Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 77/c (VŨ KHÍ CỔ ĐẠI)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                        VŨ KHÍ CỔ ĐẠI - Phần 3

Tìm hiểu về loài chó ngao tây tạng dũng mãnh và huyền bí

Mạnh Nguyễn
Là giống chó khổng lồ và cực kỳ đắt đỏ, chó ngao tây tạng đang được biết đến hiều hơn ở nước ta, với tên gọi vắn tắt là chó ngao tạng hay chó ngao, được biết đến với đúng tên gọi của nó Tây Tạng - Trung Quốc. Giống chó này bạn có bỏ đến trăm triệu cũng khó lòng mua được một chú thuần chủng, có chú giá được biết đến lên đến hàng tỷ cũng như chục tỷ, vậy tại sao nó có giá như vậy, và đặc điểm gì khiến nó trở thành một cơn sốt cho giống chó cảnh này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.


chó ngao tây tạng
chó ngao tây tạng

Với tên gọi quốc tế là Tibetan Mastiff chó ngao tây tạng được coi là giống chó còn rất nguyên thủy, xuất hiện cùng thời với những giống chó nhà đầu tiên được con người lai tạo, hệ gen gần như tinh khiết, hầu như chưa bị lai tạp với bất kỳ giống chó nào khác trong suốt lịch sử hàng nghìn năm.

Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử:

Chó ngao tây tạng có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Tây Tạng, trên dãy núi Himalaya có thời tiết quanh năm khắc nghiệt, không có ghi chép nào hay dấu tích nào về sự ra đời của chó Ngao Tây Tạng, tuy nhiên bằng chứng bằng công nghệ phân tích gen cho thấy, Ngao Tây Tạng là giống chó cổ xưa và nguyên thủy nhất còn tồn tại trên thế giới. Chúng xuất hiện cách đây ít nhất 5000 năm (có thể tới 7000 năm), thời kỳ những giống chó nhà đầu tiên bắt đầu được phân hóa.

Không giống nhiều giống chó cổ xưa khác trên thế giới thường bị pha tạp với nguồn gen của các giống chó khác, Ngao Tây Tạng có hệ gen nguyên thủy gần như tinh khiết, không pha tạp với bất kỳ giống chó nào khác. Chó Ngao Tây Tạng được coi là chúa tể của thảo nguyên, được những nhà thám hiểm phương Tây đầu tiên phát hiện mô tả là “to hơn chó sói, mạnh hơn hổ báo và nhanh hơn hươu nai”.

Vào khoảng 1500 năm trước, Ngao Tạng phân hóa thành 2 loại là Do-Khyi và Tsang-Khyi. Do-Khyi có kích thước vừa phải, thường sống với người dân trong các ngôi làng hoặc rong ruổi trên thảo nguyên cùng những người du mục, giúp canh gác, bảo vệ đàn gia súc, xua đuổi chó sói, hổ và gấu. Còn Tsang-Khyi có kích thước đồ sộ sơn nhiều, thường sống trong các đền chùa ở Tây Tạng, nơi chúng được coi như linh thú canh gác cho các tu sĩ Phật giáo và các vị Lạt Ma.

Đến năm 1847, chú chó Tây Tạng đầu tiên được đưa đến châu Âu bởi Chúa Hardinge, phó vương Ấn Độ, và ngay lập tức gây sốc nặng với những người chứng kiến. Tầm vóc quá to lớn của chú chó này thực sự gây choáng ngợp, bởi kích thước và sức mạnh đều vượt xa giống chó vĩ đại nhất châu Âu thời bấy giờ là Great Dane. Chú chó này sau đó được tặng cho Nữ hoàng Victoria.

Năm 1974, hoàng tử xứ Wales, người sau này trở thành vua Edward VII tiếp tục nhập khẩu thêm 2 chú chó Ngao Tây Tạng khác vào Anh, bắt đầu thời kỳ Ngao Tây Tạng được nhập khẩu thường xuyên vào châu Âu. Thế chiến II diễn ra kết thúc thời kỳ phát triển rầm rộ của Ngao Tây Tạng. Mãi cho đến năm 1976 chúng mới được nhập khẩu và nhân giống phổ biến trở lại. Lịch sử tương tự với Ngao Tạng cũng diễn ra trên đất Mỹ.

Ngày nay, những chú chó Ngao Tây Tạng thuần chủng tinh khiết gần như chỉ được tìm thấy trong các đền chùa tại cao nguyên Tây Tạng. Những chú Ngao Tạng ngoài cao nguyên đã bị thương mại hóa nhiều và hầu hết bị lai tạp với các giống chó khác, phần là để lai tạo chúng theo hướng hiền đi, nhưng chủ yếu là để tăng số lượng giống chó vốn rất đắt đỏ này.

Đặc điểm nổi bật của chó Ngao Tây Tạng:

chó ngao tây tạng cực đẹp
chó ngao tây tạng cực đẹp

Được biết đến là giống chó lớn nhất thế giới với chiều cao ít nhất 70cm và cân nặng phổ biến từ 60 – 90kg, có chú Ngao Tạng được ghi nhận nặng tới 110kg và cao tới 1.2m.

Ngao Tạng có bộ lông 2 lơp, rất dày và dài phủ kín cơ thể, giúp chúng “chấp tất cả mọi loại gió mùa”, thích nghi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất. Bộ lông có thể có màu đen, đen – nâu, đen -vàng, đen – trắng, nâu, nâu đỏ, cam, xám hoặc vàng. Lớp lông ở cổ thường dày, dài hơn và thường xù ra giống như bờm sư tử, trông cực kỳ oai phong lẫm liệt.

Thân hình chúng mạnh mẽ, cân đối, dáng đứng oai vệ, các cơ bắp rất phát triển, đặc biệt ở phần vai, ngực, hông và các đùi. Tuy nhiên, Ngao Tạng thường chỉ đạt kích thước “khổng lồ” khi được nuôi tại xứ lạnh, còn ở Việt Nam, Ngao Tạng khó đạt được kích thước lớn tối đa.

Đầu chó Ngao Tạng rất lớn, trán và đỉnh đầu phẳng, không có nếp nhăn. Mũi to, miệng rộng và vuông vức, hàm cực khỏe. 2 tai dài và rủ xuống 2 bên má. Cổ chúng rất dày và có cơ bắp phát triển. 4 chân rất lớn, cơ bắp và gân guốc giúp chúng có thể đạt tốc độ cực cao, được miêu tả là “nhanh hơn hươu nai”. Đuôi dài, lông xù và thường cuộn tròn trên lưng.

Tính cách chó Ngao Tây Tạng:

Đức tính đầu tiên và tốt nhất chúng ta nên nhắc tới đó là chúng trung thành tuyệt đối, "chỉ thờ một chủ", là người nuôi và chăm sóc chúng từ bé, ngao tây tạng cũng là một giống chó khá bướng bỉnh, khó huấn luyện và khó bảo, đặc biệt chúng được xếp vào hàng các giống chó dữ, cần có biện pháp dạy bảo hợp lý tránh tình trạng chúng tấn công người lạ.

Ngao tạng luôn có tính cảnh giác cao độ và không bao giờ ăn thức ăn của người lạ, chúng cũng sẵn sàng chiến đấu mọi lúc mọi nơi nếu có kẻ xâm nhập hoặc làm hại đến gia đình.

Chúng không thích cuộc sống bầy đàn và thường xảy ra hỗn chiến để giành lãnh thổ nếu được nuôi cùng các giống chó lớn khác (trừ khi được nuôi cùng nhau từ nhỏ).

chó ngao tây tạng đen
chó ngao tây tạng đen

Cách nuôi chó Ngao Tây Tạng:

Nhìn thì rất phê nhưng không phải ai cũng dám nuôi loài chó này, nếu muốn bạn phải là một người có kinh nghiệm về chó, một chủ chó cứng tay đúng nghĩa, hai là diện tích phải rộng, vì là loài chó lao động, chúng thích chạy nhảy và vận động thường xuyên, nếu không gian quá hẹp và xích quá lâu, không thể lường trước được xích của bạn có nguyên vẹn hay không đâu.

Thả rông Ngao Tạng là rất nguy hiểm, tất nhiên với những chú chó Ngao lớn thì cẩu tặc sẽ phải ngán ngẩm nhưng có thể sẽ gây nguy hiểm cho cộng đồng, kể cả khi đã được rọ mõm, chúng vẫn có thể gây thương tích với mọi người bởi kích thước lớn, các móng vuốt sắc nhọn và tính hiếu chiến bẩm sinh. Vì vậy cần phải có không gian rộng rãi và biết cách huấn luyện tốt nếu muốn nuôi giống chó này.

Chó Ngao Tây Tạng trưởng thành rất chậm, giống cái phải mất đến 3 năm mới bắt đầu sinh sản (có thể mất tới 5 năm), giống đực phải từ 3 – 5 năm mới phát dục và có thể giao phối. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế số lượng của giống chó này. Tuy nhiên chó Tây Tạng ngày nay do được bổ sung một số nguồn gen ngoài, nên thời gian trưởng thành có thể nhanh hơn, khoảng hơn 2 năm. Nếu được chăm sóc tốt, tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng hợp lý, chó Ngao Tây Tạng có thể sống tới 14 năm.

Hiện nay, ở nước ta, đã có nhiều ca chó tây tạng được sinh đẻ thành công, nhưng với khí hậu không tương thích, bộ lông, gen và tính cách của chúng không được như những chú chó được sinh sống và phát triển trên vùng đất Tây tang huyền bí kia.

Đội quân chó săn thiện chiến và đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam

Gabe |
Đội quân chó săn thiện chiến và đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam
Ảnh minh họa

Đó chính là đội quân "chó săn" đầy thiện chiến của Nguyễn Xí, một danh tướng dưới trướng Bình Định Vương Lê Lợi.



Nguyễn Xí (1396-1465) là 1 vị đại tướng tài năng, đức độ dưới trướng Bình Định Vương Lê Lợi. Ông được coi như "Khai quốc công thần" của nhà Hậu Lê và từng phò tá đến 4 đời vua, 1 kỷ lục trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Xí cùng anh trai đi theo Lê Lợi từ nhỏ do có mối quan hệ thân tình từ đời cha ông. Chưa đầy 10 tuổi, ông đã tỏ ra thông minh xuất chúng, vũ dũng hơn người nên Lê Lợi hết mực yêu quý và tin tưởng. Nguyễn Xí cũng là 1 trong số những những người từng trải qua hoạn nạn sóng gió với Bình Định Vương từ những ngày đầu khởi nghĩa!
Đội quân chó săn thiện chiến và đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam - Ảnh 1.
Hình ảnh Nguyễn Xí cưỡi voi đánh trận. Ảnh: Viettoon
Cảm thấy tin dùng được, Lê Lợi giao cho Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn lớn tới hơn 100 con. Khi đó, ông dùng tiếng nhạc làm hiệu lệnh, đàn chó nghe theo, lúc đến lúc đi đều nhau như một. Lê Lợi có ý khen ngợi, và cho là có tài năng làm tướng.
Đội khuyển quân đáng sợ của Nguyễn Xí
Ngoài tài cầm quân đánh trận, Nguyễn Xí vô cùng thông minh, linh hoạt, biến chính đàn chó săn kia trở thành 1 đoàn khuyển quân đầy uy lực, đáng sợ.
Vào đầu xuân Canh Thân năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, phát động khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, lúc này Nguyễn Xí cũng đi theo và có cơ hội phát lộ tài năng của mình. Ông đại phá Vương Thông, cùng các tướng tiêu diệt 5 vạn quân địch, bắt sống hơn 1 vạn, ép quân Minh phải lui về Đông Quan (Thăng Long) cố thủ.
Nói về đoàn khuyển quân, chúng được Nguyễn Xí huấn luyện bài bản, chu đáo, tất cả đều điều khiển bằng hiệu lệnh, tiếng nhạc nên từ ăn, ngủ hay tấn công phá địch đều thực hiện răm rắp theo ý chủ nhân, trở thành 1 đội quân đặc biệt mà vô cùng hiệu quả.
Khi tấn công, chúng nghe theo hiệu lệnh mà sẵn sàng lao vào cắn xé kẻ địch không thương tiếc, từ đó khiến cho đội hình của kẻ thù rối loạn, giúp quân ta giành được khí thế cũng như lợi thế khi tấn công. Đoàn khuyển quân này đáng sợ đến nỗi, Mã Kỳ, 1 viên tướng nhà Minh mỗi lần nghe tới là đã kinh sợ.
Có những lúc quân ta rơi vào thế yếu, bị bao vây, cắt nguồn lương thực, đàn chó săn thiện chiến này lại được Nguyễn Xí biến thành những thợ săn điệu nghệ đi săn thú, bắt chim làm lương thực cho quân đội!
Kinh điển hơn, Nguyễn Xí làm giống theo kế "Người rơm mượn tên" của Gia Cát Lượng. Ông buộc những chiếc đạc ngựa vào cổ đàn chó, nên khi chúng chạy sẽ có tiếng giống như có đoàn kị mã đang tiến đến. Sau đó, cứ tới đêm, Nguyễn Xí dẫn quân vây trại địch, trống chiêng ầm mĩ rồi cho đàn khuyển quân chạy xung quanh.
Quân địch nghe thấy tưởng bị đánh úp nên sợ hãi, bắn tên ra như mưa. Nguyễn Xí cứ làm vậy vài lần là có thể thu về cho nghĩa quân hàng ngàn, hàng vạn mũi tên địch mà không tốn 1 binh 1 tốt nào.
Trong suốt hơn 10 năm chiến tranh, Nguyễn Xí cùng đoàn quân đặc biệt của mình đã tham gia vào vô số trận đánh, đóng góp 1 phần nhất định vào chiến thắng của nghĩa quân. Trong đó có nhiều trận quan trọng như vây hãm Đông Quan, công thành Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống hơn 10 vạn quân địch (1427)
Đội quân chó săn thiện chiến và đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam - Ảnh 2.
Đội quân chó to lớn trong lịch sử thế giới. Ảnh minh họa
Trong lịch sử thế giới, việc sử dụng những đoàn khuyển quân không phải là mới. Từng có ghi nhận, vào thế kỷ thứ 7 TCN, thành bang Magnesia của Hy Lạp cổ đại cũng đã sử dụng những chú chó lớn trong đội quân của mình, có những con nặng tới hơn 100kg.
Nhiệm vụ chính của chúng là làm tiên phong, tấn công gây rối loại đội hình địch. Những chú chó này khi đó được đối đãi công bằng như những người lính khác, thậm chí còn được trang bị áo giáp gai để bảo vệ cơ thể.
Lời bình
Những con chó tưởng như vô hại vì vốn chỉ được dùng làm con vật giữ nhà lại bỗng chốc trở thành một đội quân tinh nhuệ; không những thế đội quân ấy lại được dùng để thi triển kế "mượn tên" như Gia Cát Lượng Khổng Minh, Nguyễn Xí quả thực là một dũng tướng đại tài, hiếm có của nước Việt.
Với những con người như thế cứ lần lượt xuất hiện qua hàng ngàn năm lịch sử, giặc xâm lược phương Bắc không liên tiếp thật bại, rước nhục ê chề, nể sợ nước Nam mới là lạ!

Tượng binh: Nỗi khiếp đảm kinh hoàng của đế chế Ba Tư thời cổ đại

Hoa Hướng Dương |
Tượng binh: Nỗi khiếp đảm kinh hoàng của đế chế Ba Tư thời cổ đại
Mỗi con voi chiến có giá trị tương đương với cả một đội quân tinh nhuệ!

Thời cổ đại, tượng binh (voi chiến) được đánh giá rất cao, chúng được ví rằng: Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua!



Ở thời cổ đại, khi mà các vũ khí còn thô sơ và kém hiệu quả thì những con vật như ngựa, voi, lạc đà... lại trở thành yếu tố quyết định đến sự thành bại của cuộc chiến.
Chúng đóng góp không nhỏ tới cục diện trận chiến và đôi khi trở thành thế mạnh của một đội quân.
Nếu như đế chế Mông Cổ hùng mạnh được phát triển trên lưng ngựa làm kẻ thù khiếp sợ thì quân đội Ba tư lại làm kẻ thù ám ảnh với hình ảnh quân đoàn voi hùng hậu.
Điều gì khiến đội quân Ba tư trở nên hùng mạnh nhất thời cổ đại?

Tượng binh là đội quân vô cùng hùng mạnh.
Tượng binh là đội quân vô cùng hùng mạnh.
Voi chiến hay tượng binh là một lực lượng chiến đấu tiên phong được huấn luyện nhằm công phá, phá vỡ hàng ngũ, dày xéo kẻ địch.
Hình thức chiến đấu này rất độc đáo vì không phải ở đất nước, quân đội nào cũng có thể vì nó còn tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng đất nước.
Mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó lan truyền sang Đông Nam Á và Trung Đông tới tận Địa Trung Hải, nhưng voi chiến chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ ở đế chế Ba Tư.

Phương Tây phát triển voi chiến ít hơn phương Đông.
Phương Tây phát triển voi chiến ít hơn phương Đông.
Có thể thấy ở phương Tây, tượng binh không thực sự phát triển mấy so với ngựa chiến, phần nhiều vì lượng voi ở bản địa khan hiếm.
Trái lại, ở phương Đông vì môi trường lý tưởng cho loài voi sinh sản, nên hình thức voi chiến trở nên phổ biến hơn.

Đội quân voi khiến mọi đội quân đều kiêng dè.
Đội quân voi khiến mọi đội quân đều kiêng dè.
Mãi tới sau này, khi súng đại bác được phát minh thì voi chiến mới bị vô hiệu hóa. Khiến hình thức này trở nên ít hơn và nếu có cũng chỉ vì mục đích chuyên chở, kéo gỗ…
Vậy trong số nhiều nước sử dụng voi chiến, tại sao Ba Tư lại là nước khai thác tối đa thế mạnh để trở thành quân lực hùng mạnh nhất lúc bấy giờ?
1. Voi có hiệu quả cao trong đánh trận

Quân Ba tư có sức mạnh nhờ vào quân đoàn voi lớn mạnh.
Quân Ba tư có sức mạnh nhờ vào quân đoàn voi lớn mạnh.
Theo đánh giá của những nhà quân sự tài ba, mỗi con voi chiến có giá trị tương đương với cả một đội quân tinh nhuệ!
Thời cổ đại, văn minh Ấn Độ đề cao giá trị của loài voi trong chiến tranh. Họ ví rằng "Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua, hay có lòng can đảm mà đánh bằng tay không".

Ba tư khiến các đội quân khác cũng phải khiếp sợ.
Ba tư khiến các đội quân khác cũng phải khiếp sợ.
Đây cũng là điều dễ hiểu vì voi là sinh vật lớn nhất trên cạn, có sức mạnh và sức tấn công ghê gớm hơn bất cứ sinh vật nào, kể cả thú dữ.
Trong lịch sử, thậm chí nữ hoàng Semiramis của Đế chế Assyria khi tấn công Ấn độ, do biết Ấn độ có lực lượng tượng binh hùng hậu nên cũng làm giả quân đội voi bằng hình nộm, nhưng vẫn thua trận trước đàn voi “xịn”.
Do đó có thể thấy, những người cầm quân rất xem trọng và dè chừng lực lượng voi chiến và đánh giá cao khả năng tấn công của chúng.
2. Đế chế Ba Tư phát triển tượng binh tới đỉnh cao

Người Ba tư sử dụng voi chiến rất thuần thục.
Người Ba tư sử dụng voi chiến rất thuần thục.
Voi được quan tâm, nuôi dưỡng và sử dụng như một nguồn tài nguyên “sống” của đế chế Ba Tư. Chính nhờ nó, quân đội Ba Tư đã cản trở bước tiến của Alexandros đại đế.
Trong trận Gaugamela (331 TCN) người Ba Tư triển khai binh đoàn voi chiến đặt tại trung tâm hàng ngũ và trở thành nòng cốt chủ lực cho quân đội khiến cho quân Macdonia thiện chiến dũng mãnh cũng phải khiếp sợ.

Sức mạnh của một con voi bằng hàng trăm người.
Sức mạnh của một con voi bằng hàng trăm người.
Alexandros Đại đế thậm chí còn phải làm lễ Hiến tế cho vị thần sợ hãi đêm trước trận chiến.
Sau đó, dù thắng trận nhưng ấn tượng sâu sắc với những con voi của kẻ thù, ông đã chiếm lấy đàn voi này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.
theo Trí Thức Trẻ

Tượng binh Đại Việt huyết chiến kỵ binh Nguyên Mông: Long tranh hổ đấu


In bài viết
Một trận tượng binh đấu với kỵ binh thời trung cổ
  Binh lính Đại Việt ở trên lưng voi dùng cung tên bắn và dùng kích, câu liêm để đánh giết kỵ binh Mông Cổ, hỗ trợ đắc lực cho bộ binh Đại Việt tấn công trực diện vào chân và bụng ngựa các vũ khí như gươm, đao, rìu, giáo, kích…

1. Bối cảnh, kế hoạch, chuẩn bị của hai bên :
Bấy giờ là ngày 17.1.1258 (12 tháng Chạp năm Đinh Tỵ 1257 Âm lịch), vua Trần Thái Tông ngự giá thân chinh, bày trận ở Bình Lệ Nguyên (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), tại khu vực làng Hương Canh và phụ cận, bờ nam sông Phan (phụ lưu sông Cà Lồ). Đội hình quân Đại Việt có tượng binh dàn hàng ngang tại tiền quân che chắn cho hàng hàng lớp lớp bộ binh, kỵ binh phía sau. Vua Trần Thái Tông được sự hộ vệ của các hiệu Cấm quân, chọn một điểm cao thoáng để quan sát và chỉ huy. Tháp tùng theo vua có nhiều quan lại và tướng lĩnh trong triều đình. Bất luận quan văn hay võ, ai ai cũng mặc giáp cầm gươm, sẵn sàng xông pha tên đạn.
Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân Mông Cổ tiến sang Đại Việt với ý định sẽ nhanh chóng tiêu diệt đất nước ta. Tốc chiến tốc thắng là sở trường của viên tướng này cũng như những binh lính dưới tay y. Quân Mông Cổ kéo đến vùng Bình Lệ Nguyên thì đụng độ quân Đại Việt bày trận chờ sẵn. Kỳ thực, việc đụng độ quân Đại Việt ở bên ngoài thành trì và chiến lũy chính là điều mà binh tướng Mông Cổ mong muốn. Quân Mông Cổ có khả năng đánh dàn trận quy ước cực kỳ tốt, đã đánh bại nhiều đạo quân đông đảo và tinh nhuệ, trang bị tối tân trên thế giới. Những cuộc công phá các thành trì đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn là đánh bại đối phương bên ngoài thành. Nhận được tin mà du binh báo về, Ngột Lương Hợp Thai lập tức lên kế hoạch “đánh nhanh, diệt gọn” quan quân nhà Trần. Y chia quân làm ba thê đội để vượt sông tấn công.
Đội thứ nhất do tướng Triệt Triệt Đô chỉ huy lĩnh nhiệm vụ tiên phong, dẫn một đạo kỵ binh nhanh nhẹn nhất tiến về hướng hạ lưu sông Phan để vượt sông, rồi vòng ra phía sau trận tuyến của quân Đại Việt tìm cướp thuyền. Ngột Lương Hợp Thai lệnh cho Triệt Triệt Đô: “Quân ngươi khi đã qua sông, đừng đánh chúng vội, chúng tất đến chống lại ta. Phò mã theo sau cắt hậu quân của chúng. Ngươi rình cướp lấy thuyền. Quân Man nếu tan vỡ chạy ra sông, không có thuyền tất bị ta bắt” (theo Nguyên sử). Cánh quân này ước chừng có khoảng 5000 quân.
Đội thứ hai do chính Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ước chừng 3 vạn quân, theo kế hoạch vượt sông tấn công mở màn vào chính diện quân Đại Việt. Đội quân này lấy những hàng binh Đại Lý dàn ở các hàng phía trước để hứng chịu nhiều thương vong, kỵ binh Mông Cổ đi sau để hỗ trợ và tung đòn quyết định.
Đội thứ ba do phò mã Mông Cổ là Hoài Đô cùng tướng A Truật con trai của Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, cầm đầu những kỵ binh Mông Cổ giỏi nghề cung tên nhận nhiệm vụ đánh tạc sườn quân Đại Việt, rồi vòng đánh sâu vào hậu tuyến quân Đại Việt để cắt đứt sự liên lạc giữa tiền quân và hậu quân Đại Việt, làm cho quân Đại Việt trước sau không thể tiếp ứng lẫn nhau. Ước chừng đội quân này có hơn 5000 quân.
Kế hoạch của quân Mông Cổ có vẻ khá chu đáo, với mưu toan diệt gọn quân chủ lực Đại Việt, giết hoặc bắt sống vua Trần chỉ trong một trận. Thế trận của quân Đại Việt là thế trận tĩnh của một đạo quân đặc trưng vùng đồng bằng, thế trận của quân Mông Cổ là thế trận năng động của những sắc dân sống bằng nghề du mục và săn bắn.
2. Diễn biến trận chiến
Bàn định xong xuôi, các cánh quân Mông Cổ theo kế hoạch mà di chuyển. Nhưng thực tế tình hình đã không diễn ra như tướng Ngột Lương Hợp Thai tiên liệu. Tướng Triệt Triệt Đô vượt sông ở hướng hạ lưu, tưởng rằng có thể vượt khỏi tầm quan sát của cụm quân chính phía Đại Việt để tiến đến bến thuyền. Tuy nhiên, quân của Triệt Triệt Đô đã bị phát hiện và đụng độ với một toán hậu quân Đại Việt. Triệt Triệt Đô cùng toàn đội tiên phong Mông Cổ buộc lòng phải quay ngựa lại giao chiến. Mặc dù quân ta bị thiệt hại nhiều hơn khi đánh với quân của Triệt Triệt Đô, nhưng quân tiếp ứng kéo tới ngày một đông. Triệt Triệt Đô mãi đánh với hậu quân Đại Việt, không thể tiếp tục nhiệm vụ cướp thuyền nữa.
Bấy giờ Ngột Lương Hợp Thai từ bên kia sông thấy bên Đại Việt biến trận, lại thấy cát bụi tung mù từ một góc trận tuyến Đại Việt, biết là đã có giao chiến. Y liền lập tức cho trung quân vượt sông tiếp ứng. Chờ cho cánh quân Mông Cổ vừa lên được bờ nam sông Phan, vua Trần Thái Tông hạ lệnh cho đội tượng binh nhất loạt xông lên, theo sau là các hàng quân kỵ và bộ. Quân Mông Cổ cố gắng tiến lên không lùi, toàn đội rốt cuộc cũng qua được sông, làm thành thế tựa lưng vào sông mà đánh. Các hàng quân phía trước của quân Mông Cổ với nhiều binh lính người Đại Lý chịu tổn thất nặng nề trước sức mạnh càng lướt của tượng binh Đại Việt. Kỵ binh Mông Cổ xông lên giáp chiến cũng không chống nổi voi. Binh lính Đại Việt ở trên lưng voi dùng cung tên bắn và dùng kích, câu liêm để đánh giết kỵ binh Mông Cổ, hỗ trợ đắc lực cho bộ binh Đại Việt tấn công trực diện vào chân và bụng ngựa các vũ khí như gươm, đao, rìu, giáo, kích … Không giáp chiến được với tượng binh, kỵ binh Mông Cổ chọn các cụm bộ binh và kỵ binh Đại Việt mà xông vào, rồi di chuyển xung quanh tượng binh mà bắn tên. Với chiến thuật này thì kỵ binh Mông Cổ mới chứng tỏ được sự vượt trội của mình. Thế trận dằn co bất phân thắng bại.
Cánh trung quân Mông Cổ giao chiến với tiền quân Đại Việt không lâu thì hậu quân Mông Cổ vượt sông vừa sang tới. Cánh quân này có nhiều tay kỵ cung thiện xạ. A Truật cho quân nhắm vào vòi và mắt voi mà bắn tên tới tấp, lại nhắm bắn vào quản tượng. Cung tên Mông Cổ bắn nhanh, xa và rất chính xác dù người bắn cung cùng ngựa chiến di chuyển liên tục. Dẫu cho tượng binh Đại Việt đều có chở lính bắn tên trên lưng voi, có lợi thế bắn tên từ trên cao nhưng số lượng rất hạn chế. Vài trăm thớt voi thì cũng chỉ có khoảng ngàn tay cung, không đấu cung tên nổi với kỵ cung Mông Cổ. Nhiều voi chiến bị trúng tên vào chỗ yếu huyệt như mắt, vòi. Voi đau đớn, hoảng sợ quay đầu chạy loạn, giẫm cả vào người ngựa quân Đại Việt. Trận thế của ta do vậy mà lộ ra sơ hở, quân Mông Cổ chớp lấy cơ hội, theo đường voi chạy mà đánh thọc sâu vào trận tuyến Đại Việt. Quân ta kiên cường chống trả, gây cho địch khá nhiều thiệt hại.
Tuy vậy, kỵ binh Mông Cổ dần chiếm thế chủ động nhờ giáp tốt, ngựa khỏe và di chuyển nhanh. Địa hình Bình Lệ Nguyên lại khá bằng phẳng, nền đất cứng, thuận lợi cho kỵ binh thảo nguyên thi thố hết sở trường. Quân Mông Cổ dùng chiến thuật chia cắt và diệt từng cụm một, khiến cho quân Đại Việt thiệt hại nhiều mà không thể chặn được đà tiến của địch. Chẳng mấy chốc, những tên lính Mông Cổ đã tràn tới giao chiến với quân hộ vệ của vua Trần Thái Tông. Vua lúc này đang quan chiến và điều tiết trận đánh, thấy vậy bèn tuốt gươm xông lên, cùng quân sĩ lăn xả giết địch, khí thế quân Đại Việt do đó mà tăng lên bừng bừng. Các hiệu quân tinh anh của Đại Việt cùng cả những quan chức trong triều đều hăng hái chiến đấu cạnh nhà vua, đánh bật nhiều quân Mông Cổ trở lại. Trận tuyến hai bên nhiều chỗ đan xen vào nhau, cuộc hỗn chiến dữ dội vẫn tiếp diễn…
Quốc Huy

Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh

T.Tùng ,    4 năm trước
Bình luận 0

Kỵ binh là những gì tinh túy và ngoạn mục nhất của nghệ thuật chiến đấu thời trung cổ. Từ những bộ phim dã sử dù là bối cảnh Âu hay Á thì cảnh những chàng hiệp sĩ trên lưng ngựa khiên giáp sáng ngời, gươm tuốt trần càn lướt đội hình địch luôn thật hào hùng và hoành tráng. Vậy còn thực tế thì như thế nào ?


Kỵ Binh

Kỵ binh (Cavaleria) ban đầu là những người lính cưỡi ngựa và chiến đấu dưới đất khi đã tới chiến trường, sau này mới hình thành nên nghệ thuật chiến đấu trên lưng ngựa và trở thành những kỵ binh đúng nghĩa.Có thể nói điều này đã xuất hiện rất sớm và được mô tả trên những bức phù điêu trong cung điện các vị vua xứ Babylon, của người Celtic hay từ nền văn minh Tây Á cổ. Chứng tỏ một điều, con người sử dụng ngựa trong việc chiến đấu đã xuất hiện cách đây ít nhất đầu thiên niên kỉ thứ 1 trước công nguyên. Người Hy Lạp và Trung Hoa là những người đã xây dựng nên đội quân kỵ binh chính quy đầu tiên trên thế giới.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 1

Không chỉ dùng ngựa, các kị binh còn sử dụng hầu hết những con vật có thể thuần hóa được và sử dụng nó như ngựa chiến. Điển hình là lạc đà và voi. Trường hợp sử dụng chiến xa ngựa kéo như người Hy lạp và Ai cập cũng có thể tính là kỵ binh ( Chariot ).

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 2

Trong những bức tranh Trung Cận Đông mô tả cảnh những chú lạc đà sánh bước cùng ngựa chiến trong những binh đoàn đa sắc tộc. Thậm chí cho đến hiện tại vẫn còn những binh đoàn lạc đà vẫn còn tồn tại ở vùng Saudia Arabia. Luận về tốc độ lạc đà không bằng ngựa nhưng chúng lại được huấn luyện tốt để thích ứng với điều kiện chiến đấu trên sa mạc khô cằn. Sức chiu đựng của lạc đà cũng tốt hơn ngựa khá nhiều.

Về loài ngựa thì sự tồn tại của nó có lẽ quyết định cho sự phát triển của cả một đế chế, thậm chí là thay đổi lại toàn bộ lịch sử thế giới. Người Mông Cổ là một ví dụ điển hình.

Ban đầu người Mông Cổ chỉ là nhóm những bộ tộc đơn lẻ sinh sống trên vùng thảo nguyên bán sa mạc. Những cư dân thảo nguyên này còn khá hoang dã và thiểu số, họ sinh sống bằng cách chăn thả súc vật trên đồng cỏ và hoàn toàn không biết gì về nông nghiệp. Vào đầu thế kỉ XI, vùng đất bán sa mạc Trung Á  khí hậu bỗng trở nên tốt hơn. Mưa nhiều khiến cỏ trở nên cao và dày hơn, điều này thúc đẩy sự phát triển của 5 loài gia súc : ngựa, cừu, dê, lạc đà và bò của người Mông Cổ. Thức ăn cũng phong phú hơn theo đó cư dân thảo nguyên cũng tăng dần.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 3

Và rồi điều gì cần đến cũng phải đến, cuối thế kỷ XII nơi đó đã hình thành một đạo quân khổng lồ mà Thành Cát Tư Hãn đã dẫn đầu vào các chiến dịch chinh phạt. Đạo quân đó gồm các đội kỵ binh với hàng chục ngàn kỵ sĩ. Ngựa Mông Cổ thấp bé, song rất khỏe, đặc biệt dai sức và dễ nuôi. Hơn thế nữa, trong những cuộc chinh phạt dài ngày, những chiến binh Mông Cổ mệt mỏi vì đói và khát có thể dùng dao khoét lỗ nhỏ trên cổ con ngựa và uống máu nóng của nó. Những trận chiến của họ chủ yếu là để cướp bóc và đốt phá một cách tàn bạo, rất ít có sự chống trả.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 4
Những trận đánh theo phong cách lấy thịt đè người của người Mông Cổ

Nói một cách đơn giản chính những trận mưa trên vùng Trung Á đã tạo ra một đạo quân khát máu bậc nhất thế giới khiến cả Châu Âu và Châu Á phải run sợ. Tuy nhiên đạo kỵ binh tàn bạo này lại bị chặn đứng tại Việt Nam không chỉ bởi chiến thuật quân sự điêu luyện của các danh tướng nước ta mà còn gặp phải những điều kiện chiến đấu khác lạ của đất nước nhiệt đới xa xôi này. Đó chính là tượng binh.

Tượng binh

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 5

Tượng binh ( voi chiến ) là một lực lượng đặc biệt hiếm khi sử dụng trong các trận chiến nhưng khi đã sử dụng thường rất hiệu quả. Trong suốt thời kì cổ đại cho đến trung cổ, tượng binh không được phát triển ở Châu Âu nhưng ở vùng Trung Á và Châu Á thì lực lượng tượng binh khá phát triển. Có lẽ một phần là do phương Đông có mối trường thích hợp cho loài voi sinh trưởng . Tượng binh thực sự rất mạnh mẽ, có thể coi là những cỗ xe tăng càn quét chiến trường dù với số lượng ít ỏi.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 6

Tuy nhiên không phải trận chiến nào cũng thích hợp sử dụng tượng binh. Tượng binh chỉ thích hợp khi đối mặt với một lực lượng đông đảo quân địch ở vị trí thoáng rộng hơn là đuổi theo những tên lính lẻ tẻ ở nơi có địa hình phức tạp. Voi rất khỏe và hung dữ, ngay cả những lực lượng hùng mạnh như đội hình Phalanx cũng khó mà đối đầu nổi. Vì loài voi có hình thể khổng lồ nên chỉ cần dẫm đạp càn qua là có thể phá vỡ bất kì đội hình hay thế trận tác chiến nào. Da voi cũng đủ dày để chống lại các loại cung tên, giáo mác nếu lực đâm không quá mạnh. Người Ấn Độ trước mỗi trận chiến thường cho voi uống rượu khiến nó trở nên hung bạo và đáng sợ hơn rất nhiều. Đối mặt với tượng binh thì hầu hết các đạo quân đều mất hết sĩ khí, tinh thần và nhanh chóng rơi vào tình trạng hoảng sợ.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 7

Từ thời cổ xưa ở Bắc Phi và Ấn Độ đã có tượng binh. Mọi người đều biết rằng vào thế kỷ III trước công nguyên, vị tướng kiệt xuất Hannibal ( được mệnh danh là cha đẻ của chiến thuật đánh trận) chỉ huy quân đội Carthage (một quốc gia ở Bắc Phi) đã đập tan những đạo quân La Mã nhờ sự trợ giúp của những con voi chiến. Ngoài ra, theo như truyền thuyết kể lại, Hannibal không cần cử quân trinh sát địch, bởi những chú voi cách xa hàng chục cây số đã ngửi được mùi của quân lính La Mã. Ấy là do người La Mã thường bỏ vào thức ăn của mình rất nhiều hành. Voi bắt mùi hành rất nhạy. Thế nhưng khi ở trên núi cao có tuyết rơi và thời tiết giá lạnh, những chú voi chiến của Hannibal đã chết.


Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 8

Ở Việt Nam, voi chiến đã thể hiện ưu thế khi đối đầu với kỵ binh Mông Cổ và những đạo quân khác. Vào thế kỉ 17, riêng chuồng voi ở kinh đô Thăng Long có trên 200 con, nếu tổng huy động có thể lên đến 2000 thớt voi trận cho một trận chiến. Đây là một lực lượng hùng mạnh và ghê gớm, có khả năng phá vỡ trận địa quân địch trên phạm vi rộng, gây kinh hoàng trong hàng ngũ địch. Trong những trận chiến của vị tướng vĩ đại Quang Trung, đại pháo đã được đặt trên lưng voi chiến và biến nó thành một chiếc xe tăng đúng nghĩa, điển hình là trận đánh thành Ngọc Hồi làm quân Mãn Thanh phải kinh hoàng khiếp đảm.Tượng binh không phải cánh quân chủ lực của Đại Việt nhưng thực tế cho thấy voi đã được huấn luyện và sử dụng chiến đấu ở nước ta ít nhất là từ thời Hai Bà Trưng ( khoảng năm 40 sau công nguyên).


Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 9
Hai Bà Trưng trên lưng chiến tượng

Ý nghĩa và chiến thuật của Kỵ binh

Kỵ binh có thể chia làm 2 loại chính : Trọng kỵ ( thiết kỵ binh – Heavy Cavalry ) và Khinh kỵ ( Light Cavalry )

- Trọng kỵ binh là lực lượng binh chủng được trang bị giáp nặng cho cả người và ngựa. Những bộ giáp này cực kì chắc chắn và có khả năng bảo vệ kị sĩ rất tốt cho dù là đối mặt với bộ binh hay cung thủ. Về sau các kị sĩ còn được trang bị thêm khiên để chống lại trường thương (pikemen – sinh ra để counter kỵ binh ) . Kỵ binh nặng đóng vai trò là tiền quân, tiên phong thường xung phong chọc thẳng vào trung quân địch với một đội hình rất quy củ. Với bộ giáp dày và nặng cộng thêm quán tính từ tốc độ chạy của ngựa, những cú húc kiểu này làm tan vỡ đội hình đối phương một cách mau chóng.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 10
Những hiệp sĩ thập tự chinh với cú Charge tê giác húc

Thời kỳ của các hiệp sĩ Thập tự chinh có chiến thuật dành cho các kỵ binh rất nổi tiếng: họ sử dụng giáo dài lao thẳng ( Charge ) vào đội hình quân địch, bẻ gẫy xương sống của các cánh quân một cách nhanh chóng. Những con ngựa có tốc độ cực nhanh hỗ trợ cho giáo dài có khi lên đến 5 mét xọc thẳng vào trung quân của địch rồi mau chóng tản ra 2 cánh chuẩn bị cho cuộc Charge tiếp theo. Trong khi đó đội hình kỵ binh phía sau tiếp tục tấn công vào đúng vị trí đó dần dần xé lẻ thế trận quân địch . Các tài liệu xưa ghi lại rằng những cuộc xung phong của những hiệp sĩ Thập tự chinh kiểu này là không thể ngăn chặn được.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 11
Thiết kỵ binh Mông Cổ và tư trang


Chiến thuật dành cho trọng kỵ binh cũng rất phong phú dựa trên đặc điểm là sự linh hoạt và mạnh mẽ . Ở phương Đông lại thịnh hành loại thiết kỵ khải mã ( Cataphract ) , họ sử dụng loại giáp xích ( Chainmail armour ) cho cả kị sĩ lẫn ngựa. Loại giáp này nhẹ hơn loại trọng giáp mà các kỵ sĩ Châu Âu mặc nên họ có thể sử dụng nhiều loại vũ khí một cách linh hoạt hơn, từ rìu chiến, đơn thủ kiếm, chùy và đặc biệt là cung nỏ. Từ đó hình thành nên lối những lối đánh cực kì đa dạng của kị binh Catapharact khiến cho người La Mã bó tay và khiếp sợ suốt một thời gian dài.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 12
Một Catapharact với giáp trụ chắc chắn cho cả ngựa

- Khinh kỵ binh: khinh kỵ là đội quân cưỡi ngựa nhỏ, chạy nhanh và dẻo dai. Kỵ sĩ được trang bị nhẹ với vũ khí chủ yếu là kiếm, gươm và khiên. Khinh kỵ đặc biệt thích hợp cho những chiến thuật mang tính lưu động, đánh chặn sườn, quấy rối, đánh úp,do thám, truy đuổi và rút lui trong khoảng khắc.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 13
Đạo khinh kỵ có cánh bất bại Winged Hussar của Balan

Quân đội Mông Cổ là một ví dụ điển hình cho lối đánh của khinh kỵ ( mặc dù họ cũng có rất nhiều trọng kỵ ). Sử sách ghi lại rằng: “ trăm quân kỵ tản ra có thể vây bọc vạn người, nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm. Khi thắng quân đến nhanh như từ trên trời rơi xuống, khi thua quân rút nhanh như chớp vậy “ . Tất cả đều nói lên sự linh hoạt đến đáng sợ của khinh kỵ Mông Cổ.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 14
Thế hồi mã cung ưa thích của kỵ binh Mông Cổ

Trong trận chiến ở Wahlstadt quân Mông Cổ đã làm cho người Châu Âu bối rối vì kẻ địch bỗng nhiên xuất hiện ở khắp nơi và chẳng có đội hình nào cụ thể. Họ di chuyển lung tung không có kèn trận hay reo hò như các trận chiến ở Châu Âu mà các mệnh lệnh được truyền đạt bằng quân kì. Thậm chí ngay cả khi trận chiến đã bắt đầu người Châu Âu cũng không thể nắm rõ quân số chính xác của đội quân Mông Cổ mình đang đối đầu.

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 15
Hiệp sĩ Giéc manh vs kỵ binh Mông Cổ

Người Mông Cổ rất thành thạo trong nghệ thuật bao vây nhưng một sự thật là họ rất ngại đối đầu trực tiếp mà thường sử dụng cung tên khi đang trên lưng ngựa. Việc vừa phi ngựa với tốc độ cao vừa bắn tên hay xoay người bắn ngược chính xác vào kẻ thù đang truy đuổi là việc bất kì kỵ binh Mông Cổ nào cũng có thể làm được.

Vũ khí của các kỵ binh cũng rất đa dạng. Từ kiếm, cung, chùy chiến, rìu chiến, thương dài, đao dài đến các loại chùy xích …

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 16

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 17

Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 18


 Phần tiếp theo sẽ nói về top 10 đạo kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử thế giới. Vậy chiến thuật, phong cách hay lý tưởng chiến đấu là thứ đem lại sức mạnh vô địch cho họ. Hãy tìm lời giả ở phần sau.

Trận huyết chiến giữa voi chiến binh và hổ dữ trên đấu trường Huế

Thứ Hai, 02/12/2013 13:26  
Trải qua hàng trăm năm với bao biến thiên lịch sử, đến nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ được những vết tích của một đấu trường độc nhất vô nhị trên thế giới - đấu trường Hổ quyền, đây không chỉ là nơi từng diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu giữa hai loài voi - hổ, mà còn là cuộc thị uy quyền lực tuyệt đối của triều đại nhà Nguyễn.


Tượng binh (voi chiến) là một lực lượng đặc biệt, hiếm khi sử dụng trong các trận chiến nhưng một khi đã sử dụng thường rất hiệu quả. Những đội Tượng binh thực sự rất mạnh mẽ, được xem là những "cỗ xe tăng" càn quét mọi chiến trường... Để xây dựng được một đội tượng binh hùng mạnh có nhiều phương pháp, nhưng cái cách mà nhà Nguyễn sử dụng để huấn luyện voi chiến đã khiến cho cả thế giới phải ngả mũ kính phục.

Chiến thần hay những “cỗ xe tăng” cổ đại


Tượng binh là một lực lượng đặc biệt, có sức công phá vô cùng khủng khiếp trên chiến trường, tuy nhiên không phải trận chiến nào cũng thích hợp sử dụng tượng binh. Tượng binh chỉ thích hợp khi đối mặt với một lực lượng đông đảo quân địch ở vị trí thoáng rộng hơn là đuổi theo những tên lính lẻ tẻ ở nơi có địa hình phức tạp. Voi chiến rất khỏe và hung dữ, chỉ cần dùng thân hình khổng lồ của mình càn qua giẫm đạp là có thể phá vỡ bất kỳ đội hình hay thế trận tác chiến nào. Da voi cũng đủ dày để chống lại các loại cung tên, giáo mác nếu lực đâm không quá mạnh. Đối mặt với tượng binh thì hầu hết các đạo quân đều mất hết sỹ khí, tinh thần và nhanh chóng rơi vào tình trạng hoảng sợ.

Ở Việt Nam, Tượng binh không phải cánh quân chủ lực của Đại Việt nhưng thực tế cho thấy voi đã được huấn luyện và sử dụng chiến đấu ở nước ta ít nhất là từ thời Hai Bà Trưng (khoảng năm 40 sau công nguyên). Những năm sau đó, voi chiến đã thể hiện ưu thế khi đối đầu với kỵ binh Mông Cổ và những đạo quân khác. Đặc biệt, vào thế kỷ 17, riêng chuồng voi ở kinh đô Thăng Long có trên 200 con. Nếu tổng huy động voi chiến trên toàn quốc có thể lên đến 2.000 con voi trận cho một trận chiến.

Đây là một lực lượng hùng mạnh và ghê gớm, có khả năng phá vỡ trận địa quân địch trên phạm vi rộng, gây kinh hoàng trong hàng ngũ địch. Trong những trận chiến của vị tướng vĩ đại Quang Trung, đại pháo đã được đặt trên lưng voi chiến và biến nó thành một chiếc xe tăng đúng nghĩa, điển hình là trận đánh thành Ngọc Hồi làm quân Mãn Thanh phải kinh hoàng khiếp đảm.



Đội tượng binh của nhà Nguyễn. Ảnh tư liệu.

Khi hình thái chiến tranh hiện đại bắt đầu, voi chiến trở nên lỗi thời trước sức mạnh của đại bác. Tuy nhiên, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục huấn luyện voi chiến trong đội cấm binh của quân đội. Các vua Triều Nguyễn cũng được xem là những tín đồ "sùng" voi chiến bậc nhất. Bằng chứng là không chỉ dành nhiều "ưu ái" cho voi trên chiến trường mà ngay sau khi thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long đã cho xây dựng Long Châu Miếu (hay còn gọi là Điện Voi Ré) để thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong đội tượng binh nhà Nguyễn.

Đây là những con voi đã từng "vào sinh, ra tử" lập nhiều công lớn giúp vua Gia Long thống nhất đất nước. Hiện nay, vẫn còn có bốn bài vị đề tên và tước hiệu được vua Gia Long phong cho bốn con voi lập nhiều công trạng gồm: Đô Đốc Hùng Tượng Ré; Đô Đốc Hùng Tượng Bích; Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ và Đô Đốc Hùng Tượng Bôn được đặt trong miếu Long Châu.

Những cuộc săn lùng “chúa tể rừng xanh”


Các triều đại nhà Nguyễn đã tốn không ít công sức và tiền của, thậm chí đổi cả bằng máu để xây dựng nên một đội tượng binh hùng mạnh, thiện chiến bậc nhất trong lịch sử. Một trong những chính sách mà triều Nguyễn áp dụng thành công nhất, đó chính là dùng tiền làm "hoa mắt" các phường thợ săn, khiến họ bất chấp hiểm nguy quyết chí "bán mạng" vào rừng săn hổ dữ về dâng lên vua lĩnh tiền thưởng. Để hợp thức hoá kế hoạch này, nhà Nguyễn đã khéo léo lồng ghép việc này vào chính sách ban thưởng cho quân, dân diệt trừ được nạn thú dữ.

Chuyện ban thưởng cho những quân dân diệt trừ được thú dữ có từ thời vua Gia Long. Năm 1804, năm Gia Long thứ ba, trước nạn thú dữ hoành hành ở nhiều địa phương, vua ban lệ cho các thành, doanh, trấn, đạo, đặc biệt lưu ý đến phàm dân ở chân núi có ác thú ra sức đặt bẫy bắt hổ dữ mỗi con được thưởng 30 quan tiền.

Đến triều Minh Mạng, mức thưởng cho những ai diệt được hổ được triều đình gia tăng, chỉ riêng số tiền thưởng cho mỗi đuôi hổ đã là 10 quan. Tuy nhiên, thấy việc kêu gọi nhân dân săn bắt hổ không mấy hiệu quả nên vua Minh Mạng đưa ra quyết sách thứ hai: "Vì dân trừ hại là trách nhiệm của quan binh". Trên cơ sở đó, vua ban dụ cho khắp Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát các trực tỉnh nếu nghe hạt mình có tin báo về hổ làm hại phải đem binh săn bắt hoặc phái một viên quản vệ quản cơ đến hiệp đồng với viên phủ huyện sở tại đặt cách săn hổ.

Trước nghiêm lệnh ấy của đấng chí tôn, phong trào diệt thú dữ diễn ra rộng khắp địa phương nên từ năm Minh Mạng thứ 9 đến năm thứ 19 (1838), nạn thú dữ càn quấy tạm lắng, thiên tử chẳng phải nhọc tâm ban chỉ dụ kêu gọi, đốc thúc quan binh phải nỗ lực tiêu diệt thú hoang hung dữ như mọi năm. Thế nhưng đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tình hình nghiêm trọng trở lại và vua Minh Mạng lại ban dụ lệnh cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát ở các hạt từ Quảng Bình trở vào Nam nơi nào có nhiều vết qua lại của hổ dữ thì quan tỉnh ấy phải thân hành đem quân, hoặc phái lãnh binh, hoặc phái một viên quản vệ tới hiệp đồng với viên phủ huyện ra sức bắt giết.

Bỏ mạng giữa đại ngàn


Năm Minh Mạng thứ 21, khi hay tin hạt Thừa Thiên (gần kinh thành) lâu nay thú dữ mất tích bỗng dưng xuất hiện vết hổ ra vào, vua Minh Mạng liền phái phó vệ úy Võng Thành đem đến 300 biền binh đi truy lùng hổ dữ với tiền thưởng cao ngất ngưởng, mỗi đuôi hổ được thưởng 30 quan, cao gấp 3 lần phần thưởng năm Minh Mạng thứ 18. Và để tránh việc đang yên lành nay thú dữ xuất hiện, theo lệnh vua, các tỉnh nổi tiếng về nạn thú dữ hoành hành gồm Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa mỗi tháng một lần hoặc vài tháng một lần thường thay phiên nhau đem biền binh tới các rừng rú thuộc hạt săn bắn rộng rãi nhằm xua hết thú dữ để trừ hại cho dân. Như những lần ban dụ khác, lần này thiên tử cũng lưu ý: "Nếu coi thường không quan tâm để săn thú rừng, làm cho dân phải lo, trở ngại cho đường ngựa trạm hoặc đến chậm trễ thì chỉ hỏi tội quan tỉnh ấy".

Vào thời vua Thành Thái, lệ thưởng cho người bắt được cọp rất cao: "Lệ trước bắt được một con cọp chỉ thưởng 30 - 40 quan, nay chuẩn trở đi phàm xã dân bắt được cọp bất kể đường sá xa gần đều cho đem móng, đuôi và bộ da trình nạp, ai bắt được một con cọp thưởng 100 quan". Trong suốt thời gian này, những cuộc săn lùng mãnh hổ đã diễn ra vô cùng khốc liệt, vô số thợ săn và binh lính đã phải bỏ mạng giữa đại ngàn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mãnh hổ bị giết và bắt sống. Những con hổ bị bắt sống được bí mật đưa về kinh thành, cắt hết móng vuốt, nhốt trong chuồng sắt, chờ ngày hội lớn sẽ đem ra hiến tế, làm "địch thủ" cho đội tượng binh hoàng gia giày xéo...  
Vùng đất thiêng của voi chiến

Ông Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế) cho biết, Điện Voi Ré nằm trong quần thể di tích Cố đô được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993 và được Nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1998. Nguyên tại vị trí xây dựng Miếu Long Châu, trước đây đã có mộ một con voi thời các chúa Nguyễn gọi là mộ Voi Ré. Truyền thuyết về mộ Voi Ré được lưu truyền trong dân gian xứ Huế như sau: Trong cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một dũng tướng nhà Nguyễn cưỡi voi chiến đấu với quân Trịnh bị tử trận, con voi thương tiếc chủ đã chạy về phía nam Đồi Thọ Cương rống lên thảm thiết và chết. Người dân trong vùng đắp mộ cho con voi trung liệt ấy và gọi là mộ Voi Ré. Vì thế, sau khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long quyết định xây Long Châu Miếu ngay tại vị trí mộ Voi Ré như là đất đắc địa mà loài voi đã chọn, nên dân gian gọi là Điện Voi Ré.

nguoiduatin.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét