Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 42 (Ninh Bình)

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                      
                                                      Du lịch Tràng An - Ninh Bình
Kết quả hình ảnh cho Ninh Bình 
Bản đồ của Thành phố Ninh Bình Việt NamNinh Bình
Thành phố ở Việt Nam
Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch của tỉnh Ninh Bình. Wikipedia
Diện tích: 18,67 mi²
Khách sạn: Trung bình 3 sao US$ 22. Xem các khách sạn
Thời tiết: 22°C, Gió Đ với 14 km/h, 68% Độ ẩm
Dân số: 160.166 (2014)
Giờ địa phương: Thứ Ba 14:37

                                                      Giới thiệu du lịch Ninh Bình

Ninh Bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ninh Bình
Tỉnh
Codoj6.JPG
Địa lý
Tọa độ: 20°15′03″B 105°58′29″ĐTọa độ: 20°15′03″B 105°58′29″Đ
Diện tích 1.378,1 km²
Dân số (2014)
 Tổng cộng 927.000 người
 Mật độ 673 người/km²
Dân tộc Việt, Mường
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh lỵ Thành phố Ninh Bình
 Chủ tịch UBND Đinh Văn Điến
 Chủ tịch HĐND Trần Hồng Quảng
 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh
Phân chia hành chính 2 thành phố, 6 huyện.
Mã hành chính VN-18
Mã bưu chính 43xxxx
Mã điện thoại 30
Biển số xe 35
Website ninhbinh.gov.vn
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng. Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bình vào vùng duyên hải Bắc Bộ. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giớikhu dự trữ sinh quyển thế giới, Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng phong phú và đa dạng.

Địa lý


Hồ Máy Xay ở trung tâm Tp Ninh Bình

Vị trí

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Ninh Bình nằm ở trọng tâm của nửa phía Bắc Việt Nam, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra.
Điểm cực Đông tại cảng Đò Mười, xã Khánh Thành, Yên Khánh; điểm cực Tây tại rừng Cúc Phương, Nho Quan; điểm cực Nam tại bãi biển gần xã Kim Đông, Kim Sơn và điểm cực Bắc tại vùng núi xã Xích Thổ, Nho Quan. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Thành phố Tam Điệp cách Thủ đô Hà Nội 105 km.

                                                     Chùa Bái Đính Ninh Bình

Địa hình

Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Đỉnh Mây Bạc thuộc rừng Cúc Phương với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình.[2] Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam thuộc 2 huyện Kim SơnYên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Khu rừng đặc dụng Hoa Lư - Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ; Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.

Hành chính

Ban do hanh chinh Ninhbinh.jpg
Ninh Bình có 2 thành phố và 6 huyện (145 đơn vị hành chính cấp xã gồm 121 xã, 17 phường và 7 thị trấn).
Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáoCông giáo Rôma. 15% dân số theo đạo Công giáo. Bản mẫu:Danh sách xã, phường, thị trấn Ninh Bình

Khoáng sản

  • Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.
  • Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.
  • Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53÷540C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.
  • Tài nguyên than bùn: Trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Lịch sử - Văn hóa

Lịch sử

Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang. Thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời thuộc Đông Ngô về sau thuộc Giao Châu, thuộc Lương là châu Trường Yên.
Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An.
Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, và Ninh Bình nằm trong phủ Trường An. Nhưng đến cuối đời Lý có lúc gọi là châu Đại Hoàng Giang
Đầu đời Trần đổi là lộ Trường Yên. Đời Trần Thuận Tông, năm Quang Thắng 10 (1397) đổi trấn Trường Yên làm trấn Thiên Quan.
Thời thuộc Minh lấy lại tên cũ là châu Trường Yên thuộc phủ Kiến Bình.
Đời Lê Thái Tổ lại gọi là trấn. Năm Quang Thuận 10 (1469) đời Lê Thánh Tông định bản đồ toàn quốc, chia trấn Trường Yên làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan thuộc trấn Sơn Nam với trung tâm đặt tại Vân Sàng. Đời Lê Trung hưng gọi là trấn Thanh Hoa ngoại.
Đời Tây Sơn và đầu Nguyễn vẫn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn, gồm 2 phủ: phủ Trường Yên (sau đổi là Yên Khánh) gồm 3 huyện: Yên Khang (sau đổi là Yên Khánh), Yên Mô, Gia Viễn, và phủ Thiên Quan (sau đổi là Nho Quan) gồm 3 huyện: Yên Hoá, Phụng Hoá, Lạc Thổ (sau đổi là Lạc Yên). Năm Gia Long 5 (1806) đổi Thanh Hoa ngoại trấn làm đạo Thanh Bình. Năm Minh Mệnh 3 (1822) đổi làm đạo Ninh Bình. Năm Minh Mệnh 10 (1829) lại đổi làm trấn, lập thêm 1 huyện mới Kim Sơn (cộng 7 huyện). Năm thứ 12 (1831) đổi làm tỉnh Ninh Bình , quan đầu tỉnh là tuần phủ, đặt dưới quyền của tổng đốc Hà Ninh (quản hạt cả vùng Hà Nội đến tận Ninh Bình). Cho đến đời Đồng Khánh không thay đổi. Đầu đời Thành Thái cắt huyện Lạc Yên về tỉnh Hoà Bình mới lập.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam ĐịnhHà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng 8 năm 1991 . Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877 người, gồm 2 thị xã Ninh Bình (tỉnh lị), Tam Điệp và 5 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, Tam Điệp. Ngày 23 tháng 11 năm 1993, huyện Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan. Ngày 4 tháng 7 năm 1994, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã của huyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn . Ngày 7 tháng 2 năm 2007, chuyển thị xã Ninh Bình thành thành phố Ninh Bình . Ngày 6 tháng 4 năm 2015, chuyển thị xã Tam Điệp thành thành phố Tam Điệp.
Về mặt quân sự, Ninh Bình cũng giữ một vị trí then chốt vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này. Hiện tại, nơi đây là đại bản doanh của Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Các đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bàn Ninh Bình gồm có: Lữ đoàn 279 (Phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp); Lữ đoàn 241 (Quỳnh Lưu, Nho Quan); Trung đoàn 202 (Phú Lộc, Nho Quan); Kho J 102 (Thạch Bình, Nho Quan); Sư đoàn 350 (Bích Đào, thành phố Ninh Bình); Viện Quân y 5 (Phúc Thành, TP Ninh Bình); Đồn Biên phòng Kim Sơn và Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Ninh Bình (Kim Đông, Kim Sơn).

                                            KHÁM PHÁ KHU DU LỊCH HANG MÚA

Văn hóa


Cố đô Hoa Lư, kinh đô 3 triều đại 6 vị vua
Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông HồngBắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, phát triển trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) và một số hang động khác của kỳ đồ đá cũ thuộc nền Văn hóa Tràng An; động Người Xưa (Cúc Phương) và một số hang động ở Tam Điệp, Nho Quan có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Sau thời kỳ văn hoá Hoà Bình, vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ Đồng Vườn (Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng. Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu. Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Tràng An, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn.
Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông với hành cung Vũ Lâm, đất dựng nghiệp của nhà Hậu Trần với đế đô ở Yên Mô, các căn cứ quân sự khác như thành nhà Mạc, thành nhà Hồ hiện vẫn còn dấu tích ở Yên Mô...
Thế kỷ XVI - XVII, đạo Công giáo được truyền vào Ninh Bình, dần dần hình thành trung tâm Công giáo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm đặt tại Kim Sơn với 60% tổng số giáo dân toàn tỉnh. Bên cạnh văn hoá của cư dân Việt cổ, Ninh Bình còn có "văn hoá mới" của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An, Con Mèo Yên Mô, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh, đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoành Trực, đê Văn Hải, đê Bình Minh I, đê Bình Minh II... Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100 m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hoá Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vào Nam, từ biển vào. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua... Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính chất động trong vùng văn hoá môi trường đất mở.
Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: Tam Cốc - Bích Động, động Vân Trình, động Tiên, động Thiên Hà, Tràng An, động Mã Tiên... Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động", Địch Lộng là "Nam thiên đệ tam động". Ở phía nam thành phố Ninh Bình có một quả núi giống hình một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca. Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.
Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín ngưỡng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thông qua các đền thờ Vua (đặc biệt là các Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Thái Tông, Quang Trung và Triệu Quang Phục với số lượng vài chục đền thờ mỗi vị); thờ Thánh (Nguyễn Minh Không và các tổ nghề); thờ Thần (phổ biến là các vị thần Thiên Tôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn). Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Thái Vi... Các lễ hội khác: Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, lễ hội Yên Cư, hội thôn Tập Minh, lễ hội động Hoa Lư, đền Thánh Nguyễn, đền Dâu, hội vật Yên Vệ, lễ hội đền Trần Ninh Bình... các công trình kiến trúc văn hóa như đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính, đền Thánh Nguyễn, làng chèo Phúc Trì, Nam Dân, Thượng Kiệm, những trung tâm hát chầu văn, xẩm, ca trù ở đền Dâu, phủ Đồi... Ninh Bình là đất tổ của nghệ thuật hát Chèo, là quê hương các làn điệu hát xẩm, ca trù và của nhiều làng nghề truyền thống như nghề điêu khắc đá Ninh Vân - Hệ Dưỡng, Xuân Vũ, nghề mộc Phúc Lộc, nghề thêu ren Văn Lâm, nghề chiếu cói ở Kim Sơn...

Danh nhân

Vùng đất Ninh Bình là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn Lê Đại Hành, Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu, Quốc sư Nguyễn Minh Không, Trạng Bồng Vũ Duy Thanh, Anh hùng Lương Văn Tụy, Sử gia Ninh Tốn, Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thượng thư Trịnh Tú, Thái sư Lưu Cơ... Ninh Bình cũng là nơi sinh ra những nhà cách mạng tiêu biểu như Thượng tướng Nguyễn Hữu An nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, Bí thư xứ ủy Nam Kỳ Tạ Uyên,...
Hiện nay, Ninh Bình là quê hương của nhiều nhân vật tiêu biểu đang tại chức như:
Ninh Bình cũng là vùng đất gắn với đỉnh cao sự nghiệp của các danh nhân như Doanh điền Nguyễn Công Trứ, Bà tổ hát chèo Phạm Thị Trân,...

                                                  Du lịch Hoa Lư, Tam cốc, Ninh Bình

Hạ tầng

Giao thông


Quốc lộ 10 vào thành phố Ninh Bình
Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có 9 quốc lộ (trong đó có 6 quốc lộ khởi đầu và 3 quốc lộ đi qua) dàn đều trên tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh:
Ninh Bình cũng là điểm đầu của 3 dự án đường cao tốc là: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh.
Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao.
Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam. Các sông nội tỉnh khác: sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản. Cảng Ninh Phúc là cảng sông đầu mối quốc gia. Ngoài ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Gián Khẩu, cảng tổng hợp Kim Sơn và cảng Phát Diệm... Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km.
Có 4 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc, cảng ICD Phúc Lộc và cảng Cầu Yên. Cảng K3 (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp là cảng chuyên dụng. Các bến xếp dỡ hàng hoá, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông. Cảng sông Ninh Bình có thể đạt công suất 9 triệu tấn/năm, chỉ đứng sau Hà Nội ở miền Bắc.
Một số Cầu thông suốt giao thông có quy mô lớn như: cầu Ninh Bình, cầu Non Nước, cầu Gián Khẩu, cầu Nam Bình, cầu Trường Yên, cầu Kim Chính.

Đô thị

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Ninh Bình sẽ có 1 đô thị trung tâm loại I là thành phố Ninh Bình mở rộng khoảng 21.124 hecta, 1 đô thị loại II là Tam Điệp, 2 đô thị loại III là Nho Quan, Phát Diệm và 15 đô thị khác là: Me, Yên Ninh, Yên Thịnh, Gián Khẩu, Rịa, Ngã ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Khánh Thành, Khánh Thiện, Vân Long, Bút, Lồng, Bình Minh, Kim Đông, Cồn Nổi. Quy mô với tổng diện tích quy hoạch được xác định là gần 1.390 hecta. Quy hoạch cũng xác định thành phố Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030 với dân số 1 triệu người.
  • Đô thị Ninh Bình hiện là đô thị loại II. Dự kiến giai đoạn 2015-2020 sẽ điều chỉnh mở rộng phạm vi, ranh giới để trở thành đô thị loại I như sau: Lấy thành phố Ninh Bình làm trung tâm và sáp nhập toàn bộ diện tích huyện Hoa Lư, một phần đất của thành phố Tam Điệp, Yên Mô, Yên Khánh, Gia Viễn, Nho Quan. Thành phố Ninh Bình là trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch cấp Quốc gia, có ý nghĩa Quốc tế. Là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ;.
  • Đô thị Tam Điệp: là thành phố trực thuộc tỉnh, định hướng đến năm 2020 là đô thị loại II. Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Là đô thị đầu mối giao thông và có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
  • Đô thị Phát Diệm: định hướng giai đoạn 2015-2020 trở thành đô thị loại IV và là thị xã trực thuộc tỉnh. Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội vùng Đông Nam tỉnh Ninh Bình; có ưu thế phát triển dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Là trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái và tôn giáo tín ngưỡng phía Bắc Việt Nam.
  • Đô thị Nho Quan: Hiện tại là đô thị loại V, định hướng giai đoạn 2015-2020 trở thành đô thị loại IV và là Thị xã trực thuộc tỉnh. Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội vùng Tây Bắc tỉnh Ninh Bình. Là đô thị du lịch, công nghiệp, dịch vụ, thương mại khu vực Tây Bắc tỉnh Ninh Bình.
  • Đô thị Rịa sẽ trở thành trung tâm huyện mới Nho Quan và đô thị Bình Minh sẽ trở thành trung tâm huyện mới Kim Sơn.
  • Đô thị Vân Long và đô thị Cồn Nổi được xác định là những đô thị du lịch.

Kinh tế


Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Năm 2015, Ninh Bình là địa phương đứng thứ 6 ở Việt Nam chỉ sau Tp HCM, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai về số doanh nghiệp tư nhân lớn trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với 11 doanh nghiệp là: Công ty cp ô tô Hyundai Thành Công, Tập đoàn The Vissai, Công ty cp Xi măng Hướng Dương, DN TNXD Xuân Trường, Công ty TNHH ĐTXD và PT Xuân Thành, Công ty cp xăng dầu dầu khí Ninh Bình, DNTN Nam Phương, Công ty TNHH Hoàng Hà, Tập đoàn ThaiGroup, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, Tập đoàn Cường Thịnh Thi.
Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2014: Công nghiệp - xây dựng: 46,08%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 13,94%; Dịch vụ: 39,98%

                              Thung Nham Vùng lõi Du lịch sinh thái Tràng An, NINH BÌNH


Công nghiệp


Cảng Ninh Phúc ở khu CN Khánh Phú
Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương... Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch...
Ninh Bình hiện có 7 khu công nghiệp sau:
  1. Khu công nghiệp Gián Khẩu: nằm ở huyện Gia Viễn, bên quốc lộ 1A.
  2. Khu công nghiệp Khánh Phú: nằm ở đông nam thành phố Ninh Bình, bên sông Đáy, gần quốc lộ 10.
  3. Khu công nghiệp Tam Điệp 1: 64 ha ở thành phố Tam Điệp, bên quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam.
  4. Khu công nghiệp Tam Điệp 2: 400 ha, xã Quang Sơn, Tam Điệp, bên đường cao tốc Bắc Nam và gần đường sắt Bắc Nam.
  5. Khu công nghiệp Phúc Sơn: nằm ở thành phố Ninh Bình, bên tuyến đường nối cảng Ninh Phúc (quốc lộ 35).
  6. Khu công nghiệp Khánh Cư: nằm ở huyện Yên Khánh, bên quốc lộ 10
  7. Khu công nghiệp Kim Sơn nằm trong khu kinh tế tổng hợp ven biển có diện tích 500 ha thuộc huyện Kim Sơn, gần đường quốc lộ ven biển Việt Nam.
Ninh Bình còn có 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Các dự án thuộc khu công nghiệp lớn như: Nhà máy đạm Ninh Bình,Công ty Phân lân Ninh Bình (một trong 4 công ty sản xuất phân lân lớn nhất cả nước), Nhà máy xi măng The Vissai; Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Thành Công; Nhà máy may xuất khẩu Nien Hsing; Nhà máy sản xuất gia công giày, dép xuất khẩu ADORA; Nhà máy xi măng Tam Điệp... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.242 tỷ đồng, chiếm 33,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, nộp ngân sách Nhà nước 665 tỷ đồng, chiếm 22% thu ngân sách toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 triệu USD, chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.  Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 12.826 tỷ đồng, tăng 4.168 tỷ đồng so với thực hiện năm 2010.
Về thu hút đầu tư, Ninh Bình đã có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn được xây dựng như: Nhà máy Luyện, Cán thép chất lượng cao Kyoei Việt Nam với công suất triệu tấn/năm, công nghệ tự động hóa tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á giải quyết việc làm cho 1500 lao động. Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin, nhà máy sản xuất sôđa, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình.
Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu ren Văn Lâm, đá mỹ nghệ Ninh Vân ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, làng nghề mộc Phúc Lộc, Ninh Phong (Tp Ninh Bình).

Nông nghiệp


Vùng ven biển Kim Sơn là khu dự trữ sinh quyển thế giới
Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, khu vực làng hoa Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%). Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt. Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2007 đạt 9.021 ha, tăng 27,7% so với năm 2004; trong đó diện tích nuôi thả vùng nước ngọt đạt 6.910 ha, nuôi thuỷ sản nước lợ 2.074 ha. Sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 18.771 tấn. Trong đó sản lượng tôm sú đạt 1.050 tấn, cua biển đạt 1.280 tấn. Tổng giá trị thuỷ sản năm 2007 đạt 350 tỷ đồng, tăng 73,4 tỷ đồng so với năm 2004. Về hạ tầng, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp, xây mới nhiều trạm bơm nước, kênh mương. Các tuyến đê quan trọng như: đê biển Bình Minh II; đê tả, hữu sông Hoàng Long; đê Đầm Cút, đê Năm Căn, hồ Yên Quang, âu Cầu Hội... được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá.

Thương mại - Dịch vụ


Bệnh viện đa khoa 700 giường
Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Về dịch vụ hạ tầng du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao.
Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16%
Từ năm 2004, Sở Công thương Ninh Bình đã xây dựng quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Năm 2008, toàn tỉnh có 107 chợ, trong đó hiện có Chợ Rồngthành phố Ninh Bình là chợ loại 1 và 5 chợ loại 2. Các chợ Rồng, chợ Đồng Giao, chợ Nam Dân, chợ Ngò đều được Bộ Công thương quy hoạch thành chợ đầu mối tổng hợp, 3 chợ đầu mối nông sản được đầu tư xây mới là chợ thủy sản Kim Đông, chợ rau quả Tam Điệp và chợ nông sản Nho Quan.

Thể thao - Y tế - Giáo dục

Từ năm 2005 tỉnh có một đội bóng chuyền hạng mạnh là Tràng An Ninh Bình, một đội bóng mạnh trong hệ thống thi đấu bóng chuyền Việt Nam, đoạt danh hiệu vô địch quốc gia các năm 2006, 2010 và năm 2012. Các môn thể thao thế mạnh khác của Ninh Bình là vật, cầu lông và bóng bàn. Một số vận động viên thể thao Ninh Bình tiêu biểu như Nguyễn Đình Cương, Trương Thanh Hằng...
Trước năm 2014, Ninh Bình cùng với Hà Nội, Hải Phòng là 3 địa phương ở phía bắc Việt Nam có đội bóng chuyên nghiệp tham gia giải bóng đá vô địch quốc gia. Câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình lấy sân vận động Tràng An làm sân nhà. sân vận động Ninh Bình là sân vận động cấp 1. Tuy nhiên, từ sau vụ bán độ năm 2014, Câu lạc bộ này đã giải thể.
Từ năm 2010, ngành Y tế Ninh Bình hiện có 2 bệnh viện quân đội là Bệnh viện Quân y 5 của Quân khu 3 và bệnh viện Quân y 145 của Quân đoàn 1; 7 bệnh viện tuyến tỉnh đó là bệnh viện đa khoa Ninh Bình, bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện điều dưỡng - PHCN (100 giường), bệnh viện Lao và bệnh phổi Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Tâm thần Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình (200 giường) và bệnh viện Mắt Ninh Bình (50 giường).
Về giáo dục và đào tạo tỉnh có Trường Đại học Hoa Lư và 5 trường cao đẳng: Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình; Trường Cao đẳng nghề LILAMA-1; Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình; Trường Cao đẳng Nghề số 13 và Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp. Năm 2011, Ninh Bình cùng với Nam Định là 2 tỉnh dẫn đầu về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT với 99,8%. Kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm 2013, tỉnh Ninh Bình xếp thứ 2 toàn quốc về điểm bình quân 3 môn thi của các thí sinh.

                                                      Khu Du Lịch Vân Long Kênh Gà


Du lịch

Quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định Ninh Bình là một trung tâm du lịch (Ninh Bình và phụ cận) với khu du lịch quốc gia là quần thể di sản thế giới Tràng An và 2 trọng điểm du lịch vườn quốc gia Cúc Phươngkhu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.

Tiềm năng


Kiến trúc đá đặc trưng ở nhà thờ Phát Diệm
Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 3 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù và khu dự trữ sinh quyển thế giới Bãi ngang - Cồn Nổi. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như:
Hiện nay, ngoài quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình có các khu di sản đã và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới:
Ngoài ra, Vườn quốc gia Cúc Phương, hệ thống núi rừng Cố đô Hoa Lư, khu sinh thái Tràng An là những khu vực của Việt Nam có thể được UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu

Khai thác


Trên công trình xây dựng chùa Bái Đính
Năm 2013, ngành du lịch Ninh Bình đón được 4,5 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế là 520.000 lượt; doanh thu đạt 920 tỷ đồng. Năm 2014, ngành đặt mục tiêu phấn đấu đón 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 600.000 lượt, khách nội địa là 4,1 triệu lượt.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ninh Bình cùng với Hà Nội và Quảng Ninh được xác định là các trung tâm du lịch của khu vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, thành phố Ninh Bình sẽ trở thành một thành phố du lịch; khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long sẽ trở thành thị trấn Vân Long với vai trò là một đô thị du lịch ở phía bắc Ninh Bình khu vực Cồn Nổi sẽ trở thành thị trấn Cồn Nổi với vai trò là một đô thị du lịch phía nam Ninh Bình.
Được tỉnh xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (Định hướng thu nhập du lịch thuần tuý >10%). Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Ninh Bình đang khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh.
Ninh Bình được xác định là một trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ , sẽ trở thành thành phố du lịch trong tương lai.

Đặc sản ẩm thực

Đặc sản Ninh Bình  nổi tiếng gồm có các món ăn chế biến từ thịt dê núi Ninh Bình, Rượu Kim Sơn, nem chua (Yên Mạc - Yên Mô), miến lươn, cá rô Tổng Trường, dứa Đồng Giaocơm cháy Ninh Bình. Đặc biệt phát triển mạnh ở các khu du lịch và dọc theo tuyến quốc lộ 1A.
Trong các đặc sản Ninh Bình thì thịt dê núi Ninh Bình là nổi tiếng và độc đáo nhất. Thịt dê Ninh Bình ngon hơn các vùng khác vì: Dê ở đây nuôi trên núi đá vôi, ăn đa dạng các loại lá cây nên thịt săn chắc hơn so với dê thả đồi; Món ăn từ thịt dê được đi kèm với các loại rau thơm địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung và thịt dê được địa phương xây dựng thành món ẩm thực đặc trưng, đậm đà hương vị sông núi quê hương, được kế thừa truyền thống với những bí quyết riêng, biến thịt dê thành món đặc sản nổi tiếng.

Thơ ca, văn học

Trương Hán Siêu có thể coi là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp Ninh Bình qua hình ảnh núi Non Nước. Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào hệ thống đá núi, hang động ở Ninh Bình. Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hành cung ở trên núi Dục Thúy Sơn để đến chơi thăm và vịnh thơ. Hiếm có ngọn núi nào có trên 30 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị... Bài thơ "Dục Thúy Sơn khắc thạch" của Trương Hán Siêu nói về vẻ đẹp núi Dục Thúy ở thành phố Ninh Bình được khắc bên sườn núi, hãy còn bút tích. Các thắng cảnh nằm ở cửa ngõ Ninh Bình như Kẽm TrốngĐèo Ba Dội trên quốc lộ 1A; núi Non Nước, núi Ngọc Mỹ nhân gần quốc lộ 10 đều rất nổi tiếng từ xa xưa trong thơ ca.
Bài thơ "Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi vừa lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên Ninh Bình vừa thể hiện một tâm hồn đẹp và tinh tế về con người và đất nước của Nguyễn Trãi, đó là thái độ trân trọng tha thiết đối với những giá trị văn hóa dân tộc qua tình cảm mà ông dành cho Trương Hán Siêu và vùng đất cố đô:
Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen
Cảnh tiên rơi cõi tục
Mặt nước nổi hoa sen...
Lê Quý Đôn đã cho khắc một bài thơ ở phía tây núi Ngọc Mỹ Nhân khi ông đến thăm nơi đây:
Ruộng phẳng nhô đá biếc
Thế núi tựa diều bay
Chùa ẩn ba đỉnh núi
Sông có cầu qua ngay...
Cao Bá Quát cũng có bài thơ Trên đường đi Ninh Bình (Ninh Bình đạo trung) khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước hữu tình:
Sông tựa dải là cô gái đẹp,
Núi như chén ốc khách làng say
Trăng non gió mát kho vô tận,
Chỉ sợ nhà thơ mãi ở đây.
Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng có cái nhìn rất mới về Ninh Bình:
...Nghĩ đến anh em nhớ về hướng núi
Ngọn núi Cánh Diều ngọn núi mây bay
Trời Ninh Bình chiều nay hẳn nhiều mây
Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ?...
Nữ sĩ Xuân Hương có 2 bài thơ là Kẽm TrốngĐèo Ba Dội nổi tiếng khi đến và chia tay Ninh Bình. Bài thơ Kẽm Trống mở đầu bằng cái nhìn rất cá tính của bà:
Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không?
Bài Đèo Ba Dội vừa mô tả cảnh đẹp vừa hàm chứa những ẩn ý:
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân, quân tử ai là chẳng...
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.

Tỉnh kết nghĩa

6 Danh thắng du lịch Ninh Bình nổi tiếng


6 Danh thắng du lịch Ninh Bình nổi tiếng

Ninh Bình là tỉnh ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, một điểm du lịch tiềm năng của cả nước
Du lịch Ninh Bình được biết đến với nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc – Bích Động, Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn…Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú, đa dạng ở đây có cây chò 1,000 năm tuổi. Vùng đất này còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa tôn giáo như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước…Tất cả những di tích này đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Ngoài những danh lam thắng cảnh Ninh Bình còn nổi tiếng với những món ăn đặc sản đã gắn liền với tên tuổi của vùng đất này như cơm cháy, thịt dê, rượu kim sơn .. .. đến với du lịch Ninh Bình việc tìm chỗ nghỉ chân hợp lí là một vấn đề luôn khiến du khách phải đắn đó. Nằm trong khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, giao thông thuận lợi cho việc di chuyển đến các địa danh du lịch Ninh Bình nổi tiếng. Khách sạn Thế Long cung cấp các phòng nghỉ tiện nghi cho du khách với hệ thông khách sạn và nhà hàng Thế Long trong khuôn viên rộng lớn thoáng đãng sẽ làm du khách cảm thấy thoải mái khi chọn đây là địa điểm nghỉ chân, ngoài những dịch vụ về phòng nghỉ và ăn uống khách sạn Thế Long còn có dịch vụ cho thuê xe du lịch như xe đạp địa hình, xe máy, xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ và các tuyến xe bus giường nằm cao cấp Ninh Bình - Hạ Long ... khách sạn còn có các phòng giá rẻ giành cho các du khách có túi tiền khiêm tốn.
Với kinh nghiệm du lịch Ninh Bình, bạn hãy cùng Du lịch Việt Nam điểm qua một số điểm đến không thể bỏ qua khi đến du lịch nơi đây nhé!

1. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động

Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động cách thành phố Ninh Bình 7km về phía Nam, là một danh thắng nổi tiếng của các điểm du lịch Ninh Bình nơi được ví như “Vịnh Hạ Long trên Cạn”. Nơi có nhiều tuyến điểm du lịch độc đáo, mới lạ như: Tuyến tham quan Tam Cốc – Thái Vi – hang Múa; Tuyến tham quan mới Thạch Bích - Thung Nắng; Tuyến tham quan chùa Bích Động - động Tiên – hang Chùa – hang Ghé – Thung Chim và khu du lịch sinh thái Đồi Nham. Tuỳ thuộc vào quỹ thời gian của mình, Khách tham quan, du lịch có thể đi một hay nhiều tuyến hoặc khám phá theo loại hình du lịch học tập nghiên cứu, khám phá hang động, thăm làng nghề.....

2. Cố đô Hoa Lư

Là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện còn nhiều di tích cung điện, đền, chùa, lăng mộ (đền Đinh – Lê)… Khu di tích Hoa Lư còn có một số ngôi chùa đẹp như: chùa Ngân Xuyên (gần chân núi Mã Yên), chùa Nhất Trụ (cách đền vua Lê khoảng 200 mét) thu hút được nhiều du khách đến du lịch Ninh Bình đến dâng hương, vãn cảnh

3. Chùa Bái Đính

Cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km về phía tây Bắc, chùa Bái Đính là khu chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam với nhiều kỷ lục đã được xác nhận như: Đại hồng chuông lớn nhất Việt Nam; Pho tượng Phật Thích ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam; Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam; Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam; Ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam. Một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Ninh Bình

4. Vườn quốc gia Cúc Phương

Cách Hà Nội hơn 120 km về phía Tây Nam. Rừng có diện tích 22,200 ha, trong đó ¾ là núi đá vôi cao từ 300m đến 600m so với mặt biển. Cúc Phương có 71 loài thú, 319 loài chim, 33 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, nhiều thú quý như: gấu, ngựa, lợn lòi, báo…Tại đây có khu chăn nuôi bán tự nhiên nhằm bảo tồn một số loài: nai, khỉ vàng, sóc bay…Cúc Phương còn là nơi hội tụ của nhiều loài côn trùng, hàng trăm loài chim lạ, đẹp và quý hiếm.

5. Nhà thờ đá Phát Diệm

Là một điểm du lịch Ninh Bình cách Hà Nội 130 km về phía Nam – Một kiệt tác về kiến trúc do cha Phê Rô Trần Lục (quen gọi là cụ Sáu) xây dựng từ năm 1875 đến năm 1899. Đây là một quần thể kiến trúc kiểu Đình chùa Phương Đông, kết hợp với lối kiến trúc Gôtic của nhà thờ Phương Tây bao gồm: Ao hồ, Phương Đình, nhà thờ lớn, các nhà thờ cạnh, Nhà thờ đá, hang đá…

6. Khu du lịch sinh thái Tràng An

Cách thành phố Ninh Bình 7km, Khu du lịch sinh thái Tràng An là điểm du lịch sinh thái khám phá hang động kỳ thú, tìm hiểu lịch sử văn hóa của Ninh Bình, có diện tích 1961ha bao gồm 31 thung, gần 50 hang động xuyên thủy chạy dài trên 10km theo hướng bắc nam cùng với nhiều di tích lịch sử gắn liền với cố đô Hoa Lư.
Ngoài một số điểm du lịch Ninh Bình kể trên vẫn còn rất nhiều những điểm du lịch khác hấp dẫn du khách của Ninh Bình như: Động Tiên, Động Hoa Sơn, Động Vân Trình, Kênh Gà...
Author:  (thelonghotel.vn Blog)

                                                           Món dê núi Ninh Bình

Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình

Đến với Ninh Bình, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cố đô Hoa Lư, sự tôn nghiêm của nhà thờ đá Phát Diệm, bất ngờ trước sự “nhào nặn” tài tình của tạo hóa ở khu hang động sinh thái Tràng An, khu Tam Cốc – Bích Động… hay sự độc đáo trong hệ động thực vật đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long...
Khu du lịch sinh thái Tràng An
Đến với khu du lịch sinh thái Tràng An, quý vị có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các hang động nơi đây với tổng chiều dài hơn 12.226m. Nơi đây được coi như một quần thể hang, động, núi, thung, hồ, suối,... tất cả được tạo nên như một sinh cảnh Tràng An thơ mộng “độc nhất vô nhị” ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như mọi vùng miền của đất nước.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Khu du lịch hang động Tràng An thuộc dãy núi Thành Trì Thiên Tạo của kinh đô Hoa Lư xưa. Chung quanh nơi đây, núi bao bọc bốn phía, ẩn dưới mỗi ngọn núi là những hang động, điều kỳ diệu ở đây là các hang động được thông với nhau bởi các thung nước hết sức hiểm trở tạo nên một kinh đô Hoa Lư với thế phòng thủ vững chắc.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Những ngọn núi cao chót vót chính là đài quan sát, cũng là tường thành bảo vệ Kinh đô. Nhiều nhà khảo cổ khi đến khu sinh thái hang động Tràng An đã ví đây là một "bảo tàng địa chất ngoài trời" bởi toàn bộ khu vực Tràng An được các dãy núi đá vôi hình cánh cung bao bọc giữa vùng chiêm trũng ngập nước. Những khe nứt từ các dãy núi đá vôi thể hiện sự vận động địa chất tạo ra các dòng chảy trong hang động.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Đặc sắc trong hệ thống hang động là loại hang nước nằm ngang, xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông giữa các khe núi thành một dòng nối liền giữa các thung với nhau. Nơi đây sẽ là địa điểm hấp dẫn khi du khách ghé qua.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, các nhà nguyện, hang đá nhân tạo... Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Phương Đình là hạng mục công trình được hoàn thành sau cùng vào năm 1899, là điểm nhấn, kiệt tác về nghệ thuật, kiến trúc. Phương Đình có nghĩa là “Nhà vuông” thay vì vút cao trên bầu trời theo hình tháp vuông hoặc tròn thường thấy ở các thánh đường phương Tây, Phương Đình mang hình dáng của một ngôi đình làng rộng lớn, kích thước gần như vuông, chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m. Tầng dưới lớn nhất, nếu bỏ đi hai lối lên gác thì phần giữa có hình dáng của một cổng tam quan trong kiến trúc truyền thống, được xây dựng bằng đá xanh với kỹ thuật thủ công tinh xảo. Trên các vách có phù điêu bằng đá tạc một số vị thánh, hai vách ngoài của Phương Đình là những chấn song đá hình câu trúc, trên các vách ngoài của tầng dưới có những phù điêu tạc sự tích chúa Giêsu từ khi vào thành Giêrusalem đến khi lên trời.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Có thể nói, quần thể Thánh đường Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Công giáo mang đức tin đến cho con người nhưng phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa Công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Nhà thờ Phát Diệm còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long
Vân Long là miền đất huyền thoại, một vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ. Trong rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Có nhiều loại động và thực vật quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đã được đưa vào sách Đỏ. Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long còn là nơi có cảnh quan và di tích văn hoá.
Đứng trên mặt đê, du khách thấy mặt nước là một không gian rộng lớn. Nhìn xa các dãy núi sừng sững tạo thành một bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ. Một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mông phẳng lặng, không có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê yên ả của hương đồng gió nội hiền hoà.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Du khách hãy xuống thuyền đi thăm non nước vân Long. Đây là núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào. Kia là núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi. Kế tiếp là một mỏm núi giống như mâm xôi là lộc trời ban tặng đầy đủ ấm no giữa thanh thiên bạch nhật. Mỗi trái núi là huyền thoại hấp dẫn.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Du khách sẽ ngồi thuyền đến thăm Kẽm Chăm, rồi đến đền Mẫu ở chân núi Mèo Cào (các vách núi dựng đứng có vết lồi lõm kéo dài từ trên xuống như mèo cào nên gọi là núi Mèo Cào), Đền thờ mẹ bốn tướng Hồng Nương. Non nước Vân Long chính là nơi du lịch sinh thái rất tốt, cũng sẽ là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

Tam Cốc
Ngồi trên những chiếc thuyền nan, lướt nhẹ trên dòng sông Ngô Đồng trong không gian tĩnh lặng, du khách có thể cảm nhận rõ cái trong trẻo của không gian nơi đây, không tiếng còi xe, tiếng máy nổ, không có những chùm âm thanh tạp nham nơi phố thị, chỉ có tiếng mái chèo nhè nhẹ, ràn rạt, tiếng gió vi vu vuốt qua những cung đàn đá, tiếng chim lảnh lót buông từng nốt nhạc trong không gian và tiếng những giọt nước tong tong nhỏ như cách giữ nhịp thời gian của đá núi.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Theo nhịp mái thuyền, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh của những cánh đồng lúa trải dài dọc hai bờ sông Ngô Đồng với những dãy núi trùng điệp. Hang Cả là hang lớn nhất và cũng là hang đẹp nhất của Xuyên Thuỷ động, với chiều dài 127m, nằm dưới một quả núi lớn vắt ngang qua hai dãy núi lớn hai bên sông Ngô Đồng. Khi thuyền vào trong hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh và không khỏi ngạc nhiên trước những dải nhũ đá buông xuống... thuyền đưa du khách ra ngoài cửa hang tiếp tục cuộc hành trình xuyên thuỷ tới thăm hang hai và hang ba.
Nếu thuyền du khách đi đầu tiên vào đây, khi mặt nước chưa bị các mái chèo khua động, nhìn dưới dòng sông, nước in hình những đám mây đá tuyệt đẹp. Du khách có cảm giác rằng trong hang chỉ toàn dành riêng cho nước và mây. Với những du khách ưa thích mạo hiểm có thể xuôi thuyền tiếp tục trên sông trên 2km nữa tới thăm suối Tiên. Suối Tiên với dòng nước trong vắt có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lượn trong các lớp rong rêu ở phía dưới. Theo truyền thuyết, nơi đây xưa kia Tiên thường xuống tắm nên mới gọi là suối Tiên...
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Trên đường ra, thuyền đưa du khách tới bến Thánh, đi bộ khoảng 50m du khách sẽ gặp động Thiên Hương có chiều cao trên 60m. ở phía sau động này có lối lên thẳng đỉnh núi - đường lên trời. Đi bộ tiếp 50m nữa là đền Thái Vi, được xây dựng vào thế kỷ 13 là nơi thờ vua Trần Thái Tông (vị vua đầu tiên của nhà Trần). Đền Thái Vi được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Trước đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn đứng sừng sững. Đền Thái Vi là một tác phẩm nghệ thuật của con người hoà nhập với kiệt tác của thiên nhiên kỳ thú.

Chùa Bích Động
Du khách tới thăm chùa Bích Động, một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị Động”. Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ, mái cong lượn, dáng nét trang nghiêm được xây cất ở trên sườn núi cao, dựa vào thế núi. Du khách sẽ được hướng dẫn vào thăm động tối, thâm nghiêm và tĩnh mịch... thiên nhiên đã miệt mài bao thế kỷ để tạo nên muôn vàn các “tượng đá”. Không xa chùa Bích Động là động Tiên đẹp mê hồn nằm bên sườn một quả núi hùng vĩ tiếp tục với bao điều ngạc nhiên cho khách. Núi, động và chùa ở đây đã tạo nên một sự hài hoà và có sức thu hút kỳ lạ đến từng du khách. Bích Động là cả một cái đẹp hoàn hảo và vĩnh hằng.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoại mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, có đủ 8 cảnh đẹp mà người xưa đã gọi là ''Bích sơn bát cảnh'', ba chùa lại được xây trên sườn núi cao, dưới gầm lại có động Xuyên Thuỷ.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Chùa Bích động quả là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi như vậy.
Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, nơi có nhiều giai thoại và huyền thoại về các Đức Thánh ở nơi đây. Chùa được lập vào thời Lý khi các Đức Thánh về đây tìm cây thuốc quý chữa bệnh cho vua.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Chùa Bái Đính được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các ban thờ Phật, thò Mẫu của chùa được đặt giữa lòng sơn động u minh cành làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền.
Ngỡ ngàng trước thắng cảnh Ninh Bình
Bái Đính không chỉ là nơi để người đời tỏ lòng mộ đạo mà còn là một thắng cảnh đẹp. Để khi kinh lý qua đây, vua Lê Thánh Tông đã tự tay đề tặng bốn chữ Minh Đỉnh danh lam ca ngợi vẻ đẹp chốn này. Và sẽ không thể nào quên nơi đây khi du khách đã một lần đặt chân lên nơi này.
Ảnh: Internet
Vũ Minh Thu

                                                  Cá nướng Thái Xuyên Ninh Bình

5 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Ninh Bình

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động… Ninh Bình còn được biết đến bởi rất nhiều khu di tích lịch sử và điểm du lịch tâm linh. 

Hiện nay Ninh Bình có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa gắn với các triều Đinh, Tiền Lê, Lý... Một số điểm di tích nổi tiếng nay đã được đưa vào các tour du lịch tâm linh như cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động…
Chùa Bích Động
Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”, chùa Bích Động nằm cách bến thuyền Đình Các 3 km về phía tây nam và tọa lạc trên sườn núi Bích Động. Công trình kiến trúc cổ này được xây dựng theo kiểu "Tam" Hán tự, ba tòa không liền nhau, tam cấp theo sườn núi, dựa vào thế núi từ dưới lên tạo thành ba ngôi chùa riêng biệt là Hạ, Trung và Thượng. Nhờ vậy chùa, núi và động kết hợp hài hòa với nhau, ẩn hiện giữa những vòm cây đại thụ xanh biếc.
IMGP1951-JPG-1791-1406167188.jpg
Những nét chạm trổ đắp nổi trên vòm mái của cổng chùa Bích Động.
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn thờ Lý Triều Quốc Sư Nguyễn Minh Không (hay Lý Quốc Sư) thuộc địa phận huyện Gia Viễn. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa Viên Quang do chính Nguyễn Minh Không dựng vào năm 1121. Sau khi ông mất người dân đã thờ ông tại đây. Đền Thánh Nguyễn đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia tháng 2/1989.
IMG-6249-JPG-5685-1406167188.jpg
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn ở xã Văn Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính có diện tích khoảng 700 ha được xây dựng tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Không chỉ có vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc, chùa Bái Đính còn vô cùng nguy nga, hoành tráng. Đây là một địa điểm du lịch tâm linh xác lập được nhiều kỷ lục bậc nhất, không chỉ trong mà cả ngoài nước: bộ Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam, hành lang La Hán dài nhất, chùa có pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất, chuông đồng lớn nhất… Ngoài ra, tại đây đang lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật. 
IMG-6328-JPG-9466-1406167188.jpg
Bái Đính hiện nơi sở hữu rất nhiều tượng Phật có kích thước lớn.
Cố đô Hoa
Cho đến ngày nay cố đô Hoa Lư vẫn còn gìn giữ được nhiều công trình kiến trúc văn hóa lịch sử có giá trị như đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê…Bên cạnh đó là cả những dấu tích thành trì cổ xưa còn sót lại, những núi non, hang động kỳ thú. 
co-do-hoa-lu-1-9313-1406167188.jpg
Cổng vào cố đô Hoa Lư.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ đá Phát Diệm nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn có diện tích khoảng 22 ha. Đây được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Điều đặc biệt ở kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là một công trình Công giáo nhưng lại mang những nét đặc trưng của kiến trúc triều đình, chùa truyền thống của Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá nên mọi người quen gọi là Nhà thờ đá. Đây không chỉ là công trình bằng đá đặc sắc nhất Việt Nam mà cũng rất hiếm thấy trên cả thế giới. 
IMGP1840-JPG-7137-1406167188.jpg
Cảnh chính diện của nhà thờ đá Phát Diệm.
Hương Chi

                             CỐ ĐÔ HOA LƯ - NON NƯỚC TRÀNG AN ( NINH BÌNH )

Động Hoa Lư – di tích lịch sử văn hóa quốc gia

    Bên cạnh các địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng: quần thể Bái Đính – Tràng An, Tam Cốc – Bích Đông  thì Ninh Bình còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử từ thời xa xưa.
    Bài viết sau đây Du lịch Ninh Bình xin giới thiệu về  Động Hoa Lư (còn có tên là Thung Lau) ở xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
    Động Hoa Lư ở Ninh Bình
    Động Hoa Lư ở Ninh Bình
    Động Hoa Lư là căn cứ đầu tiên của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đối với sự nghiệp thống nhất giang sơn thế kỷ X. Động nằm cách Cố đô Hoa Lư khoảng 15 km và thành phố Ninh Bình 20 km đường bộ về phía Bắc. Tuy được gọi là động nhưng di tích này là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu nằm lộ thiên được bao bọc bởi các ngọn núi vòng cung. Bốn bề động Hoa Lư được núi đá bao quanh vô cùng kiên cố, chỉ có một lối vào duy nhất là một quèn nhỏ cao khoảng 30 m. Bao bên ngoài động là đầm Cút, dài khoảng 3 km rộng 500 m, như con hào thiên nhiên chắn giữ, từ đây có thể tiến ra sông Đáy.
    Động Hoa Lư
    Động Hoa Lư
    Cùng với cố đô Hoa Lư ở huyện Hoa Lư, các di tích động Hoa Lư, thung Lá, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh thuộc huyện Gia Viễn là những di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng. Trong các di tích trên thì đền thung Lá đã được đầu tư xây dựng xong. Đây là nơi thờ thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh. Thung Lá ngay cạnh Thung Lau, cũng nằm lọt giữa thành núi cao ngất, tương truyền xưa kia có một nữ vương chuyên bói lá rất giỏi, thường xem lá cho Vua Đinh Tiên Hoàng trước khi xuất quân hay làm một việc gì đó. Nơi này cũng có nhiều cây thuốc chữa bệnh tốt nên khi nghĩa quân Vua Đinh bị thương đều được bí mật đưa về đây cứu chữa.
    Người ta cũng kể rằng, Thung Lá là vùng rừng linh thiêng nên mọi người đều vào đây thắp hương trước khi đi rừng. Thung Lá có đền thờ Mẫu hậu vua Đinh và thờ Vương bà bí ẩn đã có nhiều công lao giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn.
    Giải thích vùng rừng thiêng nước độc này được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm căn cứ khởi nghiệp, những người am hiểu lịch sử Ninh Bình cho biết nơi này độc đạo, không thể vào sâu hơn và là nơi có nhiều huyền thoại bí hiểm, không ai dám vào để đảm bảo tuyệt mật về quân sự. Khu vực Thung Lau, Thung Lá được vua Đinh giấu một đội quân đặc biệt tinh nhuệ và khi cần thiết đưa ra giao chiến.
    Nằm ở giữa động Hoa Lư là ngôi đền nhỏ 3 gian thờ vua Đinh Tiên Hoàng cùng với thánh Nguyễn Minh Không. Đền xây trên nền dinh luỹ xưa kia của ông. Theo truyền thuyết thuở nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cùng lũ trẻ ở đây thường bầy binh tập trận lây bông lau làm cờ. Lũ trẻ thường tôn Bộ Lĩnh làm chủ soái tổ chức nghi lễ đưa rước rất oai vệ.
    tuong-dai-lau-o-dong-hoa-lu
    Tượng đài Lau ở Động Hoa Lư
    Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Định đô trên đất Hoa Lư, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, mở đầu triều đại nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam.
    Hàng năm, dịp đầu xuân ở đây diễn ra lễ hội động Hoa Lư. Lễ hội tương đối giống lễ hội cố đô Hoa Lư nhưng có quy mô nhỏ hơn. Lễ hội động Hoa Lư còn diễn ra vào ngày 8 tháng 10 âm lịch hàng năm.
    Nếu có dịp đi các tour Ninh Bình, Tour Bái Đính Tràng An, Tour Hoa Lư Tam Cốc hãy đến tham quan Động Hoa Lư để tưởng nhớ một thời lịch sử hào hùng của dân tộc nhé!
    Nguồn: Tổng hợp

    Giòn thơm cơm cháy Ninh Bình
    Đất và Người Ninh Bình theo dòng lịch sử

    Từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh thơ mộng, quyến rũ và đậm chất văn hóa. Đó là nhà thờ đá Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động (cảnh quan môi trường giống như Vịnh Hạ Long trên cạn), rừng nguyên sinh Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình, suối nước nóng Kênh Gà và cố đô Hoa Lư gắn liền với tên tuổi vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước - Đinh Tiên Hoàng.
    Ninh Bình, vùng đất chứa đựng biết bao sự tích huyền thoại và chứng tích lịch sử. Qua thần tích và thần phả các đình chùa miếu mạo, các đền thờ còn lưu lại, kết hợp với các sử liệu từ thời dựng nước, người và đất Ninh Bình đã gắn liền với nhiều sự tích truyền thuyết và huyền thoại. Đó là một vùng đất cổ, có con người cư trú từ rất sớm.
    Dấu tích của con người sinh sống ở Ninh Bình đã được tìm thấy ở hang Thung Lang (thuộc phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp) do nhà địa chất học người Pháp Frômagét phát hiện năm 1948. Các nhà khảo cổ học khẳng định, người Thung Lang cùng loại hình người Kéo Lèng (Lạng Sơn) - tức người khôn ngoan có niên đại cách đây 3 vạn năm. Năm 1966, Viện khảo cổ học đã phát hiện ở hang Đăng Đắng (Cúc Phương, Nho Quan) có di tích của người thuộc văn hoá Hoà Bình, cách ngày nay từ 7.000 đến 8.000 năm …
    Cửa biển Thần Phù (đất Yên Mô ngày nay) với huyền thoại từ thời vua Hùng đã xuất hiện đạo sĩ La Viện được phong hiệu là Áp Lãng chân nhân từng nhiều lần hiện lên đè sóng cả, giữ cho biển lặng giúp nhà vua đi đánh giặc. Vua Hùng đã cho xây thành Lưu Thủ để bảo vệ cửa biển Thần Phù, thành đã bị phá từ thời thuộc Minh (1407 - 1427), nhưng hiện nay vẫn còn dấu tích ở vùng Yên Tế, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô.
    Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh (người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, nay thuộc huyện Gia Viễn) dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, lập triều Đinh (968-980), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, dựng đô ở Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư), vùng đất này gọi là châu Đại Hoàng; thời nhà Tiền Lê (980-1009) gọi là Châu Trường Yên sau đổi là châu Đại Hoàng.
    Thành Trường Yên, kinh đô nước Đại Cồ Việt xưa kia do Đinh Bộ Lĩnh xây đắp nằm trên khoảng đất phẳng trong khu vực núi đá thuộc huyện Gia Khánh ( nay là huyện Hoa Lư). Thành có địa thế hiểm trở, bên bờ sông Hoàng Long, gồm 2 khu Thành Ngoại và Thành Nội; mỗi khu có 5 bức tường thành nối liền các ngoại núi tạo nên một thành lũy kiên cố về mặt quân sự. Những bức tường thành ngày nay vẫn còn di tích, là biểu tượng tự hào của dân tộc, đời đời nhắc đến Cố đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền triều Đinh - Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lập nên triều Lý (1009-1225).
    Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (nay là Hà Nội). Thời nhà Lý, vùng đất này thuộc phủ Trường Yên (chủ yếu là vùng đất phía nam Ninh Bình, còn phần đất phía Tây Bắc huyện Gia Viễn và Nho Quan là châu Đại Hoàng). Đầu thời nhà Trần, vùng đất này gọi là lộ Trường Yên, sau đổi là trấn Trường Yên. Năm Quang Thái thứ 10 (1398) đời vua Trần Thuận Tông, đổi gọi là trấn Thiên Quan. Thời thuộc Minh (1407-1428), gọi là Châu Trường Yên.
    Thời nhà Lê, vùng đất này chia làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan, thuộc trấn Thanh Hoa. Đời Vua Lê Thánh Tông, 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan nhập vào Sơn Nam thừa tuyên.
    Cuối đời Trần và đầu đời Hồ, Hồ Quý Ly cho xây thành Quảng Công trên đất xã Yên Thái, Yên Mô ngày nay. Ở địa đầu huyện Yên Mô còn có Cửu Chân quan và thành Lê Thiên Phúc. Cửu Chân quan (cửa ải Cửu Chân) được xây dựng trên Kẽm Đó gần đèo Ba Dội. Cách Cửu Chân quan chừng 4 km theo đường chim bay là thành Lê Thiên Phúc do Vua Lê Đại Hành cho xây dựng từ năm Thiên  Phúc thứ 3 (982) khi ông đem quân đi đánh Chiêm Thành. Thành Lê Thiên Phúc hiện nay còn dấu tích trên khu đất cao đầu làng Quảng Nạp ( xã Yên Thắng, Yên Mô). Đây còn là nơi đóng quân của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, này còn đền thờ ông ở xã Yên Thắng. 
     Năm Đinh Tỵ (1257), Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông rồi lên làm Thái Thượng Hoàng. Ông về lập am Thái Vi trong một thung lũng nhỏ. Năm 1285, trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2, các vua Trần rút khỏi kinh thành Thăng Long, vào ở trong điện Thái Vi, lập hành dinh Văn Lâm - Vũ Lâm nay thuộc hai xã Ninh Hải và Ninh Thắng thuộc huyện Hoa Lư. Cuối đời Trần, khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, con cháu nhà Trần là Trần Ngỗi đã dựa vào đất Mô Độ (Yên Mô) đứng lên khởi nghĩa năm 1047 và lập nên nhà Hậu Trần. Trần Ngỗi lên ngôi ở đất Yên Mô, xưng là Giản Định Đế. Nay ở xã Yên Thành còn lăng và đền thờ các đời vua nhà Hậu Trần.
    Thời nhà Mạc (527-1592), 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Sau khi nhà Mạc bị diệt, nhà Lê lại đem 2 phủ là Trường Yên và Thiên Quan nhập vào Thanh Hoa, gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Thời Tây Sơn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn thuộc Bắc thành.
    Triều đại Tây Sơn cũng đã để lại trên đất Ninh Bình biết bao dấu tích hào hùng. Người anh hùng dân tộc Quang Trung đã cho quân sĩ ăn Tết trước ở đèo Ba Dội (Tam Điệp) để chuẩn bị đại thắng quân Thanh vào Tết năm Kỷ Dậu (1789) và dấu tích quân Tây Sơn còn để lại trên chiến tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Hiện nay, trên đỉnh núi Sậu (thông Tịch Trân, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô) còn cột cờ quân Tây Sơn năm nào, khi Ngô Văn Sở đem toàn quân rút vào đóng ở vùng Tam Điệp, lập đồn luỹ án ngữ con đường quân Thanh tiến vào Nam và chờ Quang Trung đem đại quân ra.
    Thời  nhà Nguyễn, đầu đời Gia Long, vùng đất này vẫn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn, gồm 2 phủ, 6 huyện (phủ Yên Khánh 3 huyện: Yên Khang, Yên Mô, Gia Viễn; phủ Thiên Quan 3 huyện: Phụng Hoá, Yên Hoá, Lạc Thổ). Năm Gia Long thứ 5 (1806), đổi Thanh Hoa ngoại trấn thành đạo Thanh Bình thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi đạo Thanh Bình thành đạo Ninh Bình, địa danh Ninh Bình có từ đây, thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), đổi đạo Ninh Bình thành trấn Ninh Bình (không còn thuộc trấn Thanh Hoa nữa). Cũng trong năm1829, thành lập huyện mới Kim Sơn thuộc phủ Yên  Khánh do doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ lập nên. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), đổi trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình, lúc đầu còn phụ thuộc vào sự cai quản của tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình), gồm 2 phủ, 7 huyện (phủ Yên Khánh 4 huyện: Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, Kim Sơn; phủ Thiên Quan 3 huyện: Phụng Hoá, Yên Hoá, Lạc Thổ). Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), cắt tổng Thần Phù (huyện Nga Sơn, Thanh Hoá) về huyện Yên Mô. Năm Tự Đức thứ 15 (1862), đổi tên phủ Thiên Quan thành phủ Nho Quan. Thời thuộc Pháp năm 1888, cắt huyện Lạc Thổ về tỉnh Hoà Bình, đổi tên huyện Phụng Hoá thành huyện Nho Quan. Năm 1906, thành lập huyện Gia Khánh, gồm 4 tổng thuộc huyện Yên Khánh, 4 tổng thuộc huyện Gia Viễn, huyện Yên Hoá giải thể, huyện Gia Viễn chuyển về thuộc phủ Nho Quan.
    Trong lịch sử chống Pháp cuối thế kỷ XIX, các nghĩa sỹ Cần Vương và sĩ phu yêu nước tỉnh Ninh Bình cũng đã đóng góp nhiều công tích. Đó là đội quân nghĩa dũng 500 người sẵn sàng đợi lệnh đánh giặc - Đó là di tích các đồn trong và đồn ngoài ở huyện Yên Khánh, gần ngã ba Độc Bộ của nghĩa quân Nguyễn Văn Giản tức Thiên Hộ Giản (1822-1892) chống Pháp và các di tích Vườn Bia (chỗ bắn bia), Gò Ngựa (nơi buộc ngựa), Gò Cán đàn tức vọng gác …
    Trong lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương, đất Lũ Phong (xã Quỳnh Lưu, Nho Quan) và đất Côi Trì (xã Yên Mỹ, Yên Mô) là hai nơi lập thành hai chi bộ cộng sảng đầu tiên của Ninh Bình. 
    Đất Ninh Bình cũng đã đóng góp nhiều danh nhân cho Tổ quốc. Đặc biệt đây còn là nơi được chọn làm kinh đô của hai triều đại Đinh - Lê, những triều đại tiêu biểu cho một chế độ trung ương tập quyền chính thống đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
    Đinh Bộ Lĩnh, người anh hùng dân tộc đã có công dẹp 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối. Dưới triều Đinh, Ninh Bình còn có “tứ trụ triều đình” là Ngoại giáp Đinh Điền, Định Quốc công Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú. Họ đều là những người Ninh Bình (làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn), đã xây dựng triều Đinh ngay từ thuở ban đầu. Tiếc rằng sử liệu để lại không nhiều nên các nhân vật như Lưu Cơ, Trịnh Tú chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
     Các nhân vật lịch sử của triều Đinh - Lê còn có Đinh Liễn, Lê Đại Hành, Dương Vân Nga, Phạm Bạch Hổ, Nguyễn Đê, Đào Cam Mộc, Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng, Ngô Nhật Khánh, Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu v.v..
    Triều Lý mở đầu ở đất Hoa Lư. Năm 1010 với Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Sử sách còn nhắc nhiều đến thiền sư Nguyễn Minh Không, người thông Đàm Xá (xã Gia Tiến, Gia Viễn) đã có công chữa bệnh cho Hoàng thái tử Dương Hoán năm 1136.
    Về đời Trần, có Trương Hán Siêu, người thôn Phúc Am (thị xã Ninh Bình) là một nhà văn hóa lớn, đã để lại cho Bạch Đằng giang phú. Ông đã tham gia cuộc kháng chiến chống Nguyên  - Mông lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1287-1288) dưới tướng Trần Hưng Đạo, được phong Hàn lâm học sĩ từ 1308, năm 1326 giữ chức Hành khiển dưới đời Trần Minh Tông, năm 1351 được thăng Tham tri chính sự; trên 80 tuổi còn đem quân Thần Sách trấn giữ Hóa Châu chống quân Chiêm Thành. Ông là một danh nhân mà sau mất, được 3 lần truy tặng: Thái Bảo, rồi Thái Phó, sau lại được Trần Nghệ Tông ban cho tòng tự ở Văn Miếu, sánh ngang với Chu Văn An.
    Về mặt khoa bảng, đất Ninh Bình có 10 vị đỗ đại khoa (phó bảng và tiến sĩ trở lên), có một trạng nguyên, hai hoàng giáp, 4 tiến sĩ và 3 phó bảng. Người Ninh Bình đỗ đại khoa đầu tiên là Trương Hán Siêu (?-1354)
    Dưới các triều địa Trần - Lê, Nho học phát triển, các danh  nhân, nho sĩ đất Ninh Bình đã có nhiều đóng góp đáng kể cho đất nước. Ngoài Trương Hán Siêu đời Trần, vào đời Lê phải kể đến họ Ninh ở Côi Trì (xã Yên Mỹ, Yên Mô), một nhà có ba tiến sĩ: Ninh Đạt đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Hởi (1659) đời Lê Thần Tông làm đến Giám sát Ngự sử; Ninh Địch đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Tuất thời Lê Dụ Tông (1718) là tới Đông Các Đại học sĩ và Ninh Tốn 19 tuổi đỗ Cử nhân, 35 tuổi đỗ Hội nguyên, làm tới Tham Tri chính sự kiêm Bồi Tụng thời Lê, đến thời Tây Sơn ông được phong Hàn lâm trực học sĩ, Thượng thư bộ Binh.
    Dưới thời Lê, ở Thạch Lỗ ngũ thôn, nay là các xã Khánh Dương, Khánh An, Khánh Thịnh thuộc huyện Yên Khánh, các hậu duệ Tạ Đại Lang, Tạ Đại Thanh là Tạ Nhân Thọ, Tạ Nhân Niên, Tạ Nhân Khả đều có công lớn và được phong công hầu khanh tướng. Cũng ở huyện Yên Khánh, tổng Bồng Hải (xã Khánh Thiện) có Độ Tổng binh sứ Phạm Xuân chỉ huy quân đội triều định ở đạo Trường Yên đã cùng Phạm Đình Trọng dẹp loạn, được phong là “Oanh liệt Đại tướng quân, Hải Lượng hầu”.
     Đại Nam nhất thống chí có nói đến “Trường Yên thất hào”, bảy người Ninh Bình nổi danh đời Lê. Đó là Hiển trung đại phu Hoàng Trọng Cung người huyện Yên Khánh, Tham nghị Nguyễn Tử Dự người Giá Hộ (Hoa Lư), Thừa chính Nguyễn Đoan Tước người Phúc Am (thành phố Ninh Bình), Thị độc Ninh Thấu người Côi Trì (Yên Mỹ, Yên Mô), Hiến phó sứ Nguyễn Đình Chí, người Bồ Xuyên (Yên Thành, Yên Mô), Thiêm sự Trịnh Xuân người Yên Liêu (Khánh Thịnh, Yên Mô) và Tham chính Phạm Kiêm Huyền người Thiên Trì (Yên Mạc, Yên Mô).
    Cuối thời Lê, ở Quảng Phúc (xã Yên Phong, Yên Mô) có Cử nhân Lê Khắc Hài, thời thế nhiễu nhương về quê nghỉ lấy cớ dưỡng bệnh, nhưng lại đảm nhiệm vai trò ấp trưởng, một chức sắc thấp nhất cốt để bảo vệ quyền lợi dân chúng tránh tệ quan liêu đục khoét của hào mục, sau mày được dân tông làm phúc thần. Ở thôn Đồng Phú (xã Khánh Thượng, Yên Mô) có Nguyễn Chính Dư đã có công dưới trướng Nhập nội “Đô đốc Bình Chương Lê Thụ đem đại quân đi đánh Chiêm Thành vào tận kinh đô Chà Bàn, sau được thăng Phụ quốc Thượng tướng quân, tước Đông phù hầu, được nhân dân thờ làm phúc thần. Ở Gia Viễn có Đinh Huy Đạo, người thôn Ngọc Động làm đến Thượng thư bộ Công, tước Viễn Mưu bá, đã từng giúp vua Quang Trung trong nhiều trận mạc trên đường Quang Trung tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh Tết năm Kỷ Dậu (1789).
    Dưới triều Nguyễn cũng vậy, biết bao công thần nghĩa sĩ đất Ninh Bình đã có công cho đất nước. “Yên Mô tứ xã” nay gồm Yên Mạc và một phần của 2 xã Yên Mỹ và Yên Từ huyện Yên Mô là bốn làng có nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng. Ở Thiên Trì (Phượng Trì, Yên Mạc) có Vũ Phạm Khải, người mà Tiến sĩ Dương Khuê đã coi là “… Văn chương mạc đại ư thị” (Văn chương chưa ai lớn được như thế); và Hoàng Giáp Phạm Văn Nghi phải thốt lên: “… Ông Đông Dương ở Phượng Trì là người bạn đáng sợ của tôi, mắt cao vượt một thời, tâm hùng hơn muôn kẻ. Những thơ văn  ông làm, ý tứ cao siêu, cổ kính, chữ dùng tươi tắn, rắn rỏi, chinh phục được lòng người… Tài khí của bạn tôi, bút lực của bạn tôi, tôi còn xa mới kịp..”. Cũng ở Yên Mạc, nhưng ở thôn Yên Mô thượng, nơi mà chỉ trong một thôn, đến giữa thế kỷ XIX đã có 56 vị đạt học vị sinh đồ (tú tài), có Phạm Thận Duật chỉ đỗ cử nhân, nhưng cuộc đời ông đã từng hai lần làm sơ khảo và phúc khảo trường thi Hương, ba lần làm quan độc quyển chấm thi Hội, thi Đình để lấy các bậc Tiến sĩ, Phó bảng. Ông là một nhà văn hóa đa diện: nhà giáo dục, nhà sử học, nhà thủy lợi, nhà kinh tế, từng làm đến Thượng thư bộ Hình và bộ Hộ, Phó tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám, đại thần Viện Cơ mật, đã cùng với Tôn Thất Thuyết kiên quyết chủ chiến, phò vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần vương và kết thúc là cuộc đời của một nghĩa sĩ bị tù nơi Côn đảo, rồi thân xác gửi nơi biển cả trên đường bị thực dân Pháp đưa đi lưu đày ra đảo Tahiti. Cũng ở “Yên Mô tứ xã”, Côi Trì (nay thuộc xã Yên Mỹ) có nhà họ Ninh gồm ba Tiến sĩ: Ninh Đạt, Ninh Địch, Ninh Tốn; lại còn có nhà họ Nguyễn ba đời liền chiếm bảng vàng khoa cử: Nguyễn Tuyên đỗ phó bảng, làm Án sát Hải Dương, con là Nguyễn Khôi đỗ Cử nhân, cháu nội là Nguyễn Đình Chuyên cũng đỗ cử nhân. Còn ở Nội Khê có Lục Khê cư sĩ Phạm Đức Diệu, cả đời chuyên ngồi dạy học đào tạo nhiều bậc khoa bảng có tên tuổi. Cũng ở thôn này có hai anh em ruột cùng đỗ Cử nhân, đó là Phạm Chấn Lang đỗ khoa Mậu Thìn (1868) và em là Phạm Quý Liêm đỗ khoa Kỷ Dậu (1909).
     Huyện Hoa Lư, dưới triều Nguyễn, có nhà thơ và là nhà địa chí học Nguyễn Tử Mẫn. Ông quy ở thôn Đống Cao, nay là làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, đỗ Cử nhân năm 1841, làm tri huyện ít lâu rồi về quê dạy học và viết sách. Ông để lại cho đời sau cuốn Ninh Bình toàn tỉnh lục địa chí khảo biên bằng chữ Hán, một tài liệu quý cho người đời sau tìm hiểu về đất Ninh Bình.
    Thời kỳ Pháp thuộc, biết bao nghĩa sĩ Cần Vương, rồi những nhà hoạt động cách mạng, từ phong trào Đông Du, Duy Tân, Việt Nam Quốc dân Đảng và nhất là từ sau khi có Đảng Cộng sản Đông Dương, trên giải đất Ninh Bình đã có nhiều nhân vật hiến cả cuộc đời mình cho đất nước. Đó là Lương Văn Thăng, Đinh Tất Miễn, Tạ Uyên, Trần Kiên, Lương Văn Tụy. Đó là những người con ưu tú của nhân dân Ninh Bình trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
    Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Ninh Bình đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước. Biết bao liệt sĩ, anh hùng đã nối tiếp các bậc tiền nhân hy sinh thân mình cho Tổ quốc, cho mảnh đất Ninh Bình, một vùng đất vừa đẹp, vừa anh hùng trong lịch sử đấu tranh.
    Từ năm 1975 đến nay, Ninh Bình có nhiều thay đổi về địa lý hành chính. Theo đó, ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V ban hành Nghị Quyết hợp nhất tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh. Thị xã Ninh Bình và 6 huyện khu vực Ninh Bình thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
    Ngày 27/7/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125/QĐ-CP về hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã: Hợp nhất huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn thành huyện Hoàng Long; huyện Gia Khánh hợp nhất với thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư (thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình thuộc huyện Hoa Lư); Hợp nhất huyện Yên Mô với 9 xã phía Bắc huyện Yên Khánh và thị trấn Tam Điệp thành huyện Tam Điệp; sáp nhập 9 xã phía Nam huyện Yên Khánh vào huyện Kim Sơn. Thời gian này khu vực Ninh Bình gồm 4 huyện: Hoàng Long, Hoa Lư, Tam Điệp và Kim Sơn.
     Ngày 09/4/1991, Chính phủ ban hành Quyết định số 151-CP điều chỉnh một số huyện, thị trấn thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, tách huyện Hoàng Long thành hai huyện: Hoàng Long và Gia Viễn, cắt 5 xã Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thủy (thuộc huyện Gia Viễn trước năm 1977) nhập vào huyện Hoàng Long; tách thị trấn Ninh Bình (thuộc huyện Hoa Lư) thành lập thị xã Ninh Bình; cắt xã Ninh Thành (huyện Hoa Lư) nhập vào thị xã Ninh Bình.
    Từ ngày tái lập tỉnh 01/4/1992, Ninh Bình đã có nhiều thay đổi với khí thế vươn lên mạnh mẽ. Ngày 17/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 200-HĐBT thành lập thị xã Tam Điệp gồm thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Sơn, Yên Bình (thuộc huyện Tam Điệp tách ra).
    Ngày 26/12/1991, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình. Ngày 1/4/1992, tỉnh Ninh Bình chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới (tái lập) gồm 5 huyện: Hoàng Long, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Kim Sơn và hai thị xã Ninh Bình, Tam Điệp.
    Ngày 23/11/1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88-CP đổi tên huyện Hoàng Long thành huyện Nho Quan (như trước đây).
    Ngày 04/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 59-CP thành lập lại huyện Yên Khánh gồm 10 xã phía bắc Yên Khánh (thuộc huyện Tam Điệp từ năm 1977) và 9 xã phía nam Yên Khánh (thuộc huyện Kim Sơn từ năm 1977), đổi tên huyện Tam Điệp thành huyện Yên Mô (như trước đây).
    Ngày 09/01/2004, Chính phủ ra Nghị định số 16/2004/NĐ-CP cắt 6 xã thuộc huyện Hoa Lư (Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Sơn, Ninh Phong, Ninh Phúc) nhập vào thị xã Ninh Bình.
    Đầu năm 2005, tỉnh Ninh Bình gồm 8 đơn vị hành chính: thị xã Ninh Bình là thị xã tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, gồm 8 phường và 6 xã, thị xã Tam Điệp - khu công nghiệp của tỉnh, gồm 3 phường và 4 xã; huyện Nho Quan gồm 1 thị trấn và 26 xã; huyện Gia Viễn gồm 1 thị trấn và 19 xã, huyện Kim Sơn gồm 1 thị trấn và 25 xã.
    Tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ, trong tọa độ 19050 đến 20027 vĩ độ Bắc, 105032 đến 106027 kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam. Phía Bắc tỉnh Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Nam Định, có sông Đáy là ranh giới; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, có dãy núi Tam Điệp là ranh giới; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình.
     Với vị trí đó, tỉnh Ninh Bình là một địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
    Tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1400 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp hơn 70.000 ha(48,9%), đất lâm nghiệp gần 20.000 ha (14,4%); diện tích đất chuyên dùng gần 17.000 ha (12,1%); diện tích khu dân cư hơn 5.000 ha (3,7%).vv…
    Địa hình tự nhiên phân thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi bán sơn địa gồm huyện Nho Quan và một phần thị xã Tam Điệp; vùng đồng bằng chiêm trũng gồm huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư…; vùng Đồng bằng ven biển gồm phía Nam huyện Yên Khánh, một phần phía Đông huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn. Hằng năm, vùng bãi bồi thuộc huyện Kim Sơn tiếp tục tiến ra biển khoảng 80 đến 100m. Rừng núi Ninh Bình nằm trong hệ đá vôi hình cánh cung, chạy dài từ vùng Tây Bắc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khu rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan có rất nhiều thực vật, động vật quý hiếm.
     Trong các núi ở Ninh Bình có nhiều hang động đẹp nổi tiếng, như Nam thiên đệ nhị động (Bích Động), Nam thiên đệ tam động (Địch Lộng), động Thiên Tôn, động Liên Hoa …. Đặc biệt, có vùng đèo Ba Dội là “cổ họng Bắc - Nam” cửa ải trọng yếu giữa khu III và khu IV của đất nước.
    Khí hậu ở Ninh Bình tương đối đồng nhất - là vùng tiểu khí hậu, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc va gió mùa Đông Nam. Khu rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan có rất nhiều thực vật, động vật quý hiếm.
    Hệ thống giao thông thủy bộ ở Ninh Bình tương đối thuận tiện, thuận lợi giao lưu kinh tế - văn hóa, thông thương vào Nam ra Bắc và ngược lên các tỉnh vùng Tây Bắc. Đường bộ có Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh khoảng 30 km. Quốc lộ 10 chạy qua các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ, đường 59, đường 12A, 12B, 12C …. tổng chiều dài 120 km, với các tuyến đường bộ trong tỉnh, liên huyện, liên xã tổng chiều dài hàng ngàn km.
    Đường sắt xuyên Việt chạy qua địa bàn tỉnh khoảng hơn 20 km, với 4 nhà ga: Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao … Đường thủy gồm hệ thống các con sông lơn nhỏ tổng chiều dài gần 500 km, trong đó có các sông lớn như sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Bôi, sông Lạng, sông Vạc v.v…
    Ninh Bình có 2 cảng sông: Cảng Ninh Bình và Cảng Ninh Phúc thông ra biển Đông. Tài nguyên thiên nhiên ở Ninh Bình có than bùn, đá vôi (trữ lượng hàng tỷ m3), nước khoáng .v.v… Thiên nhiên đã tạo cho Ninh Bình một vùng đất có biển, có rừng núi, có đồng bằng giàu tiềm năng phát triển kinh tế toàn diện. Và là một địa bàn có thế hiểm yếu về quân sự: tiến có thể đánh, lui có thể giữ, Ninh Bình - một vùng đấy mang đầy dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước từ thời Hai Bà Trưng đến ngày nay.
    Dân số Ninh Bình những năm 1927 - 1928  khoảng gần  300.000 ngàn người; năm 1945 khoảng 350.000 người; năm 2005 hơn 900.000 người. Mật độ trung bình 662 người/km.
     Những thành tựu kinh tế- xã hội 20 năm qua tiếp thêm niềm tin mới, quyết tâm mới. Thành phố Ninh Bình đang hướng đến một Thành phố văn minh, hiện đại. Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình tiếp tục vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng Ninh Bình phát triển bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng.
    Với xu hướng tìm về cội nguồn, gần gũi với thiên nhiên, Tam Cốc, Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long và suối nước nóng Kênh Gà được khá nhiều khách du lịch lựa chọn, nhất là khách du lịch nước ngoài. Tất nhiên, không ai có thể không ghé qua cố đô Hoa Lư cổ kính mà uy nghiêm.
    Đến với Ninh Binh, du khách không chỉ được thả hồn vào khung cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được đắm mình trong không gian văn hóa đậm đà của vùng đất châu thổ Sông Hồng với những lễ hội truyền thống như lễ hội Đền Thái Vi, đền Hoa Lư và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian.
    Qua những lễ hội ấy, nét văn hóa, truyền thống của người dân xứ Bắc và tập quán của người vùng quê Ninh Bình càng rõ nét. Đó cũng là thói quen của những con người hiền hậu, giản dị, quanh năm bươn bải nắng mưa với ruộng đồng, mùa màng, nhớ ngày hội làng, nhớ về tổ tiên xếp lại mọi việc để hành lễ.
    Tất cả những điều đó đã làm nên nét riêng của đất và người Ninh Bình. Và mỗi người chỉ có thể cảm nhận được điều đó khi đến với những con người và những danh lam thắng cảnh nơi Cố đô Hoa Lư và Ninh Bình hiện đại trong thời kỳ hội nhập và phát triển./.
                                                    LAN NGỌC (Sưu tầm)

                                                    Những bài hát hay nhất về Ninh Bình

    Non Nước Việt Nam

    Đèo Tam Điệp : Một di tích, danh thắng nổi tiếng của Ninh Bình

    Đèo Tam Điệp : Một di tích, danh thắng nổi tiếng của Ninh Bình19/11/2007
    Đèo Tam Điệp là một tuyến phòng ngự rất lợi hại, mang vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự cũng như bức tường thành thiên nhiên án ngữ cong đường thiên lý ra Bắc vào Nam.
    Đèo thuộc thị xã Tam Điệp, cách phía Nam thị xã Ninh Bình khoảng 18 km. Nơi đây có 3 dẫy núi chạy suốt từ Hoà Bình về. Chỗ đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Từ bắc vào đến địa phận này có ba đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Đèo thứ nhất cao 68m, đèo ở giữa cao 110m, đèo thứ ba cao 80m (so với mặt nước biển).
     
    Đèo Tam Điệp còn gắn liền với một sự kiện lịch sử. Tháng Chạp năm Mậu Thân, tại nơi đây vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp trước khi ra bắc lần thứ hai.
     
    Đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào thơ văn của các thi sĩ xưa và nay.
    (Nguồn Ninhbinhtourism)

                                                                       Mai về Ninh Bình


    15 món đặc sản Ninh Bình dân dã nổi tiếng

    January 23, 2015 9:16 am
    Mảnh đất Ninh Bình xinh đẹp nổi tiếng với những giá trị lịch sử lâu đời cùng những danh thắng đã được ghi nhận là di sản văn hóa thế giới luôn là sự lựa chọn trong mỗi hành trình du lịch của du khách gần xa. Cùng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là những món ăn nổi tiếng mà khi nhắc tới người ta sẽ nghĩ ngay tới Ninh Bình. Hanoiskyteam sẽ chia sẻ những đặc sản Ninh Bình hấp dẫn để du khách nếm thử mỗi khi có dịp ghé chân nơi đây.

    1. Cơm cháy Ninh Bình

    Đặc sản đầu tiên phải kể đến đó là cơm cháy, đây cũng là món nổi tiếng nhất của Ninh Bình. Được làm 100% từ gạo nguyên chất, cơm cháy Ninh Bình mang hương vị đặc trưng của mảnh đất Cố đô mà không thể lẫn lộn với bất cứ tỉnh thành nào khác. Cơm cháy có màu vàng nhạt của gạo chiên giòn, khi ăn có vị thơm ngon của hạt gạo, vị ngậy của ruốc, bùi béo mà không ngán, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Cơm cháy được bày bán ở khắp mảnh đất Ninh Bình, từ thành phố cho đến các khu du lịch chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc…kể cả dọc đường quốc lộ, du khách sẽ không khó để tìm mua đượcmón đặc sản Cố đô hấp dẫn này.
    cơm cháy Ninh Bình
    Đặc sản cơm cháy Ninh Bình

    2. Gỏi cá nhệch Kim Sơn

    Là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Ninh Bình, gỏi cá nhệch khiến bao du khách phải say lòng, ăn một lần nhớ mãi không quên. Những con cá được chọn phải tươi ngon, thuộc loại to từ 400kg trở lên, bụng béo trắng, lưng xanh màu đá thẫm qua nhiều khâu chế biến hết sức tỉ mỉ, cầu kỳ mới làm nên được món gỏi không có vị tanh của cá, khi ăn có hương vị thơm ngon xen lẫn vị bùi của gạo nếp rang cùng vị chua thanh của dấm và vị cay nồng ấm của gừng, tiêu, ớt, xả trong nước chấm. Đến Ninh Bình phải ăn gỏi cá Kim Sơn mới cảm nhận hết được hương vị thơm ngon của món gỏi cá này.

    3. Ốc núi Ninh Bình

    Ốc núi Ninh Bình là một đặc sản mới nổi của Ninh Bình. Loài ốc này cực hiếm vì chúng chỉ sống trong các hốc đá, đến mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 mới bò ra kiếm ăn và sinh sản. Ốc núi xuất hiện ở hầu hết các nơi tỉnh Ninh Bình nhưng tập trung nhiều nhất là ở các dãy núi đá vôi Tam Điệp, Yên Mô và Nho Quan. Ốc núi trong hang rất khó phát hiện, người ta thường phải dậy từ sáng sớm khi ốc bò ra khỏi hang kiếm ăn mới tìm bắt được. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt, thơm mùi thuốc bắc. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món như nướng, xào me, hấp gừng, luộc xả hết, trộn gỏi hành tây…đều rất hấp dẫn.
    Tái dê Ninh Bình
    Thơm ngon Tái dê Ninh Bình

    4. Tái dê Hoa Lư

    Món ăn dân dã đất cố đô Hoa Lư nhưng không kém phần hấp dẫn phải kể đến là dê núi. Điểm du lịch Hoa Lư, mảnh đất trù phú với những dãy núi đá vôi là điểm chăn nuôi dê lấy thịt cho nhiều món ăn đặc biệt chế biến từ dê núi. Tái dê là món nổi bật nhất và đứng đầu bảng. Qua rất nhiều công đoạn phức tạp và kỹ lưỡng mới cho ra được món tái dê thơm ngon, khử hết mùi hôi. Tái dê thường ăn kèm các loại lá, quả và đăc biệt nhất là nước chấm tương gừng. Đây là món ăn ngon và cũng là bài thuốc quý dùng để bồi bổ cơ thể rất tốt cho sức khỏe.

    5. Nem Yên Mạc

    Vùng đất Yên Mạc Ninh Bình nổi tiếng với món nem cổ truyền được tinh chế từ thịt lơn. Nguyên liệu để làm món nem này tuy đơn giản nhưng quá trình chế biến lại hết sức cầu kỳ để làm nên món nem với màu hồng rực đặc trưng của thịt lợn, cùng những sợi bì màu trắng tinh cùng gia vị và tỏi ớt, khi ăn nem có vị chua chua cay cay thường dùng kèm lá ổi hoặc lá sung chấm nước mắm chanh tỏi ớt để thưởng thức hết hương vị đặc biệt của món ăn.
    Canh chua cá rô đồng
    Canh chua cá rô đồng Ninh Bình

    6. Canh chua cá rô

    Một đặc sản nổi tiếng mà dân dã của vùng núi đá vôi ven đồng chiêm trũng ở Ninh Bình không thể bỏ qua đó là canh chua cá rô đồng. Canh các rô nấu chua thì ở đâu cũng có nhưng cá rô bắt từ Tổng Trường, vùng đất với nhiều hang động mới là đặc biệt. Được lựa chọn kỹ càng từ những con các rô to béo sau quá trình chế biến cẩn thận để làm nên một món ăn chua chua thanh thanh của dưa lần với vị ngọt bùi của cá, thơm mát của cà chua và đậu phụ, tất cả cùng hoà quyện vào nhau làm thành cái hấp dẫn của món đặc sản này.

    7. Miến lươn

    Cùng với cơm cháy, tái dê, miến lươn cũng là món đặc sản nổi tiếng ở Ninh Bình được nhiều người biết đến. Không như những nơi khác, lươn ở Ninh Bình để làm miến chỉ chọn lươn cốm, lưng nâu hồng bụng vàng rộm, con hơi nhỏ nhưng thịt rất thơm và săn chắc. Miến lươn thường ăn kèm hoa chuối để làm nên vị thanh dịu mà không bị tanh của lươn. Nếu ai đã từng một lần thưởng thức miến lươn Ninh Bình đều mong muốn được một lần quay lại nơi đây để thưởng thức món đặc sản bình dị này.
    Cua đồng rang lá lố
    Cua đồng rang lá lốt hấp dẫn

    8. Cua đồng rang lá lốt

    Một món ăn dân dã mang đậm hương vị đồng quê mà du khách nên nếm thử khi dừng chân manh đất cố đô đó là món cua đồng rang lá lốt. Từ những con cua đồng béo ngậy cùng lá lốt rửa sạch thái sợi rang giòn tạo nên một hương vị quê nhà đặc biệt, mang đến cho du khách nhiều cảm nhận bất ngờ. Nếu như trước đây những món ăn từ cua đông chỉ là món ăn giản dị ở những vùng quê nghèo thì ngày nay nó đã trở thành món đặc sản khiến bao du khách không thể chối từ.

    9. Gáo kho cá

    Ninh Bình vốn nổi danh với thịt dê và cơm cháy lại có món cá kho gáo khá độc đáo và lạ lẫm. Gáo là một loại cây tầm nổi thường mọc ở khe suối hoặc chân đồi, không chỉ có tác dụng làm thuốc mà còn dùng để nấu ăn. Quả gáo có vị chua,hơi ngọt mát và có mùi thơm nên thường được dùng để nấu các món canh chua thay me, sấu tuy nhiên ngon hơn cả là món cá kho gáo. Với hương vị rất đặc biệt, không ngấy mà lại khử được mùi tanh của cá cùng mùi thơm của gáo làm nên một món ăn nổi tiếng đặc sản Ninh Bình.
    bánh trôi Ninh Bình
    Dân dã bánh trôi Ninh Bình

    10. Bánh trôi Ninh Bình

    Nếu nhắc đến đặc sản Ninh Bình mà quên không kể đến món bánh trôi thì quả là một thiếu sót. Được làm từ những nguyên liệu hết sức bình dân nhưng bánh trôi Ninh Bình khá đặc biệt với phần nhân là sự kết hợp của đường mật, lạc khô giã nhỏ trộn đều với lá cúc mốc thái nhỏ, vì thế bánh có vị thơm mát, ngọt nhẹ cùng với hương thơm thoang thoảng của lá cúc mốc và hoa bưởi trong nước luộc bánh khiến cho món ăn dân dã này có những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

    11. Bún mọc Tố Như

    Một đặc sản nữa của Ninh Bình phải kể tới bún mọc Tố Như. Đúng như tên gọi, bún mọc Tố Như gồm có bún, mọc, rau sống và nước dùng, thành phần tuy đơn giản nhưng người làm bín phải rất kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu và cách ăn thì không như những nơi khác, chan nước vào bát to bỏ sẵn bún và mọc mà được để riêng thành từng đĩa, tùy người dùng lựa chọn ăn nhiều, ăn ít, ăn đến đâu lấy đến đó. Nếu bạn có dịp ghé chân nhà thờ Phát Diệm – Kim sơn đừng bở lỡ món bún độc đáo này.
    Xôi trứng kiến Nho Quan
    Xôi trứng kiến Nho Quan lạ lẫm

    12. Xôi trứng kiến Nho Quan

    Ngo Quan là vùng đồi núi đá vôi lởm chởm, nơi cư ngụ của loài kiến nâu có trứng dùng để là nên món xôi trứng kiến lạ lẫm. Hàng năm vào tháng 2 âm lịch, người dân địa phương lại bắt đầu hành trình đánh trứng kiến. Phải quan sát kỹ, chọn những tổ căng tròn có nhiều trứng. Trứng kiến mang về được rửa nước ấm, ráo nước, tẩm ướp gia vị rồi chế biến thành món ăn độc đáo này. Xôi trứng kiến Nho Quan là quà đặc biệt mà thiên nhiên ưu ái cho con người và vùng đất Ninh Bình, ai một lần được thưởng thức hẳn sẽ nhớ mãi không quên.

    13. Mắm tép Gia Viễn

    Đến Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món đặc sản mắm tép Gia Viễn để tân hưởng cái độc đáo trong văn hoá ẩm thực của người Ninh Bình. Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn tươi, già, thân tròn nhỏ và màu xanh lam. Sau khi chế biến, người ta phải bịt kín để từ một tháng trở lên mới đem nấu chín ăn. Lúc này mắm mới ngon ngọt, đậm đà, rất hấp dẫn.
    Rượu Lai Thành
    Rượu Lai Thành trong quả trình ủ

    14. Rượu Lai Thành

    Là một đặc sản của Kim Sơn, rượu Lai Thành có tên bắt nguồn từ xã Lai Thành, nơi đã chưng cất nên loại rược độc đáo, nổi tiếng Ninh Bình. Từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn, thơm, cùng quy trình kỹ thuật và khâu lựa chọn chất men, nguồn nước kỹ lưỡng, người dân nơi đây đã nấu lên loại rượu càng để lâu càng ngon, dù ở cách xa đến hàng trăm mét, vẫn không thể giấu nổi mùi thơm.

    15. Rượu cần Nho Quan

    Bên canh rượu Lai Thành nổi tiếng thì rượu cần Nho Quan cũng là một sản vật không thể bỏ qua. Đây là đặc sản của người dân tộc Mường, một loại rượu dùng gạo nếp nấu thành cơm rồi trộn đều với men và ủ trong những sành lớn sau ít nhất 3 tháng mới đem ra dùng, khoogn hề qua quá trình chứng cất.l Rượu cần biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cộng đồng nên khi dùng, người ta không rót ra chén mà dùng các cần rượu làm từ thân trúc rỗng cùng hút từ chum lớn. Vị ngọt thơm nồng của rượu khiến người uống có cảm giác khoan khoái, lâng lâng nhẹ nhàng.
    Trong những hành trình du lịch Tam Cốc hay Tràng An, Bái Đính…du khách đừng nên bỏ lỡ những sản vật độc đáo và hấp dẫn nếu có cơ hội để chuyến đi của mình được trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình

    Thứ Năm, ngày 13/03/2014 08:05 AM (GMT+7)
    Đến với Ninh Bình, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản tươi ngon, luôn phảng phất chất hoang sơ của một vùng núi đá.
    Đến với Ninh Bình, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cố đô Hoa Lư, hay sự tôn nghiêm của nhà thờ đá Phát Diệm, bất ngờ trước sự “nhào nặn” tài tình của tạo hóa ở khu hang động sinh thái Tràng An, khu Tam Cốc – Bích Động… hay sự độc đáo trong hệ động thực vật đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, hoặc thích thú đắm mình trong dòng suối nước khoáng nóng Kênh Gà… Ninh Bình không chỉ đẹp và đầy sức hút mà còn quyến rũ lữ khách bởi những món ngon khó ai có thể cưỡng lại được.
    Thịt dê núi đá
    Thịt dê Ninh Bình ngon hơn thịt dê các vùng khác bởi lẽ, dê ở đây chủ yếu được nuôi ở trên những dãy núi đá vôi, ăn đa dạng các loại lá cây, cho nên thịt ngon và săn chắc. Và hơn thế, người Ninh Bình cũng có bí quyết nuôi riêng nên món thịt dê đã sớm trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 1
    Thịt dê núi đá (Ảnh: Internet)
    Thịt dê - đặc sản Ninh Bình -  được chế biến thành rất nhiều món khác nhau, và dưới bàn tay chế biến kì diệu của những con người vùng núi đá này mà mỗi món đều có hương vị thơm ngon, hấp dẫn riêng. Như dê tái chanh, tiết canh, dê né, lẩu dê, áp chảo, dê nướng, cháo, sốt vang, xào lăn… Khi thưởng thức, thực khách không chỉ thích thú các món ăn mà còn say mê cả thiên nhiên khoáng đạt pha lẫn chút hoang sơ của nơi này.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 2
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 3
    Các món tái dê đầy quyến rũ của Ninh Bình (Ảnh: Internet)
    Trong các món ăn về dê thì tái dê chấm với tương Bần, ăn kèm với rau thơm các loại là món nhiều người yêu thích. Có ba loại tái dê là tái nhúng, tái lăn và tái vừng. Trong đó món tái vừng là ngon nhất vì nó có nhiều gia vị và đặc biệt có thêm vị béo và mùi thơm nức của lạc rang.
    Nguyên liệu để làm món tái dê tất nhiên không thể thiếu thịt dê, riềng, khế, sả, chuối xanh, sung quả, vừng rang, tương. Để món tái dê ngon thì phải biết cách chọn thịt dê. Thịt để làm tái phải có da có thịt, nguyên thịt nạc không cũng không ngon. Thường thịt hai vách hông (ở con lợn là thịt ba chỉ) là thịt thích hợp nhất với món tái. Nó có da dai mà mềm, có chút mỡ nhưng không ngấy, có thịt nạc nhưng không khô và xơ.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 4
    Tái dê chấm với tương gừng (chua, ngọt, cay, nồng), ăn kèm với rau thơm các loại như lá mơ, sung, húng các loại, ngổ đất, bánh đa giòn thơm... Gần đây người ta dùng bánh lá nem để gói ăn cũng thú vị.
    Cơm cháy
    Cơm cháy ở mảnh đất Ninh Bình là một trong những món ăn thể hiện được sự tinh túy của hạt gạo mà không khoa trương, không quá nhiều biến tấu. Nghe nói cơm cháy Ninh Bình có một lịch sử khá lâu đời.
    Tương truyền, từ thời Pháp thuộc cuối thể kỷ 19, ở Ninh Bình có người thanh niên trẻ tuổi tên Hoàng Thăng ra Hà Nội làm công cho một hiệu ăn lớn của người Hoa. Hoàng Thăng đem lòng yêu con gái ông chủ nhưng bị nhà chủ phản đối. Do không lấy được con gái ông chủ, Hoàng Thăng bỏ việc, trở về quê nhà. Trong thời gian làm việc tại hiệu ăn, Hoàng Thăng đã học được không ít bí quyết chế biến các món ngon, ông đã sáng tạo xây dựng một nhà hàng ăn chuyên về cơm cháy. Sau này, Đinh Hoàng Thăng lại được ông chủ cũ mời cộng tác mở nhiều nhà hàng mới và gả con gái cho. Từ đó, món cơm cháy thơm ngon do ông làm ra luôn gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 5
    Cơm cháy (Ảnh: Internet)
    Để làm cơm cháy đòi hỏi người chế biến phải thật sự tinh tế và tỉ mỉ. Gạo được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ dộ dẻo. Khi cơm chín tới phải nhanh lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi. Rồi tiếp tục đun, lúc này vừa đun phải vừa, người nấu xoay tròn nồi cho cơm chín đều và tạo thành một lớp cháy đều. Tiếp đó, người ta lấy những miếng cháy này ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi (hoặc sấy) cho thật khô để dễ bảo quản. Khi thưởng thức cơm sẽ được rán giòn. Trong quá trình rán, món cơm cháy có thể được tẩm ướp với một số loại gia vị sao cho đậm đà nhất, thơm ngon nhất. Một số người còn thích phủ một lớp ruốc bông trắng ngà lên cơm cháy, ăn vô cùng hấp dẫn.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 6
    Những miếng cơm cháy không hề khô khan mà cứ giòn tan trong miệng, thơm ngon mà phảng phất chút hoang sơ quyện trong từng hạt gạo (Ảnh: Internet)
    Với loại cơm cháy không tẩm ướp sẽ được đem chấm kèm với một thứ nước sốt sóng sánh của vị nước mắm, mỡ hành, ruốc… Những miếng cơm cháy không hề khô khan mà cứ giòn tan trong miệng, thơm ngon mà phảng phất chút hoang sơ quyện trong từng hạt gạo.
    Gỏi cá nhệch Kim Sơn
    Đến mảnh đất Kim Sơn của Ninh Bình, bạn không chỉ được nhấm nháp vị cay nồng của rượu mà còn được thưởng thức đặc sản gỏi cá nhệch vô cùng tươi ngon, hấp dẫn. Gỏi cá nhệch vốn nổi tiếng ở Tràng Cát, Hải Phòng tuy nhiên đến đây, bạn cũng sẽ được thưởng thức những đĩa gỏi cá thơm ngon không kém. Theo người dân nơi đây, cứ vào mùa mưa ngâu độ 2 tháng là mùa đi bắt cá nhệch. Cá nhệch cùng họ với lươn nhưng nhệch sống ở nơi nước hơi mặn (nhệch củ) và sống ở nước lợ (nhệch khét). Nhệch củ to ngang, nhệch khét dài. Cá nhệch giống lươn về độ dài, nhưng bề ngang lại giống cá chình. Cá nhệch có con dài hàng mét, con nhỏ 3 - 4 lạng, con to nặng tới cả kilôgam. Cá nhệch trơn và dữ tợn, nên đánh bắt không dễ dàng.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 7
    Gỏi cá nhệch Kim Sơn (Ảnh: Internet)
    Làm món gỏi cá nhệch - đặc sản Ninh Bình - không khó nhưng dưới bàn tay điêu luyện của người dân Kim Sơn, gỏi cá nhệch lại trở thành đặc sản. Theo kinh nghiệm của những người hay làm món gỏi này thì để gỏi không bị tanh, sau khi bắt cá về, người ta phải lấy nước vôi, nước tro, lá tre hóp tuốt sạch chất nhờn trên da.
    Mổ cá cũng hơi khác bình thường một chút, bạn phải mổ cá đằng sống lưng như mổ lươn để lọc xương. Thịt cá tươi cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá quả vô cùng bắt mắt. Còn thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Khi mọi thứ xong xuôi, bạn phải thật nhanh tay trộn thịt cá với thính cho thơm thịt.
    Còn riêng da cá được đem rán giòn rồi cuộn với gỏi khi ăn. Một điều thú vị xương cá sau khi lọc không hề bị bỏ đi mà được đem giã nhuyễn để nấu dấm. Món dấm được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và sả băm nhỏ. Dấm phải có màu đỏ sậm, đặc sánh, dậy mùi gia vị, khi tưới dấm vào gói gỏi ăn, không bị chảy ra tay. Gỏi được ăn kèm với bánh đa vừng, cùng các loại lá như dấp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông...
    Nem chua Yên Mạc
    Nem chua vốn là đặc sản nổi tiếng nhất của người Thanh Hóa nhưng đến với Yên Mạc, thuộc huyện Yên Mô của mảnh đất Ninh Bình, thực khách cũng sẽ không khỏi bất ngời bởi nem chua nơi đây có độ ngon không kém.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 8
    Nem chua Yên Mạc có đã có từ lâu đời nhưng hiện tại, số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều. Nem làm phải  đảm bảo đ­ược độ khô, tơi (trong khi đó nem chua Thanh Hoa  thành một khối gắn kết, không tơi) mà vẫn giữ được độ mềm dẻo thơm ngon. Ngư­ời ta thường chọn thịt ở phần đùi mông sau hoặc phần trên dọc theo sống l­ưng thịt thăn của con lợn để làm. Thịt nạc đ­ược lọc kỹ, thái mỏng ngang thớ, bỏ vào cối giã nhuyễn. Trong nem trộn một chút sợi bì lợn theo tỷ lệ thích hợp, sợi bì thái mỏng trộn đều kết dính chặt với thịt nạc nổi nét trên nền hồng hào của thịt nạc trông thật đẹp mắt hấp dẫn.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 9
    Nem chua Yên Mạc (Ảnh: Internet)
    Nem chua Yên Mạc thường được bọc qua một lớp lá ổi cho thơm rồi mới đến lớp lá chuối tươi, dày. Nem được gói chặt và kín để có thể nhanh chóng lên men. Làm nem chua kì công như thế nhưng người ta cũng chỉ hào hứng nhất là khi thưởng thức. Những cặp mắt đầy thèm thuồng cứ dính chặt vào đôi tay đang chậm rãi bóc từng lớp, từng lớp lá chuối ra. Khi chiếc lá cuối cùng được trút xuống, lộ ra thứ thịt nem đỏ hồng, mùi chua chua thơm thơm thật tuyệt. Nem tơi, rời vô cùng hấp dẫn. Ăn nem ngon nhất với lá sung, ổi, hay đinh lăng... rồi chấm vào trong bát nước mắm chanh, tỏi, ớt... Mọi hương vị cứ như được cô đọng nơi đầu lưỡi tạo thành dư vị khó quên.
    Ốc núi đá
    Thiên nhiên đã tạo cho Ninh Bình thêm một món ăn đặc, sản đó là thứ mà hiếm khi lại sống ở trên núi: Ốc. Loại ốc núi này có ở nhiều nơi trong tỉnh Ninh Bình nhưng nó sinh sản và sống tập trung nhiều nhất ở Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. Ốc núi thường chỉ xuất hiện trong tiết trời mùa mưa ẩm ướt, từ tháng 4 đến tháng 8. Và thời gian còn lại trong năm, chúng thường vùi mình dưới đất, trong các khe đá hay dưới những lớp lá dày.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 10
    Thịt ốc núi dai dai, giòn giòn và ngọt rất hấp dẫn. Người sành ăn ốc núi thường ăn cả ruột bởi như thế mới cảm nhận hết được vị mát lành, thú vị thứ đặc sản dân dã này.
    Nét hoang sơ trong ẩm thực Ninh Bình - 11
    Ốc núi đá (Ảnh: Internet)
    Ngoài ra, Ninh Bình còn nổi tiếng với những món ăn ngon như mắm tép Gia Viễn, bún mọc Phát Diệm, canh chua cá rô, miến lươn, vịt giả cầy, cá nướng rơm mùa gặt, xôi trứng kiến... Và mỗi món ăn ấy nó góp phần làm nên sự độc đáo, thú vị của mảnh đất núi đá, hoang sơ này.
    Nếu có dịp đến Ninh Bình, bạn hãy mang về cho gia đình, bạn bè một món quà đặc sản của nơi đây nhé! Chắc chắn, chẳng ai có thể quên được hương vị đậm đà hòa quyện trong từng món đặc sản, những thứ làm nên sức sống ẩm thực tiềm tàng của con người trên mảnh đất cố đô xa xưa.
    Theo Lam Trường (Eva.vn)

                                                                  Dáng vóc Ninh Bình

                                                   Cô gái độc hành tự khám phá Ninh Bình

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét