Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 2/a (Châu Phi)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                 Nguồn Gốc Ra Đời Của Loài Người

-Nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại

-XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÌM NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT


Bí ẩn về đại lục Châu Phi và cội nguồn của loài người

  • 1 2 3 4 5 311
  • 7.108
Loài vượn người
Trên Trái đất xanh thẳm xinh tươi này, có thể nói, loài người là loài linh trưởng trong vạn vật. Cùng với sự tiến bộ của lịch sử nhân loại và sự phát triển của khoa học, chúng ta có thể hoàn toàn giải được bản đồ gen của con người, khống chế và phát triển các loài động thực vật của giới tự nhiên, thậm chí có thể quản lý và phát triển bản thân con người. Nhưng con người từ đâu đến? Vấn đề phức tạp, rắc rối và cổ xưa này cho đến tận ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải rõ ràng được.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người do loài vượn người dần dần tiến hóa thành, nhưng có một số khâu của quá trình tiến hóa đó vẫn chưa được giải thích thấu đáo. Những năm gần đây, một số phát hiện mới trong ngành khảo cổ học đã khiến các nhà khoa học không thể không xem xét lại vấn đề này, và họ cũng đưa ra một số giả thuyết mới, có một số xem ra rất có lý.
Theo nghiên cứu cổ sinh vật học, tổ tiên loài người - vượn cổ sinh sống vào khoảng 400 vạn năm đến 800 vạn năm trước đây, nhưng tổ tiên trực hệ của loài người - vượn cổ phương Nam sống trong khoảng 400 vạn năm trước. Tài liệu hóa thạch khoảng giữa 400 vạn năm từ vượn cổ trong rừng sâu đến vượn phương Nam là số không. Vậy, thới kỳ này đã xảy ra biến hóa gì khiến cho vượn cổ đã quen với cuộc sống trên cây, đi lại bằng bốn chân thay đổi phương hướng tiến hóa đứng thẳng đi bằng hai chân rồi lại tiến hóa thành người?
Năm 1960, nhà nhân loại học người Anh, Alisthe đưa ra bằng chứng nghiên cứu địa chất chứng minh: 800 vạn năm đến 400 vạn năm trước, ở quê hương của vượn cổ - miền Đông Châu Phi, có vết tích một khu vực đất đai rộng lớn, bị nước biển làm chìm ngập, bắt buộc một bộ phận vượn cổ phải xuống biển sinh sống, trở thành vượn nước. Mấy trăm vạn năm sau, nước biển rút, số vượn nước lại trở về với cuộc sống trên cạn, rồi trở thành tổ tiên loài người. Như vậy, giai đoạn không có hóa thạch, là vì tổ tiên loài người sống ở biển chứ không phải ở đất liền. Đó chính là "thuyết vượn nước" gây xôn xao giới khoa học một thời. Alisthe còn chỉ ra giai đoạn hải dương này trong lịch sử tiến hóa của nhân loại đã để lại nhiều dấu vết  trên thân thể con người hiện đại. Rất nhiều đặc trưng sinh lý của con người giống với các loài động vật có vú sống dưới nước như báo biển, ngược lại khác hoàn toàn với các loài động vật có vú sống trên cạn. Ví dụ, tất cả các động vật loài linh trưởng bên ngoài cơ thể đều có một lớp lông dày, chỉ riêng loài người lớp lông bên ngoài ít dần rồi mất hẳn. Ngoài ra việc tiết nước mắt loại ra một phần muối, dựa vào tiết thân nhiệt ra mồ hôi, và các hành vi khác đều là đặc trưng của động vật có vú sống dưới nước. Đặc biệt là thời kỳ sơ sinh của con người, nếu ở dưới nước sẽ giống như báo biển, có "phản ứng bơi lặn", hơn nữa thời gian nghỉ khi lặn của con người vượt xa các động vật trên cạn khác.
So sánh các chi ở vượn người và người
"Thuyết vượn nước" đã đưa ra cách giải thích rất nhiều đặc trưng riêng của loài người, nhưng cũng có không ít các nhà khoa học biểu thị sự phản đối, trong đó vấn đề lớn nhất là không có đầy đủ căn cứ hóa thạch làm tư liệu.
Ngoài ra còn có một cách giải thích khác chỉ ra: Một trong những khác biệt lớn nhất giữa người và động vật, đó chính là loài người có năng lực ngôn ngữ. Mà công năng đầy đủ của loài người lại không thể tách rời cấu tạo tài tình của cơ quan phát âm ở con người. Nhưng, nghiên cứu của giải phẫu học lại chứng minh, xem xét cấu tạo yết hầu của loài linh trưởng, nó không thể tiến hóa thành yết hầu của loài người, hay nói cách khác, yết hầu của con người không phải là yết hầu của loài linh trưởng tiến hóa thành, mà là do di truyền sinh vật của một loài khác. Vậy "di truyền sinh vật của loài khác" đến từ đâu? Họ đưa tin, đây là kết quả của một lần người ngoài hành tinh cách đây mấy chục vạn năm đã tiến hành cây ghép (di thực) gen đối với loài người cổ đại lúc đó.
Hóa thạch đầu người ở Ethiopian
Có một số người cho rằng, không chỉ có yết hầu mà trong quá trình tiến hóa, đâu đâu cũng có sự sắp xếp dấu tích "người". So vậy, tiến hóa không chỉ là quá trình phát triển liên tục, mà nó còn được tiến hành trong quá trình tương đối ổn định và xảy ra sự thay đổi nhảy vọt đột ngột. Nếu không chúng ta không có cách gì lý giải được một số đặc trưng cơ bản của loài người như trí tuệ, ngôn ngữ. Đó là những kỳ tích được phát sinh trong khoảng thới gian rất ngắn chỉ mấy vạn năm.
Mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ đã liên tục phát hiện hàng loạt hóa thạch đầu người ở Ethiopian, Kenya thuộc miền Trung Châu Phi. Đặc biệt, phát hiện hóa thạch loài người sớm nhất - "Luxi", giúp cho các nhà khảo cổ học và nhân loại học trong khi nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người có thêm căn cứ với những giá trị quan trọng. Cùng với sự nghiên cứu sâu rộng hơn, chúng ta có lý do để tin tưởng rằng, cánh cửa bí ẩn về nguồn gốc loài người nhất định có ngày sẽ mở được.
Cập nhật: 08/12/2005 H.T tổng hợp

Loài người bắt nguồn từ châu Phi?

    Từ nửa cuối thế kỷ 19, Đácuyn đã nêu ra ý kiến: nguồn gốc loài người bắt nguồn từ châu Phi. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc loài người và sự chọn lựa giới tính”, ông đã chỉ rõ: “Trong tất cả các khu vực rộng lớn trên thế giới, hiện tồn tại các động vật có vú và những giống loài đã bị tuyệt diệt trong khu vực đó, đều có quan hệ mật thiết với nhau. Cho nên các loài vượn có quan hệ mật thiết với tinh tinh lớn và hắc tinh tinh, rất có khả năm xưa kia sinh sống ở châu Phi. Hơn nữa, hai loài đặc biệt này cho đến nay có quan hệ gần gũi nhất với loài người.

Loài người bắt nguồn từ châu Phi?


    Cho nên tổ tiên ban đầu của loài người phải sinh sống ở châu Phi, chứ không phải là ở nơi nào khác. Điều đó dường như là rất có khả năng.” Khi Đácuyn đưa ra quan điểm đó, người ta còn mới tìm thấy rất ít hoá thạch của loài người. Các môn khoa học có liên quan đến “nhân loại học” cũng chưa được phát triển.

    Cho nên đó mới chỉ là giả thuyết hoặc suy đoán. Quan điểm của Đácuyn đã từng một thòi bị phủ định khi tìm thấy “người Java” và “người Bắc Kinh”. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát hiện hàng loạt hoá thạch loài người ở Đông Phi, thì phần đông các nhà nhân loại học lại khẳng định quan điểm của Đácuyn.

    Họ có ba căn cứ: một là cho đến nay, chỉ có ở châu Phi mới phát hiện thấy hoá thạch của loài người ở các giai đoạn: Từ loài vượn cô cho đến vượn cổ Rama, vượn cổ miền Nam và “người đã hoàn toàn hình thành”, người có năng lực, người đứng thẳng, người trí tuệ, và người hiện đại. Cho đến nay đã tìm được người hoàn toàn hình thành sớm nhất hoá thạch. Hoá thạch đó cũng chỉ mới tìm thấy ở châu Phi. 

    Hai là lục địa châu Phi rộng lớn, địa hĩnh thay đổi đa dạng, có rừng rậm nhiệt đối nguyên thuỷ, có thảo nguyên bao la, có núi cao dựng đứng, có khe nứt thâm u, có những dãy hồ nối tiếp nhau. Những điều kiện có tác dụng thúc đẩy quan trọng đối với sự tiến hoá bên ngoài của loài vượn. Các hoạt động của núi lửa ở Đông Phi có ảnh hưởng lớn tới sự tiến hoá của loài người, điều đó cũng làm cho người ta phải chú ý. Lửa do núi lửa phun ra trên núi, càng mỏ rộng hơn nữa trên thảo nguyền nhiệt đới. Núi lửa rất có khả năng là một trong những công cụ buổi đầu của loài người, đó là nguồn lửa. Núi lửa hoạt động có thể lấp sông, tạo ra bãi cát, hồ đầm. Các loại nguyên tô” được núi lửa phun ra làm cho bộ xương động vật mỗi một đôi càng phát triến hơn. Ba là sinh vật học phân tử đã nghiên cứu thấy rằng tinh tinh lớn và hắc tinh tinh châu Phi có quan hệ gần gũi nhất với loài người. Điều đó cung cấp cho luận điểm của Đácuyn những căn cứ khoa học có sức thuyết phục. Bí mật về nơi sinh ra loài người đang được mở dần ra.


Tổ tiên loài người có nguồn gốc từ châu Á?

Tổ tiên loài người có thể xuất hiện đầu tiên tại châu Á cách đây khoảng 37 đến 38 triệu năm, trước khi di cư sang châu Phi và các châu lục khác.
Một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế, đứng đầu bởi tiến sĩ Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie, đã phát hiện hóa thạch răng của loài linh trưởng Afrasia djijidae ở Nyaungpinle, Myanmar. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu hóa thạch này có niên đại cách đây khoảng 37 đến 38 triệu năm.
Mẫu răng hóa thạch cho thấy loài linh trưởng Afrasia djijidae có những đặc điểm tương tự với một loài linh trưởng Afrotarsius được phát hiện tại Libya.
Thông qua kết quả phân tích mẫu răng, nhóm nghiên cứu phỏng đoán loài linh trưởng Afrasia có kích tương đương với loài khỉ lùn Tarsius syrichta ngày nay. Thức ăn chủ yếu của chúng có thể là những loài côn trùng nhỏ.
Các nhà khoa học nhận thấy loài linh trưởng Afrasia djijidae có những đặc điểm tương tự với một loài linh trưởng Afrotarsius được coi là tổ tiên chung của loài người, khỉ và vượn, được phát hiện ở Libya trước đây. Điều này chứng tỏ Afrasia là tổ tiên sớm nhất của loài người.
“Hóa thạch răng của linh trưởng Afrasia không chỉ chứng minh tổ tiên của loài người xuất hiện đầu tiên ở châu Á, mà còn giúp chúng ta biết thời điểm tổ tiên loài người thực hiện chuyến di cư đầu tiên tới châu Phi – nơi loài linh trưởng này tiếp tục tiến hóa thành các loài khỉ và loài người”, tiến sĩ Chris Beard cho biết trên Daily Mail.
Phát hiện loài linh trưởng Afrasia cho thấy khả năng một nhánh của tổ tiên loài người đã xâm chiếm châu Phi cách đây khoảng 37–38 triệu năm. Quá trình di cư này chắc chắn không hề dễ dàng, bởi châu Á và châu Phi đang tách khỏi nhau trong thời kỳ này.
Tuy nhiên, loài linh trưởng Afrotarsius được phát hiện ở Libya có thể tiến hóa từ một loài linh trưởng khác từ châu Á, bởi chúng không hoàn giống với loài linh trưởng Afrasia được phát hiện ở Myanmar. Điều này cho thấy dường như bức tranh thực sự về quá trình tiến hóa của loài người rất phức tạp.
Hà Hương

Phát hiện mới về cái nôi của loài người

GD&TĐ

(GD&TĐ)-Theo một nghiên cứu mới đây dựa trên phát hiện hóa thạch tại Myanmar, tổ tiên đầu tiên của loài người hiện đại có thể có nguồn gốc từ châu Á chứ không phải là châu Phi như lâu nay người ta vẫn biết.
(GD&TĐ)-Theo một nghiên cứu mới đây dựa trên phát hiện hóa thạch tại Myanmar, tổ tiên đầu tiên của loài người hiện đại có thể có nguồn gốc từ châu Á chứ không phải là châu Phi như lâu nay người ta vẫn biết.
Những phát hiện hóa thạch trước đó đã đưa ra ý kiến rằng châu Phi là nơi vượn người, bao gồm khỉ, khỉ hình người và loài người xuất hiện. Hiện nay, một nhóm khoa học quốc tế tại Myanmar vừa tìm ra răng của tổ tiên loài người tiền sử, có thể chứng minh rằng loài vượn người có nguồn gốc ở châu Á.
Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này có thể mang lại hy vọng trong việc tìm ra quá trình tiến hóa của loài người. 4 chiếc răng của người tiền sử tạo nên một liên kết thiếu giữa châu Á và châu Phi đã được khôi phục lại sau 6 năm làm việc không biết mệt mỏi của các nhà khoa học. Những chiếc răng này có niên đại 37 triệu năm và giống với những chiếc răng của loài vượn người Afrotarsius mới được phát hiện tại sa mạc Sahara (Libi) có niên đại 38 triệu năm.
Tại thời điểm đó, loài vượn người ở Libi đa dạng về số lượng và chủng loại hơn các nhà khoa học từng nghĩ, đưa ra một giả thiết là chúng có nguồn gốc ở một nơi nào đó. Và nét tương đồng giữa loài Afrasia và Afrotarsius cho thấy rằng loài vượn người ban đầu đã di cư từ châu Á sang châu Phi.
Sự di cư từ châu Á này giúp chuẩn bị cho sự tiến hóa về sau này của loài khỉ vượn người và loài người ở châu Phi. Jean-Jacques Jaeger, nhà cổ sinh vật học thuộc đại học Poitiers (Pháp) cho biết: “Châu Phi là khởi nguyên của loài người và châu Á là khởi nguyên của tổ tiên chúng ta”.
Hình dáng của những hóa thạch vượn người Afrasia (châu Á) và Afrotarsius (Bắc Phi) đưa ra những gợi ý rằng những loài động vật này có thể ăn côn trùng và nặng khoảng 100 gam (dựa vào kích thước hàm răng).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết vẫn còn tồn tại một câu hỏi mở: Loài vượn người đã di cư từ châu Á sang châu Phi bằng cách nào khi mà ở thời kỳ đó 2 châu lục bị ngăn cách bởi một khoảng cách rộng lớn của biển Tethys (biển Địa Trung Hải ngày nay)?
Nhóm nghiên cứu tin rằng loài vượn người đó có thể bơi từ đảo này sang đảo khác từ châu Á sang châu Phi; hoặc có thể chúng bám vào những bè gỗ hoặc những vật liệu khác khi bị những trận lụt hoặc cơn bão cuốn trôi ra biển.
Ngoài ra, một nhóm động vật khác có thể đã di cư từ châu Á sang châu Phi vào cùng thời điểm như động vật loại gặm nhấm và có hình dáng giống lợn đã tuyệt chủng; bổ sung vào nghiên cứu cho rằng sau khi những loài vượn người đầu tiên tìm đường đến châu Phi, số còn lại ở châu Á dường như cũng biến mất.
Jaeger nói: “Khoảng 34 triệu năm về trước, có một hiện tượng băng giá khắc nghiệt làm giảm khí hậu của trái đất một cách đáng kể, ảnh hưởng tới châu Á hơn châu Phi. Trong suốt thời gian đó, chúng tôi cho rằng tất cả những loài vượn người châu Á nguyên thủy đã biến mất. Loài vượn người mà chúng ta nhìn thấy hiện tại ở châu Á như vượn và đười ươi được nhập cư từ châu Phi khoảng 20 triệu năm trước.”.
Linh Ngọc (Theo Indianexpress)

Phát hiện chấn động mới về nguồn gốc loài người

Các nhà khoa học vừa phát hiên ra hóa thạch của sinh vật có họ hàng với loài người được chôn sâu dưới lòng hang động ở Nam Phi.

15 bộ khung xương không hoàn chỉnh của sinh vật này là những dấu vết khảo cổ lớn nhất được tìm thấy ở châu Phi từ trước đến nay.
Các nhà nghiên cứu khẳng định khám phá này sẽ thay đổi quan niệm về nguồn gốc loài người.
Loài sinh vật mới được đặt tên là Naledi và thuộc nhóm Homogenus, cùng bộ với loài người.

Các phần xương được tìm thấy ở Nam Phi
Các phần xương được tìm thấy ở Nam Phi
Hiện nay, người ta vẫn chưa thể xác định chính xác niên đại của các sinh vật này nhưng theo Giáo sư Lee Berger, người dẫn đầu đoàn khảo cổ, chúng có thể là một trong những thủy tổ của loài người và đã sống ở châu Phi 3 triệu năm trước.
Giáo sư Chris Stringer, đến từ bảo tàng Lịch sử tự nhiên, cho biết đây là một khám phá rất quan trọng.
‘Sự xuất hiện ngày một nhiều của các sinh vật này là bằng chứng cho thấy quá trình thử nghiệm tiến hóa của tự nhiên khi cho ra đời nhiều dòng giống khác nhau tồn tại song song với loài người.
Và cuối cùng chỉ có một chi sống sót và sản sinh ra chúng ta ngày nay’, ông chia sẻ với BBC News.

So sánh hộp sọ của Naledi và con người hiện đại
So sánh hộp sọ của Naledi và con người hiện đại
15 bộ khung xương không hoàn chỉnh của cả nam và nữ ở mọi độ tuổi khác nhau, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi đang được cất giữ trong căn phòng bảo mật ở Đại học Witwatersrand, Nam Phi.
Giáo sư Berger chia sẻ: ‘Chúng ta sẽ tìm hiểu được cách sinh vật này cho trẻ con bú, tốc độ sinh trưởng, sự khác biệt giữa nam và nữ ở các giai đoạn phát triển khác nhau, quá trình lão hóa cũng như cách chúng chết đi’.
Nhìn vào các mẫu vật được trưng bày tại đây có thể thấy sọ, răng và chân tay của sinh vật này khá giống với các bộ phận trên cơ thể một đứa trẻ.
Nhưng Naledi cũng có những điểm khác với người tối cổ ở châu Phi. Chúng có bộ não cực nhỏ, tương đương kích cỡ của loài tinh tinh. Ngoài ra, xương chậu và vai hoàn toàn chưa phát triển.
Tuy nhiên, nó vẫn được xếp vào bộ Homogenus vì hình dáng sọ khá hiện đại, răng nhỏ, chân dài và bàn chân giống con người.

So sánh tay của Naledi và con người hiện đại
So sánh tay của Naledi và con người hiện đại

Chân của Naledi và con người hiện đại
Chân của Naledi và con người hiện đại
Một trong những câu hỏi lớn nhất mà các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu là tại sao những bộ xương lại có thể nằm sâu trong hang động Rising Star, Nam Phi – nơi được mệnh danh là cái nôi của nhân loại.
Chỉ có những phụ nữ có vóc dáng nhỏ gọn mới có thể tiếp cận khu vực này bởi lối vào rất hẹp.
Họ phải bò xuyên qua bóng tối dày đặc suốt 20 phút cho đến khi tìm thấy một phòng chứa với rất nhiều mẩu xương.
Đoàn khảo cổ tin rằng đây chính là phòng chôn xác của người Naledi. Sinh vật này dường như có xu hướng chôn người chết sâu trong hang động.
Nếu điều này là đúng, có thể thấy người Naledi cũng có những tập tục về tín ngưỡng, điều mà mãi 200.000 năm sau mới xuất hiện trong thế giới con người.

Đội ngũ các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch Naledi
Đội ngũ các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch Naledi
Giáo sư Berger tin rằng việc phát hiện ra sinh vật này sẽ khiến giới khoa học phải suy nghĩ lại về bản chất của loài người.
‘Phải chăng chúng ta đều nhầm lẫn rằng chỉ có con người hiện đại mới có tập tục về tín ngưỡng?’.
Tín ngưỡng là thứ con người thừa kế từ thời kỳ cổ đại hay là thứ thuộc về bẩm sinh?’.
Giáo sư Stringer tin rằng Naledi chính là tiền thân của loài người cổ đại. Tuy nhiên ông cho rằng giả thuyết này cần phải được đào sâu nghiên cứu bởi chúng ta mới chỉ chạm được đến lớp vỏ đầu tiên chứa đựng những bí ẩn về sự tiến hóa phức tạp của loài người.
Nguồn:

Phát hiện khảo cổ ở Trung Quốc che mờ giả thuyết "Con người có nguồn gốc từ Châu Phi"

Nova , Theo Trí Thức Trẻ 1 năm trước

Các nhà khoa học khi làm việc tại huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc đã phát hiện được những mẫu răng thuộc về loài người hiện đại sống cách đây ít nhất 80 ngàn năm.

Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc gây chấn động cho giới khoa học vốn theo cách giải thích truyền thống về cuộc di cư với quy mô khổng lồ của loài người từ Châu Phi ra các châu lục khác. Các nhà khoa học khi làm việc tại huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc đã phát hiện được những mẫu răng thuộc về loài người hiện đại sống cách đây ít nhất 80 ngàn năm.
Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư "Ra khỏi Phi châu" (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi. Đây là cuộc di cư hàng loạt tạo ra sự sinh sôi lan tỏa phát triển mạnh mẽ của con người hiện đại ngày nay ra toàn cầu. Đã có một số bằng chứng, gồm cả kết quả nghiên cứu gen và khảo cổ, củng cố cho giả thuyết nói việc loài người chúng ta di chuyển ra khỏi châu Phi từ cách đây 60 ngàn năm.
Những nhóm người hiện đại thời kỳ đầu sống tại khu vực Sừng Phi châu được cho là đã vượt Hồng Hải qua eo biển Bab el Mandeb vào những lúc thủy triều xuống. Toàn bộ những nhóm người không phải là người Phi châu ngày nay được cho rằng đều có xuất xứ từ lần dịch chuyển này. Nay, các kết quả đào bới khảo cổ tại Động Phúc Nham, huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam thu được 47 răng người.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu động vật có xương sống và con người cổ đại thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã hợp tác với Viện nghiên cứu môi trường Trái Đất - cũng thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, trường Đại học Bắc Kinh và Trung tâm nghiên cứu sự tiến hóa nhân loại nhà nước Tây Ban Nha tiến hành phân tích tổng hợp về hình thái hóa thạch loài người và các yếu tố liên quan như địa tầng, niên đại.
Tiến sĩ María Martinón-Torres ở Đại học tổng hợp London cho rằng việc khai quật và kết quả giám định niên đại hóa thạch răng loài người Đạo Huyện (Daoxian) cho thấy lý thuyết “Cuộc di dân ra khỏi châu Phi” còn có quá nhiều lĩnh vực chưa biết rõ; những người di cư ấy sau khi ra khỏi châu Phi thì đi đâu và số phận của họ ra sao - đây là một trong những vấn đề chính của cuộc tranh cãi hiện nay. "Với chúng tôi thì rõ ràng những răng này thuộc về người hiện đại. Điều gây ngạc nhiên là niên đại của chúng", vị nữ tiến sỹ cho biết.
Ngoài ra, cô cũng nói thêm: "Toàn bộ các hóa thạch đều được vùi kín trong một nền có chứa calcit, giống như là trong mộ đá vậy. Cho nên những cái răng này phải có tuổi đời cao hơn lớp che phủ đó. Trên đó có những lớp măng đá được xác định là có tuổi đời 80 ngàn năm". Điều này có nghĩa là bất kỳ thứ gì bên dưới các lớp măng đá đều phải có niên đại cổ hơn 80 ngàn năm; những răng người được tìm thấy có thể đã có từ 125 ngàn năm trước, theo các nhà nghiên cứu.
Một số mẫu hóa thạch về người hiện đại được xác định là có từ sự kiện "Rời khỏi Phi châu" đến nay đã được biết đến, thu được từ các hang động Skhul và Qafzeh ở Israel. Nhưng những mẫu này được cho là một phần của đợt di chuyển bất thành trước đó của một nhóm người hiện đại nào đó mà ngày nay có lẽ đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, những phát hiện mới về các mẫu hóa thạch ở Trung Quốc nay đang phủ bóng đen nghi ngờ lên cách giải thích này.
Thêm vào đó, giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là "điều làm thay đổi cuộc chơi" trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào. Ngoài ra, tiến sỹ Martinón-Torres cũng bổ sung rằng nghiên cứu mới có thể sẽ giúp giải thích được vì sao loài người thông minh (Homo sapiens) phải mất thêm tới 40 ngàn năm mới định cư ổn định ở Châu Âu. Có thể sự hiện diện của người Neanderthals khiến loài người chúng ta không xâm nhập được vào khu vực viễn tây của đại lục Âu-Á cho tới khi những người anh em của chúng ta bắt đầu suy giảm dân số.
Tuy nhiên, cũng có thể là người hiện đại, mà khởi đầu là giống người sống ở vùng nhiệt đới, đã không thích nghi được với môi trường như người Neanderthals trong khí hậu băng giá ở Âu châu. María Martinón-Torres cũng lưu ý rằng trong lúc giống người hiện đại đã chiếm lĩnh vùng miền nam ấm áp của Trung Quốc từ 80 ngàn năm trước, nhưng các vùng lạnh lẽo hơn ở miền trung và bắc Trung Quốc dường như đã được các nhóm người tiền sử có thể là những họ hàng Châu Á của giống người Neanderthals cư trú.
Tham khảo BBC
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét