Kông, Singapore và mới đây đã có những động thái liên lạc làm ăn trở lại trong nước.
Đầu tháng 7-2015, tiếp tục sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và vận động nhân dân tố giác tội phạm, các trinh sát Phòng 4, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm-Bộ Công an xác định Kiên đã quay về Việt Nam. Rà soát các nơi công cộng, khách sạn, nhà nghỉ tại các thành phố lớn và những nơi đối tượng có thể trú ẩn, trinh sát phát hiện Kiên có mặt tại TP.HCM.
Tuy nhiên, khi đến địa điểm nơi Kiên mới xin vào làm việc, trinh sát phát hiện anh ta không có mặt tại đó. Phương án ngăn chặn Kiên tẩu thoát ra nước ngoài bằng đường hàng không, đường bộ, đường thủy và đường tiểu ngạch qua biên giới được nhanh chóng triển khai. Khi Kiên vừa đáp chuyến bay từ TP.HCM đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội thì bị Cảnh sát truy nã tội phạm, an ninh hàng không phối hợp với lực lượng chức năng bắt giữ.
Tại cơ quan điều tra, Kiên khai, đầu năm 2007, với ý tưởng thành lập một công ty chuyên đầu tư, kinh doanh về bất động sản mang tầm cỡ quốc tế để phát triển các dự án tại Việt Nam, Kiên đã bàn bạc vấn đề trên với lãnh đạo Lilama và cổ đông là các sáng lập viên là Công ty trong nước và nước ngoài.
Thế nhưng, sau khi thu tiền của nhiều cổ đông, trong khi chưa có tư cách pháp nhân, Kiên đã tắt máy điện thoại và bỏ trốn. Khi khai về gia đình, Kiên nói hiện đã li thân với vợ là một Á hậu, việc anh ta làm không liên quan gì tới vợ…
Hiện Cục Cảnh sát TNTP đã bàn giao hồ sơ, đối tượng cho Công an TP.Hà Nội tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét